Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:20:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia Lai 30 năm chiến tranh giải phóng  (Đọc 9117 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 08:31:04 am »

Trong lúc trên địa bàn tỉnh địch còn có nhiều ưu thế hơn ta về mặt quân sự, vấn đề muốn đánh thắng chúng thì ta phải tạo cho được sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch. Do đó ba thứ quân của ta phải được xây dựng tổ chức hợp lý và nâng cao chất lượng chiến đấu, đồng thời phải xây dựng lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng nhân dân có đội ngũ chặt chẽ, có khả năng tiến công địch với nổi dậy phá ấp giành dân để xây dựng và mở rộng vùng căn cứ thành hậu phương vững chắc tạo nên địa bàn tỉnh là chiến trường tiêu diệt lớn sinh lực địch.

Đến cuối năm 1963 kế hoạch Stalây-Taylơ tuy phải kéo dài thêm một năm nhưng vẫn không thực hiện được. Cuộc đảo chính “thay ngựa giữa dòng” vẫn không cứu vãn được tình thế. Địch vẫn phải tiếp tục quốc sách gom dân lập “Ấp chiến lược” với mức độ tàn bạo, ác liệt hơn.

Trước tình hình trên Trung ương Đảng họp lần thứ 9 (khóa III) tháng 12 năm 1963 ra Nghị quyết “… Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt lâu dài… Đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang đều đóng vai trò rất cơ bản và rất quyết định, nhưng đấu tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh tan lực lượng quân sự của địch, chỗ dựa của nền thống trị của chúng, làm cho cách mạng thắng lợi…” Vì vậy điều quan trọng nhất, quyết định nhất là trong bất cứ trường hợp nào vẫn phải nỗ lực tăng cường lực lượng quân sự…”

Nhiệm vụ trước mắt của lực lượng vũ trang phải đạt mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt từng bộ phận quân địch tạo điều kiện tiến lên làm tan rã lực lượng quân sự của chúng, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nổi dậy phá phần lớn các “Ấp chiến lược”, giành nhân, vật, tài lực cho cách mạng, làm chủ núi rừng, đánh bại kế hoạch gom dân lập ấp của địch.

Ngày 01 tháng 05 năm 1964, Mặt trận Tây Nguyên (B3) thành lập. Sự ra đời của Mặt trận là một yêu cầu khách quan do điều kiện địa lý, nhân văn, kinh tế của Tây Nguyên và nhất là do vị trí chiến lược quan trọng của nó trong thế trận chiến tranh nhân dân của ta ở Miền Nam và khu vực Nam Đông Dương. Đây là sự phát triển tất yếu của cuộc chiến tranh giải phóng chống Mỹ cứu nước nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu diệt lớn, đẩy mạnh chiến tranh chính quy phát triển(1).

Tỉnh Gia Lai nằm trong địa bàn hoạt động của Mặt trận. Do vậy Gia Lai đã thực sự là chiến trường đánh tiêu diệt vừa và lớn quân địch, thu hút và giam chân các đơn vị chủ lực cơ động của Mỹ - Ngụy.

Để thực hiện các chủ trương kế hoạch của Trung ương, phối hợp với chiến trường, Tỉnh ủy chủ trương động viên toàn Đảng, quân và dân trong tỉnh ra sức đấu tranh đưa phong trào chuyển lên một bước mạnh mẽ góp phần đẩy địch vào thế sa lầy, lúng túng, thất bại nặng nề hơn trước về quân sự và chính trị. Ra sức giữ vững và mở rộng căn cứ Miền núi, tạo thành hậu phương lớn an toàn cho khu 5.

Cuối năm 1963 đầu năm 1964, Tỉnh thành lập Liên đại 45 (tiểu đoàn thiếu) gồm Đại đội 3 cũ của tỉnh (anh em Ja Rai), một Đại đội bộ binh anh em Kinh 34 đồng chí của Trung đoàn 3 (QK5) chuyển về và một Đại đội bổ sung ở Miền Bắc về, có trang bị hỏa lực mạnh (ĐKz 57, cối 81 ly). Đơn vị đứng chân tại khu 5 (ChưPrông) hoạt động hướng khu 4, 5 và tây thị xã Pleiku.(2)

Các Đại đội độc lập của tỉnh, các Trung đội tập trung của huyện được bổ sung quân số, trang bị đầy đủ một số súng chống xe tăng như B40 cũng được chuyển về một số trang bị cho bộ đội tỉnh. Ngoài ra ta thu được vũ khí của địch trang bị tương đối đầy đủ cho bộ đội tỉnh và huyện.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cũng được quan tâm đúng mức, chỉ đạo chặt chẽ. Đại đội cho chi bộ Đảng lãnh đạo, chi bộ Đại đội đông nhất có 50 Đảng viên (Đại đội 2) tỷ lệ lãnh đạo 27% quân số. Cơ quan tỉnh đội, các huyện đội, đặc biệt là Ban dân quân, Ban quân giới tỉnh được tăng cường cán bộ để chuyên lo chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang trong cơ sở.

Các phân đội trực thuộc: Thông tin, trinh sát, công binh được bổ sung quân số thành Đại đội đủ. Tỉnh thành lập xưởng quân giới chuyên dập lại đạn cho súng Trung liên (24 – 29) và sản xuất mìn tự tạo trang bị cho du kích.


(1) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những sự kiện quân sự Viện lịch sử Việt Nam – Bộ Quốc Phòng – Trang 111
(2) Liên đại 45 ngày đầu thành lập do đồng chí Lương Bá Tân và đồng chí Nguyễn Đức Phổ chỉ huy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 08:32:01 am »

Cơ quan chính trị tập trung hướng dẫn giáo dục quán triệt tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới cho các lực lượng vũ trang, gắn chặt tác chiến tiêu diệt địch với phát động quần chúng phá ấp giành dân. Có tiêu diệt được lực lượng kìm kẹp làm tan rã địch từng bộ phận mới hỗ trợ cho quần chúng bung ra phá banh các ấp chiến lược, giải phóng dân mới tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Làm tốt hai nhiệm vụ trên là làm thất bại biện pháp chiến lược của địch.

Tỉnh phát động phong trào thi đua “giết giặc giành dân, xây dựng quân đội”, phong trào “bắn máy bay rộng khắp”, “diệt xe tăng, xe bọc thép” đến tận các đơn vị dân quân du kích.

Khí thế thi đua sôi nổi trong tỉnh, trong các lực lượng Đại đội 1 bám trụ hoạt động vùng Lệ Chí, đồn điền Đăk Đoa, tiến công binh vận Trung đội bảo an đóng ở ấp Hà Bầu, Đại đội đặc công tỉnh mấy lần đột nhập vào trung tâm huấn luyện đồi 810, một mũi sắc nhọn, luồn sâu áp sát diệt địch phía tây Nam thị xã. Ta kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động quân sự và tấn công binh vận đưa đồn trưởng đồn Đăk Đoa cùng một lính tề về với cách mạng(1). Trung đội 14 (huyện Kơ Bang) đánh địch trên đường Cửu An đi Kan Nak diệt một số tên, buộc chúng không dám sục vào vùng căn cứ.

Hướng nam, Đại đội 2, bộ đội Khu 7 cùng du kích liên tục bám đánh địch càn quét vào dọc sông Ba, từ 19 tháng 02 đến 29 tháng 03 năm 1964 đã tiêu hao diệt nhiều tên địch của Sư đoàn 9 ngụy càn vào khu vực suối PTó.

Để mở rộng thế kìm kẹp của địch, đầu năm 1964 các trung tâm huấn luyện biệt kích do các cố vấn Mỹ trực tiếp điều hành đã đổ quân cắm sâu hoặc sát vùng căn cứ của ta. Chúng đóng các đồn: Ktõh ở khu 7, đồn Kuãi (DoLim) ở khu 6, đồn PleiMe ở khu 5 và đồn Đức Cơ, Chữ Nghéh ở khu 4. Tiếp sau chúng đóng thêm đồn Plei Mơ Rông và Plei Djrăng nhằm ngăn chặn, cắt phá hành lang của ta từ đông đường số 1 lên giáp sông Pô Kô (T30).

Những trại biệt kích này rất thâm độc, vừa gây áp lực về quân sự vừa hoạt động chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, lôi kéo cán bộ cách mạng, đánh phá cơ sở trong nhân dân vùng giải phóng và vùng căn cứ.

Để củng cố vùng căn cứ, phá tan âm mưu thủ đoạn trên của địch, Đại đội 2 tỉnh được thực hiện kế hoạch vây đánh bọn biệt kích Mỹ ở đồn Ktõh. Ngày 25 tháng 04 năm 1964, Đại đội có một tiểu đội của huyện đội 7 phối hợp phục kích toán xe địch trên đường số 7 đoạn Krông Đung về Ktõh. Đây là vùng trắng dân, đồng bào đã chuyển sâu vào suối Hơ Wây lập làng chiến đấu, địa hình đoạn đường trung bình, rừng non nhiều cây gai quýt mọc dầy, đường lượn theo bờ sông Ba, lâu nay du kích ít hoạt động. Ta nắm chắc quy luật xe địch đi và về.

Đúng 14 giờ đoàn xe 7 chiếc chờ lính biệt kích và cố vấn Mỹ từ An Khê về đã lọt vào trận địa phục kích của bộ đội ta. Toàn đội hình, đồng loạt nổ súng 3 xe chạy trước bốc cháy,. Bộ đội vận động xung phong ra đường diệt nốt 4 xe còn lại. Toàn bộ 45 tên biệt kích cùng 7 tên cố vấn Mỹ ngoan cố chống lại phải đền mạng. Ta thu 20 súng các loại, có một đại liên mỹ Browning, một súng M79, toàn bộ quân trang, thực phảm và thu được 3,4 lượng vàng. Địch ở An Khê, các chốt gác trên đường số 19 không kịp phản ứng. Bọn biệt kích còn lại trong đồn Ktõh co lại phải chờ đến đêm mới dám xuống sông Ba lấy nước tắm giặt.

Hướng Tây Liên đại 45 cùng Đại đội khu 5 và khu 4 liên tục tổ chức đánh phá trục giao thông đường 19 (Tây). Các đoàn xe vận chuyển của địch từ Bàu Cạn, Thanh Giáo, Thanh Bình lên Đức Cơ, Móc Đen đều bị tiến công, tiêu diệt.

Hè năm 1964 Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa. Những cơn mưa như trút nước kéo dài hết ngày này sang ngày khác. Đất bazan lầy lội, không có dép, không có ni lông; bộ đội, du kích phải chặt lá chuối rừng che khỏi ướt. Quần áo thiếu thốn. Tiểu đội trưởng Bơr của Đại đội 2 cắt đội chiếc khố đang mặc chia cho đồng đội. Gian nan, vất vả, nhưng không một ai kêu ca.

Ngày 01 tháng 07 năm 1964 trên quốc lộ 19, đoạn suối Đăk Pơ, nơi xưa đã chôn vùi toàn bộ Binh đoàn cơ động Pháp số 100 (GIM 100) năm 1954 lại diễn ra một trận đánh giao thông lớn. Tiểu đoàn 93 thuộc Trung đoàn 2 bộ binh Quân khu 5, những chiến sỹ vừa từ quê hương Nghệ Tĩnh vào chiến trường lần đầu tiên xuất trận cùng phối hợp có 2 Đại đội bộ binh và Trung đội công binh của tỉnh đánh trận phục kích tiêu diệt đoàn quân vận của Quân đoàn 2 ngụy, tiêu diệt 41 xe quân sự và một Đại đội Cộng hòa hộ tống thu 31 súng các loại. Đây là trận đánh phối hợp đẹp của bộ đội tỉnh với chủ lực Quân khu. Trong trận này đã thể hiện trình độ chiến đấu, trí thông minh và quả cảm của cán bộ, chiến sỹ bộ đội tỉnh, phần đông là anh em dân tộc.


(1) Ông Siu Teo đồn trưởng Đăk Đoa ra căn cứ cách mạng, sau được bầu làm Ủy viên Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Gia Lai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 08:34:01 am »

Trận địa phục kích dài 2 km (từ km 93 – 95). Bộ phận chặn đầu ngoài lực lượng hỏa lực của Tiểu đoàn 93 còn có Trung đội công binh tỉnh. Ban chỉ huy trận đánh do đồng chí Giáp Văn Cương – Phó Tư lệnh Quân khu 5 và đồng chí KPă Thìn – Tỉnh đội trưởng Gia Lai chỉ huy, đích thân giao cho đồng chí Glia trung đội phó công binh tỉnh người dân tộc BahNar chỉ huy bộ phận chặn đầu đoàn xe. Bộ phận công binh có 9 đồng chí, chia thành 3 tổ, vũ khí mỗi tổ có một “mìn đòn gánh”.

Mìn đòn gánh làm bằng khúc nứa to dài độ 1,5 mét chẻ đôi, bên trong đặt khối bộc phá mạnh, đấu với hai viên Pin, khi đoàn xe xắp đến đoạn chặn đầu, từng tổ 3 người ôm “mìn đòn gánh” lao nhanh ra mặt đường; mỗi cây mìn đặt ngang qua đường cách nhau 30 đến 40 mét xếp chênh nhau, khi xe chạy đến, bánh xe dậm phải “cây mìn” thì mìn nổ.

Kết quả thực hiện đúng theo kế hoạch, lần lượt 3 xe đi đầu đều bị nổ tung, bốc cháy, khói ngút trời, xác xe lăn giữa đường, tạo thành vật cản, buộc toàn bộ đoàn xe ở phía sau ùn đến tạo mục tiêu tập trung để các hỏa điểm của bộ đội ta từ hai bên đường tiêu diệt. đây là cách đánh mìn đầy linh hoạt, thông minh của các chiến sỹ công binh dân tộc gan góc dũng cảm.

Phía Nam đường 19, Đại đội 2 bộ binh của tỉnh làm nhiệm vụ đối diện. Ra quân trận này Đại đội có 110 tay súng (quân số đại đội lúc này là 185 đồng chí), trang bị hỏa lực mạnh. Khi bộ phận chặn đầu và cánh phía bắc đường số 19 nổ súng, đội hình đại đội đã yếm sẵn kín đáo sẵn sàng bắn diệt những tên địch tháo chạy sang nam đường. Khi có lệnh xung phong toàn Đại đội dũng cảm xông ra mặt đường diệt nốt số địch còn lại bám vào thành xe chống cự. Riêng đại đội 2 thu được 19 súng (có một đại liên Browning). Toàn trận đánh thu 31 súng, bắt 2 tù binh, bộ đội ta giải thích chính sách của Mặt trận, phóng thích tại chỗ, trận đánh này đại đội 2 được Ban chỉ huy Mặt trận biểu dương.

Lập thành tích chào mừng Đại hội liên hoan chiến sỹ thi đua Quân khu 5 tổ chức tại Trung tâm căn cứ tỉnh. Đại đội 2 đánh trận giao thông trên đường 7 đoạn Mỹ Thạch đi Kon gôh, tiêu diệt gọn đoàn xe 8 chiếc, có một xe bọc thép, thu 16 súng (có 2 trung liên). Phát huy thành tích, tháng 10-1964, đại đội phối hợp với Huyện đội 6 tập kích đánh rã Đại đội bảo an ở dinh điền Nhơn Thọ (tây cầu Ayun) thu 37 súng, giải phóng gần 100 đồng bào Kinh bị cưỡng ép di cư lập dinh điền trở về quê cũ ở đồng bằng.

Tính đến cuối năm 1964, Quân và dân tỉnh Gia Lai phối hợp với bộ đội chủ lực của trên phát động quần chúng phá 135 khu dồn, ấp chiến lược như ấp Cham Yang ở Đé Ar – Kon thụp (Nam Mang Yang), ấp làng Yịt (Chưprông) Khu dồn Chư Nghéh (Chư Păh), giải phóng được 50 ngàn dân đưa số dân lên thế làm chủ toàn tỉnh là 16 vạn người. Vùng căn cứ được mở rộng từng mảng lớn tiếp giáp biên giới CamPuChia, xã liền xã, huyện liền huyện, hình thành thế bao vây, uy hiếp thị trấn, thị xã.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân nông thôn với địch của hơn 40.000 đồng bào, vận động đào rã ngũ 1951 lính bảo an, dân vệ, có 3 Trung đội mang về nạp cho chính quyền cách mạng 67 súng. Cơ sở nội tuyến các làng Kinh và làng dân tộc ven thị xã được xây dựng, hoạt động có hiệu quả.

Hai lực lượng, ba thứ quân được xây dựng và củng cố, tăng số lượng và chất lượng. Bộ đội tỉnh có tiến bộ, đánh diệt gọn Đại đội địch ngoài công sự, diệt từng đoàn xe 6 – 8 chiếc, thu được vũ khi trang bị cho ta. Đã diệt được chốt bảo an giữ “ấp chiến lược” hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp. Du kích chiến đấu tiêu hao rộng rãi địch càn quét, bảo vệ căn cứ. Vùng ven Thị xã du kích đã phối hợp trinh sát, đặc công tiêu diệt Trung đội dân vệ, phá cầu cống phát triển cơ sở trong công nhân các đồn điền, rút được thanh niên ra bổ sung cho lực lượng Thị.

Vùng mới giải phóng đã được tổ chức, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang cơ sở. Nhân dân các dân tộc, vùng căn cứ hăng hái phấn khỏi tăng gia sản xuất, bình quân mỗi lao động vùng giải phóng trỉa từ 15 – 20 kg lúa giống, trồng từ 500 – 1.000 gốc sắn (mì) góp phần động viên lương thực nuôi quân trên địa bàn tỉnh.

Việc mở mạng lưới giao lưu mậu dịch ở vùng giải phóng của tỉnh giáp đến ranh giới các tỉnh đồng bằng mở cửa khẩu mua nhu yếu phẩm, dụng cụ sản xuất phục vụ yêu cầu sinh hoạt cho nhân dân, cơ quan, cung cấp cho hoạt động quân sự, đã góp phần cải thiện một phần đời sống nhân dân vùng giải phóng, phá thủ đoạn của địch bao vây phá hoại kinh tế ta.

Sau một năm nỗ lực, có chi viện của trên, phong trào cách mạng Gia Lai đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trụ bám địa bàn, sát cơ sở, tạo điều kiện thuật lợi tiếp tục đưa phong trào tiến lên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 09:53:26 am »

*   *
*

III/ Chiến thắng Xuân năm 1965:

Đến cuối năm 1964, cục diện chiến trường toàn Miền Nam đã thay đổi có lợi cho ta. Mỹ và tay sai đã lâm vào thế bị động, mâu thuẫn nội bộ địch ngày càng thêm gay gắt. Bọn tay sai của đế quốc Mỹ đã 5 lần lật đổ nhau, nhưng không cứu vãn được thế suy sụp của chúng.

Tháng 12 năm 1964, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định tập trung lực lượng mở đợt hoạt động Xuân nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, phá toàn bộ “ấp chiến lược” còn lại, giành đại bộ phận nhân, tài, vật, lực. Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận làm cho nội bộ địch khủng hoảng, mâu thuẫn càng tăng; rút kinh nghiệm nâng cao trình độ tác chiến của ba thứ quân…

Ban cán sự Tỉnh đội tổ chức học tập cho các lực lượng vũ trang, xây dựng ý chí tấn công địch, phối hợp với lực lượng Quân khu quyết giành thắng lợi lớn trên chiến trường.

Đợt hoạt động xuân này tấn công trên quy mô lớn gồm nhiều lực lượng, ba thứ quân, diễn ra nhiều hướng trên không gian tương đối rộng; kết hợp tiến công tiêu diệt lớn địch với nổi dậy của nhân dân đứng lên giành chính quyền làm chủ trong kế hoạch chỉ đạo hợp đồng, thống nhất do Quân khu trực tiếp chỉ huy.

Tỉnh Gia Lai thành lập Ban chi viện tiền phương trên địa bàn tỉnh, do một số ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách có đồng chí Chính trị viên phó Tỉnh đội tham gia nhằm huy động các cấp, các ngành tập trung cán bộ, lực lượng, huy động vật lực cung cấp cho chiến dịch. Tuyến hành lang của tỉnh được củng cố bảo đảm vận chuyển cung cấp lương thực, có dự trữ, các trạm sơ phẩu được bố trí trên hai cung đường bắc và nam đường số 19. Các Đội du kích được tổ chức luân phiên trực trên trục hành lang làm nhiệm vụ tải thương, tải đạn. Các đoàn dân công bắc An Khê, nam Pleiku có hàng ngàn nam, nữ thanh niên từ các huyện đồng bằng được giải phóng tình nguyện đi chiến dịch cùng đơn vị chủ lực lên phục vụ tại chiến trường Gia Lai.

Bộ đội Tỉnh, huyện được bổ sung quân số đầy đủ. Thanh niên nam, nữ Kinh, dân tộc xung phong nhập ngũ, vũ khí, trang bị được bổ sung đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Đại đội tỉnh có Trung đội hỏa lực, Liên đại 45 được bổ sung quân số và trang bị, tăng cường cán bộ chỉ huy.

Phát huy kết quả Đại hội thi đua Quân khu, các đơn vị động viên học tập các gương chiến sỹ thi đua xuất sắc Điện Ngọc, chiến sỹ Vai, liệt sỹ Đinh Tam v.v… phát động khí thế thi đua lập công sôi nỏi trong bộ đội tỉnh, huyện và dân quân du kích.

Mặt trận Tây Nguyên (B3) lúc này cũng được tăng cường về tổ chức, bổ sung lực lượng. Trung đoàn 320, Tiểu đoàn đặc công 952(1) đóng quân tại khu 5 (Chưprông) và khu 4 (Chưpăh).

Đợt tiến công Xuân 1965 trên địa bàn Gia Lai sẽ đồng thời diễn ra trên hai hướng trọng điểm tập trung vào hai khu chiến:

- Hướng đông, phía tây đèo Mang Yang, dọc trục đường 19 có Trung đoàn 10 chủ lực Quân khu cùng các Đại đội 1, 2 của Tỉnh và bộ đội các khu 2, 6, 7.

- Hướng tây có Trung đoàn 320 chủ lực Mặt trận Tây Nguyên cùng Tiểu đoàn 952 đặc công, Liên đại 45 của Tỉnh và bộ đội khu 4, 5. Hoạt động từ khu vực Đức Cơ xuống Thanh An, Thanh Bình.

Đúng kế hoạch, đêm 6 rạng ngày 7 tháng 02 năm 1965 bộ đội chủ lực hướng đông Pleiku cùng lúc nổ súng tấn công sân bay Cù Hanh, trại lính Hô-lô-uê ở Pleiku. Trại lính Hô-lô-uê nằm quảng giữa sân bay và Sở Chỉ huy Quân đoàn 2 ngụy. Trại này có đến 1.000 cố vấn Mỹ.

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 7 tháng 2, sau khi bí mật vượt qua các lớp rào hệ thống bố phòng, các chiến sỹ đại đội 3 Tiểu đoàn đặc công 409 của Quân khu và Đại đội đặc công 90 của tỉnh phối hợp đã nằm sẵn dưới cánh máy bay địch. Lệnh phát hỏa cùng một lúc hàng chục tiếng bộc phá nổ vang rền. Sau 30 phút chiến đấu, các chiến sỹ ta đã phá hủy, phá hỏng 42 máy bay địch các loại, giết và làm bị thương 350 tên giặc(2). Trong trận đánh này đồng chí Thanh Minh Tám là mũi phó đặc công đã lập thành tích xuất sắc.

Thanh Minh Tám sinh năm 1935, dân tộc Rhe quê xã Hiếu, huyện Konpong, nhập ngũ 19/09/1953. Đồng chí ở Đại đội 3 – Tiểu đoàn đặc công 409. Sau được điều về làm Đại đội phó Đại đội 90 đặc công tỉnh Gia Lai. Khi học tập chuẩn bị kế hoạch đánh sân bay, đồng chí nêu quyết tâm: “Nếu có chết tôi nằm trên cánh máy bay của địch mà chết”. Quyết tâm này đã thành hành động chiến đấu dũng cảm. Riêng bản thân đồng chí Tám đã diệt 12 tên giặc lái Mỹ, phá hủy 8 máy bay địch. Trận này đồng chí được khen thưởng Huân chương chiến sỹ hạng nhất(3).

Tiếp đến ngày 8 tháng 2 năm 1965, Đại đội 1 của tỉnh phối hợp với Trung đoàn 10 chủ lực tiến công tiêu diệt cứ điểm Kà Tung, diệt đồn Kan nak, uy hiếp đường số 19 đoạn đông đèo Mang Yang. Đến ngày 15 tháng 2 lực lượng ta phục kích đánh thiệt hại tiểu đoàn 22 biệt động trên đoạn đông đèo Mang Yang, Cầu Xa Wông.

Trong lúc chủ lực và đại đội 1 hoạt động trên đường căng kéo địch, thì từ 11 đến 13 tháng 2 Đại đội 2 của tỉnh tập kích diệt Trung đội dân vệ giữ ấp Glar và tập kích đồn Konjueng (nam Mang Yang) gây cho địch nhiều thiệt hại nặng.

Trên hướng Tây, Tiểu đoàn 952 đặc công, Tiểu đoàn 334 của Trung đoàn 20 cùng Liên đại 45 của tỉnh cùng hiệp đồng đánh chiếm một loạt đồn bảo an phía Tây Pleiku và dọc trục đường số 19 (nối dài).

Sau chiến thắng hiệp đầu, Trung đoàn 10 chuyển lên hoạt động hướng ngã ba đường 7 và đường số 14. Đánh hơi có chủ lực ta hoạt động hướng này, tiểu khu Pleiku cho Trung tâm huấn luyện biệt kích ở Kuái (Do Lim) cho một Đại đội ra thăm dò. Trưa 25 tháng 5, Đại đội 2 của tỉnh phục kích tại làng Chí Rùi (đông sông Ayun) nổ súng bắn cháy 2 xe quân sự chở lính, diệt gần 40 tên, bọn còn lại tháo chạy về đồn Kuái. Cùng ngày, Trung đội 3 của Đại đội 2 và bộ đội Khu 7 bao vây bức rút trại huấn luyện biệt kích Mỹ ở Ktõh.

Mở đầu chiến dịch xuân năm 1965, bộ đội chủ lực và bộ đội tỉnh, huyện, dân quân du kích trên hai hướng đông và tây tỉnh đã phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ. Chiến trường trên tỉnh sôi động chưa từng có từ ngày đồng khởi đến nay. Hoạt động quân sự thắng lợi, ngày đêm nhân dân đứng lên đốt ấp, phá khu dồn, lửa cháy ngợp trời. Từng đoàn đồng bào ở các ấp tay xách, vai gùi heo gà, điệu con, hồ hởi kéo nhau trở về làng cũ. Bộ máy tề điệp thôn, xã tan rã ra đầu thú, chịu sự giáo dục của chính quyền Cách mạng. Số ngoan cố bỏ chạy về quận lỵ, thị xã lánh thân.

Chiến dịch xuân 1965, ta giành hoàn toàn chủ động trên chiến trường, tạo thế và lực mới cho phong trào cách mạng của tỉnh. Nhiều vùng rộng lớn phía tây tỉnh được giải phóng đưa lên thế làm chủ mạnh. Đường chiến lược 19, 14 bị cắt đứt gián đoạn giao thông nhiều lần. Các đoàn dân cộng, bộ đội hành quân, vận chuyển lương thực giữa ban ngày. Các chốt lẻ địch gác đường co lại. Cơ sở vùng ven và nội thị xã phát triển rộng rãi. Một khí thế mới dâng cao trong nhân dân các dân tộc trong tỉnh.


(1) Tiểu đoàn 952 lấy Tiểu đoàn 407 và 545 hợp nhất
(2) Theo hồi ký Giôn – Xơn thú nhật 20 máy bay Mỹ bị phá hủy, phá hỏng. Có 8 Mỹ chết, hơn 100 lính Mỹ bị thương. Trả đũa trận thiệt hại này Giôn – Xơn ra lệnh cho không quân Mỹ mở chiến dịch “Mũi lao lửa” ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới và khu vực Chấp Lễ bắc Đồng Hới (những sự kiện Quân sự Bộ Quốc phòng – Trang 119)
(3) Ngày 19-09-1967 đồng chí Tám được Ủy ban Trung ương MTDTGP Miền Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nay đồng chí về hưu làm Bí thư Đảng ủy xã Hiếu – huyện KonPlong tỉnh Kon Tum.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2020, 08:27:37 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 09:56:16 am »

*   *
*

IV Sang hè năm 1965

Ngày 27 tháng 04 năm 1965 Quân ủy Trung ương chỉ thị; “Chuẩn bị đánh thắng địch trong mọi tình huống phát triển của chiến tranh…” Thực hiện chỉ thị trên, Quân khu chủ trương “đẩy mạnh đấu tranh chính trị, vũ trang và vận đông binh sỹ địch nhằm tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân chủ lực địch, làm cho chúng rối loạn cao độ về chiến lược, suy sụp hoàn toàn về chính trị…”.

Ban Cán sự tỉnh đội ra nghị quyết về nhiệm vụ quân sự địa phương là; Phát huy thắng lợi xuân 1965, tiếp tục tiêu hao, tiêu diệt địch, mở mảng giành dân, xây dựng và mở rộng căn cứ địa rừng núi, xây dựng lực lượng vũ trang tập trung lớn mạnh, đẩy mạnh xây dựng lực lượng trong thị xã, thị trấn, khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để đối phó và chiến thắng địch nếu mở rộng chiến tranh.

Tây Gia Lai là trọng điểm của hoạt động hè 1965. Mở đầu phía đông tỉnh Đại đội 1 và trung đội 14 (huyên 2) cùng bộ đội chủ lực Quân khu đánh địch trên đường 19, diệt 2 đại đội biệt kích ở Mang Yang, tiếp tục cắt phá giao thông bao vây uy hiếp địch, buộc chúng rút bỏ các chốt gác đường từ đông đèo Mang Yang xuống đến cầu Châu Bấu. Đường hành lang vận chuyển Trung ương đi lại dễ dàng.

Hướng đông nam tỉnh, Đại đội 2 cùng Trung đoàn 10 chủ lực liên tục đánh phá giao thông trục đường 7 và đường 14. Đại đội 2 cùng bộ đội khu 6 đánh rã Trung đội dân vệ, phát động quần chúng phá banh tại chỗ mảng “ấp chiến lược” từ Gờ Hô xuống Chí Rùi giáp Mỹ Thạch.

Trong lúc lực lượng ta hoạt động rộ phía đông và nam tỉnh, địch lo đối phó thì ở hướng tây, Liên đại 45 của tỉnh, bộ đội các Khu 4, Khu 5 đã phối hợp với bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên tấn công tiêu diệt hệ thống các chốt Bảo an gác đường 19 (tây), phát động quần chúng phá khu dồn làng Yịt, đưa 2.000 đồng bào về làng cũ.

Tiêu diệt quận Lệ Thanh

Đi đôi với tiêu diệt hàng loạt chốt bảo an, phá banh các “ấp chiến lược”, quyết tâm của Mặt trận Tây Nguyên là tiêu diệt quận lỵ Lệ Thanh.

Đây là trận đánh lớn then chốt, tạo điều kiện đánh viện trên đường 19 (tây), dùng chiến lược kỳ tập kết hợp với cường tập.

Đêm 31 tháng 5 Tiểu đoàn 952 đặc công cùng một tiểu đoàn của Trung đoàn 320 tiêu diệt gọn quận lỵ Lệ Thanh. Hôm sau (01/6) Trung đoàn 320, Liên đại 45 của tỉnh tổ chức phục kích trên đường 19. Đúng theo ý đồ, Tiểu đoàn bảo an ngụy và phái đoàn kiểm tra Bộ Nội vụ ngụy quyền Sài Gòn đã lọt vào trận địa phục kích của ta, bị tiêu diệt gọn, ta bắt sống tên Lê Văn Cứ - Thiếu tá tỉnh phó Pleiku và cả đoàn tùy tùng.

Ta trụ lại, phục kích tiêu diệt 15 xe quân sự địch lên giải tỏa, 2 Đại đội bảo an bị đánh thiệt hại nặng, ta bắn rơi 10 máy bay lên thẳng. Trận đánh thu thắng lợi giòn giã, thúc đẩy nhân dân vùng lên phá tiếp các khu dồn còn lại.

Trước thắng lợi liên tiếp, dồn dập của ta, quận lỵ Lệ Thanh bị tiêu diệt, tỉnh phó Pleiku bị bắt sống, ta làm chủ hoàn toàn trục đường 19 (tây), Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Nguyên quyết định chuyển thế trận, tập trung lực lượng bao vây trại huấn luyện đặc biệt Đức Cơ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 09:58:12 am »

Đức Cơ bị bao vây, Tiểu khu Pleiku và Quân đoàn 2 ngụy tung quân lên giải tỏa. Từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 9 tháng 8 các lực lượng vũ trang ta đã đánh thiệt hại nặng chiến đoàn 5 lính thủy đánh bộ, chi đoàn xe thiết giáp và Tiểu đoàn 1 quân biệt động, loại bỏ vòng chiến đấu 1.200 tên cộng hòa, biệt động.

Nhân dân khu vực hai bên đường 19 (tây) trong 124 làng của 66 “ấp chiến lược” đã nổi dậy phá rã bộ máy kìm kẹp của địch, giải tán 59 Trung đội dân vệ, thu toàn bộ vũ khí. Phá banh 15 dinh điền, giải phóng hơn 30.000 đồng bào Kinh.

Cán bộ, Ủy ban Mặt trận giải phóng tỉnh, huyện có tăng cường một bộ phận bộ đội chủ lực của Trung đoàn 320, chia từng thôn, làng tuyên truyền giải thích các chính sách của Ủy ban Mặt trận, củng cố ổn định tinh thần tư tưởng nhân dân an tâm ở lại vùng giải phóng làm ăn, cán bộ ta kịp thời chi viện gạo, muối, thuốc chữa bệnh cho đồng bào.

Tại đồn điền chè Bàu Cạn do người Pháp quản lý, ta cử cán bộ đến tiếp xúc, xác định cho họ an tâm sản xuất dưới sự bảo trợ và quản lý của Mặt trận dân tộc giải phóng và chính quyền cách mạng. Phải để cho công nhân tổ chức bộ máy chính quyền và công hội giải phóng. Đồn điền phải có nghĩa vụ nộp thuế cho chính quyền cách mạng. Anh chị em công nhân được quyền tham dự học tập các chủ trương chính sách của cách mạng, động viên họ hăng hái tham gia chính quyền tự quản. Anh chị em công nhân rất phấn khởi, phát hiện những tên tay sai chỉ điểm để chính quyền cách mạng giáo dục; đấu tranh đòi chủ đồn điền trả lương đúng kỳ cho công nhân.

Căn cứ cách mạng phía tây tỉnh được mở rộng liên hoàn giáp huyện Sa Thầy ở phía bắc, đến giáp biên giới Campuchia, tạo ra thế vững chắc cho đường “chiến lược Hồ Chí Minh” an toàn. Tại đây nhân dân các dân tộc phối hợp cùng bộ đội chủ lực tổ chức lực lượng tiếp tục nhận hàng chi viện của trên, xây dựng hệ thống kho tàng tuyên bố phòng thành khu vực căn cứ hậu cần có tầm cỡ chiến dịch, chiến lược ở phía Đức Cơ giáp biên giới, tạo điều kiện vững chắc cho Mặt trận Tây Nguyên có thể tổ chức những chiến dịch quy mô trên địa bàn này, bảo đảm cho các đội, binh đoàn từ Miền Bắc hành quân vào Nam qua đây được bổ sung lương thực, thực phẩm và nghỉ ngơi.

Sau một thời gian ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt nhỏ quân địch, ngày 9 tháng 8 năm 1965, bộ đội ta chuyển sang phản kích trung tâm huấn luyện Đức Cơ, các lực lượng của ta đã diệt 500 tên địch, phá hủy 25 xe quân sự.

Lúc này trọng điểm chiến dịch đã chuyển sang hướng Kon Tum. Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên cho mở vây Đức Cơ chuẩn bị cho thế trận chiến đấu mới.

Mặc dầu thời điểm này quân chiến đấu Mỹ đã bắt đầu triển khai lực lượng lên Tây Nguyên, nhưng quân và dân Gia Lai đã phối hợp chặt chẽ với chủ lực của trên liên tục chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt, loại 3.461 tên địch chết và bị thương, có 222 tên Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, phá vỡ bức rút nhiều cứ điểm nhỏ, uy hiếp mạnh mẽ hệ thống phòng ngự của địch. Lực lượng dân quân du kích tiến bộ, độc lập chiến đấu 48 trận, loại 455 tên địch, thắng lợi về quân sự đã hỗ trợ đắc lực cho quần chúng nổi dậy liên tục phá hàng trăm “ấp chiến lược”, phá vỡ hàng mảng “dinh điền” đưa số dân làm chủ của tỉnh 226.000 người(1), đẩy mạnh công tác binh vận giáo dục 135 gia đình ngụy quân kêu con em về, vận động đào rã ngủ 4.650 lính ngụy, phần đông là anh em người dân tộc.

Thắng lợi xuân hè 1965, quân và dân Gia Lai đã xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân mạnh mẽ, đều khắp. Là thế trận chủ động tiến công địch bằng hai chân, ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược trên địa bàn tỉnh. Là thắng lợi của chỉ đạo phối hợp chặc chẽ giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương tỉnh nhịp nhàng, thống nhất, phối hợp giữa các lực lượng phía đông và phía tây tỉnh, giữa tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng được chỉ đạo sâu sát. Cũng là thắng lợi trong công tác huy động sức dân chi viện cho tiền phương, đồng bào hy sinh vượt qua khó khăn ác liệt, gian khổ, có lúc bị hy sinh xương máu để góp phần cùng bộ đội giành thắng lợi.

Từ đồng khởi tháng 10 năm 1960 đến hè 1965 là thời kỳ phong trào cách mạng tỉnh Gia Lai đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để phát triển toàn diện và vững chắc; đã nắm vận dụng phương châm kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, tấn công tiêu diệt địch với khởi nghĩa từng phần. Là thời kỳ toàn Đảng bộ, quân dân đã kiên trì đấu tranh về tư tưởng thấm nhuần và vận dụng sáng tạo những phương pháp và hình thức đấu tranh để đánh bại từng thủ đoạn biện pháp quân sự, chính trị của địch, nhất là phát huy cao độ thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn tỉnh.


(1) Gồm: 117.000 dân giải phóng Xuân 65.
50.000 dân giải phóng hè 65.
59.000 dân vùng căn cứ cũ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 09:58:45 am »

Lực lượng vũ trang tỉnh đã từng bước trưởng thành và tiến bộ đồng đều, nhất là từ năm 1964 và trở đi. Phương châm đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị được chỉ đạo chặt chẽ và vận dụng linh hoạt có kết quả. Từ cấp lãnh đạo đến đơn vị thực hiện có cơ sở quán triệt xuyên suốt, khắc phục có tiến bộ tư tưởng hữu khuynh co thủ, rụt rè trong cán bộ các cấp, các ngành.

Bộ đội tỉnh, huyện đã từng bước nâng trình độ đánh tiêu diệt địch mở ra khả năng đại đội tỉnh diệt gọn đại đội địch càn quét dã ngoại, diệt gọn từng đoàn xe quân sự địch từ 6 – 8 chiếc, phối hợp với đơn vị chủ lực của trên chiến đấu có hiệu suất cao, đã làm tốt chức năng bộ đội địa phương hỗ trợ tích cực cho quần chúng nổi dậy phá hàng mảng ấp chiến lược, làm nòng cốt cho phong trào quần chúng nhân dân vũ trang đánh địch.

Hoạt động quân sự trong từng đợt, từng chiến dịch đã tạo ưu thế quân sự cho lực lượng cách mạng mặc dù trong thời gian từ 1964 đến hè 1965 quân địch còn hơn ta về quân số, tranh bị, kỹ thuật.

Khi khởi nghĩa vũ trang chuyển thành chiến tranh cách mạng, khi Mỹ và tay sai đã dùng bộ máy quân sự phản cách mạng thẳng tay đàn áp khủng bố quần chúng, khi đấu tranh vũ trang giữ vai trò ngày càng quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp để tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, đánh thắng chúng về quân sự trên chiến trường. Vì vậy, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và cơ sở đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu hao địch rộng rãi và tiêu diệt lực lượng quân sự địch từ nhỏ đến lớn để hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của quần chúng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch.

Trong điều kiện kẻ địch còn ưu thế hơn ta về mặt quân sự, muốn đánh thắng chúng, ta phải tạo cho được sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch. Muốn làm được điều đó đi đôi với lực lượng vũ trang lớn mạnh làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, ta phải xây dựng lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng nhân dân. Lực lượng chính trị đó phải tổ chức thành đội ngũ chặt chẽ, có khả năng tập hợp đấu tranh chống lại địch bất cứ tình huống nào. Thực tế sinh động trên địa bàn gia lai cho thấy: Không phải hễ có tiến công quân sự mạnh, lực lượng quân sự đông là tức khắc quần chúng nổi dậy ngay được. Vì nổi dậy được hay không chủ yếu do bản thân phong trào quần chúng mạnh hay yếu quyết định. Sức mạnh của phong trào quần chúng là ở tổ chức, đi đôi với việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ta phải tích cực tuyên truyền giáo dục vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh từ thấp đến cao, thì khi có đòn quân sự hỗ trợ, quần chúng mới có khả năng nổi dậy và nổi dậy vững chắc giành thắng lợi.

Khi phong trào du kích chiến tranh trong tỉnh đã phát triển đều mạnh, phát huy được khả năng tiêu hao địch rộng rãi, làm nòng cốt được cho nhân dân đánh địch giữ làng, du kích độc lập chiến đấu có hiệu quả đến một mức nhất định, yêu cầu chỉ đạo phải kịp thời chủ trương đẩy mạnh xây dựng và tác chiến của bộ đội tập trung tỉnh để thúc đẩy không ngừng phong trào du kích chiến tranh. Cuối năm 1963 tỉnh chủ trương xây dựng Liên đại 45 (tiểu đoàn thiếu) là phù hợp với tình hình phát triển lực lượng chung để nâng sức chiến đấu phối hợp với hoạt động của các đơn vị chủ lực trên địa bàn, thúc đẩy phong trào du kích chiến tranh.

Để đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ, trước hết ta phải đánh bại những biện pháp chiến lược chủ yếu của chúng là càn quét, gom xúc dân, lập “ấp chiến lược” để kẹp dân bình định nông thôn. Muốn vậy ta phải kiên quyết đánh bại từng thủ đoạn chiến thuật của địch trong các cuộc hành quân càn quét như “trực thăng vận, thiết xa vận…”. Nếu không dù có tiêu hao, tiêu diệt được địch, phá được một số “ấp chiến lược”, địch cũng sẽ càn quét líp lại. Từ những năm 1963 – 1965, tỉnh phát động phong trào “bắn máy bay rộng khắp”, phong trào “đánh cắt giao thông địch”, xây dựng làng xã chiến đấu, sử dụng rộng rãi linh hoạt, có hiệu quả, các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, bố phòng đánh địch, bảo vệ được vùng căn cứ giải phóng, góp phần cùng toàn miền Nam làm cho những chỗ dựa chủ yếu của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị phá sản, ngụy quân rệu rã, ngụy quyền bất lực, hệ thống “ấp chiến lược” tan rã và thành thị bị lung lay.

Cuộc chiến tranh đang bước vào giai đoạn mới, với thế trận chiến tranh nhân dân được củng cố, với truyền thống đoàn kết dũng cảm chiến đấu của nhân dân các dân tộc, lực lượng vũ trang tỉnh cùng nhân dân khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng đọ sức với quân chiến đấu Mỹ xâm lược và bọn tay sai trên chiến trường Gia Lai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 10:02:09 am »

CHƯƠNG VIII

Phát huy thế chủ động chiến trường, góp phần cùng quân dân toàn miền
đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
(1965-1968)

I/ Quân chiến đấu Mỹ vào chiến trường Gia Lai. Quyết tâm và những đối sách của quân và dân tỉnh ta:

Vào giữa năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã căn bản thất bại. Trước nguy cơ đó, đế quốc Mỹ tìm cách cứu vãn tình thế. Với bản chất cực kỳ phản động của tên sen đầm quốc tế, ỷ vào tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn; bất chấp dư luận nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ lại đưa quân chiến đấu vào Miền Nam Việt Nam.

Đế quốc Mỹ đã chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với Miền Bắc và đang từng bước chuyển cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam nước ta từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh cục bộ”.

Chiến tranh cục bộ là một trong ba hình thức chiến tranh của đế quốc Mỹ (lúc bấy giờ). Đó là một cuộc chiến tranh thực sự đối với đế quốc Mỹ, nhưng hạn chế về qui mô và phạm vi. Trong chiến tranh cục bộ, Mỹ phải đưa quân chiến đấu của chúng vào trực tiếp tham chiến. Quân Ngụy tay sai vẫn duy trì, tiếp tục tăng cường, vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng phụ thuộc vào Mỹ. Quân Mỹ và quân Ngụy là 2 lực lượng chiến lược để tiến hành chiến tranh, nhưng quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu.

Tháng 07 năm 1965, cùng với việc đổ quân chiến đấu Mỹ vào Miền Nam và bắn phá ác liệt ở Miền Bắc, đơn vị tiền trạm đầu tiên của Sư đoàn không vận số 1 của Mỹ đến Tân Tạo (An Khê). Tháng 8 năm 1965, toàn bộ sư đoàn triển khai xong căn cứ quân sự của chúng ở An Khê. Căn cứ rộng 49 km2. Sư đoàn có 16.000 quân, 466 máy bay các loại, phần lớn là máy bay lên thẳng chở quân chiến đấu.

Căn cứ Sư đoàn có 2 khu vực. Phía Tây Sông Ba là bãi đất tương đối bằng và rộng. Áng ngữ về phía Tây và đông bắc là điểm Cao Hòn Cong (có Hòn Cong lớn và Hòn Cong nhỏ), có đồi Kôn Hơrăng, GơĐak. Đây là khu vực lực lượng chủ yếu của Sư đoàn, có sân bay lên thẳng Tân Tạo nằm sát chân núi Hòn Cong. Khu vực đông Sông Ba có sân bay Cây Me là sân bay cũ của Pháp. Mỹ cải tạo làm sân bay vận tải tiếp tế. Chung quanh căn cứ quân sự, Mỹ xúc dân từ các vùng lân cận đến lập “ấp chiến lược” bảo vệ vùng ngoài căn cứ.

Mỹ vào chiến trường Gia Lai, so với trước đây là một bước chuyển sang giai đoạn chiến tranh mới, với lực lượng tác chiến mới có số lượng đông hơn, qui mô lớn hơn, trang bị hiện đại hơn, cường độ ác liệt hơn trước nhằm thực hiện biện pháp chiến lược “tìm diệt và bình định”; quân chiến đấu Mỹ đảm nhiệm chiến lược “tìm diệt”; còn công cuộc “bình định” giao cho quân Ngụy. Đế quốc Mỹ tin tưởng sẽ đè bẹp được phong trào Cách mạng. Thời gian này là những năm tháng thử thách cực kỳ nghiêm trọng đối với quân và dân tỉnh ta cũng như đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ. Cuộc đọ sức lịch sử của nhân dân ta với đế quốc Mỹ đã phát triển đến giai đoạn quyết liệt nhất.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó không vượt ra ngoài dự kiến của Đảng ta. Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (12/1963) đã tính đến khả năng đế quốc Mỹ có thể tăng quân hoặc mở rộng chiến tranh ở Miền Nam thành chiến tranh cục bộ. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (03/1965) sau khi phân tích tình hình, đã đề ra nhiệm vụ cơ bản, nhiệm vụ cụ thể cho từng miền là giữ thế chủ động, sẵn sàng đánh thắng địch khi chúng chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ ở Miền Nam…

Quyết tâm đó thể hiện trong lời kêu gọi ngày 20/07/1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn…”

Tháng 12/1965, Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 12 chỉ rõ: “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào Miền Nam hàng chục vạn quân chiến đấu, dù qui mô, cường độ chiến tranh có khác trước, nhưng vẫn là cuộc chiến tranh hạn chế, lực lượng so sánh giữa ta và địch căn bản vẫn không thay đổi lớn”. Hội nghị cán bộ Trung cao cấp toàn Quân Khu V nhất trí: Mỹ đưa quân vào Miền Nam là bị động. Ta có đủ khả năng đánh thắng quân chiến đấu Mỹ.

Về lực lượng ta, cuối năm 1965 phong trào du kích chiến tranh phát triển cao. Các sư đoàn chủ lực Quân Khu 5, Mặt trận Tây Nguyên đã được xây dựng, hình thành những quả đấm mạnh, bố trí sẵn trên những địa bàn chiến lược quan trọng.

Tuy Mỹ đưa quân ào ạt vào Miền Nam, nhưng chúng vẫn phải dựa vào Ngụy quân, Ngụy quyền, vẫn phải thực hiện một số chính sách mị dân nhằm lừa bịp, lôi kéo quần chúng, vì vậy ta vẫn có thể tiếp tục đấu tranh chính trị, binh vận để hình thành ba mũi giáp công đánh địch trên cả ba vùng chiến lược.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 10:04:37 am »

*   *
*

Vào thời kỳ sôi động này, tại vùng căn cứ của tỉnh tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 2 để tổng kết phong trào cách mạng trong tỉnh từ Đồng Khởi đến đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và đề ra nhiệm vụ cho Đảng bộ quyết tâm đánh thắng quân xâm lược Mỹ. Ngay trong những ngày đại hội sôi nổi bàn các biện pháp đánh Mỹ, nhiều địa biểu nêu ý kiến: Mỹ vào ta còn có khả năng đấu tranh chính trị trực diện nữa không? Ta có đánh Mỹ được không và đánh như thế nào? Thì ngày 14/07, huyện 2 báo cáo lên Đại hội: “Cụ Dư làng Su Briêng (thuộc xã Bắc) đã dùng ná tên tẩm thuốc độc giết chết một lính Mỹ đang nấp dưới gốc cây trong rẫy sắn của cụ”. Tin tức thực tế nóng hổi và sinh động này làm phấn khởi nức lòng toàn thể đại hội, khẳng định khả năng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của nhân dân trong tỉnh.

Để bảo đảm thắng lợi cho nhiệm vụ chiến đấu mới cực kỳ quyết liệt này công tác giáo dục quán triệt nhiệm vụ, động viên tư tưởng đi đôi với khẩn trưởng xây dựng và củng cố các tổ chức thực sự mạnh mẽ. Tỉnh tăng cường cán bộ củng cố cho các cơ quan quân sự thị xã, các huyện; Chuyển đại đội đặc công 90 của tỉnh cho Thị đội Pleiku; củng cố địa bàn xã Gào (khu 9), xã B7 (Chư Păh) làm bàn đạp cho các lực lượng áp sát vào nội thị. Xây dựng trung đội du kích xã Gào thực sự mạnh có 46 tay súng thường trực chiến đấu; xây dựng một tiểu đội an ninh và một tiểu đội biệt động cùng với Trung đội vũ trang thị phối hợp hoạt động với các đội vũ trang công tác của thị.

- Huyện đội 3 (bắc Mang Yang) rút thanh niên trong dinh điền Lệ Chí ra thành lập trung đội tập trung của huyện có 35 tay súng(1).

- Các huyện 4, 5, 6, 7 mỗi huyện xây dựng một Đại đội tập trung huyện, quân số mỗi Đại đội từ 60 – 760 người. Tách phía Nam huyện 7 (từ xã PTó xuống Cheo Reo) thành lập huyện 11 (một phần huyện AYunpa ngày nay) cơ quan chỉ đạo, chỉ huy của huyện 11 đóng tại núi KôngBlôi. Huyện có một Trung đội tập trung 30 tay súng, 2 đội vũ trang công tác xây dựng cơ sở.

- Huyện 8 (An Khê) bổ sung cán bộ, xây dựng Trung đội tập trung và 2 đội vũ trang công tác.

Ngày 01 tháng 10 năm 1965, Tỉnh thành lập Tiểu đoàn tập trung đầu tiên, lây tên là Tiểu đoàn 15, (H15). Quân số lấy từ Liên đại 45 cũ làm nòng cốt, chuyển Đại đội 2 về Tiểu đoàn. Xây dựng Đại đội 2 làm đơn vị chủ công. Quân số lúc biên chế có 450 cán bộ chiến sỹ, 3 Đại đội bộ binh (Đại đội 2 dân tộc Bahnar, Đại đội 3 dân tộc Jarai, Đại đội 4 dân tộc Kinh), Đại đội 5 hỏa lực gồm anh em kinh và dân tộc.

Ban chỉ huy Tiểu đoàn lúc thành lập có:

Đồng chí Lê Ngọc Điểm – Đại úy Tiểu đoàn trưởng.

Phan Anh Tuấn – Đại úy Chính trị viên Tiểu đoàn.

Trần Thơ – Thượng úy Chính trị viên Phó Tiểu đoàn.

Nguyễn Châu – Thượng úy Tiểu đoàn Phó.

Lúc này Mặt trận Tây Nguyên đã triển khai các đơn vị chủ lực mới bổ sung từ Miền Bắc vào. Quan hệ chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang tỉnh cũng bổ sung những điểm mới. Ngoài sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Tỉnh ủy, Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên trực tiếp chỉ huy chiến đấu huấn luyện, thống nhất điều hành sử dụng để hiệp đồng chiến đấu với quân chủ lực Tây Nguyên. Về hậu cần, trang bị do Quân khu bảo đảm.

Tháng 10 năm 1965, Mặt trận Tây Nguyên tổ chức chỉnh huấn tình hình và nhiệm vụ cho cán bộ trung, cao cấp toàn Mặt trận. Đồng chí Chu Huy Mân Bộ tư lệnh phát động phong trào thi đua đánh Mỹ, diệt Mỹ, bắt sống Mỹ.

Tỏa về các địa bàn, phong trào thi đua “Quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” được phổ biến quán triệt đến từng phân đội bộ đội tập trung, dân quân du kích. Khẩu hiệu “Tìm Ngụy mà đánh, tìm Mỹ mà diệt” được trở thành khẩu hiệu hành động mà mỗi chiến sỹ cán bộ trong 3 lực lượng. Phong trào “Bắn máy bay rộng khắp”, những đợt đánh phá, cắt giao thông vận chuyển của địch, được phổ biến rộng rãi phát động đến xã, bản làng.


(1) Tháng 6/1965 Khu 9 giao dinh điền Lệ Chí cho K3 quản lý, xây dựng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 10:11:03 am »

*   *
*

CHIẾN THẮNG LEIME

Trận đọ sức đầu tiên giữa các lực lượng vũ trang Tây Nguyên với Kỵ binh bay số 1 của Mỹ trên chiến trường Gia Lai:


Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ là đơn vị mới thành lập theo sáng kiến của Mac Namara (Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) có thể đổ quân xuống bất cứ nơi nào cũng được. Do đó chúng có thể làm thay đổi đột ngột so sánh lực lượng nghiêng về phía có lợi cho quân Mỹ vào thời điểm quyết định của trận đánh. Bên cạnh Sư đoàn không vận Mỹ, Sư đoàn bộ binh 22 Ngụy cũng có mặt thường xuyên ở Gia Lai, Bình Định. Với lực lượng quân sự to lớn, chúng ráo riết mở rộng sân bay Cù Hanh; tập trung binh kí kỷ thuật, cày ủi hai bên đường Quốc lộ số 19, mỗi đêm rộng hàng 500 mét để chống hoạt động của du kích.

Mỹ lên Gia Lai chúng nuôi tham vọng tiêu diệt chủ lực ta, đánh phá phong trào cách mạng, phá căn cứ địa, ngăn chặn chia cắt hành lang chiến lược của ta, hòng chiếm giữ địa bàn chiến lược xung yếu này.

Mỹ đổ quân đóng ở Gia Lai, nơi đây trở thành một trong những chiến trường tiêu diệt lớn sinh lực địch. Với địa hình rừng núi, không gian nhỏ hẹp, Mỹ Ngụy hí hửng đắc thắng về biện pháp chiến lược “tìm diệt của chúng”.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, quân và dân Gia Lai cũng như Mặt trận Tây Nguyên đã sẵn sàng bước vào thế chiến đấu mới.

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây nguyên cùng Đảng bộ Gia Lai tập trung lực lượng mở chiến dịch Plei Me. Ý định chiến dịch là:

- Vây điểm diệt viện

- Trước diệt Ngụy, sau diệt Mỹ

- Kéo quân Mỹ ra xa căn cứ, đưa chung đi sâu vào các vùng rừng núi để tiêu diệt.

Địa bàn chiến dịch diễn ra trên khu vực Bàu Cạn, Plei Me, Đức Cơ, Ia Drăng khoảng 1.600 km2, tây nam thị xã Pleiku 30 km. Đây là khu vực tương đối bằng phẳng có một số điểm cao không đáng kể, cây rừng non kín đáo, xen kẽ những bãi tranh hoặc Jút (loại cây le lá nhỏ) thuận lợi cho lực lượng ta cơ động, dấu quân cũng như trong kế hoạch nhử địch vào các trận địa ta đã chuẩn bị sẵn.

Cứ điểm Plei Me là trại huấn luyện biệt kích và cũng là tiền đồn bảo vệ phía tây Nam thị xã Pleiku, là bàn đạp của các cuộc hành quân đánh phá vùng căn cứ cách mạng dọc theo biên giới giáp Campuchia. Tướng Vĩnh Lộc tư lệnh Quân khu 2 ngụy đánh giá PleiMe là vị trí biên phong mạnh, hiểm trở trên tuyến phòng thủ Tây và Tây nam thị xã Pleiku.

Phối hợp với chiến dịch PleiMe, Tỉnh ủy, Ban chỉ huy Tỉnh đội sử dụng bộ đội khu 4 và 5 cùng dân quân du kích các xã dọc biên giới phối hợp với các đơn vị chủ lực từ lúc chuẩn bị chiến trường. Dân quân du kích chiến đấu xã Ia PNôn, Ia Mơ, Ia Lâu, IaPuch bố trí dày trên các tuyến hành lang chiến lược, bảo vệ các khu kho lương thực, các trạm phẫu, binh trạm. Bộ đội khu 4, 5 phát động phong trào bắn máy bay thấp, nhất là trực thăng.

Chuyển Tiểu đoàn 15, Bộ binh tỉnh (H.15) về đứng tại núi KôngChiêng, suối PơYâu phụ trách chiến đấu khu vực Đông đường 14. Bộ đội các khu 3, 6, 7 áp sát đường 19 đánh giao thông và hoạt động vùng đất bằng phía tây sông AYun.

Tỉnh tổ chức nhiều đoàn cán bộ xuống các xã vận động nhân dân đi dân công, huy động lương thực, thực phẩm chi viện cho bộ đội chiến đấu. Thu năm 1965, nhân dân các vùng trong tỉnh đã động viên 1.200 tấn lương thực. Nhân dân các vùng tranh chấp, vùng giải phóng đều náo nức xung phong đi phục vụ chiến trường, từng đoàn dân công đủ các lứa tuổi, dân tộc, Kinh đều đi gùi đạn, gạo, vũ khí, dắt trâu bò hành quân theo bộ đội, cả nhà đi dân công, cả làng đi dân công; Nhiều cụ già ở làng Sinh, làng Mui, làng Núi, làng Ơ gói cơm nếp, gùi chuối, gà, mía đi bộ hàng chục kilômét đến thăm, động viên bộ đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM