Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:31:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16746 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2019, 09:36:07 pm »


        Mấy chiếc xe đặc chủng to, dài chưa từng thấy xuất hiện ở Việt Nam nặng nề chạy trên đường với những quả đạn thật to:

        - Ba, đạn hay gì mà to vậy ba?

        - Đó là tên lửa SAM-3 của bạn Liên Xô vừa viện trợ cho Việt Nam ta đánh máy bay Mỹ đấy con. Nếu có SAM-3 mấy hôm trước thì máy bay Mỹ còn rớt nhiều nữa, các con à. Loại vũ khí nấy mạnh khiếp lắm!

        - Vậy hả ba. Mà máy bay Mỹ đi hết rồi...?

        - Thì ta lấy nó mà bảo vệ hòa bình, con trai. Hòa bình cũng cần có tên lửa con à.

        - Dạ. Con biết rồi. Ba đạp nhanh về cho kịp mẹ đi.

        - Chắc mẹ đã thổi cơm xong. Hôm nay nhà ta có một ngày vui như Tết, các con của ba.

        Và Bảy lại huýt sáo cho các con nghe bài ca Không quân Việt Nam đánh giặc.

        Ai đó bên đường lại ngâm họa mấy câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:

        “O du kích nhỏ giương cao súng
        Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
        Ra thế! To gan hơn béo bụng
        Anh hùng đâu cứ phải mày râu...”

        Vế đến doanh trại, không ngờ thằng bạn Nam Bộ - quê Cần Thơ, quen thân hồi xuống tàu đi tập kết, trước cùng học lái may bay J-8 ở Hải Phòng, sau đó nhận nhiệm vụ đi học ngành radar dẫn đường cho các máy bay tiêm kích rồi về nước phục vụ từ mấy năm nay - đã bao nhiêu lần dẫn đường phục vụ cho Bảy và các đồng đội khác bắn rơi nhiều máy bay tiêm kích, cường kích của địch - lại có mặt đợi Bảy từ sớm. Thật là một buổi trùng phùng!

        Lâu lắm rồi không được dịp uống rượu, hôm nay Bảy báo cáo và xin phép Ban Chỉ huy Trung đoàn được chơi một trận cho đã, vừa mừng chiến thắng, mừng gặp bạn, mừng cả gia đình bình yên sau 12 ngày đêm sập sùi máu lửa sống mái với quân thù. Mừng muộn Noel và mừng sớm Tết Tây.

        Cùng với Võ Văn Mẫn, người bạn có tên Lê Thiết Hùng vừa đến với Bảy sau chiến dịch long trời lở đất 12 ngày đêm, là người gần gũi, hay tâm sự cùng nhau từ lúc xuống tàu tập kết ra Bắc cho đến lúc được biên chế về Sư đoàn 338, đi học văn hóa ở Lạng Sơn, được chọn đào tạo phi công, cùng học trường đào tạo lái máy bay Sơ cấp, Trung cấp ở Hải Phòng. Hùng lớn hơn Bảy vài tuổi, đã học trung học năm thứ hai, tham gia Cách mạng từ 1949 tại Tỉnh đội Sóc Trăng, vế phương diện kháng chiến thì được xem như bậc đàn anh. Tuy nhiên, hai người cứ xem nhau như bạn bè, vì hợp tính nhau, cởi mở, thích nói chuyện làng quê, nhất là chuyện về các dòng sông, con rạch và thú bắt cá đông mùa nước dâng, nước cạn.

        Hai người xa nhau từ dạo Nguyễn Văn Bảy đi học lái MiG-17, còn Lê Thiết Hùng thì “lỡ bước sang ngang” về phía Radar dẫn đường theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh. Học dẫn đường cơ bản, học dẫn đường ở Sở Chỉ huy, sau đó lại chuyển sang học chuyên sâu dẫn đường trên màn hiện sóng. Lại tiếp tục học về sử dụng radar - các loại ở Việt Nam trong thời hiện tại - thao tác thuần thạo như một trắc thủ. Rồi học dẫn đường trên máy tập ảo thêm 15 tháng. Học xong, được phiên chế về Trung đoàn 921, đảm trách công tác dẫn đường đầu tiên cho đơn vị. Từ đó Lê Thiết Hùng luôn có mặt trên từng cây số cùng các phi công đi khắp bầu trời Tổ quốc để săn tìm những con kền kền xâm lược cho phi công tiêu diệt, thông hiểu luồng lạch trên không trung để cùng những người đồng đội trên không vượt qua những trắc trở thất thường của thời tiết, khí tượng cực đoan, đảm bảo an toàn cho hoạt động trên bầu trời của Không quân Việt Nam.

        Bữa tiệc đơn sơ trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng cũng hội đủ các món Trung - Nam - Bắc và mấy chai rượu quê tìm được từ một làng xa sơ tán. Có thêm mấy người anh em từ các đơn vị. Những câu chuyện vế 12 ngày đêm lập tức thành biên niên sử với những giọng nói, tiếng cười và cả những giọt nước mắt. Bi hùng nhất là câu chuyện về Vũ Xuân Thiểu lao nguyên chiếc MiG-21 vào pháo đài bay B-52. Có người biết chuyện nói rằng 100 phi công tình nguyện đánh B-52 bằng cách của Vũ Xuân Thiều, với quyết tâm diệt cho được 30 chiếc B-52 để bắt Mỹ chịu thua mà buộc phải ngồi vào bàn đàm phán Paris để ký kết Hiệp định hòa bình. Tiếp đó là câu chuyện về phi công trẻ Hoàng Tam Hùng - một khúc tráng ca của tuổi trẻ. Câu chuyện vừa anh hùng, vừa têu tếu của phi công Nguyễn Văn Nghĩa và Nguyễn(Lê?) Văn Kiền về việc liều mạng cho máy bay hạ cánh xuống sân bay vừa bị đánh tan tác, đất đá ngổn ngang, lại ngay trong tầm đạn 20 ly thù vặt của bọn phi công Mỹ. Tới phiên Lê Thiết Hùng kể chuyện về các trận đánh vào sào huyệt của bọn Mỹ ở Thái Lan mà các phi công chưa được biết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:12:44 am »

 
        “Thật là thương cho bộ đội Đặc công đã chịu cực khổ, đoạn trường, nằm gai nếm mật trong bao nhiêu ngày đêm, hy sinh cả tính mạng để đánh và tiêu diệt địch ngay trong hang ổ được canh phòng cẩn mật của địch. Đó là trận đánh vào sân bay Utapao ngày 9 tháng 1 năm 1972, phá hủy 9 chiếc B-52. Trận tấn công sân bay Udon tháng 8 - năm 1972, phá hủy 23 máy bay và đốt cháy kho nhiên liệu lớn của địch. Trận thứ ba là trận đánh dũng cảm của các chiến sĩ Đặc công và Du kích mật vào sân bay Ubon Ratchathani, diệt một số máy bay các loại của địch.

        Đặc biệt là trận tấn công căn cứ hỗn hợp của Mỹ và bọn ngụy Lào trên đỉnh dãy núi Pa-thí, do chính Lê Thiết Hùng tham gia dẫn đường. Một trận đánh ta mất hết hai tổ lái, dù thắng lớn nhưng cứ làm lòng những người còn sống đau đớn và day dứt mãi tới bây giờ vì không tìm ra nguyên nhân đích thực dẫn đến sự hy sinh lớn lao ấy - ngoài những nhận định và giải thích theo lối suy luận.

        - Hoặc trên đường rút ngoằn ngoèo, hai tổ lái của hai chiếc T-28 đã va vào núi đá.

        - Rất khó, vì Tổ lái 1 còn có phi công dạn dày kinh nghiệm, từng bay máy bay rải thuốc trừ sáu cho nông trường trổng thông - Nguyễn Như Cẩn mà. Anh ấy là một phi công có đẳng cấp cao nhất ở Việt Nam. Hôm xịt thuốc cho rừng thông về, người ta còn phát hiện một nhánh lá thông dính vào cabin máy bay. Không thể dễ dàng bị tai nạn như vậy. Có thể anh đã bị các khẩu pháo cao xạ chúng vừa tăng cường trong mấy ngày trước bắn hạ.

        - Chúng nó có pháo phòng không các cỡ. Có thể do cột khói trên đỉnh Pa-thí cao, nên tổ lái phải bay tránh, sau đó bị bắn rơi.

        - Có thể có sự trục trặc trong vận dụng hai phương án tác chiến bị thay đổi đột ngột.

        - Nhưng nhờ trận thắng đó mà trạm radar nguy hiểm khiến ta vất vả và phải mất nhiều máy bay, phi công, đến mức buộc MiG-21 ngưng hoạt động hơn ba tháng đầu năm 1967 - bị dẹp luôn từ đấy. Đó là một trạm radar lợi hại, luôn phát hiện hoạt động của không quân ta để cập nhật tin tức chính xác cho cường kích và tiêm kích địch đối phó với ta những năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Kể cả trạm radar của ta cũng cất đi được một mối nguy. Trước đó, mỗi lần đài radar phát là địch phát hiện và cho tập kích bằng bom ngay. Một chiến công, một trận đánh hy hữu của không quân ta.

        Rồi Lê Thiết Hùng kể cho anh em nghe về 12 lần địch đánh phá vào mục tiêu radar với sức mạnh hủy diệt. Các phi công thầm cảm phục sự chịu đựng có phần gian khổ hơn mình của anh em bên phía dẫn đường. Thực ra phi công chỉ nguy hiểm khi đánh nhau với giặc trên trời thôi, còn khi ở dưới mặt đất thì sướng hơn anh em radar nhiều. Họ là “con cưng” số “I” La Mã! Chế độ ăn một ngày 6 đồng, so với phi công Mỹ thì 20 lần kém hơn, nhưng so với các loại lính khác thì phi công Việt Nam sướng hơn đến 10 lần, bởi các sắc lính mặt đất chỉ ăn với chế độ 5- 6 hào một ngày cơm. Đã vậy, lính radar còn có nguy cơ nhiễm bức xạ rất cao. Chỗ đài radar, trường điện từ cực mạnh, lúc nào cũng guộn lấy ôxy nhiệt hóa nó, cách 50 mét, cứ bật lửa là cháy, như có khí ga xì sẵn, gặp lửa là lập tức bốc thành ngọn.

        - Anh Hùng dẫn đường thì tất cả anh em phi công đều an tâm, bởi anh sở hữu giọng nói rõ, cặp mắt tinh tường, lại được nhìn thấy trước sĩ quan tiêu đổ tới 1 phút 30 giây, rồi còn quan sát địch chính xác, thường cho nhận định tốt hướng đi và thái độ của từng loại đối thủ. Nào, anh em mình thưởng công anh Hùng một ly nhé!

        Tất cả đều nâng ly. Lê Thiết Hùng kể tiếp trường hợp dẫn đường cho Vũ Đình Rạng bắn chiếc B-52 đầu tiên ở địa bàn Quảng Bình - Khu IV. Chuyện dẫn cho Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều bắn hạ hai chiếc B-52 mới mấy ngày trước.

        Hùng cho biết, khó nhất là dẫn đường cho ba loại máy bay MiG- 21, MiG-19, MiG-17 cùng tham chiến. MiG-21 thường được bố trí bay ở độ cao cao nhất. Trung bình là MiG-19. Thấp nhất là MiG-17. Miễn chú ý tốp này thì bỏ quên tốp kia. Rồi phải làm công việc thay cho người chỉ huy thông báo tình hình đối phương cho phi công các loại nắm được: địch bay bao nhiêu chiếc, bay từ hướng nào, bám theo địch từ đâu, bắt mục tiêu, hợp đồng chiến đấu, truyền đạt yêu cầu của chỉ huy cho các đơn vị thực hiện... Cho tới ngày cuối cùng của tháng 12 năm 1972 oanh liệt này, Lê Thiết Hùng, cũng như Nguyễn Văn Chuyên, đã trực tiếp và tham gia cùng anh em dẫn đường cho 218 trận, bắn rớt 172 máy bay các loại -  có ba B-52, 2 A-6 đánh đêm, hai A-6 thả biệt kích. Chưa bao giờ Lê Thiết Hùng phạm phải sự nhầm lẫn đáng tiếc nào trong phạm vi trách nhiệm của mình. Về nguyên tắc, miễn Hùng sai lầm là anh em phi công phải hy sinh. Bởi tính chất nghiêm trọng như vậy nên lúc nào anh em dẫn đường hiện sóng cũng phải tập trung, giỏi tính toán, tính nhanh, độ chính xác cao, để giúp phi công hoàn thành nhiệm vụ. Họ là những người hy sinh thầm lặng, và hầu như cho đến lúc này, chưa một chiến sĩ dẫn đường nào được tuyên dương anh hùng cả. Nhưng đó không phải là mục đích chiến đấu của họ. Họ chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do của Dân tộc, sự công bằng và hạnh phúc cho mọi người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:13:57 am »


        - Anh Chuyên, anh Hùng, anh Chơn và nhiều anh nữa của lực lượng dẫn đường trên màn hiện sóng xứng đáng được tuyên dương anh hùng. Chúng ta uống một ly tri ân và chúc mừng thành tích lớn lao của người anh em cùng chung một bọc Phòng không - Không quân của chúng ta. Nào, mời!

        Hai câu chuyện tiếp nối nhau trong buổi gặp gỡ là chuyện Lê Thiết Hùng dẫn Nguyễn Hồng Nhị chui ra khỏi đám mây CP - mây tích điện - khiến Hổng Nhị cứ nhớ mãi. Hết dầu, không kéo cao được, Hùng yêu cầu Nhị chuyển đồng hồ, chú ý trạng thái máy bay, bình tĩnh xuyên ngang vùng mây không tích điện bên cạnh hai đám mây tích điện, an toàn hạ cánh mà không bị sấm sét đánh vào máy bay. Và một lần nữa cũng cứu... Hông Nhị suýt bị chính MIG-17 của ta nhầm lẫn bắn vào ta.

        Một phi công lên tiếng:

        - Hôm nay em mới biết anh Hùng và các anh dẫn đường quan trọng và lớn lao như vậy.

        - Đúng, không có dẫn đường thì phi công như mù.

        - Dẫn đường tiêu đồ thì chỉ theo dõi đường bay của ta: đi từ đâu, đến đầu và cho lệnh hoặc đánh, hoặc rút. Còn dẫn đường hiện sóng thì từ lúc máy bay cất cánh xuất kích cho đến khi máy bay hạ cánh mới xong nhiệm vụ của một lượt dẫn đường.

        Một câu nói vui:

        - Thế bây giờ anh đã tìm được “người dẫn đường” cho riêng mình chưa?

        Cả bọn cùng cười.

        - Phải như đồng chí Nguyễn Văn Bảy đây này, không những có “người dẫn đường” mà còn có thêm hai “hoa tiêu” dễ thương như thiên thần kia nữa. Chúc mừng!

        Đồng chí vợ và hai đồng chí con của Nguyễn Văn Bảy bước ra cùng vui với mọi người bên ly rượu còn lại trên chiếc mâm đất.

        - Đâu ai dám “dẫn đường” các phi công tài ba của nhà nước và nhân dân. Chỉ có thằng cu Hùng này dám dẫn đường phi công Nguyễn Văn Bảy khi Ba nó chịu làm ngựa ô cho nó cưỡi thôi. Xin chúc mừng chiến công của tất cả các anh!

        Chị Bảy đưa ly rượu lên mời và cùng uống cạn niếm vui với mọi người.

        - Con chào các chú, các bác.

        - Ố, bác chào con, thằng phi công con gan lì của bố Bảy. Mấy hôm bọn địch ném bom, thằng cháu luôn đội mũ rơm kiên cường cùng bố và các bác, các chú chiến đấu đấy. Hôm nào bác sẽ tặng cho cháu một chiếc máy bay bằng nhôm nhé!

        - Dạ. Con cảm ơn bác.

        Một ly cạn giáp vòng, câu chuyện trận chiến đấu cuối cùng của Nguyễn Văn Bảy (B) được Nguyễn Văn Bảy và anh em phi công kể lại để nhớ về một người con Nam Bộ đã ra đi không kịp nhìn thấy ngày hòa bình:

        - Đó là ngày 6 tháng 5 năm 1972. Buổi chiểu. Bảy cất cánh cùng Biên đội, đánh với 24 con A-6, A-7 và 12 con F-4. Nguyễn Văn Bảy (B) bắn hạ một con A-6, sau đó bị chúng nó dí, Bảy lệnh cho hai phi công còn lại thoát ly, một mình tự liệu với những đường đạn sau cùng. Máy bay Bảy lãnh nguyên trái tên lửa của địch, lao xuống chân núi Pu-vi, thuộc xã Tân Thành, huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. Thần xác anh được đồng bào tìm và an táng tại núi Lê Lai - ngọn núi mang tên người anh hùng xả thân cứu chúa Lê Lợi ngày đánh quân Minh từ đầu thế kỷ 15 của dân Đại Việt. Một thoáng ngậm ngùi cùng phút lặng im như lời mặc niệm dành cho người con phương Nam.

        - Nguyễn Văn Bảy (B) và Lê Xuân Dị, cùng một số anh em trong đợt huấn luyện đánh bom thìa lia được lệnh không tham gia đánh bọn giặc trời, chỉ để dành đánh các hạm đội biển của kẻ thù thôi. Nhưng rồi tình hình thúc bách, anh em lại không đủ kiên nhẫn ngồi nhìn các đồng đội của mình cứ ngày đêm xuất kích, nên đã đề nghị được tham gia không chiến, mãi rồi cấp trên cũng phải mềm lòng mà gật đầu. Riêng Bảy dã tham gia thêm hàng chục trận, bắn rơi hai chiếc A-7 và một con F-4 của dịch. Cộng cả chiếc A-6 bị Bảy bắn hạ ngày anh hy sinh là chiếc thư tư. Thêm một đứa con Nam Bộ không kịp nhìn thấy ngày giặc Mỹ cuốn cờ...

        Một ly rượu được hất lên trời như những hạt mưa gửi cho linh hồn những thằng bạn, thằng anh em không về.

        Mọi người cùng cạn một ly - uống với những người còn lại trên trời xa để thành mây trắng.

        Dù có báo cáo chỉ huy, nhưng anh em cũng không dám “xả láng sáng về sớm” theo thành ngữ của dân chơi Nam Bộ nhằm để phòng điều bất trắc. Với thằng Mỹ thì việc gì cũng có thể xảy ra. Họ chia tay nhau trong niềm vui và mấy nỗi ngậm ngùi sau ngày thắng trận.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:14:48 am »


HIỆP ĐỊNH PARIS; BA MƯƠI THÁNG TƯ
VÀ NHỮNG NĂM THÁNG TIẾP THEO CỦA ĐỜI BINH NGHIỆP

        Sau hai ngày đi Hòa Bình tìm thăm mộ của người anh em Võ Văn Mẫn về, lòng rưng rưng nhớ bạn, vừa kịp kể cho vợ và mấy người anh em nghe câu chuyện ấm lòng, ấm dạ về một người dân ở huyện Mai Châu - Hòa Bình đã có nghĩa cử cao đẹp dành cho Mẫn miếng đất nhỏ để làm mộ, ngày đêm trông coi, hương khói, thì có cú điện thoại khẩn mời Nguyễn Văn Bảy lên gấp Sở Chỉ huy. Tưởng tình hình có gì bất thường, nào hay đó là một tin vui. Mọi người chúc mừng cho người anh em Nam Bộ của mình.

        - Vừa được thăng cấp, vừa được đi nước ngoài nhé. Hai chuyện vui tới cùng một lúc. Xin chúc mừng người anh em!

        - Chúc mừng!

        Nguyễn Văn Bảy được thăng hàm trung tá, vẫn giữ chức Trung đoàn Phó phụ trách tham mưu. Anh và một số sĩ quan cấp tá được sang Liên Xô bổi dưỡng về kiến thức tổ chức - chỉ huy chiến đấu của Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Trước khi lên đường, không ngờ phước “đáo” trùng lai, Bảy lại nhận được thông báo mừng đến ra nước mắt: Người anh trai thứ ba bị bắt làm tù binh, vừa được trao trả ở Quảng Trị, đang trên đường ra Hà Nội an dưỡng!

        Ngày hôm sau hai anh em được gặp nhau trong niềm vui đoàn tụ sau 19 năm xa cách. Một đêm, rồi hai đêm tâm sự về chuyện cha mẹ, gia đình, dòng họ, quê hương, tình sau nghĩa trước suốt những năm dài. Và hai anh em lại chia tay nhau.

        Trung tá Nguyền Văn Bảy hôn vợ con rồi từ biệt.

        Một cuộc chia tay vui, chỉ có nụ cười mà không hể có nước mắt.

        Một năm cho chương trình tu nghiệp thấm thoát trôi qua. Cùng đi với đoàn sĩ quan Phòng không - Không quân, có ba phiên dịch viên tiếng Nga, cho nên Bảy và các cán bộ khác chỉ nghe bài giảng bằng tiếng Việt. Tiếng Nga học chỉ đủ để vui, đi phố bắt chuyện với người Nga nhân hậu, chứ không nhọc nhằn học để nghe bài giảng bằng chính tiếng Nga. Một nước Liên Xô hùng mạnh và thiên đường!

        Nguyễn Văn Bảy nhận được thư vợ, sau khi sinh công chúa cho anh. Đọc mà cả bọn lăn ra cười. “Cu Hùng không muốn mẹ đi sinh em bé, bèn đổ quạu nói với mẹ: Đợi mai đi sinh em bé hổng được sao. Con muốn mẹ ở nhà với con và em Quân rồi mai hẵng đi bệnh viện sinh em bé. Nó bảo mẹ đi bắt cóc về làm thịt phơi khô cho em ăn để chống còi xương. Hồi đó Hùng cũng bị còi xương, ba cho Hùng ăn thịt cóc khô mà Hùng không còn còi xương nữa...” Cả đám bạn bè đi học cùng cười vui với Bảy về bức thư nhà.

        Lại chuyện cười: Khi Nguyễn Van Bảy lên đường sang Liên Xô học, ở bên nhà, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân Dân vẫn đưa tin trang trọng đại biểu - anh hùng - Nguyễn Văn Bảy có mặt trong đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Vĩnh Phú đi dự kỳ họp Quốc hội lần thứ... mà ngả nghiêng cười.

        - Đúng là “nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm”. Mình đang sờ sờ ra đây mà các bác ấy cứ đùa như thật. Chắc là họ không biết tin đoàn mình đi học ở nước bạn Liên Xô. Cười!

        Một năm đã qua đi với những bài học vội vàng và mấy chút tiếng Nga đủ để chào cô giáo, thầy giáo mến thân.

        Bảy về. Thằng Quân gọi ba là “Ông Bảy” như thằng bé hàng xóm.

        - Ba đây mà?

        - Không phải, ông là ông Bảy.

        Thằng Hùng thì nhận ra ba ngay:

        - Ba về, sướng quá! Ba mua cho anh và em Quân, cả em gái út nhiều đồ chơi nè. Ôi, có cả máy bay, xe tăng, súng AK và búp bê to cho em Út... Con cảm ơn ba...

        Mãi thằng Quân mới nghe lời mẹ và anh Hai gọi người sĩ quan lạ mặt ở trong nhà kia là ba. Còn con gái út thì Bảy chỉ được hôn nựng nó khi bé đã ngủ. Mấy ngày sau, bé út cũng biết vỗ tay cười cùng bố.

        Một tập truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành về anh hùng Không quân Nguyễn Văn Bảy ra đời. Hai đứa con nhỏ của Bảy và Niên cứ ngồi nghe anh Hai nói truyện tranh này có Ba Bảy trong đó, khiến hai đứa em ngơ ngác, cứ nhìn vào tập truyện tranh để kiếm ba mình. Thằng Quân cứ nhìn nhân vật trong tranh rồi hỏi Mẹ: “Ba đâu? Sao ba bé xíu vậy?”, khiến cả nhà cùng cười.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:15:20 am »


        Nguyễn Văn Bảy nhận chức Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 923 thay cho anh hùng Lâm Văn Lích vừa được điều vào vị trí khác của Binh chủng.

        Năm 1974 qua nhanh. Năm 1975 đã ào tới bên cửa với những tin chiến thắng từ chiến trường bay về dồn dập. Giải phóng Phước Long. Đánh vào Ban Mê Thuột và giải phóng Tây Nguyên.

        Nguyễn Văn Bảy được chuyển vào sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa để chuẩn bị cho chiến trường miền Nam theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, trong đó có công việc huấn luyện khẩn cấp các phi công phục vụ cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

        Huế thất thủ. Đà Nẵng với một trăm ngàn quân đang trên đường tháo chạy. Tình hình phát triển như vũ bão sau mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam “Thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa!”

        Nguyễn Văn Bảy cùng một số sĩ quan dưới quyền chuẩn bị bay vào tiếp thu sân bay Đà Nẵng.

        Sau đó là tiếp quản sân bay Nha Trang.

        Đến lượt phi công Nguyễn Thành Trung - phi công của ta cài cắm trong lòng địch - ném bom dinh Độc Lập, mang chiếc máy bay A-37 bay về đậu xuống sân bay Phan Rang (nguyên bản trong sách).

        Trận địa Xuân Lộc giằng co giữa ta và Sư đoàn 18 tinh binh của địch. Bọn giặc cùng đường mang bom HBU(nguyên bản trong sách) chiến thuật hủy diệt trận địa. Hàng ngàn chiến sĩ ta nằm lại chiến trường Xuân Lộc - phòng tuyến tử thủ của kẻ thù bên ngoài vành đai Sài Gòn.

        Rồi phi công Nguyễn Thành Trung và mấy phi công của ta vừa học lái A-37 cấp tốc theo yêu cầu của chiến sự đã dẫn một Phi đội 4 chiếc A-37 bay vào Sài Gòn trút bom xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Ngày tàn của chế độ tay sai bán nước đã điểm!

        Bài ca “Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây... Tiến về Sài Gòn, trận cuối là trận nẩy...” cứ giục dội vào lòng triệu triệu con người đang tiến lên phía trước.

        Mười một giờ ba mươi của một ngày đáng yêu nhất trong cuộc đời người đã đến! Chính quyển tay sai Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng qua sóng phát thanh! Cuộc trường chinh của xương máu và nước mắt suốt 30 năm đã kết thúc. Ơi! Đất nước bao giờ đẹp thế nẩy chăng!?

        Ngày BA MƯƠI THÁNG TƯ (30-4) năm 1975 - ngày của 21 năm chờ đợi từ buổi sáng mặt trời lên, Bảy - thằng thanh niên chân phèn ngày xưa chưa một lần đi dép - chia tay má và bà con, bước xuống tàu trong cái nóng bỏng chân cho chuyến hành trình tập kết ra Bắc có thời hạn hai năm - đã đến trong nụ cười và nước mắt. Không thể tả hết niềm vui, hạnh phúc và cả những cảm xúc không có tên gọi cứ dồn dội trào dâng trong lòng Nguyễn Văn Bảy và trong lòng mọi người. Triệu triệu những hy sinh mất mát, những tang tóc thương đau không suối, sông, biển cả nào lường hết, không núi non nào sánh bằng cho ngày Bắc Nam sum họp.

        Bác Hồ về trong nắng, trong mây với nụ cười yêu thương, hồn hậu của người Cha già...

        Và Bảy rưng nước mắt.

        Chưa thể bỏ công việc tiếp quản phi trường Tân Sơn Nhất ngổn ngang vết tích chiến tranh, lại thêm vấn đề trật tự an ninh của những ngày đầu quân quản, Bảy chưa về quê thăm cha mẹ được, (Bảy và người anh thứ ba không hay tin ba mình đã mất từ năm 1970) Bảy đành sắp xếp để Niên đưa mấy con về thăm ông nội, bà nội, nhà ông ngoại, bà ngoại trước. Bà mẹ già ôm lấy con dâu và ba đứa cháu nội chưa một lần gặp mặt vào lòng. Bao nhiêu chuyện nhớ thương, mong đợi. Những giọt nước mắt ngọt ngào sau 21 năm Nam Bắc phân ly.

        Rồi chị Niên dắt mấy con về thăm ông ngoại. (Bà ngoại hy sinh trong chuyến giao liên hỏa tốc vì bị máy bay trực thăng Mỹ bẳn từ sau Tết Mậu Thân). Lại những giọt nước mắt để dành từ 21 năm qua. Chị Niên ôm người cha già từng kinh qua nhiều năm công tác trong vai trò Thường vụ Huyện ủy Lai Vung, ôm ảnh mẹ vào lòng nức nở nhớ về những ngày xa xưa còn kẹp tóc đuôi chồn. Mấy đứa nhỏ không biết gì, thấy mẹ và ông ngoại khóc thì tự dưng cũng ra nước mắt, mêu mếu nhìn mẹ và ông. Nghe lời mẹ, ba đứa nhỏ thắp hương cho bà ngoại. Anh em ruột thịt họ hàng xúm nhau tay bắt mặt mừng. Một cuộc đoàn viên sau bao nhiêu trắc trở, nghịch ngàng đến cay nghiệt của chiến tranh. Hạnh phúc có màu của nắng. Mấy đứa nhỏ chạy vụt ra vườn để cảm nhận về quê hương - nơi sinh ra cho chúng ông ngoại như ông tiên và người mẹ hiền đảm đang trung hậu, lúc nào cũng thương như mật ngọt của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:16:02 am »


        Hơn 20 ngày sau, nhận nhiệm vụ tiếp quan sân bay Cần Thơ, thu gom hàng trăm chiếc máy bay các loại từ các sân bay nhỏ của ngụy để đảm bảo công tác quản lý, với nhiều công việc chưa kịp đặt tên, Bảy mới thu xếp để về quê thăm mẹ, thăm ông ngoại của mấy đứa nhỏ và bà con quê nhà. Bà mẹ ôm thằng con vào lòng mà không nói được lời nào. Hai mốt năm cho một lần mẹ con gặp mặt. Ông thân của Bảy lặng im nhìn Bảy với đôi mắt đợi chờ thằng con cứng đầu về lại quê nhà. Rời mẹ, Bảy bước lại bàn thờ cha. Anh thắp nén hương cho cha, ông nội, bà nội và nói lời xin lỗi.

        - Con về rồi. Ba, ông nội, bà nội hãy về mà đánh đòn thằng Bảy hổi nào đi...

        Đi ngang bộ ngựa gõ đen bóng, nhìn thấy cả hình mình trong ấy, chỗ nằm cúi cho ba đánh đòn ngày xưa, bất giác Bảy dừng lại, nhìn vào chiếc bóng của mình in trong nó, rồi khẽ buông người nằm lên, lăn nghiêng thần hình như cúi xuống đợi ông già cầm roi hỏi tội...

        Bảy chạy nhanh ra bìa ruộng, nhìn thiu thiu cánh đồng lặng thinh trong cái nắng trưa hè quang quẻ, nơi cất giữ bao nhiêu kỷ niệm của thuở thiếu thời cưỡi trâu đánh trận. Tiếng con nghé ọ vẫn gọi về từ đâu đó phía rặng trâm bầu bên kia mé ruộng. Bầu trời vẫn xanh ngắt tuổi thơ. Cây xoài tượng quỳ trăm tuổi, bên này con xẻo nhỏ với khoảng sân trống đầy cỏ lông nheo - nơi thằng Bảy Đầu Giồ ngạo mạn cầm 5 đồng xu của bác Hai cho đòi cưới ba đứa con gái làm vợ sau một lần thách đố - vẫn nằm thinh thinh một đống tuổi già với thời gian sần sùi quấn quanh bộ rễ. Kia là chỗ Bảy và anh Ba ôm xà-vi đuổi chuột làm súng bắn máy bay rồi thấy nó bắn lại, hai anh em cùng nhau lặn xuống ao bùn. Chỗ nọ là chơi trận giả làm thằng bạn con bà hàng xóm chảy máu đầu. Chỗ kia là sân lúa mỗi tối trăng về hay chơi trò trốn kiếm, bịt mắt bắt dê. Đàng xa rặng tre làng là đẩm sen ngày trước, mùa nước nổi bơi xuống trể cá lòng tong với cô láng giếng mới 15 tuổi cái đêm làm gió thổi tắt đèn... Cô gái ấy đã hai lẩn lấy chồng, hai lần bất hạnh. Nàng đã thành ni cô khoác áo nâu sồng.

        Bâng khuâng. Muốn làm thơ, muốn nói một cảu gì đó văn chương cho chính mình nghe mà không nói được. Chỉ thấy nhớ, buồn một cách mông miêng vừa xa vừa gần.

        Bảy vào nhà. Chật một nhà khách. Đầu trên xóm dưới nghe thằng Bảy Sún nó về, thằng Bảy Đầu Giồ nó về, thằng anh hùng phi công Bắc Việt mà báo Sài Gòn đăng hồi nào nó về... Không một lần nào nhà Bảy đặc biệt vui như thế. Vui từ lúc Bảy về cho đến sau khi Bảy đi. Nghe câu chuyện bà mẹ kể về ông Xã trưởng, chồng của cô gái ngày xưa ông già nhờ mối mai xin cưới đã giúp gia đình khỏi bị tên Trưởng ấp làm khó dễ lúc giặc bình định, Bảy quyết định đến thăm gia đình của người xưa chưa kịp thành cố nhân của mình. Ông Xã trưởng đang đi học tập cải tạo. Người vợ và người mẹ của 5 đứa con rơi nước mắt: không biết mừng vì được gặp lại người đàn ông đã trốn bỏ mình, hay tủi thân cho số phận trớ trêu bởi người chồng đang bị cải tạo. Bảy bất ngờ có chuyến xuống thăm trại cải tạo và viết một lá đơn xin bảo lãnh cho ông Xã trưởng tốt bụng của xóm làng ngày xưa được sớm trở về với vợ con mà không cho bà Xã trưởng hay biết. Phải mãi ông Xã trưởng hiền hậu ấy mới nói cho vợ nghe về cử chỉ ân tình của người đàn ông ở phía bên kia chiến tuyến trở vế sau 21 năm biệt vô âm tín.

        Còn tên Trưởng ấp ác ôn hồi nào thì bỏ xứ đi biệt tích, Bảy đến hỏi thăm gia đình, và có lời nhắn nhủ anh ta hãy trở về sống cuộc đời lương thiện như bao nhiêu người của chế độ cũ khác, không nên lo lắng thái quá về sự trả thù.

        - Không bao giờ có cuộc trả thù. Hãy về mà sống, làm ăn với vợ con, gắng sức cùng mọi người vượt qua giai đoạn đất nước khó khăn này.

        Bảy đi ra khu vườn sau thăm mộ người mẹ vợ hy sinh oanh liệt cho dân, cho đất, thắp nhang cho bà. Nhìn ông cha sống cô quạnh một mình mà không kềm được nước mắt.

        - Ba lên Sài Gòn sống với tụi con và mấy cháu cho vui lúc tuổi già.

        - Ba quen sống với quê, với đất rồi con à. Cứ về trên đó mà lo công việc, đừng bận tâm vì ba. Ba còn khỏe, chừng nào sống một mình không được hẵng hay, con à.

        - Quê hương mình: đất không thay đổi, mà người thì thay đổi nhiều quá ba à. Người chết cũng nhiều.

        - Chết cho cả hai bên mà con. Thời bình định, gia đình Cách mạng sống khổ lắm, con biết không. Bây giờ... Thôi, thây kệ, đất nước thuộc về mình rồi, nhớ đừng để thù để oán trong bụng cho nó nặng nghen con. Ba ngày xưa cũng khổ cực biết bao nhiêu, sự sống chỉ tính được từng giờ. Ngày ấy ba cũng thù bọn chúng lắm. Đánh với ngụy còn khó hơn đánh với Mỹ. Thằng ngụy nó vào tới sào quần áo, tới bàn thờ của mình mà rình rập. Nó như đi guốc trong bụng mình. Ta ở đâu, làm gì, chúng nó cũng có tai mắt để biết. Bọn Thiên Nga - Phượng Hoàng đông ken, đặc đất, mạng sống cán bộ bám trụ như chỉ mành treo chuông. Nhưng bây giờ độc lập tự do rồi, sướng nhất đời rồi, cứ nghe lời Bác Hồ mà hòa giải dân tộc, con à. Thù hận như mây đen trong lòng, nó dễ làm cho tâm hồn mình u tối lắm con. Mình là chính nghĩa, cứ lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, con nhớ đừng quên.

        - Dạ, con nghe lời ba mà không thù, không oán ai đâu. Đồng bào mình không mà.

        - Vậy là được. Nghĩ kỹ cũng là bầu bí chung giàn, nhớ nghen con - thằng chồng con Niên.

        - Dạ, thưa ba.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:16:21 am »


        Mấy ngày ngắn ngủi trôi qua sau khi đi thăm và thắp nhang cho ông bà, cô bác, những người quen đã khuất trong chiến tranh, hoạn nạn, Nguyễn Văn Bảy thu xếp về thăm gia đình người bạn thân Võ Văn Mẫn ở Bến Tre. Mẫn ngồi trên bàn thờ với khuôn mặt tươi trẻ, cứ nhìn thằng bạn học 7 ngày 7 lớp ngày xưa như cười.

        - Tao về thăm mầy đây, thằng bạn thương nhất đời của tao. Tao thấy hình, nghe kể chuyện anh hùng về ba, về mấy anh em trong nhà và gặp má rồi. Tụi mình thành anh em một nhà Mẫn nhé. Từ đây tao sẽ thay mầy mà chăm sóc má trong lúc tuổi già. Không ngờ trong nhà có tới năm liệt sĩ, Mẫn à. Hy sinh nhiều quá để có ngày này. Tao thương má lắm...

        Vừa quay ra thì không ngờ Bảy lại gặp Tư - người vợ sắp cưới của Mẫn khi xưa, cô sinh viên vừa tốt ngiệp Đại học Sư phạm, chuẩn bị làm cô giáo, đi lên thăm chồng sắp cưới mà không gặp được, đành để lại chiếc nhẫn cưới cùng một bức thư nhắn gấp Mẫn về...

        - Em vào hồi nào?

        - Em về quê ở Cần Thơ từ một tháng nay rồi. Em sang đây thăm má từ mấy ngày qua... Anh chị và các cháu khỏe cả chứ anh?

        - Vợ con anh khỏe. Mẹ con cháu đã về quê thăm nội ngoại vừa trở lên Sài Gòn. Em định về dạy trường nào ở Cần Thơ?

        - Trước mắt em về Ty Giáo dục theo chỉ thị tăng cường cán bộ chuyên ngành giáo dục cho miền Nam. Chuyện đi dạy sẽ tính sau, anh à.

        - Tốt rồi. Cho anh kính lời thăm hai bác và gia đình. Lẩn sau anh về sẽ đến chào và thăm hai bác cùng gia đình em.

        - Dạ, em cảm ơn anh. Ba mẹ em vẫn khỏe. Em định chơi bên đây với má cho hết tuần phép, mới về Cần Thơ nhận nhiệm vụ.

        - Ừ, em ở chơi vài bữa cho má được an ủi phần nào.

        Sau bữa cơm chiều đạm bạc, Nguyễn Văn Bảy từ giã gia đình người bạn thương mến của mình và cô gái Tây Đô học ở Hà Nội ngày xưa có đôi mắt buồn như buổi hoàng hôn chiểu nọ.

        - Giá như thằng Mẫn của má nó còn... - Bà mẹ già ôm thằng anh em kết nghĩa của con trai vào lòng, thổn thức.

        - Dạ, thưa má... con đi... Lâu lâu con sẽ về thăm Má như thằng Mẫn vẫn còn sống vậy.

        - Ừ, rảnh thì về chơi với má nghen con. Má bây giờ cu ky một mình. Tối cứ đốt nhang, gặp hương hồn ổng - Ba con và mấy thằng anh em con mà nhớ... Con hãy về mà kể chuyện thằng út Mẫn cho má nghe, nhất là chuyện nó đi gặp Bác Hồ và chuyện bay lên trời quánh giặc...

        - Dạ, con sẽ về...

        - Anh Bảy đi khỏe...

        - Con về trên cho má gởi lời thăm con dâu Bảy và mấy đứa cháu nội của má...

        - Dạ, con đi. - Rồi quay sang cô gái Tây Đô, Bảy nói lời từ biệt - Anh chào em dâu. Anh chúc em không phải buồn nhiều và luôn mạnh khỏe. Khi nào rảnh thì nhớ sang xứ dừa này thăm má để má vui mà sống lâu với anh em mình, Tư nhé...

        - Dạ, anh...

        Bảy về Sài Gòn với những ngày bề bộn.

        Và đi...

        Rồi giúp bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pônpốt, làm cho đất nước Campuchia hồi sinh.

        Rồi kết thúc cuộc chiến tranh với bọn bành trướng phương Bắc - cũng là đất nước anh em những ngày Nguyễn Văn Bảy sang học lái máy bay. Một cuộc chiến tranh mà Bảy không bao giờ muốn nó xảy ra - nhưng nó đã xảy ra một cách đau lòng!

        Lên hàm đại tá 10 năm, lần lượt giữ các chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm III Không quân (miền Nam), Phó Tổng Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân, đến năm 1994, sau ba lần làm đơn gởi Bộ Tư lệnh Quân chủng xin nghỉ trước tuổi, nhường vị trí công tác cho người trẻ có điều kiện tốt hơn kế thừa, Bảy quyết định về hưu ở tuổi 58, dù biết rằng sức khỏe và năng lực còn có thể phục vụ trong quân đội thêm vài năm nữa. Nghĩ là làm, nói là thực hiện. Chiều ý những thầy giáo, cô giáo quen biết ở các trường đại học, anh đi nói chuyện thêm mấy buổi với sinh viên các khóa về những năm tháng chiến đấu trên bầu trời miền Bắc, những ngày giải phóng miền Nam, giải phóng Campuchia, chiến tranh biên giới phía Bắc, rối vẫy tay tạm biệt cuộc đời quân ngũ cùng bạn bè anh em suốt 40 năm dài gian khó vinh quang, chung vai đấu cật, sống chết khôn lường, lui về phía sau như người nông dân cày xong thửa ruộng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:16:49 am »

        
TRỞ VÊ VỚI NƠI ĐÃ RA ĐI

        Sống ở Sài Gòn với hai đứa con trai năm năm, lo cho các con xong chuyện học hành, yên bề gia thất, về thị xã Sa Đéc sống với con gái Út vài năm, Nguyễn Văn Bảy quyết định cùng phu nhân - người yêu dấu của hơn 30 năm trước - thu xếp hành trang trở về quê sống hẳn như lời ước nguyện từ bấy lâu nay. Trở lại với cuộc đời nông dân, trở về với đất. Một vòng quay của số phận. Một chu kỳ của đời người. Ngày cắt chiếc quần dài làm hai cái quần xà lỏn với hai chiếc áo bà ba vải săn-đầm một rách, một sờn ra đi cho đến bây giờ, đã có lãi gấp trăm ngàn lần, còn nuối tiếc gì nữa mà không vế với vườn rau ao cá, cày cuốc làm vui, tháng ngày thanh bần tự tại. Đó chẳng phải là thú điền viên của bậc vương giả ngày xưa sao? Ta không vương giả, nhưng ta có thể làm được người nông dân tự do, hào sảng với bụi lúa, củ khoai, đầm sen, ao súng, mồ hôi chảy ướt nụ cười.

        Không muốn vợ khổ cực trong những ngày đầu, Nguyễn Văn Bảy đi tiền trạm một mình thực địa và chuẩn bị túp lều tranh “mở cõi” như ông cha ngày trước trong kiếp lưu dân.Trước hết là học người cách lên bờ bao xung quanh vuông đất của mẹ cha chia phần sau khi phương thức sản xuất Tập đoàn tan rã, trả lại. Lấy bờ bao làm liếp trồng vườn, rẫy. Lấy vòng mương bao làm ao nuôi cá, trồng súng, ương sen. Vuông đất bằng còn lại 6.000 mét vuông thì dùng làm ruộng. Chuẩn bị sẵn công cụ và tiền, cùng kế hoạch thuê mướn nhân công, máy móc, Bảy khăn gói từ biệt vợ con làm lại cuộc hành trình ngược với tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu ngày trước. Một hành khúc trở về cùng tiếng gọi thiêng liêng nguồn cội giục giã trong lòng. Và ngày đầu tiên trở lại với đất, nhìn mặt trời đi vòng từ Đông sang Tây mới xao xuyến làm sao, mới lạ làm sao, mới thương nhớ làm sao!? Bây giờ Bảy mới thấy người biết làm thơ là đặc ân của tạo hóa, không phải ai muốn mà được. Một cuộc đời, một cuộc hành trình qua muôn trùng thiên lý, rồi lại trở về như hết một vòng tròn sinh phận, nó thi vị làm sao, vậy mà chẳng làm được một câu thơ mảy may, con cỏn để tặng riêng mình. Thật đáng tiếc!

        Buổi chiều, hoàng hôn về muộn, đứng bên cánh đồng của tuổi thơ xưa, nghe những con nhóc nhen gọi bạn từ chân đê mượt mà hoa cỏ như cố tình gợi lại những âm thanh quen thuộc của buổi ban mai đời người, Nguyễn Văn Bảy không khỏi chạnh lòng nhớ đến những lần cưỡi trâu chơi trận giả, dậm cù chuột, nôm cá, săn chim, rủ nhau cả bọn chăn trâu ùa xuống sông lặn hụp. Ngày xưa chim thú đầy đất, đầy trời, thiên nhiên như người bạn gần gũi của tuổi thơ anh. Trong da thịt - linh hồn anh: sờ đâu, nhìn đâu cũng nghe tiếng nói và nụ cười mật ngọt của cỏ cây, mây trời, chim chóc, bóng những ngôi sao và những vầng trăng non, trăng già tươi đẹp thủy chung. Sau 50 năm xa biệt trở về, giờ đồng cỏ, bờ kinh, lung tràm, đầm sen, ao súng, tiếng con chim vịt kêu chiếu, những đàn cò trắng xếp thành những câu ca dao trên nền trời trong vắt tinh anh... vẫn dồn giã gọi anh vế cùng nó. Bất giác một giọt nước mắt rơi xuống thật chậm và thật nhẹ, làm cho con người cứng lòng chặt dạ như anh cũng có phút giây mềm lòng vì nhớ. Nhớ tuổi thơ, nhớ quê hương làng xóm, nhớ cha mẹ, ông bà, nhớ những khuôn mặt thương yêu ngày nào của 50 năm trước. Có cái chỉ vừa nhận ra là cũ. Có cái được nhận ra là những xưa cổ của một đời người từ phía bình minh với tuổi ấu thơ. Chợt anh gật đầu với cầu “nhân sinh thất thập”. 17 tuổi ra đi. 67 tuổi trở vế. Một đời người thật gần và thật xa, thật dài và thật ngắn!

        Một tiếng chuông chùa đâu đó ngân lên.

        Suỵt! Bảy bỗng nhận ra còn một lời hứa chưa thực hiện khi quyết định trở lại quê nhà: thăm người bạn gái bơi xuống đi trể cá lòng tong mùa nước nổi.

        Tắm rửa xong, Bảy men đường đồng qua hai giang vườn, hai con rạch nhỏ tìm đến với người bạn gái cám cảnh có tói hai đời chồng nhưng cuối cùng phải náo thân cửa Phật để tìm vui với tiếng kệ kinh và cuộc sống tu hành.

        Thật buồn: một ngôi am vắng lặng. Hỏi thăm người coi am mới biết Sư bà đã bị bệnh và đi nằm viện ở thị xã Cao Lãnh từ nửa tháng nay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:17:33 am »


        Trở về căn lều dã chiến, chong ngọn đèn dầu leo lét, thêm một đĩa đèn mù u để “thương nhớ ngày xưa” lần đầu trong đời, Bảy lấy bình rượu thuốc ra uống một mình với con khô cá lóc người quen mới cho hồi chiều. Quá khứ hiện về rưng rưng từng giọt như kháp rượu được nhen lửa lại trong tâm hồn người nông dân chần phèn hơn 50 năm trước. Từ chiếc khăn rằn tắm và câu chuyện kể về những con rắn hổ mây hay bắt nạt người đi rừng đốn dứa chặt tre cứ quấn chặt cái khăn có hơi người mà ông nội kể, đến chuyện bắt mấy đứa nhỏ hàng xóm làm vợ, chuyện làm chảy máu đầu thằng bạn khi đánh trận trên đồng chiều, đến buổi chạng vạng lặn trốn dưới tán bần xanh khiến mọi người mất vía; chuyện hai anh em ôm chiếc xà vi đuổi chuột làm súng bắn máy bay rồi hút đầu xuống bùn lủi trốn... cứ hiện dần lên như những giọt rượu cay nồng nhỏ xuống tâm tư con người sinh ra từ sen súng, nay được trở về trong tuổi hoàng hôn với sen súng ruộng đồng. Không ngờ uống rượu một mình giữa đêm quê nó nồng đượm, ngọt ngào và nên thơ đến vậy. Bao nhiêu là suy tư sâu thẳm, bao nhiêu là tiếng nói của thằng cu, con bé vọng về... Có cả tiếng cúm núm kêu, tiếng ếch uệch, tiếng rắn lục huýt sáo, tiếng gà gáy điểm canh 50, 60 năm trước vẫn còn như mới hôm qua. Một điệu Lý Mù u man mác tìm vế: “Trăng sáng chưa qua sông, à ơi! Mù u chưa chín. Trăng sáng qua bên kia sông rồi, à ơi! Mù u cũng vừa rơi... Ngày em là trăng non anh không chịu tới, à ơi! Bây giờ người ta rước em đi rồi, anh ngồi bến nước buồn than...!” Ôi, giá như mình biết hò đối đáp. Thảo nào ngày xưa...? Và Bảy bỗng dưng nhớ tới Võ Văn Mẫn - thằng bạn hay làm thơ, hay lãng mạn của mình thuở học hành và đánh nhau trên trời với phi công Mỹ. Hơn hai mươi năm nay, không ngày giỗ nào của Mẫn mà thiếu vắng anh, từ lần đầu tiên sau Giải phóng - năm 1975 cho đến năm này. Mẫn vẫn thế, vẫn là chàng trai có vợ mà chưa kịp cưới, hẹn cô sinh viên đến thăm để chuẩn bị làm lễ cưới, rồi đã không về, cứ ra đi như chỉ là nhỡ hẹn mà thôi. Thằng bạn đã để cô gái Hà Nội - Tây Đô về thăm và ra mắt cha mẹ, dòng họ bên chồng một mình mà đưa mắt ngó qua tàn khói hương. Thằng bạn đã nhắc cho anh từng công thức toán để đi thi, đã cắt nghĩa cho Bảy nghe thế nào là lãng mạn. Thằng bạn hay hát, hay ngâm thơ, đọc thơ Đồ Chiểu cả đêm dài cho Bảy và bạn bè nghe để học thuộc lòng. Và nước mắt lại rơi như những giọt rượu mặn, nước mắt lại rơi như những giọt sương đồng vừa dột từ nóc căn lều của một đời người...

        Rồi buổi bình minh hiện lên chói chang trên đồng ruộng với điệu nhạc rộn ràng của những đàn chim áo già, chim lá rụng và những chị chìa vôi hay chuyện líu lo nhảy múa trên những bụi cầy rừng. Dường như lũ chim lại nhắc cho Bảy nhớ những cung bậc sống của đồng quê, cứ nhàn nhã hồn nhiên, không có gì phải vội vã hết. Ở đây mọi thứ vẫn tình tự xảy ra, sinh ra từ cỏ đất - thiên nhiên, không ai bon bả, giật giành, không ai lấy cắp đi những thứ mà con người có, từ cây cỏ, đất đai đến nụ cười, niềm vui thôn dã và những ước mơ ấp ủ trong lòng. Những bông sen hổng, trắng dưới nắng lung linh; những chùm bông súng khoe màu sặc sỡ, khiêm nhị, những bông hoa tím bìm bìm, những bông lục bình chân dị dưới mé sông vẫn rộn rã cùng buổi ban mai chào đón thằng bé ngày xưa trở về...

        Những người nhân công đầu tiên vừa mang vá, leng, kéo đến tụ tập bên bình trà nói chuyện đào mương. Chiếc máy xới vừa bò vào ruộng với tiếng nổ giòn giã và mùi khói dầu nhắc Bảy nhớ thời quê mùa thích ngửi mùi xăng mỗi lần có xe chạy ngang ngoài lộ lớn. Tiếng réo gọi, “ỳ”, “hú” nhau nhắc nhớ những ngày xa xưa công dần, công đổi của lối xóm chòm riểng. Một tình yêu dành cho cỏ đất, dành cho cuộc sống làng quê sống lại mãnh liệt trong Bảy với những ánh mắt nhìn từ tâm, thân thiện cùng những nụ cười. Người nông thôn nhìn nhau khác với người thành thị, họ không hay nghi ngờ, xa lạ, khách khí, lúc nào cũng tính chuyện ăn thua, hơn thiệt, lỗ lời. Họ thô mộc, chân thành, ruột để ngoài da. Thật là hợp với tính tình Bảy, cái gì cũng chân chất, thẳng đuột, không màu mè, úp mở, vòng vèo, nói trước hiểu sau. Bảy lại trách mình sau cứ bịn rịn mãi ở thành phố để phải mất hết 7 năm mới quyết định về xứ, rồi loay hoay ngoài thị xã Sa Đéc với con gái út mất ba năm cho nó yên bể. Nếu về sớm hơn thì bây giờ có thể ngôi vắt chân chữ ngủ trước thềm ba một ngôi nhà nhỏ gọn nhưng không kém phần khang trang để nhắc chuyện đời xưa như một bậc lão nông tri điền rồi. Nhất định trong vòng 5 năm phải đạt được trót lọt kế hoạch đề ra!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:39:05 pm »


        Đang thiếu gạo mắm, bột ngọt, hành tiêu, trà thuốc và những thứ vật dụng lắt nhắt không tên khác thì như hậu phương bao la - vợ Bảy và con gái Út xuất hiện với bao thứ cần dùng.

        - Ôi, hoan hô bà xã và con gái cưng của bố!

        Nhìn thấy hình thù của chồng và cha giống hệt người nông dân chân phèn, hai mẹ con không khỏi bùi ngùi.

        - Cực lắm hả ông?

        - Cực gì, sướng muốn chết là đằng khác. Biết vầy mình về từ sớm thì hôm nay có cái để hưởng rồi. Nhưng không sao, không có việc gì khó, chỉ cần hai năm là bắt đầu an nhiên tự tại. Mình toàn chỉ huy anh em làm chứ có cực gì đâu. Kế hoạch: xới xong sẽ xạ lúa ngắn ngày, ao đào xong sẽ thả hàng vạn con cá phi, cá rô, cá lóc, sặt rằn. Bờ bao sẽ trồng rẫy và cây lâu năm. Ngôi nhà mình sẽ cất chỗ vuông nền này. Nhà cấp bốn, có ô-văn và phù hiệu Không quân phía trước, lợp ngói Biên Hòa. Chỗ này là sân trồng hoa kiểng, mấy cây ăn trái cho cháu nội cháu ngoại về đây tha hố hái...

        - Ôi, ba nói nghe thích lắm. Mai kia cho con gái về sống với Ba Mẹ.

        - Không được, con phải sống ở thị xã để còn cho cháu của ông bà ngoại đi học đi hành. Trong này chỉ có ba với mẹ, lâu lâu các con đưa cháu về chơi với ông bà.

        - Ba con tính hay lắm. Mẹ muốn tối này ở lại với ba con một đêm. Mẹ xa quê ruộng cũng mất hơn 50 năm rồi...

        - Thằng Mẫn ngày xưa vẫn hay nói như thầy đời: ninh ông dù bao nhiêu tuổi, trước ninh bà cũng là trẻ con... Không biết ngày yêu nhau, thằng Mẫn có kịp làm trẻ con trước cô gái Hà Thành của nó...?

        - Yêu là cho nhau mà...

        - Ngày đó, trước khi làm đám cưới, bà có cho tui đâu.

        - Ông này, tui giữ là giữ cho ông, chứ cho ai?

        - Cứ như địa chủ giữ đất thu tô không cho Việt Minh lấy vậy.

        - Ông là chủ chứ có phải tá điền đâu. Nhưng mà hồi đó, tui là người của tổ chức, con của Nhà nước, của dân rồi, phải giữ gìn vậy chứ sao? Con gái ngày xưa mà. Bây giờ thì gần hết đời cho ông rồi.

        - Tui cũng vậy chứ hơn gì bà. Tui là thằng nông dân quê mùa một cục. Cả đời chỉ có một lần chọc gái, một lần nghe nói đến con gái: lần nhất, thổi đèn, rỗi sau đó không biết làm gì; lần hai, ông già hô cưới vợ, trốn nhà đi theo Kháng chiến luôn cho tới bây giờ. - Dừng lại chút, Bảy tiếp - Hôm mới về, tui có tìm đến am của cô gái ngày xưa tui thổi đèn đêm đi trể cá lòng tong, nhưng không gặp. Tội nghiệp, cô ấy có tới hai người chổng bị chế độ Việt Nam Cộng hòa bắt quân dịch, cả hai đếu chết trận mà chưa kịp cùng cô ấy có đứa con nào. Buồn quá, cô ấy đi tu. Bây giờ đã thành sư bà rồi. Cô ấy bệnh phải qua Cao Lãnh điểu trị trong Bệnh Viện Y học Dân tộc. Tui không rảnh để đi thăm. Công việc đăng đăng đê đê thế này, đâu bỏ buổi nào mà đi được.

        - Ồng đưa địa chỉ, tui sẽ đi thăm chị ấy.

        - Được vậy thì quả là bà xã tui tuyệt nhất trên đời!

        Sáng lại, Bảy ra đồng, còn vợ Bảy thì cầm miếng giấy có ghi địa chỉ của bà Sư trong tay lội ra đường lớn, đón xe ôm đi Cao Lãnh sau khi ghé qua nhà cho con gái hay.

        - Mẹ đi đâu?

        - Đi thăm bạn của ba con thời ông còn làm chăn trâu trên ruộng. Bà ấy đã buồn quá mà thành bà Sư rồi. Thương lắm con ạ. Cũng phận đàn bà với nhau: Mẹ thì được, còn người ta thì mất. Mẹ đi, chiều mẹ về.

        - Mẹ cầm thêm ít tiền mua quà cho dì ấy.

        - Mẹ còn đây, đủ rồi.

        - Dạ. Mẹ đi đường cẩn thận. Mẹ về sớm, con mong.

        Một cuộc gặp mặt thật thình lình khiến bà Sư không khỏi ngỡ ngàng.

        - Chị, xin lỗi, chị là...?

        - Tôi là vợ của anh Bảy Đầu Giồ... Anh ấy đi tìm thăm chị mà không gặp. Hiện anh đang lo làm đất, lên bao miếng ruộng cha mẹ cho tuốt trong kinh, nên không đi thăm chị được. Chị đỡ chưa. Có chút quà mong chị nhận cho anh Bảy vui. Nghe nói ngày trước, khi còn chiến tranh, chị hay ghé thăm ông bà già. Thật biết ơn chị.

        - Có gì đâu, chòm xóm láng giềng mà. Nhà hai bác ngày trước hay bị chính quyền cũ làm khó, ghé thăm cho hai ông bà già vui. Quà cáp chi cho tốn vầy hả chị.

        - Có gì đâu chị, chỉ chút ít gọi là. Nghe nói đời chị buồn... Xin lỗi, tôi nghe anh Bảy kể lại, thấy thương chị.

        - Có lẽ kiếp trước căn quả đã đành nên kiếp nấy tôi phải nhận. Bây giờ sớm chiểu tụng kinh niệm Phật, hái thuốc Nam trị bệnh cho người, tôi thấy duyên lành đã đến chị à. Hãy tìm sự thanh tịnh trong cõi ta bà bằng đến với Phật và gieo mầm hạnh lành cho chúng sinh. Tôi thấy lời Phật dạy đang linh diệu từng ngày với tôi. Chị cho tôi nhắn lời thăm anh Bảy. Hồi nào khỏe, tôi sẽ tới nhà mới trong xóm Kinh của anh chị để thăm. Cảm ơn thịnh tình của anh chị. Cầu chúc cho anh chị và các cháu vạn an, vạn phúc.

        Họ chia tay nhau. Bà Sư cứ đứng nhìn theo mãi bóng dáng người đàn bà mới quen lần đầu mà thương đến rưng nước mắt.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM