Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:23:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sám hối Hiroshima  (Đọc 5131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:26:09 pm »


        Mọi y sĩ biết điều phải thừa hiểu rằng người ta gọi là « bất thường » kẻ nào hành động một cách bất thường trong hoặc sau một trường hợp bình thường. Sau khi bị xúc động khá mạnh, nếu một người vẫn xử sự thản nhiên như không việc gì xảy ra, thí đó là một kẻ bất thường. Càng bất thường hơn nữa, theo đúng nghĩa y học của danh từ này, là người nào vẫn giữ một thái độ « bình thường » khi bị một xúc động vượt hẳn mức tưởng tượng, suy nghĩ hay hối tiếc của con người. Và chính Eatherly đã bị một xúc động vượt bực như vậy khi ông ta để lại sau mình hàng vạn người bị hỏa thiêu, và một đống tro tại nơi mà trước đó một chốc, cả một thành phố  đông đảo đang nhung nhúc sinh hoạt. Trong trường hợp ấy, thái độ « bất thường » của Eatherly quả là một thái độ bình thường. Nếu là một phản ứng không thích đáng, khoa tâm lý dùng một danh từ chuyên môn là « sự mù quáng tâm hồn ». Một thí dụ cổ điển về « mù quáng tâm hồn » là trường hợp của ông Truman, vị tiền nhiệm của Tổng Thống ; trong dịp mừng sinh nhật thứ bảy mươi hai của ông, ông có tuyên bố một câu không mấy  xuất sắc đã bị loan truyền khắp thế giới. Số là, khi có người hỏi trong đời ông có điều gì đã lưu lại cho ông một mối khổ tâm, cựu Tổng Thống Truman đã trả lời: « Có, tôi tiếc là đã không chịu lấy vợ sớm hơn. » Ông không hề nhớ đến vụ Hiroshima. Biến cố này quá lớn lao nên không thể lưu lại trong khối óc có kích thước của ông. Lessing đã nói: « Kẻ nào không đánh mất lý tính khi nhìn thấy một số sự vật, là kẻ không có lý tính để đánh mất. »

        Nếu cứ lấy riêng từ vụ một để xét các hành vi dị thường của một người, thay vì xem chung tất cả là những «phản ứng», thì quả là một lối làm việc không mấy khoa học, thật chẳng vinh dự gì cho giới khoa học cả. Một phương pháp như vậy chẳng hơn gì dựa theo sự phát âm của một người bị đả thương trí mạng mà tuyên bố rằng đấy là một triệu chứng « bất thường ». Những tiếng phát âm ấy quả thực là « bất thường » nếu tách rời chúng ta khỏi hoàn cảnh. Rất tiếc là mọi sự đều xác nhận giả thiết theo đó các y sĩ đã tách rời hẳn từng « phản ứng » riêng biệt của Eatherly mà không cần đếm xỉa đến những sự việc đã gây nên các  phản ứng ấy. Thực vậy, họ có nói đến một « mặc cảm tội lỗi » rồi căn cứ vào đấy họ giải thích cho quần chúng, vốn ít am tường về tâm lý, thấy rằng nơi Eatherly chỉ là một ý nghĩ phạm tội vô nghĩa và không chính đáng. Họ lại còn dám nói đến một « mặc cảm CEdipe »1 nơi Eatherly (một lối tuyên truyền có vẻ « hạ sách »), làm như yếu tố mở đường cho các hành động của Eatherly là một tư tưởng gây loạn chứ không là sự ám ảnh của hàng nghìn người chết. Nhân thể, xin Tổng Thống cho phép tôi nói rằng, lối vay mượn danh từ nơi ngôn ngữ khoa học một cách buồn cười và bất đáng như vây, nhằm gây uy tín cho khoa học bằng những « chân lý nửa vời », đã làm cho tiếng tăm của nước Mỹ bị tổn thương khá nhiều trong giới trí thức khắp các nước.

        Lý do của những hành động « ngụy phạm pháp » của Eatherly thật quả đơn giản. Trong khi ông ta cố gắng tìm hiểu một cách tuyệt vọng hậu quả của một việc mà ông ta đã tham gia như một bánh xe trong guồng mảy; trong khi sự thất công tìm hiểu ấy tỏ cho ông thấy rằng hành động của ông đã vượt hẳn ý thức trách nhiệm của một con người; trong khi ông kết luân rằng mọi người phải hình dung thế nào là tính cách máy móc của hành động tày trời ấy hầu ngăn những hành động như vậy tái diễn ; trong khi Eatherly đã chín mùi với ý chí hy sinh cuộc đời mình cho sứ mệnh cứu nguy ấy; trong khi tấn bi kịch đang dày xẻo nội tâm ông ta, thì Eatherly lại được hoan nghênh như một anh hùng quốc gia, và báo chí đầy rẫy hơi men ái quốc, chẳng hạn như tô điểm lại và đăng tải bức chân dung của chàng thanh niên đẹp trai xứ Texas ! Đối với ông ta, « vinh dự » ấy quả thật là một mối khổ tâm. Sự cách biệt giữa tội phạm của Eatherly và cái vòng hào quang bao vây lấy ông ta đã nói lên dễ dàng ý nghĩa của những hành vi phạm pháp của ông ta. Vì sự tham gia vào chuyến « công tác Hiroshima » không được công nhận là một tội phạm, nên Eatherly đã nghĩ cách tự mình rước lấy hình phạt xứng đáng ấy bằng những hành động phạm pháp thích nghi. Thực vậy, có một thứ quyền mệnh danh là « quyền được thọ phạt » — Hegel đã cho ra danh từ này — và không gì chứng minh rõ rệt tính chất bất phạm pháp của con người bằng việc hắn đích thân đòi hỏi « quyền được thọ phạt » ấy. Bởi vậy, Eatherly đã mưu toan dùng những hành động ngụy phạm pháp để được lãnh sự trừng phạt thích đáng mà ông ta đã bị người ta từ khước.

--------------------
        1. CEdipe trong thần thoại Hy-lạp là con vua Laĩos xứ Thèbes và hoàng hậu Jocaste. CEdipe bị vua mang bỏ trên núi Cithéron vi sấm truyền CEđipe lớn lên sẽ giết cha và lấy mẹ. Về sau mặc dẫu CEdipe cũng biết sấm này và cố tránh, nhưng rồi chẳng chạy khỏi số trời: CEdipe đã vô tình giết cha và lấy mẹ trong những trường hợp khá ly kỳ. Khi vỡ lẽ ra, hoàng hậu Jocaste tự vẫn và CEdipe tự móc mắt hóa mù... (Chú thích của dịch giả bản Việt văn).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:26:58 pm »


        Không phải ngẫu nhiên mà người ta từ khước trừng phạt Eatherly và luôn luôn lập lại với quần chúng rằng sự sám hối của ông ta là không chính đáng (sám hối cũng vô ích vì không có sự sám hối nào tương xứng với một hành động cỡ đó). Bởi vì, nếu công nhận sự sám hối này là có lý do chính đáng thì có khác gì công nhận sự phạm tội tày trời kia. Nói khác đi, sự sám hối của Eatherly đáng được xem như là lên án vụ ném bom Hiroshima, lên án những phạm nhân thực sự của công tác này, những kẻ nhờ quá nghèo óc tưởng tượng nên đã nghĩ rằng họ được quyền gánh lấy trách nhiệm của một hành động cỡ đó một cách vô cùng bình thản. Hoặc giả, ta sẽ nói như Eatherly, con người mang tâm bệnh : « Sự thực thì xã hội không thể nào chấp nhận tình trạng phạm tội của tôi mà không tự khắc công nhận tội phạm nặng nề gấp bội của chinh họ »(The truth that society simply cannot accept the fact of my guilt without at the same time recognizing its own far deeper guilt) (Thư không đề ngày, có lẽ viết vào khoảng giữa 10 và 15 tháng 8 năm 1950). Khi đọc câu này, người ta chỉ có nước kêu lên: Thời đại nào mà những người điên khùng ăn nói được như vậy quả là một thời đại hạnh phúc ; thời đại nào chỉ có những người điên khùng ăn nói như vậy thì quả là một thời đại khốn đốn !»

        Một số người sẽ nhún vai và phản kháng: « Việc gì đến ông ta ?» Tại sao Ẹatherly lại cảm thấy ân hận khi ông ta chỉ có báo hiệu « mọi sự sẵn sàng » cho những người khác hành động ; khi ông ta chỉ khám phá được hậu quả của nguyên tử sau lúc ông hành động; khi ông ta chỉ là một công cụ để tuân hành mệnh lệnh ?

        Thưa Tổng Thống, tôi không thể chấp nhận những lời phản khảng ấy. Tôi không muốn nhấn mạnh ở tính cách mập mờ (để dùng một từ ngữ rất vừa phải) của một mệnh lệnh được dùng để sai khiến những kẻ đồng loại làm một việc mà hậu quả bị giấu diếm. Tôi cũng không muốn nhấn mạnh ở trách nhiệm nặng nề do những kẻ chủ trương phải lãnh chịu. Tôi chỉ xin nói đến « sự vô tình » mà thiên hạ thường nêu ra để chạy tội sau khi phạm tội. Tôi là người Do-thái, tôi đã mất nhiều bạn trong các phòng chứa hơi độc của Hitler. Tất cả những viên chức tham gia công tác « thanh toán » này đã tìm cách chạy tội bằng những lời khai « chỉ tuân theo chỉ thị ». Lời bào chữa giống hệt một cách quĩ quái lời khai của Eichmann mà cả thế giới đều biết: « Thực ra, hồi đó tôi chỉ là một bánh xe cỏn con trong guồng máy đại qui mô đặt ra để thi hành các chỉ thị và mệnh lệnh của Quốc Trưởng. Tôi không phải là kẻ sát nhân và cũng chẳng phai là một kẻ diệt nhân chủng » (Life, số ra ngày 9 tháng 01 năm 1961).

        Không, Eatherly không là đứa con song sanh với Eichmann, đấy là một điều đáng yên ủi: Eatherly là thái cực của Eichmann. Ông ta không là con người lấy cơ khí làm bình phong để che đậy sự thiếu trách nhiệm ; trái lại chính ông ta đã nhận thấy nơi cơ khí một mối đe dọa trầm trọng cho lương tri con người. Như vậy, Eatherly đã đề cập điểm chủ yếu của vấn đề bằng cách nói lên cho chúng ta một lời cảnh cáo dứt khoát. Bởi vì, nếu cứ dựa vào cơ khí để tự bào chữa, nếu cứ bảo rằng chúng ta « đã hành động như mọi người khác », nếu cứ viện cớ đó như một lý do hợp pháp, chúng ta sẽ loại bỏ tất cả tự do quyết định, do dó, loại bỏ tất cả tự do của lương tâm. Và chữ « tự do » troug từ ngữ « thế giới tự do » bị biến cải thành một ý thức giả dối và vô nghĩa. Tôi còn ngại rằng những sự viện cớ này nọ đã có rồi. Và Eatherly có thái độ cao thượng ở chỗ ông ta dám đánh đổ mọi lời chống chế, phục hưng lại cả một nền đạo đức bị băng hoại và đang chế ngự khắp nơi bằng một nhãn quân mới. Tóm lại, Eatherly tuyên bố : « Cho dầu tôi chỉ là một diễn viên phụ, tôi cũng đã tham gia hành động. Tôi chịu trách nhiệm không chỉ về những hành vi cá nhân của tôi, mà còn về những hành vi cộng đồng mà tôi đã dự phần ». Đối với lương tâm chúng ta, vấn đề không chỉ là biết mình phải làm gì, mà còn là biết mình phải tham gia một công việc đến mức độ nào và trong những trường hợp nào. Eathèrly lại còn cảm thấy trách nhiệm về mặt tham gia công tác cộng đồng nặng nề hơn những hành động cá nhân của ông ta, bởi vì đại phàm hậu quả của những hành động cá nhân không nghĩa lý gì sánh với hậu quả thảm khốc của những hành động tập thể của chúng ta. Có được một đời tư gương mẫu thật chẳng khó khăn gì, vì tập quán phần nhiều thường đứng vào vị trí của lương tri để tác động. Chính ra, tinh thần độc lập và chí quả cảm thực sự của một công dân được biểu lộ qua sự chống lại mọi cưỡng bách nhẹ nhàng của tập thể. Người ta chặt đứt cái vòng vận mệnh bằng một thải độ từ khước, như thái độ của Eatherly trước sự tích trữ vũ khí nguyên tử của quý quốc, rồi người ta biến cải hành động của ông thành một hành động cá nhân, theo nghĩa thông thường của danh từ. Mỗi lần người ta lại muốn phong chức anh hùng cho Eatherly. Eatherly quả có anh hùng thật, không phải vì đã thề « không có một vụ Hiroshima khác nữa » trên chuyến bay trở về căn cứ lúc bấy giờ, mà vì chính ông ta đã dám nói lại lời nguyện đó sau khi ông bị người ta đè xuống để chữa bệnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:28:15 pm »


        Thường thì máy móc gánh hết trách nhiệm cho mọi người — ngay cả người tổ chức ra nó và người làm chủ nó —  để rồi chung cục không còn ai chịu trách nhiệm gì cả. Còn chăng là đất đai bị thiêu hủy dưới ngọn lửa và lương tâm yên ổn của những kẻ ngu xuẩn.

        Khi tự mình nhận lấy trách nhiệm về một hành vi mà ông chỉ là người tham gia, Eatherly đã xử sự trái hẳn với mọi người: ông ta đã tìm cách giữ cho lương tâm luôn luôn thức tỉnh giữa thế kỷ của cơ khí. Vì lẽ lương tâm luôn luôn giữ vai tuồng phán đoán chỉ trích, và không theo chủ nghĩa công thức, nên người ta không muốn Eatherly có thứ lương tâm ấy.

        Quả thực người ta đã chống đối thái độ của Eatherly. Theo như tôi đã tìm hiểu tại Waco, « Không lực » thường xuyên làm áp lực đối với giới y sĩ tại bệnh viện Cựu quân nhân (Veteran’sAdministration Hospital). Thật vậy, « Không lực » đã ra chỉ thị cho các y sĩ phải lưu Eatherly lại bệnh viện trong một thời gian vô hạn định (indefinitely) tiếc là tôi không biết gì về luật pháp Mỹ. Do đó, tôi không hiểu « Không lực » lấy quyền gì để điều động một thường dân (Eatherly được giải ngũ từ năm 1947) và bày chuyện ra tòa (court hearing) để dựa vào giới y sĩ mà trì hoãn việc trả tự do cho ông ta.Tôi cũng không hiểu người ta lấy quyền gì để giam giữ một người được giới hữu trách mệnh danh là « bệnh nhân tự nguyện » ; rồi khi người ấy rời dưỡng trí viện vì quyền lợi của chính đương sự, thì người ta lại cho lùng bắt và giam giữ lại. Một lần nữa, những biện pháp hoàn bị ấy quả đã vượt quả xa tầm hiểu biết thô thiển của tôi về « quyền uy Liên bang » (Federal law) và luật pháp hiện hành tại tiểu bang Texas. Tôi chỉ ngại Tổng Thống sẽ phiền trách nếu tôi trình bày dài giòng sự dốt nát của tôi về luật pháp Mỹ.

        Thưa Tổng Thống, qua giọng thư này, hẳn Tổng Thống thừa hiểu rằng tôi không hề mảy may có ý xin ân xá cho Eatherly. Vì theo như tôi đã tìm hiểu trên đây, ân xá sẽ có nghĩa là thừa nhận ông ta có phạm tội. Nhưng không thể nào buộc tội Eatherly ở chỗ đương sự có một lương tâm, và thêm vào đấy, còn có can đảm đứng ra nhận tội về hành động phạm pháp của những kẻ khác. Đối với Eatherly, thái độ thích hợp duy nhất phải là kính nể và biết ơn ông ta. Thật là điều đáng tiếc, và những người Hoa-kỳ có ý thức tự trọng lẽ ra phải cảm thấy lúng túng ở chỗ trên đất Mỹ Eatherly bị xem như là một gánh nặng, một tủi hổ, trong khi đó, tại Hiroshima và Nagasaki, thay vì có thể căm thù Eatherly một cách xứng đáng, người ta lại nhớ đến ông ta, cảm phục và còn quý mến ông ta nữa là khác. Mối thiện cảm này phát xuất từ cửa miệng của chính các nạn nhân, vì tôi có dịp thảo luận với họ về số phận của người phi công Hiroshima này. Theo lời Eatherly thuật lại thì qua những cử chỉ đầy ưu ái đối với ông ta, họ đã xem ông ta như một nạn nhân. Trong bức thư đề ngày 24 tháng 7 năm 1959 gửi từ Hiroshima, một nhóm gồm ba mươi thiếu nữ nạn nhân đang bị bệnh vì nhiễm chất phóng xạ nguyên tử đã nói với Eatherly : «Những giòng này nhằm bày tỏ cảm tình sâu xa của chúng tôi và bảo đảm với ông rằng chúng tôi không mảy may có chút hận thù nào đối với ông cả. Ông cũng là nạn nhân như chúng tôi». Những lời nói trên đây sẽ làm im tiếng bất cử kẻ đồng đẵng nào ( born equal) vì nó khiến cho chúng ta hãnh diện được làm những con người giữa nhân loại.

        Bởi vậy, thưa Tổng Thống, tôi không van xin Tổng Thống ân xá cho Eatherly ; tôi chỉ xin thỉnh cầu Tổng Thống hai điều sau đây ngõ hầu vụ Eatherly khỏi bị xem như vu Dreyfus :

        1) Xin Tổng Thống thẩm xét việc lập một hội đồng các y sĩ thần kinh và chỉ có hội đồng này quyết định số phận của Eatherly. Thành phần hội đồng này sẽ tương tự như một số những hội đồng chuyên môn của Liên- hiệp-quốc. Nó phải có tính chất quốc tế và gồm những chuyên viên về thần kinh xuất sắc nhất thuộc nhiều quốc gia. Chẳng hạn, một chuyên viên Thụy-điển, một chuyên viên Ấn-độ, một chuyên viên Ba-lan và một chuyên viên Nhật-bản. Thành lập được một hội đồng như vậy, nước Mỹ sẽ phục hồi lại tiếng tăm của mình, một quốc gia vốn là gươug mẫu về mặt tinh thần. Công việc này thực hiện vào đầu nhiệm kỳ của Tổng Thống sẽ được xem như tiêu biểu cho những nguyên tắc lãnh đạo của Tổng Thống, nhờ đó thế giới sẽ tin tưởng vào những gì Tổng Thống chủ trương sau này.

        2) Vì Tổng Thống vốn nổi danh là một nhân vật tân tiến, thích tìm hiểu và không có thành kiến, tôi xin mạn phép được hình dung ra một cuộc tiếp kiến mà Tổng Thống sẽ dành cho Eatherly. Đấy không phải là cuộc yết kiến của một công dân đối với vị nguyên chủ quốc gia mà là một cuộc nói chuyện giữa hai người anh em ruột thịt. Bởi vì cái gánh trách nhiệm đang đè nặng lên vai Tổng Thống — và nó sẽ biến dần thành mối trách nhiệm về sự mất còn (to be or not to be) của toàn thể nhân loại — thật ra chẳng khác gì gánh nặng tinh thần mà Eatherly đã mang trên vai và thấy hiện diện thường trực trong tâm trí ông suốt gần mười lăm năm nay. Giá thử Eatherly là một kẻ vô danh tiêu tốt đi chăng nữa (đây hẳn không phả là trường hợp ấy), việc ông ta đã bị đày đi làm một công tác ngoài ý muốn và bị bưng bít để rồi ngày nay còn mang nặng hậu quả tinh thần như vậy, vẫn khiến ông ta trở thành một nhân vật bi thảm, tiêu biểu, một con người tương đương với Tổng Thống, không chỉ về phương diện « đồng đẳng (born equal) mà thôi1.

Kính thư       
Anders       

---------------------
        1. Tiếp theo đây là những đoạn trích trong thư từ của Eatherlỵ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2020, 11:37:39 pm »


THƯ SỐ 58
gửi Claude Eatherly.

        Ngày 10 tháng 2 năm 1961. Anh Claude thân mến,

        Nếu biết chắc chắn thư sẽ đến tay anh thì tôi đã không chậm viết thư cho anh như thế này. Tôi vẫn hy vọng anh không đến đỗi tuyệt vô âm tín. Nhưng rồi sau nhiều tuần lễ bặt tin anh, tôi quyết định phải gửi thư cho anh, cho dù chẳng khác nào bỏ một thông điệp vào chai thả ra biên cả.

        Có lẽ anh sẽ hài lòng khi biết rằng tôi đã thu thập được vài chi tiết về phiên tòa nhờ một nhân chứng (anh không biết người này) có mặt vào buổi ấy. Ông ta đến dự phiên tòa không chút thành kiến và cũng chẳng biết anh là ai nữa. Ông ta không thuộc «phong trào» của chúng ta. Những điều ông ta thuật lại đã làm cho tôi hãnh diện về anh (phỏng tôi được quyền này chăng ?), vì ông ta cho rằng anh đã ứng đối đặc biệt linh hoạt (và còn thông minh hơn những người hiện diện trong cuộc, kể cả các y sĩ và quan tòa). Theo ông ta thì anh không hề mất ý thức trào phúng, và giấu sự thất vọng của anh với một nụ cười sau khi đã gây lúng túng cho những kẻ đòi đứng ra giám định tình trạng thần kinh của anh. Khi đọc đến đoạn nói về cái cười của anh, tôi đã không khỏi bật cười, dù tôi vẫn luôn luôn kính nể anh. Thư của người bạn ấy lại còn có đoạn phê bình khá hay về bồi thầm đoàn. Những người này đã cảm thấy khó chịu (và đã thú nhận như vậy) vì khi đối diện với anh trước tòa họ thấy anh hoàn toàn khác hẳn « với con bệnh loạn óc » mà các y sĩ đã mô tả cho họ biết trước đó. Họ đã giải thích nói đúng hơn, họ đã biện minh cho lời phán quyết của họ bằng câu nói sau đây : « Chung cục thì chúng tôi đâu phải là những chuyên viên mà chính là các y sĩ, họ phải biết nghề của họ chứ ! Chúng tôi đâu dám hoài nghi thẩm quyền chuyên môn của họ ? ».

        Như vậy, họ có vẻ hạ thấp tính chất dân chủ của một tòa án có bồi thẩm đoàn, bởi vì nếu cử dùng ảnh hưởng của các nhà chuyên môn để áp đảo tinh thần các bồi thẩm làm cho họ mất hết tự do ý chí, tất nhiên phiên tòa có bồi thẩm này bị biến thành một màn trào lộng vô nghĩa (các nữ y tá cũng có cung khai những điều có lợi cho anh. Họ quả quyết không hề thấy triệu chứng bất bình thường trong cử chỉ ngôn ngừ của anh.) Tôi kết luận rằng anh đã có một thái độ bất thường, nghĩa là một thái độ hợp lý một cách bất thường ; anh đã tự chủ được mình một cách bất thường.

        Có một điều duy nhất trong suốt bức thư đã làm tôi hoảng hốt. Đó là việc sau phiên tòa anh đã bị đưa trở lại về khu trại cũ của bệnh viện, tức là khu dành riêng cho những người điên và những người bị giao động tinh thần ; và người ta đã cắt đứt mọi liên lạc bình thường cần thiết với bên ngoài. Như vậy, thật khó xua đuổi ý nghĩ rằng những kẻ chủ trương giam cấm anh ở khu đặc biệt » ấy đang hy vọng làm cho anh hỏa điên, để trừng phạt anh về tội không chịu điên. Họ manh tâm làm cho SỊT dối trả của họ trở thành sự thực để rồi có thể khoác lác tuyên bố : « QUỶ vị xem, chúng tôi đâu có nói sai ?»

        Tôi yên trí anh sẽ xử sự như Daniel1 trong xà lim của anh (hoặc trong phòng riêng hay bất cứ đâu), và những kẻ « mang đá lại chực sẵn bên hố »sẽ chẳng được ngủ yên hơn vua Darius, sẽ trở lại để thấy anh bình thường, rồi phóng thích anh vì không thấy gì « đáng tội » nơi anh cả. Lễ ra phải sửa lại đoạn kết của câu chuyện này, bởi vì những kẻ hành hạ anh sẽ không phải chết để đền tội dưới hố sư tử như trong chuyện Daniel. Rồi đây chúng ta cần phải giải thích cho họ biết những động lực nào đã thúc đầy anh hành động, vận mạng của anh đã bất hạnh như thế nào, và thành quả của công việc anh làm sẽ tốt dẹp và hữu ích ra sao cho chính họ nữa.

        Có lẽ anh biết rằng trong suốt thời gian không có thư từ cho anh, tôi đã tìm mọi cách để gián tiếp giúp anh. Tôi có gửi một « bức thư ngỏ » đến Tổng Thống Kennedy để giãi bày trường hợp của anh (tiếp theo đây là đoạn tóm lược lá thư)... Tôi lại có gửi bản sao thư này đến một số tạp chí, nhật bảo và một số nhân vật khắp thế giới. Thư này đã được đăng lên báo chí, và tôi hy vọng nó cũng sẽ đến tay Tổng Thống Kennedy, mặc dù biết chắc rằng bản chính do tôi đích thân gửi đến tòa Bạch-ốc sẽ chấm dứt lộ trình của nó trong sọt rác của một viên thư ký nào đó. Một số bác sĩ thần kinh tại các nước đang thảo luận « ngoài hành lang » về những đề nghị  của tôi. Một trong những bạn thân của tôi, ký giả nổi tiếng khắp thế giới, đã giúp tôi (đúng ra là giúp anh đấy) bằng cách cho đăng một bài khá dài về anh trên vài tờ báo ngoại quốc. Claude ạ, hẳn anh thấy rõ anh chẳng bao giờ là con người bị bỏ quên (forgotten man) dù vận mạng anh ra sao và anh buồn chán đến đâu chăng nữa. Ý định của nhà cầm quyền bưng bít vụ của anh vô thời hạn trước mắt thế giới rồi đây sẽ ngày một yếu dần.

        Lại còn một cuộc vận động khác mà tôi cần báo cho anh biết : số là, sau khi đọc hai lá thư đầu tiên trao đổi giữa chúng ta, một nhà xuất bản lớn nổi tiếng khắp thế giới có tiếp xúc với tôi và đề nghị tôi để họ xuất bản những thư từ của chúng ta trong khuôn khổ chương trình hoạt động của họ. Thoạt tiên tôi do dự vì nghĩ rằng sáng kiển đó có thể bất lợi cho anh. Nhưng giờ đây, khi anh đã bị tuyên bố là « mắc bệnh thần kinh », tôi tự thấy có bổn phận phải làm cho thiên hạ biết anh bằng cách cho công bố những tài liệu ấy, và phải đưa ra dẫn chứng về thần kinh lành mạnh, sự liêm chính, tinh thần quả cảm và lòng vị tha của anh, cùng là những cố gắng của anh nhằm làm chủ được một tình thế đặc biệt. Do đó, tôi đã cho sao lại tất cả thư từ của chúng ta, vài hôm nữa tôi sẽ dành thì giờ đọc lại để có một ý niệm tổng quát. Dĩ nhiên là tôi sẽ không nêu ra tên tuổi của những người mà anh đã yêu cầu giữ kín. Đã nhiều lẫn anh có bảo tôi cứ việc dùng mọi văn bản của anh miễn là có lợi ích cho lý tưởng của chúng ta. Dù sao hồi đó anh cũng không thể dự tính hoàn cảnh nay sẽ thuận tiện ; vậy xin anh xác định lại giùm tôi việc anh chấp thuận để tôi khai thác những tài liệu ấy. Bất cứ vì lẽ gì tôi cũng chẳng bao giờ tự ý làm một việc nào trước khi hội ý với anh2.

        Cho đến nay, tôi chưa gặp nhà xuất bản ấy, các thư từ vẫn chưa được dịch ra Đức ngữ, các điều khoản hợp đồng chưa được thảo luận. Thành thử bây giờ bàn đến vụ đó kể cũng quá sớm. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta sẽ chia nhau đồng đều chỗ tiền nhuận bút.

        Tôi đã bắt đầu không ưa người bưu tín viên vì hắn ta cứ mang lại thư từ của những ai ở đâu đâu...

Bạn anh       
Giinther       

--------------------
        1. Daniel là một nhà tiên tri nổi tiếng xử Babylone vào thế kỷ 7 trước Thiên Chúa. Ông được hưởng ân sủng nhà vua, do đó bị các chiêm tinh gia dèm pha đến nỗi về sau ông bị kết tội và thả xuống hố sư tử — Nhưng kỳ lạ thay, Daniel không hề bị sư tử ăn thịt. (Chú thích của dịch giả bản Việt văn).

        2. Thư này không có hồi âm, nên tôi chẳng hề nhận được lời xác định việc chấp thuận nói trên. —  Nhưng Eatherly đã nhiều lần cho phép tôi cứ tùy thích khai thác các văn bản của ông, chẳng hạn như trong các thư số 54 và 65.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2020, 09:09:26 pm »


THƯ SỐ 59
của Gunther Anders gửi ô. Ray Bell,báo « Waco News Tribune»

        Ngày 28 tháng 1 năm 1961.
        Thưa ông,

        Tôi nghĩ ông có biết mơ hồ về cá nhân tôi, vì ông đã đích thân tham dự phiên tòa về vụ Eatherly. Nhiều tiếng đồn từ Hoa-kỳ vang đến đây làm cho tôi e ngại những ai hiện diện trong phiên tòa ấy đã có một ý niệm sai lầm về vai tuồng của tôi trong vụ án Bob Eatherly1.

        Tôi xin kèm theo đây bức « thư ngỏ » gửi Tổng Thống Kennedy trong đó tôi có giải thích tình trạng tâm lý và triết lý của « trường hợp » Eatherly. Để chửng minh một cách vững chắc Eatherly đã trở lại bình thường (đây là một từ ngữ hơi yếu để chỉ sự liêm chính, khả năng tự chủ và lòng vị tha !), tôi xin gửi kèm theo đây vài đoạn trích trong các thư từ của ông ta. Còn bức thư ngỏ của tôi thi đã được gửi đến nhiều tạp chí và nhật bảo tại nhiều nước và tất nhiên nó sẽ được phổ biến. Tôi có vài dữ kiện để tin rằng ông rất đặc biệt lưu tâm đến vụ án này, và các quan tòa, y sĩ và bồi thẩm sẽ có lợi nếu họ đọc đến bức thư ngỏ nói trên. Vì lẽ đó, tôi xin gửi kèm nó theo đây, và rất sẵn lòng để ông cho đăng lên quý báo...

        Không chỉ riêng về quý báo, ông còn có thể  dùng những văn bản của tôi trong trường hợp ông có liên lạc với các báo khác, chẳng hạn như tại Dallas, và giữ được mục « Nghiệp đoàn » ( syndicate column), ông có thể  dùng đến các bài của tôi. Để phục vụ sự thật, lẽ ra các phóng viên phải nhấn mạnh ở chỗ không có vụ gì xây ra trong thời gian hai tháng Bob Eatherly sống ngoài bệnh viện Waco. Rất tiếc là câu chuyện Eatherly bị bắt đăng trên báo chí Mỹ và Âu-châu đã không phản ảnh sự thật một cách chân chính ; thực vậy, người ta bảo rằng Eatherly đã phạm luật lưu thông! Tôi có nhận được những tiếng vang khác nhau rất xa về trường hợp Eatherly bị bắt. Tôi tưởng ông cũng nên thận trọng và phối kiểm lại một lần nữa các sự kiện trên.

        Tôi rất mong sớm được thư trả lời của ông.

Kính thư             
Gunther Anders       

THƯ SỐ 60
(tómlược), của Gunther Anders gửi ô. Roland « Tự do Dân quyền Hoa-Kỳ » Civil Liberties Union),

        Ngày 17 tháng 7 năm 1961.
        Thưa ông,

        Chúng ta hãy làm bất cứ gì để Eatherly khỏi phải liệt vào hàng những người bị bỏ quên (forgotten men). Đây quả là một hiểm họa thực sự rõ rệt, bởi vì chinh một thông tin viên báo France-Soir được cử đến tìm hiểu vụ này đã bị viên giám đốc giao tế của bệnh viện cựu quân nhân Waco (Veteran's Administration Hospital, Waco) xua đuổi với ngụ ý đòi dư luận phải bỏ quên vụ Eatherly, và để cho các đương sự quên đi dĩ vãng của họ.

        Sự từ khước của viên chức nói trên cho thấy rằng tôi rất có lý, vì cách đây khá lâu tôi đã từng quả quyết người ta không muốn để cho Eatherly học tập kinh nghiệm cá nhân của ông ta, và tôi cũng từng e ngại rằng các y sĩ cố hết sức dìm sâu Eatherly vào trong một tình trạng thần kinh có cơ làm mất hết khả năng suy lý và đến cả trí nhớ của ông ta nữa. Vấn đề đối với họ là phục hồi sức khỏe của một con người bằng cách hủy diệt trí nhớ của đương sự. Tôi trưởng thành trong sự thấm nhuần khoa tâm lý học và tôi phải thú nhận rằng tôi quá hổ thẹn đến có thể độn thổ được khi nghĩ đến những tiêu chuẩn và phương thức hành động của các y sĩ thần kinh tại bệnh viện Waco...

Kính thư             
Gunther Anders       

-----------------------
        1. Những người thân thường gọi Ealherly là Bob- tiếng này do tiếng Robert (tên lót của Eatlierly).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2020, 02:35:26 pm »


THƯ SỐ 61
của ông Ray Bell gửi Gunther Anders.

        Ngày 1 tháng 3 năm 1961.
        Ông Anders thân,

        Tôi rất lấy làm hài lòng và vinh hạnh đã nhận được thư ông, có đính kèm bức thư ngỏ gửi Tổng Thống Kennedy. Rất tiếc là tôi không thể cho đăng bức thư ngỏ ấy lên bản báo (khuôn khổ của báo không được thong thả, vả lại chủ nhiệm cung do dự không dám cho đăng những văn bản cỡ ấy); tuy nhiên tôi cũng đã gửi bức thư của ông đến hai tạp chí Mỹ, họ có thể khai thác thư đó trong nay mai.

        Thực ra theo tôi nghĩ, điều quan trọng hơn cả là nên trao một bản sao bức thư của ông cho vị trạng sư của Eatherly hầu dùng khi ông ta khởi tố. Tôi có cảm tưởng tinh thần của bức thư ấy sẽ không khỏi gây xúc động mạnh nơi bồi thẩm đoàn.

        Có lẽ ông biết rằng trạng sư Tom Moore, người nhận biện hộ cho Eatherly, hy vọng có thể  kháng tố trong nay mai. Lẽ ra ông ta đã kháng tố, nếu sau phiên tòa vừa rồi không xảy ra hai vụ lạ thường dưới đây :

        1) Kể từ sau ngày 12 tháng giêng tức là ngày Eatherly ra tòa, con số các vụ phá phách của các bệnh nhân tại bệnh viện cựu quân nhân (Veteran’s Hospital) được ghi nhận là đặc biệt cao.

        2) Tôi nghe nói những bồi thẩm nhân dân trong phiên tòa tới có thể dựa theo phán quyết của những người trước để bác bỏ việc Eatherly rời bệnh viện. Tôi thiết tưởng tệ trạng này không khỏi làm tiêu tan hết hy vọng được trả tự do của Eatherly sau này.

        Hẳn ông biết tôi hiện đang cộng tác chặt chẽ với trạng sư Moore. Thú thực, tôi rất ngạc nhiên trước phán quyết của bồi thẩm đoàn trong phiên tòa ngày 12 tháng giêng và cũng hơi chấn động (more than a little moved) vì sự ngu xuẩn phản ảnh qua phiên tòa. Như vậy là người ta đã nêu ra một số sự kiện có vẻ không đáng tin cậy để chứng minh bệnh tình của Eatherly. Tôi cũng thấy thật là phi lý khi người ta quả quyết — dù là một y sĩ thần kinh hay một người thường — rằng chỉ cần xét cái bắt tay của một người cũng có thể biết tình trạng thần kinh của đương sự.

        Chi tiết này không những khiến cho tôi chú ý mà còn khiến cho tôi bất bình nữa. Tôi khẩn khoản đòi hỏi phải có sự công minh và tôi thiết tha mong mỏi được góp phần khiêm tốn vào công việc này. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thắng cuộc, nhưng vị trạng sư của Eatherly cần có sẵn đầy đủ những tài liệu có giá trị và không thể bị tòa bác.

        Sau khi tòa phán quyết, tôi có dịp phỏng vấn riêng từng người một tất cả sáu vị bồi thẩm nhân dân đã có trách nhiệm quyết định vụ này. Tôi cho rằng phần đông họ là những người có danh giá và đứng đắn, duy chỉ họ thiếu uyên bác và thiếu cả những kiến thức cần thiết. Khả năng văn hóa của họ chỉ vừa đủ để họ theo dõi một cách mơ hồ những lời biện bạch của các y sĩ thần kinh, để rồi cuối cùng họ đương nhiên chấp nhận mọi kết luận của giới y khoa. Rất tiếc là các bồi thẩm nhân dân không đủ sức hiểu nổi một con người như Eatherlv và các môi trường đã đào tạo nên ông ta (could not comprehend a man of Ealherly’s make up and upbringing)1. Dĩ nhiên, đối với mọi người chúng ta, thật khó mà kết luận về những kinh nghiệm, thử thách mà chúng ta không hè đích thân trải qua.

        Tôi muốn nhấn mạnh điểm này: theo tôi thiển nghĩ, bồi thẩm đoàn không gồm những kẻ có gian ý hoặc đã được dặn dò trước. Xin nói vắn tắt là các bồi thẩm đã bị bưng bít tất cả mọi sự kiện. Nếu họ biết các sự  kiện — vào một thời khắc nhất định nào đó của cuộc nghị án — nếu họ được thấy trưng bằng cớ về những bài báo do Eatherly viết, tất nhiên lời phán quyết của họ sẽ có thể khác hẳn.

        Tôi muốn yêu cầu ông điều sau đây nhưng vẫn ngại làm phiền ông: nếu có thể được, xin ông vui lòng cho tôi biết các chi tiết về sự liên lạc giữa ông và Bob. Tôi xin bảo đảm những tài liệu đó chỉ được dùng để bênh vực cho ông ta thôi. Tôi thiết nghĩ như vậy sẽ có ích khả nhiều cho Bob.

        Dầu sao chăng nữa, tôi sẽ viết dài về vụ Eatherlv trên tờ báo của chúng tôi và trên tất cả những tạp chí nào đồng ý để cho độc giả của họ biết vụ án này. Vào lúc này kể ra cũng rất khó làm một cái gì. Phần lớn báo chí Mỹ có luận điệu bất lợi cho Eatherly, hoặc vì nhãn hiệu « bệnh nhân thần kinh » hoặc vì cái mũ «chủ hòa» khá buồn cười mà người ta chụp cho ông ta. Thái độ trên là do sự thiếu thông cảm và cũng do sự thiếu những tài liệu chứng minh. Tôi được biết ông có viết chung vài bài báo với Eatherly, và hình như cả một cuốn sách nữa, tôi thiết nghĩ những bản sao các tài liệu cộng tác ấy sẽ giúp ích nhiều cho tôi, cho Bob và cho trạng sư của ông ta.

        Thực tình mà nói, tôi có cảm tưởng chúng ta đang đứng trước một trong những vấn đề khá hàm súc ý nghĩa của thế hệ chúng ta và có lẽ của toàn thể nhân loại nữa là khác. Ảnh hưởng của vu này có thể rộng lớn vô cùng (the impact and the implications).

        Tôi rất mong được góp sức vào vụ án này, cho dù chỉ là một phần đóng góp nhỏ nhặt.

Kính thư       
Ray Bell       

--------------------
        1. Tôi không được rõ tác giả bức thư nói đến địa hạt đào tạo nào !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2020, 03:42:48 pm »


THƯ SỐ 62
của Gunther ông Ray Bell

        Ngày 16 tháng 11 năm 1959
        Kính gửi anh Ray Bell,

        Anh thật quá khiêm tốn : thư vừa rồi của tôi có gì đâu để làm anh thấy hài lòng và vinh hạnh? Đáng hài lòng chăng là ở chỗ có những con người — chỉ vì họ là con người — cùng bị cắn rứt vì một mối bất mãn chung. Chính lá thơ trả lời của anh đã gợi cho tôi ý nghĩ ấy. Sở dĩ tôi có nhiều can đảm hành động là vì nhận thấy không cử gì chúng ta  phải ở gần gũi nhau mới cộng tảc được, và đối với những ai đã đồng tâm nhất trí thì cho dù nghìn trùng cách trở vẫn chẳng khác nào lảng giềng cùng khu phố vậy (just around the corner). Trước khi trả lời những điểm trong thư anh, xin anh cho phép tôi kể ra đây vài sự việc chắc chắn sẽ được anh và trạng sư Moore lưu tâm đến:

        1) Loid Roussel vừa gửi đến tôi một bài báo trong đó ông ta căn cứ vào những bức thư của Claude và nhận xét : «Nếu một người đủ tư cách viết được những thư này mà còn bị phán quyết là «mắc bệnh thần kinh», thì tôi dám sống thản nhiên những ngày cuối cùng của đời tôi trong một dương trí viện, vì ở đấy tôi sẽ được chung sống với những con người đang còn giữ được ý thức nhân đạo.»1.
         
        2) Những bài báo có hình ảnh (ở nhiều đoạn) nói về Claude và sự trao đổi thư từ giữa ông ta với tôi, đã được đăng tải trên những tờ báo lớn tại Pháp và Ý (chẳng hạn tờ France-soir và tờ Europa).

        Anh thấy rằng vụ này đã được phổ cập đến tận tai mắt thế giới ; và thật chẳng có gì quả đáng nếu tôi nói rằng hằng vạn người khắp Âu Ả đang hướng về Claude và nóng lòng chờ đợi người ta thu xếp êm đẹp một vụ án đã bị đánh lạc hướng ngay từ đầu. Thêm vào đó, cần chú ý rằng phương thức giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến uy tín của Hoa-kỳ. Hình như đấy là một trong những điểm then chốt mà trạng sư Moore sẽ nêu ra với bồi thẩm đoàn, cần cho những người này hiểu là họ có hai việc phải làm sau đây:

        a) Họ cần phải tận tâm cân nhắc để quyết định vận mạng của Eatherly, con người đã vô tình phạm tội.

        b) Họ càn phải tỏ ra xứng đáng với lý tưởng của Hoa-Kỳ và chớ nên phả hoại uy tín của quốc gia họ bằng cách nghe lời thuyết

        phục của những kẻ giấu mặt (hidden persuaders) có dụng ý lèo lái họ để bảo vệ những quyền lợi chính trị và quân sự.

        1) Tôi không hề được tin Claude kể từ ngày 22 tháng 12. Từ trước đến nay chưa bao giờ chúng tôi bị cắt đứt liên lạc quá lâu như vậy. Việc này có vẻ xác nhân thư trước của anh, theo đó Eatherly đã bị biệt giam tại phòng số 10 ( Ward 10). Tôi ngại họ ngăn cấm luôn Eatherly, không cho viết thư và nhận thư nữa. Tôi không muốn hồ nghi chính quyền Mỹ « sản xuất » một Eatherly mang tâm bệnh, tuy nhiên — và đây là một điểm khác mà trạng sư Moore cần lưu ý đến — chúng ta không thể phủ nhận rằng một phương thức điều trị như vậy rồi ra sẽ không khỏi tạo nên nơi Eatherly một tình trạng lý trí và tình cảm bất bình thường. Hiểm họa lại càng trầm trọng hơn nữa khi Eatherly đã không được sống đời sống xã hội bình thường từ nhiều năm nay và không được hưởng những lạc thú thiên nhiên của sự sống. Như vậy nguồn sinh lạc lẽ ra phải giúp Eatherly đương đầu với những thử thách tày trời, nay đã khô cạn rồi. Xét tình hình trên, ta phải thản phục Eatherly đã không có hành động nào bất thường trong suốt thời gian hai tháng sống bên ngoài dưỡng trí viện, ông ta đã ung dung biểu dương một khả năng tự chủ hoàn toàn. Đấy là điểm thứ ba khá hữu ích cho trạng sư Moore.

        Đến đây, tôi xin trả lời về khoản anh hỏi lấy tài liệu. Kể ra thì cũng khó mà gửi cho anh tất cả những thư từ liên lạc giữa Claude và tôi: vả lại chúng cũng sắp được một nhà xuất bản lớn in ra thành sách nay mai. Điều này lại hoàn toàn không có nghĩa là anh không được biết đến các tài liệu ấy, bởi vì mục đích chính yếu của bao nhiêu cố gắng của chúng ta là trực tiếp giúp đỡ cho Claude. Nếu anh hoặc trạng sư Moore đặt những câu hỏi chính xác về một điểm nào, tôi sẽ cố gắng xem lại các thư từ của Eatherly và cho chụp phóng ảnh những đoạn có thể thay lời giải đáp. Dĩ nhiên là cuốn sách tôi vừa đề cập sẽ làm cho công chúng lưu tâm đặc biệt đến trường hợp của Claude. Robert Jungk, một tác giả nổi tiếng tại các nước dùng Đức ngữ và nhiều nơi khác sẽ đề tựa và ký tên cuốn sách này. Thật là một điều dễ hiểu nếu những thư từ của Eatherly được các nhà xuất bản chú ý bởi vì hai bức thư đầu tiên trao đổi giữa chúng tôi được bảo chí nhiều nước đăng tải. Bức thư trả lời của Claude đã gây xúc động trong giới xuất bản và khiến họ theo dõi vụ này.

        Khả nhiều chi tiết trong thư anh, chẳng han cảm tưởng của anh về bồi thẩm đoàn nhân dân và tình trạng mê loạn tại bệnh viện cựu quân nhân từ sau ngày 12 tháng giêng, thật hoàn toàn mới lạ và rất quan trong đối với tôi. Xin thành thật cảm ơn anh về những tin ấy, và xin anh vui lòng cho tôi được tiếp tục biết thêm diễn tiến của tình hình. Thực tình tôi chưa hiểu thấu đáo ngụ ý của anh khi nói đến «rất nhiều vụ phá phách của các bệnh nhân tại bệnh viện cựu quân nhân từ sau phiên tòa ngày 12 tháng giêng», phải chăng đấy chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay anh liên tưởng đến một sự nhân quả nào giữa phiên tòa và biến cố tại bệnh viện ? (chỗ này có lẽ tôi diễn đạt tư tưởng hơi vụng về?).

        Trước khi chấm dứt thư này, tôi muốn xác định lại sự hoan hỷ của tôi khi được thấy anh hiện diện trong hàng ngũ hiếm hoi của những con người «bất hạnh» (unhappy few) đã hiểu rằng vụ án Eatherly đang lôi kéo nguyên cả tình trạng đạo đức của chúng ta  ra trước vành móng ngựa. Chúng ta hãy hãnh diện được cầm giữ trong tay — như một mẫu thu nhỏ — một cái gì đang chứa đựng và chứng minh tất cả các vấn đề đạo đức hiện nay. Chúng ta đang hoạt động để phục vụ một người, nhưng kỳ thực chúng ta không chỉ hoạt động cho mỗi một mình người ấy. Cho dù vụ án Eatherly sẽ đưa đến những gì tày trời đi chăng nữa, chúng ta vẫn vững tâm nhận thức rằng chúng ta đang đầu tư nội lực vào vấn đề duy nhất của thời đại.

Kính thư             
Giỉnther Anders       

-----------------------
        1. Báo New Statesman số ra ngày 17 tháng 2 năm 1961.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2020, 12:21:43 pm »


THƯ SỐ 63
(tóm lược) của Gunther Anders gửi bác sĩWalter F.Ford, Giám đốc Nha Chuyên nghiêp, Bệnh viện Cựu quân nhân (V-T. Hospital) Waco, Texas.

        Ngày 18 tháng 4 năm 1961.
        Thưa ông,

        Tôi may mắn được đọc một bức thư do ông gửi cho một trong những thân hữu của tôi. Ông đã dựa trên « bức thư ngỏ gửi Tổng Thống  Kennedy » của tôi để chẩn đoán rằng tôi đang mang «mặc cảm Dreyfus». Ông bảo « không thể nào hy vọng chữa lành bệnh những phần tử mang mặc cảm Dreyfus, nhất là khi họ sống cách đây hàng trăm nghìn cây số ».

        Tôi không hiểu vì lẽ gì ông nói đến « mặc cảm » ? Phải chăng Socrate cảm thấy cần phải dạy chân lý cho tuổi trẻ? Không phải! ông ta đang bị «mặc cảm giáo dục »! Phải chăng Hegel cố gắng đặt để một nguyên tắc lịch sử phổ quảt ? Không phải! Ông ta đang khổ vì một « mặc cảm hệ thuyết». Các y sĩ tận tâm tận lực chữa bệnh ư? ông nhầm rồi đấy! Họ đang khổ vì «mặc cảm sức khỏe » ! Có những người đang đói? ông lại muốn cười hay sao? Họ đang có «mặc cảm miếng ăn» đấy ! Eatherly hối tiếc về vụ Hiroshima ? Đâu có ! Ông ta bị « mặc cảm tội lỗi ». Anders muốn giúp Eatherly? Đây là điển hình của một « mặc cảm Dreyfus ». Phương pháp của ông áp dụng thật quá gương mẫu. Chỉ còn có những mặc cảm thôi. Và kết quả thật xây dựng:

        1) Ông khỏa lấp khéo léo tính chất phức tạp của một vấn đề,

        2) Ông lừa gạt những kẻ đồng loại của ông rằng lý tưởng đấu tranh của những phần tử bị ông chẩn đoán thật chẳng xứng đáng tí nào.

        Ổng mang những ai bênh vực cho lý tưởng đấu tranh ấy ra làm trò cười cho thiên hạ.

Kính chào ông       
Anders           

THƯ SỐ 64
của Giinther Anders gửi ô. Robert Kennedy1 Chánh án Washington D. C.

        Ngày 7 tháng 3 năm 1961
        Thưa ông Tổng trưởng,

        Một tạp chí Đan-mạch, vốn có đăng tải cách đây vài tuần lẽ « bức thư ngỏ gửi Tổng thống Kennedy » của tôi vừa cậy tôi trả lời bức thư mà ông Tổng trưởng đã gửi cho giáo sư Johannes Knudsen sau khi ông Tổng trưởng biết về bức thư ngỏ nói trên.

        Dĩ nhiên ông Tổng trưởng còn nhớ rằng bức thư của ông hầu hết chỉ sao lại bản phúc trình mà ông Tồng trưởng đã chỉ thị cho cơ quan quản trị cựu quân nhân đệ lên quý Bộ.

        1) Bản phúc trình ấy bắt đầu bằng câu sau đây : «Ở Eatherly đã nhiều lần là một bệnh nhân tình nguyện lưu trú ( patient) tại bệnh viện cựu quân nhân của chúng tôi ở Waco ». Tôi xin cảm ơn ông Tổng trưởng đã trích chuyển câu vừa rồi, vì nó đã xảc nhận thêm lập luận của tôi cho rằng việc bắt và giam lại Eatherly sau khi ông ta ung dung rời bỏ bệnh viện, quả là một vi phạm đối với quy chế «tình nguyện» của đương sự.

        2) Bản phúc trình được phổ biến này lại còn nói thêm : Eatherly có báo trước cho ban giám đốc bệnh viện rằng ông ta dự tính (expected) rời bệnh viện ; do đó bệnh viện đã bảo cho bào huynh của Eatherly (ở James) biết và ông này đã làm đơn xin bệnh viện giữ lại đương sự. Trường hợp lời khai trên đây là đúng sự thực đi chăng nữa, nó sẽ xác nhận lập luận của tôi rằng danh từ « bệnh nhân tình nguyện lưu trú » chỉ là một danh từ trống rỗng.

        3) Bản phúc trình ghi nhận phiên tòa ngày 12 tháng giêng năm 1961, theo đó tòa xét ô. Eatherly cần được điều trị chứng thần kinh và phải trở lại bệnh viện của cơ quan quản trị cựu quân nhân... Phán quyết này thật quá mâu thuẫn với thực tế, vì :

        a) trong bản phúc trình có ghi : « Thực vậy, tòa có tuyên bố Eatherly đủ khả năng điều hành mọi tư sản của ông ta ». Nhất là tại quý quốc, điều này chứng tỏ đương sự có khả năng ở một địa hạt khá quan trọng ;

        b) tất cả sự thật đã được ghi trong một bản tường thuật do một nhân chứng có dự phiên tòa gửi đến cho tôi (tiếp theo đây bản tường thuật, xin xem thư số 58)

        Về thuyết của bệnh viện, thuyết này chẳng ăn khớp tí nào với lời tường thuật đầy đủ chi tiết do chính Eatherly gửi đến tôi ; lẽ tất nhiên tôi không có lý nào nghi ngờ đương sự. Ngược lại, tôi tự thấy có quyền nghi ngờ bản phúc trình của cơ quan quản trị cựu quân nhân, vì ông Tổng trưởng biết rằng cơ quan này đã nhiều lần tỏ ra làm việc thiếu chính xác — Chẳng hạn họ đã man khai ngày Eatherly rời bỏ bệnh viện và công bố với bảo chí thế giới một ngày giả tưởng (22 tháng 11, thay vì 19 tháng 10),

        Trở lại từ đầu thư này, tôi thiết nghĩ ông Tổng trưởng cũng muốn biết qua câu tường thuật sau đâv đăng trên tờ Washington Post and Time-Herald ra ngày 5 tháng 12 năm 1960: « Một số viên chức của cơ quan quản trị cựu quân nhân tuyên bố rằng họ không có thẩm quyền bắt Eatherly và đưa trở lại bệnh viện ». Bộ óc phàm tục của tôi thật chẳng hiếu được vì sao những giới chức kia lại có thể bắt giữ một người đã từng tự do sống tại bệnh viện, ung dung rời bệnh viện và không hề có một hành vi phạm pháp nào trong suốt thời gian ở ngoài bệnh viện. Lẽ tất nhiên, tại Hoa-kỳ cũng như tại Âu- châu mọi người đều biết khi bị bắt giữ về tội « vượt đèn đỏ » Eatherly không hề ngồi ở tay lái. Nói cách khác, tôi không thể nào hiểu được từ ngữ « tình nguyện » theo cái nghĩa thông thường của nó.

        Tôi tin tưởng nếu giải quyết được vụ án Eatherly thì cũng chẳng có gì làm tổn thương uy tín của nước Mỹ.

Kính thư             
Gunther Anders       

------------------
        1. Tổng trưởng Tư pháp, bào đệ của Tổng thống Kennedy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 02:50:27 pm »


THƯ SỐ 65
gửi Claude Eatherly

        Ngày 10 tháng 5 năm 1961
        Anh Claude thân,

        Nếu bảo tôi có nhiều hy vọng thư này sẽ đến tay anh thì sẽ không thành thực đối với anh. Đã bốn tháng nay tôi không hề được tin anh và tôi cho rằng anh cũng chẳng nhận được thư từ của tôi. Phải chăng anh đã đâm ra hoài nghi tất cả trong cái thế giới câm nín mà anh dang sống, hoặc giả anh ngại rằng tôi đã hết hy vọng và đã bỏ cuộc ? Tôi nghĩ rất có thể như vậy, vì anh không được biết một việc mà tôi đã làm trong thời gian anh biến dạng. Anh Claude ạ, những e ngại của anh, nếu có, thì thật oan cho tôi lắm đấy. Vì trái lại, càng không liên lạc được với anh, càng trông đợi tin anh, tôi lại càng cảm thấy vận mệnh của anh quan trọng phi thường. Sự im lặng của anh còn có nhiều âm vang trong tai tôi hơn là tiếng nói của anh. Tôi không có can đảm tỏ ra hờ hững với âm vang của sự im lặng ấy.

        Sự im lặng của anh đã thúc đẩy tôi vận động cho anh bằng cách viết ra một « bức thư ngỏ » nói về vận mệnh của anh. Để bức thư được thêm phần tác dụng, tôi đã viết gửi cho Tổng thống Kennedy ; và gần đây thư này đã được phổ biến ra công chúng. Tổng thống Kennedy không trả lời bức thư nhưng một viên thư ký có hồi âm cho biết Tổng thống đã nhận được thư tôi. Bởi vì hiện nay một số giáo sư đại học đã cho sao thư ấy và phổ biến khắp Hoa-kỳ ; kết quả là, mặc dù bị giam giữ, anh đã đi thẳng vào tâm trí của nhiều người, và kết thêm được khá nhiều bạn hơn trước, còn nhiều hơn cả thời mà hình ảnh của anh được tôn là chàng trai có nhiều chiến công phi thường (glamourous victory boy) trên báo chí khắp thế giới. Những bức tường ngăn cách anh với thế giới bên ngoài giờ đây đã trở nên giả tưởng rồi. Từ các ỵ sĩ, đến «Không-Lực» và những thân nhân khiếp nhược của anh, tất thảy đều bó tay trước sự kiện này. Dù anh không được thấy mặt các thân hữu của anh, họ vẫn luôn luôn hướng về anh. Như vậy là anh đâu còn bị giam cầm nữa ? Nếu có những kẻ bị « giam cầm » (hay đúng hơn : bị nhân loại chán ghét) thì đấy chính là bọn điên khùng đã gán cho anh cải bệnh loạn óc chỉ vì anh còn đầy đủ lương năng để hành động theo mức hiểu biết của anh. Có thể chấp nhận rằng những kẻ giam cầm anh thực lòng thương hại anh. Nhưng sự thương hại ấy cũng chẳng có giá trị gì. Bởi vì nó bắt nguồn từ chỗ người ta sợ, người ta sợ sự thật.

        Không phải ngẫu nhiên mà tôi nghĩ nhiều đến anh trong những ngày gần đây và tôi lại tìm cách làm cho tiếng nói của tôi đến tận anh một lần nữa. Bởi vì suốt mấy tuần lẽ nay, những con người như anh, và tất cả những ai mà lòng trắc ẩn chưa bị chai chì, đều không khỏi phẫn nộ về vụ Eichmann.

        Hẳn anh biết Eichmann là kẻ đã tổ chức vào những năm sau 1940 cuộc tiêu diệt hằng triệu nhân mạng, nào là dân Do-thái, dân Ba-lan và dân du mục (tziganes) ; hắn là kẻ đã thi hành một cách trung thành phận sự của một viên « thư lại lãnh việc giết chóc ». Có lẽ anh đã đọc những bài tường thuật đăng trên báo chí : hẳn ta « thành thực khai rằng hắn chỉ là một công cụ, một « bánh xe trong guồng máy khủng bố », và chỉ có tỏ ra trung thành với lời tuyên thệ đã liên kết hắn với Hitler. Tóm lại, hắn ta tuyên bố là hắn «vô tội theo tiêu chuẩn người ta đã lên án hắn». Chúng ta biết rất ít về những tội phạm của Eichmann, cũng như về đời sống của hắn trong mười lăm năm qua trước khi hắn bị bắt. Trong thời gian đó hắn chẳng bao giờ nói đến tội trạng của hắn, chẳng bao giờ bày tỏ lập trường, chẳng bao giờ đau khổ thái quá. Thế nhưng thật khó chấp nhận rằng hắn chỉ là một công cụ. Việc Eichmann ngồi uống rượu « cô nhắc » tham dự các hội nghị trong đó bọn chủ xướng thảo luận về việc thanh toán hàng triệu người và những phương thức thích hợp để đạt mục đích của chúng, lẽ tất nhiên là quá mâu thuẫn đối với vai tuồng thư lại vô nghĩa mà hắn hạ mình tự gán lấy hầu giảm thiểu tội trạng của hắn. Hắn ta sẽ khó mà chống chế rằng hắn chỉ có điều khiển văn phòng phụ trách lập phiếu cho các vụ sát hại, và ở cương vị một viên chức hắn không thể hình dung nổi tầm mức rộng lớn của cuộc giết chóc. Lời chống chế ấy (lẽ ra không được xem là một sự chống chế) không đúng với sự thật, bởi vì hắn đã có dịp chứng kiến vụ ám sát những người có tên và giả hiệu viết bằng kim nhũ khá xinh xắn trong các hộc phiếu của hắn. Dĩ nhiên hẳn chẳng khoái gì cái cảnh lò thịt ấy ; và bây giờ hắn đề nghị — quả là một thái độ thiếu nhân cách — chúng ta nên thương hại hắn vì hắn đã biết chốn ghét cái cảnh ấy ngay hồi đó... Thế nhưng sự chán ghét của hắn có ngăn cản được hắn điều khiển năm này qua năm khác cái văn phòng thanh toán nhân mạng ấy và thi hành phận sự một cách trung thành đâu ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 02:52:12 pm »


        Những lời khai của Eichmann, chẳng hạn : «Tôi chỉ là một cái bánh xe quay theo guồng máy » hoặc «Tôi chỉ có tuân hành chỉ thị » thật quả ghê tởm vì chúng nó giống hệt như những lý lẽ mà mọi người viện ra ngày nay. Lý lẽ của những công nhân ráp hỏa tiễn « Polaris », của những nhà khoa học ngồi thí nghiệm những sản phẩm chiến tranh hóa học (chemical warfare) của người bạn đồng ngũ Francis Powers của anh đã từng suýt gây đại họa vì các chuyến bay thám thính của hắn... Quý hơn nữa, những lý lẽ ấy là những « liều thuốc an thần » mà họ cho chúng ta uống đê mê hoặc lương tri của chúng ta ! Chúng ta đừng mơ ước hão, vì nếu phủ nhận những lý lẽ của Eichmann, chúng ta sẽ bị xúc động thực sự vì trường hợp đặc biệt của con người ấy.

        Hoặc giả họ sẽ cho chúng ta là những kẻ mắc bệnh thần kinh.

        Giờ đây, khi những biến cố tày trời cách đây ngót vài chục năm đang được làm sống lại, tôi càng đặc biệt nghĩ đến anh, Claude ạ, bởi lẽ đối với họ anh là cái thái cực sinh động cao quý hiện diện trong hàng ngũ chúng ta để an ủi những kẻ có lương năng. Trước kia, khi bị sử dụng như một bánh xe guồng mảy, anh không hề ý thức được điều mình làm. Nhưng khi nhận chân được việc mình vừa làm xong, anh đã vùng dậy và thét lên : « Không được ! » Lời phản kháng ấy, anh đã lập lại mỗi ngày kể từ sau vụ đại họa. Anh đã không hèn hạ, không tìm cách chạy tội với câu « Tôi chỉ là cái bánh xe guồng máy, tôi có tội gì đâu ? » Trái lại anh đã nói : «Nếu một bảnh xe có thể đảm nhận một hành động đắc tội cỡ đó, chúng ta có quyền từ khước không làm những bánh xe guồng máy ». Eichmann và anh chính là hai hình ảnh đối chiếu nơi đầu mũi chiếc thuyền thời đại của chúng ta. Nếu trước mặt một Eichmann không có những mẫu người như anh, chúng ta sẽ thất vọng là phải.

        Claude ạ, xin anh đừng nghĩ tôi mang anh ra đối lập với Eichmann là quá đáng. Sáng nay tôi đã nhận chân sự đối lập ấy khi tôi xem báo thấy Servatius, kẻ biện hộ cho Eichmann (với Eichmann thì có một trạng sư biện hộ có âm vang rộng lớn như vậy, còn với anh thì không) đã lì lợm tuyên bố: « Một người chỉ biết thi hành thượng lệnh như trường hợp của một Eichmann không thể bị gán buộc trách nhiệm về việc hắn đã làm, chẳng khác nào người ta không thể buộc tội kẻ đã ném quả bom Hiroshima ». Thiết tưởng chúng ta không cần vạch ra cái quái dị của một sự so sánh như vậy, bởi vì anh và các bạn đồng ngũ của anh đã làm những việc mà các anh có quyền xem như những hành động chiến tranh, trong khi Eichmann, ngày lại ngày, đã tiêu diệt những nhân mạng không hề có chút giá trị tiêu biểu nào về phương diện chiến tranh cả. Anh đã chấp nhận trách nhiệm về những hành động mà chẳng ai lấy làm tiêu chuẩn để kết tội anh, mà chẳng ai muốn trút trách nhiệm cho anh ; trái lại người ta mang một Eichmann ra so sánh với anh hầu khỏa lấp trách nhiệm của hắn...

        Anh Claude, dù có cảm thấy cô đơn mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, anh đừng quên rằng anh đang được cải diễm phúc khôn tả là một yếu nhân mang niềm an ủi và hy vọng đến cho chúng tôi. Sánh với vai tuồng trọng yếu mà anh đang thủ một cách ung dung, thì việc anh bị giam cầm về thể xác và không được nhìn thấy những kẻ được anh an ủi, thật chẳng có nghĩa lý gì. Tất cả chúng tôi đều nghĩ đến anh với lòng biết ơn vô biên. Và một ngày nào đó, khi chúng tôi — nghĩa là tất cả những ai xem sự hiện hữu của anh là một nguồn an ủi — được gặp lại anh, anh sẽ thấy sự hy sinh mà anh đã chấp nhận trong những năm qua không có gì đáng kể cho lắm. Vậy chúng ta hãy cùng làm việc để đạt đến ngày gặp gỡ ấy !

Luôn luôn là bạn anh       
Gunther               

PHỤ - LỤC

        Trong lúc những thư từ trao đổi với Eatherly đang được lên khuôn, thì — sau gần sáu tháng bị gián đoạn — tôi lại được tin tức về ông ta. Thực vậy, sự tiến triển của tình hình mà tôi xin miễn tìm hiểu lý do ở đây, cho phép chúng ta có quyền hy vọng. Chúng tôi có thể thông bảo cho độc giả biết một giai đoạn mới của vụ này đã mở màn. Vụ án Eatherly còn tiếp tục. Có thể vụ án đã đạt tới một thành quả mỹ mãn khi cuốn sách này đến tay quần chúng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM