Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:53:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sức mạnh làm nên chiến thắng  (Đọc 9662 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 02:55:57 pm »

     
        Việc phong quân hàm cấp tướng là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước và Quân đội đối với sự cống hiến, phục vụ của tôi. Tôi nghĩ chắc có cá nhân nào đó phản ánh sai sự thật với cấp trên. Tôi nhờ đồng chí Phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân chủng sao bản kết luận cuộc kiểm tra đối với tôi mà đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trương Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà đã trực tiếp dự kiểm điểm một ngày gửi đến ủy ban kiểm tra Trung ương, đúng địa chỉ, đúng cơ quan công bằng nghiêm minh của Đảng. Với sự can thiệp này, tôi đã có tên trong danh sách đề bạt quân hàm trung tướng trình lên Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9 năm 1999, tôi được phong quân hàm trung tướng. Đây là một vinh dự cho tôi. Xin cảm ơn Đảng đã đào tạo, bồi dưỡng những người ngay thẳng, công minh vì mọi người, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

        Tôi giữ cương vị Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân, nếu tính thời gian theo quyết định thì vừa tròn 4 năm. Thực chất tôi dành đúng 1 năm 7 tháng để chủ yếu đi nắm công tác tư tưởng, tổ chức lực lượng không quân, còn lực lượng phòng không tôi đã nắm rồi. Vì tôi nghĩ có nắm chắc mới giải quyết, sắp xếp đúng người, đúng chức trách nhiệm vụ.

        Khi đơn vị bắt đầu đi vào ổn định thì tôi được cấp trên thông báo nghỉ hưu. Năm 2000 tôi nghỉ phụ trách công tác đảng, còn công tác chính quyền đến năm 2001 được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đối với cán bộ chính trị gắn liền với công tác đảng, nghỉ không làm công tác đảng thì hầu như không còn điều hành gì nữa. Tôi quyết định xin cấp trên cho tôi nghỉ việc luôn để chờ hưu. Trong thời gian ngắn ở cương vị Phó Tư lệnh Chính trị tôi đã ra sức làm tốt chức trách, nhiệm vụ, được cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng có lòng tin, đánh giá tốt, không khí đoàn kết trong đơn vị ấm tình đồng chí, tình người.

        Khi mới hợp nhất hai quân chủng, điều tôi băn khoăn nhất là công tác cán bộ, trực tiếp là việc bố trí sắp xếp, sử dụng, quy hoạch cán bộ ở các cơ quan Quân chủng. Lực lượng phòng không tôi đã nắm và giải quyết rồi, lực lượng không quân tôi tự hứa với bản thân sẽ nắm thật chắc giải quyết triệt để. Vì hai lực lượng trước đây là hai quân chủng, nay hợp nhất làm một, nếu giải quyết không chặt chẽ, có tình, có lý sẽ gây mất đoàn kết, lòng tin của cán bộ, chiến sĩ sẽ giảm sút. Đặc biệt là hợp nhất cơ quan chính trị và cơ quan hậu cần, theo biểu biên chế của Bộ chỉ sử dụng được một và dư một. Việc bố trí sắp xếp, quy hoạch như thế nào cho hợp lý cũng là một bài toán đòi hỏi lời giải phải "thấu tình, đạt lý". Phải làm gì để có lợi cho cán bộ, chiến sĩ, lợi cho đơn vị, đảm bảo cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu thắng lợi. Tôi mới bước đầu nắm bắt được công việc thì cấp trên báo tôi được nghỉ hưu nên mọi phương án, kế hoạch tố chức sắp xếp đành gác lại.

        Quá trình làm công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ VI, việc chuẩn bị các văn kiện của đại hội được thực hiện đúng kế hoạch. Chuẩn bị nhân sự cấp ủy, tôi đã báo cáo Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương dự kiến danh sách cấp ủy Quân chủng nhiệm kỳ mới do đại hội các cấp giới thiệu, Đảng ủy Quân chủng nhất trí thông qua, trong đó có tên tôi. Chỉ còn 10 ngày nữa là khai mạc đại hội, tôi nhận được điện của Tổng cục Chính trị thông báo tôi đi dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc. Phấn khởi là mình được đại diện cho những anh hùng, những tấm gương thi đua tiêu biểu của Quân chủng đi dự. Nhưng tôi lại lo lắng vì với trách nhiệm là Bí thư Đảng ủy đang chuẩn bị cho ngày tổ chức đại hội Đảng bộ đã đến gần. Mà đây lại là Đại hội Đảng bộ đầu tiên sau khi hợp nhất nên tôi rất mông lung, nhưng vẫn phải xác định chấp hành mệnh lệnh của trên.

        Ban ngày tôi đi dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua, tối về làm công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ Quân chủng. Mọi thủ tục đại hội tôi đều đã thông qua Thường vụ Đảng ủy Quân chủng đúng nguyên tắc chặt chẽ. Khi kiểm tra lại công tác chuẩn bị của cơ quan về công tác điều hành đại hội tôi thấy có những vấn đề khác nghị quyết của Thường vụ đã thông qua. Khi hỏi lại mới biết là có sự chỉ đạo của cấp trên, không có văn bản mà chỉ là truyền đạt miệng. Do vậy, tôi yêu cầu các dồng chí trong Thường vụ thực hiện theo nghị quyết đã thông qua. Tôi đang là Bí thư, việc điều hành đại hội tôi không thể trốn tránh trách nhiệm được. Hơn nữa, quá trình chuẩn bị các văn kiện đại hội tôi trực tiếp chỉ đạo từ đầu.

        Chỉ còn 5 ngày nữa là đến ngày đại hội, tôi nhận được giấy triệu tập của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương lên nhận nhiệm vụ. Trước khi đi, tôi đã biết nhiệm vụ của mình, khi gặp, tôi không có gì bỡ ngỡ. Đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trực tiếp gặp và nói với tôi: "Đồng chí lần này không vào cấp ủy nữa, năm 2001 Bộ báo cáo lên trên để đồng chí nghỉ hưu". Tôi trả lời hoàn toàn nhất trí. Đồng chí lại hỏi xem tôi có ý kiến gì không? Tôi trả lời: "Tôi hoàn toàn nhất trí, vì tôi là đảng viên, Đảng bảo tôi làm thì tôi làm, Đảng bảo nghỉ, tôi nghỉ". Tôi chỉ đề nghị nếu tôi nghỉ thì giao công tác chính trị chủ yếu của Quân chủng cho ai và xin phép về làm công tác chuẩn bị và bàn giao công tác chính trị. Tôi xin phép, ba ngày sau tôi bàn giao xong sẽ báo cáo với Bộ; còn công tác đảng tôi xin được trực tiếp giao trong quá trình đại hội là đầy đủ nhất. Không thấy các đồng chí nói gì đến các bước chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng của Quân chủng.

        Đại hội lần này, tôi cố gắng chuẩn bị thật kỹ, từ tư tưởng chỉ đạo đại hội, đến công tác nhân sự, đánh giá quá trình xây dựng hai đảng bộ Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân, đặc biệt là phương hướng nhiệm kỳ 2001 - 2005; làm công tác chuẩn bị và điều hành đại hội thật mẫu mực. Còn việc nên gọi đại hội Quân chủng lần này là lần thứ mấy cho hợp logic, tôi đã chuẩn bị tờ trình báo cáo Thường vụ. Được sự nhất trí của cấp trên chúng tôi đưa vấn đề trên vào bàn trong đại hội. Đại hội thông nhất gọi là "Đại hội Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lần thứ VI", có cơ sở và rất khoa học được toàn Đảng bộ Quân chủng đánh giá cao. Tôi nghĩ: Quá trình đại hội là quá trình xây dựng quan điểm, đường lối, chủ trương, là quá trình đấu tranh thống nhất nhận thức nên đây là thời cơ bàn giao tốt nhất cho đồng chí được đại hội bầu làm Bí thư khóa mới.

        Cuộc bàn giao tôi thấy nhẹ nhàng và sâu sắc, trân trọng và trang nghiêm. Do việc bàn giao công tác đảng diễn ra trong quá trình đại hội, nên phiên họp đầu tiên của Đảng ủy nhiệm kỳ mới do đồng chí Bí thư mới được bầu triệu tập tôi không tham dự. Có nhiều ý kiến của đại biểu dự đại hội cho rằng, cuộc họp đầu tiên của Đảng ủy mới nên mời đồng chí bí thư cũ dự và có ý kiến phát biểu ở hội nghị này thì toàn bộ đại hội sẽ được đánh giá thành công rất trọn vẹn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 02:57:33 pm »

   
THAY LỜI KẾT

        Tháng 6 năm 2001, trên có quyết định cho tôi nghỉ chờ hưu. Đến tháng 6 năm 2003 tôi nhận sổ hưu và coi như cuộc đời binh nghiệp kết thúc từ đây. Được nghỉ hưu là một điều phấn khởi tôi mong muốn từ lâu. Vì trước đó, tôi đã suy nghĩ, khi hợp nhất hai quân chủng là tôi xin nghỉ đế cấp trên chọn đồng chí trẻ hơn thay tôi làm Bí thư sẽ phù hợp hơn. Nhưng cấp trên vẫn tin tưởng tiếp tục giao nhiệm vụ cho tôi. Tôi nghĩ, có lẽ đây là sự lựa chọn, sự tin tưởng, tín nhiệm của tổ chức đối với tôi. Vì thời kỳ đầu mới hợp nhất, cần người có kinh nghiệm để giữ vững sự ổn định về tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn Quân chủng. Cơ quan Bộ Tư lệnh đang là hai, nay là một, quân số dư ra phải từng bước giải quyết có tình, có lý, tạo lòng tin vào nhau mới làm cho Quân chủng ổn định và phát triển được. Tôi đã làm bí thư hai khóa, nay nghỉ hưu là đúng rồi.

        Tôi vui và phấn khởi khi được nghỉ hưu vì đã làm tròn trách nhiệm của người công dân với Tổ quốc, trách nhiệm của người đảng viên với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng. Tôi tự trách mình chưa làm tròn bổn phận của một người con với cha mẹ, một người chồng, người cha với vợ con thân yêu.

        Cuộc đời binh nghiệp sẽ mãi mãi sống trong ký ức của tôi:

       Thời binh nghiệp từ nay thôi nhé!
        Chỉ còn tình bạn, tình đồng chí
        Mãi mãi đầm ấm tận đáy lòng

        Khi tôi nghỉ hưu, bố tôi đã 89 tuổi, mẹ tôi 86 tuổi, ai cũng nói tôi hạnh phúc nhất, nghỉ hưu rồi mà bố mẹ vẫn còn để được phụng dưỡng, các con đều thành đạt. Tôi suy ngẫm thấy đúng thật. Ớ cái tuổi gần tới "xưa nay hiếm" mà tôi vẫn còn được phục vụ bố mẹ già là vinh dự và hạnh phúc lắm. Theo quy luật "sinh, lão, bệnh, tử", bố mẹ già như chuối chín cây, gia đình tôi vẫn được một thời gian cha con, ông cháu quây quần, đầm ấm, thật hạnh phúc biết bao. Cuộc sống gia đình tôi có bốn thê hệ lúc nào cũng vui vẻ tràn ngập tiếng cười.

        Còn nói đến vợ tôi, chúng tôi xây dựng với nhau năm 1957, tình yêu chỉ thoáng qua, sinh hoạt trong đội thiếu niên trước đây, người này gán người kia thế là thành đôi, đâu được như nam nữ ngày nay. Tôi rất quý và thương vợ tôi vì cả đời chỉ lam lũ làm ăn vì gia đình chồng, vì các con; là một người hiền từ, trước đây còn bị các cụ coi là "đần" vì hiền lành quá, nhưng cả một thời gian dài hơn 40 năm tôi xa nhà, mà bố mẹ tôi vẫn được chăm sóc chu đáo. Khi tôi nghỉ hưu, từ năm 2001 cho đến năm 2007, bố mẹ tôi vẫn khỏe mạnh, các con đều ngoan và đã trưởng thành. Tôi phải cảm ơn người vợ rất mực thủy chung, dù có "đần" đi nữa, nhưng đã cho tôi một gia đình đầy hạnh phúc để tôi được dành thời gian công hiến cho Đảng, cho Tổ quốc và nhân dân. Người ta thường nói: "Đằng sau sự thành đạt của người đàn ông, luôn có bóng hình của người phụ nữ", điều đó với tôi là hiện thực. Được Đảng và Nhà nước phong quân hàm cấp tướng, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị (nay gọi là Chính ủy) của một quân chủng kỹ thuật hiện đại nhất, lại được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" thật là vinh quang của bản thân tôi. Tôi cám ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội và gia đình, trong đó có công lao lớn của bố, mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo tôi lớn khôn và tôi không bao giờ quên người vợ hiền lành, tần tảo đã chăm chỉ sớm khuya, chăm lo xây đắp gia đình êm ấm để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao cho. Tôi suy nghĩ, mình phải làm gì trong những năm tháng cuối đời để bù đắp cho cha, mẹ và người vợ yêu quý của mình.

        Đầu năm 2005, bố tôi bắt đầu mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ phát hiện thấy khối u trực tràng. Nhiều bác sĩ có chuyên môn giỏi, đều khuyên ông già rồi, không nên mổ, chỉ dùng thuốc để trị bệnh. Được một thời gian, bệnh của bố tôi có thuyên giảm, nhưng cũng chẳng được lâu. Ngày 4 tháng 6 năm 2007, mẹ tôi đang ở nhà quê quây quần với các cháu cùng cô em gái thì ốm nặng. Tôi đã về quê tại xã Tân Phúc, huyện An Thi, tỉnh Hưng Yên đón mẹ tôi đưa lên cấp cứu tại Viện Y học hàng không của Quân chủng. Bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị viêm túi mật. Điều trị được 5 ngày bệnh thuyên giảm, tôi đưa mẹ về ở nhà số 174 phố Lê Trọng Tấn để dưỡng bệnh. Thật là họa vô đơn chí, sau một ngày mẹ tôi cấp cứu, sáng hôm sau, tôi chuẩn bị ra chỗ mẹ thì bố tôi kêu đau quá, tôi lại phải đưa bố đi cấp cứu ngày 5 tháng 6 năm 2007 vì căn bệnh u trực tràng, làm cho bụng lúc này trướng lên, không mổ, không sống nổi. Tôi gọi điện cho bác sĩ Hiên -  nguyên là Trưởng khoa phẫu thuật vùng bụng (B3) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện đang công tác tại Bệnh viện K Trung ương. Anh đã đến cùng bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xem xét, xác định và cho biết bố tôi phải mổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 02:58:37 pm »


        Thế là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm các thủ tục phẫu thuật cho bố tôi tại khu kỹ thuật công nghệ cao của bệnh viện. Thời gian đứng ngoài phòng mổ chờ đợi tôi mới sốt ruột làm sao! Mãi đến 15 giờ các hộ lý đưa bố tôi ra xe trong tình trạng vẫn hôn mê không biết gì. Các bác sĩ đã dự kiến hai tình huống, nhưng nặng về tình huống làm hậu môn nhân tạo. Từ đây, bố tôi phải mang cái hậu môn không ai muốn ở bên bụng phía phải. Lúc này mọi sinh hoạt cá nhân ông đều phải nhờ vào con cháu. Sau một tuần ở bệnh viện, đến 10 giờ ngày 15 tháng 6, tôi đưa bố tôi về nhà để dưỡng bệnh. Thế là trong nhà tôi có 2 giường bệnh cho bố mẹ tôi.

        Thời gian này, bố tôi ăn uống thất thường, bệnh tình cũng thay đổi thất thường. Bác sĩ thăm bệnh và động viên gia đình: Cụ hồi phục thế là tốt! Cố gắng chăm sóc cụ sống thêm năm nào, ngày nào là tốt ngày đó. Có bác sĩ nói cố gắng thì cụ ở với chúng tôi được 6 tháng. Tôi cứ nhẩm tính khi bố tôi quằn quại đau đớn trên giường bệnh từ ngày 6 tháng 6 năm 2007 đến ngày 6 tháng 12 năm 2007 là khoảng 6 tháng. Như vậy tháng Mười âm lịch này sẽ là tháng định mệnh của bố tôi. Nhưng không, ngày khỏe ngày yếu cứ chen lấn nhau trong cuộc sống của bố. Bô tôi thêm ngày nào thì các con, các cháu còn được trông thấy, còn có ông cháu, bố con ngày ấy. Ngày 15 tháng 10 năm Đinh Hợi là ngày giỗ ông nội tôi, bố tôi còn giục con cháu làm giỗ và yêu cầu đưa bố tôi lên trước bàn thờ để thắp hương ông. Khi thắp hương bố tôi nói những điều gì đó mà tôi không nghe rõ, có lẽ đó là những điều bố tôi vẫn ấp ủ từ lâu.

        Đến ngày 6 tháng 6 năm 2008, bố tôi lại bị mệt nặng. Tôi tương lần này bố tôi sẽ về cõi vĩnh hằng, nhưng may mắn là bố tôi lại qua được. Bố tôi đang ở tuổi 97, chắc phải qua ngày sinh. Đúng vậy, con bệnh cứ bám theo bố tôi, còn con cháu ra sức tách ông khỏi căn bệnh quái ác đó. Bố tôi vẫn sống, vẫn tỉnh táo. Trên đời, không ai thoát khỏi cái chết. Người đời thường nói "Sống gửi, thác về". Ngày bố tôi phải về hầu hạ tố tiên đã đến. Đêm hôm đó như có linh tính, tôi bảo các em, con, cháu để tôi chăm sóc bố. Đang ngồi trông, theo dõi bỗng tôi thấy bố tôi trở bệnh rồi thở gấp, tôi gọi các em, con, cháu dậy để vĩnh biệt bố tôi. Đúng 1 giờ 26 phút ngày 28 tháng 10 năm 2008 (tức là ngày 30 tháng 9 năm Mậu Tý) bố tôi đã ra đi vĩnh viễn. Bố tôi sinh năm 1912 là năm Nhâm Tý, ra đi năm 2008 là năm Mậu Tý.

        Thê là từ đó, chúng tôi không còn được gặp bố bằng xương, bằng thịt nữa. Khi bố tôi ra đi, cái ngày định mệnh ấy lại là một ngày mưa lịch sử của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trời tuôn mưa, trận mưa chưa từng có, nhất là ngày làm lễ truy diệu và đưa bố tôi đi an táng. Ngày 31 tháng 10 năm 2008 (tức mùng 3 tháng 10 năm Mậu Tý) thi hài bố tôi được đưa về quê Hưng Yên, trên đường đi nước ngập mênh mông. Thật hú vía, nhưng cũng thật diễm phúc vì ở quê tôi lúc đó trời chưa đổ mưa. Gia đình còn chuẩn bị để làng, xã, bạn bè đến viếng bố tôi, sau đó đưa bố tôi ra đồng. Sau khi con cháu làm các thủ tục chôn cất xong thì trời vần vũ nhưng không mưa, mãi khi chúng tôi về gần đến nhà ở Hà Nội thì trời đổ trận mưa lịch sử gây lũ lụt lớn. Đây là trận lũ mà mấy chục năm mới có, là trận lũ lịch sử làm Hà Nội ngập trong biển nước mấy ngày liền. Từ quê Hưng Yên đi lên Hà Nội, nước ngập trắng mênh mông hai bên đường. Anh em, bạn bè, đồng chí hôm đó đưa bố tôi về nơi an nghỉ cuối cùng đã thức trắng đêm, có người mãi hôm sau mới tìm được đường không ngập nước để trở về Hà Nội.

        Vê phần mẹ tôi các bác sĩ chẩn đoán đau do viêm mặt. Do điểu trị đúng bệnh nên mẹ tôi chỉ nằm viện 5 ngày, xong về nhà con cháu chăm sóc, dưỡng bệnh mẹ lôi lại khỏe bình thường. Ngày 2 tháng 5 năm 2009, tôi đưa mẹ tôi về quê chơi mấy ngày để thăm bà con họ hàng. Đến ngày 7 tháng 5 năm 2009 mẹ tôi bị ngã vào lúc 14 giờ 34 phút tại nhà. Mẹ tôi có ý định giấu chưa cho tôi biết, vì biết tôi đang cùng đoàn cán bộ Quân chủng đi viếng nghĩa trang liệt sĩ đồi Al, thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Điện Kiên Phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 02:59:18 pm »


        Ỏ Điện Biên Phủ, tôi ngày 8 tháng 5 năm 2009, tôi nhận dược điện thoại mẹ tôi ngã nhưng không nói rõ cụ thể nên tôi nghĩ chắc mẹ không bị nặng. Ngày 9 tháng 5 năm 2009, tôi có giấy mời về tỉnh Hưng Yên đón nhận quyết định của Chính phủ thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên. Quá trình đi từ Hà Nội về, trong lòng tôi luôn nóng như lửa đốt, không hiểu có chuyện gì. Tôi về thành phố Hưng Yên gặp Ban tổ chức trao tặng phẩm xong xin phép về đưa mẹ tôi đi Hà Nội. Lúc đầu tôi thấy mẹ vẫn bình thường vì vết thương kín nên tôi đưa mẹ tôi về nhà nghỉ thứ bảy, chủ nhật; nhưng có cái gì đó làm tôi không yên tâm. Sáng chủ nhật, tôi điện cho đồng chí Hải - Giám đốc Viện Y học hàng không, đồng chí bảo phải đưa mẹ tôi đi chụp chỗ chân bị gẫy. Bác sĩ xác định mẹ tôi bị gẫy chỏm xương quay ở đùi, bó bột không được. Tôi suy nghĩ và mời chú Bảo ở Trường Trung học Phòng không đến xem có thể bó lá được không, để mẹ tôi bớt phần đau đớn. Nhưng vì gẫy chỏm xương quay ở đùi nên cũng không bó lá được, cuối cùng bác sĩ quyết định mổ đóng đinh thì mẹ tôi mới có thể đi lại được. Mẹ tôi tuổi cao vẫn phải phẫu thuật, phải chịu đau đón, trong lòng tôi vô cùng thương xót.

        Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm công tác chuẩn bị mổ rất tận tình. Bác sĩ Hải - Trưởng khoa trực tiếp mổ cho mẹ tôi. Mẹ tôi được đưa vào phòng mổ từ 10 giờ đến 13 giờ thì cáng được đưa ra đi về phòng hậu phẫu. Mẹ tôi điều trị ở đây được 9 ngày thì tôi xin cho mẹ ra viện về nhà (ngày 19 tháng 5 năm 2009) để gia đình tiếp tục thuốc thang. Từ đó mẹ tôi đã được các con, cháu thay nhau chăm sóc. Sức khỏe dần hồi phục, mẹ tôi sức khỏe bình thường chống gậy đi được, vịn cầu thang vẫn đi lên đi xuống bình thường. Tôi đã mua cho mẹ hai cái xe (gọi là 2 gậy) 4 bánh để đẩy đi ỏ những nơi bằng phẳng; đặt trên phòng mẹ tôi một chiếc ở dưới nhà một chiếc, để mẹ tôi đi lại sinh hoạt bình thường cùng con cháu.

        Ngày 25 tháng 8 năm 2012 tôi đưa mẹ tôi về quê Hưng Yên chơi mấy ngày. Ở quê mẹ tôi còn cô em gái, lâu ngày chị em không gặp nhau. Chiều ngày 28 tháng 8 năm 2012, tôi mời mẹ tôi về Hà Nội, nhưng mẹ tôi nói cho mẹ ở nhà thêm may ngày nữa. Tôi để mẹ ở nhà với em gái và các cháu, tôi trở lại Hà Nội vì một số công việc. Ngày 9 tháng 9 năm 2012 tôi cùng một số bạn về qué thăm mẹ. Các bạn tôi ăn bữa cơm thân mật quây quần cùng gia đình thật vui vẻ, sau đó trở lại Hà Nội. Tôi ở nhà với mẹ, mẹ tôi vẫn khỏe mạnh bình thường. Chiều 11 tháng 9, tôi lại mời mẹ cùng đi Hà Nội với tôi, mẹ tôi bảo ở nhà đến 15 tháng 8 âm lịch đê làm giỗ ông ngoại rồi mới đi. Sáng hôm sau, tôi đang họp bạn chiến dấu thì nhận được điện thoại em gái gọi anh về ngay để cấp cứu mẹ. Tôi chưa hỏi được gì thì điện thoại đã tắt, có hỏi cũng chẳng biết thế nào chỉ biết là ốm phải cấp cứu. Thế là tôi lấy xe về ngay, đến nhà thấy mẹ tôi đi ngoài ra máu và nôn ra máu, từ trước đến nay mẹ có bị bệnh này bao giờ đâu. Tôi đã gọi một xe ở quê đưa đi Hà Nội cấp cứu và gọi chú em ở Hải Phòng cùng lên luôn. Chúng tôi đưa mẹ đến Viện Y học hàng không của Quân chủng Phòng không - Không quân điều trị và bệnh đã thuyên giảm. Nhưng đến ngày 19 tháng 9 năm 2012 bệnh tình mẹ tôi lại nặng hơn, tôi xin chuyển mẹ tôi ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để điều trị. Sau khi điều trị ở đó 37 ngày, đến 9 giờ 00 ngày 25 tháng 10 năm 2012, tôi đón mẹ tôi từ bệnh viện về trong tình trạng sức khỏe tốt, nhưng chưa đi lại được, nói ngọng không ra câu. Mọi người trong gia đình tôi thay nhau chăm sóc mẹ tôi, bà con họ hàng, khối phố thường xuyên đến thăm hỏi động viên. Mẹ tôi ở với chúng tôi đến ngày 14 tháng 3 năm 2013 (tức 14 giờ 15 phút ngày 3 tháng 2 năm Quý Tỵ). Mẹ tôi ra đi, vừa tròn 99 tuổi. Mẹ tôi mất đi là một tổn thất đối với gia đình tôi, là nỗi tiếc thương vô hạn của họ hàng, bạn bè khu phố, làng xóm quê hương.

        Tôi là con cả trong gia đình, khi còn nhỏ được bố mẹ nuôi ăn học, lớn lên tưởng được giúp đỡ cha mẹ, Nhưng đất nước vẫn còn chia cắt hai miền, thanh niên phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tôi đã thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng này. Trong hơn 40 năm, chỉ có những lời động viên, hỏi thăm sức khỏe bố mẹ, nhiều lúc còn làm cho bố mẹ lo lắng. Nhưng cũng là diễm phúc và may mắn, khi nghỉ hưu tôi đã hơn 60 tuổi, nhưng vẫn còn được phục vụ, chăm sóc bố mẹ... Anh chị em chúng tôi và các con, cháu luôn quây quần bên bố mẹ, ông bà lúc khỏe và luôn túc trực bên giường bệnh cho đến khi bố mẹ tôi đi về hầu hạ tổ tiên. Vĩnh biệt bố mẹ, chúng tôi nguyện đoàn kết, thương yêu nhau xây dựng gia đình, dòng họ, xây dựng đất nước xứng đáng là những người con, người cháu của ông bà, bố mẹ, là người có ích cho xã hội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 02:59:40 pm »


        Về hưu một thời gian, năm 2003, tôi mới có điều kiện để đi thăm một số đồng chí, bạn bè, thấy được cuộc sống của nhiều gia đình quá khó khăn. Những gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh lại càng khó khăn hơn. Có đồng chí đã mang thương tật trên người, con cái họ còn phải mang những căn bệnh hiểm nghèo do di chứng chiến tranh. Những con liệt sĩ, con thương binh bị tật nguyền, dị dạng do chất độc da cam điôxin của cuộc chiến tranh tàn khốc trên 30 năm để lại. Có gia đình từ hai đến ba con đều bị tàn tật. Có cháu cứ nằm co quắp, mọi sinh hoạt đều nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, người thân, ai thấy cũng chạnh lòng.

        Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đãi ngộ, làm vợi đi những nỗi đau, giảm đi những khó khăn. Nhưng nỗi đau vẫn còn đó, khó khăn vẫn còn nhiều. Tôi suy nghĩ, những năm tháng cuối cuộc đời được chăm sóc, báo hiếu cha mẹ là một điều hạnh phúc, nhưng nhìn rộng ra toàn xã hội mới thấy tấm lòng của nhân dân, sự hy sinh cao cả của nhân dân cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc là vô cùng lớn. Mình phải làm gì đây? Chữ "hiếu" không chỉ trong phạm vi gia đình. Mình được Đảng, Quân đội chăm lo rèn luyện trưởng thành, được nhân dân đùm bọc nuôi dưỡng, phải làm gì cho nhân dân lúc này? Làm gì để những nạn nhân chiến tranh vơi đi những nỗi đau, những mất mát không gì có thể bù đắp được. Năm 2004, tôi bàn với một số bạn bè, có Trung tướng Nguyễn Văn Cốc, Đại tá Trần Mạnh Hiến, Bác sĩ Phạm Hồng Thái... chúng ta nên làm gì để giúp đỡ cho những người có hoàn cánh như trên dù rất nhỏ về tinh thần và vật chất. Ý tướng đóng góp một phần công sức nhỏ bé đế góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh được nảy sinh mạnh mẽ trong mỗi chúng tôi.

        Cuối năm đó (năm 2004), chúng tôi họp những người sáng lập một tổ chức từ thiện, gồm có: Tôi, anh Thái, anh Hiến, anh Tài, anh Long, anh Căn, anh Nhâm, anh Tạ Khá bàn và lập phương án thành lập một trung tâm nuôi dưỡng các cháu tật nguyền, có hoàn cảnh khó khăn. Khi được tập thể nhất trí, anh Phạm Hồng Thái là người chạy đôn chạy đáo lập đề án, xin ý kiến một số cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội. Đề án được xây dựng xong, Ban sáng lập cử tôi, anh Trần Mạnh Hiến, anh Phạm Hồng Thái lên báo cáo với Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Chúng tôi trình bày xong, được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thưởng - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ (trước đây là Cục trưởng Cục Quân y Tổng cục Hậu cần Bộ Quốc phòng) hoan nghênh và chỉ đạo cơ quan Trung ương Hội giúp đỡ. Riêng đồng chí rất đồng tình và ủng hộ sáng kiến của chúng tôi. Cũng thời gian này, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về xã hội hóa công tác chính sách, huy động nhiều đơn vị, nhiều cá nhân tập trung tham gia làm công tác chính sách. Đồng chí Chủ tịch Hội chữ thập đỏ còn hỏi chúng tôi Trung tâm lấy tên là gì? Chúng tôi báo cáo dự kiến có 3 tên gọi, nhưng thống nhất gọi là "Trung tâm nhân đạo Hồng Đức" mà chính đồng chí Chủ tịch cũng gợi ý cái tên này. Đề án chúng tôi nêu nhiệm vụ là bảo trợ, nuôi dưỡng, dạy bảo, phục hồi chức năng cho đối tượng là các cựu chiến binh, con em cựu chiến binh, gia đình chính sách, trẻ em tàn tật bị chất độc da cam điôxin, người già không nơi nương tựa. Quy mô của Trung tâm là một trung tâm, nhưng có nhiều cơ sở.

        Ngày 8 tháng 5 năm 2005 là ngày kỷ niệm Hội chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Trung ương Hội tuyên bố ra mắt "Trung tâm nhân đạo Hồng Đức" trước đầy đủ các cơ quan của Trung ương Hội, các lãnh đạo hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt là có rất nhiều quan khách quốc tế. Từ đây Trung tâm nhân đạo Hồng Đức là một thành viên hoạt động độc lập của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam.

        Sau hội nghị thành lập về, chúng tôi triệu tập thêm một số đồng chí nữa thành lập cơ quan Trung tâm, lúc đầu có Ban Giám đốc (gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc). Tôi được Trung ương Hội quyết định làm Giám đốc, đồng chí Trần Mạnh Hiến làm Phó Giám đốc thường trực, đồng chí Nguyễn Đức Căn là Phó Giám đốc đối ngoại, đồng chí Phạm Hồng Thái là Phó Giám đốc nuôi dưỡng chăm sóc các đối tượng chính sách vào Trung tâm. Trụ sở chưa có, ông Nguyễn Văn Long đã tình nguyện cho mượn khu nhà của gia đình, có ba gian làm văn phòng, ba gian làm nhà ở và lớp học cho các cháu. Chúng tôi gửi công văn đi các tỉnh chiêu sinh, năm 2005 đã đón được 30 cháu do Hội chữ thập đỏ các tỉnh giới thiệu về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 03:00:01 pm »


        Thời gian đầu đi vào nuôi dưỡng các cháu phái lo xin tiên tài trợ của các đơn vị, nhà hảo tâm. Sau một năm tôi thấy không ổn, cứ đi xin mãi sao được. Tôi nghiên cứu và bàn cùng Trung tâm nuôi các cháu và tìm cho các cháu cái nghề, thế là bao sáng kiến được đưa ra. Các cháu học gì, làm gì cũng là điều chúng tôi bàn rất kỹ. Buổi ban đầu dựng lên một số nghề: may mặc, thêu, mây tre đan xuất khẩu, kể cả nghề làm vàng mã, làm mộc... Sau một thời gian hoạt động chúng tôi thấy với sức khỏe của các cháu chỉ có nghề may mặc là hợp nhất, Trung tâm đã triển khai phát triển nghề này.

        Năm 2005 Trung tâm có một cơ sở ở số 9 ngõ 24 phố Lạc Trung thì năm 2008 đã phát triển bốn cơ sở và một phòng khám bệnh. Cơ sở 1 ở đường Âu Cơ, quận Tây Hồ; cơ sở 2 ở đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai; cơ sở 3 ở chùa Ngòi thôn Quảng Lạp, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh; cơ sở 4 ở chùa Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín. Phòng khám bệnh ở số 9 ngõ 24 phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

        Sau này do tình hình kinh tế đất nước khó khăn, các nhà tài trợ cũng bớt dần, Trung tâm phải dồn lại còn 3 cơ sở, cơ sở 4 chủ yếu làm vàng mã, mây tre đan tạm ngừng. Các cháu được chuyển về 3 cơ sở còn lại của Trung tâm. Đơn vị tài trợ chính cho Trung tâm là Công ty Him Lam thành phố Hồ Chí Minh cùng các công ty, tổng công ty từ Bắc đến Nam đã hỗ trợ cơ sở vật chất như máy may, máy thùa khuy đến gần 100 chiếc. Xin cám ơn những nhà tài trợ, hảo tâm giúp đỡ trung tâm: Công ty Him Lam, Công ty may Nhà Bè, Việt Tiến, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Trung tâm không chỉ nuôi các cháu mà còn dạy cho các cháu có một cái nghề. Chúng tôi không cho các cháu "con cá" mà cho các cháu "cần câu" để các cháu tự kiếm sông nuôi bản thân. Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm đã nuôi dưỡng dạy nghề cho hơn 1.000 cháu, nhiều cháu tự nguyện xin về mở cửa hàng kiếm sống, có cháu ở lại Trung tâm làm giáo viên cho lớp sau và là một thợ may trong cơ sở. Từ năm 2007 đến nay, các cơ sở chủ yếu làm may, các cháu đã có lương từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng/1 tháng, đột xuất có cháu thu nhập hơn 2 triệu. Sản phẩm chủ yếu là may đồng phục và nghi lễ đội cho các nhà trường cấp I, II, quần áo bảo hộ cho các nhà máy. Có việc làm, lại có nghề các cháu rất phấn khởi nên các cháu tự giác bảo ban nhau. Đặc biệt, các cháu còn nói: Sống trong Trung tâm không có mặc cảm, các thầy cô rất thương, rất quý và thông cảm với các cháu.

        Số các cháu ở Trung tâm xin về gia đình, tôi có gặp một số cháu; các cháu vui lắm, thấy mình đã có cuộc sống tự lập, ổn định không phải là người bỏ đi của xã hội, như cháu Tuyết liệt 2 chân đi lại bằng xe lăn, cháu vào Trung tâm học may sau ở lại làm giáo viên, nay cháu xin về nhà mở một cửa hàng ở thị trấn Thứa huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; cháu Nguyễn Đình Biên vào Trung tâm do cháu liệt 2 chân, đi bằng xe lăn. Trung tâm thấy cháu khỏe, nhanh, khả năng tiếp thu tốt, cháu cứ mầy mò vào vô tuyến, âm ly, hỏi ra biết nguyện vọng cháu muốn học sửa chữa máy móc. Chúng tòi cho cháu đi học một năm sửa chữa điện thoại di dộng, cháu về mở cửa hàng ở thị trấn Thứa. Có một điều thú vị là cháu Tạ Đình Lập ở Trung tâm, do cháu bị chất độc da cam điôxin, chân tay thì khỏe, đầu óc thì không ổn định, nói trước quên sau, Trung tâm cho ra ở giúp việc cháu Biên, anh em hay gọi đùa cháu là Giám đốc Tạ Đình Lập, và trở thành "cặp đôi hoàn hảo" Tôi hỏi, cháu Biên cho biết, nay cháu đang truyền đạt, dạy cho 2 bạn cùng tàn tật như cháu. Thu nhập hàng tháng của cháu đã bảo đảm đủ ăn cho cháu và bạn cháu là Lập và có dư được chút ít. Tới đây cháu xin Trung tâm để cháu trả tiền thuê nhà. Cháu đã tự lập được, chúng tôi và gia đình rất mừng cho cháu.

        Hoạt động nhân đạo vất vả lắm, nhưng chúng tôi cũng có niềm vui nho nhỏ mỗi khi thấy các cháu khỏe, có việc làm (tùy sức của các cháu). Các cháu tâm sự có nhiều khát vọng ta phải hướng cho các cháu, trong tập thể như Trung tâm, các cháu đều có hoàn cảnh như nhau nên hiểu nhau. Cháu Tuấn quê ở Quảng Ninh yêu cháu Vũ Thị Loan quê Bắc Ninh, chúng tôi đã mời hai gia đình đến, bàn cụ thể. Được sự nhất trí của hai gia đình, Trung tâm đã tổ chức kết hôn cho hai cháu, nay các cháu đã có 2 con (1 gái, 1 trai), cuộc sống hạnh phúc. Đến nay, Trung tâm đã tổ chức kết hôn cho 3 đôi hạnh phúc, gia đình rất phấn khởi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 10:11:05 pm »


        Từ ngày 8 tháng 5 năm 2005 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các bệnh viện như: Viện Y học hàng không, Bệnh viện Quân đội 103, khám cấp thuốc miễn phí, bảo trợ cho cựu chiến binh hàng ngàn người; đã dạy nghề cho hàng trăm cháu, có nhiều cháu đã tự mình kiếm sống. Ở Trung tâm về, các cháu đã là người có ích cho xã hội, nhiều thư của Hội chữ thập đỏ huyện, xã, phường cũng như gia đình các cháu cám ơn Trung tâm đã giáo dục các cháu, hướng nghiệp cho các cháu, các cháu đã là những con người có ích cho xã hội.

        Năm 2008, bố mẹ tôi ốm bất thường, nên tôi đã báo cáo với Trung ương hội xin phép cho nghỉ chức vụ Giám đốc ở Trung tâm Trung ương hội và Trung tâm đã đồng ý và quyết định đồng chí Trần Mạnh Hiến - Phó Giám đốc Thường trực thay tôi làm Giám đốc. Tôi vẫn được các đồng chí trong Trung tâm cử làm Chủ tịch để có điều kiện làm từ thiện giúp đỡ Trung tâm.

        Xin cám ơn Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, cán bộ, các cháu của Trung tâm nhân đạo Hồng Đức thời gian qua đã giúp tôi, cùng chúng tôi làm được những điều thiện, những điều nhân đức mà xã hội đang cần, đang mong.

        Tôi bắt đầu tập hợp lại những trang bút ký của mình khi đã nghỉ công tác, bố tôi đã ở tuổi 96, mẹ tôi tuổi 93, đến nay cả bố mẹ tôi đều đã qua đời. Những cuốn sổ tay cũ kỹ đi theo tôi suốt cuộc đời đã giúp tôi hồi tưởng lại gia đình, quê hương, đất nước - nguồn gốc cho tôi một sức mạnh chính trị - tinh thần từ nội lực bên trong để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tôi vô cùng biết ơn bố mẹ đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn; cảm ơn người vợ đã một đời chắt chiu nuôi các con khôn lớn thành đạt, các cháu ngoan ngoãn, học tập tốt để tôi yên tâm cống hiến sức mình phục vụ Đảng, Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

        Với tôi, sau khi rời quân ngũ thì cuộc sống vẫn như dòng chảy không ngừng nghỉ với bao công việc gia đình và đoàn thể xã hội. Nhưng trong dòng chảy đó có nhiêu khoảng lặng để tôi có thời gian nhìn lại cuộc đời mình sâu lắng hơn dù độ lùi thời gian có thể làm nhạt nhòa rất nhiều kí ức.

        Hơn 40 năm làm Bộ đội Cụ Hồ, tôi đã chiến đâu, công tác ở nhiều đơn vị, đi qua nhiều vùng quê, nhiều trận địa... ở từng đơn vị tôi từng chiến đấu và công tác có biết bao anh em, đồng chí, bạn bè đã đồng cam cộng khổ, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong công việc và cuộc sống. Bởi vậy, những gì tôi làm được và đạt được hôm nay đều có sự đóng góp công sức của nhiều người - nay người mất, người còn. Khó có thể kể hết bao kỷ niệm trong tập hồi ức này, tôi chỉ mong những dòng hồi ức này giúp tôi bày tỏ lòng tri ân sâu nặng đến mọi người.

        Tôi xin cám ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội đã giáo dục, rèn luyện tôi trưởng thành; cám ơn quê hương Hưng Yên giàu truyền thống cách mạng, cái nôi sinh ra và giáo dục tôi những năm tháng tuổi thơ; cám ơn nhân dân các địa phương đã đùm bọc, yêu thương, che chở tôi trong những năm tháng chiến đấu gian khổ; cám ơn dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi (xã Kim Chân, huyện Quê Võ, tỉnh Bắc Ninh) với truyền thông hiếu học... Tất cả đã cho tôi sức mạnh làm nên chiến thắng.

MỤC LỤC

        Lời giới thiệu   
        Lời Nhà xuất bản   
        Chương 1: Gia đình, quê hương - cội nguồn của sức mạnh tinh thần   
        Chương 2: Những nãm tháng rèn luyện, thử thách bản lĩnh của người lính bảo vệ bầu trời Tổ quốc (1960-1965)   
        Chương 3: Tham gia chiến đâu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ (1967-1968)   
        Chương 4: Tham gia chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân Mỹ (1972)   
        Chương 5: Nhận được danh hiệu cao quý nhất trong cuộc đời, tích cực học tập, để cao trách nhiệm xây dựng Sư đoàn phòng không bảo vệ vùng trời Đông Bắc Tổ quốc   
        Chương 6: Vững vàng trước khó khăn xây dựng Quân chủng Phòng không, Quân chủng Phòng không - Không quân vững mạnh trong sự nghiệp đổi mới đất nước (1989-2001)
        Thay lời kết

HẾT
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2020, 09:58:06 am »


        Không hiểu sao tác giả không đưa 1 chi tiết quan trọng vào sách : Tiểu đoàn 57 cùng với tiểu đoàn 79 là 2 tiểu đoàn có hệ thống điều khiển được cải tiến, kết nối với ra đa K8-60 của pháo cao xạ 57 mm, nhờ vậy có thể dễ ràng phát hiện được B.52 và lại chống được Shrike (vậy mà vẫn bị dính Shrike).

        Sau khi đưa sách lên Dựng nước giữ nước, tôi có dịp (1/2020) quay lại trận địa của tiểu đoàn 57 tại Đại Đồng xã Đại Mạch, Đông Anh, HN. Sau đây là vài hình ảnh hiện nay (2020) của trận địa năm xưa :

        - Một tấm bảng (bia?) ghi lại chiến công xưa :




        - Trận địa có 1 vị trí cực kỳ quan trọng để bảo vệ HN. Sau chiến tranh, ta vẫn duy trì trực chiến và giữ lại trận địa này. Nay tấc đất tất vàng nên trận địa năm xưa đã biến mất, thay vào đó là những nhà kiên cố nhiều tầng. Thật tiếc :

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2020, 03:33:05 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM