Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:01:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16527 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:03:00 am »

     
        Thật phũ phàng cho bọn cướp nước, chẳng những không gây được thiệt hại nặng cho Hải quân ta, Mỹ còn nhận lấy đòn trừng trị đích đáng với 8 máy bay bị bắn rơi tại chỗ, nhiều chiếc khác bị thương, tên phi công Mỹ Anvaret bị đồng bào ta bắt sống trên vịnh Hạ Long, tạo ra tiền lệ xấu cho việc triển khai đánh phá miền Bắc - hậu phương vững chắc và thiêng liêng của tiền tuyến lớn anh hùng.

        Như bão cuộn trong lòng, Nguyễn Văn Bảy và các chàng trai trẻ sắp trở thành phi công thực thụ, ngày đêm dồn sức cho các bài tập, các môn thi tốt nghiệp, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhất chương trình huấn luyện kéo dài 4 năm. Các tin tức từ quê nhà cứ giục dội trong lòng, khiến tất cả các chiến sĩ cứ sốt ruột mong ngóng có lệnh để cả lớp cùng về. 30 máy bay phản lực MiG-17 và 30 phi công đang háo hức từng ngày từ đường băng của sân bay Mông Tự.

        - Hãy cho tôi về!

        - Hãy cho chúng tôi về!

        - Hãy để chúng tôi về!

        Cái điệp khúc hào hùng ấy vang dội trong cả những giấc mơ. Tụm ba, tụm năm, tụm bảy, đều nói với nhau quanh câu chuyện được lệnh ngồi trên máy bay MiG trở về Tổ quốc. Bữa ăn, bữa uống, giờ thể dục, thể thao, văn nghệ, đều râm ran tinh thần xung phong chiến đấu với những tên giặc trời hóng hách, thô bạo của Mỹ.

        Và một ngày đẹp trời, mệnh lệnh đã đến! Cả lớp học vỗ tay, nhảy múa, reo hò, vui hơn ngày Tết. Nhưng rồi lại buồn cho nhiêu người: Chỉ có 12 chàng trai được chọn. Nguyễn Văn Bảy là một trong 12 chiến sĩ may mắn đó. Cả người bạn thân Võ Văn Mẫn cũng có tên trong danh sách. Thật là hạnh phúc cho những ai được chọn đi về! Không ai ngủ được, dù kỷ luật doanh trại buộc phải đi ngủ đúng giờ. Bao nhiêu sự tưởng tượng, bao nhiêu suy nghĩ, ước ao xuất hiện trong đầu.

        Nguyễn Văn Bảy chợt nhớ, mình đã thành thằng đàn ông 27 tuổi rồi mà vẫn chưa hiểu được nghĩa của sự lãng mạn là gì. Bỗng nhiên tối hôm nhận được lệnh về nước, Bảy vui quá, bèn suy nghĩ lung tung, trong đó có cả chuyện về nước gặp được Bác Hồ, gặp được cô gái tóc đuôi chim ngày ở Xuân Mai - rồi mấy năm sau sang thì bỗng thành cô gái vị thành niên xinh đẹp có đôi mắt biếc long lanh lần xem trận bóng đá trước sần Nhà hát lớn Hải Phòng...

        Nhưng rồi... Đêm ấy, thay vì mơ thấy cô gái tóc đuôi gà đồng hương Lai Vung thì giấc chiêm bao của Bảy lại lạc vào chỗ mấy ông già đầu bạc trắng. Trong đám họ có người tự nhận là ông cố hay ông nội gì đó của Bảy. Mấy ông lão đang ngồi bên mâm rượu mà hát Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu.

        Bỗng mẹ Bảy xuất hiện trong giấc mơ giữa chừng của Bảy. Mẹ bảo sao Bảy lâu về. Giặc trong này hung dữ lắm. Anh Hai đã làm tới cán bộ huyện. Anh Ba theo Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt của tỉnh Vĩnh Long, nghe đâu đã được rút về Quân khu. Con Bé Ba má định nói cho Bảy đã đi lấy chổng làm trong bộ máy ngụy tề ở xã. Nhớ ngày xưa, ba con cứ nhắc đến thằng Bảy mà lén nuốt nước mắt một mình. Má thì cứ vô mùng mới khóc nhớ một lúc mấy thằng con. Thằng đi xa là nhớ nhứt. Thằng bị đòn nhiều nhứt là nhớ nhứt. Ba con thì nhắn rằng ông giận mình khi nhớ lại những lần đánh thằng Bảy nhiều roi. Ông nói thằng đó nó gan dạ, can trường lắm. Chưa biết chừng mai kia nó sẽ làm đến cán bộ Trung đội trưởng...

        Rồi Bảy loáng thoáng thấy mình và đám nhỏ trong xóm ngồi dưới chiếc sân trăng trải đệm mà nghe bà nội hát Lục Vân Tiên cùng mấy bà hàng xóm... Má Bảy nhắc ngày xưa ông cố, ông nội và mấy ông già làng hay ngồi với nhau uống rượu nói thơ Lục Vân Tiên... Có lần, má kêu Bảy ngồi lại nghe má kể chuyện Lục Vân Tiên - lúc bọn trai gái vây quanh trước sân nhà có tán cây vú sữa xanh biếc ánh trăng thượng tuần - nhưng Bảy lại chạy đi chơi trò chơi khác:

        - Con nghe chuyện Vân Tiên để sống như Vân Tiên mà ít bị đòn.

        Bảy lắc đầu:

        - Con thích nghe chuyện Tề Thiên của ông Ba kể hơn. Làm Tề Thiên sướng, được bay lên trời, được đánh nhau với yêu tinh.

        - Tề Thiên thì ba con cũng thuộc. Con ngoan thì hôm nào ba sẽ kể con nghe.

        - Thôi, ba khó lắm, ba kể ít khi cười. Ông ba hàng xóm kể, cười nhiều hơn. Con đi đây...

        - Nhưng con nhớ về mau với ba má... Ba má nhớ con... Anh Hai con ở tù Mỹ Diệm vẫn chưa về...

        Bảy là người chắc dạ, ít khi phải khóc. Vậy mà trong giấc mơ Bảy đã khóc với mẹ mình. Thằng con chợt nhớ bà má quá chừng. Bà đã kể trong chiêm bao với nó rằng, có đứa cháu cứ nằng nặc hỏi: sao nhà Nội có thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu, thứ Tám, thứ Chín, thứ Mười mà không có thứ Bảy. Má phải nói dối với nó rằng: Nội sinh chú Bảy mà nuôi không được, chỉ còn bốn đứa con trai là ba con với chú Ba, rồi tới chú Mười, chú Út thôi. Đêm ấy vô mùng má cứ khóc mà nhớ thằng cu Bảy của má thật nhiều...

        Ôi! Quê hương...!? Bảy thức dậy, pha trà uống mà không tiếp tục ngủ nữa. Lát sau Mẫn cũng xuất hiện. Ngoài trời tuyết trắng rơi đẩy.

        - Anh không ngủ được à?

        - Có ngủ, nhưng cứ chập chờn mơ thấy bà già và thấy làng quê với nhiều trăng, nhiều đứa con nít. Cả mình cũng còn con nít.

        - Đó chính là tầm hồn, là một phần của sự lãng mạn. Hôm nay tôi cũng nằm mơ thấy bà già ngồi nhai trầu một mình ngoài cửa. Bà hỏi tôi “Có phải con là thằng Mẫn của má không? Sao thằng Mẫn của má lâu về, ba con cũng hiện hồn về ngồi bên Má để mong con. Hãy xin phép Bác Hồ và Chính phủ về cho má gặp một chút rồi đi.” Tôi trả lời: Để mai mốt con lái máy bay về thăm má với xóm làng luôn. “Con lái được máy bay a? Ôi, thằng Mẫn của má lái được tới máy bay kia à. Ông ơi, về mà coi thằng Mẫn con mình nó lái máy bay...” Không ngờ lớn lên mình cũng biết nhớ quê. Chắc vì ở đó có cha mẹ, gia đình, dòng sông bến nước. Phải về và phải đánh riết tụi nó cho mau thống nhất - hòa bình.

        Tiếng kẻng giục. Cả đám phi công thức dậy tập thể dục.

        Nhiểu tiếng hô vang:

        - Mình sắp được đi vế rồi... Muôn muôn năm!

        - Sắp về rồi...!

        - Tổ quốc muôn năm!

        Ngoài trời, tuyết vẫn rơi trắng xóa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:04:37 am »

         
ĐƯỜNG VỀ VÀ NHỮNG NGÀY XUNG TRẬN

        Từ trước đó, với lực lượng gởi qua nước bạn Trung Hoa đào tạo lớp phi công chiến đấu đầu tiên, Trung đoàn Không quân mang biệt danh Sao Đỏ được hình thành sơ khai trên cao nguyên Vân Quỳ - Trung Quốc - vào tháng 3 năm 1963.

        Sau 9 tháng, đến ngày 3 tháng 2 năm 1964, lễ thành lập chính thức Trung đoàn Không quân đầu tiên được cử hành tại sân bay Mông Tự - Vân Nam - Trung Quốc. Cùng lúc, Trung đoàn vừa được thành lập tiếp nhận 33 chiếc máy bay MiG-17 và ba máy bay huấn luyện do nước bạn Trung Hoa viện trợ.

        Ngày 6 tháng 8 năm 1964, Trung đoàn 921 (Sao Đỏ) với 70 phi công được đào tạo từ Trung Quốc lên đường về nước cùng 33 máy bay chiến đấu vừa được trang bị.

        Khi ấy, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ đã công khai tư cách cướp nước trắng trợn trước Quốc Hội lưỡng viện cùng công chúng Mỹ, và chuẩn bị cho cuộc chiến với miền Bắc Việt Nam bằng một lượng máy bay cường kích, tiêm kích tròn chẵn con số 2.000 chiếc. Chúng quyết định đánh phủ đầu đối phương với những tuyên bố huênh hoang ngông cuồng: Chúng chỉ thích đương đấu với phi công Liên Xô - Trung Quốc như trong chiến tranh Triều Tiên, và chúng sẽ đánh cho những gã phi công đồng minh với Cộng sản Bắc Việt không còn manh giáp! Chúng sẽ làm một cuộc đi dạo kỳ thú trên bầu trời Bắc Việt Nam.

        Bọn giặc Mỹ háo hức và vênh váo đón nhận tin tình báo và trinh sát từ máy bay do thám Lockeed U-2 bay ngang sân bay Nội Bài chụp ảnh và cho rằng Cộng sản Bắc Việt chỉ có chưa đầy 50 chiếc máy bay phản lực MiG-17 đời cũ, có tốc độ dưới cận âm cổ lỗ sĩ, không có ra đa, tên lửa, thì có đáng gì cho sự lo ngại về những cuộc không chiến. Chúng nó sẽ làm gỏi Không quân Việt Nam cho một bữa tiệc không mấy thịnh soạn.

        Hãy nghe tên tướng chỉ huy tàu sân bay USS Constellation của Mỹ J. Paul ngạo mạn tuyên bố: “Nếu chỉ phải chiến đấu với phi công Việt Nam, thì cuộc chiến đấu ấy chỉ là trò đùa đối với phi công của Hải quân Mỹ. Tin tức tình báo và mạng lưới thông tin trinh sát cho phép người Mỹ nắm rõ lực lượng không quân non trẻ, một dúm máy bay cổ lỗ trú trong những bức tường bằng đất đắp, không mái che, thì còn cần nói gì về cuộc chiến đấu quá ư tội nghiệp cho đối phương này!”

        - Chúng nó coi thường mình như những thằng con nít.

        - Anh có biết chuyện anh chàng David tí hon thắng được người khổng lồ Goliath trong kinh Cựu Ước của Thiên chúa giáo không? Chúng ta cứ cam phận là David tí hon vậy.

        - Tao không biết thằng tí hon kia, nhưng tao tin vào cái thằng tao sẽ dám chơi với chúng nó. Cứ về tới bên nhà đi rồi sẽ biết thằng nào ngon hơn thằng nào.

        Vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, anh em chạy ra đón mừng, vui đến ra nước mắt. Có cả những người anh em quen ngày bắt đầu về Cát Bi học trường của Cục Không quân. Đủ thứ chuyện trên đời. Nói tiếng Việt thả cửa. Thèm được nói nhiều. Vào doanh trại. Bắt đầu cuộc đời chàng phi công chiến đấu thực thụ. Cứ lâng lâng trong lòng mặc dù đã hiểu vì sao. Một tuần trôi qua với những bữa cơm giàu hương vị quê nhà.

        Sau đó là sắp xếp đội hình, phân công phân nhiệm rõ ràng với từng người và từng biên đội một.

        Trước hết là nghe lãnh đạo Trung đoàn báo cáo tình hình địch, tình hình ta các mặt, nhất là các trận đánh gần đây của lực lượng mặt đất. Rồi tình hình miền Nam. Ngồi nghe như nuốt mọi diễn biến ở miền Nam từ khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tổng thống Kennedy bị ám sát và âm mưu của Mỹ muốn Mỹ hóa cuộc chiến tranh thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.

        Sau đó là kế hoạch trực ban chiến đấu. Rồi bay kèm với những vị đàn anh để làm quen với bầu trời, địa hình, địa vật, thời tiết, khí hậu nơi quê nhà; tìm hiểu khái quát được đặc điểm của từng địa bàn, dự kiến các tình huống chiến đấu với kẻ thù trong tương quan địch mạnh và hiện đại hơn ta nhiều lần. Bay với chỉ huy. Bay với các biên đội để tập lại các bài chiến thuật, các phương án tác chiến vừa được đúc kết cho phù hợp với thực tế chiến trường Việt Nam qua ý kiến tham khảo từ các cố vấn bạn, Ban Tham mưu, ý kiến từ các đơn vị phòng thủ mặt đất qua mấy trận đầu chiến đấu với những bầy quạ sắt, diều hâu Mỹ.

        Sông Đáy, sông Đà, sông Đuống, Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng... hiện ra trong tình tự về gấm vóc giang sơn con Lạc - cháu Hồng, tạo ra cảm xúc thiêng liêng trong lòng các chiến sĩ của bầu trời về những nghìn năm Tổ quốc. Người không biết làm thơ cũng muốn làm thơ. Người không hay nói, không hay tâm sự, không thích sự rung động kiểu lãng mạn, mông lung, xa xôi, huyền ảo, đột nhiên cũng tự nói với lòng mình những câu hẹn thề, nhắn gửi cùng đất nước, cùng Bác Hồ yêu kính về sự hiến dâng tất cả cho thắng lợi mai này.

        Rối chỉ huy đơn vị yêu cầu các chiến sĩ mới về trực chiến thử: Báo động, cất cánh, dẫn đi, dẫn về, hạ cánh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:27:12 am »


        Dù chỉ là thực tập, nhưng những mệnh lệnh lúc này gần như là hiện thực, nó hết sức nghiêm túc trong cảm nhận của từng người. Cuộc chiến đấu đã đến gần trong cự ly tinh thần, tâm lý.

        - Có địch vào! Chuẩn bị xuất kích!

        - Địch xuất hiện từ phía Đông. Tọa độ X, Y... Chuẩn bị cất cánh!

        - Địch xuất hiện từ phía Tây Nam... Biên đội hai chuẩn bị!

        Mấy tuần qua đi trong sự náo nức, hổi hộp đợi chờ...

        Tất cả đều đinh ninh về những nhiệm vụ phức tạp và khẩn trương khi nhận định của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về âm mưu đế quốc Mỹ sẽ đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở miền Nam và tăng cường, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa với quy mô ngày càng lớn. Có lo lắng, nhưng không có bất cứ một người nào dao động, hoang mang, mà ngược lại ai cũng sẵn sàng cất cánh đối đầu với bọn xâm lược với quyết tâm phải đánh thắng chúng ngay từ trận không chiến đầu tiên.

        Một cái Tết qua đi trong sự chờ đợi.

        Tháng 3 năm 1965, Mỹ đổ các Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến tinh nhuệ bách chiến bách thắng đầu tiên của chúng lên bãi biển Đà Nẵng, chính thức mở màn cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

        Cuộc bắn phá từ các hạm đội dọc bờ biển các tỉnh miến Trung Việt Nam và các lượt ném bom đánh phá miến Bắc mỗi ngày một tăng lên cùng dã tâm xâm lược trắng trợn của Tòa Bạch cung và Ngũ Giác đài. Bọn cướp nước lại nặn ra trong đầu những kế hoạch 18 tháng, 30 tháng để tiêu diệt lực lượng Cộng sản ở cả hai miến Nam Bắc Việt Nam. vẫn thói ngạo mạn của gã khổng lồ một mắt.

        Và tờ lịch đã lật sang ngày 3 tháng 4 năm 1965. Từ tin tình báo chiến lược, ta nhận được kế hoạch đánh phá mang mật danh Alpha 9 của Mỹ quanh khu vực cầu Hàm Rồng - Thanh Hóa - với quy mô lớn gốm 79 máy bay các loại - trong đó có 46 chiếc F-105 làm nhiệm vụ cường kích tấn công, 21 chiếc F-100 (Supper Sabres) làm nhiệm vụ áp chế các máy bay MiG-17 của Không quân ta, 2 chiếc RF-101 (Voodoo) làm nhiệm vụ trinh sát, và 10 chiếc KС-135 tiếp dầu trên không.

        Đội hình tấn công do tên trung tá Robinson Risner Chỉ huy Trưởng Phi đoàn Không quân tiêm kích chiến thuật số 67-TFS-12 cầm đầu, bí mật bay vào công kích nhằm đánh phủ đầu lực lượng mặt đất, phá hủy cầu Hàm Rồng theo phương án đã vạch.

        Phía ta, mệnh lệnh từ Chỉ huy Sở phổ biến xuống các phi đội trực chiến từ tối ngày 2-4-1965. Tất cả đã trong tư thế sẵn sàng. Các biên đội trực chiến vào chế độ cấp một. Kíp trực dẫn đường từ Bộ Chỉ huy đang căng mắt trên màn hiện hình tiêu đổ. Những nhịp tim đập nhanh. Trận không chiến đầu tiên của không quân non trẻ Việt Nam với lực lượng không quân hùng mạnh nhất địa cầu sắp bắt đầu. Bác Hồ dặn: Phải đánh thắng ngay từ trận đầu. Các phi công nhìn nhau thầm hạ quyết tâm. Lực lượng cơ giới, vô tuyến điện vừa làm xong công việc của mình, rời vị trí, trở vào phòng trực. Những cánh tay đưa lên vẫy về phía nhau. Quang cảnh sân bay vắng lặng. Bầu trời nhiều mây vảy cá nhàn nhã bay trên khoảng không xa. Biên đội lãnh nhiệm vụ xuất kích gốm 4 chiếc MiG-17 đời cũ do Biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan bay số 1, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3, và Trần Minh Phương số 4. Biên đội nghi binh, thu hút tiêm kích địch, sẵn sàng yểm hộ cho Biên đội tấn công gốm hai chiếc MiG-17A, do Trần Hanh bay số 1, Phạm Giấy bay số 2, cũng đã trong tư thế sẵn sàng.

        Tiếng còi báo động ngân lên một hổi dài hối hả, giục thúc. Biên đội tấn công của Phạm Ngọc Lan được lệnh cất cánh. Tiếp sau là biên đội của Trần Hanh. Không khí khẩn trương theo sóng từ trường đến với từng người.

        10 giờ 09 phút, số 4 - Trần Minh Phương báo cáo phát hiện mục tiêu với 6 chiếc F-8 bên phải đang bay ở vị trí đối đầu. Một chiếc khác đang công kích các trận địa phòng không dưới mặt đất quanh khu vực cầu Hàm Rồng. Biên đội này của địch gồm có 4 chiếc F-8E của Phi đoàn VF-21 (tàu USS Hancock) với đội hình cường kích được bọn chỉ huy phân công chế áp các trận địa phòng không dưới mặt đất của ta. Bay hộ tống cho bọn chúng là ba chiếc A-4E của phi đoàn VA-212 và ba chiếc A-4C của phi đoàn VA-216.

        Sau khi phát hiện mục tiêu, số 1 Phạm Ngọc Lan lập tức ra lệnh: “Vứt thùng dầu phụ! Tăng tốc tiếp cận đội hình F-8!” Biên đội ngay tức khắc tách thành hai tốp. Sau khi cắt bán kính bám theo mục tiêu, số 1 lệnh cho số 2 lao vào công kích. Số 2 Phan Văn Túc vòng gấp ra phía trước chiếc F-8, số 1 bám theo yểm hộ.

        Bỗng tình huống thay đổi. Đúng lúc sắp công kích thì con F-8 của địch tinh ranh phát hiện có MiG, liền vòng gấp để tham chiến. Lúc nấy, chiếc F-8 số 2 của địch đã lạc mất đội hình. Con F-8 của thiếu tá chỉ huy s. Thomas, sau khi thoát khỏi tọa độ bị công kích, cố kéo vọt lên độ cao lẩn tránh và bỏ mắt tìm kiếm số 2 của anh ta đang lẩn lút trong những đám mây. Thật khẩn trương! Ngay lúc đó, chiếc én bạc của Phạm Ngọc Lan đã thừa cơ hội nhanh chóng bám theo phía sau mục tiêu ưng ý nhất. Chiếc F-8 của địch đang thong dong bay lượn trong cơn hứng khích, không hay rằng chính nó đã lọt vào tẩm ngắm của số 1 Phạm Ngọc Lan. Anh kiên nhẫn tăng tốc đến đúng cự ly: ấn cò! Con F-8 kiêu căng của địch trúng đạn mà vẫn chưa tin mình có thể nhanh chóng bị hạ dễ như vậy. Con quạ sắt của Hải quần Mỹ hỗn hào bốc cháy trong tích tắc rồi lao đầu xuống đất, nổ tung! Kim đồng hô chỉ 10 giờ 45 phút sáng ngày 3 tháng 4 năm 1965. Khoảnh khắc kỳ diệu nẩy trở thành giây phút lịch sử: MiG-17 của Không quân Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi F-8 hiện đại của Không quân, Hải quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:27:30 am »


        Cùng lúc đó, số 2 - Phan Văn Túc cũng vừa phát hiện chiếc F-8 số 2 của địch nãy giờ lẩn trốn trong mấy tảng mây. Từ phía sau, trên độ cao ưu thế, Phan Văn Túc bổ nhào xuống, trong tư thế thuận lợi, Túc bắn ngay một loạt đạn 37 mm. Chiếc F-8 trúng đạn. Một quầng lửa lao nhanh xuống đất. Thật thần kỳ đến ngoài sức tưởng tượng cho những giầy phút đầu của trận đánh đầu!

        Quá bất ngờ khi bị MiG tấn công ngay trong thế áp đảo, bọn F-105, A-4 cường kích thất thần, hoảng loạn ùa nhau rầm rền tháo chạy. Một cuộc tháo chạy ngoài dự định của bọn chỉ huy và bọn trực tiếp tham chiến. Một tiến lệ không hay cho Không quân Mỹ về không chiến với MiG-17 của Không quân Việt Nam. Một đẳng cấp kỹ thuật và trang bị vô đối lại có thề thua trong thực tế trước một đối phương được đánh giá chưa hể đạt được đẳng cấp nào về không chiến, lại sở hữu những chiếc máy bay cổ lỗ không có tên lửa và bắn súng bằng tay, đáng được đưa vào viện bảo tàng cùng những lời mai mỉa - một cách quá ngẫu nhiên, quá vô lý vậy ư!? Một logic kỳ quái, không thể tin được đối với tên chỉ huy phi đoàn sừng sỏ xuất trận lẩn đầu của lực lượng Không quân - Hải quân Mỹ. Trong đầu hắn, bọn phi công Cộng sản Bắc Việt chỉ thắng một cách may mắn, tình cờ nào đó thôi, chứ không là một chiến thắng đúng với bản chất có thật của họ. Và sự may mắn thì không hề có trong một giáo án, giáo trình nào. Một sự sơ suất có tính kỹ thuật nào đó chăng? Hãy kiên nhẫn đợi chờ!

        Đằng kia, số 1 Phạm Ngọc Lan sau khi bắn hạ chiếc F-8 của địch đã lặp thời lao qua màn mây mù, bám theo các máy bay cường kích A-4 vừa bỏ chạy, bắn thêm mấy loạt đạn nữa. Chợt nhìn thấy biển, Lan bình tĩnh đổi hướng, bay về sân bay, nhưng buồn thay, một tình huống bất ngờ hiện đến do thiếu kinh nghiệm: hết dầu! Thật nguy hiểm. Vừa thắng đó, chợt thua vì hết nhiên liệu. Huy động tất cả sự thông minh và tinh thần can đảm được hun đúc trong những ngày đầu làm phi công tiêm kích, Phạm Ngọc Lan cố bình tĩnh quan sát và quyết định hạ cánh bắt buộc xuống đồng ruộng Thái Bình. Ba ăn bảy thua! Phạm Ngọc Lan lợi dụng tốc độ còn lại của lực quán tính được tích lũy từ hành trình bay trước đó, cố giữ thăng bằng thật tốt cho con MiG-17 thân yêu lao xuống đồng ruộng một cách mạo hiểm và hết sức khó nhọc. Con MiG rùng mình, nhảy chổm lên một cách đau đớn, thân hình nhỏ thó của nó như sắp nứt vỡ ra từng mảnh. Nó tắt tiếng, ngừng thở, và lặng im như đã chết bên cơn choáng ngất của người phi công dũng cảm phi thường lái nó - người bạn thân yêu của nó: Phạm Ngọc Lan!

        Từ sân bay Gia Lâm, các phi công và anh em nhân viên mặt đất ào ra ôm lấy phi công Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương với niềm phấn khởi chưa từng khi các anh vừa an toàn hạ cánh.

        - Giỏi lắm người anh em. Xin chúc mừng!

        - Chúc mừng chiến thắng đầu tiên với Không quân Mỹ bằng con én nhỏ của chúng ta!

        - Thật tuyệt!

        Có cả những cái hôn của anh em, đồng đội. Thật hạnh phúc cho các phi công lần đầu đánh thắng bọn giặc trời Mỹ của chúng ta. Thật hạnh phúc cho các chiến sĩ dẫn đường, các chiến sĩ trong đội hình chiến thuật vừa phối hợp nhau lập công đầu! Cả các chiến sĩ dưới mặt đất: cơ giới, thiết bị điện, vô tuyến điện, chiến sĩ bảo vệ, chiến sĩ quét dọn sân bay... cũng phấn chấn tinh thần không kém.

        Mấy phút sau có tin Phạm Ngọc Lan đã an toàn sau những chấn động được kiểm soát. Và cơn choáng ngất đã qua. Tin vui cho một chiến thắng trọn vẹn, dù bị hư một con MiG yêng hùng.

        Toàn biên đội đã xem như đã trở về an toàn. Cả biên đội nghi binh cũng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, vừa hạ cánh với những nụ cười thắng lợi.

        Vui khôn xiết kể. Cứ nghĩ đến Bác Hồ, ai nấy cũng cảm thấy lâng lâng trong lòng.

        - Vâng, thưa Bác, chúng cháu đã đánh thắng trận đầu như lời Bác dạy!

        Ngoài hai chiếc F-8 bị biên đội MiG-17A của Lan - Túc - Quỳ -  Phương bắn hạ, ngày hôm nay còn có một chiếc A-4C của địch bị súng phòng không bắn cháy. Và thật vui khi nghe tin tên thiếu tá phi công Raymond Arthur Vohden may mắn thoát thân nhưng bị dân quân ta bắt làm tên phi công tù binh thứ ba khi hắn ta nhảy dù vừa chạm đất.

        Một chiếc F-100d, một chiếc RF-101C và nhiều máy bay của Hải quân Mỹ bị thương bởi các cỡ súng từ lưới lửa mặt đất bắn trúng đã tháo thân vượt thoát, xập xệ bay về Đà Nẵng xin lệnh hạ cánh khẩn cấp. Đặc biệt trong số ấy có cả tên trung tá Phi đoàn trưởng Robinson Risner cũng được Thượng đế ân huệ cho một lần thoát chết bởi lưới lửa giăng đầy trên miền Bắc Việt Nam. Đây cũng là lần đầu, kỷ niệm đầu thật sâu sắc của các phi công lái F-8 đụng đầu với MiG-17 cũ kỹ của Không quân Việt Nam - trong tinh thần tự hào cao chất ngất mà bọn giặc lái Mỹ tự ám thị một cách kiêu hãnh rằng: “Nếu anh bị loại ra khỏi hàng ngũ những phi công lái F-8, thì coi như anh bị loại khỏi hàng ngũ phi công tiêm kích anh dũng - tinh nhuệ nhất của Không quân Hoa Kỳ”.

        Trận không chiến của đội hình 79 chiếc máy bay tối tân, hùng mạnh với 6 chiếc MiG-17 đời cũ đã kết thúc với thắng lợi nghiêng về phía những con châu chấu Việt Nam.

        Một sự trong vạn sự đã được bắt đầu.

        Nguyễn Văn Bảy và các phi công đang tập trực chiến nghe trong lòng tràn ngập niềm vui, sự háo hức sớm được vào trận cùng sát cánh với những phi công anh hùng vừa làm nên chiến thắng trong ngày 3 tháng 4 năm 1965 này.

        - Sẽ học lại kinh nghiệm của các biên đội vừa có một trận đánh thật hay, thật ngoạn mục!

        - Cứ bình tĩnh. Rồi sẽ đến lượt mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:28:26 am »

   
TRẬN ĐẦU VÀ TRẬN THỨ HAI

        Nguyễn Văn Bảy và các đồng đội mới về nước từ hơn một năm qua, nhưng anh và các bạn học của mình không tài nào nhớ nổi đã bao nhiêu lần được tham gia trực chiến, báo động, cất cánh, dẫn đi, dẫn về, hạ cánh, cùng những bài bản chiến thuật thuộc đến từng mật khẩu, ám hiệu, cả trong giấc mơ cũng đọc không thiếu chữ nào, vậy mà kỳ lạ thay, cả bọn vẫn chưa được tham gia đánh thật trận nào. Thật là bất nhẫn cho đám phi công tập sự nhà mình! Đòi đi đánh cũng không được. Đổng loạt nêu kiến nghị lên Ban Chỉ huy cũng chẳng ăn thua gì.

        Chờ đợi bỗng trở thành một cực hình không nói được thành lời vì quân lệnh và tinh thần kỷ luật của đơn vị. Ngày ngày Nguyễn Văn Bảy cứ nhìn lên bầu trời, nhìn những màu lam, màu lục, màu cam, đến những màu của bình minh, của hoàng hôn, màu của mây mưa và bão... để hình dung ra những trận chiến đấu kịp có tên mình với những bận bổ nhào điệu nghệ, những lượt cắt cánh tinh tường gây bối rối cho kẻ thù và tìm ra phương sách hạ chúng. Cả những bẻ ngoặt bất ngờ thuần thạo nhằm tránh tên lửa của địch có tốc độ gấp đôi, gấp ba lần tốc độ của con én bạc MiG-17A mà anh và các bạn đồng học với anh đang lái. Ngoài những lúc trực ban, Nguyễn Văn Bảy còn lui tới gặp anh em từng đánh với địch, tranh thủ tham khảo kinh nghiệm, thông tin về địch để tự trang bị thêm tri thức đánh trận trên không cho mình. Bảy tạo điểu kiện gặp gỡ, tìm hiểu trực tiếp và gián tiếp các chiến sĩ radar cảnh giới, radar dẫn đường, đặc biệt là radar dẫn đường của lực lượng Không quân đưa đi đào tạo -  những người đã có nhiều giờ bay chuyển sang học ngành hoa tiêu, radar dẫn đường ở Sở Chỉ huy, hoặc làm nhiệm vụ tại các đài radar trực chiến. Càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, tri thức, lòng Bảy càng háo hức muốn được xông trận để lập ngay chiến công đầu dành dâng tặng Bác. Không giải thích, không cắt nghĩa rành rọt tình yêu dành cho Bác nó cụ thể là thế nào, nhưng cứ nghĩ đến Bác, không phải riêng một mình Bảy, mà tất cả các phi công đều hình dung ra ngay điếu thiêng liêng gần giống như là Tổ quốc đang hiện diện trong ánh mắt nhìn, dáng đi, tiếng nói của Người. Người không ra lệnh, nhưng với các chiến sĩ phi công thì lời Bác thiêng liêng như tình yêu và mệnh lệnh. Kính yêu và vâng lệnh của Người là lời thầm thỉ hàng đêm gọi giục các chiến sĩ lên đường ra trận với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ để được nhìn thấy Bác cười, nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thiết tha của người ông, người cha yêu kính luôn có mặt trong tâm hồn các anh, cùng các anh vào trận.

        Và những ngày chờ đợi đã đến. Bảy và các bạn được lệnh cùng biên đội xuất kích. Một lần rồi hai lần, ba lần. Vẫn chưa thấy giặc đâu. Rồi 10 lượt, 20 lượt được bay lên cùng mệnh lệnh xuất kích mà vẫn chưa thực sự lâm trận lẩn nào. Lại đợi chờ trong muôn vàn khắc khoải. Bảy tự hỏi: Sao mình vô duyên đến vậy?

        Mẫn hiểu được tâm trạng háo hức và thất vọng của Bảy, động viên:

        - Đó cũng là sự thử thách về lòng kiên trì và đức tính nhẫn nại. Không việc gì phải gấp. Cứ nghiến ngẫm thật nhiều vào, và cứ chờ đợi. Cơn khát hạn rồi sẽ qua. Lo mà đánh tối ngày chưa hết giặc, đến phải ăn vội bánh bao, bánh mì mà đánh tới ban đêm chứ vội gì. Trường kỳ kháng chiến mà!

        - Nhưng tao sốt ruột quá! Đã hơn hai chục bận xuất kích rồi mà chưa làm được phát nào, bực lắm. Đánh thì đánh phứt cho xong để còn kịp biết ta, biết mình, ù ơ, ví dầu mãi, chán lắm, rầu ruột lắm!

        - Đánh giặc, lại là giặc trời, chứ không phải đi săn chuột mùa nước nổi mà gấp. Cái này là đi săn giặc trời, săn kền kền, quạ sắt của Hoa Kỳ chứ không phải xách giàn thun đi bắn chim mà nóng vội. Cứ chuẩn bị tinh thần. Bầu trời thì ở trên đầu, còn kẻ địch thì ở trong những đám mây. Hãy nhìn trước, nhìn sau và nhìn những đám mây mà dốc tâm chờ đợi. Chiến công đầu - nên nhớ - là gian truân lắm đó. Phải qua được trận đầu mới được nói tiếp trận sau. Vạn sự khởi đầu nan mà...

        Lệnh trên xuống: Thành lập Trung đoàn 923 của Không quân Nhân dân Việt Nam - mật danh Yên Thế. Sân bay Kép (Bắc Giang) vừa kịp hoàn thành. Bốn Phi đội với 36 máy bay MiG được đưa vế Kép. Tình hình khẩn trương hơn. Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn cùng được về Trung đoàn 923 và hơn 40 phi công khác. Lại những lần xuất kích từ Kép. Một ngày xuất kích 2 lần. Rồi 4 đến 5 lần bay lên bầu trời thân yêu quen thuộc. Vẫn chưa có cơ may gặp địch bận nào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:29:06 am »


        Cho đến một ngày... gặp địch! Mừng đến nôn ruột, nôn gan. Khao khát bao năm bỗng một giờ có trong tay điều ước. Quyết tâm lập công đầu! Trống ngực đập liên tu bất tận. Ruột gan lại cồn cào. Kỳ lạ! Bảy cố dặn mình bình tĩnh. Phải giữ đúng cự ly đội hình. Lần này Bảy vẫn bay số 4. Khi số 1 phát hiện địch, lập tức truyền lệnh bám chắc đội hình, sẵn sàng công kích. Bảy chăm chăm bám vào số một không lơ đễnh một phần trăm giây nào.

        - Mục tiêu bên phải, phía trước. “Bắp Ngô”! Nghe rõ “Bắp Ngô” chưa?

        Tự dưng Nguyễn Văn Bảy lúng túng thế nào mà quên mất mật khẩu: “Bắp Ngô” có nghĩa là gì? Thật khốn khổ! Cứ lóng ca lóng cóng không biết đâu là đâu, cái nào là cái nào. Quái đản làm sao? Bảy giận mình. Rồi không còn có thời gian để mà giận mình khi nhìn thấy phía trước bầu trời mất bóng số 1. Thật là nguy! Thật là dở như thuốc chồi! Biên đội trưởng dặn mình giá nào củng phải bám chặt đội hình, giờ lại sơ ý để lạc mất chiếc đi đầu. Tệ còn hơn tệ. Vậy mà cũng đòi đi đánh với đá. Tức cành hông! Kia rồi! May phước, vừa nhìn thấy lại số 1. Mừng. Bận này thì nhất định nhìn số 1 không nháy mắt xem có lạc nữa không cho biết. Nhất định. Số 1 vẫn còn kia. Bảy quyết tâm bám theo số 1 như nhiệm vụ chỉ có chừng ấy vậy. Suỵt! Số 3 vừa cắt thùng dầu phụ. Ạ, Bảy kịp nhớ ra mật khẩu “Bắp Ngô” có nghĩa là cắt thùng dầu phụ, tăng tốc giải quyết tình huống đánh địch với tinh thần khẩn trương! Chỉ có vậy mà cũng quên, vẫn chưa thấy địch đâu. Số 1 vẫn bay đúng đội hình mà chưa thấy công kích. Có lẽ nào bọn địch vừa thấy biên đội đã vội vàng tháo chạy. Mình đã tệ, mà xem ra bọn chúng còn tệ hơn. Nhiên liệu sắp cạn. Lệnh trở về sân bay. Đáp xuống an toàn. Đầu tiên là Bảy nhận được ánh mắt bất bình, hay ít nhất cũng là không hài lòng về chuyến xuất kích của toàn Biên đội.

        - Cứ như là đánh trận giả. Địch sờ sờ ra đó mà cứ bám đuôi, không tách đội hình triển khai phương án chiến đấu ngay tức khắc, để chúng nó chuồn mất. Đề nghị rút kinh nghiệm!

        Nguyễn Văn Bảy biết là Biên đội trưởng vừa phàn nàn ai. Đúng là mình vô tích sự, cứ lóng ca lóng cóng như thằng hề diễn chưa rành xuất. Bảy nghiêm túc nhận khuyết điểm, hứa lần xuất kích sau sẽ xử lý tốt hơn.

        -   Các anh nên nhớ, ở trên trời không ai được phép có những sai lầm sơ đẳng và ấu trĩ như vậy. May là hôm nay ta gặp thằng địch cũng mất bình tĩnh như ta. Hãy nhớ, không có nhiều lần may mắn vậy đâu. Đánh giặc thì đừng có tơ tưởng về sự may mắn thẩn kỳ. Lẩn sau không được như vậy. Đồng chí Nguyễn Văn Bảy nghe rõ chưa?

         - Rõ!

        Về phòng, tối hôm đó Bảy cứ trằn trọc mà không chợp mắt được. Bảy tự trách mình. Ngày xưa là chăn trâu, chăn bò, cưỡi trâu, cầm cày, đứng trục. Ngày nay là phi công chiến trường, lại đánh với tên trùm đế quốc, cứ lờ khờ như thằng giữ bò ngày nào thì làm sao mà thắng kẻ địch hung hăng, xảo quyệt được. Nó có ngu như mình đâu. Thật là chẳng ra cái đám ôn gì khi cứ lóng ca lóng cóng, cưỡi MiG mà như cưỡi trâu chẳng bằng. Tức! Đã học hành bốn năm ở nước ngoài. Đã có hàng trăm giờ bay tập làm quen địa hình, địa vật, hằng trăm lần bay tập, mấy chục lần xuất kích, vậy mà tới cắt thùng dầu phụ cũng quên; còn khi bay thì cứ chăm bẵm nhìn theo số 1 như trẻ con sợ lạc đường thì đánh với đá cái gì kia chứ. Thật là chẳng ra làm sao. Bảy ơi là Bảy...!

        Sáng lại, khám sức khỏe, Bảy không đủ tiêu chuẩn bay. Lại thêm trò tệ hại. Thật đáng nhịn đói ba ngày để trừng trị cái tội tự tạo ra trạng thái tâm lý, tinh thần không tốt, không đáp ứng được yêu cầu trực ban và trực chiến. Phải mất một tuần ổn định tinh thần.

        Mẫn lại đến động viên.

        Rồi Đại đội trưởng cũng đến với Bảy để ân cần nhắc nhở, phân tích:

        - Nhớ phải chủ động quan sát, và chủ động xử lý nhanh trong những tình huống chiến đấu đã được dự kiến. Phải nhớ tính độc lập, trách nhiệm cá nhân của một biên đội viên và sự thuần thục trong việc phối hợp chiến đấu trong đội hình chiến thuật. Lúc nào cũng đặt mình vào mối quan hệ cũng như sự vận hành có lợi nhất cho biên đội trong lúc tác chiến. Cần linh hoạt trong việc tách tốp vì yêu cầu chiến thuật để công kích địch một cách hiệu quả hơn. Chịu khó quan sát và bình tĩnh nắm tình hình từ trong đội hình bay lẫn thông tin từ mặt đất để lúc cần ta có thể xử lý độc lập khi điếu kiện cho phép. Bảo vệ đội hình bay, bảo vệ đội hình trong chiến đấu có sự giống nhau và khác nhau, tùy từng tình huống cụ thể mà phối hợp với chỉ huy để xử lý một cách hiệu quả nhất phương án tác chiến ưu tiên, hoặc phương án dự phòng, hoặc do tình hình thực tế phát sinh phương án thay thế khác. Có mấy yếu tố cần đạt được đối với một phi công không chiến: Tự tin mà không chủ quan; trầm tĩnh phán đoán nhưng phải linh động; thận trọng, tránh bối rối, hay tệ hơn là sự lúng túng, hoảng sợ. Lúc đó mình chưa đánh đã thua. Hãy bình tĩnh, tự tin, thông minh và cuối cùng là can đảm. Chúc thành công!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:29:29 am »


        Bảy thầm cảm ơn người chỉ huy đã có những lời chỉ bảo tận tình và hữu ích trong những ngày tâm trạng dao động, bất an này.

        Tin chiến thắng từ chiến trường miền Nam đã phẩn nào thêm sức chiến đấu cho Nguyễn Văn Bảy. Anh quyết tâm sẽ làm tốt hơn ở lượt trận thứ hai. Và trận đánh đầu tiên ấy đã đến như một kỷ niệm nhớ đời trong cuộc đời chiến binh của Bảy.

        Còi báo động. Từ sân bay Kép, Nguyễn Văn Bảy và các chiến sĩ trong Biên đội lần lượt, khẩn trương cất cánh. Lẩn xuất kích này, Bảy được giao nhiệm vụ bay ở vị trí số 3 trong đội hình chiến thuật của biên đội. Một tinh thần chiến thắng được chuẩn bị rất đầy đủ. Sự căng thẳng cũng được chế ngự ở mức độ cao bằng một nụ cười tươi gửi lại người chiến sĩ mặt đất vừa hạ thang gác lên máy bay xuống và cùng vẫy tay cười chúc thắng lợi cho Bảy.

        Một vòng bay chưa hết, từ bên kia đám mây xám, Bảy đã phát hiện hai con F-105 đủng đỉnh bay trước mặt. Một miếng mồi ngon! Bảy thầm nhủ và quyết tâm không để chúng chạy thoát khi được lệnh chỉ huy tiếp tục bám đuổi và quan sát hai phía trái phải. Lệnh cắt thùng dầu phụ. Bảy lập tức thi hành và chuẩn bị công kích với khí thế hừng hực trong đầu cho một chiến công đã thoáng nhìn thấy được ngay phía trước mặt.

        Số 1 vừa tăng lực bám bắt mục tiêu. Số 2 đang làm nhiệm vụ bảo vệ số 1. Bảy cho phép mình linh hoạt trong vị trí số 3 theo yêu cầu chiến thuật của biên đội. Bảy lập tức nghiêng cánh đuổi theo một con F-4 khi nó vừa tinh khôn tăng tốc uy hiếp số 2, mắt anh chăm chăm vào vòng ngắm, sẵn sàng tiếp cận trong tích tắc bán cẩu thân sau của con quạ Mỹ để ấn nút bắn của khẩu 37mm là xong. Nhanh nhẹn và gọn gàng đến mức ngoạn mục. Nhưng sự việc đã không diễn ra như ước đoán của Bảy. Nó diễn ra khác một chút, và hết sức đột ngột, chỉ trong khoảnh khắc một vài phẩn trăm của giây thôi, mới tiếc hùi hụi đến đau xóc hông và tức điên lên được. Thế rồi, con én bạc thân yêu của Bảy bất chợt rùng mình, rung lắc dữ dội. Chưa lập ấn cò cho con quạ sắt đáng ghét kia lãnh trọn chùm đạn 37mm nóng hổi từ bàn tay tác xạ cực chỉnh và đẩy tự tin của mình thì than ôi, một quả tên lửa tầm nhiệt đã nổ vào thân máy bay của Bảy bởi con F-4 phục kích từ phía hông phải vừa xuyên qua đám mây che khuất chết tiệt. Đã có lệnh cho nhảy dù từ mặt đất. Bảy cố bình tĩnh điểu khiển cần lái và thấy con én bạc thân yêu của mình vẫn còn có thể bay tiếp một đoạn nữa. Bảy xin lệnh không nhảy dù mà được đáp xuống sân bay Gia Lâm một cách bất ngờ và đầy ngạc nhiên của biên đội và Sở chỉ huy. Lại tròng trành. Lại lắc rung như vừa lên cơn co giật. Bảy vẫn quyết tâm không rời chiếc MiG-17 tội nghiệp của mình. “Cố lên con!” “Cố lên, một chút nữa là xong.” Bảy thầm nói với con én, mà cũng nói với mình. Một lổ thủng bằng bàn tay từ cabin khiến Bảy nghiến răng - chừa một tay cho cần lái, một tay nhanh chóng trám vào cái lỗ thủng bí hiểm và ác nghiệt kia. Mới hay không như Bảy tưởng, chỉ có không khí bị hút ra theo định lý Bernoulli - áp suất bên ngoài thấp hơn áp suất không khí trong máy bay do vận tốc bay cao. Con én rùng mạnh lên và trút hơi thở cuối cùng bên rìa đất của sân bay Gia Lâm. Bảy chui từ máy bay ra như một thiên thẩn vừa bị mất đi đôi cánh. Mùi khói khét lẹt. Các chuyên gia Liên Xô, các chiến sĩ mặt đất chạy ào tới ôm Nguyễn Văn Bảy vào lòng như để mừng cho người chiến thắng chứ không phải kẻ vừa thất trận. Với đầu óc bình thường, kiến thức bay đầy đủ như đã học, không một ai hình dung được rằng Nguyễn Văn Bảy có thể lái chiếc MiG-17 đời cũ bị thương đến 82 lỗ mà vẫn đáp xuống sân an toàn. Một kỳ tích không có tiền lệ trong chiến tranh Không quân cho đến ngày tháng này của thế kỷ 20! Dù được cởi ra. Áo bay được cởi ra. Một mảnh mi-ca từ cổ áo Bảy rơi xuống đất. Những cái trố mắt nhìn nhau của các chuyên gia và các chiến sĩ mặt đất cùng những nụ cười và những cái lắc đầu thán phục.

        Cười!

        Hôm đó biên đội của Bảy không bắn rơi được con quạ sắt nào của Mỹ. Coi như một thất bại trong “danh dự”.

        Bởi vậy mà ít lâu sau Nguyễn Văn Bảy lại nhận được phần thưởng cao quý: Huân chương chiến công hạng hai - ngoài sức tưởng tượng.

        - Thua mà cũng nhận được huân chương. Đúng là có một không hai!

        - Nhờ mang được con én về.

        - Lạ thiệt. Mình cũng không ngờ - Bảy cười tươi nói với anh em.

        - Một bài học về sự bình tĩnh. Đó là tiến đề cho sự thành công sau này. Chỉ cần rút kinh nghiệm nghiêm túc, nhất là đừng háo thắng để bị chúng nó nhử vào bẫy, nạp mạng. Phải quan sát cẩn thận và phải nhận định tình huống thật đúng để đánh thắng chúng. Trước mắt nên nghiên cứu tốc độ tên lửa của địch và nghiệm cho ra cách tránh. Tốc độ tên lửa rất cao, MiG-17 không thể vượt được dù chỉ một tích tắc. Phải ngoặt gấp, mình đi một đường, tên lửa của chúng đi một đường là khả dĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:32:29 am »


        Sau khi họp, rút kinh nghiệm, lắng nghe những ý kiến vừa kịp đúc kết từ phía các phi công thực chiến và ý kiến của các thành viên Sở Chỉ huy, tất cả thống nhất phương án ngoặt gấp để tránh tên lửa. Tranh thủ bay thực tập ngay. Mấy ngày là các phi đội đã thuần thạo các thao tác kỹ thuật liên quan đến việc phòng tránh tên lửa.

        Một ý kiến khác cũng không kém phần xác đáng là: “Làm cách nào để chúng không kịp bắn tên lửa, có bắn thì không những bị vô hiệu hóa mà còn bắt địch phải tự bắn vào nhau.” Một chiến thuật đánh mới mơ hổ hiện ra trong suy nghĩ của các chiến sĩ phi công và các vị chỉ huy đơn vị. Một chiến thuật giáp lá cà trên không? Sao lại không. Không phải các chiến sĩ miến Nam đã nắm thắt lưng Mỹ mà đánh đó sao!? Tất cả đều hổ hởi với ý tưởng chiến thuật “giáp lá cà” dành cho MiG-17. Lại gấp rút hình thành lý thuyết chiến thuật và chuẩn bị thực tập trên không. Nửa tháng trôi qua với những chuyến bay thực tập cấp tốc - một chiến thuật mới trên căn bản đã hình thành.

        Lại nghĩ đến Bác Hồ và Bảy cảm thấy mình có lỗi với Bác. Cả hai trận đầu của Bảy đều thua, chỉ có chút ưu điểm là không nhảy dù và đưa được con én bạc thân thương về tới nơi yên nghỉ sau cùng như một chiến sĩ vừa hy sinh trên vùng trời Tổ quốc.

        Bảy cố nhớ lại trận đánh, cố tìm cho được lời đáp chính xác vẽ thất bại của mình. Bảy chủ quan chăng? Hay chậm chạp, vụng về, đầu óc phản ứng thiếu nhanh nhạy, tay chân lóng cóng, mấy khắc trôi qua mà cũng chưa chiếm được vị trí có lợi để ấn cò công kích? Hay Bảy và các đồng đội đã bị chúng đánh lừa, bị chúng nhử vào tử đạo? Đội hình chiến thuật của biên đội có vấn đề gì không? Rõ ràng là trong lẩn xuất kích này, Bảy đã không những làm tốt công việc của vị trí số 3 nhằm bảo vệ số 2, số 1 mà còn phát hiện được địch để chuẩn bị xông vào công kích. Mặt đất đã cung cấp đủ thông tin và chỉ dẫn cho đến lúc Biên đội tự đảm đương được nhiệm vụ chiến đấu với đối phương mới ngừng liên lạc, không có sơ suất gì về mặt kỹ thuật hay truyền lệnh từ chỉ huy. Bảy dừng lại thật lâu ở chỗ chiến thuật để cố nghiệm xem còn vấn đề gì. Tư duy chiến thuật. Lợi thế chiến thuật. Kỹ năng lái và thao tác kỹ thuật liên quan đến thực hành tác chiến chiến thuật khi lâm trận. Như bị hút vào khối nam châm, Bảy tự nêu ra những câu hỏi, những phản đề và tự tìm ra câu trả lời về những khiếm khuyết chiến thuật, nhưng còn rất mơ hổ, chưa thể là sự đúc kết thành lý luận được. Lẩn trước thì mải mê bám theo số 1, chăm chăm lo bảo vệ số 1 mà Bảy quên và không phát hiện được địch. Lẫn sau thì Bảy không thụ động bám theo số 1, giữ gián cách với số 2 đúng cự ly đội hình, và còn phát hiện được địch bằng mắt, nhưng chưa kịp bắn chúng thì đã bị chúng bắn. Thế còn lần sau nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vấn đề còn lại là lợi thế, bí mật, bất ngờ, không để chúng phát hiện, ra tay trước, không để chúng dẫn dụ, và cố gắng tấn công chúng khi chúng chưa kịp chuẩn bị đối phó. Nghĩ thì xem ra có phần dễ, nhưng để cùng đồng đội trong Biên đội thực hiện được khi tác chiến thì không dễ chút nào. Đã có chút manh mối. Không thể bê nguyên xi cách đánh của các thầy giáo Trung Quốc lên lớp ngày nào đề đánh máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Không thể đồng loạt cất cánh rồi bố trí trận địa để đánh nhiều tốp, nhiều tầng như cách các thầy đã dạy được. Sẽ suy nghĩ tiếp, nhất định phải cùng đồng đội tìm cho ra cách đánh trước bọn giặc tinh khôn ma mãnh nhất địa cầu này. Nguyên tắc là lấy ít địch nhiều, bí mật, bất ngờ, xuất kỳ bất ý, và... quan trọng hơn hết là làm cách nào khắc phục nhược điểm về tốc độ, khí tài, hỏa lực trang bị, về độ tinh xảo, hiện đại của MiG-17 so với các loại máy bay cường kích, tiêm kích F-105, F-4 thế hệ mới của địch, cũng như trình độ bay, kỹ năng tác chiến của phi công ta trước trình độ bay, kỹ năng tác chiến của các phi công Mỹ luôn sở hữu đến vài ngàn giờ bay, để thắng chúng, hạ gục đối thủ hơn tầm lớn vóc như không lực Hoa kỳ.

        Đánh chặn từ xa theo cách đánh cổ điển học được từ châu Âu, hoặc gần hơn là từ chiến tranh Triều Tiên như các thầy Trung Quốc dạy thì khó có thể thu được hiệu quả cao, vì lực lượng không quân của Việt Nam rất mỏng, bao giờ lực lượng của chúng cũng đông hơn gấp nhiều lần, lại bay nhiều tầng, nhiều tốp, mỗi tốp có nhiệm vụ khác nhau, cách tác chiến khác nhau, khiến việc đánh chặn địch trên tẩm cao và ở ngoài xa rất khó. Lại nữa, phải giải bài toán hóc búa là máy bay ta thuộc thế hệ già nua, lạc hậu, các tính năng kỹ thuật rất kém, nếu không nói là thô sơ so với máy bay Mỹ. Đặc biệt là với MiG-17A bị kẻ địch trêu ngạo là “Bà già hết hơi”, không mang đủ nhiên liệu để đi đánh chặn từ xa, không có lực lượng dự trữ, bọc lót hay thê đội hai đúng nghĩa chiến thuật không chiến hiện đại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:32:55 am »


        Vì vậy, yêu cẩu bức thiết là phải tìm ra cách đánh thích hợp và khả dĩ nhất, nhằm tạo ra hiệu ứng tích cực trước mắt, hạn chế được sức mạnh lấn lướt của kẻ địch hùng mạnh đang diễu võ giương oai trên bầu trời và các tầng cao không của đất nước ta, sau đó dần dà đúc kết thành bài bản đánh và thắng địch với hiệu quả chiến thuật có tính ổn định trong từng giai đoạn, cùng sự thích ứng với chiến lược đánh địch lâu dài. Một ngày một bữa chưa thề tìm ra đáp số ngay được. Cả đơn vị mới thành lập của Bảy, rồi cả Binh chủng đều sốt ruột với những trận đánh gần đây hiệu quả thấp, thậm chí thất bại liên tục.

        Hàng mấy tháng trời, từ đơn vị đại đội cho đến cấp trung đoàn và cấp chỉ huy cao hơn tập trung mày mò với mong ước tìm cho được cách đánh tinh tế, phù hợp với hoàn cảnh, địa hình và thực lực hiện có của ta. Rồi thì niềm hứng thú cũng đến với toàn Binh chủng, đặc biệt là với các Phi đội MiG-17 đời cũ.

        Những thể nghiệm, đúc kết cho ra cách đánh mới: Khi radar mặt đất và các trinh sát kỹ thuật phát hiện địch xuất hiện, hướng bay, ý đồ địch tiến đánh các mục tiêu trên mặt đất (kết hợp thông tin tình báo nhận được từ trước), dẫn đường Sở Chỉ huy bám bắt được địch, qua công tác tham mưu, nhận định, Sở Chỉ huy nhanh chóng cho lệnh xuất kích sớm hơn thường lệ để biên đội nhỏ gọn với cặp đôi MiG-17 của ta bay ở độ cao thấp, chui vào mây, ngụy trang bằng địa hình núi non hiểm trở, phục kích đón đợi cường kích đối phương tới. Khi radar dẫn đường theo dõi và phát hiện địch ở cự ly gần khu chiến được chọn, lúc chúng chuẩn bị lao vào địa điểm trút bom, thì các phi công ta sẽ nhận lệnh công kích từ Sở Chỉ huy, lập tức rời khỏi vị trí phục kích, tận dụng ưu thế hơn địch về tốc độ chiến thuật so với vận tốc hành trình của bọn cường kích, lại đang giấu mình dưới độ cao thấp và địa hình che khuất, rồi bất ngờ tăng tốc đón đầu, khiến bọn tiêm kích bảo vệ không kịp hay biết (chúng đang bay phía sau và hai bên với vận tốc bằng vận tốc của bọn cường kích ném bom) và dù bọn giặc lái cường kích của Mỹ rất ranh ma nhưng chúng cũng không thể tăng tốc bởi máy bay của chúng mang bom nặng, chỉ đạt tốc độ 300 km/giờ với độ cao khoảng 3.000 mét. Sau đó, từng cặp đôi công kích của ta cơ động trong đội hình cường kích đông như ruổi của địch, đánh cận chiến, bất ngờ, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gẩn, thậm chí thật gần. Và thắng...

        Thử nghiệm bay, thử nghiệm đội hình, hình dung lại cách đối phó của địch, cách rút lui của ta. Phương án đã hình thành một cách tương đối hoàn chỉnh. Cấp chỉ huy đã xem xét và chấp thuận cho đội hình mới ra trận. Một chút tự tin được củng cố thêm trong lòng các chiến sĩ lái. Họ mang những nụ cười bước lên máy bay khi các chiến sĩ cơ giới, kỹ thuật, vô tuyến điện, vừa chuẩn bị xong cho một chuyến bay.

        Ngày 4 tháng 4 năm 1965, chiến thuật mới được ứng dụng khi có lệnh xuất kích. Đội hình 4 chiếc MiG-17 của ta chống 8 con F-105D thần sấm trên vùng trời Thanh Hóa với phi công Trần Hanh bay số 1 cùng một phi công bay số 2 đã quả nhiên bắn hạ hai chiếc F-105 đầu tiên trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Một chiến thắng nức lòng làm tăng cao tinh thẩn quyết chiến của Trung đoàn 923 mới thành lập.

        Sau 5 ngày đêm - đến hôm 9 tháng 5 năm 1965 - Mỹ quyết tâm trả thù trận thua trước với một lối đánh xa lạ kiểu biệt kích.

        8 giờ 45 phút, một chiếc F-4B Phantom II, số hiệu 151403 của Phi đoàn tiêm kích VF-96 tàu sân bay USS Ranger CV-61, do tên trung úy T. Murphy và Robert Fagan ngồi trong khoang lái, bất ngờ xuất hiện bên kia đám mây lao vào đội hình ta đánh lén. Phía ta có 4 chiếc MiG-17 vào trận trong tư thế bị động. Tình hình đã không diễn ra thuận lợi như 5 ngày trước. Tên lửa của F-4B không đối không ngay từ phút đầu đã bắn trúng một chiếc MiG-17 của ta. Một phút sau, con F-4B bị hỏa lực súng máy từ các chiếc MiG-17 còn lại vây dí khiến nó trúng đạn và đã lao đầu xuống biển đền tội. Hai tên giặc lái bị mất tích.

        Cách đánh mới của ta vẫn chưa được các phi công vận hành trơn tru. Những kiến thức không chiến thu hoạch được từ trường huấn luyện của Trung Quốc vẫn đeo bám trong đầu các phi công Việt Nam như một lực quán tính siêu hình, khiến các phi công chưa thể vượt thoát để thích nghi với cách đánh mới một cách trọn vẹn và nhuần nhuyễn được trong quãng thời gian tương đối ngắn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:33:33 am »


        Còn phía Mỹ thì không dễ gì bọn địch lại có thể tối tăm mặt mũi với một vài trận đánh du kích chưa được thực hiện thuần thạo của không quân ta, nên tình hình khó khăn bế tắc lại lặp lại. Chúng ra sức đánh phủ đầu ta bằng nhiều trận đông gấp nhiều lần và luôn thay đổi chiến thuật, làm cho các phi công của ta, nhất là các phi công trẻ phải chịu thất trận liên tục. Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, ta mất 4 chiếc MiG-17. Mỹ mất 5 chiếc F-105 cường kích và một chiếc F4. Một con số không khả quan trong cuộc chiến mà ta đã chuẩn bị cho nó từ lâu và rất kỹ lưỡng. Một lối đánh có tính cách chống đỡ, phòng ngự chứ chưa phải là một thế trận chủ động tấn công của không quân ta trên bình diện chiến thuật, thậm chí có cả yếu tố chiến lược. Thật đáng lo trước hoàn cảnh và tương quan không có lợi cho ta đang xảy ra trước mắt mọi người.

        Tình hình địch ngày càng mạnh lên, hung hăng và vẫn giọng điệu kiêu ngạo cũ: quyết tiêu diệt toàn bộ lực lượng không quân non trẻ của Bắc Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. Các máy bay trinh sát có người lái và không người lái ngày đêm bám sát bầu trời mặt đất, gây cho ta khó khăn đến vô chừng trong vận chuyển, cất giấu khí tài, đặc biệt là các sân bay dã chiến và các ụ phòng không, tên lửa của ta. Ưu thế chiến tranh điện tử, kỹ thuật và tư thế tấn công phủ đầu ào ạt của địch đã giúp chúng tối ưu hóa thế trận trước loại chiến tranh tự vệ hiền lành và chân chất của ta.

        Dù vậy, tình hình ta từ tháng 7 năm 1965 cũng có đôi chút tiến bộ nhờ sự thay đổi ở mức độ cần thiết nhất trang bị khí tài, hỏa lực cả trên không lẫn dưới mặt đất. Liên Xô, Trung Quốc dù vẫn đối đầu nhau một cách căng thẳng - sẵn sàng nổ ra chiến tranh bất cứ lúc nào - nhưng đã có những cái nhìn tích cực hơn trong việc giúp đỡ Cách mạng Việt Nam. Trước hết, Liên Xô trang bị cho ta hệ thống tên lửa đất đối không S-75, thực sự hiệu quả trong tấn công địch từ mặt đất. Ngoài ra còn hàng ngàn khẩu cao xạ 14,5, pháo phòng không 57mm, pháo 100 ly, cùng các cỡ súng phục vụ cho việc tấn công địch ở tầm thấp. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965, lực lượng phòng vệ mặt đất của ta bắn hạ 30 máy bay tiêm kích ném bom của địch. Cũng từ những ngày khó khổ này, bằng quan hệ của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong công tác vận động ngoại giao, Trung Quốc - Liên Xô bằng lòng nhìn lại và nâng cấp đáng kể mức độ viện trợ cho ta, bắt đầu bằng việc tăng viện thêm cho ta một số máy bay MiG-17F cải tiến, có bộ phận tăng lực, sức chiến đấu có phần được cải thiện, trong chừng mực nào đó - tương quan ta địch được nhận định là khả quan hơn trước tình hình giặc Mỹ tăng cường gấp đôi, gấp ba cường độ đánh phá miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa - với âm mưu quyết chặn đứng sự chi viện người và của, vật chất và tinh thần của hậu phương cho tiến tuyến lớn, tạo điều kiện để chúng dứt điểm chiến cuộc bằng cuộc chiến tranh cục bộ điển hình giữa thế kỷ 20 với lực lượng và thế trận áp đảo dành cho Cộng sản Việt Nam. Một đại quốc văn minh hàng đầu có dân số 250 triệu người, đánh với một nước tiểu nhược nghèo nàn lạc hậu chỉ với hơn 30 triệu dân, lại có ưu thế kiểm soát hơn hai phần ba đất đai, ba phần tư dân số trên thực địa ở phần lãnh thổ địa lý miền Nam, với tiềm lực kinh tế mạnh hơn nghìn lần, sức mạnh quần sự mạnh hơn trăm lần theo những con tính số học của máy điện toán và đầu óc Mỹ. Bảo không thắng là không thắng thế nào? Chỉ có những kẻ ngốc mới không tin vào sức mạnh của Mỹ. Đúng như vậy! Chỉ những kẻ ngốc...

        Đã vậy, đã tự tin và võ đoán như vậy, nhưng Chính phủ Mỹ, Không quân Mỹ - tên cáo già lọc lõi về không chiến, từng tích lũy kinh nghiệm chiến đấu từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, chiến tranh Triều Tiên khi đối đầu cùng Không quân Liên Xô - Trung Quốc với tỷ lệ mà chúng hống hách khoe khoang là 1/10 (nghĩa là Mỹ bắn rơi 10 máy bay của Liên Xô - Trung Quốc, mới bị phía địch thủ bắn rơi lại 1 chiếc) - vẫn không dễ để cho ta tạo ra một chút phản ứng tích cực hay một ưu thế, một cơ hội nhỏ nào trong cuộc đấu trí, đấu lực trước sự hùng hồ đầy đe dọa dành cho cả thế giới của chúng, mà Việt Nam chỉ là một ví dụ nhỏ. Chúng đánh Việt Nam là để giới thiệu sức mạnh Mỹ trước ba dòng thác cách mạng của nhân loại lúc bấy giờ. Đánh Việt Nam là để chặn đứng làn sóng đỏ, là đẩy lùi Cộng sản khỏi tuyến đầu ở Đông Nam Á, là gửi lời cảnh cáo, dằn mặt tới tất cả các dần tộc đang rục rịch chống lại sự bành trướng và thống trị của Mỹ. Phải lấy thất bại của Cộng sản Việt Nam để răn đe thế giới! Phải kết thúc trận đấu ngay từ nửa hiệp đầu bằng sức mạnh hủy diệt! Vì thế mà tên trùm đế quốc muôn một sẽ thắng ta theo luận chứng chiến tranh của Lầu Năm Góc - Tòa Nhà Trắng, quyết không để cho đối thủ có cơ may sống sót, chúng ra sức nghiên cứu tìm cách thay đổi chiên thuật, lối đánh, dùng mọi thủ đoạn lừa lận xảo trá, tinh vi nhất để buộc đối thủ phải lúng túng, ngỡ ngàng, bế tắc, tai có củng như điếc, mắt có cũng như mù, mặc sức cho chúng tung hoành ngang dọc trên bầu trời, mặt đất Việt Nam, rỗi chẳng mấy chốc đối phương phải bó tay trước óc thông minh, sự ranh ma, quỷ quyệt của chúng và sẽ quỳ gối dâng đất nước bé nhỏ, lận đận và tang thương nấy cho chúng trong một thời gian không thể dài hơn một nhiệm kỳ quân dịch của các tên lính Hoa Kỳ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM