Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:10:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 1  (Đọc 7064 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2019, 07:54:30 pm »

Anh hùng Trương Văn Ly
(Liệt sĩ)


Trương Văn Ly sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 10 năm 1945. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng bộ binh, tiểu đoàn 86, trung đoàn 812, sư đoàn 305, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Trương Văn Lý gia nhập bộ đội. Đồng chí đã chiến đấu trên 100 trận ở chiến trường Cực Nam Trung Bộ. Đồng chí luôn luôn xung phong ở bộ phận xung kích, chỉ huy đội quân cảm tử, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiến công tiêu diệt địch, chi viện cho bạn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1947, Tiểu đoàn 86 đánh chặn 2 đại đội địch ở Mỹ Hòa, đồng chí là đại đội trưởng đại đội chủ công. Địch chống cự mạnh, tiểu đoàn trưởng hy sinh, đồng chí đã chủ động thay tiểu đoàn trường chỉ huy đơn vị dũng cảm xung phong, kiên quyết truy kích, diệt hơn một đại đội của chúng.


Trong trận Cà Ná, Ninh Thuận (cũ), năm 1947, đồng chí chỉ huy một trung đội, táo bạo bố trí sát đường cái. Địch đi qua, đồng chí ra lệnh trung đội xung phong, nhanh chóng diệt gọn hai trung đội địch.


Trong chiến dịch Hè năm 1948, trận đánh đồn Đuồng lần thứ nhất, Trương Văn Ly chỉ huy tiểu đội cảm tử giả làm phụ nữ, táo bạo tiến công vào đồn, mở đường cho đơn vị tiếp ứng đi sau vào diệt gọn một đại đội địch. Sau một thời gian, địch đóng lại đồn này, đồng chí lại chỉ huv đơn vị đánh tiếp. Suốt từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng chiến đấu quyết liệt, đồng chí đã chỉ huy đại đội kiên quyết chiến đấu, dồn dập tiến công diệt gần hết đại đội địch, bọn còn lại hoàng hốt kéo cờ trắng xin hàng.


Tháng 1 năm 1952, ta đánh trường sĩ quan địch ở Phan Thiết. Vị trí này đóng gần thị xã, địch bố phòng nghiêm ngặt.

Trương Văn Ly chỉ huy 23 đồng chí cảm tử, táo bạo vượt qua ba vị trí địch đóng vòng ngoài, vào diệt tên lính gác, sau đó chia thành nhiều mũi bất ngờ tiến công mãnh liệt, áp đảo bọn địch, đánh tan 1 đại đội bảo vệ của chúng, diệt 80 tên học viên sĩ quan, giải tán 2 đại đội tân binh, thu 2 đại bác, 100 súng trường và rất nhiều đạn các loại.


Trong trận phục kích ở Cầu Cháy (tháng 2 năm 3 952), ta vừa nổ súng được 15 phút thì tổ súng máy bị thương vong hết. Địch phản kích mạnh, đơn vị gặp khó khăn. Đồng chí bình tĩnh trực tiếp dùng súng máy quét vào đội hình địch, rồi lệnh cho toàn đơn vị xung phong. Trương Văn Ly vượt lên đầu để chỉ huy đơn vị thì bị trúng đạn hy sinh. Căm thù sôi sục, toàn đơn vị ào ạt xông lên đánh tan cả đại đội địch, diệt hơn một trung đội của chúng.


Trương Văn Ly không những chỉ là người đại đội trương xuất sắc dũng cảm trong chiến đấu mà còn là người chỉ huy hết lòng thương yêu chiến sĩ, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đồng chí đã 5 lần tự thân cõng anh em thương binh vượt qua lửa đạn về hậu phương an toàn.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Trương Văn Ly được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2019, 07:55:07 pm »

Anh hùng Lý Văn Mưu
(Liệt sĩ)


Lý Văn Mưu sinh năm 1934, dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 3 năm 1950. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ bộ binh, đại đội 675, tiểu đoàn 251, trung đoàn 174, đại đoàn 316.


Đồng chí Lý Văn Mưu sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bố chết sớm, chị đi lấy chồng, chỉ còn một mẹ già. Năm 1947, giặc chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, mới 13 tuổi đồng chí đã tham gia công tác ở địa phương phục vụ kháng chiến. Năm 16 tuổi (tháng 3 năm 1950) đồng chí xung phong tòng quân giết giặc.


Trận đánh Đông Khê lần thứ nhất năm 1950, Lý Văn Mưu là chiến sĩ đánh bộc phá. Mới chiến đấu lần đầu, đồng chí có nhiều bỡ ngỡ, chưa quen sử dụng vũ khí, nhưng với tinh thần dũng cảm, lại được cán bộ và đồng đội hướng dẫn, Lý Văn Mưu đã sử dụng bộc phá phá tung hàng rào mở cửa mở, rồi cùng anh em đánh vào tung thâm, diệt thêm ụ súng của địch.


Trận đánh Đông Khê lần thứ hai tháng 10 năm 1950, Lý Văn Mưu ở thê đội dự bị. Khi xung kích thê đội một bị địch phản công ác liệt không dứt điểm được, đơn vị đồng chí được lệnh bước vào chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn ngay từ đầu cứ kéo dài mãi, càng gần về sáng địch càng phản kích mạnh, Lý Văn Mưu bị thương vào tay, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu, đến khi có lệnh đưa toàn bộ thương binh, tử sĩ ra và bộ đội tạm rút về củng cố. Đồng chí lại tự nguyện xin tham gia cõng thương binh ra ngoài. Suốt 6 tiếng đồng hồ, Lý Văn Mưu đã cố gắng đem được 20 thương binh, tử sĩ về phía sau.


Sau 1 đêm và 1 ngày chuẩn bị, quân ta lại tiếp tục tiến đánh đồn Đông Khê. Lần này, đại đội đồng chí Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Tiểu đội xung kích của đồng chí đi đầu. Hàng rào vừa mở xong, cả tiểu đội xung phong. Đồng chí dẫn đầu một tổ đánh hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch. Địch chống cự ác liệt, đơn vị bị thương vong nhiều mà vẫn chưa giải quyết xong trận đánh. Còn một lô cốt và hầm ngầm, địch tập trung cố thủ. Đồng chí thứ nhất, thứ hai, rồi thứ ba lên đánh bộc phá đều bị thương vong. Lý Văn Mưu đề nghị cán bộ cho lên đánh. Vừa lên khỏi công sự, đồng chí đã bị hỏa lực địch tập trung bắn tới như mưa, bất chấp hiểm nguy, Lý Văn Mưu ôm quả bộc phá trước bụng vừa chạy vừa giật nụ xòe. Địch bắn đồng chí bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu trào ra lênh láng. Đá mấy lần Mưu lảo đảo gục xuống. Nhưng rồi đồng chí gượng dậy cố trườn lên đưa quả bộc phá tới lỗ châu mai. Bộc phá nổ làm nổ liên tiếp những quả bộc phá của các đồng chí đã hy sinh và bị thương để lại. Lô cốt giặc sụp đổ tan tành và đồng chí cũng hy sinh anh dũng. Đơn vị ào ạt xung phong, buộc bọn địch còn lại phải đầu hàng. Cứ điểm Đông Khê bị tiêu diệt mở đầu cho chiến dịch giải phóng Biên Giới.

Lý Văn Mưu đã được trung đoàn, tiểu đoàn khen thưởng nhiều lần.

Ngày 7 tháng 5 năm 1956, đồng chí Lý Văn Mưu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2019, 07:55:53 pm »

Anh hùng Ngô Chí Quốc
(Liệt sĩ)


Ngô Chí Quốc sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Hiệp Bình, huyện Thủ Đức, thành phố Hổ Chí Minh, nhập ngũ tháng 3 năm 1946. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó trinh sát tiểu đoàn 303, đại đoàn 330, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình đánh cá nghèo. Ngô Chí Quốc bơi lặn rất giỏi. Qua 9 năm tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ, đồng chí đã tham gia đánh trên 100 trận, cùng đơn vị diệt 941 tên địch, bắt sống 38 tên, thu 231 súng các loại. Trận nào Ngô Chí Quốc cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên quyết tiến công tiêu diệt địch, xứng đáng là lá cờ đầu của toàn đơn vị.


Cuối năm 1946, Ngô Chí Quốc đã cùng 2 người nữa dùng thuyền nhỏ giả làm thuyền buôn tiến sát chiếc tàu tuần tiễu của địch đậu gần xưởng Ba Son (sông Sài Gòn), trinh sát và tìm cách lên tàu lấy súng. Lợi dụng đêm tối, Ngô Chí Quốc để 2 người ở lại giữ thuyền, còn mình buộc dây lần đến mạn tàu rồi táo bạo trèo vào tàu, ba lần vào ra, lấy được 1 đại liên, 1 nòng pháo 20 ly, 2.000 viên đạn và 2 hòm lựu đạn trở về an toàn.


Năm 1947, Ngô Chí Quốc nhận nhiệm vụ lặn tìm súng đạn của Nhật trước đây đổ xuống đoạn sông Bình Lợi, Thị Nghè. Hơn 6 tháng len lỏi trong lòng địch, vượt qua bao khó khăn, lặn lội sâu quá, máu chảy ra tai, đồng chí vẫn kiên trì tìm kiếm, mò được 1 khẩu 12 ly 7, 7 khẩu súng trường, 40.000 viên đạn các cỡ về trang bị cho đơn vị, góp phần giải quyết một khó khăn lớn về nạn thiếu vũ khí của bộ đội ta lúc đó.


Trận đánh đồn Lái Thiêu tháng 3 năm 1949, đồng chí phụ trách một mũi, vượt qua nhiều lớp rào và tốp lính tuần tra vào đặt bộc phá sát lỗ châu mai. Khi có lệnh nổ súng, đồng chí giật bộc phá đánh sập một lô cốt rồi nhanh chóng phát triển vào bên trong. Địch chui xuống hầm cố thủ chống cự mạnh, đồng chí dùng lựu đạn diệt gọn 2 tiểu đội, cùng với đơn vị tiêu diệt đồn này.


Trong trận Cầu Đinh (tháng 4 năm 1952) Ngô Chí Quốc bị thương nặng chưa kịp ra, địch bắt được tra tấn dã man, chết đi sống lại, đồng chí vẫn không khai, luôn luôn tìm cách vượt ngục. Vượt lần thứ nhất bị lộ, Ngô Chí Quốc dũng cảm đứng lên nhận tất cá trách nhiệm, chịu đòn thay cho anh em. Lần thứ hai, nhân lúc trời bão, đồng chí đã đưa được 7 cán bộ cùng thoát về đơn vị an toàn.


Trận Cầu Đinh lần thứ hai (tháng 3 năm 1954), ở đây địch bố trí một đại đội có công sự kiên cố, chúng cho là nơi bất khả xâm phạm và thường tung tin thách bộ đội ta vào đánh. Ngô Chí Quốc chỉ huy tiểu đội bộc phá đánh vào đến hàng rào thứ 3 thì bộc phá hết, vẫn còn vướng 2 khung hàng rào mái nhà nữa. Đồng chí liền bò lên dùng kéo cắt một đầu rào rồi nhanh nhẹn xông lên kéo tung hàng rào ra cho bộ đội tiến vào. Địch bắn mạnh ra đường mở, đồng chí bị thương nặng ngã xuống, xung kích vẫn chưa vào được. Trước hỏa lực ác liệt của địch, Ngô Chí Quốc giao súng cho đồng chí khác rồi lăn chếch sang hướng khác (xa đội hình tiến công của đơn vị) và hô lớn: "xung phong!". Địch tường ta chuyển hướng nên tập trung hỏa lực bắn về phía đó. Ngô Chí Quốc đã anh dũng hy sinh, nhưng đơn vị đã tiến vào tiêu diệt được toàn bộ đồn này.


Ngô Chí Quốc đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 12 lần được tiểu đoàn và trung đoàn khen và được bầu là Chiến sĩ thi đua của toàn đơn vị.

Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Ngô Chí Quốc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 08:54:38 pm »

Anh hùng Vừu
(Liệt sĩ)


Vừu sinh năm 1905, ở xã Đắc Đoa, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, dân tộc Ba Na. Khi hy sinh đồng chí là chủ tịch xã kiêm xã đội trưởng xã Nam Đắc Đoa, đảng viên Đàng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo Vừu sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1939, Vừu đã là một trong những người đầu tiên tham gia phong trào "Đất nước đứng lên" chống bắt phu bắt lính ở địa phương.


Cách mạng tháng Tám thành công, Vừu hăng hái tham gia xây dựng chính quyền. Tháng 6 năm 1946, Pháp đánh chiếm Kon Tum, đồng chí bị đứt liên lạc với tổ chức từ đó. Hơn 2 năm mất liên lạc, đồng chí vẫn chủ động, tích cực, bí mật làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng. Tháng 3 năm 1949, đội tuyên truyền vũ trang về địa phương, Vừu bắt liên lạc được với đội và tiếp tục hoạt động.


Giặc ngày càng tăng cường hoạt động, tổ chức mạng lưới tề điệp dày đặc ở khắp các buôn làng, đồng chí tìm mọi cách đến từng nhà, vạch rõ âm mưu của giặc cho đồng bào các dân tộc biết. Vừu đã vận động đồng bào các dân tộc tiếp tế nuôi 10 đồng chí trong đội vũ trang suốt 8 tháng liền. Vừu còn dẫn đường cho đội vũ trang phục kích diệt gọn đội tuần tiễu của địch gồm 14 tên, và bắt được tên Vít, một tên tay sai đi theo giặc có nhiều nợ máu với nhân dân.


Một lần, trong lúc đang đi tuvên truyền vận động nhân dân, Vừu bị địch ập vào bắt. Chúng đánh đập tàn nhẫn và giải đồng chí về Đắc Đoa. Đồng chí đã không khai báo mà còn chửi thằng vào mặt tên Thông là tên phản cách mạng, đầu hàng, vạch rõ bộ mặt phản bội của hắn. Không khai thác được điều gì chúng đành phải giải đồng chí lên Kon Tum nộp cho cấp trên của chúng. Nửa đường, nhân lúc chúng sơ hở, đồng chí chạy vào rừng trốn thoát, sau lại về quê tiếp tục hoạt động.


Tháng 8 năm 1950, Vừu làm chủ tịch xã, tuy sức yếu, đồng chí vẫn hăng hái hoạt động, góp phần xây dựng lực lượng dân quân du kích vững mạnh, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích ở địa phương. Một hôm đồng chí đi công tác, dọc đường bị mưa ướt, đói rét, vừa về đến nhà thì địch xuyên rừng ập đến bao vây bắt được. Chúng dùng báng súng giáng tới tấp vào người rồi lấy dao nhọn rạch nát da thịt đồng chí. Nhưng đồng chí Vừu nhất mực không khai. Chúng bắt đồng chí đi theo lùng sục ở chiến khu để nhận mặt cán bộ. Gần đến nơi, đồng chí đã kêu to báo động để 6 cán bộ của ta nghe động trốn thoát. Địch xô vào lùng sục; nhân lúc lộn xộn đồng chí lại trốn thoát vào rừng.


Tháng 4 năm 1952, trong khi đi công tác, đồng chí Vừu lại bị địch phục kích bắt được. Lần này chúng tra tấn đủ mọi cực hình; cắt 2 tai, chặt 10 ngón tay, rồi xẻo mũi, nhưng đồng chí vẫn nêu cao khí tiết người chiến sĩ cách mạng không hề khai báo mà còn nói thằng vào mặt chúng: "Chúng mày có giết tao thì trăm ngàn người như tao sẽ giết chúng mày". Cuối cùng, biết thế nào mình cũng chết, đồng chí đã dùng mưu lừa địch, dẫn bọn chúng đến nơi trước đây đồng chí đã cùng dân quân du kích bố trí hầm chông, nói là chiến khu bí mật của ta. Bọn địch sục vào bị sập hầm chõng, chết và bị thương hàng chục tên, chúng điên cuồng dã man dùng dao khoét 2 mắt, bắn chết đồng chí rồi vứt xác xuống sông.


Trải qua 12 năm hoạt động. Vừu lúc nào cũng tận tụy kiên trì, trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, nêu cao dũng khí cách mạng trước quân thù.


Năm 1953, trong Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua Liên khu 5, đồng chí được tuyên dương công trạng toàn Liên khu.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Vừu được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 08:55:46 pm »

Anh hùng Trần Á


Trần Á sinh năm 1928, quê ở xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 8 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng vận tải thuộc Liên khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Suốt   5 năm làm nhiệm vụ vận tải đường biển, đưa vũ khí và cán bộ từ vùng tự do Liên khu 5 vào chiến trường Cực Nam Trung Bộ, đồng chí Trần Á đã cùng đồng đội dũng cảm, bình tĩnh, mưu trí vượt qua lưới bố phòng nghiêm ngặt của địch và qua bao hiểm nguy sóng to gió lớn, bao mũi đá ngầm, bảo đảm 19 chuyến đi, đưa cán bộ và hơn 60   tấn vũ khí tới đích an toàn, góp phần tích cực vào việc chi viện cho chiến trường Cực Nam Trung Bộ trong những ngày tháng khó khăn nhất.


Chuyến đầu tiên (năm 1948), các đồng chí chở một số thùng xăng để rút kinh nghiệm cho những chuyến đi sau, giữa đường gặp sóng to, bão lớn, thuyền chìm. Trần Á cùng một đồng chí nữa bình tĩnh bơi tìm, vớt được hai thùng xăng đưa vào bờ, rồi lại tiếp tục bơi ra tìm vớt các thứ khác. Lúc về, 17 anh em bị vây, các đồng chí đã mưu trí giả làm dân đánh cá, vượt vòng vây của địch an toàn.


Năm 1949, Trần Á chỉ huy phân đội chở 3 tấn vũ khí vào đến vùng biển Phú Yên thì gặp địch. Đồng chí dùng mưu đánh lạc hướng địch, rồi bình tĩnh cho thuyền men theo mép sông thoát ra ngoài. Thuyền của ta vào đến Hòn Khói (Khánh Hòa), vì sương mù nên đi gần tới tàu giặc mới biết. Đồng chí vẫn bình tĩnh đẩy thuyền ra hướng Hòn Lao rồi nhanh chóng giấu hàng, vừa xong thì trời sáng, đến tối lại đưa hàng xuống thuyền và tiếp tục chở tới đích an toàn.


Năm 1950 đồng chí phụ trách 3 thuyền vào đến Cam Ranh thì bị 3 tàu giặc vây và rọi đèn săn đuổi. Đồng chí Trần Á cho thuyền lùi lại nép vào khe đá chờ tàu địch vượt qua, rồi đồng chí lanh lẹ vượt ra khỏi vòng vây. Giao hàng xong thuyền Trần Á quay ra, lại gặp địch ở cửa Nha Trang. Trong thuyền có 6 cán bộ, đồng chí nhanh chóng giấu cán bộ vào trong khoang rồi giả làm thuyền đánh cá, bơi lẫn vào các thuyền của dân, đi thoát.


Năm 1951, Trần Á lái một thuyền lớn chở 15 tấn vũ khí, gặp sóng to gió lớn, anh em say sóng, bánh lái thuyền bị gẫy một nửa, máy bay địch quần lượn theo dõi, đồng chí vẫn bình tĩnh ra sức chèo chống, lựa sóng lái thuyền xuôi theo dòng nước. Đồng chí đã giăng lưới bắt cá, ngụy trang giả thuyền đánh cá của dân, che mắt máy bay địch, nhờ đó đã cập bến an toàn.


Năm 1952, Trần Á phụ trách đoàn thuyền 8 chiếc chở hàng. Thuyền Trần Á đi đầu đội hình, vừa về đến Cam Ranh bất ngờ gặp tàu địch đi tuần. Đồng chí ra hiệu cho các thuyền sau giạt vào bờ chạy thoát, riêng thuyền Trần Á không quay lui tháo chạy mà tiến thắng tới khu vực các đoàn tàu buôn, tàu chiến của địch đang đậu ở cảng, nhanh chóng lách vào giữa các tàu buôn, rồi chui ra lẫn vào giữa đoàn thuyền đánh cá của dân; tàu tuần tra địch không tìm được; thuyền đồng chí lại ra đi an toàn.


Trần Á đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần phòng hậu cần Liên khu 5, 2 lần Bộ tư lệnh và Ủy ban kháng chiến miền Nam khen, và được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn Liên khu.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Trần Á được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 08:56:23 pm »

Anh hùng Bùi Văn Ba


Bùi Văn Ba sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở Rạch Cát ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, nay là phường 22, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 11 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó đặc công, phân liên khu miền Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một chiến sĩ đặc công, gần 7 năm chiến đấu và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, Bùi Văn Ba được giao nhiệm vụ bám sát nhân dân xây dựng cơ sở, điều tra nắm vững địch, tạo điều kiện cho đơn vị đánh những trận hiểm vào nơi xung yếu của địch trong thành phố. Đồng chí đã trực tiếp điều tra và tham gia chiến đấu 7 trận, đặc biệt là trận đánh bọn giặc lái máy bay Pháp ở sân bay Tân Sơn Nhất và đánh kho bom Phú Thọ. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm mưu trí, táo bạo, kiên trì khắc phục mọi khó khăn, kiên quyết tấn công tiêu diệt địch, lập công xuất sắc.


Tháng 9 năm 1952, để kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến, đồng chí Bùi Văn Ba nhận nhiệm vụ tiêu diệt bọn sĩ quan lái máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất. Vị trí địch bố trí sâu trong thành phố, canh phòng nghiêm mật, đồng chí đã dũng cảm chỉ huy tổ ba người bí mật đột nhập vào. Cả tổ động viên nhau kiên trì nằm bám bí mật suốt đêm hôm đó và ngày hôm sau chờ thời cơ tốt nhất để đánh địch. Trời vừa tối bọn sĩ quan địch đã tập trung đông chè chén ở câu lạc bộ sĩ quan. Thời cơ hành động đã đến, Bùi Văn Ba và một đội viên nữa nhanh nhẹn vượt qua vọng gác, xông thằng vào câu lạc bộ. Vừa tới cửa, bọn địch bên ngoài phát hiện hô lên và nổ súng, nhưng 2 đồng chí đã lọt được vào trong, liên tiếp ném thủ pháo và xả súng diệt địch. Chúng bị bất ngờ, không kịp đối phó chết chồng lên nhau. Ra tới ngoài, nhân bọn địch đang rối loạn, Bùi Văn Ba bồi quả thủ pháo nữa diệt thêm một số, rồi rút ra an toàn. Trận này tổ đồng chí giết và làm bị thương hơn 50 tên lái máy bay, một sinh lực rất quý giá của giặc Pháp lúc bấy giờ, ở ngay giữa hậu phương chúng cho là rất an toàn, khiến kẻ địch rất hoang mang, lo sợ, nhân dân ta thì tin tưởng phấn khởi.


Ngày 6 tháng 1 năm 1954, Bùi Văn Ba nhận nhiệm vụ đánh kho bom Phú Thọ. Khu kho này rộng gần 3.000 mét vuông, địch bố phòng hết sức nghiêm ngặt, ngoài cùng chúng bố trí 6 hàng rào dây thép gai, cách 25 mét có một bóng điện sáng và cử 100 mét lại có bốt gác. Trong rào, chúng bố trí mìn và bẫy chông sắt dày đặc, xung quanh có đường lớn, chúng thường tuần tiễu bằng mô tô, xe đạp, bộ binh và chó béc-giê. Ngoài hàng rào là một bãi trống bằng phẳng, đèn pha từ các lô cốt thường xuyên bật sáng để phát hiện đối phương từ xa. Lực lượng cơ động phòng thủ bên trong là một đại đội Âu Phi, bên ngoài 2 tiểu đoàn ứng chiến, ngoài ra còn mạng lưới tề điệp dày đặc cứ 15 phút lại phải báo cáo về bọn chỉ huy của chúng một lần.


Đã nhiều lần Bùi Văn Ba cùng đồng đội lọt vào xây dựng cơ sở và điều tra khu vực kho bom, nhưng đều bị chúng phát hiện phá vỡ cơ sở và bị thương vong một số đồng chí. Gần 2 năm kiên trì bám địa bàn, dũng cảm vượt qua muôn vàn thử thách ác liệt, cuối cùng tổ đồng chí đã điều tra xong và lập được kế hoạch tác chiến báo cáo lên trên.


Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 1 năm 1954 được lệnh trên, Bùi Văn Ba chỉ huy 10 người vào đánh kho bom. Nắm vững quy luật bố phòng và nhằm đúng nơi sơ hở của địch, đồng chí dẫn đầu một tổ đi trước cắt rào gỡ mìn, sau đó đưa toàn đội vào dật mìn rồi rút ra êm thấm gọn gàng. Tiếng mìn nổ dữ dội ở khu bom Phú Thọ đêm đó đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Ta đã phá hủy 10.000 tấn bom đạn, 80.000 lít dầu xăng, 28 khu nhà kho lớn cùng một đại đội Âu Phi bị hủy diệt hoàn toàn.


Bùi Văn Ba đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, được thành đội Sài Gòn khen và là Chiến sĩ thi đua của Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Bùi Văn Ba được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 08:57:05 pm »

Anh hùng Triệu Văn Báo


Triệu Văn Báo sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê ở xã Trí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 1 năm 1950, Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó thông tin thuộc đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 14 tuổi, Triệu Văn Báo làm liên lạc cho xã. Có thời gian cơ quan phân tán ở cách nhau 6, 7 ki-lô-mét, suốt 3 tháng liền bất kể ngày đêm, đồng chí vẫn bền bỉ bảo đảm chuyển công văn đầy đủ, kịp thời.


Năm 1948, Triệu Văn Báo tham gia công an xung phong của tỉnh, đồng chí đã cùng với dân quân dũng cảm phá cầu, cắt dây điện thoại gây nhiều khó khăn cho địch.


Từ khi vào bộ đội, (tháng 1 năm 1950) Triệu Văn Báo là một chiến sĩ thông tin, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, hết lòng phục vụ đơn vị chiến đấu, kiên quyết vượt qua mọi thử thách ác liệt, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, nêu tấm gương tiêu biểu cho toàn thể đơn vị học tập.


Trận diệt đồn La-ri-vê (Bắc Ninh), năm 1952, lần đầu tiên đơn vị đánh địch trong công sự vững chắc đồng chí làm tổ trưởng thông tin, phụ trách đường dây từ tiểu đoàn đến đại đội. Tiểu đoàn ra lệnh nổ súng. Đại đội trưởng vừa định bắn súng báo hiệu tiến công thì bị trúng đạn hy sinh. Triệu Văn Báo đã không chậm trễ, chu động hô to lệnh phát hỏa, bảo đảm sự thống nhất hiệp đồng giờ nổ súng tiến công cho toàn đơn vị. Pháo binh địch bắn tới tấp. Lần thứ tư đường dây lại đứt giữa lúc tình hình khẩn cấp: đơn vị đang phát triển vào bên trong gặp một lô cốt địch bắn cản dữ dội, đang cần phía sau đem bộc phá lên. Trước yêu cầu khẩn trương ấy, Triệu Văn Báo đã không ngần ngại, dũng cảm cắn 2 đầu dây làm điểm nối cho dòng điện chạy qua, máy quay gấp, đồng chí bị điện giật ngất đi, nhưng mệnh lệnh đã được truyền đạt kịp thời, bộc phá được nhanh chóng đưa lên đánh sập lô cốt giặc.


Trận Cầu Ngà (Bắc Ninh), năm 1952, đơn vị làm nhiệm vụ đánh chặn viện. Trong lúc đang nổ súng, đại đội đồng chí còn thiếu 500 mét dây nữa mới liên lạc được với tiểu đoàn. Triệu Văn Báo đã dũng cảm chạy bộ dưới tầm đạn pháo của địch chuyển lệnh 7 lần, giữ vững mối liên lạc của trận đánh. Có lần đạn địch bắn rát, đồng chí phải dùng động tác lăn từ trên sườn đồi xuống rãnh nước dưới chân đồi rồi lại tiếp tục chạy đi truyền lệnh. Nhờ đó đã bảo đảm chỉ huy thông suốt, góp phần giành thắng lợi cho trận đánh.


Trận Vận Tải, (Hải Dương), 2 trung đội của ta đã vào sát hai bên đồn thì bị lộ. Địch bắn ra ác liệt, lực lượng đại đội chưa vào hết. Trước mặt lại vướng đầm lầy, đồng chí không ngần ngại đặt máy lên lưng bò xoài trên mặt đầm, đưa máy vảo trước, mở đường an toàn qua bãi lầy cho đại đội trưởng và lực lượng phía sau nhanh chóng, vào chiếm lĩnh trận địa, nổ súng kịp thời.


Khi gần kết thúc trận đánh, đại đội trưởng bị thương nặng, Triệu Văn Báo chủ động cùng 2 người nữa đặt đại đội trưởng lên lưng rồi trườn qua bãi lầy đưa ra ngoài an toàn.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 4 lần được trung đoàn khen, là Chiến sĩ thi đua của trung đoàn, đại đoàn và Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1952.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Triệu Văn Báo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 09:00:28 pm »

Anh hùng Lò Văn Bường


Lò Văn Bường sinh năm 1924, dân tộc Thái, quê ở xã Thanh Cao, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 8 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó bộ binh thuộc đoàn 335, bộ đội tình nguyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm năm chiến đấu và hoạt động ở miền Tây giúp bạn, đồng chí Lò Văn Bường luôn luôn nêu cao tinh thần tận tụy, hy sinh cùa người chiến sĩ cách mạng. Đặc điểm công tác của đồng chí là âm thầm hoạt động xây dựng cơ sở năm này qua năm khác ở những vùng sau lưng địch mà ta chưa có cơ sở, hoặc cơ sở vừa bị tan vỡ. Với muôn ngàn khó khăn gian khổ; rừng núi âm u, khí hậu khắc nghiệt, địch khủng bố, dân chưa giác ngộ, sinh hoạt thiếu thốn, đói rét, bệnh tật liên miên, nhưng đồng chí đã cùng anh em kiên trì tìm dân, bám dân, quyết tâm hoạt động xây dựng và củng cố cơ sở cách mạng. Các đồng chí đã xây dựng được cơ sở ở 28 làng, lập được 70 đội du kích, đào tạo được nhiều cán bộ làm nòng cốt ở địa phương. Tổ chức lãnh đạo nhân dân hai lần phá vỡ âm mưu “dồn dân” của địch. Trong thành tích chung đó, đồng chí Lò Văn Bường đã đóng góp phần công lao xứng đáng.


Tháng 3 năm 1950, tổ công tác của Lò Văn Bường nhận nhiệm vụ đi trước vào bản H. nắm tình hình, vận động tổ chức nhân dân và chuẩn bị lương thực. Sau 2 tháng, các đồng chí đã tổ chức được cơ sở, tạo được bàn đạp cho toàn đội tiến vào hoạt động sâu vùng sau lưng địch. Các đồng chí còn được nhân dân giúp đỡ 7 tạ gạo và 2 con lợn làm lương thực đi đường.


Tháng 11 năm 1950, tổ đồng chí vào xây dựng cơ sở ở một vùng khác để tổ chức đường liên lạc từ đội về khu. Đây là một vùng do địch kiểm soát, chúng thường hay tuần tra, lùng sục. Tổ đồng chí phải nằm rừng, ngày ra nương đón dân đi làm để tuyên truyền vận động, vạch rõ âm mưu địch, dần dần giác ngộ cho dân. Sau 2 tháng kiên trì tích cực, tổ đã xây dựng được cơ sở ở 5 bản vững vàng. Một lần được tin địch tiến hành âm mưu “dồn dân”, Lò Văn Bường đang làm nhiệm vụ chăm sóc anh em ốm trong đội, vội đi xem tình hình ngay. Mấy ngày tiếp sau, vừa chăm sóc đồng đội, vừa len lỏi bám sát, vận động tổ chức nhân dân phá vỡ âm mưu địch, giữ vững được hệ thống cơ sở trên đường dây liên lạc.


Tháng 9 năm 1951, Lò Văn Bường được bổ sung về một tổ khác, nhận nhiệm vụ đi củng cố một cơ sở vừa bị vỡ. Vùng này gần đồn địch, chúng khống chế mạnh, nhân dân lại vừa bị nạn lụt, đang đói. Đồng chí tổ trưởng bị địch bắn, hy sinh giữa lúc đang tiến hành công tác. Cả tổ chỉ còn một mình Lò Văn Bường biết tiếng địa phương, đồng chí đã kiên trì vận động từng người dân, từng bước tổ chức quần chúng chống đói và đấu tranh phá tan âm mưu địch. Sau 3 tháng, cơ sở cách mạng ở đây đã được củng cố lại vững chẳc.


Tháng 1 năm 1952, tổ Lò Văn Bường lên xây dựng cơ sở. Một buổi chiều đồng chí vào bản, gặp 1 trung đội địch đang đi lùng sục. Tên đi đầu phát hiện thấy Lò Văn Bường, vừa kêu lên thì đồng chí đã nhanh nhẹn nằm xuống bắn chúng bị thương mấy tên. Địch tập trung bắn dữ dội về hướng đồng chí. Địa hình trống trải không chỗ nấp, đồng chí bị 5 vết thương ở tay phải, lưng, và mắt phải. Tưởng đồng chí đã chết, chúng bỏ đi, sục vào nhà dân để vơ vét. Lợi dụng lúc sơ hở đó của địch, Lò Văn Bường cố lết dần ra rừng, bò về nơi tạm trú của tổ. 5 ngày không có thuốc, các vết thương của Lò Văn Bường càng nặng; cả tổ lo lắng cho đồng chí nhưng đồng chí lại lo địch khủng bố các cơ sở bị vỡ; nên đồng chí động viên anh em đi củng cố giữ vững cơ sở, mà đừng lo lắng quá đến mình. Sau có y tá lên chăm sóc và được nhân dân giúp đỡ, các vết thương lành dần, Lò Văn Bường lại tiếp tạc công tác ngay. Cuối năm 1952, đồng chí được điều lên hoạt động ở một huyện có nhiều khó khăn. Suốt 3 tháng phải ăn ngô với rau rừng trừ bữa, đồng chí đã cùng với cán bộ địa phương củng cố lại các cơ sở và tổ chức phòng chống biệt kích, bảo đảm an ninh, phát triển phong trào du kích ờ địa phương.


Lò Văn Bường đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, được Khu và đoàn khen 3 lần, là chiến sĩ thi đua cùa bộ đội tình nguyện giúp bạn.

Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Lò Văn Bường được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 09:02:58 pm »

Anh hùng Dương Quảng Châu


Dương Quảng Châu, (tức Dương Ngọc Chiến), sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Châu, huyện Phù Tiên, tinh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 5 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó đại đội quân báo trung đoàn 36, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Do hoàn cảnh thiếu đói, gia đình Dương Quảng Châu phải bỏ làng chạy lên Thái Nguyên làm tá điền. Sau Cách mạng tháng Tám, ba lần đồng chí xung phong đi bộ đội nhưng không đủ sức khỏe, đến 1948 đồng chí vào bộ đội địa phương, sau chuyển sang chủ lực. Suốt 5 năm chiến đấu, đồng chí đã dự các chiến dịch từ Biên Giới đến Điện Biên Phủ, lúc nào cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, linh hoạt của một chiến sĩ quân báo, điều tra tỉ mỉ, cụ thể, gặp địch là chủ động kiên quyết tấn công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1949, một mình Dương Quảng Châu nhận nhiệm vụ đi trinh sát bốt Bồng Lai, Hạ Trì, Hà Đông, 2, 3 ngày địch vây, bị đói nằm trong lòng địch đồng chí vẫn kiên trì khéo léo giả làm phu lọt vào trong bốt địch trinh sát cụ thể, rồi mới tìm cách thoát ra, trở về đơn vị báo cáo.


Chiến dịch Biên Giới năm 1950, địch đánh lên Khâu Luông, Dương Quang Châu được lệnh từ Thất Khê quay về làm nhiệm vụ. Giữa đường phát, hiện có tàn binh địch lẩn trốn trong rừng, đồng chí liền chỉ huy anh em nhanh chóng bao vây, vừa nổ súng uy hiếp, vừa kêu gọi đầu hàng, bắt được 4 tên.


Năm 1953, đơn vị giao nhiệm vụ điều tra bốt Thái Đào, Bắc Giang, Dương Quảng Châu chỉ huy một mũi, luồn lách vượt qua hai con đường thường xuyên có lính tuần tra, một con sông máng và 11 hàng rào, vào sát tận nơi điều tra nắm chắc tình hình về báo cáo.


Cuối năm 1953, trên đường truy kích địch ở Mường Ngòi, Dương Quang Châu chỉ huy một tiểu đội vượt sông đuổi địch. Tổng cộng trong ngày đồng chí đã 9 lần dũng cảm dẫn đầu tiểu đội đánh tan một tiểu đoàn địch. Khi súng hết đạn, Dương Quảng Châu đã lấy súng đạn địch tiếp tục truy kích, săn lùng những tên còn đang lẩn trốn.


Một lần khác ở Nậm Bạc, tiểu đội đồng chí truy kích địch suốt từ sáng tới khi trời gần tối, anh em vừa dừng lại tạm nghỉ ăn cơm, đột nhiên 4 tên tàn binh địch xuất hiện bất ngờ, tên đi đầu hung hăng giương súng bắn, nhanh tay đồng chí gạt được súng ra và dùng dao đâm nó ngã ngay tại chỗ 3 tên kia hốt hoảng giơ tay hàng. Hôm sau đánh Nậm Ngà; tổ Dương Quảng Châu đang chuẩn bị thì 1 đại đội địch ập tới, chúng xả súng bắn, đồng chí nhanh nhẹn chỉ huy anh em nấp vào các gốc cây bắn trả quyết liệt, làm chúng chết và bị thương một số. Cùng lúc đó đơn vị ở phía sau vận động lên, kịp thời bao vây địch. Lợi dụng lúc chúng đang nhốn nháo, đồng chí nhảy ra bắt sống 1 tên, rồi bắt nó gọi hàng được 46 tên, thu 43 súng, cùng với đơn vị tiêu diệt gọn đại đội địch.


Trong thời gian chuẩn bị chiến trường Diện Biên Phu, một hôm đơn vị đi làm nhiệm vụ vắng, chỉ còn Dương Quảng Châu và một chiến sĩ bị sốt nằm nhà. Gần trưa, cơn sốt vừa dứt, Dương Quang Châu đang ngồi lau súng, thấy một toán địch đi từ hướng Lai Cháu về, đồng chí bình tĩnh phán đoán là lũ tàn binh địch vừa bị ta đánh hôm trước, liền mưu trí hô to nghi binh, rồi xông ra chẹn bắt được 22 tên, thu 8 súng. Ngày hôm sau Dương Quảng Châu còn chỉ huy tổ lùng bắt 10 tên nữa. Bước vào chiến dịch, trong một trận đánh phàn kích, đồng chí bị thương gẫy chân không di động được, nhưng vẫn nằm tại chỗ hình tình giao nhiệm vụ cho tổ và động viên anh em quyết tâm chiến đấu.


Trong khi nằm điều trị, Dương Quảng Châu đã gương mẫu tham gia lao động, góp phần xây dựng viện và giúp đỡ nhân dân, xung phong vận động 60 đồng chí thương binh còn khỏe cùng với 50 đồng bào đắp đoạn đê ngập, cứu lụt được 480 mẫu lúa.


Dương Quảng Châu đã được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người, được thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, 9 lần được tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn khen va là Chiến sĩ thi đua của đại đoàn.


Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Dương Quảng Châu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2019, 09:04:50 pm »

Anh hùng Đỗ Văn Châu


Đỗ Văn Châu, sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 2 năm 1951. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó bộ binh tải thương thuộc trung đoàn 48, đại đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Suốt từ ngày nhập ngũ, Đỗ Văn Châu được phân công làm nhiệm vụ tải thương. Đồng chí đã xác định rõ trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua 12 trận đánh lớn. Dù gặp khó khăn ác liệt đến đâu, Đỗ Văn Châu vẫn nêu cao tinh thần gương mẫu, dũng cảm, tận tụy quên mình để giải quyết đưa thương binh, tử sĩ về nơi an toàn. Có những lần bị thương, bị ốm, nhịn đói, khiêng nặng đi xa, đồng chí vẫn gương mẫu và tổ chức động viên anh em đoàn kết giúp đỡ nhau, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững danh hiệu tiểu đội tiên tiến về mọi mặt.


Trận Yên Bình, Ninh Bình, thang 11 năm 1952, khi đơn vị nổ súng, tổ tải thương của Đỗ Văn Châu còn ở tuyến sau. Trận đánh đang diễn biến gay go, nhưng khi biết có người bị thương, đồng chí đã chủ động dẫn tổ chạy trên con đường độc đạo đang bị địch bắn kiềm chế ác liệt, nhanh chóng cõng được 3 thương binh đi xa 7 cây số về trạm an toàn.


Trận tập kích Trại Chuối, Nam Định (1952) không thành công. Đơn vị đã rút, song trên trận địa còn lại một thương binh. Mặc cho hỏa lực địch bắn ra dày đặc, đồng chí quyết tâm dẫn tổ chạy quay lại, bò vào sát đồn, tìm kỳ được và đưa đồng chí thương binh về nơi tập kết an toàn.


Trận chống càn An Nông, Nam Định, Thu Đông năm 1952, địch dùng 3 tiểu đoàn và 40 xe cơ giới bao vây tiến công gần 1 đại đội của ta. Tiểu đội đồng chí phải làm nhiệm vụ dưới hỏa lực ác liệt của địch. Tiểu đội trưởng và một chiến sĩ hy sinh, trong anh em có người ngần ngại. Đỗ Văn Châu vượt ngay lên dẫn đầu tiểu đội, dùng hành động gương mẫu của mình để khích lệ anh em, một mặt cất giấu thương binh, mặt khác phối hợp với xung kích chiến đấu. Địch thả bom na-pan, bom cháy, đồng chí xông vào cõng một thương binh nặng đưa về trạm, rồi cùng các đồng chí khác tìm nong, đắp bùn che cho thương binh ở chỗ cất giấu an toàn. Địch tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi vào trận địa ta. Ở một mũi y tá chưa lên kịp, đồng chí đảm nhiệm băng cho thương binh trước khi tập trung về một chỗ và tranh thủ chuyển đạn của anh em bị thương tiếp cho đồng đội chiến đấu. Giữa lúc đó ở một hướng khác, địch tiến công lên mạnh, đồng chí dùng ngay súng đạn địch chết bỏ rải rác trên trận địa, cùng anh em chiến đấu đánh bật đợt phản kích của chúng. Vừa xong thì ở mũi bên cạnh, đồng chí xạ thủ trung liên hy sinh; địch lợi dụng xô lên. Đỗ Văn Châu chạy tới sử dụng trung liên bắn cản chúng lại. Được một lúc, trung liên bị hóc, địch lại xô lên, đồng chí cùng anh em dùng lưỡi lê, lựu đạn đánh bật bọn địch ra ngoài và tiếp tục ở lại chiến đấu cho đến khi bị thương không thể chiến đấu được nữa mới thôi.


Trận Quỳnh Côi, Thái Bình năm 1952, Đỗ Văn Châu đã bị sốt mấy ngày trên đường hành quân, nhưng khi có lệnh chiến đấu, đồng chí vẫn cố xin được tham gia. Bước vào trận chiến đấu, được tin có đồng chí bị thương nặng ngay ở cửa mở, đồng chí không nề nguy hiểm, vượt lên băng bó và cõng chạy về trạm an toàn. Sau đó đồng chí lại quay lại tiếp tục cùng anh em chuyển thêm 2 cáng thương binh nữa.


Trận chống càn Sa Đê, Nam Định năm 1953, suốt một ngày nhịn đói và bị lạc đơn vị, Đỗ Văn Châu vẫn động viên giữ vững tinh thần đồng đội, chăm sóc chu đáo thương binh, khiêng cáng suốt ngày cho tới khi tìm thấy quân y.


Trận Kinh Thanh, Hà Nam, năm 1954, đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa bị lộ, súng các cỡ trong đồn địch bắn ra như mưa, ta bị thương vong một số. Đồng chí dẫn đầu tiểu đội vào lấy thương binh, bị thương vào tay, đồng chí vẫn giấu anh em tiếp tục làm nhiệm vụ. Đến khi máu ra nhiều quá, trung đội trưởng ra lệnh Đỗ Văn Châu mới buộc phải chấp hành về quân y băng bó.


Đỗ Văn Châu đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 13 lần được trung đoàn, đại đoàn. Liên khu khen và là Chiến sĩ thi đua của trung đoàn, đại đoàn.

Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Đỗ Văn Châu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM