Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:26:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia Lai 30 năm chiến tranh giải phóng  (Đọc 9123 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:08:44 am »

Các hoạt động những ngày đầu tháng 3 năm 1975 tạo thế chia cắt chiến địch đã cơ bản thực hiện. Con đường huyết mạch giao lưu từ đồng bằng lên Tây nguyên bị cắt đứt nhiều đoạn, cộng với đường 21 và đường 14 cũng bị cắt, khu vực phòng thủ Pleiku và Kon Tun, trong đó có cơ quan chỉ huy Quân đoàn II ngụy hoàn toàn bị cô lập, nên địch vẫn khẳng định hướng chính của chúng phải đối phó là Kon Tum và Pleiku. Con đường chiến lược số 19, 21, 14 bị ta cắt, chúng cũng cho chỉ là những hoạt động phối hợp(1).

Các đơn vị của Sư đoàn 320 đã bám sát đường 14 từ khu vực Cẩm Ga trở ra. Sáu giờ 15 phút ngày 7 tháng 3, một đơn vị nhỏ của Sư đoàn 320 bao vây tiến công cứ điểm Chư Sê, sau 40 phút chiến đấu, ta đã tiêu diệt gọn một trung đội địch. Cùng với đánh diệt cứ điểm Chư Sê, ở phía nam bộ đội ta đã tiêu diệt cứ điểm Cầm Ga. Đánh thắng hai cứ điểm này có tác dụng rất tốt làm cho quân địch càng hoang mang, lúng túng, tạo cho bộ đội ta thêm thời cơ thuận lợi. Lúc này các chốt bảo an, dân vệ chốt giữ dọc đường số 7 từ Chư Sê đến Mỹ Thạch, Phú Quang ra đến Phú Mỹ hoàn toàn tan rã.

Nhìn chung quá trình mở màng chiến dịch, thế trận ta đã hình thành vững chắc, ta đánh chia cắt tốt, cài thế bao vây chắc, hoạt động nghi binh khôn khéo, hiệp đồng phát động quần chúng phá ấp chiến lược nhịp nhàng, thu hút được địch dồn về hướng Pleiku – Kon Tum, giữ được chân chúng ở đó. Các ấp chiến lược đã nổi dậy phá rã toàn bộ bộ máy kìm kẹp và lực lượng địa phương quân, tạo ra thời cơ thuận lợi cho chiến dịch. Mặt trận chính ở Buôn Mê Thuột ta đang nắm chắc quyền chủ động và tạo điều kiện thực hiện chiến công đánh các trận then chốt đã chín muồi, ta có thể thực hiện theo đúng kế hoạch.

Theo đúng lược đồ phương án tác chiến, từ 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975 các lực lượng thuộc Bộ Chỉ Huy chiến dịch Tây Nguyên đồng loạt tấn công vào thị xã Buôn Mê Thuột. Qua các trận đánh vô cùng dũng cảm, táo bạo, quyết liệt của các đơn vị binh chủng hợp thành, các hướng, các mũi hiệp đồng chặt chẽ, xung phong đánh chiếm các mục tiêu. Qua một ngày đầu chiến đấu quyết liệt, quân ta đã chiếm hết các mục tiêu địch và một phần quan trọng của căn cứ Sư đoàn 24 ngụy. Đêm 10 tháng 3, quân ta đã tổ chức hiệp đồng giữa các mũi và các binh chủng để sáng 11 tháng 3 thực hành cuộc công kích mới mạnh mẽ vào mục tiêu quyết định cuối cùng là cơ quan chỉ huy hành quân của Sư đoàn bộ 23 ngụy.

Đúng 9 giờ ngày 11 tháng 3 xe tăng ta phá vỡ hầm chỉ huy cơ cơ quan hành quân Sư đoàn 23, mặc cho địch điên cuồng huy động 47 lần chiếc máy bay đến oanh tạc ném bom, nhưng bị quân ta bắn trả, yểm trợ cho bộ binh, cơ giới tiến công. Đúng 11 giờ ngày 11 tháng 3 năm 1975, ngọn cờ chiến thắng của quân ta đã phấp phới bay trên nóc hầm chỉ huy của Sư đoàn 23 ngụy.

Đến đây, trận tấn công thị xã Buôn Mê Thuột đã kết thúc. Quân ta đã giành được thắng lợi giòn giã.

Ngày 12 tháng 3, quân ngụy vội vã điều các trung đoàn 44, 45 và liên đoàn Biệt động từ Biên Hòa lên Pleiku và các đơn vị từ Pleiku vào Buôn Mê Thuột để phản kích tái chiếm Buôn Mê Thuột. Nhưng trước thế tiến công, chống trả của bộ đội ta, từ chỗ đến tăng viện để phản kích, quân tiếp viện trở thành kẻ bị bao vây.

Cùng thời gian trên, ngày 12 tháng 3 ở hướng tây nam Pleiku, ta diệt hai chốt điểm và áp sát vào Thanh Bình, uy hiếp quận lỵ Thanh An. Trên đường 14, bộ đội huyện 4 và du kích các xã phía bắc huyện cùng Tiểu đoàn 631 đánh cắt giao thông từ cầu Ia Tôwe đến Hà Reng, đại đội 231ĐKB tiếp tục pháo kích vào sân bay Cù Hanh giữa ban ngày Tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 67 phá ấp giải phóng dân toàn bộ khu vực đông nam Thị xã Pleiku.

Ngày 13 tháng 3, Tiểu đoàn 2 cùng đại đội 16, Trung đoàn 95 tiêu diệt cụm địch ở ngã ba Plei Bông, liên tục đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt hai chi đoàn thiết giáp, phát triển xuống chiếm khu vực đèo Mang Yang làm chủ đoạn đường hiểm yếu này.

Như vậy, nhiệm vụ bước đầu của chiến dịch Tây Nguyên đã đạt kết quả tốt. Chiến thắng Buôn Mê Thuột đã mở đầu nhanh gọn, giòn giã. Là một đòn hiểm, rất đau, một đòn trí mạng khiến địch không sao gượng dậy được. Đó là một trận then chốt và cũng là một thắng lợi then chốt của chiến dịch. Ở Gia Lai, địch co về gữ thị xã, quận lỵ. Quần chúng nhân dân vùng nông thôn ven thị được giải phóng, nhân dân nội thị công khai bàn tán về chiến thắng của cách mạng, ngụy quân, ngụy quyền hoang mang cực độ.


(1) Bộ Tổng tham mưu ngụy và cơ quan CIA Mỹ cùng thống nhất nhận định như vậy
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:10:13 am »

*   *
*

ĐỊCH THÁO CHẠY KHỎI KON TUM VÀ GIALAI
TÌNH GIALAI HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

Sau đòn thứ hai: đập tan cuộc phản kích kết thúc số phận Sư đoàn 23 ngụy là đến đòn truy kích diệt toàn bộ quân địch tháo chạy khỏi Tây Nguyên, chủ yếu là lực lượng quân đoàn 2 ngụy đang khốn đốn tại Kon Tum và Pleiku.

Ngày 12 tháng 3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương dự kiến: “Địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực lớn, Thị xã Buôn Mê Thuột, nhiều quận lỵ khác bị mất, đường 19 chiến lược bị cắt, thì lực lượng còn lại ở Tây Nguyên sẽ cụm lại ở Pleiku và cũng có thể buộc chúng phải rút lui chiến lược…”

Dự kiến của Trung ương hoàn toàn chính xác, nhạy bén, rất kịp thời. Trước sức tấn công dồn dập, mạnh mẽ của quân ta trên khắp mặt trận, quả nhiên sáng ngày 14 tháng 3 bọn đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn hốt hoảng đến Cam Ranh ra lệnh cho tư lệnh Quân khu 2 rút bỏ Tây Nguyện. Cụ thể của chiến dịch cay đắng và gấp rút này là rút bỏ toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 còn lại ở Kon Tum và Pleiku nhằm tránh bị quân ta tiêu diệt, co về giữ đồng bằng. Ngày 15 tháng 3, Phạm Văn Phú vội vàng cho sở chỉ huy Quân đoàn 2 ở Pleiku chuồn trước bằng máy bay lên thẳng về Nha Trang. Tiếp đến cuộc tháo chạy lớn bằng đường bộ. Đường 14 và 19 bị quân ta cắt đứt. Chúng chỉ còn cách đánh liều mở đường máy tháo chạy theo con đường số 7 từ Pleiku đến Mỹ Thạch về Phú Thiện, qua thị xã Cheo Reo về Củng Sơn – Tuy Hòa. Con đường này cũ, hẹp, bị bỏ hoang lâu ngày vì du kích của ta hoạt động mạnh. Lực lượng địch rút chạy tổng cộng 27 đầu mối đơn vị(1) và tàn quân ở các nơi chạy về. Ngoài ra trên đường rút chạy còn có các lực lượng bảo an, biệt kích, dân vệ đồn trú trong các thị trấn, quận lỵ từ Phú Thiện đến Củng Sơn. Quyết tâm tiêu diệt đoàn quân tháo chạy của địch từ Pleiku, Kon Tum về Cheo Reo, Bộ chỉ huy chiến dịch đã sử dụng vào trận đánh gồm Sư đoàn 320, Trung đoàn 95, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn pháo binh. Các hướng, các địa phương từ nam Pleiku trở vào cũng tiếp tục đẩy mạnh đà tiến công của mình để tiêu diệt địch. Tại hướng Pleiku, Sư đoàn 968, các tiểu đoàn bộ binh, tiểu đoàn đặc công 408, đại đội hỏa lực của tỉnh GiaLai tiến nhanh vào thị xã Pleiku, vượt qua các vị trí dọc đường để bám sát đội hình rút chạy của địch từ phía sau đánh tới. Ngày 16 tháng 3 các đơn vị địch lử Kon Tum rút chạy. Ngày 17 tháng 3, quân địch ở GiaLai bắt đầu rút. Thế nhưng, bắt nguồn từ sự choáng váng rối loạn về chiến lược sau đòn hiểm Buôn Mê Thuột, cuộc rút chạy bỏ Tây Nguyên đã diễn ra hoàn toàn trái ngược với mong muốn “có tổ chức, có chỉ huy và tuyệt đối bí mật” như kế hoạch chúng đề ra, mà chỉ là một cuộc tháo chạy hỗn loạn của một đoàn quân thất bại thảm hại.

Các đơn vị chủ lực, bộ đội tỉnh, huyện và dân quân du kích thuộc khu vực đông huyện 5, huyện 6 cùng huyện 11 theo trục đường 7 đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực để truy kích diệt địch.

Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 hành quân suốt đêm từ 22 giờ ngày 16 tháng 3 đến 11 giờ ngày 17 tháng 3, anh em du kích đốt đuốc dẫn ra đến mặt đường 7, tuy một bộ phận địch chạy đầu đã đi lọt, anh em đã lập tức tổ chức chốt chặn. Đến 16 giờ ngày 17 tháng 3 đã nả súng tiêu diệt 8 xe chở bộ binh địch. Tiếp sau toàn bộ trung đoàn 64 đã vào trận, từ đấy không một tên địch nào lọt qua trận địa chốt của ta. Vừa chốt chặn, vừa tranh thủ chuẩn bị hợp đồng tiến công vào khu chiến Cheo Reo.

Cùng thời gian, Trung đoàn 48 đưa đội hình vào sát sân bay Cheo Reo, một bộ phận ra chốt cắt đường 7 cách đông nam Cheo Reo 3 kilômét.

Sáng 17 tháng 3 tại Phú Nhơn, du kích các xã E14, E15, xã IaKo phát hiện thấy địch ở Kênh Sâm sắp tháo chạy, anh em kịp báo cho Trung đoàn 9 tiêu diệt ngay số địch ở đấy, số sống sót chạy về Phú Nhơn. Tiểu đoàn 12 bộ đội huyện 5 đã đến ngã ba Mỹ Thạch. Sang sáng ngày 18 tháng 3 áp sát quận lỵ Phú Thiện, chiếm lĩnh khu vực đèo Chư Sê.


(1) Lực lượng địch rút chạy gồm có: 6 liên đoàn biệt động quân; Lữ đoàn kỵ binh số 2 và 3 thiết đoàn 19, 21, 3; 6 tiểu đoàn pháo binh (có một tiểu đoàn pháo 175 ly): 1 tiểu đoàn của trung đoàn 44; tiểu đoàn 89 của liên đoàn 21; cơ quan Quân đoàn 2; 2 liên đoàn bảo an của Kon Tum và Pleiku; bộ phận sĩ quan của Sư đoàn 6 không quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:10:59 am »

Tại khu chiến Cheo Reo, sáng 18 tháng 3 các đơn vị ta đã bao vây chặt các hướng quanh thị xã. Đúng 11 giờ pháo binh ta tập trung nã vào trung tâm Cheo Reo, trúng nhiều mục tiêu, nhiều xe địch bốc cháy, quân địch hốt hoảng tháo chạy thục mạng. Đến 17 giờ, ta phát hiện địch ở khu sân bay tháo chạy, bộ binh ta lập tức xung phong đánh chiếm sân bay, 18 giờ 30 ta hoàn toàn làm chủ sân bay đánh tan Liên đoàn biệt động số 28 ngụy.

Số còn lại co cụm trong thị xã Cheo Reo, pháo binh và bộ binh ta hiệp đồng chặt chẽ, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 quân ta tiến công giải phóng hoàn toàn Thị xã, Cheo Reo bị thất thủ, ta đánh chiếm quận lỵ Phú Thiện. Một số xe tăng bộ binh tháo chạy, ta dùng pháo bắn chặn diệt nốt số tàn quân này cả xe và bộ binh.

Tàn quân địch ở sân bay Cheo Reo chạy xuống chốt tại Ơi Nu bị quân và dân huyện KrôngPa đánh bật chúng trở lại bám vào đèo Tân A. Đến 13 giờ ngày 19 tháng 3 bộ đội ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Một số luồn rừng tháo chạy về đồng bằng.

Trong 3 ngày liên tục chiến đấu từ 17 đến 19 tháng 3, Sư đoàn 320 cùng quân và dân Gialai, chủ yếu là các đơn vị dọc trục số 7 đã phối hợp chặt chẽ tiến công tiêu diệt địch, bắt sống, gọi hàng hơn 13.000 tên địch, thu và phá hủy hàng ngàn xe các loại, thu gần 4.000 súng, pháo các loại, rất nhiều phương tiện, khí tài. Cả một vùng rộng lớn từ Phú Nhơn, Ngã ba Mỹ thạch, quận Phú Thiện, Thị xã Cheo Reo đến Ơi Nu, Phú Túc hàng mấy vạn dân được giải phóng.

Sáng 17 tháng 3, Trung đoàn 29 thuộc Sư đoàn 968, Trung đoàn 95, các tiểu đoàn 2, 67, 408, đại đội pháo ĐKB 231 cùng các cơ quan tỉnh vào giải phóng thị xã Pleiku.

Ngày 19 tháng 3, Trung đoàn 19 và bộ đội huyện 5 vào giải phóng quận lỵ Thanh An.

Ngày 23 tháng 3, một bộ phận Trung đoàn 12 (Sư đoàn 3 Quân khu 5), cơ quan tiền phương tỉnh, các phân đội chuyên môn, bộ đội, cơ quan các ban ngành huyện 8 vào giải phóng huyện An Túc (An Khê). Bộ đội các huyện 2, huyện 7 và lực lượng tỉnh kiểm soát, tảo trừ bọn địch các cứ điểm Cửu An, Tú Thủy, sân bay Cây Me Tân Tạo. Trên ba chục ngàn dân tại Thị trấn An Khê và vùng nông thôn quanh thị trấn được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 17 tháng 3 năm 1975, tỉnh Gialai được giải phóng. Từ một tỉnh bị địch kiểm soát, chiếm đóng khống chế, nay được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường Miền Nam Việt Nam có trách nhiệm chi viện cho các chiến dịch tiến công và nổi dậy để phát triển thế tấn công chiến lược góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn Miền Nam.

“Tiến lên
   Toàn thắng ắt về ta!”


Lời thơ bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại kính yếu trong Xuân 1968 đã thành hiện thực.

Trước sức tấn công thần tốc, vũ bảo của quân và dân ta, mọi chiến trường, mọi hướng, mọi địa phương dồn vào phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng.

Thần tốc, táo bạo! Năm cánh quân của ta như năm mũi dao nhọn lao lên cắm thẳng vào thủ đô Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của chính phủ bù nhìn tay sai đế quốc Mỹ. Mọi sự kháng cự cuối cùng của địch đều nhanh chóng bị đập tan.

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, cờ chiến thắng của Đảng, của dân tộc và quân đội ta đã phất cao trên nóc dinh “độc lập”. Đây là thời điểm báo hiệu sự cáo chung của chế độ tay sai đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng! Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân đã toàn thắng.

Cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã toàn thắng..
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:11:35 am »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:12:57 am »

KÉT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, suốt 30 năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Quân và dân GiaLai rất tự hào đã góp phần cùng nhân dân toàn Miền và cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên Độc lập, Tự do, thống nhất Tổ quốc, từng bước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Gia Lai là tỉnh miền núi, đồng bào các dân tộc ở đại bộ phận nông thôn bao quanh các nhóm dân cư người Kinh ở Thị xã, các thị trấn và dọc các trục giao thông. Đồng bào Kinh cũng như dân tộc trên địa bàn tỉnh có mức sống còn quá thấp, lao động vất vả, thường xuyên thiếu đói. Nền kinh tế trong tỉnh còn lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, du canh. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp chưa phát triển. Tiềm năng kinh tế - xã hội chưa được khai thác, còn nhiều hạn chế trong huy động phục vụ kháng chiến.

Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống chống ngoại xâm, nhưng trước Cách mạng tháng Tám chưa có tổ chức Đảng Cộng sản, chỉ mới hình thành tổ chức quần chúng yêu nước; gần sát thời gian khởi nghĩa các tổ chức quần chúng mới tiếp thu chương trình hoạt động của Mặt trận Việt Minh.

Từ tháng Tám năm 1945 đến tháng 4 năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Gia Lai đã trải qua chặng đường lịch sử vô cùng khó khăn, gian khổ, nhưng đã giành được thắng lợi vẻ vang.

Thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân 30 năm trên địa bàn Gia Lai là thắng lợi tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành, bắt nguồn từ đường lối chiến lược của chiến tranh nhân dân, sự chỉ đạo về phương châm, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng, kết hợp sức mạnh của dân tộc được phát huy cao độ với sức mạnh của thời đại trong cuộc chiến tranh nhân dân vô địch, mà nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân.

Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Gia Lai, một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, sinh ra và lớn lên trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, có sự chi viện to lớn của Trung ương và các tỉnh Nam Trung Bộ. Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, được sự chỉ đạo cụ thể của Đảng bộ tỉnh, được sự đùm bọc, chăm sóc của nhân dân các dân tộc, lực lượng vũ trang tỉnh đã đoàn kết chiến đấu, phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với lực lượng chủ lực đã từng bước trưởng thành qua từng giai đoạn cách mạng.

Từ những ngày đầu, lực lượng vũ trang tỉnh trang bị còn thô sơ, thiếu thốn. Với số ít súng thu được của địch trong những ngày khởi nghĩa, còn phần nhiều là gậy gộc, giáo mác. Nhiều chiến sĩ đầu trần chân đất, anh em dân tộc đa phần mặc áo ló, đóng khố. Lương thực thiếu thốn, quyên góp trong dân, có lúc bộ đội phải ăn củ rừng thay cơm và có lần phải ăn tro tranh thay muối. Khó khăn vô vàn chống chất, nhưng được Đảng bộ chỉ đạo, chính quyền và Mặt trận Việt Minh hướng dẫn, nhân dân nuôi dưỡng, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang ra sức khắc phục khó khăn, từ những ngày đầu cuộc kháng chiến đã dũng cảm chiến đấu ngăn chặn từng bước tiến công của địch.

Chưa đầy một năm sau khởi nghĩa, tỉnh Gia Lai bị địch chiếm đóng, trở thành chiến trường hậu địch. Từ trong lăn lõi, hoạt động, chiến đấu, xây dựng từng người dân, từng tổ chức cơ sở cách mạng, bốn bề quân thù vây ép, đói cơm, lạt muối, núi rừng hiểm trở, phong tục tập quán, tiếng nói dân tộc chưa thạo, cán bộ và chiến sĩ người Kinh đã hòa mình với anh em dân tộc xây dựng những đội vũ trang công tác, đội vũ trang tuyên truyền, ban xung phong len lỏi trong đồng bào vận động nhân dân các dân tộc đứng lên đánh giặc, giữ làng. Từ đó, xây dựng những đội tự vệ, đội du kích ngày càng trưởng thành, tiến lên xây dựng các đơn vị tập trung huyện, tỉnh, đẩy phong trào chiến tranh nhân dân trong tỉnh lên cao góp phần cùng bộ đội chủ lực giải phóng gần hết tỉnh Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thực dân Pháp rút đi, đế quốc Mỹ nhảy vào. Cuộc kháng chiến chống kẻ thù mới, nguy hiểm hơn của nhân dân trong tỉnh bắt đầu. Từ đấu tranh chính trị, tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang để khôi phục, củng cố phong trào, xây dựng và giữ vững căn cứ địa miền núi.

Chiến tranh du kích ngày càng phát triển, từ những đội tự vệ sống trong lòng dân đã nhanh chóng hình thành các đơn vị tập trung từ nhỏ đến lớn, có các binh chủng chuyên môn kỹ thuật, đưa trình độ chiến đấu ngày càng cao, phối hợp với chủ lực Tây nguyên và Quân khu V lập được nhiều chiến công to lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:14:01 am »

Chiến đấu chống quân xâm lược Mỹ không những chỉ bằng vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, mà còn bằng vũ khí thô sơ với những mũi chông căm thù, mũi tên thuốc độc, cộng với mưu trí thiết lập “những vành đai diệt Mỹ”, những chiến dịch đánh cắt giao thông, bắn máy bay rộng khắp, tạo nên sức mạnh tổng hợp với đấu tranh chính trị, tiến công binh, tề địch vận, ba mũi giáp công đã đập nát tấm áo giáp sắt của tên hung nô thời đại (đế quốc Mỹ).

Thấm nhuần tư tưởng “lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy tinh nhuệ thắng ô hợp”, quân dân Gia Lai đã cùng mặt trận Tây Nguyên, Quân khu V chiến đấu giành thắng lợi trong các đợt tấn công và nổi dậy Xuân 1968, Xuân 1972 và Xuân 1975, góp phần cùng cả nước kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Trên chặng đường chiến đấu 30 năm, lực lượng vũ trang tỉnh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ đã trải qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn phức tạp trong điều kiện xây dựng, chiến đấu của chiến trường hậu địch. Nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các lực lượng vũ trang tỉnh lại phải đối chọi với một kẻ thù hung bạo, có lực lượng quân sự đông hơn, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn gấp nhiều lần; còn các lực lượng vũ trang tỉnh phải xây dựng và chiến đấu trong hoàn cảnh thường xuyên thiếu thốn mọi mặt.

Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của tỉnh, từ âm mưu và hành động cụ thể của địch, từ thực tế tình hình, trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế, văn hóa còn thấp đã xây dựng nên phong trào cách mạng của nhân dân và hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang tỉnh qua từng giai đoạn cách mạng; cộng với học tập kinh nghiệm các chiến trường tỉnh bạn, cuộc đấu tranh nhân dân của tỉnh đã đúc kết được những điểm nổi bật làm bài học thiết thực đưa đến thắng lợi cho tỉnh:

Trước hết quân và dân trong tỉnh phải nắm vững đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính do Đảng ta lãnh đạo mà vận dụng vào địa bàn tỉnh với quan điểm: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” mà động viên, giáo dục, phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh; với tinh thần thượng võ quật khởi của nhân dân các dân tộc, một lòng một dạ tin vào Đảng, tin vào Bác Hồ kiên quyết đứng lên chống giặc xâm lược. Từ những ngày đầu kháng chiến, nhân dân đã xây dựng chiến khu Xóm Ké, Gia Hội, làng kháng chiến Sơ Tơr, khu du kích Đak Bơt, Đé Đoa tiến lên lập khu du kích, khu căn cứ, vùng căn cứ rộng lớn.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ đã chỉ đạo các lực lượng vũ trang lập “Vành đai diệt Mỹ” sáng tạo thích hợp với địa hình rừng núi hiểm trở; cùng với loại “vành đai diệt Mỹ” trên vùng đất bằng, đồi trọc, sát nách căn cứ quân sự Mỹ; đã liên tục bám trụ tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy phương tiện chiến tranh của chúng, “bóp nghẹt dạ dày”, “thắt cổ giao thông” bằng các chiến dịch đánh cắt giao thông vận chuyển của địch; Kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, tiến công binh tề vận, vây hãm địch trong các căn cứ quân sự.

Quân và dân Gia Lai đã sớm phát huy thế mạnh hiện có là vũ khí thô sơ và tự tạo, nhờ đó mà xây dựng được nhiều làng, xã chiến đấu, lập được nhiều thành tích xuất sắc, là tỉnh có phong trào du kích chiến tranh mạnh của Tây nguyên trong hai cuộc kháng chiến. Là địa bàn chiến lược quân sự thể hiện rõ nét vận dụng có hiệu quả phương châm đấu tranh trên ba vùng (vùng căn cứ rừng núi, vùng nông thôn đất bằng và thị xã quận lỵ) bằng hai cân ba mũi giáp công đánh địch liên tục, không để cho địch tạo ra hai tuyến, vùng trắng để đánh phá ta; Là địa bàn có phong trào du kích chiến tranh đều, mạnh, kết quả chiến đấu của dân quân du kích, trên các mặt đều gấp đôi hay hơn nữa so với thành tích chiến đấu của bộ đội tập trung tỉnh, huyện; đặc biệt có ba tên tướng Mỹ sừng sỏ đã bỏ mạng ở chiến trường Gia Lai do tay súng thiện xạ của dân quân du kích.

Lực lượng vũ trang Gia Lai đã thể hiện lòng trung thành vô hạn của mình đối với Đảng, với nhân dân. Trong quá trình chiến đấu và xây dựng, các lực lượng vũ trang luôn luôn quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo đường lối kháng chiến, nắm vững phương châm, phương pháp cách mạng và tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân trong điều kiện chiến trường địch hậu, cũng như trong điều kiện địch có quân đông, phương tiện kỹ thuật hiện đại, nên đã tìm ra cách đánh sáng tạo, thiết thực. Vì vậy, qua hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang đã kết hợp có hiệu quả giữa nổi dậy khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng đánh địch trên cả ba vùng, phối hợp chặt chẽ giữa ba thứ quân; kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch hỗ trợ đắc lực để làm chủ của nhân dân; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ và tiếp thu thời cơ, nắm vững thời cơ giành những thắng lợi trong tiến công và nổi dậy Xuân 1968, 1972 và Xuân 1975 cùng cả nước giành thắng lợi cuối cùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:15:31 am »

*   *
*

2. Các lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn luôn nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng và thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công của Đảng để xây dựng và chiến đấu giành thắng lợi.

Chiến tranh nhân dân là hình thức cao của bạo lực cách mạng. Để tiến hành chiến tranh nhân dân thắng lợi, Đảng bộ các cấp từng bước xây dựng thực lực lớn mạnh, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc trên cả ba vùng chiến lược, thực hiện ba mũi giáp công, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Từ những ngày đầu cách mạng tháng Tám, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nhận thức sâu sắc rằng: Không còn con đường nào khác là phải kiên cường bất khuất, phải cầm vũ khí đứng lên chiến đấu một mất một còn với địch, hy sinh tất cả vì Tổ Quốc, thà chết không trở lại cuộc đời nô lệ, là động cơ thôi thúc các dân tộc trong tỉnh cầm vũ khí xông lên kháng chiến. Tỉnh đã kịp thời chủ trương vũ trang toàn dân, khẩn trương xây dựng đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên là Chi đội Tây Sơn làm nòng cốt cho phong trào du kích chiến tranh của tỉnh.

Trong những năm giặc Pháp chiếm đóng, cán bộ chiến sĩ các lực lượng vũ trang đã học tập, vận dụng, nắm vững phương châm, phương pháp hoạt động trong lòng địch; biết tổ chức học tập đánh địch trong điều kiện cụ thể sát hợp chiến trường là tổ chức xây dựng các ban xung phong, đội vũ trang công tác, vũ trang tuyên truyền, các đoàn cán bộ vận động xây dựng chính quyền luồn sâu vào vùng địch để tuyên truyền vận động nhân dân đứng lên đánh giặc, giữ làng.

Những năm giặc Mỹ và tay sai đàn áp khủng bố phong trào cách mạng ở địa bàn tỉnh, chúng huy động tối đa bộ máy cai trị, lực lượng cảnh sát, mật vụ, các lại quân, các đảng phái phản động dùng nhiều thủ đoạn tàn bạo, thâm độc hòng dập tắt phong trào cách mạng. Nhưng Đảng bộ đã chấp hành chủ trương của trên tổ chức lực lượng cán bộ, đảng viên ở lại bám dân, bám địa bàn, xây dựng cơ sở, phát động phong trào đồng khởi giành thắng lợi trên nhiều vùng, đoàn kết nhân dân các dân tộc thành lực lượng cách mạng kiên trì và quyết liệt đấu tranh chống lại các thủ đoạn đàn áp, các biện pháp chiến lược của địch, dấy lên các phong trào đấu tranh chính trị sôi động, biểu hiện cao nhất là các cuộc nổi dậy diệt ác ôn, các phong trào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống địch cướp đất lập dinh điền, chống địch gom dân lập ấp chiến lược v.v….

Bạo lực cách mạng gồm lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang, với hai hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. Vì vậy việc chăm lo giáo dục tinh thần yêu nước xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm cho nhân dân quán triệt nhiệm vụ cách mạng, trên cơ sở đó mà tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh với địch từ thấp đến cao.

Trên cơ sở phát động cuộc chiến tranh nhân dân, chăm lo lực lượng chính trị lớn mạnh, Đảng bộ không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang. Được giáo dục, rèn luyện từng bước theo phương châm vừa xây dựng, vừa chiến đấu, lấy kết quả chiến đấu làm mục tiêu xây dựng, có ba thứ quân đều trưởng thành, đánh độc lập tốt, đánh phối hợp với bộ đội chủ lực cũng tốt, kết hợp tiến công tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các lực lượng vũ trang địa phương tỉnh.

Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng với hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên cả ba vùng chiến lược, thực hiện ba mũi giáp công, phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực là vấn đề cơ bản tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh bại lực lượng quân sự địch trên chiến trường. Là quan điểm cơ bản xuyên suốt của Đảng ta trong đấu tranh cách mạng và tiến hành chiến tranh giải phóng. Vì vậy, nơi nào, lúc nào lơ là hoặc buông lỏng bạo lực cách mạng thì nơi đó sẽ gặp khó khăn, không tránh khỏi bị tổn thất. Sau hiệp định Pa-ri, một số nơi đã buông lỏng đấu tranh vũ trang, dùng “thương lượng hòa hợp, hòa hoãn” với địch, nhưng càng “hòa hợp”, địch càng lấn chiếm, lấn đất, giành dân, ta gặp nhiều khó khăn. Nghị quyết Trung ương thứ 21 đã chỉ đạo các cấp phải nắm vững quan điểm bạo lực. Mệnh lệnh “đánh trả quân lấn chiếm” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Miền đã phát huy sức mạnh tổng hợp ở từng địa phương kiên quyết đánh trả địch, giành thế chủ động chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:16:05 am »

*   *
*

3. Luôn luôn nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, bám sát dân, chiến đấu tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ cho dân, xây dựng mở rộng vùng giải phóng kiên quyết đánh bại âm mưu thủ đoạn bình định gom dân lập ấp của địch.

Thực hiện chiến tranh xâm lược nước ta, thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ và các tập đoàn phản động tay sai đều ra sức thực hiện các chương trình “bình định”, coi đó là quốc sách, là biện pháp chiến lược hàng đầu chủ yếu, nhằm tiêu diệt hạ tầng cơ sở của cách mạng để hòng đánh bại chiến tranh cách mạng.

Đảng bộ và các lực lượng vũ tang nhân dân xác định nhiệm vụ trung tâm, trước mắt và lâu dài là giữ dân, giành dân, làm chủ, mở rộng vùng giải phóng là vấn đề quan trọng nhất, là gốc, là cái trục của toàn bộ phong trào.

Ngay từ đầu, sau những chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” đẫm máu, địch thực hiện kế hoạch Stalay – Taylor bằng gom dân, lập ấp chiến lược. Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy thực chất là những trại giam khổng lồ để chúng kìm kẹp, kiểm soát, bóc lột nhân dân, biến nơi đó thành nơi cung cấp đội quân đánh thuê của đế quốc Mỹ. Sau thất bại của chiến tranh cục bộ ở Miền Nam Việt Nam, Mỹ - Ngụy coi ấp chiến lược là vấn đề then chốt hàng đầu, là xương sống của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Do đó địch đã tung ra các biện pháp chiến lược “bình định cấp tốc”, “bình định bổ túc”, “bình định có trọng điểm” v.v. hòng gom dân, chiếm đất; Thực chất là cuộc chiến tranh giành dân.

Đối với phong trào cách mạng ở Gia Lai, từ trong kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ - tay sai, một chân lý, một quan điểm cơ bản là: Có dân là có tất cả, có dân mới xây dựng được thực lực chính trị, mới có cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang, mới xây dựng được cơ sở hậu cần tại chỗ… Nếu mất dân là mất tất cả.

Thực tiễn cuộc chiến tranh nhân dân đã khẳng định – Chỉ có dân, dựa vào dân, đi vào trong dân, cùng với dân bàn bạc, cùng với dân chiến đấu thì mới giữ vững và củng cố được lòng tin của dân, mới có thể thực hiện được nhiệm vụ giữ dân, giành dân, giành quyền làm chủ về tay nhân dân, mới xây dựng và phát triển được lực lượng cơ bản của cách mạng, mới củng cố và mở rộng được khối đoàn kết nhân dân các dân tộc. Đảng bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, cấp trên bám cấp dưới, bám cơ sở. Đó là một trong những bí quyết thành công của Đảng bộ trong tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng.

Những cán bộ, Đảng viên, chiến sĩ đi sâu hoạt động trong vùng địch; những cán bộ, đảng viên trở lại bám chiến trường sau hiệp định Giơ-ne-vơ, có đồng chí cà răng, căng tai, phơi mình trần ngoài nắng cho đen da, để hòa mình, cùng ở, cùng ăn, cùng công tác với dân, học nói thông thạo tiếng dân tộc là những hình ảnh cao đẹp, là biểu hiện phong cách của người chiến sĩ cách mạng quán triệt tinh thần lấy dân làm gốc, dựa hẳn vào dân, tin tưởng nhân dân để xây dựng phong trào cách mạng, giành từng người dân trong vùng địch kiểm soát.

Để phá quốc sách “ấp chiến lược”, chống lại biện pháp “bình định” của địch, Đảng bộ tỉnh xác định là phải có đòn tiến công quân sự mạnh, phải xây dựng lực lượng vũ trang có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, tiêu diệt được các chốt điểm do các đại đội bảo an của địch đóng giữ, diệt được các “đoàn bình định nông thôn”. Đồng thời phải chú trọng xây dựng được thực lực chính trị của quần chúng ngay trong các ấp chiến lược. Vì sức mạnh của quần chúng là ở tổ chức, phải tích cực kiên trì giáo dục, tổ chức quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh chống địch từ thấp đến cao, thì khi có đòn tiến công quân sự hỗ trợ, quần chúng mới có thể nổi dậy và nổi dậy thắng lợi và mới giữ vững được thành quả của nổi dậy. Tuyệt đại bộ phận các cuộc nổi dậy phá “ấp chiến lược” đều bùng lên từ trong “ấp chiến lược”.

Những cuộc đấu tranh hợp pháp chống địch, thực hiện hai chân ba mũi giáp công cũng từ hành động cách mạng của nhân dân các dân tộc hàng ngày trong lòng địch vùng lên đấu tranh, nhất là đồng bào ở vùng đất bằng phía tây tỉnh, mà tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của hàng ngàn người ở Plei Yam, Bảo Đức, Ia Sao, Ia Pét ở huyện 4 (Chư Păh), vùng Sung Ia O, Ia Phìn ở huyện 5 (Chư Prông).

Nhận thức sâu sắc việc phá ấp giành dân, giành quyền làm chủ của nhân dân, đánh bại biện pháp “bình định” của địch là vai trò của nhân dân, sự giác ngộ cách mạng của quần chúng, từ đó mà xây dựng cơ sở chính trị mạnh, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang mạnh. Kẻ địch dù có ra sức thực hiện các âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt đến đâu cuối cùng cũng phải chịu thất bại trước sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Vai trò quần chúng nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng vô cùng to lớn. Tuy trong hoàn cảnh trình độ sản xuất còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng khi được tiếp thu chủ trương của Đảng, được Mặt trận dân tộc giải phóng động viên, hô hào thì phong trào tham gia hưởng ứng của quần chúng rất mạnh mẽ, sẵn sàng hy sinh đóng góp cho cách mạng, cho chiến thắng quân thù. Dù phải ăn khoai sắn, nhưng hàng năm đồng bào đóng góp cho quỹ cách mạng từ 1000-1200 tấn lương thực, trong đợt tiến công và nổi dậy Xuân 1968, nhân dân Gia Lai góp 1.600 tấn lương thực chỉ để lại lúa làm giống, cho trẻ sơ sinh. Đợt đồng khởi 1960, đồng bào đã quyên góp hàng ngàn nồi, ghè, ching chiêng để ủng hộ Ủy ban Mặt trận, phụ nữ tháo vòng đồng nữ trang đưa cho du kích đúc tên, chông bố phòng đánh giặc.

Đồng bào Jơrai, Bahnar trong vùng địch kiểm soát đã nuôi giấu cán bộ hoạt động, chăm sóc nuôi dưỡng thương binh đánh sâu trong hậu cứ lành bệnh rồi đưa ra căn cứ an toàn. Thanh niên dân tộc tình nguyện nhập ngũ những ngày đồng khởi đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ trong các trung đội của tỉnh, bổ sung cho Khánh Hòa, Đăk Lăk, cho các đơn vị chủ lực liên khu của quận 30, 50 (Tiểu đoàn 30, 50). Điều đó thể hiện sự giác ngộ vượt bậc, nhảy vọt khi có ánh sáng của Đảng đưa đến buôn làng các dân tộc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:16:40 am »

*   *
*

4. Nhận thức việc xây dựng vùng căn cứ địa trên địa bàn tỉnh, có ý nghĩa thực tiễn to lớn, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.

Đảng bộ, các lực lượng vũ trang tỉnh trải qua 30 năm chiến tranh đã không ngừng xây dựng, củng cố địa bàn tỉnh thành căn cứ địa, hậu phương tại chỗ, bảo đảm, phục vụ chiến đấu cho bản thân lực lượng tỉnh và cho các đơn vị của trên, đó là vấn đề hết sức cơ bản, cấp bách trong chỉ đạo kháng chiến.

Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tỉnh đã chọn Xóm Ké, Đé Groi, Ya Hội, Sơ Tơr làm chiến khu, và từ năm 1950 trở đi đã hình thành vùng căn cứ rộng lớn khu vực Kon ha nưng làm căn cứ du kích, làm nơi đúng chân cơ quan Tỉnh trực tiếp chỉ đạo phong trào; làm nơi tập kết lực lượng chủ lực Liên khu V tổ chức những chiến dịch tiến công tiêu diệt địch.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Gia Lai là địa bàn chiến lược quan trọng không những đối với bản thân tỉnh, mà còn là vùng căn cứ vững mạnh phát triển nối tiếp Miền Tây các tỉnh đồng bằng, và xây dựng ngày càng lớn mạnh về phía tây thành căn cứ đứng chân vững chắc của Mặt trận Tây Nguyên; là hậu phương tại chỗ vững mạnh làm nhiệm vụ chính trị cơ bản lâu dài. Giặc Mỹ phải lo sợ sự vững mạnh của căn cứ địa Gia Lai, chúng phải ném vào địa bàn này 2 sư đoàn và một lữ đoàn quân chiến đấu Mỹ thiện chiến, một sư đoàn quân Nam Triều Tiên (chư hầu) cùng hàng chục vạn quân ngụy các loại, nhưng đành cam chịu thất bại.

Vấn đề cơ bản, then chốt của căn cứ địa là xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc làm lực lượng chính trị hùng hậu tại chỗ. Đảng bộ, đoàn thể nhân dân được xây dựng vững mạnh trong sạch. Lực lượng vũ trang địa phương quân chủ lực hoạt động trên địa bàn luôn luôn chấp hành tốt các chính sách, nhất là chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo và chính sách, kỷ luật vùng mới giải phóng. Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang phải làm tốt công tác vận động giác ngộ đồng bào các dân tộc, đoàn kết thống nhất, tin tưởng tuyệt đối, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Vinh dự, tự hào tại Gia Lai nơi tổ chức “Đại hội đoàn kết đánh Pháp” ngày 19-4-1946 mà Bác Hồ đã gởi thư thăm hỏi, tháng 10 năm 1961 Đại hội đại biểu các dân tộc miền núi Khu V họp thành lập phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên, một bộ phận khăng khít của Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam; thể hiện tiêu biểu cho khối đoàn kết các dân tộc, là căn cứ Gia Lai được xây dựng củng cố vững mạnh.

Gia Lai là căn cứ địa vững chắc, không những chung trong tỉnh, mà trên từng địa bàn huyện cũng đã xây dựng những khu căn cứ bảo đảm cho các cơ quan chỉ đạo Huyện, cho các đơn vị binh chủng chuyên môn, kỹ thuật áp sát thường xuyên tiến công địch như ở Thị 9 (PleiKu) huyện 8 (An Khê) giữ vững được phong trào. Ngay cả các Huyện vùng đất bằng, đồi trống, cơ quan, các đơn vị vũ trang vẫn bám trụ vững chắc, liên tục hoạt động được nhân dân che chở, phục vụ tận tình. Vì vậy việc xây dựng vùng căn cứ địa vững mạnh là phải đi đôi với đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của địch, đảm bảo thuần khiết nội bộ nhân dân.

Vùng căn cứ địa vững mạnh là hậu phương tại chỗ, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách hậu phương quân đội, là khu vực hậu cần nhân dân, huy động mọi tiềm lực của dân đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Đi đôi huy động sức dân là phải chăm lo bồi dưỡng, cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội cho dân. Phát động quần chúng nhân dân tăng gia sản xuất tiết kiệm, khai thác các luồng hàng đáp ứng nhu cầu của dân; quan tâm đầy đủ việc cứu đói, cứu đau, cứu lạt cho dân, chống địch phá hoại mùa màng, bao vây kinh tế vùng căn cứ của ta.

Vùng căn cứ địa Gai Lai đã hình thành hệ thống hành lang Trung ương và địa phương vững chắc, luôn luôn đảm bảo an toàn, thông suốt trong suốt cuộc kháng chiến. Con đường hành lang Trung ương Bắc – nam, đường chiến lược 1B (đường mòn Hồ Chí Minh) mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng chưa đứt một tuyến nào, bảo đảm lương thực, thực phẩm, nghỉ ngơi an toàn cho các đoàn khách lai vãng. Là hệ thống đường đảm bảo vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm có tầm chiến lược, chiến dịch, tiếp thu đầy đủ sự chi viện của Trung ương, cung cấp cho tỉnh và cho chiến trường các tỉnh bạn, nơi tiếp nhận và cung cấp cho quân tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế.

Vùng căn cứ đã nuôi dưỡng các lực lượng vũ trang và nhân dân qua các thời kỳ kháng chiến, nhất là những thời điểm địch đánh phá ác liệt, thả chất độc hóa học; nhưng các lực lượng vũ trang đã nhận thức đúng đắn công tác hậu cần tại chỗ, sản xuất tự túc. Nơi nào có lực lượng vũ trang trú quân là nơi đó có hàng ngàn rẫy sẵn (mỳ). Nhân dân các dân tộc có “rẫy kháng chiến”, “rẫy cách mạng”, khẩu hiệu “ăn mỳ đánh Mỹ, ăn mỳ thắng Mỹ” đã thấm nhuần trong dân, trong các đơn vị bộ đội, cơ quan dân, chính, Đảng.

Trong điều kiện chiến đấu ác liệt suốt 30 năm, Gia Lai thực sự là vùng căn cứ địa cách mạng đứng vững trước mọi âm mưu đánh phá ác liệt, thâm độc, xảo quyệt của các kẻ thù. Nơi trụ bám kiên cường của các lực lượng vũ trang nhân dân, nơi nuôi dưỡng phong trào cách mạng lúc khó khăn ác liệt, nơi đứng chân của các binh đoàn chủ lực Tây Nguyên, Quân khu V tiến hành tấn công và phản công địch giành nhiều thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 08:17:30 am »

*   *
*

5. Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của phong trào cách mạng và chiến tranh giải phóng ở nước ta.

Thắng lợi của 30 năm chiến tranh giải phóng của nhân dân ta cũng như trên địa bàn Gia Lai, trước hết bắt nguồn từ đường lối chính trị và đường lối quân sự đúng đắn của Đảng. Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn chiến tranh, ra sức xây dựng Đảng bộ quân sự vững mạnh về tư tưởng và tổ chức, kiên định đường lối phương châm công tác. Quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường, các cấp lãnh đạo đã vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của địa bàn tỉnh để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu giành nhiều thắng lợi.

Lực lượng vũ trang luôn luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ để tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. Từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Ban Cán sự Đảng bộ Tây Sơn kịp thời quyết định tổ chức các lực lượng khẩn trương trở lại chiến trường, bám dân, bám đất, đi sâu vào lòng địch, học hỏi, vận dụng xây dựng cơ sở địch hậu. Trên chiến trường hậu địch, đầy khó khăn gian khổ ác liệt Ban Cán Sự GiaKon thực hiện chủ trương thống nhất Quân, Dân, Chính, Đảng, thống nhất chế độ, tất cả hướng về cơ sở đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh, nắm vững phương châm, phương pháp hoạt động trong vùng địch hậu. Cán bộ chiến sĩ rèn luyện chiến đấu giỏi, làm tốt công tác vận động quần chúng xây dựng cơ sở. Cán bộ chính trị, chuyên môn các ngành vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn phải bám sát xây dựng cơ sở, phải chăm lo xây dựng làng, xã chiến đấu, biết lãnh đạo nhân dân sản xuất. Đó là điểm sáng tạo trong chỉ đạo cụ thể của Đảng bộ tỉnh trên chiến trường địch hậu.

Sức mạnh lãnh đạo của Đảng bộ Gia Lai là luôn luôn gắn bó chặt chẽ với quần chúng, với đồng bào các dân tộc. Nắm vững chính sách dân tộc của Đảng, trụ bám sâu sát trong quần chúng. Khẩn trương kịp thời tổ chức lực lượng trụ bám chiến trường trong bước ngoặt của cuộc chiến tranh sau hiệp định Giơnevơ, nhanh chóng hòa mình len lõi hoạt động trong quần chúng nhân dân các dân tộc. Nhờ bám sát tồn tại ngay trong quần chúng mà cán bộ, đảng viên lãnh đạo các cấp đã nắm được địch, hiểu được các âm mưu thủ đoạn của địch, phát huy được trí thông minh, tài năng đánh giặc phát huy to lớn lực lượng quần chúng trong đấu tranh chính trị, tiến công binh vận, thực hiện đấu tranh hai chân, ba mũi giáp công đánh địch.

Đảng bộ đã quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang lực lượng chính trị cả về tư tưởng và tổ chức. Thường xuyên kiện toàn các tổ chức Đảng, xây dựng trong sạch vững mạnh, chăm lo nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ, cấp ủy Đảng, thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ, xem đó là khâu quyết định thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ của Đảng trên chiến trường. Tỉnh ủy quyết định cử nhiều cán bộ Đảng có phẩm chất, năng lực sang chỉ huy, chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp tỉnh, Huyện, Phó Bí thư tỉnh ủy sang làm chính trị viên Tỉnh đội, Bí thư Huyện ủy làm chính trị viên Huyện, Thị đội. Nhiều Tỉnh ủy viên người dân tộc sang làm Huyện đội trưởng, Huyện đội phó, chính trị viên phó Huyện đội. Bí thư Tỉnh ủy, Huyện ủy, bí thư chi bộ luôn luôn nắm chắc chất lượng dân quân tự vệ cơ sở và bộ đội địa phương tỉnh, huyện. Đội ngũ nữ trợ lý dân quân người dân tộc được bổ sung đầy đủ ở Ban Dân Quân tỉnh và trợ lý các Huyện đội. Trên cơ sở đó mà tỉnh thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng chiến đấu của lực lượng vũ trang cơ sở.

Trong chỉ đạo cụ thể, Tỉnh ủy, Ban Cán sự Tỉnh đội đặt đúng vị trí vai trò cán bộ dân tộc để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng ngày một đông đảo, trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Đội ngũ cán bộ dân tộc hoàn thành các nhiệm vụ trên các cương vị được phân công.

Sức mạnh lãnh đạo của Đảng bộ còn ở chỗ tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên luôn luôn giữ vững và nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, nêu cao khí tiết cách mạng trước kẻ thù như Bok Wưu, đồng chí Đei bí thư Chi bộ, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, tận tụy hy sinh chiến đấu như liệt sĩ Y Đôn vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.

Được Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo, xây dựng trong chiến đấu công tác các lực lượng vũ trang tỉnh đã hòa mình trong cuộc kháng chiến toàn dân, là những chiến sĩ chiến đấu giỏi, công tác vận động quần chúng tốt, tăng gia sản xuất tự túc thu nhiều kết quả. Thường xuyên duy trì tốt cuộc vận động rèn luyện xây dựng chi bộ 4 tốt, Đảng viên 4 tốt, đẩy mạnh cuộc vận động học tập, sinh hoạt tư tưởng, tự phê bình và phê bình, tổng kết kinh nghiệm, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy cán bộ, đảng viên các cấp, đưa phong trào nhân dân du kích chiến tranh ngày càng trưởng thành không ngừng phát huy bản chất giai cấp công nhân, hun đúc thành những truyền thống:

- Lực lượng vũ trang nhân dân luôn luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với nhân dân. Căm thù chủ nghĩa đế quốc xâm lược, bọn phản động tay sai cho giặc và mọi lực lượng chống lại lợi ích của nhân dân lao động, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Độc lập Tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của nhân dân.

- Nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, biết đánh, biết thắng, dũng cảm mưu trí, trong chiến đấu, kiên trì bám trụ trong vận động quần chúng, cần cù sáng tạo trong lao động, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

- Gắn bó máu thịt với nhân dân lao động, một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Tôn trọng, học hỏi, giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, dựa vào dân mà hoạt động, cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng, quân dân một ý chí.

- Nội bộ đoàn kết chặt chẽ, cán bộ chiến sĩ thực sự bình đẳng về chính trị, thương yêu nhau như ruột thịt, trên dưới một lòng, kỷ luật nghiêm minh, thống nhất ý chí và hành động.

- Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, luôn luôn mưu cầu tiến bộ, không ngừng rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, bản lĩnh chiến đấu, năng lực công tác, làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự cách mạng Việt Nam và khoa hoc kỹ thuật quân sự hiện đại.

- Có tinh thần quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết thủy chung, chí nghĩa chí tình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM