Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:49:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 1  (Đọc 7186 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 08:14:33 pm »

Anh hùng Hà Nguyên Thị


Hà Nguyên Thị, sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở xã Tích Giang, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 7 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chiến sĩ quân y, thuộc Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Suốt 8 năm làm công tác hộ lý, y tá, Hà Nguyên Thị luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực, tận tụy trong công tác, hết lòng thương yêu, phục vụ thương bệnh binh vô điều kiện. Mặc dầu chân bị thọt nhưng năng suất làm việc của đồng thí thường không thua kém người khác. Đồng chí còn luôn luôn gương mẫu học tập, rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ đồng đội, là tấm gương tiêu biểu, có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua trong toàn ngành quân y.


Năm 1947, địch càn lên Mỹ Đức, Hà Tây, Hà Nguyên Thị phụ trách một thuyền chở 25 thương binh. Dân công không có, đồng chí xung phong lội xuống sông cạn đẩy thuyền và vận động được một lái thuyền cùng chở giúp suốt đêm, đưa được số thương binh đó vượt ra khỏi vòng vây của địch an toàn.


Có lần hai thương binh bị bệnh thần kinh chạy vào rừng, Hà Nguyên Thị đã một mình đi suốt đêm tìm kiếm đưa được hai đồng chí thương binh đó trở về viện quân y.


Đối với thương binh nặng hoặc bệnh binh mắc các bệnh truyền nhiễm, với tình thương yêu đồng đội sâu sắc, đồng chí đã luôn đi sát chăm sóc, giúp đỡ. Bình thường mỗi hộ lý chỉ phục vụ được 4 đến 5 thương binh nặng, nhưng đồng chí đã phục vụ được 10 đến 15 người mà vẫn chu đáo.


Những lúc có nhiều thương, bệnh binh về điều trị, thường là đồng chí thức suốt đêm để xoa bóp hoặc ngồi làm chỗ dựa cho thương binh để ngủ. Thấy thương, bệnh binh ăn ít, đồng chí đi sát tìm hiểu nguyên nhân, rồi vừa động viên an ủi, vừa tự tay nấu lại các món ăn cho anh em ăn.


Sau mỗi chiến dịch, thương, bệnh binh đông nên thiếu chỗ ở, Hà Nguyên Thị đi vận động nhân dân giúp đỡ; giường chiếu hỏng, đồng chí tự tay tìm cách sửa chữa lại cho thương binh; thiếu người phục vụ đồng chí xung phong làm thêm giờ.


Ngoài tinh thần trách nhiệm tận tụy phục vụ, Hà Nguyên Thị còn say mê học tập. Vào bộ đội còn chưa biết chữ, đồng chí chịu khó, tranh thủ học, chỉ sau một thời gian đã đọc thông, viết thạo, về chuyên môn, Hà Nguyên Thị đã phấn đấu từ hộ lý trở thành một y tá giỏi.


Hà Nguyên Thị luôn luôn điềm đạm, gương mẫu, đoàn kết, khiêm tốn và giản dị. Đồng chí được mọi người tin cậy, mến yêu. Anh em thương, bệnh binh thường nói: "Thật đúng là một lương y kiêm từ mẫu, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ".


Hà Nguyên Thị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 28 bằng khen và giấy khen.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Hà Nguyên Thị được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 08:15:40 pm »

Anh hùng Võ Thiết


Võ Thiết, sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Đường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 12 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó thuộc đại đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1946 đến năm 1954, Võ Thiết đã cùng đơn vị tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường: Quảng Trị, miền Tây và Liên khu 5. Bất kỳ ở đâu, đồng chí cũng nêu cao tinh thần hăng say giết giặc, dũng cảm, mưu trí, bình tĩnh khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết chỉ huy đơn vị đánh thẳng. Chiến đấu đã giỏi, xây dựng cơ sở vũ trang trong vùng địch tạm chiếm cũng giỏi, đồng chí đã chiếm được lòng tin của nhân dân và đồng đội. Đồng chí đã chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 44 trận, cùng đơn vị diệt và bắt hơn 1.000 tên địch, xây dựng được 20 tổ dân quân du kích, dìu dắt anh em chiến đấu trưởng thành, góp phần củng cố lực lượng vũ trang ở nhiều địa phương.


Tháng 1 năm 1946, đơn vị tập kích đồn M, (thuộc miền Tây), đồng chí chỉ huy một tổ giả làm người đi buôn, táo bạo bất ngờ vào diệt bọn lính gác rồi xung phong vào đồn diệt 1 lính Pháp, bọn ngụy hốt hoảng bỏ chạy. Tổ đồng chí thu được 25 súng và nhiều trang bị khác của địch. Khi rút, bị địch phục kích đánh bất ngờ, đồng chí dũng cảm chỉ huy anh em phản công quyết liệt, diệt tại chỗ một số tên, bọn còn lại bỏ chạy, đơn vị rút về an toàn.


Tháng 3 năm 1948, Võ Thiết chỉ huy tiểu đoàn bám sát, bao vây, liên tục quấy rối đồn Phường Lan (Quảng Trị), buộc bọn lính phải bỏ đồn rút chạy, tạo điều kiện cho đơn vị đón đường diệt gọn 1 trung đội.


Tháng 3 năm 1953, Võ Thiết chỉ huy một trung đội phân tán hoạt động xây dựng cơ sở du kích vả vận động nhân dân đấu tranh chống địch. Qua một thời gian, các đồng chí đã xây dựng được 20 tổ du kích ở vùng Quảng Nam và dìu dắt anh em chiến đấu chống càn, diệt 13 tên địch, bảo vệ được nhân dân, khiến anh em rất phấn khởi và tin tưởng.


Trận Măng Đen tháng 1 năm 1954, Võ Thiết là đại đội phó phụ trách hỏa lực. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt 12 ụ súng, yểm hộ cho đơn vị xung phong, bắt sống 24 tên địch, giải quyết xong đồn phụ, thấy hướng đồn chính đang khó khăn, đồng chí chủ động xin lệnh phối hợp và chỉ huy đơn vị đánh bộc phá mở cửa. Bản thân dùng trung liên khống chế hỏa điểm địch, rồi dẫn đầu xung kích xung phong, tiêu diệt hoàn toàn vị trí địch.


Trận tập kích thị xã Plây Cu tháng 2 năm 1954, do đồng chí trực tiếp chỉ huy, đơn vị chia thành ba mũi tiến công, tập kích chớp nhoáng vào thị xã đánh tan 2 đại đội địch, đốt 6 kho, 4 nhà lính, phá hủy 1 xe tăng.


Trong trận tiêu diệt binh đoàn cơ động số 100 của địch trên đường 19 ngày 24 tháng 6 năm 1954, Võ Thiết chỉ huy đại đội tiến công cắt đứt đội hình phía sau đoàn quân địch, diệt gọn 14 xe chở đầy lính. Đoàn quân đi trước quay lại phản kích: đồng chí chỉ huy đơn vị nhanh chóng chiếm điểm cao đánh lui 3 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch, giữ vững trận địa và giam chân chúng tại chỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn trung đoàn triển khai, cơ động lực lượng, kết quả: đã đánh tan binh đoàn cơ động của Pháp gồm 5 tiểu đoàn, bắt sống 800 tên, thu 279 xe quân sự, thu và phá hủy 12 khẩu pháo địch.


Qua các trận đánh, Võ Thiết luôn luôn chú ý rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và chỉ huy, bản thân hết sức tích cực học tập, gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, đoàn kết, được đồng đội tin yêu.


Võ Thiết đã được quân khu, trung đoàn, tiểu đoàn khen thưởng 7 lần.

Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Võ Thiết được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 08:16:07 pm »

Anh hùng Lưu Viết Thoảng


Lưu Viết Thoảng, sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 11 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội thuộc Đoàn 151, Cục Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ khi nhập ngũ đến năm 1954, Lưu Viết Thoảng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong nhiều chiến dịch. Đồng chí là một chiến sĩ công binh dũng cảm, có nhiều sáng tạo trong việc phá bom nổ chậm, góp phần bảo đảm tốt tuyến đường vận chuyển ra tiền tuyến.


Trong thời gian làm đường chuẩn bị chiến dịch, đơn vị cử đi tháo bom lấy thuốc phá đá, Lưu Viết Thoảng mới ở cấp dưỡng chuyển sang làm tổ trưởng, chưa có kinh nghiệm, dụng cụ lại thiếu, nhưng đồng chí đã kiên trì vừa học anh em, vừa mày mò nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ. Có lần gặp loại bom mới, Lưu Viết Thoảng bố trí anh em ở xa, một mình vào tìm cách tháo gỡ để rút kinh nghiệm cho toàn đội. Trong một thời gian ngắn, đồng chí đã cùng tổ tháo được 18 quả bom, lấy được 3.525 ki-lô-gam thuốc nổ, cung cấp cho đơn vị phá đá mở đường.


Thời kỳ địch ném bom ác liệt đoạn đường đi Sơn La, hòng ngăn cản sự tiếp tế của ta, Lưu Viết Thoảng được giao phụ trách một tổ bám trụ trên đường, quan sát và đánh dấu vị trí bom rơi của địch. Nhiều lần máy bay địch ném bom vừa bay đi, Lưu Viết Thoảng đã ra đánh dấu vị trí bom rơi, thì chúng vòng lại ném tiếp. Một mình đồng chí vẫn bình tĩnh nằm bên đường quan sát. Một lần, địch ném 4 quả bom nổ chậm, không trúng mặt đường nhưng cần tháo gỡ ngay để đảm bảo an toàn cho dân công và xe pháo đi qua. Đồng chí đã dũng cảm dẫn đầu, cùng đồng đội đào hố chui xuống, đặt thuốc nổ phá bom, giải quyết được kịp thời yêu cầu cấp bách của tuyến đương vận chuyển.


Tháng 4 năm 1954, để mở đầu đợt tổng công kích tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Lưu Viết Thoảng được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ đào đường hầm, đưa một khối bộc phá lớn vào đánh sập lô cốt trung tâm trên đồi A1. Trải qua 16 ngày đêm, đồng chí đã cùng anh em dũng cảm, kiên trì đào 43 mét đường hầm, đưa 900 ki-lô-gam bộc phá vào đặt giữa lòng đồi A1. Ngày 6 tháng 5 năm 1954 ta cho nổ khối bộc phá, đánh sập cả hệ thống ụ súng phòng ngự phía ngoài, một lô cốt phụ và nửa lô cốt chính, làm tê liệt sức đề kháng của địch, tạo diều kiện cho bộ binh tiêu diệt vị trí quan trọng này.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 16 lần được trung đoàn, đại đoàn khen thưởng và là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Lưu Viết Thoảng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 08:16:40 pm »

Anh hùng Nguyễn Văn Tịch


Nguyễn Văn Tịch sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã An Vĩnh Ngãi, thị xã Tân An, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 2 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng đặc công, tiểu đoàn 303, miền Đông Nam Bộ.


Nhà nghèo, Nguyễn Văn Tịch phải đi ở cho địa chủ từ khi còn nhỏ. Năm 15 tuổi, đồng chí xin vào làm liên lạc cho bộ đội để được tham gia chiến đấu.


Chín năm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Văn Tịch đã tham gia đánh 76 trận. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, giết giặc lập công, dũng cảm vượt qua mọi nguy hiểm khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Khi làm chiến sĩ trinh sát, Nguyễn Văn Tịch luôn luôn táo bạo bám sát, theo dõi nắm chắc địch, kịp thời phục vụ đơn vị chiến đấu. Khi trực tiếp chiến đấu, dù gặp tình huống khó khăn phức tạp thế nào, đồng chí cũng luôn luôn xung phong dẫn đầu đơn vị vượt qua, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Đồng chí đã tự tay đặt bộc phá và nổ súng diệt 404 tên địch, chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm tên khác, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.
Trận Thanh Bình, Mỹ Tho năm 1947, địch huy động 5.000 quân bao vây căn cứ ta. Các đơn vị bị quân địch chia cắt và bị đứt liên lạc với nhau. Suốt một ngày, Nguyễn Văn Tịch dũng cảm vượt qua lửa đạn và vòng vây của địch, mang lệnh của cấp trên tới các đơn vị, phản công lại địch, phá được vòng vây.


Trận đánh địch tiến công vào Đồng Tháp Mười năm 1950, đồng chí chỉ huy tiểu đội trinh sát suốt 7 ngày đêm vào tận vị trí nắm tình hình địch báo cáo lên cấp trên kịp thời. Có lần đồng chí dũng cảm nổ súng để thăm dò lực lượng địch, tạo điều kiện cho cấp trên hạ quyết tâm và chỉ huy tác chiến. Nhờ vậy, đơn vị đã đánh rất trúng, tiêu diệt được nhiều địch.


Tháng 11 năm 1951, Nguyễn Văn Tịch được lệnh đánh đồn Hòa Khanh. Đồng chí chỉ huy một tổ vượt qua bãi lầy 10 ki-lô-mét tiếp cận địch. Môt chiến sĩ bí mật luồn vào đặt bộc phá để phá khẩu pháo, chưa thực hiện được kế hoạch đặt quả thứ hai để diệt đồn thì bộc phá đã nổ. Không để địch kịp phản ứng, Nguyễn Vãn Tịch nhanh chóng xông vào đặt quả thứ hai vào đúng vị trí đã định rồi giật nổ, diệt đồn lính Âu Phi và khẩu pháo của chúng.


Trận đánh thị trấn Cái Bè, Mỹ Tho (tháng 4 năm 1952), Nguyễn Văn Tịch đã kiên trì vượt qua mạng lưới tuần tiễu, bố phòng nghiêm ngặt của địch, điều tra cụ thể, giúp trên lập kế hoạch tác chiến chính xác. Lúc được lệnh tiến công, Nguyễn Văn Tịch dẫn hai đồng chí đi đầu bí mật vượt qua hàng rào và lô cốt phụ bên ngoài, vào sâu bên trong đặt bộc phá, phá tan lô cốt chính. Đó cũng là hiệu lệnh nổ súng. Đơn vị đã chiến đấu đúng theo kế hoạch và đã tiêu diệt gọn 4 đại đội địch đóng giữ đồn này. Tháng 3 năm 1953, đánh bốt Ông Tồn, Mộc Hóa, đồng chí đã vượt qua bao nguy hiểm, điều tra liên tục 15 đêm giúp trên định xong kế hoạch tác chiến. Được lệnh đánh, đồng chí lại chỉ huy một tổ bí mật cắt hàng rào vào đánh lô cốt chính.


Khi vượt qua hàng rào, gặp 3 tên lính gác đứng chặn, đồng chí xứ trí rất nhanh, ra hiệu cho đồng đội nghi binh lạc hướng đối phó với 3 tên này, cần thì nổ súng tiêu diệt, còn mình xông thẳng tới lô cốt, ấn bộc phá qua lỗ châu mai. Bọn địch ở trong cố đẩy ra, đồng chí quyết đẩy vào và không trù trừ, giật luôn kíp nổ. Lô cốt chính đổ sụp, bọn địch ngoan cố bên trong bị tiêu diệt tạo thuận lợi cho đơn vị tiêu diệt hoàn toàn đồn địch.


Nguyễn Văn Tịch xứng đáng là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua giết giặc lập công của miền Đông Nam Bộ.


Nguyễn Văn Tịch đã được tặng thưởng 1 Huân chuơng Chiến công hạng nhất, 10 lần được phân khu, trung đoàn, tiểu đoàn khen, được công nhận là Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, đồng chí Nguyễn Văn Tịch được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tậng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 08:17:10 pm »

Anh hùng Nguyễn Thành Út


Nguyễn Thành Út (tức Huỳnh Văn Voi) sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thới, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang, nhập ngũ tháng 11 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó thuộc đại đội 2, tiểu đoàn 9, trung đoàn 570, đại đoàn 330, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mồ côi cha mẹ từ năm 10 tuổi, Nguyễn Thành Út phải đi lang thang làm thuê kiếm sống. Cách mạng tháng Tám thành công, lúc đó Nguyễn Thành Út mới 15 tuổi, nhưng đã khai tăng cho đủ tuổi để xung phong vào bộ đội.


Chín năm chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, Nguyễn Thành Út đã đánh 42 trận lớn nhỏ, trận nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm mưu trí, luôn luôn dẫn đầu đơn vị vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trận Ngà Tu tháng 3 năm 1946, đồng chí đã dũng cảm chỉ huy một tổ chiến đấu, liên tục 2 ngày đêm giữ vững phòng tuyến. Ngày thứ ba, địch dùng đạn lửa bắn vào trận địa, tổ súng máy bị thương vong hết, đồng chí xông vào hầm đang cháy, mang được khẩu trung liên ra tăng cường cho tuyến phòng thủ. Bị bỏng cả vai và tay, Nguyễn Thành Út vẫn kiên quyết chiến đấu bảo vệ phòng tuyến đến cùng.


Tháng 8 năm 1948, một trung đội địch đi càn lọt vào vòng vây của ta ở Mộc Hóa. Chúng co lại cố thủ và đánh trả quyết liệt mong tìm đường thoát. Giữa lúc tình thế đang giằng co, Nguyễn Thành Út bí mật bò vòng ra sau lưng địch, rồi bất ngờ xông lên ném thủ pháo vào giữa đội hình chúng, miệng hô lớn "xung phong". Quân địch hoang mang, rối loạn. Bộ đội ta kịp thời xông lên diệt gọn cả trung đội. Ngày hôm sau bọn địch huy động lực lượng phản kích lại. Đồng chí đã cùng đơn vị bố trí chặn đánh, xung phong đuổi chúng trên 2 ki-lô-mét, diệt nhiều tên, làm địch rất khiếp sợ. Những tên sống sót hoảng hốt chạy về đồn cố thủ.


Trận đánh đồn Bà Lực (tháng 12 năm 1950), địch bắn ra dữ dội. Đơn vị xung phong hai đợt vẫn chưa vào được. Đợt thứ ba Nguyễn Thành Út xách trung liên xông vào sát đồn, đứng hẳn lên kẹp trung liên vào nách bắn chế áp hỏa điểm địch, mở được cửa mở cho đơn vị tiến vào diệt gọn vị trí này.


Tháng 8 năm 1952, đánh trận Bảy Ngàn, Nguyễn Thành Út và trung đội trưởng đi trước. Hai người đội bèo, ngâm mình dưới nước, bí mật lọt vào đồn, chiếm cầu thang gác chẹn địch. Địch trên gác phản kích quyết liệt. Trung đội trưởng hy sinh, chỉ còn một mình, Nguyễn Thành Út vẫn dũng cảm, kiên quyết chiến đấu chặn địch cho đến khi xung kích xông vào tiêu diệt gọn bọn chúng.


Tháng 3 năm 1954, đơn vị đồng chí đánh trận vận động diệt địch ngoài công sự ở An Biên. Trận chiến đấu diễn biến phức tạp, cả tiểu đội bị thương vong gần hết. Đồng chí cũng bị thương những vẫn bình tĩnh dũng cảm chỉ huy anh em đánh thẳng vào giữa đội hình địch gây cho chúng rối loạn. Tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn đại đội địch.


9 năm chiến đấu, 6 lần bị thương, sức khoe bị giảm sút nhiều, nhưng Nguyễn Thành Út vẫn cố gắng liên tục chiến đấu và công tác, luôn luôn ở vị trí hàng đầu.


Nguyễn Thành Út đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 7 lần được quân khu, đại đoàn và tiểu đoàn khen thưởng.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nguyễn Thành Út được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2019, 08:17:52 pm »

Anh hùng Nông Văn Vương


Nông Văn Vương, sinh năm 1930, dân tộc Tày, quê ở xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 6 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên phó đại đội bộ binh thuộc đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ khi nhập ngũ đến tháng 7 năm 1954, Nông Văn Vương đã tham gia chiến đấu trên địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc. Đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần hăng say đánh giặc, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn nguy hiểm thế nào cũng kiên quyết vượt qua, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kết thúc trận đánh thắng lợi. Đặc biệt trong nhiệm vụ đánh bộc phá, đồng chí luôn luôn thể hiện tinh thần quả cảm, đã đánh là phá bằng được hàng rào, nổ sập lô cốt, dù hỏa lực địch ngăn chặn dày đặc vẫn tìm mọi cách áp sát mục tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đơn vị ca ngợi là "chiến sĩ bộc phá anh dũng".
Gần 9 năm tham gia chiến đấu, đồng chí đã tự tay diệt 55 tên địch, bắt 9 tên.


Trong trận đánh đồn Bình Liêu, Móng Cái (tháng 10 năm 1951), lúc tổ bộc phá đã phá được mấy hàng rào ngoài, địch tập trung hỏa lực bắn ra hướng cửa mở rất dữ dội, một số đồng chí chạy lên làm nhiệm vụ đã hy sinh, không ngần ngại, Nông Văn Vương xung phong ôm bộc phá lên phá nốt hàng rào, rồi lại ôm bộc phá lên ấn vào lỗ châu mai lô cốt đầu cầu; địch đẩy ra, đồng chí ném lựu đạn qua lỗ châu mai và đẩy tiếp bộc phá vào, phá tung lô cốt, diệt 7 tên. Đồng chí cũng bị sức ép ngất đi. Ít phút sau tỉnh dậy lại tiếp tục theo đơn vị chiến đấu. Vì lực lượng ta ít nên bọn địch chống trả quyết liệt suốt từ 6 giờ đến 12 giờ. Biết địch dồn vào khu vực lô cốt chính ở giữa đồn để cố thủ chờ tiếp viện, Nông Văn Vương xung phong ôm khối bộc phá 15 ki-lô-gam vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, nhanh chóng phá sập lô cốt chính, diệt 20 tên, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị xông lên diệt gọn đại đội địch, làm chủ trận địa.


Trận Cầu Ngà, Bắc Ninh (năm 1952), Nông Văn Vương phụ trách tổ đi đầu làm nhiệm vụ phá lô cốt. Khi có lệnh nổ súng hai đồng chí phá hàng rào bị thương, Nông Văn Vương lên thay và phá tung luôn hai hàng rào, rồi cùng đồng đội lên đánh lô cốt cao. Anh em đang loay hoay vì đồng chí vác thang đã bị thương ở bên ngoài; không nề nguy hiểm, Nông Văn Vương nhờ đồng đội công kênh lên để đặt bộc phá. Địch bắn đồng chí bị thương nhưng vẫn ở lại hướng dẫn anh em giải quyết xong trận đánh mới chịu để bộ phận tải thương đưa ra.


Nông Văn Vương rất chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, luôn luôn nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn, dũng cảm cứu giúp đồng đội trong chiến đấu. Đặc biệt trong trận Nà Xi (Nà Sản, Sơn La), tháng 1 năm 1953, tuy bị hỏa lực địch khống chế rất nguy hiểm, Nông Văn Vương vẫn bò qua hai lớp rào đưa hai thương binh, trườn ra rgoài an toàn. Hành động của đồng chí đã có tác dụng giáo dục sâu sắc đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.


Nông Văn Vương đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được đại đoàn, trung đoàn khen thường và là Chiến sĩ thi đua số một của đại đoàn.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Nông Văn Vương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM