Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:22:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)  (Đọc 10730 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #80 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:36:19 am »

Cuối tháng 2 năm 1969, tiểu khu Bạc Liêu dùng trực thăng đổ tiểu doản bảo an tiểu khu và tiểu đoàn 4 trung đoàn 33 sư đoàn 21) chốt tuyến kinh xáng số 2 Phước Long, càn quét đánh phá các xã Vĩnh Phú, Vĩnh Hưng, Phong Thạnh phục vụ bình định đóng đồn.

Tiểu đoàn Phú Lợi của tỉnh đang bổ sung quân số và rèn luyện vùng căn cứ huyện Hồng Dân. Được chỉ thị của Tỉnh ủy và Tỉnh đội phối hợp các huyện thuộc phân ban Bạc Liêu bẻ gãy mũi bình định cấp tốc của địch trên địa bàn này. Sau thời gian trinh sát, thực địa, thượng tuần tháng 3 năm 1969, tiểu đoàn Phú Lợi kết hợp địa phương quân huyện Hồng Dân tập kích diệt gọn đại đội địch chốt tại Xáng Cụt - xã Vĩnh Phú, thu 80 súng, pháo kích làm thiệt hại nặng cụm quân khác đóng ở Bào Sàng. Hôm sau, đơn vị phục kích đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn bảo an tiểu khu Bạc Liêu hành quân phản kích.

Tiếp theo, đêm 21 tháng 3 năm 1969, tiểu đoàn Phú Lợi kết hợp với địa phương quân huyện Vĩnh Lợi, biệt động và đơn vị an ninh vũ trang thị xã Bạc Liêu tập kích sân bay Bạc Liêu, diệt và làm bị thương 23 tên địch, bắn cháy 2 máy bay L19, bắn cháy và phá hủy 11 xe MI 13, một kho xăng, thu 7 súng. Cùng lúc, địa phương quân Vĩnh Lợi tiêu diệt đồn dân vệ Trà Văn trên quốc lộ 4 cách trung tâm thị xã 2 km.

Địch bị đánh liên tục, kế hoạch bình định chiếm đóng tuyến Kinh Xáng cầu số 2 đi Phuớc Long chựng lại.

Tháng 4 năm 1969, địa phương quân huyện Vĩnh Lợi đánh thiệt hại nặng đồn Xã Xính (xã Châu Thới), trên đường rút quân về căn cứ bị trực thăng địch truy kích làm hàng chục chiến sĩ hy sinh và bị thương.

Cuối tháng 4 năm 1969, tiểu khu Bạc Liêu đổ quân chốt cụm tuyến kinh Xáng cẩu số 2 đi Phước Long, tuyến kinh xáng Vĩnh Hưng đến Cầu Sập. Cùng lúc, tiểu khu Chương Thiện đổ 1 tiểu đoàn của sư đoàn 9 ngụy chốt cụm ở Phèn Suông đến Dày Oán, vùng giải phóng của xã Ninh Quới tiếp giáp với vùng giải phóng Long Mỹ. Lần này địch đổ quân ồ ạt, nhiều điểm, sâu trong vùng giải phóng của ta. Quân số địch lên đến cả trung đoàn chủ lực, phối hợp với bọn chi khu, đồn bót bung ra càn quét, cụm quân, chà đi xát lại nhiều ngày. Địa phương quân các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu cùng du kích các xã bám đánh địch nhiều trận gây cho chúng nhiều thiệt hại. Riêng cụm quân ở Phèn Suông - Dày Oán (xã Ninh Quới), du kích xã do đồng chí Tuyên và đồng chí Điền lãnh đạo, phục kích đánh bọn địch bung ra 3 trận, diệt 36 tên, đặc biệt là trận tập kích chớp nhoáng vào hậu cứ tiểu đoàn địch tại vàm Phèn Suông thu 20.000 viên đạn, du kích thọc sâu đánh bọn dân vệ và hội đồng xã Ninh Quới, diệt 5 tên, thu 4 súng. Du kích thị trấn Phước Long diệt 9 tên ác ôn...

Đợt hè và đợt thu năm 1969, các lực lượng vũ trang của ta chủ yếu là tiếp tục bám đánh các mũi bình định cấp tốc của địch. Tuy nhiên, địch dựa vào quân đông, được phi pháo của vùng 4 chiến thuật chi viện tối đa, lực lượng ta quân số bổ sung không bù đắp số tiêu hao, thiếu đạn, không đủ sức đánh dài hơi. Địch lấn tới đóng đồn bót, cơ sở chính trị và quần chúng chạy dạt, dồn vào các lõm căn cứ, lực lượng vũ trang ta lâm vào thế bị động chống đỡ.

Ngày 1 tháng 9 năm 1969, Tỉnh ủy, Tỉnh đội mở Hội nghị du kích chiến tranh toàn tỉnh, đánh giá tình hình chống phá bình định, nêu quyết tâm bám trụ và đề ra biện pháp, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, ngăn chặn, đẩy lùi bình định của địch, đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng ấp, xã chiến đấu, công trường sản xuất vũ khí, vận động tòng quân.

Ngày 3 tháng 9 năm 1969, được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, theo chỉ thị của Tỉnh đội, cùng với Đảng bộ và nhân dân, các lực lượng vũ trang trong tỉnh tổ chức lễ tang Bác. Tổ chức phát động “Học tập và làm theo Di chúc của Bác”. Biến đau thương thành hành động cách mạng quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Trong những ngày lễ tang Bác, lực lượng vũ trang tình diệt hàng trăm địch, bắn cháy 4 xe M113, bốn trực thăng khi chúng đánh vào ấp Trường Lộc, xã Trường Khánh, nơi đơn vị c247 đang làm lễ truy điệu Bác. Du kích và Đảng bộ xã Châu Thới lập đền thờ Bác tại ấp Bà Chăng, thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng bảo vệ đền thờ Bác. Quân dân xã Châu Thới đã giữ trọn lời thề bảo vệ an toàn đền thờ Bác đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Cùng thời gian này, vùng 4 chiến thuật ngụy mở chiến dịch quy mô “bình định, nhổ cỏ U Minh” và cuộc hành quân “bịt kín đường 1C của cộng sản” (Hà Tiên - lộ Cái Sắn). Chiến dịch này bị quân dân U Minh và Rạch Giá gây cho chúng thiệt hại nặng nề, phải kết thúc trước kế hoạch. Tuy nhiên, trong khu vực các xã Phước Long, Ninh Thạnh Lọi, Vĩnh Lộc là vung giải phóng của huyện Hồng Dân nối liền U Minh Thượng, địch sử dụng các trung đoàn của sư đoàn 9 đánh phá dài ngày, chốt đóng hàng chục đồn bót, uy hiếp vùng giải phóng còn lại của huyện Hồng Dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:37:19 am »

Ngày 11 tháng 10 năm 1969. Khu ủy Tây Nam Bộ chỉ thị “đẩy mạnh tiến công đợt Đông”. Quân khu ủy chỉ thị: Tập trung đánh bại bình định thêm một bước và nhanh chóng phát triển lực lượng ta, tạo điều kiện vững chắc để sang Xuân giành thắng lợi cao hơn. Tiếp theo, Quân khu ủy có chỉ thị các lực lượng vũ trang địa phương đẩy mạnh tân công địch phối hợp với chiến dịch phản công phá kế hoạch bình định U Minh.

Lực lượng vũ trang Bạc Liêu qua đợt phát động học tập và làm theo Di chúc Bác Hồ, đã bổ sung quân số và chấn chỉnh tổ chức, bám đánh địch càn quét, bao vây bắn tỉa đồn bót.

Đêm 11 tháng 11 năm 1969, đơn vị Phú Lợi kết hợp du kích xã Châu Hưng tập kích đại đội bảo an cụm quân bình định ở cầu Cà Lâm, diệt và làm bị thương nhiều tên, chúng tháo chạy, bỏ kế hoạch đóng đồn.

Năm 1969, mặt trận bình định và chống bình định trên chiến trường Bạc Liêu diễn ra vô cùng ác liệt. Trong toàn tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu, ta đánh địch 2.037 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 14.700 tên địch: Địch lấn chiếm nhiều vùng giải phóng của ta, đóng thêm 123 đồn bót, làm chết và bị thương 2.256 cán bộ và nhân dân, bắt 1.603 người, 2.000 nhà bị cháy sập, 81.999 gịa lúa dám phụ và lúa của nhân dân bị đốt và cướp. Ta diệt được nhiều địch, nhưng mất đất, mất dân, thiệt hại của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh khá lớn.

Lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, xã thiếu quân số, vũ khí, địa bàn ngày càng bị thu hẹp. Khó khăn nhất là huyện Vĩnh Lợi, trong 9 xã địch đã đóng đồn bót cũ và mới 80 cái, 27 “cốt” phòng vệ dân sự, 10 đoàn bình định, 8 ban tề xã, 8 cuộc cảnh sát, 68 ban tề ấp, 41 trung đoàn phòng vệ dân sự; Đảng bộ hy sinh gần 100 cán bộ đảng viên. Có 1 chi ủy viên, 1 xã đội phó và 2 đảng viên đầu hàng dẫn địch đánh phá cơ sở, khui trên 20 hầm bí mật. Đảng bộ và du kích xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Trạch, Châu Hưng bị đánh dạt ra khỏi địa bàn. Nghiêm trọng hơn là có 1 Tỉnh ủy viên phân hóa chạy dài bỏ Đảng; 1 đoàn viên đầu hàng phục vụ cho địch bắt hàng trăm cán bộ và gia đình cách mạng ở ven thị xã Bạc Liêu, tác động xấu đến tư tưởng tâm lý Đảng bộ, lực lượng vũ trang và quần chúng.

Tình hình ngày càng ác liệt, địch bình định ào ạt, lấn tới, diễn biến tư tưởng trong Đảng và quần chúng nặng nề thêm. Xã nào cũng có đảng viên cốt cán bỏ việc, đầu hàng, tác động xấu đến tinh thần tư tưởng của lực lượng vũ trang.

Đầu năm 1970, Tỉnh ủy họp quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Trung ương Cục, Khu ủy, Tỉnh ủy nêu phương hướng nhiệm vụ năm 1970 của tỉnh “nỗ lực vượt bậc hơn nữa, phát huy thắng lợi đã giành được, ra sức khắc phục những nhược điểm tồn tại, đẩy mạnh tiến công địch ba mũi giáp công, tiêu diệt và làm tan rã nhiều sinh lực địch, giành quyền làm chủ và mở rộng vùng nông thôn giải phóng, đánh bại một bước kế hoạch bình định nông thôn của địch”.

Nghị quyết đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các mặt vũ trang, chính trị, binh vận, xây dựng lực lượng cách mạng, trong đó chú trọng củng cố phát triển nhanh chóng lực lượng vũ trang các cấp; tập trung đợt xây dựng “chi bộ 4 tốt” theo Nghị quyết 8 của Trung ương Cục(1). Đảng bộ và các lực lượng vũ trang tiến hành chỉnh huấn tư tưởng theo nội dung 5 xây, 5 chống; phát động quần chúng với nội dung “Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Đợt sinh hoạt chính trị, chỉnh huấn tạo được chuyển biến quan trọng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, hàng trăm đảng viên trẻ và đoàn viên thanh niên lao động các ngành tỉnh, huyện, xã gia nhập lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, xã được bổ sung, tăng số lượng lẫn chất lượng, qua chỉnh huấn có bước chuyển biến về tinh thần tư tưởng - tổ chức và lực lượng. Đơn vị B68 bảo vệ Tỉnh ủy được bổ sung quân thành lập đại đội mới, phiên hiệu c1/70. Các xã địch bình định, cán bộ đảng viên ly hương, qua chỉnh huấn đã có một bộ phận cùng với du kích trở lại bám địa bàn, móc nối, gây dựng cơ sở ba mũi. Các ấp lõm giải phóng, du kích, cơ quan, nhân dân bố trí bãi lửa (chông, lôi, mìn, lựu đạn) chống địch biệt kích càn rừng, phá địa hình.


(1) Tiêu chuẩn 5 tốt đối với LLVT: 1-Tuyệt đối trung thành với cách mạng, đoàn kết tốt; 2-Chiến đấu dũng cảm, công tác tích cực, hoàn thành nhiệm vụ tốt; 3-Tích cực học tập quân sự, chính trị, văn hóa nghiệp vụ và rèn luyện thể lực tốt; 4- Chấp hành kỷ luật tốt, phòng gian bảo mật tốt; 5-Giữ gìn vũ khí trang bị tốt, lao động sản xuất, tiết kiệm tốt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:37:51 am »

Chiến thuật mới của địch là “dùng trực thăng vũ trang soi đêm”, bắn phá các căn cứ lõm của du kích và các đường hành lang vận chuyển của ta. Đêm 21 tháng 1 năm 1970, đồng chí Phạm Ngọc Em, ấp đội trưởng Xóm Tre (xã Ninh Quới) cùng Đoàn Văn Hớn, du kích xã dũng cảm bắn rơi tại chỗ 1 chiếc trực thăng “soi đêm” và bắn bị thương 1 chiếc khác. Địch cho 1 tốp trực thăng đến bắn phá, lấy xác đồng bọn. Du kích xã và du kích ấp Ngang Kè bắn cháy thêm 1 chiếc nữa. Lần đầu tiên trong tỉnh, du kích ấp bắn rơi trực thăng, trừng trị chiến thuật “trực thăng soi đêm” của Mỹ - ngụy.

Chuẩn bị cho đợt xuân hè năm 1970, Quân khu điều Trung đoàn 1 chủ lực Khu lên địa bàn tây nam Chương Thiện, bao gồm một số xã huyện Hồng Dân, thuộc chi khu Kiến Thiện. Nhiệm vụ: phối hợp lực lương vũ trang địa phương tấn công địch đợt xuân hè, ngăn chặn, đẩy lùi bình định của địch vùng đồng bằng

Đêm 3 tháng 3 năm 1970, vào đồng loạt của Khu. Trung đoàn 1 chủ lực Khu phối hợp địa phương quân huyện Hồng Dân đánh thiệt hại nặng chi khu Phước Long diệt và làm bị thương 120 tên địch, diệt chi cảnh sát, phá hủy 2 khẩu pháo 105 mm, 1 kho đạn: diệt, gọn 2 đồn Miếu Bà và kinh Cộng Hòa An giữa tây bắc chi khu, thu 50 súng.

Liên tiếp 3 ngày, ngày 4, 5, 6 tháng 3 năm 1970, địch đổ 2 trung đoàn 32 và 22 (sư đoàn 21) phân kích vùng Xẻo Dừng, Chòm Cao, Cỏ Thum, kinh Xá Sang (xã Ninh Thạnh Lợi). Lực lượng ta gồm: Trung đoàn chủ lực Khu và bộ đội địa phương tỉnh, huyện, dân quân du kích các xã dựa vào công sự bắn trực thăng đổ quân, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa. Ba ngày đánh địch phản kích ta đánh thiệt hại nặng 2 trung đoàn 32 và 33, loại khỏi vòng chiến đấu trên một nghìn tên địch, trong đó có 37 tên đầu hàng, thu 457 súng, bắn rơi hai phản lực F105, năm trực thăng, bị thương 7 trực thăng và 1 máy bay trinh sát L19.

Thua đau, địch điều động thêm trung đoàn 15. sư đoàn 9, lữ đoàn 3 thủy quân lục chiến và 3 chi đoàn xe bọc thép, 20 khẩu pháo, cụm quân, càn rừng suốt 20 ngày liền; chúng quyết đẩy lùi chủ lực ta ra khỏi địa bàn. Địch bị hầm chông bãi lừa chết, bị thương hàng trăm tên. Riêng tại Cái Cui, khu vực cơ quan tuyên huấn tỉnh, địch bị nổ trái chết và bị thương 20 tên. Chúng điên cuồng trả thù, bắn chết hàng trăm đồng bào ta, đốt nhiều nhà dân.

Lực lượng võ trang địa phương và du kích vào cao điểm bao vây bấn tỉa đồn bót, đánh địch nống ra diệt hàng trăm tên, nổi bật là địa phương quân huyện Hồng Dân phối hợp du kích xã Lộc Ninh phục kích diệt 1 trung đội biệt kích, một đoàn bình định, thu toàn bộ vũ khí: phối hợp tiểu đoàn Phú Lợi tập kích cụm quân chủ lực hỗ trợ bình định tại Xẻo Chích (Ninh Quới) diệt gần 100 tên địch, thu nhiều súng đạn. Quần chúng quanh chỗ địch cụm quân làm công tác binh vận, nhiều lính đào ngũ, quần chúng hướng dẫn, đưa đón về tới gia đình.

Huyện Vĩnh Lợi, địa phương quân huyện phối hợp với tiểu đoàn Phú Lợi tập kích diệt gọn đại đội Bảo an cụm quân đóng đồn ấp Hoàng II (xã Hưng Hội), thu vũ khí, có 1 cối 60, 1 đại liên. Tiếp đó, địa phương quân huyện kết hợp du kích xã Châu Thới diệt đồn Dù Phịch. Du kích xã Hưng Hội phục kích diệt tên Thơm, trưởng đoàn bình định, thu 2 súng, 1 máy thông tin HT1.

Kết thúc mùa khô năm 1970, chiến trường miền Tây cũng như trong tỉnh có chuyển lên một bước về tiêu diệt địch, chống phá bình định và xây dựng thực lực cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang. Song, bình định của địch chưa chựng lại. Khu vực căn cứ các xã Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc huyện Hồng Dân địch đóng mới 12 đồn bót.

Cũng trong mùa khô năm 1970, thực hiện cái gọi là “chiến tranh bóp nghẹt”, đế quốc Mỹ giúp Lon-non đảo chánh chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia, xóa chế độ trung lập, dựng nên chính quyền Lon-non tay sai Mỹ, hòng bóp nghẹt cách mạng miền Nam. Ngày 29 tháng 4 năm 1970, chúng huy động 5 vạn quân Mỹ và 5 vạn quân ngụy tấn công xâm lược Cam-pu-chia. Cuộc hành quân này bị lực lượng ta và bạn Cam-pu-chia đánh bại. Các sư đoàn nòng cốt của vùng 4 chiến thuật bị thiệt hại nặng, chỗ dựa của kế hoạch bình định đồng bằng sông Cửu Long bị lung lay. Về ta, đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục và đồng chí Lê Đức Anh, Phó Tư lệnh Miền được điều động tăng cường cho khu Tây Nam Bộ, Trung ương cũng tăng cường cho Tây Nam Bộ một trung đoàn chủ lực (Trung đoàn 10) để hỗ trợ chống phá bình định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #83 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:39:23 am »

Địch chủ yếu dựa vào quân đội để bình định, đánh phá cơ sở cách mạng và kềm dân tại xóm ấp, nên chúng triển khai hệ thống đồn bót dày đặc, hầu như cứ mỗi ấp một cái đồn, đồn bót cách nhau không quá 5km. Căn cứ hậu phương của ta bị thu hẹp, chỉ tồn tại những căn cứ lõm, trong tầm nhìn của đồn bót giặc, điều kiện ăn ở sinh hoạt của cán bộ và lực lượng vũ trang vô cùng vất vả, căng thẳng, đòi hỏi phải có phương thức mới phù hợp (lực lượng tinh gọn, ăn ở, đi lại hoạt động theo phương châm bí mật, khéo ngụy trang...). Tuy nhiên, tình hình mới cũng đẩy địch vào thế lực lượng quân địa phương bị dàn mỏng, nhất là lực lượng chi khu và xã. Đồn bót địch trước đó từ 1 trung đội đến đại đội Bảo an hoặc dân vệ. các thị tứ của xã và các chốt chiến lược thường là đại đội Bảo an, nay hầu hết đồn bót mới chiếm đóng, mỗi xã chỉ 1 vài đồn “cái”, quân Bảo an từ 2 tiểu đội đến trung đội để làm nòng cốt, còn lại là dồn dân vệ từ 1 tiểu đội đến trung đội, có nơi một tiểu đội dân vệ cộng với một “cốt” tiểu đội phòng vệ, có nơi trung đội phòng vệ cụm dã ngoại trong dân(1). Rõ ràng so sánh đơn vị từng đồn bót của địch thì hiện nay “bở”'(2) hơn trước nhiều, cả về quân số, vũ khí, kiên cố công sự, mặt khác có bộ phận khá lớn là lính mới và bị ép úp bộ vào phòng vệ dân sự. Từ đó, xuất hiện điều kiện mới về so sánh lực lượng cụ thể tại địa phương giữa từng đồn bót địch với lực lượng du kích xã và địa phương quân huyện ở thế ta mạnh, địch yếu. Một khi lực lượng ta bám trụ địa bàn, dựa vào dân, đặc biệt là mũi binh vận kết hợp thì khả năng diệt gọn đồn bót đối với địa phương quân và du kích sẽ trở thành phổ biến. Về phía quân cơ động tiểu khu của địch, một khi đồn bót nông thôn bị tấn công trên diện rộng thì chúng không đủ khả năng can viện.

Đó là điểm yếu không thể khắc phục của địch khi chúng ào ạt bình định chiếm đóng, dàn mỏng lực lượng; là điều kiện thuận lợi mới của ta, nhất là lực lượng địa phương mở rộng khả năng tiêu diệt tiêu hao sinh lực địch, thu vũ khí, trang bị cho ta.

Vào cao điểm đợt mùa thu tháng 7 năm 1970, địa phương quân và du kích các xã của huyện Vĩnh Lợi nhờ bám trụ vững ở các địa bàn tiếp cận địch, bắt đầu đánh địch có hiệu quả cao. Du kích xã Vĩnh Mỹ A và Long Thạnh đánh bọn trong đồn nống ra, thu 4 súng. Du kích xã Hưng Hội diệt 5 tên ở đồn Gia Hội thu 5 súng. Địa phương quân đánh thiệt hại nặng đồn Trà Co và đồn Thào Lạng. Du kích xã Châu Hưng bố trí bãi mìn clây-mo diệt trung đội dân vệ đồn Cái Dầy, bắt sống 20 phòng vệ, thu 9 súng. Du kích xã Vĩnh Lợi đánh bọn trong đồn nống ra, thu 4 súng.

Địa phương quân huyện Hồng Dân phối hợp một bộ phận Trung đoàn 2 của Khu, phục kích diệt 1 đại đội Bảo an và 1 trung đội biệt kích quận Phước Long, bắt sống 5 tên thu hàng chục súng. Tiếp theo, lực lượng ta bao vây đồn Lái Viết (xã Ninh Hòa) đánh viện, diệt gọn đại đội Bảo an 658 và Ban chỉ huy hành quân, 2 tên cố vấn Mỹ và tên quận trưởng Thép đền tội.

Cuối năm 1970, từ kết quả bám trụ, xây dựng lực lượng ba mũi, du kích xã Vĩnh Hưng kết hợp nội tuyến diệt đồn dân vệ Bà Bèo, thu toàn bộ vũ khí, trang bị cho du kích xã. Tiếp theo, 3 cán bộ chính trị ấp Mỹ Hòa bám trụ tuyến kinh xáng khoảng giữa đồn Đất Phèn đến đồn Rọc Lá (không đầy 2km), được quần chúng phục vụ, các đồng chí dùng lựu đạn và 1 khẩu AR15 diệt gọn 3 tên dân vệ đồn Lung Cả Huế (ấp Mỹ Thọ Tây), thu 1 khẩu M79, 2 khẩu AR15. Du kích xã Vĩnh Hưng từ 1 tiểu đội phát triển lên 1 trung đội, trang bị mạnh.

Cùng thời gian này, du kích xã Ninh Quới kết hợp nội tuyến diệt gọn đồn Xóm Tre, thu toàn bộ vũ khí. Địch tái chiếm đồn Bà Bèo và Xóm Tre, nhưng thắng lợi của du kích xã Vĩnh Hưng và Ninh Quới có ý nghĩa lớn về bài học bám trụ và khả năng du kích xã kết hợp binh vận diệt được đồn.

Cuối năm 1970, bọn địch ở vùng 4 chiến thuật tổ chức lấn chiếm U Minh lần thứ ba. Địch tổn thất nặng hơn hai lần trước, nhưng chúng đóng được một số đồn thọc sâu vào căn cứ U Minh. Vùng căn cú rừng chồi các xã Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc, Lộc Ninh địch đóng thêm 8 đồn, có một chốt nằm giữa rừng Hóc Quả trên tuyến sông Bến Luông - Cái Chanh do 1 tiểu đoàn chót cắm, 4 khẩu pháo 105mm, chặn đường hành lang vận chuyển của ta từ U Minh lên chiến trường Long Mỹ - Chương Thiện.

Toàn phân ban Bạc Liêu chỉ còn 3 ấp rừng chồi thuộc xã Ninh Thạnh Lợi (Hồng Dân) là vùng giải phóng, căn cứ của tỉnh và huyện Hồng Dân. Còn lại là những căn cứ lõm phạm vi chỉ một ấp, nửa ấp, địch thường đánh phá. Lực lượng ta tồn tại trong địa hình kết hợp bãi lửa, hầm bí mật, gian khổ và ác liệt. Tuy nhiên, những chiến thắng đầu tiên trong đợt Hè Thu và cuối năm 1970, đặc biệt là lực lượng du kích kết hợp binh vận diệt đồn ở Vĩnh Hưng và Ninh Quới có tác dụng đem lại niềm tin của Đảng bộ và lực lượng vũ trang, tin tưởng khả năng đánh bại bình định của địch.


(1) Trang bị của phòng vệ dân sự thường là chỉ 1/2 biên chế, bằng các loại vũ khí thuộc thế hệ cũ: cạc-bin M1, M2, Mỹ tự động, lựu đạn.
(2) Mỏng và yếu
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #84 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:41:01 am »

II. LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LUỒN SÂU, BÁM TRỤ, KẾT HỢP BA MŨI GIÁP CÔNG ĐẨY LÙI TỪNG BƯỚC BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH, GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG PHẦN (1971)

Cuối năm 1970, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết 10 (được cụ thể thành Chỉ thị 01/71) “chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đánh bại bình định là nhiệm vụ trung tâm”.

Đầu tháng 3 năm 1971, đồng chí Võ Văn Kiệt, ủy viên Thường vụ Trung ương Cục, Bí thư Khu ủy Tây Nam Bộ triển khai Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy. Xác định phương thức chống phá bình định là “luồn sâu, bám trụ, xây dựng lực lượng, kết hợp ba múi giáp công đánh địch”. “Trong tình hình mới, cấp trên phải bám cơ sở, thực hiện Đảng bám dân, dân bám đất, ba mũi bám đánh địch...”.

Ban cán sự Tỉnh đội ra nghị quyết học tập quán triệt nghị quyết Đảng, phát động trong toàn quân phong trào tình nguyện bám trụ vùng địch bình định. Các cấp đội, chỉ huy đơn vị chọn đưa đi bám trụ là những cán bộ chiến sĩ có khả năng và điều kiện là người địa phương, có gia đình và người thân trong vùng địch bình định, nhất là có người thân và bạn bè đang là tề lính địch). Nhiệm vụ là vận động quần chúng, xây dựng lực lượng bạ mũi, vận động, móc nối người thân của mình đang trong hàng ngũ địch làm nội tuyến, nội ứng, kết hợp lực lượng bên ngoài diệt đồn, diệt ác, phá bình định của địch. Các lực lượng còn lại của các đơn vị được biên chế gọn nhẹ, mạnh, bảo đảm cơ động, bí mật, kết hợp lực lượng bám trụ để đánh địch, diệt ác, phá kềm.

Đợt học tập, phát động tạo chuyển biến quan trọng, phần lớn địa bàn xã, ấp địch bình định đều có lực lượng chính trị, binh vận, công an, lực lượng vũ trang bám trụ. Giữa năm 1971, nhiều nơi xây dựng được cơ sở cảm tình, nội tuyến trong lực lượng phòng vệ, dân vệ. tề ấp của địch. Riêng huyện Hồng Dân các xã đều xây dựng được cơ sở nội tuyến trong phòng vệ dân sự và dân vệ. Đây là những ngòi nổ ngay trong lòng địch, tạo điểu kiện cho phương thức ba mũi đánh phá bình định của địch trên diện rộng, mà kẻ địch không lường nổi.

Lực lượng bám trụ xây dựng được nhiều loại hầm bí mật (hầm nấp, vách đôi) trong nhà dân và các lõm căn cứ kết hợp địa hình với bãi lửa và hầm bí mật, có sức chứa từ 1 tổ, 1 tiểu đội, đến trung đội lực lượng vũ trang, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang tiếp cận đánh địch bất ngờ.

Trên chiến trường chung, mùa khô năm 1970 -1971, Mỹ - ngụy cùng lúc tổ chức hành quân lớn tiến công đánh đường 9 - Nam Lào, Ka-ra-chê - Công-pông-chàm - Cam-pu-chia và vùng 3 biên giới(1), hòng bóp nghẹt đường chi viện từ miền Bắc cho cách mạng miền Nam Đến 16 tháng 4 năm 1971, ba cuộc hành quân lớn của Mỹ - ngụy phải kết thúc thảm bại, chúng phải co về tuyến sau phòng thủ và củng cố lực lượng. Một lần nữa các sư đoàn chủ lực ngụy ở vùng 4 chiến thuật bị đánh thiệt hại nặng, khả năng hỗ trợ, chi viện bình định đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút. Tinh thần thất bại chủ nghĩa xuất hiện trong các đơn vị chủ lực ngụy, tác động tới tề ngụy trong tỉnh. Ngược lại, những chiến thắng vang dội ở chiến trường chính đã củng cố niềm tin, cổ vũ tinh thần chiến đấu của Đảng bộ và quân dân tỉnh nhà.

Phối hợp chiến trường nông thôn, 6 tháng đẩu năm 1971, biệt động mật của thị xã phục vụ đội biệt động diệt hàng chục tên thám báo, tề điệp ác ôn ở Trà Kha B, Trà Kha A, Khu 4 và Tân Tạo. Trước đó, cơ sở hợp pháp của công an thị xã dùng lựu đạn diệt tên Chính Nhã, một tên đầu hàng phục vụ địch đánh phá cơ sở cách mạng có nhiều nợ máu với nhân dân.

Tháng 9 năm 1971, Khu ủy và Quân khu ủy Tây Nam Bộ chủ trương đánh mạnh vào bọn chủ lực ngụy đang chiếm đóng ở U Minh. Ta diệt trên 2.000 tên địch, diệt hàng loạt đồn bót, địch rút chạy nhiều chốt. Ta thu hồi 7 khu vực tuyến sông Cái Tàu, giải phóng xã Khánh Hưng B. Sư đoàn 21 ngụy thiệt hại nặng phải chuyển về vùng hậu cứ củng cố. Vùng 4 chiến thuật bỏ kế hoạch tô dày, lấp kín U Minh. Thắng lợi U Minh tạo niềm tin của quân và dân tỉnh nhà đánh bại bình định của địch.

Phối hợp chiến trường U Minh, du kích xã Vĩnh Lợi (huyện Vĩnh Lợi) kết hợp nội tuyến bắt gọn một trung đội phòng vệ dân sự ấp Giồng Nhản (cách trung tâm thị xã Bạc Liêu 6km), thu 20 súng, họp dân xử tên Quyền, tình báo ác ôn. Du kích xã Long Thạnh kết hợp nội tuyến bắt giải tán một trung đội phòng vệ dân sự tại Cầu Sập, thu 5 súng; giải tán trung đội phòng vệ dân sự Cái Tràm, thu 2 súng. Địa phương quân huyện kết hợp du kích Vĩnh Mỹ B diệt đồn Bào Sàng, thu 27 súng, bức rút một đồn khác. Địa phương quân kết hợp du kích xã Long Thạnh diệt đồn Béc Hen nhỏ, thu 15 súng.


(1) Nơi biên giới giáp ba nước Lào – Việt Nam – Cam-pu-chia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:42:01 am »

Ở huyện Hồng Dân, địa phương quân phối hợp du kích xã Lộc Ninh phục kích bọn bảo an chi khu Ngan Dừa vào đóng đồn Vàm Chùa, Cai Giảng, diệt 37 tên, làm bị thương nhiều tên, bắn rơi 1 trực thăng. Địch rút chạy bỏ kế hoạch đóng đồn.

Ngày 2 tháng 9 năm 1971, một nữ du kích mật ở thị trấn Phước Long dùng lựu đạn diệt tên Nhạn, thám báo ác ôn.

Du kích xã Lộc Ninh phục kích đại đội bảo an 66, diệt và bắt sống 33 tên, thu 36 súng, 2 máy PRC25. Đội phòng thủ Huyện ủy Hồng Dân bắn rơi 1 máy bay phản lực F105 của địch đang ném bom ấp Cai Giảng xã Lộc Ninh. Địch cho nhiều tốp trực thăng đến phóng pháo khu vực này, đồng chí xã đội phó và lực lượng du kích xã Lộc Ninh bắn 6 phát đạn làm cháy 1 trực thăng và bị thương 1 chiếc khác.

Tháng 9 năm 1971, địa phương quân và du kích xã Ninh Quới kết hợp nội tuyến diệt đồn cống Sáu Hỷ và Xóm Chùa, thu hơn 28 sũng, giải tán 1 trung đội phòng vệ dân sự. chống phản kích diệt 6 tên địch.

Du kích xã Vĩnh Hưng, dựa vào công sự, bãi lửa, đánh bật nhiều đợt tiến công của tiểu đoàn Bảo an 411 tiểu khu Bạc Liêu, diệt và làm bị thương 21 tên, giữ vững lõm căn cứ ấp Đông Hưng, bảo vệ an toàn hàng trăm cán bộ và quần chúng sơ tán tại đây.

Phối hợp phong trào chính trị, binh vận chống địch bầu cử hạ viện tháng 8 năm 1971 và bầu cử tổng thống ngụy tháng 9 năm 1971, lực lượng du kích xã, ấp bám đánh bọn đồn bót lùa bất dân đi bầu cử, đánh bọn canh gác thùng thăm ở nhiều điểm bầu cử, diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch. Riêng huyện Vĩnh Lợi diệt 91 tên, có 9 trưởng phó đồn, 2 trưởng ấp, 2 tên đầu hàng phản bội, 6 liên toán trường phòng vệ dân sự, thu 32 súng.

Tháng 11 năm 1971, Khu ủy và Quân khu ủy Tây Nam Bộ chủ trương “Chuyển lên tiến công, kết thúc thời kỳ giằng co ác liệt với địch”. Tỉnh ủy, Tỉnh đội chi thị “Tiếp tục đẩy mạnh phản công phá bình định giành thắng lợi lớn hơn, đồng thời chuẩn bị tốt cho các bước kế tiếp, đẩy mạnh hơn nữa công tác binh vận, xây dựng cơ sở nội tuyến trong các sắc lính, ở cả ba vùng, phục vụ cho bước đồng loạt phá bình định mở mảng chuyển vùng, chú trọng phòng vệ dân sự, dân vệ, bảo an đóng đồn vùng kềm mới, vùng trọng điểm”.

Kết thúc năm 1971, toàn tỉnh đánh địch 1.660 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 8.394 tên, diệt 27 đồn. cốt, một phân chi khu, đánh thiệt hại nặng một chi khu thu 1.000 súng. Binh vận kết hợp khởi nghĩa, nội ứng 60 cuộc, gỡ 18 đồn bót, hàng nghìn binh sĩ rã ngũ. Địch tái chiếm hầu hết các đồn bót bị mất, nhưng tinh thần binh sĩ hoang mang, nhiều nơi không dám bung ra lùng sục như trước nữa. Phong trào đấu tranh chính trị trực diện có hàng nghìn quần chúng tham gia, phá bầu cử gian lận của địch, giành nhiều thanh niên khỏi đi lính hơn 1.000 gia đình khu vực địch bắt dân ở yên chỗ cũ làm ăn. Ta giữ vững căn cứ Tỉnh ủy, các huyện, thị ủy các lõm căn cứ của xã. Chi bộ Đảng và du kích đứng vững trên địa bàn bám trụ. Hơn 100 ấp chuyển lên tranh chấp thế ta mạnh, nhân dân hăng hái sản xuất, đưa con em vào lực lượng vũ trang, đóng góp quỹ đảm phụ giải phóng hơn 10.000 giạ lúa.

Lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, xã phát triển nhanh du kích các xã bám đánh địch nhiều trận gây cho chúng nhiều thiệt hại. Ngoài ra, hệ thống công trường tỉnh, huyện, xã khôi phục khá mạnh, sản xuất các loại mìn, bộc phá, vũ khí cải tiến phục vụ xây bãi lửa, xã ấp chiến đấu và phục vụ bao vây đồn bót. Nhờ đó, sức chiến đấu của các lực lượng nâng cao rõ rệt. Địa phương quân tự lực diệt được đồn trung đội địch, du kích phần lớn xã kết hợp nội tuyến diệt được đồn bót, du kích ấp của một số xã kết hợp nội tuyến diệt được đồn phòng vệ, bắt giải tán cả trung đội phòng vệ dân sự.

Cuộc chiến bình định và chống bình định trong tỉnh năm 1971 tuy ta và địch còn giằng co, ác liệt, nhưng chiến trường đồng bằng Bạc Liêu đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất. Ta đã chặn địch lại, đẩy lui chúng từng bước, giành thắng lợi từng phần. So sánh lực lượng ta địch nhất là tại cơ sở có bước chuyến biến rõ, có lợi cho ta, tạo điều kiện thuận lợi cho năm 1972 phản công đánh bại nghiêm trọng bình định của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #86 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:42:51 am »

III. PHỐI HỢP CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC TOÀN MIỀN, PHẢN CỔNG PHÁ BÌNH ĐỊNH, MỞ MẢNG, CHUYỂN VÙNG, ĐÁNH BẠI NGHIÊM TRỌNG KẾ HOẠCH BÌNH ĐỊNH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH CỦA ĐỊCH. GÓP PHẦN GIÀNH THẮNG LỢI HIỆP ĐỊNH PA-RI (1972)

Đầu năm 1972, Bộ Chính trị thông qua nghị quyết của Thường vụ Quân ủy Trung ương và kế hoạch “Cuộc tiến công chiến lược năm 1972”, lấy chiến trường Trị Thiên làm hướng chính. Ngày 30 tháng 3 năm 1972 quân dân ta mở đợt tấn công đồng loạt ở miền Nam. Địch co cụm về phòng thủ tuyến trong, Mỹ tăng cường không quân, hải quân cho quân ngụy, Ních-Xơn ra lệnh ném bom miền Bắc trở lại. Ngày 6 tháng 4 năm 1972 quân dân ta đồng loạt đánh mạnh vào các tỉnh nam Khu 6 cũ. Ních-xơn tuyên bố hoãn không thời hạn các phiên họp ở Hội nghị Pa-ri.

Tại chiến trường Bạc Liêu, ngoài tiểu khu và 4 chi khu, địch có 186 đồn bót đóng trên hai huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi. Quân số chung 11.000 tên (không tính quân chủ lực sư đoàn 21). Tiểu khu Bạc Liêu bất đầu triển khai “kế hoạch tứ niên cộng đồng tự vệ và cộng đồng phát triển địa phương”. Mục tiêu là tập trung tăng cường xây dựng lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự mạnh, xây dựng chính quyền xã ấp vững chắc làm công cụ cho kế hoạch bình định tập trung quét sạch cơ sở cách mạng, quyết không để lực lượng ta tồn tại. Đầu năm 1972, địch tiếp tục đẩy mạnh bắt lính đôn quân, đóng thêm đồn phòng vệ, tô dày thêm hệ thống đồn bốt. Đối với vùng giải phóng và khu căn cứ du kích tăng cường độ phi pháo hủy diệt và tát dân ra vùng địch tạm chiếm, B57 ném bom trộm ban đêm, trực thăng “cá lẹp” phóng pháo; trực thăng “cán gáo” đánh phá hầm trú ẩn, pháo bầy bắn hàng trăm hàng nghìn quả đạn vào một điểm. Địch liên tiếp mở các chiến dịch phát hoang, mang tên “Đồng khởi”, “Sao hôm”, “Đại phong”, v.v... bắt ép phòng vệ và dân chúng dọn sạch cây lá, dùng chất độc hỏa học và đạn pháo “FosFore” phá địa hình. Từ ngày 10 đến ngày 22 tháng 1 năm 1972, địch huy động 1.000 quân của tỉnh và quận, 2.000 phòng vệ dân sự chặt phi rừng tràm Mỹ Phước, đánh vào căn cứ của Tỉnh ủy, rừng lá Lâm Khiết là căn cứ của Tỉnh đội. Tuy nhiên, binh sĩ địch trong tỉnh tinh thần sa sút, hoang mang, không còn chỗ dựa vững chắc là quân chủ lực vùng 4, không còn hung hăng lùng sục như thời kỳ bình định cấp tốc.

Trong thị xã, thị trấn địch mở chiến dịch “Vì dân”, liên tục hành quân cảnh sát, bao ráp lục xét, đánh phá cơ sở cách mạng, trấn áp tinh thần quần chúng, bắt lính, vơ vét thuế khóa. Nhiều nơi chúng cưỡng ép phụ nữ tuổi từ 16 - 35 vào phòng vệ, bắt tập quân sự, canh gác, ai không vô phải đóng tiền canh gác. Bị quần chúng kịch liệt phản đối, dần dần chúng buông trôi.

Tháng 1 năm 1972, Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng triển khai Chỉ thị 13 của Trung ương Cục, Nghị quyết 26 của Khu ủy, kiểm điểm tình hình hoạt động năm 1971, đề ra nhiệm vụ năm 1972: “Động viên nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, quân dân trong tỉnh, ra sức phát huy cao độ thành quả đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi của chiến trường toàn miền, đẩy mạnh ba mũi giáp công với tư tưởng tiến công địch trên tinh thần tự lực tự cường, quyết chiến quyết thắng, đưa phong trào tiến công nổi dậy đồng loạt, đánh cho ngụy quân ngụy quyền sụp đổ một bước để giành thắng lợi lớn nhất, nhằm làm thất bại cơ bản bình định và chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch. Chuyển nông thôn kềm mới lên thế ta mạnh và giải phóng lõm, đứng vững trên địa bàn trọng yếu như trước Tết Mậu Thân. Đồng thời đẩy mạnh phong trào chính trị ở thị trấn, thị tứ lên một bước mới”.

Mục tiêu chung là đẩy mạnh tấn công tổng hợp trên diện rộng, mở mảng, giải phóng vùng kềm mới, chuyển lên thành thế tranh chấp ta mạnh ở vùng kềm cũ. Hai huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi nằm trong trọng điểm 1 của Khu, phối hợp chủ lực Khu mở mảng giải phóng tuyến sông Ngan Dừa nam Long Mỹ là vùng trọng điểm lúa gạo của Bạc Liêu.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ban hành chính sách binh vận 10 điểm, khuyến khích binh sĩ ngụy quân và nhân viên ngụy quyền bỏ hàng ngũ địch, lập công trở về với cách mạng, có thành tích được khen thưởng, ly khai chống Thiệu, được giữ nguyên chức nguyên lương. Đối với lực lượng phòng vệ dân sự, cách mạng coi họ là những người bị địch cưỡng ép, không coi lả đối tượng tiêu diệt. Chính sách khoan hồng chính nghĩa của ta là đồn tấn công chính trị mới đánh vào hàng ngũ địch, phục vụ nhiệm vụ chống phá bình định, mở mảng chuyển vùng.

Vào cao điểm đồng loạt 1 (tháng 2 năm 1972), Quân khu đưa 2 trung đoàn chủ lực đánh mạnh, mở mảng tỉnh Chương Thiện. Phối hợp chiến trường Chương Thiện, quân dân trong tỉnh xông lên bao vây, tấn công hàng trăm đồn bót, đánh địch nống ra, can viện, diệt nhiều tên. Nổi nhất ở Hồng Dân, địa phương quân và du kích xã phối hợp chủ lực Khu tập kích gây thiệt hại nặng 3 đồn Cỏ Thum, kinh Đứt Ruột và Cây Mét, phục kích đánh diệt gọn 2 đại đội bảo an tiểu đoàn 411 tiểu khu Bạc Liêu và đại đội 915 chi khu Phước Long. Tiểu đoàn Phú Lợi tỉnh kết hợp địa phương quân, có 2 nội tuyến phục vụ, diệt gọn phân chi khu Cà Lâm, 2 trung đội dân vệ, 1 đoàn bình định, 1 tiểu đội cảnh sát, giải tán 2 trung đội phòng vệ dân sự. Địa phương quân huyện và du kích xã Long Thạnh kết hợp nội tuyến diệt đồn phòng vệ Xóm Lá, thu vũ khí; đánh mìn trên quốc lộ 4 diệt 2 xe công binh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #87 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:43:51 am »

Ngày 30 tháng 3 năm 1972, cuộc tiến công chiến lược toàn miền Nam bắt đầu.

Tỉnh vào cao điểm đồng loạt bước 2, ngày 7 tháng 4 năm 1972 toàn tỉnh tấn công bao vây 140 đồn bốt.

Huyện Hồng Dân, đêm 20 tháng 4 năm 1972, địa phương quân, du kích phối hợp chủ lực Khu đánh tiêu diệt chi khu Ngan Dừa, diệt 200 tên, thu nhiều súng đạn, phá hủy 2 pháo 105 mm, bắt 25 phòng vệ dân sự.

Phối hợp với tấn công chi khu Ngan Dừa, quân dân xã Ninh Quới xông lên bằng ba mũi bao vây tấn công, các đồn bót trong xã, đến ngày 23 tháng 4 năm 1972, diệt và bước rút 7 đồn (Đường Cày, Cầu Sắt, cống Sáu Hỷ, Xóm Tre, Phèn Suông. Dầy Quán, Lái Viết) thu 150 súng, 140 binh sĩ trở về với nhân dân, giải phóng hoàn toàn xã Ninh Quới. Xã Ninh Hòa lực lượng ba mũi bao vây 6 đồn, đồn Vàm Lái Viết bỏ đồn chạy về đồn Xẻo Rô. Đến ngày 25 tháng 4 năm 1972. Ta kết bợp binh vận bức hàng đồn Xẻo Rô, thu 40 súng; bức rút các đồn Trà Óc. Trà Ky, Ninh An, giải phóng cơ bản xã Ninh Hòa. Cũng đêm 20 tháng 4 năm 1972. du kích xã Lộc Ninh phối hợp chủ lực Khu diệt gọn đồn Bà Ai, bắt 7 tù binh, du kích xã, ấp bao vây số đồn bót còn lại. Ngày 24 tháng 4 đồn Tà Suôl, Bình Dân rút chạy, giải phóng cơ bản xã Lộc Ninh. Đêm 27 tháng 4 năm 1972, ba mũi xã Phước Long bao vây hai đồn Phước Hòa A và Tám Tỏn, bắn tỉa diệt 2 tên. bị thương 5 tên, rã ngũ 5 tên. mang 2 súng. Du kích xã Vĩnh Lộc bức rút đồn Xẻo Quao và đồn Vàm Xáng, Ngan Dừa. Mười ngày cao điểm đồng loạt, huyện Hồng Dân diệt 464 tên địch, làm bị thương 11 tên, bắt sống 17 tên, rã ngũ 202 tên, diệt và bức rút 16 đồn bót, giải phóng và giải phóng cơ bản ba xã Ninh Quới, Ninh Hòn, Lộc Ninh. 32.000 dân và 630 gia đình trở về chỗ ở cũ, trên 300 thanh niên vùng địch tạm chiếm vào vùng giải phóng tham gia kháng chiến.

Thắng lợi của huyện Hồng Dân tạo một bước kỷ lục mới về quy mô diệt địch, gỡ đồn. mở mảng chuyển vùng trong thời gian ngắn nhất. Nổi lên tư tưởng chiến lược tiến công, nghệ thuật chỉ đạo biết vận dụng thời cơ quân chủ lực đánh lớn vào cứ điểm chi khu, lực lượng ba mũi của địa phương đồng loạt xông lên bao vây tấn công đồn bót giành thắng lợi to lớn, tạo một bước chuyển biến có tính chất nhảy vọt.

Tại huyện Vĩnh Lợi, địa phương quân đánh thiệt hại đồn Đìa Chuối và đồn Giồng Bướm. Du kích các xã trong huyện bao vây đồn bót, đánh bọn xỉa ra, can viện, phản kích 58 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 174 tên địch, thu 6 súng; vũ trang tuyên truyền vào thị tử Hòa Bình, tuyến lộ 4, cầu số 2 đến Bào Sàng, có 8.953 quần chúng dự, lực lượng ta diệt 4 tên ác ôn, cảnh cáo 41 tên khác, có 8 cuộc 104 quần chúng đấu tranh chống đuổi nhà, phát hoang, đánh đập, làm tiền...; binh vận làm rã ngũ 101 binh sĩ, mang ra 1 súng, xây dựng 12 cơ sở nội tuyến mới.

Ở thị xã Bạc Liêu, đêm 30 tháng 3 năm 1972, đơn vị pháo biệt động pháo kích sân bay Bạc Liêu, gây cho địch một số thiệt hại.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1972, địch đổ trung đoàn 15 sư đoan 9 phối hợp với tiểu khu Bạc Liêu, tiểu khu Chương Thiện phản kích ác liệt vào chiến trường Hồng Dân, tái chiếm chi khu Ngan Dừa, hà hơi số đồn bốt còn lại. Địch không tái chiếm được đón nào bị ta gỡ trong tháng 4 năm 1972. Chúng phái rút bỏ chốt Hóc Quà một tiểu đoàn và 4 khẩu pháo (thuộc xã Vĩnh Lộc – Hồng Dân), khai thông tuyến vận chuyển bằng đường sông từ căn cứ Cái Chanh lên các xã đồng bằng. Sau đó địch cho B52 rải thảm khu vực này.

Trên chiến trường miền Nam, địch phản kích quyết liệt trên các mặt trận, nhất là Quảng Trị - mục tiêu quân sự, chính trị số một, hòng giành thế mạnh đàm phán với ta trong các phiên họp trở lại vào ngày 13 tháng 7 năm 1972 ở Pa-ri.

Vào cao điểm đồng loạt từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 1972, diện tiến công đánh phá bình định trong tỉnh càng rộng, mạnh hơn, cả vùng kềm mới và kềm cũ.

Tại huyện Hồng Dân đêm ngày 9 tháng 6 năm 1972, đơn vị chủ lực Khu pháo kích thiệt hại nặng chi khu Phước Long và đồn Phó Sinh. Du kích các xã Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Phú Đông, Phựớc Long, Ninh Thạnh Lợi tiến lên bao vây tấn công đồn bót địch. Diệt đồn Còng Đá, bức rút đồn Xẻo Dừng (xã Ninh Thạnh Lợi), mở ra tuyến kinh xáng Cạnh Điền - Phó Sinh. Xã Vĩnh Phú Đông dùng lực lượng ba mũi vây chặt đồn Tây Lác, Tay Mập. Liên đội 44 bảo an Bạc Liêu vào cứu viện, tiểu đoàn Phú Lợi phối hợp du kích xã phục kích đánh hai trận, làm thiệt hại nặng liên đội này. Tháng 7 năm 1972, đơn vị Phú Lợi phối hợp du kích xã tiêu diệt đại đội biệt kích quận Phước Long tại Chủ Xiệp. Du kích xã Vĩnh Phú Đông và Vĩnh Hưng kết hợp nội tuyến diệt đồn Tây Mập và đồn Bà Bèo lần thứ hai. Địa phương quàn huyện kết hợp nội tuyến diệt đồn Xáng Cụt. Du kích xã Vĩnh Lộc kết hợp chủ lực Khu diệt đồn Bần Ổi, Cần Xé, Cái Nứa, khai thông tuyến sông Đa Đình - Bến Luông. Địa phương quân huyện cùng du kích các xã Ninh Quới, Ninh Hòa, Lộc Ninh liên tục chống địch phản kích, diệt hàng trăm tên, bảo vệ vùng giải phóng mới mở ra. Đồng bào xã Ninh Quới tấn công binh vận tiểu đoàn chủ lực ngụy đang cụm quân càn quét trong xã, làm rã hàng trăm tên địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #88 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:44:50 am »

Huyện Vĩnh Lợi đồng loạt vào cao điểm ngày 8 tháng 5 năm 1972. Du kích xã Vĩnh Lợi kết hợp nội tuyến diệt đồn phòng vệ Xóm Lẫm. Du kích xã Vĩnh Mỹ B đánh thiệt hại nặng đồn phòng vệ Già Tuốt. Du kích xã Châu Thới tước vũ khí trung đội phòng vệ ấp Cái Dầy. Du kích xã Châu Hưng diệt đồn phòng vệ và đánh thiệt hại nặng đồn dân vệ Thông Lưu B. du kích xã Long Thạnh tước vũ khí phòng vệ ấp Cái Tràm 1. Du kích và địa phương quân đánh ngoài công sự 26 trận, diệt 408 tên địch, thu 77 súng; tổ chức vũ trang tuyên truyền 62 cuộc, binh vận rã ngũ 35 binh sĩ... Tháng 6 năm 1972, đồng loạt bao vây 11 đồn, huy động trên 5.000 lượt dân công đào đắp công sự, chướng ngại, bãi chông, lựu đạn, sát thương nhiều tên địch, đánh bọn can viện, bó địch trong đồn. Đêm 2 tháng 6 năm 1972, du kích xã Vinh Mỹ A tập kích đồn Vĩnh Lập diệt và làm bị thương 14 tên, bắt sống 6 tên, thu 9 súng. Ngày 22 tháng 6 năm 1972, địa phương quân phối hợp đơn vị Phú Lợi đánh thiệt hại nặng đồn Giồng Bướm (xã Châu Thới), phục kích đánh địch can viện diệt 35 tên. Trước tình hình đồn bót, vũ khí bị mất càng nhiều, nhiều đồn bót đang bị bao vây chặt, bọn tiểu khu, chi khu không đủ sức can viện, chủ lực bị kềm chân ở chiến trường chính, cuối tháng 6 năm 1972, tiểu khu Bạc Liêu ra lệnh rút bỏ hàng chục đồn bót sâu trong vùng nông thôn kềm mới huyện Vĩnh Lợi, ta mở ra hàng chục lõm giải phóng liên hoàn nhiều ấp. Song song với tiến công địch, các xã trong huyện tích cực vận động thanh niên tòng quân, bổ sung cho du kích xã 32 đồng chỉ, đưa về trên 64 đồng chí.

Vào đồng loạt 6 tháng 9 năm 1972, lực lượng ba mũi trong huyện bao vây 19 đồn bót, ngoài chiến thuật chướng ngại, bãi lửa, lần này áp dụng chiến thuật thông hào lấn sát đồn địch, dựng pháo đài, ưu thế trên cao bắn cắm vào đồn, dùng nạng giàng thun phóng lựu đạn gây sát thương nhiều địch. Sáng kiến này về sau được phổ biến nhiều nơi. Đêm 8 tháng 8, du kích xã Châu Thới kết hợp nội tuyên diệt đồn Cầu Trâu, thu 10 súng. Lực lượng ba mũi xã Minh Diệu bao vây bức rút đồn Bộ Tàu. Nội tuyến phục vụ diệt gọn đồn Bào Sàng thu 14 súng. Các xã Long Thạnh. Châu Hưng, Hưng Hội đánh nhiều trận, diệt 1 xe GMC trên quốc lộ 4. Địa phương quân huyện phục kích diệt gọn trung đội bảo an thuộc đại đội 442, thu 8 súng.

Phối hợp phản công phá bình định ở nông thôn đêm 9 tháng 6 năm 1972 pháo binh biệt động thị xã Bạc Liêu pháo kích trung tâm huấn luyện “Dân Chí” làm chết và bị thương 20 tên địch. Đội phòng thủ thị ủy phục kích diệt 1 tiểu đội địch tiếp tể đồn Biền Tây, thu 5 súng, có 1 M79. Biệt động thị xã kết hợp nội tuyến diệt đồn số 10, thu toàn bộ vũ khí. Đánh thiệt hại đón Trà Kha và đồn Trà Văn, phục kích đánh diệt 1 xe tuần tiễu; lực lượng ta áp sát vào nội ô.

Phối hợp phong trào ba mũi phá bình định, phong trào đấu tranh chính trị diễn ra quyết liệt ở nhiều nơi chống địch càn quét bắn phá, giết người, cướp của, bắt lính đôn quân, vơ vét thuế khóa, nổi nhất là đấu tranh chống khủng bố, bắt lính. Tại chùa Cỏ Thum, địch bắn chết anh Giỏi; sư sãi và đồng bào Khơ-me - Việt ở đây kéo lên Phước Long đấu tranh, tên quận trưởng nhận lời, phạt tù tên giết người, bồi thưởng tiền an táng. Đồng bào Khơ-me - Việt ở quanh các chùa Dầy Quán, Đìa Chuối, Cỏ Đôn đấu tranh chống địch ném bom bắn phá, phát hoang vườn tược, chống bắt sư sãi và thanh niên đi lính. Đặc biệt, ở thị xã Bạc Liêu, phối hợp với cuộc đấu tranh chống bắt lính quy mô lớn của gần 11 nghìn sư sãi và đồng bào Khơ-me - Việt thị xã Sóc Trăng, ngày 18 tháng 7 năm 1972, hơn 2.000 quần chúng thị xã gồm tu sĩ, học sinh, buôn gánh bán bưng, công nhân lao động thị xã Bạc Liêu đấu tranh với khẩu hiệu: “chống bắt học sinh, thanh niên đi lính, chống đuổi nhà, đuối chợ”. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi 125 thanh niên không bị bắt lính, địch hoãn đuổi nhà, đuổi chợ.

Những tháng 6, 7, 8 và 9 năm 1972, địch tăng cường phản kích đánh phá, đối phó lại cuộc tiến công của ta, chiếm lại một số vùng bị mất, nơi không tái chiếm được thì đánh phá ác liệt, tát dân ra khỏi vùng giải phóng, “thà mất đất hơn mất dân'“. Khu vực Bạc Liêu chúng đánh mạnh vào các xã Châu Thới, Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú, Ninh Quới, Ninh Hòa, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi. B52 ném bom rải thảm vùng Hóc Quả (xã Vĩnh Lộc), vàm Lái Viết (xã Ninh Hòa). Trong 3 tháng 7, 8, 9 năm 1972, địch càn 158 cuộc, đốt 302 nhà, bắn chết 264 người, bị thương 264 người, 112 người bị bắt, đánh đập, cầm tù. Tiểu đoàn 411 bảo an Bạc Liêu do Mã Thành Nghĩa chỉ huy đánh vào xã Châu Thới, Vĩnh Hưng đã dùng hành động trả thù man rợ bắn giết, đánh đập, hãm hiếp phụ nữ, bắn chết chị em khi đang cho con bú, cắt mũi, xẻo tai...

Địch không hạn chế được sức tấn công của ta. Trong quý III năm 1972, ta đánh địch 253 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 1.363 tên. Khu vực trọng điểm tỉnh (huyện Hồng Dân) diệt bức rút 18 đồn. Khu vực Bạc Liêu diệt thêm 9 đồn, bức rút 1 đồn, bình định của địch tiếp tục đẩy lùi, ta gỡ 28 đồn, địch chỉ tái chiếm 9 đồn.

Cuộc tiến công chiến lược xuân hè năm 1972 của quân dân miền Nam thắng lớn, quân chủ lực ngụy bị đánh bại ở nhiều nơi, phải lui về cố thủ. Chiến trường Tây Nam Bộ ở trọng điểm và các tỉnh đều thắng lớn. Tính đến cuối tháng 9 năm 1972, Tây Nam Bộ diệt hơn 80.000 tên địch, gỡ 1.000 đồn bót, 31.000 binh lính đào ngũ mang ra 339 súng, phá rã hơn 10.000 phòng vệ dân sự, thu 1.000 súng; giải phóng 29 xã, chuyển lên tranh chấp ta mạnh 240 xã. Ta, địch từ thế cài răng lược hồi cuối năm 1971, đã chuyển thành thế “da beo” uy hiếp địch.

Chiến trường Bạc Liêu ta diệt, làm rã 6.639 tên địch, thu 1.067 súng. Diệt, bức rút, bức hàng trên 100 đồn bót, giải phóng hoàn toàn và cơ bản 4 xã, 94 ấp, 105.000 dân. Lực lượng ba mũi phát triển nhanh, áp sát địch. Nhân dân vùng giải phóng tham gia các đoàn thể, lực lương du kích, tự vệ, được trang trải hàng nghìn hécta ruộng đất, phát triển sản xuất, đóng góp hơn 100.000 giạ lúa đám phụ giải phóng, hàng nghìn thanh niên tòng quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #89 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:45:17 am »

Nét nổi bật của hoạt động vũ trang trong tỉnh năm 1972 là phối hợp nhịp nhàng với chiến trường chung, đánh địch khắp nơi, các địa phương đều đánh được địch, đạt yêu cầu mục tiêu mở mảng chuyển vùng của Tỉnh ủy, Tỉnh đội đề ra. Cách đánh có nhiều sáng tạo, sử dụng có hiệu quả hình thức chiến thuật bao vây đánh lấn như dùng bãi lửa vây gí địch, đào giao thông hào, công sự, lấn sát đồn bót bắn tỉa, dùng giàn thun phóng lựu đạn vào đồn gây sát thương địch; đặc biệt là phương thức kết hợp ba mũi bao vây tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn bót địch. Năm 1971 phương thức chủ yếu là vũ trang kết hợp nội tuyến diệt đồn bót, nay nâng lên sử dụng ba mũi tấn công địch, lực lượng vũ trang vây dí, gây sát thương địch, hậu thuẫn cho lực lượng chính trị của quần chúng bao vây uy hiếp địch; gia đình binh sĩ làm lực lượng xung kích tiếp cận đồn bót, dùng máy phóng thanh kêu gọi chồng con em trở về với cách mạng. Đồn Xẻo Rô xã Ninh Hòa là một điển hình quá trình đồng loạt bao vây, một số đồn lẻ rút chạy cụm về đồn Xẻo Rô, ta huy động lực lượng ba mũi vây chặt đồn này, sử dụng vợ tên trưởng đồn gọi hàng, chúng đầu hàng, ta thu 40 súng.

Về địch, khả năng chi viện, tái chiếm giảm sút; xuất hiện dấu hiệu co cụm, chống đỡ.

Tháng 10 năm 1972, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban cán sự Tỉnh đội chủ trương cho các cấp đội khẩn trương phát triển lực lượng, chuẩn bị các một theo phượng án xông lên giành thắng lợi lớn nhất khi tình hình có đột biến do bàn đàm phán ở Hội nghị Pa-ri tạo ra. Tỉnh đội quyết định thành lập Tiểu đoàn Phú Lợi 2 và chuẩn bị thành lập Tiểu đoàn Phú Lợi 3. Các huyện thành lập thêm đại đội địa phương quân thứ hai và kiện toàn các đơn vị binh chủng đặc công, pháo binh. Xã có ít nhất 1 trung đội du kích trang bị mạnh, ấp có tiểu đội du kích đủ trang bị.

Giữa tháng 10 năm 1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận Thông tư 08/72 của Khu ủy về việc Mỹ thỏa thuận các văn bản Hiệp định Pa-ri, sẽ ký chính thức vào ngày 26 tháng 10 năm 1972. Tỉnh ủy, Tỉnh đội chủ trương mở đợt tấn công mới, dốc các lực lượng xông lên chiếm lĩnh các mục tiêu trọng yếu, chuẩn bị đón thời điểm thắng lợi lớn nhất

Đế quốc Mỹ lật lọng không ký hiệp định đã thỏa thuận để Ních-xơn đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2 vào tháng 11 năm 1972. Mỹ tiếp tục tăng vũ khí, phương tiện chiến tranh cho quân ngụy, đốc thúc tiếp tục bình định lấn chiếm.

Phối hợp với quân dân toàn Miền trừng trị thái độ ngoan cố, lật lọng của Mỹ - ngụy, tháng 10 năm 1972, địa phương quân huyện Vĩnh Lợi cùng du kích xã Hưng Hội, Châu Hưng kết hợp cơ sở nội tuyến, diệt gọn phân chi khu Sóc Đồn (cách thị xã Bạc Liêu 2km), diệt 1 trung đội dân vệ, 1 đoàn bình định, 1 ban tề xã, 1 tiểu đội cảnh sát, giải tán 2 trung đội phòng vệ, thu 30 súng. Địch ở thị xã Bạc Liêu hết sức hoang mang.

Ngày 12 tháng 11 năm 1972, địa phương quân huyện Hồng Dân chiếm lĩnh địa bàn ấp Mỹ Trinh (xã Vĩnh Hưng), phối hợp du kích xã phục kích diệt đại đội 915 bảo an quận Phước Long, thu toàn bộ vũ khí, 3 máy thông tin PRC25, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn bảo an 448 tiểu khu Bạc Liêu, diệt 57 tên.

Từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, Ních-xơn ra lệnh cho máy bay B52 ném bom thủ đô Hà Nội và thành phố Hái Phòng. Quân dân miền Bắc làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, quân dân miền Nam đánh mạnh khắp chiến trường, nhận chìm ý đồ đàm phán trên thế mạnh của tập đoàn Ních-xơn.

27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoàn bình ở Việt Nam được ký kết tại Pa-ri.

Bốn năm triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” theo học thuyết Ních-Xơn, Mỹ - ngụy đã tập trung mọi cố gắng, liên tục phản công và tiến công ở miền Nam, mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia và Lào, ném bom miền Bắc lần thứ hai. Kết hợp các loại chiến tranh giành dân, chiến tranh hủy diệt và chiến tranh bóp nghẹt bằng mọi thủ đoạn hết sức tàn bạo, thâm độc. Nhưng Mỹ - ngụy không đạt được mục tiêu đầy tham vọng của chúng, ngụy không mạnh lên mà suy sụp thêm, cách mạng miền Nam không bị “tàn lụi dần” mà càng lớn mạnh, làm cho chúng thất bại nặng nề trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán Pa-ri.

Ở Bạc Liêu, liên tiếp các chiến dịch bình định cấp tốc bình định đặc biệt, bình định phát triển của Mỹ - ngụy trong những năm 1969 - 1971 đã gây nhiều khó khăn tổn thất cho đồng bào và phong trào cách mạng trong tỉnh. Vượt qua mọi khó khàn gian khổ, ác liệt, hy sinh, Đảng bộ, quân dân Bạc Liêu luôn giữ vững ý chí chiến đấu, kiên định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, ra sức thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Các lực lượng vũ trang trong tỉnh cùng với Đảng bộ kiên cường luồn sâu bám trụ vùng địch bình định, bám dân, xây dựng lực lượng ba mũi, chống phá bình định, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược toàn Miền năm 1972, lực lượng ba mũi khắp các huyện, xã và nhiều ấp xông lên tự lực gỡ đồn bót địch, đồng loạt mở mảng chuyển vùng, làm thất bại nghiêm trọng kế hoạch bình định lấn chiếm của địch.

Qua thử thách, tôi luyện, các lực lượng vũ trang trong tỉnh phát triển cân đối, trưởng thành vượt bậc cả về quân số, trang bị và trình độ tác chiến, làm tốt vai trò đòn xeo và là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc.

Có thể nói bốn năm đối đầu với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, là thời kỳ mà các lực lượng vũ trang tỉnh nhà đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh địch và xây dựng lực lượng ta, góp phần đưa cuộc chiến tranh nhân dân trong tỉnh phát triển đến đỉnh cao, tạo được thế mới, lực mới cho quân, dân tỉnh nhà bước sang giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn giành thắng lợi cuối cùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM