Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:46:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sám hối Hiroshima  (Đọc 5132 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 02:54:12 pm »

 
THƯ SỐ 66
gửi Giinther Anders.

        Ngày 30 tháng 5 năm 1961.
        Cao ốc 10.
        Anh Giinther thân mến,

        Tôi rất sung sướng đã lại nhận được tin anh cho hay anh và quý quyến đều được yên lành cả. Xin anh tha lỗi cho tôi đã không viết thư được cho anh trong thời gian qua. Tôi có tiếp được một lá thư của anh cách đây chừng ba tháng. Tôi vẫn được mạnh giỏi tại bệnh viện.

        Nhưng hiện nay tôi không thể có những tin đích xác về việc được trả tự do. Hồi tháng giêng, tôi có cố gắng đòi được phóng thích trong một phiên tòa. Tôi lại sẽ tranh đấu nữa, nhưng với điều kiện là các y sĩ cho biết những tin tức giúp tôi vững tâm hơn trong vụ này. Anh cứ lầm tưởng sự giam giữ kéo dài này làm cho tôi xuống hẳn tinh thần, nhưng kỳ thực tôi không hề nao núng, bởi vì dù sao chung cục rồi cũng sẽ có một tia sáng (a break). Cô F. có cho tôi biết về lá thư anh gửi cho cô ta.

        Tôi có đọc một bài bảo nói về tôi và cũng được biết tác phẩm mới của anh sắp xuất bản nay mai. Tôi mong sách đó được dịch ra Anh ngữ hầu tôi có thể đọc được !

        Tôi có theo dõi vụ án Eichmann vì các báo hàng ngày vẫn tường thuật về vụ ấy. Dù có tìm phương chống chế đến đâu hắn cũng chẳng có lối thoát... Trong thế giới này không có chỗ dung thân cho một kẻ như Eichmann.

        Tôi không hề có tin tức gì của các thân nhân tôi. Và cũng chẳng trông đợi họ giúp đỡ gì được cho mình...

THƯ SỐ 67
của Bộ Tư pháp, Washington D. c. gửi Gunther Anders.
        Ngày 26 tháng 5 năm 1961
        Thưa ông,

        Ông Tổng trưởng Tư pháp có nhờ tôi trả lời bức thư thứ nhì của ông về vụ Eatherly! Theo thư đó thì ông đã không nắm vững thứ tự các diễn tiến liên quan đến vụ giam cấm ( retention) đương sự tại bệnh viện. Thật ra, trước tiên sự nhập viện của Thiếu tá Eatherly đã căn cứ trên lời tình nguyện xin được điều trị của chính ông ta (on the basis of voluntary admission), nhưng về sau dựa trên phán quyết của bồi thẩm đoàn, giới hữu quyền tư pháp Texas đã ra một án lệnh, cải đổi quy chế « bệnh nhân tình nguyện » thành « quy chế cưỡng bách ». Như vậy, đương sự sẽ bị giam ( committed) theo khuyến cáo của một tòa án. Do sự thi hành án lệnh dựa trên phán quyết của tòa, cần phải đưa Thiếu tá Eatherly trở về bệnh viện sau khi ông ta rời khỏi nơi này.

        Cũng trong ý hướng này, tôi muốn trình bày thêm một điểm khác nữa :

        Tòa án cũng như án lệnh nói trên đều thuộc thẩm quyền của tiểu bang (nghĩa là Tiểu bang Texas) thay vì của bộ Tư pháp Liên bang. Quyền tài phán được trao cho các tiêu bang do Hiến pháp, và bộ này (bộ Tư pháp), không có quyền xen vào những vụ thuộc phạm vi tài phán của các tiểu bang. Nếu bị giam giữ trái phép, Thiếu tá Eatherly có quyền lấy bằng cớ để kháng cáo lên tòa án Liên bang.

        Như vậy tôi thiết tưởng tất cả những điểm nêu ra trong thư ông đều đã được giải đáp minh bạch.

        Trân trọng... V V...
William H. Orrick, Jr.       
Phó Chưởng lý           
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 02:58:00 pm »


THƯ SỐ 68
của Gunther Anders gửi Ô. William H. Orrick, Jr.,

        Phó Chưởng Lý1 Washington  D. C
        Thưa ông Phó Chưởng lý.

        Tôi xin cám ơn ông về bức thư đề ngày 26 tháng 6 năm 1961 theo đó ông đã có ý đánh tan những điểm hoài nghi của tôi về vụ án Eatherly. Tôi rất tiếc phải thưa lại rằng tôi vẫn chưa thấy hoàn toàn thỏa mãn.

        Dĩ nhiên ở đây tôi xin gác qua một bên các khía cạnh tổng quát và triết lý của tòa án ; do đó, tôi sẽ không đề cập tình trạng bi đát của một người vô tình đã trở thành « nạn nhân » đầu tiên của chuyến công tác nguyên tử đầu tiên, mặc dù tôi cho rằng một ngày nào đó các khía cạnh nói trên sẽ mang một tầm quan trọng lớn lao hơn khía cạnh pháp lý của vụ án này. Bởi lẽ tôi ngại chúng ta không thể đồng quan điểm với nhau nếu thảo luận dài thêm về triết lý và nhân sinh, tôi xin chỉ hạn định thư này trong lãnh vực pháp lý.

        Ông nhấn mạnh ở chỗ thứ tự các diễn tiến (các giai đoạn quy chế bệnh nhân « tình nguyện » và quy chế « cưỡng bách ») là điểm then chốt của vấn đề. Nếu tôi không nhầm thì sự bắt lại Eatherly sau khi ông ta rời bệnh viện chỉ có thể hợp pháp, nếu nó xảy ra trong giai đoạn « lưu giữ cưỡng bách » ; điều này có nghĩa là nó sẽ bất hợp pháp vào giai đoạn đương sự là bệnh nhân « tình nguyện lưu trú ». Như vậy, việc bắt lại Thiếu tá Eatherly quả là bất hợp pháp, bởi vì — và đây là điểm chính yếu của lời trình bày của tôi — thứ tự các diễn tiến được ghi lại và hiện có trước mắt tôi quả hoàn toàn trái ngược với thứ tự mà ông đã nêu ra trong thư biện bác của ông.

        Ông biết rõ hơn tôi là các giai đoạn Thiếu tá Eatherly lưu trú « tự do » và « cưỡng bách » đã nhiều lần xen kẽ lẫn nhau. Vì vậy, một trong các giai đoạn lưu trú « tự do » đã kéo dài trong chín mươi ngày và chấm dứt hồi tháng 7 năm 1959 ; mặc dù ở quy chế « tình nguyện » đương sự vẫn bị chống đối mỗi khi ông ta toan rời bệnh viện cựu quân nhân.

        Ngày 20 tháng 4 năm 1960, Eatherly xác định lại quy chế « tình nguyện » của ông ta trong một bức thư gửi cho « Hiệp hội Tự do Dân quyền Mỹ », theo đó ông đã nhận xét : « Tôi là một kẻ tình nguyện lưu trú, tất nhiên tôi có quyền xin rời bệnh viện ».

        Mãi đến ngày 20 tháng 5 năm 1960, do một phiên tòa không có bồi thẩm (closed aring), Eatherly mới bị liệt vào hàng những bệnh nhân không tình nguyện ( patients), do đó quy chế mới của ông ta phải gia hạn thêm ba tháng. Điều này có nghĩa là Eatherly đã trở lại quy chế « tình nguyện » (voluntary patient) ngày 18 tháng 8 năm 1960. Thực vậy, ngày 18 tháng 8, ông ta nói trong thư viết cho tôi : « Tôi nghĩ đã đến lúc cần vận động để được rời bệnh viện ». Đến ngày 6 tháng 9 năm 1960, ông ta lại viết : « Vì lẽ tôi lại được xem là bệnh nhân tình nguyện (voluntary patient)..Từ những sự kiện trên đây, người ta có quyền kết luận rằng Eatherly có thể tự do quyết định hoặc ở lại bệnh viện cựu quân nhân hoặc rời dưỡng đường này. Hoặc giả từ ngữ « tình nguyện » (voluntary) đối với ông ta có nghĩa là một sự tự do lựa chọn hoặc giả đây chỉ là một từ ngữ vô nghĩa trái hẳn với tiếng thông dụng hằng ngày cũng như với thuật ngữ triết học.

        Xin ông vui lòng cho phép tôi trở lại với những lời biện bác của ông liên quan đến thứ tự các diễn tiến : vì lẽ vào ngày 18 tháng 8 năm 1960 Eatherly được hưởng quy chế « bệnh nhân tình nguyện » (voluntary patient), ông ta hẳn đang ở quy chế ấy vào ngày 19 tháng 10 năm 1960, khi ông ta thoát khỏi bệnh viện. Việc Eatherly thực sự là một « bệnh nhân tình nguyện » được xác định bởi những văn kiện sau đây :

        1) Một bài báo (Washington Post and Titimes-Herald, số ngày 5 tháng 12 năm 1960) mà tôi đã trích dẫn hầu ông trong thư trước. Nay tôi xin nhắc lại: « Các viên chức của cơ quan quản trị cựu quân nhân tuyên bố rằng họ không có thẩm quyền bắt Eatherly để đưa ông ta trở lại bệnh viện.

        2) Một đoạn trong thư của Eatherly để ngày 22 tháng 12 năm 1960 nói . « Các bản phúc trình của bệnh viện được phổ biến ra ngoài có nêu rằng tôi đã được rời bệnh viện và họ chẳng muốn tôi trở lại. Nhưng kỳ thực bệnh viện đã xin được giữ tôi lại vào ngày 20 tháng 10, tức là ngày tôi thoát ly ».

        Như vậy Eatherly đã bị đưa trở lại quy chế « bệnh nhân cưỡng bách » ( patient) sau khi bị bắt lại, do phán quyết của phiên tòa có bồi thẩm đoàn xử ngày 12 tháng giêng năm 1960.

        Khi xét kỹ thứ tự các diễn tiến nói trên, tôi không thể không nghĩ rằng một sự nhầm lẫn nào đó có thể đã xen vào bản phúc trình gửi đến quý Bộ. Trong trường hợp ông thấy

        Sự hoài nghi của tôi có thể chính đáng, tôi thiết tưởng, nếu ta chịu khó cho kiểm soát lại thứ tự các diễn tiến một lần nữa cũng chẳng phải là phí công.

        Tôi sẽ mang ơn ông nhiều nếu ông có thể đích thân nghiên cửu thấu đáo và cố gắng giải rõ vụ này.

        Kính chào ông Phó Chưởng Lý.
Kính thư           
Gunther Anders       

-----------------
        1. Giám đốc Nha Dâu luật tại bộ Tư pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 02:59:38 pm »


THƯ SỐ 69
gửi Claude Eathcrly

        Ngày 3 tháng 9 năm 1961
        Anh Claude thân mến,

        Tôi cảm thấy nhẹ nhõm biết bao khi dược tin tức của anh ! Có lẽ anh không nhớ ra rằng tôi đã bặt tin anh từ gần sáu tháng nay ! Hẳn anh biết tôi lo lắng nhiều về anh, và nay vẫn chưa hết băn khoăn vì anh không chịu nói lý do khiến anh đã phải im lặng quá lâu như vậy. Anh chỉ nói mơ hồ là « không thể viết thư được ». Vậy anh đã bị bệnh, hoặc giả có kẻ nào — tôi thật khỏ chịu khi nghĩ đến giả thiết này — đã cản trở anh viết thư ?

        Tôi thấy hình như anh đang cần được trợ lực.Vậy dưới đây là mấy liều thuốc bổ cho anh:

        Thứ nhất :Những thư từ trao đồi giữa anh và tôi đã gây được nhiều thiện cảm đến nỗi nhà xuất bản dự tính cho chạy 11.000 bổn, nghĩa là một số xuất bản khá cao đối với lần in đầu tiên. Lại nữa, tác phẩm sẽ được giới thiệu như là thời sự số 1. Như vậy anh sẽ có một mối lợi tài chánh, bởi vì trong bản hợp đồng mang tên cả anh lẫn tôi đã dự liệu chia đồng đều số tiền bản quyền cho hai người. Hiện nay, mặc dù còn nhiều tháng trước ngày xuất bản, đã có sẵn 750 Mỹ kim cho anh, và anh có thể lấy khi nào anh muốn. Cho dù anh không cần đến tiền bạc đi nữa, việc anh được hưởng một số tiền nhuận bút như vậy sẽ có thể gây một ấn tượng tốt đẹp nơi các bồi thẩm và quan tòa. Tiền bạc chưa bao giờ phương hại đến uy tín của một con người. Anh có thể  hy vọng tiền bản quyền của anh sẽ gia tăng nhanh chỏng vỉ hiện có từ tám đến mười nhà xuất bản ngoại quốc thích cuốn sách này. Nếu cần tiền, anh chỉ việc viết thư cho nhà xuất bản Rowohlt (địa chỉ...).

        Thứ nhì : « bức thư ngỏ » của tôi gửi Tổng thống Kennedy rốt cục cũng đã đáp xuống một bàn giấy chính quyền. Hôm qua tôi có tiếp được thư trả lời của ông Phó Chưởng lý ‘William H. Orrick, jr. Bộ Tư pháp, Nha Dân luật, Washington D. c. Ông ta dựa trên những tin tức sai lạc dễ tìm cách biện minh rằng việc bắt giữ anh lại sau khi anh thoát ly khỏi bệnh viện là hợp pháp. Lời biện bác này căn cứ trên cái tiền đề sai lạc là anh đã bị xếp vào hạng « bệnh nhân cưỡng bách » (involuntary patients) trước khi anh tự ý rời bệnh viện.

        Bức thư của ông Orrick chấm dứt bằng câu sau đây : « Trong trường hợp việc giam cầm Thiếu tá Eatherly là trái phép, đương sự có quyền tuyệt đối lấy bằng cớ để kháng cáo lên Tòa án Liên bang ». Có lẽ anh cần lợi dụng triệt để câu nhận xét trên đây. Anh phải tính xem có nên gửi cho ông ta một bản liệt kê thứ tự các diễn tiến, đặc biệt là các giai đoạn lưu trú « tự do » và « cưỡng bách » của anh tại bệnh viện, hầu làm dữ kiện pháp lý chăng ? Nếu anh chia bẵng liệt kê này thành ba cột thì tốt lắm : bên trái là ngày tháng, giữa là cột ghi các diễn tiến và bên phải là chỗ ghi quy chế « tình nguvện » hay «cưỡng bách » của anh. Thí dụ : 19 tháng 10 — thoát ly — quy chế tình nguyện. —

        Dù sao tôi cũng xin gửi kèm theo đây bản sao bức thư tôi đã đã viết cho Ô. Orrick,

        Anh Claude thân, tôi đề nghị chúng ta nên trở lại tiếp tục cuộc trao đổi thư từ. Xin anh chớ quên rằng cách đây nhiều tháng chúng ta đã từng cùng nhau thảo luận đầy đủ chi tiết về các dự tính tương lai của anh. Nếu anh chưa có khả năng thực hiện những dự tính ấy trong thời gian sáu tháng qua, cũng xin anh chớ ngại cho tôi biết rõ lý do. Có thể là hiệu năng gián tiếp của việc chữa trị hay không khí của bệnh viện đã cản trở anh tập trung ý chí. Nếu vậy thì thật quá dễ hiểu đối với tôi. Những diễn tiến hằng ngày mà anh vẫn dè dặt giữ kín ấy, xin anh chớ quên cho tôi biết. Dù có buồn phiền thậm tệ đến bao nhiêu, anh cứ việc thổ lộ cho tôi hay. vì đấy đâu phải lỗi của anh ? Chịu đựng một đời sống đầy khổ não đôi khi còn đòi hỏi nhiều hào khí hơn là một hành động dũng cảm mà thiên hạ thường tán thán hoan nghênh !

        Anh chở quên điểm này thế giới anh đang sống không chỉ gồm bốn bức tường làm «ngôi nhà » của anh. Thế giới ấy đầy rẫy những thân hữu đang cảm thấy sống khá gần anh và thán phục anh. Tôi vẫn biết, được sống tự do bên ngoài như tôi để tha hồ khuyên nhủ anh thì thật quả dễ dàng. Thế nhưng chúng tôi, những kẻ tự thấy không xứng đáng được an hưởng hoàn cảnh hiện tại, những kẻ có thể  bị rơi vào hoàn cảnh của anh, chúng tôi không khỏi hổ thẹn với đời sống ung dung này.
Luôn luôn là bạn anh       
Gunther               
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 03:02:09 pm »


THƯ SỐ 70
gửi Giinther Anders

        Ngày 7 tháng 7 năm 1961.
        Anh Gunther thân mến,

        Xin thành thực cảm ơn anh về lá thư quý mến và đầy khích lệ vừa rồi.

        Tôi hoan hỷ báo tin anh hay là cảnh huống của tôi nay đã khả quan hơn trước. Tôi được chuyển từ trại « An ninh tối đa » ( Maximum Security Building) đến khu dành cho những bệnh nhân biệt đãi (put on lege basis). Hiện tôi được tự do một phần nào. Cuối cùng tôi được một y sĩ tìm cách giúp đỡ ; và tôi tin tưởng sẽ có thể rời bệnh viện trong vài tháng tới. Vì vây, tốt hơn chúng ta không nên yêu cầu tòa án ra một phán quyết khác.

        Sở dĩ trong thư trước tôi nói không thể  viết thư là ngụ ý nói không thể nào cho chuyển được một lá thư ra khỏi căn phòng tôi đang lưu trú. Bây giờ thì tôi đã được hoàn toàn tự do gửi thư cho anh.

        Tôi rất sung sướng được biết anh sẽ cho xuất bản một cuốn sách gồm những thư từ của chúng ta. Tôi xin thán phục lối giải quyết thẳng thắn của anh trong tờ hợp đồng mà anh đã ký kết với nhà xuất bản. Tôi không cần tiền trong khi còn ở bệnh viện, bởi vậy tôi sẽ để dành phòng khi cần đến.

        Tôi cảm thấy khá thoải mái, nhưng ý nghĩ rời bệnh viện vẫn làm cho tôi băn khoăn đôi chút (I feel wonderful only little anxi ous about leaving the hospital). Tuy nhiên tôi có cảm tưởng ngày ấy sẽ không xa nên tôi tiếp tay đắc lực với vị y sĩ của tôi. Tôi có ý định phải hành động hết mình.

        Anh Giinther, tôi am tường tất cả những gì anh đã làm giúp tôi và tôi hy vọng một ngày kia có thể giúp lại anh. Xin anh cứ yên tâm là tôi sẽ cố làm bất cứ gì để phục hồi sức khỏe. Tôi không hề thối chí, tôi sẽ không bỏ cuộc đâu anh ạ.

        Một lần nữa, xin thành thật cảm ơn anh.

Bạn anh       
Claude       

THƯ SỐ 71
gửi ClaudeEatherly

        Ngày 11 tháng 7 năm 1961.
        Anh Claude thân mến,

        Xin có lời khen anh đấy nhé ! Tôi chưa bao giờ viết thư cho anh với nhiều tin tưởng và hy vọng như hôm nay. Khi đọc lá thư khá bi quan vừa rồi của anh, tôi chẳng bao giờ dám hy vọng các biến cố có thể chuyên hướng một cách thuận lợi cho anh như vậy. Tôi đã soạn xong một bản tuyên cáo về Eatherly và lấy được chữ ký của những nhân vật có uy tín chẳng hạn như Lord Russel, Max Born, Moravia, Carlo Levi ; chính ông Thị trưởng Hiroshima cũng đã ký tên vào bản tuyên cáo. Nhưng bây giờ đưa bản ấy ra cho báo chí thì chẳng có lợi gì, do đó các chữ ký sẽ ngủ yên trong ngăn kéo của tôi.

        Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn chẳng biết gì cái ngày quyết định ấy. Anh hãy chuẩn bị tinh thần đi là vừa. Hãy suy nghĩ anh sẽ làm gì sau khi được trả tự do.

        Tôi nghĩ ngày đó anh sẽ bị một đám nhà báo vây hãm. Họ sẽ không chỉ tọc mạch khai thác những tin tức về đời sống cá nhân riêng tư của anh ; họ sẽ còn đánh bẫy anh bằng những câu hỏi hóc búa mà chẳng ai giải đáp nổi nếu không được chuẩn bị trước. Tôi khuyên anh hãy nhã nhặn từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào, và giải thích cho họ thấy rằng đời sống riêng tư của anh chẳng có gì quan trọng , và nếu có điều gì quan trọng đối với thế giới, thì điều ấy hẳn phải là tỉnh trạng nguyên tử. Anh hãy bảo với họ là trước tiên anh cần phải tự thích nghi với cuộc sống mới, và anh sẽ cảm ơn họ nếu họ vui lòng thông cảm vì lẽ gì anh phải dè dặt như vây. Anh chớ quên nói thêm là anh sẽ có lời bộc bạch sau này, nếu xét thấy hữu ích và cần thiết; vả lại cũng cần cho họ thấy anh không thích trả lời những cầu hỏi đã gieo sẵn ý hướng cho lời giải đáp.

        Nếu anh quyết định sẽ có thái độ như tôi đã đề nghị trên đây, tất anh sẽ không có gì phải ái ngại khi anh được phóng thích.

        Khi đọc đoạn thư nói về mối « băn khoăn » của anh, tôi sực nhớ lại một phim về Dreyfus được xem cách đây khoảng vài chục năm. Sau những năm dài sốt ruột chờ đợi, khi Dreyfus hay tin được phóng thích, ông ta bèn đi đi lại lại trong ngục thất như trước kia ông thường làm hàng ngày, mặc dầu khi đó cảnh cửa ngục thất đã mở rộng cho ông. Dreyfus đã phải cố gắng nhiều để bước qua cái ngưỡng cửa đã từng ngăn cách ông trong bao nhiêu năm với đời sống bên ngoài. Vậy anh chớ ngạc nhiên nếu đến ngày ấy anh cảm thấy một phản ứng tương tự; vì đấy là một điều tự nhiên. Nhưng may mắn cho anh là anh sẽ được báo tin trước, và anh có thể đếm bước đi lại trong phòng trước ngày trọng đại ấy; như vậy anh sẽ có thể ung dung bước qua khung cửa dẫn đến tự do.

        Anh Claude, anh hãy biết rằng đến ngày anh được phỏng thích chính tôi đây cũng sẽ cảm thấy được tự do nữa. Ngay sau khi tiếp được bản điện tín cho hay anh được trả tự do, tôi sẽ tìm cách đến gặp anh để cùng anh chào mừng một giai đoạn mới, một giai đoạn không chỉ chấm dứt mọi trở ngại đã từng bủa vây anh, mà còn mở đường cho anh được tha hồ hiến dâng tất cả cho sứ mệnh của mình.

Bạn anh       
Gunther       

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM