Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:49:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sám hối Hiroshima  (Đọc 5043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:11:43 pm »


THƯ SỐ 46
của Gunther Anders gửi gia đình Eatherly

        Ngày 1 tháng 9 năm 1960.
        Thưa bà Gobb và ông Eatherly,

        Hẳn quý vị sẽ ngạc nhiên khi tiếp được một lá thư từ Vienne, mà người viết chưa từng quen biết quý vị. Vậy xin quí vị thứ lỗi cho tôi đã có cử chỉ đường đột này.

        Thư này gửi đến quí vị theo lời yêu cầu của bạn Claude : thực vậy Claude có nhờ tôi trình bày vắn tắt cùng quí vị những cảm nghĩ của tôi về anh. Lời yêu cầu này chứng tỏ anh tin cậy nhiều nơi tôi, bởi vậy tôi nghĩ nếu từ khước thì hóa ra thiếu chân thành đối với bạn.

        Tôi không được rõ Claude đã bao giờ nói chuyện với quí vị về sự trao đổi thư từ giữa anh và tôi hay chưa — giữa hai người chưa hề được gặp nhau — nhằm thảo luận những vấn đề chúng tôi hằng tha thiết. Những vấn đề này liên quan đến ý nghĩa và hậu quả của thời đại nguyên tử. Vì những lý do khá dễ hiểu, nó đã trở thành mối lo chung của hằng triệu người, nói vắn tắt là một vấn đề của nhân loại, của các nhà khoa học, tu sĩ, chính trị gia, cung như các giới giáo dục và y khoa khắp thế giới. Nó không thông thường như mọi việc khác, mà lại là một vấn đề kinh khủng chưa từng thấy, vì đây là viễn tượng hủy diệt toàn thể nhân loại bằng thứ vũ khí (nếu có thể mệnh danh là « vũ khí ») con đẻ của sự tiến bộ về khoa vật lý hạch tâm. Hẳn quí vị biết rang nhiều cuộc hội nghị được tổ chức khắp bốn phương để giải thích cho nhân loại thấy rõ tình thế mới. Có những người còn lười biếng hay mù quáng, lại có những kẻ không có ý định nhận chân mối đại họa đã gần kề. Những người tham gia phong trào « chống nguyên tử » đều thuộc thành phần tinh túy của nhân loại vì họ ý thức trách nhiệm của họ đối với sự tồn vong của con người. Họ chẳng phải là những con người « lập dị », trái lại chỉ tại các cuộc hội nghị chống nguyên tử Luân-đôn và Đông-kinh tôi mới ít tìm thấy kẻ lập dị.

        Hình như thiên hạ hiểu dễ dàng rằng một con người như Claude — một trong những người đầu tiên đã nhận chân bộ mặt thực không thể tưởng tượng của thời đại nguyên tử — phải hết lòng gia nhập hàng ngũ của những người có trách nhiệm này. Mười lăm năm sau chuyến bay tai hại của Claude trên nền trời Hiroshima, tôi đã có dịp thảo luận về anh với các nạn nhân vụ ném bom : họ xác nhận với tôi rằng họ vẫn thương hại anh. Vì họ biết rằng ngày đêm anh vẫn bị hồn ma của vô số người chết ám ảnh.

        Hẳn quí vị công nhận rằng ta phải bị lương tâm cắn rứt khi đã làm hại người đồng loại, cho dầu ngoài ý muốn của mình. Ý nghĩ đã tham gia vào một hành động (dĩ nhiên là  ngoài ý muốn) gây chết chóc cho 200.000 nhân mạng tất phải nặng nề khó chịu vô cùng. Một con người giàu ý thức trách nhiệm hẳn không thể tự an ủi được với tư tưởng biện minh rằng đấy chỉ là một « nhu cầu không thể  tránh ». Sự hối tiếc còn mãi, vết thương khó hàn gắn cho đến lúc — và đây là trường hợp của Claude — sự hối tiếc biến thành một quyết định dứt khoát : « Không bao giờ tái diễn một sự tàn ác như vậy nữa ». Quí vị cũng hiểu rằng khoảng thời gian từ 1954 đến 1960 này, trong đó Claude đã phạm đến cả những hành động phi pháp, quả là chuỗi dài những năm tháng của một thử thách cá nhân mà bất cứ ai trong chúng ta sẽ không thể nào bình thản chịu đựng nổi. Chúng ta là những kẻ may mắn không bị những oan hồn Hiroshima đè nặng tâm tư, vậy chúng ta cần phải giúp đỡ Claude mới được. Có lẽ chúng ta cũng phải hiêu rằng nỗi thống khổ và quyết định dứt khoát của anh (không hề liên quan đến chính trị) hiến dâng tất cả lý tưởng hòa bình, đã chứng minh một cái gì nghiêm chỉnh. Ngược lại, nếu sau cơn thử thách ấy Claude trở lại sống bình thản như trước, chúng ta sẽ thấy anh thiếu hẳn căn bản đạo đức. Tình trạng « bệnh hoạn » đã nói lên lòng trắc ẩn của anh. Nếu đòi hỏi một người đã trải qua những thử thách như vậy phải vui vẻ, vô tư thì thật là không nhằm chỗ. Claude không là một người bất thường, chính cái kinh nghiệm anh đã trải qua mới là một sự kiện bất thường. Nếu phản ứng một cách dung dị đối với những thử thách bất thường như vậy thì quả là một điều bất thường.

        Đối với rất nhiều người, Claude nay là biểu hiện sống động cho ý thức trách nhiệm. Cách đây vài tháng, người ta có yêu cầu tôi diễn thuyết cho sinh viên Bá-linh : khi nhắc đến tên Eatherly, tôi ngạc nhiên thấy rằng mọi người đều biết anh và kính trọng anh, vì anh mang trách nhiệm nặng nề trong lúc anh chỉ « phạm tội một cách vô tình ». Các sinh viên nhận thức rằng một ngày kia họ có thể  nhận lệnh của một tướng lãnh Đức phải thi hành một « công tác » thuộc loại công tảc Hiroshima. Trường hợp của Claude, theo họ nói, chứng tỏ rằng « kẻ nào hủy diệt người đồng loại là tự hủy diệt lấy mình ». Họ cảm ơn Claude đã dùng những thống khổ của anh để nói lên tầm quan trọng của sự thực này.

        Dĩ nhiên, dưới nhãn quân bình thường trường hợp của Claude có vẻ hơi lạ : không thể  giải thích nó theo tiêu chuẩn của đời sống hằng ngày. Bởi vậy, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa điều tôi vừa xác định trên đây : Eatherly đã bị đưa vào một cuộc thí nghiệm vượt mức thông thường. Anh sẽ không phải là con người « thông thường » có thể tồn tại khi những phương thức chiến tranh như vậy được áp dụng. Hẳn tất cả chúng ta đều biết điều đó, nhưng riêng phần Claude, anh biết một cách thâm thúy hơn, và chúng ta không thể kết tội anh về sự thấm nhuần ấy.

        Xin quý vị hãy đặc biệt lưu tâm đến tính chất trầm trọng của sự ân hận nơi Claude, cũng như đến những ước vọng của anh. Xin hãy giúp cho Claude được trở về sống với mọi người. Thời gian biệt cư của một con người khỏi xã hội bên ngoài càng kéo dài bao nhiêu, thì sau này, khi được trở lại với xã hội, sự thích nghi của con người đó sẽ càng khó khăn bấy nhiêu. Claude sẽ suốt đời là nạn nhân của một cuộc thí nghiệm mà anh không hề chịu trách nhiệm ? Như vậy là công bình ?

        Tôi thấy thật khó diễn tả tường tận những cảm nghĩ của tôi qua lời văn của một ngoại ngữ. Có lẽ quỷ vị sẽ trách tôi sao ở cương vị một bạn thân của Claude mà lại dám lên tiếng khẩn cầu thống thiết như vậy; có lẽ quý vị sẽ cho rằng tôi khéo xen vào những chuyện không liên quan đến mình. Tôi xin quỷ vị đừng nghĩ thế. Ở thế kỷ này người ta có thể ám sát dễ dàng một kẻ khác ở tận bên kia chân trời. Vậy chúng ta không cần cố gắng gửi đến tận bên kia chân trời tiếng nói của tình thương hay sao1?

-----------------------
        1. Thư này không được trả lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:14:25 pm »


THƯ SỐ 47
gửi Giinther

        Ngày 31 tháng 8 năm 1960.

        Anh và tôi, anh Giinther ạ, chúng ta thế mà có tiếng tăm khắp thế giới nhiều hơn anh tưởng đấy. Vậy cần phải lợi dụng sự kiện này để gây ảnh hưởng của chúng ta.

        Anh Gunther thân,

        Tôi biết anh bận việc và không có thì giờ viết thư ; tôi được rảnh rang phần nào nên xin báo anh biết một số ít tin tức vừa thu thập về tình trạng của tôi. Tôi có gửi đến anh bản sao lá thư tôi viết cho thượng nghị sĩ Yarborough về vụ bác sĩ Pauling. Tôi hy vọng anh đã tiếp được thư đó. Tôi không tin chắc thượng nghị sĩ Yarborougb đã thực sự nhận được thư tôi vì những thư từ thuộc loại ấy vẫn bị kiểm duyệt khắt khe, nhất là vào một trường hợp như của tôi. Có thể ông ta làm ngơ vì không muốn dính dấp vào vụ này, hoặc giả một cơ quan (agency) nào đó đã chận lá thư. Tôi biết có nhiều thư của tôi bị chận, vì có một số câu hỏi không hề được giải đáp. Bức thư cho Yarborough tôi đã gửi lâu, nhưng họ vẫn có nhiều mánh khóe kiểm soát thư từ. Tôi đã tìm cách khác. Họ làm phiền tôi nhiều, nhưng tôi có khối bạn bè và họ chớ hòng làm cho tôi hoàn toàn thúc thủ. Tôi muốn thúc giục Yarborough giúp tôi để bù lại những gì ông đã cậy tôi làm trong cuộc khủng hoảng Nhật-bản. Về trường hợp bác sĩ Pauling, tôi hy vọng tòa án sẽ chỉ khiển trách ông, chứ tôi không có can đảm nhìn thấy ông bị phạt tù. Nếu ông bị kêu án tù, tôi muốn họ giam tôi thay cho ông, vì vị y sĩ này đã cao niên và rất cần thiết cho sự đạt thành lý tưởng của chúng ta. Tôi thán phục sức mạnh tinh thần và lòng quả cảm của ông. Thật là dễ gài bẫy đối với những nhân vật như bác sĩ Pauling (đến đây có một giòng   rưỡi không thể đọc được) vì lý do đơn giản là ông không chịu cung khai danh tánh của 10.000 nhà bác học đã ký tên vào bản kiến nghị của ông1. Tôi sẽ cấp báo cho các bạn tôi ở Đông-kinh và tôi sẽ tổ chức một loạt « bắn phủ đầu », như chúng tôi thường nói hồi còn đánh nhau ; rồi tôi sẽ yêu cầu quốc hội Nhật-bản gửi thư cho Tổng Thống, Thượng nghị sĩ Johnson, và Quốc vụ khanh Herter để họ cho ngưng thụ lý vụ bác sĩ Pauling. Tôi cứ sợ ông ta bị ngồi tù hoặc phạt vạ nặng nề. Tói biết rằng anh sẽ không quên vụ này... vì chỗ nhà Pauling vốn trong hàng thân hữu của anh ; tôi sẽ giúp đỡ họ.

        Anh Giinther ạ, tôi đã thành công khá nhiều tại Nhật-bản, những gì anh và tôi viết ra đã có nhiều tác dụng2. Con số thư từ nhận được chứng tỏ rằng tôi ngày càng được nhiều người ngưỡng mộ, và họ rất muốn biết sự thật tường tận. Phần lớn công trình là của anh đấy. Tôi hy vọng anh cũng thận trọng như tôi, và anh không để người ta nhận diện anh có liên quan với một quốc gia nào đó (not to be tied with),mà chỉ xem anh như là một nhận vật hoạt động đơn thuần cho lý tưởng cao đẹp. Bằng không, mọi cố gắng của chúng ta sẽ chẳng mang lại chút thành công nào. Xin anh coi chừng chớ để một tổ chức nào thu hút (don’t get hooked up).

        Về vụ trả tự do cho tôi, em trai tôi và chị tôi sẽ đến thăm tôi và sẽ cố xin giấy cho tôi xuất viện, nhưng y sĩ điều trị lại cho thế nào cũng phải đợi qua kỳ bầu cử. Tôi không hiểu vì sao tại Hoa-thịnh-đốn người ta quan trọng  hóa cá nhân tôi đến thế, nhưng họ thừa biết tôi đang ở đâu, và họ bảo nhau giữ tôi lại đây thì khó khăn gì (doing a good job for keeping me). Đã vài tuần lễ nay y sĩ của tôi không đề cập chuyên này với tôi nữa.

        Sau bài bảo vừa rồi, tôi có nhận được khá nhiều thư từ Nhật-bản; giới thanh niên Nhật rất say mê tôn chỉ của tôi.

        Tôi vừa tiếp được một số thư từ và thấy bài của tôi được đăng bảo tại Ba-tây. Thực vậy, một nhà truyền giáo cho tôi hay ông đã đọc bài báo ấy. Tôi đoán một số người trong đoàn di dân Nhật-bản đã phiên dịch bài báo. Có lẽ chúng ta phải viết một bài (story) cho dân Nam-Mỹ3.

        Anh Gunther, tôi vừa tiếp được một bức thư khá dài của Al Hirschberg; tôi có tìm hiểu ông ta : ông ta không phải là người như anh tưởng, ông ta chỉ rút đề tài làm phim từ một cuốn sách duy nhất nhan đề là  « Fear Strikes » (Những Phen Mắt Vía). Đấy là câu chuyện có thực của một tay chơi dã cầu vô địch toàn quốc, về sau chết tại một dưỡng trí viện. Cuốn sách rất hay. Tôi định giao việc tôi dự tính cho AI Hirschberg là một người có tiếng tăm tại đây. Ông ta sẽ đến gặp tôi vào đầu tháng mười một, và sang năm tôi sẽ bắt tay vào việc. Tôi mong sẽ được anh góp sức vì đây là một việc quan trọng. Chẳng hạn, trong lời phi lộ anh sẽ có thể giãi bày triết lý mà tôi đã nêu ra... Chẳng hiểu những thư từ của tôi có đến tận tay anh không, vì những thư tôi nhận từ Ba-tây gửi đến sáng nay đều bị mở tung và kiểm duyệt. Tôi sẽ hài lòng nếu có thể phổ biến được những gì anh đã viết đến thật nhiều nước. Anh viết văn mạnh bạo hơn tôi nhiều và kéo được quần chủng ra khỏi trạng thải vô tư lự, lười biếng. Tôi ngại những bài tôi viết ra chỉ giống hệt những lời nghiêm trách khoác một vẻ ngoài Thiên-Chúa giáo. Hợp sức lại, anh và tôi sẽ có thể gây xúc động cho toàn thể nhân loại.

        Tôi có tiếp được thư của một nữ bác sĩ tại Eschweiler (chăm sóc trẻ con bị bỏ rơi và bệnh hoạn). Bà ta nhờ tôi giúp bằng cách viết những bài nói về những cha mẹ bỏ rơi con cái họ. Kể ra tôi cũng rất muốn tiếp tay với bà ta, nhưng tôi lại tự hỏi mình có quyền nới rộng chiến tuyến cho lý tưởng của mình hay không (but can I afford to over extend my cause) ? Theo tôi nghĩ, trước tiên cần phải dọn bằng phẳng con đường đi của mình. Đấy là phương thức tôi nhìn vào vấn đề này. Sau khi đạt được mục tiêu, tôi sẽ có thể giúp đỡ những kẻ nghèo túng, thiểu học, vô gia cư, bằng cách lấy những khoản tiền chuẩn bị chiến tranh mang ra phục vu cho những người thiếu may mắn ấy. Nữ bác sĩ nói trên đã đọc cuốn sách của anh. Thật khó mà từ chối giúp sức những người như bà ta...

        Xin anh suy nghĩ giùm về vấn đề nhà truyền giáo... Tôi vẫn biết anh bận vì sinh kế, nhưng cũng phải hy sinh vậy. Tôi dành lại rất ít tiền cho tôi vì tôi đang lo chu cấp cho mười chín trẻ em do tôi đỡ đầu tại những nước khác, nhưng tiền bạc cũng chẳng thiếu thốn gì. Tôi tiêu hàng tháng sáu Mỹ-kim cho mỗi đứa trẻ. Rất mong đợi thư anh và xin Thượng đế ban phước lành cho anh (and God bless you, Gunther).

Bạn anh       
Claude       

------------------------
        1. Eatherly muốn nói bác sĩ Pauling không chịu tố cáo những người đã giúp ông lập bản danh sách.

        2. Ở đây Eatherly nói đến hai lá thư đầu tiên của ông và tôi được đăng báo tại Nhật-bản.

        3. Xin xem chú dẫn nơi thư số 36.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:17:26 pm »


THƯ SỐ 48
gửi Giỉnther Anders

        Ngày 6 tháng 9 năm 1960.
        Anh Gunther thân,

        Tôi lấy làm xúc động khi được tin chị nhà lâm bệnh. Vậy nhờ anh chuyển lời tôi cầu chúc chị sớm được bình phục. Hiện nay chị đang ở Hoa-kỳ, tại Californie ? Xin anh vui lòng cho tôi biết địa chỉ hẳu có thể gửi đến chị một tấm thiệp. Tôi không dè chính anh cũng ốm nữa, hẳn nay anh đã bình phục rồi ?

        Tôi xin cảm ơn anh đã viết thư cho em trai tôi và chị tôi... Thư anh khá hay, tôi biết thế nào cũng làm cho họ xúc động. Tôi sẽ làm một giấy kháng cáo A.M.A. khác (đơn xin rời bệnh viện, trải hẳn với ý kiến của các y sĩ) vì tôi lại bị xem như một « bệnh nhân tự nguyện»1. Muốn lưu tôi thêm một thời gian tại bệnh viện, ban giám đốc hoặc một thân nhân của tôi lại phải lập thủ tục xin tái giam cấm. Tôi không tin họ sẽ làm như thế. Nhưng vào thời kỳ này tại Mỹ mọi việc đều có thể xảy đến. Chắc hẳn họ muốn giữ tôi lại cho đến sau cuộc bầu cử tháng mười một. Tôi không hiểu họ ngán tôi gây ảnh hưởng ở chỗ nào và tại sao họ xét cần giữ tôi tại bệnh viện ?

        Nếu có điều gì có thể ảnh hưởng tốt đẹp đến thời sự, thì điều đó chính là lá thư của anh, quý hồ nó đến tận tay các thân nhân của tôi trước ngày 12 tháng 9, là ngày họ dự tính đến đây thăm tôi.

        Anh Giinther, trong thư vừa rồi, có lẽ tôi chưa diễn đạt hết ý về vụ những bài của tôi được báo chí đăng tải ; có một đoạn đã bị anh hiểu sai. Tôi gửi thư cho các dân biểu và đồng ý để Linh mục N. phổ biến. Tôi có cho nhật báo Tokyo Shimbun hay họ có thể khai thác lá thư của tôi để viết thành một bài thật chấn động nếu họ thích. Tôi đã gửi cho tòa báo một bản sao lá thư đó. Nếu anh muốn có một bản sao của bài báo kia, tôi sẽ gửi đến anh, vả anh sẽ thấy rằng bài ấy chỉ có lợi thôi, cho dù đăng ở bất cứ tờ báo nào. Phải chăng anh hoài nghi vì sợ những người Nhật ấy định lợi dụng tôi để kinh tài, hoặc giả anh ngại họ dùng những bài của tôi để tuyên truyền cho họ? Nếu anh có thể cho tôi biết rõ tư thế của họ, tôi sẽ hết sức thận trọng. Anh muốn đề cao cảnh giác tôi đối với nhật báo Tokyo Shimbun ?

        Tôi có yêu cầu một nhà truyền giáo lập một kiến nghị bênh vực bác sĩ Pauling tại Californie và gửi đến ủy ban2. ông ta đã bắt tay vào việc ngay; tuần trước tôi có được thư ông cho hay đã làm đủ cách để giúp bác sĩ Pauling. Thực tình tối cứ ái ngại cho bác sĩ Pauling quả : bởi vì những người bị quân đội quấy rầy như vậy thật khó mà yên tâm lo lắng những công trình xây dựng. Thế nhưng tôi vẫn hy vọng bác sĩ Pauling đủ cương nghị để đương đầu.

        Gunther, xin anh đừng để bị bệnh, hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe và vui vẻ luôn, vì chúng ta có khả nhiều việc quan trọng phải làm. Nếu anh có thể làm gì được với hai bài của tôi, xin anh chớ do dự khai thác những văn liệu ấy !

Bạn anh       
Claude       

-------------------------
        1. Xem thư số 63.

        2. Eatherly muốn nói : « Senate Internal Security Committee » ủy ban An ninh Thượng viện, cơ quan  đã khởi tố bác sĩ Pauling.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 04:48:52 pm »

     
THƯ SỐ 49
gửi Gunther Anders.

        Ngày 20 tháng 9 năm 1960
        Anh Giinther thân,

        Tôi đã nhận được cuốn sách của anh hôm nay. Tôi sẽ xem đó là một kho tàng vô giá giữa những bảo vật khác.

        Rất khổ tâm là tôi không thể đọc được cuốn ấy, nhưng có lẽ nay mai sẽ có một bản dịch ra Anh ngữ1.

        Tôi xin báo để anh biết : tôi chết điếng người khi được tin buồn về vụ trả tự do cho tôi. Chị tôi và hai người anh, em của tôi có đến bệnh viện ; hai người đàn ông bị viên y sĩ thuyết dụ chớ xin cho tôi rời bệnh viện2; vì vậy họ đã làm đơn xin lưu giữ tôi vô hạn định (indefinite commitment). Sau biến cố này, tôi sẽ thưa ra tòa, và lần này tôi sẽ tự biện hộ lấy, bởi vì tôi có tìm hiểu rằng tại Tiểu bang Texas tôi không bị mất quyền tự biện hộ trước pháp luật3 (7 have not been disbarred) như tại Tiểu bang Louisiane. Dầu sao đi nữa, tôi sẽ đi đến cùng, và tôi sẽ vượt cao hơn mọi cuộc tranh biện đến nỗi sự thấm vấn, cung khai sẽ mất hết ý nghĩa. Anh xem, khi cả gia đình đều chống lại tôi thì tôi còn ai nữa ? Nếu họ xử áp bức tôi, tôi sẽ kháng cáo với tòa án địa phương, và vụ án của tôi sẽ lên tòa thượng thẩm. Bồi thẩm đoàn hẳn sẽ không thể trả tôi trở lại bệnh viện. Thủ tục tranh tụng sẽ lâu dài, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc. Tôi khai thác mọi khả năng đã được luật pháp dự liệu ; tôi không nói để khoa trương (incgoiism) nhưng tôi nắm được luật. Tôi muốn nói rằng tôi biết tường tận các thủ tục, tôi đã từng chuyên chủ về những vụ án tiết và đã phải biện hộ cho nhiều binh sĩ4. Tôi chưa từng thua kiện bao giờ... Tôi lại còn biện hộ cho một quân nhân da đen được trắng án, dù biết hắn có tội; nhưng hồi đó kể ra bên nguyên cáo cũng thiếu kinh nghiệm5.

        Anh Gunther, tôi sẽ rất hài lòng nếu chúng ta có thể liên kết những cố gắng của chúng ta ngay sau khi tôi được trả tự do, hầu thảo luận nên chọn những phương thức nào khả dĩ giúp đỡ nhân loại, và chấm dứt được vụ võ trang nguyên tử6. Anh có nói được tiếng Nhật-bản không ?

        Tôi có ý định sang Nhât-bản sau khi đã hoàn tất tiểu sử của tôi và hội « Sane Nuclear Society » đã làm thành phim. Nhân thể, tôi thích Robert Ryan thủ vai tôi trên màn bạc vì ông ta là một nhân viên quan trọng của hội này tại Hollywood. Tôi tin chắc chúng ta sẽ kiếm được ngân quỹ cần thiết để thực hiện dự tính này theo ý chúng ta. Audie Murphy có đề nghị trả cho tôi 250.000 Mỹ kim bản quyền về cuộn phim phóng tác. Tôi đã từ khước và trích dẫn cho hắn ta một trong những « Khuyến cáo về thời đại nguyên tử» của anh, đồng thời, giải thích cho hắn thấy hắn chỉ là một anh hùng giả hiệu như tôi ( told him he was as phony a hero as I was). Từ đấy, tôi không hề được tin tức gì của hắn ta nữa. Murphy vừa quay xong tại Âu-châu một phim tài liệu về vũ khí nguyên tử cho chính quyền. Gunther, xin anh đừng ngại, họ chẳng mua được chúng ta đâu ! (I won’t us out). Anh hãy cho tôi biết anh mạnh giỏi thế nào. Anh có cần tiền không ? Chỗ bạn tâm giao, xin anh đừng tưởng tôi có ý định mua chuộc cảm tình của anh. Tôi chỉ mong được giúp anh, nếu anh thiếu tiền. Tôi phải chấm dứt thư này. Và ước mong chị Gunther được mạnh khỏe. Nhờ anh chuyên lời tôi kính thăm chị.

Bạn anh        
Claude        

--------------------------
        1. Thật là một thái độ tự chủ khả cao đẹp ! Trong lúc đang thất vọng nặng nề, Eatherly vẫn mở đầu lá thư vói những lời cảm tạ, thay vì những tiếng thở than !

        2. Trái với những lời người ta đã cam kết với ông. Xin xem thư số 20.

        3. To disbar thật ra có nghĩa là truất quyền biện hộ của một luật sư trước tòa án. Người ta biết rằng Eatherly có học luật. Tôi không rõ ông ta có hành nghề trạng sự hay không nên tôi không hiểu được chính xác danh từ ông ta đã chọn.

        4 Sự kiện này chứng tỏ Eatherly không có thành kiến. Bởi vì một người Nam Mỹ biện hộ cho một người da đen thì thật có ý nghĩa.

        5. Hẳn là đoạn này liên quan đến những vụ án ngoài nước Mỹ.

        6. Thành ngữ Anh văn the nuclear armament rap có nghĩa là thoát khỏi một hoàn cảnh khó chịu, thường là một sự trừng phạt, bằng những mánh khóe tài tình. — Ở đoạn này, người ta thấy rõ hơn bao giờ hết rằng Eatherly không có một vốn liếng từ ngữ để diễn đạt tư tưởng « triết lý» (philosophy) của ông.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 04:52:28 pm »


THƯ SỐ 50
gửi Claude Eatherly

        Ngày 23 tháng 10 năm 1960.
        Anh Claude thân,

        Chuyến này đáng lẽ tôi viết thành một cuốn sách đấy, vì ít nhất tôi cung phải trả lời một lượt ba lá thư của anh. Thú thực là giờ đây, sau khi vợ tôi trở về nhà, tôi mới có đủ thì giờ và bình tâm trở lại với các vấn đề của anh. Trước tiên tôi rất thán phục anh đã nhẫn nhục chấp nhận trì hoãn ngày rời bệnh viện, cũng như chịu đựng sự thiếu thông cảm của gia đình anh. Tôi lại càng thán phục anh hơn nữa vì đây không phải là sự nhẫn nhục của một con người lười biếng và lãnh đạm mà là của một con người đang nóng lòng vận động thoát khỏi tình trạng hiện nay,

        Thư anh làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên vì đã tiết lộ một điều mà trước đây tôi hoàn toàn không biết: đó là việc anh đã học luật và đã làm trạng sư, có thể là tôi hiểu lầm một đoạn trong thư chăng, nhưng vì anh nói không hề bị tước quyền biện hộ tôi phải hiểu rằng anh có quyền cãi trước tòa án Texas, trong khi anh không còn quyền đó tại Louisiane. Tôi không tin Hiệp hội Tự do Dân quyền (Civil Liberties Union) đã biết sự kiện này. Theo tôi nghĩ, anh cần cho họ biết.

        Hình như Roland Watts (Nữu-ước), người tuyên bố sẵn sàng tận lực giúp anh trong vụ này, là một trạng sư đứng đắn, giàu tư tưởng nhân đạo và rất am hiểu tính cách đặc biệt của trường hợp anh. Sự thực thì cách đây chừng mười hôm vợ tôi có nói chuyện về anh với ông ta ; vợ tôi có cảm tưởng Roland Watts không phải là một trạng sư sa lầy trong thói quen nghề nghiệp, mà là một người biết đam mê dốc toàn lực vào những vụ án xứng đáng, ông ta tin tưởng nơi vị trạng sư mà anh đã tiếp xúc cách đây vài ba tuần gì đó, và ông ta dự tính sẽ sang Texas vào mùa xuân tới. Tôi không thể biết Hiệp hội Tự do Dân quyền và các trạng sư của anh có liên kết mọi cố gắng của họ trong vụ án này chăng ? Nếu vợ tôi không hiểu sai, thì theo lời ông Watts (và đây lá một điểm tối quan trọng), gia đình không thể có quyền quyết định việc « cầm giữ vô thời hạn ». Vì lẽ anh thông thạo các guồng máy tòa án, tưởng anh nên tìm hiểu có phải gia đình anh đã bị dồn vào thế phải ký một giấy tờ vượt hẳn quyền hạn của họ chăng ; nếu quả thực như vậy thì văn kiện đó sẽ vô hiệu lực. Và trong trường hợp ấy, anh sẽ thắng được một điểm. Tôi không tin ông Watts, trạng sư thuộc một tòa án cao cấp cỡ đó, có thể xét lầm khoản quan trọng này.

        Và đây là một vấn đề khác nữa : ông Watts có nhắn lời khuyên anh nên xin « tạm rời bệnh viện » (temporary release) trong một ngày, một tuần lễ, hay một tháng cũng được, thòi gian dài hoặc ngắn không đáng kể. Trong thời gian ấy, anh sẽ có dịp tỏ cho những kẻ quyết định vận mệnh của anh thấy rằng anh « sống bình thường » như mọi người và họ không còn lý do gì để hoài nghi anh. Tôi nhận thấy giải pháp đó không mấy dễ dàng, nhưng đây quả là một ý kiến rất hay. Nếu ở địa vị anh, sau khi được « tự do tạm » tôi sẽ hành động như thế này : cho dù sống một mình, tôi sẽ có thái độ như đang sống với những nhân chứng ; nếu có thừa tiền, tôi sẽ kiếm một nơi có suối nước nóng, có thư viện, và sẽ sống đều đặn, bình thường. Mỗi ngày tôi sẽ viết lách vài giờ, đến thư viện tự học vài tiếng, ngoài ra tôi sẽ bơi lội hoặc chơi một môn thể thao nào khác. Tôi sẽ hoàn toàn tự chủ, và để có lợi cho chính lý tưởng của chúng ta, tôi sẽ gạt ra ngoài bất cứ gì liên quan đến lý tưởng ấy ; tôi sẽ từ khước bàn cãi với bất cứ ai về vấn đề đó. Tôi sẽ tránh xa như trốn dịch hạch bất cứ nơi nào có thân nhân hay bằng hữu và có thể  đưa câu chuyện ấy ra bàn cãi. Tôi sẽ không uống rượu, không giao thiệp với phụ nữ và như vậy tôi sẽ làm cho những kẻ lẻn theo quan sát tôi sẽ phải ngáp dài, nản chí. Anh Claude, tôi thừa hiểu một chương trình sống như vậy chẳng có gì hấp dẫn đối với anh sau bao nhiêu năm bị cầm giữ, nhưng phải đánh cuộc như vậy mới xứng đáng. Phải với giá ấy anh mới thu hồi được cuộc sống của anh, sự tự do và khả năng phục vụ sứ mệnh của anh. Trước khi đòi hỏi được tự do, dĩ nhiên anh phải tự xét có đủ sức thực hiện một chương trình sống như vậy hay không đã. Có lẽ những người đợi nhìn anh vấp ngã sẽ cho rằng anh đóng kịch, nhưng họ sẽ phải công nhận rằng anh có đầy đủ nghị lực để tránh được những hành vi bất thường hay phạm pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 04:53:46 pm »


        Tôi không có tài trinh thảm, nhưng thực tình muốn được sống gần anh để cùng anh chia xẻ gánh nặng qua giai đoạn thử thách này. Anh cũng biết rằng điều này khó, nhưng chúng ta có thể bù lại bằng cách trao đổi thư từ thường xuyên bất cứ lúc nào anh muốn.

        Dĩ nhiên, anh sẽ dùng những ngày «nghỉ» để viết tiểu sử tự thuật. Có lẽ từ trước đến nay anh chưa viết được vì gặp quá nhiều trở ngại. Tôi muốn nhân dịp này nhắc lại anh một lời khuyên đã nói trong một thư trước đây : tôi thấy thư từ anh viết khác xa những bài đăng báo. Thư từ sống động hơn nhiều : lời thư chính xác, nói thẳng đến lòng người nhưng vẫn không thiếu trào phúng. Tóm lại, thư từ của anh vượt xa các bài báo. Khi anh ở cương vị một cá nhân để nói chuyện với một cá nhân chính xác nào, người ta nhận rõ anh hơn là khi anh viết cho những độc giả không nhất định. Bởi vậy tôi tưởng anh nên viết tiểu sử bằng những thư từ, chẳng khác nào khi anh viết cho tôi hoặc cho các nạn nhân Nhật-bản vậy. Tự khắc mọi khó khăn diễn đạt ý tưởng sẽ không còn nữa, bởi vì anh quen viết thư từ chứ không quen viết sách.

        Một vấn đề này nữa : anh có đề cập vụ để cho hội S.A.N.E. thực hiện một cuộn phim về đời anh. Nếu tôi không làm, có lẽ các nhân vật của hội này khá dè dặt đối với anh. Do đó hình như họ không hoạt động nhiêu để giúp Bác sĩ Pauling (tôi không nghĩ rằng ông ta có thể bị án tù vì ông còn nhiều phương tiện pháp lý khác). Tôi không được biết Steve Allen nên không thể có ý kiến gì cho anh. Vợ tôi có dịp xem Allen diễn trong một chương trình hài hước trên đài truyền hình và khó tưởng tượng được ông ta có thể đóng phim về đời anh. Thực ra, Steve Allen là tài tử khá can đảm tại Hollywood là nơi mà lắm kẻ khác phải chạy dài. Tôi cũng không được biết AI Hirschberg. Nếu có dịp, anh cũng nên tiếp xúc với ông ta. Điều này không có nghĩa là anh phải cùng với ông ta mở đầu cuốn sách của anh. Tôi vẫn luôn luôn cho rằng anh phải tự mình khởi sự viết lấy, bằng không, văn chương của anh sẽ bị lu mờ dưới bút pháp của một nhà văn chuyên nghiệp. Xin anh đừng quên rằng dầu sao chăng nữa cuốn sách vẫn phải là của anh. Tuy nhiên, sau khi anh hoàn tất bản thảo, vấn đề sẽ khác. Khi đó, anh có thể không ngần ngại nhờ một cây viết lão luyện như AI Hirschberg cùng xem lại bản thảo với anh. Vấn đề tôi nêu ra đây có khi đã muộn, vì trước anh đã từng nói đến vụ hợp tác với AI Hirschberg vào thời anh hy vọng được trả tự do trước ngày bầu cử. (Tôi thú thực không hiểu có sự liên quan gì giữa việc anh được trả tự do và cuộc bầu cử). Lại một vấn đề nữa: anh bảo rằng nhiều người đến tiếp xúc với anh hầu mong cậy anh giúp đỡ. Tôi tin chắc đây là những người đứng đắn. Tuy nhiên, nếu cứ phải phân tán năng lực của anh như vậy, hẳn anh không khỏi mất đi sức mạnh cần thiết để đạt mục đích của anh. Nếu vì tốt bụng mà một y sĩ nhận sửa xe hơi giùm cho các nhà láng giềng, tất ông ta có thể đã thấm mệt lúc người ta cần ông đế chữa một bệnh khẩn cấp.

        Thư này khá dài đủ để chửng tỏ rằng tôi không hề quên anh1. Nếu thỉnh thoảng tôi chưa viết cho anh, anh cũng nên biết rằng thiện tình của tôi không bao giờ vì vậy mà phai nhạt. Hiện tôi đang tràn ngập công việc (mà có nhiều vụ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lý tưởng của chúng ta), tôi không thể  đương đầu với tất cả, nhưng có điều là chẳng bao giờ quên anh. Tôi thường hình dung ra giây phút chúng ta được thực sự gặp nhau. Chúng ta sẽ cùng tỏ cho thế giới thấy rằng những khác biệt về tuổi tác, quốc gia, hoàn cảnh sống, kinh nghiệm, tôn giáo... đều vô nghĩa khi hai người cùng đấu tranh cho một lý tưởng chung.

Bạn già của anh       
Gunther             

        T.B. Tôi suýt quên tin anh biết rằng tôi có cho Pauling hay việc anh cố gắng giúp ông ta. Pauling là người tốt và can đảm, nên tôi tin chắc ông ta sẽ xúc động không ít khi được tin này.

----------------------
        1. Eatherly không hề nhận được thư này, trong đó tôi giải thích ông cần sống như thế nào sau khi được rời bệnh viện Waco, ông ta trốn thoát 4 hôm trước khi tôi viết thư này. Việc Eatherly có thể sống tự do trong hai tháng mà không có vụ gì làm cho ai chú ý chứng tỏ những lời khuyên của tôi là thừa, và ông ta tự kiểm soát được mình, điều mà thiên hạ phải cho là « bất thường » đối với một người « mắc bệnh thần kinh ».

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 04:58:08 pm »


THƯ SỐ 51
gửi Gunther Anders

        Tháng 10 năm 1960 (không để ngày) đến Vienne ngày 1 tháng 11 năm 1960.
        Anh Giinther thân1.

        Xin anh tha lỗi cho tôi đã chậm viết thư cho anh. Tôi có dựa vào các trạng sư của tôi để thử ra khỏi bệnh viện bằng những phương thức hợp pháp. Và tôi đã thất bại vi « Không-lực » có yêu cần giam cầm tôi vô hạn định (because the « Air Force » filed a commitment against me, indefinitely). Không-lực có đưa ý kiến cho bệnh viện cản trở tòa án đòi tôi, do đó tôi không thể mang trường hợp của tôi ra tòa (and then had the hospital to notify the court,not to a on me, so Ĩ could not take it court). Hôm thứ tư vừa rồi tôi có nói chuyện với y sĩ của tôi và ông ta giải thích rằng tôi đang lâm vào tình trạng ngặt nghèo là bị thiên hạ biết nhiều và còn nổi tiếng nữa là khác, do đó, đáng lẽ tôi phải ngưng viết những bài bảo chống võ trang nguyên tử và gieo ảnh hưởng của tôi ra nước ngoài qua trung gian của báo chí Mỹ. Ông ta lại còn nói không thể giúp gì được cho tôi, vì lẽ ông ta cũng như ban giám đốc bệnh viện phải tuân theo chỉ thị của « Không lực » và của « Bộ ». (that he and the hospital staff had to take orders from the « Air Force» and the State Department). Tôi hỏi người ta có định giữ tôi lại không, thì ông ta trả lời có.

        Bởi vậy tôi đã thu xếp với những người bạn bên ngoài để tẩu thoát. Hiện giờ tôi đang trú tại một căn nhà nhỏ mà chẳng dám đi đâu vì chính quyền đang tìm cách bắt tôi lại...

        Anh Giinther, tôi mong anh sẽ không cho là tôi đã hành động ngu xuẩn khi thoát khỏi bức tường mà người ta bắt đầu dựng lên chung quanh tôi... Tôi rất lo lắng cho anh, và sức khỏe của chị Gunther. Tôi mong anh cho biết tin tức để được yên tâm2. Xin anh đừng sốt ruột về tôi vì tôi được các bạn hữu ở đây săn sóc tận tình. Trước kia tôi không ngờ có nhiều bạn quý như thế này.

        Thế nào tôi cũng sẽ được việc, anh Giinther ạ, xin anh chớ lo lắng gì cả. Có khối người đang ráng sức che chở cho tôi.

        Vụ cáo buộc ( contemp of court) bác sĩ Pauling đã được bỏ qua, nhưng « lưỡi gươm Damoclès»3 vẫn treo lủng lẳng trên đầu ông để tự hậu ông không còn nhúc nhích được nữa ! Xứ này chẳng khác gì những nơi khác. Đương đầu với nhà binh quả là một sự mạo hiểm (Gunther, this country much many other countries. It is nearly impossible to go against the military).

        Thượng nghị sĩ Yarborough cũng có viết thư cho biết ông ta sẽ tận tình giúp tôi và bác sĩ Pauling. Đây là một người đứng đắn và cũng rất tha thiết với lý tưởng hòa bình như chúng ta.

        Tôi ước mong anh sớm được bình phục.

Bạn Claude của anh.         

------------------------
        1. Trừ trường hợp có những chứng từ khác (điều này rất khó tin) đối với tôi, đây là một chứng cớ cho thấy rằng ngày Eatherly thoát khỏi bệnh viện theo như đã được báo chí khắp thế giới phổ biến (22-11-1960) là không đúng sự thật. Tôi không hiểu vì lý do gì ban đầu người ta giữ kín vụ này ; tôi lại càng không hiểu tại sao người ta đã bịa đặt ra một ngày như vậy mà quên rằng những bạn hữu của Eatherly sẽ không khỏi lên tiếng đính chính sự mạo tin. Bản chính của lá thư mang tên nhiều thân hữu mà nếu không có họ giúp sức Eatherly sẽ không tài nào trốn thoát. Xin độc giả phán xét chúng ta nên nghĩ sao về việc không một y sĩ nào thuộc bệnh viện đứng tên trong hàng những người ủng hộ Eatherly.

        2. Trong một hoàn cảnh như vậy, nếu Eatherlv có « ca bài chiến thắng sau khi tìm lại tự do thì cũng là chuyện quá «bình thường ». Thế mà qua ba đoạn thư ông ta chỉ nghĩ đến những kẻ khác : ông tỏ lòng tri ân những bạn đã giúp ông, ông hỏi thăm sức khỏe của chúng tôi, ông nhớ đến bác sĩ Pauling. Những điều đó thật chẳng bình thường » tí nào. Những hành động « bất thường » này của Ealherly quả thực rất cần được khuyến khích.

        3. L'épée de Damoclès. — Damoclès triều thần vua Denys I’Ancien ("thế kỷ 4 trước T.C.) thường ca ngợi hạnh phúc nhà vua. Muốn cho ông hiểu tính cách bấp bênh của sự quyền quý ấy, một hôm vua cho vời Damoclès vào cung dự yến và hạ lệnh phục dịch ông như chính mình. Damoclès đang ăn uống say sưa, bỗng ngước nhìn lên trần nhà thấy một lưỡi gươm khá nặng và bén nhọn treo lủng lẳng ngay trên đỉnh đầu ông, mà chỉ buộc bằng một sợi lông đuôi ngựa! Damoclès choáng váng mặt mày đánh rơi ly rượu đang đầy trong tay, và từ đấy đã ý thức được thế nào là hạnh phúc của các bậc vua chúa. (Chú thích của dịch giả bản Việt văn)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2020, 05:01:52 pm »


THƯ SỐ 52
gửi Claude Eatherly

        (không gọi đích danh thư gửi đến một địa chỉ bi mật).
        Ngày 2 tháng 11 năm 1960.

        Quả thật là một chuyện ngạc nhiên kỳ lạ ! Anh đã phải quyết định như vậy là điều đáng tiếc: nhưng đấy là một điều cần thiết. Bây giờ tôi xin anh hãy nghe theo những lời khuyên sau đây, nếu anh muốn tránh điều tệ hại và cầm chắc phần thắng lợi cuối cùng trong cuộc vận động này :

        1) Đừng viết thư cho ai, trừ trường hợp tối bất đắc dĩ.

        2)  Mỗi khi gửi thư, nhớ thay đổi địa chỉ xuất phát.

        3)  Không bao giờ đề tên người gửi trên thư từ.

        4)  Nhờ các bạn thân viết thư và để bì thay anh.

        5)  Chớ bao giờ tưởng rằng sau một thời gian tình hình sẽ lắng dịu ; bởi vì người ta kiếm nơi trú ẩn của anh dễ dàng như trở bàn tay, nhưng sở dĩ người ta hoãn việc bắt lại anh là vì còn đợi thu lượm danh tánh của những người đang liên lạc với anh.

        6)  Đừng nghĩ rằng anh có thể cư trú vĩnh viễn tại Hoa-kỳ ; tuy nhiên, chớ nên vội vàng, và cần phải chuẩn bị thật tỉ mỉ để rời khỏi nước.

        7) Phải tìm cách biết tất cả mọi tin tức.

        Cool  Hãy học thuộc lòng những lời dặn trên đây.

        9) Và chớ để lại một dấu tích nào.

        Anh chớ ngạc nhiên khi thấy trường hợp của anh được phổ cập khắp quần chúng ; chính tôi là kẻ giựt dây, và bây giờ anh là đối tượng của mọi công việc của tôi (full time job).

        Tôi đang ở đúng địa chỉ mà anh đã biết. Con niêm Hoa-kỳ trên phong bì chỉ là một mưu thuật...

        Một lần nữa, anh hãy tránh mọi việc gì bất cẩn và phiêu lưu. Nếu chúng ta thất bại, anh có thể khổ suốt đời. Tôi tin tưởng ở anh và anh có thể tin cậy nơi tôi.

        Luôn luôn là bạn anh.

THƯ SỐ 53
gửi Claude Eatherly

        (Thư này nhằm đánh lừa bệnh viện cho họ lầm tưởng tôi không hay biết gì về vụ Eatherly trốn thoát),
        Ngày 12 tháng 11 năm 1960. Anh Claude thân,

        Cách đây khoảng mười hôm, tôi có viết thư khá dài cho anh sau một thời gian im lặng có thể đã làm cho anh khó chịu. Vì không được anh hồi âm, tôi lại viết thư này để báo anh biết rằng bệnh tình của vợ tôi đã khiến tôi phải bỏ phế nhiều việc. Như tôi đã nói trước đây, bây giờ mọi sự đã được bình thường, tôi đã trở lại phòng việc để viết thư cho anh.

Bạn anh       
Gunther       

THƯ SỐ 54
của Claude Eatherly (tự do)gửi Gunther

        Ngày 15 tháng 11 năm 1960. Anh Gunther thân,

        Xin cảm ơn anh về lá thư vừa rồi ; xin anh tha lỗi đã để anh đợi tin khá lâu, vì tôi không thể nào cho chuyển được thư từ... Tại đây tôi có vài người bạn có thể tin cậy được và đang giúp đỡ tôi. Anh Giinther, hẳn anh biết hoặc đoán đúng rằng hiện có một cơ quan (agency) thuộc cái « Không lực » ấy đang theo dõi tôi; vì « Không lực » luôn luôn muốn tóm tôi về giam lại tại bệnh viện (in having me picked up and sacked away).

        Tôi cố tìm đủ cách thuyết phục mọi người và các y sĩ ở đây để họ thấy rằng tôi chỉ có một ý muốn duy nhất đề cao hòa bình và bình đẳng giữa nhân loại thân yêu của chúng ta. Anh hẳn phải biết là tại xứ này người ta không chấp nhận luận điệu ấy. Khi tôi tuyên bố như vậy, hình như tôi cản trở người ta đeo đuổi các mục tiêu của họ. Tôi kinh hoàng trước thái độ của nước tôi, và tôi hứa với anh sẽ dùng tên tuổi và ảnh hưởng của tôi để chống lại những ác ý của giới quân sự. Hẳn anh đã biết tôi muốn nói đến vụ gì và anh đã biết chiến dịch của họ chống lại bác sĩ Pauling.

        ...Tôi sẽ đợi tại đây. Xin anh chớ lo ngại gì về tôi, tôi có chút ít tiền và có những người bạn sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Tôi xin hứa với anh là sẽ hết sức thận trọng về mọi mặt.

        Nếu chúng ta được ở cạnh nhau để cùng hoạt động cho lý tưởng của chúng ta thì hạnh phúc biết bao ! Anh có sáng kiến gì, xin chớ quên cho tôi biết...

        Mỗi khi có thay đổi địa chỉ tôi sẽ báo trước cho anh.

        Anh chớ ngần ngại xúc tiến mọi cuộc vận động cần thiết cho lý tưởng của chúng ta, và nếu cần xin anh cứ việc bảo tôi đóng góp.

        Tôi có thể nhờ bỏ thư này tại nhà bưu điện một thành phố khác. Xin cám ơn anh đã nâng đỡ tôi.

Bạn anh       
Claude       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:22:15 pm »


THƯ SỐ 55
gửi Claude Eatherly1

        Bạn thân mến,

        Tôi thấy người nhẹ nhõm khi nhận được thư anh sau chuyến đi du lịch mới về. Vậy mà tôi cứ ngại có điều gì cản trở anh viết thư cho tòi, và tôi đã tiêu tan hy vọng nhận được tin lành về anh. Anh không cựa quậy là khôn lắm đấy, nhưng một thời gian nữa anh cần phải xuống miền Nam nghỉ mát, điều rất cần cho tình trạng sức khỏe của anh. Dĩ nhiên, một chuyến du lịch như vậy cần được chuẩn bị chu đáo. Nên thong thả xếp đặt hơn là vội vã lên đường. Tôi rất ao ước dược gặp anh, nhưng gặp ở đâu bây giờ ?Tôi không thể nào đài thọ nổi một chuyến đi xa đến thế. Đã nhiều năm nay, tôi nuôi hoài bão thăm viếng Mễ-Tây-Cơ vì xứ này khá hấp dẫn. Có lẽ một ngày nào anh nên đến thăm xứ ấy. Hoặc giả anh không thể lợi dụng thời gian nghỉ mát để đến đấy chăng, vì chúng ta đã đồng ý là anh cần nghỉ mát ? về phần tôi, tôi sẽ đề nghị với anh một nơi gặp gỡ mà tôi có thể  ráng đến được với những phương tiện hiện có của tôi. Còn về ngày tháng gặp gỡ, xin để anh quyết định vì nó tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của anh. Anh nhớ cho tôi biết tình hình, vì tôi cứ thường xuyên e ngại có sự bất trắc nào xảy đến cho anh mà anh chỉ bị hàm oan. Tôi tưởng tượng không có niềm vui nào hơn khi nhận được một điện tín hay một lá thư báo tin anh đang ở một trại nghỉ mát xa cách hẳn những kẻ đang đầu độc cuộc đời anh.

        Anh ạ, tôi rất lấy làm cảm xúc thấy anh hỏi thăm sức khỏe của vợ tôi mặc dù chính anh đang khổ tâm nhiều. Hiện tôi đang đọc thư này cho vợ tôi viết. Tội nghiệp cho nàng, bị tôi giáng chức bắt làm tốc ký kiêm đả tự viên, trong khi chỗ ngồi của nàng phải là trước đàn dương cầm ! Vợ tôi nay đã bình phục hẳn, và tôi đã có thể hoàn toàn phục vụ anh.

        Trong thư trước, tôi có báo tin anh hay là tôi sẽ cho những nhật báo và tạp chi lớn khắp nhiều nước biết rõ trường hợp của anh. Việc ấy tôi đã làm xong, nhưng có lẽ các bài tôi viết chưa kịp đăng ra.

        Luôn luôn hướng mọi ý nghĩ về anh.

        Bạn anh

ĐIỆN TÍN2
gửi Claude Eatherly. Không đề ngày.

        Chúng tôi không quên anh. Rất gần anh bằng tư tưởng trong những ngày vui.

THƯ SỐ 56
gửi Gunther

        Ngày 21 tháng 12 năm I960 Cao ốc 103, Waco, Texas.

        Anh Gunther thân,

        Cách đây hai mươi hôm, các đài truyền hình và phát thanh, các nhật báo và tạp chí có loan tin tôi mất tích. Tôi không biết ai đã có sáng kiến tung ra chiến dịch này ; có lẽ là chính quyền. Tôi liền cấp tốc tìm mọi cách rời khỏi nước, theo lời khuyên của anh. Tôi có liên lạc với ông..., trạng sư tại Mễ-Tây-Cơ để vượt biên giới. Sau khi gặp ông ta bên kia biên giới, tôi trở về Dallas để thu góp tiền bạc. Trong lúc đang đi đến nhà thân phụ tôi với ý định báo tin chuyến đi này, tôi bị một cảnh binh chận lại, nêu lý do tôi đã vượt đèn đỏ. Thực ra, tôi đâu có lái xe4, mà chính ở L., bạn tôi, đến rước tôi tại phi trường. Họ đã theo dõi tôi từ khi xuống máy bay ; có lẽ xe tôi bị anh tôi nhận diện, vì anh biết rằng L. đến Dallas rước tôi. Dù sao tay « cỡm » ( cop) nhận ra tôi ngay và chận bắt tôi với cái lý do buồn cười ấy (phony charge).Về phần L. thì được thong thả ra về không có chút bất trắc nào. Trước đó, bệnh viện đã công bố một phúc trình rằng tôi đã được thả ra và họ không muốn giữ tôi lại lần nữa5. Nhưng thực ra chính bệnh viện đã đòi giam giữ tôi vào ngày 20 tháng 10, nghĩa là một hôm sau khi tòi trốn thoát.

        Tôi biết bây giờ càng khó thoát khỏi bệnh viện hơn nữa, nhưng tôi cam đoan với anh sẽ làm bất cứ gì để được trả tự do, hầu chúng ta có thể trở lại công việc. Anh đừng nản chí, tôi sẽ không bỏ cuộc đâu ! Những vụ như vậy trái lại càng làm cho ý chí của tôi cứng rắn hơn. Tôi xin xác định lại một lần cuối (feel assured) là tôi luôn luôn thuộc quyền sử dụng của anh ( can use me in any sense of the word, do so) nếu anh cần một bài tự tay tôi viết ra, hoặc bất cứ điều gì khác.

        Tôi đã tìm được cách gửi lậu lá thư này... Nếu anh cần gì xin cứ cho tôi hay6...

        Bạn anh Claude

------------------------       
        1. Thư này viết gián tiếp, gửi nhờ một đệ tam nhân trao lại, vi sợ Eatherly bị lộ diện.

        2. Tôi gửi điện tin này sau khi báo chí loan tin Eatherly bị bắt lại.

        3. Cao ốc 10 dành cho những bệnh nhân nguy hiểm.

        4. Tin thất thiệt về vụ Eatherly bị giữ vì lái xe vượt đèn đó này được báo chí khắp thế giới đăng tải.

        5. Tờ Washington Post and Times Herald số ra ngày 5 tháng 12 năm 1960 viết : « Các viên chức thuộc Veteran Administration (cơ quan cựu chiến sĩ) tuyên bố họ không có quyền bắt Eatlierly đẽ trao trả cho bệnh viện, »

        6. Cuộc trao đổi thư từ giữa hai chúng tôi chấm dứt ở đây. Eatherly đã giấu thư này trong một tập bài khá dài gồm toàn những đoạn trích các diễn văn của viên chức Mỹ. Tôi đã trả lời rất vắn tắt khéo léo ngụ ý nhắc đến tên người bạn đã giúp chuyền thư của Eatherly đến cho tôi. Vì không thể phổ biến danh tánh người bạn này nên tôi nghĩ không cần đăng ra đây lá thư vắn tắt của tôi. Nhờ một người bạn, tôi được biết Ealherly có nhận được thư này, nhưng vi lời lẽ quá bóng bẩy nên ông ta không hiểu gì cả. Về sau tôi có cố gắng bắt lại liên lạc với Eatherly, chẳng hạn, thư số 58, nhưng vô hiệu.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2020, 11:25:07 pm »

       
THƯ SỐ 57
của Gunther Anders gửi Tổng Thống John Kennedy1

        Ngày 13 tháng 1 năm 1961.

        Thưa Tổng Thống,

        Xin Tổng Thống vui lòng cho phép tôi trình bày lý do của bức thư này gửi đến Tổng Thống, mà đồng thời tôi cũng đã gửi đến cho báo chí khắp thế giới : vì đang gánh quá nhiều trách nhiệm trong những tháng gần đây, có lẽ Tồng Thống không nhận thấy rằng khi lên cầm quyền, Tồng Thống đã lãnh làm di sản một vụ « gây băng hoại tinh thần » có cơ đi vào lịch sử thế kỷ 20 như một « vụ Dreyfus » mới2. Nó còn có thể tai hại hơn vụ Dreyfus, bởi lẽ hệ thống viễn thông dày đặc ngày nay đã làm cho những ai đã gây sự hăng hoại ấy, hoặc chỉ chấp nhận sự băng hoại ấy, đều mất ngay hết tin tưởng và thiện cảm của quần chúng còn nhanh hơn vụ Dreyfus trước kia đã lảm giảm uy tín của nước Pháp nữa. Tôi muốn nói đến « vụ Eatherly », « viên phi công Hiroshima », người đã phụ trách báo hiệu cho các phóng pháo cơ ném bom trong hai chuyến « công tác » nguyên tử ấy.

        Có lẽ Tổng Thống sẽ hỏi tôi, một ký giả triết gia ở tại Vienne, làm sao có quyền lên tiếng phê phán trường hợp này, trong khi tôi ở cách xa Waco, nơi Eatherly ở, và cũng cách xa Hiroshima, nơi ông ta đã « lầm lạc ». Vậy tôi xin thưa: đã mười tám tháng nay tôi trao đổi thư từ với Eatherly. Tôi hiện có một tập thư, trong đó phát lộ hình ảnh đầy đủ về tư cách của ông ta, một hình ảnh đòi hỏi phải thán phục. Tổng Thống lại sẽ hỏi tôi làm sao quen biết Eatherly. Riêng cá nhân ông ta, tôi không hề được biết. Nhưng vì tôi cố gắng đặt trên căn bản lý thuyết các vấn đề đạo đức và triết lý liên quan đến thời đại nguyên tử nên những bài tôi viết về lãnh vực này được chú ý nhiều. Tôi đặc biệt lưu tâm đến vận mạng cũng như những lời tuyên bố của những ai đang vô tình nhiều hay ít, chen chúc ở ngưỡng cửa dẫn đến kỷ nguyên mới. Rồi một ngày nọ, tôi gặp được một bài về Eatherly rất có ý nghĩa và khá cảm động đăng trên từ Newsreel, khiến tôi đã viết cho ông ta một lá thư. Thư đó, cũng như bức thư trả lời của Eatherly, đã được phổ biến khắp thế giới. Sự liên lạc đầu tiên này về sau đã mở đường cho một cuộc trao đổi thư từ liên tục.

        Lý do chính yếu khiến tôi viết thư này là một nguồn tin phát xuất ngày hôm nay, 13 tháng giêng, từ Waco, Texas, theo đó Eatherly bị xác định là mắc bệnh thần kinh, sau cuộc khám nghiệm của viên y sĩ tòa án.

        Tôi xét cần phải thẳng thắn trình Tổng Thống tường rằng sự khám nghiệm ấy trái hẳn với các sự thể. Tôi tin chắc Tồng Thống sẽ ngạc nhiên trước quyết định của các y sĩ tòa án, sau khi họ được xem những phần trình dẫn thư từ của Eatherly mà tôi đệ trình Tổng Thống kèm theo thư này. Người ta chỉ có thể làm cho ông ta trở nên một nhân vật « bất thường » trong trường hợp người ta nhầm lẫn — việc này xảy ra thường xuyên ở cái thế kỷ thủ cựu của chúng ta — hai tính từ bình thường (hạnh kiểm bình thường — normal behaviour) và trung bình (hạnh kiểm trung bình — average behaviour). Theo giả thiết này, quả nhiên người ta có thể xem như « bất thường » một con người có lương tâm khắc nghiệt và luôn luôn thức tỉnh như Eatherly. Như vậy, đáng lẽ những tác giả như Thánh Augustin và Kierkegaard3 (để chỉ kể những người trí thức cỡ lớn) phải bị xếp vào khu thần kinh học trong kho tàng sách vở của chúng ta thay vì được chiếm một chỗ ngồi trong hàng các nhà triết học và thần học.

        Người ta có thể kháng biện rằng chính Eatherly đã có những hành động kỳ dị (các vụ đánh cướp giả v.v...) chứng tỏ ông ta là người bất thường theo nghĩa y học của danh từ này. Không thể chối cãi được những hành động như trên là kỳ dị; thế nhưng, nếu xét đàng hoàng, người ta tìm thấy nơi những hành động ấy một ý hướng khác, tức là một ý nghĩa hẳn hoi.

---------------
        1. Nội dung bức thư này có hơi khác hơn bức thư đã được báo chí Đức đăng tải từ trước đến nay, vì có vài lời lẽ dùng trong bản dịch ra Anh ngữ gửi đến Tổng Thống Kennedy sắc bén hơn nguyên văn Đức ngữ. Từ đấy tôi đã đưa nhưng chỗ này vào bản Đức ngữ.

        2. Dreyfus (Alfred) là một sĩ quan Pháp gốc Do-thái sanh tại Mulhouse (1859 — 1935). Ông bị cáo và kết án nhầm là điệp viên (1864) về sau được giải oan (1899) nhờ một « chiến dịch xét lại » (campagne de revision) khá sôi động (1897 — 1899). Chiến dịch này bị ảnh hưởng của những biến chất chính trị và tôn giáo. Phía đối nghịch của ông là Hội Liên minh Quốc gia Pháp (Ligue de la patrie frangaise); cảnh đồng chí của ông là Hội Nhân Quyền (Ligue des Droits de V Homme). Vụ này đã chia nước Pháp thành hai phe. — (Chú thích của dịch giả bản Việt văn).

        3. Sceren Kierkegaard nhà triết học và thần học Đan-Mạch (1813-1855), tác giả của thiên khảo luận Concept d’angoisse với những tư tưởng bi quan về cuộc đời. {Chú thích của dịch giả bản Việt văn).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM