Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:31:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hiroshima trong cơn ác mộng  (Đọc 7261 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 07:24:08 pm »

     
13/8/1945

         Lại một ngày nắng chói đầy nóng bức nữa. Sau khi dùng bữa điểm tâm, tôi mượn một chiếc xe đạp đi đến Tòa Thị Sảnh. Chuyến đi này khác hẳn chuyến trước mà tôi cùng đi với Bs Hinoi bởi lẽ sức khỏe tôi đã phục hồi và các vết thương cũng đỡ đau nhức rồi. Tôi có cảm giác khoan khoái khi có thể dạo phố một minh khỏi cần đến sự giúp đỡ của người khác.

        Những sợi dây điện lằng nhằng cùng các chướng ngại vật mà chúng tôi vấp phải hôm đó vẫn nằm nguyên chỗ cũ, nhưng lần này tôi không phải khó nhọc khi vượt qua như lần trước nữa. Dọc đường, tôi lưu ý quan sát một chiếc xe điện bị cháy và đã ngạc nhiên khi nhận thấy cái đầu máy của nó giản dị biết bao. Song, tất cả mọi sự tò mò đều rời bỏ tôi ngay khi tôi khám phá ra những mảnh thịt vụn nát của một hành khách đã bị cháy thành than nằm chúi trong một xó toa xe. Sự gặp gỡ đột ngột với cái chết ấy đã khiến tôi vô cùng xúc động. Tới khi rời khỏi chiếc xe điện đó được một quãng rồi, tôi mới lấy lại được sự thăng bằng trong cân não.

        Người ta cho tôi biết rằng một trái bom đã rớt xuống gần ngôi đền Gokoku. Tôi liền đi về hướng ấy và ngạc nhiên không ít khi thấy ngôi đền vẫn đứng nguyên vẹn. Cả đến pho tượng ngay chính giữa khuôn cửa hình bán nguyệt cũng vẫn còn nguyên như cũ, trong khi toàn thể khu đó đều bị tiêu diệt hết. Chiếc cầu Aioi, với những chiếc chân hình vòng cung đồ sộ trên một phụ lưu rộng lớn của con sông Ota, bị phá hoại và cong queo hẳn lại. Lớp xi măng bao bọc chiếc cầu bị xếp chun vào y như một chiếc phong cầm vậy. Cứ cách một quãng, tôi lại thấy những lỗ thủng lớn ngoác miệng ra trên những thành cầu. Chiếc cầu xưa kia rất hùng vĩ nay đã chỉ còn là một đống thép và sắt vụn.

        Hồi xưa, Viện Bảo Tàng Khoa Học và Kỹ nghệ đã được xây dựng trên khu đất về miền hạ lưu thuộc bờ phía Tây con sông này. Viện này đã là một hãnh diện cho thành phổ Hiroshima vậy. Ngày nay, chiếc mái nhà hình tròn bằng đồng đen đã bị hun chảy ra, những bức tường nứt rạn hoặc sập đổ xuống và phía trong viện đã bị hoàn toàn thiêu hủy hết.

        Tôi đứng ngắm cảnh điêu tàn ấy một hồi lâu : Nó tượng trưng cho một đô thị và hơn nữa, cho cả một dân tộc bị tàn phá.

        Trở lại đường cũ, tôi đi đọc theo đường xe điện tới Tòa Thị Sảnh. Tôi quyết tâm đến tận nơi ấy để lượm lặt thêm tin tức.

        Số nhân viên tại Tòa Thị Sảnh đã được gia tăng ngay từ chuyến viếng thăm trước của tôi. Trong số nhân viên mới này, tôi nhận thấy rất nhiều người quen biết.

        Sau khi trao đỏi những câu chào hỏi xã giao với họ, tôi xin yết kiến Bs Kitajima và được mời vào văn phòng ông ngay.

        Tôi bắt đầu bằng những lời cám ơn ông đã giúp chúng tôi những thuốc men và nhân viên phụ tá. Rồi, tôi hỏi ông có thể cung cấp thêm cho chúng tôi một số thuốc nữa hay không. Song, tôi chợt nhận thấy ông có vẻ khác thường.

        Phỏng đoán có tin chẳng lành nên tôi vội hỏi:

        — Có chuyện gì đấy, bác sĩ ? Trông ông có vẻ rất lạ lùng vậy   

        — Chắc ông đã biết tin một trái bom nguyên tử vừa rớt xuống Hiroshima ? ... Tôi lại nghe đồn rằng rồi đây, không một người nào có thể sống ở trên đảo này trong thời gian 75 năm nữa.

        — Hôm qua, một cô y tá của tôi đã đột ngột qua đời. Sự kiện này như đã chứng minh được cái ý nghĩa bi thảm của những lời đồn đại ấy rồi.

        Để thay đổi vấn đề, tôi hỏi ông:

        — Thưa bác sĩ, có chuyện gì xảy ra ở Mãn Châu không ? Tinh thế không được mấy tốt đẹp. Quân thù đã xâm nhập Cao Ly rồi.

        Tôi rời Tòa Thị Sảnh với một nỗi phiền muộn sâu xa. Tinh thần tôi xáo trộn bởi những mối hoài nghi. Tôi trở về bệnh viện để che dấu bớt những sự bối rối đang xâm chiếm tâm hồn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2019, 09:03:20 pm »

 
        Bây giờ, tôi phải làm gì cho các bệnh nhân của tôi ? Tôi phải làm gì cho các nhân viên cộng sự của tôi và cho gia đình họ ?... Khuyên họ trốn đi ư ? Sau khi xoay trở các câu hỏi phức tạp ấy ở trong đầu, tôi đi đến kết luận là không một vấn đề gì có thể được giải quyết bằng sự chạy trốn cả. Rồi tôi tự nhủ thầm : « Ta hãy nghĩ đến những ngày đã trôi qua kề từ khi biến cố xảy ra. Bom nổ đã được hơn một tuần nay rồi mà trong khoảng thời gian ấy, mới chỉ có một cô y tá chết thôi.... Những vết thương của chính ta cũng đang được lân lần hàn gắn và mỗi ngày ta thấy một mạnh khỏe thêm lên... Vậy thì thật là ngu ngốc nếu tin tưởng rằng Hiroshima sẽ không thể  cư trú được trong 75 năm nữa. Những lời đồn đại một cách quả quyết đó rất có thể là những lời dối trá do quân địch tung ra để khủng bố tinh thần dân chúng giữa lúc họ đang hoang mang lo sợ này... Tại sao ta lại có thể tin những lời đồn phi lý ấy trong khi ta vẫn sống yên ổn ngay tại kế bên trung tâm nơi bom nổ này ?»

        Sau khi tự khiển trách như vậy, tôi lại tìm thấy sự thăng bằng trong cân não như trước.

        Tôi lại nằm nghỉ. Bỗng một người đàn ông với một bộ râu dài xuất hiện trong khuôn cửa và thận trọng đưa mắt nhìn quanh. Sau chót, cặp mắt ông ta nhìn chăm chú và tiến đến bên giường tôi.

        Đây là ông Kajitani, chủ sự một Ty Bưu Điện nhỏ thuộc quận Yamagata mà tôi đã được gặp từ mấy năm trước, khi ông đau phải nằm điều trị tại đây. Khi được biết rằng ông đã cuốc bộ từ nhà đến bệnh viện, tôi cảm thấy trái tim tôi dường như tan vỡ vì niềm xúc động.

        Ông Kajitani nói chuyện không được hoạt bát lắm. Ông đã ấp úng khi ngỏ ý muốn giúp đỡ chúng tôi. Sau hết, ông đưa hộp «Bento»1 vào tận tay tôi và ép tôi ăn, mặc dầu tôi đã hết sức chối từ. Chưa bao giờ, tôi được dùng một bữa điểm tâm ngon miệng như thế. Đây là món «Hinumaru bento»2 nghĩa là món cơm nắm với một trái mận ở giữa làm nhân.

        Bs Horie ở tận quận San-In, về phía Tây Bắc Hiroshima, cũng đến thăm tôi. Ông cũng kinh ngạc như tất cả mọi người khi thấy sự thiệt hại ở đây đã lớn lao quá sức tưởng tượng Khi Bs Horie đi khỏi, tôi xuống dưới nhà và thấy các bệnh nhân đang bình luận về những tin đồn mà tôi đã được nghe ở Tòa Thị Sảnh. Song, không một ai tỏ vẻ lo sợ gì cả.

        Một người nói:

        — Thật là vô lý khi tin tưởng rằng Hiroshima sẽ không thể cư trú được trong 75 năm nữa.

        Bs Chodo, chuyên khoa về răng miệng, mỗi ngày mỗi yếu thêm. Ông không thể nhận được tôi nữa và tôi chẳng biết ông có nghe rõ những lời tôi an ủi ông hay không.

        Người ta cho tôi hay tin bà Yoshida, nằm trong căn phòng hư nát trên tầng lầu thứ ba, đang ở trong tình trạng rất thảm thương. Tôi chống gậy, vì sức còn yếu, lăn mò lên tận phòng bà. Ông lão Ushio, giám đốc Tổng Cục, giới thiệu bà Yoshida với tôi rồi cho tôi biết rằng bà ta bị thương ngay trong nhà của bà tại vùng ngoại ô về phía Tây Nam Komachi.

        Bà Yoshida có hai cánh tay đầy những vết cắt sâu hoắm bởi những mảnh kính vỡ, song bà không bị phỏng. Không một vết thương nào dài quá 5 phân. Bà có vẻ rất có thể bình phục mau chóng. Vậy mà bà đã rất xanh xao và gương mặt bà đã trắng hẳn ra như người bạch tạng và lạnh lùng như đá. Mạch bà Yoshida đã yếu lắm rồi.

        Bà nuốt một cách khó khăn và đau đớn bơi chứng bệnh hạ lỵ dai dẳng mặc dầu không ra máu. Ngoại trừ một vết phỏng rất nhẹ, tôi không thấy qua một triệu chứng gì khác thường nơi miệng và cuống họng của bà.

        Bởi không thể kết luận ngay được căn bệnh của bà nên khi ông Ushio hỏi ý kiến, tôi đã trả lời lưỡng lự :

        — Hiện thời, tôi không thấy có gì 1à nghiêm trọng và bệnh trạng của bà cũng không có gì đến nỗi đáng lo ngại cả. Song, dù sao thì ta cũng nên thận trọng một chút.

        Khi rời phòng bà Yoshiđa, tôi nhận thấy ông Ushio còn có vẻ yếu mệt hơn bà ta và tôi tự hỏi : «trong hai người đó, ai sẽ chết trước ?». Từ mười hôm nay, ông Ushio đã già sọm hẳn đi rồi.

        Gần lối đi vào văn phòng, tôi gặp Bs Kobata là một bạn thâm giao của tôi. Mặc dầu tuổi đã cao, ông vẫn không ngừng việc tìm kiếm người em trai của ông đã biệt tích từ hôm bom nổ đến nay. Ông ta có một nghị lực tiềm tàng khiến ai nấy đều kinh ngạc. Chúng tôi nói chuyện một lúc và ông kể cho tôi nghe những cảnh ông đã trông thấy ở ngoài phố. Và có một chuyện đã được ghi sâu ngay vào tâm khảm của tôi.

----------------
        1. «Bento» là một loại hộp đựng thực phẩm. Hộp này hình chữ nhật bằng kim khí hay gỗ sơn mài, ở trong đựng những miếng bánh và thịt xắt móng nấu chín với trứng gà vịt, cá và các thứ gia vị.

        2. Minumam» là quốc kỳ của Nhật Bổn mang hình tròn màu đỏ ở giữa một hình chữ nhật màu trắng. Món «Hinumaru bento» nói trên mang hình tượng quốc kỳ Nhật Bổn.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2019, 09:04:18 pm »


        Bs kể chuyện :

        — Tôi đã gặp bốn sinh viên trung học tại Tengim - Machi, gần trung tâm nơi bom nổ. Họ đã bị phỏng một cách khảng khiếp. Họ ngồi xổm quây tròn lấy nhau trên lề đường cái. Tôi ngừng lại hỏi một người xem nhà hắn ở đâu. Hắn đáp rằng hiện hắn đang ngồi ngay trên nền ngôi nhà của mình và yêu cầu tôi bảo mẹ và chị hắn, nếu tôi gặp, đừng nên phí thì giờ đi tìm hắn nữa bởi lẽ hắn cùng các bạn hắn sắp chết đến nơi roi.

        Ba ngươi kia cũng gật đầu xác nhận lời nói của bạn mình. Số phận của những thanh niên này đã vô cùng bi đát mà không còn gì có thế cứu vớt được họ nữa. Họ cũng biết rõ như vậy nên đều nhẫn nại ngồi yên lặng dưới ánh mặt trời le lói giữa cảnh đổ nát điêu tàn trong gió bụi này.

        Cái cảnh ghê rợn đó đã khiến tôi chảy nước mắt vì thương cảm. Một ngươi trong bọn họ hỏi tôi có thể giúp cho họ được chút bóng mát không. Tôi liền hỏi mượn mấy người lính vài cái chiếu và mấy tấm tôn tráng kẽm để dựng cho họ một tấm bình phong, hầu tránh ánh mặt trơi nóng rát.

        Tôi lại hỏi một ngươi khác xem nhà hắn ở đâu, nhưng vì yếu quả nên hắn chỉ đủ sức đáp thều thào : (Ya...) rồi thôi khiến tôi không thể nào biết hẳn ở đâu ? Yano ? Yagi ? hay Yaga ?

        Tôi để dành được mấy trái cà chua dùng làm món điểm tâm. Tôi liền cắt mỗi trái làm đôi rồi vắt nước vào miệng những chàng trai đáng thương này. Họ nuốt một cách khó khăn, song cả bốn ngươi đều lẩm bẩm : « Oishii ! » (ngon quá ! ).

        Một ngươi năn nì tôi xin chút nước lạnh. Vì không có cái gì đựng, tôi liền dùng mũ múc nước đưa đến cho họ.

         Sau đó, tôi ra đi và hứa sẽ trở lại thật sớm với một đoàn nhân viên cấp cứu. Nhưng mặc dầu hết sức cố gắng, tôi vẫn không thì kiếm ra một người nào để đến cứu họ được.

        Suốt đêm ấy, tôi đã bị ám ảnh bởi cái thảm trạng của bốn chàng thanh niên đó. Sáng hôm sau khi ra khỏi nhà, tôi đem theo một ít vật dụng và trở lại nơi tôi đã gặp họ. Họ vẫn còn nguyên tại chỗ xong đã chết cả rồi. Họ chết nằm co quắp và quây thành một vòng tròn cũng y như tôi đã trông thấy hôm trước.

        Bs Kobata còn kể cho tôi nghe nhiều chuyện tương tự nữa.

        Khi trở về giường, tôi gặp ông Okamoto, Trưởng khu miền Tây của Bộ Giao Thông. Từ ngày mùng 6 tháng 8, đây là lần thứ nhì ông đến thăm tôi. Ông khen bộ râu cắt khéo của tôi và tỏ ý mừng vì thấy tôi đã khá mạnh rồi.

        Từ ngày chiến tranh bùng nổ, ông ráng vui tươi và làm ra vẻ yêu đời. Nhưng, ông đã khẽ nói cho tôi biết rằng nước Nhật Bổn chỉ có thể chiến thắng được nếu có sẵn hàng triệu binh sĩ và trái bom nguyên tử.

        Tôi hỏi ông có thể kiếm giùm chúng tôi một số thuốc men ở trong binh chủng miền Tây hay không. Ông hứa sẽ cố gắng giúp đỡ để chúng tôi được hài lòng.

        Những câu chuyện từ lúc chập tối chỉ quanh đi quẩn lại với câu hỏi:« Hiroshima có thể trở nên hoang phế trong 75 năm nữa hay không ? » . Sự đồn đại ấy đường như đã được xác nhận bởi trường hợp những người vẫn được bình yên vô sự suốt từ hôm bom nổ đến nay, nhưng họ lại bắt đầu bỏ mạng bởi những căn bệnh bí mật mà triệu chứng là bệnh băng huyết tử cung, bệnh chảy máu cam ở lỗ mũi, bệnh thổ huyết và bệnh hoại huyết ở khắp toàn thân.

        Người ta có thể giải thích rằng trái bom đó đã phóng ra một chất hơi độc đang tiếp tục gieo rắc tàn phá khắp mọi nơi.

        Tôi đã phải từ bỏ hẳn cái giả thuyết là những chứng bệnh đó phát sinh bơi một loại bom vi trùng bởi lẽ những chứng hạ lỵ và đại tiện ra huyết đã được thuyên giảm rất nhiều rồi. Rồi tôi buộc lòng phải trở lại với quan niệm đầu tiên khi biết rằng những cái chết khả nghi kia đã do sự thay đổi đột ngột của bầu không khí bị dồn ép bởi trận hỏa tai khủng khiếp đã bộc phát ra.

        Trời không có một chút gió nào. Tôi cũng đầm đìa mồ hôi như tất cả mọi người. Đầu tôi nóng rực và mặt tôi đó gay lên vì bức bối. Có lẽ tại trong ngày hôm nay, tôi đã nghĩ ngợi nhiều quá.

        Tôi thở dài rồi than :

        — Atsui no ! Trời thật nóng hết sức .

        Tiếng cười nói bỗng vẳng lên từ nhà bếp nơi đâu dãy hành lang. Tôi liền mò đến xem cho biết chuyện gì ở đó và gặp bà già Saeki đang nói chuyện vui vẻ với ông Mizogchi. Tôi cũng ngồi góp chuyện vói họ cho đến tận một giờ khuya.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2019, 09:05:24 pm »

 
14-8-1945

        Mặt trời vừa mọc được một lúc thì còi báo động nổi lên. Sợ có người không nghe tiếng, một nhân viên Bộ Giao Thông liền chạy khắp các phòng truyền lệnh cho chúng tôi xuống hầm trú ẩn.

        Nhưng, không một người nào nhúc nhích. Tất cả đều nằm nguyên trên giường lặng lẽ nhìn qua cửa sổ. Chúng tôi lại sắp phải sống qua những giờ khủng khiếp này một lần nữa chăng ?

        Chẳng bao lâu, chúng tội nghe tiếng vù vù của động cơ máy bay từ phương Nam tiến đến. Do tiếng động cơ mỗi lúc một tăng thêm, chúng tôi phỏng đoán đoàn máy bay đã vượt qua vịnh Hiroshima. Tôi nấp sau một khung cửa sổ để xem thì bị một người ở phía ngoài trông thấy liền quát gọi tôi xuống. Tiếng máy bay rầm rầm làm inh cả tai. Những bệnh nhân nào có thể đi được liền chạy xuống hầm trú ẩn, còn những người bệnh nặng vẫn nằm nguyên tại chỗ. Thật là đáng buồn khi nghĩ rằng chúng tôi không thể  làm gì cho họ được ! Chỉ còn một điều an ủi được tôi là đã thu xếp xong cho những nhân viên Bộ Giao Thông và gia quyến họ tạm trú ở tầng lầu thứ nhứt rồi.

        Trải qua mới có mấy phút mà tôi đã mất hẳn tinh thần và chạy nhào xuống dưới nhà hầm nơi đang tập trung một số bệnh nhân trú ẩn. Không có một nhân viên y tế nào ở đây cả. Rồi, tôi chợt nghĩ ra rằng nếu tôi cứ ở yên nơi đây trong khi các bệnh nhân khác đang bị hiểm họa như vậy thì tức là tôi sẽ làm gương xấu cho mọi người và làm thương tổn cả đến thanh danh của bệnh viện. Vậy nếu Tử Thần lại đến viếng nơi này thì bổn phận của tôi là phải ở yên tại nhiệm sở.

        Khi đã định thần, tôi liền ra khỏi nhà hầm sau khi hứa với mọi người rằng tôi sẽ tìm cách di chuyển các bệnh nhân khác tới đây. Rồi tôi chạy đến khu trung tâm bệnh viện. Những người còn lại trong các phòng đều nhìn qua cửa sổ và lắng tai nghe những tiếng rầm rầm của đoàn phi cơ đang bay lượn trên thành phố.

        Đôi ống chân tôi rã rời chỉ muốn khuỵu xuống khiến tôi phải đứng tựa vào một cái cột lớn.

        Thốt nhiên, mặt đất rung chuyền và tôi nghe tiếng những trái bom nổ vang rền lẫn với những tiếng súng phòng không dữ dội. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đỡ lo sợ vì những tiếng động khủng khiếp nổi lên ở phía Tây và liền đó, chúng tôi nhận thấy đoàn phi cơ tiến đến căn cứ hải quân Iwakuni.

        Tiếng động cơ nhỏ dần rồi tắt hẳn. Khi sự bình yên trở về, ai nấy đều vui mừng sung sướng vì thấy cuộc sống của mình lại một phen nữa thoát khỏi tai nạn.

        Tôi nằm yên lặng một hồi lâu với những ý nghĩ đảo lộn trong đầu. Thật là thảm khốc cho một kiếp người khi phải chết đi sau một lần đã được cứu vớt bởi phép nhiệm mầu của Tạo Hóa ! Hôm trái bom nguyên tử rơi xuống, tôi không hề sợ hãi chút nào. Nhưng hôm nay thì tôi rất muốn sống ! Cứ nghĩ đến cái chết, tôi lại kinh hoàng khôn tả.

        Gần tới trưa, ông Sasaki — ở ngôi nhà đối diện — đến thăm và tặng tôi một mớ cá hương. Không ai có thể tưởng tượng được nỗi vui mừng của tôi khi nhận được món quà ấy vì những con cá nhỏ này là một loại thực phẩm tuyệt thơm ngon.

        Khi bom nổ, ông Sasaki đang ở trong nhà một người bạn tại Yamaguchi; một trạm y tế đã được thiết lập tại đó. Mấy phút trước khi mái nhà sập xuống, ông đã kịp rời khỏi nơi đó và phóng xe đạp vượt qua những đường phố đang mỗi lúc một tràn ngập những cảnh đen tối hãi hùng. Ông cứ thế vượt qua được một nửa thành phố, trốn chạy trước những ngọn lửa hung tàn mỗi phút một lan rộng vô cùng nhanh chóng. Khi ông tới Hiroshima là nơi có bệnh viện của chúng tôi thì những ngọn lửa cũng vừa bắt kịp và cản trở khiến ông không thể đi xa hơn được nữa. Lúc đó, cũng như những dân cư trong khu vực chúng tôi, ông chạy trốn vào rặng đồi Ushita. Khi nhà tôi xập xuống thì vợ chồng tôi đã chạy được ra ngoài đường phố rồi... Bà mẹ của ông Sasaki bị vùi dưới đống gạch ngói vụn, còn những người khác trong gia đình đều chạy thoát được cả. Nếu tôi không bị thương thì có lẽ tôi đã có thể cứu được bà cụ ấy vì ngôi nhà sập ngay xuống gần chân tôi.

        Khi chia tay, ông Sasaki báo tin cho tôi biết sẽ có một buổi phát thanh quan trọng vào ngày mai. Tất cả mọi người đều được mời đón nghe. Người ta có thể phỏng đoán rằng đây là một buổi phát thanh loan tin một biến cố quan trọng  khác thường đã xảy ra.

        Căn phòng hồi trước được dùng làm kho dự trữ dược phẩm, nay đã biến thành một phòng ăn. Người ta còn trông thấy, tại một góc phòng, một số lớn thuốc muối được đóng thành những bao 50 kí lô. Một căn nhỏ khác được dùng làm nhà bếp được đặt ngay tại lối đi vào. Chúng tôi ngồi ăn trên những tấm ghế dài và những cái thùng gỗ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2019, 09:05:51 pm »


        Những bệnh nhân có thể xê dịch được ăn đều đều mỗi ngày hai bữa bằng những chiếc đĩa lượm ở trong những ngôi nhà đổ. Các bệnh nhân nặng được người ta dọn cho ăn tại chỗ trên những cái khay.

        Hôm nay, tôi dùng bữa trưa với vợ tôi và cô Kado. Suốt bữa ăn, chúng tôi chỉ nói chuyện về những con cá hương thơm ngon do ông Sasaki tặng.

        Bà Saeki đã dọn cho các bệnh nhân nặng một bữa ăn ngon bất ngờ.

        Tôi có lệ ngủ một giấc ngắn sau bữa cơm trưa rồi dậy đi thăm bệnh nhân. Cuộc thăm viếng của tôi không giống như những cuộc thăm viếng tại các bệnh viện lớn mà ở đó, vị bác sĩ bận áo choàng trắng đi trước, hộ tống bởi một đoàn sinh viên nội trú cùng nữ y tá mang những dụng cụ khoa học theo sau. Tôi chỉ lủi thủi một mình đi thăm các bệnh nhân và chỉ mặc có một chiếc áo lót với chiếc quần vá chằng chịt : thật quả không xứng đáng với danh dự nghề nghiệp của tôi chút nào cả. Nhưng vì Ty Xã Hội Thành Phố đã cung cấp những quần áo ấy, có thể gọi là thuộc loại tốt hơn hết, nên chúng tôi không có một lý do gì để than phiền được.

        Những cuộc thăm viếng ấy cũng không còn tính cách chuyên nghiệp nữa bởi tôi còn kiêm cả nhiệm vụ trấn tĩnh người bệnh này, khuyến khích người kia hoặc trao đồi một vài câu đùa rỡn với người khác nữa. Và bởi tôi chỉ có thể làm được có bấy nhiêu thôi.

        Thoạt tiên; tôi đến thăm bà Yoshida như thường lệ. Tôi cúi xuống chẩn mạch bà. Hôm qua bà còn đáp lại tiếng chào của tôi; nhưng hôm nay thì bà không còn sức nói được nữa. Theo thông lệ thì mỗi khi thấy vị bác sĩ vào phòng, hết thảy mọi bệnh nhân đều phải chào bằng những lời kính cẩn hoặc lễ phép cúi đầu. Sự bất động của bà Yoshida, đối với tôi, là một điềm chẳng lành. Mỗi ngày bà mỗi đuối sức dần đi: khuôn mặt màu xám tro của bà khiến tôi vô cùng lo ngại.

        Tôi đi thăm các bệnh nhân khác ở nhà dưới rồi qua nhà phụ thuộc. Chừng năm chục nhân viên Bộ Giao Thông cư ngụ tại ngôi nhà này cùng với thân nhân của họ. Bởi chúng tôi đã quen biết nhau quá nhiều rồi nên khi bước chân vào đây, tôi có ngay cảm tưởng như được sống giữa gia đình tôi vậy. Họ đặt những tấm nệm theo hàng hai, hàng bốn hoặc hàng sáu cái một. May mắn là một phần lớn bệnh nhân chỉ bị mang những vết thương nhẹ nên họ có thể săn sóc những người khác ở trong tình trạng hiềm nghèo hơn.

        Người thiếu phụ duyên dáng mà tôi đã nói trên kia đang nằm quằn quại trên tấm nệm hơi xa các bạn cùng phòng. Mặc dầu ở trong trạng thái nghiêm trọng như thế, bà vẫn mỉm cười khi trông thấy tôi. Sự can đảm và tính yêu đời ấy của bà đã vượt cao hẳn lên trên thái độ của một số đông nạn nhân khác mặc dù tình trạng của họ không đến nỗi quá bi thảm như bà. Những vết phỏng của bà không phải do hơi bom nổ mà là do hỏa hoạn gây nên vì bà đã xông pha nhiều lần vào đám lửa để cứu những thân nhân của bà đang lúng túng trong khu nhà cháy. Bà vẫn phải nằm hoài trên một vũng máu pha lẫn mủ; hai bên hông và ống chân của bà nhày nhụa những phân và nước tiểu.

        Trước khi rời khỏi phòng này, tôi căn dặn một người rửa ráy và săn sóc giùm bà ta.

        Rồi tôi coi chừng cho y tá thay băng của các nạn nhân vì bị phỏng nặng nên không thể tự săn sóc lấy được. Công việc khó khăn và đau đớn này kéo dài đến hơn một tiếng đồng hồ.

        Vì thiếu sự giúp đỡ chuyên môn nên chúng tôi phải đặt một cái bình lớn chứa đầy chất Ré-maon (một loại thuốc sát trùng) tại gần cổng lối vào bệnh viện. Trên tường, có treo những tấm bảng yết thị yêu cầu các bệnh nhân hãy nhúng những tấm băng của mình vào bình thuốc sát trùng ấy trước khi bó lại vết thương. Phương pháp thực hành này đã được đặt ra từ sau ngày bom nổ. Suốt ngày, người ta trông thấy ở ngoài hành lang từng dẫy người kiên nhẫn đứng chờ phiên xử dụng chất thuốc quý báu đó. Và mỗi ngày người ta đã tiêu thụ hết 180 lít nước sát trùng.

        Từ các bệnh nhân đến những người có nhiệm vụ săn sóc họ đều hết sức chú trọng đến việc thay băng mỗi ngày vì họ biết rằng nến không làm đúng tất các tấm băng sẽ khô đi và đóng thành một lớp vảy cứng bắt buộc họ phải bóc ra ngay. Như vậy, không những họ sẽ bị đau đớn mà còn khiến cho vết thương bị bật máu ra nữa.

        Hôm đó, tôi thấy một đám đông người vây quanh bình thuốc sát trùng: người thì đứng sững, kẻ thì nằm dài ra. Lại có vài người đứng lom khom với dáng điệu lạ lùng y như người đau đớn vì bị chuột rút (vọp bẻ) vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:24:33 pm »


        Ra khỏi nhà phụ thuộc, tôi trở lại bệnh viện. Bà lão già khốn khổ từng muốn chết vẫn ngồi ngoài hành lang.

        Thấy tôi, bà cắt giòng rên rỉ:

        — Thày ơi ! Đức Phật Tổ vẫn chưa đến đón tôi !... Xin thày cho tôi biết bao giờ thì tôi có thể ra đi được ?

        Tôi dịu dàng khuyên nhủ :

        — Bà ơi ! Bà hãy kiên tâm. Ta không nên vội chán đời chỉ vì cơn đau yếu xoàng xĩnh này.

        Các hành lang đều bớt chật chội hơn thường nhật vì số bệnh nhân đã giảm bớt nhiều. Nhưng người tạm trú trong các phòng rửa mặt và dưới gầm cầu thang vẫn chiếm một số rất đông. Tôi thầm tính phải tìm cách di chuyển bớt lên tầng lầu thứ nhì.   

        Xong việc thăm viếng, tôi ra khỏi bệnh viện với ý định đi tìm một cái thau nhỏ mà tôi đã lượm được ở  dọc đường. Trong khi cố gắng đi tìm cái thau thì tôi lại khám phá ra được một số bát đĩa và đồ dùng bằng sứ ở trong một căn nhà bếp. Tôi liền lượm hai cái bát ăn cơm và một cái rìu nhỏ đã mất cán rồi đem về tặng bà Saeki.

        Tôi gọi :

        — Baba-San ! Trông những thứ này đây... Tôi vừa tìm thấy ở cách đây vài bước... Còn có một số đồ dùng bằng sứ trong ngôi nhà đồ ấy. Sao bà không cho người đi lượm về ? Nhà bếp và phòng ăn của bà có thể thu dùng các món đó mà.

        Tôi lại ra đi và kích thích bởi ý định đi tỉm bát dĩa nên tội đã quên khuấy hẳn cái thau. Bới tìm trong các đống tro, tôi thấy một số những chiếc bình quý giá, những chiếc tách để pha trà lễ và những món đồ chơi lặt vặt. Nhưng tiếc thay, tất cả đều sứt mẻ và trở nên vô dụng. Khi thấy việc tìm kiếm không có kết quả gì, tôi liền bỏ cuộc và tự an ủi rằng không bao giờ người ta có thể thấy những kho tàng trong khi người ta cất công tìm kiếm được.

        Khi trở về, tôi thấy các bạn cùng phòng đang say sưa tranh luận về buổi phát thanh quan trọng mà ông Sasaki đã thông báo. Ai nấy đều phỏng đoán nội dung buổi phát thanh ấy. Tôi không dự vào cuộc tranh luận vì tự xét rằng mỗi ngày tôi đã có khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết cho ngày hôm sau. Vả chăng, chúng tôi không có cái máy thu thanh nào ở đây cả.

        Đối với tôi, đó lại là một ơn phước tốí lành vì sự thiếu thốn một vài cái mệnh danh là «lợi ích của nền văn minh» đã khiến cho tâm hồn tôi được tự do phóng khoáng mà những kẻ khác không được biết đến với những máy điện thoại, những máy vô tuyến điện và những báo chí của họ. Đã mất tất cả những vật nói trên trong đám cháy và ngày nay chẳng còn có gì khác nữa đã là một đặc ân quý báu cho tôi. Điều này khiến tôi nhẹ hẳn cõi lòng mà từ lâu tôi không còn cảm thấy nữa.

        Khi màn đêm buông xuồng, tôi thấy ông Mizoguchi bước vào phòng ăn với một cây nến cháy ở trên tay. Tôi đi theo ông và thấy bà Saeki đã ngồi sẵn trên ghế rồi. Ở trong căn phòng chật hẹp chiếu sáng bơi ngọn nến lung linh yếu ớt này đã ngự trị một bầu không khí thân mật khó có thể tìm thấy ở nơi công quán. Như thường lệ, cuộc nói chuyện diễn ra với vấn đề bom nguyên tử. Với vẻ kín đáo, ông Mizoguchi ngồi yên lắng tai nghe tôi nói chuyện với bà Saeki. Một lát sau, ông mới nói: — Khi ấy, tôi đang ở trong vườn thy gió bỗng quay chiều và những cục lửa hồng bắt đầu lăn dần đến chỗ tôi đứng. Tôi hốt hoảng phóng bước chạy thật nhanh ra khỏi vườn và đến được bờ sông Ota. Chưa bao giờ tôi từng trông thấy đông người như vậy. Đám người đông quá đến nỗi không ai có thể tiến bước lên được nữa. Cảnh tượng diễn ra không bút nào tả xiết được vì đó làm một đám người đang bị phỏng rất trầm trọng.

        Những phụ nữ đã khiến tôi ái ngại vô cùng vì họ đều hoàn toàn trần truồng như những con nhộng.

        Rồi ông quay lại phía tôi :

        — Khi người ta đưa ông vào bệnh viện thì ông cũng trần truồng như vậy, bác sĩ Hachiya ạ ! Như vậy, ông có thể hiểu thấu nỗi hổ thẹn của đám phụ nữ đó. Theo ý tôi thì chắc họ phải cởi hết quần áo để chui rúc qua những vật đổ gẫy để mau ra thoát khỏi ngôi nhà cháy.

        Bà Saeki lắng tai nghe và cặp mắt gấp gay. Thỉnh thoảng bà lại chêm vào một câu «Ah so!» (Đúng thế !) hay « Ahano ! » (Không thể thế dược!) biếu lộ sự kinh hãi của bà.

        Ông Mizoguchi hỏi tôi :

        — Còn bác sĩ. Lúc đó ông đang làm gì ?

        Tôi đang ở nhà và nhớ rằng đang mặc một cái áo thung lót mình và một cái quần cụt... Nhưng, khi ra khỏi nhà thì tôi đã hoàn toàn trần trụi. Đến cả cái quần sà lỏn của tôi cũng đã bay biến mất rồi. Trước hôm đó, tôi đi gác với đoàn cấp cứu từ chập tối cho đến bốn giờ sáng. Hết giờ làm việc, tôi trở về nghỉ ngơi. Song, không hiểu tại sao mà tôỉ cứ mơ màng và không tài nào ngủ được... Ông còn nhớ buổi sáng hôm đó có còi báo động đấy chứ ? Tôi sửa soạn thay quần áo để làm việc thì nghe: còi chấm dứt báo động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:25:01 pm »

   
       Ông Mizoguchi ngắt lời tôi mà hỏi bà Saekit

        — Baba-San ! Bà có lưu ý tới điểm gì lạ về những quần áo của chúng ta hay không ? Bà có nhớ những cánh tay của cô Omoto không ? Chiếc áo dài của cô ấy màu lợt, ngoại trừ vài miếng ráp màu đen ở cổ tay. Vậy mà cô ấy chì bị phỏng ở hai cánh tay thôi. Nếu áo của cô ấy hoàn toàn trắng thi có lẽ cô ấy không bị phỏng chút nào cả.

        Rồi ông hỏi tôi ;

        — Thưa bác sĩ, có đúng rằng những vải màu là nguy hiểm hay không ? Người ta đoan chắc với tôi rằng vải màu bén lửa nhạy hơn các thứ vải khác.

        — Ông có nghe bác sĩ Hinoi nói chuyện với chúng ta hay không? Một lát sau khi bom nổ, ông ta thấy một người lính vận bộ đồng phục màu xám chạy ngoài đường và toàn thân hắn cháy như cây đuốc. Hai bàn tay của bác sĩ Sasada bị phỏng rất nặng. Lúc đó, ông ta mang đôi bao tay màu sậm và nhớ rằng đôi bao tay đó đã bắt lửa. ông ta không còn nhớ điều gì khác nữa, nhưng có lẽ một chi tiết nhỏ đó cũng đủ giải thích cho chúng ta hiểu tại sao hai bàn tay ông đã bị hư như vậy.

        Ông Mizoguchi thở dài :

        — Có thể thế được lắm.

        Bà lão Saeki thỉnh thoảng đưa tay vuốt mặt và lẩm bẩm : « Khiếp quá ! Khiếp quá ! ». Đoạn, bà tự rót một tách nước trà, châm một điếu thuốc lá rồi ngồi yên lặng.

        Một lát sau, ông Mizoguchi tiếp tục kể :

        — Baba-San! Thế rồi, một cái vòi lửa lan rộng suốt dọc sông và khắp tứ phía, những ngọn lửa hung tàn quay cuồng bao bọc lấy chúng tôi. Ở đó, không có qua một cái cầu nào cả. Chúng tôi bám chặt lấy nhau đứng trơ trơ một chỗ cho đến khi một thiếu nữ Seno đang làm việc tại Bộ Gỉao Thông chợt kêu lên: « Nhảy xuống đi! Nhảy xuống đi! Nếu không, các người sẽ chết hết». Dứt lời, nàng nhảy xuống trước và chúng tôi theo gương nàng.

        Chúng tôi không thể lội qua sông được vì những vật cháy, bị ngọn gió đưa đi, tạt lửa vào những ngôi nhà đối diện khiến chúng tôi quằn quại giữa hai bức thành lửa. May mắn, nước ở bờ bên kia không sâu lắm nên chúng tôi có thể  nằm xuống lòng sông và thỉnh thoảng hụp đầu xuống nước để khỏi bị nướng sống,.. Thật vậy, trong đời tôi chưa có bao giờ bị khủng khiếp như thế đấy. Thỉnh thoảng, bà Saeki lại nhấc đầu lên và cất tiếng than vãn làm ngắt quãng câu chuyện của ông ta. Về phần tôi thì tôi vẫn chịu khó ngồi lắng tai nghe mà không hề ngắt lời ông bao giờ cả.

        Ông Mizoguchi vẫn kể :

        — Hàng trăm người chạy trốn vào công viên Asano Senteì. Lúc đầu, họ tưởng đã có thể tránh khỏi ngọn lửa, nhưng dần dần lửa lan đến nơi và đẩy lui họ ra phía sông. Tức thì một đoàn khổng lồ nạn nhân đã chen chúc nhau ở trên bờ sông chật hẹp. Phía bên kia bờ sông, một viên sĩ quan mình trần đang ngâm người dưới nước ngập tới thắt lưng. Hắn múa tít thanh gươm và cất tiếng quát thét ve phía đám người ở bên kia bờ.

        — Tôi cấm các người bơi qua sông ! Ai không tuân lệnh, tôi sẽ chém đầu !

        Thoạt lúc đó, tôi tưởng hằn điên, nhưng sau mới hiểu rằng hắn muốn cố gắng cứu bọn này và hắn đã hành động bằng sự khôn ngoan nhiều hơn là bằng sự can đảm... Thưa bác sĩ ! ông cũng chẳng lạ gì khúc sông đó sâu lắm và dòng nước ở đó chảy mạnh kịch liệt. Mỗi năm, đã có không biết bao nhiêu ngươi chết đuối chỉ vì muốn bơi qua sông. Viên sĩ quan muốn ngăn cản để mọi người khỏi bị chết đuôi bằng cách cấm họ nhảy xuống nước.

        Mặc dầu con sông rộng đến 100 thước từ phía công viên Asano, các khối lửa vẫn bị gió đưa từ bên này qua bên kia bờ sông và tức thì các cây cỗi trong vườn bắt lửa và cháy như những bó đuốc. Những người khốn khổ này chỉ còn biết chọn một trong hai con đường : hoặc chịu bị thiêu sống ở trên mặt đất hay chịu chết đuối khi nhảy xuống sông.

        Tôi nghe những tiếng gầm gào nổi lên trong đám nạn nhân, rồi một lát sau, tôi thấy từng chùm người đánh đu vào nhau ở dưới sông. Hàng trăm người khốn khổ bị xô đầy bởi sức chen lấn của những ngươi đứng phía sau. Đã có nhiều người chết đuối và bị dòng nước cuốn đi.

        Tôi ngồi yên dưới lòng sông, thỉnh thoảng hụp đầu xuống nước mỗi khi hơi lửa nóng trở nên mãnh liệt hơn.

        Câu chuyện của ông Mizoguchi khiến bà Saeki vô cùng xúc động. Đợi bà bình tĩnh lại, tôi dục ông :

        — Rồi sao nữa ?

        Ông kề tiểp :

        — Rồi, chúng tôi bò lết theo dọc bờ sông cho đến khi gặp chân cầu Tokiwa (cách chừng 150 thước về phía Đông Bộ Giao Thông). Ở đấy, chúng tôi được tương đối an ninh hơn.

        Trong khi chúng tôi tiến đi, tôi gặp một người đang quằn quại trên bờ sông, một nửa mình bị chìm dưới nước. Hắn bị mất hết máu và mệt lả đến nỗi không còn đủ sức lết tới để ngâm nốt nửa mình kia xuống nước được nữa. Tôi ngừng lại một lúc để đào giùm hắn một cái hố và lấy cát ướt phủ lên mình hắn. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng khi nước triều dâng lên, hẳn sẽ bị chết đuối như muôn ngàn người khác. Khi những đám cháy dịu bớt, tôi mở một con đường chạy về bệnh viện cùng với hai thiếu nữ đồng hương của tôi. Thật là một điều may mắn khiến tôi gặp họ, bởi tôi đã gửi vợ và con cái tôi về quê nhà rồi. Khi dẫn các cô gái này trở về làng, ông Kitao sẽ ghé thăm gia đình tôi và báo tin tôi được bình an vô sự. Rồi, vợ tôi đến thăm tôi tại bệnh viện và cho tôi biết rằng cái làng Seno nhỏ bé của chúng tôi đã đầy những người bệnh và người bị thương.

        Tôi đưa một điểu thuốc lá mời ông Mizoguchi khiến ông ngạc nhiên và hỏi tôi kiếm ở đâu ra. Tôi đáp :

        — Một sĩ quan hải quân đem đến cho tôi đấy.

        Bà Saeki nói:

        — Thưa bác sĩ, ông thật là một người tốt số. Hôm qua, vị sĩ quan hải quân đem thuốc lá tặng ông. Hôm nay, ông Sasaki tặng cá hương và chiều nay lại ông Nagao tặng ông cà tô mát nữa. Tuy bị mất tất cả, nhưng ông vẫn không có lý do gì để than phiền được, ông nên cảm tạ ơn Trời đã dành cho ông những người bạn thiết ấy. Nếu ông không biết ơn thì quả là ông đắc tội với Trời vậy !

        Đề giúp tôi ra khỏi cơn bổi rối, ông Mizoguchi liền nói :

        — Baba-San ! Bà có một cái mụn cóc ở trên mặt kìa.

        Bà Saeki liền gãi cái mụn đó và đáp :

        — Đấy chỉ là một mụn rất nhỏ, Vả chăng, vì trời nóng nực quá nên tôi cũng chẳng lưu ý đến nó.

        Rồi bà nói tiếp để góp chuyện :

        — Còn tôi thì lúc đó tôi đang quét cống rãnh trong bệnh viện. Một làn chớp trắng nổi lên làm tôi lóa cả mắt và tôi vội nằm sấp xuống. Một lúc sau, tất cả đều tối sầm lại khiến tôi tưởng đâu bệnh viện đã đổ sập xuống người tôi rồi. Kể đó, tôi cổ hết sức thu mình cho thật nhỏ lại. Chừng một chập nữa, tôi mở mắt qua kẽ các ngón tay và nhận ra rằng mình còn trông thấy được. Các ông không thể tương tượng được nỗi vui mừng của tôi khi nhận ra rằng tôi hãy còn sống sót.

        Dứt lời, bà chợt reo lên với giọng sung sướng :

        — Đúng thế! Lần ấy, tôi cứ tưởng là tôi đã chết rồi cơ đấy, các ông ạ'.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 07:26:37 pm »


15-8-1945

        Hôm nay, đáng lẽ phải có một chương trình vô tuyển truyền thanh như thường lệ.

        Mặc dầu đã quyết tâm tránh hết mọi nỗi ưu tư vô ích, tôi cũng vẫn không chống nổi sự cám dỗ như mọi người và tự buông trôi theo những suy luận ngấm ngầm, tôi đã đi đến kết luận rằng bản thông cáo trong buổi truyền thanh hôm nay sẽ loan báo cho chúng tôi hay tin địch quân đã đổ bộ  tới miền duyên hải rồi. Có lẽ Tổng Hành Dinh sẽ khuyến khích chúng tôi nên cương quyết chiến đấu cho đến sinh mạng cuối cùng tuyệt vọng !

        Tôi đã quyết định lánh về miền núi... Nhưng, phải đi ngả nào bây giờ ? Đi về ngả Sanyo thì rất nguy hiểm... Điều khôn ngoan hơn hết là hướng theo con đường Hamada hay Geibi dẫn đến rặng núi Chugoku. Tôi có rất nhiều bạn thiết ở rải rác tại các tỉnh nhỏ thuộc miền này như Myoshi, Shobara, Shobara, Oto và Yoshii... Hay tốt hơn hết là về Ugi để gặp con trai tôi ? Hoặc giả hơn nữa về Yoshii là nơi mẹ tôi đang cư ngụ ? Song dù sao thì tình thế cũng vẫn không có gì thay đổi được. Đã hơn một lần, tôi nghe Bs Akiyama, ông bạn già của tôi hiện đang hoạt động tại Shansii, nói rằng phe đảng nào đã phải trốn vào núi đều là những kẻ bại trận cả.

        Quân đội đã bắt đầu thảm bại từ tháng tư rồi. Đã có nhiều binh sĩ không còn khí giới nữa và tinh thần họ đã kiệt quệ lắm rồi.

        Chỉ có những người già nua và các trẻ em được phép rời khỏi các thành phố. Trong số ở lại, những người dưới bốn mươi tuồi đều phải phục vụ trong những đạo quân phòng vệ phụ thuộc. Trong trường hợp khẩn cấp, chúng tôi sẽ bị tổng động viên. Tất cả những hành vi, ngôn ngữ và cử chỉ của chúng tôi đều bị cảnh sát công an theo rõi. Chính sách áp chế của họ đã mỗi ngày mỗi trở nên tàn bạo trong những tháng gần đây.

        Trong những khu vực được mệnh danh là «hầm tác xạ» hay «rạch tản cư», tất cả mọi nhà cửa đều bị san phẳng không thương tiếc. Tất cả đều trở nên xáo trộn lung tung và ngày nay, địch quân sắp xâm nhập lãnh thổ Nhựt Bổn đến nơi rồi. Chỉ một ý nghĩ này cũng đủ khiến tôi lợm giọng.

        Hiroshima đã trở nên một khung cảnh hoang tàn. Chúng tôi đã phải phấn đấu từng ngày để cố níu lấy sự sống còn của một phân dân tộc hiện đang sống sót tại đây. Không còn bộ đội hay doanh trại nào ở đây nữa. Quân đội đã bỏ chúng tôi rồi. Cả đến nhóm binh sĩ thường trú đóng tại đây cũng đã rời bỏ nhiệm sở mỗi khi tiếng còi báo động nổi lên. Có rất nhiều người trong bọn họ đã chạy vào trú ẩn tại phía sau bệnh viện. Dù quân đội có đào hào hay đắp lũy trong rặng núi hay không thì sự thực cũng vẫn hiền nhiên là chúng tôi đã sống không một chút bảo vệ nào cả.

        Có những điều mà đáng lẽ tôi không hề nghĩ đến bao giờ đã bắt đầu len lỏi vào tâm não tôi mặc dầu tôi không muốn.

        Chúng tôi được lệnh tập trung trong phòng danh dự lớn tại Văn Phòng Bộ Giao Thông. Một bác thợ điện đã thành công trong việc ráp được một chiếc máy thu thanh bằng những bộ phận vụn vặt. Khi tôi đến nơi thì phòng đã đầy những người. Tôi đứng tựa lưng vào của và chờ đợi. Mấy phút sau, chiếc máy thu thanh bắt đầu phát ra những tiếng rè rè. Qua những tiếng nói lộn xộn, tôi chỉ có thể nghe được từng câu ngắn ngủi cách quãng.

        Tôi thoáng nghe một câu hỉnh như có nghĩa là : «Hãy cố gắng chịu đựng cái gì không thể chịu đựng được !». Rồi máy phóng thanh im bặt. Buổi truyền thanh chấm dứt !

        Ông Okamoto, Chánh Văn Phòng, đứng bên chiếc máy liền quay lại tuyên bổ với chúng tôi :

        — Đây là buổi truyền thanh đặc biệt do Thiên Hoàng đích thân phụ trách... Tôi nhận được tiếng nói của Ngài... Thiên Hoàng vừa báo cho ta biết tin rằng : Chúng ta đã bại trận rồi !... Tôi yêu cầu các bạn cứ tiếp tục hoạt động như không có gì xảy ra cả,

        Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để được nghe một bản thông cáo với mệnh lệnh cho chúng tôi đào hào đắp lũy phòng thủ và chiến đấu cho đến phút cuối cùng... Nhưng, bản tin không hề chờ đợi này đã khiến tôi chết sững. Đúng là tiếng nói của Thiên Hoàng rồi ! Chính Ngài đã đọc bản tuyên cáo loan tin cuộc đầu hàng ! Một tấm màn đen buông phủ xuống đầu tôi và những hạch nước mắt của tôi ứ đọng lại.

        Cũng như toàn thể thính giả nơi đây, tôi đã đứng nghiêm khi được biết đó là tiếng nói của Thiên Hoàng. Chúng tôi đã đứng trơ trơ bất động và câm nín trong một lúc thực lâu... Rồi một màn sương u ám che kín mắt tôi, hai hàm răng tôi đánh vào nhau lập cập và tôi cảm thấy môt dòng mồ hôi lạnh toát đang chảy dài xuống xương sổng lưng.

        Một lát sau, tôi trở về bệnh viện và buông rơi mình xuống ổ rơm. Những tiếng : «Cuộc chiến đấu đã thất bại rồi !» luôn luôn văng vẳng bên tai tôi, Căn phòng hoàn toàn yên lặng. Không một ai nói năng gì cả... Rồi sau hết, bầu không khí yên lặng đột nhiên tan vỡ bồi những tiếng rên rỉ thảm thiết nổi lên. Tôi đưa mắt nhìn quanh một vòng. Không một người nào có thể giữ được thái độ cứng cỏi nữa ; tất cả mọi gương mặt đều hiện rõ nét đau thương buồn thảm.

        Dần dần, họ thì thăm trò chuyện. Bỗng, một người cất tiếng kêu :

        — Làm thế nào mà chúng ta có thể bại trận được ?

        Thế là làn sóng phẫn nộ nổi lên; có những tiếng nhao nhao phụ họa :

        — Chỉ có kẻ nào hèn nhát mới có thể buông khí giới trong lúc này !

        — Người ta đã lừa dối chúng mình đến không còn có giới hạn nào cả !

        — Thà chết còn hơn là đầu hàng !

        — Những người đã khuất sẽ không thể nào yên ổn lên cõi Thiên Đàng được !

        Tất cả bệnh viện chỉ còn là những tiếng kêu than đầy phẫn khích. Từ những người chủ trương bảo vệ hòa bình đến những kẻ đã nguyền rủa chiến tranh, sau khi vụ nổ xảy ra, ai nấy đều lớn tiếng đòi hỏi tiếp tục chiến đấu. Bây giờ, cuộc đầu hàng đã trở nên một việc đã rồi, không còn gì có thể khiến họ yên lặng khi nghe tin buồn thảm này. Họ đã trở nên điên cuồng khi biết rằng đã bị mất hết cả rồi, không còn gì để mất hơn được nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 07:27:06 pm »


        Tôi cũng bắt đầu thấm thía với cơn phẫn nộ ấy. Tôi tự nhủ cần phải chiến đấu đến cùng và đến chết... Tại sao lại cố bám lấy cái sống với tấm thân tàn phế này ?... Chết cho xứ sở với vòng hào quang của đức hi sinh cao cả há chẳng tốt hơn là sống âm thầm trong sự tủi hổ này ư ? Chỉ một cái tin «đầu hàng» đã đủ khiến cho mọi tâm hồn phải choáng váng kinh hoàng hơn cả tiếng bom rơi xuống thành phố này. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy tủi thẹn và khổ sở vô cùng.

        Nhưng, cuộc đầu hàng này là do mệnh lệnh của Thiên Hoàng, chúng tôi chỉ có thể cúi đầu trước ý muốn ấy của Ngài.

        Lời truyền phán : « Hãy cố gắng chịu đựng cái gì không thể chịu đựng được!» của Ngài chỉ có thể là lời khuyên nhủ: «Toàn thể quốc dân hãy cố gắng tỏ ra nhẫn nại!»

        Tôi luôn miệng nhắc đi nhắc lại những lời truyền phán ấy, nhưng mặc dầu hết sức cố gắng , tôi vẫn không thể nào chế ngự được nỗi đau lòng vì tuyệt vọng.

        Bốn năm về trước, khi sắc lệnh tuyên chiến được ban hành, không một ai rụt rè lùi bước trước biến chuyển lớn lao của thời cuộc và... cũng không một ai dám ngờ tới cái ngày hôm nay cả.

        Tại sao trong phút này, người ta không thỉnh câu Thiên Hoàng lại lên tiếng với quốc dân nữa ?... Đó cũng bởi chính Thủ Tướng Tojo mới là vai trò duy nhất trên sân khấu và ông đã hành động tuỳ theo cảm hứng của ông. Tiếng nói sang sảng của ông vẫn còn vang lên bên tai tôi đây.

        Riêng tôi thì tôi đã bắt đầu phát giác những lỗi lầm của quân đội... Như thế mà các ông gọi là tuân theo mệnh lệnh của Thiên Hoàng ư ? Các ông đã tham gia chiến cuộc tùy theo sở thích của mình... Khi mọi việc tiến triền khả quan thì các ông phô trương hợm hĩnh... Rồi đến khi bắt đầu thất bại thì các ông vội che dấu ngay những bộ mặt trái của các ông đi... Và ngày nay, khi không còn biết phải làm gì nữa thi các ông vội nấp vào sau lưng Ngài Ngự !... Như vậy, các ông có thật xứng đáng với cái mỹ danh của người chiến sĩ hay không ?... Bây giờ, các ông chỉ còn có con đường duy nhất để lựa chọn là : các ông nên tự mổ bụng (hara-kiri) mà chết đi !».

        Như để hưởng ứng những lời trách móc âm thầm đó của tôi, một tiếng gào thét nổi lên:

        — Tướng Tojo, con lừa già đóng sẵn yên cương kia ! Ông nên tự phanh bụng ra mà chết cho rồi đi !

        Thúc đẩy bởi những suy tư hỗn loạn trong đầu và bởi sự kích thích đến tột độ của mọi người xung quanh, tôi nghĩ cần phải xa lánh chốn này... Và tôi lần ra đến dãy hàng rào của Bộ Giao Thông.

        Chợt một tiếng gọi khiến tôi đứng sững lại.

        — Ô kìa Bác sĩ ! Ngài làm gì đấy ?

        Câu hỏi đó khiến tôi tự kiểm thảo lấy mình và vô cùng hổ thẹn vì đã không chống nổi với ý định lẫn trốn nơi này. Thế là tôi vội quay về với các bệnh nhân của tôi.

        Trong ngày hôm nay, cuộc thăm viếng các bệnh nhân của tôi chẳng có gì là tính cách chuyên nghiệp cả. Tôi tự hài lòng khi qua hết giường này đến giường khác và hết lời phủ dự để trấn an các người bệnh. Với bất cứ ai, tôi cũng đều nhắc lại câu : « Tình thế không được sáng sủa, nhưng Thiên Hoàng đã bày tỏ ý chí của Ngài cho chúng ta rõ rồi ». Các cô y tá vẫn siêng năng làm việc như không có chuyện gì xảy ra cả. Với những tâm hồn trong sạch, họ vẫn tiếp tục lo tròn sứ mạng thiêng liêng đẽ gieo rắc quanh mình những làn không khí cao cả đầy nhân đạo. Sự hiện diện của họ khiến tôi trở lại tươi vui và tinh thần càng thêm phấn khởi.

        Không trông thấy bà lão vẫn nằm ngay nơi cửa ra vào bệnh viện tôi liền đến văn phòng để hỏi các ông Sera và Kitao xem tình trạng của bà ra sao.

        Sau một giây im lặng, một ông trả lời tôi :

        — Bà ta đã chết từ hôm qua rồi, bạn ạ. Bà đã nhắm mắt mà không hề biết gì đến vụ đầu hàng của xứ sở. Chúng tôi đã mừng dùm cho bà.

        Một người lính chặn đường tôi trong dãy hành lang và hỏi :

        — Thưa Bác sĩ, chúng ta phải làm gì bây giờ đây ?

        — Tôi không rõ đơn vị của anh hiện đóng ở đâu. Nhưng, anh có thể cứ ở đây cho tới ngày lành bệnh. Đừng nên hoang mang. Tôi chịu hết mọi trách nhiệm tại nơi này.

        — Bao giờ thi chúng đổ bộ ?

        — Điều đó không quân hệ mấy. Hiện thời, anh đang đau yếu... Hãy để tôi lo việc giải thích cho họ rõ trường hợp của anh. Trong trường hợp khẩn cấp, tôi sẽ giúp cho anh thoát ly khỏi chốn này. Nhưng nhân danh Thượng Đế, tôi khuyên anh đừng nên rối trí quá... Bây giờ thì anh nên chuyển những lời khuyến cáo này của tôi lại cho các bạn anh đi.

        Tỏ vẻ yên tâm, anh lính đáp :

        — Vâng, tôi xin thông báo ngay cho các bạn tôi biết mệnh lệnh của Bác sĩ.

        Y đứng nghiêm chào rồi xoay mình kéo lê chiếc chân đau trong ống quân dính đầy những máu cất bước đi.

        Bữa ăn chiều đã được dọn ra. Không thấy ngon miệng chút nào, tôi chỉ uống một tách nước nóng rồi lên giường nằm. Chút can đảm còn sót lại đã rời nốt khỏi tôi khi mặt trời vừa lặn.

        Tất cả mọi người hiện diện trong phòng này đều lo lắng cho số phận của Thiên Hoàng và riêng tôi thì lòng tôi nặng chĩu những ưu phiền bi thảm khi nghĩ tới Ngài.

        Lẻn ra khỏi giường, tôỉ leo lên sân thượng và chắp tay bái vọng về phương Đông, thành khẩn nguyện cầu Thượng Đế phù hộ cho Ngài được bình yên vô sự. Đi tới đi lui một lúc rồi tôi đến ngồi trên miệng một ống thông hơi, phóng tầm mắt ngắm nhìn những cảnh điêu tàn ở phía xa xa... Đêm khuya tĩnh mịch, dòng sông Ota chiếu làn ánh sáng yếu ớt trông như một chiếc giây lưng bằng lụa và vạch thành một con đường nhấp nhô đi dần vào khoảng âm u thăm thẳm.

        Tất cả thành phố đều chìm đắm trong bầu trời đen tối. Ở phương Đông, rặng Futabayama nổi bật hẳn lên như bức tranh vẽ bằng mực Tàu trên nền trời huyền ảo.

        Dù ở trong một quốc gia bại trận, những dòng sông cũng như những rặng núi cũng vẫn nguyên sắc thái như xưa mà không bao giờ thay đổi.

        Cảm thấy tâm hồn bị xâm chiếm bởi nỗi cô dơn khôn tả, tôi mơ màng nghĩ đến tương lai đen tối đang chờ đợi chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 07:27:47 pm »


16-8-I945

        Buổi ban mai trong sáng bắt đầu xuất hiện.

        Chúng tôi đã trải qua một đêm xao động. Ý chí cương quyết tiếp tục tranh đấu nay đã hầu như tê liệt hẳn bởi cái tang tóc đau thương do cuộc chiến bại gây nên.

        Chúng tôi tự hỏi bao giờ quân thù sẽ xuất hiện ? Và chúng tôi đã vô cùng khổ sở.

        Trong đêm qua, một chi đội không lực (mệnh danh « Double Zero ») đồn trú tại căn cứ Hiro đã rải truyền đơn với những khẩu hiệu :

        — Các ông hãy tiếp tục chiến đấu !

        — Các ông đừng đầu hàng !

        Khi người ta đem đến cho chúng tôi xem những lời kêu gọi lực lượng kháng chiến nói trên, chúng tôi hay tin Hạm Đội Hoàng Gia đang thẳng tiến trên dòng sông Shikoku. Một số người trong bọn tôi đã coi đó như một tin tốt lành... nhưng tôi e đó chỉ là một hành động ngông cuồng trong tuyệt vọng của vài sĩ quan trẻ tuổi với mục đích cứu vãn danh dự cho Tổ Quốc mà thôi.

        Có nhiều bệnh nhân đã thốt lên những tiếng reo mừng, nhưng riêng phần tôi thì tôi phải thú thực rằng tôi không thể kiềm chế được những cảm tưởng buồn rầu đau xót khi nghĩ đến những kẻ thích cái Chết hơn là sự Đầu Hàng nhục nhã.

        Trong bệnh viện đã chia thành hai phe : một phe xác nhận cuộc đầu hàng và phe kia thì phủ nhận tin ấy.

        Sáng hôm nay, chúng tôi tiếp Bs Sasada, bạn học của cũ tôi, làm việc tại Đài Phát Thanh Tokyo từ trước ngày đầu hàng.

        Ông cho chúng tôi biết tin về những cuộc thương thuyết để đi tới đình chiến đang được diễn ra từ ngày mùng 10 đến nay và ông rời Tokyo với ý định đổi những giấy bạc của ông ra thành hàng hóa bởi ông e sản nghiệp của ông sẽ bị phong tỏa và mất giá như một trường hợp đã xảy ra tại Đức Quốc.

        Về phần tôi thì chẳng phải lo gì đến chuyện đó vì tôi đã mất hết tất cả sản nghiệp rồi.

        Tôi dành hết một buổi sáng nay để thiết lập hồ sơ của hết thảy các bệnh nhân đang được điều trị tại đây. Mấy hôm trước, chúng tôi không thể nào làm nổi việc này bởi ai nấy đều bận rộn đến tối mắt lại về công cuộc cấp cứu các nạn nhân. Tôi cũng đã ghi chép tường tận cái công trạng phi thường do Bs Koyama và các cộng sự viên của ông đã lập nên để cứu ngôi bệnh viện này khỏi bị tàn phá. Họ đã làm việc đến quên cả thân mình và cũng không tự cho phép nghỉ ngơi một chút nào.

        Theo lời thỉnh nguyện của tôi, Bs Katsubẻ liền đảm trách việc tập trung hết sức tỉ mỉ tất cả mọi sự chiêm nghiệm, một cách khách quan hay chủ quan, mà chúng tôi có thể làm được. Phụ tá với ông, có các Bs Hanoka và Akiyama.

        Chúng tôi không có phòng thí nghiệm và không có đến cả một ống kính hiển vi; nhưng tất cả những nhiều chứng về bệnh lý mà chúng tôi có thể mô tả ra đây có lẽ sẽ là những tài liệu tối quan trọng hữu ích cho tương lai.

        Suốt dòng lịch sử nhân loại, chưa bao giờ có một dân tộc nào đã bị chinh phục bởi tác dụng tàn phá của trái bom nguyên tử như thế này.

        Tình trạng của bà Yoshida trở nên nguy kịch. Người ta yêu cầu tôi tới thăm bà ngoài những giờ thường lệ. Bệnh tình của bà quả đã đến thời kỳ trầm trọng. Phía trong miệng đã sưng vù lên và đầy những mụn ung thối; các hạch ở hai bên cuống họng cũng đó và sưng lên cả. Các vết thương, trông bề ngoài như đã thành sẹo, nay lại bật tung ra và dính đầy những vết máu khô cứng. Khắp thân thề bà ta mọc đầy những vết đó tía, nhỏ bằng những đầu cây kim găm. Màu da xám ngoét trên mặt bà nay càng xám thêm và. mạch nhảy rất yểu... Không còn nghi ngờ gi nữa, trường hợp của bà đã trở nên tuyệt vọng rồi !

        Sáng nay, ông Mizoguchi và Bs Hinoi đầy một chiếc xe đi kiếm thực phẩm. Khi bà già Saeki cô Kado và vợ chồng tôi quây quần ăn bữa trưa thì họ vẫn chưa về.

        Thấy tôi có vẻ lo âu, bà Saeki liền trấn an :

        — Họ sắp về ngay bây giờ ấy mà.

        Ngồi trong bóng tối, tôi nghe tin có những vụ lộn xộn đã xảy ra tại ga xe lửa Hiroshima, sau khi tin tức đầu hàng được phổ biến. Như thường lệ, viên xếp ga và các người cộng sự lo đôn đốc việc chuyền vận những thùng thực phẩm tiếp tế cho quân đội từ trên các toa xuống cho nhanh chóng. Nhưng khi có tin đầu hàng, y cùng với tất cả những kẻ hiện diện tại chỗ đã say bí tỉ một cách trơ trẽn sau khi đã đồng lõa ăn cắp một số rất lớn những chai rượu « sake ».

        Vốn đã biết tính say sưa rượu trà của viên xếp ga ấy nên tôi đã có thể tưởng tượng được những cảnh lố bịch do hắn gây ra rồi. Có lẽ tại các nơi khác trên khắp nước Nhật này cũng đang diễn ra những cảnh tương vô liêm sỉ tương tự.

        Cô Kado và vợ tôi đã trở về phòng. Tôi còn ngồi nán lại bên phòng ăn trong khi « Baba-San » đang rửa bát đĩa. Trong lúc ban ngày ngập tràn ánh sáng và có kẻ nọ người kia, người ta rất dễ trở nên vui vẻ. Nhưng khi màn đêm buông xuống, người ta thường phát sinh ra những mối ưu phiền khôn tả.

        Cảnh hỗn loạn tại Tokyo hiện đang diễn biến ra sao nhỉ ?.. . Những vụ tranh chấp trong quân đội ..., cuộc giải tán chính quyền..., không một người nào để duy trì pháp luật và trật tự nữa..., và có lẽ những vụ cướp bóc cũng đang xảy ra khắp mọi nơi rồi. Chắc có hàng ngàn binh sĩ và sĩ quan đã tự mổ bụng vì không chịu nổi ý tưởng nhục nhã do cuộc đầu hàng bi thảm này. Trước những cảnh xáo trộn đau thương đó, Thiên Hoàng đang nghĩ gì?

        Như để chia sẻ những ý nghĩ chua cay đó của tôi, bà Saeki sờ ngón tay lên chiếc răng duy nhất của bà — lên tiếng :

        — Thưa Bác sĩ, tôi rất lo sợ cho Thiên Hoàng! Dù sao thì Ngài cũng không phải là người ban hành sắc lệnh tuyên chiến.

        Tôi công nhận là bà nói đúng và tôi bỗng căm thù quân đội mà trước kia tôi đã hết sức thán phục... Họ đã phản bội Thiên Hoàng và dân tộc Nhật Bổn. Ngay tại Hiroshima này, họ cũng đã che đậy cả việc chúng tôi đã bị tàn phá hết cả bởi một trái bom nguyên tử.... Và khi biết chắc chắn là bị bại trận đến nơi rồi, họ cũng vẫn còn dấu diếm mà không cho chúng tôi rõ những sự biến chuyển của thời cuộc ra sao cả.

        Mãi tận khuya, ông Mizoguchi mới trở về. Với vẻ buồn rầu chán nản, ông cho tôi biết mầm mống nội loạn đã manh nha ở trong thành phố rồi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM