Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:39:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiroshima trong cơn ác mộng  (Đọc 7269 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 05:04:01 pm »


25-8-1945

        Tôi thức đậy và đi ra phòng vệ sinh. Khi trở về, tôi ngừng bước tại nơi hỏa thiêu xác ông Sakai và bà Hamada. Theo thường lệ thì những mảnh xương sọ và xương hông không bao giờ hoàn toàn cháy hết được, song lần này thì người ta làm việc kỹ càng hơn nên chỉ còn lại có những đám tro trắng xóa mà thôi. Đó cũng là nhờ có những cái cưa và những cái rìu của khu Công Binh vừa tặng nên họ đã không phải tiết kiệm củi nữa.

        Những ruồi nhặng đã trở nên một tai nạn khủng khiếp thực sự rồi. Chúng đậu chồng chất lên nhau xung quanh các lối ra vào bệnh viện. Mỗi bước chân di chuyền của chúng tôi lại làm chúng bay lên như những đám mây với những tiếng kêu vo vo rùng rợn. Những tiếng cánh chúng chạm vào nhau khiến chúng tôi chói cả tai. Có nhiều chỗ chúng tập trung lại đông đảo như những trái núi đen xì. Tôi lấy chiếc gậy chọc vào một đám ruồi ở dưới đất, tức thì chúng vụt bay lên và để ỉộ ra một bộ xương cá. Tôi lấy đău gậy lật bộ xương cá ấy lên thì thấy lúc nhúc một đổng đòi bọ trắng xóa. Tới khi chiếc gậy được nhắc ra thì bộ xương liền bị che khuất ngay bởi đám ruồi lúc nãy.

        Với thời tiết nóng nực từ mấy ngày hôm nay, loài ruồi đã sinh nở mau chóng quá sức tưởng tượng khắp cả trong lẫn ngoài bệnh viện, trên những đổng rác rưởi, những vật sình thổi v. v... khiến chúng tôi phải hoa mắt chóng mặt vì ghê sợ. Vậy mà chúng tôi không thể có biện pháp nào để đối phó với chúng được ... Chúng đã sinh hóa thành hàng triệu triệu con để gieo rắc sự kinh khủng cho khắp mọi phòng ở tầng dưới bệnh viện.

        Trên từng lầu thì tương đối khá hơn một chút... Nhưng, không phải chỉ có vậy mà thôi đâu vì tai nạn muỗi cũng không kém phần kinh khủng. Trong bữa điểm tâm, tôi đề cập đến những tai nạn này với hy vọng ai có biện pháp nào để diệt trừ loài ruồi muỗi hay không ?

        Bà Saeki liền hất cái đầu lên và nói bằng giọng cam chịu :

        — Bởi đó là những con « ruồi người » nên chúng ta không thể làm gì được đâu ! Ớ dưới kia, chúng bám đầy cả trong bếp, hễ người ta vừa mở miệng ra thì chúng liền bay tuổt ngay vào... khiểp quá 1

        Chúng tôi đã có lúc nghĩ tới cách tưới ét săng vào những nơi chúng sinh sản, nhưng đành phải bỏ ngay ý định ấy vì hiện thời, chất ét săng ở đây đã tro' nên quý hơn cả chất máu. Vả chăng, đã có đến hàng triệu ruồi muỗi đang sinh sôi nảy nở khắp từ đâu tới cuối thành phố thì việc diệt trừ chúng ở một nơi này cũng không có nghĩa lý gi cả.

        Hôm nay, chúng tôi lại nhận được một xe những vật dụng của quân đội gởi tặng. Nhưng ngoại trừ hai cái nồi khổng lồ, một cái lò lớn bằng gang và vài cái bàn giấy đã hư, số còn lại không đắc dụng cho chúng tôi bằng số mà chúng tôi đã nhận được từ hôm qua... Số tặng phẩm hôm nay gồm có rất nhiều thùng đựng những lá cờ hiệu cỡ nhỏ màu trắng và đó cùng những chiếc phao bơm hơi bằng vải kaki màu vàng. Cũng may cho chúng tôi là có vài thùng nhỏ chứa những món hữu ích hơn, trong đó có cả những chiếc đèn bỏ túi đựng trong bao bằng da. Tất cả những người vào hoặc ra khỏi bệnh viện đều lấy những lá cờ hiệu nói trên. Những chiếc phao bơm hơi được dùng làm gối. Các trẻ con rất thích những lá cờ nên đua nhau chạy suốt các dãy hành lang, tay phất cờ và miệng reo hò răm rĩ.. . Đây là lăn thứ nhất, từ ngày bom nổ, tôi mới được nghe những tiếng cười đùa vui vẻ như vậy.

        Tôi đứng bên cửa sổ nhìn những người đang hăng hái chiếm đoạt những tặng phẩm của chúng tôi và thấy họ đã lấy trộm bằng đủ mọi cách : người này đưa mắt lấm lét nhìn ngược nhìn xuôi khắp mọi phía rồi cúi xuống chộp lấy một món đồ ; người kia lật đật vớ lấy một món rồi vội vàng tìm đường tầu thoát... Những hành động gian phi khác nhau ấy đã cho tôi thấy rõ tính nết của từng người. Tuy nhiên, cũng có những người biết tự trọng nên đã lẽ phép hỏi xin nhân viên của chúng tôi rồi mới dám lấy.

        Trong cuộc thăm viếng sáng nay, tôi lưu ý thấy toàn thể bệnh nhân tại đây đã mắc cả chứng rụng tóc lẫn bệnh xuất huyết dưới da rồi. Có nhiều người lo lắng hỏi tôi rằng tóc họ sẽ có thể mọc lại được hay không ? Chính tôi cũng không thể  biết trước được điều đó, nhưng tôi vẫn phải đoan quyết là tóc sẽ mọc lại được để trấn an họ. Tôi tự biết rằng đã lạm dụng lòng tin của họ khi tuyên bố như vậy, nhưng tôi nghĩ rằng họ sẽ tha thứ cho tôi vì mục đích và lương tâm chức vụ của tôi là muốn cho họ được yên lòng trong khi dưỡng bệnh.

        Hiện thời, có vài người đã bị lở loét trong miệng và đường cong nhiệt độ của họ đã lên cao dần.

        Tình trạng của cô Kobayashi đã suy giảm trông thấy rồi. Cô vẫn đau đớn và bụng cô căng phồng như trái banh. Miệng và cuống họng cô sưng nhiều nên không thể nuốt được gì nữa. Cô sốt tới 38 độ 9 và yêu cầu chấm dứt cuộc sống của mình đi.

        Ông Onomi và cô Kobayashi đều mắc chứng lợm giọng và ăn mất ngon ngay từ ngày bom nổ. Sau đó, họ lại mắc chứng tả lỵ và nôn mửa. Từ bốn năm hôm nay, họ lại mắc thêm bệnh rụng tóc và xuất huyết dưới da nữa. Như đã nói trên, chứng bệnh cuối cùng của họ là lờ loét trong miệng. Nhưng nhiễu chứng trên phối hợp lại, kèm theo sự suy giảm bạch huyết cầu của họ đã có thể làm căn bản cho sự suy nghiệm của chúng tôi.

        Hôm nay, Bs Sasada đã khá nhiều khiến chúng tôi có thể để ông sớm rời bệnh viện được. Tình trạng của cô Yama và bà Susukida vẫn không có gì thay đồi.

        Ông Kadoya, chủ sự phòng Xã-Hội Bộ Giao Thông, vừa được đưa vào bệnh viện với bệnh tả lỵ. Ông đã được nằm điều trị bên phòng phụ thuộc từ mấy ngày sau vụ bom nổ. Vợ tôi ra nằm ngoài hành lang để nhường giường của nàng cho ông. Ông đau bụng kịch liệt, nhưng tôi nghĩ rằng ông sẽ chóng bình phục bởi lẽ khi bom nổ, ông đã không có mặt tại Hiroshima.

        Sau bữa cơm tôi, câu chuyện xoay quanh những hậu quả của vụ bom nổ. Đa số bệnh nhân đều tin chắc rằng trái bom đã phát sinh ra một thứ hơi độc khiển ai hít phải đều không thể thoát chết được. Một vài người xác nhận rằng những người nào tới Hiroshima sau lúc bom nổ đều đã mắc phải những triệu chửng đúng y như những người ở ngay tại chỗ. Có người kể trường hợp một người đàn ông, cư ngụ tại Gion, đến Hiroshima sau ngày bom nổ và sau đó mấy ngày, anh ta đã chết.

        Có tin đồn rằng một số người đang ở trong những ngôi nhà bằng xi măng gần nơi bom nổ đã không bị phỏng, nhưng sau đó họ cũng chết vì làm việc ngay nơi đám nhà bị tàn phá. .

        Sáu ngày đã trôi qua kề từ cuộc thử máu lần thứ nhất và mai đây, chúng tôi sẽ thử lại lần nữa. Tôi quyết định sẽ cho treo trong mỗi phòng bệnh một tấm bảng ghi rõ rệt kết quả của cuộc kiểm điểm bạch huyết cầu, đối chiếu những triệu chứng phát hiện từ mọi bệnh nhân và kết thúc bằng những lời chú thích vắn tắt về những tiến triển trong việc điều trị của chúng tôi. Với quyết định ấy, tôi yên tâm nằm nghỉ vì vững lòng tin tưởng rằng việc làm này của tôi sẽ trấn tĩnh được họ rất nhiều.

        Đã lâu lắm, bây giờ tôi mới ngủ được một giấc ngon lành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 05:05:16 pm »


26-8-1945

        Sau bữa điểm tâm, trong khi tôi đang đối chiếu những câu ghi chú thì một cô y tá hớt hải chạy vào báo tin cô Kobayashi đang hấp hối. Khi tôi chạy tới được bên giường thì cô đã tắt thở.

        Từ lúc ngủ dậy, cô đã kêu đau bụng kịch liệt như mấy hôm trước. Vì thấy bụng cô chỉ hơi trướng lên nên tôi không hề nghĩ rằng cô bị sưng màng bụng hoặc bế tắc nơi ruột. Nhưng, bây giờ thì chúng tôi lại có thể nghĩ đến bệnh đau lá lách hay trường hợp hư thai ở ngoài tử cung hay không ? Cũng có nhiều người bị đau bụng, song trường hợp của cô Kobayashi có vẻ trọng yếu đặc biệt hơn hết.

        Tôi đề nghị :

        — Bs Katsubé ! Chỉ có một phương pháp để làm cho sáng tỏ trường hợp kỳ dị này : đó là thi hành một cuộc giải phẫu tử thi... Bạn nghĩ sao ?

        — Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.

        Đã đến lúc bắt đầu cuộc thử máu lần thứ hai cho các bệnh nhân nên Bs Katsubé và tôi xuổng phòng thí nghiệm.

        Bs Hanaoka cho chúng tôi biết rằng những bệnh nhân ở gân trung tâm địa chấn vẫn chì có một sổ lượng rất thấp về bạch huyết cầu còn những người ở xa nơi đó chừng ba hoặc bốn cây số thì so bạch huyết cầu của họ đã ngừng suy giảm. Tôi rất sung sướng khi được. biết rằng số lượng bạch huyết cầu của tôi đã lên tới từ 3.000 đến 4.000.

        Tôi nói với Bs Hanaoka:

        — Bạn thấy không ? Chẳng có tin đồn nào xằng bậy bằng tin đồn trong 75 năm nữa, Hiroshima sẽ trở thành hoang địa.

        Ông đập nhẹ lên vai tôi và đáp :

        — Bạn có thể yên tâm rằng mọi việc đều sẽ trở nên tốt đẹp.

        Tôi về phòng báo tin cho tất cả mọi người biết rằng số lượng bạch huyết cầu của tôi đã tăng lên rồi. Đoạn, tôi khuyên họ nên đi thử máu ngay.

        Trong khi tôi đang nói chuyện với mấy người bệnh, một người đem giấy của ông Isono vào và ông ngỏ ý muốn gặp tôi.

        Với dáng mệt nhọc, ông không chào hỏi ngay;

        — Bs Hachiya ! Ông có chắc chắn được mạnh hơn không ? Sắc da của ông vẫn khiến tôi lo ngại lắm đấy... Có thật là những người đã tới Hiroshima sau khi bom nổ đều chết cả không ? ... Chúng ta có nên khôn ngoan rời bỏ nơi này để tránh đi nơi khác hay không ? Các cộng sự viên của tôi đã được báo động và sáng nay, có rất nhiều người không đến làm việc... Ông nghĩ sao ?

        Tôi đáp :

        — Ông Isono ! Tôi nghĩ rằng nỗi lo âu của ông đã phát sinh trong trường hợp ông đã tới đây sau khi bom nổ. Những người ở ngay tại nơi đây đã quen thuộc với những tin đồn đại ấy quá rồi nên họ không hề lưu tâm đến nó nữa. Cũng như ông, tôi còn nghe đồn rằng sau đây 75 năm, sẽ không còn một mống người nào sống tại Hiroshima này, nhưng thật là câu chuyện phi lý... Ông coi tôi đây ! Tôi cũng đã trải qua tai nạn khủng khiếp ấy và cũng đã bị trọng thương ... vậy mà tôi đã gần bình phục hẳn rồi. Nếu buổi sáng nay, có vài người thợ của ông không đến làm việc thì tất là họ mắc công việc riêng gỉ ở nhà họ đấy, ông đừng lo ngại gì cả... Còn trường hợp những người đang chết tại đây cũng vì họ đã ở gần nơi trung tâm địa chấn. Những hậu quả tai hại của vụ bom nổ chỉ có thể xuất hiện sau một thời gian nào đó, bởi đa số bệnh nhân tuy lúc đầu có vẻ thuyên giảm, nhưng đột nhiên lại mắc bệnh rụng tóc và xuất huyết dưới da... Chúng tôi sắp giải phẫu tử thi một nạn nhân đây ! ... Đó mới là những trường hợp khiển chúng tôi lo ngại, chứ không phải là trường hợp của những người từ nơi khác đến Hiroshima sau khi bom nổ đâu. Tôi phải nói thực với ông rằng : hiện thời, chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân cái chết của họ và hơn nữa, chúng tôi chưa biết làm cách nào hầu ngăn ngừa sự chết chóc ấy, ông ạ.

        Tôi đã hết sức giải thích để trấn tĩnh ông Isono, nhưng sự cố gắng ấy hầu như không có hiệu quả.

        Ông năn nỉ:

        — Nếu chúng ta không quyết định mau chóng thì những toán nhân viên cấp cứu sẽ bỏ đi dần hết và sẽ chẳng ai muốn đến làm việc tại đây nữa. Tôi tưởng bây giờ chỉ còn có một biện pháp khả dĩ có thể khôi phục được lòng tin của họ là chúng ta rời ngay bệnh viện này đến một địa điểm khác an ninh hơn... Rất có thể còn nhiều hơi độc lan tràn khắp trong thành phố này, bác sĩ ạ.

        Tội tức giận la lên :

        — Tôi biết... tôi biết có nhiều người cũng muốn yêu cầu như vậy lắm ! Nhưng, họ đều là những kẻ ngu ngốc, ông có biết không?.. Tôi có thể xác nhận đây là một bệnh viện gương mẫu vì không một nhân viên nào bị chết cả và sau này cũng sẽ không có người nào chết được.

        — Tôi cũng chỉ ước mong có thế thôi.

        Ông Isono nói câu trên đây với giọng hoài nghi khiến tôi cảng thêm bất mãn. Bỏi vậy, tôi lên tiếng cương quyết:

        — Tôi xin nhắc lại để ông biết: sẽ không có người nào chết nữa ! Rồi, tôi sẽ cho dán cáo thị để mọi người đều có thể đọc rõ những lời tuyên bố này của tôi..., và tôi tin chắc rằng nó sẽ đánh tan hết những làn sóng tuyên truyền do những lời đồn đại vô căn cứ hằng ngày bay từ tai người này đến tai người khác như vậy.

        Với giọng lạc quan, ông gật gù nói :

        — Càng tốt ! Càng tốt ! Song trước hết, ông hãy sớm cho phổ biến những lòi tuyên bố ấy đi nhé.

        Sự thực thì cái ông Isono khốn khổ này rất muốn tin lời tôi nói, song ông vẫn phải tin với một vẻ miễn cưỡng khiến tôi phải phủ dụ thêm ;

        — Ông hãy vững lòng tin cậy nơi tôi !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 05:07:20 pm »

      
        Tôi xét rằng không nên bỏ phí một phút nào cả. Tôi phải viết ngay lời tuyên bố nói trên và cho làm thành những tờ cáo thị để sáng mai phổ biến trong bệnh viện.

        Tôi vừa dùng bữa trưa xong và sửa soạn về phòng thì bà Saeki gọi :

        — Bs Katsubé đang đợi ông trong phòng giải phẫu !

        Tôi vội đi ngay tới đó. Thi thể của cô Koba- yashi được đặt nằm dài trên bàn mổ và Bs Xatsubẻ đã sẵn sàng để bắt đầu cuộc giải phẫu.

        Tôi cúi đầu trước bàn mổ để tỏ lòng kính trọng người quá cố, rồi chúng tôi bắt tay vào việc.

        Bs Katsubé mổ một đường giữa bụng tử thi và chúng tôi nhìn vào khoảng trống và thấy trong đó đầy chất nước vàng pha lẫn với máu. Tôi ngạc nhiên lẩm bẩm :

        — Lạ quá ! Bạn có tin rằng đây là nguyên nhân của bệnh đau lá lách không ?

        — Tôi không tin như vậy.

        Bs Katsubẻ vừa trả lời vừa thò bàn tay ngoáy vào phía trong vết mở Lá lách của cô Kobayáshi rất nhỏ. Nhưng, buồng gan màu nâu đậm đã đầy những chấm nhỏ phát sinh bởi chứng xuất huyết... Những huyết quản trong dạ dày đều dãn cả ra và cũng như buồng gan, bộ ruột cũng đầy những vết chấm nhỏ. Giữa những động mạch ở hai bên hông, chúng tôi thấy một cái túi thật lớn chửa đầy một thứ chất lỏng lẫn với máu và mỗi khi Bs Katsubé ngoáy bàn tay vào thì chất lỏng đó tràn ra ngoài và chảy tung tóe xuống đất.

        Bây giờ, chúng tôi mới hiểu tại sao người thiếu nữ đáng thương này đã kêu đau kịch liệt nơi bụng. Tất cả cơ thề của cô đang hóa thành chất lỏng và bệnh xuất huyết không những nảy nở ở dưới da mà còn phát hiện ngấm ngầm ở cả phía trong thân thể như dạ dày, ruột, gan và cả bên trong màng bụng.

        Chúng tôi còn lưu ý quan sát rất nhiều bệ phận khác nữa. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy máu từ trong bụng tràn ra đã không đông đặc lại như thường lệ, mặc dầu bệnh nhân đã chết từ nhiều giờ qua rồi. Hoặc giả, năng lực đông đặc của máu đã suy giảm hẳn đi song song với sự suy giảm của sổ lượng bạch huyết cầu ? Rồi tôi hỏi Bs Katsubé :

        — Bạn không nghĩ đến việc kiểm điểm hồng huyết cầu ư ? Có lẽ loại huyết cầu này cũng bị suy giảm nhiều nên máu của tử thi mới không đông đặc lại được.

        Ông gật đầu đồng ý.

        Cuộc giải phẫu tử thi vừa qua đã khiến chúng tôi học hỏi thêm được khá nhiều. Nếu chúng tôi biết sự lợi ích của việc giải phẫu này sớm hơn một chút, có lẽ chúng tôi đã tránh được nhiều sự lầm lẫn trong việc chẩn bệnh cho các nạn nhân tại đây. Tới bây giờ, tôi mới hiểu rằng những cuộc giải phẫu để khám nghiệm tử thi là rất cần thiết. Tôi dành hết cả buổi chiều hôm nay để xem xét lại bản phúc trình. Đến đêm mà tôi vẫn cắm cúi trên những bản tính toán ; tôi cố gắng thiết lập một mối liên hệ thật chính xác giữa khoảng trung tâm địa chấn với sự suy giảm số lượng bạch huyết cầu của các nạn nhân. Tôi muốn tóm tắt thật gọn gàng, nhưng minh bạch, tất cả những điều mắt thấy tai nghe từ suốt ba tuần nay, cùng với những suy luận mà người ta có thể rút ra từ những mớ hồ sơ mỏng manh của chúng tôi. Song, tôi đã phải vất vả khá nhiều để có thể trần thuật tường tận hết những tư tưởng của tôi trong lúc này.

        Tôi xẻ hết những trang giấy mà tôi đã viết để phải viết lại nhiều lần bản phúc trình của tôi. Khi hoàn thành được công việc ấy thì trời đã quá khuya rồi.

        Tôi giao bản tuyên bố dưới đây cho ông Mi- zoguchi và yêu cầu ông cho sao chép thành nhiều bản — bằng giấy khổ rộng — để trước buổi rạng đông sẽ dán ngay trong tất cả mọi phòng tại bệnh, viện và cả bên Văn Phòng Bộ Giao Thông :

        
Bệnh Viện Giao Thông Hiroshima.
       
CÁO THỊ
liên quan tới những chứng bệnh phát sinh bởi phóng xạ tuyến:

       I — Không có một số lượng khác thường nào về bạch huyết cầu đã được khám phá trong cơ thể những người làm việc ngay trong thành phố từ khi xảy ra vụ nổ bom nguyên tử ; cả đến những người không có mặt lúc ấy tại Hiroshima cũng vậy. Cũng không có một số lượng khác thường nào về loại bạch huyết cầu được khám phá nơi những người có mặt trong những căn hầm tại phòng Điện Thoại trong khi bom nổ. Những người thuộc loại nói trên được yêu cầu tiếp tục làm việc như thường lệ.

        2— Chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân, mà số lượng bạch huyết cầu kém đi, đều là những người ở gần nơi trung tâm địa chấn nhất. Bị xếp vào loại này:

        — Những nhân viên tại phòng Điện Thoại Trung ương.

        — Những nhân viên tại các phòng phụ cận. Số lượng bạch huyết cầu của những người làm việc tại văn phòng Bộ Giao Thông, trong khi bom nổ, vẫn bình thường hoặc chỉ bị suy giảm chút ít mà thôi.

        3 — Không có một chút liên hệ nào giữa mức độ trầm trọng của các vết phỏng và sự suy giảm bạch huyết cầu cả.

        4— Bệnh rụng tóc không phải là triệu chứng bất tường khiến cho mọi người đều lo sợ.

        5 — Những người bị suy giảm bạch huyết cầu nên tránh làm cho mình bị vết thương và không nên cố gắng cử động nhiều vì sức khỏe của họ đang bị dần dần kiệt quệ.

        6 — Những người đã bị thương tích phải hết sức giữ gìn để tránh sự nhiễm độc. Những người có những thương tích đã bị nhiễm độc rồi phải lập tức xin điều trị ngay để tránh cho chất độc khỏi xâm nhập hệ thống lưu thông của máu.

        7 — Theo bản phúc trình được công bố bởi Đại Học Đường Tokyo thì mối nguy hiểm gây nên bởi sự hấp thụ chất phỏng xạ nguyên tử không phải là đáng lo sợ.

Ký tên                                      
MICHIHIKO HACHIYA                            
Giám Đốc Bệnh Viện Giao Thông tại Hiroshima        

        Tôi rất khó ngủ bởi chiếc giường của tôi đã ướt sũng những nước mưa,

        Gần trọn đêm, tôi đã phải đập luôn tay lên khắp người để xua đuổi những con muỗi quái ác cứ bu vào để hút máu tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 05:09:14 pm »

        
27-8-1945

        Hôm nay, mây phủ đây trời và mưa rơi lác đác báo hiệu tiết Lập Thu sắp đến.

        Các cánh cửa sổ đều mất hết kính nên toàn thể bệnh viện đều ẩm ướt cả. Những vũng nước ứ đọng trên mọi góc sàn nhà, Giường nệm nhờn bẩn và sặc mùi hôi mốc. Giống ruồi muỗi đã làm cho chúng tôi không tài nào chịu đựng nổi nữa.

        Suốt từ hôm bom nổ đến nay, vì mình đầy vết thương nên tôi không tắm gội được. Tôi yêu cầu bà Saeki, sau bữa điềm tâm, sẽ vò khăn bằng nước nóng để lau giùm tôi. Chúng tôi không có sà bông, nhưng nhờ bà kỳ cọ cần thận nên lớp da của tôi đã được tẩy bớt chất cáu ghét dơ dáy khiến tôi cảm thấy như khỏe hẳn lên.

        Khi ngồi một minh, bao nhiêu ý nghĩ dồn dập trở lại trong trí não tôi. Thật là một khung cảnh kỳ dị đang bao vây lấy tôi tại nơi này ! Những trần nhà đen thui bởi lửa xém, những bức tường rạn nứt, những khung cửa sổ không có kính, một cái  ấm sứt vòi mà một đĩa mẻ được thay cho cái nắp đặt trên chiếc lò than — những cái bát ăn cơm của quân đội tặng được xếp lẫn lộn với những chén trà dùng vào việc lễ trong một cái rồ bằng tre... Tất cả mọi vật đó gợi lên cái cảnh thảm thương của chiến tranh tàn khốc. Tuy nhiên, tôi lại tự nhủ rằng : « Hết thảy đều bị trơ trụi do ảnh hưởng của trái bom nguyên tử rồi... cái gì cũng đều bị thiêu rụi hay sụp đổ tan tành hết. Bàn ăn của chúng tôi là một chiếc bàn giấy cũ đã rạn nứt lung tung ; mặt bàn đầy những vết thương dài do những mảnh kính và đá vụn gây ra. Hiện thời các mảnh kính li ti hãy còn dính chặt vào đó chẳng khác chi được khảm vào bởi một người thợ đang say rượu vậy.

        Các thùng chứa đầy những lá cờ màu đó được chất cao trong một góc phòng. Bà Saeki đã dùng những lá cờ ấy làm khăn trải bàn ăn và khăn lau bát đĩa. Một bình đựng nước nóng đứng chễm chệ trên một cái giá bằng gỗ. Ông Mizoguchi đã đem cái binh này đựng đầy «matcha» (một thứ trà đặc biệt của Nhật Bồn) và đoan quyết với tôi rằng chất sinh tố c trong trà sẽ có thể giúp cho tôi khoẻ hẳn lên. Nhưng, với chiếc tách sứt mẻ và chiếc đũa gãy mà tôi dùng để khuấy trà đã không thể giúp cho tôi tận hưởng được cái hương vị thơm ngon của chất trà đặc biệt đó được. Hơn nữa, nó còn khiến cho tôi buồn rầu thấm thìa khi hồi tưởng tới những chiếc tách trà đẹp đẽ dưới mái gia đình ấm cúng của tôi từ khi chưa xảy ra vụ nổ bom này.

        Trong cuộc thăm viếng hôm qua, tôi đã kinh ngạc trước một hiện tượng lạ lùng này: không một bệnh nhân nào nhiễm phải chứng phong đòn gánh, cả đến những người có những vết thương dính đầy bùn đất tanh hôi dơ dáy..., Tại sao họ lại có thể tránh được trường hợp tai hại ấy ? .... Có lẽ vi trùng bệnh phong đòn gánh đã bị chất phóng xạ nguyên tử tiêu diệt ? Hoặc giả, trong lúc bối rối vỉ công việc quá bộn bề nên chúng tôi chưa kịp phát giác ra những triệu chứng của bệnh đó ? Tôi tự hứa sẽ tìm cách làm cho vấn đề này được sáng tỏ.

        Trưa hôm nay, Bs Sasada đã rời bệnh viện. Vì không có gì là vật sở hữu riêng nên ông ra đi thật nhẹ nhàng gọn ghẽ.

        Ông ngỏ lời từ biệt mọi người và nói riêng với ông Shiota :

        — Thế nào cũng sắp đến phiên ông được rời khỏi nơi này đấy.

        Ngày hôm nay, có một toán gồm tám cô y tá và hai nam sinh viên nội trú từ Viện Đại Học Okayama đến. Họ được hướng dẫn bởi Bs Yadani, một bạn đồng học với tôi đã thụ huấn nơi giáo sư Inada. Khi được biết toán người này có đem theo một ống kính hiển vi và sẽ ở lại đây trong một tuần lễ, tôi có cảm tưởng họ như một đạo binh cứu viện đến với chúng tôi vậy.

        Việc thu xếp nơi ăn chốn ở cho họ không phải là dễ dàng nên Bs Katsube và một sổ nhân viên khỏe mạnh đã nhường giường cho họ, mà tản cư xuống một cái kho chứa đồ kế bên bịnh viện. Song, như vậy vẫn chưa đủ bởi người ta còn phải đặt thêm những chiếc giường trong các phòng chẩn bệnh và trong những phòng giải phẫu về phụ khoa. Tiếp theo đó, nhà chức trách đô thành đã gửi tặng chúng tôi một số mền, khăn trải giường và những bộ đồng phục. Bởi số mền có dư nên tôi đã dùng một cái để giăng trước khung cửa sổ hầu tránh cho căn phòng khỏi bị ngập lụt vì nước mưa và trải một cái khác xuống sàn kế bên giường tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 05:09:50 pm »


        Từ lúc có phái đoàn mới đến nói trên, bầu không khí nơi bệnh viện trở nên nhộn nhịp khiến tôi vui vẻ hẳn lên, thậm chí suýt quên cả việc đi thăm các phòng bệnh như thường lệ mỗi buổi tối. Nhưng, bây giơ đã quá muộn rồi. Hơn nữa, vết thương nơi bắp đùi bên phải của tôi đang đau tấy hẳn lên ; đó là ảnh hưởng của thời tiết ẩm thấp và do sự làm việc thái quá suốt ngày hôm nay. Vậy thì tốt hơn hết là tôi nên nằm yên nghỉ.

        Vừa bước chân vào phòng, tôi ngạc nhiên vì lại thấy Bs. Sasada ngồi đó. Tôi cương quyết hỏi ông :

        — Ô kìa, bạn chưa đi ư ? Tôi tưởng bạn đã rời khỏi bệnh viện rồi cơ mà.
Ông Shiota cười rộ lên và nói :

        — Thì đúng là ông ấy đã đi rồi đấy chứ ! Lúc nãy, bác sĩ chẳng đã thấy chiếc xe du lịch sơn đen lộng lẫy đến đón ông ấy ư ?

        Tôi gặng hỏi:

        — Vậy thì bạn còn trở lại đây làm gì nữa ?

        Câu hỏi này lại khiến Bs Sasada và ông Shiota càng cười thích thú hơn lên. Rồi vừa cười ngặt nghẽo, họ vừa thuật cho tôi nghe một việc vừa xảy ra. Có người mướn chiếc xe lộng lẫy nói trên đến đón Bs Sasada để cho xứng đáng với địa vị của ông ta. Khi ra tới vùng ngoại ô Hiroshima, chiếc xe bị toán quân cảnh gác đầu cầu bắt ngưng lại. Sau cuộc kiềm soát chặt chẽ, họ khám phá ra rằng chiếc xe kia thuộc Hải Quân và chú tài xế đã lấy trộm để biến nó thành chiếc taxi. Chú kẻ trộm liền bị bắt ngay tại chỗ và Bs Sasada — bị bỏ chơ vơ ngay giữa cầu — đành phải lủi thủi cuốc bộ trở lại bệnh viện.

        Mặc dầu tính chất hài hước của trường hợp oái oăm đó, tôi cũng thông cảm nỗi khổ tâm của Bs Sasada. Song, tôi cũng không kém phần hoan hỉ khi được thấy ông trở về với gia đình chúng tôi tại bệnh viện này.

        Đêm nay, giống muỗi quái ác bớt quấy rầy chúng tôi hơn trước. Đó cũng là nhờ có một người đã kiếm được một sổ lớn những mảnh gỗ cây long não và đem về cho vào những cái bình đất đặt khắp xung quanh bệnh viện rồi đốt cho khói xông lên để xua đuổi chúng đi. Nhờ có thêm vài cái mền nên tôi thiết lập được một bức thành để ngăn cản mưa gió và những làn không khí ẩm thấp từ bên ngoài hắt vào, Chỗ bắp đùi đau đớn kịch liệt khiến tôi nằm trằn trọc mãi mới chợp mắt ngủ được,

        Đến nửa đêm, tôi bỗng giật mình thức dậy vì nghe tiếng chân người bước mạnh trên cầu thang. Người đó nói rất lớn và gây nên những tiếng động rầm rầm, Đó là Bs Tamagawa, giáo sư về bệnh lý học tại Y Khoa Đại Học Đường Hiroshima. Tôi nhận ra tiếng ông ngay từ trước khi ông bước chân vào phòng, Chúng tôi đã cùng làm việc nghiên cứu với nhau tại Y Khoa Học Viện Okayama và tôi đã có rất nhiều cảm tình tốt đẹp đối với ông.

        BsTamagawa chạy như giông bão vào phòng, bước nhanh về phía tôi và kêu lên :

        — Bs Hachiya ! Hôm nay, tôi vừa đến văn phòng Quận và bạn có biết bọn khốn kiếp đó đã dám cả gan nói gì với tôi không ?,.. Chúng bảo tôi rằng chúng cấm ngặt tất cả mọi cuộc giải phẫu tử thi tại Hiroshima này đấy, Thật là những đồ khốn kiếp !

        Tôi vội nói:

        — Tamagawa-San !Bạn không nghĩ rằng bạn đã đến đây hơi trễ một chút rồi ư ?

        Không lưu ý đến lời tôi nói, ông vẫn oang oang với giọng nóng nảy thường lệ:

        — Cấm giải phẫu tử thi..! Hừ, thật là một quyết định xuẩn ngốc ! Ở trong tình trạng này, nếu không giải phẫu tử thi thì người ta biết được những gì về nguyên. nhân của những cái chết ấy ?...Này, bạn nghe tôi nói có lý hay không?

        Tôi cố gắng trấn an ông :

        — Nhân danh Thượng Để, tôi khuyên bạn nên bình tĩnh một chút. Đúng lắm, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn và thật là một điều đáng quý khi bạn tới đây. Nhưng, xin bạn hãy làm ơn cho chúng tôi ngủ đã.

        Vì trời đã quá khuya, tôi đành phải để ông ta ở lại ngủ chung giường với tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:29:20 pm »

   
28-8-1945

        Hôm nay, trời đầy mây.

        Những bản cáo thị mà tôi cho dán khắp bệnh viện từ hôm qua, tóm tắt sự quan sát của chúng tôi về những chứng bệnh phát sinh bởi chất phóng xạ nguyên tử đã có hiệu lực mạnh mẽ, vì sáng hôm nay đã có rất nhiều ký giả đến xin gặp tôi. Họ đã đặt những câu hỏi về các chứng bệnh và nhiễu chứng của nó, về phương pháp chẩn bệnh của chúng tôi cùng cách thức mà chúng tôi đã áp dụng để phát giác ra những hậu quả của các chứng bệnh ấy. Tôi cố gắng trả lời hết sức minh bạch những câu phỏng vấn của họ.

        Sau đó, tôi tiếp ông Yamashita, một bạn chí thiết của tôi, đã làm việc tại Sở Bưu Điện từ trước ngày bom nổ. Ông là một nhà văn rất lỗi lạc và đã nổi tiếng về nghệ thuật làm thơ «waka» (một thể thơ cực kỳ trác tuyệt gồm có 31 lần đã phát sinh từ trước thời Trung Cổ. Thể thơ này không giản dị như «Hai-kai» chỉ có 17 vần mới phát sinh về sau này). Đẵ bao phen, ông góp rất nhiều ý kiến hữu ích trong việc biên soạn một tập nội san do bệnh viện chúng tôi tự phát hành.

        Người ta không thể tưởng tượng được nỗi vui mừng của tôi khi được tái ngộ người bạn thâm giao này. Trong khi pha tách «matcha» tôi ngỏ lời tâm sự với ông về ý định cố gắng viết một thiên nhật ký hầu giữ làm một bằng chứng hiển nhiên về những tai ương khốn khổ mà chúng tôi đã phải trải qua.

        Hơi cúi đầu trước mặt tôi, ông khen :

        — Trà này ngon tuyệt !

        Khi uống cạn, ông liền ngắm nghía chiếc tách, ông rất thích uống «matcha» và rất tôn trọng những lẽ nghi cổ truyền về trà đạo. Có lẽ hương vị của trà đã khiến ông hồi tưởng tới nhiều kỷ niệm xa xưa nên ông ngồi đăm chiêu yên lặng một lúc khá lâu.

        Rồi, bỗng như ra khỏi giấc chiêm bao, ông cất tiếng hỏi tôi :

        — Việc viết nhật ký của bạn đã tiến hành ra sao?

        — Tất bạn đã biết rằng tôi phải viết băng một cách rất khó khăn bởi lẽ tôi không có văn tài như bạn. Lần này, tôi thấy thật khó mà diễn tả nổi hết tất cả những cảm tưởng của tôi trong thiên nhật ký ấy. Có lẽ tại tôi đã mất hẳn thói quen viết lách, hoặc giả những công việc bận rộn hằng ngày đã khiến tôi kém hẳn trí nhớ đi rồi. Thỉnh thoảng, tôi phải ghi chép những công việc ngay trong ngày đã xảy ra cho khỏi quên. Nhưng, thường thường thì tôi hay để dồn công việc trong vài ba ngày rồi mới ghi chép sau... Còn bạn, hồi này bạn có sáng tác gì không ?

        — Tôi cũng viết nhật ký, nhưng chỉ đến khi xảy ra vụ bom nổ mà thôi. Rồi từ đó tôi không viết thêm gì nữa. Tôi cảm thấy mình đang ở trong tình trạng vô cùng bi đát và hoàn toàn tuyệt vọng, bạn ạ.

        — Bạn có thể vui lòng cho tôi được phép đọc tập nhật ký của bạn hay không ? Được vậy, bạn sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều vì nhờ đó, tôi có thể biết tường tận một vài chi tiết quan trọng  đã xảy ra từ trước vụ bom nổ... thí dụ như tôi muốn biết về sự sinh hoạt của đồng bào tại Ushita chẳng hạn. Và còn có nhiêu điều mà tôi không thể nhớ rõ được.

        Ông vui vẻ trả lời :

        — Tôi sẽ vui lòng đem tập nhật ký của tôi đến để bạn đọc, trong một ngày gần đây.

        Sau khi tiễn biệt ông Yamashita, tôi trở lại với công việc hằng ngày trong bệnh viện. Từ khi có phái đoàn Okayama do Bs Yadani điều khiển, tôi không còn hoàn toàn chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các bệnh nhân nữa. Bởi vậy, tôi có thì giờ lưu ý đến những tiện nghi thuận lợi cho những vị khách quí ấy hầu họ có đủ điều kiện cần thiết để lo tròn phận sự giúp đỡ chúng tôi. Do đó, tôi đã trở thành một nhân viên hành chánh hơn là là một vị thầy thuốc chuyên nghiệp.

        Bs Katsubẻ đã quyết định với sự đồng ý của Bs Yadani là đặc phái hai sinh viên trong phái đoàn dùng hết thì giờ vào những việc như soạn thảo những bản nghiên cứu, khám nghiệm về sinh lý thử máu và các việc linh tinh trong phòng thí nghiệm. Các thanh niên này đã tỏ ra rất có tài cũng như làm việc rất đắc lực. Một chàng là con của giáo sư Hata tại Viện Đại Học Okayama và một chàng là con của văn sĩ trứ danh Ogawa. Các cô y tá trong phái đoàn Okayama đã phụ tá một cách vô cùng đắc lực bên những nhân viên của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:33:47 pm »


        Ngày nay, bệnh viện đã trở lại với bầu không khí thực sự của một ngôi bệnh viện rồi. Các nhân viên phái đoàn Okayama vận những chiếc áo choàng, ngoài những bộ quân áo trắng tương phản hẳn với những bộ quẫn áo rách rưới bẩn thỉu của chúng tôi.

        Bs Tamagawa được tất cả mọi người hân hoan đón tiếp. Nhưng, biết đặt ông làm việc ở chỗ nào bây giờ ? Đây là cả một vấn đề nghiêm trọng. Chúng tôi không thể nào kiếm ra được một góc nhỏ, dù là một xó xỉnh nào ở trong bệnh viện bởi lẽ chỗ nào cũng chật ních cả rồi. Chỉ còn có một chỗ trống duy nhất là một căn nhà chật hẹp bằng gỗ mà ngày trước, các binh sĩ đã dựng nên ở bên cạnh dãy phòng vệ sinh. Nhưng. tôi không dám đưa ra đề nghị ấy vì thấy nó có vẻ thô bỉ và dã man quá.

        Nhưng rồi, với thái độ rụt rè lúng túng, tôi đành dắt ông đến coi căn nhà đó rồi e ngại hỏi ông :

        — Bạn xem chỗ này có thể dùng được vào việc gì không ?

        — Dùng vào việc gì ư ? được lắm chứ.

        Thế là không một chút kiểu cách, Bs Tamagawa liền bắt tay ngay vào việc. Với sự giúp đỡ của vài người thợ, ông bắt đầu biến căn nhà tối tăm bẩn thỉu đó thành một phòng giải phẫu và một phòng thí nghiệm. Những tấm ván, mà ông tháo ở vách ra để mở thành cửa sổ, được đóng thành một cái bàn mổ và những chiếc ghế dài thô sơ để ngồi làm việc. Đây quả là môt cơ quan làm việc kỳ dị nhất đời mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Song Bs Tamagawa đã không tỏ ra vẻ gì là bực bội cả. Chỉ có một điều duy nhất khiển ông phải quan tâm là kiếm sao cho ra được những dụng cụ cần thiết cho công cuộc sưu tâm khảo cứu của ông trong lúc này mà thôi.

        Sau bữa ăn trưa, nhận thấy gần hết thuốc lá, tôi hỏi ông Shiota xem ông có thể kiếm thêm cho chúng tôi được không ?

        Ông sốt sắng đáp :

        — Các bạn cứ tin nơi tôi đi. Tôi sẽ cung cấp đủ tất cả các loại thuốc lá mà các bạn ưa thích .

        Trước thời kỳ chiến tranh, một gói thuốc hiệu « Kinshi » trị giá 8 « sen ». Khi bắt đầu chiến cuộc, người tiêu thụ phải trả thêm cho mỗi gói một khoản thuế phụ thu là 7 « sen » nữa, vị chi là 15 « sen » một gói. Sau đó, mỗi gói lên tới 23 « sen » và lúc chiến tranh gân chấm đứt thì mỗi gói lên tới 35 « sen ». Hiện thời, giá thuốc lá cao ngang với giá vàng nên rất khó kiếm và tôi không phải là người duy nhất ước ao được thưởng thức hương vị thơm ngon của vài làn khói thuốc sau mỗi bữa ăn. Trong khung cảnh hoang tàn của Hiroshima, thị trường tiền bạc đã mất giá và thuốc lá đã được thay thế nó để tung hoành trên thị trường đổi chác. Ngay tại thành phố này loại thuốc giá 35 « sen » ngày trước nay đã lên cao một cách kinh khủng từ 300 đến 500 « sen » rồi.

        Một thanh niên với gương mặt khả ái đã đến thăm tôi. Chàng tự giới thiệu là em ruột của Bs Morisugi, một bạn đồng toán của tôi đã được ghi trong trường hợp vắng mặt từ ngày bom nổ tới nay. Hiện thời chàng thanh niên này đang học tại Tokyo. Chàng có một thân hình và giọng nói giống người anh một cách lạ thường.

        Tôi nóng lòng muốn biết tin tức của Bs Morisugi và gia đình ông. Chàng buồn rầu đáp :

        — Anh tôi đã bị trọng thương ngay trong nhà riêng tại nơi đây. Ngày 17-8, tôi nhận được thư đề ngày 15-8 của anh tôi nên vội đi Hiroshima ngay. Khi tới nơi, tôi đau đớn khi hay tin toàn thể gia đình tôi đều không còn nữa. Mẹ tôi đã bị thiêu sống trong nhà. Cha tôi, anh và chị dâu tôi đều chạy trốn được tới Furuishi mà ở đó, chị dâu tôi đã chết vào ngày 15, anh tôi chết ngày 17 và cha tôi chết ngày 18.

        Tôi ngậm ngùi hỏi :

        — Vậy ra em là người duy nhất trong gia đình được sống sót phải không ?

        — Vâng.

        Còn một vài cuốn sách và một số vật dụng riêng của Bs Morisugi được cất tại bệnh viện. Tôi liền trao lại cho chàng và khuyên chàng nên thành kính bảo trọng những di vật thiêng liêng ấy.

        Khi chia tay, tôi đã ôm chàng trong tay và ân cần căn dặn :

        — Khi nào được thành tài, em sẽ trở lại nơi đây để làm việc với chúng tôi cũng như anh của em nhé !

        Đã hai ngày qua rồi, tôi không đi thăm các bệnh nhân nên hôm nay, sau khi người em của Bs Morisugi đi khỏi, tôi liền đi thăm họ ngay.

        Bản cáo thị của tôi liên quan đến những hậu quả của chất phóng xạ nguyên tử đã được dán ngay nơi cửa vào bệnh viện. Tôi hơi thắc mắc vì đã không dấu nổi những lời văn thô thiền trong bản cáo thị ấy vì tôi chẳng thể nào diễn tả khéo léo hơn được.

        Tất cả các phòng đều được lau chùi sạch sẽ và xếp đặt thứ tự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:35:06 pm »


        Hôm nay, ông Onomi — nạn nhân của những bệnh xuất huyết dưới da, sưng miệng và bệnh thoát giang — đã có vẻ bi quan hơn nhiều. Mặt ông ta sưng hẳn lên. Một nốt mụn nhỏ phía sau tai, trước đã có vẻ gần lành, nay lại nứt ra và chảy máu rất nhiều. Tử thần đã đứng kề bên giường ông ta rồi ! Nàng thiếu nữ xinh tươi bị phỏng nặng vẫn sống ngắc ngoải, nhưng vẫn không có một dấu hiệu nào của bệnh rụng tóc và xuất huyết dưới da cả. Tất cả mọi người xung quanh đều cố gắng khiến cho nàng quên bớt những nỗi đau đớn ấy.

        Từ lần thăm viếng trước, tôi đã thấy có thêm mấy bệnh nhân mới ; họ đều mắc chứng xuất huyết dưới da nhưng không có vẻ nguy kịch lắm. Từ bốn mươi tám tiếng đồng hồ qua, số người bệnh đã giảm xuống rõ ràng, nhưng người ta không thể nhận thấy được bởi lẽ 60 thân nhân của họ lưu trú trong bệnh viện vẫn gia tăng mãi. Trong số những thân nhân đó, có cả các gia đình Yasui và Awatani mà tôi quen biết đã lâu năm.

        Khi sắp rời một phòng bệnh, tôi bỗng phát giác ra một trường hợp khiến tôi khổ tâm vô hạn. Từ ngày ông Chodo từ trần bởi những vết phỏng quá nặng, bà vợ và đứa con gái nhỏ của ông vẫn lưu trú tại đây.

        Bà Chodo không bị qua một vết thương nào và hôm qua đây, bà vẫn có vẻ khỏe mạnh như thường. Vậy mà hôm nay tôi đã ngạc nhiên khi thấy bà nằm một chỗ.

        Tôi ngừng lại nơi chân giường và hỏi bà :

        — Okasan ! Bà làm sao vậy ? (Okasan có nghĩa là bà, dùng để xưng hô với những người đã có chồng).

        Bà trả lời mấy câu lí nhí mà tôi không thể nào nghe hiểu được nếu bà dùng tiếng thồ âm tại miền Okinawa hay Kyushu. Bà cho tôi biết bà rất khó thở và cảm thấy khó chịu nơi trái tim.

        Tôi vội trấn an bà :

        — Okasan! Rồi, bà sẽ được bình phục ngay ấy mà. Bà cần phải có nhiều nghị lực trong lúc này... nếu không thì ai sẽ là người săn sóc cho đứa con thơ của bà đây ?

        Dứt lời, tôi biết ngay là tôi phải một lỗi rất vụng về bởi khi nghe tôi nói đến « đứa con thơ », bà Chodo liền cúi nhìn đứa bé đang nằm ngủ trên ngực mình rồi bà thổn thức khóc. Những giọt nước mắt của bà hầu như xé nát trái tim tôi bởi tôi nghĩ đến những sự nhẫn nại cần thiết để bà có thể chịu đựng nổi hoàn cảnh bi đát này. Thật vậy, nếu có chuyện gì bất hạnh xảy ra cho bà ta thì ai sẽ là ngươi trông nom nuôi nấng đứa con côi cút thơ ngây kia ? Đề dấu kín nỗi buồn làm cho tôi đau xót ; tôi gượng giữ vẻ mặt tươi vui khi cùng bà tạm biệt. Nhưng, không ai có thể dấu được những chứng tích bi thảm của những chấm đen đang mỗi ngày mỗi xuất hiện nhiều thêm trên ngực bà.

        Với nét mặt đầy khoái trá, Bs Tamagawa đã đem cả một bầu không khí vui nhộn vào phòng chúng tôi. Bản tính chất phác yêu đời, ông đã khiến cho ai nấy đều có thể khuây bớt những nỗi buồn phiền trong cơn tai biến. Ông kể cho chúng tôi nghe vài câu chuyện hài hước từ hồi dĩ vãng khiến những tiếng cười thích thú đã nổi vang lên xung quanh bàn ăn. Những câu chuyện đó đối với tôi đã rất quen thuộc, nhưng lại đem một nguồn hứng thú vô biên cho các thính giả khác của ông. Không bao giờ tôi nói xen vào những câu chuyện ấy của ông bởi lẽ nếu tôi bắt đầu cất tiếng biện luận tức thì chúng tôi có ngay cái vẻ hai lão già láu cá đang đóng kịch trên sân khấu vậy. Tuy nhiên, các bạn tôi cũng không quên rằng ông Tamagawa là một vị bác sĩ trứ danh nên họ đều đã tỏ vẻ kính trọng ông cũng như đổi với tôi.

        Chiều hôm nay, vợ tôi không được khỏe. Nhiệt độ lên tới 38 độ 6 và nàng kêu khó thở. Tôi làm ra bộ không lo ngại trong khi cô Kado đi kiếm cái ổng nghe bệnh của tôi.

        Tội ung dung bảo nàng :

        — Em bị cảm trở lại một chút, không có gì đáng ngại cả. Anh đã biết ngay từ hôm qua khi thấy em nằm trên giường của cô Kado và đắp mền không được kín đáo đấy mà.

        Khi chần bệnh, tôi nghe rõ những tiếng khò khè ở phía dưới lá phổi bên mặt và nhận ra một vết nám cũng ngay tại đó. Đây là những triệu chứng của bệnh phế viêm. Tôi vội tìm Bs Hinoi, Dược sĩ trưởng, yêu cầu ông kiếm giùm chất « trionone » là một trong những chất thuốc kháng sinh công hiệu nhất. Tôi nhẹ hẳn cõi lòng khi được ông cho biết ông còn dự trữ được khá nhiều chất thuốc đó.

        Trở về phòng, tôi nhờ cô Kado chuyền vợ tôi vào phòng của Bs Yadani để tránh mưa. gió. Tôi đặc biệt chú ý đến tiếng ho và tiếng khạc nhổ của nàng và tự hỏi : người ta có thể thoát chết bởi chứng phế viêm, sau khi đã trải qua những thử thách do vụ bom nổ gây ra hay không ? Nếu có sự gì chẳng lành xảy ra cho Yaeko-San, người vợ yêu dấu của tôi, thì tôi sẽ sống ra sao đây ? Và tôi sẽ có can đảm về gặp gia đình tôi nữa hay không ?

        Tôi lo xếp đặt để hằng ngày chích cho nàng một liều thuốc gồm có chất «glucose» và «trionone».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:36:29 pm »


29-8-1945

        Trời vằn mây và thỉnh thoảng có những làn chớp loé lên.

        Đêm qua, tôi khó ngủ vì quá lo lắng cho bệnh tình của vợ tôi. Tại sao tôi đã không lưu tâm đến những trận mưa tầm tã từ mấy hôm nay và khí trời lạnh lẽo buổi ban mai khi tiết thu gần đến ? Nếu vợ tôi không bị nhiễm lạnh bơi bị nước mưa thấm ướt thì nàng đâu có bị bệnh phế viêm này. Tôi lại nghĩ đến những bệnh nhân khác bởi họ cũng đã gặp cùng một hoàn cảnh với vợ tôi, nhưng họ không có vẻ gi là bị nhiễm bệnh nơi phổi cả.

        Chúng tôi đã phân phát cho các bệnh nhân đàn bà những bộ đồng phục ấm áp do Hải Quân tặng và những người bệnh đàn ông được tặng những bộ quần áo bằng vải kaki nhẹ hơn của quân đội. Nhưng, vẫn chưa đủ cho họ ấm áp trong thời tiết này. Chúng tôi cần phải kiếm thêm thật nhiều mền nữa cho tất cả mọi người. Tôi nhớ đến những tặng phầm mà chúng tôi đã nhận được. Người ta đã tặng chúng tôi một mớ giày nhà binh mà chúng tôi đã phát cho các người bệnh đàn ông khiến họ rất hài lòng. Nhưng, các bệnh nhân đàn bà đã ganh tị vì không được tặng giày. Cuộc phản kháng của họ kéo dài cho đến khi tôi long trọng hứa sẽ dành cho họ những giày dép ở chuyến tặng sau của quân đội. Biết rằng mình sẽ không thể mang nổi loại giày nhà binh vì nặng nề và làm cho đau chân, song họ muốn dành phần cho chồng con của họ.

        Thái độ khó chịu ấy của họ đã khiến tôi bất bình bởi lẽ chúng tôi đã không đòi hỏi nơi họ cũng như những thân nhân của họ một đồng xu nhỏ nào về những phí khoản nhà ở, ăn uống, thuốc men và đủ mọi thứ săn sóc tại đây. Thậm chí, lúc có quần áo hoặc bất cứ món gì, chúng tôi cũng đã cấp phát đồng đều cho họ mà không phân biệt hạng người nào cả. Vậy mà họ vẫn chưa được hài lòng nên các bà cũng muốn được hưởng đến cả những đôi giầy nhà binh đáng lẽ chỉ dành riêng cho đàn ông thôi.

        Sáng hôm nay, chúng tôi lại tiếp nhận được một số lớn tặng phẩm do quân đội gửi tặng trên một chiếc xe vận tải lớn. Như để đáp ứng với những nguyện vọng thầm kín của tôi, chuyến xe này đã khiến tôi rất hân hoan vì thấy toàn những mùng và mền. Ngoài ra, lại còn có một sổ giày bằng da, những guốc bằng gỗ và cả những giày bằng vải nữa. Tôi đã phân phối những đôi giày vải cho các bệnh nhân đàn bà. Vì sổ mền không đủ cấp phát cho tất cả mọi người nên tôi dành riêng để chỉ phát cho các bệnh nhân điều trị tại đây mà thôi.

        Đến xế trưa, chúng tôi được tin nghi thức công bố cuộc đầu hàng vô điều kiện sẽ được cử hành trong thượng tuần tháng 9 dương lịch trên tuần dương hạm Missouri, hiện đang thả neo tại Tokyo.

        Tôi hỏi :

        — Thủ Tướng và nội các của ông ta sẽ có đến tham dự hay không ?... Hay Thiên Hoàng sẽ phải đích thân một mình đến đó ?

        — Nếu Ngài Ngự sẽ bị chúng bắt giam thì sẽ ra sao ?

        Câu hỏi trên đây do một người vừa rền rĩ thốt ra khiến bà Saeki vội phản đối :

        — Ông đừng nói đến chuyện ghê gớm ấy ! Thiên Hoàng có làm điều gì bậy bao giờ đâu.

        Nhưng, bà lại buồn rầu lầm bầm :

        — Mà chúng sẽ rất có thể bắt Ngài Ngự đi như đã thương xảy ra từ bao nhiêu thời đại xa xưa rồi .

        Nghe hai người đối đáp tôi tự nhủ « Không thể như vậy được ! ». Nhưng sự thực có thể xảy ra được hay không ? Vua Napoléon đã bị lưu đày ra đảo Sainte Hélène, các Vua César và Kaiser đã bị trục xuất ra khỏi giang sơn của minh sau khi thảm bại trước quân thù.

        Chúng tôi đành chỉ biết chờ đợi những chuyện bất hạnh rất có thể xảy ra vì tất cả mọi sự đều có thể xảy ra cho một quốc gia bại trận. Tôi câu nguyện cho Thiên Hoàng được vô sự và khỏi bị giam cầm trên một tuần đương hạm ngoại quốc, bởi như vậy sẽ đúng là chấm dứt hết cả.

        Tôi lại đi thăm các bệnh nhân vừa để xua đuổi những ý nghĩ đen tối nói trên lại vừa để quên mối lo âu về bệnh trạng của vợ tôi.

        Các bệnh nhân đã sung sướng vì được phát giầy, nhất là đám phụ nữ đã tỏ ra rất hài lòng vì được đối đãi ngang hàng với phe nam giới. Có vài bà đã cúi rạp xuống để ngỏ lời nồng nhiệt cám ơn tôi.

        Không ưa những lời cảm ơn khách sáo ấy nên tôi đã ngắt lời họ với giọng khinh miệt :

        — Không phải tôi là người đã tặng các bà những món quà đó, mà là nhà chức trách đô thành đã gửi đến. Vậy các bà nên đến đó mà cảm ơn họ thì phải hơn.

        Sổ bệnh nhân được ghi trên bảng với trường hợp nghiêm trọng mỗi ngày mỗi gia tăng, mà bệnh xuất huyết dưới da vẫn là đáng sợ hơn cả. Ông Onomi đã chết sau khi xuất huyết rất nhiều do nơi lỗ mũi và hậu môn. Cô Nishii, mới vào bệnh viện được hai ngày, cũng đã chết. Những phút cuối cùng trong khi hấp hối của cô đã rất kinh khủng bởi cô đã chết vì bị ngộp thở.

        Khi cuộc thăm viếng gần chấm dứt, tôi chợt nhớ bà Chodo và đã kinh hoảng khi hay tin bà dã chết rồi. Thật không ngờ vì tôi vừa gặp bà trong buổi sáng nay ở ngoài hành lang... Rồi đứa con của bà sẽ ra sao ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:37:01 pm »


        Tôi chậm chạp tiến bước về phía phòng giải phẫu tử thi, mà không hề lưu ý đến hằng ngàn con ruồi đã bay vù vù lên mỗi khi tôi cất bước. Tới nơi, tôi thấy Bs Tamagawa đang cắm cúi làm việc. Sinh viên Ogawa, trong phái đoàn Okayama, phụ tá với ông đang làm việc ghi chú. Tôi đứng yên lặng một hồi lâu để xem ông làm việc, lòng thầm thán phục những cử chỉ rất chính xác của ông và những động tác rất nhanh nhẹn của con dao mổ nơi tay ông.

        Có lẽ ông đã khám phá được ra những nguyên nhân khiến các người bệnh đã lần lượt chết đi nhiều như vậy ? Và nhờ đó, chúng tôi sẽ có thể nghiên cứu để tìm biện pháp cứu giúp họ được ?

        Bỗng tôi cất tiếng :

        — Bạn đúng là một bậc thày khả kính !

        Không ngừng tay làm việc ông đáp :

        — Chúng ta đừng nên nói những gì quá đáng, bạn ạ.

        Tôi trở về bệnh viện để khảo sát lại hồ sơ của các bệnh nhân mà Bs Tamagawa đang giải phẫu tử thi với mục đích đối chiếu lại với những sự khám phá sẽ được trình bày tường tận sau cuộc giải phẫu với những triệu chứng thực nghiệm.

        Cô Kobayashi đã chết bởi chứng xuất huyết nội tạng đã tràn đầy trong bụng. Ông Onomi thi chết vì bệnh xuất huyết nơi lỗ mũi và hậu môn... Phải chăng, cũng chính bệnh xuất huyết đã gây ra cái chết của bà Chodo và cô Nishii ?

        Hồ sơ của cô Nishii đã được tóm tắt như dưới đây :

        — Cô Nishii Omiko, 16 tuổi. Tới xin chẩn bệnh vào ngày 28-8. Khó chịu toàn diện, mất ngủ, xuất huyết dưới da.

        Khi bom nổ, nạn nhân đang ở tầng lầu thứ nhì của phòng Điện Thoại Trung ương, mệt tòa nhà bằng xi măng cốt sắt tọa lạc cách Trung tâm địa chấn 500 thước. Sau đó, nạn nhân liền bị chóng mặt toàn diện, nôn mửa nhiều lần. Suốt ba ngày sau, vẫn lợm giọng và rất khó chịu. Đã ăn ngon miệng mệt chút, song chưa được bình phục hẳn. Mặc dầu còn mệt nhọc, lại thêm chửng tháo dạ, nạn nhân vẫn và tiếp tục làm việc điều hòa. Đến ngày 23-8, yếu, chứng rụng tóc nghiêm trọng xuất hiện rồi từ đó, những sự khò chịu dần dẫn tăng lên mãi.

        Đêm 27 qua sáng ngày 28, phát sinh chứng đau bụng và sốt rét. Lần thứ nhất, người ta thấy phát hiện bệnh xuất huyết dưới da của nạn nhân.

        Giảo nghiệm về cơ thề : vóc người trung bình, không được dinh dưỡng sung túc, da khô và hết sức xanh xao. Nhiều dấu hiệu xuất huyết dưới da phát hiện trên ngực và chân tay. Nét hấp hối đã phảng phất trên gương mặt, phía trong mí mắt đã chửng tỏ sự suy giảm rất nhiều máu. Cuống họng bình thường. Phía sau hai lá phồi đều bị nám và hơi thở rất yếu ớt. Nhịp đập của trái tim hòa hợp với động mạch của phổi.

        Mạch yếu, nhưng mau : 130 lần trong một phút. Nhịp thở : 36. Nhiệt độ : 40 độ bị táo bón.

        Chết ngày 29-8 vì bị ngộp thở.

        Một điểm chung đã được nêu lên cho tất cả các người tử nạn từ hai hay ba hôm nay là họ đều ở gần nơi trung tâm địa chấn ít nhất là một ngàn thước khi bom nổ. Như vậy thì quả nhiên là những người càng ở gần nơi trung tâm địa chấn bao nhiêu, họ càng dễ chết bấy nhiêu.

        Tôi nóng lòng chờ đợi bản phúc trình về cuộc giải phẫu tử thi của bà Chodo, cô Nishii và ông Onomi. Tuy nhiên, dù có đủ điều kiện chu đáo đến đâu chăng nữa, Bs Tamagawa cũng không thể làm việc mau chóng hơn được bởi công cuộc quan sát đòi hỏi rất nhiều ngày giờ cần thiết. Huống hồ nạn thiếu ánh sáng tại nơi đây đã khiến cho hoạt động của ông bị đình trệ rất nhiều.

        Để ông có thể tiếp tục làm việc sau khi trời tối, tôi đã chạy khắp bệnh viện để bòn mót tất cả các mằu nến và yêu cầu ông Sera cố gắng giúp cho chúng tôi sớm có chút ánh sáng đèn điện, bởi tôi vừa trông thấy ánh sáng đèn điện đã xuất hiện tại các khu xóm Nigitsu và Ushita ở phía bên kia sông.

        Bệnh trạng của vợ tôi vẫn không thay đồi. Một chiếc mùng đã được mắc trên giường nàng, không những để ngăn ngừa muỗi và gió, mà còn để tránh cho chúng tôi khỏi bị nhiễm trùng nữa. Nàng đã vùng vẫy và la lên khi được tôi chích cho một liều thuốc với «glucose» và «trionone » dưới ánh sáng lung linh của ngọn nến. Bởi vậy, tôi phải yêu cầu cô Kado từ nay giúp tôi trong việc chích thuốc cho nàng để tránh cho cả hai chúng tôi khỏi tái diễn cái cảnh thương tâm ấy.

        Buổi chiều, Bs Sasada, ông Shiota và tôi đã ngồi buồn thiu trước bàn ăn. Những vụ chết chóc xảy ra hôm nay đã khiến chúng tôi mất tinh thần và đặc biệt nhất là cái chết của bà Chodo. Cái hình vóc mảnh dẻ của bà thường đi thơ thẩn trong những dãy hành lang đã được ghi sâu vào trí não của chúng tôi.

        Tôi khẽ cất tiếng hỏi :

        — Còn đứa bé kia... rồi đây nó sẽ ra sao ?

        Ông Shiota quay lại trả lời :

        — Bạn chưa biết ư ?... Bà Fugii, vợ của vị bác sĩ nha khoa, đã quyết định nhận nó làm con nuôi rồi mà.

        Thật tình tôi đã quên bà Fugii, nay câu tuyên bố của ông Shiota đã khiến tôi được yên tâm đôi chút, Đây là một hành động rất tốt cho cả hai bên vì bà Fugii vừa mất một đứa con mới sinh được vài ngày sau vụ bom nổ và đứa con gái lớn của bà cũng đã từ trần vì bị phỏng nặng.

        Đến quá nửa đêm, tôi lại bị Bs Tamagawa làm rộn, Ông có tật gây nên những sự ồn ào mỗi khi trở về phòng ngủ.

        Ông bảo tôi:

        — Hachiya-San ! Tôi sẽ cần đùng rất nhiều cái bình, Đêm nay, lại có thêm một người chết nữa,

        Tôi hứa sẽ cố gắng kiểm giùm ông những cái bình thật tốt.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM