Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:03:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sám hối Hiroshima  (Đọc 5118 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:13:51 pm »


THƯ SỐ 36
gửi Gunther

        Ngày 26 tháng 7 năm 1960
        Anh Giinther thân mến,

        Cám ơn anh nghìn lần vì đã trả lời mau lẹ lá thư trước của tôi. Tôi xin hoàn toàn đồng ý với anh về vụ tảc giả Mc Clure và tài tử Audie Murphy đề nghị làm phim. Tôi vừa được biết Murphy mới từ Âu-châu trở về sau khi thực hiện một phim tài liệu về loại hỏa tiễn vô tuyển điều khiển để chứng minh sự phá hoại của chúng. Tại Hoa-kỳ hiện có một hội mệnh danh là « Sane Nuclear Society » (Hội Hạch Nhân Sane), hoạt động tại Hollywood dưới sự điều khiển của Steve Allen và Robert Allen, là hai nhân vật nổi tiếng thuộc giới truyền hình và điện ảnh. Tôi không liên lạc với họ, nhưng khi sách tôi hoàn tất, chính họ là những người tôi sẽ mời thực hiện cuộn phim của tôi. Về tài tử thì tôi thích Robert Ryan hơn Audie Murphy vì Robert Ryan khá nổi tiếng, và nếu tôi không lầm thì tài tử này là một người đứng đắn, trung thành với lý tưởng của hắn. Tôi cho rằng nếu chúng ta thu phục được những người này theo lý tưởng của chúng ta, chúng ta sẽ khai thác được tên tuổi của những nghệ sĩ đứng đắn và có chân tài ấy. Tại Hollywood còn có khá nhiều tài tử khác, có chân trong hội Sane. Hiện nay tôi có hai việc (jobs) cần phải hoàn tất gấp. Trước tiên tôi muốn báo anh biết vị dân biểu Nhật-bản đã trả lời thư tôi. Tốt hơn, tôi xin gửi lá thư ấy kèm theo đây. Có lẽ anh sẽ cần đến nó để viết một bài báo. Anh có thể gửi thư cho ông ta để nhân dịp hỏi luôn về những quan điểm của ông. Như vậy anh sẽ biết ông ta nghĩ thế nào về triết lý và tư tưởng của tôi, và ông đang nghĩ cách nào để trấn áp mối sợ quần chúng. Xin anh chớ quên rằng tên tôi không được dính dấp vào những vấn đề hay đoàn thể chính trị. Điều đáng kể là những tư tưởng của tôi về các vấn đề nguyên tử. Tôn chỉ của tôi tóm tắt thành ba điều : lòng thương, sự tin cậy và tình hữu nghị. Chỉ cần ba điều ấy thôi cũng đủ để loại bỏ sự sợ hãi trên quả đất này và tránh được nguy cơ chiến tranh. Nếu anh giải thích được để vị dân biểu ấy và những dàn biểu khác đã ký tên vào lá thư đều nhận thức là cần đặt vấn đề trọng đại này trên một căn bản đạo đức, tất nhiên sự sợ hãi sẽ không có lý do tồn tại nữa, và những hình thức biweu dương lực lượng (như phim ảnh, truyền thanh, diễn binh đại qui mô...) sẽ không còn một tác dụng nào đối với loài người. Về phần anh, Gunther, anh sẽ có thể  viết một bài báo1 làm chấn động Âu- châu. Anh hãy cố gắng làm cho bài báo được phổ biến khắp các nước Âu-châu, tại Pháp, Ý, Na-uy, Thụy-điển nhờ sự trung gian của các bạn và các nhà xuất bản tác phẩm của anh2. Chúng ta phải hoạt động anh ạ, vì tình hình đang trở nên trầm trọng. Tôi biết rằng bài báo của chúng ta đã đến tận Ba-lan. Thực vậy, y sĩ điều trị của tôi có nhận được một lá thư từ Ba-lan, với bài báo đính kèm. Ông ta gốc xứ Ukraine nên đọc được thư ấy. Tôi cũng sẽ viết thư cho các dân biểu nói trên và chỉ đứng trên lập trường hoàn toàn đạo đức, không đề cập chính trị. Chúng ta phải ngăn ngừa không để họ đồng hóa chúng ta với bất cứ một tổ chức chính trị hay tín ngưỡng nào. Chúng ta muốn chấm dứt sự võ trang nguyên tử và lập nên một chính phủ thế giới3 có khả năng duy trì hòa bình. Một chính phủ như vậy phải quy tụ tất cả các nước, nhỏ bé cũng như rộng lớn, khi đó những tiền bạc mà hiện nay người ta đang phung phí về quân sự sẽ dùng vào những công trình giáo dục, vệ sinh và tạo nền thịnh vượng cho những nước nghèo.

        Xin anh vui lòng cho tôi nhận lại bức thư Nhật-bản sau khi anh đã cho chụp phỏng ảnh. Tôi sẽ rảng kiếm giấy than đê sao gửi cho anh bức thư mà tôi sẽ viết cho Quốc hội Nhật-bẵn. Nhất thiết chúng ta phải tích cực bắt tav vào việc ; đôi khi tôi có cảm tưởng chúng ta đã buông thả một phần nào vào những giờ phút quyết định.
 
        Anh Giinther ạ, tôi muốn thổ lộ cùng anh một vụ rất quan trọng liên hệ đến các hành động của tôi từ mười bốn năm nay. Một ngày nào đó tôi sẽ có dịp nói vời anh rõ hơn, hiện giờ thì thật khó viết hẳn ra trong thư từ. Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng anh hiểu được cái gọi là « ý tại ngôn ngoại » của tôi qua thư này, và anh sẽ hiểu tôi muốn nói về những hành động gì. Nhưng thôi, hãy tạm gác lại vụ ấy đã...

------------------
        1. Tiếng Anh : story.— Eatherly gọi các bài báo bài văn là «story ».

        2. Eatherly đề cao ảnh hưởng của nhà văn độc lập ; riêng đối với tôi, Eatherly suy tôn quá lố ảnh hưởng cá nhân của tôi. Sở dĩ ông ta ngộ nhận ở điểm này là vì mỗi khi đề cập trường hợp Eatherly, người ta thường nêu tên tôi (các tác giả Âu-châu khác không hề chú ý đến Eatherly).

        3. Tôi không rõ Eatherly có ý thực sự từ khước mọi hoạt động chính trị hay không, hoặc giả đây chỉ là một mánh khóe (song tôi nghĩ không thể có như vậy). Nếu ông ta cho rằng tôi đồng ý với ông ở lãnh vực này thì có lẽ ông lầm. Tôi không tin tường chút nào ở một chính phủ thế giới vì lẽ mọi sự tập quyền, theo khuynh hướng chính trị hiện thời (không nói đến kỹ thuật) vốn đã hàm súc mối nguy hại của độc tài chuyên chế — Giải pháp đích thực cho vấn đề không phải là sự loại bỏ uy quyền của các quốc gia mà chính là sự « định phân » (dosage) uy quyền của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:21:14 pm »


        Có điều quan trọng là nhận thấy tên tôi bây giờ được thiên hạ biết đến nhiều hơn là tên của những người đã thực sự ném bom. Những ý kiến của tôi sẽ phải được dùng để chứng minh tội phạm của tôi. Thực vậy, cần phải giải thích cho quảng đại quần chủng thấy rằng sự băng hoại tinh thần do quả bom gây ra cũng quan trọng chẳng kém gì hiệu lực vật chất của nó1. Theo tôi quan niệm, chúng ta và các thân hữu của chúng ta cần phải đấu tranh lâu dài để có thể làm cho mọi kẻ khác chấp nhân những tư tưởng của mình. Tôi định lưu lại bệnh viện một thời gian lâu hơn nữa để hoàn tất một bài mà tôi sẽ cho đăng trên tờ Coronet (một trong những tạp chí quan trọng  nhất tại Hoa-kỳ). Cách đây không lâu, tạp chí này có cho ra một bài tường thuật về đoàn phi hành của phóng pháo cơ Enola Gay với dụng ý rõ rệt là triệt hạ ảnh hưởng của những gì tôi đã viết. Theo bản tường thuật này, phi hành đoàn tuyên bố không hề mảy may cảm thấy hối hận, và lại đầy tin tưởng khi tháp tùng đại tá Tibbets (nay là tướng Tibbets) người đã chỉ huy phi đội trong công tác ném bom ấy. Họ còn nói rất sẵn sàng đi ném bom nguyên tử vào bất cứ lúc nào. Bài tường thuật đầy rẫy những điểm mâu thuẫn. Tôi sẽ gửi sang anh xem. Tôi sẽ nhờ ông bạn All Hirschberg viết tiểu sử của tôi y như lời tôi tường thuật (as told by me) hầu cơ quan kiểm duyệt của « Không lực » — họ vốn ra chỉ thị cho bệnh viện về mọi quyết định liên quan đến tôi — không thể thọc gậy bánh xe được. Tôi lại có một người bạn khác (y sĩ điều trị
tôi) vẫn ủng hộ tôi theo cách thức của ông ta, nhưng cũng chỉ trong một phạm vi nào thôi. Ông ta là bạn của gia đình và đã giúp đỡ tôi từ mười năm nay. Trong suốt thời gian ấy, ông ta đã biết hết mọi sự...

        Anh Giinther, anh có thể cho phép tôi dùng cuốn «Những Khuyến cáo của Thời đại Nguyên tử » của anh trong một bài báo để hậu thuẫn cho triết lý của tôi ? Tôi thiển nghĩ, nhằm phục vụ lý tưởng của chúng ta, tốt hơn tôi sẽ xin không nêu rõ tác giả của những khuyến cáo ấy, để quần chúng không cho rằng tất cả tư tưởng của tôi đã được những người khác viết ra rồi, do đó họ mất hẳn tin tưởng nơi tính chất nghiêm chỉnh của những cố gắng của tôi. Để gây uy tín, mỗi người chúng ta phải dùng đến công việc của người kia. Tôi sẽ xin san sẻ cùng anh mọi khoản tiền nhuận bút. Xin anh cho tôi biết ý kiến càng sớm càng tốt vì tôi muốn phổ biến bài báo của tôi rất sớm hầu chống lại ảnh hưởng của bài tường thuật trên kia. Tôi đã viết thư cho AI Hirschberg vì gần đây ông ta có đòi tôi viết một bài (story).

        Tôi nhận khá nhiều thư từ Đức gửi đến. Một số thư đầy rẫy những chuyện ngớ ngẩn và những lời tỏ tình, nhưng một số khác lại nói rõ thực tâm tha thiết với vấn đề võ trang nguyên tử.

        Để chấm dứt, tôi rất tiếc anh không phải là một nhân vật Gunther Anders nào đó đang say mê một mỹ nhân tuyệt sắc như vậy. Nhưng tôi cảm ơn anh đã dành mối tình của anh cho sứ mạng cao đẹp mà chúng ta đang phải cáng đáng. Muốn thành công, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa.

        Tôi không hề nhận được cuốn sách viết về Nhật-bản của anh. Anh có thể đề tặng và gửi cho tôi một cuốn ? Tôi hy vọng một ngày gần đây có thể đứng tên cùng với anh trên một cuốn sách.

        Xin anh chở lo ngại nhiều về tôi, tôi vẫn mạnh và hy vọng vẫn mạnh giỏi mãi. Tôi biết rằng tôi có thể luôn luôn tin tưởng nơi anh (you will never forsake me).

Bạn anh         
Claude         
        T.B-Anh có thể đọc được tuồng chữ khá cầu thả của tôi không ?

----------------------
        1. Tiếp theo đấy là một đoạn giải thích rất đáng ngạc nhiên về những hành động phạm pháp của Eatherly, và nếu quả đúng như vậy thì phải gạt bỏ hoàn toàn lập luận rằng Eatherly bị bệnh thần kinh. Tôi xin miễn ghi những lời giải thích ấy ra đây (mà tôi xem như là sự thuyết minh hậu thiên — à posteriori — về dĩ vãng của Eatherly) vì đương sự đã khẩn khoản yêu cầu tôi đừng phổ biến đoạn này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2019, 06:23:18 pm »

   
THƯ SỐ 37
gửi Claude Eatherly

        Ngày 30 tháng 7 năm 1960.
        Anh Claude Thân,

        Vừa nhận được lá thư dài và khá thân mật của anh. Tôi phải vội hồi âm ngay mặc dầu có cảm tưởng không thể giải đáp cấp thời tất cả những vấn đề anh đã nêu ra. Thư anh không khỏi để phát lộ sự bực tức của anh, có lẽ1 do bài báo đốn mạt đăng trên tạp chí Coronet. Tôi viết gấp cho anh để xin anh chớ để sự nhạy cảm lôi cuốn, và chớ hao tâm tổn lực vì những sự đê tiện khó tránh khỏi hàng ngày. Trái lại, lẽ ra anh phải để dành sinh lực cho những công việc thiết yếu. Sự đê tiện của một số người chỉ tỏ cho anh thấy rằng chúng ta cần phải kiên trì tiếp tục sứ mệnh đã khai đoan. Nếu nói một cách khoa trương, thì đáng lẽ chúng ta phải tự mãn về những sự đê tiện đó, vì chính chúng ngăn cản không cho chúng ta lười biếng và buông thả.

        Bây giờ xin nói đến những điểm trong thư anh : một lần nữa, tôi phải cho anh hay là tôi lại hoài nghi một phần nào. Tôi hoài nghi rằng những dân biểu Nhật-bản đã liên lạc với anh qua sự môi giới của một thượng nghị sĩ Hoa-kỳ không hẳn là những kẻ tán đồng lý tưởng của chúng ta. Hơn nữa, tôi còn hoài nghi họ muốn lợi dụng sự giao tiếp giữa anh và thế hệ trẻ Nhật-bản. Họ muốn giới thiệu anh, như có liên quan đến một thỏa hiệp quỉ kế mà khi cần họ sẽ cho đội lốt Gia-tô giáo2. Khốn nỗi, tôi không được biết anh đã trả lời họ thế nào. Anh có thể bị rơi vào cạm bẫy của họ lắm. Tôi đã vội vàng yêu cầu một giáo sư trong số các bạn Nhật- bản của tôi cho vài tin tức về những người đã ký tên vào lá thư để tìm hiểu xem họ có thực tâm hay không, hoặc giả họ thuộc về phe của Kishi — có lẽ người ta quên rằng Kishi trước kia là một nhân viên tích cực của chính quyền Nhật trong cuộc chiến tranh xâm lược của họ, và sau vụ Trân-Châu cảng, hắn đã từng chỉ huy cơ quan khai thác những đất đai do Nhật chiếm đóng. Không phải vô cớ mà người Mỹ đã bắt giam hắn trong ba năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Không một công dân Mỹ nào biết giữ danh dự mình lại đi giao thiệp với con người ấy hoặc với những thủ hạ của hắn. Tôi hy vọng những người đứng tên trong lá thư ấy không thuộc phe Kishi, tuy nhiên cũng phải đợi thư trả lời của người bạn Đông-kinh để biết đích xác hơn.

        Anh có cậy tôi viết thư cho nhóm người nói trên, và nếu tôi không lầm, thì cho công bố thư tôi như một lá thư ngỏ. Tôi không thể làm việc này vì chưa được biết họ ra sao cả. Giọng văn phải thay đổi tùy theo người mình gửi thư. Trừ trường hợp thư đã đi rồi, tôi thành thực khuyên anh chở nên gửi cho họ. Vì trước hết ta phải minh định xem ai là những người đáng để chúng ta trao đổi thư từ. Tôi đã sao xong lá thư của các dân biểu, và sẽ gửi hoàn bản chính cho anh nay mai.

        Về bài báo mà vị y sĩ điều trị anh đã nhận được từ Ba-lan, thực tình tôi không khỏi lấy làm ngạc nhiên ! Như vậy, hẳn là báo chí Ba-lan đã dịch bài ấy từ một tạp chí Đức. Chủng ta chẳng đang sống ở một thế giới kỳ lạ mà khi đang ở Vienne thì được một lá thư từ Texas báo cho biết vè bài mình dược đăng tại Ba-lan là gì ?

        Claude ạ, anh có hỏi tôi về việc anh muốn trích một số lời nói trong cuốn « Những Khuyến cáo của Thời đại Nguyên tử » để dùng trong một bài mà anh sẽ cho đăng trên tạp chí Coronet. Nói thực với anh, vấn đề này vốn phức tập hơn anh tưởng! Người ta sẽ nhận ra lối hành văn của tôi trong các định nghĩa. Tôi chỉ sợ khi đọc những câu ấy, người ta sẽ bảo : « Đây không phải do ngòi bút của Eatherly. » Vậy tôi khuyên anh chuyển dịch hẳn những câu của tôi để che giấu hoàn toàn xuất xứ của chúng ; hoặc giả anh cứ thẳng thắn trích y nguyên văn của tôi đúng theo quy tắc của nghệ thuật viết văn. Xin anh cứ tùy theo lối hành văn của bài báo gửi tạp chí Coronet mà chọn một trong hai giải pháp trên. Tháng hai 1959, tôi có đọc cho sinh viên đại học đường Tây-bá-linh chép một loạt những luận án về tình hình nguyên tử. Các sinh viên này vừa cho tôi hay họ dự tính phổ biến những luận án của tôi trong tờ tạp chí của họ. Cho đến nay, các luận án đó chưa hề được dịch ra Anh văn. Xin anh bỏ qua ý định cho tôi hưởng một phần tiền nhuận bút về bài báo anh sắp cho đăng trên tạp chí Coronet. Tốt hơn, anh nên gửi số tiền ấy đến bệnh viện Hiroshima, khu « các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử ».

        Những điều ngớ ngẩn mà dân Âu-châu viết cho anh, không làm tôi ngạc nhiên tí nào. Sao chẳng thấy anh nói gì về hy vọng được rời bệnh viện ? Anh đừng quên cho tôi biết tin tức của anh. Anh có nghe được tiếng vang nào về những thư tôi viết cho ông tòa và bác sĩ Frank không ?

        Anh có thấy không, chúng ta quen biết nhau tính đến nay đã hơn một năm rồi đấy ! Trong lá thư đầu tiên dạo ấy, anh hy vọng chúng ta sẽ trao đổi ý kiến lâu dài. Bây giờ tôi ước mong chúng ta sẽ tiếp tục công việc này suốt đời chúng ta...

Bạn anh        
Gunther       

----------------
       1. Nét chữ trong thư hẳn đã để lộ sự bực tức và mất bình tĩnh.

        2. Tôi không muốn nói tất cả sự thật cho Eatherìy vì tôi cho rằng tất cả thư từ của tôi thế nào cũng qua tay những người khác (xem phần phê bình thư số 31),

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:32:35 pm »

     
THƯ SỐ 38
gửi Giinther Anders1

        Ngày 3 tháng 8 năm 1960. Anh Gunther thân,

        Tôi vừa mới tiếp được tức thời bức thư và những lời khuyên bảo của anh, người mà luôn luôn tôi xem là một thân hữu đáng tin cậy. Về bức thư tôi viết cho Linh mục N. (hẳn là anh đã lầm rồi đấy2. Anh sẽ thấy điều đó khi anh đọc lá thư của những hội viên Hội XY : năm trước tôi cũng có viết thư cho họ và được họ hưởng ứng nhiệt liệt. Trong thư này có câu liên quan đến Linh mục N. sẽ tỏ cho anh thấy rằng đấy là một người đứng đắn, một người tán đồng lý tưởng của chúng ta. Tôi sẽ không gửi lá thư đang đánh máy này trước khi nhận được thư anh. Ngay khi lấy được bản sao lá thư đó, tôi sẽ gửi nó cho anh. Tôi hết sức cẩn thận, tránh bất cứ điều gì có thể làm cho người ta tưởng lầm rằng tôi thuộc về một đoàn thể, một đảng phái, một giáo đường nào đó. Ngoài ra, trước khi nhận được thư anh, tôi cũng đã bỏ quyết định viết bài (story) đăng vào tạp chí Coronet, đợi đến lúc được tự do và viết xong cuốn sách của tôi đã. Tôi vừa hay tin là, cho dầu đã ra khỏi bệnh viện, tôi sẽ không được phép rời Hoa-kỳ, ít nhất là trong một thời gian nào đó. Nhưng tôi sẽ kiếm được người xứng đáng để cùng tôi soạn cuốn tiểu sử của tôi. Nếu anh giúp tôi được việc này, ít nhất tôi cũng sẽ nhờ anh viết giùm bài giới thiệu hay phê bình (hoặc người ta gọi là bài tựa ?), xin anh tha lỗi vì tôi không được am tường, nhưng mấy lúc gần đây người ta cho tôi uống nhiều thuốc an thần, bởi vì bác sĩ bảo tôí bị « cuồng si thái quả » (hyperr,naniaque)như đã ghi trong tờ phúc trình dạo tôi còn ờ quân đội. ông ta (đến đây có một đoạn không đọc được)... nhận thấy tình trạng của tôi có phẫn khả quân hơn, nhưng ông ta không muốn ( đoạn không rồ) tôi rơi trở lại vào tình trạng cuồng si trước đây đã làm phát khối mặc cảm tội lỗi của tôi3.

---------------------
        1. Thư này có chỗ không thể đọc được, văn phạm lệch lạc và nhiều đoạn tối nghĩa. Nếu trao thư này cho các bác sĩ thần kinh họ sẽ nêu ra triệu chứng một cách hợp lý là đương sự có tình trạng loạn trí. Thật ra, thư này xuất hiện như một khối bất định lạc lõng giữa một cơ cấu hoàn toàn binh thường. Chính Eatherly đã hai lần công nhận rằng thư này viết ra trong lúc ông ta đang bị mấy liều thuốc an thần công phạt, nên lời lẽ rời rạc, khiếm nhã. Ngoài ra, trong những thư từ khác Eatherly không bao giờ nói đến các loại « thuốc an thần ». Còn vấn đề tại sao trong lúc này người ta cố tâm làm cho Eatherly đần độn, câu trả lời khá dễ hiểu : tuần lễ đầu của tháng tám này là « tuần lễ Hiroshima » ; và người ta nghĩ rằng Eatherly sẽ qua một giai đoạn kích thích mãnh liệt hơn. Như vậy, lá thư này, bằng chứng duy nhất của tình trạng loạn trí, là kết quả của những thuốc an thần mà người ta nghĩ sẽ giúp Eatherly khỏi bệnh. Thế nhưng lá thư này khủng khiếp không vì đã để phát lộ tình trạng của « bệnh nhân » mà vì nó tỏ rằng các y sĩ định dùng những dược liệu để chữa sự kinh hãi của con người trước viễn ảnh của mối đại họa nguyên tử.

        2. Dấu ngoặc đơn ( ) sao y bản Pháp văn (chú thích của dịch giả bản Việt văn).

        3. Eatherly bị ảnh hưởng trầm trọng của lối lý luận của bệnh viện trong nhiều năm đến nỗi ông dùng danh từ « mặc cảm tội lỗi » trong khi chắc hẳn là ông chỉ muốn nói « tội lỗi » mà thôi. Như vậy chính ông dã dùng một từ ngữ làm mất hết tính cách hợp pháp của ý nghĩa phạm tội như ông, và điều này trái hẳn với lý tưởng của ông. Theo khoa phân tâm học thì « mặc cảm tội lỗi » chỉ dùng đặc biệt cho những cảm nghĩ phạm tội không được chứng minh. Trong khi đó Eatherly nhấn mạnh rằng ông đã thực sự phạm tội. (xem thư số 62).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:33:43 pm »


        Tôi sẽ cố gắng trình anh rõ vì lẽ gì tôi có chút ít hy vọng được trả tự do vào tháng chín, bởi vì tôi có điện đàm với người anh tôi, trong dịp đó tôi có giải thích cho anh tôi một số sự kiện mà tôi đã giải thích cho anh rõ trong một lá thư trước đây1. Vậy nên tôi hy vọng anh tôi sẽ chấp nhận cho tôi rời bệnh viện.

        Tôi hy vọng những người Nhật và Mỹ không đặt bẫy để hại tôi, nhưng tôi cũng chẳng nói gì liên quan đến chính trị (xin anh xem lá thư của tôi viết đi Nhật-bản). Tôi chỉ cắt nghĩa rằng sự tàn bạo không giải quyết được gì.

        Tôi có chấp nhận cho Hội XY — mà trước đây tôi có viết giúp mấy bài báo —  thực hiện một buổi truyền hình về tôi, chống đối võ trang nguyên tử và chiến tranh, và cổ võ hòa bình. Tói sẽ gửi anh xem lá thư tôi vừa nhận được của một người quen, yêu chuộng hòa bình và có chân trong hội XY... Nàng là một bạn thân và tôi có thể tin cậy, nàng chẳng khác gì tôi tin tưởng nơi anh vậy. Nàng vừa cho xuất bản cuốn sách đầu tay nói về vấn đề cầu nguyện.

        Về cuốn « Khuyến cáo » tôi rất tán đồng quan điểm của anh : tôi sẽ hoàn toàn bất lực để đạt đến chỗ tinh tể và uyên thâm trong ngôn ngữ của anh. Vậy tôi sẽ xin theo ý muốn của anh và sẽ thay đổi lối hành văn của anh hầu thích hợp với cách viết của tôi.

        Xin anh lưu ý viết giúp bài giới thiệu hay bài tựa cuốn sách của tôi. Tôi nhớ hình như đã nói với anh tôi sẽ làm gì với số tiền nhuận bút, nếu có : tôi sẽ gửi một phần lớn đến Nhật- bản, còn một phần đến Đức và những nước khác, nơi nào tôi sẽ mở trương mục mà tiền của tôi sẽ không bị đánh thuế, và tiền đó sẽ không dùng để chế ra một quả bom.

        Trở lại vụ cuốn sách, đến tháng mười tôi mới sẽ khởi sự viết được. Tôi sẽ rất cần anh cố vấn và giúp tôi nhất là làm sao tôi đừng ghê tởm khi phải tả lại những chiến công của tôi, mà thiên hạ cho là « anh dũng » (supposedly heroic acls). Tôi không biết phải làm thế nào, vì khi đọc truyện tôi tường thuật, mọi thanh niên hẳn sẽ thích đăng vào quân đội và chơi trò chơi anh hùng. Anh Giinther, tôi có nhờ mấy người bạn gửi đến cho anh một số bào Coronet có đăng chuyện tướng Tibbets và phi hành đoàn trên chiếc phóng pháo cơ ấy. Như vậy anh có thể nhận thấy bài báo đó trực tiếp chống lại những gì tôi đã viết (to retaliate against my articles).

        Cỏ lẽ anh không biết rằng sở dĩ Hoa-kỳ ủng hộ Kishi là vì tờ hiệp ước mà hắn có ký tên. Xin anh chớ ngại, trong lá thư vắn tắt của tôi, tôi không hề nói gì để bênh vực hắn hay các đồng bọn của hắn. Tôi đã nghĩ rằng trong bài báo viết chung, chúng ta sẽ phải nói là các nước nhỏ chống đối võ trang nguyên tử để khỏi phải sổng dưới sự đe dọa của các nước lớn. Tôi muốn quốc hội Nhật- bản ủng hộ những lời biện luận của tôi. Tôi chưa gửi lá thư đó và tôi sẽ không gửi đi trước khi có những bằng chứng về thiện chí của họ. Tôi biết rằng Hội XY là một đoàn thể từ thiện, đáng kính trọng và rất yêu chuộng hòa bình do những người như Bertrand Russell và Pauling nâng đỡ. Trong trường hợp có sự sai lạc nào, tôi sẽ sửa đổi lại những lời lẽ đã dùng trong bài báo dành cho dân chúng Nhật-bản.

        Tôi sẽ lấy làm thích thủ đọc những luận án của anh về bom nguyên tử nếu anh có thể cho tôi một bản dịch.

        Tôi không hay biết gì cả, họ (hai ông y sĩ và chánh án) chẳng bao giờ nói với tôi về những thư từ họ nhận được.

        Tôi không tin rằng anh tôi sẽ yêu cầu lưu tôi tại bệnh viện một lần nữa, tôi chán ghét nghĩ đến việc phải bị đưa vào một cuộc thẩm vấn nữa vì họ (các y sĩ) sẽ bảo là tôi cứ toan tự vẫn, điều này sẽ làm suy nhược tất cả những cố gắng của tôi.

        Một năm trao đổi thư từ có vẻ ngắn ngủi nhưng mối tình bạn giữa chúng ta sẽ bất tận. Tôi hy vọng đã giải đáp tất cả những câu hỏi của anh, tôi đã cho anh hay điều gì tôi biết về hoàn cảnh của tôi. Tôi có bị các thuốc men ảnh hưởng một phần nào, vậy xin anh vui lòng tha lỗi về lá thư rời rạc này.

Bạn anh       
Claude       

----------------------
        1. Hẳn Eatherly muốn nói đến việc giải thích những hành động « bất thường » hoặc « phạm pháp » mà ông ta đã thổ lộ (riêng) với tôi trong thư số 36, và ông sẽ còn đề cập lại sau này (xin xem lời chú giải nơi thư số 15).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:37:04 pm »


THƯ SỐ 39
của Hội XY Đông-kinh gửi Claude Eatherly

        Kính gửi Thiếu tá Eatherly,

        Nhân dịp sắp đến ngày kỷ niệm Hiroshima, chúng tôi xin có thư này để biểu lộ tất cả lòng ưu ái đối với ông, mười lăm năm sau biến cố thê thảm ấy.

        Cách đây một năm, chúng tôi có viết thư cho ông, nhờ một người bạn chung, bà … chuyển giao. Mặc dầu không thấy ông xác nhận thư đã đến tận tay, chúng tôi vẫn hy vọng ôug đã xem thư ấy. Tiếp theo đó là một lá thư khác đầy cảm tình và thiện chí ( sympathy and goodwill) do « 30 thiếu nữ Hiroshima » ký tên. Những thiếu nữ này đã viết thư để tỏ rằng họ không hề oán hận ông. Cũng như chúng tôi, những thiếu nữ (girls) nạn nhân của cuộc ném bom muốn nói rằng ông cũng là một nạn nhân của cái cơ chế dã man mệnh danh là « chiến tranh » ấy, cái cơ chế đã lưu lại nơi họ những dấu vết suốt đời.

        Chúng tôi được biết ông vừa viết thư cho một thân hữu của chúng tôi là Linh mục N. (dân biểu quốc hội, lại là nhân viên ban quản trị của hội chúng tôi). Thư ông đã được rất nhiều người đọc, và chúng tôi sung sướng nhận thấy sức khỏe của ông đã khả quan nhiều, và ông dứt khoát chọn lập trường chống chiến tranh, cổ võ hòa bình. Chúng tôi hy vọng đã nhận xét đúng chứ không phải là một giả thuyết đơn giản. Chúng tôi xin cầu nguyện cho ông chóng được phục hồi sức khỏe và được trở lại đời sống bình thường.

        Chúng tôi ước mong thư này sẽ đến tay ông vào ngày kỷ niệm Hiroshima. Đấy là một ngàv hoàn toàn dành cho lý tưởng hòa giải, một ngày lưu niệm. Ngày ấy phải dùng để giải thoát nhân loại khỏi mọi tinh thần nghi kỵ lẫn nhau, khỏi hận thù, và chiến tranh, cầu mong nhân loại thay vào đó bằng sự tín nhiệm hỗ tương và tình thương huynh đệ.

        Nhiệt thành kính chào Thiếu tá.

Ký tên                   
Hai nhân vật Nhật-bản.       

THƯ SỐ 40
gửi Claude

        Ngày 10 tháng 8 năm 1960.
        Anh Claude thân

        Tôiv vừa nhận được lá thư khá tỉ mỉ và thân tình của anh. Rất tiếc là tôi chưa tiện trả lời ngay bây giờ vì sắp bay đi Bá-linh để diễn thuyết nhân dịp một buổi lễ hoài niệm Hiroshima. Sau khi trở về, tôi sẽ viết dài cho anh. Đọc lá thư Nhật-bản của anh, tôi hài lòng nhận thấy chính tôi đã lầm và đã hoài nghi một cách không chính đáng. Ông bạn ấy là một người đàng hoàng đấy.

        Luôn luôn là bạn anh

Gunther       

THƯ SỐ 41
gửi Gunther Anders

        Ngàv 17 tháng 8 năm 1060.
        Anh Giinther thân,

        Vắn tắt xin hồi âm anh biết là tôi đã tiếp được thư anh, có đính kèm bản sao thư của Hội XY. Tôi xin gửi đến anh một phần của bản văn (script) tôi viết cho Quốc hội Nhật-bản, vì nay đã biết rằng họ là những người trung chính. Nhật bảo Tokyo Shìm có ngỏ ý muốn dùng tiểu truyện1 của tôi để khai triển thành một truyện dài (story). Tôi có trả lời đồng ý với điều kiện là Quốc hội Nhật không thấy gì trở ngại. Tòa báo lại có yêu cầu tôi giải đáp vài câu hỏi. Tôi đã chọn những lời lẽ triết lý để tránh mọi cạm bẫy2.

        Tôi chẳng hiểu người ta sẽ trả tự do sởin cho tôi hay không. Nếu bị từ khước, tôi sẽ kỷ một giấy khảng cáo (A. M. A. - Against Medical   Advice)đê xin rời bệnh viện. Như vậy, nếu muốn cầm giữ tổi lâu hơn nữa, họ lại phải xin gia hạn ecâu nàv nguyên văn Anh ngữ không được rõ : they have to recommit me if I am held). Tôi hy vọng anh tôi sẽ không xin giữ tôi thêm nữa tại bệnh viện.

Bạn anh       
Claude       

---------------------------
        1. Eatherly dùng ở đây danh từ essay. Trong thư từ của ông, ông thích dùng những từ ngữ văn hoa mà ông không hiểu rõ ý nghĩa ; có lẽ ông cho rằng khi giao thiệp với một văn nhân (hẳn là người đầu tiên ông quen biết) tất trong thư từ phải tỏ ra mình có ít nhiều kiến thức.

        2. Hẳn Eatherly không có ý thức rằng như vậy ông ta đã kết tội triết lý đóng vai tuồng tạ sự (che giấu sự thật).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:41:29 pm »


THƯ SỐ 42
của Claude gửi Linh mục1

        Thưa Ngài,

        Trước hết, xin ngài cho phép tôi được biểu đạt lời chân thành cảm tạ ngài cùng tất thảy các vị dân biểu đã ký tên vào bức thư gửi đến tôi, đề ngày 25 tháng bảy. Tôi xin mãi mãi ghi ân ngài đã ân cần hỏi thăm và cầu nguyện cho tôi. Tôi lấy làm hân hạnh được ngài thăm dò ý kiến để biết quan điểm triết lý của tôi nhiều hơn nữa, trong những ngày giao động vừa qua.

        Tôi chỉ xin nhân danh riêng tôi để phất biểu ý kiến, nói gì đến đa số đồng bào của tôi vẫn cho rằng cần phải chấm dứt sự xung đột giũa các quốc gia, lớn cũng như bé2.

        Tôi đã viết khá nhiều, hầu mang trở lại niềm hy vọng cho con người và đề cao sự bảo tồn quả đất này.

        Trước tiên, tôi xin trả lời câu hỏi của ngài về vai tuồng của tôi trong vụ ném bom Hiroshima. Hồi đó, tôi lái chiếc máy bay dẫn đầu, tên là Straight Flush (Chim phỏng thẳng lên). Tôi có nhiệm vụ (job) bay đến Hiroshima, thành phố đầu tiên trong danh sách những mục tiêu ném bom, để nghiên cứu điều kiện thời tiết và xem chúng tôi có thể  bị máy bay hoặc súng phòng không của đối phương chống cự hay không. Trong khoảng bốn mươi lăm phút, tôi bay trên các mục tiêu để nghiên cứu những tầng mây đang án ngữ từng đám bên dưới. Người ta đã chỉ định cho tôi mục tiêu chính yếu là một cây cầu nẳm giữa khoảng cách từ tổng hành dinh quân đội đến thành phố Hiroshima. Có chừng 15 máy bay Nhật đang bay lượn ở độ cao 15.000 bộ (khoảng 5.000 m) nhưng không thấy bay lên đến tầm bay 29.000 bộ (khoảng 10.000 m) của tôi. Một thời gian sau, những phi cơ đó mất dạng. Điều kiện thời tiết ngày hôm ấy, 6 tháng tám, như sau : trên không trung Hiroshima, giữa 12 000 và 15.000 bộ, có vài cụm mây rải rác, có vẻ đang bay về hướng Hiroshima với vận tốc từ 10 đến 15 dặm / giờ. Tôi ghi nhận những điều ấy vào hồi 7 g 30 sáng. Mục tiêu hoàn toàn rõ rệt. Như tôi đã nói, mục tiêu là một cây cầu mà nếu bị phá hoại, sẽ gây nhiều trở ngại cho tổng hành dinh Nhật-bản. Thời tiết có vẻ lý tưởng. Mục tiêu thấy rõ nguyên vẹn và thành phố lại bị che khuất. Quả bom ném xuống sẽ cho bộ tổng hành dinh thấy sức phá hoại trầm trọng của nó, và đưa quân đội đến việc ký kết một hòa ước hầu chấm dứt cuộc chiến kinh khủng ấy. Tôi đánh điện, ghi rõ các điều kiện lý tưởng cho cuộc ném bom, và chiếc mảy bay có trách vụ phóng pháo lên đường thi hành công tác.

        Hy vọng của tôi bị tiêu tan ngay sau đó. Những áng mây trên nền trời Hiroshima bỗng tan biến, viên phi công nhắm sai mục tiêu khoảng 3.000 bộ (1.000 m) do đó thành phố Hiroshima bị tiêu diệt. Tôi nghĩ đây không phải là một trường hợp cố ý, mà chỉ là một sự vụng về làm sai hẳn mục tiêu qui định (straight and true)3.

---------------------
        1. Đây là « tiểu truyện » (tóm lược) được Eatherly đề cập trong thư số 41.

        2. Eatherly dùng những ngữ điệu « thanh lịch » nhưng rất tiếc chúng chỉ làm tối nghĩa câu văn của ông. — Nguyên văn Anh ngữ : « A great mass of the American people hold my viewpoint on the philoso phy which can end these days of strife...» Tiếng philosophy ở đây hoàn toàn không có nghĩa cổ điển là «triết lý », nhưng lại hàm ý theo lối Mỹ là một chủ nghĩa thực dụng.

        3. Nếu sự thật đúng như lời Eatherly nói, thì đây là một dẫn chứng về điều mà chúng tôi đã để quyết về vũ khi nguyên tử : sự thiếu chính xác về phần con người lẫn kỹ thuật, đã mang lại biết bao tệ hại ngay vào buổi phôi thai của thời đại nguyên tử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 10:51:11 pm »


        Xin ngài lưu ý rằng đấy là một chiến cụ hoàn toàn mới mẻ vào thời ấy, chưa từng được thí nghiệm. Nhưng các sự kiện đã hiển nhiên, và giờ đây chúng ta có bổn phận (job)1 làm bất cứ gì để ngăn ngừa một vụ Hiroshima khác.

        Sau khi đã mô tả phân vụ của tôi trong cuộc ném bom, tôi xin trình bày ngài rõ, trong ngày 6 tháng 8 năm 1945 ấy, tôi đã làm gì để quyết định dành suốt đời tôi cho việc đấu tranh bãi bỏ mọi nguồn gốc của giặc giã, và bãi bỏ tất thảy các loại vũ khí nguyên tử 2, Tôi đã tự nguyện như vậy khi tôi đọc kinh trên đường bay trở về căn cứ. Dù ngày mai ra sao chăng nữa, tôi biết rằng tôi đã học được ba điều và sẽ ghi tâm khắc cốt suốt đời tôi :

        — Sự sống, dù là sự sống khốn khổ cùng tột, vẫn là bảo vật kỳ diệu nhất, và là phép lạ nhiệm mầu nhất trên đời này.

        — Làm nhiệm vụ của mình là một sự kỳ diệu thứ nhì. Nhiệm vụ của chúng ta là gì ? Tạo cho mọi ngưòi dù là da đỏ, da trắng, da vàng hay da đen, một đời sống hạnh phúc, không sợ hãi, không nghèo đói, không nô lệ. Khi lái máy bay từ Hiroshima trở về Tinian, tôi đã tâm nguyện dâng hiến cuộc đời tôi cho nhiệm vụ ấy. Đó là tín điều (credo) thứ nhì của tôi.

        — Tín điều thứ ba của tôi là : thiên hạ sẽ không bao giờ tạo lập một thế kỷ hạnh phúc trên hung tàn, thù hận, bạo lực và bất công. Muốn được vậy, trái lại phải biểu dương lòng thương xây dựng, sự tín nhiệm và tình huynh đệ. Không những chỉ khuyến cáo suông mà cần phải thực sự thi hành những điều này.

        Đã mười lăm năm trôi qua kể từ ngày tôi có những lời tâm nguyện trên. Tình trạng tội lỗi gắn liền với một vụ phạm pháp tày trời như vậy, từ đấy đến nay vẫn làm rối loạn tâm hồn và trí não của tôi. Trong mười lăm năm ấy, tôi đã trải qua tám năm tại các bệnh viện, và đôi khi tại các nhà lao. Khi ở tù tôi cảm thấy sung sướng hơn, vì nhờ có sự trừng phạt, tôi được chuộc tội...

        Những năm bi đát ấy vẫn không làm sờn nơi tôi ý chí bãi bỏ hẳn (to stamp out) bạo động và võ trang nguyên tử. Trái lại, tôi luôn luôn hăng hái tìm cách gia tăng mọi cố gắng để một mặt tìm hiểu những tiến bộ khoa học, và mặt khác tìm hiểu sự suy đồi tiêu tan của đạo đức quần chúng.

        Xin ngài cho phép tôi dẫn ra đây một đoạn của Thánh kinh : « Những kẻ hiền lương được hạnh phúc vì quả đất sẽ thuộc về họ; những kẻ giàu lòng từ bi được hạnh phúc vì họ sẽ được hưởng lượng từ bi ; những kẻ mến chuộng hòa bình được hạnh phúc vì họ sẽ được gọi là con của Thiên Chúa. »

        Rất tiếc là trong hoàn cảnh hiện nay, tôi không thể gửi tặng ngài một bức hình chụp gia đình tôi. Nhưng hiện có một chân dung của tôi, lại do một độc giả vô danh đã từng đọc một bài báo tôi đăng tại Đức gửi tặng. Tôi xin gửi biếu ngài theo thư này.

        Tôi cầu mong những cố gắng của ngài mang thành quả tốt đẹp để đền đáp lại thái độ thực tình hợp đạo của ngài.

Thân kính       
Claude         

-------------------------
        1. Từ ngữ này khá hàm súc ý nghĩa. Tiếng job đã thay thế tất cả những danh từ trước kia được dùng để chỉ bất cứ hành động nào, vì lẽ « job », công việc có tính chất vô tư, không đòi hỏi nơi người làm một sự vấn tâm nào cả, mà chỉ cần người làm thực hành đúng mức. Chúng ta ngán sợ mà thấy rằng chúng ta không thể thoát khỏi danh từ job (công việc) vì chính Eatherly, người vốn chối bỏ ý tưởng về tính chất vô tư của công việc, vẫn dùng danh từ job một cách ngây ngô để chỉ sự tranh đấu của ông chống lại loại job ấy. Ngoài danh từ job thông dụng trong giới lao động, người ta còn dùng một danh từ khác có màu sắc tôn giáo, hay ít lắm cũng có nguồn gốc tôn giáo, đó là danh từ mission (công tác). Danh từ này gọi lên nhiều hội ý, nhưng vai tuồng được gán cho mission làm cho danh từ này hầu như đồng nghĩa với job. Vì khi nói đến mission tất không nói đến tính cách « hợp pháp » hay « bất hợp pháp » ; hơn nữa chẳng bao giờ có mọt công tác bất hợp pháp. Nói khác đi, khi dùng danh từ « công tác » thì mọi sự vận dụng lương tâm và ý thức trách nhiệm sẽ bị xem như thừa thãi vô ích.

        2. Đọc câu này, người ta có thể tin rằng khi vừa thi hành xong công tác Eatherly đã biết rõ sự trầm trọng của tai họa nguyên tử. Ta hãy chú ý những điều này :

        a) Câu chuyện được thuật lại 15 năm sau biến cố ấy. Trong suốt 15 năm qua, Eatherly suy gẫm mãi về mối nguy hại của cuộc ném bom, do đó không thể tự đặt tinh thần của ông trở lại trong hoàn cảnh trước giây phút thi hành công tảc.

        b) Có thể tin được rằng thời ấy Eatherly chỉ có một ý thức mơ hồ, trừu tượng về hậu quả của hành động mình. Nhưng ý thức như vậy chẳng có nghĩa lý gì. Trong suốt thời gian tập dượt đặc biệt, người ta không hề cho Eatherly hay gì về vũ khí nguyên tử cả. Tuy nhiên, trước chuyến công tác ấy, người ta đã cho phi đoàn hay về những thí nghiệm tại New Mexico : người ta có cho xem hình ảnh. Nhưng các hình ảnh chỉ cho thấy « cây nấm » ấy thôi, thay vì sức phá hoại của quả bom nguyên tử, Trước giờ lên đường người ta chỉ kêu gọi những thanh niên này — mệnh danh là « những người trai chiến thắng » (Victory boys) — hãy hãnh diện, tự mãn, trong khi họ lại dược giao phó một công tác rất ít tính cách « thái bình » mãi tận bên kia Thái bình dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:08:02 pm »

     
THƯ SỐ 43
gửi Giinther Anders.

        Ngày 18 tháng 8 năm 1960. Anh Gunther thân,

        Xin anh tha lỗi cho tôi vì bắt anh đọc thư quả nhiều và lạm dụng thì giờ quí báu của anh. Tôi tưởng đã đến lúc cần phải vận động để rời khỏi bệnh viện này. Theo tôi, anh có thể giúp tôi bằng cách gửi một lá thư cho chị tôi, bà Clyde L. Cobb, đồng gửi cho J. E. Eatherly, em trai tôi (điều này xin ghi trong thư), theo địa chỉ: .... Nhờ anh yêu cầu họ đòi hỏi trả tự do cho tôi (to sign out). Gần đây, tôi có nói chuyện với họ về những dự tính và tâm nguyện của tôi trong mười lăm năm qua, nhưng tôi ngại họ không thể tưởng tượng được tôi đã từ khước thanh danh, sự nghiệp, tiền bạc để chỉ phục vụ lý- tưởng. Tôi mong anh sẽ có thể cho họ biết chúng ta đang hoạt động cho một phong trào quốc tế để cứu giúp thế giới. Xin anh hãy cho họ biết mối thâm giao cùng là lối sinh hoạt của chúng ta ( of life), mà ý nghĩa là sự tự do cho mọi người. Tôi tin chác rằng anh sẽ làm cho họ xúc động sâu xa và không còn chỉ xem tôi như là một người điên nữa. Anh cần phải cho họ thấy rằng ý nghĩ phạm tội của tôi là chính đáng, rằng tôi không phải là kẻ mang tâm bệnh1.

        Hai hôm gần đây, tôi có nhận được khá nhiều thư từ Nhật-bản gửi đến vì tờ thông điệp của tôi gửi đến Hạ viện Nhật đã được bảo chí đăng tải.

        Tôi có viết thư cho thượng nghị sĩ Yarborough để yêu cầu vị dân cử này dùng uy tín của ông ta vận động bỏ qua vụ xúc phạm tòa án2 ( contempt charge) của bác sĩ Linus Pauling. Tôi sẽ gửi một bản sao thư này cho anh. Thư này không được đánh máy đàng hoàng, nhưng tôi không thể làm gì hơn, vì tại bệnh viện tôi không được quyền dùng máy đánh chữ. Cuộc vận động này hẳn sẽ không tránh mang lại hậu quả cho tôi (will probably slap me the face), nhưng tôi không hề quên rằng cả hai vợ chồng bác sĩ Pauling đã từng tìm mọi cách giúp đỡ tôi. Nếu có thể, xin anh viết cho tôi mấy dòng. Loạt bài đăng trên tạp chí Âu-châu nọ đã ngưng chưa ? Xin anh giữ làm tài liệu giúp tôi. Rất mong đợi thư anh.

        Chúc anh vạn sự lành.

Bạn anh        
Claude        

THƯ SỐ 44
của Claude gửi thượng nghị sĩ Yarborough (Thư này tóm lược, vì có những đoạn chỉ lập lại những điều đã nói)

        Ngày 10 tháng 8 năm 1900.
        Thưa Ngài,

        Cách đày và tuần, ngài có viết thư cho tôi hay ngài đã gặp Linh mục N. dân biểu Nhật-bản; vị dân biểu này có nhờ ngài chuyển lời chúc lành cho tôi và ngỏ ý muốn biết những tin tức về tôi. Bởi vậy tôi có viết thư cảm tạ Linh mục N. đã lưu ý đến tòi, và giãi bày căn bệnh mà tôi đã mắc phải sau khi giữ vai tuồng đắc tội trong vụ ném bom Hiroshima.

        Tôi thường cho phổ biến những bài chống võ trang nguyên tử và cổ võ việc bãi bỏ những cuộc thí nghiệm nguyên tử tại các nước có khả năng chế tạo loại vũ khí này.

        Bức thư tôi gửi cho vị dân biểu có lẽ đã được chú ý : vì ông ta có yêu cầu tôi trình bày tường tận hơn nữa những ý kiến của tôi về nền hòa bình thế giới. Thư ông mang chữ ký của nhiều vị đồng viện với ông. Còn về phần lá thư của tôi thì không có một ngụ ý chính trị nào, mà tôi chỉ nêu rõ ý kiến của tôi rằng lòng thương, sự tin cậy và tình huynh đệ cần được suy tôn giữa các quốc gia.

        Trong thư vừa rồi ngài có dặn tôi, khi cần giúp đỡ hãy bảo cho ngài biết.

        Bác sĩ Linus Pauling bị tòa án quở trách về một vụ xúc phạm (contempt of court) liên quan  đến những lời chứng của ông trước ủy ban Quốc hội (Congressional Committee). Tôi sẽ sung sướng nếu ngài can thiệp được (I pray that you can feel it in your heart) để giúp đỡ cho ông ta. Đây là một nhận vật có kích thước, một người giàu tư tưởng nhân đạo. Việc sử dụng vũ khí nguyên tử gây ra những mối nguy hại hoàn toàn mới lạ, chứ không phải chỉ gia tăng gấp bội những nguy hại cố hữu của loại chiến tranh thông thường. Hiện nay chúng ta chưa biết gì về ảnh hưởng xã hội của những tần quang phóng xạ mãnh liệt. Có những nhân vật, như Einstein chẳng hạn, đồng ý cho rằng kết quả chung cục của một cuộc chiến tranh nguyên tử sẽ là sự tiêu diệt nhân loại.

        Tôi có chứng kiến vụ cho nổ ba quả bom nguyên tử đầu tiên3; nhờ những tiến bộ khoa học từ thời kỳ ấy, tôi cũng biết như bác sĩ Pauling rằng kết quả sau cùng sẽ là sự tiêu diệt loài người trên quả đất này. Cũng vì lẽ ấy mà chiến tranh thời nay nguy hại hơn thuở trước nhiều.

        Như vậy. cần phải loại trừ chiến tranh nếu chúng ta muốn tiếp tục đời sống văn minh tiỗn bộ, hay nói vắn tắt là tiếp tục đời sống.

        Những dẫn cứ trên đây quả khẳng định (so imperative) đến nỗi chúng ta không thể lùi bước trước những hình thái mới của tư tưởng chính trị, cũng như trước nhu cầu phải đề cập những vấn đề thuở trước vốn bị xem thường (không phải một cách vô tội vạ mà vì chưa thấy nguy cơ của một đại họa cuối cùng).

        Tôi không có ý định trình bày cùng ngài dài giòng hơn nữa tôn chỉ của tôi, nhưng tôi khẩn khoản yêu cầu ngài giúp cho bác sĩ Pauling tránh được mọi lo ngại, bởi vì con người ấy chỉ hành động để làm thức tỉnh đại chúng Hoa-kỳ và làm cho họ hiểu rằng chúng ta phải làm bất cứ gì để bảo vệ sự sinh tồn của chúng ta.

        Xin ngài tha lỗi cho tôi đã kêu gọi dài giòng, nhưng tôi xét cần phải bày tỏ ý kiến hầu khiến ngài sẵn lòng giúp đỡ một nhân vật tên tuổi như bác sĩ Pauling.

        Tôi xin thâm tạ về mối thiện cảm của ngài cũng như về thì giờ quí báu mà ngài sẽ hoan hỷ dành cho tôi...

Kính thư        
Claude        

------------------------
        1. Thư này không toàn vẹn ; cũng như trong thư số 36, nhiều đoạn bị cắt bứt theo yêu cầu của Eatherly.

        2. Xúc phạm tòa án, như từ chối cung khai chẳng hạn.

        3. Kể cả vụ nổ tại Bikini.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2019, 03:10:33 pm »


THƯ SỐ 45
gửi Claude

        Ngày 31 tháng 8 năm 1960.
        Anh Claude thân,

        Xin lỗi đã chậm viết thư cho anh vì vợ tôi lâm bệnh. Nay thì cơn nguy kịch đã qua và tôi đã phải gửi nàng bằng đường hàng không về nhà cha mẹ nàng vì ở đó việc săn sóc sẽ chu đáo hơn tại đây. Và chính tôi cũng đã và đang ốm nữa, thật là nhục nhã mà nhận thức rằng mình còn lệ thuộc vào cái xác phàm của mình quá nhiều ! Bây giờ tôi đã có thể trở lại bàn viết, và tờ giấy đầu tiên tra vào mảy chữ là dành cho anh đấy.
Tôi rất sẵn lòng viết thư cho gia đình anh ; xin gửi theo đây một bản sao lá thư đó để anh biết. Tôi hy vọng đã chọn được một giọng văn thích hợp. Kể ra cũng không dễ, dầu gì viết thư cho những người mình hoàn toàn chưa quen biết. Nhưng trước kia anh đối với tôi chẳng là một kẻ xa lạ là gì ? Và rồi chúng ta cũng đã triệt để thông cảm nhau vậy !

        Nếu người ta giải thoát được anh khỏi nơi ấy thì sung sướng biết bao ! Không hiểu tôi sẽ vui mừng đến độ nào nếu được tin anh đã tự do. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ cùng nhau ăn mừng biến cố đại hạnh ấy !

        Sáng nay tôi vừa được thư của vài người bạn Nhật-bản thúc hối tôi đề cao cảnh giác anh phải khả thận trọng đối với những người Nhật mà anh đang giao thiệp. Các bạn tôi biết tên tuổi của những người ấy và không lấy gì làm tin tưởng lắm. Anh Claude, tôi có cảm tưởng những người ấy đang tìm cách khai thác tên anh dùng vào những mục tiêu mà anh sẽ không nhận bênh vực. Những người giàu thiện tâm thì thật khó mà học được chữ ngờ. Nhưng đây chính là một điều mà chúng ta cần phải học. Thư trước của anh có một câu tôi không tài nào hiểu được. Anh bảo sẽ chấp nhận cho phổ biến một trong những bài của anh trên một nhật báo tại Đông-kinh nếu dược quốc hội Nhật đồng ý. Cần gì phải được họ chấp thuận ? Chẳng lẽ quốc hội Nhật-bản có thể  đứng lên phán xét điều thực hư ? Chân lý không lệ thuộc vào sự đồng ý của một phe nhóm nào đó. « Ba lần ba là chín » vẫn là sự thật, cho dù tất thảy các hạ viện trên thế giới đều tuyên bố rằng « ba lần ba là mười ». Làm sao quốc hội có thể chấp thuận cho đăng báo một bài của anh ? Không một cơ quan lập pháp nào trên thế giới lại đi bỏ thăm ủng hộ hay chống đối việc đăng tải một bài báo. Tại sao anh không chịu căn cứ trên nguyên tắc tự do tư tưởng (freedom of expression) của Hoa-kỳ ? Nếu anh bảo chịu đặt vụ đăng báo dưới sự thỏa hiệp của họ, tức là anh tự mình chối bỏ quyền tự do làm dân Hoa-kỳ của anh, trong đó quyền tự do diễn đạt tư tưởng cá nhân vốn được bảo đảm. Anh có quyền hưởng sự tự do ấy, dù anh cho phổ biến bài của anh trên một nhật báo Mỹ hay một nhật bảo ngoại quốc !

        Bức thư của anh bày tỏ quan điểm với N. lẽ tất nhiên là một bản cung chứng xác đáng. Nhưng tôi vẫn chưa hài lòng bằng bức thư anh gửi thượng nghị sĩ Yarborough trong đó anh yêu cầu ông ta hãy mau lẹ can thiệp giúp cho ông bạn Pauling của chúng mình. Qua thư ấy, anh tỏ rằng anh đã phát giác được con đường dẫn dắt lý tưởng của anh đến thực tế. Đấy là nhiệm vụ hiện nay của chúng ta : bắc những chiếc cầu nối liền niềm hy vọng của chúng ta với thế giới hiện tại. Do đó, chúng ta bắt buộc phải «xen» vào những chuyện dơ bẩn trên đời này, ngay cả trong lãnh vực « ngoại giao ». Làm như vậy bàn tay chúng ta sẽ vấy bẩn, vì khi phải giặt đồ dơ làm sao giữ sạch được bàn tay ? Nếu chúng ta đứng ra ngoài lề, hay tệ hơn nữa, chúng ta tuyên bố đứng hẳn bên lề, chúng ta chẳng bao giờ hoán cải được xã hội này. Tôi tin rằng anh hiểu điều đó, bằng không anh đã chẳng viết thư cho thượng nghị sĩ Yarborough.

        Ngày đêm tôi vẫn viết rồi bôi bỏ, viết lại cuốn sách về tình hình nguyên tử. Trong lúc chờ đợi, anh sẽ nhận được tác phẩm của tôi về Hiroshima, tôi tiếc không thể dịch ra cho anh. Nhưng tôi hy vọng bản dịch Anh ngữ sẽ ra trong nay mai.

        Chúc anh mọi sự may mắn.

Bạn anh       
Gunther       
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM