Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:36:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16372 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2019, 03:28:40 pm »


        Hai quả tên lửa AIM-9 Sidewinder tầm ngắn không đối không của địch vừa nổ. Bầu trời chỉ còn lại những vệt khói đen sau vầng lửa chớp.

        Và thế là xa, thế là tan biến: Võ Văn Mẫn ở lại trên tầng mây cao để ngày ngày chờ anh em đồng đội lên cùng...

        Nguyễn Văn Bảy vốn là một người chắc dạ, từ lúc trở thành thanh niên rồi đi theo kháng chiến đến giờ, chỉ đôi lấn phải rơi vài chút nước mắt, chứ chưa bao giờ khóc thật sự. Vậy mà buổi tối gió mùa Đông Bắc vế đêm cuối Chạp này, bỗng dưng ký ức của buổi chiểu tháng năm, đêm tháng năm sau khi biết tin Võ Văn Mẫn - người bạn thần giao cách cảm của mình trúng nguyên hai quả tên lửa, thây thi chỉ lượm được chưa gói đầy một chiếc khăn dù nhỏ dùng để ngụy trang khi xác của con MiG-17 vùi tan vào đất.

        Trận chiến đấu cuối cùng của thằng bạn thân yêu...

        Cuộc chiến đấu dài nhất, lầu nhất, sau khi thằng bạn nhận lệnh xuất kích rồi bay mãi trên bẩu trời xanh mà không thấy trở về cho Bảy vỗ vai và thưởng một cốc bia chiểu căng-tin thứ bảy hai đứa không vào ca trực.

        “... Mẫn thương, thằng bạn ấy đâu còn có dịp lên nhận huân chương, huy hiệu Bác Hồ, danh hiệu anh hùng như mình nghĩ nữa. Nó đi thật rồi. Nó vĩnh viễn không trở về để gặp mình và đồng đội nữa. Nó không còn để đọc thơ, hát nhạc cho Bảy nghe nữa, không còn vỗ vai động viên Bảy mỗi khi có chuyện buồn, hay đôi khi chợt thấy mình nhìn ngó mông lung về một phương trời...

        Những bài toán khó, những phương trình đại số bậc một, bậc hai, những từ ngữ văn chương khó hiểu, những từ Hán - Việt ít khi dùng... sẽ chẳng còn người luôn giải đáp cho Bảy nữa. Một thằng bạn từ trong bụng, trong ruột, trong hồn, trong phách bạn ra đến tay chân mồm miệng, vậy mà đột nhiên nó mất. Dù đối diện sống chết, tử sanh hàng ngày, nhưng chưa khi nào Bảy nghĩ đến chuyện mất đi thằng Mẫn thân thương của mình và đồng đội. Bảy có nghĩ đến cái chết dành cho mình, nhưng tuyệt nhiên Bảy không hế có một lẩn nghĩ đến cái chết dành cho Mẫn. Một sự ưu ái đặc biệt dành cho người bạn thân trong tiềm thức, hay vì thương Mẫn quá mà Bảy quên mất đi cái ý thức rằng bạn mình cũng như mình, cũng như những người đồng đội khác - nghĩa là có thể hy sinh bất kỳ lúc nào? Quên mất. Không rõ lý do. Chỉ biết trong lòng Bảy, một thằng bạn như thế thì không thể nào mất được, không thể nào vắng được, không thể thiếu nó trong cuộc sống của mình. Đơn giản là vậy. Bây giờ tự dưng Mẫn không về, một khoảng trống vô hình cứ rộng ra bên Bảy. Sự hẫng hụt về tâm lý mà Bảy không tự giải thích, không tự phân tích được cứ ào tới, ào tới xâm chiếm, càn lấn tâm trí Bảy. Sao lại có thể như thế được...!!??

        Đêm ấy không ngủ, trùm tấm chăn mỏng - bởi những cơn gió mùa còn sót chợt về - Bảy nằm thổn thức nhớ Mẫn. Nước mắt như lỗ mội trong khóe mắt cứ trào ra. Bảy nằm co lại. Không xong. Bảy ngồi dậy, cắm đầu vô vách cót tre cũng không xong. Bảy không muốn khóc, không muốn trong đời mình lại có một lẩn mềm yếu là phải khóc. Khóc là chuyện chưa từng và chừng như là không bao giờ. Vẫn không xong. Hình ảnh mà các đồng chí ở phòng chính sách báo lại rằng: Mẫn lãnh nguyên hai quả tên lửa tấm nhiệt phóng một lượt từ một con F-4 xuyên hông, sau khi dùng hai viên đạn 23mm cuối cùng bắn bị thương một con F-4 khác của địch, thịt xương biến thành lửa trên không trung, thành khói, thành mây, phẩn rơi xuống đất chỉ còn vài bụm tay bám vào xác máy bay rơi xuống. Cái xác thì tan. Nhưng cái hình tướng của Mẫn thì vẫn còn? Mẫn ngồi trên trời, ngồi trên ngọn cây, đi vế phía những ngôi sao chi chít trên bầu trời hay đang ngồi bên căng-tin cười với bạn, cầm ly bia chạm cốc chúc mừng chiến công của nhau vừa lập được. Ôi, Mẫn ơi, sao tao lại thiếu mầy, sao tao lại mất mầy...!? Bảy co khum người lại như trò chơi trùm mển làm chuột mổ nhau hồi bé, rúc đầu như chui xuống giường để không phải khóc, nhưng không được, đầu óc vẫn quay cuống nhớ tới thằng bạn. Bảy quê mùa nên không tưởng tượng được tình bạn nó lớn lao, cao quý nhường này, hay tại cái sự chết, cái sự ra đi đột ngột của Mẫn mà thành ra nỗi trắc ẩn bẽ bàng trong lòng Bảy đến vậy. Tình bạn nó thiêng liêng đến thế sao? Mai này đến phiên trực của Bảy. Bảy thề sẽ chiến đấu một trận hết mình dành riêng cho Mẫn. Hai quả tên lửa bắn vào Mẫn cùng một lúc. Được rồi, Mẫn ơi, mình sẽ thanh toán sòng phẳng với kẻ thù món nợ mà chúng vay hôm nay. Hãy ngồi đâu đó trên trời, hay cùng bay với nhau để nhìn xem Bảy đánh nhé. Chúng nó phải trả đủ, ít nhất là đủ. Mình sẽ không chừa một viên đạn nào... Đã vậy mà nước mắt vẫn trào ra mỗi lúc một nhiều. Bất lực. Đành phải khóc. Chỉ khóc một lần này thôi. 12 giờ khuya. Bảy để nguyên tư thế trùm chăn làm chuột thời thơ bé để khóc bạn. Khóc không thành tiếng. Khóc đến rung giật trong chăn. Một tiếng, rồi nhiếu tiếng khóc mà trong đời Bảy chưa từng một lần được nghe từ mình cứ trào ra, bật ra trong tấm chăn kín cho đến lúc lả người như vừa trải qua một cữ xông lá nấu để trị cơn cảm mạo thương hàn, Bảy mới vùng dậy bước ra ngoài trời bỏ mắt nhìn lên hướng những ngôi sao xa mà lặng thinh tìm bạn...”
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2019, 09:53:23 pm »


        5 giờ sáng. Kiểng đổ. Bảy thay đồ trực đi ra phòng trực chiến với quyết tâm bắn không còn một viên đạn 37mm và 23mm để gửi cho linh hồn Mẫn chiến công của một tình bạn, thì... phòng trực chiến hôm nay đã có người đến trực. Bảy bị cắt ca trực chiến theo lệnh cấp trên đến từ lúc 2 giờ sáng ngày 14 tháng 5 năm 1967... “Cũng từ đây, từ cái đêm đầu hè nỉ non tiếng quốc ấy, Bảy chỉ còn được bay trên bầu trời thân quen nhưng không còn được một lần ấn tay lên cò súng nữa. Từ trên trời cao, Mẫn củng không còn có dịp nào nhìn người bạn thân Nguyễn Văn Bảy - thằng bạn học 7 ngày 7 lớp của mình đánh giáp lá cà trên không để mà thần giao cách cảm với nhau nữa, để mà nghe từ tai mình tiếng gọi bằng vô tuyến của bạn “Cháy rồi!” một lẩn nào nữa...

        Vậy rồi...

        Mấy ngày sau, như trời xui khiến, cô sinh viên Sư phạm quê ở Cẩn Thơ, ra Bắc từ năm lên tám, người yêu chỉ còn một tuần nữa là tới ngày làm đám cưới của Võ Văn Mẫn, bất ngờ tìm đến thăm Mẫn - anh chồng sắp cưới nhút nhát của mình. Thật rối lòng! Anh em trong đơn vị phân công Bảy tiếp và tìm cách thông báo hung tin về Mẫn cho cô gái sinh viên năm cuối Đại học Sư phạm khoa Sinh - vì người miền Nam không có địa chỉ báo tử - trừ Ban Thống Nhất - biết để vào danh sách những đứa con miền Nam tập kết không về. Phải gần cả buổi, sau khi ăn cơm nước xong, chuẩn bị ra về, Bảy phải khó khăn lắm mới mở miệng trả lời những câu hỏi vô tư của cô bạn gái - người yêu của Mẫn. Từ sáng đến giờ, Tư (tên vợ sắp cưới của Mẫn) chỉ hiểu mơ hồ rằng Mẫn bận việc trực ban nên không bỏ giờ để về gặp người yêu được:

        - Chắc anh Mẫn không về được. Anh Bảy cho em gửi mấy món quà nẩy cho anh Mẫn. Anh nhắn giúp em bảo anh Mẫn hãy đeo chiếc nhẫn cưới em gửi lại vào ngón tay áp, em đã đeo chiếc của em đây rồi. Anh bảo anh Mẫn hãy thu xếp, được ngày chủ nhật làm lễ cưới là hay nhất. Bố mẹ nuôi em nhắn với anh Mẫn và các anh ở đây vậy. Có một cân trà, anh mang ra chia cho mấy anh cùng uống. Em gửi Mẫn mấy chữ này, anh chuyển Mẫn hộ em. Em cảm ơn anh! Sang năm em và Mẫn nhất định sẽ học tập anh chị mà có ngay một thằng cu con, hay một cô công chúa để cho ông bà ngoại trong Nam - ngoài Bắc của cháu đều vui. - Nói rồi như xấu hổ, cô gái đỏ mặt mang nụ cười quay đi - Em chào anh. Anh khỏe, lập nhiều thành tích...

        Lúc Tư đã bước ra ngoài rồi, Bảy vội chạy theo, gọi khẽ:

        - Em Tư, cho anh nói chuyện nẩy...

        - Chuyện chi anh?

        - Mẫn... nó hy sinh rồi...

        - Là sao hở anh?

        Nhiều người dân bình thường, nhất là người miền Bắc hay người miền Nam ra Bắc lúc còn bé, không hể nghĩ rằng “Hy sinh” có nghĩa là “chết”, có nghĩa là “hết một đời người”. “Hy sinh” chỉ là hai từ dùng để nói về việc người dân, người lính phải hy sinh chiến đấu, phải cống hiến cho Tổ quốc thôi - một danh từ chung, chứ không phải là một động từ, lại càng không phải là một trạng từ trong lúc nấy. Vì vậy buộc Bảy phải nói lại khi cô gái đưa tay đặt lên ghi-đông dẫn xe ra đường lớn:

        - Thằng Mẫn nó hy sinh rồi. Chiểu hôm qua...

        - Anh Mẫn đi công tác xa hả anh?

        - Không, nó bị máy bay Mỹ bắn hai quả tên lửa...

        - Bị bắn rồi sao hở anh?

        - Nó chết...!

        - !?

        Tư lặng im chừng như thắc mắc về câu nói chưa rõ ý của Bảy, chừng như mơ hồ linh cảm vế một điểu gì đó liên quan đến sự bất an, cô gái tròn xoe mắt nhìn Bảy chờ đợi. Sau đó Tư khẽ nhắc lại:

        - Anh nói Mẫn... Anh đùa em đấy chứ? Bắn hai quả tên lửa rồi sao, Mẫn có sao không?

        Đến lượt Bảy lặng thinh, cúi mặt xuống đất, giây sau mới ngước lên nhìn vào gương mặt đã bắt đầu biến sắc của cô bạn, mà nói thật thầm thẻ, nói như rên:

        - Nó chết... rồi..., em à. Em hãy mang chiếc nhẫn về đi...

        Cô sinh viên buông chiếc xe đạp cho nó ngã sóng soài ra đường trước khi cô ngồi khụy xuống giữa buổi chiều mùa hè ăm ắp tiếng ve ngân buôn buốt vào lòng bên bẩu trời chợt rưng rưng một màu mây cháy đỏ.

        Một tháng sau, Bảy mới lấy mấy chữ của Tư gửi lại cho Mẫn, thầm đọc một mình.

        “Mẫn yêu, em đến mà chờ mãi suốt buổi vẫn không gặp được anh. Em để lại chiếc nhẫn mà mẹ nuôi và em đi chọn suốt buổi chiều hôm qua. Hà Nội vẫn chờ anh về làm đám cưới, vẫn còn nhiều nụ cười đón chúng mình trong lễ thành hôn. Chủ nhật tới là tiện nhất. Anh cố thu xếp để bố mẹ nuôi và các em không phải chờ nhé. Yêu Mẫn của em và của cả nhà. Mong anh. Tư của Mẫn.”

        Bảy lặng lẽ lấy bức hình của Mẫn và người vợ sắp cưới chụp chung lẩn đầu tiên hôm về phép của bạn ra xem và ngồi mãi một mình cho đến khi bên ngoài sân bay rú vang tiếng còi báo động.

        Khi nỗi buồn vì mất thằng bạn thân thương và không kém tài hoa của mình nguôi ngoai, Bảy thêm mấy lần đề nghị lên Sở Chỉ huy cho mình trực chiến, nhưng vẫn chưa được sự đồng ý của cấp chỉ huy Trung đoàn. Sau một thời gian dài buồn bã thắc mắc, nghi ngờ cấp trên đã mẩt đi ít nhiều sự tin tưởng dành cho mình, Bảy mới chính thức nhận được ý kiến từ Bộ Tư lệnh Quân chủng, rằng: “Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng có lệnh không để anh hùng Nguyễn Văn Bảy tham gia không chiến với phi công Mỹ nữa.” Bảy đành im lặng chấp hành. Một trận đánh dành tặng riêng cho Mẫn đã chưa và sẽ không bao giờ xảy ra như lòng Bảy hằng mong muốn.

        Ơi! Cái ngày 15 tháng Tư, cái đêm 15 tháng Tư nhớ và buồn thăm thẳm ấy...”

        Để bây giờ...

        - Mẫn ơi, mầy uống bia đi. Cẩm ly lên, tao cụng với mầy...

        Và thế là đã qua một lần Bảy nhớ.

        Một năm đầy kỷ ức rồi cũng qua đi cùng với chiến tranh và những giấc mơ buồn của cô sinh viên và thằng bạn miến Nam chưa thuộc hết một lần cái nghĩa nông sâu của cụm từ dễ thương: lãng mạn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2019, 09:54:31 pm »


NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM 1968 GIỤC GIÃ

        Mãi, các cán bộ chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân mới tìm ra nguyên nhân của những thiệt hại to lớn mà địch gây cho ta một phần được bắt đầu từ một trạm radar của căn cứ hỗn hợp Mỹ đặt trên đất bạn - thuộc vùng địa phận nằm dưới quyền kiểm soát của bọn ngụy tay sai Lào.

        Phải mất gần sáu tháng theo dõi, tiếp cận địch bằng trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện, radar, trinh sát bộ binh, quân báo, lẫn đặc tình của ta, của bạn, đến cuối năm 1967, ta mới phát hiện căn cứ hỗn hợp Mỹ - ngụy Lào trên đỉnh núi Pa-thí, nơi có trạm radar cảnh giới và dẫn đường cho lực lượng Không quân Mỹ đánh phá miền Bắc và lực lượng Không quân của ta từ khởi đầu cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ tới giờ. Rồi phải mất bốn tháng điều nghiên, thực địa, cuối cùng, vì địa thế hiểm trở, không thể tiếp cận bằng đặc công để có thể tiêu diệt địch bằng bộ binh, hay pháo binh, đến tháng 12 năm 1967, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân mới xin ý kiến Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về việc thông qua phương án đánh địch bằng cuộc tập kích nhanh của một Biên đội máy bay vận tải cải tiến thành phi cơ chiến đấu của Không quân ta. Quân ủy - Bộ Quốc phòng sau khi xem xét, nghiên cứu, bàn bạc, bổ sung ý kiến, cuối cùng đi đến thống nhất, chấp thuận. Các thành viên Ban Chỉ huy Trung đoàn Không quân 919 hội ý và ra quyết định phối hợp hành động nhằm nhanh chóng tiêu diệt căn cứ Pa-thí của địch để phục vụ cho yêu cầu đánh địch trước mắt cũng như nhằm mục tiêu chiến lược lâu dài.

        Từ lâu, bọn hỗn hợp Mỹ ngụy Lào đồn trú ở đây gồm có một Tiểu đoàn lính kỹ thuật radar Mỹ cùng bọn lính thủy đánh bộ luân phiên nhau trấn giữ, bảo vệ các đài radar, các trạm dẫn đường phục vụ cho Không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trên mặt đất của ta, đồng thời liên lạc cung cấp thông tin phục vụ cho các Liên đội, Phi đội máy bay Không quân phối hợp cùng lực lượng Không quân Hải quân Mỹ ngoài các tàu sân bay neo đậu trên biển Đông. Một Đại đội pháo cao xạ. Nhiểu khẩu đội 105 và 155. Một sân bay trực thăng và các loại phi cơ trinh sát L-19. Thêm một Tiểu đoàn lính ngụy Lào phối hợp quân Mỹ canh giữ nghiêm ngặt ngày đêm. Một căn cứ gần như bất khả xâm phạm từ mặt đất, bởi địa hình đi ngoằn ngoèo, hiểm trở, dày khít những đồn binh Mỹ ngụy, cùng các phương tiện điện tử được rải, đặt khắp các con đường đi lên ngọn núi đá vôi cao 1.786 mét. Hệ thống radar được Mỹ lắp đặt là loại radar TACAN chuyên dụng tối tân, hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ dùng để chỉ dẫn máy bay trong mọi điều kiện thời tiết xấu và vùng khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho hiệu năng chiến đấu tối đa của các loại máy bay Mỹ.

        Từ giữa năm 1967, sau nhiều lần Mặt trận phía Tây Trường Sơn nhận lệnh đưa các trinh sát bộ binh tiếp cận, nhưng đều bất thành, không một phương án tấn công nào trên mặt đất khả dụng. Sau rốt, được sự đồng ý của Quân ủy và Bộ Quốc phòng trong mấy ngày gần đây, Quân chủng quyết định giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Pa-thí - có mật danh “Lima Site 85” cho Trung đoàn Không quân 919. Trung đoàn phó Nguyễn Văn Ba trực tiếp phụ trách công tác điều nghiên từ tình hình địch, địa hình, địa vật, khí tượng, quy luật hoạt động hàng ngày, hàng giờ của cả Mỹ lẫn ngụy ở đây suốt một tháng để trình ra được phương án tấn công. Và phương án đã được duyệt. Bốn tổ bay chính thức và hai tổ dự bị được thành lập theo yêu cầu của cuộc tập kích bằng không quân đầu tiên của ta. Tiểu đoàn trưởng (lúc này hệ thống tổ chức của các Trung đoàn Không quân  đã có thêm cấp Tiểu đoàn) Phan Như Cẩn dẫn đấu triển khai công tác huấn luyện các phương án tác chiến dự kiến. Phương án rút thứ nhất, khi ném bom, phóng rốc-két xong, các tổ lái của ta sẽ rút theo đường: Pa-thí - Viêng Xay - Bá Thước - Kim Bôi - Gia Lâm. Phương án rút hai: Pa-thí - biên giới Việt Lào - Sông Mã - Mộc Châu - Hòa Lạc - Gia Lâm. Pa-thí cách Viêng Xay 72km, bằng chiểu dài thung lũng kéo tới biên giới Lào Việt - được xem là thuận tiện nhất cho việc rút lui. Từ phân tích này, Sở Chỉ huy nhất trí chuyển phương án rút hai thành phương án rút một. Phương án một ban đầu xuống vị trí thứ hai. Đội hình hàng dọc, giãn cách đội hình là 8 phút bay cho 180 - 200km giờ của tốc độ bay. Thêm một thời gian chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chu tất và có thề nói là hoàn bị, bốn tổ bay nhận lệnh chuẩn bị lên đường. Tuy nhiên, đến giờ sắp cất cánh thì có diễn biến mới: địch bất ngờ đánh hơi - hay ngẫu nhiên - tăng cường liền một lúc hai tiểu đoàn, cả pháo phòng không lẫn bộ binh, cùng một Biên đội máy bay T-28. Cuối cùng, quyết định vẫn được đưa ra với phương án tác chiến được điều chỉnh vài mục tiêu, chi tiết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2019, 09:55:06 pm »


        Ngày 12 tháng 1 dương lịch năm 1968 - đầu tháng Chạp âm lịch năm cũ, nhằm vào mùa đông mây mù ở Trung và Bắc Việt Nam - Phan Như Cẩn cùng 4 tổ bay được lệnh cất cánh nhằm thẳng mục tiêu Pa-thí. Kim đồng hổ lúc đó chỉ 11 giờ 43 phút trưa.

        Sau khi bất thẩn tiếp cận mục tiêu ở độ cao 3200 mét, Phan Như Cẩn điểm danh:

        - Số 2, 3, 4 chú ý! Mục tiêu trước mặt, hướng một giờ!

        - Thấy rõ! - Cả ba tổ viên trả lời.

        Số 1 lại hô to:

        - Tất cả chú ý: Bám sát mục tiêu! Tôi công kích...!

        Và lập tức một đụn khói đen cùng lửa ngùn ngụn từ mặt đất bốc lên.

        Tiếp đến, các loại cối 120 ly được cải tiến thành bom chùm thả xuống sân bay trực thăng cùng những loạt rốc-két chính xác nã dổn dập vào kho nhiên liệu, khiến chúng bị bốc cháy dữ dội, tạo thành đám mây đen cuồn cuộn phủ kín bầu trời. Cả không gian rộng lớn từ căn cứ radar hỗn hợp sau bao ngày bình yên đầy ngạo nghễ bỗng bất thần lên cơn co giật ngoài sức tưởng tưởng phù phép mà bọn địch tự tạo ra lâu nay trong đầu óc chúng.

        Số 2, số 3 công kích vào trận địa radar xong, cùng rút theo chiếc thứ nhất của Phan Như Cẩn bằng cách trượt xuống thấp, chứ không xuyên ngang đám mây đen do lửa và khói dựng thành theo phương án đã được nhất trí - tức là phương án 2 tính từ lần quyết định ban đầu.

        Chiếc máy bay số 4 công kích tiếp vào trận địa radar, nhìn thấy hiện trường của trận địa vừa oanh kích đã bớt lớp khói đen che phủ, liền vượt ngang đám khói ban nảy để rút theo hướng cũ. Chính phi công Ngô Mạnh Hùng, nhanh nhẹn thả cối 120 ly vào mục tiêu xong, quay lại buồng lái điểu chỉnh hướng bay sau khi máy bay bị thương bởi trúng đạn 12 ly 7 của địch bắn lên quyết liệt. Ngô Mạnh Hùng cho máy bay vừa thoát hiểm hạ thấp độ cao bay theo đường thung lũng về biên giới Việt Lào.

        Từ thông tin vô tuyến, trinh sát kỹ thuật cho hay trạm radar của địch đã ngừng quay, bảy trực thăng nằm dưới sân bay cháy gần hết, sân bay hư hại hoàn toàn. Trận địa căn cứ hỗn hợp bị tiêu diệt. Tin chiến thắng làm nức lòng các chiến sĩ bộ đội Không quân và các lực lượng tấn công, phòng thủ mặt đất của ta. Một hiểm địa từ phía địch vừa bị san bằng cùng các loại vũ khí, khí tài kỹ thuật cao cấp đã từng góp phần cho giặc gây bao tội ác trên miền Bắc suốt ba năm nay.

        Tuy nhiên, niếm vui không trọn vẹn khi có tới hai chiếc máy bay AN-2 cùng 7 phi công thành viên của hai tổ lái đã không về, trong đó có cả Tiểu đoàn trưởng Phan Như Cẩn - một chiến sĩ bay xuất sắc của toàn đơn vị và một giáo viên bay giỏi - Trần Hữu Quý - cơ trưởng kiêm huấn luyện viên bay tài năng trên một chiếc AN-2 khác cũng mất tích.

        Một lễ truy niệm 7 phi công mất tích sau đó được tiến hành khi Sở Chỉ huy và các đơn vị đưa ra nhận định rằng các phi công làm nhiệm vụ tiêu diệt căn cứ hỗn hợp Pa-thí đã hy sinh. Một sự mất mát to lớn.

        Một đợt phát động chiến đấu với tinh thẩn của các phi công đánh căn cứ Pa-thí - đánh nhanh, diệt gọn - cho toàn Quân chủng Phòng - Không quân. Hàng chục máy bay Mỹ đã bị bắn hạ sau tuần lễ đầu các phi công và lực lượng pháo, tên lửa mặt đất tưởng nhớ đồng đội.

        Rối đêm 30 - 31 tháng 1 năm 1968 - đêm mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán Mậu Thân - từ chiến trường miền Nam vang lên tin Tổng tấn công - Nổi dậy trên khắp 44 tỉnh thành, huyện lỵ - hang ổ của kẻ thù.

        Giữa đêm giao thừa, toàn dân hổ hởi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết hừng hực khí thế trên Đài Tiếng nói Việt Nam, giục gọi mọi người tiến lên phía trước đánh thắng kẻ thù xâm lược và bọn tay sai bán nước ngụy quyển.

        “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
        Thắng trận tin vui khắp nước nhà
        Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
        Tiến lên! Toàn thắng ắt vế ta”


        Sài Gòn, quân Giải Phóng chiếm Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh, Dinh Tổng thống ngụy quyền, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sân bay Tần Sơn Nhất và các mục tiêu quan trọng khác. Huế, quân Giải Phóng đánh chiếm phần lớn các vị trí quân sự, ngụy quyền đầu não. Miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông, miền Tây Nam Bộ, Cần Thơ, Cà Mau... đâu đâu quân Giải Phóng cũng xuất hiện, đánh chiếm và giãy trốc nhiều Bộ chỉ huy, căn cứ, hậu cứ lớn của quân Mỹ, quân ngụy, triệt hạ bộ máy tề, giải phóng hàng nghìn thôn xã, diệt hàng trăm ngàn tên Mỹ, ngụy, chư hầu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, kho tàng, sân bay của địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2019, 09:55:28 pm »


        Tin chiến thắng làm nức lòng quân dân cả nước.

        Rồi Khe Sanh - một Điện Biên Phủ thứ hai ở Việt Nam mà bọn đầu sỏ quân sự Mỹ muốn dựng lên để làm cục nam châm hút các sư đoàn quân chủ lực đối phương đến đây cho chúng tiêu diệt, đã bị quân Giải Phóng bao vây, tiêu diệt hàng nghìn tên, biến bọn xâm lược hung hăng thành những nạn binh khốn khổ, tự câu lưu mình trong chính bẫy rập do chúng tạo ra.

        Từ hậu phương bao la, rầm rập ngày đêm những đoàn xe lên đường ra trận, hòa cùng khí thế của quân dân miền Nam quyết tâm thực hiện mong ước của Bác Hồ và của toàn dân tộc cho ngày chiến thắng.

        Khẩu hiệu một ngày bằng hai mươi năm cháy rực lòng người. Tất cả vì tiền tuyến lớn, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, gấm vóc giang sơn thu vế một dải.

        Nguyễn Văn Bảy và anh em trong đơn vị hạ quyết tâm vì miền Nam ruột thịt mà ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao khả năng, trình độ tác chiến để sẵn sàng đánh gục ý chí xâm lược của quân thù, bẻ gãy ý đổ leo thang đánh phá miền Bắc, buộc chúng từ bỏ tham vọng chiếm đóng miền Nam và thôn tính đất nước Việt Nam.

        Tháng 3 năm 1968, Nhà Trắng tuyên bố tạm ngừng ném bom Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và chịu ngồi vào bàn đàm phán Paris để tìm giải pháp cho việc kết thúc chiến tranh Việt Nam.

        Một chiến thắng cả về mặt quân sự, chính trị và ngoại giao. Vị thế của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sau đó được thành lập và được thừa nhận như là một thực thể chính trị của miền Nam Việt Nam, có tư cách và tiếng nói đầy đủ trong bàn hội nghị 4 bên ở Paris.

        Cùng với sự biến đổi của tình hình ngày càng có lợi cho ta, Nguyễn Văn Bảy trở thành đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đoàn của tỉnh Vĩnh Phú, do đại biểu Nguyễn Kim Ngọc làm trưởng đoàn. Một nhiệm vụ mà chưa bao giờ Nguyễn Văn Bảy dám nghĩ tới, cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể đảm đương được. Nhưng là đảng viên, là anh hùng quân đội, Bảy phải làm tất cả những công việc mà Bảy được phân công, chẳng câu nệ khó khăn, phức tạp, đúng sở trường hay không đúng sở trường. Dù cưu mang thêm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, nhưng việc chủ yếu của Nguyễn Văn Bảy vẫn là công tác chỉ huy, huấn luyện ở đơn vị. Một tháng Bảy vẫn bay trung bình là 10 đến 15 lượt, nhiếu là 20 - 30 lượt theo định kỳ và chế độ huấn luyện, đào tạo phi công trẻ. Các tầng cao không của Tổ quốc vẫn là nơi đi đến đi vẽ trong cuộc đời bay. Thỉnh thoảng nằm gác tay lên trán, Bảy vẫn thấy rạo rực nhớ đến những cuộc không chiến mà mơ được trở lại đánh thêm mươi trận nữa trước khi phải rời hẳn trận địa. Nhưng kỷ cương quân đội đã nhắc anh phải nghiêm túc với công việc của một sĩ quan chỉ huy - huấn luyện. Đành.

        Nhiều khi thấy chổng buồn dàu dàu, vợ Bảy hỏi, anh trả lời rằng anh nhớ công việc ngày xưa:

        - Đánh giặc vẫn có niềm vui riêng - dù chết sống.

        - Nhưng Nhà nước đã muốn anh về làm công tác chỉ huy, huấn luyện để đào tạo ra nhiều phi công giỏi thay anh đánh trận vẫn hay hơn chứ. Lại nữa anh cũng đã có vợ, có con rồi. Chắc là cấp trên họ chiếu cố đến mẹ con em đấy, anh à.

        Vợ Bảy nói xong, cười lém, như thể trêu chổng, khiến Bảy nhìn vợ, nhìn con, rối gật đầu, cười lành:

        - Chắc Nhà nước muốn “để dành” anh cho ngày giải phóng miến Nam. Tính đến bữa nay thì cũng đã lên trời như Mẫn hết 70 đứa rồi. Có sao? Thêm 50 đứa nữa để thắng Mỹ, để giải phóng miền Nam, thống đất nước thì cũng đáng mà. Anh có chết thì em nuôi con mình cho nó lớn lên rồi làm phi công đánh tiếp, sợ gì.

        - Nhưng ba Bảy còn thì vẫn vui hơn cho nhà mình, vẫn sướng cho mẹ con em hơn.

        - Lại mớ tóc huyền quấn đôi chần thiên lý mã rồi. Ngày xưa tụi anh hay nói bâng quơ với nhau như vậy để quyết lòng không bận bịu gì về chuyện gái trai mà đi theo kháng chiến. Bây giờ thì...

        - Thì anh đã không là sĩ quan Không quân Cách mạng rồi đó sao? Chẳng phải là nhờ vợ con ở phía sau mà anh chiến đấu tốt hơn, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ hơn và trở thành anh hùng rồi đó sao? - Vợ Bảy nhìn sang thằng bé đang ngồi nghịch chiếc máy bay bằng nhựa dưới chiếu mà nói tiếp - Phải hôn con trai? Lại đây với mẹ, lại đây mà nói với “ông anh hùng” của nhân dân và của hai mẹ con mình rằng: không cần đi đánh nhau nữa. Làm công tác huấn luyện, chỉ huy được rồi. Mai mốt con trai lớn lên, ba Bảy sẽ huấn luyện cho con trai thành chàng phi công chiến đấu dũng cảm, đánh giặc hay như ba, như chú Mẫn, như mấy chú là được rồi, là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của công dần đối với nước nhà rồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2019, 09:55:46 pm »


        Thằng bé tên Hùng trào vô ngực ba, trọ trẹ nói:

        - Ba... anh hùng... con yêu ba...

        - Ừ, ngoan, mai mốt học cho giỏi, đừng học 7 ngày 7 lớp như ba nghen hôn. Mai mốt cho con trai của ba lái phi thuyến, tàu vũ trụ luôn.

        Thằng bé không biết gì, chỉ ôm riết cổ ba mà nhảy tưng tưng lên, cười như ngựa hý.

        Như lẩn nào, thằng bé Hùng được ba Bảy khum người xuống cho con trai leo lên lưng chơi trò ngựa hí khiến cả nhà cùng cười ngọt ngào như chim hót buổi ban mai.

        Bất ngờ, Nguyễn Văn Bảy được hân hạnh đi cùng đoàn thăm đất nước Cuba anh em. Thật là hạnh phúc. Trong đoàn có bà Hà Thị Quế - Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam, ông Đỗ Chính - Chính ủy Quân khu 3... Nguyễn Văn Bảy gặp được lãnh tụ Fidel Castro - người anh hùng của nhân dân Cuba và các dân tộc Mỹ - La-tinh. Bảy nhớ hoài tác phong bình dị, gần gũi của đồng chí Fidel khi được Bảy dâng tặng khẩu súng AR-15 -  chiến lợi phẩm thu được từ chiến trường miền Nam. Fidel bảo rằng Fidel sẽ sang Việt Nam và sẽ thăm chiến trường miền Nam khi điều kiện cho phép. Tại Lahabana, đoàn và Bảy được đưa đi thăm nhiều nơi trên đất nước Cuba tươi đẹp kiên cường, bãi biển Hiron - nơi đánh thắng cuộc đổ bộ của bọn Cuba phản động tay sai Mỹ, quảng trường Chiến Thắng, khu công viên có tượng đài của người anh hùng Cheguevara, được uống cà phê và hút thuốc xì-gà nổi tiếng của đảo quốc thơ mộng. Nguyễn Văn Bảy bổi hồi nhớ lại thời chăn trâu, chơi trận giả, sau trốn nhà theo Cách mạng, rồi xuống tàu tập kết ra Bắc, sang Trung Quốc học lái máy bay, trở về nước đánh giặc, giờ lại đến được Cuba - đất nước bạn bè anh em thân thiết tận Tây bán cầu... Từ đôi chân phèn đất, từ cuộc đời thằng nông dân tay lấm chân bùn, rồi thành chiến sĩ bộ binh, rồi thành phi công lái máy bay, bây giờ được ngồi nghe lãnh tụ Fidel ngồi kể chuyện đánh giặc, hỏi thăm chuyện đánh giặc ở quê nhà, thật là một sự lạ không kể xiết, một sự đổi thay kỳ diệu đến không thể ngờ. Bảy thoáng nhớ quê, nhớ ba má, gia đình anh em, bà con xóm giềng của thằng Bảy Sún, Bảy Giồ ngày nào...

        Mười bốn năm - từ ngày ra đi cho một cuộc đổi đời không định trước. Mười bốn năm và một thằng người: bài toán cộng giản đơn hay một bài đại số cuộc đời mà gã chăn trâu, chăn bò như Bảy phải trần ai khoai củ vượt qua để tìm ra đáp số cho mình. Cuộc sống kỳ diệu - cuộc Cách mạng kỳ diệu từ mọi số phận và trong một đời người đã thật sự xảy ra. Bảy không giải thích được, nhưng Bảy tin rằng tất cả đã lần lượt xảy ra trong thời gian cùng với sự phấn đấu của bản thân, sự giúp đỡ của tập thể những người đồng đội, đồng chí, sự dạy dỗ của Đảng, của Bác Hồ cùng với cuộc đấu tranh sống mái với quân thù trên bầu trời Tổ quốc đã tạo ra người anh hùng Nguyễn Văn Bảy hôm nay một cách biện chứng và hiện thực. Rồi thằng bạn thân nhất đời, thằng luôn nhắc đến Cheguevara cùng cuộc chiến đấu vì những người bị áp bức bóc lột Mỹ La-tinh và kể chuyện về con người lãng mạn mang cốt cách kiêu bạc ngang tàng và anh hùng ấy cho Bảy nghe, chiều hôm nay cũng làm cho Bảy nhớ. Giá như Mẫn còn sống, cùng đi với Bảy trong chuyến đi có chiều dài bằng đường kính trái đất này thì vui biết bao nhiêu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2019, 08:04:33 am »


TRONG THỜI GIAN MỘT CHIỀU

        Năm 1968, Việt Nam có 180 chiếc MiG- với 72 phi công tính cả ba loại MiG-21 và MiG-17, MiG-19. Một số phi công đang học lái MiG-21 ở Liên Xô sẽ lần lượt trở về bổ sung trong những năm tiếp sau. So với thời kỳ đầu ta chỉ có 36 máy bay MiG-17 đời cũ, năm sau (1966) bổ sung thêm 40 chiếc MiG-21, một số ít MIG-19 phiên bản của Trung Quốc, khoảng hơn 30 máy bay MiG-17A đời cũ của các bạn Triều Tiên cùng phi công sang giúp, thì thực lực của ta bây giờ có phần tăng hơn trước - riêng về số lượng máy bay thì nhiều gấp đôi. Tuy nhiên so với lực lượng máy bay và giặc lái của Mỹ trong biên chế thường trực để đánh ta với con số ngót hàng nghìn, thì ta như “chú bé tí hon”.

        Mỹ có 260 chiếc F-105 Thunderchief, 321 chiếc F-4, F-8, A-4 trực chiến riêng cho chiến trường miền Bắc Việt Nam và một số máy bay hỗ trợ gây nhiễu, cứu hộ túc trực trong tuần... Trong tháng thì gấp đôi. Trong quý thì gấp ba. Hầu hết giặc lái Mỹ đều được luân chuyển về nước dự khóa Topgun - huấn luyện bổ sung để nâng cấp về chất lượng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam.

        Cuộc chiến đấu được thu hẹp lại trong giới hạn từ vĩ tuyến 20 trở về vĩ tuyến 17. Và khu vực “cán xoong” - Quảng Bình - là vùng đất vùng trời ác liệt nhất trong lúc này.

        Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân phải điểu thêm lực lượng Phòng không và cả các phi đội MiG đến Khu IV phối hợp cùng quân dân địa phương đánh địch, giữ vững phần giáp nối với đường Hồ Chí Minh trên bộ và cả trên biển, đảm bảo người, phương tiện, vũ khí, lương thực thực phẩm, thuốc men hậu cần phục vụ tiền tuyến lớn miền Nam đang bị địch tập trung đánh phá, giải tỏa, bình định, lấn chiếm sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy hồi Tết Mậu Thân.

        Lực lượng còn lại luôn được huấn luyện bay theo chế độ cao nhất, có thể. Thời tiết tốt, các trung đoàn tổ chức năm, sáu ban bay để tranh thủ huấn luyện, thực tập tác chiến, chuẩn bị ở mức cao nhất khả năng đánh địch nếu chúng ngoan cố quay trở lại sau vĩ tuyến 20. Có tháng mỗi phi công phải bay 60- 70 giờ, với nhiếu bài tập ứng dụng chiến đấu - nhất là với MiG-21. Đối tượng giả định là tập trung vào hai loại: F-105 và F-4 thế hệ mới.

        Tất cả “ngón nghê” - kỹ năng không chiến, chiến thuật đánh chặn, kỹ thuật tác xạ đều được huấn luyện kỹ lưỡng, nhuần nhuyễn. MiG-21 được thử nghiệm, khai thác triệt để tất cả các tính năng ưu việt.

        Nhiều cuộc hội thảo quân sự được tổ chức. Các phi công đàn anh, bậc thầy tài giỏi như: Đào Đình Luyện, Trần Mạnh, Trần Hanh, Nguyễn Phúc Trạch, Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Văn Bảy... đều được mời tham gia giảng dạy, đóng góp ý kiến, thuyết trình, góp ý giáo trình, giáo án, chiến thuật, các phương án tác chiến biến tấu, dự phòng.

        Các tình huống giả định, các phương án chiến thuật cũ và mới, sự chọn lọc và kết hợp các đấu pháp, tính ưu việt, kinh nghiệm chiến đấu được đúc kết từ thực tiễn chiến đấu, cùng việc nghiên cứu thực tế địa hình, chiến trường, chiến sự từng khu vực được mổ xẻ, phân tích sâu sắc, tỉ mỉ, không để sót một yếu tố hay khả năng hiện thực nào. Các yếu tố bí mật, bất ngờ, so sánh tính năng máy bay ta địch để phi công có thể áp dụng trong từng trận đánh, miếng đánh; nêu, gợi các phương án sử dụng lực lượng, sự phối hợp, phối thuộc của Không quân và các lực lượng mặt đất.

        Các giai đoạn được phân chia để tìm ra bài học trong công tác đúc kết:

        - Giai đoạn I: (Tháng 4 năm 1965 đến tháng 3 năm 1966. Đó là giai đoạn lấy đánh lẻ làm cơ bản - với chỉ MiG-17A - vừa đánh vừa rèn luyện để tìm ra cách đánh tốt nhất. Giai đoạn nẩy ta đánh 15 trận, đội hình 4 chiếc - có ba trận xuất kích với đội hình hai chiếc - bắn rơi 15 máy bay Mỹ. Ta bị mất 12 chiếc MiG-17, hy sinh 10 phi công.

        - Giai đoạn II: (Tháng 4 năm 1966 đến hết năm 1967) Thế trận là kết hợp tiêu diệt địch và bảo vệ mục tiêu, với MiG-21 đánh chặn từ xa. Chiến thuật: tốp nhỏ, xen kẽ đánh hợp đồng giữa MiG-21 với MiG-17, MiG- 19. Tập trung khắc phục yếu điểm của các phi công MiG-21 được chuyển lái từ M-17 (Các phi công vẫn giữ thói quen cũ và cách huấn luyện của các thầy Trung Quốc nên không phát huy được hiệu năng chiến đấu của MiG-21 tương đối hiện đại)

        - Giai đoạn III (1968- 1971) Tăng cường lực lượng, hiện đại hóa Không quân, xây dựng phương án tác chiến để đối phó với tình huống giặc Mỹ trở lại đánh phá miền Bắc. Xác lập trên nguyên tắc nhiệm vụ và lối đánh của ba loại MiG với MiG-21 là chủ công. MiG-21 có nhiệm vụ phối hợp với MiG-17, MiG-19 chiến đấu bảo vệ các mục tiêu quan trọng, tấn công tiêu hao sinh lực địch, phối hợp với các lực lượng mặt đất để phục vụ cho nhiệm vụ chung. Phải dụ tiêm kích, đánh lạc hướng bọn chúng, tinh gọn thọc sâu vào giữa đội hình cường kích để hạ chúng, buộc chúng ném bom từ ngoài, không vào được các mục tiêu trọng yếu của ta. Ngoài ra, các lực lượng tiêm kích của Không quân ta còn có nhiệm vụ đánh tàu chiến, hạm đội đối phương và các mục tiêu trên bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2019, 08:04:50 am »


        Tất cả các ý kiến, tranh luận, đúc kết được thống nhất bởi các cấp chỉ huy, các bộ phận dẫn đường, đến phi công, sau đó đưa vào bài tập huấn luyện, thử nghiệm, xác lập tri thức, kinh nghiệm tác chiến và sự tự tin cho các thế hệ phi công tiếp sau của lực lượng Không quân Việt Nam.

        Các lực lượng radar cảnh giới, dẫn đường đều cử các chuyên gia tài năng như: Nguyễn Văn Chuyên, Lê Thành Chơn, Nguyễn Minh Cậy (dẫn tiêu đồ), Phạm Công Thành, Lê Thiết Hùng (dẫn trên màn hiện sóng) cùng các sĩ quan có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khác cũng thường xuyên được mời đến các cuộc họp hoặc các lớp huấn luyện.

        Một trận chiến đấu đáng nhớ vì nó xảy ra quá tình cờ và củng quá nhẹ nhàng như một cuộc đi dạo của Biên đội hai chiếc MiG-21 trên bầu trời ở vùng “cán xoong” nổi tiếng “sám uất” bọn F-4 và bọn A-6A lúc nào cũng đông đặc.

        Sau trận thắng ngày 7 tháng 5 của MiG-21 và ngày 14 tháng 6 năm 1968 của MiG-17, Bộ Tư lệnh Không quân giữ nguyên quyết tâm đưa lực lượng vào chiến trường Khu IV với phương châm: “Táo bạo, thần tốc”.

        Sáng ngày 16 tháng 6 năm 1968, thời tiết xấu, mây thấp, có mưa. 14 giờ thì trời hửng lên chút sáng, mây tan dần, tẩm nhìn xa khá tốt. Biên đội của Đinh Tôn số 1, Nguyễn Tiến Sâm số 2, được lệnh cất cánh từ Đa Phúc chuyển vào Thọ Xuân - Thanh Hóa hạ cánh, nằm chờ. Lúc bước qua 16 giờ thì Biên đội nhận lệnh cất cánh từ Thọ Xuân, lấy hướng Nghĩa Đàn. Cách Đô Lương khoảng 8 km, Biên đội nhìn thấy các điểm nổ của súng phòng không từ mặt đất bắn lên, liền chú ý, sau đó phát hiện 4 con F-4 bay theo đội hình “bàn tay xòe” ở khoảng cách 12km. Số 1 Đinh Tôn lệnh vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực, bám đuổi theo tốp bay của địch.

        Bọn địch cũng tinh mắt nhìn thấy MiG- 21, nên vội quay trở lại sau vĩ tuyến 19, nhưng MiG của ta vẫn bám địch rất sát. Khi bay đối đầu với F-4, Đinh Tôn bỗng phát hiện một chiếc F-4 đột nhiên quay trở lại, tạt ngang dưới cánh máy bay của anh. Đinh Tôn lập tức lật, vòng trái bám theo. Thằng F-4 cơ động kịch liệt hòng tránh bị công kích, nhưng lúc bấy giờ Đinh Tôn đã nhanh chóng rút ngắn cự ly, đưa chiếc Phantom II vào vòng ngắm đúng lúc con F-4 tinh ranh ấy định thực hiện tiếp những động tác kỹ thuật cơ động khác thì... đã không còn kịp nữa. Đinh Tôn vừa ấn nút điện tử phóng tên lửa. Chiếc F-4 phụt ra một tràng lửa đỏ đen trộn màu cuồn cuộn. Tên phi công và tên hoa tiêu nhảy dù ra, nhưng chỉ sống sót tên lái chính. Hắn bị dân quân bắt sống, mấy ngày sau được đưa về khách sạn Hilton an dưỡng. Tên phi công may mắn còn sống có cấp bực trung tá, tên là Walter Engene Wilber. Còn tên trung úy hoa tiêu bị lửa nuốt buổi chiểu ít mây nhiều nắng ấy là Bernard Francis Rubinsky - mới tròn 26 tuổi.

        Từ đó về sau, các MiG-21, MiG-17, MiG-19 của ta còn thắng thêm hằng chục trận nữa, bắn rớt và bắn bị thương hơn 20 máy bay địch từ vùng trời vĩ tuyến 20 trở vào.

        Và một buổi hoàng hôn muộn ngày đầu tháng 6 năm 1968, khi sương đêm từ trong núi theo gió Tây Nam bay về, trên cung đường đi về tiến phương có cái ngã ba của làng Trung Hóa - huyện Minh Hóa - Quảng Bình, mảnh đất địa đầu lỗ chỗ hố bom, vết đạn trên từng mét vuông, đất của những người nông dân kiên cường với những “cánh đồng thắng Mỹ”, “cánh đồng thầm canh...”, và những người công nhân đội đá vá trời biết xây “trận địa thắng Mỹ” ngay trong công xưởng, nhà máy của mình, người chỉ huy khẩu đội pháo 12 ly 7 Đinh Văn Minh đã chỉ huy đội nữ Dân quân tự vệ của xã Hóa Hợp bắn hạ chiếc máy bay thứ 3.000 của giặc Mỹ trên bầu trời miên Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi dân quân, đồng bào và tặng cho phong trào hai giỏi tại vùng tuyến lửa này lá cờ “Quyết tầm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

        Cũng những ngày nấy - những ngày bình thường bên những vòng quay chậm chạp, ngậm ngùi của trái đất khi mọi người trông về phía Việt Nam với cuộc chiến tranh phi nghĩa của tên đế quốc sen đầm luôn cậy vào sự hung hăng và sức mạnh - để phẫn nộ và âu lo - thì ở Mỹ đang diễn ra cuộc vận động bầu cử Tồng thống Mỹ lần thứ 37 của Hiệp Chủng quốc. Vì phong trào phản chiến lên cao, Lyndon Johnson buộc phải ra lệnh ngừng cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam vào ngày 3 tháng 11 năm 1968 nhằm mục đích lấy lòng cử tri cho đảng Dân Chủ -  những kẻ đang ra sức bịp bợm, lừa lọc cử tri để mong giành được vị trí cho người đứng đầu Nhà Trắng một nhiệm kỳ bất nhân nữa. Nhưng Đảng Dân chủ dã man mang vía kến kền trá hình trong bộ cánh bồ câu để bịp lừa thiên hạ đã thất bại trước những con diếu hâu khát máu nhân danh nước Mỹ của tự do và thiện chí hòa bình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2019, 08:05:13 am »


        Tháng 1 năm 1969, Richard Nixon nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ. Chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, thay màu da trên xác chết được thực hiện ráo riết, đồng thời với các cuộc trả treo mặc cả tại bàn đám phán Paris cùng những chiến dịch quân sự bất nhân, háo sát, và rất giàu tham vọng của tên tổng thống có gương mặt rất khó hóa trang thành nhan diện một người lương thiện này. Miến Nam đi vào thời kỳ chiến tranh ác liệt chưa từng có. Các cuộc hành quân mang tên Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Huệ, Lam Sơn... của Mỹ - ngụy liên tục diễn ra trên khắp miền Nam và cả Campuchia, Lào.

        Vua Sihanuk bị đảo chính. Chính phủ do bọn phản động Lonnon - Sirít-ma-tắt bù nhìn - tay sai Mỹ được lập nên ở Phnôm-pênh, phục vụ cho ý đồ mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương của Mỹ. Nixon trệu trạo nuốt những lời hứa mang lại hòa bình cho Việt Nam trước cử tri Mỹ. Vụ Oaterghet bắt đầu hình thành chứa đựng sự gian dối, lừa lọc của Nixon trước người dân Mỹ và các lực lượng dân chủ - hòa bình trên toàn thế giới. Chính trường nước Mỹ quay choáng, ngổn ngang cùng những trò bịp bợm và tiếng kêu thét của những người Mỹ thù ghét chiến tranh.

        Một thời kỳ mới bắt đầu.

        Năm 1969, miền Bắc chi viện cho miền Nam 90 nghìn quân và 170 nghìn tấn hàng.

        Năm 1970 - 1971, hậu phương chuyển vào tiền tuyến lớn 190 ngàn quân và 200 ngàn tấn hàng.

        Đường Trường Sơn vẫn giữ vững. Ống dẫn xăng dầu, nhiên liệu từ miền Bắc nối liền vào tới căn cứ Bù Gia Mập - Nam Tây Nguyên -  miền Đông được bắt đầu xây dựng với ngày đêm chẻ núi, xuyên rừng.

        Khí thế “một ngày bằng hai mươi năm” đang ầm ào chuyển động từ Bắc vô Nam.

        Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào vang dội, bẻ gãy hoàn toàn công thức chiến lược: bộ binh ngụy cộng hỏa lực Mỹ của quan thầy Mỹ và bọn tay sai chóp bu Sài Gòn.

        Bọn chư hầu đang thất bại và hoang mang cực độ trước sự sụp đổ được báo trước của chính sách can thiệp Mỹ và sự rệu rã của cái gọi là liên minh quân sự Đông Nam châu Á tạm bợ, phi nghĩa được thành lập theo mệnh lệnh của tên sen đầm đế quốc Hoa Kỳ.

        Một sự kiện táo tợn xảy ra ở Sơn Tây - đêm 20 rạng 21 tháng 7 năm 1970 - làm ly kỳ hơn sự hùng mạnh và điên rồ của Tòa Bạch Ốc cùng Ngũ Giác Đài.

        Từ giữa năm 1970, Nixon ra lệnh cho Bộ Quốc phòng cùng các Bộ liên quan bí mật vạch ra kế hoạch táo bạo, bất ngờ nhằm đánh úp trại giam tù binh phi công Mỹ đóng tại Sơn Tây, cách Hà Nội 40km đường chim bay. Bộ Quốc phòng sắm vai chính trong phi vụ gây náo nhiệt thế giới nấy. Cục tình báo quân sự - DIA, Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA và cơ quan An ninh quốc gia - FBI đều xúm nhau vào cuộc với một chiến tích được tưởng tưởng ra trên cả mức thẩn kỳ. Còn tên tổng thống diếu hầu Nixon thì kỳ vọng chiến công này sẽ làm hạ nhiệt phong trào đấu tranh của các gia đình phi công tử nạn hoặc bị bắt làm tù binh, bên cạnh cao trào chống chiến tranh đang lan rộng trên toàn nước Mỹ.

        Tên đại tá bộ binh Athur Simons (biệt danh Bò tót) được giao sứ mệnh chỉ huy. Chúng lục lọi mãi mới tìm được cái tên tương xứng, nghe kiểu cách và khá phô trương là “Cuộc hành quân đặc nhiệm Kingpin POW” với quân số gồm 103 tên lính đặc biệt tinh nhuệ, được tuyển từ Trung tâm chiến tranh đặc biệt - Lục quân Hoa Kỳ - ở căn cứ Fort Beening - Tiểu bang Georgia, kín đáo di chuyển đến địa điểm bí mật để huấn luyện bổ sung hầu đảm trách tốt công việc chỉ xảy ra một lẩn trên đất nước Việt Nam đầy cạm bẫy này.

        Bằng máy bay có người lái và không người lái, bọn chúng nhiếu lần bay thám thính trên bầu trời Sơn Tây và các vùng ngoại vi xung quanh Hà Nội để chụp ảnh, thu thập tin tức tình báo kỹ thuật vế hoạt động của ta, sau đó thống nhất các dữ liệu lại và bắt tay xây dựng kế hoạch hết sức tỉ mỉ, chi tiết để quyết tâm giải cứu cho được 55 tù binh phi công - lực lượng tinh túy có giá trị hơn cả các binh đoàn tinh nhuệ khác của Mỹ. Đó là chưa nói đến yếu tố chính trị - một ngòi nổ phản chiến, biểu tình, gây áp lực lên tên tổng thống hiếu chiến Nixon - thường được cộng hưởng bởi lực lượng gia đình, thân nhân của đối tượng tinh binh này. Cho nên bằng mọi giá, phải thực hiện hoàn mỹ kế hoạch giải cứu có một không hai trong suốt cuộc chiến tranh để cho gương mặt của Nixon bớt đi nét xấu xí thô kệch, giọng nói của hắn trước quốc dân được cứng cáp hơn, tiếp tục lừa được nhiều người Mỹ và nhân dân thế giới hơn.

        Toàn bộ những tên biệt kích không mặc quân phục, không đeo phù hiệu, được một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-141 đưa sang tập kết tại sân bay Thakhi - Thái Lan.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2019, 08:06:30 am »


        Trong kế hoạch, một chiếc trực thăng được hy sinh cho việc dọn bãi, quạt cánh làm cầy cối đổ gãy hết để tiếp ba chiếc máy bay trực thăng HH- 53 cỡ lớn chở 103 tên biệt kích đáp xuống, thực hành phận sự: giết sạch cán binh, dân chúng Cộng sản trong vùng tọa độ - không bắt sống tù binh đối phương. Bọn chúng lên kế hoạch kỹ lưỡng đến mức chỉ cho chiếc trực thăng “hy sinh” đủ nhiên liệu thực hành nhiệm vụ dọn bãi, không để thừa dẫn đến cháy nổ, gây hại cho các bộ phận làm nhiệm vụ giải cứu tù binh.

        100 máy bay F-105, F-4, A-l, A-6... được lệnh cất cánh hỗ trợ phi vụ đặc nhiệm từ 5 căn cứ không quân trên đất Thái Lan cùng ba tàu sân bay đậu ngoài khơi vịnh Bắc Bộ hiệp đồng tác chiến.

        Đêm 20 tháng 11, địch thả nhiều pháo sáng ở không phận Hải Phòng nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng phòng thủ, bảo vệ của ta.

        2 giờ sáng ngày 21 tháng 11 năm 1970, địch bất thần đổ quân xuống sân trại giam theo kế hoạch đã định. Thật chính xác. Một đám biệt kích ào vào các phòng giam, phát loa kêu gọi tù binh Mỹ hãy phá nhà giam thoát ra ngoài, lên trực thăng giải cứu. Súng nổ. 6 Dân quân tự vệ canh giữ trại giam bị giết chết. Các phòng giam trống rỗng. Bọn địch tức tối chia nhau đi lùng sục. Máy bay cường kích, tiêm kích, hộ tống gầm rú vang trời từ các hướng cùng những tiếng nổ của bom, pháo, tên lửa, các cỡ súng phòng không.

        Một chiếc HH-53 mang mật danh “Quả táo số một” lạc tọa độ, đổ quân ngay sân trường Đảng Sơn Tây - cách mục tiêu 400 mét, sẵn tay giết chết 6 cán bộ an dưỡng, trong tay chỉ có những chiếc gậy chưa kịp chống xuống hầm. Sau đó là một mũi lửa thiêu rụi bốc lên ngùn ngụt giữa đêm. Một kỳ tích của quân đặc nhiệm tinh nhuệ Mỹ!

        Chưa hết. Trên đường kéo quân đến trại giam, bọn biệt kích Mỹ phát biện một người phụ nữ lớn tuổi cùng sống với ba đứa cháu gái trong nhà vừa kịp chạy ra tới miệng hầm núp khi nghe tiếng súng, pháo nổ rển thì lập tức bắn chết tại chỗ với hàng trăm vết đạn trên người. Lại một chiến công của đặc nhiệm Mỹ. Một niềm tự hào rất Mỹ rộ lên bên những tiếng chửi thề và những tiếng Ô-kê!

        Nửa tiếng đồng hồ sau bọn biệt kích Mỹ rút chạy. Một chiếc máy bay HH-53 vướng cành cây không cất cánh được bị chúng phá hủy bỏ lại hiện trường như một chứng tích hào hùng vế kế hoạch giải cứu tù binh phi công có một không hai được ghi vào biên niên sử nước Mỹ như một sự kiện anh hùng của quân đội Hoa Kỳ. Thật mỉa mai thay!

        Một kế sách tinh vi và điên rổ kết thúc mà không thu được kết quả gì ngoài những cái chết giành cho phụ nữ, trẻ con và những người già mà với Mỹ là những kẻ thù không đội trời chung. Thật vinh quang cho nước Mỹ của những bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền bịp bợm!

        Và cứ thế, nhà cầm quyền diều hâu, kền kển của Mỹ tiếp tục lừa lận, tráo trở nhân dần yêu chuộng hòa bình trên thế giới và người dân Mỹ để đi đến cùng dã tâm của chúng dành cho Dân tộc Việt Nam bằng cuộc chiến tranh cục bộ đế quốc lớn nhất thế kỷ 20 này.

        Ngày 6 tháng 4 năm 1972, Nixon ra lệnh đánh phá miền Bắc trở lại với mật độ ngày càng cao.

        Trước hết là Mỹ đánh phá ác liệt vùng cán xoong Khu IV. Sau đó là chúng mở rộng và tăng cường đánh phá trên diện rộng Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình.

        Riêng Thái Bình, trong tháng 5-1972, địch đánh 14 trận - mỗi trận từ 4 - 8 chiếc F-4 và A-6A.

        Ngày 25 - 5 - 1972, Mỹ dùng tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương bắn vào Tiền Hải - Thái Bình. Một tàu Mỹ bị cháy.

        Tháng 8 - 1972, địch đánh vào Thái Bình 126 trận.

        Tháng 9 - 1972, 125 trận.

        Tháng 10 - 1972, 90 trận.

        Chỉ riêng tỉnh Thái Bình, giặc đánh 502 trận, giết chết 562 đồng bào ta, làm bị thương hơn một nghìn người.

        Từ ngày 9 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lại ra lệnh cho Không quân, Hải quân Mỹ tổ chức đội đặc nhiệm mang bí số “11”, mở chiến dịch chuyên biệt lén lút ném bom từ trường, thủy lôi gài cắm suốt chiều dài duyên hải từ Hòn Gai, Cẩm Phả đến Hải Phòng, các cửa biển, cửa sông, luồng, lạch ra vào tận cửa Tùng, cửa Việt, với diện tích trọng điểm là 480km2, bằng hàng chục nghìn bom từ trường, thủy lôi các loại, nhằm làm tê liệt các hoạt động đường biển, đường thủy của ta.

        Trước đó, từ năm 1967 - 1968, Mỹ đã nhiều lần cho máy bay lẻn vào thả bom, mìn, thủy lôi xuống các bến cảng, cửa sông, vàm biển miền Bắc nước ta. Năm 1967, địch thả 160 quả. Năm 1968 1.500 quả.

        Trong giai đoạn này, địch đã liên tục sử dụng các loại bom từ trường phong tỏa dày đặc các tuyến giao thông thủy bộ, cầu phà, sân bay, nhà ga, bến bãi, từ cửa biển đến các dòng sông. Chúng phong tỏa từ Nam ra Bắc, từ các tuyến vận tải đường Trường Sơn cho đến các tuyến giao thông trên biển. Song song với việc cài đặt thủy lôi trong nước, bom từ trường trong đất, địch còn tăng cường đánh phá cường độ cao bằng các loại bom phá, bom bi quả ổi, quả dưa, bom đinh, bom xuyên, rốc-két, pháo tầm xa từ các pháo hạm neo đậu trên biển Đông bắn vào ngày đêm với mật độ hủy diệt.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM