Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:44:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiroshima trong cơn ác mộng  (Đọc 7259 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:53:14 pm »


17-8-1945

        Lại một ngày không chút vẩn mây.

        Đêm qua, tôi khó ngủ. Tôi rất khổ tâm vì nghĩ tới Thiên Hoàng và tôi thú thực rằng số phận của Ngài đáng quan tâm hơn cả cái khung cảnh bại trận hiện tại. Ngài đã là nạn nhân của hiểm họa bè phái trong quân đội. Và ngày nay, khi quân đội đã thất bại rồi thì họ đã trút hết mọi trách nhiệm lên đôi vai của Ngài. Với thủ đoạn lừa phỉnh qua từng giai đoạn, bọn quân phiệt đã khăng khăng đoan quyết tấm lòng trung kiên bất diệt đối với đấng quân vương, rồi... rút cuộc, họ đã nắm quyền thống trị toàn thể quốc gia... Vậy mà trước bất cứ một việc gì, họ cũng vẫn đều nhân danh Thiên Hoàng cả.

        Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một cơ hội độc chiếm chủ quyền trước khi quốc dân có thể đo lường được những ảnh hưởng tai hại của hành vi phản bội ấy. Dưới ách độc tài quân phiệt, những nạn nhân đau khổ hơn hết là những binh sĩ hạ cấp, toàn thể quốc dân và... cả Thiên Hoàng nữa, Nếu không thì sao Ngài đã đích thân tuyên cáo cuộc đầu hàng trước quốc dân và tự nhận lấy trách nhiệm mà đáng lẽ các vị tướng lãnh phải gánh chịu !

        Sáng nay, tôi đi thăm các bệnh nhân rất sớm. Bà Yoshida vẫn còn sống, nhưng yếu hơn hôm qua. Khi ông Ushio hỏi ý kiến tôi về trường hợp của bà này, tôi không dám nói và vội ra ngay khỏi phòng.

        Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bs Hiroshi Moriya, một bạn học cũ đang làm việc nơi bệnh viện Giao Thông tại Tokyo, đến thăm tôi với một số thuốc men rất phong phú. Lần chót mà tôi gặp ông, cách đây gần ba chục năm, thì ông đang là trưởng lớp chúng tôi tại trường tiểu học.

        Ông reo lên và nói với tôi :

        — Thật là vui mừng khi được thấy bạn ! Ở Tokyo, chúng tôi đã lo lắng hỏi nhau vì không biết bạn còn sống hay đã chết rồi. Tất cả những điều chúng tôi được biết chỉ là nghe tin Hiroshima bị hoàn toàn tiêu diệt rồi... các hác sĩ Hasegawa và Miki cũng rất lo ngại vì không được tin tức gì của bạn ; chắc họ sẽ rất sung sướng khi hay tin bạn còn sống trong số những người sống sót này... Bạn hãy trông, tôi đem một số thuốc men đến tặng bạn đây ! Cả những cái này.

        Dứt lời, ông mở một trong các gói ra, trong có gồm những kìm, kéo và những dụng cụ bằng cao su. Ông cũng đem theo một chiếc máy chụp hình và khi biết tôi bị thương, ông xin phép được chụp hình tôi đứng bên cạnh giường.

        Tôi nói:

        — Moriya-San ! Nếu biết bạn chụp hình tại Hiroshima, bọn quân cảnh sẽ làm phiền bạn không ít đâu.

        Song, lời khuyên cáo của tôi không làm cho ông bỏ ý định ấy. Sau khi chụp một kiểu hình khỏa thân của tôi, ông lại chụp một loạt hình nữa qua khung các cửa sổ. Rồi theo lời yêu cầu của tôi, ông chụp một tấm chung cho toàn thể nhân viên trong bệnh viện.

        Bs Moriya cho tôi biết tình hình tại Tokyo đã trở lại yên ổn rồi. Ông cũng cho tôi biết rằng chính Thiên Hoàng đã tự ý tuyên bố đầu hàng trên làn sóng điện. Ngài muốn tránh cho quốc dân khỏi phải chịu đựng thêm những thảm họa đau thương do chiến tranh gây nên nữa... Tin này khiến tôi cảm động sâu xa và làm tiêu tan hết mọi giả thuyết đầu tiên mà tôi đã nêu ra từ mấy bữa nay.

        Chiều nay, có một số đông người đến thăm bệnh viện. Mỗi người là cả một nguồn tin tức... nhưng không biết họ có đưa những tin xác thực đến hay chỉ là những tin đồn đãi hão huyền mà thôi. Một người đoan quyết với tôi rằng ông Tổng Trưởng Chiến Tranh đã bị một nhóm sĩ quan  đuổi theo vào tận phòng tắm trong cung điện Hoàng Gia và ông đã mổ bụng tự sát tại đó. Một người khác báo tin Đại Hội Đồng Hoàng Gia đã được triệu tập để thảo luận về những điều kiện đầu hàng. Và ông Tồng Trưởng Chiến Tranh đã cố gắng thuyết phục nhà vua rút bản tuyên ngôn lại. Nhưng, Ngài đã cương quyết chối từ vì đối với Ngài, vận mệnh của quốc gia dân tộc đã cao cả hơn vận mệnh của chính Ngài và của quân đội.

        Chiều hôm nay, tôi lại đi thăm các bệnh nhân một lần nữa. Tôi gặp một trong sáu người vừa được đưa đến. Cũng như trường hợp bà Yoshida y mắc chứng xuất huyết dưới da, nổi lên những chấm li ti như những đầu cây kim găm hoặc như những dấu chân ruồi trên vách tường vậy. Bệnh này phát sinh những mạch máu dưới lớp biểu bì đã bị vỡ ra.

        Tôi chợt khám phá ra rằng tất cả những người ở gần nơi bom nổ đều không có vẻ gì là bị thương cả. Song tới hôm nay, chứng bệnh xuất huyết dưới da mới phát hiện trên toàn thân họ. Các chấm lí ti đó không làm cho người bệnh đau đớn hay ngứa ngáy chút nào nên tôi khó lòng mà giải thích được nguyên nhân của nó.

        Khi về phòng nằm, tôi đem việc khám phá nổi trên thuật lại cho các bác sĩ Sasada và Shioto nghe và các ông này khuyên tôi nên coi kỹ xem có mắc chứng bệnh kỳ dị đó không. Tôi nhẹ hẳn cõi lòng khi thấy ngoài da của tôi không có gì lạ cả.

        Trong bữa ăn chiều, tôi được biết tin sáng mai đây, sẽ có một đoàn nữ sinh viên y khoa đến giúp chúng tôi. Một cuộc cứu trợ khác cũng được hứa hẹn bởi các quận lân cận.

        Nhưng, tôi cũng lại biết tin có những toán rất đông người đang trên con đường tiến về Hiroshima với mục đích lục soát để tìm kiếm của cải còn sót lại trong những ngôi nhà bị tàn phá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:54:01 pm »


18-8-1945

        Khi vầng thái dương xuất hiện, bầu trời trở nên trong sáng. Nhưng chẳng bao lâu, những đám mây ùn ùn kéo đến từ phía chân trời xa và chúng tôi đã được hưởng mọt trận mưa mát mẻ mà chúng tôi hằng nóng lòng mong đợi từ lâu.

        Tôi đi thăm các bệnh nhân rất sớm. Sổ người chết đã giảm bớt một cách đáng kể, nhưng mỗi ngày cũng vẫn có một hoặc hai người ra đi bởi hậu quả của bệnh xuất huyết dưới da. Số người mắc chứng bệnh này mỗi ngày một tăng thêm rất nhiều.

        Các chấm nhỏ dưới làn da của bà Yoshida đã nhiều hơn hôm qua và chiếc mặt nạ của Tử Thần đã được đặt lên khuôn mặt của bà rồi. Các vết thương của bà không còn ẩm ướt và rỉ máu nữa, bây giờ nó đã khô và đóng một lớp vảy cứng... Tôi báo trước cho ông Ushio biết rằng bà khó lòng sống nổi hết ngày hôm nay. Bây giờ, lại thêm một chứng bệnh mới lạ nữa : có rất nhiều bệnh nhân bị rụng tóc ! Những người này có một màu da xám xịt như những xác chết. Nếu có kính hiển vi, tất chúng tôi đã khám phá ngay ra được nguyên nhân của triệu chứng đó bằng một cuộc phân chất trong máu họ.

        Khi trở về giường, tôi thấy Bs Sasada đang chăm chú xem xét ngực mình với vẻ lo âu. Khi thấy tôi bước vào, ông vội khoác ngay áo lên người; hình như ông muốn dấu tôi công việc quan sát  bí mật ấy. Để ông khỏi bổi rối, tôi không hỏi một lời nào và làm bộ kiếm một vật dưới gầm giường rồi liền ra khỏi phòng. Dù ông không nói ra thì tôi biết rằng ông đã nhiễm phải chứng xuất huyết dưới da rồi.

        Xuống tầng dưới, tôi gặp ông Hirohata đang ngồi trên một tấm ghế dài. Tôi liền ngồi xuống bên ông. Ông Hirohata là nhân viên Phòng Điện Thoại và ông đang làm việc khi bom nổ xuống. Vì ở cách xa nơi trung tâm địa chấn tới 400 nên ông không bị một vết thương nào cả.

        Tôi hỏi ông:

        — Sao ông lại có thể vô sự trong khi có bao nhiêu người xung quanh ông bị chết hay trọng thương vậy ?

        — Tôi được che chở bởi một bức tường dày bằng xỉ măng. Tất cả mọi người đứng gần các cửa sổ đều chết ngay tức khắc hoặc sẽ chết bởi những vết phỏng nặng... Khi bom roi xuống thì toán nhân viên làm việc ban ngày đến thay chỗ cho toán làm đêm sửa soạn ra về. Đã có ít nhất là bốn chục người bị chết ngay trước cửa tòa nhà ấy. Mười lăm nhân viên chuyên môn làm việc bên ngoài đã ngã gục chết ngay trong khi đang mình trần tập thề dục.

        Rồi ông Hirohata hỏi tôi :

        — Thưa bác sĩ, có phải một người bị thiêu sổng sẽ bé hẳn lại hay không ? Mấy giây sau vụ bom nổ, tất cả những kẻ khốn nạn đó đều có vẻ như biến thành những đứa trẻ con cả... Tại sao tóc tôi lại rụng hết cả?.... Mà tại sao tôi lại yếu đuối quá thế này, hả bác sĩ ?... Tôi lo sợ quá. Người ta cho biết rằng tôi sắp chết đến nơi rồi... Trường hợp này đã xảy ra cho rất nhiều người bạn tôi, họ cũng có vẻ như không bị thương tích gì cả.

        Tôi vội trấn an ông ta :

        — Ông Hirohata ! Tôi nghĩ rằng ông chẳng nên quá lo phiền vô ích. Cũng như tất cả mọi người, ông đã trải qua một cuộc thử thách phi thường và từ đó, ông vẫn không ngừng làm việc cơ mà... Sự yếu đuối của ông có gì là đáng ngạc nhiên đâu... Bây giờ, ông nên trở về nhà, nằm yên tĩnh dưỡng và ăn uống tất cả những gì mà ông thích để tẩm bổ cho sức khỏe chóng phục hồi.

        Có cái gì khác lạ ở người đàn ông khốn khổ này: dáng ngồi, giọng nói và sắc da đã báo cho tôi biết chắc chắn là ông không thể sống lâu được. Nhưng, tôi đâu có thể nói cho ông biết điều đó.

        Sáng nay, đoàn nữ sinh viên y khoa đã đến. Dưới sự hướng dẫn của các cô y tá, họ đã cọ rửa hết tất cả mọi phòng trong bệnh viện. Chỉ vài giờ sau, nhà cửa đã sạch bóng láng.

        Bên ngoài, một đám mưa nhẹ lất phất bay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:54:18 pm »


        Những giường của chúng tôi được khiêng qua một căn phòng mới và người ta di chuyển các bệnh nhân từ nhà dưới lên căn phòng rộng trên tầng lầu thứ nhì. Căn phòng của chúng tôi nhỏ hơn chỗ cũ một chút nhưng hoàn toàn và được việc hơn. Năm chiếc giường được xếp thẳng hàng gần bên cửa sổ và ba chiếc khác đặt dài theo bức tường ngăn với căn phòng kế dãy hành lang. Chiếc giường của Bs Sasada được kê trong góc để tránh luồng gió có thể khiến các vết thương của ông thêm đau đớn. Giường của tôi được đặt ngược chiều với giường ông khiến tôi có thể đón những làn sương mai mát mẻ. Giường của vợ tôi ở kế bên tôi rồi đến giường cô Kado.

        Chiếc giường đặt giữa cô Kado và Bs Sasada dành riêng cho vị y sĩ hiện dịch. Chiếc giường này lại còn là chỗ ngồi của khách tới thăm người bệnh.

        Ông Shiota, cô Yama và cô Susukida nằm trên những chiếc giường đặt dài theo hành lang.

        Phòng ngủ mới của chúng tôi có hai cửa ra vào. Kế bên mỗi cửa, là một bộ bàn ghế vừa dùng làm bàn giấy vừa làm chỗ khám bệnh. Sự xếp đặt khéo léo này đã khiến chúng tôi cảm thấy được gần gũi nhau hơn, thân mật với nhau hơn và có vẻ an ninh hơn trước. Các cửa sổ hướng về phía Đông Nam. Từ hướng này, tôi có thè trông thấy nhà ga Hiroshima, cách đây 1.000 thước và cách nơi bom nổ 2.000 thước và xa hơn nữa, trạm Kaita là nơi ngừng xe thứ ba trên con đường đi Kuré.

        Tận nơi chân trời mờ sương xa tắp, người ta có thể phân biệt được những thành phố Seno và Hatchihomnatsu. Những trái núi bên con đường đi Sanyo hiện lên rõ rệt. Cảnh này khiến tôi nhớ tới những xóm làng đẹp đẽ rải rác dưới chân núi... Rồi, tôi lại liên tưởng đến nơi thôn nhỏ kế cận Okoyama là nơi mà mẹ và đứa con trai của tôi đang lánh nạn.

        Trong khi đang mơ màng trước khung cửa sổ, tôi thấy một đoàn xe lửa ngừng lại trước ga. Chưa bao giờ tôi trông thấy chuyến xe nào đông hành khách đến như thế. Những chùm người bám chặt vào các toa xe trông như những đàn ong bám chặt vào thân cây vậy. Cả đến những toa chở than cũng chật ních những người. Khi xe vừa ngừng, một người chõ ra ngoài cửa sổ và vạch quần để tiểu tiện và các người khác cũng làm như vậy trên suốt dọc con đường sắt. Tôi sung sướng vì không bị hòa mình vào trong cảnh huống 1ố bịch mà cũng thảm thương ấy.

        Đoàn xe lửa lại lên đường bỏ rơi nhiều ngươi chậm trễ lại phía sau. Những người bị bỏ quên nầy đành phải cuốc bộ tiếp tục cuộc hành trình với đáng điệu mệt nhọc và nhẫn nại. Hỉnh như người ta đã trở nên hèn hạ một khi đã là những kẻ bại trận rồi.

        Các chuyến xe lửa mỗi ngày mỗi tăng thêm cả đến các toa chở hàng cũng bị hành khách tản cư chiếm hết.

        Phòng tôi nằm ngang phía cửa lớn của bệnh viện nên từ đó, tôi có thể trông thấy tất cả mọi người qua lại.

        Hôm nay, chúng tôi nhận được một tin lành : bà Okura hãy còn sống ! Khi bom nổ, ngôi nhà của bà bị xập xuống khiến cả hai vợ chồng đều bị vùi dưới đống gạch ngói vụn. Ông Okura cố gắng  chui ra thoát và nghe tiếng vợ kêu la cầu cứu. Nhưng, trước khi lê tới chỗ bà nằm, thì bỗng ngôi nhà biến thành mệt lò lửa khiến ông đành bỏ ý định tìm kiếm để cứu bà.

        Khi đám cháy đã tắt rồi, ông Okura với tâm hồn chết lịm quay trở lại ngôi nhà đổ nát và tìm thấy mấy mảnh xương đã cháy thành vôi gần nơi mà ông đã nghe tiếng vợ ông kêu cứu. Tưởng rằng đã tìm thấy di cốt của vợ, ông liền kính cẩn lượm lặt đem về đặt trên bàn thờ trong bệnh viện. Mấy ngày sau, ông đem di cốt ấy về nơi nguyên quán. Về tới nơi, ông thấy bà vợ đang ở nhà bình yên vô sự. Thì ra bà đã chạy thoát khỏi đám cháy và được một chiếc xe vận tải của quân đội chở giùm về đây.

        Câu chuyện nói trên đã trở nên một giai thoại.

        Buổi chiều, tình trạng những người mắc chứng xuất huyết dưới da đã trở nên nguy kịch. Người nào cũng luôn luôn chăm chú quan sát lại thân mình và cố gắng đánh dấu những vết tích quái gở ấy. Cả đến tôi cũng đã bắt đầu muốn phát điên lên vì lo sợ. Khi trở về giường, tôi xem xét kỹ lưỡng từng phân một trên người..., nhưng may mắn thay ! Tôi chẳng thấy gì là dấu hiệu của cái chứng bệnh ma quái ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:54:54 pm »


19-8-1945

        Đường xe lửa cách xa bệnh viện không quá 100 thước nên mỗi khi nghe tiếng xe chạy qua, tôi lại rời khỏi giường đến bên cửa sổ đứng ngắm. Có rất nhiều chuyến xe chạy ngược xuôi hai ngả, chở đầy những binh sĩ vừa giải ngũ với những bộ quần áo xốc xếch lôi thôi khiến họ càng thêm vẻ tiều tụy.

        Cô Yama với thân hình băng bó kín mít vi bị phỏng nặng, luôn miệng phiền trách người chị ruột — cũng làm y tá — mọi lần được thay băng. Tôi thông cảm những nỗi đau đớn về thể xác của cô ta và thấy rằng sự cáu kỉnh ấy đáng nên tha thứ. Nhưng, cái gì cũng phải có giới hạn nên ít lâu sau, moi thiện cảm của tôi đã hướng về người chị nhẫn nại kia nhiều hơn là đối với chính nạn nhân. Trái lại, bà Susukida — cũng bị phỏng — đã nghiến chặt hai hàm răng lại và không một tiếng kêu rên mỗi khi được thay băng. Chính con gái bà đã săn sóc cho bà và tôi chưa hề nghe tiếng bà rày rà con gái bao giờ cả.

        Hôm nay, bà Yoshidađã chết rồi ! Từ đầu tới cuối bệnh viện, số người chết cũng tăng thêm bởi chứng xuất huyết.

        Đêm nay, không tài nào ngủ được, tôi bỗng nghe tiếng kêu của một loại côn trùng quen thuộc từ dưới đất vẳng lên. Đó là tiếng một con dế báo hiệu mùa Thu đã tới. Mãi mới chợp mắt được một chút thì những tiếng kêu gào kinh khủng xé tan bức màn đêm khiến tôi giật mình sợ hãi. Tiếng gào đó từ một phòng tầng dưới nổi lên. Tôi lật đật chạy xuống thì thấy một nữ bệnh nhân bị trọng thương đang thình lình nổi cơn điên. Đầu bù tóc rối, chị ta đứng sừng sững trong bóng tối trông cao lớn như một mụ khổng lồ. Chị đang gân cồ gào thét khiển ai nấy đều kinh hoảng.

        Đứa em trai ngồi kế bên đang hết sức năn nỉ :

        — Em van chị đấy, chị ơi ! Chị hãy im đi kẻo tất cả mọi người đều thức dậy bây giờ.

        Biết rằng không thể nào khiến cho chị binh tĩnh lại được nên tôi liền chích cho chị hai ổng nha phiến tinh (morphine). Một lát sau, chị nôn mửa liên tiếp hai lần rồi gục xuống đắm chìm trong giấc ngủ nặng nề mệt nhọc. Tôi động lòng ái ngại cho thẳng nhỏ ; nó cũng hiểu rằng tình trạng rối loạn thần kinh đó là dấu hiệu sẽ đưa chị nó đến cõi chết.

        Sau hôm xảy ra vụ bom nổ, chúng đã tưởng chỉ phải săn sóc những nạn nhân bị phỏng hay các thương tích gây nên bởi những nhà cửa xụp đổ mà thôi. Ai ngờ, những triệu chứng kỳ dị khác đã dần dần xuất hiện để đưa họ vào cõi chết. Họ đã chết bởi đủ các thứ chứng bệnh như mệt mỏi toàn diện, ăn mất ngon, tả lỵ, nôn mửa và... nhất là bệnh xuất huyết dưới da, bệnh sưng bao tử và ruột già, vân vân... Lại có những người tiểu tiện và đại tiện ra máu, một số người khác mắc bệnh sưng miệng...

        Ôi ! Tôi không thể đi xa hơn được nữa... Những ý nghĩ buồn nản đảo lộn quay cuồng trong óc tôi mà không thể nào làm sáng tỏ được sự bí mật này.

        Chúng tôi phải làm gì bây giờ đây ? Còn những biến cố gì khác sẽ đến với chúng tôi nữa không ?

        Thật không có một lời giải đáp nào cho những câu hỏi này ư ?

        Những ý nghĩ đau thương này đã khiến tôi thao thức suốt đêm mà không tài nào yên giấc được.

Chiếc kính hiền vi mà tôi hằng ao ước từ từ bấy lâu nay đã được gửi từ Tokyo đến đây rồi. Một liên lạc viên đặc biệt được lệnh của ông Ikuta, cựu chủ sự tại Văn Phòng Bộ Giao Thông, đem đến cho tôi. Chúng tôi liền ráp ngay món dụng cụ quý báu ấy và bắt đầu cuộc kiểm điểm huyết cầu của các bệnh nhân.

        Sáu người trong phòng chúng tôi được khám nghiệm trước. Cuộc khám nghiệm này cho thấy mỗi người chỉ có chừng 3.000 bạch huyết cầu nghĩa là một nửa số lượng trung bình đáng lẽ phải là 6.000 hoặc 8 000 bạch huyết trong một ly khối của máu. Cuộc kiểm điểm được đặt dưới sự chỉ huy của các bác sĩ Katsubé và Hanaoka. Toàn thể nhân viên đều sốt sắng hoạt động khiến công việc được xúc tiến mạnh mẽ.

        Đa số bệnh nhân có trung bình độ 2.000 bạch huyết cầu, một số ít hơn chỉ còn 500 hoặc 600. Có một người chỉ còn có 200 bạch huyết cầu và đã chết ngay sau cuộc thử máu. Những người bị phỏng hoặc bị thương tích đã nung mủ cũng bị mất rất nhiều bạch huyết cầu. Sau khi kiểm soát lại cuộc thử máu và hỏi kỹ các bệnh nhân, chúng tôi kinh ngạc khi được biết hầu hết họ đều ở gần bệnh viện này.

        Tôi cũng khám phá ra rằng hiện thời tại đây, số thân nhân của người bệnh đã nhiều hơn cả những người bệnh thực sự... Vậy chúng tôi phải xoay sở ra sao trước hoàn cảnh này ?... Tôi không biết phải làm sao được... Thật là khó lòng khi đã nuôi nấng chăm nom người bệnh mà lại bỏ rơi không săn sóc thân nhân của họ. Bởi lẽ họ không còn một mái nhà nào nữa nên buộc lòng chúng tôi phải lưu họ lại đây. Do đó, chúng tôi không lấy làm lạ khi thấy cái cảnh vô cùng hỗn độn tại bệnh viện này cũng như bên Bộ Giao Thông.

        Ông Sagara, từ Jigozen tới, đã cho tôi biết ở khắp mọi nơi cũng đều chung một trạng huống như đây cả. Tất cả mọi chốn đền chùa, trường học hoặc tư gia đều đày ních những đồng bào lánh nạn. Số phận của đồng bào tại Jigozen còn hầm hiu hơn các bệnh nhân của tôi rất nhiều vì họ không có thuốc men, cơm ăn và áo mặc. Hơn nữa, các bệnh nhân của lại có được cả cảc vị thây thuốc và các cô y tá tận tâm săn sóc.

        Ông Sagara đem cho tôi một áo sơ mi mới, một cái quân và một đôi giày. Nhưng, tôi ưng rnặc bộ quẫn áo rách rưới lôi thôi này do đô thành đã phát tặng hơn là chưng điện bộ quần áo tốt đẹp này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:55:31 pm »


20-8-1945

        Số người tới thăm bệnh viện mỗi ngày một gia tăng và ai nấy đều muốn tường thuật tất cả những điều mắt thấy tai nghe và cảm tưởng của họ từ khi bom nổ. Tôi đã quá mệt nhọc vì phải miễn cưỡng nghe nhắc đi nhắc lại những mẩu chuyện ấy suốt từ sáng đến chiều... Nhưng, vẻ mệt nhọc của tôi vẫn không khiến họ nao núng chút nào cả.

        Họ thường hỏi tôi bằng câu :

        — Khi bom nổ thì bác sĩ ở đâu ?

        Ròi, không đợi tôi kịp trả lời, họ đã thao thao kể lể đủ hết mọi chuyện đã xảy ra trước mắt họ hoặc họ đã nghe đồn đãi.

        Một người nói :

        — Trạm cấp cứu của Ty Lao Động tại Hijiyama đang ở trong tình trạng xáo trộn không thể  nào tả được. Có rất nhiều người phỏng nặng khét lẹt như mùi cá mực nướng. Trông họ giống như những con « mực ma» luộc chín... Chưa bao giờ tôi trông thấy những cảnh tượng ghê gớm như vậy đấy, bác sĩ ạ.

        Rồi y nói tiếp :

        — Thưa bác sĩ, Ngài có thể tin được rằng một con mắt người đã bị lọt ra khỏi tròng rồi mà còn nhìn được hay không ?... sở dĩ hỏi Ngài như vậy vì chính tôi đã trông thấy một người ở trường hợp ấy.:«. Anh ta đặt con mắt lên lòng bàn tay... Rồi, tôi đã chóng mặt dữ dội khi thấy con mắt đó ngó tôi trừng trừng... Vâng, rõ ràng cái «đồng tử » của con mắt ấy đã nhìn đăm đăm vào mặt tôi. Chẳng hiểu con mắt ấy có nhận ra được tôi hay không ?

        Nghe tới đây tôi lắp bắp hỏi :

        — Ông có thể trông thấy khuôn mặt của ông phản chiếu trong con mắt ấy hay không ?

        — Ồ không. Tôi không dám đến gần quá như vậy.

        May mắn cho tôi là câu chuyện trên được chấm dứt bởi sự xuất hiện của Bs Yasuhara, một bạn cũ từ Tamashima đến. Trước kia, ông là Trưởng Khu Giải Phẫu tại bệnh viện này và mới hồi hưu được vài năm nay.

        Bs Yasuhara đã nói thẳng với tôi :

        — Không bao giờ bạn có thể lành bệnh được nếu bạn còn tiếp tục ở tại nơi này. Vậy bạn hãy nên về nhà tôi thì hom.

        Ông là một người bạn rất sốt sắng ; nếu tôi không coi chừng thì ông rất có thể xách cổ tôi ra khỏi giường rồi ấn tôi vào một chiếc xe mà đem tôi đi ngay được. Nhưng, ông đã im bặt ngay khi nhận ra ông Shiota, cô Susukida và vợ tôi. Chừng đó, ông mới rõ là tôi không cô đơn như ông tưởng.

        — Tôi đem tới tặng bạn một giỏ trái đào đây ! Ông nói bằng giọng nghẹn ngào trong khi nước mắt chạy quanh.

        Sau khi thăm hỏi tất cả các bạn đồng sự cũ, Bs Yasuhara mới cho tôi hay tin đại úy Urabé em họ tôi đã chết và nhiều bạn học cũ của tôi như các bác sĩAkamatsu, Osugi và Onoda đều bị mất tích cả rồi. Đã đành rằng sớm muộn gì thì tôi cũng được biết những tin đau đớn ấy, song nó đã khiến cho tôi xuống tinh thần không ít. Bữa trưa hôm nay, chúng tội đã thương thức những trái đào thơm ngon của xứ Okayama do Bs Yasuhara đem đến.

        Tôi định dành hết buổi chiều nay để ghi rõ lai lịch và tình trạng của từng bệnh nhân, nhưng đầu óc lộn xộn nên tôi không biết phải bắt đầu ra sao cả. Người đàn bà điên từ đêm hôm qua đã thức dậy và đang gào thét inh ỏi. Hôm nay, số người mắc bệnh xuất huyết dưới da tăng thêm nhiều và một vài người than phiền đã thấy thêm một triệu chứng mới nữa : khi chải đầu, tóc họ đã trút xuống từng mớ một. Mặc dầu đang như trong cơn ác mộng đó, tôi cũng vẫn cố gắng ghi được những dòng vắn tắt dưới đây lên mặt giấy :

        1 — Ông Sakai, 53 tuổi. Vào bệnh viện với những cơn đau dữ dội trong ngực. Người ta thấy có nhiễu dấu vết đặc biệt của bệnh xuất huyết dưới da, mỗi vết to bằng đầu ngón tay út. Nhiệt độ : 38°. Đã rụng rất nhiều tóc. Tình trạng nguy ngập.

        2  — Bà Hamada, 47 tuổi. Đã bị bỏ trong một căn nhà tại Teppo-Cho, cách trung tâm địa chấn 1 cây số. Nôn mửa, mệt nhọc, nhức đầu, khát nước liên miên suốt từ khi bom nổ và cứ như vậy suốt bốn ngày ròng rã, kèm theo bệnh tháo dạ. Tình trạng của bà đã được thuyên giảm một cách rất mau chóng nên ngày 15-8, bà đã tưởng mình được hoàn toàn bình phục rồi, tuy chỉ còn hơi khó chịu một chút. Song, ngày 18-8, bệnh tình lại trở nên nghiêm trọng cho tới hôm nay. Bà được trở lại bệnh viện từ hôm qua. Cuộc khám nghiệm cho biết dưới làn da khô cứng trên ngực bà đã phát hiện rất nhiêu dấu vết của bệnh xuất huyết dưới da. Bà Hamada than phiền khi ăn uống phải nuốt một cách rất khó khăn. Hơi thở hôi hám. Tình trạng nguy ngập.

        3 — Cô Kobayashi, 19 tuổi. Nằm trên đường phố tại Hatchobori, cách trung tâm địa chấn 700 thước. Trong khi chạy trốn, đã nôn mửa nhiều lần. Rất yếu trong ba ngày đầu, kèm theo chứng mất ngon và bệnh tháo dạ. Cũng như trường hợp của bà Hamada, bệnh tình cô thuyên giảm dần dần và ăn đã ngon miệng, nhưng vẫn phải nằm vì bệnh mất ngủ và trong người khó chịu. Được vào bệnh viện từ ngày 18-8. Cuộc khám nghiệm cho biết cô mắc chứng xuất huyết dưới da và hoàn toàn rụng hết tóc. Mạch chạy bình thường. Không bị xếp vào loại bệnh nhân với tình trạng nguy ngập. Tuy chỉ là một triệu chửng phụ thuộc, song bệnh rụng tóc chẳng phải là không đáng ngại.

        Tôi bất giác nắm một chùm tóc trên đâu tôi mà kéo lên và... những sợi tóc rụng nằm trong tay tôi đã khiến tôi lợm giọng. Kích thích bơi sự phát giác báo nguy đó, tôi liền xem xét cẩn thận đầu tóc của từng bệnh nhân và nhận thấy tất cả mọi người đều mắc bệnh rụng tóc, dù nhiều hay ít khác nhau. Người bị rụng tóc nhiều hơn hết là cô Kobayashi và ông Sakai.

        Hết thảy mọi người lại có thêm một lý do nữa để hoang mang lo sợ, nhưng không một ai có thể hoang mang lo sợ hơn tôi được.

        Chỉ có thiếu nữ bị phỏng khắp toàn thân là không có dấu vết nào của bệnh rụng tóc. Cò ta nằm quằn quại trên một cái ao mủ tanh hôi và tình trạng cũng không hề biến đổi chút nào. Vì cô không có thân nhân săn sóc nên mỗi lẫn thăm viếng, tôi đặc biệt giúp đỡ cho cô rửa mặt. Bởi vậy, mỗi khi thấy tôi đứng gần, cô đều mỉm cười với tôi, để lộ hai hàm răng bịt vàng làm nồi bật khuôn mặt và thân hình đen thui vì cáu bẩn. Khi trở về phòng, tôi báo cho các bạn hay tin những người bệnh tại các phòng khác đã mắc bệnh rụng tóc. Rồi, tôi lại thử kéo tóc một lăn nữa và các bạn tôi cũng bắt chước làm theo, nhưng vô hiệu quả. Thế là chúng tôi may mắn không bị chứng bịnh quái ác đó. Chúng tôi có thể vững lòng tin tưởng rằng chúng tôi sẽ bình phục được. Để ăn mừng trước cái viễn ảnh tốt đẹp đó, chúng tôi lại thưởng thức những trái đào thơm ngon của xứ Okayama.

        Yaeko-San lên cơn nóng lạnh, tôi khuyên nàng uống một viên aspirine.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:18:52 pm »


21-8-1945

        Tôi chợt thức dậy từ lúc mặt trời chưa mọc và không tài nào ngủ lại được nữa. Tôi rời khỏi giường, ra ngoài bao lơn đứng ngắm buổi binh minh.

        Tôi nghĩ bây giờ là lúc nên đi thăm những doanh trại đã bị tàn phá của Đệ Nhị Quân Đoàn và Bộ Tổng Tham Mưu đặt căn cứ trong một tòa lâu đài cổ kính tại Hiroshima. Khi tới đó, tôi bỗng muốn tiểu tiện nên đi tìm một nơi kín đáo và sự tình cờ đã khiến tôi khám phá ra một phòng vệ sinh hãy còn nguyên vẹn phủ đầy những mảnh ngói vụn. Tôi rất vui mừng vì thấy phòng này sạch sẽ và tiện lợi hơn cả căn phòng vệ sinh của chúng tôi tại bệnh viện. Nơi này cũng gần bệnh viện nên tôi quyết định từ nay sẽ ra đây để làm việc cần dùng.

        Trong dịp này, tôi đã tìm thấy hai cái khung xe máy dầu đã cong queo và cháy đen trong một trại lính về phía Nam. Những khung ấy bị lấp kín đến một nửa dưới đống gạch ngói. Tồi đưa mắt nhìn quanh để xem có món vũ khí nào còn sót lại hay không, nhưng không còn gì cả.

        Một cái xưởng dựng bằng gỗ dùng làm kho vật liệu, quay mặt về hướng Nam Bộ Giao Thông đã bị cháy trước và nay chỉ là một đống đen xì. Chính cái xưởng này đã gây hỏa hoạn cho bệnh viện của chúng tôi. Quân đội đã tiêu diệt hết mọi nhà cửa trong khu vực này để ngăn cho lửa khỏi lan rộng, nhưng họ đã chừa cái xưởng này lại nên nó đã bị bén lửa như một bao diêm vậy.

        Trong một khoảng chu vi chừng 50 thước xung quanh bệnh viện, cứ hai căn nhà thì có một căn bị phá sập để ngăn lửa. Nhưng, chỉ cần một cái trại nhỏ bị bỏ quên trên khu quân sự ấy cũng đủ sức gây thiệt hại nặng nề cho dãy nhà của chúng tội và bắt chúng tôi phải chịu những sự đau đớn như ngày nay.

        Tôi càng cảm thấy khinh miệt căm hờn đến cực điểm về sự cẩu thả tội lỗi của những cấp chỉ huy trong quân đội. Sự ngu ngốc và vô nhân đạo của họ thật không có bờ bến nào cả. Một hôm, ông Mizoguchi bị một tên hiến binh gác tại nhà ga Hiroshima gọi lại để xét giấy tờ. Khi thấy ông ta có đủ giấy tờ hợp lệ và không có gì khả nghi, tên thú vật này đã tát vào mặt ông ta một cái với lý do là trông ông giống người Cao Ly.

        Bỏ lại sau lưng những cảnh hoang tàn trong cái khu vực đáng ghét này, tôi trở về bệnh viện để dùng bữa sáng. Bà Saeki đem khẩu phần thường lệ đến cho tôi.

        Bà có vẻ xúc động khác thường và, với cặp mắt long lanh, bà báo tin :

        — Thưa ông chủ, tôi nghe nói Khu Công Binh sẽ cung cấp cho chúng ta tất cả những quần áo mà chúng ta cần dùng..., những bộ đồng phục và những áo sơ mi... Tại sao ông không cùng ông Mizoguchi đến đó mà lãnh về dùng ? Họ có nhiều quần áo lắm, ông ạ. Quân đội có đủ mọi thứ, họ chỉ việc lấy ở trong các kho dự trữ ra...

        Rồi, bà giang rộng hai cánh tay ra và hăng hái nói tiếp :

        — Họ sẽ cho các ông nhiều như thế này này ! Họ có đủ cả : chăn mền, quần áo, giày dép... chất cao lên đến trần nhà... Có cả núi quần áo... ! Ông cứ tin tôi đi vì đó là sự thực... Quân đội có đủ cả mà.

        Ông Mizoguchi đã nghiên cứu vấn đề ấy rồi nên ngắt lời bà ta :

        — Baba-San ! Tất cả những chuyện đó đúng là sự thực nhưng là từ ngày 18-8 trở về trước cơ. Trước ngày đó, người ta có thể lấy đủ mọi thử tại các kho dự trữ trong quân đội. Nhưng bây giờ thì bọn binh sĩ đã từ chối mà không cấp phát gì cho dân nữa.

        Đoạn, ông quay lại nói với tôi.

        — Tuy nhiên, chúng ta cứ thử làm một cuộc vận động cuối cùng xem sao. Còn có rất nhiều bộ quần áo tích trữ trong kho quân đội. Nếu chúng ta gặp viên sĩ quan thủ kho và trình bày tường tận hoàn cảnh khó khăn và hỏi xin những vật dụng cần thiết, chắc y sẽ chấp thuận ban cho chúng ta một đặc ân... ừ, dù sao thì chúng ta cũng cử thử xem.

        Tôi đồng ý với ông và chúng tôi quyết định sẽ đến Khu Công Binh vào buổi chiều nay.

        Hôm nay, bệnh viện đầy những người bệnh ở ngoài đến xin thử máu. Tôi trông thấy hai người, đang ngồi đợi ở ngoài hành lang, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc ở trên đầu.

        Đến gần căn nhà của người gác cổng, tôi gặp bà Macoka trước làm ytá tại đây. Chồng bà đã chết và nay bà đến xin thăm sức khỏe vì cảm thấy trong mình rất khó chịu.

        Thoạt ngắm làn da màu xám tro và cặp mắt lờ đờ của bà, tôi biết rằng vô phương cứu chữa. Bà mong đợi sự chúng tôi cứu giúp, song chúng tôi không thể làm gì được.

        Hôm nay, không có gì thay đổi nơi các bệnh nhân của chúng tôi. Những thân nhân của họ ra ngoài làm việc, đến tối mới về ngủ tại đây.

        Họ trải những tấm «tatami» rồi ngồi quây quần quanh chiếc hỏa lò để hồi tưởng lại cái khung cảnh ấm cúng của gia đình mà chưa biết bao giờ được trở lại nữa. Những căn phòng mới thiết lập trong tòa nhà của Văn Phòng Bộ Giao Thông được đặt dưới sự chăm nom của Bs Numata và những phòng trong bệnh viện thì do Bs Kimoto phụ trách. Nhờ sự điều khiển khéo léo và tài tháo vát khôn ngoan của hai ông này nên mọi việc đều trôi chảy cả.

        Ngày nay, chứng rụng tóc đã trở nên đáng ghê sự hơn cả bệnh xuất huyết dưới da khiến một số bệnh nhân đã hầu như quên hẵn những dấu vết khả nghi trên da thịt họ. Bà Hamada có vẻ nguy kịch hẳn lên. Đầu bà đã trụi hết tóc và những dấu vết trên người đã tăng lên thập bội. Cô Cobayashi sốt lên tới 38 độ 9, đau trong cuống họng, trong ngực và bao tử. Cô kêu mệt nhiều. Cái đầu cô ta rụng hết cả tóc nên trông giống như một trái dưa hấu màu vàng. Khắp mình mẩy cô nồi đầy những mụn đủ các cỡ lớn nhỏ. Cũng như bà Hamada, cô đang ở trong tình trạng nguy ngập.

        Tôi băn khoăn không hiểu trong ba người là ông Sakai, bà Hamada và cô Kobayashi, ai sẽ chết trước ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:19:08 pm »


        Sau bữa ăn cơm trưa, ông Mizoguchi và tôi đến gặp vị sĩ quan chỉ huy trưởng Khu Công Binh. Tôi muốn sửa sang bộ tịch cho dễ coi một chút, nhưng thật khó khăn với chiếc quần dơ dáy và cái áo sơ mi rách mướp này. Có một bộ tốt do ông Sagara cho hôm trước thì tôi đã tặng một bệnh nhân rồi vì anh này không có quần áo thay đổi.

        Tống Hành Dinh của Đệ Ngũ Đại Đội Công Binh được đặt tại Hakushima về phía Bắc bệnh viện Hiroshima, trên một thửa đất giữa hai phu lưu của con sông Ota.

        Nhà tôi cũng ở tại Hakushima nên tôi đã thường coi đây như một khu vực quan trọng. Nhưng ngày nay, với những ngôi nhà xụp đổ, Hakushima bỗng như nhỏ bé hẳn lại.

        Chúng tôi phải đi qua cầu Kohei để tới kho dự trữ của Khu Công Binh đặt ở bên kia sông. Một người lính có phận sự canh gác phía bên kia đầu cầu biết ông Mizoguchi nên vui vẻ hướng dẫn chúng tôi vào văn phòng chỉ huy trưởng. Sau khi qua một khu đất rộng chứa một số lớn rất nhiều vật liệu, chúng tôi đến trước cửa một cái hầm đào trên ven sườn núi. Tới đây, người lính yêu cầu chúng tôi đứng chờ rồi y biến vào trong hầm. Một lát sau, y trở ra cùng với vị sĩ quan.

        Tôi đã thành thực xúc động khi nhận thấy cả vị sĩ quan này lẫn người lính đều không mang vũ khí. Nhìn những quân nhân không gươm không súng đứng trước mặt, tôi đã xuống tinh thân một cách thấm thìa sâu xa vì không còn gì có thể tượng trưng cho sự thảm bại chiến tranh hơn cái cảnh tượng thê lương này.

        Vị sĩ quan này đã khá lớn tuồi ; vẻ tiều tụy của ông khiến tôi động lòng ái ngại nên trong mấy giây gặp gỡ đâu tiên, tôi chẳng biết nói gì cả. Tôi đành chỉ biết cúi đầu yên lặng.

        Ông Mizoguchi giới thiệu đôi bên, lúc đó tôi mới lấy lại sự bình tĩnh. Tôi bắt đầu nói với ông về ngôi bệnh viện của chúng tôi và tường thuật, không thiếu một chi tiết nào, về những hoạt động của chúng tôi từ ngày xảy ra vụ bom nổ. Sau hết, tôi giải bày tình cảnh vô cùng thiếu thốn nơi bệnh viện rồi tỏ ý mong đợi sự giúp đỡ của ông.

        Chăm chú nghe tôi nói xong, vị sĩ quan già cất giọng chậm chạp nặng nề đáp :

        — Từ trước cho đến ngày 17-8, tôi được phép đem những quần áo và các thứ vật dụng của quân đội cấp phát cho tất cả những ai đến hỏi xin. Nhưng từ ngày 18-8 trở đi, khi cơ quan cảnh sát nắm quyền chỉ huy thì tôi được lệnh giao tất cả các kho dự trữ lại cho đô thành để họ lo phụ trách việc phân phối cho giới dân sự.

        Tôi nói:

        — Ngài có thể giao cho nhà chức trách đô thành một số quân áo mùng mền và các vật dụng cần thiết đủ cho hai trăm bệnh nhân, nhưng với quy định minh bạch là sổ tặng phẩm đó phải được cấp phát cho bệnh viện Hiroshima của chúng tôi hay không ?

        Như cho lời thỉnh cầu của tôi là xác đáng, ông hứa sẽ tìm đủ mọi cách để việc này có kết quả tốt đẹp.

        Chúng tôi chân thành cảm tạ lòng tốt của ông rồi cáo lui.

        Khi trở ra, chúng tôi đứng lại ngắm những vật dụng tồn trữ chất từng đống cao như núi suốt hai bên thửa đất rộng mênh mang. Có rất nhiều thứ dụng cụ như cưa, rìu, kìm, búa, dụng cụ làm bếp, những ghế và bàn giấy, vân vân... Có những hộp ghi chữ « GIÀY» được chất cao lên đến tận trời, những núi mùng mền, quần áo nhà binh quần áo lót mình và những thùng lớn chứa những đồ bằng da. Chúng tôi phỏng tính rằng tất cả số quần áo ấy đủ cung cấp cho tất cả mọi người sống sót tại đảo Hiroshima này che thân. Những công việc mà chúng tôi đã giúp ích cho các thương binh cũng đủ chứng minh cho cái lý do khiến chúng tôi cầu xin chính quyền cứu trợ hôm nay.

        Trên đường trở về bệnh viện, tôi lục soát ký ức để nhớ lấy tên một vị công chức có uy tín tại đây với mục đích nhờ can thiệp bên chánh quyền địa phương giúp cho chúng tôi được toại nguyện. Nhưng, mãi không nghĩ ra được người nào, tôi quyết định nhờ ông Mizoguchi đích thân đến Toà Đô Sảnh để vận động việc này. Ông sẽ giải thích cho nhà chức trách rõ những lời vị sĩ quan Công Binh đã nói và yêu cầu họ lưu ý xét đơn thỉnh nguyện của chúng tội, kẻo e đơn ấy sẽ bị bỏ quên và chìm sâu trong đống giấy tờ hành chánh.

        Sau bữa cơm tối, các Bs Katsubé và Hanaoka cho chúng tôi rõ kết quả cuộc thí nghiệm đầu tiên của việc thử máu đã thực hiện lúc buổi chiều. Chúng tôi không thể xử dụng kính hiền vi lúc ban đêm vì ở đây không có điện. Tuy nhiên, tôi đã vui mừng và cũng ngạc nhiên khi được biết rằng họ đã thành công thực hiện được tới năm chục lần thử máu.

        Kểt quả cho tôi biết như sau :

        — Những nạn nhân ở khu vực Ushita, cách trung tâm địa chấn khoảng 2 hay 3 cây sổ, có từ 3.000 đến 4.000 bạch huyết cầu trong một ly khối máu.

        — Những người ở gần hơn một chút chỉ có 1.000 bạch huyết cầu, song số người này ít hơn số người trên.

        Cuộc thí nghiệm cũng cho biết những người nào càng ở gần trung tâm địa chấn bao nhiêu thì số bạch huyết cầu của họ càng giảm bớt xuống bấy nhiêu.

        Rất khó lòng mà biết được địa điềm nhất định của trung tâm địa chấn ấy. Vì trái bom nổ ngay từ trên không phận nên người ta không thể quyết đoán đâu là mục tiêu chính xác của nó.

        Người này thì xác nhận rằng bom đã nổ tại phía trên chiếc cầu Aioi, thường được gọi là « cầu chữ T». Một số người khác thì đoan quyết rằng bom nổ phía trên nhà Bưu Điện... rồi phía trên ngôi bệnh viện tại Shima..., nào là phía là phía trên Viện Bảo Tàng Khoa Học và Kỹ Nghệ... Đa số nạn nhân đồng thanh đoan quyết bom nổ ngay phía trên ngôi đền Gokuku, nhưng theo sự phác tính của tôi thì trung tâm địa chấn phải ở về quá phía Nam một chút.

        Và đây là lần thứ nhất, chúng tôi bắt đầu biết rõ nguyên lai của kẻ thù địch vô hình ấy của chúng tôi : nó được mệnh danh là BOM NGYÊN TỬ !

        Mối xúc động phi thường đó đã khiến suốt đêm qua, tôi không tài nào nhắm mắt được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:20:14 pm »


23-8-1945

        Trời hôm nay trong sáng với một làn sương mát mẻ, thỉnh thoảng một vài đám mây bảng lảng trôi qua.

        Tôi bắt đầu đi thăm cái phòng vệ sinh mà hôm qua tôi đã khám phá được. Khi trở về phòng, tôi gặp ông Shiota, với một nụ cười có vẻ trào phúng, đang đứng tựa cửa sổ mà nhìn tôi. Là Giám Đốc Thương Vụ tại đây, ông đã trở lại hoạt động tự nhiều ngày nay. Khi đã có thể rời khỏi giường bệnh đứng lên đi được, ông liền tới bệnh viện với hai va ly chứa đựng tới 100 bịch thuốc lá. Mặc dầu không hiểu ông kiếm đâu ra được món quà quý ấy, chúng tôi cũng đã vui mừng khôn xiết. Chưa bao giờ, tôi được trông thấy nhiều gói thuốc lá trong một lúc như thế này, ngoại trừ tại các tiệm buôn và không bao giờ tôi dám mơ tưởng rằng món quà đó sẽ thuộc quyền sở hữu của chúng tôi, bởi lẽ những điếu thuốc ấy quả là món xa xỉ phẩm tại đảo Hiroshima này.

        Ông Shiota vui vẻ nói :

        — Các bạn không cân hà tiện, cử việc hút thả cửa đi ! Chừng nào hết, tôi sẽ lại đi kiếm thêm... muốn bao nhiêu cũng có.

        Nhờ những làn khói thuốc thơm ngon, chúng tôi đã hầu như dần dần trở lại với cuộc sống.

        Hôm nay, Bs Sasada đã khá hơn một chút. Gương mặt của ông đã bắt đầu trở lại hồng hào qua những đốm vẩy màu nâu đỏ. Tuy còn lâu mới được bình phục, song tinh trạng của ông có vẻ khả quan trông thấy. Các vết chấm li ti trên ngực, mà hôm trước ông cố dấu tôi, nay đã biển hẳn.

        Các vết phỏng của cô Yama vẫn làm cho cô đau đớn, nhưng cô không có một triệu chứng nào của bệnh rụng tóc và xuất huyết dưới da cả. Bệnh phù thũng của bà Susukida đang dần dần thuyên giảm nên mặt bà đã dễ coi hơn trước. Bệnh sốt rét của vợ tôi cũng bớt, tuy thỉnh thoảng vẫn thấy run run. Tôi không biết đích xác chứng bệnh của nàng vì nàng chẳng có vẻ gì là yếu đau cả.

        Hết thảy chúng tôi đều có vẻ lạc quan. Nguyên một việc những dấu hiệu của bệnh xuất huyết dưới da trên người ông Sasada đã biến hết cũng đủ chứng tỏ rằng bệnh đó không thể chắc chắn làm chết người được. Sự phát giác này khiến chúng tôi như khoẻ hẳn lên.

        Hồi mười giờ, tôi tiếp chuyện ông bạn Isono. Ông cho biết ông vừa được bồ dụng làm Chánh Văn Phòng Bộ Giao Thông. Trước kia, ông là Giám Đốc Sở Vệ Sinh tại Bộ này, từ hồi tôi mới bắt đầu nhậm chức tại đây. Tôi rất thán phục ông là một nhân viên hành chánh có tài. Ông cũng nghe nói sau đây 75 năm, Hiroshima sẽ trở nên hoang địa. Tôi vội trấn an để ông khỏi bị ám ảnh bởi cái viễn tượng đau buồn đó.

        Lúc này, bầu không khí tại các phòng khác trong bệnh viện đã trái ngược hẳn với vẻ yêu đời đang diễn ra tại phòng chúng tôi. Những người chưa mắc bệnh rụng tóc vẫn lo âu thắc mắc và suốt ngày tần mẩn kéo thử xem tóc của minh có rụng hay không. Những người nào đã bị rụng tóc rồi đều yên trí là mình sắp chết đến nơi khiến tôi cũng không thể nào không chia sẻ nỗi lo buồn với họ được... Phải chăng trường hợp của Bs Sasada là trường hợp ngoại lệ ?

        Một bệnh nhân đã chận đường và hỏi tôi với giọng lo âu :

        — Thưa bác sĩ ! Hình như tóc của ngài có vẻ thưa thớt hơn trước... Hay là tôi trông lăm ?

        Tôi vội đáp :

        — Từ khi mới sinh ra, tôi vốn đã có ít tóc như vậy và không bao giờ nó có thể rậm thêm hơn được nữa. Cũng như tôi, tất ông đã biết rằng không ai có thể chết vì bệnh sói đầu phải không ?

        Câu trả lời của tôi có mục đích khiến y khỏi lo sợ và mất can đảm bởi những ám ảnh ghê gớm kia. Tôi không dám nói cho y biết rằng chính tôi cũng vẫn thử kéo tóc như mọi người vì sự thực thì tôi cũng quá lo phiền như họ. Song, thái độ thản nhiên đó của tôi vẫn không thể  đánh lừa được ai cả vì tôi càng muốn dấu bao nhiêu thì vẻ lo buồn càng hiện rõ lên nét mặt của tôi bấy nhiêu.

        Tôi đi khắp hết mọi phòng để làm cái việc chấn hưng tinh thần các bệnh nhân. Tôi đã hành động với tư cách một người đi « úy lạo » hơn là một ông « thầy thuốc ».

        Ba người bệnh, mà tôi đã tỏ trường hợp trong nhật ký ngày hôm qua, nay đã mỗi lúc một yếu dần và những dấu vết của bệnh xuất huyết dưới da của họ đã tăng lên rõ rệt... Ông Sakai là người bệnh ở tình trạng nguy kịch hơn hết... Phải chăng là tại tuổi tác già nua của ông ? Tôi không thể biết được.

        Sáng nay, tôi vừa ghi thêm một trường hợp mới nữa :

        — Ông Otani, 55 tuồi. Lâm nạn trên tầng lầu thứ nhì của Sở tiếp tế tại Hatchobori, cách trung tâm địa chấn 750 thước. Đã nôn mửa chừng 15 lần từ sau khi bom nổ. Kêu đau đớn và mệt nhọc toàn diện. Sau 8 ngày nghỉ ngơi, đã có vẻ khá hơn trước và có thể đi đứng được rồi. Từ vài hôm nay, bị sưng lợi (nướu răng). Đột nhiên, bệnh tình trở nên trầm trọng. Không có triệu chửng rụng tóc, nhưng có nhiều dấu vết của bệnh xuất huyết dưới da.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:20:34 pm »


        Khi cuộc thăm viếng của tôi chấm dứt thì tất cả mọi người đều dùng xong bữa trưa nên trong phòng ăn không còn ai, ngoại trừ bà Saeki.

        Tôi gieo mình xuống ghế rồi nói :

        — Baba-San ! Số người trọng bệnh vẫn không ngừng tăng thêm... Tôi đã lo cho những người mắc chứng rụng tóc, nhưng nay tôi lại bận rộn vì những người bị sốt rét và đau cuống họng... Tinh trạng của họ không khá hơn chút nào cả.

        Luôn luôn chia sẻ những nỗi lo âu với tôi, bà Saeki ngừng tay pha trà và nói :

        — Thưa chủ nhân, dù sao thì ông cũng phải nghĩ đến bản thân của ông một chút chứ. Sự quá lao lực của ông không ích lợi gì cả... Sắc da của ông đã khiến tôi lo ngại. Ông cần phải kiếm một người nào để phụ tá cho ông mới được.

        Dứt lời, bà đặt một tách trà trước mặt tôi. Sau khi uống cạn tách trà, tôi hút một điểu thuốc rồi trở về phòng.

        Tôi nói với Bs và ông Shiota :

        — Ở đây quả là một cõi thiên đường ! Nhưng, ở tầng dưới, trong phòng những người bệnh nặng thì thật là khủng khiếp, các bạn ạ. Tất cạ mọi bức tường đều đầy những ruồi nhặng... cả trên trần nhà cũng đen kịt những ruồi. Khi người ta đi qua các phòng vệ sinh thì những đám  « mây ruồi» bay bồng lên và nổi lên điệu nhạc vo vo ảm đạm... Bà già Saeki đã gọi chúng là « Nimbai » (ruồi người). Các bạn có biết tại sao không ?... Vì bà chủ trương rằng chính loài người chúng ta đã sản xuất ra những con ruồi ghê tởm ấy.

        Nghe tới đây, các thính giả của tôi cười ồ cả lên.

        Không được hài lòng vì thái độ có vẻ hoài nghi ấy, tôi liền phản đối :

        — Nếu các bạn không tin lời tôi nói thì xin các bạn đích thân xuống đó mà coi... Tôi có giỡn đâu.

        Ông Shiota vội lên tiếng :

        — Chúng tôi không cười bạn đâu... Nhưng, chúng tôi cười cái danh từ thú vị «ruồi người » của bà Saeki đấy mà. Bà ta nói có lý lắm, bạn ạ... Hiện thời, chúng ta đang bị xâm lăng bởi những đạo quân ruồi nhặng ghê gớm đó.

        Ông lại nói tiếp để chọc ghẹo tôi:

        — Bởi vậy bạn thích đi ra phòng vệ sinh ở đám nhà đồ ấy phải không ?

        Tôi đáp ngay :

        — Tôi không ngăn cản các bạn xử dụng phòng vệ sinh ngoài ấy đâu... Rồi các bạn sẽ thấy các bạn ưa cái nào hơn: căn phòng vệ sinh ấy của tôi hay những căn của bệnh viện này?... Nhưng, xin các bạn cho tôi được phép khuyên một câu nhé; nếu muốn được yên ổn tại phòng vệ sinh ngoài ấy thì các bạn nên ra trong lúc ban đêm.

        Giữa lúc đó, Bs Koyama bước vào với dáng mệt mỏi. Ông kêu lên ;

        — Tôi đang điên cái đâu lên đây ! Không thể trông mong gì được ở đoàn người tình nguyện này cả.., họ đã dùng đến nửa thì giờ để xúm nhau vào bàn chuyện phiếm và chỉ thích xen vào những việc không liên quan gì tới họ cả... Bây giờ, chúng ta nói qua chuyện khác đi !

        Thay đổi đề tài để dấu bớt vẻ bi quan, Bs Koyama cho tôi biết qua về sự phân phối công việc giữa các nhân viên tại bệnh viện :

        — Bác sĩ Nha Khoa Fujii điều khiển phòng Giải Phẫu cho những bệnh nhân từ bên ngoài tới.

        — Bs Akiyama phụ trách các phòng trong bệnh viện và các phòng phụ thuộc. Đồng thời, ông phối kiềm những hoạt động của các vị y sĩ từ bên ngoài đến giúp đỡ chúng tôi:

        — Bs Hanaoka coi sóc phòng phát thuốc.

        — Bs Katsubé phụ trách phòng Giải Phẫu cho những người nằm trong bệnh viện và đặc biệt săn sóc những người nằm điều trị trong phòng chúng tôi.

        — Các cô y tá không nhất thiết làm việc tại một phòng nào. Tùy theo nhu cầu đòi hỏi, ở đâu căn sự săn sóc là các cô chạy tới.

        — Còn Bs Koyama thi điều khiển phòng chữa bệnh mắt.

        Tôi hỏỉ ông về tình trạng những con mắt bị phỏng của các bệnh nhân.

        Ông đáp :

        — Phàm những người nào đã nhìn thấy chiếc phi cơ ấy đều bị cháy mất « võng mạc» (màng mỏng ở trong con mắt đo nhiều giây thần kinh nhỏ kết hợp, nhờ nó mà mẳt có thể trông thấy được). Làn chớp lóe lên khi bom nổ đã xuyên qua đồng tử và làm cho đúng giữa võng mạc mất hết cảm giác. Phần nhiều những vết thương ở mắt họ đều là những vết phỏng ở thời kỳ thứ ba nên vô phương cứu chữa.

        Tôi tự nhủ rằng những người bị phỏng ở mặt và trên thân thể đã tốt phước hơn những người bị thương ở mắt kia vậy, vì mặc dầu phải mang những vết sẹo xấu xa, họ còn sung sướng hơn là bị sống trong cảnh mù tối suốt đời.

        Hôm nay, vợ tôi vẫn sốt rét. Tôi cho nàng uống aspirine và pyramidon.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:21:53 pm »


24-8-1945

        Đêm qua, trời nồi cơn giông và có rất nhiềư muỗi. Bởi vậy, tôi đã trải qua một đêm khó ngủ vả thấy một giấc chiêm bao rùng rợn.

        Tôi tưởng như đang ở tại Tokyo, sau một trận động đất lớn. Tôi bị vây quanh bởi những xác người chết đã sình thối, người nọ nằm chồng chất lên người kia. Tất cả những xác ấy đều ngó đăm đăm vào mặt tôi. Thốt nhiên, tôi thấy một thiếu nữ từ đàng xa đi tới với một con mắt nằm trong bàn tay. Bỗng con mắt đó rời khỏi bàn tay nàng, nhảy vọt lên trời rồi trở lại và bay về phía tôi. Lúc đó, tôi trông thấy cái đồng tử của con mắt ấy, to lớn phi thường, bay lượn trên đầu tôi rồi quắc sáng hẳn lên mà ngó trừng trừng vào mặt tôi. Trước cảnh tượng khủng khiếp ấy, tôi cứ đứng yên tại chỗ mà không dám làm một cử động nào cẳ.

        Khi giật mình thức dậy, tôi thở dồn dập và trái tim đập mạnh. Rồi, câu chuyện người đàn ông tại nhà ga Hiroshima đặt con mắt mình trong bàn tay đã trở lại khiến cho thần kinh tôi thêm căng thẳng đến cực độ. Tôi nằm và suy nghĩ mãi không ra tên cái người đã kể cho tôỉ nghe câu chuyện trên đây. Tôi rất quen biết ông ta, biết cả nơi ông ta làm việc, nhưng tôi không thể nào nhớ được tên ông ta nữa. Trạng thái suy giảm trí nhớ ấy đã làm cho tinh thần tôi trở nên hoang mang rối loạn vì từ ngày bom nổ tới giờ, có rất nhiều người bạn mà tôi dã quên hẳn tên. Có khi tôi sực nhớ tên thì tôi lại quên hẳn mặt họ. Tôi nghĩ nếu tình trạng này cứ tồn tại mãi thì chắc chắn là tôi sẽ phát điên lên mất.

        Tôi hồi tưởng tới câu chuyện do Bs Koyama nói về trường hợp những người bị mù mắt bởi ánh chớp khi bom nổ. Nhưng, trường hợp của tôi lại khác hẳn : tôi cũng đã nhìn thấy ánh chớp đó mà mắt tôi không hề bị ảnh hưởng tàn khốc bởi võng mạc của tôi không bị hư hại chút nào cả. Không biết rồi đây, cặp mắt tồi có bị hư bởi chất phản xạ nguyên tử đó hay chăng ? Luồng nhỡn tuyến của tôi có bị suy giảm hay không?... Tôi vẫn không thể tin được rằng tôi đã bị nhiễm độc trước hết bằng cái chứng bệnh mất trí nhớ tai hại thế này... Và tình trạng đáng buồn này có được thuyên giảm không hay tôi sẽ phải chịu đựng tới trọn đời ?

        Khi ánh bỉnh minh xuất hiện, tôi hoàn toàn mất hẳn tinh thần vì tin chắc rằng không bao giờ tôi có thể lành bệnh được nữa.

        Bữa cơm trưa vẫn không thể xua đuổi được những ý nghĩ đen tối ấy, tôi quay về giường ngồi yên lặng nhìn qua khung cửa ,sổ.

        Chợt một chiếc xe vận tải lớn ngừng ngay trước cổng bệnh viện và ngay lúc đó bao nỗi lo âu phiền muộn của tôi đều tiêu tan hết bởi những vật dụng do chúng tôi hỏi xin tại Khu Công Binh nay đã tới rồi ! Tức thì mọi thứ trên xe được cấp tốc chuyển xuống. Chỉ một lát sau, một tráỉ núi gồm các thứ vật dụng khác nhau đã được chất lên ngay phía trước bệnh viện : nào là cưa, rìu, đồ làm bếp, nào là giây nhợ, thùng, đèn bỏ túi, giày dép, nào là dao kéo, bàn giấy, ghế và rất nhiều thứ khác nữa.

        Những người nào còn đủ sức đi đứng được đều góp sức vào việc chuyển vận những thứ nói trên từ trên xe xuống ; rồi họ tự lựa chọn lấy những vật mà họ có thể xử dụng được. Những dụng cụ làm bếp được ưa thích hơn hết... Phần tôi thì tôi lấy một cái bát ăn cơm màu trắng điểm hình một ngôi sao màu xanh (kiều bát này đã được sản xuất riêng cho quân đội Thiên Hoàng) và một cái đĩa vẽ những bông hoa anh đào.

        Tất cả bệnh viện được bao trùm bởi một bầu không khí vui vẻ. Những tiếng cười nói vang lên khắp các phòng là nơi mà từ ngày xảy ra vụ bom nổ chỉ chứa đựng những buồn thương đau đớn. Các bệnh nhân, trước kia phải đùng các thứ vỏ đồ hộp và những cái lon đen thui vì ám khói để đựng thức ăn, nay đều sung sướng vì được xử dụng những bát đĩa mới ấy. Những toán nhân viên chuyên môn phụ trách duy trì bệnh viện cũng rất hài lòng khi nhận được những chiếc cưa và rìu mới.

        Từ ngày bom nổ, đây là lần thứ nhất chúng tôi được xử dụng những bát đĩa tử tế và những dụng cụ để nấu ăn.

        Mãi tận buổi chiều, tôi mới có thì giờ đi thăm các bệnh nhân. Ông Sakai đã chết rồi ! Những lời nói cuối cùng của ông là than phiền rằng khó thở và không trông thấy gì được nữa .

        Bà Hamada cũng chết trong tình trạng đó.

        Cô Kobayashi sốt lên tới 40 độ, nhưng vẫn ngắc ngoải sống. Miệng cô đầy những mụn lở loét hôi thối. Cô cũng than phiền rằng rất khó thở và từ sáng đến giờ, lại thêm chứng đau kịch liệt. Chứng tôi không thể biết đích xác là cô mắc chứng sưng màng bụng hay bế tắc nơi ruột.

        Ông Onomi cũng yếu hơn hôm qua ; bệnh xuất huyết dưới da vẫn tăng thêm và đau đớn vì bệnh thoát giang (lòi con trĩ nơi hậu môn).

        Tình trạng của Bs Sasada và ông Shiota vẫn tiếp tục thuyên giảm. Tình trạng của cô Yama và bà Susukida vẫn nghiêm trọng và hôm nay không có gì thay đồi.

        Sau bữa ăn tối, ông Mizoguchi, cô Kado, bà già Saeki và tôi ngồi nán lại trong phòng ăn.

        Tôi được tin tại kho dự trữ của Khu Công Binh đang bị mất trộm đồ ; kẻ gian phi đã đem những chiếc xe bò đến để chất lên tất cả những thứ mà chúng có thể mang đi được... Ngay cả trong bệnh viện của chúng tôi cũng bị mất một số vật dụng mà chúng tôi vừa nhận được hồi sáng... Thành phố Hiroshima đang lâm vào tình trạng quá suy đồi bởi lý lo không còn lực lượng cảnh sát để duy trì trật tự nữa. Tôi không ngạc nhiên khi nghe những tin trộm cắp đó, nhưng tôi đã vô cùng hổ thẹn.

        Nửa đêm hôm qua, một luồng ánh sáng lung linh đột nhiên chiếu lên khung cửa sổ phòng tôi. Nhìn ra ngoài, tôi thấy người ta đang hỏa thiêu xác ông Sakai và bà Hamada.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM