Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:04:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16536 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:03:22 am »


        Đại úy phi công Clinton Johnson cũng xúc động cảm thán với mọi người trong nhà và quan khách:

        - Tôi muốn được nhìn thấy anh ấy ngay bây giờ để được nói với anh rằng: chúng tôi muốn anh và những người Việt Nam hãy bỏ qua cho những người Mỹ chúng tôi về những chuyện mà chúng tôi đã làm trên đất nước các bạn...

        Cũng từ lần gặp gỡ thân tình và có tính chất lịch sử vượt ra ngoài sự chờ đợi nấy, Trung tướng Nguyễn Đức Soát - nguyên Tư lệnh Binh chủng Không quân và đại tá phi công Hải quân Mỹ Charile Tutt - cựu phi công Thủy quân Lục chiến Mỹ, từng chiến đấu ở Việt nam từ 1965 đến 1973 đã ngoéo tay nhau cho một lần gặp nhau nữa sau này giữa các phi công Mỹ - Việt.

        Nguyễn Văn Bảy thật sự xúc động khi những người bạn Mỹ ôm anh vào lòng từ giã.

        - Hẹn gặp lại!

        - Hẹn gặp lại!

        Từ đó họ chia tay nhau với nỗi lòng chờ đợi cho cuộc gặp gỡ lần sau ấm áp, thân tình như lần trở lại đầu tiên với mảnh đất tưởng đã có thể nát nhừ ra thành bột bởi lượng bom đạn rải xuống suốt 8 năm mở rộng chiến tranh của Mỹ.

        Cũng tại Bắc Giang, tự dưng Nguyễn Văn Bảy lại nhớ đến những người bạn Triều Tiên một thời cứ nằn nì Nhà nước Triều Tiên cho sang Việt Nam cùng các đồng chí Việt Nam chiến đấu chống Mỹ. Phải mãi mới được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý, trong điều kiện hạn hẹp. Từ 1966 đến 1969, bạn gửi sang Việt Nam 150 đồng chí, gồm có phi công, thợ, các bộ phận chính trị, tham mưu, cán bộ, chiến sĩ phục vụ cho Đoàn Không quân với hơn 30 chiếc MiG 17 gồm đời cũ lẫn đời mới.

        14 người được giao nhiệm vụ lái MiG-17B; 16 người được giao nhiệm vụ lái MiG-17C. Các phi công Việt Nam đã kinh qua chiến đấu phải huấn luyện lại cho các phi công Triều Tiên theo cách đánh, lối đánh Việt Nam, với nguyên tắc cơ bản là lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy bất ngờ làm lợi thế tác chiến, xuất quỷ nhập thần, tốc chiến tốc thắng. Bạn làm tất cả để thực hiện theo yêu cầu huấn luyện của ta. Và bạn đã có hàng trăm lấn xuất kích, hơn 50 lần giáp mặt các phi công điêu luyện của Mỹ và đã bắn rơi tổng cộng 26 chiếc máy bay F-4, F-105, các loại cường kích và tiêm kích, bảo vệ khác của Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Mấy năm sau bạn còn mang sang một đoàn nữa cùng cơ số máy bay như lần đầu. Họ chiến đấu rất dũng cảm, nhiều lần lập công.

        Một vài người bạn cùng tách đoàn, đi với Nguyễn Văn Bảy thăm phần mộ của các chiến sĩ Triều Tiên hy sinh trong khi làm nhiệm vụ sát cánh chiến đấu cùng các đồng chí Việt Nam. Vuông nghĩa trang nhỏ, được một thương binh chăm sóc, khói nhang. Mười hai sĩ quan cùng hai chiến sĩ chiến đấu vì nghĩa vụ quốc tế của bạn đã nằm tại đổi Rừng Hoàng, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang. Năm 2002, bạn đã đưa hài cốt các chiến sĩ hy sinh về Tổ quốc của họ. Bầy giờ tại vuông nghĩa trang cũ chỉ còn 14 nấm mộ mô hình, ngày ngày vẫn được chăm sóc, khói hương bởi người thương binh tận lòng trong thôn ấy.

        - Anh vẫn trông coi nghĩa trang này từ xưa đến nay?

        - Vâng, từ bấy đến giờ, ơn tình mà. Một giọt mổ hôi, một giọt máu của bạn hy sinh cho ta cũng quý, huống hồ gì có tới 14 người đã nằm lại đất này. Tôi chăm các bạn như chăm người nhà của mình.

        - Ngày xưa bác đi chiến đấu ở miền Nam à?

        - Không, tôi chỉ là Du kích - Dân quân của làng này thôi. Tôi bị thương mất một chân là do đạn 20 ly của máy bay Mỹ.

        - Ngày xưa bác có quen với đồng chí Triều Tiên nào không?

        - Có chứ, quen rất nhiều anh. Họ toàn những sĩ quan, chiến sĩ trẻ 20 - 25. Họ ăn ở hiền lành, rất được bà con ta quý mến. Mỗi lần họ bắn rớt máy bay Mỹ thì cả xóm, cả thôn vui theo cùng họ. Ai cũng được ăn kẹo. Mỗi lần có người hy sinh thì doanh trại phải buồn mất mấy ngày. Cả thôn, cả làng cùng buồn với họ. Nhiều bà con trong làng mang cá chép đến cho họ cúng tiễn linh hồn người hy sinh. Họ yêu mến bà con mình lắm.

        Nguyễn Văn Bảy cùng mấy người trong đoàn thắp hương cho 14 sĩ quan - chiến sĩ bạn, tặng quà cho người thương binh giữ nghĩa trang, rồi cùng nhau từ giã ngôi nhà mồ uy nghiêm trên đỉnh đổi Rừng Hoàng, để lại phía sau đôi mắt nhìn hun hút của người quản mộ già.

        Tới ngã rẽ xuống đường cái quan, một người trong đoàn nhắc vài kỷ niệm xa lắc một thời khói lửa:

        - Các bạn Triều Tiên rất sợ mùi mít chín của ta. Ngày ấy, đơn vị thường được bà con trong làng mang quà đến cho, khi thì quày chuối, lúc thì quả mít chín thơm ngào ngạt. Khi bổ quả mít chín ra, không ngờ các bạn bóp mũi, ôm đầu chạy. Họ không biết thưởng thức hương vị loại trái cây thôn dã này.

        - Còn một đặc điểm nữa của bạn mà tôi còn nhớ hoài là: Ăn mực khô không cẩn nướng. Họ bảo nướng mất ngon. Mình cũng ăn thử, nhưng không thấy ngon như các bạn. Ăn mực, uống rượu Làng Vân, bây giờ mình thấy nó quá thường, chứ ngày xưa hả, các món ấy là một món ẩm thực bình dân cao cấp, một lạc thú nhớ đời hiếm khi có được của thời chiến tranh. Ngày ấy dễ gì có mực và rượu Làng Vân để mà tiêu khiển cho đỡ buồn. Bây giờ... Mình vẫn nhớ như in nụ cười của các bạn Triểu Tiên mỗi lần ăn mực khô uống rượu Làng Vân và nghe dân ca Quan Họ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:03:57 am »


        Trở về Hà Nội. Thêm mấy cốc bia hơi đượm tình, mọi người Nam - Bắc lưu luyến tiễn biệt nhau bằng những cái nắm tay thật chặt, cố hẹn ngày gặp lại. Ai bước đến ngưỡng tuổi thất thập cổ lai hi sẽ thấy sự bịn rịn, niềm trắc ẩn của những lần vẫy tay nhau từ biệt vừa như thật, vừa như mơ màng trong mắt nhau ấy. Nguyễn Văn Bảy và các bạn thời học văn hóa 7 ngày 7 lớp, thời ở rừng đi đốn tre gặp con gái Mường cởi trần tắm suối làm các cu cậu nóng hừng hực như đốt lửa vào mặt, thời học ở Trung Quốc, thời hối hả chen nhau ở sân bay Liêu Ninh giành nhau về nước để sớm được tung hoành ngang dọc trên bẩu trời Tổ quốc thân yêu, cứ nhìn nhau và hẹn nhau lán kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trung đoàn sẽ gặp lại.

        Rồi từ đó...

        Thời gian cứ nhiu nhíu đi qua. Người anh hùng dân dã của bà con và của chúng ta đã có hàm râu bạc trắng như chút bụi mây bay qua rối vướng lại đời người. Cuộc sống thanh bần nhàn nhã với hai bữa cơm rau ốc mỗi ngày bên người bạn trăm năm cũng không lẩn trốn được tuổi già của một đời người. Những tưởng sẽ không có dịp gặp lại những cựu phi công Mỹ bị mình bắn rơi như lòng thầm ao ước khi Nguyễn Văn Bảy đã bước qua tuổi 81, nhưng thật không ngờ, đến giữa năm 2017, anh lại bất thẩn nhận được lời mời của các cựu phi công Mỹ thông qua Chi Hội cựu Chiến binh của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam (khu vực Sài Gòn) vừa chuyển tới. Thật là hạnh phúc tràn đầy cho cuộc đời của một cựu quân nhân.

        Và lên đường!

        Mất 15 tiếng đồng hổ ngồi trên máy bay, phi trường Los Angeles mới hiện ra dưới mặt đất, thoạt nhìn, rất xa lạ. Cả đoàn ra khỏi sân bay. Một xã hội sôi động, nhộn nhịp, hoạt động và thở hết tốc lực. Đó là cảm giác đầu tiên của các cựu phi công Việt Nam khi đặt chân xuống vương quốc du lịch và điện ảnh của nước Mỹ. Người ta tiết kiệm đến từng cái nhìn không thật cần thiết. Một xã hội đã vượt xa nền văn minh công nghiệp. Mọi cái đều nhanh như kỹ thuật số, thoắt ẩn, thoắt hiện. Nhưng nhìn khuôn mặt của con người ở đây sẽ khó bắt gặp một nét đăm chiêu hay bôn chồn lo nghĩ. Những khuôn mặt lạnh. Hấu như tất cả đều thanh thản một cách kín đáo và tự nhiên, bằng lòng với sự bận rộn và tốc độ vận động quay cuồng của xã hội mà mình đang sống, nên họ có vẻ mặt nghiêm nghị, thẳng thớm, nhìn như cười lạnh - dù chẳng cười cụ thể với ai cả, cười không có xúc cảm đi kèm. Vội vàng, hăm hở, siêu thời gian, cường độ sống hơn mức bình thường gấp bội nếu được nhìn và so sánh với một người nước ngoài thuộc các nền kinh tế kém phát triển nào đó. Họ vừa đi, vừa ăn, uống, vừa tranh thủ xử lý nhanh mọi vấn để xuất hiện trong đầu với chế độ 4.0. Mình vừa nghĩ đến họ thì họ đã nghĩ đến tận đâu đâu rồi. Thời gian ở đây như giãn nở ra bởi hoạt động của con người. Hệ số hoạt động của một người ở đây có thể bằng hai đến ba người trong cảm giác của người Việt Nam lao động thủ công. Mười phút bằng một giờ, một giờ bằng một buổi ở Việt Nam? Cái gì tạo ra nhịp độ sống đến quay quắt như vậy. Thật lạ. Và cũng thật bình thường. Đó là cuộc sống Mỹ, cuộc sống của người Mỹ...

        Nguyễn Văn Bảy và đoàn khách gần 20 người - cả phiên dịch - đã đến thành phố San Diego - thành phố lớn thứ nhì sau Los Angeles của tiểu bang California, tọa thị duyên hải phía Nam. Bắt gặp những cơn gió quen thuộc miền Trung. Vào khách sạn sang trọng. Ba ngày sống tại thành phố rộn rịp, tươi mát nẩy. Giao lưu, thăm hỏi, nhắc lại những kỷ niệm chiến đấu, thảo luận một số vấn để về chiến thuật, lối đánh và các vấn đề ngoài danh mục. Thăm Hàng không Mẫu hạm USS Midway và Air Show. Dưới chiếc tàu sân bay uy chấn một thời được biến thành viện bảo tàng này, Nguyễn Văn Bảy gặp lại chiếc máy bay MiG-17 oanh liệt và thân thương mang số hiệu 3020 (mẫu lấy từ chiếc máy bay cùng thế hệ được mang về từ Trung Đông) mà anh đã bay để bắn hạ chiếc F-4 đời mới của Mỹ do phi công John Harker lái cùng với một hoa tiêu. Vui nhất với Nguyễn Văn Bảy là gặp được vợ chồng, con gái của phi công Tucker - người bị anh bắn hạ ngày xưa với gương mặt niềm nở, tươi cười như người hàng xóm lạc nhau sau 45 năm tao loạn ly phân, giờ được nhìn thấy nhau lại trong vô vàn hạnh phúc. Họ ôm nhau, nói câu được, câu chăng tiếng Mỹ, tiếng Việt - vậy mà họ vẫn hiểu nhau và rưng rưng nước mắt. Một sự kỳ lạ của tình người, tưởng rất ái ngại khi gặp nhau, nhưng không, họ lao vào nhau mà không khách khí gì cả. Họ là lý do của nhau trong buổi họp mặt này. Chính điều kỳ diệu ấy xóa đi mọi thứ mặc cảm, ý nghĩ hiếm kỵ từ hai phía cựu thù.

        - Tôi phải lái xe l.000 km để đưa vợ con đến gặp anh. Thật là hạnh phúc cho chúng tôi!

        - Hôm qua đến nay tôi cứ tưởng tượng ra khuôn mặt của anh. Tôi gặp anh cả trong chiêm bao. Chỉ không ngờ là anh đi còn có cả chị và cháu. Thật là chu đáo như là một người bạn xa nhau lâu ngày không gặp. Tôi có cái này tặng anh chị và cháu. - Nguyễn Văn Bảy nói xong, tháo vòng tay ra khỏi anh bạn... Anh sốt sắng lấy ra ba chiếc khăn rằn để tặng cho vị phu nhân, con gái và anh bạn may mắn còn sống sót dưới những phát đạn 23 ly của mình ngày xửa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 11:59:11 am »


        Rồi hai người họ lại ôm siết lấy nhau khi Nguyễn Văn Bảy buộc xong chiếc khăn đặc trưng Nam Bộ có từ thời đi mở đất của Tổ tiên.

        - Đây là chiếc khăn dùng để vắt vai của người Nam Bộ - Đồng Tháp quê tôi. Chiếc khăn có từ thời ông cha chúng tôi đi mở đất. Bình thường dùng để lau mồ hôi, lau mặt, lau mình khi tắm, che nắng, che mưa, hay quấn cho đỡ lạnh khi mưa gió hay mùa đông về. Đàn ông Nam Bộ có thể không có áo, chứ không thể thiếu khăn. Đặc biệt là dùng nó vào những trường hợp khẩn cấp!

        - Khẩn cấp? - Anh bạn Mỹ trố mắt.

        - Đúng vậy. Đó là khi người khẩn hoang bị rắn hổ mây hàng 5 - 7 kg rượt bắt để ăn thịt, người bị nạn phải dùng chiếc khăn này để tự giải thoát cho mình.

        - Bằng cách nào với chiếc khăn nhỏ bé?

        - Người ta vứt chiếc khăn có mồ hôi người lại cho rắn, nó sựng lại và quấn vội lấy chiếc khăn, xem như bắt được con mồi, và cứ thế người bị hổ mầy đuổi chạy thoát.

        Mọi người đều cười, cứ ngờ ngợ là chuyện tiếu lâm. Anh phiên dịch cũng cười khiến câu chuyện thần kỳ về chiếc khăn rằn bị dừng lại. Sau đó, câu chuyện được tiếp tục bởi câu hỏi của người bạn Mỹ.

        - Anh đã từng bị rắn đuổi...?

        - Không, chỉ nghe người lớn tuổi kể lại thôi. Thời mình lớn, quê mình không còn nhiều rừng rú nữa. Tôi tặng anh chiếc khăn là tặng cả lịch sử khẩn hoang của vùng đất Nam Bộ quê tôi đấy. Chúc anh, chị, và cháu gái vui.

        - Cảm ơn! Cảm ơn!

        Người dẫn chương trình mời tất cả đại biểu vào hội trường. Cuộc giao lưu bắt đầu.

        Hầu hết những người có mặt đều ngoài 70 tuổi. Dẫu vậy, người Mỹ trông vẫn trẻ trung, quắc thước hơn những anh hùng áo vải khăn rằn như Nguyễn Văn Bảy. Một số người vẫn nhận ra nhau sau những lần gặp trước.

        - Chào những người bạn của tôi!

        - Chào Bảy, chào Bảy! - Cựu phi công từng đến nhà Nguyễn Văn Bảy - Steve Richhie, Chalie Plumb nhận ngay ra ông.

        - Chào hai ông bạn của tôi! Chào buổi sáng...

        Rồi họ trào vào lòng nhau. Những câu chuyện về nhau, về chiến tranh bắt đầu râm ran cùng những tiếng cười sảng khoái. Những cái bắt tay. Những tiếng vỗ tay.

        - Ông này ngày xưa bắn hạ tôi đây. Xin chào!

        - Ôi, người bạn phía bên kia của tôi!

        - Người hay về trong giấc mơ của tôi đây! Xin chào tất cả các bạn!

        Phía trong bức tường sân khấu hiện ra dòng chữ bằng tiếng Mỹ: “From doglights to dente” (Từ không chiến đến hòa giải)

        Phía Việt Nam, cựu phi công - Trung tướng - Nguyễn Đức Soát thay mặt đoàn phát biểu:

        - Thưa quý vị! Cách đây hơn 40 năm - chúng ta - các phi công trẻ đều thực hiện nhiệm vụ mà đất nước giao cho mình. Ngày nay, khi quan hệ hai nước tốt lên, chúng ta gặp nhau, thăm nhau, cùng nhau nhìn lại các trận đánh ngày xưa để hiểu thêm về nhau, cùng nhau chia sẻ nỗi đau mất mát mà cuộc chiến đã để lại cho mỗi bên. Nhưng mục đích cao hơn cả là để góp phần xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm gác lại quá khứ, hướng đến tương lai... Xin gửi đến các bạn và gia đình lời thăm hỏi, sẻ chia niềm vui nỗi buồn và tình cảm thân mến, chân thành của chúng tôi...!

        Sau tiếng vỗ tay, một cựu phi công Mỹ phát biểu theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình.

        - Thưa các bạn! Hơn 50 năm trước, năm 1965, Bắc Việt có 40 phi công. Và 40 phi công này đã chiến đấu chống lại Hải quân Mỹ, Không quân Mỹ, Thủy quân Lục chiến Mỹ, và các lực lượng chiến đấu từ các nước đồng minh của Mỹ. Chúng ta khác họ: chúng ta có thể trở về nhà sau 10 tháng chiến đấu, còn họ, họ đã ở quê nhà rồi; nhưng họ luôn phải trở lại chiến trường, họ phải bỏ cả đời mình để chiến đấu. Với tính kiên trì và lòng dũng cảm ấy, họ đã đạt được điêu mà họ muốn... Sau hơn 40 năm sau (1973 - 2017) chúng ta đã tự thử thách mình bằng sự mách bảo của ý thức hệ, đã trả lời một cách cay đắng bằng những từ ngữ mông lung về cuộc chiến tranh mà cả hai phía chúng ta đều can dự một cách tự nguyện. Cuối cùng ta đã vượt qua được, đã chế ngự được lòng tự trọng của người mang trong lòng mình chính nghĩa của ý thức hệ. Và chúng ta - người từ hai phía quyết tìm đến đây đề gặp nhau với tinh thần của khẩu hiệu kia: Từ không chiến đến hòa giải. Giờ chúng ta ngồi đây như những người bạn. Một cuộc hạnh ngộ. Hãy mạnh dạn khép lại quá khứ để hướng tới tương lai và tình hữu nghị của hai Dân tộc Việt Nam - Hoa Kỳ. Xin chúc mừng niềm vui và hạnh phúc cho tất cả chúng ta!

        Lại những tràng pháo tay vang dội kéo dài. Những ánh mắt khả ái quay qua, quay lại tìm nhau trong nụ cười hồ hởi. Lần lượt những câu chuyện, những lời tâm sự được nói lên cùng những tấm lòng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 11:59:28 am »


        Đại úy Clinton Johnson:

        - Tôi không bao giờ ghét kẻ thù của tôi. Tôi và họ - cả hai đều đã làm những gì tốt nhất của đất nước giao cho. Người Mỹ muốn ngăn cản làn sóng Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á và lan rộng ra trên thế giới, còn người Việt Nam quyết tâm thống nhất đất nước với bất cứ giá nào. Không thể tranh cãi gì được trước một sứ mệnh như thế. Chúc mọi người gần lại nhau như tình bạn bè...

        - Anh có thù Mỹ không? - Một người Mỹ đột nhiên hỏi và được phiên dịch lại bằng tiếng Việt.

        - Tất nhiên là có. Chúng tôi có đủ lý do để thù Mỹ. Còn Mỹ thì không có lý do để thù ghét chúng tôi. Chúng tôi không làm hại gì cho Tổ tiên hay con cháu người Mỹ. Chúng tôi buộc phải tự vệ trên đất nước nghèo khó nhưng rất đỗi yêu thương của mình. Lòng căm thù thành động lực chính đáng cho chúng tôi quyết tâm tiêu diệt Mỹ, dù dưới đất hay trên không. Những viên đạn của chúng tôi bắn vào quân Mỹ là những viên đạn chính nghĩa - dù chiến tranh không là điều tốt đẹp bao giờ. Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Hôm nay là một câu chuyện khác: câu chuyện của hòa bình - hòa giải, câu chuyện của những người bạn. Nhưng sao ông lại hỏi tôi câu hỏi ấy?

        - Vì tôi là người Mỹ oán ghét chiến tranh. Tôi từng có mặt trong các cuộc biểu tình phản chiến, đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tôi đã từng nói, từng lên án những kẻ gieo rắc chiến tranh.

        - Vậy là tôi xin phép được thay mặt đồng bào tôi để nói lời cảm ơn ông. Chính các biểu ngữ, các lời phản đối, các buổi tuyệt thực, xé thẻ quân dịch nhằm chống lại sự hiếu chiến, thói tàn bạo của chính quyển Johnson, Nixon của ông và nhân dân Mỹ đã giúp, đúng hơn là đã góp phần để chúng tôi mau giành thắng lợi.

        - Chiến tranh là thứ ngu xuẩn nhất mà con người từng làm, thưa ông. Tôi xin chúc mừng ông và nhân dân Việt Nam! - Người Mỹ vừa đặt câu hỏi có vẻ thiếu thiện cảm giống như muốn gây sự ban nãy lại tươi cười, nồng nhiệt bắt tay một cựu phi công Việt Nam vừa đối thoại mấy lời ngắn ngủi với ông ta - Người Mỹ đã thật tệ hại khi bị lôi kéo một cách thiếu khôn ngoan vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Bây giờ thì tốt rồi, anh bạn ạ. Một lần nữa xin cảm ơn ông bạn đã đến với nước Mỹ và đã làm bạn với chúng tôi. Xin chúc mừng ông!

        - Chúng ta đã và sẽ là bạn của nhau. Xin cảm ơn và chia vui cùng ông trong cuộc hội ngộ này.

        Trên kia, đại úy John Carak tươi cười chỉ tay về phía Trưởng đoàn Nguyễn Đức Soát, kể lại câu chuyện đã già hơn tuổi con trai của ông ta:

        - Chúng tôi đang bay qua không phận Lào, sau đó quay về phía Đông, liên tục dùng radar rà soát, thì đột nhiên ông Nguyễn Đức Soát đây đã phá hỏng một ngày đẹp trời của bạn tôi.

        Khán phòng rộn lên tiếng cười.

        Người dẫn chương trình có tên Scott Mc. Gaugh hỏi:

        - Ông Nguyễn Đức Soát, ông đã bắn hạ 6 máy bay Mỹ. Thành tích này có phải bắt đầu từ lòng hận thù không?

        Trước một câu hỏi có tính chất cân não của người dẫn chương trình, Nguyễn Đức Soát mỉm cười, trầm tĩnh, gật đầu về phía người vừa nêu câu hỏi, sau đó nhìn xuống hội trường.

        - Đặc thù của Không quân, chúng tôi chỉ nhìn thấy máy bay thôi, không thấy người, cũng không kịp có suy nghĩ gì khác ngoài suy nghĩ phải xử lý tình huống một cách nhanh chóng và có lợi nhất. Đặc điểm của không chiến là máy bay này theo máy bay kia. Các phi công là những người lính làm nhiệm vụ. Thù hay không thù gì cũng phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Lại nữa, chúng tôi - hai kẻ đối địch - không nhìn thấy mặt nhau, không có cảm xúc trực tiếp về nhau, vì vậy mà cảm giác về sự giết chóc hay thù ghét đối phương ít có thời gian và cơ hội xuất hiện. Ít khi tôi, đống đội tôi - và cả các anh ở phía bên kia nữa, tôi tin như vậy - mong bắn chết kẻ ngồi bên trong, mà chỉ quyết tâm bắn hạ máy bay - phương tiện chiến đấu - của đối phương thôi. Cái hình khối của chiếc máy bay trong không gian trực tiếp đập vào mắt chúng tôi hình ảnh và suy nghĩ khái quát nhất về việc phải hạ nó - đối tượng sinh tổn - và chỉ có vậy chứ nào thấy lòng hận thù xuất hiện điều khiển hành vi của chúng tôi đâu. (Dừng lại một chút, vị Trung tướng nguyên Tư lệnh Không quân Việt Nam nói tiếp) Cách đây 7 năm, tôi gặp đại tá Chalie Tuut - sĩ quan Không quân của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Hai chúng tôi có bàn bạc với nhau về việc tổ chức cuộc gặp gỡ cho những cựu phi công đã từng tham chiến ở Việt Nam, nhằm mục đích thân thiện, hòa giải, ôn lại kỷ niệm xưa để rút ra những bài học không vui, nhưng rất cần thiết cho mối bang giao hai nước sau này. Tình cảm của tôi đối với các phi công Mỹ nói riêng, và nhân dân Mỹ nói chung, là mong muốn nối kết, gần gũi và thân tình như thế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 11:59:48 am »


        Ngay lúc ấy thì từ phía Đông khán phòng, một người Việt tự xưng là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đứng lên và có ý kiến, câu đầu bằng tiếng Mỹ, câu sau bằng tiếng Việt:

        - They shot my down! (Họ bắn hạ tôi đấy! - giống như một câu đùa - vì ông ta không phải là phi công từng không chiến trên bầu trời miền Bắc) - Dừng lại một chút cho một tiếng tằng hắng, ông ta hỏi tiếp một câu khá hóc búa khiến mọi người ngơ ngác nhìn ông ta rồi nhìn quanh khán phòng - Tôi muốn được hỏi các phi công Hoa Kỳ: Ai là người ném những quả bom tội ác xuống Bệnh viện Bạch Mai và khu phố Khâm Thiên?

        Không nghe người nào trả lời. Không một người đưa tay đứng lên. Không khí đột nhiên rơi vào trạng thái ngột ngạt, khó chịu. Phải mấy phút trôi qua mới có người đứng lên phát biểu, nói thẳng, không né tránh vấn đề quá nhạy cảm của một cử tọa vừa nêu. Đó là người đã hơn một lần đứng lên, có tên là Clinton Johnson:

        - Không có gì khó hiểu và khó trả lời cả. Họ - những phi công trong phi vụ ấy - đã làm hết sức có thể, đề tránh gây thương vong cho dân thường. Chúng tôi đã rất cẩn thận để không đánh bom sai mục tiêu. Nhưng rồi tai nạn lại xảy ra ngoài ý muốn. Một số người đã không thật cẩn thận - có thể là do yếu tố tâm lý - tinh thần không thực sự tốt khi làm nhiệm vụ - vì vậy mà chuyện không hay xảy đến. Điều lệnh Không quân có quy định nghiêm ngặt, nếu không tuân thủ, sự nghiệp phi công và con đường tiến thân của người nào đó, coi như mất đi vĩnh viễn, hoặc phi công vi phạm kỷ luật quân pháp khi thi hành phận sự sẽ bị đi tù. Chuyện Bệnh viện Bạch Mai hay khu phố Khâm Thiên là sự rủi ro ngoài ý muốn, nhưng đó là một phẩn của chiến tranh. Đó cũng là một phần của sự hối tiếc từng cắn rứt lòng người.

        Tiếng vỗ tay lác đác, không rầm rộ như lúc đầu. Không thấy ai thắc mắc về chủ đề không vui ấy nữa. Đến phiên một viên đại tá của đoàn Việt Nam có ý kiến:

        - Tôi không biện minh cho những quả bom do máy bay Mỹ ném xuống nhà dân khiến nhiều người, trong đó có trẻ em bị giết chết, tuy nhiên, tôi củng hiểu kỷ luật Quân đội Mỹ là rất rõ ràng. Bệnh viện Bạch Mai thì rất sát với sân bay Bạch Mai - một mục tiêu quân sự - Bộ chỉ huy Không quân của chúng tôi đóng tại đó. May cho chúng tôi, và rủi cho bệnh viện. Quả bom đã không rơi trúng hầm chỉ huy chúng tôi mà lạc sang bệnh viện. Trong trường hợp này, người ném bom có lỗi ít, hoặc không có lỗi, mà kẻ gây ra chiến tranh mới thật sự là kẻ có lỗi!

        Lặng yên một chút chờ phiên dịch, sau đó là tiếng vỗ tay rộ lên và kéo dài. Không phải người Mỹ - mà người Việt Nam đã bao dung, độ lượng và can trường bào chữa cho tội lỗi của các phi công Mỹ. Một sự thông minh ư? Không, một tấm lòng. Còn anh sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa kia không phải vì yêu thương hay quý trọng sự sống của đồng bào mình, mà vì một sự bất bình cho việc Việt Nam và Mỹ xích lại gẩn nhau, muốn chơi khăm các phi công Mỹ và phi công Việt Nam nên mới lên tiếng kiểu đòn xóc hai đầu cho hả cơn tức giận.

        Và buổi giao lưu kết thúc với những tràng pháo tay điệp khúc kéo dài mấy phút đồng hồ, sau khi mọi người được mời lên sân khấu chụp hình, quay video clip lưu niệm.

        Nguyễn Văn Bảy chụp hình với nhiều người, nhưng không quên những bức ảnh được chụp chung với vợ chồng và cô con gái yêu của anh cựu phi công vừa lái xe đi một ngàn cây số để được gặp anh - người cựu địch thủ Việt Nam chân đất, tay đóng phèn, một phi công có đẳng cấp АСЕ - không khác một lão nông tri điền từ đất Việt vừa sang.

        - Con gái! Ngày xưa bác là địch thủ của cha con. Bây giờ bác là bạn của cha con và mẹ con. Con là con nuôi của bác nhé. Hổi nào con sang Việt Nam chơi, đến ở nhà bác, bao lâu cũng được, bác sẽ hái rau, bắt cá, bắt lươn, nấu cơm cho con ăn hoài. Cảm ơn ông trời đã cứu cha con ngày ấy để có con bây giờ. Hôm nay bác rất hạnh phúc khi gặp được cha con, mẹ con, và con gái của bác...

        Chỉ tưởng là một câu nói chơi có tính cách xã giao, nào ngờ khi nhìn thấy bóng mắt u hoài chứa chan sự chân thành, tha thiết và rất đỗi thân tình của ông già Việt Nam râu bạc, tóc bạc, có vóc hình mảnh khảnh, nhỏ thó kia, cô gái đã không kìm lòng được, vội trào tới, bất giác tựa đầu vào ngực anh hùng Nguyễn Văn Bảy cùng cảm giác ngọt ngào từ một đứa con, đứa cháu sắp chia tay người thân trong gia đình trước một chuyến đi xa.

        - Con cảm ơn bác, cảm ơn Việt Nam...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:10 pm »


        Đến lượt người lính già Nguyễn Văn Bảy rưng rưng xúc động, nói chẳng thành lời trước cử chỉ thân yêu của cô con gái tóc nâu có đôi mắt đen đẫm nước.

        - Cảm ơn con gái... Cảm ơn hai người bạn của tôi... 10 năm, tôi vẫn có thể đợi hai bạn và con gái của chúng mình 10 năm nữa ở Việt Nam, đất nước yên bình và tràn đầy tình nghĩa...

        Một cuộc chia tay làm người cứng lòng chặt dạ như Nguyễn Văn Bảy cũng phải thẫn thờ suốt buổi chiều còn lại.

        - Cuộc giết chóc còn có nghĩa gì đâu trong những phút giây này. Cảm ơn hòa bình. Chỉ có hòa bình mới cho những con người từ hai chiến tuyến những giây phút hạnh ngộ như vậy, anh Bảy à. - Một cựu phi công cùng đoàn vừa buông một câu cảm thán có sức đồng vọng tận tâm can các cựu chiến binh khiến mọi người cùng gật đầu.

        Một đêm bình yên của nước Mỹ đi qua giấc ngủ nhẹ nhàng của các cựu chiến binh một thời máu lửa.

        Hôm sau, Nguyễn Văn Bảy và đoàn cựu phi công được các cựu chiến binh Hoa Kỳ đưa đi thăm vết nứt nổi tiếng Arizona. Anh và một vài người bạn còn sót chút lãng mạn tuổi trẻ trong lòng, bèn hốt một dúm đất đen của xứ sa mạc, cùng một chai nước lấy được từ đập thủy điện Hoover hùng vĩ và lớn nhất nước Mỹ đem về Việt Nam làm kỷ niệm cho chuyến đi của một đời người.

        Tiếp theo, Nguyễn Văn Bảy và các cựu phi công được đưa đi thăm sòng bạc Las Vegas (thủ đô giải trí của thế giới), cùng danh lam thắng cảnh ở nơi này. Rối về quận Cam, thăm Đại lộ Danh Vọng, gặp những bàn chân hóa thạch miên viễn cùng thời gian của bao tên tuổi lớn được vinh danh bởi những thành tựu huy hoàng trong một đời người.

        Hôm cuối cùng chuẩn bị rời California, đang đi dạo cùng người bạn trên một con phố, bất ngờ Nguyễn Văn Bảy và người bạn đồng hành gặp một ông già Việt Nam - có lẽ lớn hơn anh khoảng 5 tuổi - cùng nói tiếng mẹ đẻ với anh giữa đất khách quê người. Một cảm giác thân tình thật lạ, mà cũng thật quen thuộc ào đến. Họ mời nhau vào một quán nước gần giống ở Sài Gòn.

        - Anh sang đây từ hổi nào?

        - Hơn mười năm nay rồi.

        - Việt Nam Cộng Hòa à?

        - Không, tôi là công dân Xã hội Chủ nghĩa hẳn hoi. Con gái tôi lấy chồng Việt kiều có quốc tịch Mỹ. Tôi là người gốc Hà Nội, phố Bà Triệu, gần Hồ Gươm.

        - Ra là vậy. Bác thấy cuộc sống ở Mỹ thú vị và đáng sống chứ? Bọn tôi mới sang được một tuần. Kể cũng thích với cuộc sống hiện đại quay cuống này.

        - Ở đây không có ngày hôm qua. Tất cả thời gian đều được quan niệm là hôm nay, ngày mai hết.

        - Tại sao?

        - Vì ngày hôm qua chẳng bao giờ đọng lại trong óc con người. Ở đây không có hoài niệm. Tôi đã quyết định trở về Việt Nam để sống những ngày cuối cuộc đời.

        - Chắc bác rành nước Mỹ lắm nhỉ. Bác nói vế nước Mỹ cho những người chưa biết nước Mỹ như bọn tôi nghe thử xem nào.

        - Nước Mỹ chỉ đáng sống với đám trẻ vì bọn chúng có thể làm ra được nhiếu tiền.

        - Kể ra thì cũng chính đáng.

        - Người ta mê nước Mỹ vì nó giàu và mạnh cùng thứ tự do quái quỷ của nó. Văn minh Mỹ chỉ hấp dẫn những con người ham mê giàu có và sức mạnh. Còn tự do của nó thì đáng sợ lắm. Tự do của Mỹ bao giờ củng kèm theo súng đạn và giết chóc. Mấy thứ đó tạo ra giá trị Mỹ mà người ta hay nói đến. Một sự hào nhoáng hỗn độn, có thể nói như vậy.

        - Nhưng bác đã thành người Mỹ 10 năm?

        - Tôi có hoàn cảnh riêng của tôi. Bà nhà tôi mất từ khi tôi mới về hưu được đúng hai năm. Con gái lấy chồng, được bảo lãnh sang đây. Nó cứ bảo bố hãy sang đầy với tụi con để sống những ngày nhàn hạ cho ấm áp tuổi già. Đúng là mất vợ thì còn con. Trên đời đâu có gì gần gũi và đáng yêu hơn con với vợ. Nhưng rồi... Một tuần có khi cũng không nhìn thấy rõ mặt con được một lần, không tâm sự được với chúng nó vài ba câu. Tối ngày cứ trông nhà cho chúng nó. Cháu cũng không nựng nịu dỗ dành gì được. Nó coi mình như người ngoại quốc. Buổn chết đi được. Muốn kiếm một người nói tiếng Việt như mình để tâm sự đâu phải dễ. Tới con chó phốc trong nhà nó củng không thèm chơi với mình.

        - Chắc tại mình có nếp sống xa lạ, không hợp với lối sống hiện đại của Mỹ.

        - Lối sống gì. Đi ra đường lúc nào cũng bị cảnh sát nhìn mình như khủng bố, cực đoan. Ở nhà thì cô đơn. Ra đường thì cô độc. Ở đâu cũng bắt gặp sự kỳ thị. Một cuộc sống đẩy tự ty mặc cảm. Nó chán lắm các ông à. Nước Mỹ là thiên đường ư? Với tôi, nó chẳng khác nào địa ngục. Vì thế tôi đã nói với con gái và con rể là tôi quyết định về Việt Nam để sống những ngày còn lại. Tiền không đủ để làm nên cuộc sống mấy ông à. Chưa biết nước Mỹ thì đến chơi, chơi thì thích, nhưng sống với nó thì chán không gì bằng. Mình không ham tiền, không ham sức mạnh và kho bom hạt nhân Mỹ, thì tội gì phải ở lại xứ nẩy để còn mất công mang ơn nó. Một xã hội đầy bạo lực, đầy bất công, đầy súng đạn và chết chóc. Một xã hội đầy kỳ thị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 12:00:51 pm »


        Hai viên cảnh sát da trắng từ ngoài bước vào và lập tức người đàn ông có mái tóc bạc trắng kia được mời lên xe để vào Viện tâm thần:

        - Xin lỗi, chúng tôi phải làm nhiệm vụ của mình. Ông ta là một bệnh nhân trốn Bệnh viện Tâm thần từ mấy ngày nay. Quý vị hãy hiểu cho.

        Nguyễn Văn Bảy và người bạn cùng đi với mình thảng thốt với sự việc xảy ra đột ngột. Đúng là nước Mỹ. Ở một nơi nào đó dường như có những phát súng, rồi những loạt súng vừa nồ. Mấy người biết tiếng Việt bước tới giải thích cho hai người khách Việt Nam vừa trố mắt nhìn theo chiếc xe bít bùng của cảnh sát lao ào đi trên phố.

        - Đừng lấy làm lạ, hai ông bạn à. Nước Mỹ là vậy. Cả những loạt súng vừa nổ kia cũng vậy. Mọi việc có cảnh sát và nhân viên Cục điểu tra Liên bang lo. Người đi cứ đi, người làm vẫn cứ làm. Hãy uống cho hết hai ly nước đi đã.

        - Một cảnh tượng cũng cẩn biết về nước Mỹ văn minh. Ông ấy tâm thần thật sao?- Người bạn cùng đi với Nguyễn Văn Bảy nhìn bạn mình, hỏi và muốn được chia sẻ nhận xét cùng bạn.

        - Tôi thấy ông ấy có tâm thẩn gì đâu. Chẳng qua ông ta không hợp với lối sống Mỹ.

        - Chắc vậy. Có phải ai cũng thích thiên đường Mỹ cả đâu. Nghèo một chút, nhưng sống ở đất nước mình là sướng nhất, là an nhiên tự tại nhất, Bảy à.

        - Đúng vậy. Ao nhà vẫn hơn mà.

        - Đám trẻ bây giờ...

        - Kệ chúng nó. Chúng nó thích giàu thì cứ để chúng nó giàu. Chúng nó thích tự do thì cứ để cho chúng nó tự do. Thích lối sống Mỹ thì cứ để chúng nó sống theo lối sống Mỹ. Mình có ý kiến, chúng nó cho rằng mình định kiến, bảo thủ. Còn mình với Mỹ thì... phận của mình coi như xong rồi. Mình là ngày hôm qua rồi. Tương lai chúng nó hãy để chúng nó tự quyết định. Mình về thôi!

        - Chào!

        - Chào!

        Về phòng ở khách sạn, một cựu phi công Mỹ đã ngồi chờ.

        - Chào! Tôi là Robin Olds. Đây là cuốn sách có tên Phi công chiến đấu. Hôm qua không đủ sách để tặng hai ông bạn Việt Nam của tôi. Hôm nay tôi mang đến tặng hai anh ba quyển sách nẩy do tôi và vài người bạn cùng hợp tác viết nên. Quyển sách này ghi lại cuộc đời phi công của tôi. Xin thân mến tặng hai bạn. Riêng Nguyễn Văn Bảy - tôi xin được tặng anh hai quyển, để anh có thể mang về nước tặng cho một người ham đọc sách bất kỳ nào.

        - Cảm ơn người anh em!

        - Cảm ơn!

        Nguyễn Văn Bảy và người bạn cảm động nhận sách. Trên bàn có sẵn một chai rượu Scotch đã được khui. Mỗi người một cốc cao cổ. Chạm ly nhau. Và cười.

        Một cuộc gặp gỡ và chia tay vội vàng.

        - Viên đại tá lâu năm nẩy là một phi công cự phách, có đẳng cấp chiến đấu cao nhất của Hoa Kỳ. Ông ta là một huyền thoại của nước Mỹ.

        - Phi công Mỹ được đào tạo bài bản hơn anh em mình. Họ thật sự là một đối thủ đáng tôn trọng.

        - Vậy chứ anh - người bạn học 7 ngày 7 lớp của tôi đây chẳng phải đã là một anh hùng đánh Mỹ đó sao!?

        - Mình là anh hùng liều mạng, vì yêu nước và yêu Cách mạng mà đánh miết, xáp lá cà riết rồi trở thành anh hùng thôi, chứ học hành được mấy cuốn vở.

        - Thời thế tạo anh hùng mà. Thôi, làm vài ly Scotch nữa rồi ngủ một giấc cho ngon để mai ta giã từ nước Mỹ. Tiếc là chưa đến được Thủ đô Washington.

        - Nếu còn được lấn sau...

        - Chắc khó mà có được lẩn sau.

        - Năm nay anh bao nhiêu rồi?

        - Tám mươi mốt vừa tròn...

        - Trông bác còn khỏe lắm! Ờ nhỉ... Chúc bác ngủ ngon.

        - Good, good... night!

        - Mai thì mình goodbye nước Mỹ rồi... Một đời người, một lần goodbye! Cuộc đời Cách mạng thế mà sang thật, anh Bảy à... Goodnight!

        Mất 15 tiếng đồng hồ cho lượt trở về với những câu chuyện râm ran về nước Mỹ trong suốt hành trình. Một chuyến đi thật có ý nghĩa đối với những cựu phi công. Từ một kẻ cựu thù, các phi công Mỹ - Việt Nam đã trở thành bè bạn. Một chương mới của lịch sử đã được viết ra từ ngày Tổng thống Mỹ Bill Clinton đọc lời diễn từ phát đi thông điệp và hình ảnh của ông cho nhân dân Mỹ và thế giới biết rằng: Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đây, nhân dân Mỹ với nhân dân Việt Nam là bạn. Hôm nay, các cựu phi công Mỹ - Việt đã viết thêm một trang mới trong sứ mệnh cố gắng xích lại gần nhau hơn, làm cho hai dân tộc ngày càng hiểu nhau, ngày càng gắn bó với nhau mật thiết hơn nữa trong vai trò đối tác toàn diện. Từ một cuộc chiến tranh đến một cuộc hòa bình. Từ một cuộc cấm vận đến một cuộc hợp tác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 12:01:28 pm »

         
        Từ hai kẻ cựu thù đã trở thành hai dân tộc hữu nghị, cùng chia sẻ lợi ích, nghĩa vụ trong suốt 20 năm qua. Và trong một tương lai không xa, nếu cả hai chính phủ, hai dân tộc đều ra sức phấn đấu cho mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, thì việc nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam trở thành những người bạn thân thiết, gắn bó nhau hơn nữa là chuyện mà chúng ta có thể hy vọng. Điều này phần lớn tùy thuộc vào Mỹ, nếu Mỹ muốn làm một người bạn thật lòng, thật sự muốn khép lại quá khứ để hướng tới tương lai như Mỹ và Nhật đã từng đạt được sau Thế chiến thứ hai tàn khốc - hai dân tộc Mỹ - Nhật - một bên là kẻ ném bom nguyên tử, một bên là những nạn nhân hứng chịu hậu quả của hai trái bom nguyên tử - tưởng như muôn đời không thể gần nhau, muôn đời không thể san lấp được hố thẳm hận thù trong tâm hồn của hai dân tộc, nhưng thực tế thì điều không thể đã trở thành có thể. Người Việt Nam với bản chất hiếu hòa, thân thiện, vị tha từ muôn thuở ông cha tới con cháu bây giờ và cả mai sau, việc xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai hoàn toàn là việc làm không quá khó. Hy vọng người dân Mỹ và chính phủ Mỹ sẽ có được xác tín cao nhất đối với lòng tin của chính phủ và nhân dân Việt Nam. Hy vọng như vậy. Hy vọng!

        Mọi người núm níu nhau, cố đưa ra những nhận xét về chuyến đi đặc biệt của một đời người và cố hình dung ra viễn cảnh tương lai của hai dân tộc với những cái gật đầu và những nụ cười mãn nguyện.

        - Thông thường, Mỹ đi đến đâu thì chiến tranh, biến loạn, lật đổ đi đến đó. Tuy nhiên, với Việt Nam, hy vọng Mỹ đã rút ra được bài học đầy xương máu và phi nghĩa của mình mà không còn âm mưu hay dã tâm nào nữa. Nếu hy vọng là điếu tốt lành, thì chúng ta cùng nhau hy vọng vậy. - Trưởng đoàn, Trung tướng Nguyễn Đức Soát nói với anh em cựu phi công như vậy trước khi máy bay hạ thấp độ cao đáp chuyên bay cuối cùng trong ngày từ Đài Bắc về sần bay Nội Bài. Và mọi người chia tay nhau sau khi về đến Hà Nội trong buổi tối chớm thu, đó đây lây phây những chiếc lá vàng vừa bay xuống phố.

        Một chiếc khăn mùa đông cho người bạn đời quá tuổi đám cưới vàng một năm - (1966 - 2017). Mấy món quà cho hai con trai, hai con dâu và cô con gái út cùng chàng rể rượu. Vài món đồ chơi cho cháu nội, cháu ngoại. Đứt hai tháng lương hưu cho một chuyến đi Mỹ - dù đã được tài trợ toàn bộ chi phí vé máy bay, khách sạn, ăn uống, đi lại. Xứng đáng cho một bận tốn tiền. 10 ngày không một giọt rượu đế. Có đi xa, nhất là đi nước ngoài, mới thấy cơm nhà rượu vợ nó quan trọng như thế nào với cuộc sống của người anh hùng chân chai tay sẹo. Nhớ rượu như nhớ vợ. Không kiềm lòng được, vừa về đến nhà Nguyễn Văn Bảy lập tức lấy chai rượu của vợ nấu cho chổng uống tu liền một ly đầy, khà một cái, gật đầu nói với vợ:

        - Cơm nhà rượu vợ muôn năm! Bà ơi! Má nó ơi! Có đi nước ngoài mới thấy không đâu bằng đất nước mình, không đâu bằng nhà của mình. Bà đúng là người đàn bà số một của đời tôi! Toại nguyện quá rồi, má sắp nhỏ à. Ở Mỹ, ngộ lắm: nó có mọi thứ, từ bài bạc đến gái điếm, cửa hàng bán súng đạn, nhà máy sản xuất máy bay, xe tăng, bom, đại pháo, tên lửa, khai thác vàng, khai thác dầu... và mọi cái sang giàu bậc nhất thiên hạ mà mình không thể kể hết bà ạ. Nó đông thế, giàu thế, mạnh thế, nên nó đánh mình xất bất xang bang là phải. Ở Việt Nam, mình thấy Mỹ chỉ có một. Qua Mỹ mới thấy Mỹ nó đến mười, đến trăm. Nếu ngày xưa mình không kéo nó vô hội đàm Paris, cứ để cho nó đánh hoài, nó đánh mình đến 50 năm, nước Mỹ vẫn chưa hết của. Mình nhượng bộ nó cho nó rút về nước, đó là một nước cờ hay. Cũng phải cảm ơn phong trào đấu tranh, phản chiến của nhàn dân Mỹ. Không có phong trào đó, Mỹ cũng chưa chắc phải chịu rút quân sớm vậy đâu. Nó có chết thêm 50 ngàn lính Mỹ, có rớt thêm 10 nghìn máy bay, nước Mỹ vẫn là một nước giàu và hùng mạnh bậc nhất thế giới. Mới thấy đúng mình là chàng tí hon đánh với người khổng lồ. Nó thua vì nó không dẻo dai, không lì được như dân tộc mình. Nó như Trình Giảo Kim, chỉ ba búa. Với nó phải là tốc chiến, tốc thắng. Đằng này mình lại đánh trường kỳ. Nó thua mình là thua cái trường kỳ ấy. Nó tức và hận mình suốt mấy mươi năm. Qua đất nước nó, thấy sự to lớn, hùng mạnh của nó, mới thấy tội nghiệp cho cái sự thua của chúng nó, má nó à.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2019, 08:36:11 pm »


        Dừng lại, đủng đỉnh hớp một ngụm rượu cay nồng, tự gật đầu tán thưởng mình, Nguyễn Văn Bảy cũng khiến vợ mình lấy làm lạ sau chuyến đi Mỹ của ông chồng thường ngày ít nói, làm cái gì cũng thích ào ào cho xong. Có khi nào bà nghe ông lý luận dài dòng văn tự như vậy đâu. Chẳng lẽ ông vừa nhiễm bệnh nói dài, nói dai này từ Mỹ à? Bà thắc mắc, nhìn chồng:

        - Ủa, hôm nay tôi đang ngồi trước chồng tôi, hay ngồi trước một người nào khác vậy?

        - Bà vẫn ngồi trước tôi - thằng Bảy Đầu Giồ, thằng phi công hút thuốc Lào ngày nào của bà đây. Thằng về thăm vợ đẻ chỉ xách được hai buồng chuối sứ về để vợ mình ăn cho có sữa con bú... Tôi tiếc là không đưa được má nó đi cùng sang Mỹ. Nước Mỹ nó lạ lùng lắm bà à.

        - Ông đang ca ngợi Mỹ. Ông có bị con đầm Mỹ nào bỏ bùa không?

        - Ai mà bỏ bùa được tui. Chỉ có điểu là nước Mỹ nó mạnh thật, nó giàu thật. Vậy mà mình thắng được nó, thật là không hiểu nổi. Bây giờ đến xứ nó mà chơi, được đón tiếp như thượng khách, thấy cuộc đời như thế là quá toại nguyện rồi má nó à. Chỉ tiếc không có má nó đi cùng...

        Năm nay tôi đã 81 tuổi rồi, đã qua cái tuổi thất thập cổ lai hy một quãng khá dài rồi. Vợ chổng mình sống với nhau được tròn 51 năm - hơn nửa thế kỷ gian khó ngọt bùi với nhau rồi. 20 năm là đồng. 30 năm là bạc. 50 năm, lại phải sống trên một đất nước chiến tranh, đói nghèo, lạc hậu... Tính ra là đã thừa thời gian cho một “đám cưới vàng” theo cách nghĩ của tôi, má nó à. Giá mà có bà đi chung thì ý nghĩa biết chừng nào. - Lại hớp một ngụm rượu quê vợ nấu cay rít cổ họng, lão anh hùng tâm sự tiếp với vợ - Tôi định năm nay, tới ngày cưới, tôi với bà tổ chức “đám cưới vàng” cho vui cửa vui nhà. Ngày trước nghe nói đám cưới vàng bạc, kim cương, mình tưởng nói cho vui, hoặc đó là trò chơi của những người trưởng giả, chứ đám bẩn cố nông Việt Minh - Việt Cộng của mình thì dám đâu học đòi. Bây giờ mới hiểu điểu đó là chuyện bình thường của những cặp vợ chồng đầu bạc răng long. Năm nay mình phải làm đám cưới để ba nó được cưới má nó lại một lán trong bận trăm năm...

        - Ông sao vậy? Tự dưng đi Mỹ về lại nói lung tung... Vàng với kim cương hay đồng thau gì gì thì đời tôi củng thuộc về ông và con hết rồi. Mà ông làm sao hôm nay lại bỗng dưng nói đến vợ con, thê tử? Mới một ly đã say rồi à?

        - Say sao được mà say. Tại tới cái tuổi này tự dưng nó lãng mạn vậy. Hồi năm ngoái lu bu rồi quên. Mình đã sống với nhau 51 năm rồi. Thằng Hùng - con trai đầu lòng cũng đã 50 tuổi. Cháu nội, cháu ngoại cũng đã một nhà. Nhìn lên, mình không bằng ai. Nhìn xuống, chẳng ai được như mình. Tôi muốn có gì vui cho thỏa một đời người. Hôm rồi tôi gặp được vợ chồng và đứa con gái của ông Mỹ bị tôi bắn hạ. Con bé gục vào ngực tôi, ôm chặt lấy tôi như ôm bố nó, tôi mới thấy cuộc đời nó lạ làm sao. Nếu ngày trước bố nó không bị bắt làm tù binh mà chui vào đất theo chiếc máy bay ông ta lái, thì đâu có nó trên đời. Rồi tự dưng hai kẻ thù gặp nhau. Mấy mươi năm, nghe trong lòng đâu còn chút thù hận nào. Lại thành anh em, bạn bè, bà con thân thích. Hai vợ chổng ông Mỹ đều ôm siết lấy tôi như anh em lâu ngày không gặp. Thật lạ, má nó à. Rõ ràng là lính tráng với nhau, dễ hóa giải những vết đen trong lòng. Bây giờ nhìn ông phi công Mỹ nào cũng hiển khô, vui tính, thân thiện. Họ lại tỏ ra rất quý trọng mình, giống như mình là chứng nhân cho những chiến công hiển hách của họ vậy. Mình là hình ảnh để họ tự hào về việc họ là phi công Mỹ. Nó nghịch lý như vậy đấy, má sắp nhỏ à.

        - Chuyện đó dính dáng gì đến chuyện ông đòi cưới tôi lần nữa? Chiến tranh thì thù nhau, giết nhau, hòa bình thì không còn bắn giết, việc hết thù nhau cũng là lẽ thường tình. Có ai hạnh phúc với lòng căm thù đâu. Nhưng làm sao ông dở chứng, đi Mỹ về lại đòi làm đám cưới bạc, đám cưới vàng?

        - Tại vợ chổng và đứa con của ông bạn Mỹ bị tôi bắn kia một phần, phần nữa là do ông già Hà Nội mà tôi gặp ở Mỹ. Vợ ông mất, ông qua Mỹ sống với con gái và chàng rể Việt kiểu. Cuộc sống đủ đầy mọi thứ, chỉ thiếu người san sớt nỗi lòng, thiếu quê hương đất nước, tình xóm nghĩa làng, buồn còn hơn chết, má nó à. Trong khi đó mình có mọi thứ, so với ông già Hà Nội kia, mình hạnh phúc biết chừng nào...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2019, 08:37:35 pm »

     
        - Ông ấy bây giờ...?

        - Phải vô sống trong trại tâm thần của Mỹ, thật là tội nghiệp. Hôm ông ấy trốn khỏi Viện, gặp tôi và anh bạn cùng đoàn, ông ta mừng như gặp người thân, nói đủ thứ chuyện không hay về nước Mỹ. Sau đó có hai cảnh sát Mỹ ập vào, bắt ông bỏ vô xe bít bùng đưa về trại. Thật rớt nước mắt được, má nó. Đêm ấy ông già Hà Nội ám ảnh tôi mãi, khiến tôi cứ trằn trọc. Tôi thấy đời mình, cũng kinh qua chiến tranh, cũng trải qua nghèo khó, nhưng so với ông ấy - dù ông đang ở nước Mỹ - thiên đàng trong mong ước của nhiều người - tôi thấy cuộc đời mình sung sướng quá rồi. Tôi thử hình dung những ngày đêm không có bà bên cạnh, sống thất thểu như ông ấy, tôi bỗng giật mình sờ lên mắt mình...

        - Ông làm gì giống như trăng trối vậy. Cuộc đời có ai giống ai đâu. Vả lại, tôi vẫn mạnh khỏe mà...

        - Thì vậy, bởi vậy mà tôi đâm ra sợ nếu như một ngày...

        - Ông này, cứ sợ vẩn vơ. Ông nên nhớ ông là anh hùng đó nhé.

        - Anh hùng cũng có lúc mềm lòng chứ má nó. Đó là chưa nói cái anh hùng tôi mang theo trong người là của bà phần nhiều. Bà nhớ, sau khi mình cưới nhau 10 ngày, tôi mới lần đầu lập công bắn rơi máy bay Mỹ sau hàng năm trời tham chiến với mấy mươi lượt trận mà toàn đi không vế rồi. Chiếc máy bay Mỹ đầu tiên tôi bắn rơi là của bà. Mấy chiếc sau là của mấy thằng con... Ông bà nội một chiếc, ông bà ngoại một chiếc. Phần tôi chỉ một chiếc thôi cũng đã đủ rồi, má nó à. Chiến công là của mọi người...

        Bất ngờ Nguyễn Văn Bảy đứng lên bước lại gần bên vợ. - Má nó à. Mình đi với nhau hết một đời rồi. Năm nấy nhất định cưới nhau...

        - Cưới thì cưới...

        - Tôi sẽ đi may cho bà chiếc áo cưới bằng nhung...

        - Ông nhớ đừng quên đó, ba nó à...

        Lại một ly ngọt lành.

        Chiếu thẫm.

        Nguyễn Văn Bảy mang nhang đèn, trái cây, sô cô la đem về từ Mỹ và mấy chiếc bánh nếp mua ở Đài Loan, ra mộ cha mẹ để cúng và dọn dẹp, trang hoàng lại trước ngày kỵ cơm. cha mẹ vẫn nằm đó mà xa thăm thẳm. Sau khi dẫy cỏ, cắt bỏ những sợi dây leo, tưới và tỉa cành, lặt lá sâu mấy bụi hoa hổng, róc nhánh cây điệp vàng che bóng mát cho hai ngôi mộ, Nguyễn Văn Bảy đến ngồi bên đầu mộ, thì thầm với ba má mình.

        - Ba má ơi! Thằng Bảy Đầu Giổ, thằng Bảy Hoa có tên con gái tự đặt lại tên cho mình, bị ba ép cưới vợ, không nghe lời, ăn đòn, bị phạt nằm cúi suốt đêm trên bộ ngựa gõ, rồi cắt đôi cái quần dài lận lưng cùng chiếc áo bà ba trốn theo Kháng chiến... đến thăm ba má đầy. Con vừa đi Mỹ về, có chút ít quà, mang đến mời ba má về thơm thảo với con trai. Ba má à, năm nay thằng con cứng đầu của ba má cũng đã bước sang tuổi 81 rồi, thành lão nông tri điền của xã Tần Dương này. Từ ngày con nhìn thấy ba lần sau cuối cách nay đã 63 năm. Lần con nhìn thấy má cũng đã gần tròn 40 năm. Cháu nội, cháu ngoại của ba má cũng đã có con cháu chật nhà. Nhà ta so với thời xưa đã khá hơn nhiều, bà con Tân Dương bây giờ ai cũng có của ăn của để, nhà tường, nhà ngói khang trang cất đầy bên kinh, người nghèo ít lắm. Đường đá, đường dal lót tới nhà, cháu nội ba má lái xe con chạy về quê mỗi lần lễ Tết. Một cuộc đổi đời có thật đó ba má của con... Giá như ba má còn sống được cùng cháu con cho đến bây giờ chắc là vui lắm. Con và vợ con về cất nhà trên miếng đất ba má dành cho, ngày ngày làm ruộng, chăm vườn, nuôi cá, trổng súng, trồng sen, yên hưởng cuộc sống nông dân thư thả, thanh bần từ lúc nghỉ hưu. Lần kỵ cơm này, cũng là ngày đám cưới vàng của hai vợ chổng con. Tụi con đã sống với nhau được 51 năm rồi. Dâu của ba má bây giờ mái đầu đã trắng, con trai bây giờ tóc cũng trổ bông lau. Ba má nhớ về dự đám cưới của tụi con nghen - đám cưới của đôi uyên ương tròn tuổi 80 trong nhà ta đấy...

        Tàn một lượt nhang, Nguyễn Văn Bảy bước ra chỗ mé ruộng, nơi ngày xưa có cái ao mà anh và người anh thứ ba ôm xà-vi bắt chuột bắn máy bay, rồi thấy máy bay bắn lại xịt khói, vội lặn xuống nước bùn để lẩn trốn. Ở đằng kia, qua khỏi rặng trâm bầu, chỗ Bảy và cô gái láng giếng đi trể cá lòng tong mùa nước nổi, Bảy thổi đèn khiến cô bạn hết hồn lặng thinh nơi không có bóng người. Và kia nữa, con đường dẫn đến nhà ông thầy giáo Xệ ngày lính Pháp đi ruồng, cả bọn chui xuống sàn nhà ông giáo. Con bé bị ôm cứng trong lòng tức không nói được, sau đó lại thành cô gái mà ông bà già anh định cưới đem về làm dâu... Và kia nữa, chỗ con rạch cạnh sân lúa có cầy xoài tượng già cổ thụ, nơi thằng bé 9- 10 tuổi bắt 4 con bé tóc đuôi chồn phải nhận làm chồng, mấy đứa chạy thoát, còn một đứa nạp mạng mêu mếu khóc xin tha... Bên nọ là dòng sông có những cây bần ngày nào anh lặn trốn lúc chiểu buông khiến cả xóm đi tìm đỏ trời đèn đuốc... Mới thôi mà đã một đời người...!

        Suỵt! Chiếc dép rớt xuống con mương khi Bảy nhảy qua bên kia bờ.

        - Già rồi, cái mương chỉ hơn một thước mà nhảy không qua.

        Bảy cúi xuống nhặt chiếc dép lên, chợt bổi hồi khi nhìn thấy một ông già tóc bạc, râu bạc, phảng phất nét của ông thợ bạc ngày xưa sóng sánh trôi tới trôi lui dưới bóng nước trong có bông sen trắng mọc hoang sát bên mép cỏ và những cọng hoa súng tím hồng.

        - Từ sen súng mà ra, giờ ta lại trở về với sen, với súng, với cỏ nội hương đồng và khói lam xanh...

        Bảy tựa lưng bên gờ đất dày cỏ, lim dim mắt, mơ màng nghe tiếng hoàng hôn theo gió gọi tìm cùng những cánh chim chiểu hối nhau bay về tổ. Vài mảng bóng tối vừa rơi xuống bên đầm sen ai trổng thinh thinh tia nắng cuối ngày vừa lẻn trốn. Cây điệp vàng hun hút bên vài sợi khói hương còn vương víu dưới chân vòm mộ thân yêu của những kiếp người.

        Thời gian trôi qua. Phải mãi tới lúc có tiếng của con nhóc nhen, con vạc sành gọi bạn bên bờ cỏ ướt sương, Bảy mới giật mình ngồi dậy, khi có người vừa lay khẽ vào cánh vai anh:

        - Ông ơi! Mình ơi, đi về nhà thôi, không khéo lại cảm mất.

        - Ừ về, em hả, má nó hả... Anh nhớ ngày xưa quá, má nó à. về thôi... phải về chứ, ai lại ngủ ngoài đồng...

        - Ông... ngủ quên à... Uống rượu mà nằm ngoài sương... Bộ ông... quên đường về... sao? Ông làm tui lo. Hãy nhớ ông còn hứa mùa này...

        - Nhớ chứ, làm sao tui quên được. Mùa nẩy tui với bà lại cưới nhau mà...

        Trăng thượng tuần vừa nhú bên bờ tre. Mặt trăng như cười. Gió chướng non về hiu hiu bên ruộng. Hai vợ chổng người nông dân già dắt nhau ngập ngừng bước trên con đê nhỏ, như đôi tình nhân trong thôn xóm hẹn hò cho chuyện lứa đôi nồng đượm của ngày xửa ngày xưa.

Sài Gòn, ngày 16 tháng 11 năm 2017.       
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM