Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:39:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử liên Trung đoàn 301-310-1945-1950  (Đọc 5990 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:26:43 pm »

PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY CHI ĐỘI 1

1.Ban Chỉ huy Chi đội:



2. Cơ quan và các đại đội:



DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN 301

1.Ban Chỉ huy Trung đoàn:


2.Các tiểu đoàn:



DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỈ HUY CHI ĐỘI 10


1.Ban Chỉ huy Chi đội:


2.Cơ quan và các đại đội:



DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN 310

1.Ban Chỉ huy Trung đoàn:


2.Các tiểu đoàn:



DANH SÁCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CHỈ HUY LIÊN TRUNG ĐOÀN 301-310

1.Ban Chỉ huy Liên trung đoàn:



2.Tiểu đoàn 302:

Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:31:27 pm »

CHIẾN KHU Đ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Hồ Sơn Đài


Danh từ Chiến khu Đ ra đời vào cuối tháng 2 năm 1946. Đ là mật danh nhằm chỉ căn cứ của “Tổng hành dinh” Khu 7 tại vùng rừng Tân Uyên, nằm trong hệ thống các căn cứ được xếp gọi theo thứ tự các chữ cái A, B, C... Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn nhiều người bàn cãi và đề xuất nhiều cách giải thích lai lịch khác nhau. Như Đ là chữ cái đầu viết tắt địa danh Đất Cuốc (xã Tân Hoà, huyện Tân Uyên), nơi bộ đội Huỳnh Vản Nghệ khởi cứ đầu tiên, tập hợp lực lượng, mở trại huấn luyện ngay trong ngày đầu kháng chiến. Đ là chữ cái viết tắt từ Chiến khu Đỏ, chiến khu Đảng nhằm chỉ tính chất cách mạng của chiến khu để phân biệt với căn cứ một số ít lực lượng vũ trang không cách mạng lúc bấy giờ. Đ là chữ cái đầu của tên gọi Chiến khu miền Đông, Chiến khu Đồng Nai, chiến khu Đầu tiên... Dù có nhiều cách giải thích khác nhau, trong thực tế danh từ Chiến khu Đ nhằm chỉ một vùng căn cứ rộng lớn ở miền Đông Nam Bộ đã đi vào lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ở đây, cũng như những người chưa từng một lần đặt chân tới như là một biệt ngữ không còn đơn thuần mang ý nghĩa địa danh, mà biểu tượng của cách mạng, cho kháng chiến.


Chiến khu Đ nằm trên triền rừng bạt ngàn thoải từ chân cao nguyên miền trung và nam Tây Nguyên xuống giáp giới với các đô thị lớn như Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Sài Gòn. Khởi từ hạt nhân 5 xã Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (thuộc huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương ngày nay), cùng với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, Chiến khu không ngừng được mở rộng, lấy đường 16 về phía tây và sông Đồng Nai về phía nam làm ranh giới để ngày càng phát triển lên phía bắc và đông bắc, chiếm giữ một vùng đất đai rộng lớn trên toàn chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.


Địa hình Chiến khu Đ chủ yếu là vùng bán bình nguyên, rừng và đồi liên tiếp nối nhau ngút ngát. Hệ thống đồi núi được phủ xanh bằng rừng cây nhiều tầng, những tuyến hào phòng thủ thiên nhiên do hàng ngàn sông suối thuộc lưu vực sông Đồng Nai tạo nên, hàng chục đường giao thông chiến lược và chiến thuật bao quát và đan cắt trong lòng chiến khu đã tạo cho Chiến khu Đ một thế đặc biệt lợi hại về mặt quân sự. Lại nữa, Chiến khu Đ ở vào vị trí gạch nối giữa vùng rừng núi và vùng đồng bằng đông dân cư và các đô thị lớn, là một trạm trung chuyển không thể thay thế từ miền Bắc vào miền Đông Nam Bộ và ngược lại. Cư dân lâu đời ở Chiến khu Đ chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa, công nhân các đồn điền cao su và nông dân sông dọc triền sông suối. Họ là một trong những cộng đồng khu vực có truyền thống bất khuất, phong trào  cách mạng sớm và mạnh, thành một dòng chảy nổi bật ngay từ đầu thế kỷ 20.


Ưu điểm về địa lý tự nhiên, quân sự và nhân văn là những nhân tố cắt nghĩa nơi đây sớm trở thành một căn cứ cách mạng quan trọng ngay trong quá trình vận động tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.


Mùa thu năm 1940, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo hướng tất cả các cuộc đau tranh lẻ tẻ vào phong trào chống chiến tranh đế quốc, chống đế quốc Pháp và tay sai, chuẩn bị điều kiện tiến tới khởi nghĩa. Tỉnh ủy Biên Hòa bí mật xây dựng một đơn vị vũ trang do đồng chí Huỳnh Liễn chỉ huy, gồm 35 người với vài khẩu súng trường. Đơn vị đã lấy vùng rừng Tân Uyên làm một trong những căn cứ hoạt động, tập luyện, phát triển lực lượng.


Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ làm rung chuyển toàn bộ vùng nông thôn sát các đô thị. Từ căn cứ Tân Uyên, đội vũ trang Biên Hoà tỏa về các địa phương trong quận Tân Uyên - quận được chí đạo thí điểm trong khởi nghĩa làm nòng cốt trong lực lượng quần chúng tiến hành khởi nghĩa.


Do kế hoạch bị lộ từ trước, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố bắn giết các chiến sĩ cách mạng. Tại Tân Uyên, hàng loạt cơ sở Đảng bị vỡ. Đồng chi Huỳnh Liễn hy sinh, các đồng chí khác như Lê Văn Tôn, Nguyễn Hồng Kỳ bi địch bắt đày đi Côn Đảo. Phong trào cách mạng đứng trước thử thách to lớn. Trước sự truy lùng gắt gao của địch, bộ phận còn lại của đơn vị vũ trang tỉnh tập hợp lại thành một tiểu đội do đồng chí Trần Văn Quỳ (Chín Quỳ) chỉ huy rút sâu vào vùng rừng căn cứ cũ ở Tân Uyên để bảo tồn lực lượng và từng bước khôi phục xây dựng lại phong trào.


Cuối năm 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa. Xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương chọn Tân Uyên, xây dựng thành một trong những căn cứ địa để in ấn sách báo, cất giấu vũ khí, huấn luyện cán bộ và lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn. Thực hiện chủ trương này, một số nhóm cán bộ đã về Tân Uyên chọn địa điểm xây dựng căn cứ địa. Tại Đất Cuốc, công việc xây dựng căn cứ bước đầu được triển khai. Đến ngày Nhật làm đảo chính (9-3-1945), công việc này bị ngưng lại vì cán bộ xây dựng căn cứ quay trở về Sài Gòn nhận nhiệm vụ khác theo yêu cầu cách mạng trong tình hình mới.


Vậy là, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng rừng Tân Uyên đã là một trong những căn cứ địa cách mạng của tỉnh Biên Hòa và Xứ ủy Nam Bộ. Sự kiện này kết hợp với những ưu điểm đã trình bày trên đã tạo thành yếu tố tiền đề quan trọng để vùng rừng Tân Uyên nhanh chóng trở thành một căn cứ địa kháng chiến ngay sau ngày thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.


Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta một lần nữa. Sau một tháng bị vây hãm trong thành phố Sài Gòn, cuối tháng 10 năm 1945, có thêm viện binh, Bộ chỉ huy quân đội Pháp quyết định phá vòng vây đánh rộng ra chiếm các đô thị, vùng kinh tế quan trọng và các đường giao thông chiến lược. Biên Hòa, Thủ Dầu Một trở thành một trong những hướng đánh chiếm đầu tiên của chúng. Từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 1945, lần lượt, tỉnh lỵ Biên Hòa, Thủ Dầu Một rơi vào tay quân Pháp.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:33:25 pm »

Do tương quan lực lượng không ngang sức, để bảo tồn củng cố lực lượng, các lực lượng kháng chiến dần dần rút ra vòng ngoài. Vùng rừng Tân Uyên trở thành hướng rút thuận lợi cho nhiều tổ chức kháng chiến và đơn vị vũ trang, trước hết thuộc địa bàn phía bắc và đông bắc vùng phụ cận Sài Gòn.


Một bộ phận gồm 40 người với 30 súng trường các loại do đồng chí Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy đã tách khỏi Ủy ban kháng chiến miền Đông (đang trên đường rút ra Xuân Lộc, Phan Thiết) về trụ lại vùng rừng Tân Uyên, hợp với tiểu đội vũ trang của đồng chí Trần Văn Quỳ xây dựng nơi đây thành căn cứ kháng chiến.


Tiếng lành đồn xa, nhiều lực lượng yêu nước từ các nơi khác cũng lần lượt kéo về xin gia nhập bộ đội Huỳnh Văn Nghệ. Đó là phân đội Ban tiếp tế miền Đông, các đơn vị tự vệ Tổng công đoàn Nam Bộc các tổ chức kháng chiến bị tan rã, công nhân từ các xương Ba Son, Đề-pô Dĩ An, BIF Biên Hoà... Lực lượng ngày càng đông, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ mở trường Quân sự tại Đất Cuốc nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quân sự, chính trị cho các học viên. Học viên sau khi mãn khoá một bộ phận ở lại, một bộ phận khác toả về các xã làm nòng cốt cho du kích địa phương.


Ngay chưa đầy một tháng tập hợp lực lượng, bộ đội Huỳnh Văn Nghệ đã trở thành một lực lượng đông đảo, tổ chức thành 4 phân đội gọi là Vệ quốc đoàn Biên Hoà hoạt động chu yếu ở địa bàn xung quanh căn cứ thuộc quận Tân Uyên.


Đầu tháng 11 năm 1945, đồng chí Nguyễn Bình, một cán bộ có nhiều kinh nghiệm xây dưng căn cứ địa ở miền Bắc được Trung ương cử vào Nam Bộ. Trong khi đi nắm tình hình ở các chiến trường, đồng chí về Tân Uyên và qua khảo sát thực địa, đồng chí đã thảo luận với Ban chỉ huy Vệ quốc đoàn Biên Hoà về việc chọn khu vực Lạc An rừng Tân Uyên lập căn cứ địa cho toàn khu.


Ngày 10 tháng 12 năm 1945, thực hiện nghị quyết hội nghị Thiên Hộ (Cái Bè - Mỹ Tho, 25-10-1945), tại Đức Hoà (Gia Định), hội nghị quân sự toàn Nam Bộ được triệu tập dưới sự chủ toạ của đồng chí Hoàng Quốc Việt. Hội nghị đã thảo luận và quyết nghị về việc tổ chức chiến trường trên toàn Nam Bộ, chia Nam Bộ thành các khu 7, 8, 9, chỉ định khu trưởng và ủy viên chính trị khu, thảo luận biện pháp củng cố phát triển lực lượng vũ trang và xây dựng các căn cứ địa kháng chiến cho từng khu.


Khu 7 một tổ chức hành chính quân sự được chính thức thành lập do đồng chí Nguyễn Bình làm Khu bộ trưởng và đồng chí Trần Xuân Độ làm chính trị ủy viên Khu. Lạc An được chọn làm căn cứ địa của Khu 7.


Ngàv 17 tháng 12 năm 1945, cơ quan Khu bộ Khu 7 cùng với các bộ phận hậu cần trực thuộc về Tân Uyên xây dựng căn cứ đứng chân và hệ thống phòng thủ.


Cùng với cơ quan Khu 7 và Vệ quốc đoàn Biên Hòa, Chi đội 1 - lực lượng Vệ quốc đoàn tỉnh Thủ Dầu Một - và nhiều đơn vị vũ trang khác từ miền Bắc, miền Trung, “Nam tiến” và trong toàn Khu cùng chuyển toàn bộ hoặc bộ phận về đóng ở Tân Uyên và vùng kế cận.


Vùng rừng Tân Uyên sau 2 tháng thực dân Pháp đánh rộng ra các tỉnh trở thành một trung tâm kháng chiến sôi động của tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một và toàn Khu 7. Hoạt động náo nhiệt ở chiến khu nhanh chóng thu hút sự chú ý của địch.


Sang đầu năm 1946, thực dân Pháp đưa quân đánh rộng ra vừa để tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và các đơn vị vũ trang, vừa để đóng đồn bốt chiếm đất giành dân, bảo vệ cơ sở chính trị kinh tế của chúng. Tân Uyên trở thành một trong những mục tiêu tấn công trước tiên. Từ giữa tháng 1 trở đi, chúng liên tục tổ chức các cuộc tàn công lên căn cứ Tân Uyên. Ngày 24 tháng 1, bằng cuộc tấn công quy mô lớn có phối hợp thuỷ lục không quân với hơn 4.000 tên, 4 máy bay, 4 tàu chiến và nhiều xe cơ giới, thiết giáp, thực dân Pháp chiếm được thị trấn Tân Uyên. Chúng lập 2 chi khu ở hai bên sông Đồng Nai khống chế chặt phía nam Tân Uyên.


Vấn đề xây dựng và bảo vệ căn cứ địa được đặt ra một cách cấp thiết.

Ngày 20 tháng 2, Khu bộ Khu 7 họp hội nghị bất thường tại Lạc An. Một trong những nội dung quyết nghị quan trọng của hội nghị là xây dựng địa bàn đứng chân, phân bố qui định các khu vực, bố trí hệ thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều vùng bảo đảm chiến đấu ngăn chặn địch, bảo vệ an toàn căn cứ. Trung đội “bộ đội danh dự gương mẫu” được thành lập làm nhiệm vụ nghi thức và lưu động kháng chiến bảo vệ các cơ quan khu. Toàn bộ vùng căn cứ địa được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực được gọi theo mật danh A, B, c... Đ là vùng Hố Ngãi Hoang, nơi đứng chân của “Tổng hành dinh” Khu 7.


Chiến khu Tân Uyên từ đây được đặt vấn đề xây dựng và bảo vệ một cách có hệ thống. Danh từ chiến khu Đ ra đời được gọi luôn cho cả vùng căn cứ lấy đây làm điểm cốt để ngày càng mở rộng lên mãi.


Trong buổi đầu kháng chiến còn nhiều ngỡ ngàng lúng túng và đầy rẫy những khó khăn thử thách, sự lãnh đạo của Đảng chưa xuống đến cơ sở và chưa bám sát thường xuyên phong trào, sự ra đời của Chiến khu Đ là sự đáp ứng tất yếu của yêu cầu đặt ra cháy bỏng lúc bấy giờ, biểu thị tính năng động và ý thức nhìn xa, chuẩn bị thực lực để kháng chiến lâu dài của các cán bộ kháng chiến miền Đông Nam Bộ, trong đó có vai trò quan trọng của các đồng chí Nguyễn Bình và Huỳnh Văn Nghệ và Trần Văn Quỳ.


Sau Hiệp định Sơ bộ 6 tháng 3, tại Nam Bộ, thực dân Pháp không chịu thi hành hiệp định, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước Việt Nam. Đối với Chiến khu Đ, chúng rút bớt các đồn lẻ, tập trung củng cố chi khu và các đồn chính bao xung quanh, đặc biệt ven sông Đồng Nai và đường đá xanh 16. Mặt khác, tổ chức các cuộc tấn công liên tục với qui mô lớn vào trung tâm chiến khu, đặc biệt trong 2 cuộc càn ngày 25 tháng 3 và 18 tháng 4 địch huy động tổng cộng 13.000 lượt quân do đích thân tướng Lơ-cléc chỉ huy.


Sau trận càn ngày 18 tháng 4 (kéo dài đến ngày 22-4) của địch, các lực lượng kháng chiến trong căn cứ trong điều kiện phải đương đầu với lực lượng đối địch lớn mạnh gấp bội, lại thiếu kinh nghiệm trụ bám chống càn, sau một thời gian phân tán đánh tiêu hao quân địch đã buộc phải phá vây rút ra vòng ngoài. Từ đây cơ quan Khu bộ Khu 7 dời về “quân khu Đông Thành”, các cơ sở hậu cần của Khu nhập vào lực lượng Vệ quốc đoàn Biên Hòa tiếp tục ở lại xây dựng căn cứ địa, quyết tâm trụ bám, chuẩn bị thực lực mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:35:11 pm »

Thông qua các hội nghị Cù Lao Vịt, Thiện Tân... vào giữa năm 1946, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ, Tỉnh ủy Biên Hoà, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một xác lập sự lãnh đạo tuyệt đối đối với các đơn vị vũ trang trong chiến khu. Công tác xây dựng căn cứ từ đây được tiến hành dưới sự lảnh đạo thường xuyên của Đảng.


Trên địa bàn Chiến khu Đ, lực lượng vũ trang các tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một lần lượt được tổ chức lại, sát nhập các đơn vị nhỏ lẻ thành tổ chức chi đội với trang bị ngày càng đầy đủ hơn. Trình độ quản lý chỉ huy của cán bộ, trình độ kỹ chiến thuật và ý thức tổ chức kỷ luật của chiến sĩ được từng bước nâng dần lên. Các “Quận quân sự”, rồi “Ban công tác liên thôn”, thực chất là những tổ chức quân sự địa phương ra đời đã xây dựng và thúc đẩy lực lượng tự vệ chiến đấu, dân quân xã ấp phát triển. Phong trào tham gia kháng chiến trong nhân dân vùng căn cứ và vùng ven phát triển mạnh, hoà nhịp với phong trào trong toàn miền. Tất cả tạo thành mội phong trào chiến tranh nhân dân rộng và mạnh, tác động đến quá trình xây dựng và mở rộng của Chiến khu. Ý thức chuẩn bị thực lực mọi mặt để kháng chiến lâu dài được định hình một cách dứt khoát trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Công tác xây dựng căn cứ địa vì thế được tiến hành một cách chủ động.


Đến ngày toàn quốc kháng chiến, vùng rừng Tân Uyên đã trở thành một căn cứ kháng chiến nổi tiếng mà cán bộ, chiến sĩ thường gọi là Chiến khu Đ, trở thành một biểu tượng kháng chiến, chỗ dựa tinh thần trước hết cho nhân dân vùng tạm chiếm thành phố Sài Gòn, hai tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một và những khu vực kế cận. Sự hiện diện vững vàng của chiến khu là một trong những bước chuấn bị có “ý nghĩa quan trọng đặc biệt để quân và dân Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Khu 7 vững vàng bước vào thời kỳ mới - thời kỳ cùng cả nước kháng chiến.


Ngày 19 tháng 12 năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ! Thực dân Pháp mơ rộng chiến tranh xâm lược ra phạm vi toàn quốc. Xung quanh Chiến khu Đ, chúng co cụm lại, rút bớt đồn nhỏ, tăng cường lực lượng cơ động càn quét cấp tiểu đoàn. Đây là một trong những trọng điểm càn quét của lữ đoàn Lê dương thứ 13 quân viễn chinh.


Phối hợp với tiếng súng toàn quốc, các lực lượng vũ trang tại Chiến khu bung ra hoạt động mạnh ở vòng ngoài cùng với phong trào đánh giặc lên mạnh ở vùng du kích đẩy địch co lại ở những vùng tạm bị chiếm. Các cơ quan kháng chiến tỉnh, huyện, các cơ sở sản suất từ trong rừng sâu kéo ra đóng sát bìa rừng như Tân Hoà, Mỹ Lộc... Chiến khu Đ được nới rộng và mở thông về nhiều vùng xung quanh xuống Long Thành, rừng Sác, lên quốc lộ 13.


Công tác “sinh sản tự túc", xây dựng nền kinh tế kháng chiến, công tác văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được chú trọng. Các báo như “Vệ quốc”, “Việt Nam”, “Tiếng rừng”, “Sứ mạng”... được phát hành rộng rãi không chỉ trong chiến khu mà kể cả thành phô Sài Gòn và nhiều vùng bị tạm chiếm khác. Các đội trinh sát tình báo trong và bìa chiến khu hoạt động bảo vệ căn cứ có hiệu quả. Phòng “Quốc dân thiểu số” Khu 7 thành lập. Các đội thiểu số vận đi sâu vào từng buôn sóc đồng bào dân tộc Ch’ro, S’tiêng gây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng buôn sóc chiến đấu.


Cùng với hoạt động xây dựng căn cứ bên trong, từ Chiến khu Đ các lực lượng vũ trang tiến ra ngoài đẩy mạnh hoạt động tác chiến đánh địch, nhất là đánh giao thông đồn bót. Nắm chắc qui luật hoạt động của địch, đưa lực lượng táo bạo luồn sâu, ém quân bí mật, phục kích bất ngờ ngay giữa ban ngày rồi nhanh chóng hành quân về căn cứ, Chi đội 10 Biên Hoà đã tổ chức thắng lợi hàng loạt trận đánh giao thông địch, thu kết quả cao không chỉ về ý nghĩa tiêu hao sinh lực địch, gây rối loạn hoạt động đi lại của chúng mà còn bồi dưỡng nhiều kinh nghiệm tốt cho ta. Đó là các trận Bảo Chánh 1, Bảo Chánh 2, Trảng Táo, Bàu Cá, Đồng Xoài. Tại trận Trảng Táo tháng 6 năm 1947, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư lâm thời Xứ ủy Nam Bộ đã trực tiếp đến quan sát trận đánh và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Chi đội 10 trong cuộc họp tổng kết rút kinh nghiệm.


Trận đánh giao thông vang dội nhất diễn ra trên quốc lộ 20 (Sài Gòn - Đà Lạt) quãng từ cầu La Ngà đến thị trấn Định Quán. Đêm ngày 25 rạng ngày 26 tháng 2 năm 1948, sau khi bố trí nghi binh tại các cửa rừng dẫn vào Chiến khu, Chi đội 10 Biên Hoà và Liên quân 17 Khu 7 bí mật rời khỏi Chiến khu Đ, vượt sông Bé, băng rừng trên quãng dường dài hơn 80 ki-lô-mét về La Ngà. Chiều ngày 1 tháng 3, đúng như dự kiến của ta, đoàn công voa chở phái đoàn cán bộ quân sự cao cấp của địch đi dự hội nghị tại Đà Lạt (chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ Bảo Đại) lọt vào trận địa phục kích kéo dài 9km. Sau chưa đầy 60 phút chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ mặt đường, thiêu hủy 59 xe, diệt 150 tên lính Lê dương hộ tống, 25 sĩ quan trong đó có tên Đơ Sê-ri-nhê (De Serigne) đại tá chỉ huy bán lữ đoàn lê dương thứ 13 và tên Pa-ruýt (Paruist) đại tá phó tham mưu trưởng thứ nhất quân đội miền Nam Đông Dương.


Cay cú, Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở Sài Gòn điên cuồng mở cuộc phản kích qui mô lớn vào Chiến khu Đ, nơi mà chúng biết chắc “lực lượng Việt Minh” tấn công trận La Ngà vừa từ đó ra đi và chưa kịp trở về. Dự đoán trước được ý đồ của địch và đã chuẩn bị sẳn phương án tác chiến, lực lượng vũ trang ở lại bảo vệ căn cứ đã dùng chiến thuật dụ địch phân tán ra khắp các nẻo rừng để phục kích, đột kích tiêu hao, vừa thực hiện kế hoãn binh chờ lực lượng Chi đội 10 và Liên quân 17 trở về phối hợp đánh địch. Quân địch buộc phải rút lui sau khi bỏ lại Chiến khu Đ hơn 100 xác lính.


Chiến thắng La Ngà gây một tiếng vang lớn trong cả nước, làm chấn động cả dư luận nước Pháp. Thắng lợi của trận đánh đánh dấu một bước phát triển quan trọng về chất của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, đưa ra một mẫu mực về cách tổ chức trận đánh nối liền từ căn cứ địa tới chiến trường, phối hợp giữa việc lấy chiến khu làm nơi chuẩn bị, xuất phát, tiến công địch và bảo vệ an toàn căn cứ.


Sau trận La Ngà, đồng chí chỉ huy trưởng Chi đội 10 Biên Hoà được đề bạt lên Khu bộ phó Khu 7 và sau đó giữ chức Khu bộ trưởng. Đồng chí không về Chiến khu Đồng Tháp Mười mà ở lại Chiến khu Đ xây dựng căn cứ Khu. Một lần nữa, Chiến khu Đ trở thành nơi đứng chân của Bộ chỉ huy Khu 7.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:36:26 pm »

Đầu năm 1948, thực hiện sự chuyển hướng chiến lược từ đánh nhanh hay đánh kéo dài, thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”, quân đội Pháp tại Nam Bộ tập trung bình định vùng đã chiếm đóng, thực hành chính sách bao vây kháng chiến, đánh mạnh vào cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị của ta. Chúng tiến hành bao vây Chiến khu Đ về mọi phương diện, đặc biệt thiết lập hệ thống tháp canh Đờ La-tua dày đặc xung quanh và vào sâu trong căn cứ nhằm vây chặn, cắt đứt tất cả các ngả đường giao thông liên lạc, vận tải lương thực thực phẩm vào chiến khu. Thay các cuộc hành quân càn quét lớn bằng những cuộc hành quân nhỏ, dùng các toán Com-măng-đô bất ngờ thọc sâu vào căn cứ địa giết phá rồi rút ra nhanh chóng, kết hợp với dùng máy bay rà quét triệt phá các cơ sơ kho tàng, lán trại, hoa màu, nông súc. Mặt khác, chúng cho mật thám, chỉ điểm, nhân viên phòng nhì Pháp giả dạng công chức bỏ thành phố đi kháng chiến để xâm nhập Chiến khu, len lỏi sâu vào các cơ quan của ta, tổ chức bọn buôn lậu đưa hàng hoá xa xỉ và gái điếm vào Chiến khu khêu gợi sự ăn chơi, hưởng lạc, rượu chè trai gái; tung tin thất thiệt gây mang hoang dao động trong hàng ngũ kháng chiẽn.


Chiến khu Đ bước vào thời kỳ khó khăn liên tục và kéo dài. Nạn thiếu lương thực thực phẩm cho hàng ngàn con người, thiếu nguyên vật liệu hoá chất cho sản xuất vũ khí... diễn ra từng ngày một. Các cơ quan, binh xưởng, kho tàng, lán trại phải liên tục di chuyên vì căn cứ bị đánh phá chính xác và thường xuyên. Nội bộ cán bộ ta nghi ngờ, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Một số không ít cán bộ chiến sĩ không chịu nổi gian khổ trốn về thành đầu hàng giặc, phản bội lại kháng chiến. Thêm vào đó, không ít người hoang mang dao động vô tình phụ hoạ với luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch. Một vài cán bộ quân sự vốn là “dân anh chị” đi theo cách mạng, vẫn giữ nguyên tác phong kiểu anh hùng cá nhân, vô kỷ luật, quân phiệt, cục bộ, gây khó khăn thêm cho cách mạng.


Công tác xây dựng và bảo vệ chiến khu giờ đây tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng dự trữ kháng chiến, đánh mạnh vào hậu phương quân địch, bảo vệ an toàn căn cứ địa.


Tháng 3 năm 1948, Chi bộ 10 Biên Hoà và Chi bộ 1 Thủ Dầu Một phát triển thành Trung đoàn 310 và Trung đoàn 301. Chiến khu Đ trở thành địa bàn tập huấn luyện quân cho sự chuyển nâng về chất này của lực lượng vũ trang. Từ Chiến khu Đ, các đơn vị đưa một phần lớn lực lượng từ vùng du kích và tạm bị chiếm hoạt động vừa để đánh vào hậu phương quân địch vừa thu hút phân tán lực lượng không cho chứng tập trung dồn ép chiến khu.


Bên trong Chiến khu, ta đẩy mạnh tăng gia sản xuất, mở các trại chăn nuôi và nông trường trồng trọt dọc triền sông, phát triển các ngành kinh tế công nghệ khác như xây dựng lò đường, lò gốm, xưởng dệt vải... Binh công xưởng tận dụng nguyên vật liệu cải tiến các loại vũ khí, đặc biệt các loại vũ khí cơ bản thông thường. Các bệnh viện quân y, bệnh viện dân y khắc phục tình trạng thiếu thuốc và dụng cụ y tế, thay thuốc tây bằng các loại thuốc nam có sẵn trong rừng chiến khu, với phương châm “địa phương hoá tây y, khoa học hóa đông y”. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ cho in, lưu hành giấy bạc Việt Nam trong vùng căn cứ địa và vùng du kích. Tờ giấy bạc Việt Nam mà cán bộ chiến sĩ nhân dân ở đây thường gọi là “bạc Cụ Hồ” không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà trở thành một thứ bảo chứng, kỷ vật thiêng liêng về tình cảm của họ đối với Đảng, với Bác Hồ, với sự nghiệp kháng chiến, ủy ban kháng chiến hành chánh còn phát hành công phiếu kháng chiến rộng rãi trong nhân dân. Đồng thời, ta thực hiện chính sách bao vây kinh tế địch như cấm lưu hành giấy bạc Đông Dương ngân hàng của Pháp trong vùng căn cứ địa, cấm bán sản phẩm hàng hoá về vùng tạm bị chiếm.


Song song với việc xây dựng nền kinh tế tự túc tại chỗ, ta còn xây dựng các tuyến hành lang vận tải từ các vùng nhiều lúa, các căn cứ và thành phố Sài Gòn về Chiến khu Đ. Đơn vị cơ quan nào trong chiến khu cũng có trạm đầu cầu làm nhiệm vụ vận động bà con quyên góp và thu mua lương thực, vải vóc thuốc men, nguyên hoá liệu... tại các vùng tạm bị chiếm nông thôn và đô thị và từ đó tổ chức đưa về chiến khu bằng nhiều hình thức hoặc bí mật hoặc “bình phong”.


Công tác bảo vệ căn cứ địa cũng được đặt ra một cách cấp thiết. Cuối năm 1948, các đơn vị bộ đội chủ lực khu ra đời. Tại Chiến khu Đ, Tiểu đoàn 303 thành lập, hoạt động trên địa bàn hai tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một. Dân quân du kích các xã trong chiến khu được xây dựng thành hệ thống có chỉ huy thống nhất. Mạng lưới thông tin nhân dân hình thành. Phong trào làm hàng rào xung quanh xóm ấp, dọc sông Đồng Nai, làm vật cản trên sông phát triển. Công tác phòng gian, bảo mật, chống gián điệp bước đầu thực hiện có kết quả.


Công tác bảo đảm an toàn trong chiến khu còn bao gồm cả việc chống thú dữ, đặc biệt chống cọp Ba Móng. Cọp Ba Móng xuất hiện ở Chiến khu Đ sau trận đánh La Ngà. Đây là một con cọp rất tinh quái, lúc ẩn lúc hiện, lưu động liên tục trong khắp mọi góc rừng căn cứ. Ba Móng tấn công người bất kể ngày hay đêm, đang ngồi họp, làm việc, đi trên đường hay đang ngủ. Tính đến năm 1950, Ba Móng đã ăn thịt hơn 100 người. Sự hoành hành của Ba Móng gây nên tình trạng hoang mang, lo sợ và làm đảo lộn mọi sinh hoạt trong cản cứ. Nhân đó, dịch làm giả cọp Ba Móng để hù doạ tung tin thất thiết trong căn cứ địa. Ban căn cứ của Khu phải qui định chế độ sinh hoạt đặc biệt, phát động phong trào làm hàng rào chống cọp tấn công xung quanh nhà ở, hội trường, cơ quan làm việc. Các tổ diệt cọp được thành lập. Đến đầu năm 1950, Ban quân giới Khu dùng xác người chết làm mồi dưới có chôn mìn mới diệt được cọp Ba Móng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:37:09 pm »

Điểm nổi bật nhất trong hoạt động tác chiến đánh địch lúc này là phong trào diệt tháp canh địch.

Đến cuối năm 1949, hệ thống tháp canh Đờ La-tua của địch xung quanh Chiến khu Đ được xây dựng hoàn tất. Hệ thống tháp canh này trở thành các điểm quan sát khống chế liên hoàn xung quanh chiến khu, đồng thời là điểm tựa để từ đó chúng tổ chức thường xuyên các đội biệt kích đột nhập vào căn cứ. Diệt tháp canh địch trớ thành một đòi hỏi bức xúc của công cuộc kháng chiến ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Tại Chiến khu Đ, Phòng Tham mưu Khu 7 kết hợp với tỉnh đội Biên Hòa nghiên cứu tìm cách diệt tháp, tổ chức các lớp học đào tạo chiến sỹ đặc nhiệm phá tháp. Ban quân giới Khu chế tạo các loại mìn FT và Bê ta. Trận đánh tháp canh sụp cầu Bà Kiên (19-4-1950) thắng lợi đã mở ra khả năng phá chiến thuật tháp canh Đờ La-tua của địch. Chiến khu Đ trở thành nơi tổ chức huấn luyện cán bộ làm nhân cốt mở rộng phong trào diệt tháp canh ra khắp chiến trường miền Đông, miền Tây Nam Bộ, miền Trung và cả nước. Cách đánh đặc công hình thành, khởi từ nôi điểm Chiến khu Đ.


Sau thất bại chiến dịch Biên giới, mặc dù gặp hàng loạt khó khăn, tại Nam Bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện bình định, thực hành bao vây và chia cắt nhỏ các vùng, các chiến trường của ta, kiểm soát chặt chẽ Khu 8, cắt đứt Nam Bộ ra làm hai vùng tách biệt Đông và Tây. Tại Chiến khu Đ, ta gặp rất nhiều khó khăn. Cuối năm 1950, Bộ Tư lệnh Nam Bộ từ miền Tây chuyển về đứng chân tại Chiến khu Đ, nhưng do thiếu nguồn lương thực thực phẩm, nên sang đầu năm 1951 phải dời về Chiến khu Dương Minh Châu.


Để phù hợp với tình hình, giữa năm 1951 Trung ương Cục miền Nam quyết định bố trí lại chiến trường, lấy sông Tiền làm ranh giới chia Nam Bộ thành hai phân liên khu Đông và Tây, tổ chức lại lực lượng, kiện toàn lãnh đạo các cấp. Công tác xây dựng căn cứ địa cho các vùng, phân liên khu vì thế càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bộ Tư lệnh Nam Bộ quyết định thành lập Ban Căn cứ địa Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Văn Trí làm trường ban, xây dựng U Minh, Đồng Tháp Mười, Chiến khu Đ, Dương Minh Châu thành các căn cứ lớn của Nam Bộ. Chiến khu Đ từ là của tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Khu 7 được xây dựng thành một trong những căn cứ chính của toàn miền Nam.


Trên địa bàn Chiến khu Đ giờ đây rộng khoảng 3.700 ki-lô-mét vuông. Tỉnh Thủ Biên (Biên Hòa và Thủ Dầu Một sáp nhập lại) thành lập huyện căn cứ Đồng Nai, huyện căn cứ Sông Bé. Các huyện căn cứ tổ chức lại các xã, thành lập các xã mới ở những vùng thưa dân, chia căn cứ địa thành các khu vực có đan xen giữa các xóm ấp dân cư với các cơ quan đơn vị kháng chiến, các nông trường (trại sản xuất), công trường (binh công xưởng)... Tại các khu vực đều có hệ thống nhà lắp ghép (bằng cây lá) với đường sá ngay thẳng thuận lợi. Tiểu đoàn bảo vệ căn cứ 295, Tiểu đoàn chủ lực khu 303 phối hợp với đại đội bộ đội địa phương huyện căn cứ Nguyễn Văn Nghĩa và du kích các xã để bảo vệ căn cứ, phân chia khu vực phụ trách và hợp đồng tác chiến chống càn.


Lần đầu tiên, công tác xây dựng căn cứ địa được chú trọng thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ. Kết quả của những hoạt động nêu trên đã tạo điều kiện quan trọng về địa bàn và thực lực để quân và dân miền Đông bước vào thời kỳ gay go hơn trong giai đoạn cùng cả nước “tổng phản công”.


Tháng 10 năm Nhâm Thìn (1952), một trận bão lớn chưa từng có ập đến miền Đông Nam Bộ, và sau đó gây nên nạn úng lụt nghiêm trọng. Chiến khu Đ bị tàn phá nặng nề. Gần như toàn bộ cây lương thực hoa màu bị xoá sạch. Các kho tàng cất trữ lương thực thực phẩm thuốc men, quân trang, sách báo bị mục mốc. Vũ khí đạn dược bị gỉ sét, hư hỏng. Nhân đó, giặc Pháp liên tục càn quét vào Chiến khu, tuyên truyền chiêu dụ chiến sĩ cán bộ ta ra đầu thú. Lời ca “gió mưa lật đổ mái nhà, bao nhiêu gia đình tan hoang, đau thương lệ rơi chứa chan” trong ca khúc “Lên ngàn” của nhạc sĩ Hoàng Việt nhằm ghi lại một phần khó khăn ở miền Đông Nam Bộ sau trận bão lụt lịch sử này.


Lịch sử Chiến khu Đ trong giai đoạn sau bão lụt đến mùa thu năm 1953 là lịch sử chống đói, chống càn, chống chiến tranh gián điệp và chiến tranh tâm lý của địch, chống tư tưởng dao động thoái chí trước gian khổ, giữ vững Chiến khu. Đây là giai đoạn khó khăn ác liệt nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Chiến khu Đ. Sự tồn tại vững vàng của chiến khu qua giai đoạn thử thách này có ý nghĩa rất quan trọng, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của cuộc kháng chiến, giữ vững lòng tin của đồng bào, chiến sĩ tại Chiến khu cũng như ở vùng tạm chiếm nông thôn và thành thị khác đối với sự nghiệp kháng chiến.


Từ cuối năm 1953, thực dân Pháp buộc phải tập trung lực lượng ra chiến trường miền Bắc. Tại Nam Bộ, chúng tiếp tục điều rút quân, thế vào đó những tiểu đoàn nguỵ quân được thành lập vội vã, thiếu tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu. Hoạt động quân sự của địch quay về thế phòng ngự bị động. Xung quanh Chiến khu Đ, địch tiếp tục rút 3 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh và cơ giới. Lực lượng còn lại chỉ đủ giữ các đường giao thông, các cửa ngõ hiểm yếu và hành động càn quét nhỏ. Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Đông thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam về “chuẩn bị đón lấy thời cơ mới” đã đề ra 3 nhiệm vụ chính: Giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố và mở rộng căn cứ địa, đẩy mạnh công tác địch nguỵ vận. Riêng về công tác căn cứ địa, Bộ Tư lệnh Phân liên khu ban hành một nghị quyết án chuyên đề hướng dẫn nội dung công tác củng cố và mở rộng các căn cứ trên địa bàn phân liên khu.


Các lực lượng vũ trang sau khi khắc phục nhược điểm dồn về chiến khu, bỏ trống địa bàn du kích và tạm bị chiếm và thích “ăn to đánh lớn” đã tổ chức lại thành những đơn vị phù hợp, toả về làm nòng cốt cho phong trào du kích chiến tranh ở cả ba vùng kháng chiến. Đầu năm 1954, vùng chiếm đóng của địch càng thu hẹp lại. Ta tích cực mở rộng Chiến khu Đ thành một vùng rộng lớn, phía bắc giáp đường 14, phía nam và phía đông nam giáp sông Đồng Nai, phía tây giáp đường 16 và liên tỉnh lộ 1A, phía đông lên đến Tà Lài. Từ Chiến khu Đ, đường liên lạc vận tải lên Long Nguyên, Dương Minh Châu, xuống Vĩnh Cửu, Long Thành, Rừng Sát, sang Bà Rịa, Xuyên Mộc... được mớ ra thông suốt. Tiểu đoàn vận tải 320 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, nguyên hoá liệu, tài liệu sách báo, vải vóc, tiền vàng từ bến Hàm Tân (Bình Thuận) về Chiến khu Đ, góp phần nối thông hành lang vận tải chiến lược từ Trung ương đến các chiến trường Nam Bộ.


Trong chiến khu, ta xây dựng một “xã hội Việt Nam mới” có chính quyền cách mạng, các đoàn thể, có tạm cấp ruộng đất và nền kinh tế kháng chiến độc lập, có cuộc sống văn minh với phong trào bổ túc văn hoá, văn nghệ thể thao... Tất cả tạo thành một hình mẫu xã hội lý tưởng, trở thành niềm tự hào, nơi hướng về của hàng triệu đồng bào khắp mọi vùng kháng chiến.


Và, thực tế ấy có lúc thuyết phục lớn lao trong công tác địch nguỵ vận ở xung quanh địa bàn Chiến khu Đ, đồng thời tạo thế và lực cho các đơn vị vũ trang mở một cao trào phối hợp với chiến trường miền Bắc, miền Trung và Lào, tiến tới đè bẹp hoàn toàn lực lượng quân xâm lược Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ trong suốt 9 năm ròng rã.


Từ là căn cứ địa của một đơn vị vũ trang tỉnh Biên Hoà, Chiến khu Đ dần dần được xây dựng phát triển thành căn cứ địa của Khu 7 và toàn Nam Bộ. Kết quả hoạt động của Chiến khu đã góp một phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Và nó chuẩn bị những nhân tố cơ bản về giá trị tinh thần và lực lượng vật chất để trở thành tiền đề một căn cứ lớn ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ sau đó.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:40:31 pm »

CHI ĐỘI 1 VÀ DÂN QUÂN THỦ DẦU MỘT

Nguyễn Văn Kiệp


Ngay khi chuẩn bị khởi nghĩa cướp chính quyền, bên cạnh lực lượng chính trị hùng hậu, Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng lực lượng tự vệ vũ trang để sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với quân địch bảo vệ quần chúng khi khởi nghĩa nổ ra.


Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng được thành lập, ở Thủ Dầu Một một số đơn vị lớn được tập trung thành lập Chi đội 1 và trong quá trình chiến đấu, Chi đội 1 trở thành nòng cốt và là chỗ dựa vững chắc trong việc xây dựng phong trào dân quân, tiến hành du kích chiến tranh, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân, đấu tranh toàn diện với quân địch.


Các đại đội của chi đội trong phạm vi chiến trường mình phụ trách, tùy theo khả năng và điều kiện đã huấn luyện và trang bị, tham gia xây dựng và củng cố các đội du kích và các đội du kích đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bộ đội đánh du kích bảo vệ dân, bảo vệ chính quyền, tiêu hao tiêu diệt địch mọi nơi mọi lúc bằng mọi cách khiến cho địch phân tán, bị động, rối loạn, mệt mỏi tạo điều kiện cho bộ đội đánh lớn tiêu diệt địch.


Từ giữa năm 1946 đến giữa năm 1947, không thể nào kể được đầy đủ nhưng tôi còn nhớ được ở Lái Thiêu - Đại đội 1, có các đội du kích như Hòa Lân (An Thạnh), Hưng Định... khống chế phân chi khu Búng, Tân Phước Khánh, Tân Hóa Khánh, Bình Chuẩn đối đầu với lính Cao Đài Tân Khánh. Bao quanh chi khu Lái Thiêu cũng có sự hoạt động của du kích Vĩnh Phú, Phú Long nhất là du kích Tân Thới.


Ở huyện Châu Thành - Đại đội 2, hoạt động xung quanh tiểu khu Thụ Dầu Một và căn cứ Phú Lợi đã có du kích Phú Cường, Chánh Hiệp, Định Hòa, Phú Hòa, Phú Hữu... các đội du kích Phú Chánh, Vĩnh Tân... bảo vệ địa phương và góp phần tích cực bảo vệ căn cứ Vĩnh Lợi.


Đại đội 3 hoạt động ở chiến trường Bến Cát - Hớn Quản, tổ chức các đội du kích Thới Hòa, Mỹ Phước, Chánh Phú Hòa thường xuyên gây rối, uy hiếp đánh nhỏ lẻ địch ở chi khu Bến Cát. Riêng chiến trường Hớn Quản là nơi gian khổ nhất, các đội du kích Tân Khai, Tân Lập Phú... vẫn thường xuyên hoạt động quanh huyện.


Các đường giao thông huyết mạch như đường 14 Sài Gòn - Buôn Ma Thuột, đường 13 Sài Gòn - Lộc Ninh... khi qua địa phận Thủ Dầu Một, giặc thường bị các đội du kích ven lộ uy hiếp, quấy rối.

Qua giữa năm 1947, dân quân được phát triển mạnh, được tổ chức thành hệ thống và chỉ huy thống nhất, ủy viên dân quân tỉnh kiêm Tỉnh đội trưởng đầu tiên là đồng chí Nguyễn Văn Tiết, Bí thư Tỉnh ủy kiêm nhiệm, ở các huyện thường là đại đội phó (tiểu đoàn phó) biệt phái. Ủy viên thường vụ huyện ủy hoặc huyện bộ Việt Minh làm chính trị viên. Hầu hết các xã đội đều có đội du kích, mỗi ấp có đại đội dân quân tự vệ. Được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, sự chi viện hỗ trợ tích cực của Chi đội 1, phong trào dân quân, chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với vị trí vai trò lực lượng chiến lược của nó. Lực lượng địch trong tỉnh bị căng kéo phân tán, bị bao vây quấy rối ngày đêm. Nhiều nơi ta xây dựng được ấp, xã chiến đấu có rào rấp công sự, đường hầm kèm lựu đạn chông mìn...


Phong trào dân quân tự vệ phát triển mạnh, các đội du kích có súng bén và đánh giỏi và đã tạo thêm điều kiện cho Chi đội 1 phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chiến trường (tháng 3 năm 1948. Chi đội 1 đổi thành Trung đoàn 301). Đặc điểm nổi bật là trung đoàn có được nguồn bổ sung quân số đã qua chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu. Các chỉ huy sở của trung đoàn (Thuận Giao) và các chỉ huy sở tiểu đoàn được bảo vệ từ xa. Nhiều nhân mối địch vận do dân quân tự vệ và du kích móc nối trực tiếp phục vụ trung đoàn.


Để phát huy rộng rãi công tác huấn luyện tuyên truyền giáo dục dân quân về chiến tranh nhân dân, đi đôi với việc mở trường huấn luyện cán bộ dân quân (xã An Điền - Bến Cát) do đồng chí Nguyễn Oanh, Thường vụ Tỉnh ủy làm Ủy viên chính trị, Tỉnh ủy đã cấp ngân sách cho tỉnh đội phát hành một tờ báo Dân Quân, mỗi tháng một kỳ từ 800 đến 1.000 số. Tòa soạn của báo đặt chung với tòa soạn báo “Việt Nam tiến” do đồng chí Nguyễn Chí Trung chủ trì. Chính tờ báo đó đã đi vào đời sống của dân quân. Đến kỳ mà chưa nhận được báo, các xã đội đã phái dân quân về tận tòa soạn yêu cầu được cấp trực tiếp và kịp thời.


Tháng 7 năm 1948, tại cuộc hội nghị dân quân ở Quân khu Đông Thành (Giồng Lức - Quéo Ba) do đồng chí Lê Minh Định ủy viên dân quân Quân khu chủ trì, Tỉnh đội Gia Định và Tỉnh đội Thủ Dầu Một được biểu dương và được thưởng một số tiền. Với số tiền đó, trên đường về qua các xã đội của huyện đội Bến Cát và huyện đội Châu Thành, đại diện tỉnh đội đã tùy theo đặc điểm mỗi nơi mà trích thưởng cho các xã đội lập nhiều thành tích.


Hồi tưởng lại những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở Đông Nam Bộ, qua phong trào dân quân thời ấy thấy nổi lên hình thái một cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện, với vai trò của Chi đội 1 (Trung đoàn 301) đơn vị hướng dẫn hỗ trợ giúp đỡ tích cực và không mệt mỏi cho phong trào, đồng thời cũng là lực lượng đánh những đòn quyết định một khi dân quân và du kích đã tạo được tình huống thích hợp. Điều đó phù hợp với vấn đề đã rút ra “Muốn tổ chức một cuộc chiến tranh chống xâm lược, phải phát huy sức mạnh của toàn dân... vai trò tác chiến du kích có ý nghĩa chiến lược... Kết quả của từng trận đánh tuy không lớn nhưng nếu gộp lại thì rất to lớn. Nhưng nếu chỉ tác chiến du kích không thôi thì quân địch không thể bị chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận nên phải có bộ đội tập trung... Mỗi quan hệ giữa nhân dân, du kích và chủ lực là mối quan hệ hữu cơ, nếu tách rời nhau thì sẽ không duy trì được cuộc khảng chiến lâu dài và thắng lợi”.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:43:38 pm »

PHÁ “CHIẾN KHU MA” BÌNH QUỚI TÂY


Nguyễn Văn Thi


Từ năm 1946, thực dân Pháp chủ trương tách Nam Bộ ra khỏi đất nước Việt Nam tổ chức cái gọi là “Nam Kỳ tự trị”. Để phục vụ cho chiến lược đánh nhanh thắng nhanh kết thúc vào mùa thu năm 1947, chúng tuyên truyền lừa bịp, thu hút lực lượng trong các nhóm đảng phái phản động, trong các tôn giáo như Thiên chúa, Hòa Hảo, Cao Đài... thành lập “mặt trận quốc gia liên hiệp” xây dựng các khu quốc gia nhằm tạo thêm lực lượng và cơ sở xã hội, chia rẽ hàng ngũ kháng chiến.


Thủ tướng chính phủ “Nam Kỳ tự trị” Nguyễn Văn Thinh tự sát, Nguyễn Văn Xuân thay thế rồi đến Lê Văn Hoạch - người của giáo phái Cao Đài Tây Ninh, Hoạch không tồn tại được bao lâu do có nhiều nguyên nhân mà một trong số nguyên nhân hàng đầu là hắn thiếu chỗ dựa vững chắc. Con chủ bài của hắn là lực lượng Cao Đài nhưng nhiều tín đồ đã đi kháng chiến hoặc hướng về kháng chiến, số nằm trong lực lượng vũ trang ở các đồn bót thì bố ráp, càn quét, giết chóc... tự chúng đã làm lộ bộ mặt mị dân của chúng, không có sức thu hút đạo hữu và quần chúng. Từ đó vấn đề đặt ra cho Hoạch và bộ tham mưu của hắn là nếu muốn tranh giành và giữ vững ngôi thứ trong hàng ngũ tay sai cho thực dân Pháp, cần phải dựa vào chủ trương của quan thầy lôi kéo cho kỳ được các đạo hữu đang tham gia kháng chiến thành lập “quân đội quốc gia”, dựng lên một “chiến khu” của quốc gia. Theo chúng khi chiến khu này hình thành và phát triển, chắc chắn sẽ có sức hút mạnh mẽ. Không chỉ riêng các tín đồ Cao Đài mà cả quần chúng còn đang lưng chừng chưa biết ngả về phía nào.


Chủ trương này phù hợp với âm mưu bình định, “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp nên chúng ra sức tạo điều kiện cho bọn Hoạch nhanh chóng thực hiện.


Để có một căn cứ khả dĩ xây dựng “chiến khu” đáp ứng được yêu cầu chính trị và quân sự, sau một thời gian nghiên cứu, chúng chọn Bình Quới Tây. Hồi ấy Bình Quới Tây còn là một xã nằm ở ven đô Sài Gòn - Gia Định (hiện nay là khu vực của mấy chục lô nhà tầng cư xá Thanh Đa cùng với những biệt thự và nhà hàng sang trọng), được vòng cung sông Sài Gòn bao quanh và thông nhau bằng một nhánh sông có chiếc cầu sắt bắc qua, nối dài một con đường đá đỏ chạy thẳng ra bến đò Bình Quới, mà phía bên kia thuộc địa phận của huyện Thủ Đức. Chúng thấy nơi đây là nơi có thể thu hút sự chú ý của các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn, vừa có điều kiện phòng thủ vững chắc vừa cơ động được dễ dàng.


Một đại đội lính Cao Đài Tây Ninh đã được đưa về với 5 khẩu súng máy, một khẩu cối 60 ly, hàng trăm súng trường và tiểu liên loại tốt. Tại chiếc cầu sắt duy nhất địch đặt một tháp canh vừa canh cầu vừa phải canh giữ một ống dẫn nước từ bên ngoài đưa vào khu vực này. Khi nào chúng mở vòi, người Bình Quới mới có thế lấy nước sạch để dùng. Bến đò Bình Quới cũng đặt một chốt gác thường xuyên. Bên cạnh doanh trại dọc ngang phòng tuyến của lính, còn có một nhà giam và khu gia binh. Xung quanh khu này địa hình sình lầy trống trải, lác đác mấy xóm nhà dân ở ven sông. Để “chiến khu” được hấp dẫn, địch dự kiến sẽ xây dựng một khu phố có cả chợ và trường học... Rõ ràng Bình Quới Tây là một ốc đảo hết sức an toàn. Ngoài đánh vào nhất thiết phải vượt qua những bãi sình, lầy và sông rộng, hành quân bộ thì chỉ vận động theo mỗi một con đường độc đạo có chiếc cầu sắt đã được chốt chặn. Mặt khác, khi quân vào cũng như khi quay ra phải vượt qua hơn chục cây số dày đặc đồn bót.


Đầu năm 1947, cấp trên cũng đã theo dõi nắm chắc được âm mưu và ý đồ của chúng nên điện khẩn cho Chi đội 1 (cụ thể là tôi) “phải, gấp rút bằng mọi cách đập tan âm mưu này ngay khi đang còn trong trứng nước không để cho chúng giành dân lấn đất, giành ảnh hưởng chính trị trong quần chúng”.


Chấp hành lệnh trên, sau một thời gian trinh sát, nghiên cứu, cân nhắc kỹ càng, tôi báo cáo và đề nghị mấy phương án tác chiến:

Một là cườnq tập: Phải sử dụng ít nhất hai tiểu đoàn và phải chấp nhận từ 30 đến 50 ca thương vong. Đó là chưa nói đến tình huống bị địch đánh chặn trên đường tiềm nhập hoặc trên đường rút lui từ Bình Quới về khu Thuận An Hòa.

Hai là kỳ tập: Sử dụng mấy tổ biệt động thực hiện. Mà dầu lực lượng biệt động có tinh nhuệ đến mấy cũng khó mà vượt sông nhanh, thọc thật sâu vào căn cứ tiêu diệt một lực lượng địch được trang bị khá mạnh.

Cho nên chỉ còn một cách thứ ba: Là dùng phương thức “nội ứng ngoại hiệp” đánh từ bên trong ra là chính, vừa chắc tay vừa tiết kiệm được xương máu. Tất nhiên nếu dùng cách này đòi hỏi thời gian và sự khéo léo đưa người của ta vào “chiến khu”, tạo điều kiện cho chín mùi thì ra tay, phá trận ngay trong một trận.

Cách thứ ba này được trên phê duyệt.


Cài người vào “chiến khu quốc gia” của Lê Văn Hoạch trong bối cảnh lúc bấy giờ có điều nghịch và cũng có cái thuận mà “thuận” là chính. Địch độc hiểm, luôn luôn cảnh giác đề phòng nhưng ta biết “lượn theo chiều gió, dùng gậy ông đập lưng ông”, nói cách khác là ta dựa vào âm mưu của chúng cố thu người mà đưa người của ta kể cả các tín đồ Cao Đài tham gia kháng chiến về “cộng tác” với chúng.


Tôi và anh Lê Đức Anh nhất trí cần phải thực hiện việc này từng bước mà đầu tiên phải đưa người vào bộ tham mưu của Hoạch. Có người của ta trụ vững trong cơ quan đầu não mới hỗ trợ được cho việc thực hiện các bước tiếp theo. Mà số người “trở về” cũng phải đến 1 đại đội. Đầu có xuôi đuôi mới lọt.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:45:30 pm »

Tôi báo cáo anh Sáu Tiết, Bí thư Tỉnh ủy. Anh chậm chạp vấn điếu thuốc rê rồi gật gù:

- Được, nghe được. Có điều rồi đây chính anh phải nắm trong tay hàng trăm tánh mạng đồng chí, đồng đội cho nên phải bí mật, tỉnh táo, không được phép để sai sót.


Để thực hiện bước đầu, chúng tôi điểm qua cán bộ chỉ huy các cấp, cân nhắc mạnh yếu của mỗi người, cuối cùng chọn Hoàng Của đang là tham mưu phó phụ trách quân báo của Chi đội 1. Anh nắm chắc địch tình, khéo léo nhanh nhạy, giao du rộng, quen biết nhiều trong các giới và có kinh nghiệm trong ứng xử. Đặc biệt anh là một tín đồ Cao Đài, năm 1946 để né tránh bàn tay nham hiểm của địch, đã trực tiếp đưa hàng trăm đạo hữu xuống sản xuất ở vùng ven Đồng Tháp Mười, được nhiều cảm tình của đông đảo tín đồ. Thế là tôi cho gọi Hoàng Của. Sau khi nói qua âm mưu của địch và chủ trương của ta, tôi cầm tay Hoàng Của:

- Ba Của có dám nhận nhiệm vụ đi đầu không. Nguy hiểm đó!

Hoàng Của đứng bật dậy:

- Thưa anh Năm, tôi làm được. Tôi coi nhiệm vụ này là của cấp ủy và của anh tin tưởng giao cho. Phải vào hang cọp mới bắt được cọp. Tôi sẽ có cách.

Sau mấy ngày đi Tây Ninh, Hoàng Của quay về với vẻ mặt hớn hở:

- Được rồi anh Năm. Tôi đã qua trung gian móc nối với văn phòng của Lê Văn Hoạch. Bọn này vốn đang háo hức với kế hoạch “chiến khu quốc gia”, nên khi nghe tôi phác qua viễn cảnh vận động đưa đạo hữu từ trong kháng chiến trở về, chúng “đớp” ngay, phù hợp mà; hiện họ đang tìm mọi cách xác minh về bản thân tôi song tôi đã bịt chặt các đầu mối, không thế rò rỉ những gì có thể bất lợi. Cứ tin tôi đi.


Quả thật, chỉ một thời gian ngắn sau đó, kế hoạch Hoàng Của được chấp nhận và Hoàng Của trở thành thành viên trong Bộ tham mưu của Hoạch.


Qua được cửa ải đầu tiên và cũng là rất quan trọng này, việc cài người được triển khai rộng nhưng không có vẻ gì vội vàng khiến cho địch nghi ngờ. Đầu tiên vào cuối tháng 3 năm 1947, tôi chọn 4 đồng chí gồm Bảy Thanh, Xuân, Ty và Mười Tài đều là những cán bộ trẻ, năng nổ xông xáo và gan dạ. Anh em đang đá bóng ở sân Thuận Giao, tôi cho gọi về, trà nước xong tôi nhìn các đồng chí, hỏi:

- Này, có chịu đi công tác không?

- Công tác gì anh Năm? Bảy Thanh cất tiếng.

- Công tác đặc biệt - được không?

- Sẵn sàng - các anh em trả lời.

- Vậy thì ngay bây giờ tách ra khỏi Chi đội, về quân báo chịu sự chỉ huy của Hoàng Của. Việc tới đâu biết tới đó.


Bốn anh đứng dậy, nhìn gương mặt người nào cũng sáng láng, thông minh hăm hở, tôi mừng mà sao trong lòng cũng thấy nao nao!


Theo kế hoạch đã vạch, bốn anh này ra văn phòng đại diện Cao Đài thị xã Thủ Dầu Một. Đã được Hoàng Của báo trước, văn phòng này cấp cho mỗi người một giấy giới thiệu về công tác với “chiến khu quốc gia” Bình Quới Tây. Tới nơi, các anh này thấy đại đội lính Cao Đài trấn giữ “chiến khu” đang ráo riết xây dựng lán trại nói là để đón tiếp các đạo hữu từ trong bưng biền trở về. Đế tạo điều kiện cho các anh Thanh, Xuân, Ty, Tài dễ dàng đi lại nghiên cứu nắm tình hình Hoàng Của đã “gà” văn phòng của Hoạch cấp cho họ “giấy thông hành công lệnh” có chữ ký của Hoạch và đại diện phòng nhì của Pháp. Loại giấy này rất mạnh, đi khắp Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và các tỉnh lân cận, không một sắc lính nào dám đụng đến!


Thấy các anh em lọt vào tổ chức địch, đã đứng được, đầu tháng 5 năm 1947, tôi cho thực hiện đợt hai. Đợt này tôi cho lấy một số du kích được trui rèn trong đó có một số là tín đồ Cao Đài ở các địa phương như Thuận Giao, Hòa Lân, Bình Chuẩn, Bình Hòa, An Sơn, An Phú Xã... Sở dĩ đợt này tôi chọn du kích trong đó có tín đồ Cao Đài vì họ ở những địa phương khác nhau, chiến đấu giỏi, giặc đến họ đánh, giặc rút họ trở về với công việc thường ngày, bộ máy xác minh của địch dù mạnh tới đâu cũng khó mà mò ra tung tích và lai lịch đầy đủ của họ.


Các đợt tiếp theo, tôi chọn thêm một số chiến sĩ Đại đội 1 để làm nòng cốt, đặc biệt là lấy 5 xạ thủ súng máy thuộc loại cừ để chủ động về sau.

Đợt cuối, với những tay súng trường, tôi đưa theo đồng chí Tám Lãnh - Đội trưởng một đội biệt động mưu trí, dũng cảm, đã nhiều lần đụng độ với địch ngay trong thị xã Thủ Dầu Một.


Nơi thực hiện việc đưa rước là Gò Chùa Đồng An. Tôi chọn nơi này là vì bà con Đồng An vốn có bề dày truyền thống, một lòng một dạ với cách mạng, chỗ giao nhận lại là một nơi vắng vẻ, đêm tối rất ít người qua lại. Bên giao có Trần Lương (Trần Hải Phụng), Trần Minh Phú. Bên nhận có mấy người trong đó theo tin tình báo có đại tá Thanh Phong trong bộ quần áo bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, tay cầm đèn pin ngập ngừng chớp tắt. Việc đưa đón diễn ra từ 11, 12 giờ đêm. Những người tham dự làm việc như bộ máy đã được phát động, không ai nói với ai một câu nào.


Những người ra đi người nào cũng có một khẩu súng trường cũ kỹ hoặc lủng lẳng vài ba quả lựu đạn. Ngồi trên xe chăng bạt bịt bùng... dưới những cơn mưa tầm tã, một số anh em ta sợ và lo không biết đi đâu và làm gì chỉ biết đây là một công tác đặc biệt. Mãi khi tới chỗ gặp lại những khuôn mặt những người thân quen cũ, nỗi lo canh cánh bên lòng của họ mới được vơi dần.


Tính ra cả mấy đợt cài người, quân số bên ta đã hình thành một đại đội hơn 100 người gồm: du kích, tín đồ, bộ đội, biệt động với hơn 20 đảng viên, có cán bộ chỉ huy là bốn anh đi đợt đầu tiên, có trinh sát giao liên và đầy đủ các bộ phận phục vụ khác. Riêng về vũ khí thì chỉ có không đến 20 khẩu súng trường (sau này mới bí mật đưa thêm 2 tiểu liên Thompson).
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 07:49:02 pm »

Sau một thời gian ăn tập, anh em được lãnh sinh hoạt phí và được phân công công tác.

Hoàng Của bây giờ là tham mưu trưởng “chiến khu quốc gia” Bình Quới Tây. Anh được tín nhiệm đến như vậy là vì trong bộ tham mưu của Hoạch, chỉ có kế hoạch “chiến khu quốc gia” của anh là hấp dẫn, đầy sức thu hút. Không riêng gì đối với Bình Quới Tây, anh còn trình bày cả kế hoạch xây dựng chiến khu ở Vĩnh Long để “móc nối” với các đạo hữu kháng chiến ở đồng bằng sông Cửu Long.


Do có bàn tay của Hoàng Của, bên ta được phân công quản lý và hoạt động trong khu vực ven sông Sài Gòn, thay chúng chốt bến đò Bình Quới. Đại đội Cao Đài Tây Ninh chỉ phụ trách từ cầu sắt trở vào đến khu doanh trại và lân cận.


Ăn ở, canh gác tuần tra, chốt chặn chốt điểm, anh em ta không ngại, chỉ sợ nhất là khi Tây Ninh yêu cầu phối hợp hai bên đi ruồng bố, càn quét vùng bên kia sông. Quân đội cách mạng làm sao lại đi đánh đập, mắng chửi, bắt bớ đồng bào mình cho được. Vậy mà không làm theo chúng thì sẽ bị lộ, đành phải đóng kịch: la ó, hò hét, vung tay vung súng vãi đạn lên trời. Vừa đóng kịch vừa lén gạt nước mắt. Mỗi lần bên Tây Ninh giao người cho ta đem về nhà giam, trên đường đi ta tìm đủ lý do để giải thoát cho họ dần, chỉ giữ chặt những tên tình nghi là chỉ điếm. Vậy mà địa phương cũng báo cáo lên trên “hơn 1 trăm lính Chi đội 1 đầu hàng ở chiến khu ma đang phá phách cơ sở của Thủ Đức”.


Một hôm, Hoàng Của bí mật trở về căn cứ. Câu đầu tiên tôi hỏi anh:

- Tây Ninh trang bị cho bên ta chưa?

- Thưa chưa thấy có kết quả cụ thể, hình như chúng còn tiếp tục dò xét và thử thách ta.

- Dầu sao ta cũng chẳng chờ đợi, hễ đứng được rồi thì chuyển sang giai đoạn chuẩn bị chiến đấu.

- Chính vì vậy mà hôm nay tôi về xin chỉ thị của anh.

Rồi Hoàng Của trải bản đồ Bình Quới Tây, khum bàn tay trái đặt lên khu vực đồng trại, cất tiếng:

- Anh xem, trước nay ta ở tạm, bây giờ ta đã đứng vững, để chuyển giai đoạn, cần phải bố trí doanh trại thế nào cho hợp lý. Nếu đóng riêng biệt một khu biệt lập thì thiếu thế tấn công, còn xếp với bên họ thành hình chữ L tầm quan sát và hiệu lực ứng phó bị hạn chế.

Tôi nhìn theo tay của Hoàng Của, hỏi:

- Sao không bố trí mặt đối mặt?

- Tôi có nghĩ đến song nếu ở trong thế như anh nói, lúc nào đội hình ta cũng nằm trực tiếp dưới tầm quan sát của chúng, nhất cử nhất động đều không tránh khỏi những cặp mắt lúc nào cũng xoi mói của đối phương.


Chuyển sang giai đoạn chuẩn bị hành động, việc bố trí đội hình của lực lượng là một bước bày khai thế trận, cần phải tính toán từng ly từng tí không được để sai sót ngay từ phút đầu tiên, tôi bảo Hoàng Của về trước, tôi sẽ tới tận nơi xem xét tận mắt địa hình địa vật, không những chỉ đạo về thế trận mà còn lo cho kế hoạch tiếp theo.


Qua chuyến đi này, tôi đóng vai trò tùy tùng của tham mưu trưởng, đến đâu cũng thấy Hoàng Của rất được trọng vọng, sĩ quan cấp dưới đứng nghiêm, lính gác đơn vị nào khi thấy anh đi qua đều bồng súng chào răm rắp.


Trước khi ra về, tôi quyết định đặt đội hình lực lượng ra mặt đối mặt với đối phương, khoảng cách giữa hai bên phải hơn trăm mét, tuy có chút bất lợi là bên kia có thế dùng ống dòm theo dõi ta nhưng ta có thuận lợi là chủ động nắm vững di biến động, sẵn sàng trong thế xông tới khi có lệnh và khi cần cũng có thế về phòng thủ, cho một cánh xuất kích đánh vòng vào lưng bọn chúng.


Về đến chỉ huy sở chi đội, tôi cho gọi Ba Thành phụ trách giao liên quân sự. Anh người nhỏ nhắn, rắn rỏi nhanh nhẹn, đã từng len lỏi lao lách trong vùng địch, có bộ ria mép mà cho đến mấy chục năm sau anh em ai cũng còn nhớ. Anh đến trình diện, nhìn tôi tỏ ý dò xét và sẵn sàng nhận lệnh. Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt hóm hỉnh của anh:

- Gấp rút tổ chức một đường liên lạc bằng thuyền từ Lái Thiêu đến bến đò Bình Quới. Được chứ?

- Chở người hay chở hàng anh Năm?

- Cả hai. Mà phải thật chắc ăn.

Ba Thành đứng dậy:

- Xin anh Năm cho tôi vài ngày để nghiên cứu, sắp xếp.

- Ba ngày thôi, không hơn.

Ba Thành cười, bỏ nhỏ:

- Thật là găng, vậy anh Năm cho xin khẩu súng ngắn.

- Một khẩu súng ngắn và một số đạn dược.


Đúng ba ngày sau, Ba Thành trở về báo cáo đường liên lạc thủy đã thông suốt, có một số đồn trạm kiểm soát nhưng đảm bảo đi lọt. Anh xin tiền sắm một chiếc ghe ba tấn và xin ba trinh sát viên giỏi thủ vai tài công và bạn.


Liên lạc đường sông ổn định, tôi gọi Trần Lương (Trần Hải Phụng) yêu cầu chuẩn bị ngay một trung đội mạnh, bí mật khéo léo cho trinh sát xoi đường từ Vĩnh Phú đến bến đò Thủ Đức đối diện với bến Bình Quới, sẵn sàng móc ráp liên lạc với chốt gác của ta đang cắm tại đây.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM