Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:34:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:33:55 am »


        Trước mắt, Mỹ thay đồi chiến thuật tấn công khi chúng nghiệm thấy tấn công ở độ cao trung bình với ưu thế áp đảo trước đối phương của chúng lúc trước đã tỏ ra không còn thích hợp khi ta có tên lửa đất đối không S-75. Chiến thuật mới của Mỹ là: đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn, để hạn chế tối đa sức mạnh mặt đất của ta, hầu tạo điêu kiện cho lũ cường kích tha hổ tả xung hữu đột theo cách của chúng. Phi công Mỹ tận dụng tối đa yếu tố che khuất của các dãy núi để biệt kích đánh bất ngờ. Radar cảnh giới, lẫn radar dẫn đường của ta gặp phải nhược điểm không thể phát hiện và bám bắt mục tiêu như trước, khiến một thời gian dài ta đối phó với địch luôn trong tâm thế bị động, lúng túng, mất phương hướng, đôi khi tỏ ra ngờ nghệch trước sự tinh quái của Mỹ. Không quân ta không nhận được thông tin về địch tình chính xác, đầy đủ khi chúng bay luồn theo các sườn núi và sát mặt biển. Radar cảnh giới của ta lại không làm chủ được vùng trời Đông Bắc - phía biển - tốt vì những nguyên do khách quan từ phía địch và yếu tố địa hình. Các ổ phục kích của MiG-17 vì thế đã không còn công hiệu như những ngày mới phát minh ra cách đánh lợi hại này hồi đầu năm. Mỹ chủ động, linh hoạt về lối đánh với chiến thuật cơ động nhanh, bất ngờ, bí mật, gây cho ta rất nhiều khó khăn. Điểu an ủi duy nhất là lực lượng phòng không mặt đất của ta lúc nẩy khá mạnh, hạ được nhiều máy bay địch. Cuối năm 1965, ta đã có 2.000 khẩu pháo phòng không từ 14,5 trở lên (không tính từ 12,7 trở xuống) có cả pháo phòng không Xô Viết 57mm sử dụng radar, đầu đạn S-60, sử dụng đơn giản nhưng rất hiệu quả. Và uy lực hơn tất cả các cỡ súng mặt đất là pháo 100 ly, bắn có radar điểu khiển. Mấy tầng lưới lửa ken đặc, đan cài trên mặt đất, bầu trời khiến giặc lái Mỹ bắt đầu cảm thấy e sợ, không dám coi thường hay huênh hoang, khoác lác như trước đó nữa. Chính nhờ sự cân bằng này tạo điều kiện cho không quân ta có thời gian nghiên cứu tìm ra cách đánh thích hợp với yêu cầu trong bối cảnh hiện tại hết sức khẩn trương này. Đây là thời kỷ chứng minh đầy đủ nhất đẳng cấp không quân của Mỹ và ta. Chiến dịch “Tầm bay thấp” của đối phương đã vô hiệu hóa hầu hết hoạt động của không quân Việt Nam. Sau khi thắng ta thêm một số trận, Mỹ bất ngờ tăng cường, bổ sung và nhanh chóng thay đổi trang bị, khí tài và cả phương thức tác chiến, bằng cách đưa vào chiến trường miền Bắc loại máy bay tác chiến điện tử được trang bị hệ thống thiết bị đặc biệt tinh vi nhằm tầm dò, phát hiện, chế áp triệt để khả năng lùng bắt mục tiêu của đối phương - thuộc Không đoàn Wild Weasel - bắt đầu tạo ra một giai đoạn khó khăn cực đại cho không quân ta và cả lực lượng phòng thủ mặt đất. Các thiết bị thế hệ mới của địch khống chế, nhận chìm hầu hết sóng của radar, từ radar phục vụ dẫnđư ờng cho tên lửa đến radar phục vụ cảnh giới, theo dõi. Chúng còn tạo ra ưu thế vượt trội bởi loại tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike và loại mới hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard, cho nên chúng giành được quyền chủ động trên bầu trời, khiến lực lượng Phòng không -  Không quân Việt Nam trải qua một thời kỳ thất điên bát đảo đến hết năm 1965 bước sang những tháng đầu năm 1966.

        Từ tháng 12 năm 1965, với máy bay F-100F Wild Weasel, địch đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa của ta với chỉ một chiếc duy nhất bị bắn rơi, hai chiếc khác tự đâm vào nhau vì gặp sự cố khi tránh hỏa lực phòng không từ mặt đất. Rối cuối năm 1966, lấn nữa Mỹ lại tăng cường trang bị và sử dụng phương thức tác chiến điện tử một cách hoàn thiện nhất cho cả Không quân lẫn lực lượng Không quân Hải quân, đồng thời với việc cho xuất hiện nhiều loại máy bay tiêm kích hiện đại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ nhằm bóp vụn đối phương ra từng mảnh. Với ưu thế tuyệt đối vế kỹ thuật điện tử dùng để phát hiện, gây nhiễu và chế áp đối phương, đúng như ý đổ của địch trên thực tế chiến trường, một thời gian dài Không quân Mỹ đã quản lý được tẩm bay thấp và có thể tổ chức cùng lúc các phi đoàn máy bay tối tân với số lượng lớn, chọc thủng tuyến phòng không của ta, tấn công ồ ạt với quy mô hủy diệt vào các mục tiêu ở tầm trung trong khoảng cách thật gần và thật chính xác. Mặt đất miền Bắc Xả hội Chủ nghĩa cơ hồ nhão ra, nát vụn ra, sụp lún như thuở tạo thiên lập địa. Bọn Mỹ nức lòng cho chiến thắng gần kề với gần 3.000 máy bay hiện đại tham chiến, cùng hơn 300 ngàn quân thiện chiến đã ổ ạt đổ bộ lên các địa bàn chiến lược từ miền Trung đến Đồng bằng Nam Bộ, kết hợp với thực lực hùng mạnh 700 nghìn quân ngụy Sài Gòn vừa được củng cố, xây dựng lại từ các cuộc thua trận sau Ấp Bắc và đảo chánh liên miên, bắt đầu thực hiện các cuộc hành binh bóp nghẹt lực lượng Chủ lực và Du kích miền Nam từ Vùng I chiến thuật cho đến Vùng IV Cần Thơ - U Minh, nhằm triệt tiêu các phong trào và lực lượng Cách mạng. Tất cả các sợi dây thòng lọng, các gọng kểm đã siết chặt vào đối phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:34:14 am »


        Lực lượng Không quân của ta, nhất là trang bị, trong thời điểm khắc nghiệt này cũng chỉ có một số máy bay MiG-17A đời cũ Liên Xô và các chiếc MiG-17 (K56) cũ của Trung Quốc còn lại sau khi bị tiêu hao trong hơn một năm rưỡi không chiến, cùng một số không nhiều loại máy bay MiG-17F đời mới của Liên Xô và MiG-17 mới của Trung Quốc mà ta tiếp tục được nhận theo từng đợt viện trợ của hai người bạn lớn trong tinh thẩn của các hiệp ước mới vừa được ký. Những chiếc MiG-17 thế hệ mới của Trung Hoa gồm cả những chiếc MiG-17PF (J5A) với radar “Emerald” và ba khẩu pháo HP-23mm theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Ngoài ra ta cũng vừa được trang bị một số ít máy bay thuộc loại MiG-17F do Tiệp Khắc sản xuất có trang bị hai khẩu 23 mm và ống phóng rốc-két R-35 đặt ở vị trí cũ của pháo 37 mm. Và một số máy bay MiG-17PF cải tiến dành đánh đêm của Liên Xô sản xuất. So với Mỹ lúc bấy giờ, số lượng máy bay ta quá thấp, không bằng 1 phần 25 của chúng nó và không ít lần đã rơi vào tình thế ngặt nghèo, cạn kiệt - có khi không còn hơn 5 chiếc MiG có thể chiến đấu được cho một trung đoàn. Khủng hoảng. Đó cũng là lúc, với tư cách đế quốc siêu cường, Mỹ sắp thực hiện thành công lời tuyên bố mà ta cho là ngạo mạn lúc khởi đầu cuộc chiến trên không: ăn gỏi Không quân Bắc Việt Nam trong vòng một thời gian ngắn!

        Dẫu vậy không thể chỉ trong sớm chiều, hay ngày một, ngày hai mà ta có ngay được những toan tính thích hợp để cho ra cấp thời đáp số chiến trận trên bấu trời. Nguyễn Văn Bảy và anh em trong phi đội cũng như các phi công trong toàn trung đoàn ra sức học tập, quán triệt các nội dung nâng cao khả năng tác chiến được đúc kết từ cấp trên và từ các nhà khoa học không quân để có thêm kiến thức, tri thức, kinh nghiệm, ngõ hầu cùng đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn bời bời này. Thực tế đã có lúc giặc đẩy không quân ta vào thế chân tường. Mỗi lần các biên đội của trung đoàn xuất kích và gặp thất bại, cả đơn vị mất ăn mất ngủ. Tinh thần, ý chí, lòng căm thù giặc thì có thừa, không lúc nào thiếu. Tuy nhiên, để có được cách đánh linh hoạt, kỹ năng chiến đấu và chiến thắng kẻ địch quá tinh khôn, nham hiểm, với điểu kiện vật chất, kỹ thuật tối ưu, vượt trội ta gấp nhiều lần như không lực Mỹ trong lúc nẩy thì quả là cầu chuyện thực tế hết sức khó khăn, khan hiếm, đến thành tích khiêm tốn của từng trận thắng nhỏ như lúc đầu cũng không dễ dàng có được. Các đấu pháp, chiến thuật luôn bị kẻ thù tinh khôn bắt thóp sau mỗi lần đụng độ, rồi chúng lập tức có ngay công thức hóa giải và thay đổi lối đánh, cách đánh liên tục, với sức mạnh lúc nào cũng phủ đầu, áp đảo 1/10, 1/20. Đặc biệt là bửu bối tác chiến điện tử - kỹ thuật tinh vi của kẻ địch được bổ sung mỗi ngày trước sự lúng túng, lạ lẫm của không ít cán bộ chỉ huy, chuyên viên radar cảnh giới, dẫn đường và phi công ta. Những phương án tác chiến ra đời và chưa kịp hoàn chỉnh thì bị địch vô hiệu, loại bỏ nhanh chóng. Bế tắc có tính chu kỳ mỗi ngày một ngắn lại. Thỉnh thoảng lại ngừng bay để huấn luyện bổ sung. Buồn. Không khí có phẩn u ám trong những lúc như vậy. Không một bài nhạc, một bài thơ nào được hát lên, được đọc lên từ miệng các chiến sĩ. Nụ cười cũng đi vắng. Cũng chính trong những lúc khủng hoảng cùng cực như thế này thì những câu thăm hỏi ân cẩn từ Bác Hồ qua các bức thư hay gọi điện là liều thuốc tinh thần, nguồn động viên có sức lay động đến tận tâm can những người lính chiến đấu trên không như Nguyễn Văn Bảy và toàn thể anh em chiến sĩ trong đơn vị. Ai cũng tâm niệm rằng giai đoạn “bĩ cực” rồi cũng sẽ qua đi bằng sự phần đấu, trưởng thành từng ngày của đơn vị, để tất cả đều lập công, tất cả đều xứng đáng với tình yêu của Bác và đồng bào dành cho lực lượng Không quân non trẻ.

        Anh em thường dặn nhau bằng một câu có hình tượng dân gian để truyền đạt và biểu thị quyết tâm trưởng thành của từng người: Thằng phi công lên trời giống như quạ vào chuồng lợn. Phải quan sát thật kỹ, không bỏ qua một khắc, một giây nào đối với không gian xung quanh bên ngoài và giữ liên lạc cho thật tốt với lực lượng dẫn đường từ mặt đất. Muốn thắng địch thì phải huy động hết năng lực của các giác quan để có một trực cảm thật tốt mà xử lý tình huống. Phải làm một con quạ thật tinh, trước khi trở thành một con đại bàng!

        Chưa hết, họ còn phải gặp và trao đổi thường xuyên với lực lượng mặt đất, phải hiểu nhau như có thần giao cách cảm để có thêm năng lực thẩm nhận thông tin, hiểu nhau trước khi nói hết những câu mật hiệu, khẩu ám, nhằm xử lý nhanh chóng trong khoảnh khắc quan trọng, có khi quyết định cả sự thành bại cho một trận đánh. Đám phi công của Bảy phải thành thật nhận với nhau rằng, một khi phi công bước lên máy bay thì như anh mù, phải nghe sự điều động dưới mặt đất, từ: lệnh cất cánh, độ cao, hướng bay, bám độ chênh chiến thuật; mục tiêu bên phải, bên trái, phía dưới, phía trên, địch cách bao nhiêu, dự tính của chúng như thế nào, bọn cường kích, bọn tiêm kích, bọn hỗ trợ, trinh sát, gây nhiễu v.v... Chưa thấy địch thì phi công còn tiếp tục được dẫn đường cho tới khi nhìn thấy địch. Và khi địch xuất hiện thì đến lượt Biên đội trưởng trọn quyển chỉ huy, phi công tự mình vào trận, xử lý tình huống, độc lập tác chiến, phát huy bản lĩnh cá nhân; khi cần thiết lắm, hoặc rơi vào tình thế nguy kịch thì mới liên hệ mặt đất trợ giúp thông tin nhằm hóa giải kịp thời tình huống khẩn cấp lúc lâm trận để cho ra kết quả khả thể nhất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:09:06 pm »


        Phải nằm lòng kỹ năng quan sát, độ nhạy cảm trong việc nhận tín hiệu từ buồng lái mà không cần nhìn từng chi tiết kỹ thuật làm hao phí thời gian (ở trên không, nhất là khi đương đầu với kẻ địch đông hơn, thì một phần trăm giây cũng quý). Từ những điều cơ bản đến những thủ thuật nhỏ đều phải tinh thông đến độ thẩm thấu cao, biến nó thành phản xạ, không cấn phải chạm tới, không cần phải nghĩ tới mà tất cả đều hiển hiện ra và được xử lý một canh nhanh nhẹn, tinh tế, độ tin cậy cao, qua nhiều giờ bay thì đạt đến mức hoàn hảo. Bản lĩnh của một phi công chiến đấu phải được rèn luyện từ một quy trình, một quá trình gian khổ và khó khăn như vậy. Không ai được phép hời hợt, sơ sài, dù chỉ là bỏ qua một chi tiết, hay một thao tác nhỏ, bởi tất cả đều phải trả giá một cách đau đớn, khắc nghiệt. Nguyên tắc tiếp cận đối phương phải nhất quán là: thứ nhất, không cho địch điểm hỏa trước; thứ hai, tìm sơ hở của địch để tấn công ngay tức thì, khiến địch không trở tay kịp.

        Mấy lâu sau trong sự chờ đợi, tin vui rồi củng theo gió mùa Đông Bắc bay đến khi có thông báo rằng, các phi công được đào tạo từ Liên Xô cùng các chiếc MiG-21 tối tân được nhiệt đới hóa sẽ bay về trong những ngày giáp Chạp mưa trắng bông xoan. Lực lượng bay sẽ được bổ sung, khắc phục dần sự chênh lệch quá lớn giữa ta và địch. Và các phi công cùng các chiếc MIG-21 mới đã về.

        Toàn đơn vị mới thành lập và bổ sung khẩn trương trong công tác chuẩn bị cho các đợt tập huấn, kiểm tra, làm quen địa hình đối với các phi công vừa về; cập nhật thông tin về địch, về ta, thông tin từ chiến trường miền Nam, miền Bắc, về kế hoạch tác chiến của của Quân chủng và riêng lực lượng Không quân trong không khí ít nhiều sôi động và tự tin hơn.

        Nhưng rồi vui chưa được bao lâu thì ngày 23 tháng 4 năm 1966, trong một trận chiến đấu phối hợp với MiG-17, một chiếc MiG-21 bị rơi. Đơn vị phải kiểm tra lại phương án tác chiến và tính hiệu quả của việc kết hợp chiến thuật giữa MiG-17 và MiG- 21. Sự hào hứng và niềm vui bỗng thành mong manh trước những cơn hùng hổ, quỷ quyệt và luôn áp đảo bằng tỷ lệ 5, 10, 20 chọi 1 của máy bay địch với các phi công của ta. Chiến thắng theo đòi hỏi cấp bách của tình hình chiến sự vẫn chưa thật sự đến gần. Cả Binh chủng lại miệt mài lao vào luyện tập, nghiêm túc rút kinh nghiệm, đánh giá địch ta trên cơ sở thực tế khách quan, không nhận định chủ quan, dễ dãi, thiển cận: “Ta thì phải thắng, địch thì phải thua” -  theo cách anh hùng luận siêu hình, bế tắc và khiên cưỡng của căn bệnh quan liêu.

        Riêng với Nguyễn Văn Bảy thì chiến thắng vẫn còn ở phía trước... như thể là xa thật xa. Xuất kích đã hơn 50 lần rối mà Bảy vẫn chưa hạ được tên giặc trời hung hăng nào của Mỹ. Một sự thách thức chưa thể vượt qua, hay không thể vượt qua!? Có lẽ nào Bảy thật sự vô dụng đến vậy sao? Tại mình là nông dân dốt nát - 7 ngày học 7 lớp phải không? Hay tại cái gì, tại làm sao mà Bảy vẫn trơ ra như cây đu đủ đực không ra hoa trái gì hết? Mỉa mai làm sao. Kêu trời cũng chẳng ích gì. Lãnh đạo, chỉ huy cũng đã nói hết lời với Bảy rồi. Bạn bè đồng đội cũng đã bóp óc suy nghĩ và nói đến khô nước miếng vì Bảy. Thôi thì, thử tìm niềm vui khác xem sao? Chưa biết chừng qua bước ngoặt nấy cuộc đời lại tốt, giống như cây cằn được tưới nước vun phân. Nghĩ là làm. Bảy âm thầm tâm sự riêng với Mẫn để Mẫn biết được câu chuyện hệ trọng và có phần ly kỳ, giật gân nấy sau đêm hai anh em cùng ca trực.

        Người phụ nữ từ những giấc chiêm bao hiếm mọn đi ra. Cô gái ngày xưa của Bảy phải hờn lên dỗi xuống bao nhiêu lần vì bận việc quân mà quên khuấy chuyện hẹn hò, đã mỉm cười thật tươi khi Bảy đặt vấn đề se tơ kết tóc, trăm năm trong bức thư vừa gởi đi từ tháng trước. Bảy tự ca thán mình: thật đáng trách. Đánh giặc đã chẳng ra ôn gì, có người yêu mà cũng bỏ bê chẳng biết chăm chiều. Phải tu bổ lại tâm hồn, cho đầu óc sáng láng lên mới được.

        Vào giờ ăn sáng, Nguyễn Văn Bảy vỗ tay kêu mọi người im lặng để nghe tin quan trọng. Rồi Bảy đưa tay chào kiểu nhà binh, thông báo tin giật gân cho đồng đội nghe, khiến không ít người bị một vố bất ngờ:

        - Nghe đây, nghe đây! Thằng Bảy Cao hôm nay có chuyện quan trọng muốn thông báo với mọi người!

        - Chuyện gì mà nghiêm trọng thế?

        - Cưới! - Bảy nói với các bạn trong khu quân trại của phi công.

        - Mày vừa nói gì?- Người bạn nghe mà chưa tin là thật, hỏi lại.

        - Cưới!

        - Cưới!?

        - Ừ. Cưới vợ lấy hên. Cưới lấy tinh thần để quyết đánh thắng tụi nó. Một năm rồi, không một trận nào coi được. Phải thay đổi xem có vận may không?

        - Cũng hay. Làm đi! Từ lâu khu tập thể nhà binh không có mấy cuộc vui.

        - Nhưng quan trọng là cưới ai?

        - Thì Niên, cô gái đồng hương của ông chủ còn ai vô đây - Mẫn tham gia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:09:21 pm »


        Vậy là người báo cáo với Chi bộ, Đảng ủy, người báo cáo chỉ huy Tiểu đoàn, Trung đoàn, người lo hậu cẩn, tiếp tân, khánh tiết, chủ hôn. Đến giờ chót, báo động, Bảy phải lên máy bay xuất kích, người bạn còn lại dưới đất phải chở cô gái người yêu của Bảy vừa từ Hà Nội về Hải Phòng - đi đăng ký kết hôn giùm. Vui. Ai cũng cười và vỗ tay cổ vũ, chúc mừng cho người đồng đội quê Nam Bộ.

        Cưới vợ phải cưới liền tay. Dù không đúng với hoàn cảnh xưa trai khó đi cưới vợ nghèo, phải đợi đến hai ba năm mới được đưa vợ về nhà, làm rể đến bở hơi tai mà vẫn chưa cầm được cái tay áo của vợ sắp cưới, cứ nơm nớp sợ phía bên đàng gái đổi ý, chạy đâu ra tiền để mà đi cưới vợ khác, nên gặp dịp là phải cưới liến, cho chắc ăn. Vậy là đúng chiều ngày 8 tháng 4 năm 1966, lễ cưới được tiến hành.

        Vừa giới thiệu lý lịch, thành tích của cô dâu chú rể, đọc lời hứa hẹn của đôi tân lang và tân giai nhân trong trang phục ngày thường với nụ cười còn ngượng nghịu, vừa kịp mời quan khách dùng trà với bánh kẹo thì còi báo động lại vang lên. Máy bay địch xuất hiện trong tầm xuất kích. Chú rể chưa bắt tay chào hỏi, cảm ơn quan khách giáp lượt thì đã phải chia tay vội mọi người theo mệnh lệnh. Dù biết trước là hôm nay Bảy vào ca trực chiến, nhưng cô dâu cũng không khỏi ngỡ ngàng, hẫng hụt trong giây phút chia tay đột ngột. Không kịp nói lời nào. Chỉ một cái vẫy tay và một nụ cười thật tươi của chàng phi công để lại cho người vợ vừa cưới chưa được 30 phút của mình. Mọi người cùng cô dâu nhìn theo chiếc bóng mất hút của Nguyễn Văn Bảy. Sau đó là tiếng máy gầm cho lượt cất cánh vào buổi chiểu hôm của chàng rể cùng anh em trong Biên đội. Đúng là đám cưới thời không chiến trên đất Bắc. Một kỷ niệm khó phai trong đời chiến binh. Vài chục nụ cười, vài câu chúc tụng thật ngắn gọn. Mấy hớp trà Thái Nguyên, vài hơi thuốc Sông Cầu, Điện Biên, với vài cái kẹo nhận vế cho đám trẻ theo lệ thường là xong. Đám cưới cấp tốc! Niềm vui cũng cấp tốc qua đi. Quan khách tham dự cũng nhanh chóng giải tán để đề phòng bất trắc.

        Không có trận không chiến nào diễn ra. Bảy và Biên đội được lệnh trở về sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Đêm tân hôn của Bảy qua đi lặng yên một cách bi hài trong phòng trực khi cô dâu đã lên xe ca về Hà Nội theo yêu cầu công tác của cơ quan. Mình có vợ rồi sao? Ừ, mình vừa cưới vợ hồi chiều. Ba má à, đừng trách thằng con trai cãi lời ba má nghen. Con cũng nhờ tập thể cưới được vợ cho rồi. Cô gái này chắc là ưng bụng ba má không thua gì cô gái ở xóm trên ngày trước. Rồi ba má cũng sẽ vui vì thằng con trai hư ngày nào thôi mà. Hãy rộng lòng ba má nhé. Yên giặc, thống nhất nước nhà chúng con sẽ đưa nhau lên tàu về Nam cho vui cửa vui nhà... Hãy chờ ngày hòa bình sum họp, nghen ba má của thằng con trai lì, ăn đòn như cơm bữa ngày xưa...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:10:39 pm »


NGÀY CHỜ ĐỢI ĐÃ ĐẾN

        Máy bay MiG 21- F cải tiến lần đầu về thêm một số chiếc khiến Trung đoàn 921 “sum suê” hơn sau khi thành lập.

        Tin vui như điềm lành đến cho cả năm: Nguyễn Hồng Nhị lái MiG- 21F bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ ở độ cao 18.000 mét.

        Dù chỉ là chiếc máy bay không người lái, nhưng kết quả ấy giúp phi công MiG-21 tự tin hơn ở những trận không chiến trong tương lai.

        Buổi trưa ngày 26 tháng tư năm 1966 - tức là sau hôm cưới 10 ngày, đúng phiên trực chiến, Bảy nhận lệnh cùng biên đội 4 chiếc MiG- 17 cất cánh.

        Lần xuất kích này Nguyễn Văn Bảy bay ở vị trí số 3. Nguyễn Hữu Quỳ bay số 1. Lưu Huy Chao bay số 2. Nguyễn Văn Triêm bay số 4.

        Địch xuất hiện hai tốp với đội hình 8 chiếc F-4 bay về hai phía Đông Tây.

        Nguyễn Hữu Quỳ lập tức xuyên vào đám mây phía trước với mệnh lệnh truyền đi khi phát hiện địch:

        - Tách tốp! Cắt thùng dầu phụ. Mục tiêu phía đông, năm nghìn mét. Số 1 đã mất lợi thế. Số 2 chuẩn bị công kích!

        Nguyễn Văn Bảy lập tức tách tốp cùng Triêm chia thành hai đội hình công kích hai tốp 8 chiếc F-4 của địch trên bầu trời Võ Nhai -  Yên Thế.

        Số 2 lỡ một nhịp, không tấn công được chiếc F-4 vừa xượt ngang phía dưới. Số 2 quành lại, nhưng một con F-4 khác đánh hơi phát hiện, chuẩn bị tấn công khi nó cắt thùng dầu phụ, bắt đầu tăng tốc. Nguy biến cho số 2 trong cái chớp mắt.

        - Số 2 ngoặt!

        - Rõ!

        Vừa nhìn ngang, Nguyễn Văn Bảy gật đầu khi cảm thấy mình đang ở vị trí ưu thế để công kích. Nhất định không để cho nó thoát!

        - Số 4 cảnh giác bên trái!

        Từ lâu nay, chuyện lấy ít địch nhiều, số lượng nhỏ đánh với số lượng đông hơn nhiều lần đã quen dần trong bài bản chiến thuật của không quân ta. Một đánh hai. Một đánh ba. Một đánh năm... kẻ địch là chuyện đã trở thành bình thường, không vướng mắc gì trong suy nghĩ của các chiến sĩ phi công.

        Nguyễn Văn Bảy ngoặt vòng cắt cánh hẹp bất ngờ bám sát con F-4 sát thủ đã cắt thùng dẩu phụ nhưng chưa kịp bắt được tốc độ cao kia với cự ly 1.000 mét, rồi 500 mét, rồi 300... mét. Và ấn cò! Đạn trúng con F-4 phụt lửa, cắm đầu xuống đất. Sao lại quá đơn giản như vậy...? Bên tai Bảy vang lên tiếng của đồng đội: “Cháy rồi!” Cảm giác nhẹ rân như ngày xưa bắn những con dơi quạ. Lập tức Bảy xuyên qua đám mây, đóng vai bảo vệ cho số 4 công kích.

        Phía dưới, trước mặt, số 4 tăng tốc đuổi bám con F4 tinh khôn vừa ngoặt sang hướng trái 45 độ rời bỏ đội hình công kích. Một loạt đạn 37mm vừa bay ra từ số 4. Con F-4 hoảng loạn lủi trốn. Từ phía tốp của Quỳ, Chao, mấy loạt đạn vừa nổ. Một con F-4 phừng lửa lao đầu vào khoảng không. Số Phantom II kiêu binh còn lại xé đội hình tranh nhau tháo chạy. Một chiến thắng nhanh gọn và có phần bất ngờ. Chưa kịp sướng thì trận địa đã tan, chỉ còn lại mấy cuộn khói xám đen trôi đi chậm chạp. Có lệnh trở về ngay. Khi hạ cánh, Bảy mới kịp lén cười sung sướng. Bước xuống sân bay, mọi người trong kíp trực và anh em phục vụ dưới mặt đất, nhanh nhất là Mẫn, tràn đến ôm siết Nguyễn Văn Bảy và các phi công khác.

        - Có trớn rồi! Có đà rồi...!

        - Nên nhớ mỗi con F-4 có giá trị bằng hai nhé. Mỗi chiếc F-4 đều chở theo hai thằng giặc lái để nạp mạng kia đấy. Ba con là tới 6 thằng. Chúc mừng gấp đôi nhé, các bạn của tôi!

        Nguyễn Văn Bảy lâng lâng trong người, muốn cười hơn nữa, muốn la lớn lên để sự sung sướng trào dội ra khoảng không khô cháy từ sân bay cho hả dạ hả lòng, nhưng la không được. Ngược đời, nước mắt lại muốn trào ra. Cổ họng cứ nghèn nghẹn bên những người đông đội thân tình.

        Mẫn ôm Bảy, vỗ vai bạn, mãi mới nói được nên lời chia vui:

        - Giải hạn! Giải hạn rồi, Bảy à. Tốt, tốt lắm... Cứ thế mà làm nhé...

        -...! (Bảy lặng im, không trả lời được, chỉ biết ôm siết thằng bạn mà nuốt nước mắt vui.)

        Lại nhận tin mừng: Trung đoàn 925 được thành lập bởi một số phi công của Trung đoàn 923 đưa đi học chuyển loại từ MiG-17 sang MiG-19 vừa từ Trung Quốc trở về.

        Về phần mình, hạ được “con ma” F-4 đầu tiên sau hơn một năm trời chờ đợi, khát khao như ngồi trên lửa cho một lần thực sự lập công, Bảy cố kiềm lòng, không để mình vui sướng thái quá, dẫn đến những hệ lụy không đáng có như: chủ quan coi thường địch, kiêu binh, tự phụ, và nhất là làm chạnh lòng những người anh em chưa bắn rơi được chiếc máy bay nào của Mỹ - trong đó có Mẫn, người bạn gần gũi nhất của Bảy - không để chiến công làm mình xa cách anh em. Bảy cũng cẩn nghiêm túc nhìn lại xem mình có phải đã may mắn hay không, vì đánh giặc thì không thể trông chờ vào sự may mắn được. Đánh giặc phải nhờ đồng đội, nhờ chỉ huy, dẫn đường, cuối cùng là nhờ vào bản lĩnh cá nhân của người lái. Hàng trăm người phục vụ cho một biên đội bay mỗi lần cất cánh, chứ đâu chỉ mình phi công trèo lên máy bay là xong. Đó là chưa nói kẻ thù nó tinh ranh lắm, hôm nay bị hạ thì ngày mai chúng lại có lối đánh và chiến thuật khác, không thể đánh với bài bản hôm qua cho chiến thắng của ngày mai, không thể lấy thần khí của ngày hôm qua cho ngày hôm sau ra trận. Phải tập trung trí não, thần lực, nghiền ngẫm, phân tích, đánh giá, nhận định, trau dồi kỹ năng tác chiến để có thể xử lý chính xác các tình huống xảy ra trong mỗi trận không chiến với kẻ thù. Phải biết địch biết ta trong từng trận đánh. Và trên hết là tinh thần xả thân hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, quyết tâm đánh địch, vì miền Nam thân yêu, vì bảo vệ miền Bắc ruột thịt - hậu phương lớn của tiền tuyến lớn anh hùng. Vì nghĩ như vậy nên lúc nào Bảy cũng chân thành, khiêm tốn, biết lắng nghe và học hỏi cả những anh em chưa bắn rơi một máy bay nào của địch nhưng từng tham chiến, có kinh nghiệm, và ít nhiều đã góp công vào chiến thắng của đơn vị. Thậm chí học hỏi cả những đồng đội đã không may bị rơi máy bay buộc phải nhảy dù, học cả bài học của sự thất bại cay đắng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:10:59 pm »


        Nguyễn Văn Bảy nhớ hoài buổi giảng bình rút kinh nghiệm, anh được khen bình tĩnh, xử trí nhanh, và đặc biệt là rất cừ khôi, rất lì!

        Một đồng chí chỉ huy Trung đoàn có ý kiến:

        - Hy vọng đồng chí Nguyễn Văn Bảy sẽ còn lập nhiều chiến công xuất sắc nữa nếu vẫn giữ và phát huy tốt tinh thần chiến đấu cũng như nỗ lực bản thân trong trận thắng vừa rỗi cho lượt đánh tiếp sau. Nhớ: bình tĩnh, quan sát, nhận định vế địch tốt, xử lý tình huống nhanh gọn, mưu trí, cảm giác chính xác khi tiếp cận mục tiêu và bắn. Có thể lì chứ không được liều! Mong đồng chí Bảy và anh em cố gắng. Chúc thắng lợi.

        Và Nguyễn Văn Bảy cười tự tin, ngọt ngào khi nghĩ đến trận chiến đấu tiếp sau có Bảy tham gia cùng anh em đồng đội.

        Nhận định chung cho rằng tới đây địch sẽ tăng cường đánh phá ác liệt, đánh phủ đầu, làm cho ta tê liệt ý chí chiến đấu, đánh cho miền Bắc tàn lụn, rời bỏ vị trí hậu phương vững chắc cho Cách Mạng miền Nam, rút ngắn thời giờ đưa cuộc chiến tranh đến điểm kết thúc một cách có lợi nhất cho Mỹ và chính quyền tay sai Sài Gòn, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Bắc tiến là chuyện tính sau, là một kế hoạch lâu dài và nó sẽ là một cuộc chiến tranh kiểu khác với cuộc chiến tranh hiện giờ. Từ nhận định này, Quân chủng Phòng không - Không quân - Binh chủng Không quân phải chuẩn bị thật đầy đủ tinh thần và thực lực để bước vào thời kỳ quyết liệt, sống mái với kẻ thù, quyết đánh bại ý đồ xâm lược của chúng. Không thể có thắng lợi dễ dàng trước Mỹ. Ai cũng biết phải hy sinh thật nhiều mới có thể đánh gục được tên đầu sỏ thế giới này. Miền Nam, miền Bắc đều phải trải qua những năm tháng khốc liệt chưa từng có, nhưng chúng ta nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng!

        Hai ngày sau khi Nguyễn Văn Bảy bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên ghi tên của mình bên cạnh tên các đông đội, ngày 28-4-1966, một kỷ lục anh hùng sắp được xác lập: Chiếc máy bay Mỹ thứ 998 bị quân dân đảo Bạch Long Vĩ bắn rơi, cắm đầu xuống biển.

        Bọn Mỹ đã biết chuyện thiệt hại của chúng - bởi Quân chủng Không quân Hoa Kỳ là quân chủng con cưng của Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài - nhưng vì lâu nay quen thói tự phụ, kiêu căng, luôn bưng bít sự thật, nên chúng rất chột dạ khi Đài tiếng nói Việt Nam phát đi bản tin cùng bài phóng sự sống động vế chiếc máy bay thứ 998 bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc.

        Con số hàng nghìn máy bay bị thiệt hại không phải là nhỏ. Nhưng cái không nhỏ đáng quan tâm hơn là uy danh nước Mỹ. Và đáng xấu hổ hơn còn bởi tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược mà chúng tiến hành dưới chiêu bài giúp đồng minh Việt Nam Cộng hòa chống cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt. Nhưng con số thì vẫn cứ là con số, hiện thực vẫn cứ là hiện thực. 998 hay 1000!? Một nghìn máy bay Mỹ bị bắn rơi - ngay cả chiến tranh Thế giới thứ II con số thiệt hại của Mỹ trong cùng một đơn vị thời gian cũng chưa cao bằng vậy. Thế mà ở Việt Nam - ở cái miền Bắc cỏn con, trên bản đồ chỉ to bằng ngón tay trỏ của tên Mỹ to sụ ngồi đo đạc - làm sao cái bọn cùng đinh khố rách áo ôm ấy có thể có sức làm cho Hoa Kỳ phải mất số máy bay hiện đại lớn như vậy? Nhưng đó là chuyện thật còn hơn thật. Bởi nếu tính cả hai miền chiến tranh mà Mỹ rắp tâm thực hiện thì con số đã đến ba nghìn có lẻ các loại máy bay bị bắn hạ, hoặc bị phá hủy. Và cả miến Bắc đang sôi sục quyết tâm tiến đến con số 1.000 tròn trĩnh như một cột mốc đáng nhớ cho đơn vị nào ngẫu nhiên bắn hạ chiếc máy bay sau con số 999 ngộ nghĩnh và rất đáng yêu nẩy.

        Và thành phố gang thép Thái Nguyên đã có duyên với con số cuối cùng đáng ngưỡng mộ ấy.

        14 giờ 23 phút, ngày 29 tháng tư năm 1966, các vọng gác báo cáo có hàng chục máy bay giặc đang lởn vởn vòng ngoài bầu trời Bắc Thái.

        “Ôm sát mục tiêu bảo vệ” là chiến thuật đánh địch mới của lực lượng Phòng không và Dân quân, Tự vệ Thái Nguyên. Cả Trung đoàn pháo mặt đất các loại đang luyện tập hàng ngày 24/24 giờ. Riêng pháo 100 ly thì ban ngày luyện cách đánh trực tiếp, không dùng radar và các khí tài kỹ thuật; ban đêm luyện các miếng đánh có sự hỗ trợ của khí tài tổng hợp, hợp đồng cùng Dân quân địa phương xây dựng trận địa dự bị, nghi binh, phương án tác chiến phối hợp từ các tầm bắn, các hướng địch có thể xâm nhập...

        14 giờ 26, hai vọng quan sát Tam Đảo báo về: có 4 chiếc F-105 xuất hiện, độ cao 5.000 mét, góc phương vị...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:11:28 pm »


        Tốp hai con F-105 bay đầu lợi dụng mù khô vượt qua dãy núi Linh Nham lao xuống Trại Cau cắt bom. Các trận địa xung quanh gồm các cỡ súng pháo 14 ly 5,37 ly, 57 ly cùng các loại súng Dân quân bám riết, buộc hai con cường kích thần sấm kia quăng bom tứ tung rồi vội vã tháo chạy. Bỏ hai con mồi trước. Tìm cách bắt con mồi khác. Đánh giặc lần này khác lần trước là vui như đuổi chim. Thậm chí trẻ con cũng cởi trần, đội mũ rơm đứng sõng lưng, giạng người trên từng ụ súng máy để tham gia cùng các anh các chú, các cô nữ Du kích, Dân quân đánh giặc. Ai cũng bị mê hoặc bởi con số 999 và con số 1.000. Khi nghe từ máy bộ đàm báo “có địch” thì lập tức cả làng vỏ tay reo hò, nhảy múa. Khi trông thấy bằng mắt thường thì mức độ hò reo càng dữ dội. Tốp 1 đón hụt rồi. Giờ thì tất cả hỏa lực tập trung vào để đón tốp 2, nhất quyết không cho nó chạy thoát. Đã nhìn thấy con số 999 và 1.000 trên tầng trời cao. Tất cả các họng súng lớn bé đều quay về hướng hai con mồi mới. Theo lệnh các chỉ huy, bầu trời giăng lửa. Mặt đất rung chuyển vì bom nổ và pháo súng các cỡ bắn lên. Một vệt lửa đen xuất hiện trên tầng trời cao. Tiếng reo hò vang lên như sấm.

        - Con 999 cháy rồi! Cháy rồi! Tiếp con một nghìn, tiếp con một nghìn! Hoan hô các Chú!

        - Hoan hô con 999!

        Chiếc F-105 bay thứ hai của tốp 2 trúng đạn 100 ly của trận địa Quang Vinh - Đại đội 103, do Đại đội Trưởng Mai Viết Uyển chỉ huy - khi địch vừa chiếm lĩnh độ cao, bổ nhào đánh vào nhà máy điện Cao Ngạn. Từ mặt đất đến điểm xuất hiện quầng lửa là 8000 mét độ cao, chiếc F-105 lao xuống Vân Lăng - Đổng Hỷ lúc 15 giờ 9 phút trong tư thế và hình ảnh của một mũi tên có màu gỉ đỏ.

        Một bầy F-105 è ạch mang bom lẻn vào dãy núi Linh Nham rồi vòng xuống phía Nam ở độ cao rất thấp, đột ngột đánh lừa ta, chúng ngoặt gấp chuyển hướng bay vào khu gang thép Thái Nguyên nhằm chuẩn bị đánh đòn bất ngờ bằng một đợt công kích có quy mô và cường độ gấp đôi tốp đi đầu. Lưới lửa đan xen từ các cỡ súng hất chúng lên cao, không cắt bom được. Sau đó, các cỡ pháo cùng đồng loạt nhả đạn. Chúng chạy giỏng đuôi mà không rơi được chiếc nào.

        Nhưng cũng không cần phải chờ đợi lâu, đám trẻ lại reo hò khi có thông tin từ các vọng quan sát chuyển đến sau đó mấy phút.

        - Địch xuất hiện phía Đông Bắc: 6 chiếc 105 dẫn đầu! Tất cả chuẩn bị!

        - Rõ!

        6 chiếc F-105 chiếm đỉnh, bổ nhào. Hai loạt đạn đấu nổ chụm vào mục tiêu, 6 quả bom rơi sát trận địa pháo. Mũ rơm bên ngoài mũ sắt, áo

        giáp rơm bện lên mình các chiến sĩ trông khôi hài nhưng kỳ thực rất giá trị, nhờ nó mà các chiến sĩ pháo binh vô sự. Mấy thằng bé đội mũ rơm, lưng trần chui vào hẩm cùng mấy chú cũng an toàn không kém. Lạ, đánh giặc, chết sống mà cứ như chơi trò trốn tìm, mấy thằng nhỏ cứ cười rúc rích. Thằng Mỹ mà biết được chuyện này chắc là chúng nó sẽ thất vọng rồi rút quân về nước mất. Liền đó, xong một tràng cười mất kiểm soát của đám trẻ con, Đại đội Phó Nguyễn Văn Hữu cho lệnh:

        - Cắt ngòi nổ giảm 5 chỉ số!

        Các pháo thủ làm theo cho đầu đạn nổ nhạy, rồi quay nòng pháo nhắm vào chiếc F-105 thần sấm thứ hai. Loạt đạn hiệu chỉnh đã linh như thần làm bốc cháy con F-105 kiêu ngạo chưa kịp bổ nhào, biến nó thành bó đuốc khổng lồ phựt sáng giữa ban ngày. Chiếc máy bay thứ 1.000 đâm xuống làng Chùa - xã Tức Tranh - Phú Lương. Bọn còn lại tranh nhau tháo chạy trong màn lửa đỏ - giữa mây trắng trời xanh một ngày bầu trời Thái Nguyên nắng đẹp. Tiếng hoan hô, tiếng reo hò bên đám người vừa khoát tay giũ đất bụi, gỡ lá ngụy trang trên áo, trên mũ xuống, miệng tràn trề nụ cười, niềm vui kéo dài không dứt.

        Ống khói lò cao khu gang thép, nhà máy điện Cao Ngạn vẫn ung dung nhả khói.

        Kim đồng hổ vừa chỉ con số 15 giờ 22 phút, ngày 29 tháng 4 năm 1966 bên bóng mặt trời chiểu.

        Cả Trung đoàn 923, rồi cả đơn vị Không quân đều long trọng tổ chức lễ mừng chiến thắng đáng nhớ qua con số 1.000 máy bay kẻ thù vùi xác trên miền Bắc thân yêu cùng bà con, Dân quân Bắc Thái và người anh em Phòng không ruột thịt, nhau rún của mình.

        Những ngày bận rộn, hừng hực khí thế thi đua trên toàn miền Bắc: “Tất cả vì tiến tuyến lớn, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược!” đi qua cùng với tin chiến thắng từ chiến trường miến Nam làm nô nức lòng người. Miến Đông, Tây Nguyên, Đổng bằng sông Cửu Long diệt hàng ngàn tên xâm lược Mỹ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2019, 08:43:19 pm »


        Với Nguyễn Văn Bảy, những ngày không trực chiến thì tham gia bay huấn luyện các phi công trẻ vừa bổ sung vào đơn vị, nghiên cứu chiến thuật, lối đánh, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng đội bay tốt, chiến đấu giỏi, cả sự bình tĩnh một cách tinh khôn của các anh em đã dày dạn trong không chiến, để lần sau tấn công địch được tốt hơn. Một sự khó, đến độ là nan giải, đó là khi phải xử lý tình huống tách tốp, tiếp cận địch, bị hố - tức là trượt về phía trước đối phương, tự dưng trở thành miếng mồi ngon cho địch, chậm chạp trong tình huống này thì khả năng ăn đạn đối phương rất cao. Ngoặt sớm khi địch chưa phóng tên lửa thì tác dụng bằng 0; ngoặt muộn vài giây sau khi địch đã ấn nút tên lửa thì ta sẽ thua vế tốc độ bay của hỏa tiễn. Phải ngoặt đúng vào khoảnh khắc vừa phát hiện chúng bắn thì mới đảm bảo an toàn. Một tích tắc của cân não và bản lĩnh. Trường hợp này không những đòi hỏi tổng hợp những yếu tố bình tĩnh, tự tin, nhận định và trực giác tốt, đồng thời kết hợp nhuần nhị với kỹ năng điều khiển máy bay, làm chủ tốc độ, kỹ năng ngoặt để tránh tên lửa đối phương khi địch bắn, nhanh chóng tạo điểu kiện cho chiếc số 4 - lúc tách tốp từ số 3; hoặc số 2 cùng tốp với số 1 có lợi thế công kích địch. Nếu địch bay với đội hình nhiều biên đội đuổi bắt, vây dí ta thì đòi hỏi phi công MiG-17 phải phát huy tối đa khả năng bay vòng hẹp, đôi khi cần thiết phải leo cao thần tốc theo chiểu thẳng đứng, hoặc xuyên khoan, nhào lộn, hoặc ngoặt cắt cánh khẩn cấp để tránh hỏa tiễn đối phương, phá thế chủ động của địch, liên tục gây bối rối cho chúng, không để chúng có thời gian và điều kiện ra tay, hoặc có ra tay thì sẽ bắn vào chính đội hình của chúng với nhau. Phi công giỏi, kỹ năng bay có đẳng cấp cao sẽ luôn là người thong dong thắng thế trong tình huống giặc đông nhưng rất vô dụng này. Đánh vu hồi, nghi binh, trong những lẩn đụng độ ngoài dự tính như thế thì bản lĩnh của phi công, sự am hiểu nhau sau những giờ bay tập chiến thuật trên cao không, bay trong đội hình Biên đội chiến đấu nhiều lượt quanh các vùng trời, các địa hình quen thuộc, hợp đồng tác chiến tốt giữa các phi công và cả lực lượng dẫn đường dưới đất v.v... sẽ làm nên sự khác biệt và chiến thắng - hoặc chuyển bại thành thắng, chuyển từ thất thế - bị động thành ưu thế - chủ động, loại bỏ sự hữu dụng chiến thuật - kỹ thuật của đối phương. Thông thường, có từ 30 đến 40% phương án tác chiến giả định được xây dựng trên cơ sở tham mưu, nhận định, phân tích, đánh giá trước sẽ không xảy ra trong thực tế chiến đấu - nhất là khi địch rút kinh nghiệm sau những trận bị tổn thất và thay đồi chiến thuật đột ngột - thì Biên đội trưởng và các thành viên trong biên đội phải hết sức bình tĩnh, nhanh nhạy nhận định tình hình, tình thế, đấu pháp của địch để kịp thời phối hợp nhau, tạo ra cách đánh thiết thực và hiệu quả nhất. Lúc đó không thể đợi chỉ huy từ mặt đất - ngay cả bộ phận dẫn đường trong trường hợp này cũng không thực sự giúp đỡ được nhiều cho phi công tham chiến - vì vậy, sự nỗ lực của từng cá nhân trong biên đội sẽ đóng vai trò quyết định số phận trận đánh. Ngoài ra, sự bình tĩnh trong trường hợp chiến đấu của MiG-17, khi tiếp cận mục tiêu ở cự ly gần: 300, 400 mét - đôi khi 200 mét (khác với giáo án huấn luyện của các thẩy Trung Quốc, chỉ tiếp cận ở khoảng cách 600 - 800 mét đã phải nổ súng - bởi MiG-17 không có tên lửa và hệ thống điếu khiển điện tử hiện đại, mà chỉ được trang bị một súng 37mm và hai khẩu 23mm) đòi hỏi phi công phải hết sức tỉnh táo và nhạy cảm: vì bắn xa sẽ khó đạt kết quả, mà chậm điểm hỏa thì có thể bị đối phương trước mặt tinh khôn lẩn tránh, hoặc đối phương từ phía sau - hoặc phía khác tấn công giải cứu cho đồng đội thì sẽ hỏng ăn. Cho nên với Nguyễn Văn Bảy - anh tự xếp mình không phải loại thông minh, cũng không phải quá kém cỏi, chậm chạp, mà thuộc loại học tới đâu từ từ hiểu tới đó một cách bình thường - hoặc dưới mức bình thường so với anh em một chút - nhưng được cái là “lì”, bắn không chắc trúng là không bắn, chưa chắc trúng 100% cũng không bắn... MiG-17 có ưu thế ngoặt nhanh, cắt cánh hẹp, bay xuyên khoan, bổ nhào hoặc bay thấp lẩn trong địa hình quen thuộc như đường sau vườn nhà mình, bất thần kéo cao khiến địch không kịp trở tay, lựa chỗ yếu của địch tung đòn quyết định. Bảy gật đầu tự tin với suy nghĩ, toan tính của mình sau khi lĩnh hội ý kiến từ các đồng đội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2019, 08:43:41 pm »


        Nhớ vợ, chiêm bao. Thầm mắc cỡ một mình. Nàng lại chê miệng Bảy hôi thuốc Lào. Hứa bỏ mà chưa bỏ được. Trực đêm, buồn, mùa đông lại lạnh cắt da, rít hơi thuốc Lào thấy “phê”, bớt lạnh, bớt đơn độc. Chịu khó đánh răng cho miệng bớt hôi thuốc Lào khi yêu vợ. Thư nàng gởi có câu: Thắng trận nữa có tin vui. Chắc là chuyện thằng cu giống bố Bảy. Một thằng phi công con, hay thằng nông dân con? Giống bố là tốt: không biết chạy xe đạp mà lái được máy bay MiG-17 không chiến với giặc trời Mỹ, chẳng phải thần kỳ à!? Chuyện sau để sau tính. Sẽ có một bầy con chứ đâu phải một thằng cu. Đánh Mỹ nhiều năm mà. Chưa biết chừng sẽ đánh nhau với thằng bá chủ này đến ngày tóc bạc. Không biết ông bà già ở nhà có khỏe không? Nghe tin sắp có cháu nội chắc là hết giận thằng con trời đánh. Anh Hai anh Ba, mấy đứa em giờ biết có bình an hay phải vất vả đối phó với bọn địch. Mới đó mà xa quê đã mười hai năm rồi. Một thằng tửng con đã thành một sĩ quan không quân, một anh chiến binh nhà trời và một đức ông chổng. Cuộc đời gẫm thật hay: bao nhiêu chuyện tưởng chừng không thể đã trở thành có thể, nó hiện ra sờ sờ trước mặt, trong bữa ăn, giấc ngủ, bên bạn bè, anh em đơn vị. Trước mắt là viết thư gởi vợ với quyết tâm cùng anh em thắng thêm trận nữa trong những ngày sắp tới. Chào quyết thắng vợ yêu. Cười. Chiến tranh, ở đâu, làm gì, củng chúc nhau chiến thắng. Nhưng vợ thì không thể chào quyết thắng được. Phải “thân yêu” rồi mới “quyết thắng” sau chứ!

        Sau một giấc ngủ có nụ cười dành cho vợ, điểu chờ đợi lại đến trong ca trực ngày. Buổi chiểu. Nắng chói chang. Mây xanh, mây trắng lưa thưa trên bầu trời. Tiếng kẻng báo động thay cho tiếng còi hụ vì mất điện cứ giục liên hổi. Nguyễn Văn Bảy và anh em chạy ra máy bay - những con én bạc thân yêu và ngoan cường đang sẵn sàng cho việc cất cánh. Các người lính chuyên ngành điện - điện tử và nhân viên kỹ thuật cơ khí đã thăm khám, chăm sóc thật kỹ mấy chiếc MiG-17 từ sáng sớm. Chiếc thang vừa được dựng xuôi lên buồng lái, chờ các phi công bước vào, với động tác thật gọn, các chuyên viên kỹ thuật đã làm xong phần việc cuối cùng cho các phi công nổ máy khởi động, lăn ra đường băng, đạp thắng cho máy bay ngẩng đầu lên và nhấn ga, tăng tốc, cất cánh. Sân bay còn lại những cái nhìn trăng trắng bóng mây xa, cùng lời chúc tốt lành và những bàn tay vẫy.

        Thấm thoát đã hơn hai tháng từ ngày Bảy bắn rớt chiếc F-4 con ma của Mỹ. Chính xác là hai tháng, ba ngày. Sau đó có hàng chục lần xuất kích nhưng không thành công. Bảy tự nhủ: không phải vội vàng gì. Cứ thủng thẳng rồi việc gì đến sẽ đến thôi. Nôn quá có khi hỏng việc. Vấn đề là Bảy đã tự tin hơn sau những giờ bay, hoặc những lần “ăn hụt”. Làm nhiệm vụ nghi binh, dụ địch cho đồng đội ung dung diệt địch cũng hay đâu thua gì việc trực tiếp bắn hạ đối phương. Anh em thắng cũng như mình thắng. Chiến công chung mà. Cố gắng lên! Miền Nam vừa thắng lớn. Từ Sở Chỉ huy cho biết bọn F-105 vừa ném bom xong, sẽ trở ra hướng Tam Đảo. Hãy tìm lợi thế để “tiễn” chúng. Nghe phấn chấn trong lòng.

        Hôm nay Nguyễn Văn Bảy vẫn bay số 3, tách tốp sẽ thành người công kích đầu - nếu có vị trí tốt.

        Các đồng chí dẫn đường trên màn hiện sóng cho hướng và tọa độ của bọn F-105. Chúng nó có hai tốp. Sở Chỉ huy cho lệnh tách hai đội hình, tạo lợi thế công kích.

        Huyền số 1, Mẫn số 2 vừa xé đội hình, cắt thùng dầu phụ, tăng tốc, vòng trái 45 độ đón địch. Bảy nhận lệnh từ số 1 sau khi dẫn đường ngừng liên lạc. Đã phát hiện địch. Số 1 công kích. Một con thần sấm thành quả cầu lửa với hai màu đen và cam. Thật hào hứng. Bảy yêu cầu số 4 cảnh giác phía hông và phía sau để Bảy chặn đầu công kích con F-4 bay vòng từ phía Đông Bắc tới nhằm bảo vệ cho các chiếc F-105 còn lại. Một cú bổ nhào điệu nghệ đã cho phép Nguyễn Văn Bảy chiếm ưu thế trên cao khi một quả tên lửa của con F-105 có hai chức năng đã trút hết bom và trở thành tiêm kích lợi hại vừa bắn xượt ngang lưng con én của anh. Cắt cánh hẹp, đợi con F-105 háo thắng vừa bắn tên lửa vòng trở lại khi có mấy con F-4 khác cắt chéo đội hình yểm hộ cho nó phía dưới, Nguyễn Văn Bảy tăng tốc bám đuổi. Một chiếc F-105 khác phát hiện Bảy, nhưng ngay lập tức bị Túc - số 4 - bắn cho mấy loạt 37 ly, vội luống cuống tìm cách thoát thân. Một cú chi viện thật kịp thời như có thần giao cách cảm. Bảy cố bám theo con mồi đang tăng tốc tháo chạy khi nó linh cảm được những viên đạn 37mm từ phía sau sắp nổ vào mình. 800 mét, rồi 500 mét, rồi 300 mét... Bảy ấn cò và lại nghe nhẹ rân sau mấy loạt đạn nổ.

        - Cháy rồi! - Số 4 vui mừng hét vang vào tai Bảy.

        - Thật tuyệt! Số 4 tuyệt vời! Bạn chi viện kịp thời lắm. Hoan hô! Của bạn phân nửa chiếc đó! Rút! - Bảy hét lên cùng bạn trong vô tuyến điện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2019, 08:44:01 pm »


        Chiến thuật chặn đầu, đánh nhanh, thoát ly khỏi trận địa nhanh đã thành phổ biến cho lối đánh “Xuất kỳ bất ý” của không quân ta lúc nẩy. Một chiến thắng giòn tan trong buổi chiều đẹp trời. Ba phút cho một cú đánh. Bảy phút cho tổng thời gian cất cánh và hạ cánh. Thật gọn gàng cho một chiến công.

        - Chúc mừng!

        Các phi công chạy lại ôm siết nhau vào lòng.

        Những người lính mặt đất với nụ cười đợi sẵn cũng tràn đến. Mười phút để chia tay và gặp lại cùng một chiến công. Nguyễn Văn Bảy đưa hai tay lên trời như để gọi cùng hồn thiêng sông núi, như gởi chiến công của biên đội đến cho Bác Hồ và cho ba má ở miền Nam. Cả vợ và thằng “thèo lèo, cứt chuột” trong bụng mẹ nó nữa.

        Một nụ cười sảng khoái, hiền lành và dễ thương của Nguyễn Văn Bảy dành cho mọi người.

        - Có điện của Bộ Tư lệnh gọi hỏi thăm và chúc mừng đấy! Thích nha!

        - Bác Hồ vừa gọi điện chúc mừng. Thật tuyệt!

        Tự dưng Bảy ôm Túc - số 4 - người bắn mấy loạt đạn chi viện kịp thời cho Bảy có thời gian và điếu kiện bám đuôi con F-105 để hạ gục nó - vào lòng mà vui đến trào nước mắt.

        - Không nhờ cậu thì mình đã không hạ được nó. Của cậu là hai phần ba chiếc đó nhen. Bác Hồ... khen anh em mình. Sướng!

        Bài hát Phi đội ta xuất kích do chính ca sĩ Tường Vi hát vang vọng vào tai mọi người khiến không khí của buổi chiều chiến thắng càng tưng bừng, rộn rã. Bảy nghe khấp khởi trong lòng về chiến công của tập thể và của mình.

        Không ai bảo ai, cả đám đông bắt nhịp hát theo.

        Rối cuộc họp Chi bộ trang nghiêm trong tình hình khẩn trương đánh địch được tổ chức, và Bảy - anh nông dân, chàng sĩ quan Không quân nhân dân đã nghiễm nhiên trở thành đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam với bảy lời thề thiêng liêng trước Đảng kỳ và bàn thờ Tổ quốc.

        Những ngày khẩn trương của cả đất nước đi qua. Tiền tuyến gọi, hậu phương trả lời.

        Ngày 17 tháng 7 năm 1966, cả nước lặng im trước những giây phút thiêng liêng: Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước.

        “Chiến tranh có thể còn kéo dài năm năm, mười năm, hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam nhất định không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!

        Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi phát lại rát nhiếu lần lời kêu gọi hừng hực hào khí, hiệu triệu toàn dân chống Mỹ, cứu nước của Bác Hồ kính yêu. Đó là lời hịch của non sông đất nước, là hồn thiêng sông núi vọng về từ Nam Quốc sơn hà Nam đế cư, là lời của Đại cáo bình Ngô với trí nhân thay cường bạo, đại nghĩa thắng hung tàn...

        Giải phóng miến Nam, thống nhất nước nhà, đồng tâm nhất trí vượt qua mọi khó khăn thách thức, tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại cuộc chiến tranh cục bộ vô nhân của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại tội ác của Mỹ ở miền Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với Cách mạng Lào và Campuchia... Đó là nội dung cao cả, tinh thần nhân đạo, nhân bản và cách mạng của lời hịch thiêng liêng được vang lên bằng lời đọc của Hồ Chí Minh - người anh hùng thân áo vải, quần thô, chân dép cao su đang cùng nhân dân Việt Nam và lương tri con người đi vào lịch sử nhân loại, viết tiếp bản anh hùng ca chống lại sự phi nhân tàn bạo của tên đế quốc cao bồi với các đời tổng thống có trong người trái tim của loài thú dữ, con mắt của loài rắn độc. Tiếng hô đả đảo vang lên trong mỗi trái tim cao thượng của con người: Đế quốc Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam!

        Trong một lần về phép thật ngắn, chỉ một đêm để thăm người vợ yêu ở một nơi sơ tán, với những lời tâm sự vội vàng, những cái hôn nồng nàn, vội vã đượm hương cỏ lúa và mùi khói khét lẹt bốc lên từ đất và những mái tranh. Trước khi vào xóm, Bảy hỏi thăm người đi đường mới biết chiều hôm qua Mỹ đánh bom trúng nơi sơ tán, giết hàng chục phụ nữ, trẻ em vùng ven Hà Nội. Những người bị bom Mỹ giết chết là những cô giáo và những đứa học trò cấp một đầu đội mũ rơm, chân muối đất bùn vừa đi ra từ giờ tan học của một ngôi trường làng. Ôi! Giặc Mỹ và những quả bom! Ôi! Những người phụ nữ chân yếu tay mềm bên phấn trắng, bảng đen và những cái chết mang theo những điểm 8, điểm 10 cô giáo chưa kịp cho vào vở vì tiếng bom gầm! Những nụ cười mới vừa đó, những tiếng vỗ tay mới vừa đó, những bài tập vừa mới mang lên chiếc bàn gỗ thông xiêu vẹo cùng cái cúi đầu... Vậy rồi máy bay Mỹ gầm rú trên đầu, vậy rồi bom nổ - những quả bom 500 cân, 300 cân có nhãn hiệu USA xa lạ - vậy rồi chết mà không biết mình phạm phải tội tổ tông gì...?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM