Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:43:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)  (Đọc 10439 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 03:22:41 pm »

Cùng thời điểm này, chính sách phân ly “Nam Kỳ tự trị” của Pháp cũng bị phá sản. Ngày 10 tháng 11 năm 1946, Nguyễn Văn Thinh - thủ tướng Chính phủ “Nam Kỳ tự trị” treo cổ tự tử. Sự kiện này làm chấn động hàng ngũ tay sai của Pháp.

Đầu tháng 11 năm 1946, đồng thời với việc xây dựng củng cố chính quyền và đoàn thể các cấp, đồng chí Cao Kiến Thiết cùng các địa phương tổ chức thành lập mới hai trung đội tự vệ chiến đấu của tỉnh. Tuy mang tên là đơn vị tự vệ nhưng những đơn vị này được Ban quân sự tỉnh trực tiếp quản lý, điều động chiến đấu trong toàn tỉnh.

Vào cuối tháng 10 năm 1946, đồng chí Tào Văn Tỵ xuống làng Tân Ân - Rạch Gốc, phát hiện ra sự việc trước đó mấy tháng ông Huỳnh Ngọc Báu cho trái thủy lôi, anh em trong làng cải tiến trái thủy lôi, ngày 5 tháng 5 năm 1946 đem đi đánh tàu Pháp ở kinh xáng Đội Cường nhưng không thành công. Đồng chí móc ráp số anh em đó về tập hợp ở vùng 6 lò than Tân Ân, đơn vị thủy lôi được chính thức thành lập tại đây; quân sổ lúc đầu có 15 đồng chí do đồng chí Huỳnh Ngọc Điệp phụ trách trong đó có các đồng chí Tô Bình Đẳng, Nguyễn Văn Thuận, Võ Văn Lược, Lê Văn Bén, Tạ Văn Cương... Trái thủy lôi đầu tiên sưu tầm được đem về Đầu Trâu chỉ còn 3/4 thuốc nổ, anh em nghĩ ra cách trộn tro trấu vào và đem thủy lôi đi đánh tàu.

Ngày 1 tháng 11 năm 1946, trái thủy lôi cải tiến đầu tiên do ba đồng chí: Điệp, Vốn, Võ, đưa đến vàm Giá Ngự cài dưới lòng sông Khi tàu địch đến, ta điểm hỏa cho thủy lôi nổ, nhưng sức công phá của thủy lôi chưa đủ mạnh, tàu địch chỉ vỡ một mảnh nhưng không chìm. Nhân dân Đầm Dơi - Năm Căn rất phấn khởi. Đóng bào hăng hái đem cho thủy lôi và cả thuốc nổ, riêng ông Huỳnh Ngọc Báu đem cho 8 trái thủy lôi. Lúc này đội thủy lôi đã có hàng chục trái.

Ngày 7 tháng 11 năm 1946, đội thủy lôi lại bố trí trận địa đánh tàu vàm Mây Dốc - Vàm Đình, lực lượng ta chia thành 3 tổ đánh 3 trái thủy lôi do đồng chí Tào Văn Tỵ trực tiếp chỉ huy. Sáng ngày 10 tháng 11 năm 1946, một tàu sắt và một xà lan giặc lọt vào trận địa phục kích, trái thủy lôi của tổ chặn đầu dây giặt bị đứt, thủy lôi không nổ, chiếc tàu La Ton-năng (La Tonnante) chạy lướt qua, trái thủy lỏi thử hai nổ làm chìm xà lan phía sau, chiếc tàu thứ hai Ma-ri Hăng-rêt (Marie Henriette) vẫn chạy tới. Khi chiếc Ma-ri Hăng-rết vừa đến tổ một thì đồng chí Vốn đã nối lại được dây giật, trái thủy lôi nổ, chiếc tàu địch chìm xuống đáy sông mang theo xác cả một trung đội lính Lê Dương. Đồng chí Cao Văn Hùng (Cao Kiến Thiết) cùng 20 chiến sĩ được phân công ở lại vận động nhân dân mò tìm gần 100 khẩu súng, nhiều đạn dược, quân trang quân dụng và một cặp đựng tài liệu và tiền.

Chiến thắng Mây Dốc - Vàm Đình là trận thủy lôi chiến đầu tiên của Bạc Liêu, mở ra khả năng mới trừng trị giặc Pháp, quân dân nức lòng phấn khởi và cũng từ đó tàu sắt của Pháp không còn là phương tiện bất khả xâm phạm.

Cũng trong tháng 11 năm 1946, đội công tác do đồng chí Dung Văn Phát (Năm Đông) phụ trách đi mua vũ khí ở Thái Lan đưa về một đoàn ghe chở vũ khí trọng tải từ 8 - 14 tấn. Cùng với số vũ khí này còn có thêm anh em tình nguyện quân từ Thái Lan về thành lập đại đội Cửu Long 1 do đồng chí Nhăm và sau đó là đồng chí Hạp là đại đội trưởng, đồng chí Lý Hồng Hải làm chính trị viên; đại đội lúc đầu có 3 trung đội, có 160 cán bộ, chiến sĩ.

Cuối năm 1946, theo sự chỉ đạo thống nhất của ủy viên quân sự Nam Bộ, các tỉnh thành lập chi đội vệ quốc đoàn (trước đó tháng 10 năm 1946 thành lập Ban quân sự tỉnh do đồng chí Tào Văn Tỵ làm trưởng ban) tỉnh Bạc Liêu thành lập chi đội 25 vệ quốc đoàn do đồng chí Nguyễn Văn Sỏi làm chi đội trưởng, Nguyễn Văn Sa làm chính trị viên. Lúc này chi đội 25 có 3 trung đội: trung đội “Nguyễn Huân” do đồng chí Hứa Bá Lộc chỉ huy, trung đội “Ngọc Hiển” xây dựng từ lực lượng vũ trang Cà Mau do đồng chí Trần Hồng Sơn và Trần Tử Phương chỉ huy, trung đội “Phạm Văn Đồng” do đồng chí Trần Đức Hiền chỉ huy; một thời gian sau các trung đội trở thành đại đội, chi đội chuyển thành Trung đoàn 125; các đại đội gốm: Đại đội 1093, 1094 và 1095.

Người chỉ huy vệ quốc đoàn chịu sự chỉ huy của Khu bộ Khu 9. Riêng ở Bạc Liêu lúc này lực lượng vệ quốc đoàn có lực lượng tự vệ chiến đấu và các tổ chức võ trang như trung đội thủy lôi do Ban quân sự tỉnh chỉ huy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 03:24:27 pm »

II. PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN (12-1946 - 12-1950)

Đầu tháng 10 năm 1946, tướng Đác-giăng-li-ơ của Pháp thực hiện chính sách “tằm ăn lá”, từng bước thực hiện âm mưu lấn chiếm miền Bắc nước ta. Y công khai phủ nhận các điều khoản đã ký trong Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 và Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946. Quân viễn chinh Pháp tiến hành đánh phá chính quyền cách mạng và lặp lại bộ máy cai trị trên đất nước ta một lẳn nữa.

Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 18 tháng 12 năm 1946, quân Pháp lần lượt đánh chiếm Hải Phòng, Đồ Sơn, Hải Dương, Đà Nẵng, Tiên Yên và cho máy bay quần lượn suốt ngày trên bầu trời Hà Nội và cuối cùng là chúng đưa tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi ta phải đình chỉ mọi hoạt động đang ráo riết chuẩn bị cho kháng chiến, phải trao cho quân Pháp duy trì trật tự an ninh trong thủ đô. Đêm 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Lời kêu gọi có đoạn viết:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lẻn đánh thục dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.


Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu năm 1947, quân dân trong tỉnh Bạc Liêu tích cực hưởng ứng đẩy mạnh phong trào kháng chiến lên một bước mới. Hệ thống chỉ huy quân sự từ chi đội, tỉnh đến quận, làng được củng cố. Tỉnh ủy tăng cường cán bộ, đảng viên ưu tú vào lực lượng vũ trang. Cấp tỉnh thành lập tỉnh đội bộ dân quân, đồng chí Tào Văn Tỵ được chỉ định làm tỉnh đội trưởng, đồng chí Phan Văn Xoàn làm chính trị viên, đồng chí Trần Văn Thoại làm tỉnh đội phó, các quận thành lập quận đội bộ dân quân. Đồng chí Thanh, quận đội trưởng Vĩnh Lợi; đồng chí Nghiêm, quận đội trưởng Giá Rai; đồng chí Lầm, quận đội trưởng Hồng Dân. Du kích được tổ chức rộng rãi, đã có 500 du kích tập trung và 1.000 du kích xã, ấp. Ngoài ra, tỉnh còn có Đại đội tự vệ chiến đấu 101, công binh xưởng được mở rộng, ban tiếp tế các cấp cũng được thành lập đã vận động nhân dân ủng hộ nhiều lương thực, thực phẩm.

Về địch đầu năm 1947, Pháp trút đại bộ phận quân viễn chinh ở Nam Bộ tăng cường cho miền Trung, miền Bắc. Thay vào đó, chúng ra sức bắt lính phát triển ngụy quân. Bằng thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo các lãnh tụ tôn giáo phản động trong Cao đài Tây Ninh, Hòa hảo, Công giáo và người Khơ-me, chúng tổ chức thành lập biệt kích, chủ lực.

Ngày 8 tháng 1 năm 1947, địch thành lập đơn vị vũ trang Cao đài phái Tây Ninh do thiếu tá Nhã chỉ huy đóng tại Cà Mau, tiếp đó chúng lập đội biệt kích công giáo. Chúng bắt nhiều thanh niên Khơ-me ở Vĩnh Châu, Hòa Bình, Vĩnh Mỹ, Hộ Phòng, Cà Mau đưa vào lính ngụy. So sánh tương quan về số lượng giữa ta và địch lúc bấy giờ địch 3 ta 1. Tuy quân số đông, vũ khí hiện đại, nhưng địch không thật sự mạnh do đại đa số bị ép buộc hoặc bị mua chuộc, tinh thần chiến đấu kém lại không được nhân dân ủng hộ.

Tháng 2 năm 1947, du kích Hưng Mỹ do Chủ tịch Dậu chỉ huy phối hợp với bộ đội tỉnh bao vây đồn Rau Dừa do một trung đội lính Pháp đóng giữ. Qua nhiều ngày đêm bao vây, tập kích, bắn tỉa và kết hợp đưa người vào làm nội ứng, làm ly gián nội bộ của địch, cùng với phong tỏa đường tiếp tế, ta diệt 8 tên buộc bọn địch phải bỏ đồn rút chạy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 03:24:59 pm »

Cùng thời gian trên, 9 tự vệ làng Vĩnh Lợi chỉ với cây roi trong tay, phục kích gần đầu lộ số 1, đường ra bót Cây Bàng, bất ngờ tấn công tốp lính canh ruộng muối. Bọn lính bị bất ngờ hoảng hốt quẳng súng bị chạy tán loạn, ta bắt sống 1 tên thu 4 súng. Tại bót Cây Bàng, ta cử má Sáu Cầu (người Khơ-me lai) làm nghề đặt đó ở Cây Bàng, hàng ngày má thường ghé vào bót cho lính một số tôm, cá để gây cảm tình với chúng. Qua một thời gian má xây dựng được hai cơ sở trong lính Khơ-me. Dựa vào lực lượng nội tuyến, ta cho cơ sở dẫn dụ số lính ra khỏi đồn, tước được 11 khẩu súng.

Ngày 10 tháng 3 năm 1947, đồng chí Phan Văn Nam (Năm Chà) thuộc lực lượng Quốc vệ đội dùng colt 12 mm diệt tên cai Thâu tại góc Nhà Thờ gần cầu số 3 (Nhà Thờ phường 2 ngày nay). Cai Thâu là một tên gian ác đã từng phá hoại phong trào và cơ sở cách mạng trong nội thành Bạc Liêu. Việc trừng trị hắn có tác dụng cành cáo bọn tay sai và thúc đẩy tinh thần kháng chiến của nhân dân trong nội thành và vùng phụ cận. Tám ngày sau đồng chỉ Năm Chà lại bắn chết một tên Tây đen gần hồ bơi, thu 1 súng. Từ đây ở các quận các làng có hàng trăm tên Việt gian cũng bị trừng trị.

Tháng 3 năm 1947, một bộ phận trung đội Nguyễn Huân kết hợp với du kích dùng mìn diệt 2 xe địch trên lộ Rạch Rắn - Cây Giang, thu 2 súng. Cùng thời gian trên, đồng chí Hứa Bá Lộc bố trí 2 tiểu đội vệ quốc đoàn phục kích giữa đoạn kinh xáng Hộ Phòng - Gành Hào diệt 1 trung đội lính Pháp, thu 1 súng trung liên, 9 súng trường, bắt sống 1 số tên Pháp.

Đầu tháng 4 năm 1947, phát huy thắng lợi của lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh, đai đội tự vệ chiến đấu 101 phối hợp với du kích địa phương tổ chức phục kích đánh địch càn quét vào Gò Muồng - Định Thành, diệt 40 tên địch. Cùng thời gian này, 1 bộ phận của Đại đội 101 phục kích đánh giao thông trên kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau một đoạn gần cầu số 2, ta đánh chìm 3 xuồng chở đầy đồ tiếp tế của địch.

Giữa tháng 4 năm 1947, đại đội tự vệ chiến đấu 101 dùng bộc phá đánh sập cầu Cái Tràm và gài 4 quả mìn phục kích chặn đánh xe địch từ Bạc Liêu đến tiếp viện. Khi chiếc xe đi đầu trúng mìn nhiều tên địch văng xuống vệ đường tan xác, đồng chí Minh trung đội trưởng dẫn đầu đơn vi xung phong tiêu diệt những tên còn lại, nhưng đồng chí Minh chẳng may trúng đạn và anh dũng hy sinh.

Một giờ sau lại một đoàn xe địch đến tiếp viện, một bộ phận trở vào lấy xác đồng chí Minh thì bị địch bao vây. Đồng chí Diệu, đại đội phó chiến đấu mãnh liệt tập trung sự chú ý của địch về một hướng để đơn vị rút lui an toàn, riêng đồng chí anh dũng hy sinh. Thương tiếc hai đồng chí, chính quyền và nhân dân đặt tên xã Minh Diệu - Vĩnh Lợi.

Củng trong tháng 4 năm 1947, tự vệ chiến đấu cùng quốc vệ đội dùng 5 quả bom và địa lôi bố trí trận địa phục kích tại Cầu Trâu, đoạn quốc lộ 4 từ Bạc Liêu đi Sóc Trăng Đúng 8 giờ 30 phút sáng, hai đại đội địch do tên Ô-li-vơ chỉ huy phân khu Sóc Trăng - Bạc Liêu mở đợt càn vào Mỹ Điền - Long Điền. Sau khi đốt hàng trăm nhà của đồng bào, chúng rút quân về Sóc Trăng, đi đầu là xe thiết giáp và tiếp sau là các xe GMC. Khi hai xe thiết giáp đi đầu lọt vào trận địa, ta cho địa lôi nổ, toàn bộ quân địch trên hai chiếc xe đều bị tiêu diệt Bọn địch trên các xe GMC phía sau hoảng hốt nhảy xuống nằm sát hai bên mé lộ (ta vẫn giữ bí mật). Sau mấy phút hoàn hồn, bọn chỉ huy Pháp ra lệnh cho quần chúng tiến lên cứu bọn trên hai xe đang cháy. Chờ cho bọn địch tiến đến trái địa lôi lớn nhất (60 kg), ta điểm hỏa, thêm hàng chục tên địch chết tan xác. Nhưng bọn địch cứ tiến lên, ta cho trái địa lôi cuối cùng nổ, cùng lúc đồng loạt nổ súng mãnh liệt vào đội hình địch. Bọn còn lại quay đầu xe chạy về Bạc Liêu. Trận đánh diễn ra không quá 30 phút, ta phá hủy 2 xe thiết giáp cùng 2 khẩu trọng pháo 40mm, 3 đại liên và tiêu diệt gần 100 tên địch, thu 1 súng đại liên, 10 súng trường, 2 colt 12mm, trên 2.000 viên đạn, lực lượng ta an toàn.

Trung tuần tháng 4 năm 1947, lực lượng tỉnh phối hợp với du kích Vĩnh Lợi phục kích đánh tên địa chủ - thiếu tá Ê-vơ-ra bị thương và diệt 20 tên lính, sau đó lực lương ta tổ chức phục kích tại lẫm lúa Châu Oai trên đường Hòa Tấu - Hòa Bình, bắt sống thiếu tá Ê-vơ-ra.

Cuối tháng năm 1947, ta mời chị Bol Sal, người Khơ-me, vợ của đại úy Ô-li-vơ đến chỗ liên lạc và vận động chị cộng tác. Chị Bol Sai đã vận động được nhiều binh lính, nhất là binh lính người Khơ-me đã bí mật chuyển cho ta hàng nghìn viên đạn để đánh giặc. Cũng bằng địch vận, ta xây dựng được nhiều nội ứng trong bót hội đóng Điều. Đồng chí Nguyền Ngọc Được, cơ sở nội ứng của ta đã vận động và dẫn nguyên 1 tiểu đội có võ trang vào căn cứ cách mạng gia nhập vào hàng ngũ kháng chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 03:26:13 pm »

Ngày 14 tháng 5 năm 1947, ta nắm được tin quân Pháp đi tiếp tế cho đồn Đầm Dơi. Đội thủy lôi phối hợp với đơn vị vệ quốc đội do đồng chí Huỳnh Ngọc Điệp chỉ huy tổ chức đánh tàu địch. Ta huy động nhân dân cùng đơn vị đắp cản và bố trí 2 trận địa thủy lôi cách nhau 200m trên kinh xáng Mương Điều và cách cản về hướng Cà Mau 4 km, mỗi trận địa 20 đồng chí sẵn sàng chi viện cho nhau. Ngày 18 tháng 5 năm 1947, lúc 9 giờ sáng, tàu La-ton-năng thoát chết ở trận Mây Dốc dẫn xác vào phá cản, nhung không phá được. Tàu địch quay trở về Cà Mau nhưng rất chủ quan. Khi lọt vào trận địa phục kích, nhiều quả thủy lôi cùng nổ, chiếc tàu La-ton-năng chìm xuống đáy sông. Ủy ban hành chính làng Tân Duyệt và các làng lân cận đắp ngăn hai đầu kinh xáng nơi tàu chìm, suốt máy ngày đêm tát cạn khúc sông, lấy được 3 đại liên 13,2mm, 2 trung liên, 2 súng cối và toàn bộ quân trang quân dụng, ta tháo gỡ máy tàu đưa sang Thái Lan bán được 13.000 kíp(1) để mua vũ khí trang bị cho bộ đội tỉnh nhà.

Chiến thắng Mương Điều thể hiện rõ sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân. Quân dân đoàn kết một lòng, đắp cản chặn tàu làm địch không phá nổi, bố trí trận địa hết sức bất ngờ làm cho quân địch rất chủ quan và dùng sức ngươi tát cạn cả khúc sông. Trận thắng Mương Điều hòa cùng những trận thắng trên quốc lộ 4 đã làm nức lòng dân quân trong tỉnh, thúc đẩy phong trào cửa quân dân Bạc Liêu lên một bước mới. Sau trận này ta tích cực bao vây buộc địch rút hết đồn bót ở nam Cà Mau, chỉ còn lại đồn vàm xáng Đội Cường.

Ngày 19 tháng 5 năm 1947, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trung đội Vệ quốc đoàn “Nguyễn Huân” do đồng chí Hứa Bá Lộc chỉ huy, phối hợp với du kích làng Tân Thành tổ chức phục kích tại cua Chệt Hậu trên quốc lộ 4 cách thị tứ Tắc Vân 2 km về hướng đông. Ta dùng mìn diệt 2 xe địch, bắt sống 2 tên Pháp.

Cùng thời gian này, 19 đồng chí vệ quốc đội hóa trang là dân làm muối phục kích đánh địch tại ruộng muối Km số 5. Súng, lựu đạn giấu trong cần xé, trong ky, các chiến sĩ ta giả làm người cào muối, địch không hay biết. Bọn lính Cao đài kéo ra trên 100 tên đi hàng ba, súng quàng chéo trên lưng. Chờ địch đến cách 20m chiến sĩ ta chộp lấy súng bắn quét và ném lựu đạn vào đội hình địch. Trận chiến đấu diễn ra hết sức bất ngờ và chớp nhoáng làm cho bọn địch không kịp phản ứng, chúng bị tiều diệt gần hết, chỉ có hai tên chạy thoát, ta thu gần 100 khẩu súng đem về trang bị cho công an các quận. Nhân dân rất phấn khởi, còn bọn lính Cao đài đồn đi khắp nơi trong tỉnh: “bộ đội ông On đánh như xuất quỷ nhập thần”.

Ngày 30 tháng 5 năm 1947, bọn địch đi càn quét ở Vĩnh Hưng trên đường rút về lộ 4. đơn vị quốc vệ đội do đồng chí Trần On chỉ huy chặn đánh địch ở đoạn cầu Cả Dầy diệt 2 xe lội nước (crabe), thu 1 đại liên, 3 trung liên và hơn 1.000 viên đạn.

Tháng 7 năm 1947, du kích làng Hòa Bình hóa trang là dân hợp pháp đi chợ, bất ngờ xông vào đồn ấp Vôn (tức cầu Đìa Chuối) “ôm hè”, cướp súng giặc, diệt 3 tên, bắt sống 3 tên, thu 6 súng.

Đầu tháng 10 năm 1947, Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến hợp nhất thành Ủy ban kháng chiến - hành chính, nhằm để thống nhất chỉ đạo hai mặt kháng chiến và kiến quốc.

Phát huy chiến thắng Mương Điều, ngày 6 tháng 10 năm 1947, chỉ đội 24 Vệ quốc đoàn tỉnh Rạch Giá có thủy lôi của ông già Báu đưa lên và có tổ thủy lôi của Bạc Liêu tăng cường đã đánh chìm 2 tàu, 2 ghe máy, 2 ghe lồng chim của địch ở Ba Đình - Rạch Giá, diệt 80 tên Pháp và ngụy thu 2 súng trọng liên 13,2mm, 2 trung liên và 2 súng trường. Cùng thời gian này, đơn vị chi đội 25 Bạc Liêu liên tục đánh địch nhiều trận ở Chợ Hội, Huyện Sử, Bàu Mót, bao vây các đồn Thới Bình, Thứ 11, đánh địch ở Kinh Tư - Đập Đá diệt nhiều tên địch, thu 2 trung liên và 20 súng trường... Quân Pháp buộc phải rút các đồn lẻ trên tuyến Chắc Băng - Thới Bình, Cạnh Đền - Phước Long, vùng căn cứ của ta được mở rộng nối liền với các tỉnh Rạch Giá, Cần Thơ.

Phối hợp với chiến dịch phản công Thu Đông ở Việt Bắc, tháng 11 năm 1947, Quân khu 9 điều chi đội 25 của tỉnh Bạc Liêu cùng lực lượng của Cần Thơ, Sóc Trăng tổ chức trận phục kích đánh đoàn xe địch ở Tầm Vu. Ta diệt 6 xe và 100 tên địch, thu nhiều vũ khí.


(1) Đồng tiền của Thái Lan lúc bấy giờ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 03:28:12 pm »

Cùng trong tháng 11 năm 1947, đội thủy lôi tỉnh tổ chức trận địa phục kích, dùng thủy lôi đánh chìm tàu La Terrcar (khủng khiếp) của địch tại Ao Kho trên sông Gánh Hào cách thị trấn Cà Mau khoảng 6 km (đây là chiếc tàu lớn nhất của địch ở miền Tây), diệt 1 đại đội lính lê dương (chỉ còn 1 tên sống sót), ta thu 2 trọng liên 13,2mm, 2 đại liên, 50 súng trường.

Chiến thắng Giá Ngự, Mây Dốc - Vàm Đình, Mương Điều, Ao Kho, Ba Đình là những trận thủy lôi chiến tiêu biểu của quân dân Bạc Liêu và cả Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng này cùng với phong trào du kích, chiến tranh rộng khắp liên tiếp tấn công, bao vây bức rút đồn địch và chặn đánh các tuyến giao thông thủy, bộ đã buộc quân Pháp phải rút hết lính lê dương khỏi Bạc Liêu và giao lại cho quân ngụy; đồng thời quân địch rút hết các đồn bót, bỏ vùng nông thôn Bạc Liêu về phòng giữ trung tâm tỉnh lỵ, thị trấn, thị tứ và trục lộ 4 Bạc Liêu. Vùng nông thôn Bạc Liêu được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho quân dân ta tiến công địch ở vùng đô thị và xây dựng căn cứ địa vùng giải phóng vững mạnh. Cuối năm 1947, Bạc Liêu có 27/34 làng được hoàn toàn giải phóng với trên 150 ngàn dân, chiếm 3/4 dân số trong tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực vật chất dồi dào cung ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến trong tỉnh và cả Nam Bộ.

Bên cạnh cách đánh “thủy lôi chiến” độc đáo, ở Bạc Liêu còn có chiến công là đắp và rào cản trên sông ngăn tàu địch. Đây là những công trình to lớn bằng sức lao động của hàng chục vạn lượt người dân, trong đó các lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Tổng số cản ở tỉnh Bạc Liêu lúc đó là 77 chiếc, trong đó có 28 cản lớn như: cản Vĩnh Hưng, cản Tắc Thủ, càn Mương Điều... Nhiều lần tàu giặc đến dùng mìn cố phá nhưng không kết quả

Qua một năm thử thách trong chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, Đảng bộ và quân dân Bạc Liêu đã từng bước trưởng thành, phong trào cách mạng nhanh chóng được khôi phục và không ngừng phát triển, liên tiếp giành thắng lợi lớn trên chiến trường, mở rộng vùng giải phóng, căn cứ địa được xây dựng liên hoàn, tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới.

Bước sang năm 1948, Bạc Liêu giao huyện Vĩnh Châu và làng Hưng Hội cho tỉnh Sóc Trăng và chia Cà Mau thành lập huyện mới Ngọc Hiển. Như vậy lúc này tỉnh Bạc Liêu có 4 huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Cà Mau, Ngọc Hiển với 34 xã và 391 ấp, hầu hết các xã đều có bộ máy chính quyền đầy đủ.

Trước đó vào tháng 6 năm 1947, đồng chí Trần Văn Sớm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy thay cho đồng chí Nguyễn Văn Quảng được điều sang làm Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ.

Sau khi được đồng chí Trần Văn Sớm, Bí thư Tỉnh ủy, thay mặt mặt trận Việt Minh mời đến giải thích chính sách giảm tô, giảm tức của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Ba Huy - “công tử Bạc Liêu”, một trong những địa chủ lớn hứa hẹn và chấp hành nghiêm chủ trương của Việt Minh.

Việc giảm tô, giảm tức ở Bạc Liêu vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp được thực hiện, một một vận động được hầu hết địa chủ trong tỉnh hưởng ứng, có nhiều địa chủ đã hiến đất cho cách mạng, mặt khác đã động viên tinh thần hăng say sản xuất của người nông dân, tích cực đóng góp cho công cuộc kháng chiến.

Sau thất bại ở Việt Bắc, chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” bị phá sản thực dân Pháp quay lại bình định chiến trường miền Nam, biến miền Nam thành hậu phương khai thác người và của phục vụ cho âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”. Tướng Đơ La-tua (De latour), Tư lệnh quân Pháp ở Nam Bộ đưa ra chiến thuật “đón bót và tháp canh”(1). Đầu năm 1948, quân địch ở Bạc Liêu có 2.663 tên gồm 1 đại đội lính lê dương mới được điều trở lại có 243 tên, còn lại là quân ngụy, chúng tăng cường quân củng cố các đồn bót và xây dựng hàng trăm tháp canh xung quanh thị xã, thị trấn và dọc theo quốc lộ 4 từ Bạc Liêu - Cà Mau nhằm bảo vệ các trục giao thông chính, bảo vệ các đoàn xe tiếp tế của chúng, đồng thời ngăn chặn hành lang tiếp tế vận chuyển của ta. Mỗi tháp canh chúng bố trí 1 tiểu đội hoặc tiểu đội thiếu, được trang bị súng trung liên, súng phóng lựu, súng trường và nhiều lựu đạn. Bằng chiến thuật này, ngoại vi thành Bạc Liêu và hai bên tuyến lộ 4 Bạc Liêu - Cà Mau trở thành vành đai trắng. Hàng nghìn gia đình nông dân hai bên tuyến lộ phải rời bỏ ruộng vườn, tản cư vào vùng giải phóng.


(1) Còn gọi là chiến thuật Đờ la-tua.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 03:30:22 pm »

Với chiến thuật này địch đã gây cho ta nhiều khó khăn. Trong khi tháp canh của địch được xây rất kiên cố, trang bị vũ khí mạnh, lực lượng vũ trang ta chưa có vũ khí đánh lô cốt kiên cố. Đồng thời địch tăng cường tung do thám, gián điệp vào vùng giải phóng để chỉ điểm, dẫn đường cho địch vào đánh phá căn cứ ta, đã gây cho ta nhiều tổn thất nhất định.

Để đối phó với âm mưu thủ đoạn của địch, Tỉnh ủy chủ trương phát động phong trào phá lộ, hàn cản, làm hầm chông, bãi lửa ngăn giặc. Đã huy động hàng nghìn lượt người dân đi phá lộ Đông Dương(1) và tuyến lộ Bạc Liêu - Cà Mau và hàn nhiều cản lớn, nhỏ gây khó khăn không nhỏ cho quân địch và bảo vệ được vùng căn cứ của ta.

Tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc trong: toàn Đảng, toàn quân toàn dân với khẩu hiệu: “Người người thi dua, ngành ngành thì đua. ta nhất định thắng, địch nhất định thua”. Tỉnh ủy Bạc Liêu chủ trương thi đua xây dựng vùng giải phóng ở mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội được quần chúng nhân dân hăng hái thực hiện, nhờ đó vùng giải phóng phát triển mạnh.

Trong tháng 3 năm 1948, theo chỉ thị của Xứ ủy, Đảng bộ Bạc Liêu tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ II. Đại hội chủ trương: nhanh chóng xây dựng căn cứ địa tỉnh về mọi mặt nhằm đáp ứng kịp thời cho kháng chiến, kiến quốc. Đai hội đã bầu Ban chấp hành mới gồm 15 đồng chí, đồng chí Trần Văn Sớm được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đến giữa năm 1948, tỉnh chỉ đạo tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân xã và cử ra Ủy ban kháng chiến hành chính xã, thực hiện giảm tô 25%. Nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, đóng góp nhiều lương thực để nuôi quân, đồng thời tăng cường phá hủy kho dự trữ của địch trị giá trên 6 triệu đồng, đục chìm một thuyền to chở lúa tiếp tế của địch nhấn chìm gần 2.000 giạ lúa.

Trên địa bàn vùng căn cứ của tỉnh có công binh xưởng của Quân khu, dân quân xưởng, công an xưởng của tỉnh. Các xưởng quân giới đã sản xuất được một số loại vũ khí như: mìn, bazoka, lựu đạn, trôm lông, súng ngắn... đã kịp thời trang bị cho lực lượng vũ trang chiến đấu. Đồng thời cấp ủy và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang về mọi mặt, lực lượng tự vệ chiến đấu và du kích được phát triển tử tỉnh đến xã, ấp.

Cuối năm 1948, hưởng ứng chủ trương “Cuộc vận động thi đua rèn cán chỉnh quân” của Bộ quốc phòng, các đơn vị vệ quốc đoàn và dân quân du kích trong tỉnh đều đẩy mạnh phong trào thi đua học tập chính trị và rèn luyện chiến thuật, kỹ thuật rất sôi nổi.

Lực lượng tự vệ chiến đấu và dân quân du kích phát triển rộng khắp. Đến cuối năm 1948, toàn tỉnh có 230 tiểu đội dân quân tự vệ, trong đó có 25 tiểu đội nữ, du kích có 65 tiểu đội, trong đó có 16 tiểu đội nữ. Trong năm 1948, các đơn vị lực lượng vũ trang trong tỉnh đánh 23 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 123 tên địch, làm bị thương 120 tên khác. Do phong trào du kích chiến tranh được đẩy mạnh, quân địch không dám bung ra càn quét, chỉ đóng chốt dọc quốc lộ 4 và vùng thị xã, thị trấn.

Đồng thời năm 1948, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu giành được nhiều thắng lợi to lớn về mặt kinh tế - xã hội, nổi bật là việc tạm giao 199.752 ha đất cho hàng nghìn hộ nông dân sản xuất, thu thuế đạt 10.318.000 đ (tiền Đông Dương ngân hàng) xóa mù chữ 86.000 người. Tỉnh xuất 20% số tiền thuế, đặc biệt chỉ cho thương binh, vận động giúp đỡ 1.500 gia đình liệt sĩ, chiến sĩ tại ngũ.

Trong năm 1948, quân địch cũng gây cho ta nhiều thiệt hại về người và của. Ngày 13 tháng 3 năm 1948 Pháp đưa tiểu đoàn 19 bê-meo mở trận càn vào Vĩnh Hưng, đốt toàn bộ nhà cửa chợ Vĩnh Hưng, giết 130 người. Cũng trong tháng 3 năm 1948, Pháp đưa quân càn vào ấp Châu Điền, Ngân Điền, Mỹ Điền, xã Long Điền; chúng đốt 300 nhà dân và bắt 90 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Tháng 5 năm 1948, các đại đội 1094 và 1095 tổ chức dùng thủy lôi phá Cầu Sập nhưng chỉ làm cầu bị nghiêng. Tháng 9 năm 1948, hai đại đội trên vận động đánh 1 tiểu đoàn địch đi càn quét cướp phá ở Cái Rắn - Rạch Mũi xã Tân Hưng, ta diệt 40 tên Pháp và 50 tên ngụy. Bộ đội Vệ quốc đoàn của tỉnh còn phối hợp với đơn vị của Quân khu đánh nhiều trận trên địa bàn tỉnh bạn. Chi đội 25 và đơn vị Cửu Long tham gia đánh trận Tầm Vu (lần 4). Trận này ta diệt hàng chục xe địch thu một khẩu đại bác 105 mm rồi dùng trâu kéo về căn cứ. Các đại đội 1094 và 1095 do đồng chí Trần Tử Phương chỉ huy còn tham gia trận Sóc Xoài ngày 4 tháng 8 năm 1948, diệt nhiều xe địch, thu 1 đại bác 90 mm.


(1) Quốc lộ 4.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 06:04:13 am »

Trên địa bàn tỉnh nhà, trước những hoạt động có hiệu quả của lực lượng công an xung phong và quốc vệ đội, phòng nhì Pháp đã dùng thủ đoạn tiền và gái mua chuộc được Phan Văn Năm (Năm Chà), đại đội phó Quốc vệ đội. Ta đã kịp thời phát hiện, lấy phát động tư tưởng và giáo dục để giành lại con người bị địch mua chuộc. Năm Chà nhận ra tội lỗi của mình quyết tâm lấy công chuộc tội.

Được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Văn Sớm, Bí thư Tỉnh ủy, Ty Công an lập kế hoạch tương kế tựu kế, cho ngươi liên lạc báo tin với địch là ta đồng ý tổ chức cuộc gặp để trao đổi tin địa chủ thiếu tá Ê-vơ-ra, tại căn nhà lá mương số 8 - Giồng Me (thuộc khóm 12, phường 2 bây giờ). Bọn phòng nhì Pháp hí hửng là nhân cơ hội này vừa nhận được tên Ê-vơ-ra, vừa đón Năm Chà dẫn đơn vị quốc vệ đội ra đầu hàng.

Phía địch đề phòng tối đa, chúng bố trí nhiều xe GMC, cho quân rải dọc đoạn lộ 4 từ Bạc Liêu đến Cầu Sập và rải một tiểu đoàn bộ binh dọc theo lộ Cây Bàng ra hướng biển, nhưng chúng vẫn rất tin là nắm được người nội gián chúng đã cài.

Về phía ta, bố trí 1 tiểu đội công an xung phong ở phía trong điểm hẹn, một bộ phận quốc vệ đội được trang bị mạnh phục kích ở điền Ê-vơ-ra, một bộ phận khác ém kín ở Giồng Me, một tổ công an chuẩn bị ghe biển đề phòng trường hợp khó khăn không rút hết được bằng đường bộ thì đi bằng đường biển.

Khoảng 10 giờ sáng một ngày cuối tháng 8 năm 1948, bọn đầu sỏ Pháp trên đường vào chỗ hẹn, đơn vị quốc vệ đội do đồng chí Suối, phục kích nơi hiểm yếu bất ngờ xông ra bắt sống toàn bộ số tên đầu sỏ: đại úy Ô-Pui (Ollivee), chỉ huy phân khu Sóc Trăng - Bạc Liêu; trung úy Phuộc-nhê (Fourncer), chánh sở mật thám Pháp ở Bạc Liêu; cò Mỉ Túc, tên Việt gian mật thám cáo già; Trần Văn Mưu, tư sản chủ điền ruộng muối, tay sai đắc lực cho Pháp. Lực lượng địch yểm trợ ở vòng ngoài không hay biết, đến 22 giờ cùng ngày ta rút quân an toàn và đưa bọn đầu sỏ vừa bắt được về đến căn cứ ở khâu Cây Bông xã Long Điền.

Việc bố trí bắt được những tên đầu sỏ quan trọng của địch là kết quả của cuộc đấu trí giữa công an tỉnh với bọn mật thám địch, là kết quả của hành động táo bạo, dũng cảm, mưu trí của các chiến sĩ công an võ trang ta. Bọn địch ở Bạc Liêu mất người cầm đầu, hoang mang dao động không biết nên phản ứng như thế nào, còn nhân dân thị xã cũng như toàn tỉnh vô cùng phấn khởi. Đây là một trận thắng lớn của ta về mặt quân sự và chính trị.

Bước vào những tháng cuối năm 1948, địch tăng cường mở nhiều trận càn quét phá hoại nền kinh tế và vùng giải phóng của ta. Vào tháng 7 năm 1948, Pháp tổ chức trận càn vào Vĩnh Hưng. Quân khu và tỉnh kịp thời điều tiểu đoàn Cửu Long II, đại đội 1094 của tỉnh cùng lực lượng quốc vệ đội tỉnh, địa phương quân huyện, công an xung phong huyện Vĩnh Lợi, du kích hai xã Thạnh Thới và Vĩnh Hưng tổ chức liên tiếp đánh địch trong nhiều ngày, tiêu diệt trên 140 tên địch, bẻ gãy hoàn toàn cuộc càn quét của địch. Đến tháng 10 năm 1948, Pháp lại tiếp tục mở trận càn vào Vĩnh Hưng một lần nữa, có cả xe bọc thép mở đường. Lực lượng quốc vệ đội kết hợp với vệ quốc đoàn và du kích Vĩnh Hưng tổ chức cài mìn và tập kích vào đội hình địch, kết quả ta tiêu diệt gần 90 tên địch, thu 30 súng.

Tổng kết năm 1948, các đơn vị vũ trang trong tỉnh độc lập tác chiến và phối hợp tác chiến 12 trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch, làm bị thương 120 tên. Riêng quốc vệ đội và công an xung phong diệt 112 tên; thể hiện tinh thần liên tục tiến công với cách đánh táo bạo mưu trí, linh hoạt được nhân dân nhiệt tình giúp đỡ giành nhiều thắng lợi to lớn gây được lòng tin trong quần chúng nhân dân và vùng địch hậu, tạo điều kiện tốt cho phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào đô thị và thúc đẩy phong trào du kích chiến tranh phát triển.

Cùng thời gian này, đặc phái viên của Trung ương vào Nam bộ phổ biến chủ trương bao vây, phong tỏa, tẩy chay kính tế địch, nhằm phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp.

Ngày 18 tháng 2 năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra nghị quyết đổi danh xưng quận, làng thành huyện, xã. Cùng thời gian này, Pháp bày trò “Việt Nam độc lập bánh vẽ”, đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng thành lập chính phủ Bảo Hoàng, thành lập quân đội Bảo Hoàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 06:05:22 am »

Đầu tháng 3 năm 1949, thực hiện chủ trương của Trung ương, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh ra lệnh cấm bán lương thực thực phẩm, than củi trong vùng giải phóng ra vùng địch tạm chiếm, đồng thời thực hiện Nghị đỉnh 62/ND, cấm mua hàng hóa ở thành thị vào vùng giải phóng vô hạn định đến ngày 20 tháng 5 năm 1949 phải tiêu thụ cho hết các hàng hóa ngoại thành đã dự trữ từ trước. Đến tháng 6 năm 1949 các tiệm mở quán ở vùng giải phóng ngừng hoạt động. Ta lại chủ trương cắt giấy bạc Đông Dương làm đôi để xài trong vùng giải phóng. Đồng thời phát hành tiền Cụ Hồ loại 100 đồng, nhưng lại thiếu giấy bạc loại 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng. Một trăm đồng tiền loại lớn chỉ đổi được 70 đồng tiền nhỏ.

Chủ trương bao vây, phong tỏa kinh tế địch dẫn đến tình trạng nông, lâm, thủy sản vùng giải phóng do nông dân sản xuất ra không tiêu thụ được. Trong khi đó hàng nhu yếu phẩm bị khan hiếm trầm trọng, nhất là thuốc chữa bệnh, gây khó khăn không nhỏ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân vùng giải phóng, bộ đội thiếu thuốc chữa trị khi bị thương và bệnh tật. Đã xẩy ra nhiều trường hợp người dân lén lút ra ngoài thành mua nhu yếu phẩm (còn gọi là phong trào “nhảy dù”), gây ra tình trạng rất phức tạp.

Bước sang năm 1949, lực lượng vệ quốc đoàn, quốc vẻ đội, cả tự vệ và du kích không ngừng phát triển. Trong khi đó Quân khu chủ trương rút các trung đoàn đứng chân tại các tỉnh, thành lập các liên trung đoàn tập trung của Khu. Qua một thời gian các liên trung đoàn hoạt động tác chiến không hiệu quả, nghiêm trọng là tập trung quân chủ lực quá lớn, làm cho lực lượng vũ trang ở cơ sở huyện, xã thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng. Tư tưởng thỏa mãn dừng lại, tư tưởng tiến công bị giảm sút, phong trào du kích chiến tranh ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Giữa năm 1949, chấp hành chủ trương giúp bạn Cam-pu-chia chống Pháp, tỉnh Bạc Liêu cử hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lên đường làm nghĩa vu quốc tế, Các đồng chí Trần Vu, Trần Chỉnh, Chu Lý là những đồng chí đầu tiên tham gia giúp bạn xây dựng lực lượng bộ đội Ít-xa-rắc (Issarak) ở Cam-pu-chia. Tỉnh Bạc Liêu ngoài giúp bạn xây dựng lực lượng còn vận chuyển lương thực thực phẩm và lập một công binh xưởng hỗ trợ cho bạn. Tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia và giữa lực lượng Ít-xa-rắc với quân tình nguyện Việt Nam ngày thêm gắn bó.

Cũng vào thời điểm nảy, sau khi đưa Bảo Bại lên làm Quốc trưởng, thành lập chính phủ Bảo hoàng, ở tỉnh Bạc Liêu chúng đưa Lưu Khắc Nhạc về làm tỉnh trưởng, Tạ Vĩnh Mỹ (cai tổng Mỹ) làm quận trưởng Vĩnh Lợi, Bùi Văn Kháng làm quận trưởng Giá Rai, Lý Hưng Huy làm quận trưởng Cà Mau, phần lớn lính Pháp rút đi để tăng cường cho chiến trưởng chính, thay vào đó là lính Bảo hoàng có khoảng 2.400 tên.

Tháng 10 năm 1949, Xử ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính, Bộ Tư lệnh Nam Bộ chuyển bộ máy và cơ quan lãnh đạo từ Đồng Tháp Mười về làng U Minh. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với Đảng bộ, quân dân Bạc Liêu. Từ đây Đảng bộ Bạc Liêu được sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Xứ ủy như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thượng Vũ (Nguyễn Văn Kỉnh), Nguyên Văn Nguyễn. Cơ quan tuyên huấn, báo chí, ấn loát của xứ, của khu và tỉnh, Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ đặt tại rừng tràm U Minh đả kịp thời động viên cổ vũ, thường xuyên phổ biến đường lối chủ trương, chính sách của Đảng. Các trường phổ thông trung học kháng chiến nội trú của Nam Bộ như Thái Văn Lung, Nguyên Văn Tố, Huỳnh Phan Hộ, Nguyễn Công Mỹ, Tiền Phong được mở rộng, nhiều con em ở Bạc Liêu được vào trường học tập. Trường Đảng, Trường quân sự Nam Bộ được lập ngay và mở các lớp huấn luyện đầu tiên ở Khai Long - Rạch Gốc vùng rừng đước Năm Căn. Tiểu đoàn 410 và tiểu đoàn 307 chủ lực của Nam Độ và Quân khu 9 về đứng chân và hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Nhân dân Bạc Liêu giàu lòng yêu nước, có tinh thần cách mạng cao, có lòng người thủy chung với cách mạng và là vựa lúa, rừng cây đủ điều kiện để xây dựng căn cứ địa vững chắc của bộ máy kháng chiến và cơ quan lãnh đạo của Nam Bộ.

Ở Bạc Liêu lúc này địch đã sử dụng quân ngụy, phần lớn là lính Cao đài Tây Ninh thay quân Pháp làm nhiệm vụ chiếm đóng. Chúng không lấn chiếm được vùng giải phóng, nhưng đóng thêm đồn bót, tháp canh để giữ tuyến lộ 4 từ Bạc Liêu đi Cà Mau. Khi đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng bù nhìn, ở Bạc Liêu chúng tổ chức ra nhiều tổ chức phản động như: “Việt Nam phục quốc”, “Thanh niên bảo quốc đoàn”, “đội tự vệ công giáo” để lợi dụng tôn giáo mà hoạt động do thám, bắt lính và mê hoặc thanh niên. Sau khi chúng biết rõ cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ đã chuyển về căn cứ U Minh, chúng tăng cường lực lượng quân ngụy và cảnh sát ruồng bố, càn quét ra vùng xung quanh, ra sức bắt lính và vơ vét của cải trong vùng chúng kiểm soát, đồng thời phá hoại tài chính của ta, bắt giết trâu bò, tung giấy bạc giả, thu mua rút nông sản, phá hoại kế hoạch xuất nhập hàng hóa cần thiết của ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 06:06:26 am »

Xét thấy điều kiện thực tế được cấp trên cho phép tỉnh Bạc Liêu lập thêm huyện mới lấy tên là huyện Trần Văn Thời, lúc này trong tỉnh có 2 huyện được giải phóng hoàn toàn: Ngọc Hiển, Trần Văn Thời. Địch chỉ chiếm đóng tỉnh lỵ và các huyện Giá Rai, Cà Mau và tuyến quốc lộ 4. Vùng giải phóng Bạc Liêu chiếm 9/10 đất đai và 6/7 dân số (31/36 vạn 143 người) lực lượng vũ trang tỉnh có Liên trung đoàn 123 - 125 của Bạc Liêu - Sóc Trăng, có 5 đại đội bộ binh, lực lượng dân quân du kích đã tổ chức xong bộ máy chỉ huy từ tỉnh đội bộ dân quân đến huyện đội, xã đội với 64.800 người

Đầu tháng 5 năm 1950, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ III, họp tại Trường Đảng ở xã Trần Phán, huyện Ngọc Hiển. Đại hội có 350 đại biểu của các đảng bộ huyện, thị xã, các ngành cấp tỉnh và lực lượng vũ trang, có đồng chí Văn Viên đại diện Khu ủy về dự.

Nội dung cơ bản của đại hội là kiểm điểm đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trong thôi gian qua, nghiêm khác phê phán nhưng sai lầm trong công tác đảng những năm 1948 - 1949. phê phán nhận thức và cách làm sai lệch trong chủ trương bao vây, phong tỏa kinh tế địch đến tự bao vây kinh tế ta. Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm.

1. Đẩy mạnh tiến công địch về quân sự và ngụy vận, tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã nhiều lực lượng địch, củng cố và mở rộng vùng giải phóng lực dựng và bảo vệ vững chắc căn cứ địa kháng chiến tỉnh và các cơ quan đầu não của Nam Bộ.

2. Thực hiện chính sách tạm cấp ruộng đất theo chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy.

3. Đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển các mặt văn hóa, giáo dục, y tế xã, hội... thể hiện tính ưu việt của chế độ mới trong vùng nông thôn giải phóng.

Đại hội bầu ra Ban chấp hành mới gồm 15 đồng chí uy viên chinh thức và 6 ủy viên dự khuyết, đồng chí Trần Văn Sớm làm Bí thư.

Ít tháng sau, Trung ương cục chỉ định bổ sung đồng chí Vũ Thượng Liên, ủy viên thường vụ phụ trách chính trị viên Tỉnh đội (sau đó đồng chí Trần Đình Khôi thay đồng chí Vũ Thượng Liên), đồng chí Hứa Bá Lộc làm tỉnh đội trưởng, đồng chí Tào Văn Tỵ được điều lên làm trưởng phòng dân quân Khu 9, đồng chí Phan Văn Xoàn đi ra Bắc học và ở lại miền Bắc trực tiếp tham gia đơn vị cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ và Trung ương Đảng.

Tháng 6 năm 1950, trước tình hình khó khăn bức xúc do ảnh hưởng của việc thực hiện chủ trương bao vây kinh tế địch, được Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ cho phép, tỉnh Bạc Liêu cho mở rộng giao thương kinh tế giữa hai vùng. Các huyện Vĩnh Lợi, Giá Rai, Cà Mau, thành lập các trạm xuất nhập giữa nông thôn và thành thị. Nông dân rất phấn khởi, bộ mặt kinh tế vùng giải phóng chuyển biến tích cực.

Cùng thời điểm này, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân thị xã Bạc Liêu và Cà Mau diễn ra sôi nổi. Ngày 1 và 19 tháng 5 năm 1950, kỷ niệm ngày Quốc tế lao động và ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, công nhân và thanh niên rải truyền đơn. căng biểu ngữ trong nội ô Bạc Liêu và Cà Mau, dùng lưu đạn diệt bọn phản động trong thị xã Bạc Liêu. Ngày 11 tháng 6 năm 1950, nhân lễ truy điệu Trần Bội Cơ(1), hàng vạn đồng bào ở thị xã bất chấp bọn công an, mật vụ, cảnh sát rầm rộ kéo biểu tình hô vang khấu hiệu đả đảo giặc Pháp và bọn mật vụ. Ủng hộ phong trao đấu tranh của học sinh ở Sài Gòn, nhân dân đã tham gia đông đảo ký tên vào bản tố cáo hành động dã man của thực dân Pháp, quyên góp 20 ngàn đồng ủng hộ gia đình Trần Bội Cơ. Cũng tại Bạc Liêu, hơn 200 thanh niên bị địch bắt tập trung về rạp hát Chung Bá để đưa vào lính, đồng loạt nổi dậy đập phá bàn ghế, cùng lấy cây làm vũ khí chống lại bọn cảnh sát, đã tự giải thoát khỏi tay địch. Cùng thời gian này hàng nghìn đồng bào ở Long Điền - Giá Rai, Minh Diệu - Vĩnh Lợi đấu tranh giành giật với địch không cho chúng cướp lúa, đã giữ lại hàng nghìn giạ lúa.


(1) Một nữ sinh bị địch sát hại trong cuộc đấu tranh chống Pháp của sinh vên Sài Gòn năm 1950
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2019, 06:07:28 am »

Sau đại hội đảng bộ, tỉnh Bạc Liêu đặt trọng tâm vào việc triển khai thực hiện chính sách tạm cấp ruộng đất với sách lược cho vùng nông thôn: “dựa vào bần cố nông, đoàn kết với trung nông, liên hiệp với phú nông, tranh thủ địa chủ khai minh tiến bộ, cô lập, đánh đổ địa chủ Việt gian phản động. Mặt trận Việt Minh giáo dục thuyết phục những thành viên thuộc giai cấp địa chủ và tư sản hoan nghênh và ủng hộ chính sách bồi dưỡng sức dân, đoàn kết kháng chiến của Đảng. Phần lớn địa chủ khai minh xin hiến điền. Tỉnh còn tịch thu đất đối tượng là địa chủ Pháp, địa chủ Việt gian phản động theo Pháp.

Cuối năm 1950, Bạc Liêu đã cấp cho nông dân 50 nghìn héc-ta đất. Hai năm 1951 - 1952 tỉnh lại cấp 101.816 héc-ta cho nông dân nghèo vùng giải phóng, việc giảm tô giảm tức, cấm cho vay nặng lãi và việc bắt địa chủ thối tô được nông dân nhiệt liệt hoan nghênh. Đến cuối năm 1953, tỉnh Bạc Liêu đã cơ bản hoàn thành việc cấp đất cho dân. Qua 5 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng, khẩu hiệu “Ruộng đất về tay dân cày” lần đầu tiên được thực hiện ở tỉnh Bạc Liêu.

Việc thực hiện tạm cấp ruộng đất ở Bạc Liêu có ý nghĩa như một cuộc cách mạng ruộng đất, cuộc cải cách ruộng đất thực sự xét về các mặt công tác tư tưởng, công tác tổ chức, Sự tước bỏ quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ cũng như quy mô to lớn ruộng đất được chia, thỏa mãn nhu cầu về ruộng đất cho nông dân, làm trỗi dậy ý thức và quyền làm chủ ruộng đất của nhân dân.

Ngày 3 tháng 8 năm 1951, Tỉnh ủy chỉ thị cho các cấp bộ đảng tăng cường lãnh đạo, phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “thực túc binh cường”. Nông dân được chia ruộng đất hăng hái thi đua, hỗ trợ lẫn nhau đẩy mạnh sản xuất Các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời tổ chức hơn 1.800 vạn vần đổi công và 20 hợp tác xã nông nghiệp, huyện Giá Rai còn tổ chức các hợp tác xã làm muối.

Vụ mùa 1950 - 1951, toàn tỉnh canh tác được 179.000 ha, thu hoạch 7.800.000 giạ lúa. Trúng mùa, nhân dân khắp nơi tổ chức từng đoàn xuống ghe với băng cờ khẩu hiệu, đánh trống múa lân chở hơn 6 nghìn giạ lúa thuế nông nghiệp đến các kho kháng chiến. Năm 1952 nông dân lại đóng thuế nông nghiệp hơn 8 nghìn giạ lúa, nhiều hộ nông dân ngoài phần đóng thuế nông nghiệp còn ủng hộ cho kháng chiến từ hàng tạ đến hàng tấn lúa, gao.

Được tạm cấp ruộng đất, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng giải phóng đã cải thiện và phát triển đáng kể, hơn hẳn vùng tạm chiếm. Khả năng động viên sức người, sức của tăng lên rõ rệt. Nhân dân hăng hái, tích cực đóng góp hàng vạn ngày công lao động đào kinh, đắp lộ, bắc cầu để giao lưu kinh tế, văn hóa mới, Các tệ nạn mê tín dị đoan, trộm cắp, cờ bạc, bói toán và đồng bóng gần như mất hẳn. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển rộng rãi, nhiều sách báo, tranh ảnh, bài hát, câu hò, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của quần chúng trong vùng kháng chiến càng phong phú. Lực lượng dân quân, du kích gắn liền với mặt trận sản xuất và xây dựng vùng giải phóng rất xứng đáng vai trò nòng cốt cho các phong trào.

Các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đều có nội dung hoạt động thiết thực nhằm phục vụ kháng chiến. Hội phụ nữ vận động đông đảo chị em tham gia kiến thiết nông thôn, phục vụ dân công cho chiến trường, lập các hội bảo trợ dân quân, hội mẹ chiến sĩ và quyên góp hàng trăm nghìn đồng ủng hộ kháng chiến, nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo anh em thương bệnh binh, thăm viếng động viên giúp đỡ gia đình bô đội. Đồng bào Khơ-me, Hoa và tín đồ các tôn giáo, cũng tích cực tham gia dân quân du kích, đóng góp nhiều tiền của ủng hộ kháng chiến.
Những thành tựu về tạm cấp ruộng đất, xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội đã tăng cường tiềm lực quốc phòng, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang xây dựng và chiến đấu giành thắng lợi. Có gần 65.000 thanh niên nam nữ tham gia lực lượng dân quân du kích, 2.790 thanh niên tòng quân gia nhập vệ quốc đoàn và hàng vạn người tham gia lực lượng dân công hàn cản, ngăn sông, phá lộ, xung phong phục vụ chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM