Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:31:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiroshima trong cơn ác mộng  (Đọc 7359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:29:06 pm »


30-8-1945

        Trời nhiều mây và thỉnh thoảng có trận mưa rào.

        Đêm hôm qua, xác của bà Chođo đã được hỏa thiêu. Vì trời chuyền mưa nên tôi phải ra sớm để thu lượm những tro tàn của bà. Theo thông lệ thì người ta đựng tro ấy trong một cái bình, nhưng tôi đã phải đựng trong một cái hộp nhỏ bằng giấy bồi mà tôi đã lượm được trong phòng bào chế. Lựa một mảnh xương sọ, một mảnh xương mặt, một mảnh xương ngực và xương chân tay của bà, tôi kính cẩn xếp vào hộp, viết tên bà trên nắp rồi đặt lên bàn thờ đã được thiết lập tại văn phòng của viên quản lý.

        Sau đó, tôi cố gắng đi kiếm các cái bình theo lời yêu cầu của Bs Tamagawa. Sực nhớ đến rất nhiều bình điện cũ trong các xe hơi được chất đống gân lối đi vào Văn phòng Bộ Giao Thông, tôi liền đến lấy đem về cho ông một chục chiếc. Một khi được gỡ bỏ hết những giây điện và cọ rửa thật kỹ cho hết chất lưu toan, những bình điện ấy đã trở nên những vật chứa đựng rất tốt. Đoạn, tôi lại vào lục soát khắp phòng bào chế đè lượm lặt tất cả những cái chai không đem tặng Bs Tamagawa. Đồng thời, chính ông ta cũng đi lục lọi trong đám nhà đổ và đã tìm thấy được mấy chiếc hỏa lò, tuy vỡ nhưng rất lớn, có thể dùng để đựng nổi những bộ tạng phủ của ba hoặc bổn người bệnh.

        Nhận thấy đã có cơ hội tốt để hỏi Bs Tamagawa về kết quả của những cuộc giải phẫu tử thi hôm qua nên tôi liền yêu cầu ông cho xem những bản ghi chú.

        Sau nhiều phút trầm ngâm suy nghĩ, ông nghiêm nghị trả lời :

        — Tốt hơn là bạn nên kiên tâm chờ đợi cho tôi có thể thí nghiệm thêm năm hay sáu trường hợp nữa đã.

        Và tôi không có lý do nào để thuyết phục được ông nữa.

        Các vết thương trên mặt, trên vai và trên lưng tôi đã lành hẳn rồi, song vết thương ở bắp đùi, mặc dù đã đỡ dần dần, vẫn hằng ngày khiến cho tôi phải nhức nhối khổ sở. Tôi tin chắc rằng nguyên nhân các sự đau nhức ấy là do thời tiết ẩm thấp gây ra. Sáng nay, vết thương ấy lại làm tôi đau đớn kịch liệt khiến tôi lại phải nằm xuống. Tuy nhiên, vì không muốn nghỉ hoạt động nên tôi đã gửi giấy cho Bs Katsubé để hỏi ông xem tôi có thể giúp ông trong việc thử máu hay không ?

        Bs Katsubé sốt sắng chấp nhận sự giúp đã của tôi, Ông liền sai một viên phụ tá đem đến cho tôi một loạt những mảnh kính đã chứa sẵn máu của bệnh nhân và một trong hai cái ống kính hiển vi mà chúng tôi đã có trong bệnh viện, Tôi đã áp dụng phương pháp dễ dàng là ngồi trên giường và nhìn vào ống kính hiển vi, nhưng tôi lại đổi ý kiến ngay, Đã lâu lắm, tôi không xử dụng loại khí cụ này nên chỉ sau mấy phút, tất cả đều nhòa hết trước mắt tôi. Tôi cảm thấy mỗi lúc càng thêm khó khăn trong việc tập trung tư tưởng và nhìn cho rõ hơn trong ống kính. Và tôi đã phải mất ba tiếng đồng hồ để quan sát được ba mảnh kính. Mỗi lần nhìn vào kính hiển vi, tôi phải khó khăn lắm mới nhận rõ được những huyết cầu. Lúc đó, cặp mí mắt tôi rung động khác thường vì mệt mỏi và tôi phải ngó qua cửa sổ để mắt được nghỉ ngơi cho tới khi cặp mí không rung động nữa.

        Tôi không thể nào chú tâm vào công việc được : một tiếng nói, một tiếng động nào hoặc một tiếng còi xe lửa cũng đủ khiến tôi sao lãng hẳn trí nhớ. Trí não tôi không thể nào ghi nổi được những việc đang diễn ra ở xung quanh. Nếu gặp một bệnh nhân nào đi qua, tôi cũng lợi dụng ngay cơ hội để chuyện trò một lúc. Sau đó, tôi hoàn toàn mất hết kiên nhẫn nên đành buông ống kính hiển vi xuống. Thật là một đại bất hạnh cho tôi ! Tôi vẫn nhìn rõ, song khả năng phân biệt không còn được đầy đủ như trước nữa... Tôi đã toan đổ lỗi cho cặp mắt, song chính bộ não cân của tôi không hoạt động trên phương diện tinh thần. Tôi trầm ngâm suy nghĩ rồi bắt đầu lo sợ trường hợp tất cả ngũ quan của tôi cũng đều trở nên suy nhược hết. Khi vụ bom nổ xảy ra, tôi chỉ cảm thấy sự đau đớn do những đường khâu ở các vết thương gây ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:29:44 pm »


        Những khách vào thăm bệnh viện đều than phiền rằng khắp mọi phòng đều xông lên một mùi tanh tưởi không thể chịu được. Điều này khiến tôi vô cùng kinh ngạc vì sao tôi không hề ngửi thấy cái mùi khó chịu ấy ? Cảm quân thầm mỹ của tôi cũng đã trở nên suy đồi vì tôi không hề bực bội trước những sự nhơ bẩn xung quanh, thậm chí cả giống ruồi muỗi ghê tởm đã từng làm cho tôi kinh sợ.

        Vị giác của tôi đã trở lại bình thường, cả đến thính giác cũng vậy vì tôi đã nghe rành mạch được những đều người ta nói.

        Đến xế chiều, tôi gặp ông Mhoguchi với vẻ mặt hăm hầm tức những ý nghĩ lộn xộn trong đầu, tôi vội hỏi :

        — Có chuyện gì thế, anh bạn thân mến của tôi ơi ?

        Ông ngồi xuống với dáng điệu mệt nhọc rồi kể lể:

        — Thật là hổ thẹn khi phải làm việc vái hoàn cảnh này... Nếu chúng ta có thể kiếm được một chiếc xe hơi ! ... Bạn đã dư biết rằng hiện thời, chúng ta buộc lòng phải tiếp nhận những gia đình tỵ nạn của các nhân viên tại phòng Bưu Điện và Tổng văn phòng miền Tây. Chúng ta đã cố gắng lo cung cấp cho họ đủ mọi thứ cần thiết mà không vì một sự vụ lợi nào cả. Họ đã được đối đãi ngang hàng với chính các bệnh nhân của chúng ta.

        Vậy mà nay, mặc dầu sẵn sàng thọ lãnh sự cứu trợ của chúng ta, họ đã tuyệt đối không làm được việc gì để cho sự cứu trợ ấy được dễ dàng tiến triển đôi chút... Bạn có muốn trông thấy bằng cớ hay không? Bạn có trông thấy những chiếc xe hơi đậu ở cửa văn phòng Bộ Giao Thông hay không. Đa số đều là những công xa thuộc các Ty, Sở khác cả đấy... Lại có vài cái xe mướn của tư nhân nữa. Đã có tới trăm lần, tôi yêu cầu họ cho tôi mượn một chiếc công xa để kéo một chiếc xe bò giùm tôi và mỗi lần như vậy, tôi đã phải hứa trả cho họ 10 % so với số tiền trị giá những đồ đạc chuyên chở. Trong khi ấy, chúng ta đã cho họ cơm ăn, nhà ở và cả một phần những vật dụng cần thiết mà không đòi họ một phí khoản nào cả... Nhiều khi, tôi lại phải cho họ cả rượu và bông băng nữa.

        Tôi nói để bạn biết rằng : họ đều là những đồ bần tiện ! Từ lâu rồi, đáng lẽ ông Sera và tôi không làm việc gì liên quan đến họ nữa nếu chúng tôi có thể nhẫn tâm bỏ rơi họ được. Chúng tôi cần mướn một chiếc xe, song những quân khốn kiếp đó đã làm khó dễ bằng cách không chịu cung cấp ét săng theo lời chúng tôi yêu cầu. Trong khi đó, những vật liệu dự trữ của quân đội, được chất đầy tại khắp mọi vừng ngoại ô, đã rêu mốc lên vì mưa gió và được chui dần vào túi những kẻ đầu cơ vô liêm sỉ.


        Nghe ông Mizoguchi than thở, tôi tự nhủ: «Thật là đáng buồn khi thấy những cảnh đối xử đê hèn ấy chồng chất thêm lên cái gánh nặng của một dân tộc đã bị dày xéo bởi cái nhục bại trận ! » Những kẻ tham lam và ích kỷ đã bắt đầu thống trị thành phố này, trong khi mọi người lương thiện chỉ cần một tấm lòng quảng đại mà không hề vụ lợi một chút nào. Mối hy vọng duy nhất của ta là được thấy một nhà cầm quyền thanh liêm xuất hiện giữa cảnh hoang tàn khốn khổ này.

        Tôi nhớ tới một câu ngạn ngữ Trung Hoa với ý nghĩa : «Những con cá lớn không thể trưởng thành được dưới làn nước trong ». Tất cả chúng tôi đều là những con cá nhỏ đã được sống dưới những làn nước trong veo của những triều đại Minh Trị, Đại Chánh và Chiêu Hòa.... Ngày nay, làn nước trên dòng sông lịch sử của chúng tôi đã trở nên vẫn đục, có lẽ một con cá lớn nào đó có thể trưởng thành được không ? Và có lẽ, cùng với thời gian, một bộ mặt mới sẽ được xuất hiện chăng ?

        Những tư tưởng đầy triết lý của tôi không thể  giúp ích chút nào cho ông Mizoguchi có thể giải quyết nổi những vấn đề cấp bách của ông. Nhưng, đối với tôi, đó là một nguồn an ủi, tuy rất nhỏ.

        Sau bữa cơm tối, một luồng không khí vui nhộn bỗng nổi lên giữa các bệnh nhân khi họ hay tin người ta đang đặt những đường giây điện và chỉ trong vài ngày nữa, chúng tôi sẽ được xử dụng đèn điện. Tin mừng này được loan truyền bởi một người đã tình cờ trông thấy hai sợi giây đồng được chăng trên đại lộ Hatchobori dẫn đến bệnh viện. Nhưng sau khi xem xét kỹ, người ta mới biết những giây đó chỉ là một đường điện thoại của quân đội.

        Quá nửa đêm, Bs Tamagawa đánh thức tôi dậy để báo cho tội biết rằng ông đã phát giác được những sự biến cải về sinh lý nằm sâu trong bộ phận của những tử thi mà ông đã giải phẫu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:30:41 pm »

 
31-8-1945

        Buổi sáng nay, hành động đầu tiên của tôi là trèo lên sân thượng, ngoảnh mặt về phương Đông rồi kính cẩn cúi đầu mà thành tâm cầu nguyện cho Thiên Hoàng. Nguyên nhân của tấm lòng tha thiết khẩn cầu đó đã phát sinh bởi một giấc chiêm bao mà đêm hôm trước tôi đã trải qua.

        Giấc chiêm bao cho thấy tôi đang đứng giữa một đám người rất đông tập trung một chỗ để được chiêm ngưỡng Thiên Hoàng trên đường Ngài đi tới tuần dương hạm Missouri của Mỹ Quốc. Ngài Ngự được ông Grew, Đại Sứ Huê Kỳ, hướng dẫn đến văn phòng Sĩ Quân Hải Quân rồi liền sau đó, thủy thủ đoàn sửa soạn nhổ neo. Đoạn, khung cảnh được rời địa điểm : từ vịnh Tokyo, chiếc tuần dương hạm khởi hành đi Hiroshima theo dòng sông Ota đối diện với công viên Asano Sentei. Suốt dọc hai bên bờ sông thoải dốc, hàng ngàn nạn nhân của trái bom nguyên tử đang nằm chồng chất lên nhau. Khi thấy đoàn thủy thủ sửa soạn nhổ neo, tức thì đám nạn nhân đồng thanh kêu gào thảm thiết rồi nhất loạt nhảy bổ xuống sông. Một số người van xin cầu khẩn họ để Thiên Hoàng ở lại nước nhà..., một số khác như điên cuồng bơi về phía chiếc tàu rồi bò nhoài ra giữ chặt lấy những sợi giây để cản trở họ khỏi nhổ neo đi.

        Tới đây thì tôi bàng hoàng thức giấc, toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Trong giấc ngủ say sưa, tiềm thức của tôi đã làm việc một cách hỗn loạn bởi sự kết hợp của những mẩu chuyện mà người ta đã kể cho tôi nghe về những nạn nhân sống sót trong công viên Asano Sentei và những tin tức đau lòng về cuộc đầu hàng của xứ sở. Còn về Đại Sứ Grew thì từ lâu rồi, tôi không hề nghĩ đến ông ta, Nhưng đối với tôi, cũng như đối với toàn thể dân tộc Nhật Bản này, ông là tiêu biểu cho một nhóm người đã từng cùng chúng tôi giao tranh quyết liệt đến tận giờ phút cuối cùng để cố dành lấy phần chiến thắng.

        Bầu trời hôm nay vẫn âm thầm như ngày hôm trước, nhưng nơi bắp đùi của tôi đã khá dễ chịu, có lẽ nhờ sự nghỉ ngơi mà tôi đã được tận hưởng trong ngày hôm qua.

        Sau khi làm việc cầu nguyện nói trên, tôi trở xuống phòng mạch là nơi mà người ta đang săn sóc các bệnh nhân từ bên ngoài đến... Tôi gặp nhiều người bị thương đến xin thử máu.

        Bs Hanaoka và các sinh viên nội trú đang nghiên cứu việc trích máu các bệnh nhân để thí nghiệm.

        Tôi để ý đến một cái lọ, đặt trên bàn, mang tấm giấy nhãn « Để thí nghiệm tiểu huyết cầu» trong đựng một chất lỏng màu xám lợt. Những tiểu huyết cầu này đóng vai trò chủ yếu trong bộ máy phức tạp có nhiệm vụ kiểm soát sự đông đặc của chất máu trong cơ thề người ta. Thường thường thì người ta đếm được 300.000 tiểu huyết cầu trong một ly khối máu. Khi những bộ phận sinh sản huyết cầu bị tác hại bởi chất phóng xạ nguyên tử thì số tiểu huyết cầu bị suy giảm hẳn đi mà phát sinh ra chứng xuất huyết nội tạng.

        Tôi hỏi Bs Hanaoka:

        — Bạn đang đếm những tiểu huyết cầu phải không ?

        — Phải. Nhưng, có rất nhiều miếng kính không có qua một tiểu huyết cầu nào nên việc kiểm soát cũng chẳng đáng kể vào đâu cả.

        — Bs Katsubé nói sao về vụ này ?

        — Ông ấy cũng vấp phải những khó khăn như tôi. Hầu hết những tiểu huyết cầu mà chúng tôi quan sát được chỉ có thể kết hợp thành một con sổ tối thiều không đi đến đâu cả.

        Sự nhận xét đó của Bs Hanaoka khiến tôi hồi tưởng đến một vài hiện tượng phi thường đã phát lộ trong những cuộc giải phẫu tử thi... Thì ra nguyên nhân khiến cho chất máu không thể đông đặc lại được là sự giảm thiểu rất nhiều tiểu huyết cầu trong cơ thể người ta. Tôi liền đem việc đối chiếu những mối hoài nghi của tôi với những luận cứ rành mạch của Bs Tamagawa thuật lại cho ông nghe.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:31:26 pm »


        Ông thốt kêu lên :

        — Bạn nói sao ? Thể ra vấn đề đã được giải thích rõ rệt cả rồi ! Đó là nguyên nhân khiến cho chất máu không thể đông đặc được, dù là để trong bảy tiếng đồng hồ.

        Như một đám mây mờ đột nhiên tan biến trên đầu Bs Tamagawa khiến ông, vốn dĩ hay liến thoắng, bỗng trở nên đăm chiêu từ tốn.

        Người ta nói những lời thuyết minh trên đây của tôi đã đem lại cho ông cái chìa khóa của sự bí ẩn đó. Ông ngừng làm việc để trình bày cho tôi thấy những dấu vết của chứng xuất huyết dưới da đang rải rác khắp cơ thể một người bệnh mà ông vừa khám phá ra và tỏ vẻ đồng ý với tôi là sự giảm thiểu của những tiểu huyết cầu đã là nguyên nhân phát sinh ra bệnh xuất huyết dưới da. Những cuộc giải phẫu trước đó của Bs Katsubé cũng chứng tỏ những sự biến dạng của các bộ phận trong cơ thề như vậy.

        Cô Kobayashi chết từ ngày 26 với những cơn đau đớn trong ruột và chứng khó thở, sau những lần xuất huyết trầm trọng nơi bụng. Bà Chodo chết từ ngày 29 với chứng xuất huyết nơi màng bọc phía trong trái tim ; hiện tượng này của bà đã phát sinh bởi sự xúc động thái quá về thần kinh. Ông Sakai cũng chết trong ngày 29 sau những cơn khó thở trầm trọng. Khi giải phẫu tử thi của ông, người ta đã phát giác hiện tượng xuất huyết rất mãnh liệt ở nơi ngực và bụng, vẫn tiếp theo bởi chửng xuất huyết dưới da. Ông Onomi đã mất hết máu sau khi xuất huyết nơi lỗ mũi và hậu môn. Ông Sakinishi chết từ ngày 30, trong lúc hoàn toàn mê sảng, bởi chứng xuất huyết trong phổi. Mặc dầu thân nhân của ông năn nỉ chúng tôi đừng động chạm tới bộ xương sọ của ông, chúng tôi vẫn phỏng đoán là ông cũng đã bị xuất huyết cả trong óc nữa.

        Tóm lại, trong tất cả mọi trường hợp, chúng tôi đều nhận thấy bệnh xuất huyết là nguyên nhân cái chết của tất cả mọi người vậy. Phạm vi lan truyền và tình hình nghiêm trọng của bệnh này không có mệt liên hệ nào với chửng xuất huyết nội tạng, cũng không giống như ở các bộ phận khác chút nào. Khi một bộ phận nào trong cơ thể bị nhiễm bệnh thì các bộ phận kế cận không hề bị ảnh hưởng.

        Trước kia, chúng tôi đã công nhận rằng sự suy giảm của bạch huyết cầu là tính chất trọng yếu nhất gây nên các chứng bệnh, nhưng ngày nay tính chất đó đã chỉ là một đặc điểm bề ngoài để che dấu cho hiện tượng giảm thiểu của những tiểu huyết cầu vậy. Sở dĩ chúng tôi đã không lưu ý đến số tiểu huyết cầu cũng vì nó khó đếm hơn là những bạch huyết cầu. Bây giờ, chúng tôi mới biết rằng tất cả mọi yếu tố cấu thành chất máu đều đã bị tiêu diệt bởi sự rữa nát của cơ thể : bạch huyết cầu, tiểu huyết cầu và cả đến hồng huyết câu nữa..., bởi khi thí nghiệm, chúng tôi đã phát giác ra nhiều hiện tượng khác thường. Những hiện tượng khác thường này có lẽ do sự mất máu sau những cơn xuất huyết liên tục. Tôi cho rằng bệnh rụng tóc phát sinh bởi sự hỗn loạn trong cơ quan dinh dưỡng những chân tóc và nguyên nhân về bệnh lý gây ra bởi chất phóng xạ nguyên tử đã bắt đầu được hình thành.

        Một tiếng gắt gỏng đột nhiên kéo tôi ra khỏi những phút suy tư. Đó là tiếng cua bà già Saeki. Bà rày rà tôi :

        — Thưa chủ nhân, ông làm sao vậy ? Ông có biết rằng ông đã quên cả bữa ăn trưa và bây giờ là bốn giờ chiều rồi hay không ?... Ông không nên quá lạm dụng sức khỏe như vậy. Người ta không thể sống đời đời bằng thuốc lá được... Thật là một sự điên rồ ! Không còn gì hại cho cơ thể của ông hơn nó được nữa.

        Tôi dịu dàng nói với bà :

        — Baba-San ! Chúng tôi vừa bắt đầu hiểu rõ một vài điểm mà chúng tôi đã không hề lưu ý tới.

        — Có thể thế được ư ? Từ nay, các ông có thể  chữa nổi những chứng bệnh ghê gớm đó ư ?

        Cặp mắt bà sáng hẳn lên vì vui sướng trong khi bà lật đật dọn bữa ăn trưa cho tôi. Khi ăn xong, tôi yêu cầu bà Saeki nấu nước và soạn bộ đồ trà để tôi pha « matcha » đãi tất cả các bạn trong phòng tôi. Hôm nay, họ có vẻ khá hơn một chút rồi. Người ta có thể biết rằng Bs Sasada và ông Shiota đã bình phục. Bệnh tháo dạ của ông Kadoya đã chấm dứt rồi. Bà Susukida và cô Yama cũng có vẻ bớt đau đớn. Vợ tôi không còn sốt rét và tình trạng sức khỏe của nàng đã có vẻ khả quan .

        Đến đêm khuya, Bs Tamagawa đã làm cho chúng tôi cười rất nhiều vì những câu chuyện ông kể. Chúng tôi nghe ông kể chuyện mà không biết mệt vì cái biệt tài kể chuyện của ông quả là phi thường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:32:19 pm »

     
1-9-1945

        Đêm qua, trời mưa lớn tạt nước vào tận giường tôi, song vì ngủ say nên sáng ra thức dậy, tôi mới biết. Kết quả là tôi bị trúng cảm rất khó chịu.

        Khi tôi mở mắt ra thì trời đang mưa rào. Do đó, tôi không thể ra phòng vệ sinh nơi đám nhà đồ được. Sau mệt hồi chờ đợi khá lâu mà trời vẫn chưa ngớt mưa, tôi đành phải mượn một cái dù để ra phòng vệ sinh tại phía sau bệnh viện.

        Từ đã lâu không xử dụng nơi này nên tôi hết sức kinh khủng vì thấy nó nhơ bẩn không thể nào tả được. Người ta gọi đây là những « phòng vệ sinh », nhưng sự thực chỉ là những tấm ván được bắc ngang một cái hố đào sâu xuống đất mà thôi. Cái hầm chứa đã ngập đến một nửa những phân, những mảnh giấy xé từ những quyền sổ kế toán ra, những trang dạy về phương pháp chẩn bệnh của Krũmpel và đầy nước dơ từ các đường mương rút xuống.

        Cảnh tượng nhơ bẩn gớm ghiếc trên đây lại được tô điểm thêm bởi sự hiện diện của một con ếch nhỏ đang ngòi chồm hỗm trên một đống rơm mục. Nó nhìn tôi chòng chọc và vội đưa tay lên lau mặt như tỏ vẻ phản đối khi bị mấy tia nước tiểu của tôi vọt tới. Tình trạng hiểm nghèo này không thể kéo dài hơn được nữa và tôi phải cương quyết tìm biện pháp thích nghi để chấm dứt ngay, nếu không thì chắc chắn chúng tôi sẽ bị khốn đốn vì cái nạn « dịch kiết lỵ » nữa.

        Tôi tự hỏi : sao từ hồi đó tới nay, chúng tôi vẫn không hề lưu tâm tới vấn đề vệ sinh quan trọng  này ?

        Sau bữa ăn trưa, mặc dầu khó chịu vì chứng ho và những cơn đau lưng dai dẳng, tôi qua phòng Hành Chánh để cùng các ông Sera và Kitao nghiên cứu phương pháp thực hiện công tác cải tiến nói trên.

        Tôi nói :

        — Nhất định là phải tẩy sạch hết tất cả những hầm phóng uế đó, nếu không thì chắc chắn toàn thể bệnh viện sẽ bị nhiễm độc hết. Chúng ta đã có quá nhiều sự phiền muộn lo âu rồi, nay không nên mang thêm gánh lo âu kinh khủng vì cái nạn dịch kiết lỵ sẽ rất có thể phát sinh được nữa.

        Sau một tiếng thở dài não nuột, ông Sera than phiền:

        — Thưa Bác sĩ ! Chúng tôi cũng đã rất quan tâm  tới vấn đề này từ lâu và đã yêu cầu Văn Phòng Bộ Giao Thông giải quyết giùm. Họ đã hứa hẹn sẽ cho xây cất những phòng vệ sinh mới nhưng chúng tôi đã trông đợi hoài mà chẳng thấy họ làm gì cả.

        Tôi hỏi :

        — Người ta không thể rắc vôi trên mặt đất và đồ chất « lysol» (thuốc sát trùng) xuống những hầm đó ư?... Chúng ta phải làm với bất cứ phương pháp nào để tẩy uế và ngăn chặn loài ruồi nhặng sinh sản tại nơi đó.

        Ông Kitao đáp :

        — Thưa| Bác sĩ, chúng tôi không mong gì hơn. Nhưng. chúng tôi đã hết « lysol » và không tài nào kiếm thêm được nữa.

        Thực quả tôi biết rằng hai ông đã hết lòng lo lắng về vấn đề này và tôi đã bất nhẫn khi đốc thúc khiến họ càng phải nóng lòng lo lắng thêm nữa.

        Nghe trong mình mỏi mệt, tôi liền kéo một chiếc thùng bằng gỗ và ngồi lên. Đoạn, tôi hỏi :

        — Tình hình tổng quát tại đây ra sao ?
Ông Sera đáp :

        — Không đến nỗi quá bi quan. Cô Takami và cô Yamamoto đã trở lại làm việc như thường rồi; tất cả hai người này đều đã bị thương trong vụ bom nổ... Chắc bác sĩ sẽ hoan hỉ khi biết rằng chúng tôi đã thành công trong việc lùng kiếm được hai cuộn giây điện ? Và chúng tôi hy vọng sẽ có ánh sáng trước buổi tối nay.

        — Như vậy thì đúng là một tin tốt lành rồi! Thật là ngoạn mục khi được thấy lại ánh sáng đèn điện, các ông nhỉ ?

        Chúng tôi nói chuyện phiếm một lúc nữa. Giữa lúc đó, tôi nhận được một bức thư báo tin Bs Tsuzuki, thuộc Phòng Giải Phẫu tại Đại Học Viện Hoàng Gia Tokyo, sẽ tới thăm chúng tôi vào ngày 3-9 để thảo luận những vấn đề liên quan đến những phóng xạ nguyên tử.

        Sáng nay, số nhân viên phục vụ tại đây được tăng cường bởi hai vị bác sĩ từ ngoài đến giúp việc : đó là Bs Nagayuma đang hành nghề tại Hiroshima và Bs Itaoko có phòng mạch ngay tại trung tâm thành phố. Hai ông già 50 tuổi này dã bị phỏng nặng trong vụ bom nổ và mới bắt đầu bình phục. Chúng tôi rất vui mừng khi được họ đến giúp đỡ.

        Đến bữa trưa, tôi không muốn ăn nên trở về giường và uống một tách « matcha ». Hơi nóng và chất đăng đắng thú vị của trà đã khiến tôi tỉnh táo hẳn lên.

        Buổi chiều, một vị đại diện Hội Y Học Osaka đến thăm tôi. Ông tự giới thiệu là Bs Horie. Ông đã kinh hoảng đến cực độ khi được chứng kiến phạm vi tàn phá quá rộng lớn đã gây ra bởi trái bom tại đây và ông nói rằng cảnh tàn phá này đã lớn gấp muôn vạn lần mà người ta đã tương tượng khi đọc những bản báo cáo chánh thức tại Osaka.

        Sau khi bày tỏ những nỗi buồn rầu trước cảnh tang thương này, ông yêu cầu tôi cho biết tại sao chúng tôi đã có thể thành công trước vấn đề  thuốc men hiện đang quá nghiêm trọng này.

        Tôi nói:

        — Trước hết, ông nên biết rằng trong số 190 vị thày thuốc tại đây đã có tới 71 người bị chết hoặc bị ghi trong trường hợp mất tích. Những con số đó đủ khiến ông có thể hiểu được rằng chúng tôi đã ở trong một tình thế khó khăn đến thế nào rồi... Đó là tôi chỉ nói đến những gì mà tôi đã trông thấy trong phạm vi bênh viện này mà thôi. Nếu không có những sự cố gắng đầy can đảm của các cộng sự viên và những nhân viên chỉ bị thương tại Văn Phòng Bộ Giao Thông thì chắc chắn là trong chúng tôi, đã không còn một ngươi nào được sống sót. Chính họ tự tay dìu dắt những bệnh nhân đã tràn ngập như những làn sóng xô đến với chúng tôi... Công việc của họ lại càng trở nên khó khăn nguy hiểm bởi đám hỏa hoạn tàn phá ngay cả bệnh viện và Văn Phòng Bộ Giao Thông nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:33:02 pm »


        Bs Horie hỏi :

        — Những bệnh nhân đang điều trị tại đây đã ra sao khi bom nổ ?

        — Không có một người nào còn ở đây cả, bởi lẽ trước đó một tuần lễ, tôi đã đề phòng mà cho một số người về và di chuyển một số tới một địa điểm khác an toàn hơn.

        — Tại sao ông lại có quyết định ấy ?

        — Tại tội không tin tưởng lắm về sự an ninh của họ tại đây và tôi muốn rằng bệnh viện này phải trống trải khi gặp trường hợp bị tàn phá.

        — Phải chăng đó là một quyết định hiệu nghiệm? Những lý do nào, đã thúc đẩy ông hành động như vậy ?

        — Có lẽ những lý do của tôi đã chẳng có gì là giá trị cả. Tuy nhiên, những sự hoài nghi của tôi đã phát hiện khi tôi thấy Trường Huấn Luyện Quân Sự của các thanh niên tuyển mộ, tọa lạc ngay cạnh Văn Phòng Bộ Giao Thông, đã được rút lui vào rặng núi và khi quân đội bắt đầu di chuyển những vật liệu dự trữ trong các kho tại phía Nam thành phố... Hơn nữa, mỗi lần có còi báo động thì các binh sĩ là những người thứ nhất  chạy tìm nơi trú ẩn và một số nhỏ ở lại trong trại đã không có một biện pháp nào để chuẩn bị đề phòng cả... Trước tình trạng ấy, tôi đã có thể kết luận ra sao, nếu không phải là quân đội đã quyết định tản cư ra khỏi Hiroshima và bỏ rơi nó trong trường hợp quân địch tấn công ?... Lại còn một lý do nữa là mỗi lần những thành phố lớn của chúng ta bị oanh tạc trầm trọng thì báo chí đã loan tin là chúng đã gây nên những sự thiệt hại không đáng kể. Những lời tuyên bố giả dối đó đã khiến tôi phải tự hỏi : rồi đây, thành phố này của chúng tôi sẽ ra sao trong trường hợp nó cũng bị địch tấn công ?... Hơn nữa, bệnh viện của chúng tôi lại đã nằm trong một vị trí rất nguy hiểm vì bị tất cả các căn cứ quân sự bao bọc xung quanh. Trong trường hợp có cuộc tấn công, ngôi bệnh viện này sẽ rất có thể bị ngộ nhận là Tổng Hành Dinh và trở nên mục tiêu chính cho quân địch xung kích. Từ đã lâu, tôi nhận thấy không có một biện pháp để phòng hữu hiệu nào trước những cuộc tấn công bằng không lực của phe địch cả. Tuy nhiên, ông không tin rằng những lý do tôi vừa nêu ra đã đủ chứng minh cho sự quyết định ấy của tôi ư ?... Tôi cũng đã khuyên các bệnh nhân còn đủ sức đi đứng nên rời khỏi thành phố này. Bởi vậy, khi vụ bom nổ xảy ra, bệnh viện đã trống rỗng, ngoại trừ một chi đội phòng vệ dân sự đang đồn trú trên tầng lầu thứ hai.

        Trong khi nghe tôi trình bày, Bs Horie đã nhiều lần gật đâu tỏ vẻ đồng ý. Bỗng, ông ngẩng nhìn tôi như tỏ ý muốn biết đã có gì xảy ra cho chính bản thân tôi hay không ?

        Rồi, ông hỏi :

        — Còn vết thương trên mặt ông ?

        — Tôi đang nằm nghỉ ở trong nhà khi bom nổ. Lúc đó, tôi đang mệt mỏi vì đêm trước tôi gác ở bệnh viện đến bốn giờ sáng. Bây giờ ông không thể  trông thấy ngôi nhà ấy của tôi đâu vì nó đã bị xụp đổ hoàn toàn rồi... Vậy mà khi bom nổ, tôi đã ở trong ấy đấy.... Không những tôi chỉ bị thương ở mặt mà khắp toàn thân nữa.

        Vừa nói, tôi vừa kéo quân áo để ông coi những vết thương khác của tôi và nói thêm ;

        — Vết thương ở bắp đùi này của tôi đã nặng nề hơn cả. Miếng thịt đã rời khỏi xương... còn các vết thương khác là do những miếng kính vụn và những mảng sơn đen gây nên. Sau đó, các mảnh vụn đó đã theo chất máu mủ mà trôi ra hết.

        Bs Horie lầm bầm :

        — Thật là kỳ dị ! Tuyệt đối kỳ dị !

        Rồi ông đưa mắt nhìn những bức tường loang lổ, những khuôn cửa sổ mất kính cũng như những chiếc giường sắt cong queo và đen xì vì bị lửa đốt.

        Ông có vẻ suy nghĩ một lúc rồi nói :

        — Chỉ còn một thứ có thể tồn tại trong tòa nhà nay : đó là những bức tường bằng xi măng cốt sắt. Được vậy, dân chúng mới có thể được bảo đảm hữu hiệu về an ninh được.

        Cuộc đàm thoại với Bs Horie đã gây cho tôi một niềm hoan hỉ vô biên. Đây là một người thông minh, và trầm tĩnh và một thính giả mau hiểu biết. Cuộc thăm viếng của ông đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

        Buổi chiều tôi bắt đầu đi thăm các bệnh nhân. Trong hành lang, đi từ căn phòng của người gác cổng đến phòng chiếu điện tôi gặp một toán nữ y tá đang bận rộn xung quanh đứa con nhỏ của bà Chodo. Họ cho tôi biết nó sắp được gửi tới Viện Dục Anh tại Ugina (vùng ngoại ô Hiroshima, cách trung tâm địa chấn 4.000 thước). Đây là nơi mà đa số quân đội thường đổ bộ  trong những cuộc chiến đấu tại vùng Tây Nam Thái Bình Dương), bởi lẽ bà Fujii, mẹ nuôi của đứa bé, không đủ sữa cho nó bú. Ông Yamazaki buộc một cái thùng nhỏ bằng gỗ phía sau chiếc xe đạp để đặt nó vào mà đem đến Viện Dục Anh. Không thể tự chủ trước trạng huống đau lòng ấy, nước mắt tôi chảy đầm đìa như mưa. Hình ảnh đứa bé thơ ngây, mà cha mẹ đã phải chết trong những cơn đau đớn khôn tả, không ngửng ám ảnh tâm trí tôi. Song, tôi cũng được yên tâm vì biết nó sẽ được trưởng thành trong một nơi đầy những sự yêu thương săn sóc.

        Sau bữa cơm chiều, chúng tôi ngồi nán lại xung quanh bàn ăn và nói chuyện liên miên để giết thì giờ. Câu chuyện chính của chúng tôi chỉ xoay quanh vụ Thiên Hoàng đang bị lưu đày tại đảo Ryou-Kyou đã khiến dư luận không ngớt xôn xao. Rồi, các bạn dần dần cáo lỗi trở về phòng ngủ, để tôi ngồi lại một mình. Không còn ai để chuyện trò nữa, tôi cũng trở về. Nhưng, tôi không tài nào ngủ được bởi chiếc giường hãy còn ẩm vì nước mưa. Hơn nữa, tôi không rời bỏ được sự tưởng nhớ đến đứa con của bà Chodo. Hình ảnh của nó khiến tôi liên tưởng đến hàng ngàn đứa trẻ xấu số khác cũng đã bị trái bom nguyên tử khiến cho trở nên côi cút bơ vơ. Có một bé gái 8 tuổi nay chỉ còn nơi bệnh viện này là nơi trú ngụ vì thân nhân duy nhất là bà nó đã chết tại đây.

        Một bé trai 13 tuồi đã cùng đứa em gái 8 tuổi đến bệnh viện để tìm thân nhân. Chúng đã gặp mẹ và người anh cả của chúng rồi. Nhưng sau đó, hai người này cùng chết, bỏ chúng bơ vơ trên cõi thế gian này. Ông Misoguchi đã nhận nuôi anh em chúng. Những đứa trẻ dễ thương, thông minh và ngoan ngoãn này đã khiến toàn thề bệnh nhân tại đây đều đem lòng thương men ngay. Và chúng cũng giúp đỡ họ được nhiều việc vặt.

        Rồi, tôi lại nghĩ đến mẹ và đứa con trai của tôi. Tôi cảm thấy cô đơn và buồn rầu vô hạn.

        Mãi tới hơn một giờ khuya, tôi mới chợp mắt ngủ được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:33:41 pm »


2-9-1945

        Sáng nay, bệnh viện có vẻ im lặng. Tôi nằm nán trên gường, lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ và thả hồn vào những tiếng ru êm của những giọt mưa tí tách đều đều rơi xuống. .

        Tiếng gọi của bà Saeki đã kéo tôi ra khỏi trạng thái mơ màng ấy :

        — Thưa chủ nhân, có chuyện gì vậy ? Bữa điểm tâm đã sẵn sàng rồi mà ông chưa dậy ư ?

        Tôi ngồi lên ngáp dài và vươn vai rồi miễn cưỡng bước xuống khỏi giường mà theo bà qua phòng ăn. Tôi cố gắng ăn. Mặc dầu không muốn ăn chút nào cả. Tôi liền pha một tách « matcha » là món tôi ưa thích nhất... Cảm thấy tất cả những gì đã ăn vào hãy còn nằm nguyên trong bao tử nên tôi uống một liều thuốc tiêu rồi cất bước nặng nề trở lại phòng ngủ và buông mình xuống một chiếc ghế.

        Tôi bị nghẹt mũi và nặng đầu. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể ngồi yên một chỗ nên quyết định qua thăm văn phòng. Tôi hết sức ngạc nhiên vì thấy nơi đây cũng hoàn toàn im lặng như bên bệnh viện. Tôi liền hỏi nguyên nhân thì mói biết hôm nay là ngày chủ nhật.

        Từ khi biến cố xảy ra đến nay, ngày giờ đã mất hết cả những sắc thái độc đáo của nó rồi ; ngày nọ móc nối ngày kia, không có gì là thay đổi cả. Và đây là lần thứ nhất, tôi được thấy một ngày chủ nhật đúng với cái ý nghĩa đặc biệt của nó.

        Ông Ushio, Chủ Sự Phòng Hành Chánh, đang ngồi một mình trong phòng ngủ. Gần một tháng nay, ông đã có vẻ tiều tụy với vẻ mặt hung tợn. Khung cảnh xung quanh ông cũng tiều tụy không kém. Trước ngày bom nổ, đây là một căn phòng lộng lẫy tươi vui và đầy không khí thân mật. Bây giờ, các bức tường rạn nứt và phủ đây mồ hóng chẳng khác chi cái bếp trong một căn nhà «ổ chuột». Cố gắng che dấu những tư tưởng đen tối sau chiếc mặt nạ vui tươi, tôi ngỏ lời chúc mừng ông Ushio bởi thấy tình trạng sức khỏe của ông đã có vẻ khả quan rồi. Tôi cũng tỏ ý vui mừng vì căn phòng này của ông đã không bị tàn phá như đa số những phòng khác.

        Ông nói:

        — Tôi là một trong những kẻ được ban đặc ân ấy... ít nhất, tôi cũng được hưởng một cái giường với nệm khô ráo. Được đặt theo mé tường đối diện với cửa sổ, nó không bao giờ bị ướt át bởi nước mưa tạt vào cả.... Tại sao bác sĩ không qua đây ở chung với tôi? Ông sẽ được dễ chịu hơn ở bên bệnh viện và đem đến cho tôi rất nhiều niềm vui vẻ nữa.

        Tôi cảm ơn ông và hứa sẽ chấp thuận đề nghị  của ông nếu trời vẫn cứ tiếp tục mưa như từ mấy hôm nay. Sau một hồi trò chuyện khá lâu, tôi trở về bệnh viện.

        Trên đường về, tôi gặp một bé trai đang cãi nhau với một bé gái mà nguyên nhân là em này đã làm rớt khẩu súng tự động của anh nó xuống vũng bùn.

        Bẻ trai tức giận gào lên:

        — Ngu ! Đồ ngu ! Mày phải lượm khẩu súng trả tao đi.

        Tôi can thiệp:

        — Các em không nên cãi nhau như vậy chứ.

        Bé trai ngước mắt nhìn tôi rồi gãi đâu và cất tiếng phân bua như để chứng minh cho thái độ hung hăng của mình :

        — Tại nó làm rơi khẩu súng của cháu mà.

        Rồi, nó biến vào sau góc tường và bé gái cũng lững thững theo sau. Một lúc, nó trở ra cúi lượm khẩu súng lên chĩa về phía em nó mà làm bộ nhắm bắn. Thấy em có vẻ sợ hãi, nó vẫn tiếp tục làm bộ nhắm bắn khiến con bé la hoảng lên và chạy trốn.

        Tôi gặp Bs Tamagawa đang đọc những bản ghi chú trong phòng ăn. Ngang nhìn tôi qua cặp mắt kính, ông nói:

        — Ngày mai đây sẽ là sinh nhật của tôi và cũng là ngày có cuộc thuyết trình của Bs Tsuzuki đấy, bạn ạ.

        Và không nói thêm một lời nào nữa, ông lại tiếp tục cắm cúi làm việc, coi như hai lời tuyên bố quan trọng vừa qua đủ khiến tôi hiểu rõ ý muốn của ông rồi. Không muốn quấy rầy ông, tôi chẳng biết làm gì hơn là quay vê phòng ngủ và thấy Bs Sasada cùng ông Shiota đang nói chuyện vui vẻ về vấn đề thời tiết. Ông Mizoguchi đã kiếm dùm Bs Sasada một chỗ trọ tại Seno nên ông này quyết định sẽ ra đi sau khi cơn mưa chấm dứt.

        Ông Shiota cũng đang chuẩn bị khởi hành khiến tôi cũng nôn nao muốn ra đi nốt. Nhưng, địa vị của tôi là ở nơi đây nên tôi đành nghĩ đến chuyện khác vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:34:43 pm »


3-9-1945

        Sương mù dai dẳng mãi. Trời vẫn mưa hoài khiến cho ngôi bệnh viện như bị khâm liệm trong bầu không khí buồn rầu ảm đạm.

        Những trận mưa rào liên miên không ngớt đã làm cho tất cả mọi nơi đều trở nên ẩm ướt khó chịu. Chúng tôi bị buốt lạnh thấu xương. Những giọt nước mưa lấp lánh trên tường... Quần áo và giường nệm của chúng tôi xông lên hơi ẩm mốc. Tất cả đều tỏa ra một mùi hăng nồng khó thở.

        Hôm qua, các ông Imachi và Yamazaki đã cất được một phòng tắm dành riêng cho nhân viên của bệnh viện ngay kể bên nhà bếp. Căn phòng tắm này đã được cất bằng những hòn gạch vỡ, những mảnh kẽm vụn và một cái ống cũ bằng sắt nên trông không có vẻ hấp dẫn chút nào cả. Nhưng, nếu chúng tôi có thể gom góp được một số củi khô để nấu nước tắm thì cuộc sinh hoạt của chúng tôi sẽ được thêm một chút tiện nghi khiến tinh thăn chúng tôi được thêm phấn khỏi.
Ở ngoài phòng vệ sinh tại đám nhà đổ trở về, tôi đứng một lát dưới mái hiên và đưa mắt ngắm nhìn khoảnh đất tràn ngập nước mưa. Tôi bỗng trông thấy một con chó gầy còm trơ xương đang lê bước từ phía Văn Phòng Bộ Giao Thông ra tới hàng rào bệnh viện. Miệng nó ngậm một miếng gì và khi tới gần, tôi mới nhận ra đó là một miếng củ cải mà có lẽ nó vừa bới tìm được trong mệt đống rác gần nhà bếp. Tôi nghĩ đây là một cảnh đáng buồn khi thấy một con chó, vốn là giống ăn thịt, phải lạc loài kiếm sống bằng những loại rau có thừa thãi như vậy. Con chó ấy đã trụi gần hết lông mà tôi đoán chắc nó cũng bị đau đớn bởi chất phóng xạ nguyên tử.

        Mặc dầu chưa đến bữa điểm tâm, tôi cũng vào phòng ăn để quấy rầy bà già Saeki đang sửa soạn món ăn cho chúng tôi.

        Tôi nói ;

        — Baba-San ! Tất cả đồ đạc của bà đều bị đổ vỡ hay cháy hết rồi... Bà làm thế nào mà cắt thái được bằng con dao thổ tả này vậy ?

        Bà mỉm cười đáp

        — Nhưng, nó là con dao đồ tể đấy, bác sĩ ạ. Cái cán của nó đã bị cháy nên ông không nhận ra được. Song, dù sao thì nó cũng là một con dao đồ tể và tôi cam đoan rằng nó vẫn còn rất tốt.

        Tôi ngắm nghía chiếc lò than do bà tự tay chế tạo bằng một cái thùng tôn cũ với một lỗ 
khoét dưới đáy và xung quanh được đắp bằng đất thó. Rồi, tôi ngỏ lời thán phục bà với giọng thực tình kính cẩn :

        — Quả là bà đã biết cách vượt qua được mọi nỗi khó khăn trong hoàn cảnh này !

        Bà tỏ vẻ hài lòng và khiêm tốn đáp :

        — Ồ, thế ư ? Những đồ làm bếp thông thường này thì có gì là khó khăn đâu... Chỉ cần kiếm cho ra một cái thùng cũ, một chút đất thó rồi khoét một cái lỗ dưới đáy thùng và đắp đất xung quanh thùng là xong chứ gì. Khi nào ông cất nhà, tôi sẽ làm để tặng ông một cái lò giống thế này. Tôi cam đoan với ông rằng không bao giờ nó bị nứt vỡ và Yaeko-San sẽ rất hài lòng khi xử dụng nó.

        Sự vui tính và giọng yêu đời của bà Saeki đã có hiệu lực như một liều thuốc bổ. Người ta không thể buồn rầu đau khổ trước sự hiện diện của bà được.

        Vì chiều nay, Giáo Sư Tsuzuki sẽ thuyết trình về những chứng bệnh phát sinh bởi chất phóng xạ nguyên tử nên sau bữa điểm tâm, tôi đã chạy khắp mọi phòng và dành một phần lớn thì giờ để tham khảo các hồ sơ, chất vấn các người bệnh và đối chiếu lại những bản ghi chú của tôi hầu khỏi thiếu những tài liệu cần thiết, một khi được người ta yêu cầu tôi giải thích những lời thuyết trình của ông.

        Có mấy người bệnh mới được vào đây. Họ đều mắc chứng xuất huyết dưới da, nhưng không giống những người bệnh khác, họ đoan quyết là từ sau ngày bom nổ, họ vẫn khỏe mạnh như thường và chỉ có từ ba hay bốn hôm nay, họ mới cảm thấy khó chịu. Đa số trong bọn đã bắt đầu bị rụng tóc.

        Sau bữa cơm trưa, tôi hướng dẫn các vị bác sĩ và các sinh viên nội trú đi bộ đến thăm cảnh hoang tàn của nhà ngân hàng Geibi tại Yamaguchi là nơi mà Giáo Sư Tsuzuki sẽ mở cuộc thuyết trình.

        Từ đã lâu không rời khỏi bệnh viện nên hôm nay, tôi đã vô cùng xúc động khi trông thấy những căn lều mới rải rác mọc lên trên nền những ngôi nhà đổ nát. Một căn lều được dựng trên đống gạch ngói vụn tại nền nhà của hãng Kyobashi-Dori, gồm có bốn cái cột nhỏ bằng gỗ nối liền bởi những mảnh kim khí hợp lại thành một cái mái và bốn bức vách.

        Một lúc sau, chúng tôi đã đứng trước cảnh điêu tàn vì khói lửa của ngân hàng Geibi, ngó qua con đường xe điện đến Inari-Bashi. Cuộc thuyết trinh sẽ được diễn ra trong một căn phòng trên tầng lầu thứ nhì của ngân hàng này. Qua khung cửa sổ, người ta có thể phóng tầm mắt nhìn ra đến tận cuối vịnh Hiroshima. Trời hôm nay quang đãng nên người ta có thể nhìn thấy đảo Ninoshima rõ ràng như ở ngay trước mắt mình vậy. Ở phương Nam, là những khu xóm Ugina và Eba mà hôm nay tôi trông cũng như có vẻ gần hơn một cách khác thường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:35:04 pm »


        Một lần nữa, tôi lại xúc động vì cảm thấy Hiroshima nay như bé nhỏ hẳn lại với những nhà cửa và những lâu đài hoang tàn ảm đạm. Nó có vẻ như một làng ngư phủ hơn là một đô thị oai hùng nằm dài trên đôi bên bờ cái vịnh đã mang tên nó.

        Tôi ngạc nhiên khi thấy số người, đến dự thính quá thưa thớt. Có lẽ trời mưa đã ngăn trở rất nhiều người khiến họ không đến được. Nhưng còn một lý do nữa đã khiến số người dự thính này càng trở nên hiếm hoi: đó là bởi y sĩ đoàn của bệnh viện Hiroshima đã bị tiêu diệt bớt nhiều. Những người sống sót không đủ khiến căn phòng này đầy hơn được.

        Các bạn tôi đã lần lượt kéo đến từng toán hai hoặc ba người. Chúng tôi chúc mừng nhau hãy còn sống sót qua những cơn tai biến.

        Bs Kitajima vào cùng một lượt với Giáo Sư Tsuzuki. Họ được tháp tùng bởi Bs Miyaka, một số y sĩ chuyên môn về cơ thể bệnh lý học và một số y sĩ khác mà tôi không biết tên.

        Bs Matsao Tsuzuki là giáo sư chuyên khoa về giải phẫu tại Đại Học Viện Hoàng Gia Tokyo và đã từng tham gia chiến cuộc trong ngành Hải Quân với cấp bậc Đề Đốc. Khoảng năm 1925, khi còn là sinh viên tại Y Khoa Đại Học Đương Pennsylvania ông đã nghiên cứu về « tác dụng của phóng xạ tuyến đối với loài thỏ » và trình bày sự phát minh của mình trước cuộc Hội Nghị thứ 27 của American Roentgen Ray Society vào tháng 5 năm 1926.

        Sau vụ bom nổ thảm khốc tại đây, không chắc có nhà bác học nào đủ tài năng và tư cách hơn Bs Tsuzuki để luận giải vấn đề này.

        Sau mấy câu nhập đề ngắn ngủi. Bs Tsuzuki ung dung bước lên diễn đàn. Sự xuất hiện của ông đã khiến chúng tôi vô cùng cảm kích : mọt bóng người mảnh dẻ và thẳng thắn, vận bộ y phục may cắt rất khéo bằng vải kaki, ống chân quấn xà cạp bằng da, nổi bật lên bức tường đen xì vì khói lửa.

        Thật là một khung cảnh rất thích hợp cho một cuộc thuyết trình về hiểm họa của bom nguyên tử !

        Ông diễn tả bằng một giọng thật rõ ràng với những câu thật giản dị và khúc chiết gạt bò hết những danh từ văn chương hoa mỹ. Ông bắt đầu nói về sự tai hại của những đám hỏa hoạn, những vết phỏng do sức lửa nóng và những vết phỏng do phóng xạ tuyến gây nên. Trong phần kết thúc, ông bàn tới năng lực hấp thụ của chất phóng xạ.

        Khi Bs Tsuzuki dứt lời, đến phiên Bs Miyaka bước lên diễn đàn. Ông trình bày cho chúng tôi rõ về những khám phá của ông trong những cuộc giải phẫu thi hài những người đã tử nạn vì những chứng bệnh gây ra bởi chất phóng xạ. Những lời trình bày của ông đã rất phù hợp — gần như từng câu từng chữ — với sự quan sát của chúng tôi tại bệnh viện và tôi phải thú thật rằng: tôi đã cảm thấy hơi nhục nhã khi thấy Bs Miyaka đã là người thứ nhất thành công trong việc đem những điều quan sát ấy phát giác trước quần chúng.

        Tuy nhiên, khi nghe ông nhắc đến những nỗi khó khăn mà ông đã phải cố gắng vượt qua để có thể đi đến những kết luận hôm nay, tôi lại thấy có thể sẵn sàng để đến gần ông trong mọi hoạt động vì chính chúng tôi cũng đã vượt qua được những bước khó khăn ấy. Tôi đặc biệt lưu ý đến đoạn ông trình bày liên quan đến sự biến chất của các loại máu, phát sinh bởi phóng xạ nguyên tử, vì có nhiều hiện tượng khiến tôi còn đang thắc mắc.

        Kết cuộc, tôi rất hoan nghênh hai cuộc thuyết trình này và rất sung sướng vì thấy sự quan sát của chúng tôi được thêm tăng cường bởi những vị bác sĩ khác.

        Trên đường trở về bệnh viện, tôi tự nhủ cần phải cấp tốc làm việc tóm lược những sự khám phá của chúng tôi để một ngày gần đây, cũng sẽ đem trình bày trước công chúng.

        Bs Tamagawa xúc tiến thật mau chóng công việc nghiên cứu về bệnh lý và tôi quả quyết giúp ông với bất cứ phương pháp nào để làm nòng cốt cho cuộc khảo sát của ông.

        Khi trở về phòng riêng, tôi liền tập trung tất cả các bản ghi chú để xếp đặt lại cho có thứ tự. Nhưng, tôi càng cố gắng bao nhiêu thì lại càng thấy khó khăn bấy nhiêu nên tôi ngã lòng nản chí mà đành phải bỏ ngang công việc ấy. Những bản ghi chú của tôi đã quá lộn xộn và quá rời rạc chỉ có thể đắc đụng cho việc lập bản phân tích thống kê hơn là để nghiên cứu hầu đúc thành một bản tổng kết có giá trị.

        Sau bữa cơm tối, tôi kể lại với Bs Sasađa và ông Shiota những điều mà tôi đã được nghe trong buổi chiều.

        Bs Sasada nóng ruột với ý muốn rời khỏi bịnh viện nên lầm bầm nguyền rủa trận mưa dai dẳng đã cản trở cuộc ra đi của mình.

        Tôi chọc ghẹo ông :

        — Lần sau ra đi, bạn nên cẩn thận để khỏi rơi vào tay bọn quân cảnh đấy nhé !

        Tình trạng sức khỏe của vợ tôi hôm nay đã có vẻ khả quan rồi và tôi đã sung sướng khi bắt gặp nàng đang đùa rỡn với mấy người bệnh khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 08:50:26 pm »

 
4-9-1945

        Mưa liên miên không ngớt. Mây xám phủ đầy trời.

        Tôi mất gần trọn buổi sáng nay để xếp đặt những giấy tờ và cố gắng thâu thập những luận cứ cần thiết về thống kê hầu soạn thảo một bản phúc trình về những phát minh của tôi. Tôi tin chắc rằng những sự quan sát của chúng tôi sẽ có thể  lập thành một bản tổng kết hoàn toàn hơn tất cả bất cứ bản tồng kết nào.

        Các nhân viên điều tra từ khắp nơi đến chỉ cần tiếp xúc rất ít với chúng tôi mà cũng có thể đạt đến mức hiểu biết tường tận không khác chi những người đã sống ngay tại Hiroshima từ ngày mới xảy ra biến cố.

        Nhưng, dù sao thì tôi cũng vẫn chưa bắt đầu được việc soạn thảo ấy bởi lẽ càng nóng ruột muốn hoàn thành công việc sớm bao nhiêu thì tôi lại càng như xao lãng ngay với chính công việc ấy bấy nhiêu.

        Tôi đành ngồi uổng trà và hút thuốc vậy.

        Sau bữa ăn trưa, tôi trở về văn phòng, lại cắm cúi trên đống giấy tờ cho đến khi ông Hashimoto thình lình đến thăm. Từ ngày bom nổ, ông đã tình nguyện đến giúp việc chúng tôi. Chính ông là người đầu tiên đã săn sóc tôi khi người ta dắt tôi về bệnh viện và sau này, ông lại đã giúp Bs Katsubẻ khâu các vết thương của tôi nữa.

        Khi bom phát nổ, ông Hashimoto đang ngồi trong một toa xe điện vừa rời khỏi Itsukaichi (một làng nằm trên đường đi Miyajima, cách Hiroshima 7 cây số về phía Tây Nam) đi về phía Hiroshima. Khi bom nổ thì luồng điện trong thành phố bị cắt ngay nên ông phải đi bộ tới Koi rồi từ đó, ông lại đi theo đường xe lửa mà đến Hiroshima. Ông tới bệnh viện này đúng lúc toàn thể thành phố đã thành một biển lửa. Nhiệm vụ đầu tiên mà ông được giao phó là phụ lực với Bs Katsubé và một toán nữ y tá để dọn dẹp phòng giải phẫu. Nhiệm vụ thứ nhì của ông là đi gom góp tất cả củi về lo nấu nước để sát trùng các dụng cụ y khoa.

        Sau những câu chào hỏi xã giao, tôi thành khẩn nói với ông :

        — Tôi mang ơn ông rất nhiều. Nếu không có sự tận tâm giúp đỡ của ông thì đã có rất nhiều người trong bọn chúng tôi không còn được sống sót đến ngày nay.

        Ông nghe tôi nói với một thái độ hết sức khiêm tốn. Ông cũng nhận rằng trong khi ngộ nạn, không một ai dám tin tưởng rằng tôi thoát chết và nhờ sự tận tâm cứu chữa của các vị bác sĩ và các cô y tá nên tôi mới còn đến bây giờ..

        Tôi hỏi ông :

        — Xin ông cho tôi biết khi trái bom rơi xuống thì ông đã trông thấy những gì ? và ông có bị thương tích gì không ?

        Sau một hồi suy nghĩ, ông đáp :

        — Quả là một cuộc thực nghiệm thảm khốc !Chuyến xe điện vừa rơi khỏi trạm Itsukaichi và đi gần tới phòng Giải Phẫu của Bs Miyaka thì tôi chợt nghe một tiếng bùng nổ dữ dội. Cũng trong giây phút đó, xe điện đứng sững hẳn lại và tất cả mọi ngươi đầu lật đật nhảy xuống khỏi xe và chạy ve phía nhà ga. Cảm thấy cơn nguy biến đã xảy ra tại phía đó nên tôi liền theo đường cái mà chạy ngược chiều trở lại. Ngay lúc đó, tôi thấy một đám mây khổng lồ đột ngột nổi lên từ phía chân trời trên thành phố Hiroshima. Đám mây giống hình một cây nấm và hai bên lại có những đám mây nhỏ xòe ra trông chẳng khác chi một tấm bình phong mạ vàng. Chưa bao giờ tôi được trông thấy một khung cảnh, rực rỡ huy hoàng như vậy.

        — Ông đến Hiroshima từ bao giờ ?

        — Vào khoảng 10 giờ sáng hôm đó thì tôi đến Koi và xế trưa thì đến Yokogawa. Lúc đó thì tất cả đều đã hoàn toàn bị tiêu diệt bởi thần hỏa, ngoại trừ nhà ga Yokogawa. Rồi, những giọt mưa lớn bắt đầu rơi xuống và tôi nhớ rằng tôi đi về phía sau nhà ga, trú ẩn dưới mái hiên một căn nhà còn nguyên vẹn. Tôi gặp một bà già vừa đi lang thang mà luôn miệng kêu gào : « Kimi-San ! Kimi- San ! Tại sao con không trở về với mẹ?». Chắc bà có một người con gái làm việc trong toán công nhân hỏa xa tại đây.

        Khi tới cây cầu sắt tại Misasa, tôi thấy đã có vài cái đà ngang bằng gỗ bị cháy rồi. Và tại đó, tôi đã thấy người tử nạn thứ nhất nằm trước một cái chòi gác. Rồi từ đó trở đi, có rất nhiều người chết nằm chồng chất lên nhau trong những cái hầm chứa nước. Giữa những xác chết ấy, tôi thấy có một vài ngươi còn hấp hối đang cựa quậy một cách tuyệt vọng để kiếm chút khí trời... Thật là một cảnh xé lòng !

        Ông để tôi nghĩ đã... À, tôi nhớ lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều thì tôi đi tới Văn Phòng Bộ Giao Thông. Lúc đó, đôi giày của tôi hoàn toàn bị cháy bởi chất nhựa sôi bỏng trên đường... Vậy mà về sau, khi ngươi ta phân phát những giày nhà binh, tôi hỏi xin một đôi thì đã bị từ chối đấy, ông ạ.

        Tôi nói đến đâu rồi nhỉ?... ừ phải ! Khi bom nổ — tôi không biết đích xác là một hay hai trái —  thì tôi thấy có hai cái dù không quân rơi xuống. Lúc đó có một toán từ 20 đến 30 người lính đứng kế bên tôi cũng trông thấy hai cái dù ấy. Nhưng, họ đã vỗ tay kịch liệt vì tưởng đó là một chiếc phi cơ B. 29 của địch đã bị hạ nên những phi công đã nhảy dù xuống để thoát thân.


        — Những người lính ấy cùng đi một chuyến xe điện với ông phải không ?

        Giơ tay phác họa một hình bán nguyệt, ông đáp :

        — Phải. Ôi chao, đám mây đẹp quá chừng ! Không bao giờ tôi có thể quên được, ông ạ. Đám mây không đỏ, cũng không vàng... vẻ đẹp của nó quyết không có bút nào tả xiết được.

        — Chu vi của nó bị cắt đứt từng quãng rõ rệt phải không ?

        — Đúng. Rõ rệt như một giới tuyến giữa nền trời xanh biếc và nó vậy.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM