Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:28:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16549 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2019, 10:54:35 pm »


        Một nhà báo Pháp bình luận: Bầu trời, mặt đất Hà Nội những ngày này nói lên một điểu tương phản giữa hai nguồn sức mạnh: Một sức mạnh vật chất tàn bạo của thời đại đối đầu với một sức mạnh của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập - tự do” từ một dân tộc kiên cường, bất khuất!

        Hoặc ý kiến của một nhà báo châu Âu khác: Cứ cái đà này, thì liệu lực lượng không quân chiến lược của Mỹ sẽ còn được bao nhiêu chiếc pháo đài bay B-52 nữa nếu chiến dịch kéo dài đến giữa năm 1973? Người Mỹ có ba cái để tự hào: Tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược B-52. Bây giờ thì một con bài chiến lược, một vầng hào quang của Mỹ đã tắt lịm dưới bầu trời Hà Nội vào những ngày nẩy mất rồi. Thật tội nghiệp cho nước Mỹ!

        Ngày 20 tháng 12, 78 lần chiếc B-52 ném bom, nhân cho ba lượt trận cùng với hơn 100 bận máy bay cường kích Mỹ trút bom xuống Hà Nội và vùng lân cận. Cũng là ngày và đêm tử thẩn của phương Đông xa xôi dành cho giặc lái Mỹ. Bộ đội Phòng không của ta bắn 36 quả tên lửa. Có chiếc B-52 trúng cả ba quả tên lửa cùng một lúc làm cho 30 tấn bom chưa kịp ném nổ tung trên không, chỉ hai tên giặc lái trong kíp lái còn sống sót và bị bắt làm tù binh. Tư lệnh Binh chủng Phòng không Lê Văn Trị phải lên máy liên lạc để thông báo tình hình cho các đơn vị: “Chúng nó đang rối loạn đội hình, hoảng loạn kêu cứu. Các đơn vị bám lấy quyết tâm mà tiếp tục đánh tốt lên, giành chiến thắng lớn hơn...!”

        Đợt hai, hơn 50 máy bay B-52 chuẩn bị rời sân lên đường mang bom đến Hà Nội để gây tội ác, lập tức có lệnh hủy bỏ. Một việc làm chưa hể có tiền lệ đối với B-52. Thêm 3 B-52 bị rơi, một chiếc bị thương, cùng 12 máy bay chiến thuật khác làm mồi cho tên lửa và các cỡ pháo, súng phòng không. 14 tên giặc lái được dẫn về Hỏa Lò cho mặc áo tù.

        Ngày 22 tháng 12. Thêm một ngày, một đêm ác liệt chưa từng với người Hà Nội. Bọn địch dã man ném bom đánh sập bệnh viện Bạch Mai, giết chết 28 bác sĩ, у tá, nhân viên bệnh viện và hàng trăm bệnh nhân. Hàng nghìn người dân, gồm cả học sinh, trẻ con ở các trường học, nhà trẻ, khu dân cư khác bị thương, bị giết vì hàng ngàn tấn bom rải thảm trong ngày. 5 máy bay B-52 bị tên lửa hạ, 8 chiếc máy bay chiến thuật khác của địch bị bắn rơi.

        Trước đó, các Trung đoàn Không quân đều cho các Biên đội xuất kích, nhưng chủ yếu là làm nhiệm vụ phối hợp chiến thuật với Bộ đội tên lửa và pháo phòng không. Một điều kiện không thuận lợi nữa mà các sĩ quan tham mưu Không quân chưa lường hết được là khả năng phát nhiễu của các lực lượng cường kích và tiêm kích Mỹ. Riêng B-52 sở hữu đến 15 thiết bị gây nhiễu. F-4 thế hệ mới và các loại máy bay chiến thuật khác sở hữu 19 loại thiết bị kỹ thuật phát nhiễu, thu nhiễu để có thể gây khó cho tiêm kích MiG của chúng ta. Vì vậy, tuy rất muốn xả thân vi Hà Nội, xả thân vì các người anh em cùng Quân chủng Phòng không - Không quân bắn hạ thật nhiều máy bay địch, các phi công nhiệt huyết và dũng cảm của ta cũng không có phương án tối ưu để thực hiện được ước muốn của mình. Lại chủ yếu là đánh đêm. Toàn bộ lực lượng phi công tiêm kích của ta chỉ có 17 tay lái được đào tạo sau khi tham gia chương trình huấn luyện đánh đêm từ hai năm nay - 1971 - 1972 nhưng chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm, cũng như tìm ra cách đánh hiệu quả. Dù vậy, với chiếc F-4 mà Nguyễn Văn Nghĩa bắn hạ trong buổi chiều ngày 23 tháng 12 đã thành tin vui có sức động viên tinh thẩn các phi công, nhất là các phi công lái đêm, tạo sự tự tin cho toàn đơn vị vào trận trong những ngày ác liệt sắp tới.

        Đó là một trận quyết chiến bất ngờ diễn ra trên bầu trời Bắc Thanh Hóa - Nam Hòa Bình - chiểu 23 tháng 12 của hai phi công ta với gần 30 máy bay của địch.

        14 giờ, Biên đội hai chiếc MiG-21 nhận mật lệnh “Ấp Bắc - Cờ Hổng” (mật mã), lập tức rời đường băng xuất kích. Số 1 là phi công Nguyễn Văn Nghĩa, số 2 - phi công Nguyễn(Lê?) Văn Kiền.

        Vừa cất cánh, Biên đội được lệnh lấy độ cao 8.000 mét. Hướng bay 200 độ. Sau đó 290 độ. Tốc độ 1.200km/h.

        Thông báo từ đài dẫn đường cho hay: quạ đen 6 tốp, bên phải 45 độ, khoảng cách 25km, độ cao 6.000m. Một tốp địch khác ở vòng ngoài - cách 40km.

        Nguyễn Văn Nghĩa nhận định: tình huống sẽ rất khẩn cấp, trận chiến sẽ phức tạp, căng thẳng! Nghĩa nhắc số 2 giữ cự ly, bám chặt đội hình, tập trung quan sát.

        Vừa lấy nghiêng, Nghĩa phát hiện 4 con F-4, cự ly 20km. Cùng lúc số 2 củng hô to: bên phải 4 chiếc!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2019, 06:42:53 am »


        Địch đông gấp hơn 10 lần, đánh sao đây? Nghĩa không chần chừ, quyết định đâm thẳng vào tốp 4 gần nhất, phía bên phải. Thời gian sẽ là “lực lượng tăng cường”. Nghĩa lập tức ra lệnh cho Nguyễn Văn Kiến tấn công tốp bên trái.

        Máy bay địch đông như ruồi, lúc nhúc vòng trong, vòng ngoài. Tên lửa dày như nan quạt, chúng phóng như mưa, phải hết sức nhanh nhẹn và tỉnh táo để tránh, vừa lừa thế công kích địch. Vừa lúc đó thì một tình huống có lợi xuất hiện trong tích tắc. Vã mồ hôi. Nghĩa thấy mặt mình bị phù lên vì áp lực gia trọng lớn từ các động tác lái kỹ thuật để tránh tên lửa một cách quá kịch liệt. Chiếc MiG-21 của Nghĩa có lúc bị chấn động, rùng lắc dữ dội bởi tên lửa địch bay gần. Chút lợi thế phù du đã đi qua.

        Cứ như vậy cho đến lúc Nguyễn Hồng Nhị - chỉ huy từ mặt đất hét vang lên trong máy liên lạc: “Kiên quyết tấn công! Đánh nhanh, rút nhanh!”

        Thật dễ chịu, ngay lúc hỗn nghiệt đó thì tình thế xuất hiện, vị trí tấn công thuận lợi. Nghĩa liền đưa một con F-4 vào vòng ngắm. Ở cự ly bắn hiệu quả, bằng đường ngắm kinh nghiệm, Nghĩa ấn nút phóng tên lửa. Con ma trúng đạn. Số 2 reo to: “Cháy rồi!” Nghĩa lập tức kéo máy bay vụt lên cao theo động tác xuyên khoan, ngửa mình rồi lật úp lại một cách điêu luyện và đầy xuất thần trước bầy F-4 đang ngơ ngác hỏi vì sao chúng bắn hàng chục quả tên lửa mà không trúng một quả nào? Hình ảnh Đại tá Toon huyền thoại lái MiG xuất hiện trong đầu đầu bọn giặc lái Mỹ.

        Vừa ghé mắt quan sát phía bên trái, Nghĩa lại nhìn thấy con F-4 đang vòng phải, anh nhanh chóng tăng lực, vòng gấp chiếm lĩnh phía sau tạo lợi thế, chỉnh điểm ngắm, và ấn nút phóng quả tên lửa còn lại ở cự ly 1.000 mét, rồi giật mạnh cần lái, thoát ra khỏi vùng nổ của tên lửa.

        Nghĩa gọi qua radio cho số 2, nhận được trả lời “Nghe tốt”. Thật sung sướng! Số 2 an toàn nhận lệnh “Thu quân!” rồi cùng số 1 bay vế Đa Phúc.

        Tình huống bất ngờ xảy đến. Sở Chỉ huy cho hay: “Tất cả các sân bay đều bị địch phong tỏa. Đường băng sân bay Đa Phúc bị đánh hỏng nặng!”

        Nhiên liệu đang cạn dần. Lệnh từ Sở Chỉ huy cho hai phi công bay về hướng Vạn Tường - Vĩnh Phúc, giữ độ cao 4.000 mét để nhảy dù!

        Thoáng băn khoăn khi nghĩ đến việc rời bỏ con MiG thân yêu khi nó vẫn tỏ ra kiên cường vừa cùng anh trải qua cuộc chiến đấu sinh tử và hiện vẫn ngoan ngoãn theo sự điều khiển của anh. Anh quyết định chớp nhoáng: cùng con MiG bay về Đa Phúc, dù có hạ cánh xuống đường lăn cũng cam!

        Nguyễn Văn Nghĩa đã hạ cánh xuống đường lăn đúng như sự mường tượng của mình. Đất đá ngổn ngang, xung quanh đầy bụi khói. Các chiếc F-4 đang gầm rú vỡ trời. Mặc chúng, sau khi tiếp đất với những cú rung giật tội nghiệp như cơn đau tấy nhức của con MiG, Nghĩa cố đưa chiếc máy bay đáng thương của mình vào ụ sơ tán an toàn dưới làn đạn Miligan dày như trấu rải của quân thù. Anh âu yếm vỗ nhẹ vào con MiG, thầm thẻ với nó: “Tuyệt vời, con cưng à!”

        Ở đầu đằng Đông sân bay, Nguyễn(Lê?) Văn Kiền cũng hạ cánh thành công trong tọa độ lửa của địch, hiên ngang như một kiện tướng dũng mãnh.

        Biên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

        Anh em xúm lại với Kiền và Nghĩa trong niềm vui sướng vô bờ.

        - Một kỳ công!

        - Một trận đánh không có trong bất kỳ giáo án huấn luyện nào!

        - Một trận thắng mở màn!

        Chiến công nối tiếp chiến công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2019, 06:43:15 am »


*

        Ngày sau, phi công Trẩn Việt bắn hạ môt chiếc F-4 con ma.

        Phát huy thắng lợi, Biên đội của Đỗ Văn Lanh, Dương Bá Khá tiếp tục hạ được một con Phantom II.

        Sau ngày 23 đến 24 tháng 12, bọn địch e sợ Hà Nội nên phần nào đã ngơi ném bom cấp tập hết đợt này đến đợt khác như 5 ngày trước đó, nhưng chúng lại tập trung đánh vào Hải Phòng với cường độ hủy diệt hơn trong hai ngày trước lễ Noel mùa này. Hơn hai nghìn năm trăm tấn bom chúng trút xuống sân bay Cát Bi, Kiến An, bến cảng, nhà máy xi-măng và cả khu dân cư, khiến Thành phố Hải Phòng tan hoang không kém gì Hà Nội, với hơn 700 người bị giết và bị thương. Từ ngày đầu đến ngày 24 tháng 12-1972, các Trung đoàn Phòng không và lực lượng Dân quân, Du kích Hải Phòng, với đủ các cỡ súng trang bị, đã bắn rơi và bắn hỏng 13 máy bay địch, trong đó có hai chiếc B-52.

        Rồi cả Vĩnh Phú, Thái Nguyên và những vùng lân cận, giặc cũng cho nhiều lượt B-52 cùng các máy bay cường kích, tiêm kích ném bom, bắn phá nhiều đợt vào các mục tiêu kinh tế, quân sự, gây thiệt hại không nhỏ với những vùng đất, vùng dân cư ở đây. Một chiếc B-52 đã bị bắn hạ cùng với ba máy bay chiến thuật khác.

        Sau một ngày đêm lừa mị thế giới về một cuộc ngừng chiến đơn phương có tính chất nhân đạo và văn hóa nhân ngày Chúa Giáng Sinh, Richar Nixon lại ra lệnh huy động hàng trăm chiếc B-52 và hơn hai trăm máy bay chiến thuật các loại hung hãn tràn vào với tinh thần cuống sát đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng xung quanh, trút thêm hàng chục nghìn tấn bom xuống nội ngoại ô Hà Nội - Hải Phòng và các thành phố khác. Đặc biệt là ngày 26 tháng 12, bọn địch đã phạm phải một tội ác mà trời không dung, đất không tha, người người đều căm giận về sự phi nhân, tàn bạo, bóc trấn bản chất đáng ghê tởm của Nixon và bè lũ diều hâu trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc là lần chúng ném hàng trăm tấn bom lên khu phố Khâm Thiên, phá hủy toàn bộ 6 khối phố với 2.000 căn nhà phố bị đổ nát hoặc bị thiêu rụi, giết chết 287 đồng bào ta, làm bị thương hơn 300 người khác, có rất nhiều phụ nữ, trẻ con... Cả khu tập thể 8/3 kề bên cũng cùng chung số phận. Chỉ một đêm, người dân Hà Nội bị bom Mỹ giết chết và làm bị thương hơn 2.500 người.

        Hình ảnh khu phố Khâm Thiên và nhiều khu phố khác được đưa lên vô tuyến truyền hình, đăng tải trên các báo Việt Nam và nước ngoài đã làm dấy lên lòng căm phẫn tột độ đối với nhân loại tiến bộ, những người dân Mỹ phản đối chiến tranh, làm thức tỉnh lương tri thế giới trước hành vi cuồng bạo, mất tính người của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bọn vô nhân trong chính quyển Washington đang cố gong cổ trâng tráo nói về thế giới tự do và chủ nghĩa nhân đạo kiểu Mỹ. Nixon, Kissinger và bọn đao phủ trong Ngũ Giác Đài hiện nguyên hình là những tên đồ tể, những con ác quỷ của thế giới hiện đại với những lò sát sinh kiểu mới được thiết kề bằng bom và trái tim những tên Hide tân thời - đang cười ngật ngưỡng, hả hê trong Tòa Nhà Trắng cùng những cốc Whisky khi nhận được tin diệt chủng bay về từ Việt Nam!

        Trong khi đó thì Nguyễn Văn Thiệu, nhân vật đứng đầu của cái gọi là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa lại lên Đài Phát thanh Sài Gòn cổ vũ Nixon, kêu gọi Nixon hãy mang đến Hà Nội nhiều B-52 và nhiều bom hơn nữa, cả bom hạt nhân chiến thuật, để hủy diệt miền Bắc, giúp Việt Nam Cộng Hòa trường tồn với chế độ nô lệ kiểu mới tươi đẹp của mình.

        Máu kêu trả máu! Cũng trong ngày 26 tháng 12, Bộ đội tên lửa, các Đại đội súng pháo Phòng không các cỡ đã giáng trả địch đích đáng, tạo ra bước ngoặt của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, bắn hạ 8 pháo đài bay B-52 hung hãn của giặc Mỹ xâm lược.

        Những đêm đầu chiến dịch Linebacker II xấc xược và đầy tội ác của Mỹ, phi công Phạm Tuân - một trong những người được huấn luyện đánh đêm mà Sở Chỉ huy “để dành” (không ai được đi đánh ngày) như quân cờ của nước cờ cuối trong cuộc thi gan giữa ta và Mỹ - đã được cất cánh, nhưng vẫn chưa toại nguyện vi không hạ được chiếc B-52 hay F-4 nào của địch. Anh đau khổ, cố bóp đầu, vỗ trán xem còn có cách nào khả thể nhất để vượt qua hàng rào nhiễu của B-52 và của các máy bay tiêm kích hộ tống được không? Muốn đâm thẳng vào B-52 như nhiều người đã sẵn sàng cũng không dễ gì đâm được, bởi không tìm ra khoảng trống nào để đâm vào cái vật khổng lổ được mệnh danh là pháo đài di động khốn kiếp kia. Cái khó luôn bó cái khôn, không thể chịu thúc thủ trước B-52 của địch. Lần sau nhất định không thể đi không về rồi như đêm trước được. Nhất định như vậy!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2019, 06:43:34 am »


        Không chỉ có Phạm Tuân, mà sau anh một ngày - tức đêm 21 tháng 12, cũng đã có một phi công lái M-21, cất cánh từ Hòa Lạc, xuất kích với quyết tâm tiêu diệt B-52 rất cao, nhưng đã không thực hiện được tốt ý đồ tác chiến của mình vì bị các loại nhiễu của địch phong tỏa. Cả radar dẫn đường vẫn bị bắt. Phi công như người mù trên không. Chiếc MiG-21 tránh được ba quả tên lửa rồi thoát ly trận địa trở về hạ cánh và bị hỏng càng vì trượt đường băng do cường kích địch dội bom trước đó vài phút.

        Lần trước, mới 19 giờ 25 phút, ba chiếc F-111A xông vào đánh sân bay Nội Bài. Tham mưu trưởng Trung đoàn 921 kiểm tra đường băng thấy vẫn còn sử dụng được, nên Sở Chỉ huy cho Phạm Tuân cất cánh đánh theo kiểu “săn mồi đơn độc”, được dẫn đường (không bật radar sớm) từ Sở Chỉ huy. Vừa lên tới khoảng không thích hợp, Phạm Tuân bẻ góc 220 độ, tăng tốc và chiếm ngay độ cao 5.000 mét, liền phát hiện các điểm sáng đèn tín hiệu hoa tiêu của máy bay B-52. Anh lập tức báo cáo Sở Chỉ huy và nhận được lệnh tấn công. Anh thả thùng dầu phụ, bật nút động cơ tăng tốc tối đa và tiếp tục lấy độ cao, bẻ lái lệch vế phía bên phải. Vừa có được độ cao 10.000 mét, theo mệnh lệnh Sở Chỉ huy - khoảng cách đến mục tiêu là 10km - bật radar RP-21 ở chế độ tìm kiếm. Sau 3-5 giây, Phạm Tuân nhận thấy các đèn hoa tiêu của máy bay địch vụt tắt, nhiễu “chủ động” bao trùm toàn bộ màn hình radar kính ngắm, anh khẩn cấp báo cáo tình huống cho Sở Chỉ huy và tiếp tục bay theo hướng mục tiêu. Khoảng 30-40 giây, sau khi bật radar RP-21, liền phát hiện 6 quả tên lửa nổ gần máy bay, tình thế bất lợi ngoài phương án xuất hiện. Bọn địch vẫn bám đuổi theo anh để bắn tiếp các quả tên lửa. Lại sắp lọt vào vùng tọa độ của tên lửa Phòng không mặt đất. Sở Chỉ huy cho anh thoát ly và thông báo sân bay Nội Bài vừa bị B-52 rải thảm. Hệ thống đèn hiệu dùng để hạ cánh hoàn toàn bị cuốn mất. Riêng đầu phía Đông sân bay đường băng còn có thể xuống được. Nhiên liệu lại sắp cạn. Nguy nan! Phạm Tuân nhanh chóng bẻ lái sang phải, đồng thời giảm độ cao, thoát ly ngay khỏi vùng công kích sau khi tránh được hàng loạt các quả tên lửa địch tiếp tục bắn. Và Phạm Tuân quyết định hạ cánh xuống đầu Đông sân bay Nội Bài trong xác suất 5 ăn - 5 thua. Trời tối, chỉ có ánh sáng chớp lóe của tên lửa cùng các loại đạn của hai bên bắn nhau và lửa từ mặt đất của bom. May sao, lúc khẩn cấp trong muôn một ấy thì một chiếc máy bay địch bị tên lửa bắn cháy giữa tầng trời. Phạm Tuân nương nhờ theo ánh sáng nửa đỏ nửa đen của chiếc máy bay vừa cháy để bình tĩnh và cả liều lĩnh kéo bằng theo trực giác, thả dù, hạ cánh và phanh gấp. Chiếc MiG-21 lồng lên, kêu rú, rồi rùng mình, rung lắc như lên cơn co giật, nhảy chồm như ngựa điên, sau đó đờ đẫn sụp xuống hố bom cạn nghi ngút khói lửa, nằm im khè khẹt thở. Phía trước là một hố bom đìa sâu hoắm đang chờ sẵn. Một sự may mắn? Không! Một kỳ tích của trực giác! Phải luyện tập thường xuyên, phải luôn nghĩ đến các tình huống ngoài sức tưởng tượng, phải đưa vào bộ nhớ cách xử lý tinh tế lặp đi lặp lại nhiều lần như thể là thực, mới có được một tình huống mang lại kết quả ly kỳ như vậy. Không có gì siêu hình cả. Mọi thứ xảy ra đều biện chứng. Một biện chứng thần tốc, nhanh hơn cả phần nghìn giây. Phạm Tuân định thần lại. Anh có bị ảnh hưởng của một chút lơ mơ ảo giác. Anh lại định thần. Anh chậm rãi kiểm tra thân thể và các vật dụng quanh mình xem có bị sao không. Thật dễ chịu: an toàn! Ngày mai vẫn có thể đi đánh tiếp. Mừng như thắng trận. Con én bạc thân yêu, cẩn mẫn của anh và đồng đội vẫn còn. Coi như trận đầu bị thua 50 phần trăm! Phạm Tuần cười đùa với chỉ riêng mình trong đêm mịt mờ lửa khói. Các nhân viên sân bay và đồng đội chạy lại.

        - Tuần có làm sao không?

        - Ổ, thật tuyệt!

        - Một kỳ tích!

        - Oanh liệt không thua gì một trận thắng. Chúc mừng!

        Cuộc họp dã chiến tức thời nhất trí nhận định: nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự không thành công trong trận công kích vừa xảy ra là: hướng tiếp cận mục tiêu không đúng; bật radar máy ngắm quá sớm, bọn F-4 đông đặc với các loại nhiễu.

        Một ngày không đủ 24 giờ đi qua.

        Và hôm nay phi công Phạm Tuân nhận lệnh xuất kích với kinh nghiệm quý giá của mình và mấy người đồng đội những hôm trước cùng một quyết tâm lớn hơn, sự tự tin cao hơn khi cất cánh.

        Thời tiết: mây mù cấp 10, chân mây độ cao 400 mét, trần mây 2.000 mét, tẩm nhìn xa 10 km. Thực hiện mệnh lệnh Sở chỉ huy, Phạm Tuân bay theo cung đường 200 độ sau khi rời sân, nhanh chóng lấy độ cao 5.000 mét, tiếp đó là thả ngay thùng dầu phụ, bật động cơ tăng tốc và kéo máy bay lên đến độ cao 10.000 mét. Trước đó vài giây, khi vừa lên tới độ cao 6.000 mét, quan sát bằng mắt thường, Phạm Tuân đã phát hiện trên cao, phía trái, có các chớp đèn hoa tiêu, anh tiếp tục lấy độ cao và bẻ góc trái - góc nghiêng 35-45 độ - tốc độ 1.200km/h. Rối anh lập tức đạt độ cao 10.000 mét cùng góc nghiêng 70 độ, tiếp cận mục tiêu với tốc độ 1.300km/h, ở khoảng cách 2.000 - 2.500 mét, đưa mục tiêu vào tẩm ngắm và phóng liên tiếp hai quả tên lửa. Cả hai tên lửa đều trúng mục tiêu. Sau đó Phạm Tuân nhanh chóng bẻ lái thoát ly trận địa, xuống thấp, cải bằng ở độ cao 2.500 - 3.000 mét, hạ cánh an toàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2019, 06:43:54 am »


        Rút kinh nghiệm: hiệu quả là do phi công được sử dụng đường bay chính xác khi tiếp cận mục tiêu. Khi tấn công vẫn duy trì được yếu tố bí mật, bất ngờ, tận dụng tốt việc đối phương làm lộ mục tiêu từ trước (đèn tín hiệu hoa tiêu B-52), duy trì được các chề độ, thông số bay ổn định khi phóng tên lửa. Cuối cùng là rút kinh nghiệm từ Vũ Đình Rạng lẩn đánh B-52 ở Khu IV đầu năm 1971, bắn trúng một quả tên lửa vào máy bay B-52, nhưng không đủ sức làm cho nó rơi tại chỗ - lần này phi công Phạm Tuân không bắn một mà bắn cùng lúc hai quả tên lửa, khiến con pháo đài bay ác quỷ không lồ bốc cháy. Một bầy F-4 ngơ ngác trước khi kịp hoàn hồn nhìn đối phương thoát ly ra khỏi vòng vây của một bầy kên kên quà quạ. Thật nhanh và thật gọn, Một chiến công lặng lẽ. Một cái gật đầu và một nụ cười. Những ánh mắt nhìn nhau trong đêm qua những lằn đạn chớp. Một cú đánh có thể đi vào kinh điển của lịch sử các cuộc không chiến cổ kim xuất hiện trên bầu trời Việt Nam đêm nay. Và ngày mai mặt trời lại mọc.

        Hà Nội giữa mùa đông chợt nóng ấm với những chiến công hiến dâng Tổ quốc vừa có được của lực lượng Phòng không - Không quân. Khâm Thiên, Bạch Mai cùng tiếng thét căm thù máu kêu trả máu: “Hãy tiêu diệt bọn sát nhân tàn bạo!” vẫn vang động đâu đây giữa thành phố lửa.

        Phạm Tuân cùng nụ cười trong sương khói của anh bừng sáng bên những cái ôm siết thân tình của anh em đồng đội.

        Những phi công có mặt trong phiên họp cuối trước khi chiến dịch hung hãn Linebacker II diễn ra thầm thẻ nhìn nhau gật đầu đắc ý như để xác nhận với nhau về một quyết tâm vừa được người đồng đội Phạm Tuân làm cho nó ngời sáng và chân thật hơn bằng lời đáp thứ hai của một bài toán. Trong tim mỗi người đều còn quả tên lửa thứ ba dành cho giặc Mỹ. Vâng, quả tên lửa thứ ba với sức lửa cao hơn nghìn độ cháy. Trên cao xanh kia vẫn có những con đường để chúng ta đi. Chẳng phải đã có hàng trăm phi công để tay lên ngực thẩm hứa với nhau biến thành ngọn lửa đó sao!? Ai cũng muốn được ra đi trong trận cuối cùng lịch sử nấy. Bình thường thôi, không đại ngôn gì cả, đó là những lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn của tình yêu thiêng liêng trong mỗi linh hồn, bởi Hà Nội là trái tim Tổ quốc!

        Đêm sau, tức đêm 28 tháng 12, lại đến lượt Vũ Xuân Thiều xung trận.

        21 giờ 28 phút. Từ sân bay dã chiến cách Thọ Sơn - Thanh Hóa 12 km, với đường băng không quá 200 mét, không cần tên lửa phóng hỗ trợ, Vũ Xuân Thiểu được lệnh cất cánh trong sứ mệnh nối tiếp chiến thắng của Phạm Tuân thành mạch chiến thắng giòn giã của MiG-21 đối với B-52 Mỹ như là một tiền lệ về sự tự vệ kiên cường mang tên Việt Nam trong những ngày nước Mỹ mất nhân tính và trở thành con sói hung hăng cùng sức mạnh của tên siêu cường độc ác hơn cả nước Đức Hitlle ngày nào vừa dành cho Dân tộc Việt.

        “Đừng đi con đường đã dẫn ta đi, mà hãy đi bất cứ con đường nào sẽ đưa ta đến đích”

        Vâng! Không đâu có nhiều con đường bằng bầu trời. Và con đường nào rồi cũng đến đích. Vũ Xuân Thiếu tha hồ chọn cho mình con đường ngắn nhất để đến với kẻ thù mà hỏi chúng vì sao mầy đến nơi này?

        Radar trinh sát đưa Vũ Xuân Thiều đi một đoạn đường. Đi đánh B-52 một mình kể cũng hay: một mình vào hang bắt cọp. Phương án tác chiến được tinh gọn đi rất nhiều. Chẳng có chút rườm rà nào. Nhất nhất đều độc lập quyết định.

        Ngay từ khi rời sân, Vũ Xuân Thiều đã lập tức đạt được độ cao 4.000 mét, sau đó thả thùng dầu phụ và tiếp tục bật động cơ tăng tốc, lấy góc 350 độ, chiếm tiếp độ cao 10.000 mét, tiến vế phía đối thủ đang bay vào Hà Nội để cắt bom. Lại một Khâm Thiên, một Bạch Mai trong óc chúng cùng sự lạnh lùng của trái tim ác quỷ.

        Vũ Xuân Thiểu quan sát thoáng thấy đèn tín hiệu hoa tiêu. Một tích tắc rộn rã trong lòng. Đã có trong tay phân nửa sự thành công. Cố tăng tốc hơn 1.300km/h nhằm vượt qua các F-4 hộ tống để tiếp cận bán cẩu phía sau chiếc B-52 đang đầy tự phụ và kiêu căng kia. Khi con MiG thần thương của Thiều ngoan ngoãn tạo được khoảng cách 8-10 km với chiếc B-52 ở độ cao 9.000 - 9.500 mét, không ngờ radar sát đuôi pháo đài bay phát hiện có MiG, liến khi ấy kíp lái B-52 vội tắt đèn tín hiệu, đồng thời bật các đèn gây nhiễu chủ động. Chớp nhoáng, Vũ Xuân Thiểu gật đầu với quyết tâm đã có từ trước khi bước lên máy bay của mình. Anh vội báo cáo tình huống vừa xuất hiện với đài dẫn đường. Và đó là báo cáo cuối cùng. Liền sau đó là một tiếng nổ lớn cùng một quầng lửa chớp sáng cả vùng trời. Những người đồng đội có cùng tâm huyết đang đứng dưới gẩm trời đẩy lửa khói nhìn anh. Con đường ngắn nhất đã đưa Vũ Xuân Thiếu đến với chiến công hiến dâng Tổ Quốc bằng trái tên lửa thứ ba không hế được gắn trên bệ phóng như hai quả tên lửa mang ký hiệu R-3 anh mang theo dưới dạ máy bay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2019, 06:48:02 am »


        Ngày hôm sau, phi công Bùi Doãn Độ ghi tên mình lên bảng thành tích của đơn vị: diệt một con F-4 địch khi trời chưa kịp vào đêm.

        Tiếp những cuộc họp đứng trong phòng tác chiến bên tiếng gầm rít của các con kền kền, quạ sắt hung hăng cố mang đến cho nhân dân Hà Nội - Hải Phòng - Bắc Việt Nam ngày tận thế của Nixon thay Thượng đế phán truyền. Các sĩ quan tham mưu, Sở Chỉ huy và các phi công nhiều kinh ngiệm cùng phân tích để đi đến kết luận:

        - Đơn độc săn mồi, bắn tỉa, khiến kẻ địch khó lường, ta ít thiệt hại.

        - Dẫn đường từ mặt đất; cố gắng sử dụng kính ngắm quang học, bật radar máy ngắm đúng lúc để phóng tên lửa ở cự ly thích hợp (tên lửa tự dẫn hồng ngoại)

        - Nhất định phải tiếp cận bán cầu phía sau B-52, duy trì tốt chế độ bay trước khi phóng tên lửa.

        - Phóng hai quả tên lửa cùng một lúc.

        - Nhanh chóng thoát ly ra khỏi mục tiêu.

        - Còn trường hợp... như Vũ Xuân Thiều? - Một phi công trẻ chợt hỏi với đôi mắt thiết tha, thành khẩn.

        - Tự tìm ra đáp án cho mình...

        - Tổ quốc trên hết!

        Trên thực tế, cả các Sở Chỉ huy lẫn phi công đều không hài lòng với kết quả của 10 trận không chiến đã diễn ra trên bầu trời miền Bắc sau 11 ngày đã qua.

        Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất chiến đấu thấp được nhận định là do:

        - Dẫn đường mặt đất không đưa MiG-21 tiếp cận được mục tiêu, bởi địch gây nhiễu dày đặc.

        - Máy bay hộ tống F-4 nhiều tầng, nhiều lớp, luôn đóng vai mục tiêu giả để lừa MiG-21 của ta và chuyên phục kích, đánh lén. Các phi đội F-4 thường bay với tốc độ hành trình, luôn đi sát nhau trong đội hình bay. Trên màn hình radar, tín hiệu mục tiêu của F-4 tương tự tín hiệu của B-52.

        - Phi công không ứng phó kịp với “nhiễu chủ động” phát ra từ B-52, gây mù - hoặc mất phương hướng và vướng ngay vào bẫy tên lửa của bọn F-4 hộ tống.

        Xét mục tiêu chiến dịch thì lực lượng MiG đã làm được công việc tấn công bọn tiêm kích và các loại máy bay trinh sát đường không của Mỹ.

        Ngay từ đầu, Bộ Chỉ huy đã xác định mục tiêu đánh B-52 của MiG- 21 chỉ là thứ yếu - mà chủ yếu là gây áp lực lên đối phương để bọn địch tập trung lực lượng bảo vệ mục tiêu cần bảo vệ của chúng, giảm tổn thất cho lực lượng tên lửa - lực lượng chủ lực trong nhiệm vụ tiêu diệt B-52.

        Những phi công chờ đến lượt mình bước ra đường băng vẫn sốt ruột, nóng lòng chờ gọi tên cho chuyến ra đi săn mồi đơn độc. Háo hức, rồi thất vọng, vì mãi chưa tới tên mình. Chợt vui, chợt buồn theo từng tiếng nói, cái nhìn của các vị chỉ huy.

        Ngày 28 tháng 12 năm 1972.

        Hoàng Tam Hùng- người phi công trẻ thuộc Đại đội 3- Trung đoàn 927- nhận lệnh cất cánh sau nhiều lần tình nguyện tham gia xuất kích đánh B-52 vẫn chưa được các cán bộ chỉ huy chấp thuận. Thật không gì hạnh phúc bằng được ngổi lên máy bay MiG-21 đi đánh địch trong những ngày nước sôi lửa bỏng náy. Có thế mới công bằng chứ!

        Trận thứ 11 của Không quân Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II.

        Hoàng Tam Hùng cúi đầu cảm ơn cấp chỉ huy và các đồng đội đã dành cho anh cơ hội hiếm hoi và hết sức quý giá nầy. Anh nguyện sẽ hết sức cố gắng để không phụ lòng những người đồng đội đã đặt niềm tin vào mình. Anh mang theo nụ cười bước lên buổng lái và còn gửi lại cho người anh em cơ giới nụ cười biết ơn cùng niềm vui chia nửa.

        - Chúc lập chiến công đầu!

        - Nhất định như vậy!

        Và Hoàng Tam Hùng cất cánh một lần để bay cả một đời vào bầu trời thân yêu của Tổ quốc.

        Hoàng Tam Hùng không tiếp cận được B-52, mà chỉ gặp bọn F-4 chặn đường anh với những quả tên lửa không mong đợi. Không thể khác được, Hùng quyết định quay lại chiến đấu với bầy F-4 Phantom II. Bằng hai quả tên lửa được trang bị trên máy bay cùng một trái tên lửa anh mang theo trong ngực mình, Hùng ấn nút phóng cùng một lượt, tạo ra quầng lửa đỏ khổng lổ hóa vàng con ma F-4 đang chuẩn bị phóng hỏa tiễn về phía người đồng đội số 2 - Lê Văn Kiều cùng Biên đội xuất kích với anh. Và anh mang nụ cười của tuổi xuân anh, của thế hệ anh đi vào mây trăng1.

        Bài ca từ mặt đất hát vọng vào anh, hát vọng vào trời xanh và lòng thương nhớ của mọi người:

        “Thế rồi, anh vĩnh viễn ra đi
        Trong cuộc chiến bầu trời chớp lửa
        Cánh én ấy không bao giờ về nữa
        Anh hóa thành mây trắng quê ta»


-------------------
        1. Theo các tài liệu của quân chủng PKKQ trong trận này Hoàng Tam Hùng bằng 2 quả tên lửa Hoàng Tam Hùng đã bắn rơi 1 chiếc RA-5C và 1 chiếc F-4 - Giangtvx
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2019, 09:33:16 pm »


        12 ngày đêm qua đi. Theo thời gian dự kiến ban đầu thì còn một tuần đánh bom phủ đầu nữa dành cho Cộng sản Bắc Việt, nhưng đột ngột tên giết người khát máu Nixon ra lệnh ngừng chiến dịch Linebacker II mất tính người của hắn và đồng bọn. Cơn lốc lửa cuống tâm của chính phủ và quân đội Mỹ bỗng nhiên kết thúc. Nixon quờ quạng, lảm nhảm trong ánh sáng thiên đường giả giữa phòng bầu dục như một kẻ loạn thần. Hắn ta có một khắc giây tự thán. “Chẳng lẽ ta là một thằng điên, một gã madman đê hèn cho câu chuyện ngụ ngôn chưa được viết? Không! Richar Nixon ta là một anh hùng! Một anh hùng...! Một đấng sáng tạo...!” Tên Tổng thống Mỹ có khuôn mặt sư tử chưa kịp hóa trang ôm đầu rống riết như đang lên cơn động kinh. Bản tin nhanh màu trắng bệt mồ hôi từ vổ trán vằn vện của Nixon như một mảnh băng tang nhầu bẩn bất thần rơi xuống tấm thảm nhẩy nhụa màu huyết bẩm ẩn hiện mơ hồ trong hai con mắt ngầu đỏ vẻ điên dại đang trong cơn cuống nộ cùng cả thánh thẩn.

        Bọn giặc Mỹ tàn bạo đã đền tội với 81 máy bay bị bắn hạ, trong đó có 34 chiếc may bay chiến lược B-52. Hàng trăm tên giặc lái đến Việt Nam gây tội ác đã bị bắt sống. Tổng số tù binh phi công Mỹ đã lên đến con số 591 tên trong trại Hỏa Lò. Cuộc đại biểu tình của dân Mỹ bắt đầu. Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ treo cờ rũ. Buổi trưa hôm ấy, trong giấc mơ giữa ngày, tên sát nhân Richar Nixon thấy bầy dơi bay vẽ đậu lên giấc ngủ của hắn. Hắn tháo mổ hôi - những giọt mồ hôi đỏ như máu khi hàng triệu người dân Mỹ đang kéo nhau xuống đường hô vang khẩu hiệu hỏi tội tên Tổng thống đời thứ 37 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

        - Đả đảo Nixon - tên madman cuồng sát...!

        - Hãy rút khỏi Việt Nam!

        Từ bên này Hà Nội, một mẩu tin nhỏ mà các chiến sĩ phi công được nghe, sau thông tin lớn của toàn chiến dịch:

        Riêng Không quân Việt Nam, với 9 lần xuất kích của MiG-21, 2 lần xuất kích của MiG-17 đã bắn hạ hai pháo đài bay chiến lược B-52 cùng 5 chiếc F-4 Phantom II, 1 RA-56 của Mỹ. Một niêm vui không thật sự trọn vẹn với các chiến sĩ đã đưa tay tình nguyện dâng trái tim làm quả tên lửa cuối cùng dành cho bọn giặc trời.

        Thoát khỏi trạng thái điên loạn và hoàn hồn sau cơn ác mộng kéo dài, ngày 30 tháng 12 năm 1972, Richar Nixon với gương mặt thất sắc mà bụi phấn và những thỏi son không che lấp được, thập thò bước đến bục truyền hình và phát thanh Mỹ cặm cục tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, và chịu mang đầu máu của Không quân Mỹ cùng sắc mặt của con quỷ khổng lồ một mắt Hoa Kỳ, giận dữ bước vào phòng bẩu

        dục ngoác mồm gào thét hạ lệnh cho Kissinger trở lại với Hội nghị Paris, tiếp tục đàm phán về Hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, nhanh chóng loại trừ hậu hoạn, phi tang dấu vết tội ác trong trái tim khối óc loài người về một nước Mỹ cường bạo vô nhân.

        Hà Nội vẫn ngẩng cao đầu. Hà Nội tang thương. Hà Nội nước mắt. Hà Nội Khâm Thiên và Bạch Mai. Hà Nội trái tim Tổ quốc. Hà Nội của Niềm tin và hy vọng! Hà Nội vẫn là thành phố của nghìn năm Thăng Long - Đại Việt anh hùng.

        Nixon gửi thư khẩn cho Chính phủ Việt Nam Dân chù Cộng hòa, đơn phương tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và yêu cầu phía Việt Nam trở lại bàn đàm phán Paris để hai bên sớm đi đến việc ký kết Hiệp định Hòa bình.

        Con kến kền Hoa Kỳ gãy cánh trên bầu trời Việt Nam sau những buổi tiệc tàn mùa Noel 1972 khói bom Mỹ khét đen lời thiện thánh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2019, 09:33:51 pm »


*

        Từ bên kia chỗ dãy nhà dã chiến, chiếu ngày hôm trước, có thằng bé đầu đội mũ rơm chạy vẽ phía phòng tác chiến Trung đoàn, tay cầm chiếc radio nhỏ của ba, vừa chạy vừa reo mừng:

        - Ba ơi, ba... Mấy cô trong đài nói máy bay Mỹ bị bắn rơi nhiều lắm. Ba dẫn con đi nhặt một chiếc về chơi đi. Con muốn...

        - Ôi, con trai. Máy bay Mỹ nó cháy hết rồi. Con trai ngoan, gan lì lắm, tự trốn bom để ba với mấy chú lo đánh máy bay Mỹ. Giỏi lắm!

        - Con muốn ba đưa con, đưa Hùng đi nhặt máy bay Mỹ về cho em Quân chơi nữa. Con nhớ em Quân...

        - À, ừ, ba sẽ đưa con đi về Hà Nội gặp mẹ và em Quân. Nhưng mà phải đợi sáng mai, con trai à. Còn máy bay Mỹ, ba chỉ đưa con đến chỗ nó rơi thôi, nó to lắm, và dơ lắm, không chơi được.

        Mấy ngày sau, vào một buổi sáng gió mùa, theo những đoàn người sơ tán kéo nhau về Hà Nội, hai cha con Nguyễn Văn Bảy dắt nhau đi trong ngổn ngang đổ nát, điêu tàn, nồng nặc mùi thuốc bom, mùi nhựa cây, mùi bùn đất, vôi vữa, mùi khói khét, mùi của sự sống bị thối rữa. Một mùi rất Mỹ, rất Nixon, được hàng nghìn chiếc máy bay từ Mỹ tải sang và trút xuống Thăng Long, Đông Đô ngàn năm văn hiến của người Việt Nam. Mỹ đi đến đâu, mùi Mỹ đi đến đó. Mỹ thoát khỏi sự cai trị của thực dân Anh để sau đó trở thành tên thực dân mới hung tàn. Mỹ cùng đồng minh chiến thắng Hitler phát xít để bây giờ trở thành kẻ cuống sát phi nhân. Những ai còn mơ hồ với đế quốc Mỹ thì hãy nhìn cho rõ bản chất và bộ mặt thật của con nhân sư khổng lồ mất tính người muốn làm bá chủ địa cáu này.

        Bao nhiêu câu hỏi và bao nhiêu câu trả lời đã được đặt ra và viết lên trên hàng nghìn tờ báo khắp thế giới về sự hung hãn cùng cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của Mỹ, vẫn không hế gì đối với Nixon - tên đổ tể khát máu, kẻ có vinh dự hai lần trong đời được đem vấn đề bom nguyên tử ra để bàn xem có nên ném nó lên đầu người Việt Nam hay không? Một lần giúp 80% chiến phí cho Pháp trong cuộc thua ở Điện Biên Phủ, Nixon đã lên tiếng vế việc đem bảo bối hạt nhân ra để đánh bại đối phương Cộng sản. Một lần lúc thúc thủ ở Khe Sanh và kế hoạch cắt đứt con đường huyết mạch Trường Sơn - Hồ Chí Minh sau khi hàng rào điện tử Macnamara bị phá sập với những thất bại nặng nể của quân Mỹ. Hyrosima ư? Nagasaki ư? Có hề gì! Lương tâm ư? Lương tâm của Nixon ta là sức mạnh của nước Mỹ. Kẻ nào dám động đến sức mạnh của nước Mỹ phải nhận lấy hậu quả sứt trán bêu đầu. Đó là chân lý bất di, bất dịch. Lẽ ra Hà Nội còn phải biết ơn về việc Nixon ta chưa hạ lệnh để B-52 chỉ đến đây một chiếc và với chỉ một quả bom duy nhất nặng 100 kyloton, chứ không phải vất vả mang đến hàng chục vạn trái bom 300 - 250kg với 200 máy bay pháo đài và 1.070 chiếc máy bay chiến thuật rồi để lại đất này đến gần 100 chiếc cùng hàng trăm phi công tù binh. Người Nhật đã không thù được người Mỹ; cũng như vậy, dù có chết thêm vài chục ngàn người thì Hà Nội cũng không có quyển oán trách Nixon ta - bởi vài chục ngàn vẫn ít so với một triệu hay nhiều hơn. Có thêm vài chiến dịch Linebacker nữa dành cho Hà Nội và miền Bắc Việt Nam vẫn chưa phải là tội ác đối với người Mỹ - bởi phía sau đó là việc Mỹ rút quân, là hòa bình được lập lại cho Việt Nam. Việt Nam cần hòa bình hơn Mỹ. Hòa bình cho Việt Nam là may mắn cho Dân tộc Việt Nam, là ân huệ của ơn trên đối với dân tộc cứng đầu, ương ngạnh này rồi. Vi vậy Việt Nam không có quyền đòi hỏi, không có quyền kết tội Mỹ, không có quyền kết tội Nixon ta. Cứ nhởn nhơ một nhiệm kỳ tổng thống nữa rồi rút quân cũng có sao đâu? Kẻ thấp cổ bé miệng không được quyến đòi hỏi, yêu sách. Nước lớn cho cái gì thì hưởng cái nấy. Chỉ tiếc là Hồ Chí Minh không còn sống để chứng kiến sức mạnh kỳ vĩ của Mỹ vừa được thị uy ở Hà Nội sau 12 (chứ chưa phải là 15 hay 20) ngày ngắn ngủi. Cái chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không thể đọ lại với sức mạnh Mỹ. Hãy nhớ rằng nước Mỹ là Thượng đế được tạo ra để đi đến và ban phát. 34 chiếc B-52, 4.000 chiếc máy bay bị rơi ở miền Bắc Việt Nam, chứ nhiều hơn nữa cũng không nghĩa lý gì. Hãy nhớ, nước Mỹ là Thượng đế được tạo ra bằng trí khôn và sức mạnh. Hãy nhớ!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2019, 09:34:25 pm »


        Nhiểu năm sau Nixon vẫn nhớ và cảm thấy thú vị về đoạn đối thoại với cố vấn đặc biệt của mình:

        - Ký được rồi! Một nước Mỹ vẫn sạch sẽ trước mắt thiên hạ đấy chứ? Ông hãy làm cho tốt phận sự của mình! 591 phi công tù binh Hoa Kỳ... Tốt rồi, hãy nhanh nhanh đưa họ về cho đám phản chiến câm miệng chó của chúng lại. Ngài nên nhớ: Tôi đã làm xong công việc của một vị Tổng thống thông minh rồi. Còn lại chỉ là việc của ngài. Khẩn trương lên!

        - Dạ, thưa Tổng thống, ngài đã làm xong việc của Ngài một cách tuyệt vời. Chúc ngài có một giấc ngủ ngon! Việc của tôi...Vâng, khẩn trương. Nhưng thưa ngài Tổng thống, việc của tôi...

        - Việc của ông thế nào...?

        - Thưa Tổng thống, Ngài quên rồi đấy. Việc của tôi, tôi đã làm xong từ tháng trước...

        - À ừ... Ngài đã... Chúc một buổi sáng Paris với bữa điểm tâm ý vị dành cho ngài... Chốc nữa là tôi quên mất cái nháy mắt tinh khôn và thật quyến rũ của ngài... Chúng ta đúng là người Mỹ!

        Và Hà Nội... Những con phố vẫn còn ngun ngút khói.

        Người đi tìm nhau, gọi nhau, mắt người nào cũng đỏ. Những chiếc xe thổ mộ, xe bò, xe trâu chở mọi thứ đi trên những dãy phố biến dạng hình thù. Những hầm hố cá nhân, cộng đồng dọc dài những con đường tung tóe vết xước rách vỡ bể và đổ gẫy. Những chiếc mũ rơm máng trên cành cây khô như những tổ chim. Mãi mới thấy một chiếc lá chợt rơi trong gió. Những cái nhìn hốc hác vào nhau. Những nụ cười méo mó thành tiếng khóc. Phố Khâm Thiên im lìm như một dãy địa tầng nứt gãy vừa được cấu tạo từ một hành tinh chưa được thai nghén đủ tháng đủ ngày. Sự sống bị lấy đi sạch, như trong đêm có tên thần chết Nixon lẻn đến đây rối mang đi tất cả. Một bãi tha ma. Một bãi đất vụn. Một bãi tội ác. Trời không dung, đất không tha! Hỡi những tên cuống đổ, lũ giòi bọ của thế giới tự do, hãy nhìn vào đấy để yêu nước Mỹ!

        Phải mãi hai cha con Nguyễn Văn Bảy mới tìm đến được chỗ cư trú tạm của hai mẹ con Quân. Người ta chuyền nhau những câu thăm hỏi. Từ hun hút con hẻm, Hùng thoáng thấy em Quân, vội lao đến ôm chầm lấy chân mẹ và em. Không khóc mà không nói được. Thằng Quân gặp anh Hai, vỗ tay, nhảy dựng lên, rối ngọng nghịu:

        - Mẹ ị om ỹ àm ách áo... Em bị ất iếc áy ay ổi...

        - Con nhớ mẹ. Con nhớ em Quân. Con có lương khô dành cho mẹ và em Quân.

        Rồi Hùng ngồi xuống, một tay quẹt nước mắt, một tay đưa vào túi dết, mẩn mò lấy hai bánh lương khô đưa cho mẹ và em. Vợ Bảy cứ ôm mãi thằng con lớn, hôn lên tóc nó. Hai vợ chồng nhìn nhau, nuốt từng cơn xúc động vào lòng.

        - Mẹ con không gặp nguy hiểm nhiều chứ? Mừng quá rồi.

        - Một lần tụi nó ném cách hầm hai mẹ con chỉ hơn 10 mét, bị tức hơi một chút, nhưng vài hôm thì khỏi. Thằng con tối ngủ, cứ hét “Om! Om!”

        - Tốt rồi. Quân của ba ngoan. Ta về thôi, hai con trai của ba. Hôm nay là một ngày đẹp trời của bố con mình và mẹ. Ta sẽ mừng ngày Mỹ chạy và đón Tết Tây sớm nhé!

        Con trai lớn dành đi chung với em. Ba Bảy phải chở cho hai đứa đi chung một đoạn đường. Ghé chợ, mua hộ vợ ít thịt rau về cho bữa cơm mừng chiến thắng. Mùa đông Hà Nội chậm chạp trôi qua cùng ký ức con người về 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.

        Tiếng chuông nhà thờ bi boong vọng về nơi Chúa ngự.

        Ngang hồ Hữu Tiệp, Bảy chỉ cho hai thằng con trai chiếc máy bay B-52 tội ác của Mỹ đang cắm đầu, chổng đuôi dưới nước, màu khói nám còn chưa kịp phai:

        - Đấy, hai đứa con thấy không, máy bay Mỹ bị các chú bắn rớt, chổng khu dưới hố đó.

        - Đáng đời nó ba nhỉ. Mấy chú bắn hay lắm. Lớn lên ba cho con theo ba với mấy chú học lái máy bay đánh Mỹ nghen ba.

        - Em ũng ọc ái áy ay nữa...

        - Được rồi, hai con trai của ba sẽ học lái máy bay.

        Ngang làng hoa Ngọc Hà, bên những hố bom chi chít, loang lổ, lấm lem bùn cát, chỗ đất lành còn lại, hoa cúc, hoa hổng, hoa huệ, thược dược trắng hồng vẫn cố vươn mình nở lung linh trong mắt hai đứa nhỏ. Ghé Hồ Tây cho hai thằng con ăn bánh tôm Hồ Tây nổi tiếng, sau trận chiến kinh hoàng, người Hà Nội vẫn ung dung.

        Mấy cô mậu dịch viên thương, nựng hai thằng nhỏ đi ngoạn cảnh sau những ngày Hà Nội điêu tàn:

        - Hai cháu dễ thương nhỉ. vẫn đội mũ rơm à. Củng đẹp chứ chẳng sao. Cảnh giác cao thì càng tốt. Thằng Mỹ tráo trở không biết đâu mà lần. Dẫu vậy, bữa nay chúng nó thua rồi hai cháu ạ. Vào thưởng thức bánh tôm mừng chiến thắng đi. Người Hà Nội vẫn hiên ngang mà. Vào đây, hai cháu!

        - Ai giống như anh hùng Không quân Nguyễn Văn Bảy quá vậy?

        - Dạ, tôi... là Bảy.

        - Đúng giọng miền Nam rồi! Buổi sáng này hân hạnh được gặp anh hùng bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Mời anh điếu thuốc Sông Cầu. Mời!

        - Dạ. Cảm ơn! Anh đi dạo à?

        - Đi ngoạn cảnh. Hồ Tây vẫn thơ mộng anh à. Hai cháu có đi sơ tán không?

        - Một cháu theo mẹ, một cháu theo bố. Hai anh em mới gặp nhau lúc nãy. Gia đình anh bình yên chứ?

        - Vâng, cảm ơn anh. Nhà tôi đi sơ tán hết, chỉ mình tôi ở lại với khẩu súng này đây. Tôi bắn hết 30 viên đạn đấy. Coi tầm thường vậy, chứ bắn ngon ra phết!

        - Bác cừ lắm. Các con thấy không, bác già đây cũng bắn máy bay Mỹ đấy!

        - Bác hay lắm. Bác cho cháu bắn được không? - Thằng Hùng khoái chí nhìn khẩu súng CKC bán tự động của ông già mà nhẩy tưng lên.

        - Cháu không cần phải bắn nữa. Bác bắn làm nó chạy hết rồi. Cháu lớn nhanh lên để còn làm phi công anh hùng như bố cháu.

        - Dạ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2019, 09:35:27 pm »


        Mấy phóng viên, nhà báo trong nước, nước ngoài bước đến, nghe anh dân quản giới thiệu người đàn ông dắt xe đạp kia chính là anh hùng Không quân nổi tiếng Nguyễn Văn Bảy, liển xin phép chụp hình, phỏng vấn:

        - Trận này anh Bảy có đánh không?

        - Chỉ có anh em phi công trẻ đánh. Tôi chuyển qua bộ phận huấn luyện và tổ chức cho các biên đội trong đơn vị đi đánh thôi.

        - Anh đánh giá như thế nào vế 12 ngày đêm?

        - Bọn Mỹ dã man quá! Chúng nó muốn thắng, nhưng đã thua. Một nỗi ô nhục cho nước Mỹ khi bầu lên một tên Tổng thống ác độc không thua Hitler là tên Nixon hèn hạ.

        - Anh có nhắn gửi gì cho các phi công B-52 của Mỹ?

        - Chúng nó là những tên giết người!

        - Anh cảm tưởng như thế nào khi nghe Chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra?

        - Chúng nó đã thua và sẽ lại ngồi vào bàn đàm phán để buộc phải ký kết hiệp định Paris sau một lần lật lọng, tráo trở.

        - Về việc Mỹ ném bom vào bệnh viện Bạch Mai và khu phố Khâm Thiên?

        - Đó là một hành vi tàn bạo mất tính người của Chính phủ và phi công Mỹ!

        - Nhưng chiến tranh mà, có thể có những việc xảy ra ngoài ý muốn?

        - Ý muốn của đế quốc Mỹ là khuất phục nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh khốn kiếp này cũng do Mỹ gây ra. Bạch Mai hay Khâm Thiên và nhiều khu dân cư bị Mỹ ném bom trên khắp đất nước này đều xuất phát từ ý đồ đê tiện trong đầu óc chằn tinh, đế quốc của chúng. Chúng nó phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra trên đất nước chúng tôi!

        - Nếu còn được chiến đấu, còn được đối đầu các phi công Mỹ trong chiến dịch Linebacke II nẩy, anh sẽ làm sao?

        - Tôi sẽ làm hết sức mình để hạ chúng như đã từng làm?

        - Anh có nghĩ đến hai đứa con?
- Có nghĩ, nhưng Tổ quốc là trên hết.

        - Cảm ơn anh!

        - Vâng. Chào các anh! Ta vào ăn bánh tôm rồi về thôi, hai con.

        - Dạ...

        Mất 20 phút cho một đĩa bánh tôm. Thật ngon và thật vui khi ba cha con được đi chơi trong không khí thanh bình tuyệt đẹp bên hồ Trúc Bạch, Hồ Tây của Hà Nội - Thăng Long sau 12 ngày đêm kẻ thù rắp tâm hủy diệt. Niểm vui và sự sống vẫn còn. Thủ đô anh hùng vẫn hiên ngang và quyến rũ dưới vòm trời Việt Nam lãng mạn, mộng mơ và ngạo nghễ. Thật thiêng liêng và đẩy cảm thức trong lòng. Giá như còn có Mẫn, giá như có Mẫn trong những ngày này...!? Bảy chợt nhớ đến bạn. Nếu Mẫn kịp cưới nhau ngày ấy, bây giờ, có lẽ cũng có thằng cu bằng tuổi với cu Quân nhà Bảy. Thật thương cho bạn. Chợt buồn.

        Trên đường qua sân bay Gia Lâm, hai đứa bé trố mắt khi nhìn thấy ba tên tù binh Mỹ bị băng bó trắng người, mặt mày xây xước, máu me, đang được bà con dân quân đánh đi trên chiếc xe trâu, vội hỏi:

        - Ba, ai mà kỳ lạ vậy ba?

        - Tù binh Mỹ đấy, hai con trai. Chúng nó rơi máy bay, nhảy dù xuống đất, bị bà con dân quân ta bắt đưa về trại giam Hỏa Lò.

        Từ phía con hẻm ngang đường, một đám trẻ con, đứa mặc quần, đứa vận áo, đứa đội mũ rơm vừa chạy ra đầu hẻm vừa vỗ tay hát một điệu nhạc Tây.

        “Ngồi trên chiếc F-4
        Bay ra Bắc Việt
        Bị phòng không - không quân bắn
        Máy bay tôi rơi
        Tôi lộn nhào...
        Là... lá... la...
        Đi xe bò về Hilton sống cô đơn...”


        Cứ thế một bản nhạc Tây “tự chế’ của chính tù binh phi công Mỹ được đám trẻ con điệp khúc, hát dài theo chiếc xe trâu lọc cọc đi trên đường đưa mấy tên tù binh Mỹ về phía bên kia cầu Long Biên vào nội thành Hà Nội. Thằng Hùng nhìn đám trẻ mà thích chí, mở miệng lí nhí hát theo lời bài hát chưa kịp thuộc. Sau đó, nó nhìn mấy tên Mỹ to khệnh, mặt mũi bơ phờ, rối nhìn bố:

        - Đáng đời mấy tên Mỹ chơi xấu, ném bom làm con sợ... Mà có ai cho mấy tên Mỹ ấy ăn cơm không ba?

        - Có, ở trại giam người ta cho mấy tên Mỹ ấy ăn để nó được sống, rồi mai mốt trả nó về với cha mẹ, vợ con nó...

        - Chắc mấy tên Mỹ ấy nhớ nhà lắm, hả ba?

        - Đáng đời nó. Bận này chúng nó sắp thua rồi. Ba mẹ sắp đưa hai đứa con về thăm ông bà nội, ông bà ngoại ở miền Nam rồi, hai con trai à.

        - Ôi, sướng quá. Con để dành cho nội và ngoại bánh lương khô...

        - Em ũng ể ành...

        - Ngoan. Ta về thôi, kẻo mẹ đợi.

        Cái loa bên đường phát bài hát của đài vang vang:

        “Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió, quyết chiến thắng...
        Ta là đàn chim bay trên trời cao xanh
        Không quân Việt Nam vút lên ngàn mây gió...”


        Vừa đạp xe ngang cẩu Long Biên, Bảy vừa huýt sáo, bài ca “Biên đội ta xuất kích” cho hai thằng con nghe.

        Vài tia nắng của ngày đông sáng lên bên màn sương mù.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM