Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:49:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sám hối Hiroshima  (Đọc 5046 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2019, 11:23:55 pm »


THƯ SỐ 2

        Gửi Ô. Giinther Andders

        Ngày 12 tháng 6 năm 1959.

        Kính ông,

        Tôi xin cảm ơn ông về là thư vừa nhận được hôm thứ sáu trước.

        Sau khi đọc lại nhiều lần, tỏi quyết định viết thư cho ông, và có thể sẽ cùng ông trao đổi thư từ để nói về những vấn đề mà theo tôi nghĩ, hai chúng ta đều thông cảm. Sự thực thì tôi cũng có nhận được khả nhiều thư từ khắp nơi, mà phần lớn tôi không thể trả lời. Thư của ông, trái lại, đã khiến tôi phải phúc đáp để giải thích ông rõ tôi suy nghĩ thế nào về những vấn đề thế giới hiện nay. Trong suốt giai đoạn tráng niên của tôi, tôi luôn luôn mải mê suy nghĩ vấn đề « nên sống như thế nào » ( human conduct).

        Mặc dù không là một kẻ cuồng tín — tôi hy vọng thế — trên bình diện tôn giáo cũng như trên bình diện chính trị, tôi vẫn tin chắc rằng sự khủng hoảng trong đó chúng ta đang bị kẹt đòi hỏi phải xét lại hệ thống các giá trị, đồng thời xét lại sự dấn thân của chúng ta (loyalties). Trong quá khứ, có nhũng thời con người có thể sống buông xuôi (coast along), chẳng cần đặt vấn đề lương tâm đối với các tập quán suy tư và hành dộng của họ. Thời đại của chúng ta nay rõ ràng là không có gì giống thời xưa cả. Trái lại tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến đến một thời đại bắt buộc chúng ta phải duyệt lại ý chỉ của mình và giao phó (surrender) tất cả trách nhiệm về tư tưởng lẫn hành động của mình cho các tổ chức xã hội (đảng phái chính trị, hội đoàn, tôn giáo hay chính quyền). Không một tổ chức nào có đầy đủ thẩm quyền ban bố những khuyến cáo tuyệt đối công hiệu về đạo đức, và chúng ta cần thách thức (to challenge) để phủ nhận nơi họ cái quyền ban bố những khuyến cáo như vậy. Kinh nghiệm cá nhân của tôi cần được xét dưới ánh sáng hợp lý này nếu muốn nhận chân tầm quan trọng của nó không những đối với riêng tôi mà còn đối với mọi người nữa. Nếu ông cảm thấy tôi nghĩ đúng và có ít nhiều điểm giống như cách suy tư của ông, tôi đề nghị chúng ta sẽ cùng xác định các dữ kiện bằng một sự trao đổi thư tín có thể lâu dài về sau.

        Tôi có cảm tưởng rằng, ngoại trừ người y sĩ điều trị vừa là bạn thân của tôi, ông là người hiểu tôi hơn ai cả.

        Những hành động phản xã hội của tôi đã mang hậu quả tai hại cho đời sống riêng của tôi, nhưng tôi tin rằng với chút cố gắng tôi sẽ biểu thị được những động lực thật sự, cũng như những định kiến và triết lý đã thúc đẩy tôi hành động.

        Ồng Giinther, tôi viết thư cho ông với niềm vui tràn ngập. Có lẽ sự trao đổi thư từ này sẽ đưa đến một mối tình thân hữu dựa trên sự tin tưởng và thông cảm. Xin ông hãy giãi bày thành thật những quan điểm của ông về các vấn đề liên quan đến hoàn cảnh của chúng ta và đến các hành động của chúng ta. Khi đó tôi sẽ xin bộc bạch quan điểm của tôi.

        Một lần nữa, tôi xin cảm ơn ông về lá thư vừa rồi.

Claude R. Eatherly.1       

--------------
        1. Lời lẽ của Ealherly không phải là của một văn gia, đôi khi còn có vẻ mộc mạc thô sơ nữa là khác.

        a/ Điều này do nơi thế hệ của ông, ông tiết kiệm lời nói như những người cùng tuổi ông ; cũng như họ, ông nghe thường xuyên những buổi truyền thanh, do đó, hấp thụ một « lối diễn ý đơn phương ». Lối này không thuộc loại văn viết, mà thuộc loại văn để đọc một loạt cho người nghe.

        b/ Lý do riêng : văn chương đàm thoại phần nhiều tùy thuộc vào một hoàn cảnh nào đó và hợp với hoàn cảnh, thí dụ : trả lời một câu hỏi ; ý hướng của người nói; trước khi trao đổi lời nói, ý hướng đã do hoàn cảnh ấn định, các giới từ phần nhiều vô chí. Người viết không thể căn cứ trên một ý hướng phát hiện trước khi có đối thoại ; ý hướng phải được cụ thể hóa bằng ngôn ngữ. Eatherly viết như khi ông nói... Quả vậy, « cú pháp nghèo nàn » của ông, sự chắp nối hồn nhiên những câu ông viết tiêu biểu lối hành văn của ông còn hơn à sự thiếu từ ngữ.

        c/ Thêm vào đấy, tình trạng giam cầm hàng bao nhiêu năm làm ông mất đi nhiều cơ hội đàm thoại. Đáng lẽ không thể nói là Eatherly viết giống như nói, vì chính ông đã quên ngay cả cách ăn nói.

        d/ Trong trường hợp này, ngôn ngữ thông thường không đủ sức khỏa lấp hố phân cách giữa ngôn ngữ hằng ngày do ông cha lưu truyền lại (nghĩa là đầy rẫy những thành ngữ và thổ âm) và...ngôn ngữ dùng vào vấn đề huyền bí mông lung như vấn đề của Eatherly. Hố phân cách thường vẫn làm cho nhiều cây bút nhà nghề thất bại. Đôi khi Eatherly có vẻ lúng túng ; đôi khi sự bất cập trong từ ngữ đối với vấn đề đang thảo luận vô tình làm cho câu chuyện trở thành siêu thực.

        e/ Tôi không đủ thầm quyền để quy tội cho những thuốc men đã làm suy kém khả năng ngôn ngữ. Chỉ một lần thôi, Eatherly đề cập các vị thuốc an thần (tranquillizers) (sẽ thấy trong thư số 37) Thư này cũng như thư số 36, thiếu hẳn mạch lạc và cú pháp, do đó có những đoạn tối nghĩa. Muốn hiểu rõ tình trạng này hơn nữa, xin đọc phần chú dẫn liên quan  đến những thư nói trên. Sự so sánh trình độ ngôn ngữ với tình trạng can phạm chung, có vẻ chửng tỏ một mối tương quan nào đó giữa hai hiện trạng : mỗi khi hy vọng phóng thích bị tiêu tan, ta thấy rõ ngôn ngữ của Eatherly bị ảnh hưởng. Và trái lại, chúng ta sẽ nhận thấy rằng hai bức thư của Eatherly viết sau khi thoát khỏi y viện và được tư do, có một bố cục hoàn toàn, khác hẳn những thư trước. Nhận xét này sẽ vô ích nếu những thư viết trong khi Eatherly bị cấm túc không kém sút những thư viết ngoài y viện. Hai tháng sống tự do đã bổ ích nhiều cho ông đến nỗi ảnh hưởng còn thấy rõ trong kỳ cấm túc thứ nhì. Quả vậy, lá thư độc nhất Eatherly viết trong khi chán nản vì bị bắt lại vẫn không mất thăng bằng tí nào và chứng tỏ tác giả không hề mất tự chủ ( (thư số 56). Lẽ ra người ta phải nghĩ rằng bệnh của Eatherly — nguyên nhân làm ông bị cấm túc — trái lại do chính sự cấm túc này gây nên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:36:06 pm »


THƯ SỐ 3


        Gửi Giintheranders
        Ngày 23 tháng 6 năm 1959.
        Kính Ông,

        Tôi lấy làm hài lòng đã nhận được tin ông Nếu ông có thể gửi cho tôi một cuốn « Nhưng khuyến cáo của Thời đại Nguyên tử »1, tôi sẽ sung sướng lắm. Tôi rất tiếc không thể viết văn giỏi như ông. Nếu có những tác giả giỏi cỡ ông, hy vọng một trong những người ấy sẽ tung ra khắp thế giới một thông điệp có đủ hiệu lực chỉ đường cho thiên hạ tiến đến hòa giải và thanh bình. Có lẽ ông là người mà tôi muốn nói đến. Nếu ông cần tôi tiếp tay, xin cử tin tưởng nơi tôi. Tôi cho phép ông phổ biến bức thư của tôi.

        Tôi ít có thì giờ viết thư. ông hỏi tôi điều gì tôi sẽ trả lời đích thực điều đọ. Tôi rất nóng lòng (I starve) muốn biết giải đáp của những vấn đề liên quan đến tôi, nghĩa là vụ hủy bỏ chiến tranh nguyên tử, hủy bỏ tái võ trang. Tôi có tỏ bày ý kiến với nhiều tổ chức nhằm kêu gọi họ giúp sức, nhưng rồi các lời diễn thuyết vẫn chẳng có chút dư âm lâu dài nào. Trái lại, sách vở có thể lưu lại như những đền đài. Vậy ông hãy cố gắng viết thành sách, ông hay mang lại cho người đời bức thông điệp mà những ai tha thiết với hòa bình đang chờ đợi.

        Rắt mong được đọc thư ông.

Bạn ông             
Claude Eatherlu       

THƯ SỐ 4

        Gửi Claude Eatherly
        Ngày 2 thảng 7 năm 1959.
        Thân gửi anh Claude Eatherly,

        Trước hết, xin anh từ nay chớ gọi tôi bằng « ông » nữa. Thực tình chúng ta quen biết trong một hoàn cảnh khả bắt thường, thế nhưng từ lúc xã giao, chúng ta đã đến với nhau với định kiến vững chắc rằng chúng ta sẽ tin nhau và thông cảm nhau : và sự thật quả đúng như vậy.

        Tôi rất hài lòng được anh chấp thuận cho phổ biến lá thư trả lời đầu tiên của anh. Thực ra tôi cũng đã chuyển cho vài nhân vật xem lá thư của anh, đáng kể nhất là những nhà vật lý học nguyên tử, nghĩa là những người nắm vững chuyên môn khi họ nói chuyện hủy diệt toàn thể nhân loại. Ai nấy đều cảm kích khi biết rằng kẻ « phạm nhân vô tình » đầu tiên của thời đại nguyên tử nay lại đứng vào hàng ngũ những người đấu tranh để tránh thảm họa tày trời này. Anh có thuật lại trong thư rằng anh đã nhiều lần nêu vấn đề của chúng ta trước quần chúng, về phần tỏi cũng vậy, tôi đã nói chuyện với đủ các thành phần quần chúng : giới đại học, giới trung học, cả đến giới tu sỹ Phật-giáo tại Kioto, tóm lại, nói với mọi người, vì vấn đề của chúng ta liên quan đến mọi người ; mối đe dọa đang đè nặng trên tâm linh của mọi người, tất phải liên hệ đến mọi người, già cũng như trẻ, quân nhân cũng như thường dân, da đen, da trắng, Thiên chúa giáo lẫn Hồi-giáo và Do-thái. Tôi muốn được biết về phần anh, anh đã nói chuyện với những quần chúng nào.

        Tôi xin gửi theo đây cuốn « Những Klmyến cáo của Thời đại Nguyên tử » mà anh đã hỏi trong thư trước. Vợ tôi đã dịch cuốn này ra tiếng Anh (lễ ra phải nói là tiếng Mỹ, vì nàng chính gốc người Californie). Cuốn khuyến cáo thay cho lá thư kỳ này (đáng lẽ phải dài hơn.) Thực tình tôi vừa hoàn thành vào ngày hôm qua cuốn sách viết về chuyến du hành của tôi tại Nhật-bản. Như vậy anh đủ thấy rằng tôi hiện không có thì giờ viết thư từ. Giờ phút này tôi đang soạn va li vì sắp dời nhà trong vài hôm tới. Tôi hy vọng sau đó sẽ được nghỉ xả hơi nửa thảng, và nhất định sẽ lợi dụng những ngày nghỉ để viết dài cho anh.

Thành thực, bạn anh,       
Giiniher Anders           

---------------
        1. Nhân một bức thư gửi Eatherly xin được dùng thư ông làm tài liệu, tôi có đề cập tóm lược cuốn khuyến cáo này (FAZ,13-7-1957)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:37:29 pm »

         
NHỮNG KHUYẾN CÁO CỦA THỜI ĐẠI NGUYÊN TỬ
( FraAllgemeine Zeitung, ngày 13 tháng 7 năm 1957).

        Mỗi suy tư đầu tiên của bạn khi vừa thức giấc sẽ là vấn đề « nguyên tử ». Bởi vì bạn chớ say sưa với ảo tưởng rằng mọi sự vật chung quanh bạn là một thế giới vững bền. Trái lại, những gì chung quanh bạn ngày mai trong phút chốc có thể trở thành dĩ vãng, nghĩa là những gì đã qua, không hơn không kém ; bạn cũng như tôi và tất cả những kẻ đồng loại của chúng ta đều có số kiếp ngắn ngủi còn hơn cả những kẻ hôm qua được xem là phù du. Vì sự mong manh của chúng ta không chỉ có nghĩa rằng chúng ta có thể chết, rằng kẻ khác có thể chấm dứt sinh mạng của chúng ta. Tình trạng này vẫn hiển nhiên qua các thời đại. Nhưng nay có điều khác là nguyên cả « nhân loại» có thể bị tiêu diệt. « Nhân loại » không có nghĩa là nhân loại đương thời, nhân loại giới hạn đang sinh hoạt trên quả đất, vì nếu nhân loại đương thời phải mai một, tất nhân loại dĩ vãng đã bị tiêu diệt, và nhân loại tương lai sẽ không có cơ duyên manh nha. Chúng ta đang ở một ngưõng cửa, trên có bảng đề : « Sẽ chẳng có gì trong tương lai » ; mặt sau bảng chúng ta đọc thấy : « Thời gian qua chỉ là một « ngẫu nhiên tình cờ », sự ngẫu nhiên này không xảy ra giữa « vô thủy » và « vô chung » như tổ tiên chúng ta ngày xưa vẫn mong ước, trái lại nó xảy ra giữa hai « hư vô ». Nghĩa là giữa Hư Vô mà sau này chẳng ai nhớ đến, một Hư Vô như không từng có hư vô, và Hư vô của những gì sẽ không bao giờ có. Vì lẽ người ta sẽ không phân biệt được hai hư vô, cuối cùng, chúng sẽ chỉ là một hư vô duy nhất. Vậy, đó là sự mong manh huyền bí làm cho những gì ta mệnh danh là « phù du » quả là những chuyện vặt vô nghĩa. Muốn hiểu tường tận chân lý này, mối suy tư đầu tiên của bạn khi vừa thức giấc phải là vấn đề « nguyên tử ».

        Tính chất thần bí nơi sức mạnh

        Mối suy tư thứ nhì của bạn khi vừa thức giấc sẽ là : « Tạo nên tính chất thần bí nơi sức mạnh chính là công trình của chúng ta ; nhưng chúng ta lại chẳng biết mình đang làm gì ». Quả thực chúng ta chẳng biết gì, ngay cả đến những kẻ quyết định tính chất thần bí ấy cũng chẳng biết gì nốt bởi vì « họ » cũng như « chúng ta », bởi vì, xét cho cùng, họ cũng chẳng có chút thẩm quyền chuyên môn nào. Thiếu thẩm quyền chuyên môn không phải lỗi tại họ, vì tình trạng này là hậu quả của một sự việc không thể quy trách cho họ hay cho chúng ta. Giữa cái gì chúng ta có thể làm và cái gì chúng ta có thể tưởng tượng có một hố ngăn cách ngày một sâu rộng hơn lên.

        Trong trào lưu kỹ thuật, mối liên hệ cổ truyền giữa trí tưởng tượng và hành động đã bị đảo ngược. Tổ tiên chúng ta ngày xưa cứ cho rằng óc tưởng tượng của con người quả « phi lý », và vượt xa ngoài thực tế. Ngày nay thì trái lại, sức tác dụng của trí tưởng tượng con người (của tình cảm và của ý thức trách nhiệm) không bắt kịp kích thước của những gì chúng ta thực hiện. Thực vậy, trí tưởng tượng không thể ước lượng nổi hậu quả của những gì con người thực hiện. Ngoài lý trí của chúng ta (lý trí Kant) « óc tưởng tượng » của chúng ta có giới hạn, nói gì đến sự xúc cảm. Một vụ ám sát còn có thể gây hối tiếc, chúng ta có thể tưởng tượng ra mười vụ ám sát, nhưng đến mức này chúng ta đã tiến tới biên giới của trí tưởng tượng. Trái lại, ngày nay sự giết hại hàng trăm nghìn sinh mạng không đặt thành một vấn đề nào cả. Không chỉ về phương diện kỹ thuật, cũng không chỉ vì hành dộng đã trở thành một « cử chỉ » đồng lõa thông thường mà chúng ta không thể thấy hiệu năng. Không đặt thành vấn đề vì một lý do tinh thần thôi. Sự ám sát tập thể vượt hẳn phạm vi những hành động mà chúng ta có thể hình dung được, tức là có liên hệ đến xúc cảm, do đó có thế bị óc tưởng tượng hay xúc cảm ngăn cản. Bởi vậy, bạn cần phải nghĩ rằng « Hành động càng thái quá ngoài mức bình thường thì con người càng dễ có khuynh hướng lộng hành. » Và phải nghĩ rằng : « Chúng ta, con người, chúng ta vốn vô nghĩa hơn chúng ta tưởng. » Câu này định nghĩa một phần nào tình trạng loạn trí của thời đại chúng ta, loạn trí vì các cơ năng hoạt động riêng biệt, không liên hệ với nhau, chẳng khác nào những sinh vật biệt lập hoàn toàn,

        Khi tự nhắc lại những câu trên, bạn không nên có một phán quyết chủ bại về trường hợp của chúng ta ; trái lại, bạn phải phẫn uất và cố gắng vạch lại những giới hạn do chính chúng ta đặt ra, biến những giới hạn ấy thành những rào cản có thể di dịch được, và chấm dứt tình trạng loạn trí. Lễ tất nhiên bạn cũng có thể khoanh tay thất vọng và nhẫn nhục chịu đựng tình trạng loạn trí. Nếu không có ý định đầu hàng, xin bạn hãy tự nâng mình lên ngang trình độ của chính bạn, tự bắt kịp lấy mình. Trong trường hợp này, bạn phải —  và đấy là phận sự của bạn — lấp bằng cải hố ngăn cách giữa sức mạnh của bạn, với hành động và trí tưởng tượng. Nói khác đi, bạn phải nới rộng phạm vi cho trí tưởng tượng của bạn (và cho những tình cảm của bạn) ngõ hầu các cơ năng này ý thức được cái gì to lớn vô biên mà bạn đã có thể tạo nên, ngõ hầu bạn có thể chấp nhận hoặc bác bỏ cái gì trí óc bạn đang thai nghén, Tóm lại, bạn có phận sự nới rộng trí tưởng tượng của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:38:38 pm »


        Hãy can đảm biết sợ hãi !

        Kế đó, bạn có bồn phận phải « mở rộng tầm ý thức của bạn về thời gian ». Điểm đặc biệt của thời đại chúng ta không chỉ ở chỗ thông thường rằng không gian trên quả đất đã thn ngắn lại, những địa điểm ngày trước xem là xa xôi nay đã trở nên kế cận. Phải nhận thức rằng nếu trước kia danh từ « tương lai» có vẻ xa vời đến thế, thì ngày nay « tương lai » sát nách với « hiện tại » và đã được xếp vào hệ thống quy chiếu của chúng ta. Điều này chính xác đối với xã hội Đông phương cũng như đối với xã hội Tây phương.

        Quả vậy, bên Đông phương người ta lập kế hoạch tổ chức tương lai, điều mà từ trước đến nay người ta chưa bao giờ làm. Một tương lai được « kế hoạch hóa » không còn là thứ tưong lai mà ngẫu nhiên người ta nhìn thấy tiến tới nữa. Tương lai là sản phẩm của kế hoạch (in the marking) do đó, đã là một phân bộ liên hệ hẳn với hiện tại trong đó chúng ta đang tiến hóa. Nói khác đi, vì hành động của con người tùy thuộc vào tương lai, hình ảnh của tương lai đã có trong hiện tại, trên phương diện thực tiễn tương lai đã thuộc về hiện tại rồi. Điều này cũng đúng đối với con người Tây phương — và chính câu chuyện có liên hệ với chúng ta ở điểm này — vì vô tình con người Tây phương đã có ảnh hường đối với tương lai xa xôi. Chẳng hạn, con người Tây phương vẫn quyết định sự thịnh suy của sức khỏe, sự ra đời hay không ra đời của con cháu họ. Chúng ta có ý thức sự kiện này hay không, chúng ta có muốn sự kiện này xảy ra hay không, điều dó không quan trọng, vì thực trạng chỉ cần được xét đến trên phương diện thuần túy tinh thần. Bởi vì sự kiện gọi là « ảnh hưởng đến tương lai » nói trên, dù chúng ta không mong muốn rõ rệt, chúng ta vẫn nhận chân ảnh hưởng ấy, do đó chúng ta sẽ phạm tội nếu cứ tiếp tục hành động trong khi vẫn ý thức thế nào là « vượt phạm vi vì bất cẩn ».

        Mối suy tư sắp đến của bạn khi thức giấc sẽ là : « Hãy can đảm biết sợ hãi». Bạn phải cố sức dấy lên nơi bạn cái khối lượng sợ hãi cân xứng với mối đại họa thần bí đang đe dọa bạn. Thực vậy, « sự sợ hãi » thuộc thành phần những tình cảm mà chúng ta không muốn hoặc không thể nhận chân. Lời quả quyết theo đó con người sợ bằng mọi cách vì chúng ta đang sống vào « thế kỷ của sợ hãi » chỉ là một lời khoa trương rỗng tuếch : có khi còn là một mưu toan lừa bịp vì nó cản trở không cho chúng ta cảm thấy lo âu phiền muộn trước mối hăm dọa tày trời lẽ ra phải gây được ưu phiền nơi chúng ta. Sự thật lại trái hẳn : chúng ta đang sống vào một thời đại « không thể biết sợ hãi là gì » và cũng vì lẽ đó chúng ta tham dự một cách thụ động vào sự tiến hóa đang manh nha. Để giải thích hiện trạng này, lẽ ra, ngoài sự « hẹp hòi tình cảm » của chúng ta, chúng ta có thể viện vô số lý lẽ và như vậy sẽ vượt quá phạm vi của vấn đề. Tuy nhiên, hãy kể ra đây một lý lẽ mà thế giới hiện đại xem là rất hấp dẫn, đó là cái thói ham mê chuyên biệt hóa của chúng ta. Nó gieo cho chúng ta mối tin tưởng là mỗi vấn đề đều thuộc một địa hạt nhất định, nơi đó chúng ta không có quyền đặt chân đến. Chẳng hạn, chúng ta tin tưởng rằng vấn đề nguyên tử chỉ thuộc phạm vi chuyên môn của các nhà chính trị và quân sự. Và một khi nó không phải việc của chúng ta và chúng ta « không được » xen vào, thì chúng ta kết luận là chúng ta chẳng cần gì xen vào vấn đề nguyên tử ấy nữa. Nói khác đi, bởi vì tôi không có quyền lo lắng đến một số vấn đề nào đó, nên tôi cũng không có nhiệm vụ phải lo lắng đến chúng nữa. Như vậy, người ta miễn cho tôi vấn đề « sợ hãi » vì đã có kẻ khác lo rồi. Do đó, khi ngủ dậy, bạn sẽ nói: « Nostra res agitur !» một câu châm ngôn có hai nghĩa :

         1/ Vụ này liên quan đến chúng ta vì lẽ chúng ta có thể là những nạn nhân ;

         2/ Một số người dương dương tự đắc đòi nắm dộc quyền chuyên môn về một lãnh vực nào đó thì thật quả hồ đồ, vì lẽ đã là những con người, tất thảy chúng ta đều là những kẻ bất tài và vô thẩm quyền cả. Thật là ngu xuẩn nếu tin tưởng rằng, nhằm mục tiêu khả dĩ tận diệt thế giới, kẻ này hay kẻ nọ, khi họ ngẫu nhiên được làm những nhà chính trị hay quân sự hữu trách, thì họ đương nhiên được trực tiếp hay giản tiếp liên can đến việc sản xuất hoặc « sử dụng » « vật ấy », và đương nhiên « có thẩm quyền » về địa hạt đó hơn chúng ta, những kẻ phàm tục ! Những kẻ mưu toan sáng chế cho chúng ta thứ sản phẩm tối tân ấy (dù là chính các «chuyên gia » hay những kẻ vào hùa bợ đỡ họ cũng thế) đều chứng tỏ họ là những kẻ « bất tài » nhất về địa hạt đạo đức. Chúng ta không tài nào duy trì nổi đạo đức khi những kẻ mệnh danh là « chuyên gia » (họ không nhìn một vấn đề ở khía cạnh khác hơn là khía cạnh chiến thuật chiến lược) muốn bắt chúng ta ngộ nhận rằng chúng ta chẳng có quyền được sợ hãi hay chẳng có lấy một lương tri nữa. Theo lý luận của họ « lương tri» đòi hỏi ý thức về « trách nhiệm », và « trách nhiệm » là việc của họ, vì đây là « địa hạt chuyên môn » của họ. Bởi vậy, theo họ chủ trương, nếu chúng ta biết sợ hãi, nếu lương tri chúng ta còn thức tỉnh, tất chúng ta sẽ phạm tội là đã dẫm chân lên một «địa hạt chuyên môn » khác. Bạn phải bác bỏ cho kỳ được ý thức về một « giai cấp thần bí », một nhóm người nắm độc quyền tận diệt thế giới, nghĩa là tận diệt chúng ta. Nếu giải rộng phương châm của Ranke « mọi người ở cách xa Thượng Đế đều nhau », chúng có thể nói « tất thảy chúng ta đang ở cách xa cái họa tận diệt đều nhau». Do đó bạn cũng như mọi người khác đều có quyền và có bổn phận lớn tiếng tố giác mối đại họa ấy...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:39:21 pm »

 
       Chống đối các cuộc thảo luận về « chiến ».

        Chúng ta không thế nào hình dung, linh cảm, chấp nhận được « vật ấy » trong lương tri của chúng ta, thậm chí chúng ta không thể « suy nghĩ » đến nó nữa. Bởi vì dầu chúng ta xếp vật ấy vào bất cứ từng lớp nào trong trí óc, chúng ta cũng sẽ lầm lạc ; lầm lạc ở chỗ chúng ta giảm thiểu nó bằng cách xếp hạng nó, xem nó chẳng khác nào một vật như mọi vật khác ». Giả thử vật đó được chế ra, hằng loạt đi chăng nữa, nó vẫn là một mẫu " duy nhất của một loại duy nhất, cái người ta thường gọi là một quái vật. Chúng ta chỉ có thể định nghĩa nó bằng một cái gì không phải chính nó, nên chúng ta phải dùng đến những xảo thật của « thần học vô hư ». Khốn nỗi tính chất quái dị bất khả phân loại của vật ấy.

 
        Đầu năm 1953, trong một loại những kẻ «gian vặt» bị bắt quả tang và ra tòa án thành phố New Orleans, người ta thấy có một phạm nhân can tội ký chi phiếu giả, với một số tiền  lại có tác dụng làm cho chúng ta xao lãng hoặc quên hẳn nó đi. Những gì không thể phân loại được bị xem như không có. Khi nhắc đến vật ấy trong đời sống hằng ngày (kể cùng chẳng mấy khi đề cập trong câu chuyện giữa người này và người khác),người ta xếp nó vào một loại có nhãn hiệu cầu chửng hẳn hoi, gọi nó là một « vũ khí » hay một « chiến cụ ». Chiến cụ ấy đâu phải là một « phương tiện » bởi vì bản chất của một phương tiện đòi hỏi phương tiện ấy phải dính liền với cứu cánh và phải mất dạng vào trong cứu cánh chẳng khác nào con đường đi mất dạng vào trong mục đích cuối cùng của hành trình. Nhưng đây hoàn toàn không phải là trường hợp của « vật ấy ». Thực ra hậu quả không thể tránh khỏi của nó (để khỏi nói đã định trước) trầm trọng hơn bất cứ cứu cánh nào có thể tưởng tượng được ; bởi vì cứu cánh bắt buộc phải mất dạng vào trong hậu quả. Cứu cánh bị tiêu diệt cùng một lần với thế giới trong đó có cả những « cứu cánh và những « phương tiện ». Dĩ nhiên là một vật có khả năng phả hoại được cái sơ đồ « phương tiện —  cứu cánh » thì không thể được mệnh danh là « phương tiện ». Do đó, bạn phải xét thấu đáo phương châm : « Không ai có thể đánh lừa tôi rằng quả bom là một phương tiện. » Vì lẽ quả bom không phải là một phương tiện như hàng triệu phương tiện khác chung quanh ta, bạn không được chấp nhận cho thiên hạ sản xuất vật này như một cái tủ lạnh, một ống xà phòng đánh răng, hoặc ngay cả đến một cây súng tay, mặc dù riêng về sản phẩm này chúng ta chẳng được ai hỏi ý kiến để biết việc sáng chế nó ra có thích thời hay không. Bạn cũng chớ nên tin lời những kẻ bịp bợm lành nghề rỉ vào tai bạn rằng « vật ấy » chỉ nhằm mục đích cảnh cáo, nên chỉ được sản xuất mà không bao giờ dùng đến! Người ta chưa bao giờ thấy những sản phẩm mà công dụng được giới hạn ở chỗ là không được dùng đến. Người ta có thấy những sản phẩm thỉnh thoảng khỏi cần được sử dụng (sau từng dùng đến) vì chỉ việc hăm dọa dùng đến chúng mà thôi cũng đủ rồi. Ngoài ra, chúng ta chớ bao giờ quên là chiến cụ ấy thực sự đã được dùng tại Hiroshima và Nagasaki ( vì những lý do không mấy minh chính). Nhân đây, cũng xin nói rằng bạn không thể để cho một chiến cụ có tác dụng ngoài mức tưởng tượng lại được người ta đặt cho một cái tên thật ôn hòa, vô hại, với dụng ý liệt nó vào một hạng khác. Chẳng hạn, danh xưng « công tác Opa », « công tác ông già tí hon » đặt cho một vụ nổ bom H nào đó trước kia không những đã khiếm nhã mà lại còn là một mưu toan bịp bợm nữa.

        Mặt khác, bạn còn phải chống đối cái thói quen là « xét dưới khía cạnh thuần túy chiến thuật » cách dùng một chiến cụ mà chỉ mỗi một việc sản xuất nó ra cũng đã là một thứ tác dụng rồi. Lời biện luận « chiến thuật » như vậy quả là một xúc phạm đối với đạo đức vì nó gieo trước ý thức về một hoàn cảnh chính trị không hề mảy may liên quan đến sư hiện hữu của quả bom nguyên tử. Người ta tỏ ra thiếu hẳn thực tế, vì lẽ hoàn cảnh chính trị — nói đúng ra là « thời đại nguyên tử » — được định nghĩa bằng chính sự hiện hữu của quả bom nguyên tử. Người ta không ngẫu nhiên chạm trán với vũ khí nguyên tử trên chính trường, thế nhưng những sự việc rời rạc lại thuộc vào toàn bộ nguyên tử; phần lởn các hành động chỉnh trị thực ra là những cuộc vận động trong khuôn khổ của tình hình nguyên tử. Mọi mưu toan tung cái giả thiết tận diệt thế giới ra làm một quân cờ giữa những quân cờ khác trên mặt trận chính trị, cho dù khéo léo hay vụng về, vẫn là một triệu chứng của mù quảng. Do đó bạn cần phải cản trở những người đồng thời đại với bạn thảo luận về mối họa nguyên tử dưới khía cạnh chiến thuật. Trải lại, bạn phải cố gắng đưa cuộc thảo luận sang địa hạt thiết yếu, tức là bàn cãi về mối nguy hại tự diệt của nhân loại bằng cách chính mình bố trí lấy sự tận tiêu thế giới. Bạn hãy cứ làm như vậy, dù có thể bị chế riễu là « thiếu ý thức thực tế về chính trị ». Thực ra, chính các nhà « chiến thuật » là những kẻ thiếu thực tế vì họ xem các vũ khí nguyên tử như những « phương tiện » thuần túy, thay vì ý thức rằng những mục tiêu họ đang nhắm, hoặc nêu ra là đang nhắm, sẽ vì sự sử dụng các phương tiện mà mất hết ý nghĩa — tôi muốn nói ở đây về sự sử dụng giả tưởng của những phương tiện ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2019, 09:40:14 pm »


        Quyết định đã có rồi.

        Bạn chớ để bị thiên hạ đánh lừa bằng lời quả quyết rằng chúng ta còn đang ở vào giai đoạn khảo cứu, thí nghiệm. Đấy chỉ là những lời quả quyết vô nghĩa. Chẳng những một số bom nguyên tử đã được ném rồi (lắm người có vẻ quên điều này) và kỷ nguyên sử dụng nguyên tử đã mở màn cách đây hơn mười năm, mà — điều này bội phần quan trọng —  chúng ta cũng không được quyền nói đến những cuộc « thí nghiệm ». Vậy, phương châm cuối cùng của bạn sẽ là : « dù thí nghiệm có thành công như thế nào, việc thí nghiệm cũng sẽ đưa đến đại họa ! » Nó đưa đến đại họa vì ta không thể nói đến « thí nghiệm » khi việc thí nghiệm làm vỡ tung khuôn khổ hữu hạn của phòng thí nghiệm; và đây chính là trường hợp vừa nói. Điểm chính yếu của thí nghiệm —  ít nhất cũng trong phần lớn các trường hợp —  là làm sao cho sức ép thật mạnh, và sức tỏa phóng xạ thật rộng lớn. Điều khá mâu thuẫn : người ta thí nghiệm để biết đến mức độ nào thì chính các giới hạn của sự thí nghiệm sẽ bị phá vỡ. Hậu quả của các cuộc thí nghiệm nói trên không hề thuộc vào địa hạt thí nghiệm, nhưng lại hệ thuộc vào thực tế, và lịch sử — như việc những dân đánh cá Nhật-bản bị nhiễm độc phóng xạ chẳng hạn — và ngay cả lịch sử trong tương lai, vì chất phóng xạ đã phương hại đến sức khỏe của những thế hệ sắp tới. Tương lai đã bắt đầu, theo một định nghĩa triết lý của Jungk. Như vậy người ta có những lý lẽ vững chắc để không tin tường vào lời ngoa truyền quả quyết rằng chưa ai có thế biết được tí nào về vấn đề sử dụng chiến cụ ấy. Trái lại, một khi đã có những cuộc thí nghiệm như vậy, tất nhiên quyết định đã có rồi. Do đó, bạn có bổn phân phải đánh tan sự ngộ nhận rằng chúng ta đang sống vào một thời đại « tiền nguyên tử », và phải « gọi hẳn con mèo là con mèo » mới được.

        Chúng ta đang bị cơ khí điều khiển

        Những khuyến cáo trên có thể được thu gọn lại trong câu duy nhất sau đây : « Bạn chỉ nên có những phẩm vật mà phương châm sáng chế có thể trở thành phương châm của chính bạn, do đó, là phương châm của một nền pháp chế cộng đồng. »

        Ta có thể thấy khuyến cáo này kỳ dị. Danh xưng « phương châm của phẩm vật » có vẻ khó chịu vì chính nó hàm súc một ý nghĩa kỳ dị và khiêu khích. Chúng ta chỉ muốn ngụ ý rằng, sống trong thế giới cơ khí, tất chúng ta phải bị máy móc điều động theo những phương thức riêng của cơ khí. Ngoài ra, bởi lễ chúng ta là những kẻ sử dụng máy móc, và chúng ta tiếp xúc với thế giới đồng loại nhờ ở máy móc, chúng ta không tiếp xúc với họ theo những nguyên tắc riêng của chúng ta mà theo kiểu thức của máy móc, nghĩa là theo những « phương châm » của cơ khí vậy. Lời khuyến cáo trên đây đòi hỏi chúng ta phải có một ý thức rõ rệt về những phương châm ấy, chẳng khác nào đấy là những phương châm của chính chúng ta, vì lẽ trong thực tế nó là của chúng ta. Lời khuyến cáo ấy đòi hỏi chúng ta chớ để lương tâm chìm đắm trong sự tìm hiểu chiều sâu của chúng ta (việc này có vẻ chẳng hao tổn gì) mà chính là phải đi sâu vào sự tìm hiểu những « động lực bí mật » và những « nguyên tắc » của cơ khí. Một tổng trưởng « nguyên tử » khi tự đi sâu vào tâm hồn mình, thông thường chẳng tìm thấy một tì vết nào lớn lao cả. Thế nhưng, nếu ông ta xét lại « sinh hoạt bên trong » các máy móc, ông ta sẽ tìm thấy một tính chất gọi là « oai hùng siêu đẳng » ở giai tầng toàn vũ ; bởi vì chỉ có danh xưng này mới xứng đáng khi nói về sự tác hại của vũ khỉ nguyên tử đối với loài người.

        Lúc nào hấp thụ được cái thói quen hợp đạo là « nhìn thẳng vào bên trong của cơ khí », chúng ta sẽ tăng thêm chút đỉnh niềm hy vọng hướng về sinh tồn, vì chúng ta sẽ được toàn quyền lựa chọn giữa sinh tồn và hư vô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 10:54:40 pm »


        Chúng ta phải hành động cho kỳ được.

        Nguyên tắc tiếp theo là : bạn chở vội tưởng với cuộc thắng lợi đầu tiên của chúng ta, tức sự dẹp bỏ các thí nghiệm nguyên tử, chúng ta sẽ tránh được mối hiểm họa. Ngưng thí nghiệm đâu có nghĩa là ngưng sản xuất bom hoặc hủy hoại các bom hay mẫu bom đã được thí nghiệm rồi và đang được lưu trữ phòng khi cần đến ! Người ta có thể nghĩ ra nhiều lý do để ngưng các cuộc thí nghiệm .

        Một quốc gia có thể ngưng thí nghiệm vì cho rằng thí nghiệm thêm cũng bằng thừa, trong khi số bom mẫu đã được thử và số bom sản xuất được tồn kho đã đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu. Nói một cách khác, khi đã lên đến mức tiêu diệt nhân loại, ai lại khờ khạo cố gắng thêm nữa làm gì cho tốn kém ?

        Giá thử chúng ta đấu tranh đòi hỏi được thiên hạ phải ngưng sản xuất những bom mới A và H, và tiêu hủy tất cả những kho chứa bom, chúng ta vẫn chưa có quyền tự mãn vì cuộc thắng lợi thứ nhì ấy. Trái lại, chúng ta còn cần phải gia tăng hoạt động nữa là khác. Ngay cả trong một thế giới được « miễn » có bom (một thế giới không có bom A hay H) các loại bom vẫn phải được xem như có thể có, vì chúng ta đã biết họ làm bom như thế nào rồi. Ở vào thời đại mô phỏng máy móc này, không thể nào nói là sản phẩm này hay sản phẩm nọ không hiện hữu, vì lẽ không phải các sản phẩm sờ mó được ấy là quan trọng, mà quan trọng chính là những mẫu, những đồ án, « mô hình » của chúng. Sau khi tất cả những bom A và H đã bị loại bỏ, con người vẫn còn có thể là nạn nhân của các đồ án ( blueprints).Trong trường hợp này, lại phải dùng bom đê hủy diệt các đồ án ! Và đấy là việc không thể làm được, bởi vì đã là những đồ án thì chúng nó « bất khả hủy diệt » chẳng khác nào những tư tưởng của Platon. Nói theo một ý nghĩa nào đó, thì những đồ án ấy là sự thể hiện quái đản của các loại bom. Tóm lại, nếu chúng ta hủy diệt được tất cả bom lẫn đồ án, và nhờ đó, nguyên cả thế hệ chúng ta khỏi bị tiêu diệt, thì đấy cũng chỉ là một phần thắng lợi tạm bợ thôi. Người ta có thể lại tiếp tục sản xuất bom vào bất kỳ giờ nào. Mối hăm dọa vẫn tồn tại, và chừng nào còn có hăm dọa tất phải còn cớ.. sợ hãi ! Từ nay về sau, nhân loại sẽ không ngừng sống hồi hộp dưới bóng con quái vật. Muốn tránh khỏi hiểm dọa tận diệt thế giới, không phải chỉ hành động một lần là đủ mà cần có hàng loạt hành động. Vậy chúng ta phải hiểu — và điều này cho thấy hoàn cảnh chúng ta bấp bênh đến thế nào — rằng cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại sự hiện hữu thực thể của quả bom, cuộc đấu tranh để phá hủy nó, để dẹp bỏ mọi cuộc thí nghiệm, sẽ mãi mãi là một cuộc đấu tranh không bao giờ hoàn bị. Đấu tranh chống lại sự hiện hữu của quả bom thì thật hoài công. Chúng ta phải đả phá việc sử dụng nó. Con người đã nắm trọn nguyên tắc, và việc sản xuất, ứng dụng dễ như trở bàn tay vào bất cứ ngày giờ nào.

        Vậy bạn phải cố gắng giải thích cho nhân loại thấy rằng, không một biện pháp cụ thể nào, không một sự hủy diệt chiến cụ nào có thể  giải thoát chúng ta khỏi bị sự hăm dọa tái diễn, và chúng ta phải cương quyết từ khước hành động tận diệt thế giới — mặc dầu chúng ta luôn luôn ở vào môi trường có thể  hành động. Nếu bạn và tôi, chúng ta không thể làm cho nhân loại tin tưởng ở chân lý này, thì chúng ta là những kẻ bỏ di.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 10:56:00 pm »


THƯ SỐ 5
gửi Giinther Anders

        không để ngày...

        Thưa Anh,

        Từ khi tôi nhận được cuốn « Những Khuyến cáo của Thời đại Nguyên tử » do anh gửi đến, những vấn đề và những sự thật mà cuốn sách này nêu lên đã không ngớt ám ảnh tôi. Sự chân thành, sự nghiêm chỉnh của anh, cũng như cách thức trình bày tư tưởng của anh đã gây nơi tôi nhiều tin tưởng. Tôi tin tưởng nơi những cố gắng của anh nhằm mang lại an ninh và thái bình cho thế giới chúng ta. Cỏ lẽ nào anh, tôi và hàng nghìn người chống đối chiến tranh khác khắp quả đất này không thuyết phục nổi một nhóm người, (nhóm bác học)? Có lẽ nào chúng ta không thể khuyên được họ từ bỏ (risk) công việc nghiên cứu, mục tiêu tha thiết của họ, để lắng nghe tiếng nói lương tâm và liên kết với chúng ta, hoãn lại các công trình nghiên cứu nguyên tử của họ đến lúc nào một ủy hội luật gia quốc tế có thể lập nên một chính phủ thế giới, một chính phủ không có những tổ chức chính trị, không có những phương tiện quân sự siêu cường ? Chỉ có các nhà bác học mới đủ bản lãnh làm cho nhóm người cai trị trở nên hoàn toàn bất lực, bằng phương sách duy nhất là bất hợp tác với họ. Bởi vì một khi không còn sự yểm trợ của những công trình khảo cứu khoa học nữa, các thế lực chính trị và quân sự sẽ bị suy bại và tiêu mòn dần. Tôi đã có dịp nói chuyện trước những đoàn thể chống chiến tranh tại nhiều thành phố Hoa-kỳ, và tôi đã nhấn mạnh ở tính chất quan yếu của các vấn đề giải giới nguyên tử, dẹp bỏ các cuộc thí nghiệm nguyên tử và triệt hạ cáo lò nguyên tử. Có dịp tôi cũng đã dành cho giới tu hành có tên tuổi những buổi nói chuyện truyền hình ; và ở thế giới học đường khắp các cấp tôi được xem như là một kẻ không ai ưa !

        Tháng vừa rồi, tướng Twining tham mưu trưởng không quân Hoa-kỳ đã tìm cách cho đưa tôi đến bệnh viện Walter Reed tại Hoa-thịnh-đốn, lấy cớ muốn cho tôi được chữa trị một cách hữu hiệu hơn. Vị y sĩ của tôi đã từ chối vụ này vì ông ta thừa hiểu như tôi rằng thâm ý duy nhất của tướng Twining là cản trở mọi sự quảng bá (publicity) về cá nhân tôi và vấn đề của tôi, bởi vì như vậy sẽ không có lợi gì cho quân đội Mỹ. Họ sẽ hài lòng biết bao nếu có thể bắt ép tôi dẹp bỏ (shut up) vấn đề này. Rất may là y sĩ của tôi tin tưởng nơi tôi nên cho phép tôi làm việc tại bệnh viện và tự do ghi chép những suy tưởng của tôi,

        Tôi muốn hỏi anh vài điều. Chẳng hạn, chúng ta có thể tin tưởng nơi các nhà khoa học không ? nghĩa là phỏng họ có thể chấp nhận ngưng các công trình khảo cửu để làm tê liệt các lực lượng quân sự và chính trị không ? Phỏng họ có thể từ khước mục tiêu thiết tha của họ, từ khước mọi trợ cấp của các cơ quan thí nghiệm, của các chính quyền để đồng thanh đòi hỏi cho kỳ được một kẻ đỡ đầu và quản trị đáng tin cậy cho công trình sáng chế (brain child) của họ ? Nếu họ sẵn sàng chấp nhận những điều trên, chúng ta sẽ có phần thắng lợi an toàn. Tôi vẫn nóng lòng trông đợi thư anh và xin cảm ơn chị nhà đã hết lòng phiên dịch các thư từ ấy dùm tôi.

        Tôi hy vọng có thể rời bệnh viện vào mùa thu này. Đáng lẽ tôi sẽ được về vào tuần tới, vì đã mãn hạn ba tháng chữa trị, nhưng y sĩ của tôi yêu cầu lưu lại thêm một thời gian nữa. Tôi thì luôn luôn tuân theo lời của ông ta vì đã được ông chữa trị (under him) ngót mười năm nay.

        Mong anh được nghỉ ngơi thong thả và tôi rất hân hạnh được đọc một lá thư viết trong thời gian nghỉ hè quý báu của anh. Anh có thể cho tôi xin một bổn tường thuật của anh về nước Nhật không ?

        Tạm chào anh. (Good bye for now).

Bạn anh,            
Claude Eatherly        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 10:57:33 pm »

     
THƯ SỐ 6
gửi Claude Ealherly

        Ngày 22 thảng 7 năm 1959
        Anh Eatherly thân,

        Thư anh vừa rồi đã phải mất mười hôm mới đến tay tôi tại đây, vùng núi Alpes. Viết thư cho anh trong lúc nghỉ hè quả là một sự « phí phạm thì giờ » lý thú : bởi vì mỗi cái cảm tưởng tôi đang có ở phương xa một người bạn đồng chí tranh đấu nhằm một mục tiêu mà chính tôi đang hướng đến bằng những phương thức đấu tranh riêng của tôi, đã là một mối an ủi cho tôi rồi. Trao đổi ý kiến với anh thật chẳng còn gì thoải mái hơn vì giữa hai chúng ta không hề có một mảy may trở ngại phân cách nào cả. Anh có hỏi tôi phỏng các khoa học gia có thể từ bỏ những « mối tình đầu » của họ ? Thật khó trả lời anh điểm này. Sẽ có một số xử sự hợp lý. Chính Pauling cũng đã đánh thức được lương tâm của một số đáng kể. Thế nhưng chúng ta sẽ không khỏi gặp một số khoa học gia không thể hoặc không muốn ý thức những hậu quả của công việc họ làm. Chúng ta cần tiếp xúc với một số lớn khoa học gia, càng nhiều càng tốt. Riêng tôi, tôi có liên lạc với một nhóm gồm mười tám (18) khoa học gia Đức, những người đã có can đảm phổ biến cho quần chúng biết công dụng mâu thuẫn tại hại của vũ khí nguyên tử, do dó họ đã bị Adenauer ghét. Dầu sao chăng nữa, nếu chỉ tấn công vào giới khoa học gia mà thôi thì chẳng được việc gì. Cứ phân tích kỹ ra thì các nhà bác học chung quy cũng chỉ là những con người như mọi người trong quần chúng, tính tình họ phần lớn cũng không quá mức trung bình, nghĩa là những người mà dư luận quần chúng vẫn có thể bao vây, khuyến khích, hay bắt nạt được. Bởi vậy có một việc không kém quan trọng — để khỏi nói là quan trọng hơn — là chúng ta phải giải độc hoàn cảnh, cải đổi tâm lý quần chúng, uốn nắn lại dư luận quần chúng chung quanh các nhà bác học nguyên tử. Hoàn cảnh mới mà chúng ta đang cố tạo nên phải lan rộng trên mọi địa hạt, đến độ những khoa học gia nào còn khai thác các khí tượng hướng vào mục tiêu quân sự sẽ tự thấy mình sống lạc lõng giữa một thế giới chống đối họ, xem họ như những kẻ thù, những phần tử phá hoại đáng khinh bỉ.

        Một trong những công tác chính yếu của chúng ta là phải mở một một mặt trận quy mô. Anh phải đặt giả thuyết rằng trong phần lớn các trường hợp, con người thường từ bỏ những dự tính mà họ có thể thực hiện được, chẳng hạn, hạ sát một người láng giềng thường quấy rầy họ. Họ không hành động chẳng phải vì bản tính đạo đức, hoặc vì họ chân thành muốn tôn trọng hạnh phúc hay sự bất khả xâm phạm của kẻ khác, mà chính vì họ không thích đụng phải một thứ nhân vật « húy kỵ » mà quần chúng đã thừa nhận, để khỏi bị xã hội lên án. Vì lẽ đây là những con người thực sự bằng xương bằng thịt chứ không phải là những biểu tượng lý tưởng, chúng ta cần tạo nên một trạng huống trong đó ngay cả những con người thiếu hẳn nhiệt thành đạo đức, thiếu hẳn óc tưởng tượng, sẽ hành động chẳng khác nào dưới động lực của đạo đức và lòng thương nhân loại. Phải là « mặt trận qui mô » trong đó anh phải giữ một vai tuồng. Tôi xin đưa ra nhận xét sau đây với hy vọng anh thông cảm và không cho rằng tôi có ý châm biếm : nếu thiếu anh, mặt trận này không bao giờ được rộng lớn, vì nhờ có anh, mặt trận sẽ mở rộng từ « phạm nhân » đến « nạn nhân ». Mặt khác chính anh đã tuyên bố lập trường khẳng định và dứt khoát của anh rồi. Bởi vậy tôi nghĩ rằng những đề nghị  của tôi cuối lá thư đầu tiên viết cho anh (về việc gửi một thông điệp cho các nạn nhân Hiroshima) sẽ trùng hợp hoàn toàn với những triền vọng và hành động của anh — Vì xa cách lẽ tất nhiên tôi không thể có một ý nghĩ chính xác về hoàn cảnh của anh — có lẽ những trở ngại kỹ thuật bất khả khảng đã không cho phép anh ghi nhớ đề nghị của tôi. Mối hoài nghi càng được minh xác khi anh cho tôi biết về những kẻ đã cố tâm lấn át tiếng nói của anh và đối xử với anh chẳng khác nào một phạm nhân được biệt đãi. Tôi rất sung sướng thấy ít nhất anh cũng còn tìm thấy một điểm tựa nơi một y sĩ khá thông minh và hiểu biết, đấy quả là một người bạn tri kỷ của anh, là một người có can đảm chống đối lại các kẻ cầm quyền, lo lắng và đảm bảo cho sự tự do của anh. Có dịp, nhờ anh chuyển lời cho vị y sĩ ấy biết là kẻ viết thư này rất thán phục ông ta. Anh ạ, tôi thiết nghĩ những sự vận động của ông ta giúp anh có lẽ cũng tương tự như những gì chính tôi đã làm. Xin anh cử tin tưởng rằng nếu có những kẻ cầm quyền thọc gậy bánh xe, những kẻ đó cũng chẳng bao giờ là những kẻ toàn năng và luôn luôn chúng ta có những con đường vòng để đạt mục đích. Rất khổ tâm là chúng ta đang sống vào thời đại mà những « con đường vòng » đã trở nên cần thiết và hợp đạo. Con đường vòng áp dụng vào trường hợp của chúng ta sẽ như thế này : nếu người ta cản trở không cho anh gửi riêng một thông điệp cho các nạn nhân Hiroshima qua sự trung gian của viên thị trưởng địa phương (phương sách này sẽ ngoạn mục, huê dạng lắm đó), thì chúng ta sẽ có một lối thoát khác tạm được, nghĩa là chính tôi sẽ nhân danh anh mà gửi bức thông điệp ấy. Nhưng anh hãy biết rằng bạn anh sẽ không bao giờ làm một việc gì đằng sau lưng anh. Do đó tôi xin anh cho phép tôi lo vụ này.

        Tôi nghĩ rằng nội dung thích đáng và gọn gãy nhất cho bức thông điệp nói trên sẽ là . Xin cùng quí bạn hô lớn khẩu hiệu « Không tái diễn một Hiroshima » ký tên : Claude Eatherly, một phi công Hiroshima. Trong trường hợp anh không gửi thông điệp này đến Nhật-bản, và muốn tôi gửi thay anh, xin anh vui lòng đánh cho tôi một điện tín với hai chữ « đồng ý ».

Bạn anh,        
Anders        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 11:00:27 pm »


THƯ SỐ 7
gửi GiintherAnders

        Ngày 12 thảng 8 năm 1959
        Anh Anders thân,

        Tôi xin báo tin mừng cho anh hay rằng, bức thông điệp « của chúng ta » gửi đến các nạn nhân Hiroshima đã bắt đầu có hiệu quả. Qua hai lá thư kèm theo đây anh sẽ thấy họ cảm nghĩ như thế nào. Có dịp, xin anh vui lòng phát hoàn những thư này cho tôi.

        Hôm nav y sĩ của tôi có cho biết rằng tôi có thể rời bệnh viện vào tháng tới. Thư từ cho tôi sẽ được chuyển tiếp đến Van Alstyne, hộp thư 187, Texas. Tôi sẽ bận bịu lắm. Hãng phim Bop Hope có mời tôi ký hợp đồng để thực hiện một cuộn phim về đời sống của tôi. Tôi sẽ chấp nhận nếu họ cam kết làm phát ngôn nhân cho những tư tưởng của tôi, và không bóp méo lập trường khẳng định của tôi đối với các vấn đề thời sự, nghĩa là những vấn đề đang làm cho trí óc anh và tôi khá bận rộn. Tôi cần có anh phụ lực để sớm vạch ra một bản sơ phác hoặc một bài chủ để hầu các nhà làm phim dùng làm căn bản phô diễn những mục đích và tôn chỉ của chúng ta. Họ có ý định, sau khi hoàn thành cuộn phim, sẽ đưa tôi đi chu du khắp thế giới cùng với tác phẩm này. Nếu có anh cùng di, tôi sẽ lấy làm hài lòng vô cùng. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ làm nên việc. Tôi sẽ viết thư cho anh trước khi ký hợp đồng.

        Vắn tắt, tôi mong đợi những lời khuyên của anh về cuộn phim và bài chủ đề nói trên.

        Tôi hy vọng trong một thời gian gần đây sẽ có thể sang Âu-Châu. Có lẽ sang năm tới. Rất mong đợi thư anh.

Bạn anh,           
Claude Eatherly       


THƯ SỐ 8
của « những người con gái Hiroshi ma » gửi Thiếu-tá Claude Eatherly, V.A. Bệnh viện Waco, Texas (Nhờ ông Arden Yamanaka 522 A. oyama Kita Machi,   Minatokou chuyền đạt)

        Ngày 24 tháng 7 năm 1959
        Thưa ông,

        Trước tiên, «những người con gai Hiroshima » ký tên dưới đây, xin gửi lời thành thực chào ông.

        Tất cả chúng tôi là những thiếu nữ đã may mắn thoát chết, nhưng thảy đều bị thương nơi mặt mày tay chân và khắp thân thế vì quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima trong trận chiến tranh trước đây. Quá đau khổ vì những thương tích, những vết thẹo này, chúng tôi muốn rằng mối tai họa khủng khiếp mệnh danh là « chiến tranh » sẽ không bao giờ tái diễn, giáng xuống đầu chúng tôi cũng như bất cứ ai trên quả đất này. Chúng tôi vừa được tin ông đang bị ray rứt vì một mặc cảm tội lỗi sau biến cố Hiroshima, do đó ông được đưa đến bệnh viện để điều trị hầu cải tiến trạng thái tâm hồn của ông.

        Thư này gửi đến ông nhằm mục đích biểu lộ mối thông cảm của chúng tôi, và để xác nhận cùng ông rằng chúng tôi không hề có chút tị hiềm nào đối với ông cả. Có lẽ người ta đã hạ lệnh cho ông phải làm những gì ông đã làm. Và cũng có lẽ ông đã nghĩ rằng, như vậy chiến tranh sẽ chấm dứt mau lẹ hơn và thiên hạ sẽ thoát nạn giết chóc. Nhưng hẳn ông cũng hiểu rằng chẳng bao giờ bom đạn giúp chấm dứt được các cuộc chiến. Chúng tôi đã được những tín đồ giáo phái « Quaker » Hoa-kỳ đối đãi rất tử tế   (kindness).Chúng tôi đã dần dà có thiện cảm với ông và chúng tôi nghĩ rằng ông cũng chỉ là một nạn nhân của chiến cuộc như chúng tôi.

        Chúng tôi cầu mong ông sớm được hoàn toàn bình phục để ông có thể tiếp tay với những ai đang sát cánh nhau trong tình huynh đệ, đấu tranh hủy bỏ cái điều dã man mệnh danh là « chiến tranh » ấy.

        Kính chào ông với tất cả cảm tình chân thành và nồng nhiệt.

        Ký tên

        Hideko Sumimura,   Shigeko Miimoto,
        Sayoko Komatsu,   Michiko Yamaoka,
        Chiẹko Komura,   Yasuko Sima,
        Tadako Emori,   Arden T.T. Yamanaka,
        Motoko Yamashita,   Hatsue Ynoue,
        Keiko Kawasaki,   Suzue Hiyama,
        Miyoko Matsubara,   Shigeko Hara,
       Tszuko Shibafu,   Yukiko Okita,
        Masako Wađa,   Yoshie Kihara,
        Emiko Takemoto,   Sakiko Kawamata,
        Mitsuko Kodama,   Michiyo Yamanaka,
        Chizuko Suzuki,   Toyoko Yamanaka,
        Atsuko Tada,   Yoshie Enokawa,
        Misako Kanabe,   Hisaomi Watanabe,
        Hiroko Tasaka,   Ruriko Funatsu,
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM