Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:26:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16551 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:39:22 pm »


        Trên trời, một đám mây vảy cá bay qua.

        Tới ngày tính tiền công máy xới cho 6 công ruộng chuẩn bị xuống giống, đến phiên Nguyên Văn Bảy há hốc mồm khi người chủ trẻ của chiếc máy xới Toyota mới, không chịu lấy tiến công.

        - Ba má cháu dặn làm cho bác Bảy không được lấy tiền. Đó là người ân của nhà mình.

        - Ân cái gì? Bác có công lao gì với nhà cháu đâu. Chắc cháu nhầm với ông Bảy nào. Bác xa quê hơn 50 năm mới trở về, làm gì có giúp được ai ở xứ nhà này mà ân với nghĩa. Cháu tính cho bác như giá đã thỏa thuận từ đầu theo hợp đồng của thằng cháu mà bác nhờ nó đi kêu máy xới giùm.

        - Tại bác Bảy quên. Cháu là con của người đàn bà suýt nữa là vợ bác đó...

        - Hả? Cháu nói...?

        - Cháu là con của ông Xã trưởng đi cải tạo được bác bảo lãnh cho về.

        - Trời đất quỷ thần, sao có chuyện kỳ cục vầy nè? Bác, bác...

        Từ dưới bến có hai ông bà khách bước lên, trong tay còn có cả hai con gà, một xâu cá, một xâu thịt và cả một can rượu đế.

        - Tôi kính chào ông Đại tá Không quân! - Người đàn ông lột chiếc nón nỉ trên đấu ra, bước lại chào và bắt tay Nguyễn Văn Bảy.

        - Tôi chào anh Bảy - Đến lượt người phụ nữ ăn mặc lịch sự, đôi mắt sáng trưng, nhìn Bảy, tươi cười - Anh không nhận ra tụi tui sao? Thằng xới, làm đất cho anh mấy bữa rày là con trai út của tôi đó. Nó có mặt trên đời là nhờ anh, nhờ ba nó được bác Bảy lãnh về nhà... - Bỗng dưng người đàn bà gấn 60 tuổi mặt đỏ lên như thời con gái - Ba nó về đầu năm thì cuối năm có nó...

        - Dạ, con đây ạ - Thằng lái máy xới vừa nghe mẹ nói, vội bước tới khoanh tay cúi chào - Con là thằng Bảy - kỷ niệm năm 1977, ba mẹ sinh ra con đấy ạ. Năm nay con vừa tròn 30 tuổi...

        - Ôi, vậy à? Trái đất tròn, trái đất tròn... - Bảy thúc thủ, cố kiềm chế được xúc động, sau đó đưa tay áo nhà binh cũ vòng chặt lên vai hai cha con ông Xã trưởng chế độ cũ - chồng của cô gái sắp được người lớn đi hỏi về làm dâu nhà Bảy - đưa nhau vào căn chòi tạm.

        Một bữa rượu say khướt, đến nỗi khi đứng lên từ giã, ông Xã trưởng và người phi công bên kia chiến tuyến hồi nào đều chân nam đá chân chiêu, cứ như tự bao giờ hai người đã là tri kỷ vậy.

        - Anh em mình... Anh em mình... mãi mãi...

        Không biết ai đã nói lên câu đó, chỉ thấy hai người đàn ông ôm nhau mấy lượt, rồi buông nhau ra, sau đó cứ vẫy tay vế phía nhau với hai nụ cười mãn nguyện, lung linh cả xóm chiều.

        - Cảm ơn em và ông bạn của anh. Cảm ơn... Chúc hai ông bà trăm năm đầu bạc...

        - Sẽ gặp lại nhau. Chừng nào cất nhà thì nhớ cho hay, anh Bảy nhá...

        Trời sụp tối. Những đàn cò trắng hối hả bay về. Chiểu quê. Đúng nghĩa một chiểu quê mà lâu lắm rồi Nguyễn Văn Bảy mới có được. Bên nẩy rặng trâm bầu, một mảnh trăng non vừa nhú.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:40:49 pm »


NGƯỜI NÔNG DÂN GIÀ

        Vụ gặt đầu tiên, người nông dân già Nguyễn Văn Bảy chở 5 giạ lúa mới đi xay rồi kêu xe đưa thẳng tới trường Trẻ em khuyết tật tặng cho các cháu. Các cô giáo, thầy giáo vui mừng cảm động truớc nghĩa cử của lão nông anh hùng. Các cháu xúm quanh ông Bảy sờ vai, vuốt râu, hôn vào má người anh hùng và nghe ông kể chuyện ngày xưa đã thành cổ tích cho các cháu nghe.

        - Ngày xưa, các con biết không, ông là nông dân tay lấm chân bùn như ông bà, như cha mẹ các con. Nhà cha mẹ của ông ở xứ khỉ ho cò gáy này. Thằng giặc Pháp, rối thằng giặc Mỹ, mang máy bay, tàu chiến đến bắn “bùm bùm” vào thôn xóm mình. Ông Bảy và nhiều người thanh niên khác như cha mẹ, ông bà các con nghe lời kêu gọi của Cụ Hồ mà đi đánh giặc. Ông trở thành phi công, lái máy bay trên trời, “bùm bùm” với giặc Mỹ, đuổi nó chạy vế xứ nó. Đất nước thanh bình, không còn bom nổ, súng bắn “đùng đùng”, người chết lăn ra, không còn cười, không còn hát được “Bé lên ba bé đi mẫu giáo”, hay “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng...” Không còn cảnh giặc Mỹ bay máy bay trên trời rải chất độc da cam lên vườn tược, ruộng đồng, làm cây mận, cây xoài, con cá, con tôm bị chết... và các con được đến trường với các thầy cô của các con đây... Các con ngoan, nghe lời thầy cô, học giỏi, mai kia làm kỹ sư, tháy giáo, cô giáo, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, các con nhá.

        - Dạ...

        Hàng chục đứa trẻ khuyết tật, có cả những đứa khiếm thính, khiếm thị cũng được các bạn, các thầy cô đưa đến chỗ lão anh hùng, cho các cháu sờ má, vuốt râu ông già cổ tích.

        - Ông Bảy mang gạo mới của ông Bảy làm cho các con có bữa cơm thơm, các con khoanh tay cảm ơn ông Bảy đi các con - Cô Hiệu trưởng nói với các học trò thương của mình.

        Mấy mươi đứa học trò Trường Trẻ em khuyết tật có độ tuổi từ mẫu giáo trở lên lớp năm tuần tự khoanh tay bước đến cảm ơn ông Bảy anh hùng.

        - Con cảm ơn ông Bảy.

        - Con cảm ơn ông Bảy anh hùng ạ.

        - Con cảm ơn ông anh hùng.

        Sau đó là một điệu múa, một bài hát các cháu dành tặng ông Bảy bắn máy bay “bùm bùm”.

        Nắng cuối xuân lung linh nụ cười trẻ nhỏ khiến người nông dân anh hùng Nguyễn Văn Bảy thật sự vui tươi, hạnh phúc cùng đám cháu nhỏ như đám cháu nội, cháu ngoại của mình. Cuộc sống thật đáng yêu làm sao trước nụ cười trẻ thơ - nhất là những đứa trẻ chẳng may bị khuyết tật mà không hiểu vì sao mình khuyết tật - những bông hoa hồn nhiên mọc lên từ mảnh đất chiến trường đầy máu lửa, hy sinh để có ngày hôm nay độc lập - tự do. Bảy muốn nói một câu triết lý thật ý vị, nhưng không nói được, chỉ bế mấy đứa bé lên, thơm vào má nó, cho nó vuốt râu, rồi vỗ tay từ biệt trong điệu nhạc thúc quần tưng bừng của đội trống nhạc nhi đồng thị trấn.

        Một đứa bé trai có gương mặt thanh tú, đẹp như thiên thần, nhưng thật oan nghiệt làm sao khi nó không có cả hai tay để sờ vào má, vuốt được râu của lão anh hùng, mà phải đứng đằng xa núp vào cầy cột xi-măng lén nhìn chúng bạn và ông già cổ tích bằng ánh mắt long lanh, tiếc rẻ.

        Ông già cổ tích thoáng trông thấy, liền vẫy tay về phía đứa trẻ thiên thần ấy, gọi bé đến, chia cho bé mấy viên kẹo, bế bé lên, thơm vào má nó mà thương cảm.

        - Sao con đứng đây. Con cũng như các bạn mà. Ông Bảy yêu con như các bạn vậy. Ông cho kẹo vào túi của con nhé. Ông chào con. Mùa sau ông lại đến thăm trường, thăm các con nhé.

        - Dạ, con chào ông Bảy.

        - Chúng con chào ông Bảy.

        - Ông Bảy chào các con.

        Từ buổi đó, tiếng lành đồn xa, các trường cấp hai, cấp ba cứ luân phiên mời người Anh hùng Không quân Nhân dân đến trường nói chuyện. Hết Lai Vung đến Sa Đéc, đến Cao Lãnh, Lấp Vò... và các tỉnh bạn ở đổng bằng. Đâu đâu Nguyễn Văn Bảy cũng được đón tiếp nồng hậu, buổi nói chuyện nào cũng nhận được nhiều hoa và tiếng vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt của học trò và thầy cô giáo. Chẳng mấy chốc, học trò và phụ huynh Đổng Tháp và các tỉnh bạn nghe danh và rất mực yêu quý người anh hùng vừa trở về với kiếp sống nông dân, đồng cam cộng khổ với đồng bào ruột thịt của mình. Các nhà báo, nhà văn tìm đến nhà Nguyễn Văn Bảy mà không cần biết địa chỉ, cứ đến thành phố Sa Đéc, thị trấn Lai Vung thì hỏi bất kỳ ai cũng ra nhà anh hùng Không quân Nguyễn Văn Bảy.

        - Nhìn ông ấy không khác nông dân chút nào. Chưa thấy người anh hùng nào bình dân và giản dị như thế.

        - Tay chân ông ấy cuồn cuộn như lực sĩ. Da ông ấy đen giòn. Mặt mày ông hồng hào hớn hở, miệng lúc nào cũng cười như nông dân được mùa.

        - Ổng nuôi ao cá hàng vạn con.

        - Ổng trồng được cây khoai mì đào đúng một tạ củ. Có một củ nặng 26 ký lô giác!

        - Đó mới thật là người yêu nước thương dân.

        - Đó là người anh hùng từ sen súng mà ra, từ đông ruộng mà ra, giờ trở về với dân, với đất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:41:38 pm »


        Từ đó, cứ mỗi lần thu hoạch lúa là Nguyễn Văn Bảy lại chở lúa đi xay và mang gạo thơm đến tặng cho trường Trẻ em khuyết tật của tỉnh.

        Các cháu nhi đồng, những đứa trẻ khuyết tật nhớ mãi hình tượng người anh hùng có râu, hay cười, hay xoa đầu các cháu và thơm lên má, cứ lâu lâu là ông có một lần đưa gạo đến để mấy thầy cô nấu cơm gạo mới cho các cháu ăn.

        Sở Văn hóa - Thông tin Đồng Tháp đã in và tái bản nhiều lần tập truyện tranh “Anh hùng Không quân Nguyễn Văn Bảy” dành cho thiếu nhi với hàng trăm ngàn bản phát hành từ sau ngày miền Nam giải phóng. Tập truyện tranh kể lại một cách sinh động hình ảnh anh thiếu niên chăn bò, chăn trâu, cầm gươm chơi trận giả đuổi giặc chạy tơi bời trên cỏ rạ.

“Gươm tre, súng gỗ tiến công
Cưỡi bò, “đuổi giặc”, xung phong dẫn đầu”

        Tiếp đó là những trang tranh có lời dẫn bằng các câu thơ lục bát từ lúc rời Lai Vung - Sa Đéc tập kết ra Bắc, được đi học trường lái máy bay,

        sau đó trở thành phi công, lái máy bay chiến đầu MiG-17 đánh trận với máy bay của giặc Mỹ trên trời.

        Không những trẻ con, mà người lớn Đồng Tháp vẫn xem tranh và thuộc lòng những câu thơ lục bát đã thành ca dao dân dã viết vế người con tên Bảy của quê làng. Vì thế mà đi đến đâu, Nguyễn Văn Bảy cũng được trẻ con và người lớn dành cho tình cảm yêu thích, tấm lòng quý trọng, và sự mến mộ chân thành. Họ rất tự hào vê người anh hùng của quê hương Lai Vung - Đồng Tháp.

        Cuộc sống yên bình nơi thôn dã trôi qua cùng hạnh phúc của hai vợ chồng già trong mái nhà cấp bốn đơn sơ với những nồng mặn, ngọt ngào cùng xuân hạ thu đông và hai mùa mưa nắng. Một năm rối hai năm. Rồi năm năm, rồi mười năm. Mái tóc của vợ chồng người anh hùng ngày càng điểm bạc, cứ như mỗi cơn gió, bận mưa, tia nắng, mỗi lần sương giá đến và đi đều thân tình để lại chút luyến lưu cho người anh hùng và người phụ nữ chung bóng chung hình những sợi trắng, sợi lam quấn thành năm tháng, nên mái đầu của hai người mới lung linh sương khói như vậy. Cuộc sống chỉ có bận bịu mà không gợn chút nỗi muộn phiền nào. Hai cuộc đời, một đáp số giản đơn. Hai đứa trẻ nông dân, hai chiến sĩ Cách mạng, giờ thành hai người nông dân già trọn lòng với quê, với đất. chị Bảy hay nói với mọi người: “Cứ nhìn thấy ổng cười mà như thấy đất cười vậy. Ngó đâu cũng thấy ổng cười. Mò cá cũng cười. Bưng thùng bắt ốc cũng cười. Đào khoai, nhổ súng cũng cười. Mình mầy lấm lem, người lúc nào cũng hăng hăng mùi bùn, mùi đất. Nhìn ổng bây giờ, người ta cứ tưởng ông là lão nông tri điển thực thụ, chứ ai còn nghĩ ổng là phi công lái máy bay “bà già cổ lỗ” hạng ách-xì nữa đâu.”

        - Ngày trước, chưa có lần “vượt cạn” nào của bà xã, mà mình được ở nhà chăm sóc vợ. Bà xã sinh ba đứa con, ba lần mình không có mặt. Lẩn đầu, một tháng mình mới lú mặt về. Lần thứ hai thì một tuần lễ. Lần thứ ba thì một năm học ở Liên Xô, về nhà con gái út không thèm nhìn ba nó. Hàm ơn vợ, bây giờ mình làm cho bả ở không để bù đắp lại cho bà xã phần nào.

        Một lần Nguyễn Văn Bảy đã tâm sự với người hàng xóm như vậy khi người ấy thắc mắc: “Sao không thấy ông Bảy cho bà Bảy làm gì hết?”

        Cho đến một ngày...

        Cuộc tao ngộ bất ngờ ập đến: Những phi công Mỹ từng bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh ở miền Bắc Việt Nam kéo nhau đến nhà anh phi công có tên là Nguyễn Văn Bảy, lái MiG-17, bắn rớt 7 máy bay Mỹ - người đã trở thành nông dân sau một thời chiến chinh, trận mạc, vui cuộc sống ruộng đồng với làng xóm thản yêu bên con kinh đầy tím lục bình và những chòm lau trắng.

        Từ dưới mé sông, một chiếc ghe lớn vừa tắt máy. Một đám những con người vạm vỡ, cao to, cười nói xí xô xí xào tiếng Tây, tiếng ta, liêu xiêu, bước ngả bước nghiêng, lụm khụm dìu nhau đi hết chiếc cẩu bến được bắc bằng cây mù u gân guốc để lên bờ.

        - Ông Bảy có ở nhà không? Có khách quý tới thăm đây! - Một người Việt đi trong đoàn lên tiếng cho chuyến thăm không báo trước nẩy.

        Nguyễn Văn Bảy để nguyên thân hình trần trụi với chiếc quần sọt lửng quá gối vừa từ dưới ao bước lên, chạy xuống bến, trố mắt ngạc nhiên nhìn mọi người:

        - Quý vị...? Xin lỗi, người tôi toàn nước với bùn. Quý vị đây là...?

        Một người Việt trong đoàn lên tiếng:

        - Tôi dẫn mấy anh phi công Mỹ ngày xưa đến thăm anh đây. Không báo trước là vì muốn dành cho anh một sự bất ngờ thú vị. Đúng như bọn tôi chờ đợi: một “Lão nông tri điển” đúng nghĩa ra bến đón chúng tôi. Thật là một cảnh giới huyền diệu của người anh hùng chân đất áo thâm!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:42:00 pm »


        Nguyễn Văn Bảy buông thùng ốc bươu, ốc lác vừa bắt xuống đất, hai tay đưa cao chào mừng quý khách:

        - Xin chào! Xin chào các bạn! Thông cảm, mình đang xuống ao bắt ốc nên mình mầy bùn đất không. Vào nhà đi đã. Vợ ơi, bà xã ơi, có khách, khách quý!

        Rửa vội hai cánh tay để bắt tay với từng người một, nghe giới thiệu tên, chức vụ, cấp bậc của từng người. Mời mọi người vào nhà. Cây nhà lá vườn, có món gì mang ra tiếp khách bằng món đó. Vài cú điện thoại. Mấy chàng trai lực lường hàng xóm kéo tới ào xuống ao bắt cá nuôi sẵn, bắt thêm cả thau ốc làm món ốc dồi, ốc luộc cơm mẻ đãi khách. Cá lóc nướng trui, hấp hành, cá tai tượng chiên xù, thịt chuột, thịt trâu, gà vịt, các loại nấm mối, nấm rơm... Ào ào một hồi với lửa khói phừng xèo, mùi vị thơm cả một vùng cây cỏ. Cả xóm có gì mang đến cái nấy để cùng người anh hùng chân quê tiếp khách phương xa. Ông già, đàn bà, trẻ nhỏ xúm lại coi mặt những người khách Tây, khách Mỹ lần đầu xuất hiện ở nơi cò kêu khỉ hát, giữa đồng giữa bưng nẩy. Vui như mở hội làng quê. Tiếng cười nói vang ẩm cả một khúc kinh. Mấy người khách lạ thích thú nhìn quan cảnh tiếp khách nồng nhiệt của những người nông dân tay lấm chân bùn Việt Nam.

        Người phiên dịch hồ hởi nói với các vị khách rằng:

        - Đó là sự hào sảng trong tính cách của người dân Nam Bộ mà xưa nay ta nghe nói đấy, quý vị. Thật là sảng khoái làm sao.

        Đằng kia, ba chiếc bàn tròn đã được dọn ra ngoài giữa sân - phía dưới cái phù hiệu Không quân Nhân dân trước nhà, bên cạnh những cây điệp đỏ, điệp vàng và những dây bìm bìm hoa tím lay phay những chú bướm vàng cùng những đàn ong mật.

        Nguyễn Văn Bảy thay vội quần áo rồi dẫn những người khách đi tham quan khu ruộng, rẫy và cả vườn cây ăn trái của mình. Nào lúa, nào sen, nào súng, nào bưởi, cam, ổi, mận và rau cải, bông bí, bông bầu, với chim cò bay đầy trời xanh. Một vòng mương bao chỗ nào cũng thấy từng bầy cá kéo nhau ăn mồi mỗi lần có người thảy thức ăn xuống nước. Một bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả và rất xa xưa trong mắt các cựu phi công Mỹ.

        Khi người nông dân Nguyễn Văn Bảy đưa các vị khách đặc biệt của mình và của cả xóm Kinh vào nhà thì ba chiếc bàn tròn đã đầy ắp thức ăn, món nhậu với những chai rượu đặc sản tự cất trong veo cùng những chiếc ly thủy tinh nhỏ đặt xung quanh theo vị trí mỗi người.

        Khi mọi người ngồi vào bàn, Nguyễn Văn Bảy phát biểu đôi lời thủ tục vắn tắt trước các vị khách quý:

        - Thưa các bạn! Thưa bà con! Hôm nay nhà tôi cùng bà con trong xóm hân hạnh được tiếp đón những người bạn từ Hoa Kỳ xa xôi đến với làng quê chúng ta. Đây là đoàn khách Tây phương đầu tiên đến với xóm Kinh này. Tôi xin thay mặt gia đình và bà con ở đây nhiệt liệt chào mừng quý khách - những người bạn, những người sẽ là anh em, bạn bè thân thiết với nhau kể từ phút giây này! Bốn mươi năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiếu niềm vui đã đến với gia đình tôi và bà con, nhưng niềm vui đón tiếp những người bạn Mỹ thì mới lần đầu. Chúng ta nâng cốc chúc mừng sự xích lại gần nhau của nước Mỹ với nước Việt Nam, giữa người Mỹ với người Việt Nam! Xin mời các bạn và bà con ta cùng nâng ly. Một trăm phần trăm, xin mời!

        Nguyễn Văn Bảy uống trước, dốc đến cạn ly, trút ly xuống không còn một giọt rượu rồi ngước lên cười sảng khoái với mọi người. Những người khách và bà con lối xóm với Bảy cũng làm như vậy. Một tràng pháo tay nổ giòn.

        Tới phiên người trong đoàn có tên là Charlie Plum, gương mặt thoáng chút hài hước của người hay bắt chuyện, đứng lên tự giới thiệu, nhờ phiên dịch giúp cho anh Bảy chủ nhà và bà con biết:

        - Kính thưa các bà con, các bạn và anh Nguyễn Văn Bảy!

        Tôi xin trân trọng giới thiệu người đàn ông cao to, có nụ cười thân thiện kia là Trung tướng Không quân Mỹ Steve Richie, người vừa đi du lịch Hà Nội, trở lại chiến trường xưa, cố tìm người phi công ngày xưa ở phía đối phương đã dùng máy bay MiG-17 bắn hạ người đồng đội của ông ấy. Những ngày ở Hà Nội, ông có dự buổi ra mắt quyển sách viết về cuộc chiến tranh trên bẩu trời miền Bắc Việt Nam có tên “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1973) nhìn từ hai phía” của tác giả Nguyễn Sĩ Hưng - nguyên là trung tá phi công chiến đấu của Không quản Việt Nam cùng cuốn sách “Chúng tôi và MiG 17” của tác giả Lưu Huy Chao có giới thiệu phi công Nguyễn Văn Bảy - người đã bắn rơi chiếc F-4 do phi công Jack Col - bạn của ông ấy lái - trên không phận Hà Bắc. Phi công Jack Col không kịp bung dù và đã nằm lại cùng chiếc F-4 của ông ta trên xứ sở anh hùng này. Và Ông Steve Richie không về Mỹ theo lịch trình mà nán lại để đi tìm người phi công đã bắn hạ bạn ông ấy ngày 26 tháng 4 năm 1966 trên bầu trời Hà Bắc. Còn đây - người giới thiệu quay sang cô gái Mỹ xinh đẹp đang lau nước mắt bằng chiếc khăn giấy - đây chính là đứa con gái của anh phi công không trở về nhà từ trận chiến trên không ngày hôm đó...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:42:49 pm »


        Cô gái Mỹ có tên Marie đứng lên, cúi đầu chào mọi người. Mấy chục đôi mắt hướng về phía cô gái, không ai bảo ai - tất cả đều lặng im.

        Giây sau, Nguyễn Văn Bảy đứng lên, bước lại, ân cẩn cầm lấy hai bàn tay đứa con gái mổ côi cha kia, cúi đầu, nói mấy câu thật chậm:

        - Chào con gái! Chú Bảy thành thật chia buồn với con...

        Người phiên dịch nhìn Nguyễn Văn Bảy, rồi nhìn cô gái Mỹ, không kìm được nước mắt, chưa kịp dịch lời nào thì mấy bà, mấy ông hàng xóm của Bảy đã quẹt nước mắt bằng cánh tay trần - sau đó là mọi người đều rưng rưng, nghe người phiên dịch dịch từng lời cho cô gái nghe.

        - Chiến tranh mà... Nếu chú Bảy không bắn hạ ba con thì chú Bảy sẽ bị ba con bắn hạ, và cái nhà chú thím hôm nay cũng đâu còn người đứng nói với con gái mấy lời chẳng ai muốn nói này. Chú không có lỗi, nhưng nhìn con gái đi tìm cha, chú buồn dầu khác gì người có lỗi đã gây ra cái buồn cho cháu và mẹ cháu, ông bà hai bên nội ngoại của cháu. Một lần nữa, chú thành thật chia buồn cùng con gái...

        Người phiên dịch cứ ngậm ngùi dịch với nước mắt lưng tròng. Tiếng Việt Nam thành tiếng Mỹ, tiếng Mỹ thành tiếng Việt Nam. Cả hai thứ tiếng cơ hồ đều có nước mắt vừa đắng vừa ngọt vừa cay xé, vừa mặn thấm đến tận đáy lòng.

        Cô gái Mỹ ngập ngừng:

        - Dạ, cháu cảm ơn chú, cảm ơn bà con Việt Nam đã dành cho cháu những phút giây thật ấm lòng. Mong rằng ở đâu đó, ba cháu sẽ nghe chú nói mà không phải buồn nữa. Cháu sẽ mang câu chuyện Việt Nam ngày hôm nay tại làng quê yên bình này về kể lại cho mẹ cháu nghe. Cháu cũng hy vọng ngày nào đó Mẹ cháu cũng sẽ đến được Hà Nội - Việt Nam và đến nơi này. Cháu không thích chiến tranh. Cháu cầu mong đất nước Việt Nam tươi đẹp, nhân dân Việt Nam hiền lành thân thiện sẽ mãi mãi không còn chiến tranh, mọi người được sống trong cảnh thanh bình, yên vui và hạnh phúc. Dạ, cháu kính chào chú Bảy và bà con. Cảm ơn chú Bảy, thím Bảy và bà con đã dành cho cháu và đoàn đi sự đón tiếp thân tình, nồng hậu...

        Sau mấy giây phút lặng im, Nguyễn Văn Bảy nâng ly mời mọi người.

        - Chúc những người bạn Mỹ của tôi và của chúng ta có chuyến đi về Việt Nam thật đáng nhớ. Xin mời!

        Được mấy tuấn rượu, thức ăn, món nhắm đơm đầy vào bát những người bạn Mỹ với lời giục “Ăn đi, ăn nhiều vào để nhớ làng quê Việt Nam... Đây là món cá hấp. Đây là món cá chiên xù. Đây là món cá lóc nướng trui. Đây là món gà hấp hèm. Đầy là món vịt đồng nướng đất sét...”

        Khi có những tràng cười và tiếng vỗ tay, người được giới thiệu là Trung tướng Không quân mới đứng lên giới thiệu ngược lại người giới thiệu ban đầu.

        - Kính thưa quý vị. Anh Charlie Plum bạn tôi đây, người bị tên lửa bắn hạ, may mắn kịp bung dù, thoát thân và bị bắt làm tù binh, được trao trả từ ngày 18 tháng 2 năm 1973 trong đám tù binh phi công Mỹ 591 người. Anh ấy về Mỹ và trở thành nhà văn, nhà thuyết trình từ mấy chục năm nay. Anh ta đi khắp nước Mỹ để nói vế chiến tranh Việt Nam, nói vế 6 năm cư trú ở Hỏa Lò - khách sạn Hilton, nói về kinh nghiệm chiến đấu, và đặc biệt là anh đã viết thành công hai quyển sách được phát hành hàng triệu bản. Quyển sách thứ nhất có tên là I'М NO HERO - “Tôi Không Phải Là Người Anh Hùng”, quyển thứ hai có tên THE LAST DOMINO - “Quân Domino Cuối Cùng”. Xin một ly rượu thật yên lành và một tình cảm ấm áp dành cho bạn tôi - người lính trở về từ Việt Nam kiêu hãnh!

        Mọi người đều nâng ly. Những người Việt Nam, những người Mỹ bưng ly đi quanh các bàn rượu của nhau với những cái bắt tay, những tràng pháo tay, những nụ cười nồng hậu.

        Rồi mấy bài ca Vọng cổ, mấy điệu Xuân tình, Văn Thiên Tường, Nam Ai được cất lên dưới bóng mát sân vườn làm lòng chủ khách hả hê nồng đượm. Có cả đàn kìm, đàn guitare phím lõm, đàn cò và các nghệ sĩ miệt đồng nhiệt thành luân phiên nhau hát tặng khách. Một cuộc gặp gỡ không thể nào quên. Sự thắng, sự thua trong chiến tranh không ai màng nhắc đến. Nhìn nụ cười, các điệu múa, những điệu vỗ tay reo hò cùng nhau, không ai nghĩ rằng ngày xưa họ từng là người từ hai bên ba phía, cùng chia nhau tang tóc đớn đau của cuộc chiến tranh lớn nhất cuối thế kỷ 20 trên quả địa cầu nẩy.

        Sau cuộc nhậu, họ bịn rịn chia tay nhau. Lại mấy cái quẹt tay lên mắt và lời hẹn cho ngày gặp lại. Riêng Nguyễn Văn Bảy thì thu xếp hành lý vào chiếc túi du lịch để đi cùng những người bạn Mỹ về Sài Gòn và ra cả Hà Nội cho những ngày gặp gỡ tiếp sau của phi công Việt - Mỹ - hơn bốn mươi năm mới có một lần.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:44:54 pm »


        Nguyễn Văn Bảy đi cùng các bạn Mỹ thăm dinh Thống Nhất, chụp ảnh lưu niệm với các cựu phi công Mỹ, thăm Bảo tàng Không quân miền Nam, sau đó ra sân bay cho kịp chuyến bay Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội để dự cuộc họp mặt tọa đàm giữa các cựu phi công Hoa Kỳ - Việt Nam từng quần nhau trên bầu trời hơn 40 năm trước.

        Một cuộc gặp mặt được chờ đợi bao năm và hết sức rôm rả, thú vị, đầy tiếng nói cười giữa các cựu địch thủ từ hai chiến tuyến từng một mất một còn. Các tấm bản đồ, mô hình các trận đánh vừa mô phỏng lại được bày ra trước mặt các cựu phi công. Từng kỷ niệm chết sống, ác liệt được mô tả lại với những cái nhìn tò mò, ngơ ngác, những cái gật đầu, vỗ vai thân thiết và những tràng cười cứ chốc chốc lại vang lên trong phòng họp. Nguyễn Văn Bảy kể lại trận chiến trên bầu trời Hà Bắc ngày 26 tháng 4 năm 1966 - anh bắn rơi một chiếc F-4, trận ngày 29 tháng 6 năm 1966 - anh bắn rơi chiếc Thunderchief được lái bởi một thiếu tá phi công mang tước hiệu АСЕ từ chiến tranh Triểu Tiên, trận ngày 26 tháng 4 năm 1967 - bắn hạ chiếc F-4C do phi công Tucker và một hoa tiêu ngồi trong khoang lái - sau đó hai phi công này bị bắt làm tù binh. Các cựu phi công Hoa Kỳ hết trố mắt ngạc nhiên đến gật đầu bắt tay tỏ ra thích thú và thán phục ông “lão nông tri điền” một thời ngang dọc tung hoành trên bầu trời đầy đặc máy bay Mỹ chỉ bằng con MiG-17 “Bà già cổ lỗ sĩ” của mình.

        Đặc biệt là trường hợp của viên đại tá lừng danh Norman c. Gaddis - từng là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng đào tạo sĩ quan tham mưu Không quân cao cấp, lý thuyết gia chống MiG của siêu cường Mỹ, sở hữu tói 4.200 giờ bay, từng lớn tiếng chỉ trích các phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam là không biết sử dụng và phát huy hết những tính năng ưu việt của máy bay phản lực siêu âm hiện đại F-4, F-105 trước các MiG-17 “Bà già cổ lỗ sĩ”, đồng thời ra sức chỉ cho họ cách chế ngự các máy bay MiG-17 của đối phương. Ấy vậy mà mỉa mai thay, Norman c. Gaddis trực tiếp lái chiếc F-4 Phantom II tối tân bậc nhất, chỉ huy đội hình bay gồm toàn F-4, F-105 của Không quân Mỹ trong nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và toàn bộ các con MiG tham gia không chiến hôm nay để chứng minh đẳng cấp và bản lĩnh thượng thặng của ông ta trước các học trò và đồng đội - vừa hùng hổ xuất hiện trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, chưa kịp nạp vào bộ óc thông thái một chút dữ liệu nào về MiG và các trận địa Phòng không của đối phương dưới mặt đất, thì đã lập tức bị một phi công MiG-17 bắn hạ cùng với trung úy hoa tiêu James M. Jefferson, buộc người anh hùng (vị tướng dự trữ - nếu thắng trận trở về) của Không quân Mỹ lớn lối ấy phải bị dân quân bắt sống bỏ lên xe trâu đưa về khách sạn Hilton từ buổi sớm ngày 12 tháng 5 năm 1967 đáng nhớ. Ngỡ ngàng làm sao, trớ trêu làm sao, khi viên đại tá sừng sỏ, đầu có sạn kia lại bị bắn hạ chỉ bởi một phi công Bắc Việt Nam chưa tròn 27 tuổi, mới xuất trận mươi lần, chỉ sở hữu khiêm tốn 300 giờ bay, khiến vị thần sống của Không quân Mỹ - người đang chễm chệ trên chiếc ghế Phó Tư lệnh Không đoàn Không kích số 12 - bẩn ngẩn bơ ngơ trong trạng thái bần thần mê tỉnh, lẫn lộn thực hư, bởi ông ta không thể nào tin được vào cái chuyện có thật đầy tính khôi hài và oái oăm như thế có thể xảy ra giữa ban mặt ban ngày trên miền đất xa lạ chưa biết đâu là đâu, chỉ mới quen qua chấm tọa độ này. Nhưng, dù có cay đắng hay nhẫn tâm đến mấy đi nữa thì thực tế vẫn cứ là thực tế, chẳng thể chối bỏ hay khước từ. Và sau khi ngồi tu tỉnh trong nhà giam Hỏa Lò được ít lâu, vì sĩ diện, vì tư cách cao quý của mình, cũng là công việc bức xúc của nghiệp vụ Không quân đòi hỏi, “Thầy” Norman c. Gaddis buộc phải đế nghị với cấp cao của Không quân Việt Nam cho ông ta được diện kiến người lái MiG-17 đã bắn hạ mình để trực tiếp nhìn ngắm nhân dạng, phong cách và nghe cho được anh phi công Việt Nam bay ở vị trí số 3 từ tốn - kể lại câu chuyện bình thường nhưng hết sức lạ lùng và khó tin mà ông ta vừa đích thân trải nghiệm. Và ông ta đã toại nguyện. Phi công Ngô Đức Mai - thượng úy, 27 tuổi đã xuất hiện trước đại tá phi công siêu đẳng cấp của Hoa Kỳ trong bộ quân phục khiêm nhường với chiếc quân hàm màu xanh lam thanh bình, dung dị gắn trên ve áo lính.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:01:03 am »

 
        Sau những lời chào xã giao, Norman C. Gaddis nghe anh phi công trẻ Việt Nam đáng tuổi học trò khiêm tốn nói rằng: “Đó đơn giản chỉ là lối đánh thọc sâu bất ngờ ở cự ly gần, mang tinh thần của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh “Nắm thắt lưng địch mà đánh” ở miền Nam, chứ không có gì cao siêu cả. MiG-17 không có tên lửa và các trang bị hiện đại, chỉ sở hữu súng 37 ly và 23 ly nòng thường, lại có tốc độ thấp hơn các loại máy bay tối tân đời mới của Mỹ, muốn đánh được các Ngài, chúng tôi buộc phải đột nhập vào phần không gian thật mạo hiểm mà các Ngài không ngờ tới (bởi nó cũng là tọa độ chết dành cho chúng tôi theo kiến thức của các Ngài), nghĩa là phải đánh giáp lá cà kiểu cận chiến mới mong thắng được các Ngài. Ngài vẫn còn nhớ các diễn biến xảy ra trong ngày hôm đó chứ? Hạ được Ngài, trước hết là nhờ đồng đội tôi tiếp sức, nhờ lực lượng dẫn đường mặt đất tạo điều kiện tác chiến tốt cho tôi, ngoài ra, chắc là tôi còn có chút may mắn, trong khi Ngài lại có chút rủi ro. Tuy vậy, Thượng đế vẫn ở bên Ngài và các chiến hữu của Ngài. Ngài cứ nghĩ như vậy để không cảm thấy nặng nề gì trong một lần không may thất bại. Cảm ơn Ngài đã cho tôi và các đồng đội của tôi một bài học rất giá trị trong lần không chiến khó quên này. Chúng tôi có thêm kiến thức và kinh nghiệm trận địa khi đối đầu với một viên phi công tài ba, cự phách như Ngài. Xin thành thật cảm ơn Ngài và xin được chúc Ngài có những ngày thật bình yên trên đất nước chúng tôi...!”. Ngài đại tá tù binh nhìn gương mặt khả ái, hồn hậu, vẻ tự tin, tuy có chút phong trần, cộng vài nét hóm hỉnh khi nói chuyện, nhưng trông vẫn rất non tơ của anh phi công Việt Nam, nhìn cái miệng cười tươi khi tiếp xúc và diễn đạt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ giàu âm sắc, giai điệu trầm bổng, lên xuống của anh trước người khách mặc áo tù binh nhưng vẫn đang trong tư thế là một sĩ quan cao cấp thuộc lực lượng đặc biệt tinh nhuệ bên kia chiến tuyến của mình, nghe nghĩa của những câu thoại qua người phiên dịch, nhìn các động tác minh họa mềm mại, uyển chuyển mô phỏng lại các tình huống thực hành từ cuộc chiến đấu mà anh ta cùng đồng đội không có mấy ưu thế trong buổi sáng hôm đó, khiến ông đại tá thâm niên cứ trố mắt, lắc đầu như thề tự cật vấn bản thân đề tìm cho ra câu trả lời thỏa đáng nhất, tương xứng nhất với tài năng, bản lĩnh, và cương vị của mình. Rồi sau đó là một chuỗi những cái gật đầu thật chậm từ ông đại tá tù binh già trước anh phi công trẻ cùng mọi người có mặt trong cuộc gặp gỡ tuy mong muốn, nhưng không mấy thú vị này. Một bài giảng chưa hể có trong giáo trình không chiến của Không quân Mỹ. Một lời tự thú, một sự khiêm khuyết mặc định mà uy thế và tri thức chiến tranh Không quân hiện đại Mỹ không cho phép người Mỹ tự nói lên được, nên phải nhờ đến kẻ địch với nền văn minh quân sự thấp kém diễn giải hộ. Chẳng khác gì một sự trớ trêu. Đúng như vậy: một sự trớ trêu lịch sử!

        Lẩn này, trở lại Việt Nam trong tư cách một du khách, Norman c. Gaddis và các cựu phi công Mỹ cũng không quên nhắc đến người phi công ở phía đối phương từng bắn hạ ông - một đại tá không quân lẫy lừng ngày trước. Chỉ tiếc là người phi công đã để lại trong ông những ấn tượng khó mờ phai ấy đã hy sinh ngày 3 tháng 6 năm 1967 (ba tuần sau lần gặp ông) trong một trận chiến đấu không cân sức với lực lượng đông hơn gấp năm lần của không quân Mỹ trên bầu trời Bắc Giang, sau khi đã bắn hạ thêm ba máy bay Mỹ ở những trận không chiến sấm sét trên trời. Thiếu mất một nụ cười và những cái bắt tay nồng nhiệt sau 40 năm các phi công Mỹ rời khỏi Hỏa Lò. Norman c. Gaddis không khỏi chạnh lòng với những cảm xúc bồi hổi khi nhìn ảnh Thượng úy Ngô Đức Mai treo trong Phòng Truyền thống Sư đoàn - một gương mặt cùng một nụ cười tự tin, hóm hỉnh và đôn hậu như đã thành quen. Ông cố hình dung lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, bất ngờ, có chút éo le do chính ông đề xuất, cố liên tưởng đến giây khắc máy bay của ông trúng đạn, anh hoa tiêu James M. Jefferson không kịp bung dù, rồi ông an toàn điều khiển dù đáp xuống mặt đất một cách thuần thục, đường hoàng, và không kém phần điệu nghệ, giống như một vận động viên nhảy dù chuyên nghiệp, gần một sân bay dã chiến của đối phương trong bầu trời đầy khói đạn. Thật lạ kỳ, một ký ức vẫn xanh tươi như mới hôm nào, chưa hề bị chút hoen gỉ bởi sự gặm nhấm của thời gian suốt chừng ấy những năm tháng không yên bình của thế kỷ hai mươi. Tóc ông bạc trắng, gương mặt kiêu hùng của ông líu nhíu thêm nhiều nếp nhăn của một người đã rời thật xa tuổi trẻ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:01:29 am »


        Trong suốt cuộc gặp, vị cựu đại tá Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Không quân Hoa Kỳ, Phó Tư lệnh Không đoàn chiến thuật số 12... cứ ngồi trầm ngâm, thỉnh thoảng ngước nhìn bức ảnh có nụ cười hồn nhiên, thân thiện của anh phi công nhỏ hơn Ngài đến mười ba tuổi, chốc chốc lại bóp trán suy nghĩ, gật đầu, đưa tay gõ nhịp vào khoảng không trước mặt như phân bua với người đối thoại đang hiện về trong cõi vô hình cùng câu chuyện xảy ra từ hơn 40 năm trước.

        - Trận đánh ấy, với những gì chàng trai trẻ ấy làm được, tôi có thể nói rằng: đó là một bài giảng ngoài cả giáo trình tôi học và giáo án mà tôi đã dạy. - Norman c. Gaddis bắt tay và vỗ vai các cựu phi công - đồng đội của phi công anh hùng Ngô Đức Mai mà nói khẽ khàng như một lời tâm sự.

        Người đồng đội của Ngô Đức Mai có mặt ở Biên đội trong trận chiến đấu và chiến thắng ấy thay mặt bạn, đáp từ:

        - Thưa Ngài, đó chỉ là kinh nghiệm và là bài học của kẻ yếu muốn tổn tại và chiến thắng kẻ mạnh từ muôn đời của Tổ tiên thôi ạ. Bây giờ mà bay lại chưa chắc gì Ngô Đức Mai hay tôi và các cựu phi công đây có thể hạ được Ngài. Cảm ơn Ngài đã chịu khó trở lại chiến trường xưa để chúng ta - những kẻ cựu thù giờ đã thành bè bạn - được gặp nhau bên những câu chuyện sống động và ấm tình này. - Cựu phi công bạn của Ngô Đức Mai cầm tay người bạn lớn tuổi có đôi mắt thăm thẳm cuộc đời, nói trong niềm xúc động trào dâng kỳ lạ - một loại cảm xúc chưa hề có trong cuộc đời anh.

        Sau đó, các cựu phi công Mỹ sôi nổi kể lại câu chuyện huyền thoại vế Đại tá Toon do chính các phi công Mỹ tưởng tượng ra suốt những năm dài. Số là, trong những lần bắt được tín hiệu sóng cao tầng từ mặt đất, hoặc tín hiệu phát ra từ các phi công với nhau, các phi công Mỹ luôn nghe thấy chữ “Toon” hay “Tomb” thường xuyên lặp đi lặp lại. Khi ấy thì có chiếc MiG-17 mang số hiệu “3020” bách chiến bách thắng xuất hiện trên bầu trời trong đội hình chiến đấu. Phi công nào của Mỹ, dù bay trên bất kỳ loại máy bay tối tân hiện đại cỡ nào đi nữa cũng thấy trong lòng bất an. Và hắn - tên Toon của chiếc máy bay quái quỷ mang số hiệu 3020 -  nhất định sẽ là thần chết cho những ai chẳng may phải giao chiến với tên phi công Bắc Việt cổ quái chết tiệt kia. Thật là kinh khủng! Sự ám ảnh về anh chàng phi công và chiếc máy bay thần thoại ấy kéo dài từ năm 1967 cho đến giữa năm 1972. Bao nhiêu lần chưa bay đến mục tiêu, các phi công cường kích đã phải ném bom vội vã ở rìa ngoài tọa độ, hoặc các phi công tiêm kích phải thấp thỏm lo âu khi buộc phải vào cuộc không chiến với Toon (Một số phi công Mỹ đã cố tình lẩn tránh vì không muốn đối đầu với tên đối phương thần bí bách chiến bách thắng đó) - hoặc với các phi công của loại máy bay có cả hai chức năng cường kích và tiêm kích hiện đại - khi bất đắc dĩ phải đối đầu với vị thần trời không mời mà đến “3020”. Phải đến ngày 10 tháng 5 năm 1972, bí mật về phi công huyển thoại “Toon” mới được giải mã khi chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020 bị phi công Randy “Duke” Cunningham của Hải quân Mỹ bắn rơi. Từ đó câu chuyện về “Toon” mới kết thúc.

        Trên thực tế, suốt quá trình không chiến, phía Không quân Việt Nam không đưa phi công có cấp bậc thiếu tá trở lên tham gia không chiến. Có lẽ do sóng vô tuyến bị nhiễu nên các phi công Mỹ nghe nhầm mới ngộ nhận là đại tá “Toon”, hay “Tuân” ở phía đối phương xuất trận mà e sợ. Câu chuyện tưởng là huyền thoại ấy lại hết sức giản đơn, bởi phía Việt Nam rất ít máy bay, không đủ cơ số để trang bị cho mỗi người một chiếc như phía Không quân Mỹ, mà một chiếc MiG-17 hay MiG-19, MiG-21 có thể do 5- 7 phi công lái cho những lần không chiến. Đó là trường hợp của chiếc MiG-17F mang số hiệu 3020 thuộc Trung đoàn 923 - Yên Thế, có màu sơn loang lổ, được các phi công Mỹ gọi là Green Snake theo màu sơn của các phi cơ cùng loại. Chiếc máy bay MiG-17 3020 này do nhiều phi công lái, bắn rơi ít nhất 8 máy bay Mỹ - hai trong số đó là Nguyễn Văn Bảy và Lê Hải. Còn một “Người anh em” huyền thoại khác của chiếc máy bay huyền thoại có số hiệu 3020 kia là chiếc máy bay MiG-21PF mang số hiệu 4326 từng bắn rớt đến 13 chiếc máy bay của đối phương - có cả B-52 - đang được đặt trang trọng trong Bảo tàng Không quân ở sân bay Bạch Mai - Hà Nội. Có 6 anh hùng Không quân Việt Nam sử dụng chiếc máy bay huyền thoại này, trong đó có phi công Nguyễn Văn Cốc - người đứng trong hàng ngũ 16 phi công đạt đẳng cấp АСЕ. Tuy nhiên, vẫn chưa hết, còn một chiếc MiG-21 đạt kỷ lục và đẳng cấp huyền thoại nữa là chiếc
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:02:11 am »


        MiG-21 sở hữu số hiệu 4324 thuộc Trung đoàn Không quân 921, được lái bởi 12 phi công khác nhau, cất cánh 69 lần, tiếp chiến 22 lượt, khai hỏa 25 lần bằng tên lửa không đối không, bắn hạ 14 máy bay Mỹ trong giới hạn thời gian từ tháng 7-1967 đến tháng 5-1968. Tám trong số 12 phi công lái chiếc máy bay MiG-21 huyên thoại nẩy đạt đẳng cấp АСЕ, 7 được tuyên dương anh hùng, 5 người trở thành tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiếc máy bay “anh hùng” chưa được tuyên dương ấy hiện đang nằm nghỉ ngơi tại Viện Bảo tàng Quân sự Việt Nam như một tượng đài uy nghiêm sừng sững.

        Đặc biệt hơn, các cựu phi công Mỹ còn gặp được và tâm sự cùng một “kỷ lục gia” của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam nữa là phi công anh hùng Lưu Huy Chao, một chuyên gia thượng thừa lái MiG-17, người có cả thảy là 105 lần xuất kích, 32 lẩn gặp địch, đánh 19 trận, 6 lẩn bắn rơi máy bay Mỹ, nhưng không hề bị bắn trúng, không hể bị thương, chưa từng một lẩn phải nhảy dù để bảo toàn mạng sống. Một kỳ tích không tưởng trước các phi công Mỹ được đào tạo rất bài bản, rất tự tin vào kỹ thuật bay của mình, và hơn thế nữa là tin vào sức hủy diệt kẻ địch từ xa của các quả tên lửa không đối không tối tân và hiện đại bậc nhất: AIM-7 Sparrow, hoặc AIM-9 Sidewinder của Hoa Kỳ. Bây giờ ký ức lại, các phi công Mỹ buộc phải nhìn nhận và cùng nhau xác nhận lại rằng: chính những khí tài được cho là vô đối dần dần xây dựng nên tư tưởng bất khả chiến bại thái quá, tự cao đến nông nổi của phi công Mỹ, những bài không chiến ở cự ly gần cũng vì cái “tinh thẩn kiêu ngạo rất Mỹ” kia mà từ lâu đã không còn trong chương trình huấn luyện của các trường đào tạo phi công ở Hoa Kỳ. Và họ - đám phi công thiện chiến của Không quân Mỹ - bất ngờ gặp cách đánh kỳ lạ, biến hóa, nhất là kiểu đánh giáp lá cà, cách đánh lòn lách tinh khôn, hụp lặn, đôi khi lao thẳng, lật úp, lật ngửa quái gở của những anh chàng làm xiếc Việt Nam, khiến họ phải nhiều lần ngã ngựa đến tức tưởi trên không phận Bắc Việt Nam một thời quá khứ. Giờ đây, phải vượt qua bao nhiêu trắc trở về tâm lý, ký ức, và tri thức, họ hiểu ra một cách cụ thể, họ nhìn thấy rõ hình hài sự thất bại của mình trên mô hình minh họa, thì cuộc chiến tranh mà họ cần phải chiến thắng đã qua mất rồi, để chỉ còn lại những trang đen trong lịch sử nước Mỹ. Những phi công già gật đầu nhìn nhau, lặng lẽ cười và lặng lẽ nhìn về nước Mỹ - nơi họ được đào tạo để trở thành những phi công xuất trận bách thắng.

        Các phi công Mỹ còn được đưa đi thăm hồ Trúc Bạch, nơi mà phi công Hải quân Mỹ John Me. Cain từng bị bắn rớt xuống nước và được kéo lên -  có cả bia chứng tích tạc lại hình ảnh đáng thương của ông Nghị sĩ tương lai trong Quốc hội Lưỡng viện Mỹ - người có công lớn trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau này. Thăm cả hổ Hữu Tiệp, nơi còn xác một chiếc B-52 sau trận Điện Biên Phủ trên không suốt 12 ngày đêm mùa Giáng sinh 1972 cạnh Vườn Bách thảo và làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội.

        Sau cuộc họp thân tình trao đổi kinh nghiệm, thăm hỏi nhau về đời sống trong những tháng năm hậu chiến, các cựu đối thủ của nhau ngày nào cùng nâng cốc chúc mừng ngày gặp lại sau 40 năm vì những căn cớ sâu xa từ cuộc chiến tranh mà Chính phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã cố ý làm ra và để lại bao hệ lụy cho người Việt Nam - người Mỹ. Họ cười, họ nói với nhau cả chuyện vợ con - gia đình như những người bạn xa nhau lâu ngày vừa gặp lại. Nguyễn Văn Bảy vẫn chưa gặp được người phi công Mỹ nào còn sống sót sau khi phi cơ của họ bị anh bắn hạ. Giá như gặp lại họ, dù chỉ một người, lòng anh chắc đã nhẹ nhàng hơn trong buổi họp mặt được trông đợi từ lâu này:

        - Anh cho tôi gởi lời hỏi thăm chân thành đến những người anh em chẳng may đã bị tôi bắn hạ ngày xưa. Hết chiến tranh rồi. Tôi và các anh ấy đã hoàn thành bổn phận với Tổ quốc của mình. Bây giờ thù hận không còn, quá khứ đã được hai bên khép lại, chúng ta cùng hướng tới tương lai để sống nốt những ngày còn lại thật thanh bình, thật yên ấm cho mình - những quân nhân đã một thời chinh chiến, sống ngày chết giờ trong cuộc chiến tranh không đáng có, không đáng để nhân dân hai nước chúng ta phải khổ... Tôi rất ước ao có một lần gặp lại những người bạn, những người anh em một thuở đối đầu ấy. Hãy nói với các anh ấy tôi đã thành lão nông tri điền, ngày ngày cuốc đất trồng khoai, ngày ngày yên vui bên bờ sen, bụi súng cùng những ly rượu đế cay nồng... - Nguyễn Văn Bảy nói với anh bạn nhà văn Mỹ Charlie Plum khi đưa cốc chạm nhau.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:02:42 am »


        - Vâng, tôi sẽ nhắn tin và nhất định sẽ tìm gặp những người bạn ấy để chúng ta có lần gặp gỡ như hôm nay. Đất nước Việt Nam xinh đẹp, người Việt Nam hiền hòa nhân ái... Cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, cảm ơn các anh đã tạo điều kiện để chúng ta có cuộc đoàn tụ anh em sau 40 năm cách trở đáng tiếc. Xin được chúc mừng cho tình bạn chúng ta! - Charlie Plum đưa ly lên mời Nguyễn Văn Bảy và mọi người.

        Sau đó là những bài hát, những bài thơ, những câu chuyện giao lưu giữa những người cựu phi công với nhau. Lại những tràng cười, những tiếng vỗ tay ấm áp thân tình sau mỗi bài ca, mỗi câu chuyện kể. Và họ chia tay nhau trong quyến luyến, ngậm ngùi cùng nỗi lòng của người ra đi và kẻ ở lại. Họ nhìn nhau cho đến lúc không còn nhìn thấy nhau được nữa.

        - Một hành trình 40 năm...

        - Một hành trình đầy ắp khó khăn, nhưng thật là toại nguyện. Trong lòng mình cảm thấy nhẹ bân khi không còn biết tới hận thù.

        Không ai không nhớ tới lời tự tình của anh phi công Mỹ nhà văn: Trái tim biết đường vượt qua đạn bom - khói lửa và hận thù để ta được đến và nói với nhau những lời anh em... Xin chúc mừng nước Việt Nam và nước Mỹ! Xin chúc mừng tình bạn của chúng ta! Tạm biệt các người bạn thân tình của chúng tôi! Tạm biệt...!

        Trước đó một ngày, trung tá phi công Hải quân Mỹ Curtis Dose đã cùng Đoàn cựu Phi công Mỹ - Việt lên xe trở lại Bắc Giang - vùng trời không chiến ngày xưa - để thăm lại miền quá khứ của mình và đồng đội. Anh hình dung rõ mồn một khung cảnh cũ khi dừng xe cùng đại tá phi công Từ Để bên ngoài sân bay Kép. Lúc đó, từ trận địa phục kích, hai chiếc F-4 của Dose và đồng đội bất thần lao xuống trong tư thế vô cùng thuận lợi cùng với hai phát tên lửa được ấn nút. Lập tức một chiếc MiG-17 đã trúng tên lửa, và anh phi công Việt Nam không kịp nhảy dù. Đó là phi công Nguyễn Văn Ngãi trong trận chiến ngày 10 tháng 5 năm 1972. Dose nhớ lại: đó là một trận chiến khốc liệt mà Dose cùng các đồng đội phải ra sức bảo vệ cho các máy bay cường kích tấn công các mục tiêu trong thành phố Hải Phòng. “Khi đến nhà anh ấy - Dose nhớ và kể lại - tôi giật thót người khi cảm nhận được mối liên hệ cá nhân rất riêng biệt giữa anh ấy và tôi. Sau đó chị gái của người phi công tử trận bước ra trong đôi mắt ướt đẫm, hai tay bưng bức ảnh của anh đặt trước mặt tôi. Tôi kính cẩn đỡ lấy bức ảnh như một di vật thiêng liêng của gia đình còn lại. Tôi nhìn anh ấy thật lâu rồi đem bức ảnh đặt vào chỗ cũ. Tôi thật sự xúc động đến cao độ, tay tôi cầm mấy cây nhang mà run run, đốt mãi vào chiếc đèn dầu mấy cây nhang mới cháy được. Tối phải cố gắng để bước đến thật gần anh ấy. Và tôi lầm thầm nói với anh cùng mọi người trong gia đình với hy vọng có linh hồn của anh về đâu đó để nghe:

        - Chúng tôi hoàn toàn không biết người phi công kia là ai, chỉ biết đó là máy bay của đối phương, và cố gắng để không bị bắn rơi như bao nhiêu người đồng đội khác. Tôi mong chị và gia đình thông cảm cho hoàn cảnh của những người lính chúng tôi. Chúng tôi không muốn làm tổn thương nhau cũng không được. Chiến tranh là vậy. Bây giờ, tôi thành thật chia buồn sâu sắc với gia đình. Chúng tôi chỉ còn có cách tốt nhất là cùng anh em cựu phi công làm tốt nhất - có thể - công việc của mình để hai nước Việt - Mỹ xích lại gần nhau, vứt bỏ oán thù, sống với nhau chân thành như những người bạn...

        Đại tá Từ Để là người chứng kiến từ đầu đến cuối trận đánh trên bầu trời hôm ấy. Anh đứng gần bên và nghe từ giọng nói của anh cựu phi công Mỹ phát ra những lời hết sức chân thành. Anh cựu phi công Mỹ nhìn mọi người, nhìn anh phi công Việt Nam cùng đi với mình và nói tiếp những lới xúc động trào lên từ tận đáy lòng.

        - Tôi không ngờ trở lại Việt Nam lần này, tôi lại hân hạnh được gặp rất nhiều phi công Việt Nam thời khói lửa. Tất cả đã xem chúng tôi là những người bạn. Tất cả đã giúp chúng tôi, cùng chúng tôi “đóng lại một chương quá khứ đau thương cho cả dân tộc các bạn và nhân dân Mỹ chúng tôi”. Tôi thật sự muốn ôm các bạn vào lòng...

        Trong những ngày này, còn có phi công Jack Ensch, người đã tham chiến ở Việt Nam từ 1966 đến 1973 cùng trở lại trong đoàn thăm chiến trường xưa, nơi anh từng phải làm tù binh 8 tháng - bị bắn rơi từ đầu năm 1972 - đã không ngần ngại phát biểu:

        - Thời gian, sự hiểu biết, niềm cảm thông sẽ chữa lành vết thương cho tất cả chúng ta. vết thương đã thành sẹo, nhưng chúng sẽ không còn đau nhức nữa... Chúng ta sẽ hướng đến ngày mai và sự tốt đẹp của hai dân tộc...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM