Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:28:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiroshima trong cơn ác mộng  (Đọc 7263 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2019, 11:33:06 pm »


        Tới đây, không còn chuyện gì để nói với chúng tôi nữa, Bs Katsutani rời khỏi căn phòng này. Nhưng, ông không trở về nhà mà ở lại bệnh viện để giúp đỡ các vị bác sĩ ở đây trong công việc băng bó các nạn nhân.

        Những câu chuyện mà các Bs Nishimura, Tabuchi và Katsutani đã thuật lại khiến chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Hiroshima đã hoàn toàn bị tiêu diệt rồi ! ! Chính mắt tôi cũng trông thấy sự thiệt hại đã lớn lao tới mực nào rồi. Vậy mà tôi cũng không dám tin hẳn những lời mà người ta đã nói với tôi.

        Khi nghĩ đến những người bị trọng thương quằn quại ở ngoài trời nắng và cầu xin nước uống, tôi tự cảm thấy mình đã phạm tội lỗi với họ vì đã được yên nghỉ nơi đây. Và họ còn khổ gấp mấy mươi lần các người bệnh khác hiện đang phải nằm trên sàn xi măng ở khắp các buồng trong bệnh viện.

        Rồi, tôi lại nghĩ đến bản thân tôi và tự nhủ: « Nếu ta không bị thương thì ta đã trở nên người hữu dụng biết mấy. Song, vì bị thương tích nặng nề nên ta đã hóa ra người bất lực. Đã vậy, ta lại còn phiền các bạn ta săn sóc cho ta nữa. Ôi, thật là khổ sở ! ».

        Tôi đang nghĩ tới đây thì Bs Hanaoka vào. Ông tươi tỉnh bảo tôi:

        — Bs Hachiya ! Bạn không thể tưởng tượng được nỗi vui mừng của tôi khi lại được trông thấy bạn ở đây. Tôi đã chứng kiến tất cả mọi việc vừa xảy ra ở Hiroshima và tự hỏi tại sao đã có một người có thể thoát nạn được.

        Tôi mừng rỡ đáp :

        — Chúng tôi đang rất lo lắng cho số phận của bạn vì bạn Katsutani vừa cho biết hôm qua bạn đã biệt tích ở nhà ga Koi rồi. Vậy thì bạn đã ở đâu và bạn làm thế nào mà tới đây được ?

        — Chính tôi cũng không được biết nữa. Bây giờ bạn hãy để tôi thuật hết mọi việc đã xảy ra, nếu tôi còn đủ khả năng thuật lại. Có ngươi bảo tôi rằng một trái bom loại mới đã rớt đến gần ngôi đền Gokoku. Nếu đúng như vậy thì trái bom ấy phải có một sức phá hoại phi thường vì từ đền Gokoku đến bệnh viện Hồng Thập Tự đều bị tan nát hết rồi; Từ đó trở đi về phía Ugina thì sự tổn thất lần lần bớt quan trọng.

        Tôi ngừng lại ở bệnh viện Hồng Thập Tự khi đi tới đây. Ở đó, tràn ngập những người bệnh và bên ngoài thì những người hấp hối và xác chết được xếp hàng cạnh nhau suốt dọc đường ra đến tận Miyuki.

        Giữa khoảng bệnh viện Hồng Thập tự và Trung tâm thành phố, tôi không thấy gì nữa vì hết thảy đều biến ra tro cả rồi. Tôi trông thấy những đoàn xe điện bị ngừng lại ở Kawaga-Cho và Kamyia-Cho. Những đoàn xe ấy còn chứa nhiều hành khách ngồi xếp hàng 12 người trên mỗi tấm ghế dài. Người họ đều đen kịt vì nám cháy. Tôi lại trông thấy những hồ chứa nước đầy nghẹt những xác chết. Trông họ như những ngươi đã bị luộc chín. Ở một trong những hồ ấy, tôi thấy một người đàn ông còn sống, mặc dầu đã bị phổng một cách khủng khiếp. Anh ta ngồi xổm bên cạnh một xác chết và đang chậm chạp uống cái chất nước lẫn lộn những máu và thịt người ấy. Dù tôi có ý muốn ngăn cản anh ta cũng là vô ích vì sự thực thì anh ta đã mất trí khôn rồi. Ở một hồ khảc, xác chết đã cao lên tái mực độ không thể chứa thêm được một xác nào nữa : những xác ấy đều đứng, người nọ chen chúc vào người kia.

        Cả cái hồ tắm ở trường Trung học cũng đầy những xác chết. Tất cả những ngươi này đầu bị chết ngạt trong khi tìm đường trốn chạy nạn cháy, vì trên mình họ không có qua một vết phỏng nào.

        Bs Hanaoka ho lên đề khỏi khan giọng rồi sau một phút yên lặng lại tiếp tục kề :

        — Cái hồ tắm ấy cũng không rộng lắm để có thể  chứa hết tất cả mọi người muốn nhảy xuống. Một đống xác chết hãy còn nằm dài cả trên bốn xung quanh bờ hồ, đầu quay xuống nước và thân thể duỗi dài ra như đề cố gắng nhoài người xuống đó. Ở một trong những hồ nhỏ, tôi thấy mấy ngươi đang chết dở vì ngạt hơi ở dưới đống xác chết kia. cỏ vài người cố hết sức nhoi ra nhưng tôi chắc vô hiệu quả. Chắc chắn rồi họ cũng sẽ chết hết !

        Xin bạn hãy tha thứ cho tôi cái lỗi đã kể lại chuyện một cách tàn nhẫn phũ phàng như vậy vì đó là tất cả sự thực, bạn ạ.

        Vậy mà tôi không hiểu tại sao đã có một người thoát chết.


        Tới đây, Bs Hanaoka ngừng nói chuyện đề hấp tấp bắt tay vào công việc. Giữ ông ta trong lúc công việc bề bộn và cấp bách này thì thật là một hành động sát nhân.

        Bs Hanaoka vừa đi khỏi thì Bs Akiyama đến.
Tôi bảo ông ta :

        — Bạn hãy ngồi xuống đây mà nghĩ một lúc đã. Trông bạn cỏ vẻ kiệt sức lắm rồi... Bạn đã ở đâu khi bom nồ ?

        Ông đáp với một giọng run rầy :

        — Tôi ở nhà và đang sửa soạn để ra phổ. Một làn chớp sáng lòa rồi một tiếng nổ dữ dội đã làm tôi ngã ngửa. Đồng thời, một đám mây đen kịt bắt đầu xuất hiện ở trên thành phố Hiroshima. Tôi thốt kêu lên : Yarareta ! (Chúng nó thắng ta roi). Mà thật vậy — Ngôi nhà của tôi đã ở trong một tinh trạng không bút nào tả xiết được ; trần nhà, tường, cửa, hết thảy đều tan hoang cả.

        Rồi sau đó, những ngươi bị thương bắt đầu lũ lượt kéo tới trước cửa nhà tôi. Tôi đã thức suốt một đêm để cứu cấp họ. Và lúc nãy, trước khi tới đây, tôi cũng vẫn còn phải săn sóc họ nữa. Song, số thuốc men dự trữ của tôi đã cạn hết rồi. Bây giờ, còn ba chục người bị thương nằm la liệt ở nhà tôi mà không có ai là người để cứu họ nữa. Và dù có người chăng nữa thì cũng không thể giúp ích cho họ được chút nào, nếu ngươi ta không tiếp tế thuốc men cho chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2019, 11:33:56 pm »


        Bình nhật, Bs Àkiyama rất vui tính và vô tư lự ; nhưng hôm nay nét mặt ông căng thẳng và thiểu não vô cùng.

        Trong khi Bs Akiyama đang tả lại những cảnh đau lòng đó thì Bs Koyama bước vào và nói ngay :

        — Vốn đã biết rõ tính nết của bạn, hôm nay tôi có thể tưởng tương được rằng bạn đã đau đớn tới mức nào.

        Bs Akiyama đáp :

        — Tôi không còn biết gì nữa, bạn ạ. Hôm nay, cũng như hôm qua, tất cả đều xáo trộn ở trong óc tôi. Những đoàn người khốn khổ kia đã ngừng bước kêu la cầu cứu ở trước cửa nhà tôi và họ cứ lần lượt đến mãi không bao giờ hết được. Họ tìm đường đi Kobé. Nhưng biết bao giờ cho họ tới đó được? Tôi cũng như tất cả mọi người khác, không ai có thể giúp đỡ họ được nữa.

        Nhà riêng của Bs Akiyama ở Nagatsuka, vùng ngoại ô Hiroshima. Nhà ông ta, tôi được biết tình trạng ở đó cũng chẳng khác gì ở Koi cả. Tôi đã có thể hình dung một cách dễ dàng cái cảnh tượng từng đoàn người ngộ nạn đang im lặng tiến bước đi như những đoàn ma quỷ và họ đã đáp những câu thăm hỏi của đong bào bằng mấy tiếng cộc lốc « chúng tôi ở kia !», « chúng tôi đi đến kia ! ». Tôi tưởng tượng thấy họ đang giơ tay và kêu gào: «Cho tôi uống nước ! Cho tôi uổng nước ! ». Tôi nghe những tiếng rên la thảm thiết của họ, Tôi lại có thể tưởng tượng rằng tôi cũng đang hòa mình với họ ở trong cái thảm cảnh đó.

        Người ta cho tôi biết không một bệnh nhân nào ở đây ăn ngon miệng cả ; họ đã lần lượt mắc chứng nôn mửa và tháo dạ. Có lẽ thử khí giới mới này đã chứa hơi độc hoặc vi trùng một thứ bệnh hiểm nghèo nào đây !

        Tôi yêu cầu Bs Hanaoka khám nghiệm lại xem trong sổ bệnh nhân cỏ ai có triệu chứng của một thứ bệnh truyền nhiễm quen thuộc nào không. Ông đi thăm họ rồi trở lại cho tôi biết rằng : ngoài chứng tháo dạ, một số đông bệnh nhân lại mắc cả chứng đại tiện ra huyết và có người đã đi đại tiện từ bốn đến năm chục lần trong một đêm.

        Tôi có thể suy đoán rằng chúng tôi đang phải đương đầu với bệnh kiết lỵ và không còn giải pháp nào khác là tập trung những người mắc bệnh nguy hiểm đó vào một khu đặc biệt.

        Bs Koyama, với nhiệm vu Giám đốc bổ sung, có phận sự thiết lập ngay khu đặc biệt đó. Ông chọn một khoảng đất ở phía Nam bệnh viện và cho cất một nhóm nhà sàn giản dị với sự giúp đỡ của mấy người lính đang đóng tại đó. Việc làm ấy không có ích lơi lớn lao cho lắm, nhưng khả dĩ cũng có thể nâng đỡ tinh thần chúng tôi để khỏi cái cảnh đứng ngồi rỗi trong lúc này.

        Bs Katsubé và các bạn cộng sự đã có một nhiệm vụ hầu như quá với sức người. Bây giờ, không còn người bệnh nào cần tới sự giải phẫu nữa. Các sinh viên nội trú và các y tá có thể tận tâm giúp đỡ ông được. Cả các nhân viên Bộ Giao thông cho đến các anh gác cổng cũng sốt sắng giúp đỡ và người ta đã tuyển những nhân viên tình nguyện trong đám những người bị thương nhẹ. Tất cả những hoạt động ấy có ích lợi gì ? Thật là khó nói. Nhưng tất cả sự thành công trong những ngày ấy của Bs Katsubé đã là một sự vô cùng mầu nhiệm.

        Tất cả các đường hành lang đã được dọn dẹp sạch sẽ để lấy lối đi. Nhưng chỉ một lát sau, đâu lại hoàn đấy, chỗ nào cũng lại bừa bộn như cũ. Một sự khó khăn nhất mà chúng tôi đã vấp phải là sự đột nhập của các khách lạ luôn luôn đến tìm thân nhân hay bạn hữu của mình. Có các bậc cha mẹ hóa điên lên vì quá đau đớn và cố gắng xục xạo tìm kiếm con mình. Một người đàn bà đáng thương mặt mày ngơ ngác, quần áo tả tơi, lang thang như một linh hồn đau khổ chạy khắp bệnh viện để luôn miệng kêu gọi đứa con gái nhỏ bằng những tiếng thảm thiết xé lòng. Cảnh ấy làm tăng thêm nhiệt độ của những người bệnh, song không ai nỡ đuổi chị ta ra khỏi cửa. Một người đàn bà khác đã ngồi suốt một buổi chiều ở ngưỡng cửa bệnh viện, luôn miệng nhắc tới tên con mình bằng một giọng trầm trầm: buồn thảm. Những tiếng gọi đau thương ấy của chị ta khiến chúng tôi rung động tâm hồn một cách sâu xa thấm thía. Một số lớn những người nhà quê ở những miền lân cận cũng kéo đến : họ cũng đi tìm thân nhân của họ. Họ đi qua tác phòng, miệng gọi những người bệnh và đường đột nhìn vào tận mặt những người này. Họ xông xáo nhiều quá đến nỗi chúng tôi phải buộc lòng hạ lệnh cấm họ vào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:41:37 pm »


        Bs Koyama đã nhờ được một toán lính đến giúp đỡ công việc dọn dẹp các phòng Bộ Giao thông để dùng làm một bệnh xá phụ thuộc.

        Phòng Bào chế đã được xếp đặt lại. Một thiểu số thuốc men dự trữ của chúng tôi đã được lựa chọn và xếp gọn gàng lại, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Bs Hinoi và ông Mizoguchi.

        Rồi đây, có thể thời gian sẽ giúp cho chúng tôi được trở lại làm chủ tình thế.

        Ô. Sera, Giám đốc Ty Thương mại, đến cho tôi biết đã có 16 người bệnh chết trong đêm qua. Người ta đem xác họ quấn vào trong những chiếc mền trắng và đặt trước cửa nằm ngang bệnh v/ện.

        Tôi tự hỏi : « Làm cho mất bớt một số mền. Cần thiết trong lúc này có phải là một điều khôn ngoan hay không ? ». Tôi ngập ngừng không dám khiển trách Ô. Sera bởi lẽ cử chỉ ấy của ông rất hợp lý để tỏ lòng tôn kính những người quá cố. Nhưng, khi được tin những toán lính phụ trách việc mai táng đã vứt các xác chết và những mền ấy lung tung cả lên ở trên sàn xe vận tải, tôi liền vin vào cớ đó đề sai người thu hồi những mền ấy lại vi lẽ người sống cần đến những mền ấy hơn.

        Bởi chúng tôi ở gần địa điểm xảy ra tai nạn nên các người bị thương ở khắp mọi ngả vẫn tiếp tục kéo đến. Dù ở trong hay ngoài bệnh viện, ai nấy cũng đều được săn sóc chu đáo như nhau cả. Mặc dầu chỉ được nằm trên một cái giường hết sức tồi tệ trong những căn phòng chật hẹp, người nào cũng tỏ vẻ biết ơn chúng tôi vô hạn. Chỉ một việc được ở gần bên một vị thày thuốc hay một cô y tá cũng đủ gây cho họ rất nhiều hy vọng về đời sống của họ rồi. Một lời nói dịu dàng cũng đủ khiến họ rơi nước mắt vỉ cảm. động. Họ chấp tay cầu nguyện cho chúng tôi mỗi lần chúng tôi giúp ích cho họ được việc gì. Hết thảy đều rất đau đớn, nhưng họ biết rằng các vị thày thuốc và y tá đều cố gắng làm cho họ nhẹ bớt nỗi đau đớn ấy. Ít ngày sau, có tiếng đồn rằng bệnh viện của chúng tôi là « Khu An toàn » của họ. Sự xác nhận ấy đã vuốt ve lòng tự ái của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có cảm tưởng rằng : chia tư, chúng tôi mới chỉ làm cho họ bớt được một phần đau khổ mà thôi.

        Suốt buổi sáng, Ô. Imachi và các người phụ việc đã nấu xong được món cháo và đổ vào thùng rồi khiêng lên chia cho khắp mọi bệnh nhân. Đối với tôi, món cháo ngon lành đó đã là cả một sự tốt đẹp nhất trong ngày. Buổi chiều, người ta lại cho tôi ăn bữa cháo thứ hai nữa. Dư vị của những hớp cháo thơm ngon nóng hồi còn đọng lại ở lưỡi tôi khiến tôi cảm thấy rằng tôi sẽ rất chóng bình phục. Nhưng, có rất nhiều bệnh nhân quá yếu nên không thể ăn được. Cùng với thời gian, yếu đuối và đói khát đã làm tăng thêm, sự đau khổ của họ.

        Đêm đã đến ! Chúng tôi chỉ có những chiếc chiếu rơm trải trên mặt đất làm giường. Các vết thương mối lúc càng thêm nhức nhối, nhưng không thể nào có đủ thuốc để giúp cho bệnh nhân được nhẹ bớt cơn đau đớn. Nhiệt độ vẫn cứ tăng dần, các bệnh nhân rên la thảm thiết và đòi uống, nhưng không có ai đem nước cho họ cả.

        Hai người đàn ông vừa khiêng Bs Harada vào bệnh viện. Ông bị phỏng khá nặng. Một lúc sau, tôi thấy con trai của bà Saeki được khiêng tới ; cậu này cũng bị phỏng như Bs Harada. Cô Hinada, một trong các nữ y tá, bị để riêng một buồng vi mắc chứng tháo dạ suốt một buổi sáng mà vẫn chưa thuyên giảm. Vỉ không có người nào nên bà mẹ của cô, mặc dầu đã bị phỏng nặng, cũng phải gắng gượng tới săn sóc cho cô.

        Rồi một hồi sau, Ô. Mizoguchi vào báo tin :

        — Bs Hachiya! Tôi cần phải báo đề ông biết rằng : bệnh tình của hai mẹ con cô Hinada đều mỗi phút mỗi thêm nguy kịch. Tôi sợ cả hai người cùng không thể qua khỏi đêm nay. Và bà già Saeki cũng đang mê man bất tỉnh.

        Suốt ngày, những người vào thăm đều thuật cho tôi nghe chuyện cuộc tàn phá Hiroshima. Tôi thấy các bạn tôi bị què cụt và nhà họ bị tiêu tan rất đỗi thảm thương. Tôi đã biết rõ tất cả các vấn đề lớn lao mà các vị bác sĩ ở đây cần phải giải quyết : họ sẽ phải vô cùng can đảm để cố gắng vượt qua mọi nỗi khó khăn mà đứng trước nó, khoa học đã trở nên bất lực. Tôi cũng lại hiểu thấu cả những nỗi đau thương khủng khiếp của các nạn nhân ; và họ đặt hết cả hi vọng vào các vị lương y và y tá, mặc dầu những người này không thể giúp ích nhiều cho họ. Nhưng lần lần, tri giác tôi đã hầu như suy nhược nên không thể thông cảm được hết những đau thương tang tóc cũng như những tình cảnh nguy nan của họ nữa. Tôi bắt đầu nghe người ta nói chuyện bằng một thái độ thờ ơ khiến chính tôi cũng phải ngạc nhiên vậy. Năng lực phản ứng của tôi đã mòn mỏi rồi. Trong vòng hai ngày trời, tôi đã hoà mình hẳn vào trong cảnh hỗn loạn ở quanh mình. Vậy mà tôi vẫn cảm thấy lẻ loi cô độc : không ánh đèn điện, không máy thu thanh, mà cũng không có cả đến một ngọn nến... Trong phòng chỉ được chiểu sáng bởi chút ánh lửa chập chờn từ những đám cháy hãy còn đang phá hoại thành phố. Những tiếng động duy nhất mà tôi được nghe chỉ là những tiếng kêu ca rên xiết. Thỉnh thoảng, một bệnh nhân ú ớ gọi mẹ trong cơn mê sảng hoặc tiếng thở than ảo não của một người đang hấp hối: « Eraiyo ! Eraiyo ! (Đau quá, tôi không thể chịu được nữa !) ».

        Thứ khí giới dã man gì đã tàn phá Hiroshima thế này ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:42:12 pm »


        Tôi ráng hồi tưởng tới những lời các bạn đã kể với tôi trong lúc ban ngày. Nhưng, dù họ có giải thích cách nào đi nữa thì tôi cũng vẫn không thể  tìm thấy một ý nghĩa nào cả.

        Người ta đã chỉ có thể nhìn thấy một số tối thiểu phi cơ bay liệng qua đây ; và tôi cũng nhớ rất rõ rệt về điểm ấy. Khi còi báo động nổi lên, người ta chỉ nghe tiếng kêu vù vù của một chiếc phi cơ. Nếu không, sao người ta lại nổi còi chấm dứt báo động ? Tại sao đã không có lệnh báo động nào từ năm hay sáu phút trước khi bom nổ ?

        Mặc dầu đã xoay trở mãi những câu hỏi trên ở trong đầu, tôi vẫn không thể tìm thấy nguyên nhân của tai họa lớn lao này. Hay có lẽ quả thực họ đã xử dụng một thứ khí giới mới lạ nào rồi chăng? Có rất nhiều người đã nói tới một « trái bom đặc biệt», một thứ « khí giới bí mật » và có một người đã quả quyết nói trông thấy một trái bom đeo vào hai cái dù khi bom nổ xuống. Làm thế nào mà hiểu rõ được nguyên nhân những sự tàn phá lớn lao này ? Tất cả các điểm mục tiêu của chúng tôi đều tan rã trong đám sương mù mà ở đó, chúng tôi đều giơ tay ra với hi vọng tìm thấy chút ánh sáng sự thực.

        Có một điều chắc chắn hiển nhiên là : toàn thể thành phổ, toàn thể quân đội đồn trú ở Hiroshima đều không còn nữa ! Tất cả đều mất tích hết cũng như đã mất tích cả Đại Bản Doanh của Đệ Nhị Quân Đoàn, cả trường Quân Sự, cả trụ sở của Phòng Chỉ Huy miền Tây, cả Công Binh Xưởng và cả Bệnh Viện Binh Sĩ nữa.

        Hi vọng của nước Nhật Bản đã tan thành mây khói !

        Chiến trận đã thất bại một cách đau thương !

        Thượng Đế đã không giúp chúng tôi chút nào nữa !

        Rồi đây, lực lượng Hoa Kỳ sẽ đổ bộ ở chốn này ! Và một khi họ đổ bộ thì chắc chắn là sẽ có những cuộc giao tranh ngay ngoài các đường phố. Bệnh Viện của chúng tôi sẽ trở nên một điểm tựa đề đôi bên tranh dành nhau một cách khốc liệt. Tôi đã chẳng nghe nói, từ trước khi tai biến xảy ra, rằng các binh sĩ sẽ tới đọn trú ở Bộ Giao Thông là gì ?

        Nếu kế hoạch này được thực hiện thì liệu chúng tôi sẽ có phải tản cư đi nơi khác hay không ? Không có một lời giải đáp nào cho câu hỏi này cả.

        Bs Sasada, cô Kado và vợ tôi đã ngủ yên. Được vậy là tốt lắm. Nhưng còn tôi thì không thể  nào tìm thấy giấc ngủ.

        Đang lúc bâng khuâng, đột nhiên tôi nghe tiếng chân bước và thấy một bóng người xuất hiện ở khung cửa. Bóng người đó in rõ trên tường trong ánh sáng chập chờn của những đám cháy. Người đó giang hai tay ra khỏi thân mình và hai bàn tay buông thõng y như người bị thương mà tôi đã trông thấy trên đường về bệnh viện. Hắn từ từ tiền đến gần giường tôi khiến tôi có thể nhìn rõ mặt hắn hay đúng hơn, tôi nhìn rõ khuôn mặt hắn vì sự thực thì mặt hắn đã cháy xém cả rồi. Người này mù và đi lạc đường.

        Bỗng, tôi khiếp sợ và kêu lên :

        — Ồ, ông này vào lăm phòng rồi l

        Người khốn nạn đó liền quay mình lại và chập choạng bước đi rồi biến trong bóng tối. Tôi nghĩ lấy làm hổ thẹn vì đã hốt hoảng kêu lên như vậy, nhưng sự thực lúc đó tôi sợ quá. Bây giờ bởi thức quá nhiều, giây thần kinh của tôi căng thẳng như muốn đứt ra nên tôi chỉ cần ngủ được thôi chứ không muốn nghĩ ngợi gỉ nữa.

        Tiếng kêu sợ hãi của tôi đã khiến vợ tôi thức giấc. Nàng đứng dậy và ra khỏi phòng, có lẽ để đi đại tiện hay tiểu tiện.

        Một lát sau, nàng trở về. Thấy nàng có vẻ xúc động khác thường, tôi vội hỏi:

        — Cái gì đấy, Yaeko-San ?

        — Ở ngoài hành lang chật ních những người ; em không tài nào đi qua mà khỏi làm rộn tới họ. Cứ cất mỗi bước tiến lên là một lần em phải ngỏ lời xin lỗi họ. Thật là ghê gớm quá ! Lúc sắp ra khỏi phòng, em dẫm phải bàn tay một người và khi em xin lỗi thì không thấy ai trả lời... Em vội nhìn xuống đất thì... anh có biết em trông thấy gì không ?

        — Em đã thấy gì ?

        Nàng rùng mình và cổ hết sức tự chủ ròi khẽ đáp:

        — Em dẫm phải bàn tay của... một người chết anh ạ.
Trời đã sáng, quang đãng và nóng bức. Ánh thái dương vừa nhô lên được một lúc thì người tôi đã mướt những mồ hôi ở nách và dưới háng.

        Không một ngọn khói nào bốc lên ở tầng lầu thứ hai nữa.

        Mặt Bs Sasada lại sưng hơn hôm qua và những dòng mủ lẫn vái máu đã dính đầy cả lớp bông băng ở cánh tay và bàn tay ông. Lòng tôi tràn ngập xót thương khi nghĩ rằng trước đây hai hôm, cũng những bàn tay ấy đã nâng niu săn sóc tôi.

        Đột nhiên, tôi chú ý tới một tiếng động khác thường từ ngoài xa vọng vào. Tiếng động đó khiến tôi nhớ tới một con bệnh mà tôi đã quên ghi vào đoạn nhật ký hôm qua. Tôi đã nghe nó trở đi trở lại suốt hôm qua ở ngoài sân và sáng nay, nó lại tái diễn cái cảnh ấy. Người ta lưu ý đặc biệt nhất là khi nào nó va chạm vào dãy hàng rào trong vườn hay vào những bức tường của bệnh viện,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:42:40 pm »


        Tôi hỏi cô Kado :

        — Người ta đã cho nó ăn chưa hả cô ?

        — Bác sĩ cứ yên tâm. Hãy còn rất nhiều lá khoai tây ở trong vườn khiến nó khỏi chết đói.

        Con bệnh này là một con ngựa ; lửa đã khiến nó bị mù cả hai mắt ! Người thứ nhất trông thấy nó đã không có can đảm hạ sát nó. Và người ta đã nhốt nó vào trong vườn, phía dưới cửa sổ buồng chúng tôi.

        Khu vườn này trước vốn là một cái sân chơi quần vợt. Hồi đó, tôi đã nghĩ rằng nếu đôei nó thành một vườn rau thì có ích lợi hơn, nên tôi đã trồng khoai tây ở đó. Cái ý định trồng rau đã khiến các bạn đồng sự của tôi rất thích và những củ khoai tây của tôi đã trở nên đầu đề những câu chuyện khôi hài lý thú.

        Hôm nay, tôi bảo cô Kado :

        — Cô Kado ơi, cô thử xem đã đến rỡ khoai tây được chưa ? Từ ngày ấy đến giờ, chắc nó đã lớn lắm rồi đó.

        Đề nghị ấy khiến các bạn tôi hoan nghênh hết sức và khả dĩ giúp họ tạm quên được nỗi cực khổ trong giây lát.

        Vết thương nơi mắt cá chân khiến tôi đau nhức kịch liệt. Cúi nhìn xuống, tôi thấy mủ chảy ròng ròng qua lớp vải băng. Cô Kado giúp tôi băng bó lại vết thương ghê gớm đó. Khi nàng xong việc rồi, tôi cảm thấy nhẹ hẳn người. Trong khi nàng đang thay băng, tôi nhận thấy một vết phồng lớn ở đầu gối bên trái và đã rất ngạc nhiên vi không nhớ rằng chỗ đó bị phỏng từ bao giờ. Mãi sau này, tôi mới nghĩ ra rằng một thanh gỗ cháy đã rơi xuống ống chân tôi trong khi tôi quằn quại ở trong vườn bộ Giao Thông.

        Sáng nay, tôi ăn đã ngon miệng và cảm thấy  tinh thần khoan khoái. Tâm hồn tôi cũng thư thái hơn trước nên những ý nghĩ đen tối dày vò tôi suốt một đêm qua nay cũng đã khiến tôi bớt khổ sở đôi chút.

        Bs Katsubé tới thăm chúng tôi từ lúc sáng sớm. Không kịp chào ông, tôi đã vội hỏi khi nào tôi có thể dậy được.

        Ông trả lời rằng ông không thể cắt chỉ ở vết khâu của tôi trước một tuân lễ và từ nay tới ngày đó, dù có nói gì cũng là vô ích.

        Ồng lại nói thêm :

        — Bạn không kiên nhẫn chút nào cả. Bạn nên nhớ rằng bạn được sống sót như thế này là có phúc lắm rồi đấy.

        Từ khi xảy ra tai nạn, ý nghĩ về chết chóc chưa hề bao giờ ám ảnh tôi; nhưng sau câu tuyên bố trên của Bs Katsubẻ, tôi mời hiểu rằng tình trạng của tôi đã rất trầm trọng mà tôi không ngờ.

        Tuy nhiên, tôi làm bộ điềm tĩnh hỏi :

        — Bệnh tôi nguy kịch đến thế thật ư ?

        — Phải, nó đã làm cho chúng tôi lo lắng hết sức. Có lẽ bạn không biết rằng bạn đã mất hết bao nhiêu máu ? Bạn đã mê man suốt một phần đêm khiến ai nấy cũng phải lo ngại. Bs Sasada, Bs Koyama, cô Kado, vợ của bạn và cả tôi..., chúng tôi đã thay phiên nhau ngồi bên giường bạn cho đến khi trời sáng rõ.

        Tôi thở dài :

        — Bây giờ, tôi mới hiểu rằng tại sao tôi đã không nhớ rõ một việc gì đã xảy ra trong đêm đó cả.

        Vậy thì tòi đã rất sung sướng khi được nằm nghỉ ngơi ở đây. Trái lại, Bs Koyama đã làm việc không ngừng suốt từ sáng đến tối. Bây giờ, ông vẫn luôn luôn tiếp xúc với tôi để điều khiển tất cả bệnh viện. ông đã báo cáo tất cả mọi công việc và hỏi ý kiến của tôi để thừa hành chức vụ cho được chu đáo.

        Hôm nay, ông chuyển giao cho tôi một mảnh giấy của Bs Chodo báo tin đã cùng gia quyến lánh nạn vào một trong những ngọn đồi phía sau Ưshita. Gia quyến Bs Chodo được vô sự nhưng ông ta bị phỏng khá nặng. Ông hỏi xem ai có thể tới đón ông để đưa ông đến bệnh viện điều trị. Mặc dầu đang thiếu rất nhiều nhân viên cộng sự, tôi cũng sốt sắng cử một viện y tá đi đón ông ngay.

        Một bản tường trình khác cho tôi biết hiện thời Sở Xã Hội của Bộ Giao Thông có trong kho dự trữ từ 200 đến 300 cái chiếu cói và sẵn sàng để tặng bệnh viện.

        Có tin đồn rằng Ô. Yoshida, Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giao Thông đã bị thiệt mạng và tin đó đã được xác nhận. Người ta tìm thấy thi hài của ông đã cháy thành than ở gần bệnh viện ; chỉ có mỗi một cái khóa thắt lưng khiển người ta nhận được ông mà thôi. Di hài của ông được hỏa táng ở ngay trước Bộ Giao Thông. Cái chết của Ô. Yoshiđo đã khiến chúng tôi mất một người bạn trung thành khả ái.

        Trong ngày hôm nay, các cô y tá cố gắng lựa chọn các bệnh nhân để tập trung ra từng khu đặc biệt, tùy theo trường hợp bệnh nặng hay nhẹ. Do đó, người ta lại khám phá ra một số người chết nữa, nhưng ít hơn hôm qua. Tin đó khiến tôi nghẹn ngào xúc động và tôi đã hạ lệnh đem xác họ đi thật mau để lấy chỗ dành cho người còn sống. Người ta chết một cách quá nhanh chóng như vậy khiến tôi bắt đầu nhận thấy chết chóc chỉ là một sự rất thường. Và trước cái chết, tôi không còn có những tư tưởng thành kính như xưa nữa. Tôi nhận thấy rằng : gia đình nào chỉ mất có một hay hai người thân yêu thì đó là một gia đình có phúc lắm vậy ! Tôi làm sao có thể ngẩng cao đầu lên khi mà tâm hồn tôi đang nặng chĩu những ý nghĩ ấy ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:43:38 pm »


        Các binh sĩ lại tiếp tục dọn dẹp ở trong Bộ Giao Thông. Tôi cùng Bs Koyama thảo luận việc tìm phương tiện thu xếp một gian phòng để di chuyền những bệnh nhân ở ngoài các hành lang và trong những phòng rửa mặt đến.

        Trong lúc chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề ấy thì Bs Hanaoka đến tường trình rằng : số người mắc bệnh kiết lỵ vẫn tiếp tục tăng lên và có một phần lớn đã đi đại tiện tới 60 lần từ lúc trời bắt đầu sáng đến giờ. Trước tình trạng ấy, việc thiết ỉập một phòng phợ thuộc ở Bộ Giao Thông không cần thiết bằng mở rộng khu bệnh lây cho những người bị chứng bệnh hiềm nghèo đó. Thế là chúng tôi yêu cầu anh em binh sĩ bắt tay làm việc đó ngay.

        Một vấn đề khác đã được đặt ra trước chúng tôi là phải xử dụng bệnh viện bằng cách nào ? Tầng lầu thứ nhì bị lửa tàn phá nay đã gần nguội hẳn đề có thể dùng được. Trước khi bị thiêu hủy, tầng đó có 14 buồng nhưng nay hết thảy các bức vách đã bị cháy rụi hết khiến nó đã biển thành một gian phòng rộng mênh mông.

        Tuy nhiên, cuộc bàn cãi bắt đầu sôi nổi về vấn đề chuyển dịch bệnh nhân lên lầu. Mặc dầu sống trong cảnh chật hẹp bẩn thỉu, một số đông bệnh nhân đều thích ở lại nhà dưới. Sau hết, chúng tôi quyết định dời các nhân viên của bệnh viện lên lầu để có thể đồi nhà dưới làm một phòng thăm bệnh cho những người ở ngoài đến.

        Tôi là người thứ nhất được chuyền lên tầng lầu thứ nhì và khi người ta đặt cái cáng xuống sàn, tôi đã trông thấy ngay những cái khung đen sì và cong queo của ba chục chiếc lò so giường sắt. Phía dưới mỗi cái khung đó, nồi lên một đổng tro trắng xóa : đó là những tấm nệm bị cháy. Không còn qua một cái giường nào được toàn vẹn cả. Nhưng, sau khi bị nằm suốt 48 tiếng đồng hồ trên sàn xi măng ở tầng dưới, nay trông thấy di tích của những chiếc giường kia các bạn cũng đủ thấy vui thích lắm rồi !

        Tôi và Yaeko-San, vợ tôi, lựa được hai chiếc giường ít tồi tàn hơn hết và được đặt liền cạnh nhau. Người ta trải chiếu lên trên lò so và chúng tôi bắt đầu cư ngụ ngay tại địa điềm mới ấy. Bs Sasada, cô Susukida, cô Omoto và hết thảy các nhân viên của bệnh viện này cùng kéo đến với chúng tôi khiến trong chốc lát gian phòng rộng lớn ấy đã chật ních cả.

        Người ta than phiền về những tro bụi và mồ hóng phủ đầy sàn và những thanh sắt ngòng ngoèo đang lơ lửng một cách đáng sợ ở trên trần nhà. Nhưng, người ta cũng lại rất yên tâm vì gian phòng này đã được sát trùng cẩn thận bằng lửa rồi. Các bức tường trống hốc khiến người ta có thể  phóng tầm mắt đi khắp bốn phương trời. Không có qua một cái cửa chớp, cửa kính hay cái màn nào để cản gió và ánh sáng ùa vào trong phòng.

        Đứng ở ba phía Đông, Tây và Nam, người ta đều có thể trông thấy toàn thể Hiroshima ; người ta cũng trông thấy cả cù lao Ninoshima nữa. Gần trung tâm thành phố, cách chừng 1.500 thước, bày ra cảnh điêu tàn của hai tòa nhà lớn nhất Hiroshima : đó là hãng buôn Fukuya và trụ sở của Tổ hợp ngành Báo chí và Xuất bản Chugoku.

        Hãng buôn Fukuya là một tòa nhà cao 8 tầng lầu bằng xi măng cốt sắt, xây gạch bên ngoài. Hãng này cách xa nơi nổ bom 700 thước. Người ta đồn có 500 người ở trong đó đã thiệt mạng, sau khi bị thương bởi chất phóng xạ nguyên tử. Những người đứng gần cửa sổ trông ra chỗ nổ bom đã chết ngay tức khắc.

        Hijiyama, ngọn đồi xinh đẹp thiêng liêng ở phía Đông thành phố có vẻ như chỉ cách chúng ta có một cái với tay thôi. Ở Phía Bắc, không còn qua một dấu vết nhà cửa nào nữa.

        Đây là lần thứ nhất, tôi hiểu tại sao các bạn tôi đã tuyên bố rằng Hiroshima đã bị hoàn toàn tiêu diệt. Không còn gì có thể đứng vững trên mặt đất, ngoại trừ mấy tòa nhà xi măng cốt sắt mà tôi vừa nói trên. Thành phố đã chỉ còn là một vùng hoang địa bao la đầy những tàn tích đổ vỡ. Các anh em binh sĩ đang mở rộng khu cho người bệnh lây ; họ vừa làm việc vừa ca hát om sòm. Họ dựng cả những gian nhà xí lộ thiên, ngăn cách nhau bởi những chiếc chiếu bằng rơm. Nhưng từ chỗ tôi nằm trông xuống, những chiếc chiếu ấy chẳng che đậy được gì cả.

        Một làn gió nhẹ hiu hiu thổi qua cửa sổ, đem lại sự khoan khoái thảnh thơi cho những tấm thân đang nóng bừng vì cơn sốt của chúng tôi. Những tiếng ồn ào xao động ở phía dưới đã tan biển hết. Trước kia chúng tôi tưởng lên trên này là để nhường tầng lầu tốt cho các bệnh nhân ngoài. Nhưng, nay thì chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi đã vô tình chiếm đoạt chỗ tốt hơn hết; Bởi vậy, tôi quyết định trả lại tầng lầu này cho họ, càng sớm càng tốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:44:00 pm »


        Xế chiều, đột nhiên một làn gió nhẹ từ phương Nam thổi lại khiến chúng tôi ngửi thấy mùi cá trích nướng khét lẹt. Tôi ngẩn ngơ tự hỏi mùi cá ấy tự đâu đưa đến ? Rồi, một nạn nhân khác cũng đã ngửi thấy nên nói cho tôi biết đó là mùi những xác người chết mà nhân viên ty Y tế đang hỏa thiêu. Đưa mắt nhìn qua khung cửa, tôi nhận thấy vô số đám lửa cháy rải rác khắp châu thành. Trước kia, tôi cứ tưởng đó là người ta đang đốt rác ; nhưng bây giờ, tôi thấy lợm giọng khi biết đó chỉ là lửa cháy ở các giàn hỏa táng. Nhưng, chỉ có đám lửa ở phía Nigitsu là lớn hơn hết vì ở đó, người ta có thể thiêu một lúc hằng mấy trăm xác chết.

        Trong 76 tiếng đồng hồ ròng rã, các nhân viên của bệnh viện làm việc không ngừng. Người ta thu dọn một góc sàn ở tầng lầu thứ nhì để họ được luân phiên nhau mà nghỉ ngơi chốc lát.

        Trước khi nằm nghỉ, B3 Koyama ngừng lại bên giường tôi để thuật cho tôi rõ những việc đã xảy ra trong ngày. Buổi sáng nay, một toán binh sĩ đã kéo đến cồng bệnh viện để hỏi xin đồ băng bó cho Đệ Nhị Quân Đoàn. Không đếm xỉa gì tới những lời từ chối của viên Quản lý bởi lẽ số dự trữ đã gần cạn họ vẫn tự tiện lấy đi gần hết mọi thứ đồ dùng của chúng tôi. Bọn này đã xử sự giống như phường trộm cướp chứ không có gì là tư cách của những quân nhân cả. Hơn nữa, họ đã hành động trái ngược hẳn với sự mong đợi của chúng tôi bởi lẽ bên phía quân đội đã nhiều lần hứa sẽ cung cấp thuốc men cho chúng tôi trong trường hợp Hiroshima bị tấn công. Vậy mà... Nhưng có lẽ đấy chỉ là một bọn giặc có đội lốt binh sĩ chứ sự thực thì họ không thuộc binh chủng nào tại đây hết. Chuyện này đã khiến chúng tôi vô cùng bất mãn. Tuy nhiên, chúng tôi còn phải lo nhiều vấn đề khác quan trọng hơn.

        Bs Koyama vừa cho tôi biết có những toán binh sĩ thuộc những đơn vị lạ ở đâu không biết đã đến dọn dẹp Văn phòng Bộ Giao Thông suốt ngày hôm nay. Và theo dư luận thì Bộ Tổng Tham Mưu sẽ tới đặt bản doanh, tại đây với mục đích bảo vệ Hiroshima để phòng ngừa một cuộc xâm nhập bất thần của đối phương. Nếu quả đúng như vậy thì bệnh viện này của chúng tôi sẽ là mục tiêu cho những cuộc oanh tạc dữ dội khác và chắc chắn là chúng tôi sẽ bị hoàn toàn tiêu diệt.

        Khi Bs Koyama đi khỏi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những câu chuyện mà ông vừa nói. Rồi tôi bắt đầu tức bực và lo lắng nên không tài nào chợp mắt ngủ được.

        Trong khung cảnh tịch mịch giữa đêm khuya, tôi nghe rõ từng hơi thở dài não nuột, từng tiếng rên rỉ thảm thương và tửng tiếng kêu gọi tha thiết của các bệnh nhân cất lên đòi uống nước.

        Một bệnh nhân mắc chứng tả lỵ, vừa được chuyền sang khu biệt cư, đang lân mò về phía sau Văn phòng để kiếm nước uống. Tôi nghe có tiếng người làu nhàu gắt gỏng và xua đuổi gã đi vì e lây phải chứng bệnh hiểm nghèo của gã. Một người bệnh khác hết lời năn nỉ xin nước uống. Tiếng nói của y mỗi lúc một yếu dần cùng theo với thời gian mỗi phút một trôi qua. Tôi hỏi cô y tá người đó là ai ? Cô ta trả lời đó là một sĩ quan trẻ tuổi;trông y có vẻ con nhà gia giáo vì mỗi lần cô ta đem nước cho uống thì y lại lễ phép cảm ơn. Viên thanh niên sĩ quan này nhắc cho tôi nhớ tới một người mà vợ chồng tôi đã tiếp chuyện ngày mùng 2 tháng 8 vừa qua. Đó là Đại úy Urabé, em họ của chúng tôi ! Bữa đó, hắn đã cùng vợ đến thăm và ở chơi một ngày với vợ chồng tôi. Urabé được bổ dụng vào ngạch sĩ quan quân y, sau khi tốt nghiệp ở Y Khoa Đại Học Đường. Hắn đã gặp tôi, sau sáu bảy năm chung sống với anh em chiến sĩ ở nội địa và phương Bắc nước Trung Hoa. Hẳn đã tỏ ra người can đảm và biết tôn trọng kỷ luật. Tôi đã có ý chán đời khi cuộc chiến tranh kết liễu và đã không dấu diếm hắn điều đó Tôi thú thực với hẳn rằng : tôi tin tưởng chúng ta sẽ đi đến chỗ thất bại bởi lẽ nước mình khan hiếm nguyên liệu và bởi tinh thần vô kỷ luật đang bành trướng mạnh trong giới quân nhân. Tôi đã bảo hắn thế nào Hiroshima cũng sẽ bị oanh tạc dữ dội mà? những giàn đại bác phòng không sẽ chẳng làm nên trò trổng gi được ! Cuộc phòng thủ ở mặt đất của chúng ta chỉ được thiết lập để chống lại bom lửa mà thôi ; mà loại bom này không chắc sẽ được đối phương dùng đến với một thành phố đầy những sông ngòi và đất trống như ở đây.

        Urabé đã nghe tôi nói với một thái độ bỉnh tĩnh. Nhưng rút cuộc, hắn đã trả lời tôi:

        — Anh ơi, anh hãy nên xua đuổi những ý nghĩ đen tối ấy đi ! Ông Tổng Tham Mưu Trưởng nói rằng: « Trước những sự phê bình của quốc dân đối với Quân Đội thì Quân Đội sẽ trả lời bằng những cuộc đắc thắng vẻ vang ! »

        Hôm nay, nằm quằn quại trong bóng tối, tôi khẽ lầm bầm :

        « Quân Đội sẽ trả lời bằng những cuộc đắc thắng vẻ vang! »

        Bây giờ, Urabé ở đâu nhỉ ? Nếu bây giờ tôi gặp hắn thì chắc là hắn sẽ rất có thể cung cấp những thuốc men mà chúng tôi đang cần dùng.

        Nhưng, chắc Đại úy Urabé đang bận lắm, nếu không thì hắn đã đến thăm chúng tôi rồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 11:03:45 pm »

     
9-8-1945

        Vầng Thái Dương đã mọc le lói trên một bầu trời không gợn mây, báo trước một ngày nóng bức. Tuy nhiên, ở tầng lầu thứ nhì, ánh nắng đã không chiếu thẳng xuống chỗ nằm của chúng tôi như ở tầng dưới. Hơn nữa, một làn gió mát mẻ đã lướt qua phòng khiến tình trạng của chúng tôi đỡ nặng nề mệt nhọc. Miệng tôi đã bớt đau nên tôi tin chắc vết thương ở má và môi tôi đang thành sẹo. Cảm thấy trong mình dễ chịu, tôi đòi ăn cơm thay cháo. Cô Kado vốn tính hay ân căn săn sóc đã đào mấy củ khoai lang, do tôi trồng, đem luộc lên rồi đưa cho tôi ăn. Chưa bao giờ chất khoai lang, đối với tôi, lại ngon ngọt như hôm nay. Mặc dầu cánh tay vẫn bị băng bó, vợ tôi cũng thấy dễ chịu hơn trước nên đã có thể giúp cho tôi rửa mặt được. Tôi đã rất thích thú khi nghe nàng hỏi xin chút thuốc mỡ trắng thoa lên trán để che dấu cặp lông mày bị cháy trụi. Sự làm dáng trở lại đó, theo ý tôi là một điềm tốt. Trái lại, bệnh tình của Bs Sasađa càng trầm giọng thêm. Cơn sốt mỗi lúc một tăng lên và sức ông đã kiệt quệ hẳn đi.

        Hôm nay, những vị khách đầu tiên đã xuất hiện từ lúc mặt trời chưa mọc. Một người là một binh sĩ lực lưỡng ; gã đi khệ nệ dưới sức nặng của những gói thuốc men và bông băng. Đó là những đồ trợ cấp của Trung úy Tanaka, thuộc liên đội Akatsuki, gởi tới cho bệnh viện. Tôi rất vui mừng, không những vì nhận được sự giúp đỡ quý hóa ấy, mà cũng vì được biết Trung úy Tanaka còn sổng. Chính Đại úy Urabé đã giới thiệu Tanaka với tôi. Hết thảy mọi người đều cảm động khi thấy ông ta đã nghĩ đến chúng tôi.

        Lại một sự ngạc nhiên nữa chờ đợi tôi. ông Okamoto, Trưởng khu miền Tây của bộ Giao Thông đã đến thăm tôi. Tôi đã được nghe nói rất nhiều về ông, nhưng chưa từng có hân hạnh được làm quen với ông bao giờ. Ô. Okamoto là một người rất giản dị và hòa nhã khiến tôi có thể nói chuyện tự nhiên được ngay. Khi sự ngẫu nhiên cho biết rằng xưa kia chúng tôi đã cùng tòng học tại trường Cao Đẳng Okayama, tuy cách nhau mấy lớp, thì chúng tôi liền trở nên thân mật ngay và cùng nhau ôn cổ lại những chuyện dĩ vãng, Ông đến Hiroshima sau lúc cuộc biến cố vừa xảy ra. Ông cho tôi biết một sự may mắn lớn lao đã đến với ông: khi đi qua Kuré — một tỉnh cách phía nam Hiroshima 40 cây sổ — ông đã bị một con ong vàng đốt rất đau đớn nên phải ngừng lại để buộc thuốc. Nếu không có cái tai nạn nhỏ đó thì chắc là ông đã tới Hiroshima đúng giữa lúc bom nổ rồi. Vậy là con ong đó đã vô tình cứu ông thoát chết.

        Theo phép lịch sự, tôi đã ngồi ngay thẳng trên giường trong lúc tiếp chuyện Ô. Okamoto để tỏ lòng tôn kính ông. Khi ông đi khỏi rồi tôi chợt nhận ngay ra rằng tôi không đau đớn chút nào trong khi ngồi đó. Nếu có thể ngồi mà không đau thì tại sao tôi lại không đứng lên được nhỉ ? Tôi đã phân vân tự hỏi như vậy. Rồi chờ lúc không có ai ở trong phòng, tôi liền thử đứng lên. Song, những vết khâu ở háng tôi bắt đầu căng ra khiến tôi đau đớn và buộc lòng phải nằm xuống ngay tức khắc. Sự thử thách tuy chưa có kết quả đó cũng đã khiển tôi trở lại yêu đời. Tôi không còn hoài nghi gì nữa : khi nào các vết thương được cắt chỉ rồi, chắc chắn là tôi sẽ có thể lại hoạt động như cũ.

        Hôm nay, Bs Hanaoka đã báo cáo rất tường tận với tôi về bệnh trạng của các nạn nhân. Một trong những sự quan sát của ông khiến tôi đặc biệt lưu ý ; mặc dầu bị thương cách nào, các bệnh nhân cũng đều phát sinh những triệu chứng giống nhau cả. Họ ăn không thấy ngon miệng chút nào ; một số đông hay lợm giọng và đầy hơi ; quá nửa mắc phải chứng nôn mửa không thê nào cầm lại được. Từ chiều hôm qua, có một số người bệnh tình đã hơi thuyên giảm. Song, những người bị bệnh tháo dạ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và mỗi lúc mỗi tăng thêm lên mãi. Kinh khủng hơn nữa là máu đã xuất hiện ở trong phân của họ. Việc biệt cư những người bệnh đó mỗi ngày mỗi trở nên khó khăn. Hôm qua, một người đàn ông bệnh nặng đã bị đau ở trong miệng. Sáng nay, đã có vô số máu bắt đầu ứa ra trên những lợi răng và dưới da miệng y. Bệnh trạng của y đã trầm trọng nhiều vì lúc mới đến bệnh viện, y chỉ kêu chóng mặt và lợm giọng thôi, chứ không có vẻ gì là bị thương cả. Sáng nay, có nhiều bệnh nhân bắt đầu xuất huyết ở dưới da; lại có rất nhiều người ho và mửa ra máu. Thêm vào đó, họ lại mắc thêm chứng xuất huyết ở ruột nữa. Một người đàn bà khốn nạn đã bị xuất huyết ở buồng trứng.

        Tất cả những triệu chứng trên đây chưa từng xuất hiện ở những bệnh tật quen thuộc bao giờ.

        Bs Hanaoka thấy sự cần thiết trong việc xếp các bệnh nhân ra làm ba loại như sau i

        1 — Những người lợm giọng, nôn mửa và đi tháo dạ mà bệnh tình đã thuyên giảm.

        2 — Những người có các triệu chửng trên mà bệnh tình không tăng không giảm.

        3 — Những người có các triệu chứng trên, nhưng thêm chứng xuất huyết đang bành trướng ở dưới da hoặc chỗ khác.

        Nếu các bệnh nhân này bị phỏng hay bị thương cách khác thì chúng tôi có thể qui định những triệu chứng lạ đó là do vết thương của họ phát sinh ra. Nhưng, một số đông bệnh nhân đó bề ngoài có vẻ hoàn toàn vô sự khiến chúng tôi bị đặt trước một chứng bệnh mới mẻ lạ lùng mà chẳng biết suy đoán ra sao cả. Có lẽ những triệu chứng đó đã phát sinh ra một cách mau chóng như vậy là do áp lực của không khí giữa lúc nổ bom.

        Tôi đã từng đọc một thiên khảo cứu liên quan  tới chứng bệnh xuất huyết mà những phi công đã mắc phải khi họ bay lên cao một cách mau quá hoặc những tay bơi lội trở lên mặt nước mau quá sau một cuộc lặn thật lâu dưới nước, Song, tôi không thể nào tìm thấy nguyên nhân của những hiện trạng kỳ quặc đó. Tuy nhiên, tôi không thể không nghĩ rằng : sức ép của không khí đã có liên quan mật thiết với những triệu chứng của các bệnh nhân này của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 11:04:05 pm »


        Trong thời kỳ khảo cứu ở Đại Học Đường Okayama, tôi đã dự những cuộc thí nghiệm ở trong phòng đặt máy ép không khí. Hết thảy những người chịu cuộc thí nghiệm đó đều đột nhiên mắc bệnh điếc tai nhưng chỉ trong chốc lát, mỗi khi sức ép không khí được thay đổi. Riêng đối với tôi thì tôi công nhận rằng : tôi không hề nghe qua một tiếng nổ nào khi bom rớt xuống. Tôi cũng nhở rằng tôi không nghe một tiếng vang động nào trong khi tôi tiến về bệnh viện và những nhà cửa đang xụp đồ xung quanh tôi. Tôi đã có cảm tưởng rằng mình đang cử động ở một cuốn phim câm. Nghe tôi hỏi ai nấy đều trả lời là cùng chung một cảm giác như tôi.

        Làm sao có thể giải thích được rằng tôi và tất cả mọi người đều không nghe tiếng nổ nếu không phải là một cuộc biến chuyển đột ngột của áp lực không khí đã khiến chúng tôi bị điếc tai trong nhất thời ? Và chứng bệnh xuất huyết mà chúng tôi đang bắt đầu quan sát đây phải chăng cũng do một hiện tượng ấy phát sinh ra ? Bởi lẽ bao nhiêu sách báo đều bị thiêu hủy hết nên tôi không còn phương tiện nào để chứng minh giả thuyết trên mà đành chỉ xúc tiến việc trắc nghiệm ờ ngay chính những bệnh nhân thôi. Vì vậy tôi đã yêu cầu Bs Katsubé thu thập giùm tôi tất cả các tài liệu hữu ích mà ông có thể khai thác về vấn đề này.

        Tôi vui sướng vì cảm thấy thị hiểu về khoa học đã tái sinh và tôi không bỏ qua một cơ hội nào để chất vấn những người đến thăm tôi vè những tinh trạng lúc bom nổ. Những câu trả lời của họ đều mơ hô viền vông và họ đã chỉ đồng ý với nhau ở một điểm : người ta xử dụng một thứ khí giới mới !... Nhưng, khí giới nào ? Đó là then chốt của câu hỏi.

        Không những sách báo bị thiêu hủy mà cả đến những máy điện thoại và những máy thu thanh của chúng tôi cũng bị phá hoại hết khiến chúng tôi không thể tiếp nhận được tin tức ở bên ngoài. Thế là chúng tôi đã bị loại bỏ ra ngoài thế giới rồi !

        Bs Chodo, mà tôi vừa nói tới ở trên và hôm trước ông đã cùng gia quyến lánh nạn ở rặng đồi Ushita, nay đã được đưa về bệnh viện. Người ta đặt ông và những người tùy tùng của ông ơ trong phòng đợi của Ty Nha Khoa.

        Tôi hỏi thăm cô y tá săn sóc ông ta xem bệnh trạng ông thế nào. Cô ta đáp :

        — Nguy kịch lắm bác sĩ ạ. Thật là kinh khủng khi thấy ông ta bị phỏng dữ dội như vậy. Không có qua một chỗ nào ở trên thân thể ông được yên lành cả. Toàn thân ông ta đã chỉ là một cái nhọt đầy mủ ghê gớm. Tôi e ông ta không thể sống được.

        — Còn vợ và con gái ông ta ra sao ?

        — Họ được vô sự cả.

        Thật đáng thương hại cho Bs Chodo ! Ông và gia đình ông mới từ Okinawa đến đây. Ông không có bạn bè thân quyến nào ở Hiroshima. Nếu ông chết đi thì vợ con ông sẽ ra sao ?

        Trong lúc tôi run sợ và nghĩ tới Bs Chodo thì bà lão Saeki lặng lẽ đến bên giường tôi. Chỉ thoáng nhìn lên gương mặt xanh sao tiều tụy của bà, tôi cũng đủ hiểu bà định nói gì với tôi. Đứa con trai duy nhất của bà đã chết rồi! Hôm qua, khi ngươi ta đem nó đến bệnh viện thì bà còn đẫy hy vọng. Nhưng bây giờ đây, nó không còn ở thế gian này nữa ! Còn dâu và đứa con trai thứ hai của bà đã thiệt mạng ngay từ hôm bom nổ. Ngày nay, bà hoàn toàn cô độc ở trên đời. Bà úp mặt vào hai bàn tay và khóc thảm thiết, song những tiếng rên rỉ của bà không thể phát xuất được nữa.

        Tôi nghẹn ngào một hồi lâu nên không thể nói gì với bà được.

        Mãi sau, tôi mới cất tiếng nhủ bà :

        — Bà ơi, bà đừng lo sợ gì cả. Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ trông nom săn sóc bà.

        Vẫn lặng lẽ khóc thầm, bà Saeki đứng yên ở chân giường tôi một lúc lâu nữa rồi ấp úng nói:

        — Xin bác sĩ cứu tôi ! Đừng bỏ tôi bơ vơ, tội nghiệp !

        Rồi không nói thêm lời nào nữa, bà trở xuống nhà dưới.

        Tôi lại nghĩ tới Bs Harada. Khắp thân thể và tứ chi ông chỉ còn là một đống thịt đỏ lòm đầy mủ. Chỉ còn có một vòng tròn tóc đen trên đầu là không bị cháy ; từ đàng xa nhìn lại, người ta ngỡ là ông đội một cái nồi lật ngược ở trên đầu. Ông và Bs Chodo cùng ở gần công viên Asano Sentei cách bệnh viện gần 500 thước, khi bom nổ.

        Xế chiều hôm đó, Bs Harada từ giã cõi đời. Gia đình bên vợ ông đã đem thi hài của ông về mai táng tại ngôi nhà ở Kobé.

        Sáng nay, ông Okura, một vị nha sĩ khác, ra tìm kiếm bà vợ của ông đã mất tích từ hôm bom nổ. Đến chiều, ông ta trở về với mấy khúc xương mà ông đã nhặt được ở nơi mà ông trông thấy vợ ông lần cuối cùng.

        Ông Yamazaki, một trong những kế toán viên của chủng tôi, vẫn ra công tìm kiếm đứa con gái của ông, nhưng vô hiệu quả.

        Kết cuộc Bs Fujii đã tìm thấy con gái của ông, nhưng tình trạng của nó đã trở nên tuyệt vọng. Và nó đã chết trong nhà một người bạn của ông ở Midorii.

        Suốt ngày hôm nay, tôi chỉ nhận được tin chẳng lành. Bs Morisugi thuộc phòng Nội Thương vẫn biệt vô âm tín. Nhà ông ở gần trung tâm chỗ bom nổ, nên chúng tôi quyết đoán rằng ông đã thiệt mạng cùng với cả gia đình rồi.

        Ba viên nữ y tá của chúng tôi cũng đã tử nạn và cô Hinada hiện đang hấp hối.

        Gần về chiều, viên sĩ quan trẻ tuồi mà tôi nghe tiếng xin nước đêm hôm trước cũng từ trần. Bà mẹ của chàng đã đi bộ suốt từ huyện Yamaguchi tới Hiroshima để được thấy mặt con. Nhưng, khi bà tới bệnh viện thì chàng vừa trút hơi thở cuối cùng rồi.

        Người ta để giường của viên sĩ quan đó cho một đứa con gái nhỏ. Con nhỏ này không ngớt gọi mẹ với những tiếng kêu gào thảm thiết.

        Trời tối và phòng chúng tôi vẫn chỉ được chiếu sáng bởi ánh lửa của những giàn hỏa táng ở ngoài xa. Khắp mọi nơi đều nồng nặc một mùi khét lẹt ghê tởm của những xác chết hỏa thiêu.

        Bệnh viện đã trở nên yên lặng ; nhưng, thỉnh thoảng bầu không khí tĩnh mịch ban đêm lại bị xáo trộn bởi những tiếng kêu gào của đứa con gái nhỏ trong khu biệt lập.

        Nó gân cổ kêu:

        — Mẹ ơi ! Con đau..! Con đau lắm !.. Eraeyo !

        Mãi tới lúc trời tảng sáng, tôi mới có thể chợp mắt được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 11:05:05 pm »


10-8-1945

        Khi tôi thức giấc đậy thì một làn gió mát nhẹ nhàng thổi qua. Sau khi chào các bạn cùng phòng, tôi ân cân hỏi thăm sức khoẻ của họ Những người nào còn sức thì ngóc đằu lên trả lời tôi; còn những người khác thì chỉ có thể giơ tay làm đấu chào tôi mà thôi.

        May mắn, không có ai chết cả.

        Ở ngoài xa, có những toán người đi lang thang qua những chốn hoang tàn để tìm người thân quyến hay bạn hữu mất tích. Về phía Nam, suốt dọc đường xe điện nối liền Hatchobori với Hakushima, một toán người đang tiến bước trở đi trở lại giữa những trái đồi và những làng mạc lân cận. Hết thảy đều đang đi tìm người và những của cải đã mất.

        Người ta đem tới cho tôi một bức thư của cô Yama, y tá trưởng phòng giải phẫu. Cô đã bị trọng thương và đang nằm quằn quại dưới một hầm trú ẩn ở gần Yokogawa. Tôi chuyền đạt tin ấy tới Bs Katsubẻ và cô Takao là những người bạn chí thiết của cô : và hai người này đã rủ nhau đi tìm cô ngay.

        Nóng lòng đi tìm bạn, cô Takao toan chạy theo Bs Katsubẻ trong khi chân mang đôi dép cũ nát.

        Tôi vội gọi:

        — Tomichan ! Cô không thể đi với đôi dép vẹt gót ấy được đâu. Như vậy, không bao giờ cô đi tới Yokogawa được... Nầy, cô lấy giày tôi mà đi...

        Cô Takao vội trút bỏ đôi dép nát và mang giày của tôi vào rồi khập khiễng chạy theo sau Bs Katsubẻ.

        Sáng nay, tôi được phép ăn chút cơm thay cho cháo. Thật là một sự biến đổi phi thương ! Với một chút chất đặc vào trong dạ dày, tôi có ngay cảm tưỏng là rất có thể làm nên được một việc gì. Vậy thì tại sao không lợi dụng sự vắng mặt của Bs Katsubé để thử đi vài bước, tôi sung sướng vô hạn khi nhận thấy tôi rất có thể đi được rồi. Những đường chỉ khâu ở vết thương không căng ra nữa. Đi được vài bước, tôi tin chắc rằng chỉ cần luyện tập một ít ngày nữa là tôi sẽ có thể đi nhanh được.

        Trong khi đang đi thử như vậy, tôi nghe có tiếng chân người và quay lại. Tôi thấy ông Mizoguchi đang đứng bên giường tôi.

        Ông tỏ vẻ không hài lòng rối bảo tôi :

        — Bác sĩ nên thận trọng một chút. Ông tin tưởng ở sức khỏe của ông nhiều quá. Bây giờ, ông có vui lòng cho tôi được phép nói vài lời hay không?

        Tôi đã hổ thẹn vì bị bắt quả tang về tội không nghe lời và đã tưởng thế nào cũng bị ông rày rà lôi thôi. Khi nghe ông hỏi vậy, tôi liền đáp :

        — Được lắm chứ l Xin ông cứ nói đi.

        Ông ta làm bộ như không nhận thấy vẻ ngượng ngập lúng túng của tôi và vui vẻ vào đề câu chuyện ngay :

        — Tôi muốn nói về số thuốc men dự trữ của chúng ta. Hiện then, kho dự trữ gần cạn hết cả rồi. Chúng tôi đã cố gắng phân phát một cách vô tư số thuốc quá ít ỏi đó cho khắp các bệnh nhân ở ngoài cũng như ở trong bệnh viện. Nhưng, số bệnh nhân ở ngoài tăng lên nhiều quá khiến chúng tôi sắp không còn gì để phát cho họ nữa. Thùng thuốc mà người ta vừa đem đến hôm qua là số thuốc duy nhất mà chúng ta nhận được kể từ khi có cuộc oanh tạc. Bây giờ, ta chỉ còn trông vào sổ thuốc dự trữ ở Jogizen và Yaguchí, song tiếc thay ! nó ở xa chúng ta quá.

        — Ông làm ơn mời Bs Koyama lại đây dùm tôi. May ra chúng tôi sẽ tìm được giải pháp để thoát khỏi chỗ bế tắc này.

        Một lát sau, Bs Koyama đến. Tôi nhắc lại những lời mà ông Mizoguchi vừa nói với tôi và hỏi ý kiến ông.

        Sau một hồi suy nghĩ kỹ, Bs Koyama đáp :

        — Tôi không thấy còn giải pháp nào cả, nếu không có ai tới đây để giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên, tại tòa Đô Sảnh, người ta đã hứa tiếp tế...

        — Vậy thì chùng ta hãy ngừng việc săn sóc những nạn nhân ngoài và để dành sổ thuốc còn lại cho những người ở trong bệnh viện.

        Ông phản đối :   

        — Không thể được. Những nạn nhân ngoài cũng căn sự cứu giúp như những người ở trong bệnh viện. Nếu nay ta bỏ rơi họ thì họ sẽ biết câu cứu ở nơi ai ?

        Câu trả lời đó khiến tôi nồi cơn thịnh nộ mà thét lên :

        — Bốn ngày đã trôi qua rồi mà chúng ta chẳng dược một ai giúp đỡ cả ! Dù cho ở tòa Đô Sảnh, người ta có giữ lời hứa mà tiếp tế thuốc men cho chăng nữa thi phỏng sẽ được bao nhiêu ? Sự săn sóc các nạn nhân trong bệnh viện này đã quá sức chúng ta lắm rồi. Bây giờ, chúng ta không nên gánh vác cả việc giúp đỡ tất cả những kẻ qua đường tới gõ cửa ở đây nữa. Chúng ta phải khước từ việc đó đi và đóng cửa trạm cấp cứu lại... Phải đóng ngay cửa lại tức khắc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM