Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:18:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ niệm Cứu quốc quân  (Đọc 7079 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:34:32 am »

Từng điều, từng điều Ông cụ nói, tôi ghi nhớ trong lòng, cảm thấy một ngày gặp Ông cụ bằng mấy năm học tập. Trước khi gặp Ông cụ, thấy trình độ mình thấp, tôi rất lo, không biết mình gánh vác được bao nhiêu. Hy sinh xương máu tôi không sợ, nhưng bảo tôi làm cán bộ lãnh đạo thì tôi chưa tin sức mình đảm đương được. Gặp Ông cụ rồi, tôi thấy tự tin có thể làm được các việc Đảng giao cho.

Chúng tôi rất khao khát nghe Ông cụ nói chuyện, không những chỉ nghe nói kinh nghiệm công tác mà cả tình hình thế giới nữa.

Thời gian Trung ương họp hội nghị là thời gian tôi ngồi học tài liệu, cả tài liệu mới nhất là Nghị quyết Trung ương làn thứ tám và Chương trình Việt Minh. Trung ương cứ họp, chúng tôi cứ học cho tới ngày họp xong. Tôi được nghe nói lại là sau khi điểm lại các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa binh lính ở Đô Lương, hội nghị nhận định : Mặc dù sự đàn áp của giặc Pháp rất dữ dội mà dân ta vẫn không lùi. Những cuộc khởi nghĩa lại gây ra một ảnh hưởng rộng lớn toàn quốc. Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Đông Dương. Hội nghị đã chỉ ra «phải xây dựng nhiều đội du kích, nhiều căn cứ địa ; lúc có điều kiện thì phát động chiến tranh du kích nhưng phải duy trì các đội võ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở». Hội nghị khẳng định : Thực dân Pháp và phát-xít Nhật sẽ chết. Cuộc cách mạng Đông Dương, kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang, muốn gây cuộc khởi nghĩa bằng võ trang phải nhằm vào những điều kiện này:

1. Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc,

2. Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp —Nhật, mà đã sẵn sàng hy sinh bước vào con đường khởi nghĩa.

3. Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng phổ thông đến cực điểm vừa về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.

4. Những điều kiện khách quan tiện cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân Tàu đại thắng quân Nhật, cách mạng Pháp hay cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thẳng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh — Mỹ tràn vào Đông Dương. Và Mặt trận cứu quốc tuy Đảng ta đã huy động được nhiều cuộc tranh đấu và đã có những phong trào khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương và hiện nay quân đội Bắc Sơn còn đương hoạt động, song lực lượng toàn quốc chưa được thống nhất. Muốn có một lực lượng toàn quốc đủ sức gây ra và củng cố cho một cuộc khởi nghĩa thì Đảng ta phải :

a — Mở rộng và củng cố các tổ chức cứu quốc sẵn có làm cho các đoàn thể có một tinh thần hy sinh tranh đấu, sẵn sàng gây cuộc khởi nghĩa.

b — Mở rộng các tổ chức vào những nơi thành thị, sản nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.

c — Mở rộng sự tổ chức vào các tỉnh phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số.

d — Đoàn luyện cho các đảng viên có một tinh thần cương quyết hy sinh.

e — Đoàn luyện cho các đảng viên đủ năng lực và kinh nghiệm, đủ sức chỉ huy và xoay xở tình thể.

g — Phải có những tổ chức tiểu tổ du kích, du kích chính thức và tổ chức binh lính đế quốc. Hiện nay tuy lực lượng của Đảng ta chưa được lan rộng mạnh mẽ khắp toàn quốc, nhưng thời gian và không gian sẽ làm việc cho ta...(1)


Ông cụ và Trung ương đã hướng dẫn chúng tôi nghiên cứu tại chỗ để hiểu nhiệm vụ chống Nhật — Pháp, cứu nước. Nghiên cứu tới đâu, đầu óc chúng tôi sáng ra tới đấy. Những gì mình đang khao khát cần biết đều được giải đáp cặn kẽ. Thật như đại hạn gặp mưa rào. Tất cả những điều trên đã soi đường cho phong trào Bắc Sơn, cho riêng tôi những năm hoạt động sau này.

Trước ngày sắp trở về, Ông cụ gọi các đồng chí Xứ ủy tới, dặn riêng từng đồng chí một. Ông cụ đánh máy các nghị quyết xong đưa cho các đồng chí Trung ương và nỏi: «Các đồng chí lấy cái này, còn cái này để báo cáo quốc tế». Rồi Ông cụ đưa tài liệu cho từng người, của ai người nấy nhận vui vẻ.

Chúng tôi tập trung tiểu đội lại, phân chia súng đạn, nhẩm khẩu lệnh, nhắc lại kỷ luật «súng sẵn trong tay không bắn bậy», chuẩn bị lên đường. Số anh em đi về Bắc Sơn chia thành hai tốp, mỗi tốp đi một ngả. Một số đồng chí đưa Trung ương về đường cái, từ Pác Bó qua Tĩnh Tây qua Long Châu, Về Bó Cục, đợi ở đấy: tốp này gồm có anh Sơn, anh Chính, anh Lý, anh Phùng (Phùng Chí Kiên), anh Trương Văn Minh (Đặng Văn Cáp). Một số đồng chí khác như Lâm, Hải Tâm (Bế Sơn Cương), Phung Héc, Mã (Mã Thành Kính), v.v. do tôi cùng Sơn Hùng phụ trách, ngoài vũ khí còn mang một số tài liệu mật, từ Pác Bó về Sóc Giang, qua Đông Ngàn, qua Mỏ Sắt về Hòa An, vào Lũng Hoàng gặp các đồng chí ở Tỉnh bộ Cao Bằng để các đồng chí thu xếp cho đi từ Hòa An qua Đông Khê, Thất Khê, Nà Mạ, Pá Lầu, Tản Trang ra Bó Cục, để lại gặp tốp đồng chí Sơn, và chuẩn bị về Bắc Sơn. Trên đường cùng đoàn chúng tôi trở về có đồng chí Mạc Văn Hải quê ở Thất Khê, đã hoạt động lâu năm ở Trung Quốc, dẫn đường. Hải phụ trách con đường tắt từ Thất Khê qua Văn Mịch.

Còn các đồng chí Xứ ủy về theo các đường bí mật khác.


(1) Trích Nghị quyết Trung ương lần thứ tám.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:36:16 am »

*
*   *

Ngày 6 tháng 5 âm lịch (tháng 6-1941), từ giã Pác Bó và ông cụ Thu Sơn, tất cả lên đường.

Tốp đi đường ngoài nước lên đến Tĩnh Tây thì có anh Cao Hồng Lĩnh đi theo.

Lần đi phấn khởi, lần về càng phấn khởi hơn. Trên đường về càng nhớ lại những điều mình đã học được thì càng nhớ Pác Bó, càng nhớ Ông cụ.

Về tới Hà Quảng — Dông Ngàn, chúng tôi thấy quần chúng đứng đông nghịt như ngày hội. Người si người lượn, chưa biết dân bản đang có việc vui gì, chúng tôi sinh nghi, rẽ vào bụi theo đúng quy cách quân sự, cũng nấp kỹ, cũng bò lăn lê toài, rình xem. Điệu lượn ấm áp của quê hương nghe không rõ tiếng, chỉ văng vẳng giọng đưa xa xa. Tốp đầu gặp chúng tôi, tươi cười vui vẻ cho biết là tổ chức si lượn để che mắt địch, để bảo vệ và đón đưa chúng tôi. Chúng tôi phấn khởi đi, len vào giữa đoàn người và càng thêm tin tưởng ở quần chúng cách mạng.

Về tới Bó Cục, chúng tôi đã thấy anh Sơn, anh Chính, anh Lý, anh Phùng đợi ở đây. Các anh mừng đội vũ trang chúng tôi về an toàn và tỏ ý rất hài lòng.

Về tới đây, chúng tôi có dịp thăm quê nội quê ngoại, chẳng những vì tình gia đình họ hàng mà còn thêm tình cách mạng thắm thiết, vì ở đây ảnh hưởng cách mạng đã ăn sâu vào nhân dân. Đối với tôi, người hoạt động cách mạng về thăm gia đình trong tình hình ấy, nói sao cho hết nỗi sung sướng trong lòng. Gọi là tình hai nước hai quê nhưng thực cũng là tình gia quyến nội ngoại. Ở đây, từ em bé cũng biết anh Lý. Ai nấy đều phấn khởi thấy chúng tôi đi về trót lọt, đều cùng chúc cho cách mạng Việt Nam mau thắng lợi.

Chúng tôi qua Nà Khau, Nà Kẻ, bị lộ. Xã đoàn tưởng là cướp, cho dõng ra chặn đường. Trung ương cử hai đồng chí Lâm và Mạc Văn Hải đi thuyết phục. «Chúng tôi không phải là cướp, chỉ mượn đường đi qua thôi». Hải nói vậy, đồng thời cố ý hé cho xã đoàn biết chúng tôi đông người, có nhiều súng, đụng vào sẽ bị tiêu diệt ngay ! Xã đoàn cũng hốt, phải để cho đi. Hôm đó, chúng tôi lên Khau S’lin, một quả núi cao và nhọn như ngọn măng, ngủ?

Đêm hôm sau, phải vượt Thất Khê, đi vòng theo chân núi Khau Phin. Qua sông Thất Khê, nước hơi to, chảy xiết, lội đến quá bụng. Chúng tôi khoác tay nhau, dìu nhau đi qua. Lại vòng theo chân núi, thẳng xuống đường cái Thất Khê — Pò Có, về Văn Mịch. Từ Thất Khê đến Văn Mịch dài hơn bốn chục cây số, phải cố gắng vượt hết trong một đêm.

Đi đêm, ngoài việc quan sát chung quanh đề phòng bất trắc xảy ra, còn cần phải đặc biệt chú ý giúp đỡ anh Chính ; anh Mã «béo» được đặc trách đi với anh Chính.

Đêm hôm thứ ba là chặng đường cuối cùng. Đến một xóm thuộc Bình Gia, bỗng thấy một toán người đi đâu về đốt hàng chục bó đóm. Đang đi trên ruộng bậc thang, không làm thế nào khác được, chúng tôi đành phải tránh lên đồi. Mã «béo» rẽ theo chúng tôi, còn anh Chính đi chậm, theo không kịp.

Chúng tôi ngồi lại, kiểm số người trước khi lại xuống đồi đi tiếp, thì thấy «rơi» mất anh Chính! Mã «béo» và ông Cáp đi tìm nhưng không thấy. Tôi đoán chắc anh chỉ lạc ở chỗ tràn ruộng bậc thang, liền theo đường cũ, xuống dốc. Anh Chính đang chống cây gậy, chọc chọc xuống đất để lên dốc. Thế nào mà hai người, một đi lên một đi xuống, tới gần sáp vào nhau, tôi mới thấy. Anh Chính bảo tôi:

— Tôi tưởng các anh đi xa rồi! Định lên núi ngủ, mai theo đường công khai đi vậy.

Lạc mất đến gần một tiếng đồng hồ.

Quãng 12 giờ đêm, qua eo Pác Nàng, nhìn ra được cánh đồng Bình Gia. Trăng sáng quá. Chúng tôi phải qua cầu. Nằm xuống, trông về phía cầu thấy trên cầu có bọn dõng nằm. không cựa quậy. Mắt không tinh không thấy được!

Tôi nói:

— Có người cũng phải đi! Ta thuyết phục nó thôi!

Bộ phận chúng tôi vào cầu trước. Hai lính dõng bị bất ngờ, đứng dậy hỏi thất thanh. Đồng chí Lâm vả tôi khóa chặt cứng chúng lại, nói cho nó hiểu ý định của ta. Một tên cựa ra được, thoát khỏi vòng tay, vùng bỏ chạy, vừa chạy vừa kêu toáng lên: «Chấu lớ!» (Cứu với!). Duy có tên thứ hai, đồng chí Lâm quàng cổ chặt quá, lại vừa đi vừa thuyết phục nên mới chịu dẫn đường cho ta. Tôi vẫy anh em ở phía sau nhanh chóng qua cầu. Cả đoàn vượt qua cánh đồng rộng Bình Gia một cách dễ dàng. Về đến Tam Canh, chớm vào địa phận Bắc Sơn, chúng tôi mới thả cho anh lính dõng về và không quên dặn cách báo với địch để tránh bị trừng phạt mà vẫn có lợi cho ta. Lính dõng tưởng mười mươi là chết, không ngờ được tha về, vội cảm ơn rối rít, hứa sẽ theo lời ta...

Vượt Tam Canh ra đến xóm Quỳnh Sơn (châu Bắc Sơn), chúng tôi lại gặp một bọn dõng khác. Biết là lộ, chúng tôi kêu gọi họ đừng bắn, nếu nổ súng, chúng tôi tiêu diệt ngay, Biết chúng tôi là người cách mạng, họ lảng tránh để chúng tôi kéo được về Lũng Pán. Đây là một khu căn cứ cách mạng có gia đình già Vân là cơ sở tốt. Già Vân sắp xếp chỗ ăn chỗ ngủ. Và chúng tôi gặp anh em Cứu quốc quân đã chờ đón ở đây : đó là số anh em ở dưới vùng Tân Lập đến, gồm có các anh Giáo, Hà Khai Lạc, Đàm (Độ) và đơn vị.

Với cương vị là người phụ trách Chiến khu Bắc Sơn, anh Giáo báo cáo tình hình Bắc Sơn về mọi mặt từ khi chúng tôi đưa các đồng chí Trung ương đi Hội nghị tới giờ: Vấn đề củng cố cơ sở, củng cố phong trào tiến hành rất tốt, do đó phong trào Bắc Sơn — Võ Nhai lên mạnh thành hành lang chính trị về xuôi; Cứu quốc quân được rèn luyện về chính trị, quân sự, có ý thức tổ chức tốt ; nhưng việc giữ bí mật của cán bộ chưa tốt ; công tác trừ gian, trừ mật thám đầu sỏ làm chưa gọn, làm mít-tinh công khai, một số cán bộ của ta xuất đầu lộ diện nên bọn mật thám và đế quốc theo dõi...

Sau đó anh Vân phổ biến Nghị quyết mới của Đảng cho toàn thể anh em Cứu quốc quân. Cán bộ và chiến sĩ đều nức lòng phấn khởi.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, chúng tôi cùng nhau thảo luận kế hoạch củng cố phong trào Bắc Sơn. Ngay sau đó Trung ương chỉ thị thành lập Ban chỉ huy mới của Chiến khu Bắc Sơn, chỉ định đồng chí Phùng Chí Kiên phụ trách Tổng chỉ huy, tôi làm Phó, đồng chí Giáo làm chính trị viên. Ban chỉ huy của lực lượng vũ trang Bắc Sơn đặt dưới sự lãnh đạo của Ban thường vụ Trung ương Đảng.

Chúng tôi được giao nhiệm vụ đưa Trung ương về Bó-py-a, tạm đóng lại ở đó. Trước khi về, các anh dặn lại chúng tôi phải « chống khủng bố trắng và giữ thông đường liên lạc về xuôi, đồng thời chuẩn bị một con đường bí mật thứ hai, để khi cần, Trung ương có thể về được an toàn». Dặn dò xong là chia đôi, một số đồng chí ở địa phương đưa Trung ương vào khu vực căn cứ ở Bó-py-a, còn chúng tôi về với mấy đơn vị ở Khuổi Nọi. Đội Cứu quốc quân được củng cố lại dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phùng Chí Kiên. Sau khi được tăng cường thêm một số cán bộ, được phổ biến chính sách mới của Đảng, Cứu quốc quân đã hướng theo phương châm hoạt động mới: một mặt tổ chức huấn luyện quân sự, chính trị, tích lũy lương thực, mở rộng phong trào luyện tập quân sự của tự vệ chuẩn bị chống khủng bố ; một mặt củng cố cơ sở quần chúng, tổ chức một đường hành lang quần chúng từ căn cứ địa về xuôi.

Chúng tôi bàn nhau sẽ mở lớp huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự cho cả các cán bộ ở các tỉnh dưới xuôi lên. Ban chỉ huy phân công tôi về ở Võ Nhai để vừa chống khủng bố trắng, giữ vững phong trào, vừa chuẩn bị lương thực cho trường hợp Trung ương và Cứu quốc quân rút xuống. Bên cạnh việc củng cố các đường giao thông liên lạc đã có, phải tìm con đường bí mật để khi cần Trung ương có thể về xuôi được thuận lợi, dễ dàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:38:33 am »

III

Tôi về Võ Nhai.

Trong thời gian đưa Trung ương đi Hội nghị, tôi vẫn chưa thoát ly hẳn gia đình. Nay trở về, như thế là đã vắng nhà từ tháng 2 đến tháng 6 (1941). Hồi này, ở nhà, anh em đã trừ mật thám đầu sỏ, bị lộ. Ở Võ Nhai, một số đồng chí hoạt động công khai cũng bị lộ. Địch truy tầm gay gắt. Một số đồng chí bị sa lưới. Gia đình một số anh em cũng bị khủng bố. Một số người ở Phủ Thượng, Tràng Xá cũng chạy lên núi, không chịu để giặc bắt. Phần nữa, một bộ phận đi họp Hội nghị Trung ương lần thứ tám về bị lộ (do tên Công làm phản). Địch hoảng hốt liền tập trung quân từ Lạng Sơn sục vào Bắc Sơn, và từ Thái Nguyên tiến công vào Võ Nhai. Chúng định làm gọn hai việc trong một lúc : Một, lùng bắt các cán bộ lãnh đạo, cơ quan đầu não của Đảng để làm tan rã phong trào cộng sản ở Đông Dương mà chúng rất khiếp sợ ; hai, bóp chết phong trào đấu tranh của Bắc Sơn.

Địch tiến tới đâu đóng đồn bốt tới đó, chia từng khu rừng để càn quét. Còn chúng tôi, nhớ lời Bác dặn khi ở Pác Bó, với Chương trình Việt Minh vừa mang về, chúng tôi cũng ra sức tuyên truyền, tổ chức quần chúng làm cho mọi người cùng tin tưởng quyết tâm hoạt động, làm cho phong trào chẳng những có bề rộng mà còn có cả bề sâu.

Võ Nhai chống chọi lại với giặc.

Bấy giờ lính ở Thái Nguyên và Lạng Sơn kéo về khủng bố Bắc Sơn vì chúng nghi có đội quân ở Trung Quốc về Bắc Sơn,

Đình Cả, Tràng Xá cũng bị địch khủng bố chẳng kém Bắc Sơn. Lửa nhà cháy cứ bốc lên từng đám. Tiếng kêu khóc của cụ già, em bé, nghe sốt lòng sốt ruột. Trông cảnh xóm làng bị địch tàn phá càng căm thù địch, tôi càng lo cho Trung ương: Không hiểu Trung ương ở Bắc Sơn như thế nào và các anh Kiên, anh Giáo bảo vệ Trung ương như thế nào? Có được an toàn không? Tôi ở Tràng Xá(1) , không thể biết hết tình hình ở trên Bắc Sơn được. Quần chúng đi chợ Bắc Sơn và chợ Đình Cả nói cho biết phần nào. Còn ở đây, chỉ thấy nó lùng sục rất táo tợn. Một số quần chúng hoang mang, lo sợ.

Dạo ấy, Tràng Xá đang mùa cấy mà lại mưa nhiều, nước lũ đổ về tràn ngập cả những dòng suối trước đây khô cạn. Một đêm không trăng sao của tháng 7 (năm 1911), một số anh em Cứu quốc quân định đến làng Đồng Tác, Đồng Thẩm lấy gạo quần chúng ủng hộ. Hai làng này đã bị bọn lính và mật thám hẹn ngày đến đốt phá. Anh em chưa vào đến làng đã thấy những bóng người lố nhố phía trước mặt, liền núp lại sau những gốc cây to và sau các mô đá, theo dõi xem có phải là lính không. Mắt họ căng trong bóng tối, chuẩn bị đối phó. Trông kỹ thấy rõ hai người: Một người đi chân thấp chân cao và một người to lớn đi trước. Anh em xì xào bảo nhau: «Trông ai như là Quốc Vinh!». Lại thấy «họ» hướng về phía nhà anh Bạo là một cơ sở cách mạng. Anh em cũng định đến đấy. Thật là không hẹn mà gặp. Mừng rỡ và cảm động, anh em chạy ùa ra đón. Nhận nhau tíu tít. Người to lớn chính là Quốc Vinh, người kia là anh Chính; sau đến anh Vân và anh Sơn. Anh em thấy Trung ương về thì rất mừng, bảo nhau : « Có sự giúp đỡ rồi ! ».

Anh Chính nói :

— Các đồng chí đưa chúng tôi về cơ quan !

— Các anh từ trên ấy về, mệt thì hãy nghỉ đã — Một đồng chí Cứu quốc quân trả lời — Rôi sẽ về cơ quan, các anh à !

Thì ra các đồng chí Trung ương đã sáng suốt sớm rời Bắc Sơn, lọt qua vòng vây khép chặt của địch, về Tràng Xá lại gặp ngay được bộ phận đi lấy gạo ! Trung ương rời Bắc Sơn, song hai đồng chí Kiên và Giáo vẫn ở Khuổi Nọi để lãnh đạo quần chúng chống khủng bố.


(1) Xã Tràng Xá, nằm trong châu Võ Nhai.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:56:51 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:39:26 am »

*
*   *

Bóng đêm chưa đi hết, và ánh sáng ban mai cũng chưa về. Núi Lèo nằm phía đông-bắc xã Tràng Xá, cao khoảng bốn trăm thước và chạy dài lên tận Quán Lũng. Chúng tôi đóng cơ quan ở trên núi, tiến và thoái đều có thế tốt...

Gần sáng, thấy một đồng chí Cứu quốc quân chạy về báo:

— Anh Chính đã về !

Nghe thấy nói «anh Chính về», tôi mừng quá, vội chạy ra ngoài lán, đón các anh. Mọi khi, anh em đi lấy gạo dưới làng về thường đi lẻ tẻ. Lần này, hôm đi thì ít, hôm về lại nhiều hơn. Trông kỹ thấy rõ cả bóng anh Sơn, anh Chính và anh Vân. Khỏi phải nói nỗi vui mừng của chúng tôi ! Trung ương về Tràng Xá thật đáp ứng với sự mong mỏi của chúng tôi. Anh Chính nói :

— Đồng chí Quốc Vinh dám đưa đường là điều đáng khen.

Quốc Vinh là người Bắc Sơn. Đây là lần đầu tiên anh về đây, nhưng đã khôn ngoan tránh được hết thảy những đội tuần tiễu và chòi gác của địch, bảo vệ các đồng chí Trung ương, đưa được tới nơi, tới chốn.

Anh Vân nắm lấy tay tôi rồi nói:

— Trên ấy nó làm dữ đấy!

Tôi rất xúc động, Có các anh về đây là có sự giúp đỡ trực tiếp của Trung ương rồi. Lòng thì muốn hiểu biết thêm tình hình, nhưng lại nghĩ ràng các anh đang mệt sau một cuộc đi khá căng thẳng, tôi mời các anh đi nghỉ.

Hôm sau chúng tôi được làm việc với Trung ương. Lúc đó chúng tôi mới biết tình hình cụ thể ở Bắc Sơn. Cơ quan Trung ương và bộ phận bảo vệ trước đóng ở Bó-py-a, sau phải chuyển về vùng Vũ Lăng. Việc tổ chức lớp học chính trị, huấn luyện cho anh em về quân sự vẫn được tiến hành đều. Song, nằm trong vòng vây của địch — ngày đêm Nhật, Pháp tung mật thám đi dò la tin tức — cơ quan Trung ương không thể ở yên một chỗ, cứ phải đi chuyển luôn. Có lần đang ngủ thì có quần chúng tới báo là địch đã vào khu vực. Nửa đêm, toàn thể cơ quan phải men theo sườn núi vào Lân Rào, một làng chung quanh toàn núi đá, chỉ có một đường vào. Cứ đinh ninh là được chỗ yên ổn để mở lớp huấn luyện ! Sáng ra, đứng trong làng mà nhìn khắp bốn chung quanh chỉ thấy cây cỏ và màu xanh mốc của núi non. Chiều hôm đó, có một tên lạ mặt vào làng. Đồng chí gác lại là người Kinh, không hiểu tiếng địa phương, thấy người lạ vào, có hỏi nhưng nó trỏ vào nhà, trả lời: «Tôi ở đây. Về xóm!». Lọt qua được trạm gác, nó đi đến đầu xóm thì ta phát hiện. (Lúc này, các đồng chí Trung ương đang họp bàn với nhau). Đồng chí Quốc Vinh bảo vệ cuộc họp nhìn chăm chú, bỗng thốt lên: «Ai vào kia? Sao lại cho thằng ấy nó vào?» Quốc Vinh nhảy xuống giàn, đuổi theo. Con chó săn thấy động, chạy mất!

Thế là lộ rồi! Cho người đi bắt lại không được, tất cả lại phải đi theo đồng chí Quảng Long là người đưa đường. Qua đường mòn, nhìn ra đã thấy lính tới. May sao lại gặp một người dân bị lính bắt dẫn đường đi đầu. Thấy người quen, anh ta hất tay ra phía sau làm hiệu cho đồng chí Quảng Long chạy thụt lại không thì sẽ đụng phải địch. Quảng Long lúng túng thụt vào bên rừng, cả đoàn dừng lại. Quảng Long báo cáo với anh Vân. Anh Kiên rút súng ra, hướng dẫn anh em bảo vệ chiến đấu. Anh quần chúng hú lên : «Các ông quyền ơi ! Mời các ông quyền đi nhanh lên thôi! Tối mất rồi!». Biết là anh ta đánh tiếng cho mình tránh đi, nhưng tránh vào đâu bây giờ? Sau khi đưa hết lính và bọn chỉ huy ra cánh đồng rồi anh bí mật quay lại chỗ đoàn ta, trách : «Sao lại đi như vậy? Không biết hướng là có ngày chết với tụi nó lố ! Đi đường này...». Nói rồi anh bày cho đồng chí Quảng Long dẫn anh em đi. Mọi người về được Bản Loỏng (thuộc Vũ Lễ) yên ổn. Nhưng rồi cũng chỉ được dăm hôm lại phải chuyển cơ quan.

Trước tình hình ấy, các đồng chí Trung ương quyết định về Tràng Xá, tìm về chỗ chúng tôi.

Thế là Bắc Sơn đang gặp khó khăn. Nhưng tôi tin rằng dưới ánh sáng của Nghị quyết Trung ương lần thứ tám, lại có anh Kiên, anh Giáo nữa, Bắc Sơn sẽ qua cơn sóng gió này, sẽ lại được củng cố vững mạnh thêm.

— Bây giờ đến phần Tràng Xá —Anh Vân tươi cười bảo tôi — Tràng Xá của các anh báo cáo đi !

Tôi phấn khởi báo cáo với Trung ương những công việc chúng tôi đã làm được, từ việc vận động quần chúng nhân dân theo chương trình Việt Minh như thế nào đến việc trữ lương thực trong kho được đến hơn trăm nồi thóc, chống khủng bố trắng đạt được những kết quả gì, và cả việc đánh thông các đường liên lạc. Tôi kết luận :

— Đường về xuôi có hai, ba đường, Trung ương muốn đi, về lúc nào cũng được.

Anh Vân hỏi lại:

— Đường về xuôi có bảo đảm chắc chắn không?

Tôi đáp chắc nịch :

— Chúng tôi xin bảo đảm !

Cả ba anh Sơn, Chính và Vân đều gật gật đầu, nhìn tôi chăm chăm. Anh Vân bảo tôi:

— Giờ thì anh cử làm theo chương trình kế hoạch đã vạch sẵn. Chúng tôi cũng cần nghiên cứu thêm một số tình hình nữa...

Tôi biết ý, rút lui để các anh làm việc.

Từ đây trở đi Chiến khu Tràng Xá thêm một nhiệm vụ mới: bảo vệ Trung ương, đồng thời bảo đảm đường giao thông liên lạc thông suốt từ đây về xuôi và thư từ ở xuôi lên đây. Trung ương làm việc trong không khí khẩn trương và bận rộn, nhưng không quên giúp đỡ chỉ đạo cho Võ Nhai — Tràng Xá. Sau anh Vân có cho tôi biết là Trung ương sẽ về xuôi để mở rộng phong trào. Mừng cho phong trào dưới xuôi nhưng tôi cũng lại có ý tiếc là Trung ương mới ở với Tràng Xá chưa được bao ngày!

Nhìn các đồng chí làm việc đêm ngày, tôi không muốn để các đồng chí phải bận tâm đến ý kiến của tôi mà tôi cho là dù thế nào cũng là «cục bộ». Tình hình cả nước đang khẩn trương, cứ gì riêng Tràng Xá đâu, tôi nghĩ vậy...
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:58:13 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:39:58 am »

*
*   *

Hai ngày sau đó...

Một đồng chí giao thông đem từ Bắc Sơn về hai bức thư « hỏa tốc»: một để gửi cho các đồng chí Trung ương và một gửi cho tôi. Nhìn hai thư tổ sâu, tôi thấy được ngay là cả hai đều do một nơi gửi đi.

«Từ Bắc Sơn về chỉ có thư của Khuổi Nọi thôi. Cơ quan anh Kiên, anh Giáo đây! Không biết có chuyện gì xảy ra đây!». Tôi mang ngay thư vào chỗ anh Vân. Rồi tôi đứng luôn ở đấy bóc thư của mình ra xem. Đúng là thư từ Khuổi Nọỉ và nét chữ chính là của anh Phùng Chí Kiên. Tôi đọc ngấu nghiến : «Tình hình Bắc Sơn đang gặp khó khăn, anh lên ngay để bàn công tác».

Tôi nhìn anh Vân đọc thư. Đôi lông mày anh cau nhíu lại. Găn anh nhiều, tôi hiểu được rằng bức thư này làm cho anh đang phải suy nghĩ lung lắm. Anh ngẩng lên, rồi lại cúi xuống mảnh giấy. Thấy tay tôi cũng cầm thư, anh hỏi:

— Thư có nói gì nhiều?

Tôi đáp:

— Trên ấy có khó khăn. Các anh bảo tôi phải lên ngay.

Anh Vân quay vào gặp anh Sơn, anh Chính, đọc thư và bàn bạc thảo luận. Một lát sau, anh giao cho tôi bức thư của Trung ương để đem lên Khuổi Nọi cho anh Phùng Chí Kiên. Anh bảo tôi:

— Tình thế của Bắc Sơn có khó khăn thật. Trung ương đã cân nhắc rất kỹ... Trong thư, đã nói rõ cả. Nói với các anh : Nên kiên trì xây dựng cơ sở, đứng vững trên địa bàn đó mà chống khủng bố. Nếu khó khăn quá thì «hóa chính vi linh » để bảo toàn lực lượng.

Tôi cuộn thư vào lá chuối, bịt kín hai đầu, giúi nó vào mớ tóc bù xù của tôi, úp cái mũ bê-rê lên, kéo cho cái vành mũ phía trong chùm sát đến tận mang tai, rồi lên đường ngay. Từ Tràng Xá lên Khuổi Nọi, đi xuyên sơn, mất một ngày đường.

Lũ đổ ầm ầm theo các suối, nhiều chỗ nghẽn cả lối đi. Tôi mang thư trên đầu, đầu như bốc lửa và lòng cũng bốc lửa. Lúc này đây chắc anh Kiên và anh Giáo mong tôi nhiều lắm. Trung ương đã rời Bắc Sơn về Tràng Xá. Ở lại Bắc Sơn có hai phần ba lực lượng của Đội Cứu quốc quân. Bắc Sơn và Tràng Xá xa nhau, việc liên lạc khó khăn. Tình hình Bắc Sơn đang thay đổi theo chiều hướng xấu. Phải làm thế nào để vừa giữ vững được cơ sở chính trị vừa bảo toàn được lực lượng vũ trang. Bấy nhiêu ý nghĩ cứ xoắn lấy tôi.

Để tránh con mắt theo dõi của bọn mật thám, tôi lội theo suối, mặc cho nước lũ táp vào mặt vào mũi. Người tôi ướt từ đầu đến chân, chỉ có lá thư là còn khô nguyên.

Chạng vạng tối, tôi về tới Khuổi Nọi, thì anh Kiên, anh Giáo và một số anh em nữa đã đi rồi !
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:40:42 am »

*
*   *

Hôm sau, trên đường về Tràng Xá để báo cáo với Trung ương tình hình ở Khuổi Nọi cùng những điều được nghe một số anh em Cứu quốc quân ở lại báo cáo, tôi đi qua Đình Cả họp với các đồng chí Cứu quốc quân đang công tác ở đây, bàn kế hoạch chống khủng bố...

Anh em ở trên đỉnh núi, cách phía sau nhà bố tôi độ một cây số. Các đồng chí Nông Thái Long, Hoàng Thượng, Tiến và gần một tiểu đội đều có mặt. Không để bọn mật thám đi rình mò chung quanh đánh hơi thấy, ra báo cho bọn lính ở đồn Đình Cả biết.

Việc đã lộ, nhưng chúng tôi không biết, vẫn cứ sinh hoạt. Cuộc họp tiến hành vào buổi tối, rất khẩn trương. Tôi nói tình hình trong nước và ngoài nước cho anh em nghe, nói cả tình hình cụ thể trong chiến khu rồi mới bàn đến kế hoạch chống khủng bố. Anh em đều phát biểu ý kiến, nhất trí tán thành chủ trương của trên. Đồng chí Nông Thái Long và Hoàng Thượng nhận nhiệm vụ liên lạc với ông Vẩn Sang lúc ấy là tiểu đội trưởng Bắc Sơn, nói với ông cùng anh em trên ấy và nhân dân địa phương chống những luận điệu dối trá, xằng bậy bọn mật thám tung ra. Tôi dặn thêm Nông Thái Long: «Chú ý giữ vững cơ sở quần chúng. Nếu trên ấy khó khăn thì ông Vẩn Sang đưa anh em về dưới này ».

Tôi hỏi Hoàng Thượng về tình hình phía làng Lầm, làng Phật. Anh ta nói: «Ở đây vẫn yên tĩnh. Chưa thấy bọn chúng rục rịch...».

Chúng tôi nghỉ lại ở cơ quan.

Ngả lưng xuống giường rồi mà không sao ngủ được. Không biết mấy ngày đêm nay, anh Kiên và anh Giáo cùng những anh em khác đã đi tới đâu, nghỉ ở đâu rồi, dọc đường có gặp gì trở ngại không... Mong sao các anh ấy đi được trót lọt. Nghe nói lần này anh Giáo sẽ lên chỗ « Ông cụ », đó cũng là điều hay...

Qua một đêm đầy những mộng mị...

Trời chưa sáng rõ. Ở giữa rừng sâu này, bóng đêm chưa muốn rời cây lá. Chúng tôi chưa ai dậy. Bỗng tôi nghe thấy từ ở dưới suối lên có những tiếng rì rầm, rì rầm. Hình như có cả tiếng lên đạn. Tôi hích nhẹ vào sườn đồng chí nằm cạnh, hỏi nhỏ và nhanh :

— Có phải tiếng lên quy-lát không mày ?

Anh ta lặng đi, như để lắng nghe hết tiếng động ở phía ngoài lán, rồi bật dậy :

— Đúng đấy!

— Dậy nhanh đi! Lộ rồi! — Tôi hô anh em— Lấy hết tài liệu đi! Chuẩn bị đối phó !

Tôi vùng dậy, băng ra cửa, tay theo thói quen đã lẩy được viên đạn pạc-hoọc lên nòng. Tôi lao ra ngoài. Trời còn tối, nhưng nghe bước chân và tiếng giày đinh rậm rịch từ phía trên đỉnh đèo đổ xuống, tôi biết địch đã theo hai hướng đánh úp cơ quan. Địch chia làm hai cánh, một cánh từ dưới suối đi lên do mật thám đưa đường, một cánh từ trên kéo xuống do một thằng Tây chỉ huy. «Hai cánh hình thành hai gọng kìm, ây dà ! Định kẹp chúng tao vào giữa à? Đã thế, tương kế tựu kế!». Tôi nghĩ bụng vậy, và nhằm súng theo tiếng động của hai gọng kìm, nổ một phát vào giữa hai đám quân. Mục đích là làm cho tụi ở trên bắn xuống, tụi ở dưới bắn lên. Địch mắc mưu, hai bên đả nhau một trận kịch liệt. Nhân cơ hội đó anh em rút an toàn.

Tôi nấp vào sau một gốc cây to theo dõi trận đánh rất cân xứng giữa bọn chúng với nhau và sẵn sàng bảo vệ anh em. Tôi chỉ lo nhất cho «ông Tiến». Đồng chí ấy là người Kinh, ở xuôi lên, chưa thạo đường rừng như chúng tôi, không hiểu có theo kịp các anh em khác không.

Trời sáng rõ. Hai cánh quân địch bắn nhau một mẻ rồi rút luôn. Chúng chửi nhau loạn xị. Cánh ở dưới suối rút trước. Cánh ở trên đèo xuống thì xông vào cơ quan, lục soát, Lán trống không ! Chúng đành kéo về nhưng không dám theo hướng chính mà mở một con đường rừng mới bằng giày xăng-đá. Tôi không có ý định bắn bọn này, nếu bắn thì chết mấy thằng rồi!

Bọn lính đã đi hết.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:57:27 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:41:08 am »

Tôi xuống khe suối, chợt thấy nắm rau muống ai ngâm ở đấy. Tôi nghĩ ra rồi: chính cái nắm rau muống này đã cứu chúng tôi đây. Trông thấy nó, bọn lính mới lên quy-lát, chúng tôi mới nghe thấy và kịp thời luồn ra khỏi nhà và thoát khỏi hai gọng kìm của địch. Không có nắm rau muống ấy, chúng cứ lẳng lặng tiến vào, bao vây và khuýp chặt thì không biết câu chuyện sẽ đi đến đâu! Đồng chí Hoàng Thượng có nói với tôi là vừa xuống xóm công tác trở về. Chắc là Thượng ta hái nắm rau ngâm xuống suối cho tươi để hôm nay làm canh ăn đây. Chuyện đã xảy ra rồi. Bây giờ phải đi tìm xem các cậu ấy đâu đã... Nghĩ vậy, tôi đến những nơi chúng tôi đã dự kiến với nhau khi có động thì chạy về đâu, nhưng không thấy tăm hơi.

Ngờ rằng Hoàng Thượng chạy về nhà ông bố, tôi xuống làng Lầm. Bố Hoàng Thượng lấy con cậu tôi, tôi là con bá. Tôi hỏi:

— Anh em có ai xuống đây khỏng ?

Bố Thượng nhìn tôi từ đầu đến chân, lo lắng đáp:

— Sáng sớm nghe tiếng súng, chắc là của các cậu. Tình hình có gì không ?

Tôi kể sơ qua sự việc xảy ra.

— Ây dà ! — Bác ấy hỏi ngay — Cái thằng Thượng nhà tao nó có làm sao không ?

— Tôi đi tìm gần hết buổi sáng mà không thấy nó ! Có lẽ nó về Tràng Xá rồi !... Hôm nay chợ Đình Cả đấy, anh đi chợ đi !

— Phiên này tao không đi đâu !

— Anh đi chợ đi, nghe ngóng xem như thế nào. Bọn lính nó đi chợ đấy !

Rồi tôi bàn với ông anh họ cách lấy tin ở ngoài chợ.

— Anh quen ai, bá nào, chị nào đi chợ Đình Cả nhờ người ta cũng được.

Lúc đó ông anh mới bằng lòng. Vì hồi này chẳng ai còn thấy cái vui đi chợ nữa. Đi đâu cũng chỉ thấy lính khố xanh và lính dõng. Tôi ăn cơm ở nhà Cắm Voòng, là một cơ sở của ta. Rồi vào vườn có cây cối um tùm ngủ lấy sức. Nhưng khốn lòng không yên thì làm sao mà nhắm mắt được !. «Mình chủ quan, sơ hở, để nó đánh úp cơ quan, anh em mình thất tán», cái băn khoăn lo lắng ấy làm tôi bật dậy. «Hay là các cậu ấy chạy lên làng Phật ?. Từ đây lên đó hơn hai cây số đường núi, biết đâu Nông Thái Long và Dường đã không nằm khểnh ở trên này rồi ! ». Thế là tôi chui ra khỏi vườn, men theo chân núi vòng vèo, rậm rạp, vượt lên làng Phật. Vào nhà chú Pinh và chị Bi Oóc. Không thấy ai hết ! Chú Pính đưa cơm ra rừng cho tôi ăn, bảo tôi về nhà ngủ. Nhưng tôi sốt ruột quá, lấy cơm xong tôi trở về làng Lầm, đợi chiều tối bố Thượng và một số anh chị em trong làng đi chợ Đình Cả lấy tin tức.

Chán rồi tôi lại vào vườn nằm. Nằm cũng chẳng yên. Chỉ mong chóng đến lúc bà con đi chợ Đình Cả về. Sốt ruột sốt gan không thể tả được ! Chiều tối, bố Thượng mới về. Ông hể hả kể lại :

— Tụi nó đang nói ran cả chợ đấy ! A lúi ! Cộng sản nó bắn làm mồi thôi. Chỉ bên mình bắn nhau. Thằng Một (quan một) hút chết ! Lão quản bị cách chức rồi !

Ông mang cái siêu ra bếp lửa đun nước uống, hút một điếu thuốc lào, phả khói ra đầy trước mặt, cười thích chí, nói tiếp:

— Bọn mật thám nó tố cáo nhau đấy. Nó bảo: Vây được bọn Cộng sản, sợ chết đi được. Vây chặt mà không bắt được thằng nào. Mình quay trở ra, đã thấy lốt chân nó đi ra rồi ! Run quá... Nó không dọp thêm cho phát nào nữa là may đấy. Về đến Đình Cả mới biết là thoát chết đấy !

Việc không bắn lính bị đẩy đi càn khi không thật cần thiết có kết quả tốt. Đó cũng là một bài học cho việc phân hóa kẻ địch sau này. Tôi đoán: Món Thái Long đi thoát ra cửa rừng về Tràng Xá rồi. Lão Tiến cũng về được rồi. Tôi bảo bố Thượng:

— Nó bắn chết ai, nó đã đem bêu đầu ngay. Như vậy là yên trí rồi !

Bố Thượng rít cố thêm chút tàn thuốc còn đỏ, lo lắng nói :

— Lính nó đã về vùng này, chắc là sắp có chuyện. Ở đây tao nấu cơm cho ăn đã, mai hãy về.

— Không được vớ! Tôi sốt ruột lắm rồi! Phải về ngay thôi !

— Ừ ! Có gặp thằng Thượng, bảo nó phải cẩn thận... Cậu cũng phải cẩn thận...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:41:45 am »

*
*   *

Xem những dấu chân chung quanh nhà không có gì khả nghi, tôi mới vào nhà bố tôi. Tôi tranh thủ qua thăm ông vì nghe nói bọn địch sắp bắt giam ông ! Chúng đã nói gióng cho ông biết rồi !... Quyền hành chúng nắm trong tay. Bọn chức dịch địa phương sở dĩ chưa dám đụng đến bố tôi là vì ông có uy tín trong xóm trong làng và là vì một lẽ khác nữa : lấy bố tôi làm mồi để câu tôi về...

Thấy tôi về, bố tôi mừng lắm. Ông thịt một con vịt làm cơm cho ăn. Tợp một chén rượu, ông nói:

— Nó bảo nó bắt tao đi. Tao không sợ chết đâu!

Tôi ngẩng lên nhìn ồng: đôi mắt ông đỏ ngầu dường như còn tức giận khi nhớ lại hôm bọn mật thám đến đây hầm hầm hè hè, định bắt ông đi. Ông gắp một miếng thịt vịt to nhất và béo ngậy bỏ vào bát cho tôi rồi âu yếm:

— Ăn đi con ! Hôm nay bố con ta còn được ngồi ăn với nhau. Lần sau con về chả chắc được gặp bố nữa...

Bố tôi uống một chén nữa rồi nói:

— Mười sáu tuổi tao đã cầm cái súng chống thằng Tây. Tao ở cái đội quân của cụ Hoàng Hoa Thám. Giờ tao già. Tao không làm được thì chúng mày làm đi!

Tôi nói:

— Nhà mình nó không đốt trước cũng đốt sau thôi. Bố xem có cái gì quý cần gửi ở chỗ nào bảo đảm thì gửi đi. Không có làm mồi cho lửa thì mất hết, bố à !

Ông lắc đầu:

— Nhà mất thì thôi. Tao chả tiếc cái gì... Tao chỉ lo... Tao chỉ sợ nó cuốc mất cái mả ở trên núi.

Tôi càng thấy thương ông lạ lùng. Tôi nói:

— Không sợ đâu, bố à! Nó có đào cũng không ảnh hưởng gì. Anh Vân anh ấy chẳng nói với bố là gì! Miễn sao cách mạng thành công. Lúc đó, chẳng riêng gì nhà mình mà mọi người đều có cơm no áo ấm, không ai bắt nạt được mình, bố à !

Bố tôi rất nể anh Vân. Cái gì đã bảo «anh Vân nói» là ông nghe ra ngay. Lâu lắm mới được về thăm bổ, rồi bố con lại sắp sửa phải xa nhau vì sự khủng bố của địch. Tôi nói chuyện với ông, kể cho ông nghe những mẩu chuyện tôi thấy là có ích đối với ông, nói đến sự giãy giụa điên cuồng của kẻ thù và triển vọng của phong trào. Bố tôi bảo tôi:

— Không phải lo gì cho tao !... Tao già rồi, sống chết là chuyện thường. Bọn mật thám không chừng nó đã đánh hơi thấy mày về rồi vớ... Sáng sớm đã thấy tiếng súng nổ đì đùng phía ấy rồi đấy !... Mày đi phải cẩn thận, con ạ !

Tôi không dám nói cho bố tôi biết sự việc đã xảy ra ban sáng, vì không có ích gì.

Cơm xong, tôi chào bố tôi, về cơ quan...

Tôi đi xuyên sơn, hướng Tràng Xá thẳng tiến.

Quãng chín, mười giờ đêm về tới nơi, nhưng tôi nằm ngoài ruộng, chờ sáng sớm hôm sau mới vào cơ quan.

Các anh đều vừa trở dậy khi tôi bước vào lán. Mọi người mừng rỡ reo lên. Anh Sơn hỏi :

— Sao giờ mới về?

Hai ngày qua không thấy tôi trở về ! Có nhiều tin từ Đình Cả bay về, anh Sơn, anh Chính, anh Vân không ai là không thấy lửa đốt trong lòng. Nhất là khi thấy Nông Thái Long và số anh em từ Đình Cả đã về đến đây, chỉ còn thiếu tôi.

Ngay lúc đó, anh Vân nghiêm khắc phê bình:

— Đáng lẽ làm xong thì về ngay. Không về ngay, còn la cà để xảy ra việc không tốt.

Tôi thành khẩn nhận khuyết điểm. Và báo cáo tỉ mỉ với Trung ương tất cả những gì đã xảy ra ở Khuổi Nọi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2019, 07:24:47 am »

IV

Nắng. Ánh sáng mặt trời của mùa thu lọc qua những cành lá trong khu rừng Khuôn Mánh. Những thân cây lớn vút lên. Dưới chân là nứa và những ngọn măng. Gió mát rượi, lao xao. Những nương lúa, nương ngô mơn mởn đổ thoai thoải xuống mép nước. Dòng suối mang trong lòng những hòn sỏi trắng lóng lánh. Rừng già ôm lấy hai bờ suối như hai cánh tay rộng lớn bao dong.

Chiều nay nhiều bà mẹ người Mán(1) cũng rủ nhau đứng trên bờ suối. Các bà nghe nói hôm nay có cuộc lễ quan trọng nên cũng xin tới nghe cán bộ nói chuyện. Người cán bộ này, các bà các chị đã quen lắm. Các bà các chị rất thương : cái chân anh ta làm sao mà đi tập tễnh khó nhọc, thế mà lại là người làm ăn rất mực. Anh ta nói những điều ai cũng thấy là phải. Bọn Tây đồn, bọn lính, bọn mật thám, bọn kỳ lý như những con chó săn đánh hơi khắp nơi nhưng anh ta vẫn sống với bà con được, nói cho bà con cách đối phó với việc đốt nhà, phá làng, đối phó với bọn đi làm chó săn. Các bà, các chị bảo nhau : «Cái cán bộ nó cũng đến đấy! Nghe nó nói có nhiều điều hay đấy !».

Chúng tôi đang sống những ngày tháng bị quân thù tấn công tới tấp từ bốn phía về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế. Do tên Công(2), tên Hải(3) phản bội, đế quốc Pháp biết được tình hình hoạt động và lực lượng của ta. Khác với lần trước đánh chiếm lại đồn Mỏ Nhài với 20 tên lính khố xanh, đánh úp trường học Vũ Lăng với 40 tên vừa lính vừa dõng, lần này chúng huy động quân đông hơn gấp bội: một cánh quân từ Lạng Sơn qua Bình Gia tiến về đánh vào các xã Hương Vũ, Hữu Vĩnh, Tân Lập, Vũ Lăng, Vũ Lễ, gieo tai họa lên đầu nhân dân Bắc Sơn, Chưa ai quên được mối thù này thì một cánh quân thứ hai gồm lính khố xanh, lính dõng, mật thám, tổng đoàn, cường hào từ Thái Nguyên qua Đình Cả vào khủng bố các xã Tràng Xá, Phú Thượng, Lâu Thượng, La Hiên, Làng Mười (thuộc châu Võ Nhai). Chúng ráo riết vây lùng, càn quét liên tục trong các khu rừng, xóm bản. Chúng mặc sức đốt nhà, phá thôn, khủng bố, dồn dân vào các trại tập trung kiểu phát-xít ở Nà Pheo, Đình Cả, Làng Giữa, Đồng Ẻn thực hiện âm mưu « tát cạn nước để bắt cá», tìm cách cắt đứt dây liên lạc giữa nhân dân với Cứu quốc quân. Khó khăn chồng chất, song có sự chỉ đạo của Trung ương, chúng tôi đang cố gắng khắc phục khó khăn để đưa phong trào tiến lên.

Anh Sơn và anh Vân đã về xuôi. Riêng anh Chính còn ở lại để giúp đỡ chúng tôi kế hoạch chống khủng bố, tổ chức lực lượng đấu tranh. Chưa được một tháng, đột nhiên có thư của anh Vân yêu cầu anh Chính về ngay. Không nán lại được nữa, anh Chính đã chuẩn bị sẵn sàng chấp hành chỉ thị của Đảng. Trước khi về xuôi, anh Chính thay mặt Trung ương Đảng, quyết định thành lập Trung đội Cứu quốc quân thứ hai. (Đội Cứu quốc quân thành lập ở Khuổi Nọi chúng tôi gọi là Trung đội Cứu quốc quân 1).

Các bà, các chị nói rất đúng. Hòm nay, có anh Chính đến đây thật. Anh chị em Cứu quốc quân đã tề tựu đông đủ trên bãi nương, xếp thành hai hàng ngang. Trong giờ phút nghiêm trọng này, còn một người cầm súng chống lại quân thù là một điều mừng. Hôm nay, không phải là một người mà là cả mấy chục người — một số đồng chí còn lại của Trung đội Cứu quốc quân I đã được thử thách từ khu cãn cử Bắc Sơn và một số đồng chí mới đứng vào hàng ngũ.

Hôm nay là 15 tháng 9 năm 1941. Trung đội Cứu quốc quân II làm lễ chính thức thành lập. Anh chị em có mặt ở đây phần lớn đã tham gia hoạt động từ sau khi địch đánh úp cơ quan chỉ đạo Cứu quốc quân ở Đình Cả đầu tháng 7 (1941). Hầu hết đều là con em những gia đình bị địch lùa vào các trại giam, đều là những con người mang nặng thù sâu với đế quốc. Nhiều gia đình bị địch khủng bố gay gắt như cả gia đình đồng chí Thoòng, gia đình đồng chí Triệu Khánh Phương có sáu người bị bắt giam ở Định Hóa chết dần chết mòn vì đói khát, ốm đau ; bà mẹ của đồng chí Phúc Quyền bị đánh đến phát điên ; mả tổ nhà anh và mả tổ nhà tôi cũng bị chúng đào lên rồi tưới xăng đốt. Tại đình và chùa Cầu Rắn ở xã Phú Thượng, hai tên mật thám gian ác khét tiếng từ Hà Nội tên là Đờ-loóc và Sinh cùng bọn tay chân, ngày đêm ra sức tra tấn những người già, đàn bà, trẻ con, nhất là gia đình các anh chị em hiện đang ở trong khu căn cứ, hòng lung lạc tinh thần Cứu quốc quân và làm nhụt ý chí đấu tranh của quần chúng.


(1) Nay gọi là người Dao.
(2), (3) Hai tên tay sai của đế quốc đã chui vào hàng ngũ Đảng ta để phá hoại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2019, 07:25:35 am »

Nỗi khổ của từng người góp lại thành mối thù chung. Chung thù, chung trả là ước vọng của mỗi người, của mọi người. Cũng vì thế, họ yêu thương nhau, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo. Và khi gặp nguy hiểm, họ sẵn sàng xả thân cứu đồng đội.

Mặt trời đã chếch về phía tây. Nắng thu trải trên nương lúa nương ngô soãi dài theo bờ suối Khuôn Mánh.

Tôi nhìn anh Nguyễn Cao Đàm. Trông anh đã lại lại người. Viên đạn địch phóng qua bả vai ra trước ngực anh và những ngày đêm lẩn trốn trong rừng trước đây không lâu làm cho lòng căm thù địch thêm sâu sắc. Câu chuyện của anh Đàm cũng là một bài học kinh nghiệm rất bổ ích cho chúng tôi về nhiều mặt. Và câu chuyện ấy cứ như diễn lại trước mắt tôi...

Sau khi bộ phận anh Phùng Chí Kiên và anh Giáo rút khỏi Bắc Sơn, số các đồng chí còn lại tập họp thành một tiểu đội do ba anh Đàm, Tần và Ruệ chỉ huy. Anh em có nhiệm vụ giữ vững cơ sở và chống khủng bố của địch... Họ chia ra làm ba tổ, — tổ anh Đàm, tổ anh Thức và tổ anh Vẩn Sang — mỗi tổ nắm một địa phương trọng điểm. Anh Đàm cùng với Quốc Vinh, Tần, Ruệ và Thái «trấn» Phie Khao.

Hồi này lúa chín vàng cả đồng.

Mật thám địa phương mọc lên như cỏ dại. Chúng dẫn lính về khủng bố Phie Khao. Một số quần chúng sợ hai không dám chứa cán bộ trong nhà. Tổ này và cơ quan phải rút vào hang Mỏ Rẹ, lòng hang chỉ bằng cái nhà sàn tám cột . Vũ khí còn hai khẩu Dóp 3 và một khẩu Dóp 5. Hôm ấy ba đồng chí Hoàng, Thức và Dùng từ Bó Tát lên vùng Đon Úy, rồi liên lạc về vùng Hữu Vĩnh lấy gạo. Ở lại hang chỉ còn năm người.

Những đồng chí chỉ huy tổ này thấy tình hình không ổn: hang ở gần nhà tên Thái và ít lâu nay tên này có những hành động không được minh bạch. Các đồng chí đã định rút cơ quan đi nơi khác nhưng tên Thái bảo Tần và Ruệ:

— Không rút! Chưa cần ! Tao vừa xuống làng lấy gà làm cháo rồi. Không có việc gì hết!

Cơ quan đóng lại thêm một đêm. Sáng hôm sau, tên Đạo là anh tên Thái dẫn bọn lính dõng đến ngoài cửa hang, gọi tên Thái đang ở trong hang ra đầu hàng. Bọn lính cũng không dám liều lĩnh xông vào hang vì biết anh em còn có súng. Tên Thái lấm lét nhìn hai khẩu súng trên tay Tần và Ruệ, nói:

— Đừng bắn ! Lính nó đông lắm !

Thấy Tần và Ruệ còn ngần ngừ, Quốc Vinh giằng súng trong tay Tần và Ruệ định xông ra bắn nhau với bọn lính nhưng Tần và Ruệ đều ngăn lại :

— Hay để xem sao đã ! Không thể sống lấy một mình. Phải cứu cả tổ !

Quốc Vinh chỉ còn biết hậm hực nhìn ra ngoài cửa hang. Trán anh cau lại.

Không đợi phải để lính gọi lần thứ hai, tên Thái ra ngay. Mặt nó trân trân, trơ tráo :

— Lính nó bao vây cả rồi ! Không ra cũng chết. Ra thì được sống !

Đến lúc này thì Tần và Ruệ thấy mình đã « nuôi ong tay áo », bị mắc mưu tên Thái : không kiên quyết rời cơ quan đi nơi khác từ tối hôm trước ! Nay nghĩ ra thì đã muộn !

Theo gót tên Thái, Quốc Vinh cũng vọt ra! Nhưng anh không đi theo tên phản phúc gặp bọn lính, mà vừa ra tới cửa hang, anh lẩn sang ngách đường thứ hai. Bằng cái đảo mắt rất nhanh, Quốc Vinh đã nhìn thấy bọn lính chỉ chặn con đường chính. Một bóng người vạm vỡ cũng bước nhanh ra, và, như một mũi tên bắn, lao xuống núi. Tần và Ruệ chỉ kịp kêu lên : « Đồng chí Đàm ! » thì một loạt đạn nổ ran. Bọn lính bắn đuổi : một viên đạn phóng vào lưng Đàm, gần bả vai. Thấy Đàm vẫn còn chạy được, Thái bảo bọn lính :

— Nó sẽ chết. Kệ nó ! Còn thằng Tần, thằng Ruệ. Hai thằng này chỉ huy đấy! Phải bắt sống!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM