Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:51:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)  (Đọc 10425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:11:23 am »



Tên sách: Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hóa: macbupda



Chỉ đạo nội dung:

   BAN THƯỜNG VỤ - TỈNH ỦY BẠC LIÊU

Chỉ đạo thực hiện:

   Đồng chí TRƯƠNG CÔNG ĐẶNG - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy.

   Đồng chí TRƯƠNG MINH CHIẾN - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban Tuyên giáo.

   Đồng chí BÙI HỒNG PHƯƠNG - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

   Đồng chí HỒ KHẢI HOÀNG - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
   
Biên soạn:

   Đại tá NGUYỄN VIỆT HÙNG - Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự - Trưởng ban.
   
   Thượng tá VÕ HÀ ĐÔ - Trưởng ban KHCNMT - BSLSKT Phó ban thường trực
   
   Thượng tá NGUYỄN THANH VÂN - Phó chủ nhiệm chính trị.

   TRẦN NAM ĐOÀN - Cán bộ hưu trí.

   HUỲNH KIM GIA - Nguyên Trưởng phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2020, 09:53:53 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:14:51 am »

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ giành độc lập tự do, thống nhất đất nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ kính yêu, đi từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc muôn vàn gian khổ và chiến thắng vẻ vang, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

Để ghi lại những chặng đường đấu tranh anh dũng kiên cường, sự hy sinh cao cả của Đảng bộ, quân dân tỉnh Bạc Liêu qua từng giai đoạn lịch sử, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc nghiên cứu biên soạn lịch sử 30 năm kháng chiến của Đảng bộ, quân dân tỉnh nhà, Đảng ủy - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu tiến hành biên soạn cuốn Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975). Cuốn sách ghi lại một giai đoạn lịch sử hào hùng, đầy gian lao thử thách và chiến thắng vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung, giải phóng tỉnh nhà nói riêng. Trong quá trình biên soạn, được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu và sự tham gia cộng tác đầy nhiệt tình, trách nhiệm của các đồng chí lão thành cách mạng đã từng lãnh đạo, chỉ huy trong suốt những năm kháng chiến và sự giúp đỡ đóng góp của nhân dân trong tỉnh. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thời gian lịch sử khá dài, tư liệu thất lạc và phân tán, nhân chứng lịch sử không còn nhiều nên việc sưu tầm tư liệu, xác minh sự kiện gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình, đầy trách nhiệm của các đồng chí và độc giả để cho lần tái bản sau đạt chất lượng hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan nghiên cứu lịch sứ quân sự Quân khu 9, Phòng lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu. Ban nghiên cứu biên soạn lịch sử quân sự hai tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, các đồng chí lão thành cách mạng đã cung cấp nhiều tư liệu, đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành cuốn sách.

                                                                                                                                                   
Bạc Liêu, tháng 4 năm 2004
T.M ĐẢNG ỦY - BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ
TỈNH BẠC LIÊU
CHỈ HUY TRƯỞNG
Đại tá HỒ KHẢI HOÀNG

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2019, 01:21:37 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:17:28 am »

LỜI GIỚI THIỆU

Bạc Liêu là tỉnh cực nam của Tổ quốc Việt Nam, một vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên rộng lớn, bờ biển dài, có rừng tràm, rừng đước độ che phủ khá dày đặc, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đặc biệt con người Bạc Liêu vốn có truyền thống yêu nước, căm ghét chế độ thực dân, phong kiến, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất trong đấu tranh và một lòng theo Đảng. Nơi đây đã từng là căn cứ địa của Xử ủy Nam Bộ và khu Tây Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Suốt cuộc kháng chiến 30 năm (1945 - 1975), lịch sử đấu tranh của Đảng bộ, quân dân tình Bạc Liêu luôn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Với địa thế thuận lợi, dồi dào về sức người, sức của, cùng với trí thông minh, lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, Đảng bộ, quân dân tỉnh Bạc Liêu đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, cùng cả nước viết nên trang sử vàng chói lọi, tạo nên những biểu tượng sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, góp phần đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, kết thúc vẻ vang cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta nói chung, nhân dân tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đó là chiến thắng mang ý nghĩa quốc tế và thời đại sâu sắc, góp phần đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng vài chiều dài lịch sử đấu tranh chống chọi với thiên nhiên để khai phả vùng đất mới, cũng như trong đấu tranh giành và giữ quê hương đất nước, trong đó giai đoạn lịch sử 30 năm (1945 – 1975) là giai đoạn đấu tranh hào hùng. gian khổ ác liệt nhất và chiến thắng vẻ vang nhất, nhân dân Bạc Liêu cũng như cả nước, những người nông dân bần cùng, dưới sự áp bức bất công của chế độ thực dân, phong kiến, nhân dân Bạc Liêu đã nổi dậy đấu tranh chống lại bọn địa chủ và nhà cầm quyền Pháp như cuộc nổi dậy cứa hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự ở U Minh Hạ (1870 - 1872); của nông dân làng Ninh Thạnh Lợi do hương chủ Chọt lãnh đạo (1927); của gia đình Mười Chức ở đồng Nọc Nạng (1928)...

Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo (1930), phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân Bạc Liêu chuyển lên một bước mới, đã làm nên chiến thắng Hòn Khoai trong khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), cùng nhân dân cả nước nổi dậy cướp chính quyền nhanh gọn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thời gian để xây dựng chính quyền còn non trẻ và ổn định đời sống nhân dân chưa được bao lâu, ngày 23 tháng 9 năm 1945 Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bạc Liêu lại cùng nhân dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay từ ngày tháng đầu của cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân Bạc Liêu đã chủ động phối hợp với quân dân tỉnh Sóc Trăng lập mặt trận Nhu Gia, đến việc hình thành ba mặt trận Ngan Dừa - Phước Long; Cà Mau - Tân Hưng và Thới Bình - An Biên để ngăn chặn bước tiến của quân Pháp, giúp cho cơ quan lãnh đạo của Nam Bộ, Khu ủy, lực lượng vũ trang một số tỉnh rút về khu căn cứ an toàn ở U Minh Hạ - Cà Mau, kịp thời chi viện cho một trận Tân An - Sải Gòn, mặt trận Binh Thủy - Cần Thơ, đồng thời sáng tạo ra cách đánh thủy lôi chiến trên sông, nhận chìm nhiều tàu giặc như các trận Mây Dốc, Mương Điều, Ao Kho..., xây dựng nơi đây thành căn cứ địa vững chắc của Xứ ủy. Khụ ủy, Bộ Tư lệnh khu 9 và của tỉnh suốt thời kỳ dài, từng bước đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, cùng nhân dân cả nước kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu đã làm tròn trách nhiệm xây dựng và bảo vệ khu tập kết 200 ngày, chuyển hưởng đẩu tranh chính trị buộc địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, mà đỉnh cao là phong trào Đồng Khởi năm 1959 - 1960, thực chất là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nông thôn, đập tan bộ máy ngụy quân, ngụy quyền xã ấp, giành quyền làm chủ của nhân dân; sau đó tiếp tục thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, quân dân tỉnh nhà kịp thời chuyển lên đấu tranh vũ trang mạnh mẽ, làm nên chiến thắng Bà Ai - Cai Giảng (trận Ấp Bấc thử hai); phối hợp nhịp nhàng toàn Miền tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đến chống phá bình định, giải phóng nông thôn, dẫn đến đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, tự đứng lên giải phóng tỉnh nhà nhanh gọn bằng sức mạnh tổng hợp của quân và dân Bạc Liêu dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là cướp chính quyền mà không đổ máu (ngày 30 tháng 4 năm 1975).

Trải qua 30 năm trường kỳ kháng chiến, tỉnh Bạc Liêu luôn bị chia cắt, xa sự chỉ đạo của Trung ương, nhưng với tinh thần tự lực tự cường, dũng cảm và sáng tạo, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bạc Liêu vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, sáng tạo ra nhiều cách đánh độc đáo như “thủy lôi chiến”, “hàn cản trên sông”; xây dựng và giữ vững căn cử địa cách mạng lâu dài; đặc biệt là hai lần nổi dậy cướp chính quyền (23-8-1945 và 30-4-1975), là một trong những tỉnh giải phóng sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và không phải đổ nhiều xương máu, buộc viên tỉnh trưởng Trương Công Thiện và Nguyễn Ngọc Điệp đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Với tình cảm là người con của quê hương Bạc Liêu, tôi rất vinh dự và tự hào về lịch sử truyền thống đấu tranh của Đảng bộ, quân dân tỉnh nhà qua cuộc kháng chiến. Tôi thấy rằng Tỉnh ủy - Bộ chỉ huy Quân sự tình chỉ đạo tiến hành biên soạn cuốn “Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)” là một việc làm có ý nghĩa thết thục, sâu sắc, nhằm tái hiện sinh động một thời kỳ đấu tranh vô cùng ác liệt và chiến thắng vẻ vang của quê hương Bạc Liêu, qua đó rút ra những bài học quý báu, làm cơ sở để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tôi hoan nghênh sự nỗ lực, cố gắng của Tỉnh ủy - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu và tập thể Ban biên soạn đã chỉ đạo kịp thời, hoàn thành cuốn “Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)”. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và các đồng chí cuốn sách quỷ này.


                                                                                                                                                             
LÊ PHƯỚC THỌ
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Trưởng ban Tổ chức Trung ương
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:20:36 am »

Mở đầu

BẠC LIÊU VÙNG ĐẤT - CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG

I. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là tỉnh cực nam của Tổ quốc Việt Nam. Xóm mũi Rạch Tàu được xác định là điểm cuối cùng nằm trên vĩ tuyến 8° 30’ bắc, kinh tuyến 104° 45’ đông, là vùng đất liền cực nam của tỉnh.

Tỉnh Bạc Liêu thời ấy (cả phần đất Cà Mau ngày nay) có diện tích tự nhiên 7.700 km2 vuông lớn nhất trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp tình Rạch Giá, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, phía nam và phía tây giáp biển Đông và biển Tây với chiều dài bờ biển là 307 km hình dáng như mũi một con tàu rẽ sóng, biển Đông hướng về phía tây, nơi tiếp giáp vùng biển Thái Lan, Malaisia...

Dân số trong toàn tỉnh năm 1916 có 97.050 người, trong đó đa số là người dân tộc Kinh chiếm 78.1%, dân tộc Khơ-me có 15,8%, dân tộc Hoa có 6,1%.

Vùng đất Bạc Liêu là một trong 21 địa hạt của Nam Kỳ, được chỉnh thức đổi danh xưng thành tỉnh ngày 20 tháng 12 năm 1899 theo sắc lệnh của toàn quyền Đông Dương(1) nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1990 Sắc lệnh trên mới được áp dụng toàn Nam Kỳ. Lúc đầu tỉnh có hai quận Vĩnh Lợi và Cà Mau, năm 1904 quận Vĩnh Lợi cắt một phần đất phía bắc lập thêm quận Vĩnh Châu, đến năm 1918 Pháp cắt phần đất phía nam quận Vĩnh Lợi và phía bắc quận Cà Mau lập quận Giá Rai.

Về phía địch, địa giới hành chính này tồn tại đến tháng 10 năm 1956. Ngày 25 tháng 10 năm 1956, theo sắc lệnh số 143/NV của Ngô Đình Diệm phân lại địa giới hành chính của các tỉnh miền Nam, các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, sáp nhập vào tỉnh Sóc Trăng thành lập tỉnh Đa Xuyên, tách toàn bộ phần đất của quận Cà Mau cũ thành lập thành tỉnh An Xuyên,

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, chính quyền Sài Gòn ký sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu gồm: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Địa giới nảy tồn tại đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Về phía chính quyền cách mạng, phân địa giới hành chính có khác chính quyền Sài Gòn. Năm 1947 sáp nhập hai làng Vĩnh Hưng và Vĩnh Phú của quận Hồng Dân(2) về quận Vĩnh Lợi. Đến năm 1948 giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời lập thêm quận mới là quận Ngọc Hiển. Ngày 13 tháng 11 năm 1948 cắt hai làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Đến năm 1951 thành lập thêm huyện Trần Văn Thời(3). Cũng năm 1951, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Tháng 6 năm 1953 giải thể thị xã Bạc Liêu, thành lập huyện Châu Thành - Vĩnh Lợi. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đến năm 1955 huyện Vĩnh Châu trả về tỉnh Bạc Liêu, hai huyện An Biên, Hồng Dân trở về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập. Ngày 20 tháng 6 năm 1956 thành lập thêm huyện mới Thới Bình. Năm 1957, các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, thị xã Bạc Liêu và huyện Hồng Dân được chia về cho tỉnh Sóc Tràng. Đến năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập về tỉnh Cà Mau.

Tháng 11 năm 1975, tái lập tỉnh Bạc Liêu lần thứ nhất gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Đến năm 1976, theo quyết định của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thành tỉnh Minh Hải.

Ngày 1 tháng 11 năm 1996, kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa IX quyết định chia tỉnh Minh Hái thành hai tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau. Ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai, đơn vị hành chính lúc đầu có: thị xã Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân. Năm 2000, tách huyện Hồng Dân thành láp lại huyện Phước Long, năm 2002 tách các xã phía nam huyện Giá Rai thành lập huyện Đông Hải. Diện tích tự nhiên 2.489km2, bở biển dài trên 56km, dân số 739.767 người.

Bạc Liêu cũ là tỉnh đồng bằng ven biển, được thiên nhiên ưu đãi hàng năm đất và rừng lấn biển từ 70 đến 80mét về phía tây. Là vùng đất có nhiều kênh rạch và nhiều cửa sông như: cửa Gành Hào, cửa Bồ Đề, cửa Bảy Háp, cửa sông Ông Đốc... và các sông lớn tự nhiên như: sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Tam Giang, sông Bảy Háp và hàng chục con sông nhỏ đan nhau như mạch máu trong cơ thể con người. Ngoài ra, còn có nhiều kinh xáng do thực dân Pháp đào để khai thác tải nguyên như kinh xáng Chắc Băng, kinh xáng Cà Mau - Phụng Hiệp, kinh xáng Cạnh Đền - Giá Rai, kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau, kinh xáng Gành Hảo - Hộ Phòng - Chủ Chí và kinh xáng Cầu Sập - Ngang Dừa... ven bờ trên những con sông tự nhiên lớn nhỏ thưởng là những vạt dừa nước, mắm, sú, vẹt và các loại cáy tạp mọc um tùm.

Đất liền 80 với mặt biến cao từ 3 đến 0,5mét, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 0,01 đến 0,005/1km theo hướng từ đông bắc xuống tây nam. Diện tích rừng tự nhiên, đến năm 1930 có khoảng 740.000 héc-ta, rừng đước nối tiếp nhau bao quanh mũi Cà Mau từ phía nam sang phía tây, rừng tràm U Minh Hạ thuở ấy kéo dài tận huyện Hồng Dân và một phần của huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi ngày nay. Đồng ruộng và đất hoang lầy trũng chiếm phần lớn đất đai có khoảng 400.000 héc-ta.

Địa hình và sông rạch vùng đất Bạc Liêu rất thuận lợi về giao thống đường thủy, tàu bè đi lại thông thương, tiện cơ động lực lượng bằng phương tiện đường sông và dễ giấu quân cho cả ta và địch. Đặc biệt rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh độ che phù dày đặc rất thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ngược lại, giao thông đường bộ trước và trong kháng chiến chống Pháp phát triển còn kém, quan trọng nhất là đoạn quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1A) chạy từ phía đông bắc thị xã Bạc Liêu đến Cà Mau - Năm Căn dài khoảng 128 km đoạn lộ từ thị xã Bạc Liêu đi Vĩnh Châu dài khoảng 38 km, Vĩnh Mỹ - Phước Long dài khoảng 23 km, Cà Mau - Thời Bình dài 40,2 km, và Cà Mau - Đầm Dơi dài 23km.

Về khí hậu, Bạc Liêu là vùng khí hậu cận xích đạo, nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ ít thay đổi trung bình là 26°C, hàng năm có 02 mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa hàng năm thấp nhất là 1.940 mm (1942), cao nhất là 2.945 mm (1979).

Bạc Liêu là một trong những vựa lúa quan trọng của cả nước và giàu về tôm cá, thủy hải sản; rừng đước và rừng tràm đã cung cấp nhiều gỗ, than cho các tỉnh và thành phố ở Nam Bộ; là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đồng bằng sông Cửu Long, nơi có rừng thiên nhiên rộng, bờ biển dài, giàu lúa gạo, giàu thủy sản và muối. Người dân Bạc Liêu lại giàu lòng yêu nước nên tỉnh luôn là căn cứ địa cách mạng qua hai cuộc kháng chiến.


(1) Đổi danh xưng địa hạt thành tỉnh.
(2) Năm 1947 chính quyền cách mạng đổi tên quận Phước Long thành quận Hồng Vân. Về phía địch vẫn gọt là quận Phước Long.
(3) Từ đầu năm 1949 chính quyền cách mạng đổi tên “quận” thành “huyện”, “làng” thành “xã”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:22:04 am »

II. DÂN CƯ VÀ TRUYỀN THỐNG

Dân cư phân bố không đều. Từ những ngày đầu về đây mở đất, ba dân tộc Kinh, Khơ-me, Hoa sống quần cư đan xen lẫn nhau; nhân dân thường tựu cư đông đúc tại các ngả ba ngã tư sông và sống rải rác trên các trục lộ giao thông và ven những con kinh rạch, để tiện giao thương và dựa vào nhau chống chọi với thiên nhiên và thú dữ. Người dân Bạc Liêu vốn có truyền thống yêu nước căm ghét chế độ thực dân phong kiến. Từ khoảng năm 1658, dòng lưu dân người Việt đến đây khai phá vùng đất mới, đến năm 1714 vùng đất Bạc Liêu bắt đầu được ghi tên trên bản đồ Việt thời vua Lê - chúa Nguyễn trong hai huyện Long Xuyên và Trấn Di thuộc trấn Hà Tiên; dòng lưu dân người Hoa ở Triều Châu (Trung Quốc) chạy loạn Mãn Thanh được chúa Nguyễn cho vào cư trú, và người Khơ-me bị dòng họ Xi-xa-vát tàn sát nên chúa Nguyễn cho nương náu làm ăn. Đất càng lấn biển và người quần tụ càng đông.

Bạc Liêu là một vừng đất mới hình thành trên 200 năm nhưng bề dầy lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử đấu tranh sinh tồn của các cộng đồng dân cư sống trên vùng đất này. Người Bạc Liêu được hội tụ từ ba dòng lưu dân người Việt gốc, người Hoa, người Khơme đến khai khẩn vùng đất hoang, nên họ sống hòa nhập đoàn kết và cố kết hỗ trợ lẫn nhau để đấu tranh với thiên nhiên hoang đã khắc nghiệt và thú dữ. Cuối thế kỷ XIX, Bạc Liêu còn là một vùng đất hoang sơ ngập mặn, điều kiện làm ăn còn rất khó khăn, dân cư rải rác, đường đi lại không thuận tiện, nên các triều đại phong kiến nhà Nguyễn khó với tay đến kiểm soát thống trị vùng đất này. Cả ba dân tộc anh em sống đan xen lẫn nhau, nền văn hóa của cả ba dân tộc đều có bản sắc riêng, hàng năm thưởng có các lễ hội: Đồng bào Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thần Hoàng Bổn Cảnh. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên, còn gọi là lễ Thượng Điền giữa tháng 5 âm lịch, lễ Thấp Miếu còn gọi là lễ hạ điền giữa tháng 12 âm lịch. Đồng bào Khơ-me có lễ hội vào năm mới (Chol-chnam-thmây) vào giữa tháng 4 âm lịch, lễ hội chào mặt trăng (Oóc-om-boóc) ngày 15 tháng 10 âm lịch, lễ hội (Đôn-ta). Đồng bào Hoa có lễ Thanh Minh vào tháng 3 âm lịch, lễ thí giàng vào tháng 7 âm lịch... nhưng đồng thời cũng bổ trợ cho nhau thành một nét văn hóa chung của vùng đất Bạc Liêu.

Tiêu biểu cho nét văn hóa đó là tính cách gan góc, kiên cường, cần cù, sáng tạo, chung sức chung lòng để chống chọi với thiên nhiên, thú dữ và chống giặc ngoại xâm, đồng thời chinh phục khai thác những sản vật mà thiên nhiên ưu đãi để tạo lập một cuộc sống ấm no cho bản thân gia đình họ, dần tạo ra hàng hóa dồi dào giao thương với các tỉnh miền Tây. Họ sống phóng khoáng, hào hiệp, sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ cho những ai mới đến, và rất căm ghét chế độ thực dân, phong kiến, khao khát độc lập. tự do; họ là những người chống sưu cao. thuế nặng, tránh những áp bức bất công của nhà cầm quyền phong kiến, muốn lẩn tránh sự bắt bớ. tù đày nên thích sống dọc ngang, không bị cường quyền áp chế.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam. Đến năm 1860 thực dân Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, trong đó có phần đất thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, vào những năm 1920 - 1930, địa chủ Tây và địa chủ bản xứ lợi dụng có tiền của, dựa vào thế lực của nhà cầm quyền Pháp, biết rõ luật lệ, nộp đơn, nộp tiền ở Sài Gòn xin khai khẩn vùng đất Bạc Liêu. Thực tế trên bàn đồ những phần đất này là vô chủ, vì vậy những người nông dân khai phá xong thì đất đó đã có trên sổ bộ của bọn địa chủ.

Các tên địa chủ Pháp đua nhau tới Bạc Liêu lập đồn điền như: Ê-vơ-ra (Evrad), A-ba-le (Abalain), Ar-bô-ra-ti (Arborati), Gui-da-mê (Guyamer), Cam-bô (Campot), Ham-nơ-lanh (Hamielain), Pa-tec-ni và Cút-xanh... chiếm hơn 100 ngàn héc-ta. Những tên địa chủ người Việt như: Trần Trinh Trạch chiếm 145.000 héc-ta ruộng lúa và 10.000 ha ruộng muối. Địa chủ người Hoa như Vưu Tụng chiếm 75.000 héc-ta, Châu Oai 40 000 héc-ta và nhiều địa chủ khác như Trương Đại Danh (huyện Kệ), Ngô Phong Điều, Hòa Khện, Chủ Xiệp, huyện Suôl, Chủ Đống chiếm từ 5.000 đến 20.000 héc-ta.

Người nông dân Bạc Liêu qua nhiều đời ra sức lao động khẩn hoang, phút chốc đã trở thành tá điền, gắn cả cuộc đời trong đồn điền của những tên địa chủ không thoát ra được, đời sống vô cùng cơ cực.

Nhân dân Bạc Liêu vốn căm ghét bọn thực dân phong kiến và đã từng nổi dậy đấu tranh. Năm 1861 nhân dân vùng đất Mũi đã nhận chìm xuồng ghe ở cửa Bồ Đề để ngăn tàu Pháp đi vào Cà Mau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:23:40 am »

Vào khoảng cuối năm 1867, nhân dân vùng Hưng Hội, Gia Hòa, Hòa Tú, Mỹ Thanh thuộc phía bắc Bạc Liêu hơn 1.000 người tựu nghĩa dưới quyền chỉ huy của ỏng Chưởng đã tổ chức phục kích đánh bất ngờ, gây cho quân Pháp nhiều thương vong.

Năm 1868, nhiều nghĩa quân ở vùng Đầm Chim - Đầm Dơi theo Nguyễn Trung Trực sang đánh chiếm đồn Kiên Giang - Rạch Giá.

Năm 1870, hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự con trai cử nhân Đỗ Văn Nhâm ở Cái Tàu (U Minh Hạ) huy động trên 600 dân làng nổi dậy chống Pháp, diệt tên Pháp Ê-can-gơ (Escange) và tên tri huyện Phan Tử Long và một số lính mã tà. (Hiện nay tại Cái Tàu còn di tích hai ông hàn sông ngăn tàu tây). Cuộc nổi dậy của Đỗ Thừa Luông, Đổ Thừa Tự kéo dài được 3 năm (1870 - 1872) thì bị thực dân Pháp đàn áp dập tắt.

Đến đầu năm 1901 thực dân Pháp thực hiện công cuộc trị an và khẩn hoang ở Bạc Liêu, chúng bắt hàng nghìn người dân đi làm xâu đắp lộ Bạc Liêu - Cà Mau, lẽ ra mỗi người chỉ làm hai ngày công trong địa hạt của mình theo luật định, nhưng bọn tay sai thực dân Pháp bắt dân làm xâu đến 2 tháng mà không trả thêm tiền công. Trong khi đó mùa màng của nhân dân thất bát, việc cưỡng bức bắt dân làm xâu 2 tháng là quá khả năng chịu đựng người dân.

Có áp bức tất có đấu tranh. Ngày 25 tháng 2 năm 1902, trên 150 người dân làng Hòa Bình, Vĩnh Mỹ quận Vĩnh Lợi đấu tranh không chịu đi làm xâu, với yêu cầu đòi giảm ngày công, trả thêm tiền, cấp thuốc trị bệnh, Sau đó họ kéo lên Bạc Liêu đấu tranh với tỉnh trưởng và gởi đơn khiếu nại lên thống đốc Nam Kỳ. Cuộc đấu tranh bền bỉ kéo dài đến 2 năm, cuối cùng thực dân Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận những yêu sách của nhân dân.

Cùng thời gian này, ở làng Tân Thành quận Cà Mau cũng có hàng nghìn người dân do ông Hương Thân Chúng dẫn đầu đấu tranh đòi yêu sách thương tự ở làng Hòa Bình, thực dân Pháp cũng phải nhượng bộ…

Qua những cuộc đấu tranh trên, ở Bạc Liêu chế độ hà khắc, bóc lột của thực dân Pháp được nới lỏng hơn, quần chúng nhân dân càng tin tưởng hơn vào sức mạnh đoàn kết của mình.

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, sau khi thực dân Pháp đã cơ bản bình định xong và thiết lập bộ máy cai trị toàn Nam Kỳ, chúng thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. Nhưng quần chúng nhân dân ở Bạc Liêu chuyển sang hình thức đấu tranh mới, đó là thành lập các phường hội, như “Thiên địa hội”, nhằm tập hợp sức đoàn kết để đấu tranh, hạn chế sự hà khắc, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến. Tổ chức “Thiên địa hội” của người Hòa với khẩu hiệu hành động “Phản Thanh phục Minh”, tổ chức “thiên địa hội” của người Việt lại có khẩu hiệu “Phản Pháp phục Nam”.

Thực dân Pháp cay cú, cho cảnh sát lưu động lùng sục,bắt bớ hội viên “Thiên địa hội”. Ở làng Vĩnh Mỹ - Giá Rai(1), chúng bắt anh Hứa Văn Sáu đày ra Côn Đảo.

Trong những năm diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp trút gánh nặng chiến tranh cho nhân dân thuộc địa. Chúng bắt lính và vơ vét của cải đưa về chính quốc, gây ra bao nỗi đau buồn, đói khổ cho nhân dân ta. Ông Cao Văn Lầu đã sáng tác ra bài “Dạ cổ hoài lang” để than thương sự khổ đau chia lìa và bồi đắp tinh thần cho khác chiến.

Năm 1925, ở Bạc Liêu liên tiếp nổ ra những cuộc đấu tranh của học sinh thành Bạc Liêu đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, và cuộc đấu tranh của nhân dân làng Tân Hưng - Cà Mau chống tên điền chủ thực dân Ba-tét-xti.

Ngày 4 tháng 4 năm 1926, nhiều học sinh quê Bạc Liêu đang học ở Sài Gòn tham gia lễ tang cụ Phan Chu Trinh - một chí sĩ yêu nước nổi tiếng trong phong trào Duy Tân. Sau đó nhiều học sinh bị đuổi học, trong đó có các anh Tào Văn Tỵ (La Kim Lý), Nguyễn Khắc Cung, Nguyễn Văn Sáu. Các anh mang về cho Bạc Liêu nhiều sách báo tiến hộ, trong đó có cả báo “Việt Nam hồn” do Nguyễn Ải Quốc chủ trương, Nguyễn Thế Truyền thực hiện.


(1) Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Mỹ lại thuộc huyện Vĩnh Lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:24:49 am »

Tháng 5 năm 1927, ở làng Ninh Thạnh Lợi - Phước Long, tiểu điền chủ Trần Kim Túc (hương chủ Chọt) vận động hàng trăm nông dân quanh vùng tổ chức một lực lượng bán vũ trang có trang bị dao, phảng và hình thành một trận địa có đại bản doanh. Lực lượng nghĩa binh do chủ Chọt chỉ huy đã nổi dậy chém chết 3 tên lính mã tà thu 3 súng, đâm bị thương tên cò Bu-sê (Bouchet), cảnh cáo các tên cai tổng Trí và xã trưởng Mến, tay sai đắc lực cho Pháp đã từng tiếp tay cho bọn thực dân cướp đất của nhân dân quanh vùng. Cuộc chiến đấu của nghĩa binh với lính kín, lính mã tà diễn ra khá ác liệt trong gần 2 ngày, cuối cùng tên chủ tỉnh Rạch Giá phải nhờ quân cứu viện của tên chủ tỉnh Cần Thơ mới đàn áp được lực lượng nổi dậy. Gia đình và lực lượng nghĩa binh của hương chủ Chọt có 20 người chết, trong đó cô “công chúa” Nguyễn Thị Nhậm chiến đấu hết sức dũng cảm như một nữ tướng và 17 người khác bị bắt.

Cuộc nổi dậy của nông dân do Hương chủ Chọt lãnh đạo và chỉ huy ở làng Ninh Thạnh Lợi đã gây tiếng vang trong toàn Nam Kỳ, buộc Pháp phải điều chỉnh một số chính sách cai trị lúc bấy giờ.

Tháng 2 năm 1928. lai nổ ra vụ đồng Nọc Nang ở làng Phong Thạnh quận Giá Rai. Bọn địa chủ Mã Ngàn (thường gọi là Bang Tắc), Hà Thị Trâm dựa vào thế lực của tên Phủ Huấn ráo riết cướp đất, cuớp lúa của nông dân, trong đỏ có gia đình Mười Chúc. Anh em Mười Chúc cắt máu ân thế, làm lễ tạ ông bà, lạy mẹ lần cuối để báo hiếu, thề quyết tử để giữ đất, giữ lúa. Bằng những vũ khí thô sơ như giáo, mác, gậy gộc, với lòng căm thù đến tột đỉnh, anh em Mười Chức đã xô xát quyết liệt chống lại hành động ngang nhiên đến cướp lúa của tên địa chủ Bang Tắc đã diễn ra tại sân lúa gia đình Mười Chức vào sáng ngày 17 tháng 2 năm 1928. Hành động cướp lúa được chính quyền thực dân Pháp cho hai tên cò Tournier và Bougou chỉ huy lính mã tà, lính kín và một số tên hội tề làng Phong Thạnh đến tiếp tay.

Trong cuộc xô xát này về phía gia đình Mười Chức có 4 người chết: Mười Chức, vợ Mười Chúc (Phạm Thị Nghĩa) cùng đứa con trong bào thai và hai em của Mười Chức là Nhẫn và Nhịn. Phía chính quyền thực dân có tên cò Toumier đền mạng, một số tên khác bị thương.

Cuộc đấu tranh ở cánh đồng Nọc Nạng đã gây tiếng vang chấn động cả nước. Ký giả Lê Trung Nghĩa (tự Việt Nam) đã viết nhiều bài đăng trên các báo tiếng Việt, tiếng Pháp ở Sài Gòn bênh vực cho gia đình Mười Chức và đã vận động hai luật sư người Pháp biện hộ cho gia đình Mười Chức, cãi không ăn tiền tại phiên tòa đại hình Cần Thơ ngày 17 tháng 7 năm 1928, buộc nhà cầm quyền Pháp phải kết tội bọn địa chủ sang đoạt và bọn quan lại tham nhũng.

Những cuộc đấu tranh quyết liệt, nhung mang tính tự phát của những người nông dân bần cùng chống lại sự đàn áp, buộc thực dân phải nhượng bộ, nhưng cuối cùng cũng không có lối ra. Tinh thần đấu tranh bất khuất đó cũng như những tội ác của bọn địa chủ, thực dân nơi đây đã tạo ra những mảnh đất tốt để cách mạng gieo mầm.

Vào nhũng năm hai mươi của thế kỷ XX, giữa lúc cách mạng Việt Nam đang ở ngã ba đường, thì Nguyễn Ái Quốc, nhà yêu nước chân chính đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã bắt gặp “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Người xúc động thốt lên: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Từ khi tim thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ấi Quốc đã đến quê hương Cách mạng tháng Mười. Người tích cực hoạt động trong quốc tế cộng sản, tìm mọi cách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đường lối cách mạng về trong nước. Các hạt giống đỏ đầu tiên đã nảy nở trên vùng đất Bạc Liêu.

Anh thanh niên Huỳnh Quảng, quê Cái Tàu - Bạc Liêu, một trong số thanh niên có chí hướng yêu nước đang ra đi tìm đường cách mạng, đến đất nước Trung Quốc, được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin và phương pháp cách mạng. Khi trở về Nam Kỳ, anh cùng một số đồng chí lập ra “An Nam Cộng sản Đảng”. Đồng chí Huỳnh Quảng là hội viên “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” đầu tiên, cũng là đảng viên cộng sản đầu tiên ở Bạc Liêu.

Cuối năm 1927, Đào Hưng Long được Kỳ bộ Nam Kỳ cử về hoạt động và là người đầu tiên tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin tại quận Cà Mau - Bạc Liêu.

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Trước đó chi bộ An Nam Cộng sản Đảng được thành lập tại thị trấn Cà Mau, do đồng chí Lâm Thành Mậu làm bí thư. Sau khi thống nhất các tổ chức đảng thành đảng cộng sản, các chi bộ làng Phong Thạnh, chi bộ Tân Thành được thành lập. Đây là những chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Bạc Liêu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:27:08 am »

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động ngày 1 tháng 5 năm 1930, các chi bộ tổ chức treo cờ Đảng, trương biểu ngữ, rải truyền đơn một số nơi trong tỉnh. Tại thành Bạc Liêu tuy chưa có cơ sở đảng, nhưng một số thanh niên công chức có chí hướng cách mạng như Tào Văn Tỵ (La Kim Lý), Huỳnh Kim Kế, Huỳnh Chấn Gia được biết có đảng cộng sản chủ trương đánh Tây, hợp với khát vọng của mình, các anh tự động vẽ hai lá cờ đỏ búa liềm với dòng chữ “Đảng cộng sản đánh Tây” và các anh phân công nhau đi treo một lá cờ ở bến đò giữa (phường 5 thị xã Bạc Liêu ngày nay) và một lá cờ trước cổng thành lính mã tà (Garde Civile Locale), nay là trung tâm thương mại Bạc Liêu(1).

Đường lối cách mạng của Đảng là “phản phong phản đế, tiến lên võ trang bạo loạn lật đổ ách thống trị của thực dân đế quốc, giành lấy chính quyền về tay nhân dân; đây cũng là nguyện vọng, ước mơ của nhân dân, của những người nông dân bần cùng ở Bạc Liêu.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ tự phát chuyển lên tự giác nhằm lật đổ ách thống tri, áp bức của thực dân, phong kiến. Bằng nhiều hình thức đấu tranh kinh tế, chính trị, họp pháp, bất họp pháp liên tiếp nổ ra ở thị xã Bạc Liêu, Cà Mau, các làng Khánh Bình, Tân Hưng Tây, Phong Thạnh... tập họp được đông đảo quần chúng cách mạng.

Công nhân hãng xe hơi Hiệp Thành cùng với nhân dân thị xã Bạc Liêu và những người làm muối tổ chức “họp tác xã” và “hội ái hữu” tổ chức đấu tranh đòi giới chủ tăng lương, giảm giở làm. Dân làm lộ Cà Mau - Năm Căn đẩu tranh chống bắt phu, đòi tiền công, đòi cấp thuốc trị bệnh. Nhân dân làng Khánh Bình đấu tranh chống tên địa chủ Nguyễn Cao Hoài cướp đất công điền, kết hợp cùng báo chí đưa yêu sách lên nhà cầm quyền Pháp buộc Chính phủ Pháp bỏ tù bọn Nguyễn Cao Hoài và tay sai của hắn, đền bù cho nạn nhân. Nông dân làng Tân Hưng Tây đấu tranh chống xã Vang, cả Khuê, biện Đậu. Nhân dân làng Phong Thạnh - Giá Rai được chi bộ lãnh đạo, kéo đến dinh quận gặp quận trưởng Nguyễn Văn Quý yêu cầu miễn thuế kiểm lâm, cho bà con vào rừng đốn cây về cất lại nhiều nhà do cơn bão trước đó làm sập.

Năm 1936 - 1939, công tác vận động tuyên truyền công khai của Đảng, nổi bật là phong trào Đông Dương đại hội với các ủy ban hành động đã tập hợp được đông đảo quần chúng cả thành thị và nông thôn xung quanh Đảng, ở thành thị, công nhân nhà máy xay lúa, các trại cưa, công nhân thủ công đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi tự do hội họp, lập nghiệp đoàn. Đông đảo chị em mua bán ở chợ đấu tranh đòi giảm thuế, chống thu tiền chợ quá cao. Ở nông thôn nổi lên phong trào đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức, chống địa chủ cướp ruộng, ở rừng đước Năm Căn, sau khi thành lập Ban cán sự Công hội đỏ, Ban cán sự phân công các ủy viên đi tuyên truyền vận động nhân dân làm nghề chài lưới, công nhân lò than và khai thác rừng đấu tranh chống chủ lò, cặp rằn phạt vạ vô cớ, ăn hối lộ, hà khắc, bóc lột công nhân.

Đến tháng 10 năm 1938, trên cơ sở xây dựng và phát triển được 21 chi bộ và có trên 100 đảng viên, để thống nhất lãnh đạo phong trào cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ, Xứ ủy và Liên tỉnh ủy Hậu Giang cho phép Đảng bộ Bạc Liêu mở hội nghị đại biểu bầu Tỉnh ủy lâm thời (22-10-1938), đồng chí Bùi Thị Trường làm bí thư. Đầu năm 1939, Xứ ủy điều động đồng chí Bùi Thị Trường làm công tác khác. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Xứ ủy và Liên tỉnh ủy Hậu Giang, Tỉnh ủy lâm thời Bạc Liêu mở hội nghị kiểm điểm tình hình trong thời gian qua, đề ra kế hoạch công tác trong thời gian tới, đồng thời sắp xếp lại Tỉnh ủy, đồng chí Trần Văn Đại được cử làm bí thư. Cuộc hội nghị này được coi như Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ I. Lúc này số lượng đảng viên trong toàn tỉnh có 125 đồng chí.

Tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, mở ra một thời kỳ đấu tranh cách mạng ở Việt Nam nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 (ngày 6, 7 tháng 11 năm 1939) chủ trương “giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng”, tạm gác khẩu hiệu cách mạng điền địa. trên cơ sở liên minh công nông, tranh thủ đoàn kết tập hợp mọi lực lượng có thể đoàn kết được, chĩa mũi nhọn cách mạng vào chủ nghĩa đế quốc, giải quyết bằng được công cuộc giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương chỉ rõ: “bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương khỏng có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả các ách ngoại xâm vô luận là da trắng hay da vàng để tranh lấy độc lập dân tộc”. Trung ương vạch rõ chiến tranh đế quốc sẽ tạo thời cơ cho cách mạng Đông Dương bùng nổ, vì vậy phải tập trung mọi cuộc đấu tranh vào cuộc đấu tranh chung nhằm dự bị lực lượng tiến dần võ trang bạo động giành chính quyền. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ.


(1) Dẫn theo Lịch sử Đảng bộ Bạc Liêu
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:27:43 am »

Thời kỳ Bảng bộ và nhân dân Bạc Liêu chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa võ trang bắt đầu.

Đảng bộ Bạc Liêu được nhanh chóng khôi phục và phát triển, khẩn trương chọn lọc những quần chúng tốt, vững vàng đưa vào các tổ chức cách mạng như: công nhân phản đế, nông dân phản đế, thanh niên phản đế, phụ nữ phản đế, chuẩn bị lực lượng cho thời cơ mới.

Tháng 3 năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ đề ra chủ trương chuẩn bi bạo động. Đến tháng 5 năm 1940, Xứ ủy truyền đạt chủ trương cho Hội nghị Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu và cùng bàn kế hoạch khởi nghĩa võ trang trong tỉnh. Tỉnh ủy được bầu lại do đồng chí Trần Văn Thời làm bí thư để lãnh đạo và chuẩn bị khởi nghĩa.

Tháng 7 năm 1940, đồng chí Trần Văn Thời họp Xứ ủy về, tổ chức sản xuất vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa. Xưởng sản xuất vũ khí do đồng chí Võ Hoành phụ trách, ông Trần Văn Hưng (bác Tám Hưng, thân sinh của đồng chí Trần Văn Thời) phụ trách kỹ thuật.

Lúc này toàn Đảng bộ và các đoàn thể phản đế hào hứng chuẩn bị khởi nghĩa. Nhân dân góp sắt thép, đồng, thau để rèn vũ khí. Nhà buôn ủng hộ thuốc nổ, diêm sinh để làm lựu đạn, thuốc súng. Lò rèn các thôn, xã ra sức rèn giáo, mác, xà no, xà beng.

Ngày 15 tháng 10 năm 1940 trung đội du kích Tân Hung Tây được thành lập tại rạch Bàu Ráng - Cái Cám. Trung đội có 21 đồng chí, trong đó có 2 nữ, 12 đảng viên. Cùng thời điểm này đội du kích Rạch Gốc - Tân Ân cũng được thành lập; nhiều tổ, đội tự vệ ở một số làng cũng được tổ chức và được huấn luyện học tập cách sử dụng súng, chiến thuật du kích chiến đấu, cách bảo vệ cán bộ, bảo vệ các cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng.

Ngày 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra trên hầu hết các tỉnh miền Đông, ở Bạc Liêu lệnh khôi nghĩa của Xứ ủy được đồng chí Ngô Thị Nhân, liên lạc của Tỉnh ủy mang về tới thường trực Tỉnh ủy vào lúc 8 giờ tối ngày 22 tháng 11 năm 1940. Trong thư, Xứ ủy chỉ đạo Tỉnh ủy Bạc Liêu đón xe chở vũ khí từ Sài Gòn xuống để trang bị cho lực lượng khởi nghĩa và chờ tin cuối của Xứ ủy. Đồng chí Ngô Thị Nhân được Tỉnh ủy phân công trở lên Vĩnh Long gặp Xứ ủy xin chỉ đạo giờ chót.

Không thể chờ đợi tin giờ chót của Xứ ủy, ngày 26 tháng 11 năm 1940, Tỉnh ủy Bạc Liêu họp hội nghị mở rộng tại căn cứ ở Lung Lá - Nhà Thể bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh và phân chia thành ba khu vực.

Khu vực 1: vùng Năm Căn gồm thị trấn Năm Căn, một số làng xung quanh và Hòn Khoai, do đồng chí Quách Văn Phẩm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách chung. Đồng chí Phan Ngọc Hiển trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa Hòn Khoai.

Khu vực 2: Thị trấn Cà Mau và một số làng xung quanh, do đồng chí Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách.

Khu vực 3: Thành Bạc Liêu và các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi do đồng chí Trần Phán, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy phụ trách.

Hội nghị nhất trí chọn vùng Năm Căn làm chính, Hòn Khoai làm điểm khởi đầu, vì ở đây có khả năng giành thắng lợi trọng vẹn, vừa tạo được khí thế ban đầu, vừa có thêm vũ khí để trang bị cho lực lượng khởi nghĩa.

Ngày 13 tháng 12 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do đồng chí Phan Ngọc Hiển trực tiếp lãnh đạo chỉ huy đã giành được thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn.

Với sự chuẩn bị chu đáo, kế hoạch chặt chẽ, cùng với sự gan dạ dũng cảm, đánh địch vào lúc bất ngờ nhất (23 giờ 15 phút đêm 13 tháng 12 năm 1940), các chiến sĩ đã đánh ngã tên chủ đảo Ô-li-vơ, thu 1 súng ngắn, 2 sủng trường, 2 thùng mìn và toàn bộ quân trang quân dụng.

Sau khi làm chủ đảo, thu chiến lợi phẩm, đồng chí Phan Ngọc Hiển ra lệnh nhanh chóng trở về đất liền, được nhân dân Rạch Gốc - Tân Ân hò reo đón mừng.

Sau khi về đất liền, đội du kích khởi nghĩa Hòn Khoai lại áp sát thị trấn Năm Căn, nhưng không nhận được hiệu lệnh tấn công, cũng không liên lạc được với Ban chỉ huy khởi nghĩa. Để phát huy thắng lợi, 9 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 1940, đồng chí Phan Ngọc Hiển cùng các đồng chí tấn công vào nhà quận trưởng kiểm lâm, tên đốc Đông khiếp sợ buộc phải nộp vũ khí cho quân khởi nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:28:18 am »

Hôm sau (ngày 15 tháng 10 năm 1940), bọn thực dân Pháp ở Cà Mau cho 2 tàu chở lính tập và mã tà tiến vào Rạch Gốc hòng tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa. Trước lực lượng mạnh của địch, các chiến sĩ ta rút vào rừng để bảo toàn lực lượng. Bọn địch truy quét ráo riết. Sau nhiều ngày đêm băng rừng vượt sông, chịu đói, chịu khát, các chiến sĩ ta đã bị địch bám sát và vây bắt tại bãi Khai Long.

Sau hơn 6 tháng giam cầm, tra tấn hết sức dã man tại nhà tù Bạc Liêu, các chiến sĩ ta vẫn giữ vững khí tiết. Ngày 12 tháng 7 năm 1941, đế quốc Pháp đem 10 chiến sĩ khởi nghĩa Hòn Khoai gồm: Phan Ngọc Hiển, Đỗ Văn Sến, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Cự, Đỗ Văn Biên, Nguyễn Văn Cẩn, Ngô Kim Luân, Nguyễn Văn Bình, Quách Văn Phẩm, và Lê Tồn Khuyên ra hành quyết tại sân vận động Cà Mau.

Trước khi bị địch hành quyết, các chiến sĩ Hòn Khoai tỏ thái độ bình tĩnh, hiên ngang trước kẻ thù. Đồng chí Phan Ngọc Hiển giật vải băng đen che mắt, hướng về phía đồng bào hô to:

- Đả đảo đế quốc Pháp!

- Đảng cộng sản muôn năm!

- Đông Dương độc lập, muôn năm!

Các đồng chí khác cùng hô theo.

Đồng chí Ngô Kim Luân gởi lời chào mọi người và hô:

- “Hỡi đồng bào, tôi sắp chết cho Tổ quốc và cho giống nòi.

Cách mạng thế giới thành công muôn năm!”

Sau khi hành quyết 10 chiến sĩ Hòn Khoai, giặc Pháp điên cuồng khủng bố các chiến sĩ cách mạng. Chúng đưa 42 người tham gia cách mạng ở Rạch Gốc -Tân Ân ra tòa kết án từ 5 năm tù đến khổ sai, chung thân. Ngoài số bị giết, bị tù đày trên, Pháp còn bắt 27 chiến sĩ cách mạng ở Bạc Liêu đày ra Côn Đào. Đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công chỉ còn 16 người trở về, 11 người hy sinh ở Côn Đảo sau những đòn tra tấn hết sức dã man và đau yếu, bệnh tật, đói rét...

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ không đình kịp theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7, đã nổ ra trong lúc thời cơ chưa chín muồi, mặc dù khí thế cách mạng đang dâng cao, tiến hành trên diện rộng (18 tỉnh trên 20 tỉnh). Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai - khởi nghĩa Nam Kỳ đã tô thắm thêm truyền thống bất khuất quật cường của dân tộc ta, là cuộc tập dượt quy mô lớn tạo điều kiện để cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Lúc này chiến tranh thế giới lần thứ II phát triển lan rộng trên các nước Châu Âu, Châu Á, quân phát xít đang trên đà tiến công. Trung ương Đảng ta tổ chức hội nghị lần thứ 8 do đồng chí Hồ Chí Minh chủ trì (19-5-1941), hội nghị chủ trương đưa phong trào giải phóng dân tộc và công cuộc chuẩn bị võ trang khởi nghĩa lên một bước mới. Thành lập Mặt trận Việt Minh, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, đoàn kết tập hợp mọi lực lượng cả nước, xúc tiến xây dựng lực lượng võ trang để đón thời cơ, dự kiến khả năng sẽ khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa.

Hội nghị nhấn mạnh “Nếu thời cơ đến mà không giải quyết được giải phóng dân tộc, thì chẳng những dân tộc đời đời chịu kiếp ngựa trâu, mà sự nghiệp giải phóng dân tộc hàng vạn năm không giành lại được”.

Nghị quyết Hội nghị lần 8 của Trung ương, vào đến Nam Kỳ chậm do sự khủng bố, tàn sát, bắt bớ của đế quốc Pháp sau khởi nghĩa Nam Kỳ. Từ năm 1941 đến đầu năm 1945, Đảng bộ Bạc Liêu vừa xây dụng lại tổ chức và phong trào cách mạng ở cơ sở, vừa chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa khi có thời cơ đến. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Đương, trước diễn biến mới vô cùng thuận lợi, ngày 12 tháng 3 năm 1945 thường vụ Trung ương Đảng đề ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ở Bạc Liêu toán quân Pháp khoảng vài trăm tên chạy vào rừng Tân Bằng, Năm Căn. Ban vận động tái lập Đảng bộ Nam Kỳ, viết thư đề nghị họ hợp tác với ta chống lại phát xít Nhật, nhưng do bản chất đế quốc xâm lược, chúng từ chối đề nghị của ta, sau đó bọn Pháp đều bị quân Nhật bắt sống.

Sự kiện Nhật đảo chính Pháp, đưa tình thế cách mạng vào thời kỳ tiền khởi nghĩa. Tại Bạc Liêu, các đồng chí vừa thoát khỏi nhà tù Bà Rá và các nhà tù khác, cùng các đồng chí còn lại ở địa phương ráo riết tuyên truyền tổ chức quần chúng chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2019, 06:41:29 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM