Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:29:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 1  (Đọc 7069 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 08:12:07 pm »

Tên sách: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 1
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 1996
Số hóa: giangtvx, quansuvn





Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng, có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng.

Hồ Chí Minh



* Chỉ đạo nội dung:
   Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp

* Những người biên soạn:
   Đại tá Nguyễn Mạnh Đẩu
   Đại tá Phạm Lam
   Đại tá PTS Phạm Gia Đức
   Thượng tá Lê Đại Hiệp
   Thượng tá Lê Hải Triều
   Thượng tá Nguyễn Tinh
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 09:41:23 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 08:15:19 pm »

LỜI NÓI ĐẦU


Nhân kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 50 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị tổ chức sưu tầm, biên soạn, xuất bản bộ sách ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, giới thiệu các đồng chí đã được Quốc hội và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong nửa thế kỷ qua. Bằng những tư liệu được sưu tầm, đối chiếu, thẩm định và biên soạn hệ thống hóa một cách công phu, bộ sách là cơ sở cho việc lưu trữ tra cứu, phục vụ công tác xây dựng truyền thống ở các đơn vị, các địa phương và góp phần giáo dục bản chất truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang uà các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên noi gương phấn đấu hoàn thành xuất sác mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Bộ sách được sự chỉ đạo trực tiếp của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị và do tập thể những người biên soạn gồm: Đại tá Nguyễn Mạnh Đẩu; Đại tá Phạm Lam; Đại tá, PTS Phạm Gia Đức; Thượng tá Nguyễn Tinh; Thượng tá Lê Đại Hiệp; Thượng tá Lê Hải Trỉêu. Bộ sách có kế thừa một số tài liệu đã được ấn hành trước đây với sự đóng góp của các đồng chí Đại tá Nguyễn Đức Chiêm; Thượng tá Phạm Kiệu; Trung tá Nguyễn Nguyên Bình.


Bộ sách ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHẢN DÂN gồm 8 tập được sắp xếp theo thời gian và hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhằm giúp cho việc tra cứu được dễ dàng:

Tập 1, giới thiệu các anh hùng được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương trong kháng chiến chống Pháp.

Tập 2, giới thiệu các anh hùng được Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên dương trong kháng chiến chống Mỹ từ 1964 đến 1973.

Tập 3, 4, 5, giới thiệu các anh hùng được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương trong kháng chiến chống Mỹ từ 1967 đến 1978.

Tập 6, giới thiệu các anh hùng được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1979 đến năm 1994.

Tập 7, giới thiệu các anh hùng được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương nhân kỷ niệm Lần thứ 50 Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tập tra cữu - chỉ dẫn gồm các nội dung: Anh hùng xếp theo thứ tự A, B, C; Anh hùng xếp theo tỉnh, thành phố; Anh hùng là dân tộc thiểu số; Anh hùng là bộ đội biên phòng, Nữ anh hùng v.v.


Mặc dù tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu và biên soạn nhưng do hoàn cảnh và điều kiện khó khăn thực tế nên còn có những hạn chế nhất định, mong bạn đọc góp ý kiến, phê bình để lần xuất bản sau được tốt hơn.


NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
CỤC CHÍNH SÁCH - TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 08:18:18 pm »

Anh hùng Cù Chính Lan
(Liệt sĩ)




Cù Chính Lan sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh, thuộc đại đoàn 304; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, mẹ chết sớm, nhà đông em, Cù Chính Lan phải lao động vất vả ngay từ bé dưới chế độ bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến để cùng cha nuôi sống đàn em dại. Hoàn cảnh đó đã tạo cho Cù Chính Lan những đức tính tốt như: cần cù, nhẫn nại, thương người cùng cảnh khổ, căm thù sâu sắc giai cấp địa chủ bóc lột và bọn thực dân cướp nước.


Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Cù Chính Lan xung phong tình nguyện nhập ngũ năm 1946. Chẳng bao lâu đồng chí đã nổi bật trong học tập và công tác, ngay cả lúc ốm nằm viện, với tinh thần luôn luôn gương mẫu xung phong làm mọi việc mình có thể làm được để giúp đỡ đồng đội, góp phần tích cực xây dựng đơn vị. Thời kỳ là chiến sĩ liên lạc, đồng chí đã được biểu dương là “quân nhân gương mẫu”; thời kỳ đi nằm bệnh xá, đã được anh em thương, bệnh binh tặng danh hiệu “Người chị cả hiền từ”. Khi được đề bạt làm tiểu đội trưởng, đồng chí luôn luôn chăm lo xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, cùng anh em đưa tiểu đội từ kém lên khá. Bản thân đồng chí luôn luôn gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, thương yêu đồng đội, được anh em mến phục, tin yêu. Đặc biệt trong chiến đấu, Cù Chính Lan luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, mưu trí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.


Trận Giang Mỗ lần thứ nhất ngày 7 tháng 12 năm 1951, khi bố trí trận địa bị lộ, địch bắn dữ dội, trên ra lệnh tạm thời rút lui. Đồng chí dũng cảm đi sau cùng, dùng súng máy bắn kiềm chế địch cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm anh em bị thương, đưa được ba đồng chí trở về đơn vị an toàn.


Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhưng không may tiểu liên bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào. Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hướng vội vàng chạy về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để nó chạy thoát, Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch.


Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mờ đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi.


Cù Chính Lan đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chính phủ và Hồ Chủ tịch truy tặng Huân chương Quân công hạng hai, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 09:41:55 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 08:23:42 pm »

Anh hùng La Văn Cầu



La Văn Cầu sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đội trưởng bộ binh thuộc đại đội 671, tiểu đoàn 73, đại đoàn 316, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


La Văn Cầu sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu với đế quốc, phong kiến. Cha bị giặc Pháp bắt, đánh đập dã man, sau kiệt sức rồi chết. Đồng chí phải sống vất vả cực khổ ngay từ bé. Cách mạng tháng Tám thành công, được cán bộ tuyên truyền giác ngộ, đồng chí hiểu rõ nguồn gốc sự khổ cực của người nghèo và người dân mất nước. Năm 1948, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 để vào bộ đội. Được toại nguyện, đồng chí rất phấn khởi, trong đời sống hàng ngày, luôn gương mẫu tự rèn luyện, giúp đỡ dìu dắt những đồng chí yếu cùng tiến bộ, được anh em rất quý mến. Đồng chí đã chiến đấu 29 trận, trận nào cũng thể hiện rõ tinh thần gương mẫu, dũng cảm, kiên quyết vượt qua khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trong trận phục kích địch ở Bông Lau (năm 1949), đồng chí đã xung phong vào tổ xung kích. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, đồng chí dũng cảm xông lên, phát hiện 1 tên Pháp ngồi trên xe tăng, đồng chí bắn một phát chết ngay, rồi nhanh nhẹn nhảy lên xe cướp súng. Ngoảnh lại sau đã thấy 3 tên lính Pháp khác chạy đến, đồng chí liền dùng khẩu súng vừa cướp được bắn gục cả 3 tên rồi nhảy xuống xe, tiếp tục truy lùng, diệt thêm 6 tên nữa.


Trong chiến dịch Biên Giới, trận đánh đồn Đông Khê lần thứ nhất (năm 1950), đồng chí bị đau chân nhưng vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Khi trận đánh gặp khó khăn, đơn vị bạn bị thương vong nhiều, đồng chí đã động viên anh em trong tiểu đội, hầu hết là tân binh, băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về, địch nhảy dù phản kích ta, mặc dù chân đau và rất mệt, đồng chí vẫn cố vác khẩu 12 ly 7 thu được của địch về tới đơn vị.


Trận Đông Khê lần thứ hai (năm 1950), La Văn Cầu được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu. Phá được hai hàng rào thi tổ bị thương hai đồng chí. Địch tập trung bắn dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất một số bộc phá ống. Để dành bộc phá đánh lô cốt, đồng chí đã động viên anh em trong tổ tháo gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Khi tiến đánh lô cốt thì tổ bị thương hết, chỉ còn lại một mình, nhưng đồng chí không ngần ngại vẫn hăng hái tìm cách xông lên hoàn thành nhiệm vụ của tổ bộc phá. Vượt rào được đến hào giao thông thứ ba thì đồng chí bị thương và ngất đi. Tỉnh dậy thấy cánh tay phải bị đạn bắn gãy nát, nghĩ đến nhiệm vụ chưa hoàn thành, đồng chí đã cố quay trở lại, gặp đồng đội, đồng chí khẩn thiết yêu cầu chặt hộ cánh tay để khỏi vướng rồi lại tiếp tục ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch. Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua diệt giặc lập công trong đơn vị, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới của bộ đội chủ lực ta từ chiến dịch Biên Giới.


La Văn Cầu đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 19 tháng 5 năm 1952, La Văn Cầu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 08:53:06 pm »

Anh hùng Nguyễn Thị Chiên



Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Binh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng trung đội nữ du kí xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gia đình Nguyễn Thị Chiên rất nghèo. Hết mồ côi cha lại đến mẹ, đồng chí phải đi ở cho địa chủ, khổ cực ngay từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thảnh công, đồng chí thoát khỏi cuộc đời đi ở. Được cán bộ cách mạng giáo dục, dìu dắt, Nguyễn Thị Chiên dần dần hiểu biết và tích cực tham gia hoạt động. Đồng chí đã làm công tác phụ nữ, tổ chức du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, chiến đấu chống giặc bảo vệ xóm làng..., công tác nào cũng nêu cao tinh thần tận tụy, gương mẫu, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Năm 1946, Nguyễn Thị Chiên làm giao thông cho đoàn thể phụ nữ và du kích thôn. Năm 1947, được cử làm tiểu đội trưởng nữ du kích. Năm 1948, làm trung đội phó. Ở cương vị nào đồng chí cũng tích cực làm tốt mọi việc, được chị em rất tín nhiệm. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, đồng chí đã vận động chị em cày ruộng, vỡ hoang cấy lúa, tự túc lương thực và mưa sắm trang bị.


Tháng 12 năm 1949, địch âm mưu cướp phá kho lương thực ở các địa phương, Nguyễn Thị Chiên đã chỉ huy đội nữ du kích đánh trả quyết liệt bảo vệ được kho muối.


Tháng 4 năm 1950, địch càn phá, khủng bố ác liệt, cán bộ bị bật hết ra ngoài, một đêm Nguyễn Thị Chiên đang dẫn đường đưa đồng chí bí thư chi bộ về hoạt động thì bị bọn giặc phục kích. Nguyễn Thị Chiên đã ra hiệu để đồng chí cán bộ chạy thoát còn mình thi bị địch bắt. Địch dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ tra tấn dã man, nhưng đồng chí đã nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, kiên quyết không khai một lời. Sau ba tháng rưỡi, chúng không khai thác được tài liệu gì, buộc phải thả đồng chí. Điều trị vừa hồi sức, đồng chí lại tiếp tục hoạt động.


Tháng 5 năm 1951, đội nữ du kích do đồng chí chỉ huy hoạt động mạnh, phá đường, quấy rối, phá tề... gây nhiều khó khăn cho địch. Một lần xin trên được bảy quả mìn, đồng chí đã chỉ huy chị em gài mìn phục kích giặc, diệt 5 tên, làm bị thương 7 tên, gây phấn khởi, tin tưởng trong toàn đội và được tín nhiệm với nhân dân trong vùng tạm chiếm.


Tháng 7 năm 1951, bọn giặc điên cuồng đánh phá cơ sở cách mạng của ta, lùng bắt cán bộ, đảng viên, đàn áp nhân dân. Tình thế rất gay go, nhưng được cấp ủy chỉ đạo trực tiếp, đồng chí đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân, xây dựng lại được cơ sở ở 5 thôn làm chỗ đứng chân cho cách mạng.


Tháng 10 năm 1951, đồng chí chỉ huy đội du kích phối hợp với bộ đội phục kích địch trên đường 39. Khi nổ súng, địch chạy tán loạn, đồng chí đã dũng cảm cùng bộ đội truy kích địch. Riêng đồng chí bắt, trói được 6 tên, bắn bị thương 1 tên, thu 4 súng.


Tháng 12 năm 1951, đội nữ du kích phối hợp với bộ đội phục kích đánh địch chống càn. Lợi dụng địch chủ quan sơ hở, không đề phòng, Nguyễn Thị Chiên đã cùng đồng đội bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên, có tên quan hai chỉ huy đang đi sục vào làng. Khi giặc tiến công vào, đồng chí đã cùng đồng đội dũng cảm chiến đấu. Riêng đồng chí đã bắn chết 3 tên, bắt sống 4 tên, giật được 1 súng.


Tháng 1 năm 1952, phối hợp với bộ đội đánh bốt An Bồi, đồng chí đã dũng cảm cùng đồng đội bò vào cắt hàng rào, đánh bộc phá, ném lựu đạn và cùng anh em xông vào bốt bắt sống 6 tên ngoan cố đang lẩn trốn, trong đó có tên đồn trường. Trận này đồng chí còn cõng được 6 thương binh ra ngoài an toàn.


Trong mọi mặt công tác, đồng chí đều gương mẫu đi đầu, tích cực học tập, rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ chị em trong đội, xây dựng trung đội nữ du kích trưởng thành về mọi mặt.


Nguyễn Thị Chiên đã được tỉnh, huyện, xã khen 8 lần. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Hồ Chủ tịch tặng khẩu súng ngắn của Người, được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Nguyễn Thị Chiên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Bảy, 2022, 08:15:53 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 08:57:59 pm »

Anh hùng Nguyễn Văn Song



Nguyễn Văn Song sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xã Thới Hòa, huyện Bên Cát, tỉnh Sông Bé. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng du kích xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gia đình Nguyễn Văn Song rất nghèo, năm 12 tuổi, đồng chí đã phải đi ở cho địa chủ. Cực khổ quá không chịu nổi, năm 17 tuổi, đồng chí bỏ trốn về đi làm thuê kiếm sống.


Cách mạng tháng Tám thành công chưa đầy một tháng, giặc Pháp lại trở lại xâm lược miền Nam, đồng chí xung phong vào đội quân cảm tử của địa phương (9-1945). Tháng 2 năm 1947 đồng chí bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng không hề hé răng khai báo nửa lời. Địch đem đồng chí ra bắn ở bờ sông. Nhân lúc chúng sơ hở, đồng chí đã trốn thoát. Tháng 3 năm 1948, đồng chí xung phong vào bộ đội ở đơn vị đại đội 11 trung đoàn 301. Tháng 2 năm 1950 trong hoàn cảnh sinh hoạt hết sức thiếu thốn của thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, thuốc men không có, bệnh tật có những diễn biến xấu và do hậu quả của những trận đòn thù tra tấn dã man, Nguyễn Văn Song được đơn vị cho về nhà nghỉ 6 tháng. Sau khi khỏi bệnh thi đơn vị đi xa, mất liên lạc, đồng chí gia nhập đội du kích và hoạt động ở địa phương.


Gần 9 năm tham gia chiến đấu, khi ở bộ đội cũng như khi hoạt động du kích ở địa phương, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần chủ động, hăng hái đánh giặc, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí đã tham gia chiến đấu hơn 30 trận, tự tay đốt cháy 12 xe vận tải của địch, diệt 5 tên thu 8 súng, vận động được nhiều bính lính ngụy trở về với nhân dân, góp phần tích cực duy trì và phát triển phong trào cách mạng ở địa phương.


Đặc biệt từ năm 1950 đến năm 1954, làm tiểu đội trưởng du kích, đồng chí đã kiên trì và tích cực bám đất, bám dân để hoạt động. Có lần tiểu đội đồng chí đảm nhiệm một mũi chặn địch trên đường 13, địch đông gấp bội, Nguyễn Văn Song đã bình tĩnh động viên tiểu đội kiên quyết chiến đấu, riêng đồng chí đã đốt được 5 xe vận tải, góp phần chặn đứng quân địch, bảo vệ được tài sản và tính mạng của nhân dân.
Nhiều lần, đồng chí đã cùng với bộ đội đi điều tra và diệt đồn. Điển hình là trận Tân Định và Vĩnh Hòa, đồng chí đã kiên trì dựa vào nhân dân bám địch mấy tháng liền, nắm vững tình hình và đưa đường cho bộ đội vào đánh đồn, giành thắng lợi.


Nguyễn Văn Song luôn luôn được đồng đội và nhân dân yêu mến. Năm 1952, đồng chí được bầu là chiến sĩ giết giặc xuất sắc của tỉnh. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.


Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Nguyễn Văn Song được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2019, 09:18:16 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 09:21:43 pm »

Anh hùng Nguyễn Quốc Trị



Nguyễn Quốc Trị sinh năm 1921, dân tộc Kinh, quê ở xã Phương Ky, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng bộ binh thuộc trung đoàn 102, đại đoàn 308, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sống trong một gia đình yêu nước, được cán bộ dìu dắt, Nguyễn Quốc Trị sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc. Trước Cách mạng tháng Tám, đồng chí tham gia hoạt động chống giặc bắt phu. Bị bắt, đồng chí tham gia vận động đấu tranh, giúp đỡ các anh em trong tù. Nhật lật đổ Pháp, đồng chí xung phong vào đội tự vệ tiên phong chống Nhật. Trận đầu đánh Nhật đồng chí đã cùng tiểu đội diệt được 10 tên, đốt cháy 5 xe. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí xung phong vào bộ đội chủ lực. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, đồng chí đã tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu nhiều trận, trong nhiều chiến dịch lớn, trận nào cũng thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, chỉ huy linh hoạt, kiên quyết, cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 1 năm 1947, đồng chí đã tham dự nhiều trận đánh ở Vinh, Huế, Đông Hà, cùng đồng đội diệt hàng trăm tên giặc, bắt sống nhiều tên, riêng đồng chí đã diệt 19 tên Pháp và 2 tên Nhật.


Hè năm 1947, Nguyễn Quốc Trị chuyển sang học và phụ trách khẩu đội ba-dô-ca. Trận đầu đánh địch tiên đường số 4 (2-1948), đồng chí đã bắn cháy một xe diệt 30 tên.


Trận An Châu tháng 10 năm 1948, đồng chí chỉ huy tiểu đội mũi nhọn làm nhiệm vụ đột kích. Khi tiến sát An Châu thì bị lộ, địch nổ súng chống cự, đồng chí đã linh hoạt, dũng cảm, nhanh nhẹn cho tiểu đội xung phong đánh chiếm ụ súng số một, rồi đánh phát triển ra hai bên, đánh xong đơn vị rút ra an toàn. Anh em rất tin tưởng vào sự chỉ huy của đồng chí.


Trận Đồng Khuy tháng 10 năm 1948, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy tiểu đội xung kích của đại đội chủ công đánh sập lô cốt cố thủ của địch diệt 13 tên, có 1 tên quan một, thu toàn bộ vũ khí.


Thu - Đông năm 1950, đại đội đồng chí nhận nhiệm vụ vượt núi ngăn chặn không cho hai cánh quân của trung đoàn Lơ-pa-giơ và trung đoàn Sắc-tông gặp nhau. Đồng chí chỉ huy một trung đội, dùng địa bàn đi tắt đường, đánh tan 2 trung đội của trung đoàn Lơ-pa-giơ, diệt và bắt 22 tên, cùng đơn vị phá được kế hoạch hợp quân của địch.


Tháng 5 năm 1951, đại đội do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy có nhiệm vụ tiêu diệt vị trí Gối Hạc, mở đường cho đơn vị đánh vị trí Non Nước. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị nhanh chóng áp sát mục tiêu, khi có lệnh nổ súng, đơn vị đồng loạt xung phong diệt ngay 1 trung đội địch. Bọn địch phản kích dữ dội, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt và bí mật vòng phía sau lưng địch đánh tới, diệt một trung đội nữa. Trời sáng, địch càng phản kích mạnh hơn, máy bay chúng đến oanh tạc, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy toàn đơn vị và trực tiếp dẫn 1 trung đội đánh vào bọn địch cố thủ, tiêu diệt chúng, làm chủ trận địa. Trận này, đơn vị đã diệt và bắt 160 tên địch, làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Nguyễn Quốc Trị luôn luôn chú ý xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện. Trong mọi mặt công tác, đồng chí gương mẫu dẫn đầu, tích cực học tập và rèn luyện.


Nguyễn Quốc Trị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và nhiều lần được trung đoàn, tiểu đoàn khen. Trong Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tháng 5 năm 1952, đồng chí được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất.


Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Nguyễn Quốc Trị được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 09:25:14 pm »

Anh hùng Mạc Thị Bưởi
(Liệt sĩ)




Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hưng, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Sẵn mối thù sâu với đế quốc và giai cấp địa chủ, phong kiến đã đàn áp bóc lột gia đình và làng xóm quê hương, Mạc Thị Bươi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở hoạt động ở địa phương đã luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, kiên trì xây dựng cơ sơ và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt, bảo vệ và giúp đỡ cán bộ hoạt động tốt, tham gia quấy rối và phá hoại địch có kết quả, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.


Năm   1946   - 1947, Mạc Thị Bưởi tham gia công tác đoàn thể phụ nữ ở địa phương. Khi địch về đóng ở xã, đồng chí vào du kích hoạt động chống địch.


Năm 1949, địch kéo về đóng bốt Trung Hà. Chúng càn quét liên tiếp, bọn phản động ở địa phương nổi lên xây tháp canh, rào làng, bắt cán bộ. Cán bộ hoạt động ở địa phương bị bật sang vùng khác. Một mình đồng chí vẫn kiên trì bám làng hoạt động, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở rồi đào hầm bí mật đưa cán bộ về hoạt động. Đồng chí đã tổ chức được ba tổ nữ du kích, thường xuyên tích cực hoạt động, xây dựng được 35 cơ sở ở ba thôn, lãnh đạo nhân dân chống nộp thuế và đi phu cho giặc.


Có lần đưa cán bộ về hoạt động, qua chặng đựờng địch phục kích nhiều, Mạc Thị Bưởi đã táo bạo tìm đường bất ngờ đi sát vào vị trí địch, đưa cán bộ bí mật vượt qua được vòng vây địch. Nhiều lần phải vượt qua sông, nước chảy xiết, bọn địch thường phục kích, đồng chí đã dũng cảm bơi sang trước nắm tình hình, đảm bảo cho cán bộ sang sau được an toàn. Suốt thời kỳ giặc chiếm đóng ở địa phương, bốn tháng trời ròng rã, đồng chí đã giữ vững được mối liên lạc, đưa cán bộ đi về hoạt động, tổ chức diệt được bốt địch đóng ở thôn.


Tháng 11 năm 1950, bộ đội ta đánh bốt Thanh Dung, đồng chí làm liên lạc. Lúc nổ súng, đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai, ra vào vị trí địch tới ba bốn lần để truyền lệnh và báo cáo tinh hình, hoàn thành nhiệm vụ phục vụ trận đánh tốt.


Nhiều lần, đồng chí đã cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã, diệt tề trừ gian, bảo vệ cơ sở.

Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo, đường, sửa và tổ chức vận chuyển ra vùng tự do phục vụ cho chiến dịch. Đồng chí đã tích cực chuẩn bị và tổ chức vận chuyển các thứ ra chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, không may đồng chí bị địch phục kích bắt được. Địch đã theo dõi từ lâu và treo thưởng để tìm bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không dò được ra tung tích đồng chí, vì vậy chúng tra tấn đồng chí cực kỳ dã man, nhưng đồng chí vẫn không khai báo một lời. Cuối cùng chúng treo đồng chí lên bụi tre và chọc tiết giết chết.


Nhân dân địa phương và đồng đội rất thương tiếc đồng chí, đã nêu quyết tâm hăng hái chiến đấu và tích cực công tác để trả thù cho đồng chí.


Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 09:33:24 pm »

Anh hùng Trần Cừ
(Liệt sĩ)



Trần Cừ sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Bác, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ ngày 19 tháng 8 năm 1945 tức là ngay ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng bộ binh đại đội 336, tiểu đoàn 174, trung đoàn 209, đại đoàn 312, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 10 năm 1950, Trần Cừ chiến đấu trên chiến trường Việt Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ lên đại đội trưởng, đã tham dự hàng chục trận đánh, ở cương vị nào, trong trận nào, đồng chí cũng khắc phục khó khăn, chiến đấu dũng cảm, cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, thương yêu đồng đội, chăm sóc giúp đỡ chiến sĩ mới, khiêm tốn giản dị, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Tháng 9 năm 1945, mới vào bộ đội được một tháng, đồng chí tham gia đánh bọn Nhật và Quốc dân đảng phản động ở thị xã Vĩnh Yên. Đồng chí đã dẫn đầu tiểu đội, dũng cảm xung phong đánh giáp lá cà với địch, bản thân đâm chết 1 tên Nhật, thu một khẩu súng.


Đầu năm 1946, trong trận đánh bọn Quốc dân đảng phân động tràn lên cầu Đông Đạo (Vĩnh Yên), Trần Cừ đã dùng súng trung liên diệt hai tiểu đội địch, giữ vững trận địa đến sáng.


Đầu năm 1948, Trần Cừ chỉ huy trung đội chống càn ở vùng Sơn Đông (Vĩnh Phú). Giặc Pháp đông gấp bội, có cả 2 ca nô và 4 máy bay khu trục yểm hộ vẫn không sao tiến vào được làng. Đơn vị đã đánh lui nhiều đợt tiến công của chúng, diệt một tiểu đội địch, bảo vệ được nhân dân.


Trong chiến dịch Biên Giới, trận Đông Khê lần thứ hai, đồng chí làm đại đội trưởng đại đội chủ công của trung đoàn. Đêm thứ nhất, đại đội chiến đấu rất dũng cảm, gần sáng có lệnh phải tạm rút vi hướng khác đơn vị bạn chưa vào được. Đêm sau, trận chiến đấu diễn biến gay go, ác liệt hơn. Địch tập trung hỏa lực bắn lướt sườn làm đơn vị bị thương vong một số, trời gần sáng vẫn chưa làm chủ được trận địa. Trần Cừ không do dự dẫn đầu một tiểu đội xông lên đánh vỗ mặt uy hiếp địch, để toàn đại đội thừa thế phát triển diệt gần hết đồn. Địch còn lại gần 100 tên, chúng dồn vào một hầm cố thủ. Trước cửa hầm có một lô cốt, chúng dựa vào lô cốt này chống cự rất quyết liệt. Hai lần Trần Cừ dẫn đầu đơn vị xông lên nhưng vẫn chưa giải quyết được, bản thân lại bị thương nặng vào chân. Trời đã rạng sáng. Phải nhanh chóng tiêu diệt gọn đồn Đông Khê, không thể để trận đánh kéo dài, trời sáng địch sẽ dùng phi pháo và viện binh phản kích chiếm lại đồn, đơn vị sẽ bị thương vong nhiều và không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng tới toàn bộ chiến dịch. Đồng chí đã chỉ huy anh em tập trung hỏa lực bắn mãnh liệt và đồng loạt ném lựu đạn vào lô cốt để xung kích xông lên, quyết tâm tiêu diệt bọn địch ngoan cố. Trong khói đạn mù mịt, hỏa điểm của địch trong lô cốt chỉ tạm ngừng giây lát rồi lại hồi phục, điên cuồng nhả đạn sát thương bộ đội ta. Trần Cừ căm giận, nén chịu vết thương đau, nhảy lên hô lớn:

- Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Rồi lao tới sát lô cốt ném quả thủ pháo cuối cùng còn lại vào lỗ châu mai và dùng cả thân mình bịt kín hỏa điểm địch.


“Học tập đại đội trưởng! Trả thù cho đại đội trưởng!”. Cả đơn vị ào ào xông lên, đánh sập hầm ngầm tiêu diệt toàn bộ bọn địch.

Với thành tích chiến đấu xuất sắc, Trần Cừ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Trần Cừ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 09:37:34 pm »

Anh hùng Trần Văn Chuông
(Liệt sĩ)



Trần Văn Chuông sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở xã Cát Lại, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà. Khi hy sinh đồng chí là đại đội phó đại đội công binh (đội giao thông chiến) thuộc tỉnh đội Hà Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau 8 lần xung phong tòng quân nhưng đều không trúng tuyển vì người nhỏ, sức yếu, Trần Văn Chuông đã tĩch cực tham gia đoàn thể thanh niên, hoạt động du kích, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ ở địa phương.


Tháng 11 năm 1948, được vào bộ đội, Trần Văn Chuông rất phấn khởi. Đồng chí đã tham dự hơn 200 trận đánh, trưởng thành từ một chiến sĩ lên cán bộ đại đội. Ở cương vị nào trong trận đánh nào, đồng chí cũng hăng hái vượt qua mọi khó khăn ác liệt, dũng cảm, mưu trí, chỉ huy bình tĩnh, táo bạo. Đồng chí luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt qua bom đạn về phía sau an toàn. Có lần trong tình thế hiểm nghèo, đồng chí tìm cách cứu thoát 4 đồng đội và 20 thanh niên địa phương, còn mình bị địch bắt. Trần Văn Chuông có nhiều sáng kiến, đặc biệt trong việc đánh mìn diệt địch, đạt hiệu suất cao, lập nhiều chiến công xuất sắc. Đồng chí đã cùng đơn vị diệt nhiều địch, phá hủy nhiều xe; riêng bản thân đã diệt 392 tên, bắt sống 19 tên, phá hủy 79 xe địch.


Bảy lần bị địch bắt, chúng tra tấn Trần Văn Chuông cực kỳ dã man: dùng dùi nung đỏ đâm vào người, tra điện, treo ngược lên cây, ngâm trong bể nước mùa đông, hất từ trên xe xuống đất trong lúc xe đang chạy nhanh... nhưng đồng chí vẫn trung kiên bất khuất không hề khai báo; cả 7 lần, đồng chí đều tìm cách vượt khỏi nhà tù, trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.


Đầu năm 1949, đồng chí đã táo bạo, khôn khéo luồn vào đặt mìn gần bốt Bương (trên đê Át Lợi), phá hủy một xe giáp, diệt 5 tên sĩ quan tham mưu của bộ chỉ huy trận càn, phá vỡ cuộc càn của chúng vào Hà Đông.


Trần Văn Chuông là người đầu tiên có sáng kiến: lấy sơn quét ngoài quả mìn, rồi lấy mo cau và giấy có nhựa sung bọc ngoài, khi chôn, máy dò mìn của địch rất khó phát hiện. Đồng chí còn dùng mảnh bom, đạn, gang, sắt vụn... vứt rải rác trên đường làm cho bọn đi dò mìn phải mò mẫm lâu và hoang mang chán nản. Sáng kiến của đồng chí được nhiều nơi áp dụng đánh địch có kết quả tốt.


Trong những trận đánh đồn, đồng chí luôn luôn tỏ ra dũng cảm, táo bạo, lập công xuất sắc.

Tháng 10 năm 1949, đồng chí đã dẫn đơn vị bí mật bất ngờ vượt qua 7 cây số đồng lầy và hai bốt giặc, đột nhập thành phố Nam Định đánh nhà tên chánh mật thám. Anh em công kênh nhau để vượt tường. Trần Văn Chuông trèo lên mái nhà, nhảy vào trong giết chết tên chánh mật thám Nam Định, lấy nhiều tài liệu rồi rút ra an toàn.


Trận tiêu diệt vị trí Quyển Sơn (năm 1950) là trận công đồn đầu tiên của bộ đội địa phương tỉnh Hà Nam. Trần Văn Chuông đã dùng kiếm xông vào chém chết 4 tên địch, diệt vọng gác, mở đường cho đơn vị tiến vào. Địch ném lựu đạn ra nhiều, đồng chí đã nhanh nhẹn bắt, ném trả lại, khi bị thương nặng vẫn cố nén đau, không cho đồng đội biết, tiếp tục chiến đấu diệt thêm 8 tên nữa. Kết quả đơn vị đã diệt gọn vị trí Quyển Sơn do gần một đại đội địch đóng giữ.


Trận chống càn ở Đồng Phú tháng 6 năm 1952, đồng chí đã bình tĩnh chỉ huy tiểu đội ngoan cường chiến đấu kìm chân 5 tiểu đoàn địch có máy bay, đại bác yểm hộ, để bảo vệ nhân dân sơ tán và tạo thuận lợi cho đơn vị vòng phía sau đánh địch.


Tháng 2 năm 1954, sau khi chỉ huy đơn vị phục kích bắn cháy một tàu chiến địch trên sông Hồng (đoạn Yên Lệnh), địch ở các tàu chiến khác bắn lên quyết liệt, trong khi dẫn đầu đơn vị xông lên bờ đê để chiếm lợi thế đánh trả địch. Trần Văn Chuông không may bị trúng đạn đã anh dũng hy sinh.


Trần Văn Chuông đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 28 lần được quân khu, khu uy và tỉnh khen, được Bác Hồ tặng danh hiệu “Cán bộ gương mẫu” và được bầu là Chiến sĩ thi đua số một của toàn liên khu.


Ngày 31 tháng 8 năm 1955 đồng chí Trần Văn Chuông được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM