Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:35:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)  (Đọc 10428 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 06:35:41 am »

3. Phát huy tri tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, vận dụng sáng lạo hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh nhân dân thích hợp với điều kiện cụ thể của chiến trường.

Trong quá trình tiến hành kháng chiến, quân và dân Bạc Liêu đã sáng tạo ra nhiều hình thức, biện pháp, cách đánh có hiệu quả cao, thích ứng với điều kiện khách quan, tình hình so sánh lực lượng, thích ứng với những đặc điểm cụ thể của chiến trường.

Tùy từng giai đoạn lịch sử của Đảng bộ đã tổ chức quần chúng vào hai lực lượng (lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân) và sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn hai lực lượng ấy trong đấu tranh chính trị và quân sự.

Quá trình kết hạp giữa hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh cơ bản, cùng với quân và dân toàn Khu, quân và dân Bạc Liêu đã vận dụng sáng tạo phương thức ‘ba mũi giáp cộng”. Đó là sự kết họp giữa ba mũi chính trị, quân sự và binh vận trong một lực lượng, một xã ấp hay từng người, thường là dùng lực lượng phụ nữ, trong tiến công địch.

Tiến trình cuộc kháng chiến ở chiến trường Bạc Liêu cũng là quá trình tiến công địch liên tục, đồng thời với quá trình nổi dậy thường xuyên của quần chúng nhằm tiêu hao, tiêu diệt rộng rãi quân địch, giành dân và giành quyền làm chủ, đánh bại âm mưu và các biện pháp bình định của địch, một nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của chiến tranh trong các giai đoạn công tác. Các lực lượng vũ trang địa phương (từ dân quân du kích đến bộ đội huyện, tỉnh) và quần chúng có vũ trang đã liên tục tiến cõng địch, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, tiêu diệt đồn bót, cứ điểm, chi khu, lực lượng ác ôn và các lực lượng phản động khác trong bộ mảy kềm kẹp của chúng làm “đòn xeo” cho quần chúng nổi dây. Quần chúng khắp nơi không ngừng tạo cơ hội đứng lên phối hợp với tiến công quân sự, đập tan bộ máy kềm kẹp của địch ở cơ sở, bao vây bức rút đồn bót của địch tại xã, ấp, kêu gọi binh lính trở về với kháng chiến. Tiến công và nổi dậy trở thành mối quan hệ hữu cơ thúc đẩy phong trào kháng chiến phát triển, trở thành quy luật phổ biến trong chiến tranh nhân dân địa phương.

Quân và dân Bạc Liêu còn thực hiện cuộc chiến tranh du kích rộng rãi và vững chắc, tạo điều kiện cho chiến tranh chính quy phát triển, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Nhờ phát động rộng rãi chiến tranh du kích, ta đã đẩy mạnh được phát triển đấu tranh chính trị trong những năm 1950, 1954, 1957, 1958, 1959 và phong trào “Đồng khởi” năm 1960.

Thực hiện chiến tranh du kích, ta đã thu được thắng lợi lớn trong đánh địch càn quét lấn chiếm, phá “ấp chiến lược” xây dựng căn cứ. bao vây bức rút đồn bót.

Trên cơ sở chiến tranh du kích được giữ vững và phát triển, lực lượng chủ lực có điều kiện đẩy mạnh tác chiến tập trung tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch.

Thực hiện nhiệm vụ chiến lược trong quá trình tiến hành kháng chiến, quân và dân Bạc Liêu đã sáng tạo ra nhiều cách đánh góp phần hoàn chỉnh từng bước nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật, làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự của quân đội ta. Trong chiến tranh du kích, cũng như tham gia các chiến dịch tiến công và phản công của bộ đội chủ lực khu, tỉnh chiến đấu hợp đồng binh chủng, quân và dân Bạc Liêu đều quán triệt tư tường kiên quyết tiến công, phát huy lối đánh sở trường truyền thống, lình hoạt, mưu tri, nhằm vào chỗ yếu, sơ hở của địch, tạo thời cơ và nắm thời cơ đánh những đòn quyết định giành thắng lợi. Chiến trường Bạc Liêu chính là nơi diễn ra những trận đánh, những chiến dịch có ý nghĩa tác động sâu sắc đến tiến trinh chiến tranh ở Quân khu và miền Tây Nam Bộ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 06:37:02 am »

4. Đề cao tinh thần tích cực, chủ động, tự lực tự cường, khắc phục khó khăn xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương tại chỗ vững chắc để tiến hành kháng chiến thắng lợi.

Chiến trường Bạc Liêu ở xa Trung ương, bị địch bao vây, chia cắt, đánh phá quyết liệt đòi hỏi tinh thần tự lực, tự cường, tự mình đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất để tiến hành kháng chiến. Từ khi khởi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đến hết cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Bạc Liêu đã tích cực xây dựng chỗ đứng chân, xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương chiến lược tại chỗ, không ngừng tạo ra sức mạnh tổng hợp của các lực lượng kháng chiến để đánh thắng kẻ thù.

Ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng bộ Bạc Liêu đã dựa vào dân để tồn tại và chống giặc, lập xưởng sản xuất vũ khí trong rừng U Minh chuẩn bị khởi nghĩa Nam Kỳ lần lần thứ hai. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, vùng giải phóng tỉnh Bạc Liêu nằm trong căn cứ U Minh nổi tiếng của Nam Bộ. Đảng bộ có kinh nghiệm xây dựng căn cứ toàn diện về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, phát động phong trào toàn dân xây dựng bảo vệ vùng căn cứ, phong trào phòng gian bảo mật, phong trào hậu phương quân đội, phong trào đóng góp sức người sức của cho kháng chiến.

Thời kỳ chống Mỹ, có những đặc điểm khác trước: Chiến tranh không phân tuyến chia vùng, đường lối chiến tranh nhân dân đánh địch hai chân ba mũi, trên ba vùng chiến lược. Bạc Liêu là tỉnh đồng bằng, chỉ có từng lõm rừng chổi, ta - địch tranh chấp cài răng lược. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng hậu phương căn cứ cho kháng chiến là hết sức cấp bách và phải là căn cứ lòng dân kết hợp với cải tạo địa hình thuận lợi ở cả ba vùng. Căn cứ có quy mô và vị trí thích hợp, đảm bảo các lực lượng đứng chân tồn tại, liên tục tiến công địch. Theo bước phát triển của chiến tranh và của các lực lượng vũ trang, hệ thống hậu phương căn cứ trong tỉnh từng bước mở rộng và hoàn chỉnh, bao gồm căn cứ của tỉnh, căn cứ huyện. căn cứ của xã, ấp (còn lại là “căn cứ lõm”). Căn cứ của ta đối mặt, tồn tại xen kẽ với đồn bót địch. Trong các ấp chiến lược, vùng địch bình định, lực lượng ta dựa vào căn cứ hầm bí mật kết hợp với bãi lửa, hầm bí mật trong nhà dân, vùng thị xã, thị trấn, vùng địch tạm chiếm, lực lượng ta dựa vào sự bảo vệ của dân (hầm bí mặt, hệ thống thông tin báo động)(1). Từ hình thái căn cứ độc đáo này các cơ quan lãnh đạo được bảo vệ an toàn, lực lượng vũ trang ta bám vững mọi địa bàn, tiếp cận và bất thần đánh địch ở mọi nơi. Hệ thống căn cứ của tỉnh còn nối liên hoàn, tạo hành lang giao thông vận chuyển thông suốt từ căn cứ U Minh của Khu ủy, Quân khu ủy đến tỉnh, huyện, xã tiếp giáp tỉnh bạn và tiếp cận vùng 4 chiến thuật ngụy ở Cần Thơ, tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực khu cơ động, tiêu diệt lớn quân địch. Hình thái căn cứ này tổn tại cho đến toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975.

Địch tìm mọi cách đánh phá hậu phương căn cứ của ta nhằm tiêu diệt cơ quan lãnh đạo, đẩy lực lượng vũ trang ta ra xa. Dùng mọi thủ đoạn đánh phá, càn quét quy mô, giết sạch, cướp sạch, đốt sạch, dùng phi pháo bắn phá, rồi chất độc hủy diệt địa hình, đánh mạnh kết hợp chiến tranh tâm lý tách dân ra khỏi vùng kiểm sót. Thời kỳ bình định cấp tốc 1969 - 1971 cường độ đánh phá vùng căn cứ kháng chiến hết mức ác liệt. Chúng tập trung cả trung đoàn chủ lực, cắm quân, càn rừng dài ngày: B52 ném bom rải thảm, pháo bẩy bắn cấp tập ngày đêm, phong tỏa kinh tế... Đảng bộ xác định xây dựng, bảo vệ vững chắc căn cứ hậu phương là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng. Tổ chức đánh địch càn quét, thực hiện khẩu hiệu “một tấc không di. một ly không rời”. Hướng dẫn quần chúng làm hầm hố tránh phi pháo, cất “nhà hai nóc” trong địa hình và ngoài đồng trống để bảo vệ tính mạng, tài sản và duy trì sản xuất, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong vùng giải phóng, phát động xây dựng xã ấp chiến đấu, trồng cây cải tạo địa hình, đào kinh đắp kinh để bảo vệ rừng. Đánh phá căn cứ và bảo vệ vùng căn cứ cũng là cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, dai dẳng giữa ta và địch, từ đầu đến suốt cuộc chiến tranh. Căn cứ kháng chiến ngay được củng cố và mở rộng lấn sát sào huyệt của giặc. Vì vậy hậu phương căn cứ không chỉ là nơi bảo tồn lực lượng, phục vụ chiến đấu, mà còn là chiến trường trực tiếp đánh địch, tiêu hao tiêu diệt địch khá lớn.

Công tác hậu cần kháng chiến, trong những năm đầu chống Pháp nhu cầu ăn, mặc của bộ đội đều dựa vào dân. Bộ đội đóng trong dân, việc ăn mặc dân ủng hộ. Phong trào vận động lương thực, thực phẩm, tiền bạc ủng hộ bộ đội có hàng trăm gia đình ủng hộ 100 đến 500 giạ lúa, có nhà hiến hàng trăm ki-lô-gam heo, gả, vịt, v.v... Những năm tiếp sau, qua thực hiện chủ trương tạm giao tạm cấp ruộng đất cho nông dân, sản xuất phát triển, nhân dân đóng quỹ đảm phục quốc phòng, thuế nông nghiệp nuôi quân (chống Pháp), đảm phụ giải phòng và thuế nông nghiệp (chống Mỹ). Nhân dân bảo quản, chế biến lúa gạo giao cho các ban hậu cần tiếp tế và hậu cẩn quân đội Hội mẹ chiến sĩ, đoàn thể phụ nữ tổ chức quyên góp thực phẩm, bánh trái úy lạo bộ đội, phát động các hỉnh thức “hũ gạo nuôi quân”, “con gà chống Mỹ”, “chiếc khăn tiền tuyền”, “chiếc áo mùa đông”, tặng chiến sĩ, thấm đậm tình tiền tuyến, hậu phương. Các loại hàng hóa phục vụ cho kháng chiến khan hiếm như giấy mực, hóa chất, y cụ thuốc men, vải vóc, quân dụng cho bộ đội... đều do đồng bào thị xã quyên góp, tìm mua và chuyển vào vùng giải phóng giao cho hệ thống hậu cần các cấp.

Vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang chủ yếu là lấy súng địch trang bị cho ta, kết hợp vũ khí, khí tài do hệ thống công trường sản xuất. Sau Đồng khởi 1960 và thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh”, hệ thống công trường phát triển tận xã, ấp để đáp ứng nhu cầu trang bị, tác chiến và xây dựng xã ấp chiến đấu. Nguồn vũ khí Trung ương chi viện từ miền Bắc vào chủ yếu đảm bảo một phần cho lực lượng vũ trang tỉnh, chút ít đơn vị huyện thị. Năm 1962, theo chỉ thị của trên, Tỉnh ủy, Tỉnh đội tổ chức đoàn tàu do đồng chí Bông Văn Dĩa phụ trách chuyển vũ khí từng miền Bắc về Cà Mau, từ Cà Mau tỉnh tổ chức vận chuyển lên miền Đông cho Trung ương Cục. Từ năm 1965, Khu ủy mở ra đường vận chuyển 1C, tỉnh tổ chức các đội thanh niên xung phong tiếp nhận số vũ khí chi viện từ đất bạn Cam-pu-chia về tỉnh. Công tác tiếp nhận nguồn chi viện của Trung ương cho nhu cầu kháng chiến của chiến trường Nam bộ cũng như tỉnh nhà thể hiện tinh thần quyết tâm và sáng tạo của Đảng bộ. Các chiến sĩ đoàn tàu không số và các đội “thanh niên xung phong” đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đưa vào lịch sử “đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” và con đường 1C - huyền thoại.


(1) Chùa phật giáo Vĩnh Đức (phường 3 thị xã Bạc Liêu, chùa Giác Hoa (Cái Dầy) là căn cứ của Tỉnh và Thị ủy đứng chỉ đạo tổng công kích – tổng khởi nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chùa Khơ-me Cò Thum từng là trạm quân y dã chiến của tỉnh, phẫu thuật thương binh nặng trong thời kỳ địch bình định cấp tốc. Có hầm bí mật chứa hàng tiểu đội du kích, đặc công.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 06:37:34 am »

5. Xây dựng Đảng bộ vững mạnh, kiên cường, lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo là nguyên nhân cơ bản để giành thắng lợi.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đương lối chính trị và đường lối quân sự của Đảng ta, được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Trung ương cục, Bộ Tư lênh Miền, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, Đảng bộ Bạc Liêu đả lãnh đạo quân và dân trong tỉnh tổ chức và tiến hành thắng lợi khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện ở địa phương.

Thắng lợi đó chứng minh sâu sắc và toàn diện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ trong suốt 30 năm kháng chiến. Nó khẳng định sự vững mạnh của Đảng bộ về chính trị tư tưởng và tổ chức, trước hết là việc nắm vững đường lối và kiên quyết chấp hành đường lối của Đảng sát hợp với tình hình cụ thể của địa phương, đồng thời nói lên tính nhạy bén của cấp lãnh đạo, chỉ huy về nắm vững quan điểm bạo lực, quy luật khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân địa phương.

Đảng bộ đã không ngừng phấn đấu, vừa lãnh đạo vừa xây dựng củng cố mình trong thực tiễn đấu tranh, nắm chắc vũ khí tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngang tầm nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng bộ từ số ít dao động phân hóa bị quy luật chiến tranh đào thải, còn đại bộ phận đã anh dũng kiên cường chiến đấu trên mọi trận tuyến, tiền tuyến cũng như hậu phương, trong lòng địch hay trong các nhà tù của địch. Biết bao tấm gương hy sinh xả thân chiến đấu sáng ngời biểu tượng chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo và vai trò tiền phong chiến đấu của Đảng bộ là nguồn cổ vũ to lớn cho tinh thần quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân tỉnh nhà.

Công tác xây dựng Đảng và Đảng bộ đã đảm bảo sự liên tục của các thế hệ đảng viên, thế hệ sau tạo cho Đảng bộ một sinh lực mới, kế thừa và phát huy tốt sức manh của thế hệ cha anh giao lại. Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm kháng chiến lâu dài, thắng lợi.

Quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng bộ đặc biệt quan tâm lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân trong tỉnh, chỉ đạo sâu sát, giải quyết kịp thời yêu cầu của quân đội đặt ra về tăng cường cán bộ, quân số, trang bị, thực hiện chế độ chính trị viên, kiện toàn công tác đảng, công tác chính trị trang quân đội. Từ đó quân đội càng đánh càng lớn mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cũng như chiến kỹ thuật đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao cho.

Sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với quân đội là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của lực lượng vũ trang và phong trào chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của tỉnh nhà.

Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, quân dân Bạc Liêu tiến hành liên tiếp hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ròng rã 30 năm - một cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài nhất trong lịch sử chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; góp phần làm nên chiến tranh vĩ đại, trọn vẹn, mang ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc của thế kỷ XX, hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quân dân Bạc Liêu có quyền tự hào chặng đường lịch sử đã qua, trân trọng truyền thống và những bài học quý giá, vươn tới những thắng lợi mới to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 06:38:45 am »

PHỤ LỤC

I. TỔNG HỢP THÀNH TÍCH 30 NĂM KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG BỘ -QUÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Suốt 30 năm kháng chiến chống thực hiện Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, từ khởi nghĩa vũ trang đến dâu tranh cách mạng, Đảng bộ, quân dân tỉnh nhà đã lập được những thành tích rất đáng tự hào.

1 - Lực lượng vũ trang ba thứ quân đã phối hợp và độc lập tác chiến:

* Đánh địch 18.320 trận lớn nhỏ.

* Loại khỏi vòng chiến đấu 33.338 tên địch, trong đó tiêu diệt 20.038 tên, làm bị thương 12.800 tên, bắt sống 1.500 tên.

* Bắn rơi 13 máy bay, phá hủy và bắn bị thương 12 máy bay khác, bắn chìm 70 tàu chiến các loại, phá hủy 181 xe quân sự.

* Thu 10.737 khẩu súng các loại, 267 máy thông tin và trên 120 tấn đạn dược.

2 - Kết hợp giữa mũi đấu tranh chính trị và binh vận:

* Tổ chức 3.687 cuộc đấu tranh chính trị trực diện với địch, có hàng trăm nghìn lượt quần chúng tham gia. Trong đó có hàng chục cuộc có quy mô từ 4.000 đến 10.000 lực lượng tham gia, mà đỉnh cao là Đồng Khởi 1960, tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975.

* Mũi binh vận, cài cắm và xây dựng 1.321 cơ sở nội tuyến trong cơ quan chính quyền và quân đội, cảnh sát ngụy, khởi nghĩa 23 đồn, nội ứng phục vụ lực lương vũ trang diệt 151 đồn. kết hợp 3 mũi bức rút bức hàng 67 lượt đồn bót, binh vận làm ra ngũ hơn 19.600 tên địch, thu 2.200 súng.

* Đặc biệt trong chiến đấu Hồ Chí Minh toàn thắng 30 tháng 4 năm 1975, tiến công ba mũi buộc tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp và hơn 18.000 sĩ quan, binh lính, viên chức ngụy quyền trong toàn tỉnh đầu hàng tại chỗ. Ta tiếp quản 1 tỉnh lỵ (tiểu khu). 4 quận ly (chi khu). 45 đồn bót, toàn bộ vũ khí, khí tài, phương tiện chiến tranh.

3 - Đảng bộ, quân dân tỉnh Bạc Liêu đã

* Làm tròn vai trò căn cứ địa cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bảo vệ an toàn các cơ quan lãnh đạo Nam Bộ, khu, tỉnh.

* Đóng góp sức người sức của cho kháng chiến, có hơn 20.000 lượt thanh niên tòng quân tham gia các lực lượng vũ trang chiến đấu, đóng góp 54 triệu giạ lúa đảm phụ nuôi quân và thuế nông nghiệp cho kháng chiến.

* Qua cuộc kháng chiến 30 năm đầy gian khổ hy sinh, toàn tỉnh có 11.184 liệt sĩ. 5.562 thương binh. 68 địa phương, đơn vị và cá nhân được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đặc biệt là tỉnh và 4 huyện thị cũ: thị xã Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân đều được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có 522 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 7 cán bộ sĩ quan được phong hàm cấp tướng (1 thượng tướng, 2 trung tướng. 4 thiếu tướng).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 06:39:24 am »

II. DANH SÁCH CẤC ĐỊA PHƯƠNG - ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

A. ĐỊA PHƯƠNG - ĐƠN VỊ:

1. Nhân dân và LLVT nhân dân tỉnh Bạc Liêu (tuyên dương) 23-6-2003

2. Nhân dân và LLVT nhân dân huyện Vĩnh Lợi 30-8-1995

3. Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hồng Dân 6-11-1978

4. Nhân dân và LLVT nhân dân huyện Giá Rai 29-1-1996

5. Nhân dân và LLVT nhân dân thị xã Bạc Liêu 28-4-2000

6. Dân quân du kích xã Ninh Quới - Hồng Dân 20-10-1976

7. Đại đội BB1 huyện Vĩnh Lợi 20-10-1976

8. Dân quân du kích xã Châu Hưng - Vĩnh Lợi 6-11-1978

9. Dân quân du kích xã Vĩnh Hưng - Vĩnh Lợi 6-11-1978

10. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Long Điền Đông - Đông Hải 20-12-1994

11. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Phong Thạnh Dông - Giá Rai 30-8-1995

12. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Định Thành - Đông Hải 30-8-1995

13. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Ninh Thạnh Lợi - Hồng Dân 30-8-1995

14. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Châu Thới - Vĩnh Lợi 30-8-1995

15. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Hưng Hội - Vĩnh Lợi 19-1-1996.

16. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Vĩnh Phú Tây - Vĩnh Lợi 20-8-1998.

17. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Lộc Ninh - Hồng Dân 11-6-1999

18. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Phong Thạnh Tây - Giá Rai 28-4-2000.

19. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Minh Diệu - Vĩnh Lợi 22-8 1998.

20. Nhân dân và LLVT nhân dân xã xã Long Điền Tây - Đông Hải 22 8-1998.

21. Nhân dân và LLVT nhân dân xã An Trạch - Đông Hải 15-8-2003.

22. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Phong Thạnh - Giá Rai 15-8-2003.

23. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Ninh Hòa - Hồng Dân 15-8-2003

24. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Vĩnh Lộc - Hồng Dân 15-8-2003.

25. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Long Điền - Đông Hải 15-8-2003

26. Phòng Cảnh sát bảo vệ - Công an tỉnh Bạc Liêu 28-8-1981

27. Ban an ninh - thị xã Bạc Liêu 28-8-1981.

28. Ban an ninh - huyện Giá Hai 28-8-1981.

29. Đội trinh sát vũ trang - huyện Vĩnh Lợi 28-8 1981.

30. Ban an ninh - huyện Hồng Dân 28-8-1981.

31. Giao bưu (bưu điện) tỉnh Bạc Liêu 8-11-2000.

32. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Phước Long - Phước Long 23-5-2005

33. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Vĩnh Phú Đông - Phước Long 23-5-2005

34. Nhân dân và LLVT nhân dân TT Phước Long - Phước Long 23-5-2005

35. Nhân dân và LLVT nhân dân xã Vĩnh Mỹ B - Vĩnh Lợi 23-5-2005

36. Nhân dân và LLVT nhân dân thị trấn Giá Rai - Giá Rai 23-5-2005

37. Nhân dân và LLVT nhân dân TT Hộ Phòng - Giá Rai 23-5-2005
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 06:39:52 am »

B. CÁ NHÂN:

1. Trương Văn An (LS) sinh năm 1915, quê quán xã Ninh Quới - Hồng Dân. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 28-4-2000

2. Nguyễn Văn Bé Bảy (LS) sinh năm 1947, quê quán xã Long Điền - Đông Hải. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 10-12-1994

3. Trần Công Bằng sinh năm 1936, quê quán xã Long Điền Tây - Đông Hải. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978.

4 Nguyễn Văn Chánh (LS) sinh năm 1946, quê quán xã Ninh Quới - Hồng Dân. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân này 20-12-1969.

5. Dương Văn Diệp (LS) sinh năm 1939, quê quán xã Phong Thạnh - Giá Rai. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 28-8-1981

6. Lâm Vãn Lích sinh năm 1939, quê quán xã Định Thành - Giá Rai. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 1-1-1967

7. Nguyễn Thị Mười (LS) sinh năm 1925, quê quán xã Vĩnh Phú Đông - Phước Long. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978

8. Nguyễn Hữu Nghĩa (LS) sinh năm 1952, quê quán xã Định Thành - Giá Rai. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978

9. Lê Hồng Nhi (LS) sinh năm 1954, quê quán xã Hưng Thiện (cũ) - Giá Rai. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 24.1.1976

10. Phan Văn Nhờ, sinh năm 1925, quê quán xã Long Điền - Đông Hải. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 29-8-1985

11. Trần Thanh Quang, sinh năm 1947, quê quán xã Phong Thạnh Tây - Giá Rai. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 29-1-1996

12. Ngô Quang Tảo sinh năm 1932, quê quán xã Vĩnh Hưng - Vĩnh Lợi. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 31-7-1998

13. Nguyễn Công Thượng (LS), sinh năm 1947, quê quán xã Phuớc Long - Phước Long. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 13-8-1980.

14. Lý Hữu Trí. sinh năm 1932, quê quán xã Khánh Bình - Trần Văn Thời (nguyên là đội trưởng trinh sát võ trang tỉnh Bạc Liêu). Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-6-1976.

15. Tô Minh Xuyến (LS), sinh năm 1950, quê quán xã An Trạch - Đông Hải. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 22-7-1998.

16. Trần Văn Hộ (LS), sinh năm 1950, quê quán xã Minh Diệu - Vĩnh Lợi. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 22-7-1998.

17. Ngô Văn Ngộ (từ trần), sinh năm 1903, quê quán xã Châu Thới - Vĩnh Lợi. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978.

18. Bùi Văn Viết (từ trần), sinh năm 1927, quê quán xã Hưng Hội - Vĩnh Lợi. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978.

19. Trần Văn Tất (LS), sinh năm 1941, quê quán xã Vinh Lộc - Hồng Dân. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978.

20. Phạm Hồng Thấy, sinh năm 1943, quê quán xã Ninh Quới – Hồng Dân. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-11-1978.

21. Trần Hiền Quang (LS), sinh năm 1928, quê quán xã Ninh Quới - Hồng Dân. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 7-5-1956.

22. Lê Minh Cơ (LS), sinh năm 1949, quê quán xã Vĩnh Hưng - Vĩnh Lợi. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 29-1-1996.

23. Hồ Khải Hoàng, sinh năm 1955, quê quán xã Định Thạnh - Đông Hải. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 30-8-1989.

24. Hồ Minh Luông (LS), sinh năm 1942, quê quán xã Châu Hưng - Vĩnh Lợi. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 20-12-1994.

25. Ngô Quang Nhã (LS), sinh năm 1936, quê quán xã Châu Thới - Vĩnh Lợi. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 28-4-2000

26. Nguyễn Hồng Khanh (LS), sinh năm 1944, quê quán xã Ninh Quới - Hồng Dân. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 3-8-1995

27. Phan Thành Lập. sinh năm 1955, quê quán xã Khánh Dũng - Trần Văn Thời - Cà Mau. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 29-8-1985.

28. Trần Văn Sĩ (Út Hạnh), sinh năm 1943, quê quán thị trấn Thới Bình - Thới Bình - Cà Mau. Được tuyên dương danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 6-6-1976

29. Lê Thi Riêng (LS), sinh năm 1925, quê quán xã Vĩnh Mỹ - Vĩnh Lợi. Được truy tâng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 10-4-2001

30. Huỳnh Văn Xã (LS), sinh năm 1942. quê quán xã An Trạch - Đông Hải. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 23-5-2005.

31. Nguyễn Văn Phấn (từ trần), sinh năm 1920. quê quán xã Vĩnh Mỹ - Vĩnh Lợi. Được truy tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 23-5-2005.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 10:08:17 pm »


Đồng chí Tào Văn Tỵ
Ủy viên quân sự tỉnh (8-1945 - 10-1947)

Đồng chí Hứa Bá Lộc
Đồng chí Nguyễn Văn Sa
Tỉnh đội trưởng (1950-1951)
Tỉnh đội trưởng (1951-1954)
Đồng chí Lê Tấn An
Đồng chí Lưu Khánh Đức (Ba Dân)
Tỉnh đội trưởng (1962-1963)
Tỉnh đội trưởng (1965-1969)
Đồng chí Nguyễn Tấn Thành (Sáu Kẹo)
Đồng chí Ngô Văn Tảo (Năm Nhẫn)
Tỉnh đội trưởng (1969-1970)
Tỉnh đội trưởng (1970-1974)
Chính trị viên (1971-1972)


Đồng chí Đặng Văn Nuôi
Tỉnh đội trưởng Bạc Liêu(11-1973 - 12-1975)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 10:46:13 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #117 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 10:21:12 pm »

             
Đồng chí Phan Văn Xoàn
             
Đồng chí Trần Văn Sớm
Chính trị viên (1948-1950)
             
Bí thư Tỉnh ủy - Chính trị viên (1951-1953)
             
Đồng chí Võ Văn Kiệt (Sáu Dân)
             
Đồng chí Nguyễn Văn Hơn (Hai Tân)
Bí thư Tỉnh ủy - Chính trị viên (1953-1954)
             
Chính trị viên (1963-1967)
             
Đồng chí Nguyễn Văn Nhung (Ba Mai)
             
Đồng chí Lê Phước Thọ (Sáu Hậu)
Chính trị viên (1967-1969)
             
Chính trị viên (1969-1971)
             
Đồng chí Trần Bá Liễng (Tám Dương)
             
Đồng chí Đoàn Thanh Vị (Ba Vị)
Chính trị viên (7-1972 - 11-1973)
             
Chính trị viên (11-1973 - 12-1975)
             
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu (11-1973 - 1976)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 10:44:35 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #118 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 10:48:39 pm »


Chiếc tàu Pháp Lơ-toa-măng bị quân dân ta đánh chìm tại kinh xáng Mương Điền
(ngày 18 tháng 5 năm 1947)


Dân quân du kích luyện tập quân sự (năm 1968)


Các má huyện Vĩnh Lợi tiễn đưa con em lên đường đánh giặc (năm 1968)


Lực lượng vũ trang tỉnh Bạc Liêu dùng nạng giàn thun bắn lựu đạn vào đồn địch
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #119 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 10:57:41 pm »



Tiểu đoàn 1 Bạc Liêu luyện tập thao tác súng 12,8 mm (năm 1974)



Ban Chỉ huy tỉnh đội Bạc Liêu bàn phương án tác chiến trước giờ hành quân (năm 1974)



Tấn công tiêu diệt đồn Cỏ Thum (12-1974)



Đồng bào Lá Viễn tiễn đưa bộ đội tham gia chiến dịch Xuân 1975



Trung đội du kích tiếp quản chi khu quân sự Giá Rai (năm 1975)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM