Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:44:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia Lai 30 năm chiến tranh giải phóng  (Đọc 9130 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 10:11:56 am »

Rừng núi Tây Nguyên bừng bừng khí thế đánh Mỹ.

Đêm 19/10/1965, các đơn vị có nhiệm vụ nghi binh lừa địch nổ súng uy hiếp cứ điểm Đức Cơ, tiến công Đồn Tân-Lạc. Đại đội 2 của Tiểu đoàn 15 tập kích đánh rã Trung đội dân vệ đóng giữ ở nhà thờ cũ Mỹ Thạch, thu 32 súng, buộc địch dùng máy bay C47 đến bắn phá chi viện. Trong lúc đó Trung đoàn 43 vẫn lặng lẽ khẩn trương củng cố công sự vây ép cứ điểm PleiMe.

22 giờ 04 phút ngày 19/10, bộ đội chủ lực tấn công diệt đồn Chư Ho, tiền đồn bảo vệ trại biệt kích PleiMe, 400 tên biệt kích Ngụy cùng 12 tên cố vấn Mỹ bị giam hãm chặt trong hệ thống chiến hào bao vây của ta.

Quân Mỹ ráo riết phản kích. Ngày 20 tháng 10, chúng huy động 200 lần chiếc máy bay liên tục ném bom, bắn phá trận địa vây ép của ta. Bom phá, bom bi, bom phốt pho, napan trùm kín khu chiến. Lửa napan bốc cháy hừng hực tạo thành bức thường khói lửa trùm kín trận địa quân ta. Rừng núi xơ xác, đất bazan bị cày xới một màu đỏ rực; cây cối đổ ngổn ngang, đất đá nham nhở. Bộ binh địch trong đồn liên tục bung ra phản kích. Mặc cho địch lồng lộn đánh phá, cuộc vây cứ điểm đến ngày thứ tư, bộ đội phải ăn gạo rang dự trữ, nhưng viện binh địch chưa xuất hiện. Bộ đội ta vẫn anh dũng giữ vững quyết tâm vây chặt địch.

Qua 5 ngày dội bom đánh phá chúng không phá vỡ được vòng vây của bộ đội ta. Bọn chỉ huy Biệt khu 24 phải cho quân giải tỏa(1).

Sáng ngày 23 tháng 10, một chiến đoàn hỗn hợp ngụy gồm Tiểu đoàn 21, 22 biệt động và Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 42 cùng với chiến đoàn thiết giáp số 3 từ Pleiku theo đường tỉnh lộ 21 vào giải tỏa PleiMe. Đúng 9 giờ đội hình địch lọt vào trận địa phục kích của Trung đoàn 320. Cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt giữa ta và địch ngay từ đầu. Đoàn xe cơ giới của địch bị cắt ra thành nhiều đoạn. Nhiều xạ thủ bắn xe cơ giới địch rất chính xác, chiến sĩ b40 Nguyễn Văn Lãng bắn 3 quả đạn diệt 3 xe cơ giới; Lương Văn Bạt bắn 2 phát đạn diệt 2 xe M48; Chiến sỹ Nguyễn Văn Hàng bắn cháy 5 xe M113; hàng chục xe cơ giới địch bốc cháy ngùn ngụt, khói trùm lên trận địa. Địch bị dồn về điểm cao 601. Ta và địch giành nhau từng gốc cây, ụ mối, hàng chục xe cơ giới địch liên tiếp bị bắn cháy, đội hình chúng bị chia cắt, phá vỡ. Những tên còn sống sót vội bỏ xe tháo chạy. Trung đội dân quân du kích làng Siêu (xã E9) đón lõng diệt 25 tên, thu 10 súng.

Đến 18 giờ trong ngày, trận địa im tiếng súng, xác xe, xác địch nằm ngổn ngang trên điểm cao 601 và dọc đường tỉnh lộ số 21. Chiến đoàn 3 thiết giáp, một tiểu đoàn và đại đội quân biệt động bị tiêu diệt; bắn cháy và phá hủy 89 xe quân sự các loại.

Bị vố đánh phủ đầu quá đau, quân Mỹ buộc phải nhảy ra ứng cứu. Nhằm bất ngờ đánh sâu vào hậu phương chiến dịch của ta, chúng gấp rút tổ chức căn cứ hành quân tại đồn điền chè Bàu Cạn, liên tiếp cho máy bay trinh sát thăm dò dọc sát biên giới Campuchia, máy bay B52 dội bom xuống các trục hành lang, đổ quân từng Đại đội theo lối “nhảy cóc” xuống khu vực làng Mui, làng Ia Riêng, Plei Klăh đông nam suối Ia Mơ và Plei-Thê sát biên giới. Dân quân du kích các xã Ia Mơ, Ia Pnôn đã phối hợp với bộ đội chủ lực thiết lập sẵn thế trận, đã dũng cảm tiêu diệt từng tốp địch. Gồm 300 tên Mỹ bị giết, bị thương. Ta bảo vệ được các khu vực kho tàng, các trạm thực phẩm, bảo vệ được thương binh đang điều trị. Bị thua đau trận đòn thứ hai, ngày 9 tháng 11, các toán quân nhảy cóc này phải rút lui về Pleiku.

Ngày 10 tháng 11, tướng KiNa – Tư lệnh Sư đoàn 1 không vận gấp rút điều Lữ đoàn 3 kỵ binh do Đại tá Han Mơ chỉ huy từ căn cứ An Khê đổ quân xuống Bàu Cạn từ một bộ phận xuống Plei Ngo.

Chủ động tiến công ngay lúc địch đang triển khai thế trận, liền đêm 11 tháng 11, Tiểu đoàn đặc công 952 có du kích xã E5 (Ia Phìn) và các chiến sĩ đội vũ trang biệt động thị Pleiku dẫn đường, bất người tập kích vào sở chỉ huy hành quân và sân bay dã chiến Bàu Cạn, phá hủy 40 máy bay lên thẳng, diệt 200 tên Mỹ, thu 4 súng AR15. Tuy bị đánh phủ đầu khá đau, nhưng đến 14 tháng 11 chúng xúc Tiểu đoàn 1 của Lữ đoàn 3 đổ xuống bắc Chưprông 3 kilômét, đổ Tiểu đoàn 2 và 2 trận địa pháo xuống Pleiklăh, nam Ia Drăng.


(1) Biệt khu 24 gồm Tiểu khu Pleiku và Tiểu khu KonTum tách khỏi vùng chiến thuật II. Tăng cường cho Biệt khu 24 có Trung đoàn 42 cộng hòa – Thành lập Quân khu II (Không tổ chức vùng 2 chiến thuật) – Sách LLVTND Tây Nguyên, Trang 44
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 10:14:37 am »

THẾ TRẬN ĐÃ MỞ

Cánh quân địch vừa đổ xuống Chưprông đã bị Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 chặn đánh tiêu diệt một Đại đội. Hôm sau Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66 lại tiến công tiêu diệt Đại đội thứ 2. Bị đánh đau, Oét-Mô-Len phải dùng 100 lần chiếc B52 ném bom rãi thảm dọc thung lũng Ia Drăng. Y cho rằng; “Vì không còn cách nào khác, Lữ đoàn 3 kỵ binh không vận đang nguy khốn…”

Bộ đội ta vượt qua bom pháo truy kích sát gót địch, chúng không dám cụm lại để chờ máy bay lên thẳng đến cứu mà lợi dụng đêm tối chạy bộ hòng thoát khỏi Ia Drăng. Nhưng chúng chỉ chạy loanh quanh chưa được 5 km. Sáng 17 tháng 11 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 do Tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi chỉ huy gặp địch nổ súng công kích. Nghe tiếng súng Tiểu đoàn 33 do Tiểu đoàn Phó Luận chỉ huy lao đến phối hợp. Ta và địch giành nhau từng gốc cây, khóm rừng, vượt qua bom, rốc-két từ máy bay lên thẳng bắn xuống. Cuộc giáp chiến vô cùng ác liệt các chiến sĩ ta quần đánh địch với cả phía trước, phía sau, bên sườn. Cán bộ chỉ huy Tiểu đoàn 8 và Tiểu đoàn 33 đều hy sinh. Chính trị viên Phó Đại đội Đinh Văn Đế 3 lần bị thương vẫn bám đội hình tiếp tục chỉ huy chiến đấu, bắn chết 5 tên Mỹ, hết đạn anh dùng dao găm đâm chết một tên Mỹ khác.

Sau 4 ngày đêm chạm trán quyết liệt với bộ đội ta, Tiểu đoàn 1 kỵ binh không vận Mỹ chỉ còn một số tên sống sót chạy về căn cứ. Thượng sĩ Mi-gen-xay-cơ mô tả nỗi kinh hoàng của lính Mỹ “tôi nghe tiếng kêu la khắp quanh tôi, tôi bảo những người còn sống sót cứ liều mình mà chạy thì may ra còn sống, chưa bao giờ chúng tôi chạy nhanh đến thế, chúng tôi phải bỏ lại phần lớn những người bị thương, họ kêu la thảm thiết…” (Miền Nam giữ vững thành đồng – Tập 4 – NXB khoa học xã hội – Hà Nội – Trang 73).

Diệt xong Tiểu đoàn 1 Mỹ, bộ đội ta chuyển sang vây đánh Tiểu đoàn 2 không vận tại nam Ia Drăng, diệt 200 tên, phá hủy 3 pháo lớn, bắn rơi 7 máy bay trực thăng.

Oét-mô-len buộc phải ra lệnh cho quân ngụy đến ứng cứu, giải vây cho Mỹ. Ngày 18 tháng 11, hai chiến đoàn dù ngụy số 1 và số 2, lực lượng dự bị chiến lược của Ngụy đổ quân xuống Ia Pơ Man, Ia Nau. Quân ta đã bố trí sẵn thế trận. Trung đoàn 320 xuất kích. Trên 200 tên lính dù phơi xác tại trận địa.

Không dám kéo dài chiến trận hơn nữa, ngày 19 tháng 11 toàn bộ quân địch rút khỏi thung lũng Ia Drăng.

Sau 30 ngày chủ động và liên tục tấn công, ta đã đánh bại và tiêu diệt lớn cả quân Mỹ và Ngụy. Trong đó ta diệt Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 3 không vận Mỹ, chiến đoàn 3 thiết giáp và 1 Tiểu đoàn ngụy, phá hủy 89 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 59 máy bay lên thẳng, tiêu diệt 2.964 tên địch, trong đó có 1.700 tên Mỹ, phá 5 pháo lớn, thu 73 súng, 58.000 viên đạn(1).

Chiến thắng PleiMe là kết quả của tinh thần quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ của quân và dân Gia Lai cùng bộ đội chủ lực Tây Nguyên. Là kết quả của sự chỉ đạo sắc sảo, đánh giá đúng địch, ta, khôn khéo phát huy thế hiểm của núi rừng, lợi dụng địa hình bày sẵn thế trận, vận dụng linh hoạt sáng tạo phương châm tư tưởng chỉ đạo tác chiến, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta ở nơi ta đã lựa chọn. Là cách đánh phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực ta, lôi địch ra khỏi công sự của chúng mà đánh; kết hợp với lối du kích chiến tranh được xây dựng vững chắc bảo vệ hậu phương chiến dịch; Chiến thắng PleiMe đã chứng minh tính ưu việt của phong trào chiến tranh nhân dân. Trên địa bàn xảy ra chiến sự, lực lượng du kích chiến đấu tại chỗ mạnh như các xã Ia Phin, Ia Lâu, Ia Mơ… linh hoạt cơ động còn hơn trực thăng Mỹ. Quân Mỹ đổ quân đến đâu là ngay tại đó trực thăng bị bắn rơi, quân Mỹ bị ăn đòn của du kích, của bộ đội đặc công và của bộ đội địa phương tại địa bàn.

Chiến thắng PleiMe, tiêu diệt một tiểu đoàn quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường Miền nam, đã thổi lên hồi kèn thắng trận tiêu diệt Tiểu đoàn Mỹ đầu tiên trên chiến trường Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa quân vào Tây Nguyên và cũng là lần đầu tiên Mỹ phải rút chạy về chiến dịch; lần đầu tiên Sư đoàn Kỵ binh Không vận ra quân và bị thất bại.

Chiến thắng PleiMe thôi thúc khí phách anh hùng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh kiên cường bám buôn làng nương rẫy, ngày đêm đánh giặc. Bộ Tổng tư lệnh đã gửi thư khen quân và dân Tây Nguyên. Chính phủ đã quyết định tặng thưởng cho các đơn vị chiến thắng quân Mỹ ở PleiMe 02 Huân chương Quân công hạng nhất(2).

Trong bước đọ sức với quân chiến đấu Mỹ, với đối tượng tác chiến mới, lực lượng chiến cuộc nòng cốt trong chiến tranh của đế quốc mỹ, ta đánh thắng Mỹ ngay từ trận đầu. Qua cuộc đọ sức này ta đã đúc kết được kinh nghiệm, khẳng định lòng tin, sẵn sàng đánh thắng những âm mưu, biện pháp chiến lược và thủ đoạn đánh phá của quân Mỹ.


(1) Những sự kiện quân sự - Viện Lịch sử Quân sự - Quốc phòng, trang 143
(2) Điện Quân ủy Miền gửi BTL Tây Nguyên, 12-1965 Lực lượng vũ trang nhân dân Tây nguyên, Trang 64
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:26:27 am »

*   *
*

VÀNH ĐAI DIỆT MỸ

Từ khi quân Mỹ vào lập căn cứ ở Tân Tạo, được sự chỉ đạo của Quân Khu, học tập kinh nghiệm các vành đai diệt Mỹ ở Chu Lai – Đà nẵng, “Vành đai diệt Mỹ” ở Gia Lai được tổ chức.

Vành đai diệt Mỹ ở An Khê gồm nhân dân, các đội du kích tập trung của xã Bắc (huyện Kbang), phía Nam có xã chiến đấu A1 (Nay thuộc xã Yang Bắc – An Khê). Cùng với quân dân 2 xã còn có các phân đội chuyên môn đặc công, công binh áp sát quanh căn cứ Tân Tạo. Nhân dân các xã Bắc và xã Tân Tạo có trên 2.000 người. Hai xã này có truyền thống chiến đấu kiên cường và xây dựng xã chiến đấu có nhiều kinh nghiệm, bám trụ vững chắc. Nội bộ nhân dân được thuần khiết, tổ chức các đoàn thể quần chúng chặt chẽ. Các Trung đội du kích xã cùng các Phân đội Kỹ thuật chuyên môn, các đơn vị công binh tỉnh về sau tăng cường các Đại đội đặc công của Tiểu đoàn 407 đến Đại đội 2 Tiểu đoàn đặc công 450, thường xuyên bám chắc địa bàn. Tuy các đơn vị bố trí đứng chân phân tán để kèm cặp dân quân du kích nhưng thống nhất thành thế trận chiến đấu trong kế hoạch chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp đủ sức vây hãm, tiến công địch dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng địa phương, phía Bắc do đồng chí Chiêu – Bí thư chi bộ, phía Nam do đồng chí Bà Đã – cán bộ xã chỉ huy. Vành đai diệt Mỹ trở thành một trong những khu vực chiến tranh diễn ra quyết liệt nhất giữa ta và địch.

Khi Mỹ vào An Khê, chúng đốt sạch các làng đồng bào dân tộc Bahnar chung quanh, phá sạch các nương rẫy hoa màu dọc nam và bắc đường 19. Pháo địch ở Tân Tạo cùng hàng ngàn máy bay trực thăngvũ trang luân phiên liên tục bắn phá hàng tuần lễ vào xã Bắc và xã A1, trong vòng 15 ngày cuối tháng 9/1965, gần 2.000 dân ở đây trung bình mỗi người phải chịu một phát đạn đại bác hoặc một quả rốc-kết.

Ác liệt. Căng thẳng. Cuộc chiến đấu trên vành đai diệt Mỹ diễn ra liên tục suốt ngày đêm. Nhưng với vũ khí thô sơ, hầm chông cạm bẫy, các đội du kích xã Bắc và xã A1 quanh căn cứ Tân Tạo đã liên tục đánh bại các cuộc đổ quân lùng sục của Sư đoàn Không vận Mỹ. Trong 3 tháng đông 1965, du kích xã Bắc đánh gần 100 trận, loại 452 địch, có 66 tên Mỹ, bắn rơi 11 trực thăng, phá hủy 16 xe quân sự, có 9 xe bọc thép. Nữ du kích Phơng, người con gái dân tộc Bahnar của xã Bắc, giữa ban ngày đã luồn vào phục kích trong hàng rào kẽm gai của sân bay Tân Tạo, dùng súng trường bắn cháy 01 máy bay lên thẳng. Nhân dân xã Bắc đã cắm 5.257.900 cây chông, đào 210 hầm chông. Dù bị bắn phá ngày đêm của pháo địch nã từng chùm vào xã, nhưng được sự chỉ đạo kiên quyết của đồng chí Chiêu – Bí thư chi bộ, nhân dân xã Bắc đã kiên cường bám trụ sát nách căn cứ địch(1).

Ngoài vành đai diệt Mỹ của xã Bắc và xã A1, liền với phía Tây An Khê, giáp đông đèo Mang Yang, mạn nam đường chiến lược số 19 đã xây dựng xã A3 huyện 7 (nay là xã ChơKơrei thuộc huyện Kông Chro) là xã chiến đấu toàn diện.

Xã A3 có 7 làng, số dân 1.667 người, dân tộc Bahnar, thành lập 2 Trung đội du kích xã vững. Đội du kích luôn thay phiên hoạt động bám đường 19. Trong 3 năm từ năm 1965 đến năm 1968, đội du kích đã đánh 329 trận, diệt 1.891 tên địch, có 145 tên Mỹ. Du kích thường xuyên phối hợp tác chiến với Tiểu đoàn 15 tỉnh, Trung đoàn 95 chủ lực, đánh diệt nhiều đoàn xe vận tải quân sự. Riêng đội du kích xã A3 đã phá hủy 62 xe quân sự, có 5 xe tăng, phá hủy 4 pháo 105 ly, đánh sập 2 cầu, 2 lô cốt địch gác đường, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng. Đường hành lang Trung ương vận chuyển qua đường 19, đi vào giữa xã, suốt hàng chục năm được du kích và nhân dân bảo vệ các đoàn cán bộ, tải sản, vũ khí khối lượng lớn được an toàn. Nhân dân trong xã bố phòng trên 3,5 triệu cây chông. Ở sát đường 19 nhưng Mỹ không cách gì phá nổi xã chiến đấu(2).

Từ tháng 03/1965, Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ vào Miền Nam. Nhà cầm quyền hiếu chiến Mỹ hy vọng tạo nên một sự thay đổi quan trọng trong tương quan lực lượng trên chiến trường nghiêng về phía có lợi cho chúng. Nhưng thực tế diễn biến trên chiến trường Miền Nam cũng như địa bàn Gia Lai đã hoàn toàn ngược lại ý muốn chủ quan của chúng. Lực lượng cách mạng không lùi về phòng ngự mà vẫn tiếp tục tiến công. Ta không những tiêu diệt hàng mảng lớn quân ngụy, giữ vững và chủ động mở rộng vùng giải phóng, mà còn bước đầu đánh thắng các đơn vị chiến đấu Mỹ.

Vành đai diệt Mỹ đã vây hãm chúng trong những căn cứ quân sự, làm cho quân lính luôn nơm nớp lo sợ quân du kích. Không những ta phát huy nhiều sáng kiến trong tiêu diệt sinh lực địch mà còn mưu trí và dũng cảm phá hủy phương tiện chiến tranh của địch.


(1) Ngày 06/11/1978 xã Bắc được Chính phủ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
(2) Ngày 20/12/1976 xã A3 được Chính phủ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:27:15 am »

Mỹ vào Gia Lai, ngoài việc cày ủi trắng hai bên đường chiến lược 19 mỗi bên hơn 500 mét để chống hoạt động của du kích, chúng còn xây dựng một hệ thống ống dẫn dầu từ cảng Qui Nhơn dọc theo quốc lộ 19 lên thị xã Pleiku để phục vụ cho các phương tiện chiến tranh của chúng. Nhưng Mỹ không lường nổi sức tiến công ngày đêm của mạng lưới nhân dân du kích chiến tranh hai bên nam và bắc đường 19. Ống dẫn dầu nằm nổi trên mặt lề đường là mồi trực tiếp cho những tay súng trường thiện xạ của du kích. Có đêm du kích bắn thủng hàng trăm mét ống, dầu chảy lai làng, giặc Mỹ chịu không nổi. Chúng đối phó bàng cách đào mương chôn ống dầu dưới lòng đấu sâu từ 5 đến 6 tấc. Nhưng cũng không lọt qua mưu trí không khéo của du kích. Ống dẫn dầu của địch vẫn bị phá, và khi đường ống chôn quá sâu bị phá, Mỹ càng khó tìm ra chỗ hỏng để sửa chữa. Cuối cùng đến đầu năm 1967, chúng phải đào bỏ toàn bộ hệ thống đường ống này.

Trên vùng đất bằng của tỉnh, vành đai diệt Mỹ được tỉnh chỉ đạo xây dựng phù hợp sát địa hình để duy trì thế tiến công địch liên tục, nhưng vẫn giữ được thế hợp pháp cho quần chúng, không cho địch chia cắt thành hai vùng phân cách để chúng đánh phá hủy diệt vùng ta. Vành đai diệt Mỹ vùng đất bằng phía Tây gồm các xã B5, B6, B7 (thuộc Chư Păh), xã E5 (Ia Phìn – Chưprông), xã E14 (Ia Lốp thuộc Chư Sê) và xã Gào (thị xã Pleiku). Liên tục mấy năm liền các xã vành đai này đã giữ vững khí thế đấu tranh đánh địch, bảo vệ được dân, bảo vệ phong trào cách mạng, hoạt động của chiến tranh du kích có kết quả.

Trên đường 14 địa thế bằng phẳng, rừng non thưa thớt xen kẽ những vạt tranh non cao gần thắt lưng. Từ khi Sư đoàn 4 Bộ binh Mỹ vào đóng tại La Sơn, vùng phía Tây tỉnh càng bị bom pháo của địch cày xới tơi tả, tạo ra những bãi trống trơ trọi hàng 500 – 800 mét. Quân Mỹ đắc chí với địa hình bằng phẳng trống trải này. Ngoài từng tốp máy bay lên thẳng tuần tiểu, hàng ngày chúng bố trí một tuyến bót gác của dân vệ, bảo an bảo vệ trục giao thông 14. Puih Thu – Xã đội trưởng E14 (Ia Lôp) đã sáng tạo mưu trí cách đánh độc đáo, anh mặc khố, ở trần, mang gùi nhỏ đi rừng tìm trái cây, hái nấm, chỉ thấy trên tay anh cầm một con dao nhỏ. Nhưng bọn lính gác đường không sao phát hiện nổi ở cổ chân anh lại buộc dây thừng kéo lê khẩu súng trường Mỹ; đến nơi có bụi cây rậm anh giả ngồi nghỉ mát và sẵn sàng tư thế dùng súng trường ngắm bắn diệt các xe quân sự Mỹ chạy trên đường 14. Nhiều lần anh thực hiện mưu kế này ở nhiều đoạn đường khác nhau. Mùa đông năm 1966, trong 3 tháng Puih Thu đã bắn cháy trên chục chiếc xe quân sự Mỹ, có 2 xe Jeép, chết hàng chục tên lính Mỹ. Anh còn hướng dẫn cho du kích xã bám đường tiêu hao địch liên tục. Lính Mỹ bị diệt, bọn bảo an dân vệ gác đường sợ co lại, không dám lùng sục sâu. Nhân dân xã 14 vẫn sống hợp pháp sát nách căn cứ địch, rất tin tưởng đội du kích do Puih Thu chỉ huy(1).

Đi đôi với chiến đấu tiêu diệt địch, Tỉnh đội phát động phong trào đấu tranh binh, địch vận, nhất là từ khi Sư đoàn 4 vào đóng phía Nam tỉnh. Từng xã tổ chức các Trung đội du kích kẻ bảng viết khẩu hiệu kêu gọi binh sĩ Mỹ đấu tranh đòi hồi hương, chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt nam; khẩu hiệu viết bằng ba thứ tiếng Mỹ, Việt Nam và tiếng dân tộc, nội dung do Ban binh vận tỉnh phổ biến.

Trên trục đường 14 hàng trăm khẩu hiệu binh vận được giăng đầy trước những bãi tranh trống trải. Sư đoàn 4 Mỹ tức tối, cho lính ra nhổ phá khẩu hiệu, nhưng lại có hàng trăm khẩu hiệu khác giăng lên. Ăn quen lính Mỹ mò ra nhổ, mìn và lựu đạn du kích đã gài dưới gốc trụ khẩu hiệu nổ tung, mấy tên lính Mỹ toi mạng. Bị thiệt hại, bọn chỉ huy Mỹ dùng máy bay trực thăng (loại trinh sát) bay rà thấp theo dọc đường để gỡ phá khẩu hiệu. Do địa hình trống trải du kích không bắn máy bay được, xã đội phó Hyơng (xã E14) nảy ra sáng kiến: Dùng cây lồ ô lớn bám trụ khẩu hiệu, đầu trụ chứa một đoạn trống thả lọt quả bom bi, trên gác đầu bảng khẩu hiệu có dây kẽm cột đính khẩu hiệu với quả bom bi, cánh của bom bi tung xòe ra bom bi nổ ngay, đứt đôi chiếc trực thăng, 2 tên lính Mỹ toi mạng. Từ đấy trở đi, lính Mỹ, lính Ngụy không tên nào dám ra gỡ khẩu hiệu của du kích nữa.

*   *
*

Trải qua một năm (9/1965 – 8/1966) khi 2 Sư đoàn quân chiến đấu Mỹ vào Gia lai, cuộc chiến tranh của quân và dân các dân tộc trong tỉnh cực kỳ quyết liệt và thu nhiều thắng lợi bước đầu. Quân dân Gia lai đã nêu cao tinh thần quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, đánh phủ đầu một đòn mạnh vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đặt tiền đồ tin tưởng vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo. Nó thể hiện tính đặc sắc trong nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh của Đảng bộ, phát huy kịp thời và cao độ truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tuy nhiên đó chỉ là những thử thách ban đầu trong các trận đọ sức đối với quân Mỹ. Với tiềm lực quân sự và kinh tế của một tên đế quốc đầu sỏ, bản chất cực kỳ ngoan cố, hiếu chiến, chúng đã cơ bản triển khai được kế hoạch bố trí lực lượng, thiết bị chiến trường, tổ chức chỉ huy ráo riết xúc tiến biện pháp “tìm diệt” đi đôi với gom dân lập ấp “bình định” của chúng nhằm tiến công vào căn cứ quân chủ lực Tây Nguyên và phong trào du kích chiến tranh của tỉnh.

Về ta, những khu vực gần căn cứ quân sự Mỹ, ta vẫn giữ được quyền nhân dân làm chủ, nhưng mức độ ác liệt ngày càng tăng. Đời sống và sinh hoạt của nhân dân và bộ đội gặp nhiều khó khăn, có nơi thiếu ổn định.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân trong tỉnh đang bước vào một thời kỳ mới rất quyết liệt và phức tạp.


(1) Anh Puih Thu năm 1965 được Ủy ban TW Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng đầu tiên được tuyên dương của Lực lượng vũ trang Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:30:48 am »

*   *
*

II/ Cùng quân và dân Miền Nam đánh thắng hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của quân Mỹ. Mùa khô lần thứ nhất:

Đến cuối năm 1965, đế quốc Mỹ đưa vào Miền Nam nước ta trên 20 vạn quân chiến đấu Mỹ và chư hầu, trong đó có 184.000 quân Mỹ, một lực lượng lớn binh khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh và hơn 50 vạn quân ngụy các loại.

Trên địa bàn Gia Lai, tháng 8 năm 1966 Sư đoàn 4 Bộ binh Mỹ vào đóng ở La Sơn, đông cao điểm Chữ HơDrung; Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 (“Tia chớp nhiệt đới”) đóng ở Cơ Ty Prông (đồi Đức Mẹ).

Với binh lực và binh khí kỹ thuật lớn tập trung trong tay, Oét-mo-len chủ quan hy vọng vào một giải pháp quân sự trên chiến trường quyết định mở một cuộc phản công chiến lược lớn 5 mũi tên vào hai hướng chiến lược chính vào Khu 5 và Miền đông Nam bộ nhằm tiêu diệt chủ lực ta “bẻ gãy xương sống Việt cộng” và các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, triệt phá các căn cứ, giải tỏa áp lực của ta đang ngày càng áp sát đô thị, thị xã, thị trấn, đánh phá các hành lang, kết hợp “bình định” có trọng điểm, nhằm giành lại thế chủ động chiến trường.

Khu 5 (trong đó có Gia Lai) là một trong hai trọng điểm phản công bằng ba mũi tên của quân Mỹ. Chúng chú trọng đến việc giải tỏa con đường 19 chiến lược; vì chúng nhận định “con đường 19 có nguy cơ bị ta chiếm và cắt miền Nam ra làm đôi”(1).

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Trung ương “Chủ động tiến công tiêu diệt địch, đồng thời tích cực phản công địch khi chúng đánh vào vùng giải phóng của ta. Đây là thời điểm dân tộc ta phải “Nêu cao chí khí anh hùng và quyết tâm dời non lấp biển, đạp bằng bất cứ trở lực nào, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, đánh bại bất cứ kẻ thù nào”(2).

Bộ tư lệnh Quân Khu 5 chỉ thị cho các địa phương tích cực bố phòng, xây dựng làng, xã chiến đấu. Các đơn vị chủ lực đóng quân ở đâu có trách nhiệm phối hợp với địa phương tổ chức ban chỉ huy thống nhất để có kế hoạch hợp đồng tác chiến theo từng phương án cụ thể.

Tháng 01 năm 1966, Tỉnh ủy Hội nghị mở rộng đề ra các nhiệm vụ về quân sự:

- “Động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giữ vững quyết tâm liên tục tiến công địch, đánh bại kế hoạch phản công mùa khô của chúng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch kể cả Mỹ và ngụy.

- Tranh thủ thời gian, lợi dụng thời cơ giải phóng đại bộ phận nông thôn, giành dân xây dựng vùng ta làm chủ mạnh về mọi mặt, chú ý phát triển lực lượng cách mạng, bồi dưỡng sức dân, động viên phục vụ tiền tuyến.

- Khẩn trương xây dựng, phát triển và bảo tồn lực lượng cách mạng, phát triển phong trào thị xã, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, tấn công binh vận, kết hợp chặt chẽ với hoạt động vũ trang bao vây uy hiếp làm rối loạn hậu phương địch, thúc đẩy, làm tan rã lực lượng địch nhiều hơn nữa…”

Đồng chí Phạm Hồng – Phó Bí thư tỉnh ủy được phân công sang làm chính trị viên Tỉnh đội từ tháng 10 năm 1965.

Lực lượng tỉnh, huyện được tăng cường tổ chức, biên chế, bổ sung trang bị. Quân khu 5 biệt phái hai Đại đội đặc công (thuộc Tiểu đoàn 407) tăng cường cho “Vành đai diệt Mỹ” ở Tân Tạo (An Khê). Trung đội “bắn tỉa” có 32 đồng chí trang bị súng “bắn tỉa” đặc chủng từ Miền bắc vào cho Gia Lai hoạt động ở trọng điểm “vành đai diệt Mỹ” An Khê và đoạn đông tây đèo Mang Yang đường 19.

Năm 1966 Tỉnh thành lập Đại đội 17 công Binh. Tiếp sau, Quân khu bổ sung Đại đội công binh 18 có trang bị kỹ thuật đầy đủ, hai Đại đội công binh này có nhiệm vụ chuyên trách, đánh phá giao thông trục đường 19. Mặt trận Tây Nguyên bổ sung Đại đội 21 đặc công cho thị Pleiku. Sức chiến đấu của bộ đội thị được tăng lên mạnh: Hai đại đội đặc công cùng với xã Gào, mỗi làng có một đội du kích thoát ly, một tổ du kích an ninh mật. Đội du kích tập trung của xã có 65 tay súng trang bị đầy đủ cùng đội vũ trang công tác vùng ven.

Lực lượng dân quân du kích được tổ chức xây dựng và củng cố các làng chiến đấu. Ban dân quân tỉnh tổ chức tập huấn, trưng bày các mô hình bố phòng bằng vũ khí thô sơ tại Hội nghị Quân chính tỉnh để các địa phương vận dụng bố phòng phù hợp với địa hình rừng núi và vùng đất bằng trong tỉnh. Các đội chuyên trách đánh hậu cứ, kho tàng, trận địa pháo của địch cũng được thành lập.

Lực lượng chủ lực Tây Nguyên, bộ đội tỉnh, các huyện đã hình thành kế hoạch chiến đấu thống nhất tại chỗ. Thế trận đánh Mỹ phản công trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng.

Ngày 28 tháng 01 năm 1966 quân Mỹ phản công “ba mũi tên” trên các hướng Bắc Bình Định, nam Quảng Ngãi (Đức Phổ) và Phú Yên (huyện Tuy Hòa).

Để phối hợp chiến đấu với Quân khu, trong lúc quân Mỹ dồn quân xuống các tỉnh đồng bằng, ngày 19 tháng 02 năm 1966, Tiểu đoàn đặc công 407 luồn sâu vào đánh căn cứ sân bay Tân Tạo, diệt và bắn bị thương hàng trăm tên giặc lái máy bay, nhân viên kỹ thuật Mỹ, phá hủy, phá hỏng 97 máy bay lên thẳng.


(1) Tường trình của Oét-mô-len (dự thảo báo cáo tổng kết về địch của ban tổng kết chiến tranh Mặt trận B2).
(2) Kêu gọi của Trung ương Đảng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 12-1965)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:31:44 am »

Từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3, Tiểu đoàn 15 tỉnh 2 lần đột nhập khu dinh điền Lệ Chí đánh thiệt hại Đại hội bảo an địch đang kẹp dân lập ấp.

Thực hiện đánh sâu căn cứ quân sự Mỹ, ngày 21 tháng 04 năm 1966 Tiểu đoàn đặc công 407 phối hợp chiến đấu với Tiểu đoàn 15 của tỉnh mở trận tấn công vào căn cứ Quân đoàn 2 ngụy. Tiểu đoàn 407 đảm nhận đánh sâu các mục tiêu bên trong, Tiểu đoàn bộ binh 15 sẵn sàng đánh địch phản kích vòng ngoài.

Đúng 21 giờ ngày 24 tháng 04, Tiểu đoàn 407 tấn công sân bay Cù hanh, phá hủy 40 máy bay, diệt 380 Mỹ, ngụy. Đây là trận thứ 2 ta đánh vào sân bay từ khi quân Mỹ vào Gia Lai, gây thiệt hại lớn về phương tiện chiến tranh của Mỹ, Cùng lúc một cánh quân khác đánh vào căn cứ quân đoàn 2 ngụy và trung tâm huấn luyện 810. Bộc phá nổ bừng sáng một góc trời phía đông bắc thị xã Pleiku.

Tiểu đoàn bộ binh 15 đã bố trí sẵn sàng thế trận ở vòng ngoài từ làng Kôn Gang Kốp đến làng Đé Thanh vòng qua Đé Gôh, Đé Đoa, có công sự tương đối vững chắc trên một chính diện đội hình rộng 4 ki-lô-mét.

Bị đánh tại hậu cứ quá đau, địch phản kích ngay, từ mờ sáng 22 tháng 4, từng đoàn máy bay trực thăng và vũ trang H.U.1.A chở đầy lính từ căn cứ Tân Tạo đổ quân xuống Lệ Chí. Sau 20 phút cấp tập pháo bắn từ căn cứ Cơ Ty Prông vào rìa căn cứ ta, trên 100 máy bay lên thẳng chia nhiều tầng, nhiều tốp bắn rốc kết xối xả vào vùng đồi rậm nghi có bộ đội ta ẩn nấp. Đúng 7 giờ 30 phút từ vị trí chỉ huy Tiểu đoàn qua điện thoại lệnh cho các đơn vị nổ súng bắn máy bay địch. Có công sự tương đối vững, có trận địa nghi binh có hiệu quả, các đơn vị an toàn và đồng loạt nổ súng. Cuộc chiến đấu mạnh mẽ của bộ đội ta dưới mặt đất với đội quân trực thăng Mỹ rất quyết liệt, trận địa nổ súng liên hồi, cứ chứng 30 đến 40 phút bộ đội ta lại thấy chúng dùng trực thăng cẩu xác các trực thăng bị ta bắn rơi về hướng Pleiku, càng động viên khí thế quyết tâm chiến đấu của bộ đội. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 16 giờ 30 phút thì trận địa im tiếng súng. Từng đàn trực thăng lần lượt cẩu hết xác trực thăng về. Bộ binh và xe cơ giới địch dàn tại Lệ Chí để sẵn sàng phản kích vào bộ đội ta cũng rút về thị xã, vì không phán đoán được quy mô và trận địa của ta, hơn nữa số máy địch bị bắn rơi quá nhiều, nên chúng không dám liều lĩnh nộp thân vào trận địa đã bày sẵn của ta có rừng núi bảo vệ. Kết quả trận đánh địch phản kích bằng trực thăng ngày 22 tháng 4 – 1966 Tiểu đoàn 15 bắn rơi 22 trực thăng Mỹ, diệt chết 120 tên lính Mỹ. Bộ đội ta an toàn, Tiểu đoàn 407 lui về hậu cứ chuẩn bị cho trận chiến đấu mới.

Đây là trận bắn rơi trực thăng Mỹ nhiều nhất của bộ đội Gia Lai trong mùa khô lần thứ nhất ở Gia Lai và cũng là trận bắn rơi nhiều máy bay nhất của trực thăng vũ trang Gia Lai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Qua trận chiến đấu trên, lực lượng vũ trang đã rút được kinh nghiệm về kỹ thuật bắn máy bay trực thăng Mỹ. Trong trận này đồng chí Châu Tiểu đoàn phó dùng súng trường bắn rơi tại chỗ một máy bay. Bộ tư lệnh Quân khu 5 tặng Huân chương chiến công hạng hai cho Tiểu đoàn và tặng Huân chương chiến công hạng ba cho đồng chí Châu. Tin chiến thắng trên, đồng chí Trần Văn Bình (tức Đẵng) Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đến thăm Tiểu đoàn 15 chúc mừng thắng lợi và động viên cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn phát huy thành tích liên tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Phong trào du kích chiến tranh của các lực lượng vũ trang tỉnh đã phả triển mức cao, toàn diện. Ngoài mũi tiến công vào lực lượng bảo an, biệt kích, bọn bình định nông thôn kẹp dân, ta mở ra những đợt hoạt động đánh giao thông cắt vận chuyển của địch, gây ngừng trễ cho việc tiếp tế quân sự của chúng đồng thời cũng gây không ổn định trong thị xã, tạo điều kiện đưa phong trào đấu tranh chính trị cho quần chúng nội thị lên một bước. Ta cũng mở những cuộc tấn công sâu vào các hậu cức địch, đánh các khu kho dự trữ của chiến lược của chúng.

Đại đội 90 và Đại đội 21 của thị liên tục bám vùng ven, nhất là khu vực xung quanh Bàu Cạn, làng O Xơ (xã B7 Chưpăh) xây dựng bàn đạp, tạo thế đứng vững chắc tấn công vào nội thị. Các đại đội bám cơ sở, vận động quần chúng diệt ác phá kèm, đánh 4 trận, diệt các toán biệt kích nống ra thăm dò lực lượng ta, phục kích diệt 8 xe quân sự ở dốc Me Kút, dốc tây Hơ Drung. Đội biệt động thị tập kích nhà máy điện nước Đỗ gây tiếng vang náo động trong hàng ngũ địch. Bọn tay sai ác ôn co lại, chủ đồn điền chè Bàu Cạn chịu liên lạc với ta, nhận đóng thuế cho ta và đấu tranh không để lính bảo an đóng trong đồn điền.

Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1 của Mỹ dự tính kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6. Chúng huy động đến mức tối đa mọi binh khí, kỹ thuật, sử dụng mọi thủ đoạn đánh phá dã man, tàn bạo nhất. Nhưng sau khi ra quân đợt đầu chúng đã bị đánh thiệt hại nặng, đành phải chấm dứt cuộc càn trước 2 tháng. Ca-bôt-lốt Đại sứ Mỹ ở Miền Nam Việt Nam phải thú nhận:

“Không làm hao tổn được Việt Cộng

“Không diệt được đơn vị chính quy lớn nào của Việt Cộng

“Không ngăn chặn được du kích phát triển.

“Hậu phương không ổn định(1).

Quân và dân ta vẫn giữ được thế chủ động trên chiến trường và tiếp tục phát huy mạnh mẽ thế tiến công trên cả 3 vùng chiến lược, phá vỡ “ấp chiến lược” có 151 làng đưa dần lên thế làm chủ 33 ngàn người.


(1) Theo lịch diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 tập 1 Viện lịch sử quân sự - Trang 152
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:33:32 am »

HOẠT ĐỘNG HÈ THU 1966

Phát huy thắng lợi xuân 1966 Mặt trận Tây Nguyên mở đợt hoạt động hè thu trên chiến trường Gia Lai và Kon Tum để phối hợp với Mặt trận đường 9 bắc Quảng Trị.

Đêm 20 tháng 05 Tiểu đoàn 15 tập kích đại đội bảo an chốt giữ đồn Mo (nam Do Lim). Bộ đội chủ lực Tây Nguyên pháo kích cứ điểm PleiDjirăng (Chưpăh), tiêu diệt cụm quân địch ở Sùng Lễ, đến 29 tháng 5 ta tiến công Tiểu đoàn Mỹ ở Djirăng thu (núi Chưpa).

Phía Nam, Tiểu đoàn 15 cùng đội vũ trang công tác huyện 11 tập kích đồn bảo an Plei Rngol, đánh thiệt hại Đại đội biệt kích ngụy.

Trên Mặt trận giao thông các Trung đội du kích Xã A1, A3 (khu 7), xã Bắc (khu 2) và các xã Năm, Bắc Hà Lòng, xã Kông Dơng (khu 3) liên tục bám trụ hoạt động đánh xe trên đường 19. Khu vực tây An Khê và đông tây đèo Mang Yang ngày nào cũng có xe quân sự địch bị bắn cháy do quân du kích và đội bắn tỉa chuyên trách của tỉnh.

Để phối hợp với hướng Kon Tum đang bao vây quận lỵ Tumơrông, ngày 3 tháng 7 các đơn vị Tây Gia Lai đã đánh tiêu diệt Đại đội Mỹ ra càn quét ở Đức Vinh. Ngày hôm sau một Đại đội Mỹ khác có xe bọc thép yểm trợ mò ra lấy xác đồng bọn, đã bị các lực lượng ta chặn đánh diệt thêm một Đại đội nữa, phá hủy 4 M113. Trước áp lực mạnh của ta, quân Mỹ đưa lữ đoàn 3 kỵ binh ra tham chiến. Cuộc chiến đấu cánh tây Gia Lai diễn ra quyết liệt suốt trong tháng 7 và sang đầu tháng 8 năm 1966. Bộ đội chủ lực phối hợp bộ đội địa phương 4, 5 bao vây, tiêu hao, tiêu diệt thêm 4 Đại đội Lữ đoàn này tại khu vực làng Yịt, sát chân núi Chưprông và một Đại đội Mỹ bị đánh thiệt hại nặng ở Bắc thung lũng Ia Pa thuộc xã B11 Chưpăh).

Phía Đông, hai Đại đội công binh 17 và 18 liên tục bám sát hoạt động trên đường 19. Đã phát huy nhiều cách đánh sáng tạo. Đại đội công binh tập kích hai Trung đội bảo an gác cầu AYun bằng phóng một “mâm lựu đạn” đúng vào đội hình lính bảo an đang đứng chào cờ buổi sáng. “Mâm lựu đạn” vừa rơi xuống cách chân cột cờ 10 mét, lựu đạn cài sẵn trong mâm nổ tung, làm trên chục tên bảo an chết và bị thương. Mãi về sau số lính gác cầu không dám tập trung đông tại sân đồn.

Học tập kinh nghiệm của Đại đội công binh 18, anh Kpă Ing Trung đội trưởng du kích xã E3 (làng Yịt huyện Chưprông) đã đánh mấy lần bằng “mâm lựu đạn” vào đồn Tầm, chốt 30 của địch trên tục đường 19 (tây) gây cho địch nhiều thiệt hại kiếp sợ.

Trên đường 14, từ Mỹ Thạch đến Phú Nhơ và từ Phú Mỹ đi PleiMe (đường 21 tỉnh lộ) bọn gác đường, bọn biệt kích đi lùng luôn bị dân quân du kích, bộ đội khu 5 (Chưprông) tiêu hao, tiêu diệt. Tiêu biểu là gương chiến đấu dũng cảm mưu trí của Kpă Klơng.

Kpă KLơng sinh tại làng Pía, nhập ngũ lúc 17 tuổi (Sinh năm 1948, nhập ngũ năm 1965) là chiến sĩ nhỏ tuổi nhưng giỏi đánh mìn, vót chông gài thò, cặm bẫy bố phòng quanh trại biệt kích PleiMe. Khi còn 13 tuổi làm dân quân làng. Khi nhập ngũ, Kpă Klơng làm trinh sát của bộ đội khu 5 (Chưprông). Klơng có biệt tài bắn xâu táo địch. Anh luôn chọn điểm cao, lợi thế, bình tỉnh chờ địch đến gần từ 20 đến 30 mét bắn xuyên táo những tên biệt kích, bảo an. Có lần anh bắn 3 viên đạn súng, trúng diệt 5 tên ngụy. Lần đi trinh sát ở PleiMe, anh bám địa thế bắn 2 viên diệt 4 tên biệt kích. Thành tích của Kpă KLơng được nhiều lần bầu chiến sĩ thi đua bộ đội huyện và tỉnh. Ngày 17 tháng năm 1967, Kpă KLơng được Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang với 6 chữ “Tuổi thiếu niên, chí anh hùng”(1).

Đêm 3 tháng 9 năm 1966, Tiểu đoàn đặc công tỉnh tập kích vào sân bay Tân Tạo phá hủy 40 chiếc máy bay lên thẳng. Đêm 28 tháng 10, Đại đội 70 đặc công tập kích vào trung tâm huấn luyện 810; dùng súng B40, AK đánh diệt Đại đội bảo an ở Cơ Ty Prông, diệt 50 tên Mỹ, phá hủy 7 xe quân sự.

Ngày 20 tháng 12 năm 1966, kỷ niệm 6 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, Tiểu đoàn 15 phục kích trên đường 7 đánh thiệt hại Tiểu đoàn pháo số 221 ngụy từ Cheo Reo về PleiKu diệt 7 xe bắn chết 100 tên địch, phá hủy 1 pháo.

Thắng lợi to lớn của quân và dân Gia Lai năm 1966 đã góp phần cùng nhân dân toàn miền đánh thắng hiệp đầu phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của giặc Mỹ ở Miền Nam. Đã tác động trực tiếp đến xây dựng và phát triển phong trào đấu tranh ở thị trấn, thị xã. Cơ sở thị xã phát triển khá, trong nội thị đã lập được chi bộ Đảng hoạt động hợp pháp. Các làng A, B, C, D thuộc xã Gào, các làng Tong, làng Nú, O Xơ (thuộc xã B7) đã đồng loạt nổi dậy đấu tranh không cho lính bảo an đóng quân trong làng. Các xã E5 (Ia Phìn) xã B5 (Ia Sao) làm công tác binh vận, vận động làm rã ngũ 85 lính bảo an bỏ ngũ về làng, nạp cho chính quyền cách mạng 10 súng.

Qua thực tiễn chiến đấu, quân và dân tỉnh đã hiểu được chỗ mạnh, chỗ yếu của quân chiến đấu Mỹ. Đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tuyệt đối của chiến tranh nhân dân, cũng như nhận thức rõ những khó khăn, nhược điểm của lực lượng vũ trang tỉnh. Nhược điểm đó là phong trào đấu tranh chính trị tuy có tiến bộ nhưng chưa tiến kịp, chưa kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự; công tác đô thị còn yếu, nhất là phong trào các quận lỵ như An Khê, Cheo Reo chưa mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình ngày càng phát triển; chưa phát huy hết khả năng tiềm tàng của chiến tranh du kích.


(1) Kpă KLơng tử trận tháng 8 năm 1975 lúc đó anh là Đại úy tham mưu phó Tỉnh đội Gia Lai – Kon Tum (23-08-1975)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:34:56 am »

Tiếp tục đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ II của giặc Mỹ - 1967

Mùa mưa năm 1966 bắt đầu chấm dứt, cũng là thời điểm chấm dứt cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất. Nhưng những mục tiêu của chúng đề ra là: Tiêu diệt quân chủ lực Việt Cộng, phá chiến tranh du kích, cắt đứt hành lang chiến lược, giành chủ động về chiến lược “bình định” có trọng điểm vẫn chưa thực hiện được.

Thất bại nặng nề ở chiến trường, bị dư luận ở nước Mỹ và trên thế giới phản đối, nhưng với bản chất hiếu chiến chính quyền Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục leo thang mở rộng chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, ném bom bắn phá thủ đô Hà Nội, Hải phòng và ráo riết chuẩn bị cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai.

Chúng ồ ạt tăng quân chiến đấu Mỹ và chư hầu vào Miền Nam Việt Nam đến tháng 12 năm 1966 lên đến 40 vạn tên(1). Trên địa bàn Gia Lai, quân chiến đấu Mỹ đã giăng thế trận trên các hướng quan trọng:

- Sư đoàn 1 không vận ở Tân Tạo sẵn sàng cơ động chiến đấu đánh phá vùng căn cứ tỉnh và cơ động đổ quân phản công “tìm diệt” quân chủ lực ta ở các tỉnh đồng bằng Khu 5.

- Sư đoàn 4 Bộ binh đóng ở La Sơn, nam thị xã Pleiku, Lữ đoàn 3 (sư đoàn tia chớp nhiệt đới 25) ở Cơ Ty Prông là những đơn vị sẵn sàng đọ sức với các đơn vị chủ lực Mặt trận Tây Nguyên từ Gia Lai đến Kon Tum. Là lực lượng chủ chốt bảo vệ Pleiku, căn cứ quân đội 2 ngụy.

Từ kinh nghiệm thất bại của cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất, lần này Mỹ có tham vọng lớn là cố giành thắng lợi “tìm diệt và bình định” quan trọng để tạo nên bước ngoặt hòng giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn nhất.

Cuộc chiến đấu của quân và dân tỉnh ta sẽ quyết liệt hơn, gian khổ, phức tạp hơn. Quân số Mỹ đông gấp 2 lần so với mùa khô lần thứ nhất. Nhưng về ta, vùng giải phóng, vùng ta làm chủ vẫn được giữ vững, thế hai chân ba mũi giáp công vẫn duy trì, lực lượng ta vẫn áp sát địa bàn thị xã, quận lỵ, trên các trục giao thông chiến lược quan trọng và quanh các căn cứ quận lỵ lớn của địch “Vành đai diệt Mỹ” ở An Khê và vùng đất bằng phía tây tỉnh vẫn hoạt động có kết quả.

Ngày 17 tháng 7 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định quyết tâm sắt đá của nhân dân ta là: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quí hơn độc lập tự do!”.

Tháng 8 năm 1966, Hội nghị quân chính Quân Khu 5 rút kinh nghiệm và bàn kế hoạch đối phó với cuộc phản công mới của địch. Quân khu chỉ thị cho Gia Lai: Là chiến trường có nhiều điều kiện đánh tiêu diệt địch, có điều kiện tổ chức những đợt hoạt động dài ngày, phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực Tây Nguyên để thu hút, giam chân nhiều lực lượng địch, làm cho chúng tuy quân đông nhưng phải phân tán đối phó.

Tháng 1 năm 1967, Tỉnh ủy Gia Lai ra Nghị quyết “Tiếp tục động viên mọi nỗ lực của toàn Đảng bộ, quân dân trong tỉnh cùng chiến trường Khu 5 và toàn miền đánh thắng chiến tranh cục bộ ở mức cao của Mỹ. Trước mắt, dồn mọi cố gắng đánh thắng kế hoạch “phản công mùa khô lần thứ hai của Mỹ…”.

Hội nghị quân chính Tỉnh đội do đồng chí Kpă Thìn – Tỉnh đội tưởng và đồng chí Phạm Hồng – Chính trị viên chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm các trận đánh Mỹ của các đơn vị tỉnh, huyện, dân quân du kích trong mùa khô lần thứ nhất. Nhiều bài học sinh động, thực tế được đúc kết trong Hội nghị. Đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của quân chiến đấu Mỹ cụ thể trên địa bàn tỉnh, mặt yếu của chúng khi đổ quân càn quét sâu trong vùng căn cứ, trong hành quân, chuyển quân trên các lộ giao thông, trong hậu cứ; thấy rõ mặt hạn chế về phát huy binh khí kỹ thuật trên chiến trường rừng núi.


(1) Quân Mỹ lúc này là 389.000 tên, chư hầu 52.000 tên. Tổng số quân Mỹ ngụy có 19 Sư đoàn, 9 Trung đoàn và 20 tiểu đoàn. Trong đó có 6 sư đoàn, 3 trung đoàn Mỹ, 2 sư đoàn và 2 trung đoàn Nam Triều Tiên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:48:32 am »

Về lực lượng ta tuy đã giành được thắng lợi trong cuộc đọ sức trận đầu. Nhưng những trận đánh diệt gọn còn ít, chưa làm chủ chiến trường, nhất là chưa làm chủ trận địa ở đoạn kết thúc, nên thu chiến lợi phẩm còn ít, sự chỉ đạo trong đánh với quân Mỹ chưa sát tình hình thực tế, chưa cụ thể; trang bị những loại vũ khí cần thiết để diệt xe cơ giới, xe bọc thép, xe tăng của địch còn thiếu. Do đó hạn chế đánh quân đổ bộ đường không, hoặc đánh sâu căn cứ, hậu phương kho tàng của địch thu kết quả ít, chưa thường xuyên. Đánh giao thông diệt gọn ít, chưa thu được vũ khí, làm chủ mặt đường v.v..

Qua chiến đấu nảy sinh tư tưởng dao động, bi quan trọng một số cán bộ, chiến sỹ, cá biệt có cá nhân giảm sút ý chí chiến đấu.

Để khắc phục tình hình trên, Ban cán sự và Ban chỉ huy Tỉnh đội chủ tương củng cố toàn diện lực lượng vũ trang của tỉnh, trước hết tập trung xây dựng ý chí, quyết tâm chiến đấu, nêu cao tinh thần dũng cảm đánh Mỹ, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang cơ sở. Đồng thời quan hệ với mặt trận tây Nguyên bố trí lực lượng hợp lý tạo thế trận đánh địch mạnh mẽ. Mặt trận Tây Nguyên biệt phái Trung đoàn chủ lực 95 về hoạt động tại Gia Lai (quân số chỉ huy do B3 phụ trách). Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn đứng chân Tây đường 14; Tiểu đoàn 2 đứng phía đông đường chuyên đánh giao thông địch đoạn đường 19 từ Tây An Khê đến Lệ Cần (đông Pleiku).

Tiểu đoàn bộ binh 6 sát nhập với Đại đội pháo ĐKB31 thành Tiểu đoàn 631 đứng tại xã B6 (IaDrung – Chưpăh), tây bắc thị xã Pleiku.

Tháng 4 năm 1967, tỉnh thành lập Đại đội công binh thứ 3 số đông là anh em dân tộc JaRai, lấy tên Đại đội 19, cùng bộ đội khu 5 đánh giao thông địch từ Hơ Drung lên Thanh Bình, Đức Cơ.

Ngày 15 tháng 12 năm 1967, Tiểu đoàn đặc công 408 chính thức thành lập do đồng chí Văn Đình Dư và Mai Xuân Tiếp chỉ huy. Tiểu đoàn cùng hai Đại đội đặc công thị Pleiku có trách nhiệm đánh sâu vào thị xã, sân bay, các hậu cứ, kho tàng của địch.

Phía đông, Tiểu đoàn đặc công 407 (thiếu) áp sát căn cứ Sư đoàn không vận số 1 Mỹ, hỗ trợ đắc lực cho “Vành đai diệt Mỹ” của tỉnh.

Tiểu đoàn 2, Đại đội công binh 17, 18, Trung đội bắn tỉa và dân quân du kích các khu 2, 3, 6, 7 chuyên trách đánh phá giao thông địch trên đường 19, hình thành “Mặt trận đánh cắt giao thông” địch liên tục.

Tỉnh còn tổ chức Đại đội hỏa lực cối 81 ly trực thuộc tỉnh, trực tiếp sử dụng đứng chân tại căn cứ của tỉnh.

Cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang tỉnh ngày càng căng thẳng ác liệt. Máy bay B52 liên tục rải thảm trong vùng căn cứ, máy bay rải chất độc hóa học phá hủy mùa màng lương thực, phá trụi cây rừng. Máy bay B57 thả bom tọa độ. Pháo lớn 175 mili (vua chiến trường) liên tục bắn phá vào vùng căn cứ cơ quan tỉnh. Sinh hoạt nhân dân khó khăn, mùa màng lương thực hư hại, bộ đội thiếu gạo, bữa ăn của cán bộ cơ quan, đơn vị chiến đấu bằng hạt ngô bung, sắn luộc nhưng hôi mùi chất độc hóa học, đành chịu vậy. Nhiều đàn trâu bò của nhân dân hàng trăm con bị máy bay địch bắn chết phơi xác trên đồng cỏ. Nhiều làng đồng bào dân tộc phải ăn, ở, sinh hoạt suốt tháng năm trong hầm hang đá ở núi Kông Chiêng, Kông Kah King, KôngChro, Kông Siêk… Cuộc sống cực kỳ gian khổ nhưng nhân dân các dân tộc trong tỉnh vẫn bám địa bàn, cùng bảo nhau “ăn mì (sắn) đánh Mỹ, ăn mì thắng Mỹ”.

Nhân dân vùng đất bằng làm chủ hợp pháp, tranh chấp bị địch o ép, dồn xúc vào các khu dồn, “ấp chiến lược”. Chúng ra sức “bình định” kìm kẹp, bao vây hòng đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi dân để chúng tiêu diệt. Địch còn ra sức đánh phá hòng cắt đứt hành lang, bao vây phong tỏa các cửa khẩu, ngăn chặn hàng hóa ở vùng địch ra vùng ta. Nhiều chuyến hàng lương thực, thực phẩm chuyển về căn cứ có thấm máu của chiến sỹ và nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Tỉnh đội chủ trương đợt sinh hoạt nội bộ Đảng, củng cố tổ chức, rèn luyện tư tưởng, xây dựng chi bộ 4 tốt, rèn luyện Đảng viên 4 tốt. Đảng viên cán bộ phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, thực hiện chỉ đạo chặt chẽ đợt sinh hoạt chính trị, chống “hữu khuynh, tiêu cực”, xây dựng ý chí chiến đấu, chống mọi biểu hiện sợ Mỹ, ngại hy sinh ác liệt, ngán ngẩm lâu dài.

Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị: “Đưa 2/3 số Đảng viên ở cơ sở, hầu hết là Đảng viên trẻ và 100% đoàn viên thanh niên lao động ở cơ sở vào dân quân du kích. Tỉnh ủy phân công một Tỉnh ủy viên người dân tộc sang làm chính trị viên phó Tỉnh đội(1) và một số huyện ủy viên sang làm huyện đội trưởng, chính trị viên phó huyện đội. Đoàn cán bộ nữ dân tộc được bổ túc lớp đại đội, huyện đội ở trường quân chính Tây Nguyên về làm cán bộ trợ lý dân quân tỉnh và các huyện đội, chuyên trách xây dựng lực lượng vũ trang cơ sở. Ngoài ra còn động viên một số cán bộ tuyên huấn, đoàn thể của tỉnh sang tăng cường cho cơ quan chính trị của tỉnh đội.


(1) Đồng chí Đuk dân tộc Bahnar quê Khu 2 làm CTV phó tỉnh đội, bị tử thương ở khu 5 (ChưPrông). Tỉnh ủy điều đồng chí Đinh A (Bahnar) sang làm CTV phó tỉnh đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2020, 08:49:59 am »

*   *
*

Sang đông xuân 1966 – 1967, phối hợp hoạt động của Quân Khu 5, Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch tiến công địch trên hướng Sa Thầy nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ, hỗ trợ cho phong trào phá ấp giành dân của tỉnh; thu hút giam chân quân Mỹ ở chiến trường rừng núi tạo điều kiện chiến trường đồng bằng hoạt động.

Sông Sa Thẩy chảy từ bắc Kon Tum vào giáp Tây Gia Lai.

Đông Sa Thày là nhánh sông Pô Kô, đây là khu vực rừng già, xen kẻ bãi cỏ tranh. Bờ sông dựng đứng thành đá như những bức tường vững chắc. Dòng sông PôKô cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 20 km, địch lập đồn biên phòng Plei Yrăng.

Ngày 18 tháng 10 năm 1966, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 95 bao vây đồn Pleiyrăng. Ta tổ chức công binh và du kích bắc chiếc cầu treo qua sông Pô Kô, thông tin bắt dây điện thoại chằng chịt làm kế nghi binh. Phát hiện “thế trận” của ta (thế trận giả), địch dùng máy bay B52 ném bom rải thảm khu vực cầu treo, tung biệt kích sục sâu vào phía tây sông, cho Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ đổ quân chiếm tuyến bàn đạp đông sông Pô-Kô; thiết lập trận địa pháo tầm xa khu vực Sùng Lễ, Sùng Thiện; chuẩn bị cho cuộc hành quân “tìm diệt Pôn RiVơ IV”. Ngày 23 tháng 10, chúng cho 100 lần chiếc bay lên thẳng đổ Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 4 Mỹ và 01 đại đội biệt kích sang bờ tây sông Pô-Kô.

Quân địch đã đi đúng thế trận bày sẵn của ta. Từ 25/10 đến 10/11, Trung đoàn 320 đã liên tục xuất kích tiêu diệt gần 5 Đại đội Mỹ. Mặc cho bom B52, pháo lớn ném tới tấp vào khu chiến của ta nhưng đều vô hiệu. Chúng bèn cho Lữ đoàn 2, Sư đoàn 4; ngày 11/11; đổ quân vào dãi đất thuộc rừng thưa tại khu vực sông Sa Thày, nhằm chặn đánh vào sau lưng đội hình chiến dịch của ta. Một lần nữa, quân Mỹ sa vào khu quyết chiến của bộ đội ta. Địch vừa mới đổ quân, pháo binh của ta nổ súng đánh phủ đầu cụm quân của Tiểu đoàn 2 – thuộc Lữ đoàn 2 và 1 Đại đội pháo 105 ly, 1 Đại đội súng cối 106,7 ly. Kho đạn dã chiến của quân Mỹ bốc cháy. Hai đại đội pháo, cối cùng Sở chỉ huy của Lữ đoàn 2 Mỹ bị diệt.

Các ngày tiếp sau, ta tiến công dồn dập vào các cụm quân Mỹ ở hai bên bờ đông và tây sông Sa Thày.

Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ bị đánh khá đau, chúng tăng Lữ đoàn 2 của Sư đoàn không vận số 1 vào Khu chiến. Địch đã làm đúng ý định chiến dịch của ta, ném toàn bộ Sư đoàn 4 bộ binh, Lữ đoàn 2 của Sư đoàn không vận số 1, nhiều đại đội biệt kích, hơn 10 đại đội pháo lớn vào một khu chiến gần 400 Km2 từ Sùng Lễ, Sùng Thiện đến Đức Cơ, Lê Thanh, đông sông Pô-Kô đến tây sông Sa Thày. Lúc này trọng điểm khu chiến nằm về phía tây tỉnh Gia Lai. Tuy địch tập trung một binh lực lớn nhưng vẫn không ngăn chặn được sức tấn công của bộ đội ta. Ngày 10 tháng 11 ta tiêu diệt cụm địch ở Pông Giong, ngày 1 tháng 11 ta tấn công cụm địch ở Giáo trạch. Quân Mỹ bị đánh đau và liên tục bị dồn sức đối phó với quân chủ lực phía trước và lưới du kích chiến tranh ở phía sau lưng chúng. Bọn sỹ quan than thở “Thung lũng sông Sa Thày còn đẫm máu hơn thung lũng Ia Drăng”(1).

Nhân dân phía tây huyện Chưpăh chịu đựng trung bình mỗi ngày địch ném xuống bản làng, núi đồi hơn 110 tấn bom, 100 tấn pháo. Toàn chiến dịch quân Mỹ ném xuống trận địa 10.500 tấn bom và đại bác, xuất kích 306 lần chiếc máy bay B52, nhưng chúng vẫn bị thất bại nặng, bị tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh. Ngày 28 tháng 11 năm 1966, Mỹ rút khỏi khu vực sông đông Sa Thày.

Sau thất bại ở Sa Thày, đầu năm 1967 quân Mỹ lại mở các cuộc hành quân Săm-but-tơn, Prăngxi MaRion vào phía tây tỉnh Gia Lai. Chiến sự lại diễn ra trên nhiều khu vực: Đức Cơ, đường 19 (tây) Đak Đoa, đông đèo Mang Yang. Tại huyện Chprông Mỹ đổ 10 ngàn quân chà xát các vùng Boong Sơ, Boang Klũh (E7) nhưng không “tìm diệt” được cơ quan Huyện ủy và các đơn vị chủ lực của ta.

Trái lại ta đã chủ động tấn công vào sào huyệt địch, tối ngày 9 tháng 1 năm 1967, Tiểu đoàn 952 đặc công tập kích vào sân bay Cù Hanh, đến ngày 9 tháng 4 tập kích vào sân bay Tân Tạo, phá hủy tất cả 130 máy bay các loại, đốt cháy bồn xăng 5 triệu lít. Ngày 17 tháng 3 năm 1967 tiểu đoàn 15 bộ binh tỉnh đánh thiệt hại nặng Đại đội bảo an địch càn vào suối Ptó. Ngày 01 tháng 3 Đại đội 60 và Đại đội 70 tập kích vào căn cứ Sư đoàn 4 Mỹ tại La Sơn diệt và làm bị thương 187 tên Mỹ, 70 “cán bộ bình định”, phá hủy 21 xe quân sự, đốt cháy một kho đạn lớn và một kho xăng. Bị đánh đau vào cơ quan đầu não, ngày 01 tháng 04 năm 1967 quân Mỹ kết thúc cuộc càn quét ở Sùng Thiện – Đức cơ.


(1) Miền Nam giữ thành đồng, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội – Tập IV – Trang 120
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM