Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:59:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sám hối Hiroshima  (Đọc 5042 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2019, 11:02:13 pm »


THƯ SỐ 9
gửi Claude Eatherly.

        Ngày, 18 thàng 8 năm 1959
        Anh Claude Eatherly thân mến,

        Tôi đã băn khoăn về anh vì không thấy anh trả lời thư tôi gửi từ bên Thụy-sĩ. Tôi cứ nghĩ rằng anh sẽ không trả lời thư, có thể  là vì auh bị bệnh hoặc có những người vì không thích cuộc trao đổi thư từ giữa chúng ta, đã cản trở không cho anh hồi âm. Nay thì rất mừng là tôi đã băn khăn hão vì mọi sự đều êm đẹp và nay mai anh sẽ là con người tự do với một phần vụ tốt đẹp trước mặt anh. Trước khi bàn về « phần vụ » ấy, tôi muốn cho anh hay rằng những tiếng « bức thông điệp của chúng ta » trong thư anh đã làm cho tôi hài lòng vô hạn. Như vậy là anh đã gửi xong bức thông điệp ấy. Rất tiếc là anh đã không cho tôi biết nội dung của nó. Nhưng việc đó không đáng kể, vì điều quan trọng  là việc gửi dược thông điệp chứ đâu phải nội dung của thông điệp ?

        Có lẽ anh còn nhớ, trong lá thư đầu tiên cho anh, tôi có nói rằng khi tôi sang Nhật-bản, tôi không hề thấy một ai oán trách thù hận anh. Và lá thư của « những người con gái Hiroshima » có thể được xem là sự xác nhận đẹp đẽ nhất về những gì tôi đã nói. Có đáng để chúng ta sung sướng chăng khi chúng ta lập được một mặt trận duy nhất cho hòa bình trong đó chính những nạn nhân chiến tranh lại đã công nhận rằng các phạm nhân chiến tranh cũng chỉ là những nạn nhân như họ ? Vậy thì bây giờ tất cả các nạn nhân phải biến thành những phạm nhân » để phạm cái « tội » (!) ngăn cản không để cho những người khác trở thành nạn nhân chiến tranh nữa.

        Bây giờ chúng ta hãy thảo luận về những dự tính của anh, hay nói đúng hơn, những gì khả dĩ anh làm được.

        Anh Claude ạ, thực tình tôi rất lấy làm hân hạnh được anh tín nhiệm khi anh nói : « Tôi cần có anh phụ lực để vạch ra một bản sơ phác hoặc một bài chủ để hầu các nhà làm phim dùng làm căn bản phô diễn những mục đích và tôn chỉ của chúng ta...».

        Nhân đây tôi rút được một kinh nghiệm, có lẽ cũng như anh là, muốn kết thân với ai và muốn ý thức được tinh thần trách nhiệm đối với nhau, ta chỉ cần tìm hiểu thiện chí và sự liêm khiết của bạn là đủ rồi.

        Anh cho phép tôi nói một cách cụ thể hơn : thực tình tôi thấy không yên tâm về vụ Bob Hope mời anh ký hợp đồng làm phim. Tôi đã sống nhiều năm ở Hollywood nên tôi hiểu rõ những nguyên tắc, hay nói đúng hơn, sự thiếu hẳn nguyên tắc, bất chấp nguyên tắc, của giới sản xuất phim ảnh. Một khi họ nắm được người nào, một tác giả, một tài tử v. v... — lẽ tất nhiên là đương sự được trả thù lao rất hậu — nhà sản xuất xem người đó là một vật hữu của họ để họ tự do khai thác. Giá thử anh có thừa kinh nghiệm và khôn ngoan chăng nữa để đạt những điều kiện theo đó anh sẵn sàng làm « vật sở hữu của nhà sản xuất» (chẳng hạn, anh được họ cam kết sẽ tôn trọng đời sống, những cảm nghĩ và lập trường của anh để xuất phẩm phải nói lên sự tin tưởng của anh) tôi vẫn có thể đoán chắc với anh rằng họ sẽ luôn luôn tìm được một lối thoát để giải đoán các điều kiện của anh theo một nghĩa mơ hồ, thậm chí có khi để xem thường những điều kiện ấy nữa là khác. Một cá nhân riêng lẻ như anh hẳn sẽ không đương đầu nổi cuộc tranh chấp vì đối phương của anh không đơn thương độc mã như anh, trái lại, là một hãng thương mãi lớn lao và các phương lược truy tố họ trước pháp luật chỉ có thể là ảo tưởng. Một khi chủ đề của anh đã bị diễn xuất sai lệch, cho dù trong muôn một anh thắng kiện và được bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng chăng nữa, sự thắng cuộc của anh cũng bằng thừa vì ý tưởng của anh dã bị hẵng phim làm sai lạc rồi.

        Đấy cũng chưa phải là điểm chỉnh yếu : khi anh là một nhân vật có thực sống trong một bối cảnh lịch sử có thực dĩ nhiên anh thích được coi trọng bởi những con người thực sự, cần có những quyết định thay vì những kẻ hâm mộ màn bạc (movie fans) chỉ giải trí bằng một câu chuyện lịch sử giả tạo, bịa dặt. Không nên xem thường mối nguy hại là một cá nhân có thực như anh lại bị biến cải thành một diễn viên tươi cười, nghĩa là một nhân vật vô hại không thuộc vào xã hội thực tế, mà lại thuộc vào thế giới ảo tưởng. Hẳn anh cũng thừa hiểu như tôi rằng sẽ có những đoàn thể có thể lực hài lòng về sự biến cải này và không đòi hỏi gì hơn là chôn anh dưới một lớp dày huê dạng mê hoặc (glamour) — sự biến cải anh thành một thần tượng màn bạc sẽ có tác dụng ngược hẳn với những gì anh xem như bổn phận và sứ mạng của anh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2019, 06:56:34 am »


        Mối nguy hại sẽ càng trầm trọng nếu anh tỏ ra là một vai tuồng « ăn ảnh » hay tệ hơn nữa, một nghệ sĩ diễn xuất tài tình. Nếu anh nhận « đóng » vai tuồng thảm hại mà anh đã phải giữ trong đời sống thực tế của anh — một trong những vai tuồng bi đát nhất — tất nhiên anh sẽ gạt bỏ hết thực chất nơi đời sống của anh — những ý nghĩ trên sẽ đưa chúng ta đến những điều tiên quyết sau đây :

        1/Trong bất cứ trường hợp nào, anh cần phải từ khước từ thủ lấy vai tuồng của mình, để người ta dùng anh làm tài tử diễn xuất đời sống của chính anh.

        2/ Anh hãy chống chọi với khuynh hưởng « áp phe »(business) điện ảnh cho đến khi nào anh cầm chắc rằng nhà sản xuất và đạo diễn đã đi sát với quyền lợi lý tưởng của chúng ta. Trước hết, anh phải cầm chắc rằng những người ấy không có hậu ý thuần nhất là khai thác thắng lợi của anh, như là một « anh hùng của thời đại nguyên tử ». Tôi có biết một vài người liêm khiết đứng đắn, đáng tin cây trong giới kỹ nghệ điện ảnh. Anh và tôi, chúng ta sẽ cố gắng tiếp xúc với họ.

        3/ Đến đây là vấn đề cốt chuyện của phim (script) — Tôi có cho anh hay là tôi đã từng sống gàn Hollywood (tôi không làm điện ảnh, song tôi có quen biết vài điện ảnh gia). Từ bốn mươi năm nay, viết truyện phim là một công việc quá thông thường mà nhà sản xuất vẫn giao phó cho một nhóm chuyên viên làm việc ngay tại hãng phim. Một số nhà văn tên tuổi được mời đến Hollywood để viết cốt truyện thường phải khổ tâm vì những đề án hay những bản thảo của họ bị giựt khỏi tay họ, cho vào guồng máy sản xuất và bị sửa đổi quá nhiều, đến nỗi cuộn phim hoàn tất khác hẳn với cốt truyện căn bản. Xin anh chớ quên rằng khi các nhà điện ảnh mời anh viết lại đời sống của anh để làm phim, bản thảo của anh chỉ được dùng làm cờ, và họ sẽ tự do dựng thành phim theo ý muốn của họ. Mặt khác, cốt truyện của anh sẽ được dùng làm căn cứ để giới thiệu xuất phẩm như là một tài liệu đích thực về tiểu sử của anh. Tôi có thể hình dung được sắc diện của anh khi anh dự xem buổi chiếu ra mắt của cuộn phim mang tựa để « đời sống tự thuật của  Claude Eatherly » và nhận thấy câu chuyện trên man bạc không mảy may liên quan gì đến đời sống hoặc tập bản thảo của anh.

        4/ Mặc dù tôi đã lưu ý anh những điểm trên, trong trường hợp anh nghĩ rằng đây là một dịp may hiếm có cần nắm lấy để hành động, tôi xin đề nghị phương thức sau đây:

        Bởi lẽ anh không phải là một nhà văn chính cống, anh cần có sự cộng tác của một văn sĩ chuyên nghiệp mà anh tín nhiệm khi soạn thảo cốt truyện của anh. Dù nhà sản xuất viện lý do nào chăng nữa, anh cũng cần từ khước hợp tác với một người « viết thay » (ghost writer) của hãng phim, vì bản thảo cốt truyệu cần nói lên đời sống đích thực của chính anh, những băn khoăn của chính anh, và những triển vọng của chính anh ; và anh không thể để cho ai xen vào và lèo lái mình qua cốt truyện đầu tiên ấy. Anh cần có bản thảo đầu tiên làm cẩm nang khi duyệt lại chuyện phim cuối cùng, hầu minh chứng những gì anh đã muốn nói lên trong cuộn phim khi anh nhận thấy có những chỗ sửa đổi man trá. Tôi muốn mãi mãi nhắc lại với anh rằng anh cần tập trung khá nhiều tâm trí vào công việc này. Anh hãy cho xuất bản thành sách câu chuyện tự thuật đời anh trước khi cho nó biến vào trong cái cối xay của hãng sản xuất phim ảnh. Nghĩa là anh có bổn phận nói lên sự thật trước tiên.

        Qua thư anh, tỏi thấy anh có vẻ muốn làm công việc này cùng với tôi. Tôi rất sẵn lòng nhưng tôi tưởng trước tiên chúng ta nên nghĩ đến những thể thức nào thuận lợi cho một cuộc hợp tác như vậy. Riêng phần tôi, tôi không thể sang Hoa-kỳ được, tuy nhiên, nếu anh có ý định sẽ sang Âu-châu thì anh nên chọn Anh-quốc, và chúng ta sẽ gặp nhau ở đấy. Tôi nghĩ đến địa điểm này vì hai lý do :

        1) Anh sẽ ở một xử nói tiếng Anh, do đó anh sẽ khỏi cảm thấy lạc lõng và bỡ ngỡ như trường hợp chúng ta phải gặp nhau tại đây.

        2) Riêng tôi sẽ đỡ tốn khả nhiều lộ phí.

        Chúng ta sẽ cùng làm việc hàng ngày để thử soạn ra một văn bản hay ít lắm là một bản sơ phác mà tôi sẽ mang về Áo nhuận chính lại phần văn chương. Dĩ nhiêu là công việc này sẽ diễn tiến với sự kiểm điểm thường xuyên của anh : anh sẽ xem xét lại những gì tôi viết, cho ý kiến, thêm bớt những chỗ nào anh thấy cần. Trong giai đoạn thứ nhì này chúng ta có thể  làm việc bằng thư từ, và như vậy phải mất nhiều tháng — nhưng với phương thức ấy anh sẽ cầm chắc rằng kết quả công việc chúng ta làm sẽ không phải là một văn bản phiến diện thô sơ, và tính chất nghiêm chỉnh của văn bản sẽ phù hợp với tính chất nghiêm chỉnh của sứ mạng mà chúng ta cần hoàn thành.

        Trong trường hợp anh chấp nhận đề nghị này, anh nên thu xếp để lên đường sang Âu- châu sớm hơn thời gian dự tính. Dù chưa rõ tương lai của ý định cộng tác này rồi sẽ ra sao, nhưng riêng tôi sẽ hài lòng được gặp mặt một người bạn mà bấy lâu tôi chỉ được biết qua thư từ.

        Tôi đã thấy những hình ảnh của anh, và tiện đây tôi xin gửi tặng anh hai tấm hình của tôi để anh có một ý niệm về ngoại diện của tôi. Trong tấm chụp lẹ tại Hồng-Kông, tôi đang thảo luận ráo riết về thời sự thế giới với một thanh niên Trung-hoa khá đa nghi.

        Mấy hôm nữa tôi sẽ gửi trả lại anh lá thư của những thiếu nữ Hiroshima.

        Xin anh cho tôi biết các chi tiết về bản thông điệp gửi đến Hiroshima, cũng như công việc điều đình của giới sản xuất điện ảnh với anh đã đến đâu, dự án xuất bản cuốn sách của anh, và những dự tính khác sau khi anh được tự do.

        Chúc anh mọi sự như ý.
Bạn anh       
Anders.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2019, 06:58:54 am »

 
THƯ SỐ 10
gửi GiintherAnders.

        Ngày 22 tháng 8 năm 1959

        Thưa Anh,

        Có lẽ anh lấy làm ngạc nhiên thấy tôi phải tìm kiếm mãi tận chân trời một người bạn mà tôi tín nhiệm và đủ khả năng hướng dẫn tôi, (trust and guidce) nhưng tôi hy vọng rằng anh sẽ thông cảm hoàn cảnh của tôi. Tại đây có rất nhiều tư nhân và đoàn thể muốn dùng tôi vào vụ này vu nọ. Có lẽ anh sẽ cho tôi là điên, nhưng tôi có cảm tưởng rằng phần lớn họ kiếm đến tôi chỉ vì cái tên của tôi — làm sao có thể tin được nơi tất cả ?1 —  Riêng về phần anh, tôi nghĩ rằng anh không có hậu ý nào mà chỉ có thiện chí giúp tôi thực hiện sứ mạng mà anh cũng như tôi, chúng ta được sinh ra để thực hiện: sứ mạng đó là đề cao tình thương, gây niềm thông cảm giữa con người và con người, sở dĩ tôi tín nhiệm anh là nhờ ở những tấm hình mà anh đã chọn và gửi cho tôi.

        Tôi xin thưa anh rõ rằng tôi sẽ không bao giờ làm gì với tham vọng trở thành một ngôi sao màn ảnh. Tôi chỉ mong muốn một điều là : hoạt động cho nền hòa bình, đấu tranh loại bỏ vũ khí nguyên tử, tạo dựng công lý nhân loại bất cử thuộc chủng tộc màu da và tín ngưỡng nào.

        Anh Giinther, tôi không thể nào nhớ lại tất cả những thư tín gửi đi Nhật-bản. Tôi cho họ biết rằng tôi là tên thiếu-tá phi công đã ra hiệu lệnh « tiến lên » (go ahead) cho các máy bay ném bom nguyên tử xuống Hiroshima ; rằng bây giờ tôi không thể nào quên được hành động sai lầm trầm trọng ấy, và hiện nó đang dày vò lương tâm tôi. Tôi xin họ tha thứ cho tôi. Tôi lại có nói rằng nhân loại không nên chém giết nhau. « Tại sao chém giết nhau ? Chiến tranh là dã man, vô nhân đạo. Chiến tranh đâu phải là hành động của con người, con vật thượng đẳng đứng cao nhất trên muôn loài của tạo- hóa (head of all creatures)? Tôi có cảm tưởng rằng oan hồn của những nạn nhân bị chôn vùi dưới đống tro tàn Hiroshima đang thankhóc và cầu xin hòa bình. Tôi mong mỏi rằng nhân loại có thể sát cánh nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn ».

        Tôi đã chuyển đến họ bản thông điệp «của chúng ta ». Một mình tôi, hẳn là chẳng bao giờ tôi nói lên được những gì tôi đã nói. Rốt cuộc tôi nghĩ rằng « chúng ta » đã gây được thiện cảm nơi họ (It must have made an impression for us).

        Hình như tôi chưa kể cho anh việc rất nhiều người cầm bút đến tiếp xúc với tôi và thảy đều bị từ khước. Thế nhưng họ vẫn thản nhiên « đẻ » ra những cột báo sai hẳn sự thật về tôi. Tôi đã từ chối trước khi rời bệnh viện, không thương lượng gì với các luật sư của hãng phim Bob Hope, vả lại, tôi cũng biết rằng dù sao chăng nữa chữ ký của tôi trong trường hợp ấy sẽ chẳng có chút giá trị pháp lý nào. Tôi nhận thấy cần có một thời gian suy nghĩ và những lời khuyên xây dựng hầu quyết định một thỏa hiệp nào với giới kỹ nghệ điện ảnh. Anh Gunther ạ, xin anh cử yên chí rằng tôi không phải là một kẻ cầu danh, và cái danh đó, nếu có, sẽ chỉ nhằm phục vụ một lý tưởng, lý tưởng « của chúng ta ».

        Nhà văn Al Hirschberg, tác giả của nhiều sách hay tại Hoa-kỳ, có tỏ ý muốn viết về câu chuyện của tôi, nhưng tôi không ký hợp đồng, vì lẽ tôi chưa hề tiếp xúc thẳng với ông ta. ông ta có xúc tiến vụ này với người anh ruột của tôi là người chuyên lo về các quyền lợi vật chất cho tôi. Tôi xin hứa với anh một điều là tôi sẽ không bao giờ làm một diễn- viên. Nếu anh có quen biết một người nào trong giới sản xuất phim ảnh, tôi sẽ xin ủy quyền cho anh thu xếp giùm tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau biên soạn cuốn sách và sách đó sẽ được họ chấp nhận, có người cho tôi hay rằng Bob Hope là một hãng phim đáng tin cậy. Nếu anh muốn, tôi sẽ viết thư cho hãng này, vì tôi biết Bob Hope đang lưu tâm đến vụ của tôi.

        Tôi không hiểu người anh ruột tôi sẽ cấp cho tôi bao nhiêu tiền. Như anh đã biết, anh tôi vốn quản trị các tài sản và lợi tức của tôi. Phải nói rằng anh ấy luôn luôn chiều theo mọi nhu cầu và ước muốn của tôi, và luôn luôn lo lắng cho sức khỏe của tôi. Bởi chưa quyết định dứt khoát việc cùng viết cuốn sách với anh, nên tôi chưa thể cho anh biết có đi sang Anh-quốc hay không và đi vào lúc nào. Xin anh đừng tưởng rằng tôi lợi dụng mối thiện cảm của anh để nài ép anh viết sách với tôi. Tôi chỉ nghĩ rằng anh là người bạn hiểu biết rõ con người tôi và những tư tưởng của tôi hơn ai hết, và là người tín nhiệm tôi. Ngoài ra, tôi sẽ nghĩ tới việc hợp tác với nhà văn AI Hirschberg vì ông ta có những liên hệ với anh ruột tôi.

        Hiện nay vị y sĩ điều trị tôi đang đi nghỉ hè cho đến đầu tháng chín. Sau đó tôi sẽ xin ông ta cho tôi rời bệnh viện. Rồi tôi sẽ đến ở trang trại của tôi và trở lại tiếp xúc với các bằng hữu. Sự thực tôi chẳng biết họ sẽ còn nhận tôi là bạn nữa không. Tôi sẽ xuất đầu lộ diện giữa nơi công cộng, và đối đầu với những người tôi quen biết: tiếp đón tôi ra sao, đấy sẽ là việc của họ.

        Xin cám ơn anh đã gửi tặng tôi mấy bức hình. Tôi sẽ cho lên khung đàng hoàng sau khi rời bệnh viện. Rất tiếc là những hình ảnh của tôi mà hiện anh đang giữ chỉ là những tấm chụp vào thời tôi còn đầy đủ sức khỏe.

        Để chấm dứt, tôi xin nói thêm điều này : tôi sẽ không chấp nhận một vai tuồng diễn viên thuần túy. Tôi sẽ không phản bội lòng tín nhiệm của anh cũng như tất cả những gì tôi đang tin tưởng mãnh liệt.

        Kính chúc anh mọi điều tốt đẹp.

Bạn anh             
Claude Eatherly       

-------------
        1. Nguyên văn Anh-ngữ : « I feel I cannot so many people and groups only for my name ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2019, 07:00:07 am »


THƯ SỐ 11
gửi Claude Eatherly

        Ngày 30 tháng 8 năm 1959. Anh Claude thân,

        Tôi chẳng thấy có gì khác thường khi chúng ta quả gần gũi nhau đến thế mặc dù chúng ta ở hai nơi nghìn trùng tưởng như xa cách nhiều. Nếu các quân đội thù nghịch có thể « tiếp xúc » được với nhau qua hàng nghìn cây số dài, thì những thân hữu lai có bồn phận tỏ ra rằng họ cũng chẳng lệ thuộc nhiều vào những khoảng cách vật chất y như các quân đội thù nghịch vậy. Chúng ta cứ tiếp tục trao đổi cho nhau những « hỏa tiễn » thân hữu như vậy để tỏ cho những ai đang trổ tài hủy diệt nhau qua không gian thấy rằng chúng ta cũng có tài loại bỏ không gian như họ.

        Thư trước của anh đã làm cho tôi an tâm. Tôi thấy rằng giới điện ảnh không dễ gì lung lạc tính thần anh, và cái viễn ảnh được nổi tiếng cũng sẽ khó lôi cuốn anh và làm anh sa đọa. Trái lại, anh sẽ dùng tên tuổi của anh để gia tăng phần tác dụng cho bản thông điệp mà anh đã gửi đi. Tỏi thán phục thái độ của anh.

        Bây giờ xin nói đến những điểm trong thư anh : như vậy, chúng ta đồng ý là trước tiên cần soạn thảo tiểu sử của anh đã. Sau đó chúng ta sẽ nghĩ đến cuộn phim. Tôi muốn di xa hơn nữa : không những bản tiểu sử sẽ được dùng làm thể tài cho việc thực hiện phim ảnh, mà trong tờ hợp đồng cần có một điều khoản minh định rằng tiểu sử của anh sẽ là tài liệu căn bản duy nhất, và anh có thể bác bỏ một số phân cảnh hoặc có khi nguyên cả cuộn phim nếu anh nhận thấy nó bóp méo sự thật hoặc có dụng ý lái đến những mục tiêu trái hẳn với những mục tiêu của anh.

        Tôi không được biết Al Hirschberg. Dầu sao anh cũng nên tìm hiểu nhà văn này, nhưng chở vội cam kết gì với ông ta. Tôi sẽ cố kiếm đọc những tác phẩm mới nhất của ông ta để xem trình độ đạo đức và nghệ thuật của những sách đó có thể xác nhận ông ta đủ tư cách dựng cuộn phim quan trọng của chúng ta hay không. Tôi nghĩ, nếu anh có thể tự thảo lấy tiểu sử của anh tại Hoa-kỳ thì tiện lợi cho anh biết chừng nào.

        Trong trường hợp tôi nhận thấy nhà văn AI Hirschberg không xứng đáng với công việc này, tôi sẽ trình bày quan điểm của tôi và tôi sẽ đề nghị anh kiếm một người cộng sự khác. Nếu không được vậy, chúng ta buộc lòng phải chọn lấy con đường khó khăn nhất: tôi muốn nói chúng ta sẽ cùng nhau soạn thảo bản tiểu sử tại Anh-quốc.

        Trong lúc chờ đợi, tôi có thử viết thư cho một nhà xuất bản người Đức (ông ta vừa in ra cuốn sách của tôi về Hiroshima) cho biết rằng anh và tôi, chúng ta có thể hợp tác viết cuốn tiểu sử của anh, như vậy, chúng ta cần làm việc vài tháng tại Anh-quốc, và các nhà xuất bản tại Hoa-kỳ, Anh, Đức và Nhật muốn mua bản quyền sẽ phải đài thọ chi phí ăn ở cho chúng ta. Dĩ nhiên tôi có nhấn mạnh rằng « có thể » vậy thôi, chưa có cam kết gì. Tỏi chỉ yêu cầu nhà xuất bản nói trên suy nghĩ về vụ này và giữ kín.

        Ngoài ra, tôi còn có viết thư cho người nữ thư ký của một nhà đạo diễn mà tôi cho là trong số những điện ảnh gia đáng tin cậy nhất về đạo đức cũng như về nghệ thuật tại Hollywood. Tôi nói về cuộc trao đổi thư từ của chúng ta, những dự tính về cuộn phim, tiểu truyện và vụ anh được mời ký hợp đồng. Nếu tôi không lầm thì nhà đạo diễn này hiện đang ở tại Á-châu. Vì không rõ địa chỉ chính xác nên tôi không thể giao thiệp thẳng với ông ta. Nhưng có điều là, theo lời một người bạn thân, nhà đạo diễn này bấy lâu vẫn nuôi hoài bão làm một cuộn phim về tình hình nguyên tử hiện nay. Cho đến nay, ông ta chưa hề thực hiện phim nào về loại này vì không thích làm một công việc pha chế có tính chất quy ước về các vấn đề nguyên tử, và đây cũng là quan điểm của tôi. Tôi cũng được hay rằng ông ta có tỏ ra quí mến tôi vì có biết đến cuốn sách của tôi viết về Nhật-bản. Nếu tôi thuyết phục được ông ta và nếu ông ta có tài chánh, chắc hẳn thể nào cũng thực hiện được cuộn phim về tình hình nguyên tử. Ta đừng quá nóng lòng, và không nên ký giao kèo với bất cứ ai trước khi gặp được nhà đạo diễn này và biết ý kiến của ông ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2019, 07:01:02 am »


        Tôi cũng nghĩ rằng tại Nhật-bản chúng ta rất có thể được trợ cấp tài chánh để thực hiện cuộn phim này. Vì lẽ tại Nhật-bản anh đã có tiếng tăm và tôi cũng được người ta biết một phần nào.

        Trong thư trước của anh có một câu mà tôi không thể hiểu rổ. Anh nói sẽ cho phép tôi hành động như một đại-lý của anh. Dưới hình thức ấy tôi ngại không thế chấp nhận, vì hai lẽ : 

         1) Tôi không có những kiến thức về thương mãi và luật pháp cần thiết, chưa nói đến việc phải có kinh nghiệm, giao thiệp rộng, và gác bên vấn đề lương tâm.

        2) Giả thử tôi là một nhà đại lý chuyên nghiệp đi nữa, tôi nghĩ thật khó mà làm đại diện hữu hiệu cho một thân chủ đang sống ở một lục địa khác. Vậy chúng ta nên giữ hình thức cộng tác bằng thư từ, thay vì nói đến đại lý hay thân chủ.

        Bây giờ hãy đề cập đời sống hiện tại của anh : hẳn anh biết rằng tôi suy nghĩ lo lắng về anh, vì sau khi được « trả lại tự do » anh sẽ bước vào một giai đoạn mới của đời anh. Tôi ngại rằng việc lập lại cuộc đời sẽ không mấy dễ dàng đối với anh. Trước tiên phải đặt giả thiết rằng những người, hay đa số những người đồng châu và đồng thế hệ với anh có thể sẽ có thái độ dè dặt hoặc thiếu thiện cảm đối với anh. Có thể sau buổi thiếu thời chung sống với anh họ không được tiến bộ, do đó không thể hiểu thấu những thử thách mà anh đã trải qua và những kinh nghiệm mà anh đã rút tỉa. Và cũng có thể có những « ruồi nhặng » nổi lên tấn công anh để hút máu anh, để khai thác tiếng tăm của anh, lôi kéo anh làm kẻ đồng minh để thực hiện những dự án mập mờ và ngu xuẩn của họ. Anh sẽ không thể luôn luôn phân biệt được gì trong đám vàng thau lẫn lộn và không thể tổ chức cuộc sống của anh mà không bị hạng người trên đây lợi dụng. Ở địa vị anh, tôi sẽ cương quyết, dù phải sống thế nào đi nữa, dành lấy mỗi ngày ít nhất là hai tiếng đồng hồ để khởi sự soạn thảo bản tiểu sử cho mình. Nếu anh không làm được việc này, tôi ngại cả Hirschberg lẫn tòi đều sẽ không giúp được anh viết ra cuốn truyện phim tự thuật của anh.

        Khi anh bắt đầu viết về đời sống của anh, anh sẽ mang tâm trạng của bất cứ kẻ cầm bút nào : anh sẽ chán nản vì lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng đấy là một tâm trạng rất thường tình, anh không nên vì vậy mà thối chí. Vả lại anh cũng nên biết rằng không nhất thiết phải bắt đầu từ chỗ bắt đầu. Anh hãy tùy hứng viết ra giấy bất cứ đều gì anh thích hoặc bất cử cảnh sống nào thoáng qua trí anh. Một khi anh đã viết ra đoạn văn thứ nhất, đoạn này sẽ đóng vai tuồng hướng dẫu vô giá đối với anh. Bởi vì nó sẽ đòi hỏi anh phải đi ngược lại, viết những gì cần thiết trước đoạn đó, hoặc nó sẽ đưa anh đến đoạn kế tiếp một cách lưu loát, dễ dàng. Trong kho tàng văn chương thế giới, chẳng có cuốn sách nào mà ấn bản có bố cục hoàn toàn giống như bản thảo đầu tiên.

        Mặt khác, — và đây là điều tôi không muốn phủ nhận — nghệ thuật viết văn luôn luôn mang lại ít nhiều nỗi khổ. Bởi vì nhà văn tự làm chủ lấy mình, không bao giờ nhận lệnh của ai, không sống trong sự lệ thuộc an toàn như người thợ mộc, người viên chức, hay quân nhân chỉ biết thi hành chỉ thị. Nhà văn hằng ngày đối đầu với công việc của chính mình và tự xếp đặt lấy thì giờ của mình.

        Những điều trên đày có thể có vẻ khó khăn, nhưng anh đang có một sứ mệnh tích cực phải tiến hành. Sứ mệnh ấy, mà anh đã tự đặt lấy cho mình, sẽ ngăn ngừa anh khỏi phạm vào những hành động tuyệt vọng như những kẻ đã suýt làm hỏng cuộc đời của anh. Khi anh ngồi vào bàn viết, anh sẽ không cảm thấy cô độc, anh sẽ biết rằng rất nhiều người khác đang liên kết chặt chẽ với anh vào công việc này.

        Vậy xin chúc anh thành công trong bước đầu lập lại cuộc đời.

Bạn anh       
Gunther       

        T.B. Thư này để hai địa chỉ vì tôi không rõ hiện anh còn « ở trong » hay đã được « ra ngoài».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2019, 07:04:27 am »


THƯ SỐ 12
gửi Gunther Anders

        Không đề ngày.

        Tôi xin thành thật cảm ơn anh về những lòi lẽ đầy thiện chí của anh trong thư trước vì chính tôi không tha thiết gì với cái hư vinh của điện ảnh. Nếu phải thu xếp gì với một nhà sản xuất phim ảnh nào, tôi sẽ theo những lời anh đã chỉ dặn. Con người ta chỉ sống có một lần, bởi vậy, nếu có thể mang kinh nghiệm bản thân phụng sự nhân loại, tôi sẽ không hành động vì danh vọng hay tiền tài mà vì chút ý thức trách nhiệm của chính tôi đối với mọi người. Sống như vậy, đời của tôi sẽ là một sự chuộc tội và tôi sẽ không còn mặc cảm tội lỗi nữa. Số tiền tôi có thể thu được, nếu chỉ nhằm khía cạnh tài chánh, sẽ làm cho tôi nhớ lại số tiền ba mươi đồng ngày xưa Judas Iscariote đã được thưởng nhờ phản bội (tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng kẻ chịu trách nhiệm chính yếu về vụ án Đức Chúa Giê-su là vị Hồng-y Caiphe, kẻ đại diện cho những « đại thiện tâm » những đại chức sự, những phần tử « ưu tú » theo đúng nghĩa thường tình của nó). Trong khi hạng người này không thể bị trách cứ như Judas, họ vẫn là những kẻ phạm tội tế nhị và thâm thúy. Cũng vì lẽ này, thật khó giải thích cho xã hội thấy rõ sự phạm tội của tôi mà chính tôi đã ý thức được từ lâu. Sự thực thì xã hội không thể chấp nhận ý thức phạm tội của tôi, mà không tự kết án lấy mình trong vụ này. Cần phải gây nơi xã hội ý thức đó, bởi vậy tôi rất tha thiết với cuốn truyện tự thuật của tôi,tôi muốn nói của chúng ta thì đúng hơn. Ngoài ra, tôi hiểu rằng có một sự kiện chúng ta không thể nào tránh được : xã hội không bao giờ ý thức được trách nhiệm của tôi nếu tôi có những hành động phạm pháp nhằm đánh tan cái chức vị « thần tượng » mà xã hội đã gán cho tôi, chỉ vì xã hội muốn tiếp tục sống hoàn toàn vô tâm và thỏa chí.

        Tôi chẳng bao giờ có ý định cậy anh làm « quản lý » cho tôi, tôi chỉ muốn tỏ cho anh biết rằng tôi tín nhiệm anh trong việc theo đuổi mục tiêu chung của chúng ta, hầu anh có thể có những quyết định theo chiều hướng đó.

        Bác sĩ điều trị cho hay chừng vài hôm nữa tỏi sẽ có thể rời bệnh viện. Mặt khác ông còn nói ông sẽ sẵn sàng cung cấp những chi tiết y chứng cần thiết nếu chúng ta muốn thực hiện cuốn truyện tự thuật của tôi. Tôi sẽ không ký hợp đồng nào trước khi được anh hồi âm cho biết anh có thể làm được gì.

        Thân mến chúc anh mạnh giỏi.

Claude Eatherly       

THƯ SỐ 13
gửi Claude Eatherly

        Ngày 8 tháng 9 năm 1959
        Anh Claude thân,

        Cám ơn anh một nghìn lần về lá thư vừa  rồi. Tôi rất an tâm là anh sẽ không bị cám dỗ và không có gì làm lung lạc lòng tin mà tôi hằng đặt nơi anh.

        Lần này tôi không thực sự viết thư cho anh, mà cốt chỉ để gửi trả lại anh lá thư Nhật-bản theo lời dặn của anh, thế thôi. Hiện nay tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời của các nhà xuất bản và điện ảnh. Cần phải kiên tâm chờ đợi vậy.

        Hẳn anh biết rằng tôi luôn luôn suy nghĩ về anh và cầu chúc mọi sự lành cho anh. Được tự do kỳ này anh sẽ lại bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Và anh có một sứ mệnh phải hoàn thành, một sứ mệnh trọng đại đấy.

        Anh hãy bắt tay vào việc ngay, và viết ra vài đoạn đường đời của anh đi. Nhất là chớ vội nản chỉ, nếu gặp thất bại ở bước đầu. Muốn học bơi lội, phải chịu khó xuống nước, muốn học viết văn, tất phải cầm bút vậy....

Gunther       

THƯ SỐ 14
gửi Giinther Anders

        Ngày 11 tháng 8 năm 1959;

        Tôi viết thư này để báo tin anh biết, anh cứ gửi thư từ đến bệnh viện như trước, vì đơn của tôi xin tạm rời bệnh viện để về sống thử với gia đình đã bị khước từ. Y sĩ điều trị của tôi có xin cho tôi được về nhưng lại bị Hoa-thịnh-đốn bác. Như vậy anh thấy rằng tôi bị đặt dưới một sự kiểm soát quá nghiêm nhặt. Tôi xin bảo đảm với anh rằng họ sẽ chẳng ngăn cấm nổi tôi viết những gì tôi thích, cho dù họ giam cầm tôi như một tên tù khổ sai. Vị y sĩ của tôi có đề nghị trong một vài tháng tới sẽ thử xin cho tôi rời bệnh viện lần nữa xem sao. Theo ông ta thì dư luận quá lưu ý đến trường hợp của tôi và tôi bị « nổi tiếng » đến nỗi thả tôi ra trong lúc này sẽ là một việc mạo hiểm. Dĩ nhiên tôi sẽ có thể làm đơn xin rời bệnh viện mặc dù y sĩ của tôi khuyên đừng làm, nhưng tôi ngại hành động như vậy sẽ làm cho ông ta bối rối, điều mà tôi muốn tránh với bất cứ giá nào. Tôi vẫn nhận được khá nhiều thư từ Nhật-bản gửi đến. Cùng với thư từ luôn luôn có những tờ báo gửi kèm đến nỗi tôi nghĩ rằng hầu hết bảo chí Nhật-bản đã phổ biến câu chuyện của tôi. Tôi tin chắc rằng vì những chuyện lẩm cẩm như vậy mà tôi bị giữ mãi ở Waco. Y-sĩ của tôi có cho hay rằng đấy cũng là một trong những lý do làm cho tôi bị cầm chân.

        Tôi luôn luôn cố gắng trả lời tất cả thư từ nhận được. Thực ra, đấy cũng là một cách bắc cầu thông cảm hữu hiệu nhất từ quốc gia này đến quốc gia khác. Con người ở đâu cũng giống nhau cả (nilmankind is alike). Tôi không nghĩ có những ranh giới giữa các dân tộc. Phương sách duy nhất bảo vệ hòa bình là sự đề cao tình huynh đệ và mối thông cảm giữa các dân tộc, còn chiến tranh chẳng mang lại được gì. Đa số các thư từ nói trên là của giới trẻ Nhật-bản, họ kể rằng họ đã làm bất cứ gì để thắng lại sự điều chỉnh những vũ khí khủng khiếp ấy, và những gì tôi viết đã giúp họ nhiều, đã mang thêm cho họ một liều thuốc can đảm. Ý nghĩ này làm cho tôi hân hoan vô kể.

        Nếu anh có ý gì về cách bênh vực cho lý tưởng của chúng ta trong lúc tôi còn bị lưu lại bệnh viện, xin anh đừng do dự viết thư cho tôi.

        Tôi đã quyết định ghi ra một vài sự việc về đời tôi. Những phần ghi chú này sẽ dùng vào việc soạn thảo cuốn sách. Tôi vẫn giữ lại những thư từ của các nơi, sau này thể nào cũng có thể dùng đến.

        Anh đừng tưởng tôi nhụt can đảm vì người ta chưa chịu để tôi rời bệnh viện. Tôi công nhận rằng họ có làm tôi ngã lòng đấy ; nhưng tôi sẽ cố gắng lợi dụng thời gian bị giam cầm này để làm bất cứ điều gì.

        Thành thật chúc anh cùng quý quyến khương an.

Claude Eatherly       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2019, 07:07:36 am »

     
THƯ SỐ 14
gửi Claude Eatherlg

        Ngày 20 tháng 9 năm 1959
        Anh Claude thân,

        Rất tiếc là tôi không thể chắp cảnh bay đến thăm anh hôm nay ! Tôi bực tức có thể phát ốm được, tôi lấy làm khó chịu và ghê tởm khi nghĩ đến những lý do làm cho sự giam cầm của anh cứ kéo dài. Nhưng nếu tôi đến được gần anh chăng nữa, tôi sẽ không chỉ nói với anh bấy nhiêu đó. Tôi sẽ bái phục anh về sự cương nghị của anh, và cách thức anh nói về sự nản lòng của anh như là một chi tiết nhỏ nhặt thứ yếu. Tôi thừa biết rằng anh nhất quyết từ chối giữ vai tuồng có ưu thế của người tuẫn đạo. Người tuẫn đạo thực sự lẽ dĩ nhiên chỉ bị bắt buộc phải giữ vai tuồng tuẫn đạo chứ có thích bị ngược đãi hao giờ ? Hắn chỉ là một kẻ tuẫn đạo bất đắc dĩ. Trong dĩ vãng cũng như hiện nay người ta vẫn « tạo nên » những kẻ tuẫn đạo. Họ làm như vậy vì chính họ mù quáng, thiếu óc tưởng tượng và muốn khỏa lấp tiếng nói của chân lý. Anh Claude ạ, nói thật với anh, tôi tự thấy tôi quá thấp kém đối với anh, khi tôi nghĩ rằng anh đã nhận lãnh vai tuồng tuẫn đạo một cách nhẫn nhục đến thế. Anh đã tỏ ra hoàn toàn xứng đáng với sứ mệnh bất đắc dĩ ấy. Xứng đáng bởi vì anh bảo tôi cứ gửi thư từ theo địa chỉ của bệnh viện như trước, mà việc giữ địa chỉ này đối với anh mang ý nghĩa sự sụp đổ của cả một lâu đài hy vọng. Cách đây mấy năm, tôi có lập một bảng thống kê những lý do từ trần của các đại triết gia và các vị có tên tuổi trong tôn giáo. Có lẽ anh sẽ thích xem bảng thống kê này, nó sẽ an ủi anh vì nhờ đó anh sẽ hiểu biết được ít nhiều về vân mệnh của những vĩ nhân ấy. Anh sẽ thấy rằng bảy mươi phần trăm trong số họ từ thượng cổ đến thế kỷ 18 đã trải qua nhiều năm tù đày, và đã chết trong khi trốn tránh hoặc vì bị ám sát. Anh thấy những bậc đồng chí tiền bối của chúng ta đã phải trả một giá nào để không lùi bước, để lớn tiếng nói lên những gì công minh chính trực. Cái giá đó không hề thay đồi. Giờ đây, khi chúng ta dám mạo hiểm sống xứng đáng với lý tưởng của chúng ta tất « chúng ta » là những kẻ đồng đạo với nhà hiền triết Socrate và những vĩ nhân khác còn cao hơn Socrate nữa1.

        Và bây giờ, để trả lời câu hỏi của anh trong thư trước, tôi xin bày tỏ quân điểm của tôi về những gì anh có thể làm trong thời gian bị giữ tại bệnh viện. Thí dụ anh là y sĩ chữa bệnh ung thư, anh sẽ có hai việc phải làm : trước tiên anh sẽ phải thăm viếng bệnh nhân thường xuyên và không được chậm trễ. Giá thử anh có thêm những ý kiến riêng về căn bệnh và cách chữa trị bịnh này, anh có bổn phận phải viết ra những ý kiến của anh hầu mai kia mốt nọ những ý kiến ấy sẽ đắc dụng; trong trường hợp anh vẫn phải lo thăm bệnh, tất nhiên anh bị cản trở không làm được phận sự chính yếu của anh. — Thí du này đương nhiên đúng vào trường hợp của anh hiện nay. Thực vậy, anh có hai việc phải làm ; và nếu anh làm được tất cả hai việc ấy, thì đấy là giải pháp tốt đẹp nhất. Nhưng người ta không cho anh đi thăm bệnh nhàn, do đó anh sẽ có thể lo công việc nghiên cứu của anh.

        Chúng ta đã đồng ý rằng câu chuyện tự thuật của anh cần phải được viết ra. Đấy là trách vụ khẩn cấp nhất về phần anh, mặc dù nó chỉ có tác dụng trong tương lai. Tôi sung sướng được biết anh đã bắt đầu ghi chép một vài sự việc của đời anh. Vậy, cứ tiếp tục tiến lên. Nếu gặp trở ngại, anh nên tìm đọc những tài liệu về tiểu sử của những thời trước để biết người xưa tự tìm thấy mình, thu xếp lại từ quá khứ và ghi chép được cuộc đời của họ như thế nào. Nên nhớ rằng viết lại cuộc đời của mình bằng trí nhớ không phải là việc dễ. Vì lẽ ta thường có khuynh hướng nhìn vào tương lai thay vì ôn lại dĩ vãng, nên thật khó mà giữ một nhãn quan thích đáng. Tôi đề nghị anh nên khởi đầu với cuốn Hồi ký tự thú (Confessions) của Thánh Augustin. Tôi đã nói với anh rằng tôi sẵn sàng cho anh biết những cảm tưởng của tôi nếu anh gửi cho tôi xem những đoạn anh đã viết và tôi sẽ có thể góp ý kiến cụ thể hơn để anh tiếp tục công việc. Tôi hy vọng anh có thể tiến hành công việc mỹ mãn mà khỏi cần đến một người viết thay (ghost writer) nào cả. Nhiều đoạn trong những thư từ của anh có vẻ chứng tỏ rằng anh đủ khả năng — mặc dù chưa có thể vì vậy mà gọi là một cây viết lành nghề — diễn tả tâm niệm và hy vọng của anh một cách mãnh liệt và đày tin tưởng. Tôi nghĩ anh nên tiếp tục giữ tính chất đặc thù trong lối diễn tả tư tưởng của anh thay vì rơi vào thói quen thông thường của các nhà văn chuyên nghiệp dùng những từ thức văn hoa để làm « trổi» hẳn lối hành văn, điều mà tôi biết trái hẳn với tính tình của anh. Nhận xét này không có nghĩa là tôi không sẵn sàng hợp tác với anh như đã ước định. Tuy nhiên anh nên thử tự viết lấy vì đó là câu chuyện của đời anh, nỗi đau khổ của anh, niềm hy vọng và sự can đảm của anh : tất cả sẽ là nội dung cuốn sách của anh. Nếu tôi được may mắn đích thân đến thăm anh, tất nhiên tôi đã nói với anh những điều vừa rồi.

        Rất tiếc là đến nay tôi chưa nhận được lời hồi âm nào của các nhà điện ảnh. Anh hiểu rằng một khi có tin gì tôi sẽ không quên cho anh biết ngay.

        Nhân thể, tôi có đọc bản giới thiệu một cuộn phim của Bob Hope, theo đó, quả là một sản phẩm hoàn toàn vô nghĩa. Tôi nghĩ chúng ta cần phải tránh xa ngay nhân vật này. Tôi chưa kiếm được những sách của Hirschfeld, nhưng theo người ta cho biết thì ông này chỉ viết cho sân khấu. Cuốn sách của tôi về Hiroshima vừa mới ra. Tôi sẽ yêu cầu nhà xuất bản gửi biếu anh một cuốn. Sách này viết bằng tiếng Đức. Tôi biết anh sẽ chẳng đọc được nhưng vẫn gửi biếu anh vì cảm tình.

        Anh hãy vững tin nơi tình bạn của chúng ta , chớ nản chí và cũng chớ quên rằng khắp thế giới anh có nhiều bạn thân hơn là anh tưởng.

Bạn của anh          
Gunther Anders        

--------------
       1. Tôi nói « chúng ta » là vì chính tôi đã từng bị những kẻ khinh thị nhân loại và chân lý ngược đãi : bọn Hitler đã xem tôi như có rác hèn mọn một phần vì tôi là dân Do-thái, mặt khác vì tôi đã gióng lên tiếng chuông báo động trong những năm trước về chế độ độc tài của « Quốc gia xã hội chủ nghĩa ». Bây giờ, tôi lại lên tiếng để đề cao cảnh giác nhân loại trước hiểm họa nguyên tử, chống những kẻ mở đường, sửa soạn cho hiểm họa nguyên tử, lại còn rêu rao giảm thiểu hiểm họa ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 06:12:28 pm »


THƯ SỐ 16
gửi Gunther

        Ngày 12 tháng 10 năm 1959 Anh Giinther thân,

        Xin anh vui lòng tha lỗi tôi đã chậm trả lời thư anh. Lại xin cảm ơn anh về cuốn sách của Platon.

        Tôi bị giam riêng trong hai tuần lễ1 vì đã cương quyết phản đối ban giám đốc, và phản đối vụ tôi bị cầm giữ tại bệnh viện quá lâu. Trong khi bị giam riêng như vậy, việc gửi thư tử ra ngoài không mấy dễ dàng. Vậy xin anh đừng thắc mắc nếu có chậm trễ thư từ. Tôi đã kiếm được cuốn thú của thánh Augustin nhờ có một vị thầy giòng thỉnh thoảng lại thăm tôi. Hai cuốn sách này đã làm cho tôi hân hoan vô cùng. Trước đây tôi đã đọc khá nhiều về Socrate. Tôi đang nghĩ đến thời gian sau khi tỏi được trả tự do, lúc đó tôi sẽ viết lách theo đường hướng anh đã khuyên tôi. ‘Kỷ luật của bệnh viện hầu như chiếm hết cả thì giờ của tôi. Tuy nhiên, tôi đã ghi được những giòng kỷ niệm đầu tiên, và tôi sẽ tiếp tục nếu người ta chịu để cho tỏi có thì giờ viết lách. Tôi vẫn nhận vô số thư từ Nhật-bản gửi đến. Đa số các người viết thư mời tôi sang Nhật cầm đầu phong trào thanh niên chống sự võ trang nguyên tử. Tôi lại có nhận được thư của một vị giáo sĩ người Áo hiện trú tại Kenia (Phi Châu), cho biết ông đã đọc một trong những bài báo của anh. Có lẽ ông ta muốn đề cập cuốn sách của anh về Nhật-bản.

        Tôi vẫn trông đợi cuốn sách của anh. Có lẽ tôi sẽ kiếm người dịch ra giúp tôi. Tôi cố gắng trả lời thư của bất cứ những ai quan tâm  đến thời cuộc và tôi khuyến khích họ liên lạc bằng thư từ với những người đang làm bất cứ gì để ngăn ngừa một cuộc chiến tranh nguyên tử khác. Nếu cuốn sách của anh được in thêm bằng Anh-ngữ và Nhật-ngữ thì tốt lắm.

        Bộ tư lệnh Không-quân lại vừa viết thư đến bệnh viện, hỏi thăm tình trạng của tôi và hỏi xem có ai giúp đỡ gì được cho tôi chăng. Điều này làm tôi lo ngại, vì nếu tôi được rời bệnh viện này, Không-quân sẽ tìm cách giữ tại quân y viện của họ. Có lẽ vì vậy mà vị y sĩ của tôi chưa muốn để tôi rời bệnh viện trong lúc này. Ông ta có ý định xin cho tôi thử ở ngoài một thời gian, tất nhiên là dưới sự kiểm soát của ông.

        Thỉnh thoảng tôi muốn kiếm một sản phẩm Hoa-kỳ mà bên Âu-châu không có để gửi biếu anh. Vậy xin anh cho biết ý kiến, để một khi được trả tự do tôi sẽ gửi biếu anh làm kỷ niệm. Tôi tin chắc sẽ được tự do trước Noel này.

        Mong anh được luôn luôn mạnh giỏi,

Bạn anh             
Claude Eatheiiy       

------------------
        1. Locked up. — Eatherly muốn nói về vụ đã bị giam tại phòng số 10, nơi dành riêng cho những người bị lên cơn loạn trí.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 06:14:38 pm »


THƯ SỐ 17
gửi Claude

        Ngày 18 tháng 10 năm 1959
        Anh Claude thân,

        Thư anh vừa rồi đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều. Tôi thừa hiểu rằng bất cứ ai khao khát tự do cũng sẽ hết kiên nhẫn và còn nổi giận nữa là khác. Sự nổi giận của anh chứng tỏ anh vẫn còn dồi dào sinh lực, và sự phiền lụy nơi đời sống bất đắc dĩ hiện nay của anh vẫn không làm tiêu tan được những hy vọng và lý tưởng của anh. Những cơn thịnh nộ ấy không biểu hiệu cho tình trạng bất thường, vì chỉ có những kẻ bất thường mới không có những phản ứng bất thường trong những hoàn cảnh bất thường.

        Nhưng nói bao nhiêu cũng chẳng thấm vào đâu ! Tôi chỉ mong làm được cái gì cho anh, và tôi suy nghĩ nát óc để tìm phương sách giúp anh. Anh thử tính xem những ai trong số bạn bè mà anh tin cậy có thể liên lạc để cùng nhau bàn thảo về trường hợp của anh không ? Tôi biết anh tin tưởng nơi một trong những y sĩ điều trị của anh, và anh tin tưởng nơi tôi. Vậy anh có thể giới thiệu tôi cùng vị y sĩ của anh (nếu đã giới thiệu rồi thì thôi) và đề nghị ông ta viết thư cho tôi, hầu hai chúng tôi có thể hội ý tìm cách vận động cho anh chăng ? Việc này phải do chính anh quyết định, anh Claude ạ, vì tôi không thích làm bất cứ gì đẳng sau lưng ai, và trong trường hợp của anh mọi sự giấu diếm sẽ làm mếch lòng anh nhiều đấy. Sau nhiều năm sống dưới ách lệ thuộc, đối với anh không gì quan trọng  bằng chính anh phải tự mình có sáng kiến và quyết định lấy việc mình. Anh hãy suy nghĩ lại xem có nên cho vị y sĩ của anh biết việc trao đổi thư từ giữa chúng ta hiện nay hay không, và nay đã đến lúc cùng chung sức hành động chưa ? Tôi có cảm tưởng rằng vị y sĩ của anh cũng như tôi, muốn anh là con người tự do. Tôi ý thức hoàn toàn, ở cương vị một y sĩ, ông ta phải tôn trọng bi mật nghề nghiệp khi nói về các bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, vấn đề của chúng ta chiếm một địa hạt khá rộng lớn vượt ngoài phạm vi bí mật nghề nghiệp ấy, chẳng hạn như khi nói đến những gì anh sẽ làm sau khi được trả tự do...

        Vả lại, trong thư trước của anh có một điểm liên quan đến vấn đề trên : anh cho hay rằng người Nhật có đề nghị anh sang nước họ đê cầm đầu phong trào chống nguyên tử. Tôi nhận thấy đề nghị ấy không hợp lý. Anh sẽ khó mà lập lại cuộc đời như vậy sau khi anh rời dưỡng đường. Anh chỉ thành công khi anh nói cùng một ngôn ngữ với thế giới chung quanh anh. Dù cùng nói chung một ngôn ngữ chăng nữa, lắm khi anh sẽ còn có cảm tưởng không hiểu được những kẻ đồng loại, và ngược lại cũng không được họ hiểu mình. Tôi tin chắc rằng nếu đến Nhật-bản anh sẽ được tiếp đón nồng hậu và hoan hỉ. Nhưng rồi anh sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự giúp đỡ của kẻ khác, anh sẽ lệ thuộc vào người khác về bất cứ một nhu cầu nhỏ nhặt hằng ngày nào của anh. Nói khác đi anh sẽ rơi vào một tình trạng lệ thuộc còn tệ hơn sự thiếu tự do hiện đang làm cho anh đau khổ. Anh sẽ chẳng khác gì một đứa bé. Mặt khác không một ai dám đến lãnh đạo một phong trào tại một nước mà mình không am tường trình độ văn minh. Giả thử chính anh và những người Nhật-bản đã mời anh đến nước họ đều có những thiện ý thuần túy bất vụ lợi đi chăng nữa (điều này lẽ tất nhiên tôi chẳng dám nghi ngờ tí nào) bất quá anh cũng sẽ chỉ là một quân cờ, một bảng hiệu. Không, anh Claude ạ, trước tiên anh cần phải giữ lấy bản ngã của anh đã. Anh chỉ có thể hành động tại nước anh mà thôi.

        Trong thư trước của anh có một đoạn không được rõ ràng: một mặt anh bảo rằng anh mong được trả tự do vào dịp Noel, mặt khác, anh lại tỏ ra e ngại sẽ phải chuyển đến một bệnh viện khác. Tôi cho rằng anh đang sống trong tình trạng bấp bênh, anh hy vọng, mặc dầu vẫn e ngại, và e ngại, mặc dầu vẫn hy vọng, hoặc giả anh vừa e ngại lẫn hy vọng. Tôi mong anh có thái độ càng minh bạch càng tốt và cho tôi biết tình trạng qua nhãn quan của anh, hầu tôi có căn bản vững chắc để ước tính và tìm phương thức giúp anh.

        Tôi rất hài lòng được tin anh đã khởi sự ghi chép lại phần đầu tiểu sử của anh. Hy vọng anh có thể tiếp tục công việc này, Ít ra nếu anh không bị bắt buộc phải làm những việc khác. Nếu quả thật như vậy, tôi xin anh cho biết những việc đó thuộc loại gì. Nếu tôi không lầm thì viết tiểu sử tự thuật là công việc khẩn cấp nhất mà anh phải làm. Tôi nói « công việc khẩn cấp » không những vì các lý do chúng ta bàn cãi trước đây, mà còn vì lẽ khi anh ngồi viết lại cuộc đời của anh, chính anh sẽ tự chữa bệnh cho mình. Cuốn sách của thánh Augustin sẽ biện minh cho những gì tôi muốn nói.

        Hôm vừa rồi, tôi có nhận được một lá thư từ Nhật-bản hỏi những chi tiết về cả nhân anh và đời sống của anh hầu cung cấp tài liệu cho một tác giả Nhật đang viết một cuốn tiều thuyết về Hiroshima. Và tôi đã khước từ. Người duy nhất quyết định về những gì viết ra liên quan đến Eatherly phải là chính Eatherly chứ không thể ai khác. Tôi xin nêu ra vài đoạn của lá thư như sau : « M. K. một tác giả Nhật-bản nổi tiếng, vốn quan tâm  — không như đa số các nhà văn bạn của ông — đến những vấn đề quốc tế thời nay, hiện đang viết một cuốn tiểu thuyết về Hiroshima, ông ta muốn biết những chi tiết về đời sống của ông Eatherly. Những thư từ trao đổi giữa ông và Eatherly do Asahi và Yominouri1 đăng tải đã gây một tiếng vang rộng lớn. Xin ông hãy cho M.K. biết tất cả những gì ông am tường về Eatherly và khuyên ông Eatherly thuật lại cho M. K. những kinh nghiệm của ông ta ». Nếu anh muốn cho biết một vài điều chính xác về đời anh, xin anh cứ trao cho tôi để chuyên đến họ.

        Tôi rất cảm kích về sự ân cần của anh đối với tôi. Vâng, tôi đang cần một thứ : đó là thì giờ. Tôi đang cần có ngay những ngày dài bốn mươi tám (48) tiếng đồng hồ để hoàn tất công việc của tôi. Phải gì anh đóng kiện và gửi được cho tôi một nghìn tiếng đồng hồ nhàn rỗi của anh, tôi sẽ cám ơn anh vô cùng. Ngoài ra mọi thứ khác tôi đều có sẵn hoặc chẳng cần đến nữa.

        Chúc anh can đảm, chớ bao giờ ngã lòng.

Bạn anh         

----------------
        1. Tên hai tờ báo lớn Nhận bản đã đăng hai lá thư đầu tiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 06:18:46 pm »


THƯ SỐ 18
của Gunther Anders người anh ruột của Claude Eatherly tại Texas1

        Ngày 16 tháng 11 năm 1959
        Kính gửi ông Eatherly,

        Tôi không hiểu tên tôi có thể gợi cho ông điều gì chăng. Có lẽ anh Claude đã cho ông hay về việc chúng tôi trao đổi thư từ cho nhau được vài tháng nay. Hồi tháng sáu tôi có gửi cho Claude một lá thư tỉ mỉ về các vấn đề tinh thần của đời anh. Thư này đã làm cho Claude tin tưởng khả nhiều nơi cá nhân tôi đến nỗi từ đấy anh đã đề cập cùng tôi nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống của anh. Về phần tôi, tôi cũng đã cố gắng khuyến nhủ và giúp đỡ Claude, vì tôi có cảm tưởng rằng những lời dẫn dụ của tôi có thể giúp ích phần nào cho anh. Trong lá thư vừa rồi, Claude có thồ lộ cùng tôi mối lo ngại rằng anh sẽ bị di chuyển đến bệnh viện Walter Reed thay vì được rời nhà thương như anh hằng hy vọng. Tôi tự biết không đủ tư cách phán xét để biết mối lo ngại ấy có chỉnh đáng hay không. Theo ý một kẻ không mấy thông thạo pháp luật như tôi, thì, một khi đã được xuất ngũ, Claude không còn lệ thuộc quân đội nữa, do đó quân đội không có quyền điều động anh đến một bệnh viện khác.

        Tôi đâm ra lo ngại về Claude vì trước kia cứ vào khoảng 2 hay 3 tuần một tôi vẫn nhận được thư của anh, thế mà đã hơn tháng nay anh bặt vô âm tín. Bởi vậy, tôi viết thư này nhằm xin ông cho biết tin tức về Claude vì tôi được biết rằng ông vốn là người quán xuyến mọi việc của anh và Claude rất sung sướng có một người thân để anh thổ lộ mọi điều không chút dè dặt.

        Xin ông vui lòng cho tôi biết Claude mạnh khỏe thế nào, hiện anh còn ở Waco hay không, và theo ông nghĩ, Claude có thể được trả tự do và có thể thích nghi trở lại với đời sống bình thường không ?

        Tôi rất cảm phục Claude luôn luôn cố gắng chỉ tình để đương lấy gánh nặng trên vai và không ngã quỵ dưới gánh nặng ấy. Càng cảm phục anh, tôi lại càng cảm thấy áy náy, khi nghĩ rang việc báo chí phổ biến những thư từ đầu tiên giữa Claude và tôi (dĩ nhiên là do tôi cho phép) đã làm cho hoàn cảnh của anh trở nên khó khăn hơn trước. Sự áy náy đó đã thúc đẩy tôi viết thư này thỉnh ý ông. Xin ông đừng nghĩ rằng tôi lén lút thu tập những tin tức về Claude. Trong lá thư tôi gửi Claude, tôi sẽ không quên cho anh hay rằng tôi đã gửi mấy giòng này đến ông.

        Thành thực chào ông,

Anders       

        T.B. Trong trường hợp ông muốn xem những thư từ đã đăng báo nói trên, tôi sẽ xin sẵn lòng gửi đến ông.


THƯ SỐ 19
gửi Claude

        Ngày 11 tháng 11 năm 1959
        Anh Claude thân,

        Thư này vắn tắt chỉ để anh khỏi hiểu lầm rằng tôi đã làm một việc thầm lén đối với anh. Số là sau khi đọc thư anh tỏ ý lo ngại có thể bị di chuyển đến bệnh viện Walter Reed, tôi có yêu cầu giáo sư Linus Pauling (nhà bác học đã thu tập được 9.000 chữ ký chống đối vụ tiếp tục sử dụng vũ khí nguyên tử) nghiên cứu về tình trạng pháp lý của một quân nhân đã được giải ngũ như anh. Tôi có yêu cầu ông ta hỏi thăm xem một cơ quan quân đội có quyền lấy những quyết định liên quan đến một người như vậy hay không. Tôi đã viết bức thư nói trên không ngoài mục đích tìm hiểu những chi tiết pháp lý mà tôi không được am tường vì không phải là dân Mỹ. Nhờ những điểm chỉ dẫn ấy, tôi sẽ có thể góp những ý kiến xây dựng cho anh nếu anh muốn.

        Rất tiếc là thư tôi đến vừa đúng lúc giáo sư Pauling đang sửa soạn đi Úc-đại-Lợi. Vì bận thu xếp xuất ngoại, ông đã trao bức thư cho tổ chức « American Civil Liberties Union2». Thoạt tiên, tôi hài lòng về cuộc vận động này vì hy vọng tổ chức vừa nói sẽ gửi đến cho tôi những chỉ dẫn đo tôi thỉnh cầu.

        Chẳng dè họ trở lại hành tội anh và đặt cho anh cả một bảng lục vấn mà lẽ ra tòi có thể  trực tiếp hỏi anh cũng được. Thế mới hay họ chỉ làm ra vẻ chú ý đến trường hợp của anh thay vì dành cho nó sự quán xuyến đặc biệt mà một trường hợp như vậy đòi hỏi.

        Anh Claude ạ, tôi cứ e ngại anh tưởng rằng tôi đã xúc tiến cuộc vận động này đằng sau lưng anh. Thực ra, cần phải nói rằng người ta đã làm nhiều chuyện sau lưng tôi. Nhưng tôi dám yên trí rằng anh chẳng nghi kỵ gì tôi. Chúng ta đã quen biết nhau hằng mấy tháng nay, và việc trao đổi thư từ sẽ mất hết ý nghĩa nếu tôi bị anh liệt vào hàng những kẻ không đáng tin cậy.

        Xin báo tin anh biết : vì đã hơn tháng nay không hề có tin anh, và lo lắng cho anh (cũng như bây giờ vậy) nên vừa rồi tôi có viết thư cho bào huynh của anh để thăm hỏi tin tức về anh, đồng thời cũng để nhờ ông ta cho biết về tình trạng pháp lý của anh. Tôi không chắc ông ta sẽ nhận được thư vì tôi không có địa chỉ đầy đủ và đành phải dựa theo nơi cư trú của ông được ghi trong một cuốn sách về Hiroshima.

        Trên đây là những tin tức mới nhất cho anh. Anh hãy vui lòng cho tôi biết dự tính của anh về những ngày tới.

Bạn anh       

--------------------
        1. Thư này không dược trả lời.

        2. Đây không phải là một hiệp hội mà là một tổ chức nhằm bênh vực tự do dân sự đã được Hiến pháp bảo đảm.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM