Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:20:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiroshima trong cơn ác mộng  (Đọc 7262 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 08:52:16 pm »


        Sau một giây im lặng, ông Hashimoto nói tiếp:

        — Vào quãng 4 giờ chiều thì tôi đến bệnh viện. Bs Fujii đang ở trong phòng tiếp tân và cố gắng ngăn chặn làn sóng mỗi lúc một mạnh mẽ những nạn nhân từ phía ngoài đổ xô vào... Bs Koyama và Bs Fujii yêu cầu tôi ngồi thay thế họ tại văn phòng. Tôi ngồi đó một lúc, nhưng sau nhận thấy rằng có nhiều việc cấp bách phải làm hơn là ngồi ghi tên và địa chỉ của các nạn nhân. Bởi vậy tôi liền đứng lên đi ra phụ lực với các y sĩ... Thoạt tiên, tôi được giao cho phụ trách việc bôi «teinture d‘iode » lên các vết thương, nhưng kết quả là làm cho các nạn nhân la lèn oai oái : « Itai ! Itai !» (Đau quá! Đau quá !). Đó là cuộc thất bại thứ nhất của tôi.

        Tôi đi lấy «mercurochrome » để bôi lên những vết thương cho một thiếu nữ, vận một bộ quần áo choàng, đang ngồi gần nơi cửa vào. Tôi ngạc nhiên khi nhận ra nàng là ngươi quen. Nàng bị thương nơi mông đít nên rất khó cho việc băng bó bởi mỗi khi nàng đứng lên thì những vòng băng lại tụt xuống đùi khiến tôi rất bực mình. Rút cuộc, không biết làm cách nào, tôi đành phải kéo quần nàng xuống, bôi thuốc đầy hai bên mông rồi kéo quần lên như cũ và đặt băng lên trên mà cuốn lại.


        Tôi không thế nhịn cười được khi nghe câu chuyện rủi ro ngộ nghĩnh ấy và ông Hashimoto cũng cất tiếng cười theo.

        Rồi, ông kề tiếp :

        — Thưa bác sĩ ! Có lẽ ông không tin những lời tôi nói, song tôi không phải là ngươi duy nhất bị điên đầu về những vụ ấy... Tất ông cũng biết rằng ông Ishimaru, Trưởng phòng Kế Toán, đã quyết định đảm nhiệm chức vụ điều khiển Văn Phòng bệnh viện ông ta thi hành rất nghiêm chỉnh nhiệm vụ mới ấy.

        Có một lần, người ta chở một người đàn ông, nằm dài trên cáng, đến bệnh viện. Đó là ông Okui, nhân viên văn phòng, bị đứt động mạch nơi cổ. Vừa bước qua ngưỡng cửa bệnh viện thì ông ta chết ngay. Đến nửa đêm, thân nhân ông Okui đến xin lãnh thi hài về, nhưng bị ông Ishimaru từ chối. Ông viện dẫn lý do không một thi hài nào được phép đem ra khỏi bịnh viện trước khi được giải phẫu để khám nghiệm. Tôi không hiểu nguyên nhân nào đã khiến ông Ishimaru nẩy ra ý kiến ấy. Ai cũng bảo rằng ông vô lý, nhưng ông vẫn không chịu nhượng bộ.

        Thân nhân ông Okui tức giận và dọa sẽ làm rùm beng lên nếu thi hài không được tức khắc trả lại cho họ Tình thế của ông Ishimaru lúc đó thật là nan giải và ông khó lòng tự bào chữa được. Dù ông có muốn quyết định giải phẫu tử thi ông Okui thì cũng không còn một ngươi nào để thi hành được.

        Trước trạng huống khó khăn ấy, tôi liền nghĩ ra một kế nên vào ngay văn phòng và thốt ra một câu nói dối hiển nhiên rằng ông Okui chưa thực sự trút linh hồn. Vậy thân nhân của ông muốn đem ông về trước khi ông tắt thở. Nhờ vậy, ông Ishimaru đã tán thành đề nghị của tôi mà không hề bị mất mặt chút nào nên ông liền ký giấy chấp thuận lời thỉnh cầu của họ ngay.

        Õng Ishimaru, tôi và chừng một chục ngươi nữa đã đứng xếp thành hàng rào hai bên lối đi để kính cẩn cúi chào vĩnh biệt khi thi hài ngươi xấu số được di chuyển ra khỏi bệnh viện.

        Chưa có một ngươi nào trong chúng tôi từng gặp trường hợp rắc rối với một xác chết như vậy. Tuy nhiên, không -phải ông Ishimaru đã hoàn toàn sai lầm trong vụ đáng tiếc này. Sự thật thì một thủ tục, từ lâu rồi, đã quy định rằng : không một xác chết nào được mang ra khỏi bệnh viện nếu chưa lập xong đầy đủ một số giấy tờ cần thiết. Song, những giấy tờ ấy đâu ?... Và ai có thể làm chứng rằng những gịấy tư ấy đã được hoàn thành đúng theo thủ tục?.... Người ta cho chúng tôi biết rằng đã có rất nhiều người vấp phải những khó khăn tương tự khi muốn xin lãnh xác thân nhân vừa gục xuống tại nơi biến cố xảy để đem về mai táng... Đã có hàng trăm người đau khổ vì tuyệt vọng bởi lẽ ngươi ta cấm hoả thiêu thân nhân họ, không hiểu do thủ tục hành chánh xuẩn ngốc nào...

        Chỉ trong vài ngày, những xác chết đã chồng chất đay đường khiến ngươi ta không thể nào nhận được xác của ai nữa, vì xác đã biến thề một cách rất mau chóng và không khí đã bắt đầu bốc lên mùi tanh hôi khó chịu. Trong những ngày đó, nếu ông đi về bất cứ ngả nào thì ông cũng đều thấy những xác chết nằm dài trên mặt đất..., không có một chỗ nào mà không có xác chết cả. Những xác ấy đã trương nứt ra và xám ngoét với những giòng nước bọt gớm ghiếc chảy ra khỏi miệng và lỗ mũi.


        Khi ông Hashimoto đi khỏi, tôi ngồi nhớ lại tấm bình phong mạ vàng trên nền trời xanh biếc mà ông vừa phác họa. Trong khi ông đang say sưa ngắm cảnh rực rỡ đó trên bầu trời man mác bao la thì chúng tôi đang đi lang thang như những kè đui mù qua nơi thành phố tối tăm đầy bi thảm này.

        Vụ bom nguyên tử nổ đã được diễn tả trái ngược hẳn nhau bởi các nhân chứng đã ở những địa điểm khác nhau : người thì ở trong thành phố và người thì ở vùng ngoại ô... Đối với sự quan sát  của những người ở trong thành phố thì khung cảnh đã đen tối như bức tranh vẽ bằng mực Tàu và họ chỉ thấy một ánh chớp ngắn ngủi chói lòa.... Còn đối với những người ở ngoại ô thì họ lại nhận thấy đó là một khung cảnh rực rỡ như một tấm bình phong mạ vàng và họ đã nghe một tiếng nổ chát chúa như tiếng sấm vang... Rồi, họ lại còn được trông thấy cả hai cái dù của không quân địch nữa. Vậy thì khung cảnh lúc đó tại Hiroshima và tại Itsukaíchi đã cách biệt nhau biết là chừng nào ?

        Ông Hashimoto đã có một biệt tài quan sát phi thường. Có rất nhiều người diễn tả đám mây khổng lồ đã nở dãn ra một cách kinh khủng và nổi lên như một cây nấm và phía sau xòe ra ,như một tấm mạng màu đen rộng lớn rồi sau cùng phủ kín tất cả.

        Nhưng, trước khi nói chuyện với ông Hashimoto, tôi chưa phân biệt bầu trời xung quanh đám mây đó đã giống cái gì. Có vài người xác nhận với tôi rằng bầu trời lúc đó rất sán lạn huy hoàng ở những nơi như Fuchu (về phía Đông Hiroshima, cách trung tâm địa chấn 3.000 thước) và Furuichi (cách khoảng 5.000 thước về phía Bắc Hiroshima).

        Thế là đúng trong giây phút đám mây khổng lồ xuất hiện với những màu sắc luôn luôn biến đổi rồi kết thành ngũ sắc, thành phố Hiroshima đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới !

        Thế là đúng trong giây phút đó, thành phố Hiroshima — với những công của xúc tích trong bao nhiêu năm cần cù nhẫn nại — đã bị tiêu diệt với hàng ngàn công dân, dưới một bầu trời rực rỡ huy hoàng và xanh ngắt bất di bất dịch !

        Cũng trong giây phút đó, hoàn cầu bước vào kỷ nguyên nguyên tử rồi !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 08:53:16 pm »

 
5-9-1945

        Hôm nay là ngày thứ 210 trong một năm, báo hiệu bắt đâu mùa giông bão. Không có việc gì rắc rối đáng tiếc xảy ra. Có lẽ nhờ trời mưa nên không có cơn giông, tuy nhiên cũng có những đám mây u ám trôi qua nền trời và gió nổi lên khá mạnh khiến nhà cửa đều rung động cả.

        Một tiếng động khác thường kéo tôi ra khỏi giấc ngủ say sưa ; tôi đã mơ thấy bị một cái gì, không thể nhận rõ được, đang đuổi bắt trong đêm. Nhưng sáng ra, tôi đã thức dậy với đâu óc trống rỗng và không thể nhớ lại những gì đã xảy ra trong giấc mơ ấy cả.

        Tôi dùng điểm tâm và uống một tách « matcha» .

        Nghe tin đã có báo tới, tôi liền qua văn phòng Bộ Giao Thông để xem họ đã nói gì về cuộc đầu hàng. Nhưng, tôi đã thất vọng vì chẳng thấy báo chí nào cả và ông Ushio chỉ có thể cung cấp cho tôi một nguồn tin là cuộc đầu hàng vô điều kiện đã được chấp thuận bởi Bộ ngoại giao và Tổng tham mưu. Tôi cũng hay tin một bản phúc trình về hoạt động của chúng tôi kể từ ngày bom nổ tới nay cũng đã được gửi về Bộ Giao Thông rồi. Tin này khiến tôi hoan hỉ bởi hi vọng các cộng sự viên của tôi sẽ được Bộ ban khen vì đó là phần thưởng xứng đáng duy nhất mà tôi có quyền ước mong cho họ.

        Tôi trở về phòng và làm việc suốt buổi sáng nay. Khi ông Matsumoto, phóng viên của báo Sangyo Keizai (một tờ báo chuyên về kỹ nghệ và tài chánh) vào nói chuyện, tôi báo cho ông biết rằng trong hai hoặc ba ngày nữa, chúng tôi sẽ có thể  cung cấp cho ông những tin tức quan trọng. Chiều hôm nay, tôi xếp đặt những bản ghi chú của tôi thành từng loại mà Bs Tsuzuki đã đề cập  đến trong buổi thuyết trình hôm qua:

        — Những vết thương do hỏa hoạn gây ra !

        — Những vết phỏng do làn chớp trong vụ bom nổ gây ra ;

        — Những chứng bệnh do chất phóng xạ nguyên tử gây ra.

        Tôi vẫn bị ám ảnh bởi sự thiếu sót những chi tiết liên quan đến những bệnh nhân đâu tiên của chúng tôi. Nhưng, tôi không thể chất vấn họ về những trường hợp có vẻ khác thường của họ bởi lẽ họ đã chết cả rồi. Chúng tôi có chừng 200 hồ sơ căn cứ vào những trường hợp sau này và tôi có thể dùng để đối chiếu những điểm ghi trong đó liên quan tới những triệu chứng, dấu hiệu và những cuộc thử máu. Tôi cũng cố gắng thiết lập mối quan hệ giữa những yếu tố khác nhau với sự cách khoảng nơi trung tâm địa chấn và các nạn nhân. Những lời trình bày của các Bs Tsuzuki và Miyaka đã phát giác nhiều điều hữu ích bởi cuộc tàn phá ngôi thư viện của chúng tôi và sự hoàn toàn mất hết liên lạc với thế giới bên ngoài đã khiến chúng tôi bị thiếu rất nhiều chi tiết về kỹ thuật và khoa học cần thiết cho cuộc định giá những sự phát minh của chúng tôi.

        Tôi làm việc suốt buổi chiều nay, lập những đồ biểu và những bản toán trên những tấm bìa lớn và dày do Văn Phòng Bộ Giao Thông cung cấp. Suốt thời gian làm việc, tôi chỉ ngừng có một lát để từ biệt Bs Sasada và làm một bản đổi chiếu nhỏ.

        Trước khi trời tối, tôi đã phải trả một giá thật đắt về tội hút thuốc quá nhiều. Cuống họng tôi khô rát và bao tử bị đau như cào. Nhờ xúc miệng và uống chút thuốc tiêu nên cuống họng tôi đỡ rát và dạ dày tôi bớt co rút.... Và tôi đã ngủ được dễ dàng.

        Khi tôi thức dậy thì mặt trời đã chiếu rọi ánh sáng chan hòa. Từ mấy tuần nay, đây là lần thứ nhất, chúng tôi lại được ngắm cảnh bình minh rực rỡ thế này. Tất cả mọi thứ vật dụng ẩm ướt đều được đem ra ngoài vườn để phơi nắng.

        Ông Shiota muốn lợi dụng buổi đẹp trời này để từ giã chúng tôi. Sự ra đi của Bs Sasada ngày hôm qua và ý muốn chia tay của ông Shioto khiến tôi buồn rầu vô hạn. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng ở nơi khác, họ sẽ dễ chịu hơn tại nơi bệnh viện này. Chiều hôm nay, ông Shiota ra đi cùng một lượt với cô Miazaki và bà vợ trung thành của ông. Sự vắng mặt của ba người này đã gây nên một trống trải không bao giờ có thể che lấp được trong cảnh sống chung nhỏ bé này của chúng tôi. Họ vừa ra đi được một lát thì bệnh viện nhận được một món quà bất ngờ : đó là món đường của quân đội được chia ra làm nhiều bao và mỗi bao nặng từ 100 đến 150 ki lô. Tặng phẩm này là cả một lợi ích thực sự vì chúng tôi đã hoàn toàn thiếu chất ngọt bổ dưỡng này tử lâu. Chúng tôi tiếc rằng Bs Sasada vả ông Shiota không còn ở đây để cùng chia sẻ món quý báu này với chúng tôi.

        Tới xế chiều, tôi bắt đầu duyệt lại những hồ sơ. Tôi phác những vòng tròn, trên một tấm bản đồ thành phố, với những vòng bán kính 500, 3.000 và 1.500 thước, lấy sở Bưu Điện Trung Ương Hiroshima làm trung điểm căn cứ vào nơi trung tâm địa chấn. Tôi cũng hạn định vị trí đích xác của mỗi bệnh nhân mà tôi đã có hồ sơ trong tay. Cuộc đánh dấu mục tiêu này đã trở nên quá khó khăn hơn tôi đã tưởng, bởi những tài liệu do chúng tôi thâu thập được đã quá giản lược và tấm bản đồ không được vẽ rõ ràng khiến có nhiều địa điểm đã trở nên khó nhận xét. Trong khi làm việc, tâm trí tôi đã bị phân tán bởi nhiều ý nghĩ phức tạp khiến tôi không thể nào tập trung tư tưởng được, Tôi chán nản vô cùng nên đành bỏ ngang công việc và uống một liều thuốc ngủ rồi nằm xuống.

        Hôm nay, vợ tôi đã khá mạnh, Tình trạng của cô Yama và bà Susukida cũng có vẻ khả quan.

        Trong giấc ngủ, chỉ còn một điều khiến tôi phải bận tâm nghĩ ngợi là sự vắng mặt của Bs Sasada và ông Shiota.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 08:54:49 pm »


7-9-1945

        Sáng nay, tôi thức dậy và nghe trong mình khoan khoái. Giấc ngủ say sưa không mộng mị đêm qua đã giúp cho đầu óc tôi được minh mẫn khác thường. Đây là lần thứ nhất, từ ngày bom nổ, tôi cảm thấy tinh thần sảng khoái và trước bữa điểm tâm, tôi đã phân tích được mười trường hợp. Sau đó, tôi lại phân tích thêm được hai chục trường hợp nữa cho tới khi có khách đến thăm. Sự xâm nhập không phải lúc của bọn khách này đã khiến tôi bực minh và nóng ruột thăm mong họ sớm ra khỏi nơi đây để tôi có thể tiếp tục làm việc. Đến gần trưa thì tôi đã duyệt lại được một nửa những hồ sơ của các bệnh nhân. Sau bữa ăn trưa, tôi lại hăng hái bắt tay ngay vào công việc. Khi duyệt lại phương pháp hạn định những khoảng cách xa để thay thế cho những công thức như sau : tối thiểu là 500 thước và tối đa là từ 1.000 đến 1.500 thước, tôi đã nhận định được bằng một cách dễ dàng vị trí của các bệnh nhân trong khi bom nổ,

        Khi người ta gọi tôi đi dùng bữa tối thì tôi đã phân tích được 170 trường hợp,

        Bản báo cáo những chi tiết của sự suy giảm bạch huyết cầu đã tương đương với sự suy giảm của khoảng xa cách giữa nạn nhân với trung tâm địa chấn. Tôi bắt đầu thiết lập ngay mối quan hệ mật thiết ấy vì đây là một việc dễ làm hơn, Sau đó, tôi so sánh những triệu chứng của các thử bệnh tật với mức độ xa cách và chia các trường hợp đó ra làm hai loại : những trường hợp nghiêm trọng và những trường hợp nhẹ.

        Tôi lợi dụng thời tiết mát mẻ và bầu không khí tĩnh mịch ban đêm để làm việc cho tới 3 giờ sáng. Rồi tôi lại uống một liều thuốc ngủ trước khi lên giường nằm.

8-9-1945

        Sáng nay, tôi đậy từ 8 giờ với một tinh thần nhẹ nhàng sảng khoái và sẵn sàng bắt tay ngay vào việc.

        Trong ngày hôm nay, tôi nhận được một bó báo; tờ nào cũng có bài nói đến những chứng bệnh nguyên tử. Có một bài do Bs Tsuzuki ký tên. Tôi bị dằng co giữa hai ý muốn là đọc bài báo đó và tiếp tục làm việc. Rút cuộc, tôi xếp những tờ báo đó qua một bên để sẽ đọc sau.

        Xong bữa ăn trưa, tôi định tóm tắt những sự quan sát của tôi thành một bản công thức gọn gàng, nhưng lại nhận thấy rằng việc thâu thập tài liệu ấy cũng khó khăn vô hạn. Tôi đã thử làm, nhưng không thể thành công được.

        Trời đã tối mà tôi vẫn còn làm việc. Khi tôi đặt bút xuống thì đã quá nửa đêm.

        Tôi biết rằng đêm nay tôi có thể ngủ môt giấc ngon lành. Tuy nhiên, vì tinh thần bị căng thẳng nên tôi cũng vẫn phải uống một liều thuốc an thần.

9-9-1945

        Tôi dậy từ 8 giờ sáng và đọc lại bản nghiên cứu cho đến giờ điểm tâm.

        Chiều hôm qua, trong lúc say sưa với việc soạn thảo bản công thức, tôi thấy công việc ấy của tôi đã khá hoàn hảo. Nhưng nay thì tôi lại nhận thấy nó lờ mờ vô nghĩa và chẳng có ích lợi gì cả. Tôi đã nhảy vọt lên cao như một chiếc hỏa tiễn và lại rơi xuống như một chiếc xà ngang trong căn nhà đổ vậy. Thực là đúng với câu ngạn ngữ «đầu rồng, đuôi rắn». Bất mãn vì công việc không được hoàn toàn, tôi đã cố gắng sửa chữa, nhưng tác phẩm ấy của tôi vẫn đáng ghét biết là chừng nào.

        Sau bữa ăn trưa, ký giả Matsumoto đến lấy bài tường thuật của tôi, song tôi yêu cầu ông hoãn lại một ngày để tôi có thì giờ gọt dũa lại cho cẩn thận. Ông mỉm cười tỏ ý muốn được xem ngay nên tôi đành đưa ra. Khi đọc xong, ông lên tiếng trấn an tôi :

        — Nhưng, thưa bác sĩ ! Bài này hay quá ! Tôi xin cho đăng ngay và xin đem lại để ông coi khi báo được phát hành.

        Trước khi từ biệt, ông đã chụp một tấm hình của tôi với tập bản thảo cầm nơi tay.

        Trong bài nhan đề : «Trái bom nguyên tử với những chứng bệnh phát sinh bởi chất phóng xạ tuyến của nó », tôi tường thuật vắn tắt và rõ ràng tất cả những gì đã xảy ra tại Hiroshima kể từ giây phút trái bom nguyên tử rơi xuống cho tới ngày nay. Toi đã tường thuật cặn kẽ và những chứng bệnh hiểm nghèo là những hậu quả tàn khốc do trái bom ấy đã gây nên. Tôi đặc biệt đề cập tới sự giảm thiểu của những bạch huyết cầu và hồng huyết cầu là nguyên nhân phát sinh ra chứng bệnh xuất huyết dưới da sẽ giết hại biết baq nhiêu sinh mạng tại đây. Đoạn, tôi nhắc tới buổi thuyết trình của Bs Tsuzuki và Bs Miyaka. Sau hết, tôi không quên nhắc đến sự thiếu thốn cả thuốc men lẫn những y sĩ hiện đang rất cần thiết cho công cuộc điều trị các nạn nhân đang lưu trú tại bệnh viện này.

        Tôi hi vọng rằng ông Matsumoto sẽ sửa chữa cẩn thận giùm tôi bằng cách «cắt bớt những chân của con rồng đi» mà đừng làm sai lạc ý nghĩa trong tác phẩm đó của tôi. Tôi hơi hối hận... Tại sao tôi không cố nài ông hoãn lại một ngày với mục đích tự tay tôi sửa chữa lấy bài đó ? Bây giờ thì đã quá muộn rồi... Tôi chỉ còn biết tự hỏi bao giờ thì bài đó sẽ được ra mắt độc giả ? Và phản ứng của họ sẽ ra sao? 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 08:59:56 pm »

       
10-9-1945

        Trời nhiều mây với những trận mưa rào đổ xuống từng cơn.

        Đêm qua, tôi ngủ rất ngon lành bởi lẽ tình trạng căng thẳng của tinh thần trong lúc viết bài báo nay đã tan biến hết rồi.

        Buổi sáng trôi qua thật êm đềm. Tôi ngồi trong phòng uống trà và nói chuyện vui đùa với bà già Saeki.

        Buổi chiều, tôi đi thăm các phòng bệnh nhưng chẳng có việc gì để làm vì tất cả các người bệnh, ngoại trừ những nhân viên văn phòng và thân nhân của họ, nay đều thuộc quyên kiểm soát của Bs Nagayama và Bs Itaoka rồi. Tôi gặp cô Futakami, một người y tá của họ, đang ngồi trên tấm ghế dài kế bên căn phòng của người gác cổng. Cặp mắt nàng đăm chiêu nhìn thẳng về phía trước. Đây là một thiếu nữ trong sạch, trầm tĩnh và chuyên cần, đang làm việc tại phòng Nha Khoa. Từ buổi sáng ngày bom nổ, nàng đã phải làm việc suốt ngày đêm nên có vẻ mệt mỏi và gầy yếu hẳn đi. Khi nhận thấy tôi đang nhìn, nàng liền đỏ mặt và đứng dậy lảng đi.

        Tất cả những y tá tại đây đều đã đóng góp rất nhiều công khó nhọc vào guồng máy sinh hoạt của bệnh viện bằng cách âm thầm làm việc trong bóng tối. Không thể khiến sự cố gắng và nhẫn nại ấy của họ bị bỏ quên, tôi liền đi kiếm ông Sera, Trưởng Phòng Hành Chánh, để yêu cầu ông đề nghị thăng thưởng cho họ. Ông Sera sốt sắng tán thành ý kiến đó của tôi và tôi rất vui mừng khi được biết ông đã ghi chép rất tường tận hết thảy những công lao và giờ giấc làm việc của từng cô y tá để thảo bản phúc trình mà ông sẽ đệ lên Văn Phòng Bộ Giao Thông với đề nghị thăng thưởng xứng đáng cho họ.

        Lên đến từng lầu thứ nhất, tôi gặp ông Oyokota — cố vấn trong Hội đồng thành phố Hiroshima — vừa đến thăm một người bạn. Lần trước, cách đây một tháng, tôi đã gặp ông với rất nhiều thương tích nơi chân và có vẻ rất ốm yếu. Nhưng ngày nay, ông đã bình phục rồi. Ông thuật cha tôi rõ về tình hình trong thành phố và tôi cũng kể cho ông nghe tất cả mọi việc đã xảy ra trong bệnh viện này.

        Tôi giải thích cho ông rõ thêm:

        — Sự sinh hoạt ban ngày và ban đêm tại đây đã khác hẳn nhau. Ban ngày, chúng tôi chỉ có phận sự săn sóc, các bệnh nhân mà thôi. Nhưng đêm đến, thân nhân của họ làm việc ở bên ngoài đều kéo nhau về đây để ngủ và họ đã biến tòa nhà này thành một dạ lữ viện. Tôi vẫn biết rằng : hiện thời, họ đã mất hết nhà cửa, song tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài mãi được.... Nếu tôi xin được vài cái lều của quân đội thì tôi sẽ dựng lên ngay trên khu đất của những trại lính đã bị hỏa thiêu. Như vậy, các người tỵ nạn sẽ có nơi cư trú rất tốt mà chúng tôi cũng sẽ khỏi bị bắt buộc phải cho họ lưu trú tại đây và nuôi họ ăn uống nữa... Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

        Ông Oyokota hất đâu lên rồi đáp :

        — Thưa bác sĩ, tôi nghĩ rằng đó là một ý kiến rất hay. Vậy tôi sẽ đến Văn Phòng tòa Đô Sảnh để hỏi xem họ có thể làm được việc gì hữu ích cho chúng ta hay không ?

        Khi trở về phòng ăn, tôi thấy có chừng mười lăm bức thư nằm trên bàn, mà trong số đó có đến sáu bảy bức gửi riêng cho tôi. Những thư đó do các bạn tôi từ Okayama gửi đến tỏ ý vui mừng khi hay tin tôi sống sót và vẫn khoẻ mạnh. Ngoài ra, tôi rất sung sướng khi được biết rằng bài tường thuật của tôi đã được đăng lên báo và được rất nhiều người hoan nghênh tại Okayama cũng như tại các nơi xa hơn nữa.

        Với vẻ xúc động, bà già Saeki náo nức hỏi tôi:

        — Bác sĩ đã đọc thư chưa ?... Hôm nay, có cả đống thư mà phần nhiều là thư gửi cho ông đấy... Và ông có biết chuyện gì nữa không ?... Bắt đầu từ tối nay, chúng ta sẽ có ánh sáng đèn điện !

        Đoạn, bà nắm tay áo tôi kéo ra tận ngoài hành lang và giơ tay lên trỏ rồi nói tiếp :

        — Ông có trông thấy cái bóng đèn kia không? Bắt đầu từ buổi tối nay, chúng ta sẽ thấy ngôi bệnh viện này sáng sủa hẳn lên !

        Thật là may mắn quá nhiều trong một ngày ! Nào là tin thư của các bạn bè thân mến.... nào là ánh sáng đèn điện mà chúng tôi đã tha thiết ước mong từ bao nhiêu ngày nay ! Những bức thư đến rất đúng lúc bởi sự vắng mặt của Bs Sasada và ông Shiota đang khiến tôi vô cùng buồn nản.

        Trời vừa mới tối mà người ta đã bật ngay đèn ngoài hành lang lên. Mặc dầu chiếc bóng đèn hơi nhỏ, nhưng tất cả dãy hành lang đều tràn ngập ánh sáng tuy rất yếu ớt. Chưa bao giờ tôi thấy ánh sáng có lơi ích lớn lao như vậy. Tức thì chúng tôi vội đi lùng kiếm thêm bóng đèn để cung cấp cho toàn thể bệnh viện.

        Bởi ông Mizoguchi mắc đi Sano và Bs Tamagawa cũng đi vắng nên trong phòng ăn chỉ có bà già Saeki và tôi ngồi nói chuyện phiếm rất lâu, không ngoài vấn đề ánh sáng kỳ diệu của những ngọn đèn điện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 09:01:06 pm »


11-9-1945

        Sáng sớm hôm nay, ông Shiota trở lại thăm chúng tôi và tôi hỏi thăm tình trạng gia đình của ông.

        Ông ta ngậm ngùi đáp :

        — Nhà tôi bị hoàn toàn tiêu diệt rồi, bạn ơi ! Một số người trong toán 250 binh sĩ từ Tokyo đến để dọn dẹp thành phố đã vào trú ngự tại nhà tôi. Trong vòng một tuần lễ lưu trú tại đó, họ đã hoàn thành cuộc tàn phá của trái bom nguyên tử nghĩa là họ đã dùng đủ mọi cách phá hoại nhà tôi. Họ đã liệng ra đường tất cả mọi thứ trước mắt họ : từ những mảnh trần nhà, những món đồ gỗ đến những hòn ngói đang nằm yên trên mái..., tất cả mọi thự đều đã bay đi khiến ngôi nhà của tôi hoàn toàn trống rỗng... Người ta có thể  nhìn qua những chiếc xà nhà để thấy cả trời và khi mưa thì nước đã tuôn như thác qua những lỗ thủng trên mái... Những nệm và chiếu đều bị họ làm rách nát hết.

        Rồi, ông hạ thấp giọng :

        — Và họ đã phá tan nát cả tấm hoành phi quý báu mà bạn đã gửi tôi rồi! Thật là một khung cảnh não lòng, bạn ạ.

        Tôi xúc động đến cực điểm khi nghe tin sét đánh ấy. Tấm hoành phi nói trên của tôi là cả một tác phẩm mỹ thuật rất hiếm có do đại văn hào Kaioku viết nên với một lối bút thiếp rất tài tình trên một loại vải đặc biệt dệt thành những ô vuông đẹp đẽ. Đây là một vật gia bảo do tổ tiên tôi đã truyền lại từ đời cha đến đời con từ bao nhiêu thế hệ rồi. Trên tấm hoành phi ấy đã được ghi những lời giáo huấn với ý nghĩa : «Nên sống thanh cao đạm bạc — Nên biết tôn trọng đức tính giản dị khiêm nhường — Phải sống cho ra con người đầy trí dũng và noi theo bước của các đấng tiền nhân». Từ thuở còn ấu trĩ, tôi đã từng được song thân tôi đọc đi đọc lại cho nghe những lời giáo huấn như khuôn vàng thước ngọc ấy. Và mỗi khi tôi phạm điều gì lầm lỗi thi những lời đó lại như văng vẳng bên tai tôi... Rồi khi lớn lên, tôi lại thích thú mỗi lần say sưa ngắm nghía tấm hoành phi quý giá đó. Mỗi chữ trong tấm hoành phi lại nhắc cho tôi nhớ đến những lời giáo huấn của tổ tiên tôi. Cho đến ngày nay, khi viết thiên nhật ký này, tôi vẫn như có thể nhìn thấy rõ ràng từng chữ trên tấm hoành phi ngay trước mắt... Vậy mà bây giờ, vật gia bảo quý báu thiêng liêng ấy của tôi đã bị phá hủy mất

        Tôi và không bao giờ tôi có thể trông thấy lại nữa... Thật là một sự mất mát quá chua cay !

        Tôi còn một tấm hoành phi thứ hai nữa cũng rất quý báu. Đây tác phẩm của đại văn hào Bokudo Inukai mà tôi đã gửi nơi một người bạn khác là ông Ieshima, ở gần nhà ông Shiota, và tôi tự hỏi không biết nó có bị phá hủy như tấm kia hay không ?

        Tôi chợt nhận thấy cái giá trị vô biên của những bảo vật đó. Khi còn vững lòng tin tưởng ở cuộc chiến thắng vẻ vang của xứ sở, những ý nghĩ của tôi đều được dành riêng cho Thiên Hoàng vì ngoài Ngài ra, không còn gì là quý giá đối với tôi nữa. Tôi đã cảm thấy như vậy từ khi ngôi nhà của tôi tại Okayama bị tàn phá từ đầu tháng 7. Lúc đó, tôi đã di chuyền tất cả mọi vật kỷ niệm của gia đình đến một nơi khác an toàn hơn, bởi tôi đã nghĩ rằng Okayama kín đáo hơn cả Hiroshima mà còn không được bảo đảm như vậy nên tôi phải phân tán mà đem đi gửi rất nhiều nơi. Nhà cửa tôi đã tiêu tan hết, ngay đến cả ban thờ gia tiên của tôi cũng không còn..., nhưng tôi đã không cảm thấy buồn tiếc chút nào. Thái độ thản nhiên ấy của tôi sở dĩ được phát sinh cũng bởi tôi quan niệm rằng : phàm là kẻ con dân thì lúc nào cũng phải sẵn sàng hy sinh cho Tổ Quốc. Chắc tổ tiên chúng tôi cũng đã hiểu thấu cái quan niệm trung thành ấy và tôi hi vọng rằng rồi đây, những thế hệ con cháu của chúng tôi đừng mỉm cười nhạo báng. Nhưng, bây giờ thời thế đã đổi thay cả rồi. Từ ngày trái bom rơi xuống, chúng tôi thảy đều đau lòng tuyệt vọng vỉ cuộc chiến đấu của chúng tôi đã thất bại một cách thảm thương.

        Ông Shiota đã cho rằng một ngôi nhà, dù bị tàn phá đến đâu, cũng vẫn còn là một ngôi nhà. Thốt nhiên, tôi cảm thấy mình bơ vơ cô độc vì tôi không còn có một mái nhà nào nữa.

        Bộ mặt của ngôi bệnh viện này mỗi ngày một thêm thay đổi. Thỉnh thoảng, một bệnh nhân lăn ra chết. Có một số người đã trở về nhà và một số khác đến thay.

        Người thiếu nữ xinh tươi mà hôm trước tôi thấy nằm quằn quại trong vũng máu mủ nay đã khá lắm rồi. Nàng đã kiêu hãnh khoe với tôi rằng bây giờ nàng có thể đi ra phòng vệ sinh một mình được. Tình trạng khả quan ấy cho tôi biết rằng những vết phỏng của nàng đã do hỏa hoạn gây ra, chứ không phải do phóng xạ nguyên tử.

        Trong số ba chục người mới được vào bệnh viện, tôi thấy có chừng bốn hay năm người ở trong tình trạng khác hẳn những người kia. Những người đó vẫn khoẻ mạnh cho đến tận cuối tháng 8, về sau họ mới mắc phải những chửng khó chịu toàn diện, ăn mất ngon, rụng tóc, xuất huyết dưới da và hơi đau nơi bao tử. Có lẽ những triệu chứng này của họ đã nhẹ hơn những người kia. Tất cả ba chục người bệnh mới này đều ở cách xa trung tâm địa chấn 1.000 thước, chỉ có một người ở cách đó những 1.700 thước... 1.700 thước ! Vậy mà nhà tôi đã cách trung tâm địa chấn từ 1.500 đến 1.600 thước ! Sự chứng minh này khiến tôi hoảng sợ và tôi vội trở về phòng. Thốt nhiên, trái tim tôi quặn thắt lại với những cảm giác buồn phiền. Như vậy thì tôi cũng sẽ có thể mắc phải những triệu chứng nói trên là hậu quả của chất phóng xạ tuyến đó ư ?

        Tôi cũng bắt đầu lo ngại cả cho vợ tôi và sợ phải trông thấy nàng xuất hiện với những triệu chứng bất ngờ ấy. Nhưng, người ta không thể tưởng tượng được nỗi vui mừng của tôi khi thấy nàng đang ngồi trên giường và hớn hở báo cho tôi biết rằng nàng đã có thể đi được mấy bước mà khỏi cần người khác giúp đỡ.

        Buổi tối, có mấy người bạn đến thăm và chúng tôi nói chuyện phiếm đến tận 1 giờ khuya.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 09:02:00 pm »


12-9-1945

        Từ vài hôm nay, trời có vẻ quang đãng khiến chúng tôi đã tưởng thời tiết sắp trở lại tốt đẹp. Nhưng, cơn mưa đã lại khiến cuộc sinh hoạt của chúng tôi trở nên phiền phức hơn bao giờ hết. Hầu hết mỗi buổi sáng, tôi đã thức đậy với những tấm mền sũng nước mưa mà ngày nào bà Saeki cũng phải đem ra phơi ngoài hành lang.

        Sáng hôm nay, khi vào phòng lấy mên ra phơi, bà bảo tôi:

        — Tại sao chúng ta cứ phải vất vả mãi với công việc phơi phóng những cái mền này nhỉ ?... Khi phơi xong đem trải lên giường, rồi gió lại làm tạt mưa vào và chỉ một lát sau, nó lại ướt như trước... Thật là uổng công ! Tôi sẽ yêu cầu ông Mizoguchi bít kín cái cửa sổ này của ông lại mới được. Vả chăng, những luồng gió ấy cũng chẳng tốt gì đối với ông đâu.

        Sau bữa trưa, bà Saeki uống với tôi một tách «matcha». Tôi hy vọng Bs Tamagawa đến đây với chúng tôi, song ông đang quá bận rộn vì số người hấp hối mỗi ngày mỗi gia tăng khiến ông phải có mặt suốt ngày trong phòng giải phẫu.

        Bs Miyasho vừa được giải ngũ nên cùng với sinh viên Ogawa phụ tá với ông. Nhưng, mặc dầu cả ba người đều nỗ lực làm việc mà cũng, không thể  nào kịp được vì số người chết đã đi mau hơn họ, khiến họ đã có vẻ vô cùng mệt mỏi. Đã vậy, lại còn thêm bầu không khí ẩm thấp khiến họ giống những con chuột sa xuống giếng.

        Buổi chiều nay, ký giả Matsumoto đem đến số báo có đăng bài của tôi. Người ta đã dành trọn một trang cho bài đó với dòng nhan đề bằng chữ rất lớn, kế bên là tấm hình của tôi. Bài đó đã được đăng trọn vẹn, không bị cắt xén một chữ nào. Ngoài ra, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy bản cáo thị của tôi — đã dán ở trước cổng bệnh viện và Văn Phòng Bộ Giao thông — cũng được đăng trên mặt báo.

        Tôi được hài lòng, nhưng đồng thời cũng hơi phiền muộn một chút bởi lẽ trong bài tường thuật, tôi đã quên nói đến sự suy giảm của những tiều huyết cầu. Vả lại, tôi đã dùng một vài định thức không được chính xác đầy đủ. Sau hết, tôi có cảm tưởng phạn lỗi vì quá lạc quan  bởi hai trăm trường hợp chỉ là một con số rất nhỏ để chứng minh cho những kết luận xác thực cần thiết. Tôi tự trách mình đã quá lớn gan khi làm việc đó.

        Hôm nay, tôi quyết định tắm gội, sau bao nhiêu ngày kiêng cữ. Mặc dầu vết thương nơi đùi chưa hoàn toàn lành hẳn, tôi cũng không thể chịu đựng nổi lâu hơn cái mùi hôi hám trên tấm thân với lớp da cáu ghét nhờn bẩn này được nữa. Khoảng 9 giờ tối khi cơn mưa đã ngớt, tôi liền xuống phòng tắm và trút bỏ quần áo ra. Tôi đã rùng mình vì làn không khí lạnh lẽo mơn trớn trên da thịt và những giọt nước mưa xối trên người khi tôi chạy qua sân. Thấy nước quá nóng, tôi đổ thêm vài thùng nước lạnh rồi ngâm mình trong bồn tắm mà không căn tháo những lớp bông băng trên các vết thương ra. Thành bồn tắm nóng rãy khiến tôi phải hết sức thận trọng để khỏi đụng vào. Cái bồn tắm nằm nơi đáy không được thuận tiện chút nào cả ; mỗi lần có cơn gió nổi lên thì những giọt nước mưa đọng trên cây sên gần đó lại trút ào xuống đầu và vai tôi. Một làn khói cay sè bốc lên từ dưới gầm chiếc bồn và gió lại luôn luôn xoay chiều khiến tôi gần bị chết ngạt. Khói xông vào mắt khiến những giòng nước mắt tôi chảy dài xuống má. Mặc dầu những sự phiền toái ấy, tôi cũng cảm thấy vô cùng khoan khoái vì trút bỏ được hết những dấu vết nhơ bẩn trên người.

        Từ phía trên đám lá tại một dãy hàng rào, tôi có thể ngắm cái bóng đen của rặng đồi Futaba in rõ trên nền trời. Văn Phòng Bộ Giao Thông đứng ở phía sau lưng tôi. Thỉnh thoảng, một làn ánh sáng từ một khuôn cửa sổ chiếu ra và tôi nghe những tiếng xì xào trò chuyện.

        Dần dần, tôi quen với nước nóng và thấy tâm hồn tràn ngập những cảm giác đê mê sung sướng. Tôi dấn mình xuống mỗi lúc mọt sâu hơn cho tới khi chỉ còn cái đầu nhô lên khỏi nước... Cử chỉ vụng về này đã khiến nước tràn ra khỏi bồn tắm, trong khi những làn hơi nước tỏa ra khắp tứ phía khiến lửa bị tắt ngấm hẳn. Tôi trở về phòng với thân thề ấm áp và thoải mái rồi ngủ ngay. Đây là lần thứ nhất, giấc ngủ của tôi không bị những giọt nước mưa làm rộn vì khuôn cửa sổ đã được che bằng một tấm vải rồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 09:05:02 pm »


13-9-1945

        Sáng nay khi thức giấc, tôi lại thấy những tấm mền ướt sũng như thường lệ. Suốt đêm qua, trời không ngớt mưa và có lẽ nước mưa đã xuyên qua tấm vải mà tạt vào giường tôi.... Nghĩ vậy, tôi liền đến gần để xem xét nhưng nhận thấy tấm vải vẫn nguyên vẹn. Như thế tức là nước mưa đã không thể do cửa sổ mà vào phòng tôi được. Muốn cho sự bí mật được sáng tỏ, tôi đi xem tất cả văn phòng thì khám phá ra cái nguyên nhân đã khiến giường tôi bị ướt: những bức tường và cái trần nhà đã bị bao phủ bởi một lớp nước mưa ứ đọng thật dày và từ đó, nước đã từ từ chảy xuống phía dưới. Vì chiếc giường của tôi ở đúng ngay phía dưới chỗ trần nhà thoải dốc nên bị hứng nước mưa nhiều nhất. Tất cả căn phòng đều tràn ngập nước mưa khiến chúng tôi như đang ngồi trên một đám bọt biển... Thật là uổng công vô ích nếu chỉ kiếm cách che kín một vài khuôn cửa sổ. Hơi ẩm thấp này thật đáng lo sợ cho sức khỏe của chúng tôi, song chúng tôi không thể làm gì được.

        Trong bữa điểm tâm, tôi nói cho ba Saeki rõ kết quả sự xem xét nói trên của tôi. Bà lắc đầu than vãn:

        — Thật vô kế khả thi!

        Sáng hôm nay, mọt vị bác sĩ trẻ tuổi đến thăm tôi. Ông ta đem một ống kính hiển vi đến và xin tôi cho phép khám nghiệm vài người bệnh. Tôi rất hoan hỉ khi được tiếp ông và rất tiếc đã không được ông đến giúp đỡ từ sớm. Mọi vấn đề  của chúng tôi chắc chắn đã được giải quyết dễ dàng hơn nếu có vài vị điều khiển ngành y khoa đến thăm Hiroshima chịu ở lại với chúng tôi trong những chuỗi ngày đầy bi thảm mà chúng tôi đang phải nỗ lực chiến đấu, trước những hiểm họa xảy ra, với những sự hiểu biết nông cạn và những dụng cụ quá nghèo nàn này.

        Vị bác sĩ trẻ tuồi nói trên đến đây, chắc sẽ có nhiều vấn đề được biện minh rõ rệt và tôi ngờ rằng ông sẽ có thể tiến xa hơn chúng tôi rất nhiều nữa. Và tôi đã có rất nhiều cảm tình tốt đẹp đối với ông rồi. Khi nghe tôi nói ông hoàn toàn tự do trong việc quan sát hết mọi trường hợp mà ông thấy cần thiết thì ông đã mừng rỡ như được tôi mời đi tìm một kho tàng quý giá vậy.

        Hôm nay, có tin đồn các lực lượng đồng minh sắp đổ bộ tại Nhật Bản. Tin đồn này đã gây nên bầu không khí kinh hoàng trong dân chúng. Tin lan truyền đến tận đây khiến có nhiều bệnh nhân phải chạy trốn vì sợ hãi. Trong cuộc thăm viếng buổi chiều, tôi thấy hầu hết các phòng đều trống trải. Cho đến cả bà Susukiada, mặc dầu các vết thương còn lâu mới có thể lành được, cũng đã ra đi mà không một lời từ biệt chúng tôi. Nói tổng quát thi số đàn bà đã sợ hãi nhiều hơn đàn ông bởi họ tin chắc chắn rằng, nếu ở lại, sẽ bị địch quân hãm hiếp.

        Tôi không hiểu nguyên nhân nào đã gây cho họ những nỗi kinh hoàng đến cực độ ấy, vì người ta đã báo tin trước rằng các người Anh và Mỹ sẽ đến thăm khung cảnh hoang tàn của Hiroshima từ hồi đầu tháng 9 cơ mà. Theo tôi nghĩ thì chẳng có gì đáng phải lo sợ cả bởi lẽ những người Tây phương thuộc những chủng tộc văn minh, họ không thể có thói xấu gieo rắc những nỗi kinh hoàng ghê tởm cho chúng tôi bằng những thủ đoạn cướp bóc và hãm hiếp dã man ấy.

        Công việc mà tôi có thể làm ngay bây giờ là viết trên mấy tấm bảng lớn những giòng chữ bằng tiếng Anh rồi treo nơi các cửa vào bệnh viện và kéo một lá cờ với chữ Thập Đỏ lởn lên phía trên bao lơn. Khi thấy đây là một bệnh viện, họ, sẽ không dám xâm phạm để gây những nỗi khó khăn cho chúng tôi.

        Mặc dầu những ý nghĩ chủ quan ấy đối với việc bảo vệ an ninh cho các bệnh nhân, tôi cũng không thể quên địa vị ngươi chồng đối với Saeko- San, như tất cả mọi người đàn ông khác. Ý muốn duy nhứt của tôi là nàng nên rời khỏi Hiroshima càng sớm càng tốt để về lánh nạn nơi quê nhà và cùng con trai chúng tôi đoàn tụ. Tôi muốn nàng hành động như bà Susukida là sẽ yên lặng ra đi, không kèn không trống, và như cô Yama cũng đã lén ra đi từ trước khi được người ta tìm kiếm, mặc dầu tôi biết chắc chắn rằng sẽ không có ai nỡ làm hại những người đàn bà khốn khổ đang trong tình trạng bi đát bởi những thương tích trầm trọng này. Dù một tên lính quèn thô bỉ tàn nhẫn đến đâu cũng sẽ phải động lòng trắc ẩn mà không nỡ chạm đến họ, huống chi trong những lực lượng đồng minh toàn là những người có đầu óc tự do tân tiến.

        Nhưng, còn những người thiếu nữ trong sạch trong số nhân viên nơi bệnh viện này ? Liệu địch quân sẽ có để cho họ yên ổn tự do đi lại mà không xúc phạm đến họ hay không? Tôi phải thú thực rằng tôi rất hoài nghi về điềm đó. Còn phần vợ tôi thì nàng vẫn bình tĩnh khi nghĩ tới tương lai, không một chút lo âu sợ hãi nào cả..

        Càng đặt ra nhiều vấn đề bao nhiêu, tôi càng thêm rối trí bấy nhiêu và tôi đã hút hết môt bao thuốc lá từ bao giờ mà không hết.

        Bỗng, một vị khách xuất hiện để cắt đứt nguồn trầm tư mặc tưởng của tôi. Đó là ông Yasuda, nhân viên tại Tổng Cục Văn Phòng Bộ Giao Thông, nơi có sứ mạng bảo vệ pho tượng của Thiên Hoàng. Khi trái bom nổ, ông đang ngồi trong chuyến xe điện sắp đến Hiroshima. Không kịp nghi ngợi xa gần, ông lật đật chạy qua những đường phố đầy tang thương thảm đạm. Tự vạch lấy một con đường, bằng một cách khó khăn vất vả, qua những đống gạch ngói tan tành nơi những ngôi nhà xụp đổ, ông đã tới Văn Phòng Bộ Giao Thông trước khi đám cháy phát khởi. Hành động đầu tiên của ông là chạy ngay lên tầng lầu thứ tư và phá bật tung tấm cửa sắt trước căn phòng có để pho tượng của Thiên Hoàng. Với sự phụ lực của các ông Awaga, Oishi vàKagehira, ông ta đem pho tượng đến văn phòng vị Giám Đốc và giao cho ông Ushio bảo vệ. Sau những cuộc thảo luận kỹ càng, người ta quyết định rằng chỉ còn một biện pháp khôn ngoan hơn hết là rước pho tượng của Ngài Ngự đến xạ trường kế bên lâu đài Hiroshima là nơi cao hơn tất cả những lâu đài khác trong thành phố. Như vậy mới tránh khỏi được những làn khói do những đám hỏa hoạn bốc ra. Bởi vậy, pho tượng đã được đặt lên lưng ông Yasuda và đám rước khởi hành do ông Kagehira đi tiên phong mở đường, các ông Awaga và Oishi đi hộ tống hai bên và ông Ushio đi đoạn hậu. Thoạt tiên, đám rước đi về phía công viên trong Bộ Giao Thông và ông Ushio vừa đi vừa cất tiếng oang oang báo tin đám rước pho tượng của Ngài Ngự đến một chốn an ninh khác. Ông tuyên bố hai ba lần: « Pho tượng của Thiên hoàng được Tổng cục trưởng rước đến xạ trường phía Đông thành phố ! ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 09:05:25 pm »


        Tin ấy loan ra, tức thì toàn thể nhân viên và các bệnh nhân đều cúi rạp mình xuống đất kính cẩn chào và đám rước ra khỏi khu hàng rào phía sau công viên. Thốt nhiên, người ta nhận thấy rằng đã quên lá quốc kỳ mà theo nghi lẽ thì bao giờ quốc kỳ cũng phải được mang đi trước mình tượng của Thiên Hoàng, mỗi khi di chuyền từ nơi này sang nơi khác. Ông Awaga liền được chỉ định về lấy lá quốc kỳ. Nhưng khi ông chưa kịp trở lại với quốc kỳ, đám rước đã bắt buộc phải lên đường gấp rút trước sự đe dọa của đám hỏa tai khủng khiếp. Khi tới trước cổng lâu đài Hiroshima, đám rước phải ngừng lại để nói cho người lính gác rõ sứ mạng thiêng liêng của mình và hỏi thăm một con đường ngắn nhất để tới xạ trường. Người lính này cho họ biết nơi xạ trường đã bị bao vây trong vòng khói lửa rồi. Thế là họ phải thay đồi phương hướng mà đi về phía công viên Asano Sentei. Suốt cuộc hành trình, đám rước đã gặp những đám người chết hoặc bị thương nằm rải rác khắp nơi. Ngay bên những trại lính, người ta cũng thấy rất nhiều binh sĩ tử thương nằm la liệt. Đi đến đường xe điện liền mé rừng về phía Tây công viên, đám rước lại gặp những người chết và bị thương nằm chồng chất lẫn lộn thành một đống cao ngất khiến họ phải tiến bước một cách khó khăn.

        Có một lần, họ gặp một đám đông vây quanh kín mít khiến họ không thể nào tiến bước được nên phải la lớn : « Tượng của Thiên Hoàng ! Tránh đường để tượng của Thiên Hoàng tiến lên ! » . Tức thì tất cả mọi người, quân cũng như dân, đều yên lặng đứng thẳng người rồi cúi đầu xuống mà chào kính cẩn. Những người vì bệnh hoạn không thể đứng thẳng người được vội chắp hai bàn tay lại tỏ dấu kính cẩn nguyện cầu. Rồi họ tự động đứng dẹp sang hai bên hầu mở rộng một con đường để đám rước pho tượng của Ngài Ngự tiến thẳng ra phía bờ sông.

        Kể tới đây, ông Yasuda nói :

        — Thật là trang nghiêm kỳ diệu ! Khi trao pho tượng của Ngài Ngự cho ông Ushio và khi ông này bước xuổng một chiếc thuyền do một người lạ mặt chèo lái, tôi bỗng có cảm tưởng như đã bị tước đoạt mất cái sứ mạng thiêng liêng ấy rồi... Một vị sĩ quan tuốt gươm ra và cất cao giọng truyền lệnh qua sông, tức thì tất cả các sĩ quan và binh sĩ đều xếp hàng theo dọc bờ sông rồi đứng nghiêm chào vô cùng kính cẩn. Toàn thể thường dân đứng chật ních trên bờ sông cũng cúi rạp xuống chào giữa một rừng gươm sáng loáng. Tôi không thể nói để bác sĩ rõ những cảm tưởng lúc đó của tôi..., nhưng chỉ biết rằng tôi đã thành tâm cầu nguyện đừng có sự gì bất trắc xảy ra cho pho tượng của Ngài Ngự.

        Sau một phút ngừng để lấy lại hơi thở, ông Yasuda tiếp tục kể với giọng đầy kính cẩn :

        — Mặt sông thật êm đềm và tôi còn thấy ông Ushio giơ hai tay giữ pho tượng của Ngài Ngự giữa đám người đang hấp hối.

        Trước kia, tôi đã tưởng pho tượng của Thiên Hoàng đã bị hủy diệt trong đám lửa rồi, nay nghe câu chuyện của ông Yasuda, tôi bỗng cảm thấy một nguồn sinh lực nồng nhiệt phi thường đã thấm vào tận trái tim tôi.

        Tôi cất tiếng nói:

        — Ông đã làm được một việc vô cùng cao cả đáng làm gương cho dân tộc Nhật Bản chúng ta ! Khi Phòng Điện Thoại Trung Ương bị làm mồi cho thần hỏa thì ông Hirohata cũng đã có phản ứng mãnh liệt như ông về pho tượng của Thiên Hoàng. Ông ta đã ôm chặt pho tượng vào ngực rồi cố vượt ra khỏi bức thành khói lửa và đem đến một chỗ an toàn... Ông và ông Hirohata đều xứng: đáng để mọi người ngưỡng mộ vì các ông đều là những bậc anh hùng khả kính (nguyên văn là «Ichiban »). Bây giờ, chúng ta là dân của một quốc gia bại trận, bị đặt dưới quyền đô hộ của những cường quốc xa lạ nên hành động cao cả này của các ông không được chánh thức biểu dương một cách xứng đáng... Tuy nhiên, một ngày kia dù sớm hay muộn, các ông cũng sẽ được Thiên Hoàng tưởng lệ.

        Ông Yasuda đỏ mặt và trả lời giản dị rằng ông không hề nghĩ đến một phần thưởng nào cả bởi vì chúng tôi đã bại trận rồi.

        Tôi liền phản đối:

        — Nhưng, đây là một công trạng mà ông đã lập nên trong thời kỳ chiến tranh cơ mà. Nếu ông là quân nhân thì chắc chắn là ông sẽ được ban thưởng huy chương với biểu hiệu Kim Ung (con chim ưng bằng vàng) là loại huy chương cao quý nhất của quân đội Thiên Hoàng... Ông đừng ngại gì cả. Tôi đã nói : ông sẽ được ban thưởng xứng đáng !

        Để kết thúc câu chuyện của ông Yasuda, tôi thuật lại vắn tắt nơi đây những việc đã xảy ra sau đó.

        Đề kết thúc câu chuyện của ông Yasuda, tôi thuật lại vắn tắt nơi đây những việc đã xảy ra sau đó :

        — Khi ông Ushio đã vượt qua sông, với pho tượng của Thiên Hoàng trên tay, thì tất cả khu Putaba-No-Sato đã trở nên miếng mồi ngon trước thần hỏa. Những luồng gió mạnh nổi lên thật cao và những giọt nước mưa lớn bắt đầu rơi xuống. Mặt sông nổi sóng dữ dội ; bọt sóng lô sô tràn lên cả hai bên bờ. Những cục lửa đó rực từ khu Futaba-No-Sato rẽ làn không khí với những tiếng rít ghê rợn, bay qua bên kia bờ sông, bén luôn vào những cây tùng trong công viên Asano Sentei. Tức thì các cây bị cháy đổ xuống kêu răng rắc khiến hơi nóng mỗi lúc mỗi trở nên gay gắt thêm... Rồi, tới phiên những dãy nhà hai bên bờ sông bị lửa tàn phá và tất cả mọi người đã chen lấn nhau nhảy xuống nước hầu thoát thân ra khỏi nơi hỏa ngục hung tàn. Có hàng ngàn người bị chết đuối. Các ông Yasuda và Oishi nhờ bò lên môt gành đá lớn giữa sông nên may mắn thoát chết.

        Trong khi đang ăn cơm tối, một mùi thịt cháy khét lẹt xông lên tận mũi chúng tôi, qua những khuôn cửa sổ mở rộng. Cô Takata đã chét và người ta đang thiêu xác cô ngay phía trước bệnh viện. Mùi thịt cháy đó giống y như mùi cá mòi nướng mà... than ôi !... đã rất quen thuộc đối với tôi. Mùi đó khiến tôi hồi tương tới những chuỗi ngày thê thảm tiếp theo vụ tai biến phi thường đã xảy ra tại chốn này. Từ đó tới nay, năm tuần lễ đã trôi qua... vừa đúng năm tuần lễ ! Vậy mà cái mùi cháy khét kinh khủng đó còn tỏa xông trong bầu không khí của thành phố này. Suốt buổi tối nay, ông Mizoguchi, bà Saeki, cô Kado và vợ tôi quây quần xung quanh bàn ăn để nghe tôi kể cái công trạng oanh liệt của ông Yasuda.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2020, 02:29:26 pm »

         
14-9-1945

        Khi cô Takata từ trần thì Bs Tamagawa mắc đi Okayama nên không có cuộc giải phẫu thi hài của cô. Đây là một cái chết bi thảm nhất mà chúng tôi đã ghi trong những hồ sơ «khai tử » từ bao nhiêu ngày nay.

        Hồ sơ của cô Takata đã được ghi chú rành mạch từng chi tiết nhỏ rất hữu ích như dưới đây : — Cô Takata : 22 tuổi.

        Ngày khám nghiệm : 28-8-1945.

        Lời khai chính yếu : khó chịu toàn diện. Trước ngày đó: không có gì đáng lưu ý. Bệnh trạng : thọ nạn tại sở Tiếp Tế Thực Phẩm ở Hatcho-Bori cách trung tâm địa chấn chừng 700 thước. Sau đó ít ngày, mắc những chứng cơ năng suy nhược, lợm giọng, nôn mửa, tháo dạ và khó chịu toàn diện. Cô đã cố gắng chịu đựng được trong hai ngày và sức khỏe đã đã được phục hồi đôi chút, ăn đã hơi ngon miệng. Có thể tự săn sóc lấy và làm được những công việc nhẹ, song không cảm thấy hứng thú làm việc như trước nữa. Thường hay mệt nhọc. Mặc dầu không thấy ngon miệng, cô đã ăn rất nhiều.

        Ba ngày sau vụ bom nổ, lưu ý thấy tóc bị rụng. Từ ngày 25-8, chứng rụng tóc thêm trầm trọng.

        Ngày 28-8, cô đến bệnh viện xin khám nghiệm.

        Tình trạng khi mới đến : gầy yếu xanh xao.

        Chứng rụng tóc: lan tới hai phần ba nơi đầu.

        Mạch : bình thường.

        Nhịp thở: đều hòa.

        Sắc mặt : ngây ngô đờ đẫn.

        Quầng mắt: nhợt nhạt vì thiếu máu.

        Miệng: bình thường.

        Ngực và bụng : không có gì đáng lưu ý.

        Nước tiểu: không có gì đáng lưu ý.

        Bạch huyết cầu: suy giảm trầm trọng.

        Ngày 1-9-1945: dấu hiệu bệnh xuất huyết dưới da phát hiện rất nhiều; có nhiều dấu lớn bằng đầu ngón tay út.

        Nhiệt độ : 38 độ 6.

        Mạch: hơi yếu.

        Than mệt nhọc và ăn không ngon miệng.

        Đại tiện: một ngày ba lần.

        Ngày 9-9-1945 : mạch rất yếu.

        Dấu vết bệnh xuất huyết dưới da vẫn gia tăng rất nhiều. Khi mới phát hiện, những dấu vết ấy chỉ nhỏ bằng đầu cây kim rồi lớn dần dần và nay thì bằng những quả trứng chim bồ câu rồi.

        Màu sắc của những dấu vết ấy: từ màu nâu đậm biến sang màu đỏ tươi.

        Ngày 13-9-1945 : từ trần.

        Những lời ghi chú trên đây là một trong những hồ sơ điền hình của những nạn nhân đã chết vì những chứng bệnh nguyên tử.

        Sau bữa điểm tâm, tôi qua Văn Phòng để kiếm ông Oishi. Ông đã trở lại làm việc được rồi và tôi rất muốn được nghe ông nói chuyện về cuộc bảo vệ pho tượng của Thiên Hoàng thoát cơn khói lửa. Trong khi đi kiếm ông ta, tôi gặp rất nhiều công nhân đã bị thương trong vụ bom nổ. Trông họ có vẻ vô cùng mệt mỏi. Một người than phiền với tôi về những nỗi khó khăn trong việc kiếm mua thực phẩm cung cấp cho các nhân viên, các người bệnh và thân nhân của họ mà nay con số đã tăng lên tới 300 người. Tôm cá và rau tươi là những món khan hiếm nhất vì thời giá quá đắt đỏ. Việc này khiến tôi rất đỗi lo lắng nên phải vội đi tìm ngay ông Imachi, Trưởng Phòng Tiếp Tế tại Văn Phòng Bộ Giao Thông. Tôi gặp ông dưới cây dương liễu tại giữa khoảng Văn Phòng và bệnh viện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2020, 02:30:48 pm »


        Chúng tôi dắt nhau vào phòng ăn. Rồi, ông báo cáo với tôi những sự kiện dưới đây :

        — Sau vụ bom nổ, tôi liền đến ngay những nơi nhà cửa xụp đổ tại nơi chi nhánh của Bộ. Song, tất cả đều bị thiêu rụi hết khiến tôi khóc hết nước mắt...

        Tôi đã tưởng cái tủ đựng tiền vẫn được an toàn nhưng khi mở ra thì tồi thấy những tấm giãy bạc tổng cộng chừng 3.000 «yens» đã biển thành tro bụi cả, chỉ còn có một tấm 1 «yens» và 65 «sen» bằng tiền nhỏ mà thôi. Thấy vậy tôi liền kêu khóc om sòm vì tiếc của.

        Vậy mà từ ngày đó, mặc dầu giả sinh hoạt đắt đỏ, tôi vẫn cố gắng xoay sở được. Song, đến bây giờ thì không thể làm cách nào được nữa... Sau ngày bom nổ, một trung tâm tiếp tế thực phẩm của đô thành đã được thiết lập ngay tại trường Đại Học. Chúng tôi có một chiếc xe đẩy nhỏ có thể vận chuyển đủ các thứ thực phẩm vật, song nay các bánh xe đã bị gãy hết cả rồi. Mãi sau, chúng tôi mới tìm được một bánh xe thay thế ngay trong Văn Phòng Bộ và một chiếc nữa do một người lượm được trong đám nhà đổ về phía Yokogawa,

        Người ta đã phát gạo cho chúng tôi và có vài trạm bưu điện hương thôn đã gửi cho chúng tôi những bưu kiện đầy gạo và lúa mì, có thể giúp chúng tôi sống trong một thời gian ngắn. Tôi đã phải vất vả trong việc lùng kiếm rau tươi và hiện thời, chúng tôi phải đến tận Yagi và Hesaka mới mua được vì ở đây không còn rau nữa (Yagi là một làng tiếp giáp phía Bắc Hiroshima - Và Hesaka là một làng nằm trên đường xe lửa đi Geibi, cách chừng 7 cây số về phía Đông Bắc thành phố).

        Như ông đã biết, bây giờ không còn việc phân phối khẩu phần rau để tiếp tế cho dân chúng nữa nên tự nhiên là ta không thể đem tiền bạc ra mà mua rau với cá được. Mỗi khi đi mua thực phẩm tại nhà các người quen, chúng tôi đều đã đem tặng họ một món quà nhỏ để gây cảm tình, song chúng tôi vẫn bị họ khăng khăng từ chối mà không chịu bán gì cả... Thật là một sứ mạng bạc bẽo ! Tôi đoan quyết với ông như vậy, bởi chúng tôi cứ phải trực tiếp giao dịch với những người nhà quê và những chủ tiệm mãi mà chẳng có lợi ích gì cả.

        Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm được lỗi thoát vì tất cả mọi ngươi ở đây đầu có lòng quý mến tôi. Vậy bác sĩ chớ nên phiên muộn gì cả. Không bao giờ các ông phải nhịn đói đâu... Nói cho cùng ra thì giá cả về phẩm vật không có nghĩa lý gì đâu... Bây giờ, khó khăn nhất là việc kiếm mua dưa leo và cà tô mát. Hôm qua, tôi đi chợ mua thực phẩm và... bác sĩ hãy coi đây !


        Vừa nói, ông Imachi vừa đưa cho tôi một cuốn sổ nhỏ mà ông có thói quen ghi những món thực phẩm cần thiết với giá đã mua được. Rồi, ông dùng ngón tay trỏ khoản tiền chi tiêu cho tôi coi... Đây là làn đầu tiên tôi thấy cái nạn lạm phát và cuốn sổ ấy đã tố giác cho tôi hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống của đám dân cư trong một đô thị bị tiêu diệt bởi thảm họa chiến tranh. Đúng như lời ông Imachi, tiền bạc không còn giá trị gì nữa. Ở trong những điều kiện này, người ta làm sao mà mua được hàng hóa ?

        Rồi, tôi lại được nghe một tin tức lạ lùng nữa : đó là cuộc « đi tìm kho tàng trong thành phố » do một nhóm người tổ chức với mục đích rủ nhau đi bới tìm những vật đáng giá đang bị chôn vùi dưới những đám nhà cửa đồ nát. Và chắc chắn bây giờ cuộc « tìm kiếm kho tàng » ấy đã trở nên một nghề thực sự rồi. Thoạt tiên, tôi nghĩ rằng phải là những người đã mất hết phẩm cách mới có thể đi làm những việc ấy, nhưng sau nghĩ lại, tôi thấy đó cũng là một việc đáng lưu ý. Bởi vậy, ngay buổi chiều hôm nay, tôi nhất quyết đích thân đến tận những nơi mà người ta đang săn đuổi kho tàng ấy để xem cho thỏa tính tò mò. Đi đến những trại lính về phía Nam bệnh viện, tôi gặp rất nhiều người đang đào bới những đống gạch ngói vụn nát. Họ đã tìm ra được vài món đồ dùng nhà bếp và những dụng cụ lặt vặt đã han rỉ. Tôi cũng bắt chước đào thử và chỉ thấy có mấy chiếc đai ngựa bằng da, nhưng tôi không lấy vì nó không đáng giá bao nhiêu. Rồi, tôi lượm được một chiếc rìu cũ giữa một đống ngói và vác nó đi hết nơi này đến nơi khác cho đến lúc vất bỏ đi vì mỏi tay.

        Đi tới một khu đất, có hàng rào xung quanh, bên trong chứa đầy rác rưởi — hồi trước dùng làm trường tác xạ, — tôi lấy ngón chân bới một đám tro tàn lên và thấy rất nhiều nòng súng cùng những báng súng đã bị cháy xém cả. Gần đó, có từng đống đạn, nhưng thay vì bằng đồng thi nay nó đã biến thành một chất kim khí màu xám xịt vô giá trị... Tiếp tục cuộc tìm kiếm, tôi thấy cả những viên đạn bằng gỗ, vài cái lao bằng tre cùng những cái rìu đủ cỡ lớn nhỏ và những cái cưa dưới đủ các hình thể.

        Đây là tất cả thảm trạng đã xảy ra cho một quốc gia thất trận ! Những viên đạn bằng đồng chảy ra thành một chất kim khí vô danh khó tả..., những viên đạn bằng gỗ.., những cái lao bằng tre ! Người ta đã bắt các binh sĩ xử dụng những món võ khí ấy để làm cái việc có tính cách anh hùng tối hậu là chiến đấu với quân thù. Bây giờ, tôi mới hiểu rõ cái nguyên nhân khiến quân đội đã cho các binh sĩ được nghỉ phép về thăm nhà trong một thời hạn ngắn vào hồi đầu mùa xuân. Người ta đã ra chỉ thị cho họ phải đem về trại tất cả những cái gì có tính chất kim khí mà họ có thể bòn mót được ở quê hương trong thời gian nghỉ phép ấy. Những mảnh kim khí ấy đã được chất đống trong trại để sẽ được biến thành những dụng cụ chiến tranh.... Song, tôi nhận thấy sự tàng trữ ấy quả không có ích lợi gì cả.

        Đến khuya, Bs Tatnagawa từ Okayama về đến nơi và đem về cho tôi một hộp «matcha». Ông đã mua hộp trà này nơi ông Nakamura, một bạn chí thiết của tôi. Nhà của ông Nakamura đã bị hoàn toàn tiêu diệt bởi thần hỏa và nay ông cùng gia đình lại mở một phòng trà tại Higashi-Yama.

        Bs Tamagawa cho tôi biết rằng dân chúng tại Okayama còn điêu linh cực khổ hơn dân chúng tại Hiroshima rất nhiều và ông đã coi bệnh viện này của chúng tôi là một cõi cực lạc. Từ hai hôm nay, ông không được hút một điếu thuốc lá nào. Tôi liền bốc một nắm trong số thuốc tích trữ còn rất dồi dào đưa ra tặng ông. Ông vừa khoan khoái thở ra những làn khói thuốc phì phèo vừa nói với tôi:

        — Những điếu thuốc này hiện đang trở nên loại xa xỉ phẩm không thể tương tượng được !... Hachiya ! Bạn đã thực sự trở sự nên một khách hào hoa rồi đấy.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM