Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:44:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16386 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2019, 06:42:36 am »


        Võ Văn Mẫn miễn cưỡng đứng lên, mặt đỏ gay, đưa tay lên thái dương phải gửi đến toàn thể đại biểu có mặt cái chào trang nghiêm của Quân đội:

        - Xin cảm ơn và chúc sức khỏe quý vị đại biểu ạ. Tôi rất bình thường thôi ạ...

        - Xin hoan hô người anh hùng chưa được tuyên dương. Xin hoan hô!

        Năm người, rồi mười người, rối tất cả đều vỗ tay kéo dài hoan hô người phi công bắn rơi ba máy bay Mỹ. “Nhất định đồng chí sẽ là người anh hùng! Nhất định”.

        - Chúc đồng chí bắn rơi nhiều máy bay Mỹ hơn nữa!

        - Chúc Đại hội lẩn sau đồng chí sẽ trở thành anh hùng!

        Tiếng vỗ tay và lời động viên lặng dần. Một đại biểu theo dõi câu chuyện Nguyễn Văn Bảy kể nãy giờ, vội lên tiếng:

        - Còn trận đồng chí vừa kể trong cuộc chiến đấu với đồng chí Mẫn, đồng chí có bắn rơi chiếc máy bay nào của giặc không?

        Hội trường nhao nhao lên, nhiều đôi mắt nhìn về phía người kể chuyện.

        - Dạ, cũng có, cũng kiếm được một chiếc F-8 hết thời bay vào loạt đạn 37mm tôi bắn từ lượt tăng tốc đầu tiên cùng với Mẫn. Sáu câu vọng cổ được hợp tấu bằng cầy đờn kìm với cây đờn cò...

        Bảy cười tươi trả lời, rồi đưa tay chào mọi người, bước xuống trong tiếng pháo tay dồn dã kéo dài. Vừa bước xuống chỗ đoàn Không quân ngồi vào vị trí của mình, Bảy liền bị Mẫn thúc cho một chỏ vì tội đưa chuyện của Mẫn lên làm trò cười trước đám đông.

        Chiêu hôm ấy, vợ Bảy đón chổng bên ngoài nhà khách, thưởng cho chổng một cái ôm siết nhiếu mồ hôi và gió bụi sau khi vượt qua mấy mươi dặm đường thiên lý bằng một cuốc xe đạp rất chi là ân tình do người bạn khổ nhọc đèo từ chỗ sơ tán về Hà Nội cho nàng thăm đức lang quân.

        - Trời đất, sao em dám liều mà đi xa như vậy? - Vừa trông thấy vợ bụng mang dạ chửa đang long lanh mắt bước chậm chạp về phía mình, Bảy ngạc nhiên, trào lại ôm vợ mà quên mất phép lịch sự với người bạn có công đèo vợ anh vượt hơn 40 cây số đường để thăm anh.

        Đến giờ chia tay. Bảy hôn vợ, cảm ơn cô bạn và chào mọi người trở về đơn vị trực chiến. Những đôi mắt nhìn nhau và những cái vẫy tay chào.

        Về đến đơn vị, thương vợ quá, ngủ không được. Cầu mong hai mẹ con bình yên.

        Hôm đó Võ Văn Mẫn được cô sinh viên sư phạm Hà Nội đèo ra Hồ Tây hứng gió, ăn bánh phổng tôm và uống hai chai bia Trúc Bạch. Họ chia tay nhau khi Mẫn đọc cho cô người yêu nghe bài thơ Nhớ và được trả công bằng một nụ hôn có hương hoa nhài trên tóc người yêu.

        - Cuộc đời quân ngũ thế mà vui, anh Mẫn nhỉ. Em muốn sang năm ra trường, chúng mình cũng như anh chị Bảy vậy. Anh thích chứ?

        - Anh muốn ngay bây giờ...

        - Anh này, phải chuẩn bị mọi thứ đã chứ. Còn phải xin ý kiến bố mẹ nuôi, Ban Thống Nhất nữa. - Nói xong, cô sinh viên bẹo yêu vào má Mẫn rồi tặng cho chàng trai Nam Bộ của mình nụ hôn ngọt ngào.

        Và đôi trai tài gái sắc chia tay nhau trong đêm Hồ Tây lung linh bóng nguyệt.

        Chẳng mấy ngày rảnh rỗi. Sự náo nhiệt từ mấy ngày Đại hội rồi cũng qua đi. Bài kể chuyện của Bảy trong buổi chiều cuối của Đại hội được anh em nhắc và khen. Một vị trong Ban chỉ huy Tiểu đoàn nói với Bảy lúc sớm, khi đi kiểm tra các phiên trực:

        - Không biết văn chương, không biết tu từ, không hoa hòe hoa sói, trọi lỏi như củ co, củ súng, vậy mà hay, mà làm cho nhiều người nhớ. Đúng là anh chàng Nam Bộ, học 7 ngày lên bảy lớp, còn lớp thứ “8” thì lên tới máy bay thằng Mỹ mới dạy cho với 82 lỗ mà không rớt. Thế giới không có thằng phi công thứ hai như mày, Bảy à. Cổ lên nhé. Bận này là anh hùng ra trận đó, chứ không phải thằng Bảy cù lần xập xệ như trước nữa đâu nhé. Phải cho thằng Mỹ nó biết thế nào là người anh hùng lái máy bay “bà già cổ lỗ sĩ” Việt Nam. Chúc thắng lợi!

        - Chào đống chí chỉ huy. Cảm ơn... anh đã không phê bình mà còn khen ngợi. Hẹn gặp nhau chiều thứ bảy!

        Đổng chí chỉ huy quay lại nhìn Mẫn, thương mến nói trước khi Bảy và Mẫn lên máy bay:

        - Mần này, Mẫn là người anh hùng chưa được tuyên dương đó nhé. Đừng buồn, đừng tâm tư gì nhé! Lần sau nhất định phải được tuyên dương gấp đôi. Cũng tại đơn vị mình khiêm tốn, cứ nhường cho người khác nên lần này Mẫn bị thiệt. Trong đó có trách nhiệm của mình. Tới lượt làm hồ sơ bổ sung vào cuối năm nay, dù có khó mấy, mình cũng nhất định đấu tranh bảo vệ Võ Văn Mẫn của mình và của anh em. Chúc mỗi người một huy hiệu của Bác trong trận này nhé. Chào!

        - Dạ, Bảy nói đùa với chọc quê em đó đồng chí thiếu tá ơi! Cảm ơn đồng chí đã quan tâm.

        - Không đùa, không chọc quê đâu. Anh em cũng nghĩ như vậy mà. Nhất định điều Bảy nói sẽ xảy ra. Mình nghĩ chỉ vài trận nữa là Mẫn sẽ thành phi công thật xuất sắc thôi. Đánh nhanh, thắng gọn nhé. Chào!

        Còi báo động hụ dài.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2019, 07:48:43 am »


NHỮNG THÁNG NGÀY TIẾP NỐI

        Lên đường!

        Ngày 21 tháng 1 năm 1967. Hai giờ chiều. Biên đội do Nguyễn Hữu Quỳ bay số 1, Tài số 2, Bảy số 3, Mẫn số 4, được lệnh cất cánh với 4 con én bạc MiG-17 thân thiết. Các con MiG cổ lỗ sĩ lại được cưng chiểu và yêu thích hơn khi các MiG-21 vạm vỡ, trẻ trung được lệnh ngừng bay để khắc phục nhược điểm và cơn choáng sau ba ngày đầu tháng Một bi tráng.

        Ai cũng hạ quyết tâm gấp đôi, gấp ba thường bữa khi không có MiG-21 bên cạnh. Phải lấy lại danh dự, tên tuổi cho Không quân Việt Nam trong những ngày bị đối phương đánh giá thấp này. MiG-17 sẽ đảm đang cả công việc của MiG-21 trên bầu trời miền Bắc từ đây đến ngày các người anh em MiG-21 trở lại khi tìm ra cách đánh mới hiệu quả.

        - Quyết tâm nhé. Nhất định không để chúng nó coi thường! -  Biên đội Trưởng Nguyễn Hữu Quỳ nói với anh em trước khi bước lên buổng lái.

        - Quyết tâm!

        Cả bốn người đếu đưa tay lên cùng với nụ cười hồn hậu, tự tin và ánh nhìn quyết đoán mạnh mẽ.

        Địch xuất hiện từ hướng Đông Bắc. Lũ F-105 chui trong tầng mầy thấp bay vào các trận địa, mục tiêu dưới đất để ném bom. Hai Phi đội F-4 tìm mọi cách ngăn chặn các MiG-17 tiêm kích tiếp cận. Xét về thế trận, ưu thế đánh bọn cường kích mang bom không còn tối ưu nữa, Biên đội Trưởng Nguyễn Hữu Quỳ nhanh chóng quyết định bỏ phương án đánh đám cường kích F-105, Biên đội 4 chiếc MiG-17 lập tức quay lại làm nhiệm vụ không chiến với 16 chiếc F-4 vừa chia thành 4 tốp bố trí thế trận kẹp các con MiG của ta vào giữa như bài bản chúng thường làm gần đây để hạ MiG-21. Nhưng các phi công MiG-17 của ta đã chủ động tách tốp, bay xen kẽ, chia cắt đội hình chúng, làm cho chúng mỏng đi và tìm lợi thế tiếp cận. Các con F-4 Phantom II cậy mình vượt trội đối phương trên mọi phương diện, mọi thông số, cả khả năng, trình độ tác chiến của phi công nên cứ khệnh khạng, đễnh đảng vờn các con MiG như mèo vờn chuột. Sau tín hiệu đặc biệt làm ám hiệu bằng vô tuyến điện theo mật khẩu, Nguyễn Hữu Quỳ cùng Nguyễn Văn Bảy đột ngột giở bài nhào lộn, bẻ ngoặt vòng hẹp rồi bất ngờ leo lên cao không theo trục thẳng đứng với mục đích thôi miên, đánh lừa địch sau khi ra mật hiệu cho số 2 và số 4 lừa sơ hở, chiếm Ưu thế tấn công. Bọn F-4 chủ quan, bỗng rơi vào trạng thái giật mình, có biểu hiện chệnh choạng khi bị chia cắt và phân tâm bởi hai cú cắt vòng leo theo chiểu thẳng đứng của hai con én nhỏ phía đối phương. Tranh thủ tiếp cận mục tiêu, số 4 nổ mấy loạt súng tức thì có tính chất hù dọa, gây rối loạn tinh thần bọn địch ỷ đông sau khi lấy ngắm vội, không ngờ có viên đạn mồ côi lại bay thẳng vào con mồi, khiến chiếc F-4 kiêu mạn bất thình lình bị trúng thương, mất thăng bằng, vội vã tách tốp chuồn thẳng, bỏ lại một khoảng không chới với và ma quái trong đội hình chiến thuật cho đồng bọn. Thừa thế thắng vừa có được trong mảy may do số 4 tạo ra, chiếc MiG số 2 của tốp thứ nhất bẻ vòng ngược sang phải rồi bất thần tăng tốc vượt lên cao chiếm ngay ưu thế tấn công tốp thứ hai, bên phải của địch, nã liền mấy loạt đạn 37mm. Lại một con F-4 loạng choạng như say rượu rồi xin lệnh bay thẳng ra hướng biển. Số 2 đuổi theo một lúc, quay trở lại bảo vệ cho số 1 công kích một con F-4 khác chuẩn bị bắn lén từ phía sau số 4 - Mẫn. Võ Văn Mẫn thoắt hụp thật nhanh khi nghe cảnh báo từ số 1, anh nhẹ nhàng lấy bằng và lập tức bẻ ngược cần lái vòng trái cắt cánh hẹp, tránh kịp cả hai quả tên lửa vừa được chúng phóng ra. Đến lượt mình, vì biết tên F-4 đi đầu sẽ vòng trở lại bắt tốp cùng đồng đội, gắn lại đội hình công kích, Nguyễn Văn Bảy giả vờ nghi binh (bay chạy) rồi bất thần vọt lên cao chiếm ưu thế, buộc con F-4 đang trong thế chủ động rượt đuổi bị lố đà, trở thành thụ động, đưa lưng trống cho Bảy điềm tĩnh ấn cò nhả đạn khi nó đang ở tọa độ chết, không thể chạy, cũng không thể phóng tên lửa giải vây. Ba loạt đạn 37 mm thoát nòng. Phía dưới, trước mặt Bảy là một đụn khói đen. Sau đó là một đụn lửa. Chiếc F-4 Phantom II làm phách, làm tàng ban nãy thành trái cầu quay tít rồi lao xuống vùng trời Phả Lại- Đông Triều. Một tiếng hô vang lên trong tai Bảy:

        - Cháy rồi!

        - Số 3 bắn tốt. Tìm cách thoát ly!

        - Tuyệt!

        Một điệp khúc êm ái, quen thuộc, rung trào, réo rắt, vọng vang trong tâm não như mọi lần bắn hạ máy bay địch. Một cảm giác lâng lâng đến tuyệt vời của trạng thái hưng phấn được kiềm nén bởi tình cảm chân thành, khiêm tốn, và cao thượng không có tên gọi và cũng chưa hề được nghe nhà phân tâm học, tâm lý học quân sự nào giải thích. Một thứ hạnh phúc hiền dịu, mong manh, thoáng đến, thoáng đi, thoắt ẩn, thoắt hiện trong những giây khắc ẩn dụ của chiến tranh bên cạnh ranh giới khốc liệt tử sinh - ta địch - chết sống - tính chất hủy diệt trong mối liên hệ với sự hiện sinh trác việt của đời sống con người!? Không cần biết, chỉ cần nó xảy ra và đem lại sự dễ chịu sau mỗi lần hạ được đối phương là đủ để vui, đủ để đưa trạng thái tinh thẩn trở về khởi điểm lúc anh phi công chưa vội vã bước từ sân bay lên chiếc thang và ngồi vào khoang lái. Bảy khẽ gật đầu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2019, 07:49:05 am »


        Lệnh từ mặt đất và từ số 1 yêu cẩu tất cả thoát ly. Hai chiếc F-4 bị thương, một chiếc rơi, ta vô sự: một chiến thắng khá gọn gàng và nhàn hạ cho trận xuất kích hôm nay với tương quan 1 đánh 4 (1/4).

        Dưới sân bay mọi người lại ôm nhau cùng những nụ cười.

        Sở Chỉ huy Trung đoàn có lời khen sớm nhất. Rồi Bộ Tư lệnh Binh chủng khen.

        Ngày hôm sau, cả Đại đội, Tiểu đoàn vui mừng vì nhận được điện biểu dương của Bác Hồ. Ngày nối ngày vui.

        Các Biên đội, phân đội quyết tâm tập luyện cho thuần thục các biến tấu chiến thuật dựa trên nguyên tắc của chiến tranh du kích: lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, lấy tinh thắng đông, dùng thế thay cho dùng sức, dĩ bất biến ứng vạn biến, lai vô ảnh, khứ vô hình... Trường hợp kẻ địch tinh ranh, quỷ quyệt phát hiện và chủ động dồn ép buộc lực lượng nhỏ bé của ta phải dàn trận, đương dương trường bản mà đánh với chúng, thì các phi công ta phải thật tỉnh táo, dũng cảm, linh hoạt, mưu trí sử dụng đòn xáp lá cà, nhập nội, đâm vào kẹt nách đối phương để hạ nốc- ao chúng. Thế trận này là ưu thế tuyệt đối của MiG-17 và những tay lái giàu bản lĩnh, kinh nghiệm. So với MiG-21 hiện đại, đối phương rất ngại tiếp xúc và giao chiến với MiG-17, giống như người khổng lố buộc phải giao chiến với chàng ốc tiêu vậy. Không biết đường đâu mà lần. Những đường cắt cánh bất ngờ, những cái ngoặt vòng phải, vòng trái khó tiên lượng, những đường bay tiếp cận nguy hiểm đến khôn lường, và hoa mắt nhất là những đường xuyên lượn, leo cao ly kỳ theo chiều thẳng đứng, những cú “lặn” sâu, trồi cao, bổ nhào và bất thần ra đòn bằng những loạt đạn thô sơ 37mm hay 23mm khiến đối phương hiện đại hơn không kịp trở tay, bối rối trong nhận định, xử lý tình huống, để rồi cuối cùng là lãnh đòn bởi những cú đánh tưởng rằng ấu trĩ, ngây ngô của trẻ con nhưng đủ sức làm cho đối phương choáng váng, ngã khụy. Đó là một ưu thế, một lợi thế chiến thuật có sức tinh biến thần diệu khiến kẻ thù lúng túng đánh rơi dần thế mạnh siêu việt khi vào trận. Ngoài ra, điều làm kẻ địch khó chịu hơn với phi công MiG-17 là cách hợp đồng tác chiến của họ. Anh nghi binh có thể lập tức trở thành kẻ công kích trực diện hoặc ở bất kỳ góc độ nào chỉ bằng vài cái bổ nhào, cắt cánh rộng hẹp, tăng tốc và ngược lại, anh mười mươi trong vai công kích sau vài giây lập tức biến thành anh nghi binh đối với tốp nẩy, nhưng lại trở thành kẻ công kích đối với tốp khác. Cái nhược điểm không thể khắc phục được của Không quân Mỹ là bao giờ củng cậy ở mình đông tuyệt đối, mạnh tuyệt đối và sự thiếu nhẫn nại trong không chiến. Các phi công Bắc Việt Nam nắm được nhược điểm tâm lý đó của đối phương nên lúc nào cũng “chọc” vào điểm yếu của phi công Mỹ để buộc anh ta nổi giận mà “mất khôn”, thậm chí biến thành rồ dại rồi sau đó là dính đòn trong lúc bất ngờ, bất giác nhất. Chính sự đông, sự mạnh của Mỹ lúc này thành nhược điểm nặng nề trong không gian hẹp mà các tốp phi cơ Mỹ chiếm dụng. Chúng xoay trở không như ý muốn, không phát huy được tốc độ hơn hẳn đối phương mà chúng sở hữu, bắn tên lửa lại càng không tiện vì dễ nhằm vào đồng đội, cho nên sự bối rối xảy ra, tâm lý xuống cấp, đầu óc nhiễu tán, kỹ năng tác chiến bị ảnh hưởng tiêu cực, dễ tạo sơ hở cho các chiến sĩ MiG-17 ốc tiêu phát hiện yếu huyệt và tung ra đòn hiểm, hạ gục kẻ thù đã bị thôi miên tích tắc trong tọa độ chết, gần như là có phép thần thông mầu nhiệm, lạ lùng, thiên biến vạn hóa. Nhược điểm đó của phi công Mỹ bắt nguồn từ hệ thống công tác đào tạo, chứ không phải tự phát sinh khi có tình huống trên thực tế chiến sự tại chiến trường. Mỹ chỉ ưu tiên, thậm chí lạm dụng thái quá việc tập trung huấn luyện tối đa kỹ thuật, kỹ năng điểu khiển hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, phức tạp, kỹ năng bay thuần thạo, tinh thông cho phi công của mình, nhất là luôn ca ngợi tính năng, tác dụng và sức hủy diệt của vũ khí được trang bị trong máy bay, nhưng lại không chú ý huấn luyện cho phi công đạt được cái “văn hóa” dẻo dai chịu đựng, nhẫn nại, bản lĩnh và hơn hết là tinh thần sẵn sàng lao vào đối phương để hoặc ta chết, hoặc mi phải chết. Cái tinh thẩn ấy nó tiềm ẩn trong tiềm thức, vô thức của tâm hồn, ý thức Dân tộc Việt từ ngàn đời nên nó huyền nghiệm đến mức các phi công Mỹ không bao giờ nhận diện một cách rõ ràng được, mà chỉ mơ hổ cảm thấy, sau khi bị bắt làm tù binh, sau khi vượt thoát được những cú lao thẳng, xuyên thẳng như mũi tên, mũi giáo vào thề trận chúng bày ra, hoặc vào chính máy bay của chúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2019, 07:49:52 am »


        Bởi vậy mà các vị chỉ huy, đặc biệt là các giảng viên cao cấp từ Học viện của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng thường phân tích, giảng giải từ các khóa bồi dưỡng tư tưởng chính trị ngắn ngày cho các phi công nghe những điểu chừng như là nghịch lý: đánh một ngày với Mỹ là Mỹ thắng, đánh một tháng, Mỹ cũng thắng, đánh một năm Mỹ thắng nốt. Nhưng đánh ba năm là Mỹ chưa thắng, đánh 5 năm là Mỹ không thắng, đánh 10 năm, 20 năm là Mỹ thua, không thua cắm mặt thì cũng giập mình, giập mầy, mẻ mày sứt trán, lẩn ngẩn lơ ngơ, lạc hồn mất vía mà ôm đầu tìm đường tháo chạy...

        Các đồng chí ấy nói rằng: nghịch mà thuận. Cứ xem cách làm chiến tranh, cách đánh của Mỹ, cách sống của dân Mỹ, cách sống của lính Mỹ, cách ra trận và xông trận của quân Mỹ thì ắt biết. Đó là “cách”, là “lối”, là “thói” của một tên cướp, kế đó là một tên cao bồi và sau nốt là cái thói trịch thượng, uy quyển của một ông chủ thiên hạ. Còn đối với người Việt Nam chúng ta, từ ngàn xưa Tiên tồ đến bây giờ, muốn sống, muốn tồn tại, muốn được độc lập, thì phải tự nghĩ ra cách đối phó với mọi kẻ thù, với mọi kẻ mạnh hơn mình gấp bội để được sống còn với tư cách là một Dân tộc, một Đất nước có cội có nguồn, có nhành, có ngọn. Và đó là một thuận lý khi nối ta vào cốt cách con người của Tổ tiên ta, một sự nhất quán trong cách xây dựng chiến lược, sách lược, chiến thuật, cách đánh từ ngàn xưa của Tổ tiên người Việt đến bây giờ - ngày tháng chúng ta đánh Mỹ. Truyền thống Tổ tiên để lại cho cháu con chỉ có vậy. Đó là kiểu chiến tranh tự vệ, chiến tranh bảo vệ, chiến tranh chống các thế lực xâm lược từ bên ngoài vào. Và biết địch rồi, ta phải biết ta. Cái chiến thuật, cái cách đánh của những con MiG-17 nhỏ thó mà gan lì, luống tuổi, cũ kỹ mà sắc sảo thông minh, lại còn nhanh nhẹn nữa, mới thật là thần kỳ. Cũng nhờ vậy mà ta lần hồi vứt bỏ được tâm lý tự ty mặc cảm về sự bé nhỏ, yếu đuối của mình để trở nên mạnh mẽ và đã nhiều lần làm nên chiến thắng kỳ ngộ trước kẻ thù luôn ỷ mình to lớn, hùng mạnh vô song.

        Sự giác ngộ chính trị: nhận thức được ý nghĩa, mục đích lớn lao của công cuộc chiến đấu, lý tưởng sống, dấn thân vì sự nghiệp cao đẹp của Đảng, của Cách mạng, hiểu biết các giá trị nhân văn, nhân bản của loài người, lịch sử, đến lượt mình, các nhân tố ấy biến thành phẩm chất, năng lực chiến đấu của từng cá nhân trong tình hình đòi hỏi mọi người phải nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức để đi đến thắng lợi cuối cùng như nguyện ước của nhân dân và của Bác Hồ. Và Bảy, Quỳ, Tài, Mẫn đã chiến đấu và chiến thắng kẻ địch hung hãn ngày hôm qua là với tinh thần ấy: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên!

        Bọn địch không thấy MiG-21 xuất hiện trên bầu trời gần đây, chúng nó thừa trí khôn để hiểu rằng MiG-21 đã gặp nguy khốn, Không quân Việt Nam đang gặp tổn thất nặng nề và đang lâm vào thế bế tắc, thụ động, nên chúng càng ráo riết thực hiện manh tâm hủy diệt miến Bắc, làm cho Cách mạng miền Nam thiếu vắng sự hậu thuẫn vế hậu cần, nhân lực và cả tinh thẩn, ý chí để có thể phát động và đầy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào quân Mỹ khi chúng đang cố gắng tập trung mọi quy mô sức mạnh hòng giành lấy thế chủ động chiến trường, nâng cao khả năng tiêu hao, tiêu diệt sinh lực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam - cụ thể là đánh vào Bộ đội Chủ lực Quân Giải Phóng, hỗ trợ cho bọn bình định lấn chiếm, giành đất, giành dân của quân đội và chính quyển tay sai Sài Gòn. Chúng cũng thừa biết rằng, MiG-17 của Không quân miền Bắc Việt Nam đang đảm nhận cả công việc ngoài sức lực hiện có của mình, thay MiG-21 làm nhiệm vụ tiêm kích góp phần bảo vệ các mục tiêu chiến lược của hậu phương lớn. Vì vậy, với bản tính hiếu chiến và háo thắng của tên siêu cường bá chủ lắm mưu mô giảo quyệt, Mỹ đã dốc sức tăng cường mức độ đánh phá lên rất nhiều lần, buộc các Phi đội MiG-17 phải căng mình ra chịu đựng, và chúng tin tưởng rằng, chẳng mấy chốc các con cào cào, châu chấu ốm yếu, già nua, tội nghiệp nẩy sẽ bị sút cánh rụng chân và bị tiêu diệt hoàn toàn - hoặc ít ra cũng mất 3/4, 4/5 số lượng máy bay và phi công hiện có. Ngành Hàng không quân sự của Bắc Việt Nam sẽ chỉ còn lại bộ xương dị dạng, tật nguyền và sẽ sớm được đưa vào viện bảo tàng như một dấu tích để dành tôn vinh Không lực Hoa Kỳ sau ngày hậu chiến mà thôi.

        Biết vậy, nên lãnh đạo, chỉ huy thường xuống đơn vị trực chiến để được gần gũi các phi công, lúc nào cũng bên cạnh anh em nhằm động viên, tâm tình và nhắc nhở các chàng trai trẻ của Trung đoàn không được liều lĩnh, phải vừa đánh vừa bảo vệ thực lực, phục vụ cho chiến đấu lâu dài. Các chiến sĩ phi công càng cảm động và càng có ý thức về việc nhất thiết phải tìm ra cách đánh luôn luôn mới để nâng tỷ lệ những lẩn chiến thắng giặc lái Mỹ cao hơn, mức độ an toàn của ta tốt hơn, tỷ lệ được mất trong so sánh đối chiếu với phi công Mỹ luôn cải thiện theo hướng ta tuyệt đối áp đảo. Ta phải làm được điếu đó vì ta đang chiến đấu trên bầu trời của Tổ quốc chúng ta!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2019, 07:50:11 am »


        Cũng cần phải nhớ lại rằng, trước kia - năm 1965 - ta đã trải qua thời kỳ khủng hoảng trầm trọng khi mang cách đánh của Trung Quốc trong chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên về thực hiện ở quê nhà. Giai đoạn đầu, gọi là giai đoạn rèn luyện, tập dượt, (chưa có MiG-21) MiG-17 tham gia không chiến 15 trận, ba lần xuất kích đôi, bắn hạ 15 máy bay Mỹ; ta bị mất 12 chiếc MiG-17, hy sinh 10 phi công. Một cái giá quá đắt! Thời gian sau ta rút kinh nghiệm, tự tìm ra cách đánh thích hợp với chiến trường Bắc Việt Nam, từ đó đến hết năm 1966, ta giành chiến thắng gần như áp đảo trước quần địch. Rồi đến đầu năm 1967, ta lại đi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng lần thứ hai khi toàn bộ MiG-21 không tham chiến sau chiến dịch Bolo tinh quái của Không quân Mỹ bắt đầu từ sự có mặt của đại tá phi công Robin Olds lừng danh - tên phi công sừng sỏ và rất cáo già từng trải qua đệ nhị Thế chiến và cuộc chiến tranh Triều Tiên - dẫn đầu hai phi đội tiêm kích tham gia chiến dịch Bolo, cùng với hàng trăm phi vụ đánh vào miến Bắc với ý tưởng làm chủ vùng trời sau đó của hắn và đồng bọn. Hiện giờ ta đang ở đáy của cuộc khủng hoảng thứ hai. Chúng ta phải chuẩn bị lại để từ đây mà vượt qua thách thức. Ta phải có một cú bứt xoáy ngoạn mục theo chiều thẳng đứng để gây kinh hoàng cho bọn giặc trời hiếu chiến có một không hai nẩy!

        Mấy ngày sau đó, khi bầu trời sang thu có nhiều mây mưa, Sở Chỉ huy lệnh cho biên đội của Nguyễn Văn Bảy xuống sân bay Kiến An - Hải Phòng phục kích từ sáng sớm. Danh sách biên đội chỉ thay Mẫn bằng Hôn, còn bao nhiêu là у như trận đánh trước.

        Chưa tan mây mù thì bọn địch đã xuất hiện với đám đông 24 chiếc. Biên đội MiG-17 không cất cánh kịp vì bất ngờ, bị động. Bọn cường kích F-105 mang bom quăng lén vào các mục tiêu xong, vội vàng bay đi. Bọn tiêm kích ở lại và khoanh thành trận địa khiêu khích ta. Các phi công MiG tìm cách cất cánh, bọc qua phía Đông Bắc, sau đó vu hồi vế bằng hướng Tây Nam, lao vào giữa đội hình địch. Phá rối, chia cắt, quần nhau với địch một trận ác liệt. Trận này Nguyễn Văn Bảy không bắn được loạt đạn nào, chỉ chuyên lo làm mồi nhử cho địch lao theo mình để các đồng đội tìm sơ hở địch công kích. Nhiều loạt đạn 37mm và 23mm nổ nhưng không làm rơi được con quạ sắt nào của địch. Tên lửa từ các phi đội địch phóng đi như mạng nhện. Các phi công ta bổ nhào, bay xuyên khoan, bẻ góc hẹp, vòng trái, vòng phải, lặn xuống, trào lên, mở nhiều vòng tròn hẹp, lẻn vào giữa đội hình chúng múa may quay cuồng như làm xiếc trong vòng vây của 24 chiếc máy bay hung hãn của địch. Một cuộc biểu diễn bay có trang bị hỏa lực trông rất kỳ thú. Các chiến sĩ MiG lấy người nẩy bảo vệ người kia, luân phiên nhau hỗ trợ cho những cú lật cánh bổ nhào tạo lợi thế để hy vọng có thể làm chúng rối loạn đội hình, sơ hở, ta đánh. Nhưng hôm nay địch cũng tỏ ra tinh khôn, bản lĩnh không kém. Bảy và các chiến sĩ trong biên đội cảm thấy sắp cạn nhiên liệu. Dù vậy, biết địch cũng không còn nhiên liệu nhiều, nên buộc các chiến sĩ phải kiên nhẫn chơi trò cân não. Cuối cùng địch tháo chạy trước, vì địch phải bay xa hơn mới đáp được xuống sân. Toàn Biên đội rút về, hạ cánh an toàn. Dù không thắng địch nhưng hôm nay bỗng trở thành một cuộc tập dượt rất bổ ích với quân xanh chính là quân đỏ đối phương. Một lần nữa khẳng định khả năng quần thảo với đối phương trong phạm vi không gian hẹp, cự ly ngắn, đặc biệt là sức nhào lộn, bay xuyên khoan, lượn vòng, thỉnh thoảng có một cú leo đứng khiến bọn địch e sợ, hoặc các đường cắt cánh hẹp điêu luyện cực kỳ hiệu quả, gầy bối rối, phân tâm bọn địch luôn có tâm lý cậy vào đám đông và hỏa khí siêu mạnh. Những phát đạn 37mm, 23mm dù không trúng đích, nhưng nó như những nhịp phách hiệu nghiệm cho các phi công MiG-17 kiên cường quấn thảo ngang ngửa với bọn địch đông hơn mình gấp 4, 5 lẩn vế số lượng. Vấn đề cần đạt được nhiêu hơn trong tính hiệu quả là làm sao cho địch buộc phải lộ ra điểm yếu để ta có thể tận dụng mà công kích, hoặc dụ cho dịch bắn vào nhau. Bí quyết nằm ở đây: làm cho địch rối loạn, mất ổn định đội hình, bộc lộ sơ hở để ta tấn công, dụ địch theo cách thôi miên để chúng nó bị mờ mắt mà bắn nhầm nhau, hoặc các phi công MiG của ta có lợi thế ra đòn bất ngờ hạ địch. Nhất định phải có lối ra từ cuộc quần thảo buổi sáng ly kỳ này! Một bổ sung chiến thuật sắp thành hình sau trận đánh vừa qua.

        - Lao động là sáng tạo. Đánh giặc là lao động phi sản xuất, nhưng nó lại là một lao động trí não đặc biệt, cho nên nó càng đòi hỏi phải sáng tạo, hơn thế nữa, là sáng tạo nghiêm ngặt, bởi sơ suất thì phải đổi bằng sinh mạng, thậm chí là sinh mạng rất nhiều người!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2019, 07:50:37 am »


        Một đồng chí lãnh đạo đã nói với các anh em phi công như vậy. Ông còn đem trận Điên Biên Phủ và tài sáng tạo có tầm chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thức suốt nhiều đêm để nghiên ngẫm ra cách “Đánh chắc, tiến chắc” bằng chiến thuật bao vây, đào hào áp sát, dãy trốc từng tuyến phòng thủ của địch, tiến đến giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là bài học lớn, phù hợp với lối đánh tiệm tiến, kiểu tằm ăn từ ngoài vô trong khi ta tận dụng được địa hình rừng núi hiểm trở, phức tạp, có độ che phủ cao, có điểu kiện để thực hiện nghi binh tốt, có không gian rộng để vận động, bố trí binh hỏa lực thích hợp với yêu cầu của chiến trường từng lúc, từng giai đoạn, khiến địch không hiểu hết tình hình phía quân ta, luôn thụ động và bị tấn công bất ngờ theo cách vận dụng đấu pháp, chiến thuật linh hoạt, thiên biến vạn hóa của quân ta. Tuyệt vời, tinh vi nhất, kỳ công nhất là đường hào áp sát Bộ Chỉ huy sừng sỏ của De Castries để đánh quả bộc phá cuối cùng l.000kg thuốc đạn. Đó là cách đánh cổ điển mà bọn chỉ huy Pháp không hình dung được rằng chúng ta sẽ sử dụng. Đó là hình thái chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh trận địa chiến hiện đại, mà về mặt lý thuyết thì ai cũng học, cũng nói được, nhưng để làm được là cả một quá trình, một quy trình đẩy sáng tạo và không kém phẩn phức tạp. Chính cái phức tạp làm cho địch không thể hình dung ra lối đánh của ta; và đến lượt mình, cái sáng tạo lại làm cho cái phức tạp thành ra cái muôn màu muôn vẻ, còn bản thân cái sáng tạo thì đem lại yếu tố bất ngờ và hiệu suất chiến đấu cao, hợp với quy luật của chiến tranh Nhân dân mà Đảng và nhản dân ta phát động ngay từ những ngày bắt đầu cuộc Trường kỳ Kháng chiến. MiG-17 của các đồng chí cũng đã thừa kế và vận dụng lối đánh thiên biến vạn hóa đó, bởi ta không thể có nhiều máy bay hiện đại để dàn trận, đương dương trường bản mà đánh trận địa chiến, hay chiến tranh quy ước trên không với Mỹ như Liên Xô, Trung Quốc trong chiến tranh Triểu Tiên, hay trong chiến tranh Thế giới thứ hai giữa không quân các nước Đổng Minh với phát-xít Đức được. Ngoài ra còn yếu tố con người. Nếu ta lấy các Đại đoàn quân của Liên Xô - Trung Quốc để tiến đánh Điện Biên Phủ thì các đồng chí ấy đánh không được, và có thể còn cho là lối đánh ngớ ngần. Cũng như vậy, nếu để các phi công của Hông Quân Liên Xô - Trung Quốc ngồi trên MiG-17, MiG-19, hay MiG-21, bắt các đồng chí ấy đánh theo cách dùng một Biên đội 4 chiếc, hay 2 chiếc đánh với 15 - 20 chiếc của địch thì các đồng chí của chúng ta củng không thể nào đánh được. Người Việt Nam phải đóng vai chính, phải chịu trách nhiệm trước hết và toàn diện nhất về cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của dân tộc mình. Cho nên các đồng chí hãy kiên trì sáng tạo, luôn luôn sáng tạo, càng nhiếu sáng tạo càng rút ngắn những ngày xương máu của nhân dân ta trước sự hung hãn tàn bạo của bọn Mỹ xâm lược. Chúc các đồng chí thành công!

        Đó là những bài học quý báu, không những thế, đó còn là lời động viên các phi công của không quân ta nói chung, các phi công lái MiG-17 nói riêng, hãy nhận thức được vai trò của mỗi chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này mà ra sức suy nghĩ, nỗ lực tìm cách đánh mới ngay trong cả những lẩn xuất quân, không để cho trận chiến đấu nào giống với trận chiến đấu nào - mặc dù về chiến thuật, lối đánh không có nhiều thay đổi. Nguyên tắc là: Dĩ bất biến, ứng vạn biến! Đem cái vạn biến làm phong phú thêm cách đánh địch trong từng trận. Cái bất biến của ta là chiến tranh Nhân dân, chiến tranh Du kích, kết hợp từng mức độ theo yêu cầu của chiến trường với chiến tranh hiện đại, cách đánh hiện đại; là biết địch, biết ta, là phối hợp công tác tình báo, trinh sát kỹ thuật, bộ phận tham mưu tác chiến, là tinh thần phối hợp chiến đấu giữa các biên đội, giữa các phi công thành viên của biên đội trong mỗi lần xuất kích, là sự chỉ đạo, chỉ huy, là bộ phận radar cảnh giới, màn tiêu đổ, bộ phận radar dẫn đường v.v... Và cuối cùng là tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, là tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, là không có gì quý hơn độc lập - tự do, là sông cạn núi mòn nhưng nước Việt Nam, Dân tộc Việt Nam là một... Đó là nguyên tắc thiêng liêng, cũng là công việc bình thường của mỗi người lính chúng ta hằng ngày...

        Sân bay Kiến An - Hải Phòng bị địch ném bom. Các bộ phận mặt đẫt và chuyên môn nhận lệnh gấp rút sửa chữa sân bay trong đêm để sử dụng ngay ngày hôm sau cho trận địa phục kích đánh địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2019, 12:23:39 am »


        Từ sáng sớm, biên đội do Nguyễn Văn Bảy bay số 1 đã xuống tới Hải Phòng nằm phục sẵn tại sân bay Kiến An chờ địch. Một trận đánh hứa hẹn có nhiều thú vị. Bốn thành viên của biên đội đều nhất trí gật đầu.

        - Chúng không thể hình dung ta lại trở ngay xuống Hải Phòng để chặn đánh chúng. Tin kỹ thuật cho hay, hôm nay địch sẽ xuất hiện rất đông, đánh ào ạt vào Hà Nội - Hải Phòng. Phải cố gắng chia cắt và quần với chúng như hôm trước, nhưng nhất định không về tay không!

        Nguyễn Vàn Bảy hạ quyết tâm cùng anh em trong biên đội. Hôm nay Mẫn bay ở biên đội khác. Hôn bay số 2. Bôn bay số 3. Địch bay số 4. Tất cả đã sẵn sàng!

        Đúng như thông tin nhận được và dự đoán của bộ phận tham mưu, địch chuẩn bị cho hàng 60 máy bay F-105, F-4, F-8 và A-4 sục sạo, xé nát bầu trời Hà Nội - Hải Phòng từ sáng sớm.

        Khi địch còn cách 40 km, thì Bảy và các phi công được lệnh xuất kích. Khi đạt được độ cao cho phép, Bảy cho số 3 tách tốp, lẩn vào mây “chém vè” phía núi Voi đợi địch.

        Sự linh hoạt trong chiến thuật khi cần phân tán nhuyễn thì hai tốp của biên đội có nhiệm vụ như hai biên đội, nâng sức cơ động lên hệ số cao hơn để có thể nghi binh, dẫn dụ địch theo ý của ta. Lúc tình thế tác chiến khẩn bách đòi hỏi, số 2 và số 4 có thể xé nhuyễn, tác chiến độc lập để kéo căng địch ra mà quần với chúng, khiến chúng rối loạn đội hình, không thực hiện được ý đồ chiến thuật, buộc phải tháo chạy, hoặc đưa lưng cho các phi công của ta nổ súng, hoặc chúng tự bắn vào nhau khi mất bình tĩnh. Lúc khác, khi đội hình địch xếp từng tốp hình mũi tên đánh theo trục dọc, hoặc dồn cục với nhau chơi trò ly tâm, bất ngờ trở thế đánh ta phát cuối cùng rồi thoát ly ra biển, thì hai tốp của ta sẽ nhanh chóng tập hợp lại thành biên đội 4 chiếc chiến đấu theo yêu cầu chiến thuật cắt đuôi tiêu diệt bọn địch tốp sau. Chính sự linh động và cơ động biến hóa như vậy của các chiếc MiG-17 làm địch tức tối, hùng hổ muốn ăn tươi nuốt sống ta ngay tức thời cũng không được, buộc chúng vẫn phải lao vào ta như thói quen để săn đuổi và phóng tên lửa loạn xạ, gây khó cho đồng đội của chúng. Còn các phi công ta thì điềm đĩnh ứng dụng kỹ năng đặc biệt của phi công chuyên lái MiG-17, ngoặt vòng, hụp lặn, keo cao liên tục, nhẹ nhàng né tránh một cách tài tình và điệu nghệ những quả tên lửa có tốc độ bay gấp 2 - 3 lần tốc độ của MiG-17. Thông thường cứ vờn nhau khoảng 3 - 4 vòng thì địch đã bắt đầu mất kiên nhẫn - vì sắp hết tên lửa, hoặc sắp cạn nhiên liệu (Bọn giặc lái Mỹ chủ động cắt thùng dẩu phụ trước để công kích ta, hoặc khi các chiến sĩ của ta cắt thùng dầu phụ để tăng tốc nhằm tấn công địch, các tên giặc lái Mỹ cũng buộc phải cắt thùng dầu phụ để tăng khả năng cơ động - vì nếu không cắt bỏ bớt trọng lượng thì chúng sẽ lâm vào tình trạng mang quảy nặng nề, khiến máy bay chúng đánh mất tốc độ và trở nên chậm chạp, dễ bị các chiến sĩ của ta tấn công - nhưng nếu bỏ thùng dầu phụ thì bọn lái Mỹ lại bị uy hiếp vì cạn dầu bay), buộc chúng phải quay lưng chạy, lúc đó sẽ bị các phi công ta bất ngờ tăng tốc truy đuổi hay cắt góc hẹp đón đầu, cắt khúc đội hình địch ra để đánh. Đằng nào thì chúng cũng gặp bất lợi nếu phải kéo dài trận đánh, vì thế mà địch thường hay có tầm lý muốn kết thúc trận đánh sớm hơn ta. chính cái tâm lý ấy đã vô tình thành yếu tố bất lợi cho giặc lái Mỹ khi lâm trận. Còn với các phi công của ta, đánh giặc ngay trên bầu trời của ta đã là một lợi thế. Chỉ cần sự khéo léo để tránh tên lửa và một chút tinh thần kiên nhẫn giữ gìn thế trận theo cách đánh của ta là tỷ lệ thua sẽ tự nhiên nghiêng về phía địch. Và nếu những phát đạn 37mm, 23mm bình dị, khiêm tốn của ta được nổ chính xác thì khả năng thắng giặc sẽ rất cao. Vấn để còn lại sẽ chỉ là thắng lớn hay thắng nhỏ, hoặc cùng lắm là “huê”, khả năng thua còn lại trong một xác suất rất thấp. Thực chất của bí quyết chỉ đơn giản và bình dị như vậy, không có gì cao siêu cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2019, 12:23:55 am »


        Và lẩn này cũng vậy. Sau khi quần nhau đến vòng thứ 5, với hàng chục lần bổ nhào của các chiến sĩ MiG-17, thì Nguyễn Văn Bảy ra lệnh cho số 3, số 4 chuẩn bị thực hiện phương án xuyên hông đón đầu, chặn đường về của địch. Bọn địch tinh khôn nhận ra ý đồ chiến thuật của ta, chúng huy động lực lượng của hai phi đội, với hơn 20 chiếc F-4 B, F-8, A-4 vây dí không cho các con MiG ta đón đầu mà phải quay lại đội hình chống chọi, cứu giúp nhau, không rảnh tay, rảnh mắt mà tấn công. Các phi công MiG cũng cảm giác được địch đang cố lì ra để chơi trò cân não với ta trong vài phút, hầu hốt ván chót nếu các con én bạc của ta quay đầu chạy vì sợ hết nhiên liệu, tự dưng sẽ đưa lưng nạp mạng cho những quả tên lửa đang đói mối của chúng. Nhưng các phi công của ta cũng biết lì, thậm chí lì còn hơn chúng - vì cho dù có hết nhiên liệu thì ta vẫn có thể nhảy dù an toàn, trong khi địch thì không làm như vậy được, vì chúng bỏ máy bay và nhảy dù ra thì khác nào chúng bị bắn hạ - vừa mất máy bay vừa mất cả phi công - mà mỗi chiếc F-4 có tới hai tên giặc lái kia đấy. Đằng nào thì chúng củng không thể “lì” (và nếu cần thì ‘Tiểu”) hơn các chiến binh dày dạn sương gió, phong trần và trận mạc trên không của ta được. Còn khốn khổ khốn nạn cho chúng là không những các phi công của ta biết nhào lộn, cắt góc hẹp, bay xuyên đứng, lặn xuống sâu để bất ngờ lấy bằng công kích, mà các chiến sĩ thiện nghệ MiG còn biết điểm tĩnh điểm hỏa các khẩu 37mm và 23mm như bắn lan can vào đội hình bay như nan rế của chúng. Và у như rằng, mới nhào lộn ráng thêm được hai vòng thì Nguyễn Văn Bảy đã nhanh chóng lấy bằng và phát hiện ra một con F-4 bị phân tâm như đang lơ ngơ trước mê hồn kỳ trận, không bỏ lỡ cơ hội trong tích tắc, anh liền ra đòn “độc” sau một giây định thần, tăng tốc leo lên sát đuôi con quạ sắt bướng bỉnh, phách lối kia với khoảng cách chưa đầy 200 mét, nổ súng, hạ ngay chiếc F-4 phantom II đời mới trong đội hình áp đảo của chúng. Bắn như trong phim. Bên tai Bảy lại vang lên cái điệp khúc ngọt ngào “Cháy rồi!” thật sướng. Hai tên giặc lái chưa kịp chạy khỏi vùng chiến địa thì đã vĩnh viễn không vế nữa rồi. Mới kịp thấy đụn khói lửa vừa đen vừa đỏ trộn lẫn vào nhau bốc lên từ mặt đất thì một con F-8 nữa đã bị Bôn - số 3 bắn cho toét ngoét, kéo thành một vệt lửa dài lao thẳng xuống đất và nổ tung lần nữa. Hai con chuột chù lao từ buổng lái chiếc F-8 ra ngoài lơ lửng trên không nhìn xuống đám đông Dân quân phía dưới đất mà lầm thẩm niệm Chúa. Thêm một nửa đường lộn vòng, số 2 - Hôn - đã xử xong con A-4 chết tiệt lừ đừ như cá ngộp trên bầu trời đẩy đặc khói xăng và khói tên lửa. Đó là phần quà tặng thêm cho bữa tiệc chiến công linh đình của 4 chiến sĩ phi công mưu trí, gan dạ. Một con F-4, một con F-8 đã là quá đủ theo lệ thường của một Biên đội với một lượt tham chiến. Đằng nẩy lại thêm một con A-4 làm mồi. Thật là ngoạn mục cho một buổi đi săn thú trên trời. Thịnh soạn cho một buổi báo công và bình giảng. Tha hổ mà rút ra kinh nghiệm. Tha hồ mà đúc kết để tìm ra chiến thuật mới, hay bổ sung cách đánh cho lần sau. Đó là buổi chiểu đáng nhớ ngày 24 tháng 4 năm 1967.

        Riêng Nguyễn Văn Bảy thì sau khi lột áo bay ra, bước xuống sân còn lảo đảo - vì anh phải lượn nhiều vòng, bay nghi binh cho đồng đội, xuyên thẳng, hụp sâu như ném đá ao bèo làm rối loạn đội hình địch, ngoặt góc hẹp nhiều lần, phá nát đội hình quạ đen, diều xám khiến giặc lái Mỹ sôi tiết nhiếu phen nhất. Phải tránh 10 trái tên lửa của Mỹ - một kỷ lục không phải ai cũng lập được. Bọn giặc lái Mỹ hẳn là tức điên với con MiG cứng đầu, kiêu mạn kỳ lạ của Bắc Việt Nam. Thở không ra hơi. 4 phút quần nhau với chúng trong trận nẩy mệt hơn bay cả ngày. Dù có áo kháng áp, nhưng áp lực do áp suất tỷ lệ thuận với tốc độ bay đè vào người mỗi lẩn bẻ ngoặt, hụp lặn, bay xuyên đứng, gò nhau với đối phương thì trọng lượng cơ thể nhân lên với ba lần, bằng 210 kg siết bóp vào người. Mà tất cả hơn chục lượt đè ép lên cơ thể cái trọng lượng quái quỷ như thế. Đó là chưa kể, cứ mỗi lần lao từ trên xuống với tốc độ 800- 900 km giờ, xương sườn, xương vai, xương chân đều hè nhau mà kêu “rắc rắc”, mặt phù ra, mắt hoa lên, hơi thở nghẹt cứng trong ngực. Nguy hiểm hơn là hai tay đều mất quyển tự chủ đối với các thao tác điều khiển, tự nó không bám vào cần lái, hay hai chân tự động rời khỏi vị trí được giữ dưới gầm sàn, mất cả phản xạ tự nhiên. Hỏi: Có tên phi công nào của phía bên kia chịu đựng được nghiệt cảnh như vậy không? Có thể trả lời ngay là không bao giờ! Lính của ta là lính nghèo, lính nông dân, lính đất, lính vì yêu nước mà đi vào cuộc chiến chinh với tinh thần quyết tử cùng tâm hồn trong sáng, không bợn bẩn bởi một chút hư danh hay bạc tiền nào. Lý tưởng tự do kiểu ăn cướp của Mỹ không thể tạo ra cái phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn người lính được. Không thể bảo rằng Mỹ đến đây chiến đấu để vì nước Mỹ, bảo vệ nước Mỹ ở tận bên kia xa tít Thái Bình Dương. Người lính Mỹ được rèn luyện để đi xâm lược. Cho nên khi anh ta đến xứ sở này thì anh ta đã đánh mất chính nghĩa trên đường tới đây rồi. Đó là chưa nói, lính của Mỹ là lính công tử, lính quý tộc, lính cậu, lính đánh thuê cho chính phủ theo quy luật tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa, lính tiến, lính vàng, lính kim cương!? Cho nên từ trong bản chất, lính Mỹ - bỏ hỏa lực và kỹ thuật ra - anh ta chỉ còn là cái xác biết đi có trọng lượng tốt, và anh ta sẽ thắng nếu bỏ lên cân với anh lính Việt Nam khi cẩn phải đong đo bằng thịt xem kẻ nào hơn. Còn tinh thần cảm tử thì lính Mỹ luôn luôn thấp, luôn luôn lùn hơn anh lính Việt Nam có trong lòng mình tình yêu đất nước. Nếu Mỹ chỉ đem 1 chiếc đánh 1 chiếc, 10 chiếc đánh với 10 chiếc, chia nhau, xé lẻ ra cho 5 hoặc 10 trận đánh thì muôn đời phi công Mỹ không tài nào thắng được phi công Việt Nam. Thực tiễn đã luôn chứng minh như vậy. Đó là chân lý mà toán học không thể cho ra đáp số chính xác được. Và Mỹ đã luôn đi tìm đáp số bí ẩn ấy qua từng trận giáp lá cà mà phần thua luôn luôn đứng về phía Mỹ. Bài bản ư? Chỉ có một phần rất nhỏ nằm trong giáo án. Phần còn lại là nằm ở trên trời, nằm ở trong đầu, và sau hết là nằm ở trong trái tim của những chiến binh đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2019, 12:24:13 am »


        Và cuối cùng thì trong tháng 4 năm 1967, dù MiG-21 gặp khó khăn phải ngừng bay từ ngày 7 tháng 1 đến nay, dù lực lượng Không quân Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng, nhưng chỉ tính riêng tháng tư, Trung đoàn 921 đánh ba trận, bắn rơi 5 chiếc F-105D của địch. Ta không mất chiếc MiG nào. Trung đoàn 923 đánh 12 trận, bắn rơi 14 máy bay của lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ, ta vô sự. Riêng ngày 19 tháng 4, hai biên đội xuất kích từ Gia Lâm và Hòa Lạc đã bắn rơi 4 máy bay giặc. Trận 17 giờ 30 phút, biên đội do Trung bay số 1, Túc bay số 2, Dung bay số 3, Tân bay số 4, xuất kích và gặp địch ngay trên bầu trời Mai châu - Hòa Bình. Không bỏ lỡ thời cơ khi chiếm được ưu thế từ phía mặt trời, vừa lệnh cho biên đội vòng gấp lại, Trung cùng Dung, Tân liền bắn hạ một lúc hai con kền kền; một nửa vòng sau đó, Túc tiếp tục diệt thêm một con F-105 tội ác khác. Các con én bạc thân yêu MiG-17, MIG-19 của hai Trung đoàn vẫn đảm đang tốt nhiệm vụ của MiG-21 để lại, phối hợp tốt với lực lượng Phòng không mặt đất, giữ vững vùng trời Tổ quốc sau ba tháng không có MiG-21 tham gia cuộc chiến trên không.

        Sau trận đánh, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm và tặng quà cho đơn vị. Trong đó, riêng biên đội của Hải, Hôn, Bôn, Địch được tặng mỗi người một chiếc radio hiệu Mẫu Đơn - một món quà quý ở thời điểm khó khăn, cơ cực vô chừng nẩy.

        Mấy nhà báo, nhà văn, có cả nhà văn Nguyễn Đình Thi cùng xuống thăm đơn vị, tiện thể lấy tài liệu viết bài về các phi công, vì hôm Đại hội anh hùng chiên sĩ thi đua toàn quốc không có thời giờ, điều kiện để lấy tư liệu viết bài một cách đầy đủ được.

        Từng đọc những cuốn sách gối đầu giường như Xung Kích, Vỡ Bờ, bài thơ Đất Nước của nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhưng mãi hôm nay mới gặp mặt tác giả nổi tiếng của nền văn học Cách mạng Việt Nam, ai cũng vui, thích nghe các nhà văn, nhà báo nói chuyện. Một nhà văn có dáng dấp của một tài tử đóng phim, từ cách cười, cách nói. Ồng có đôi mắt sáng, gương mặt thanh tú toát ra thẩn thái của một nhà triết học, một nhà văn hóa hơn là một sĩ quan cấp trung đoàn ngày nào trong Kháng chiến 9 năm. Ai trực thì trực, ai rảnh rỗi thì lo tiếp khách, lo khánh tiết, hậu cẩn, chuẩn bị cho một buổi họp mặt thú vị và đầy tình tự tại chỉ huy Sở Trung đoàn để nghe các nhà báo, nhà văn nói chuyện.

        Hôm sau, mới sáng sớm, thông tin từ trinh sát kỹ thuật và lực lượng radar cảnh giới cho biết địch sẽ tấn công Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng với lực lượng lớn.
 
Sở Chỉ huy cho lệnh chuẩn bị xuất kích. Biên đội gồm có Bảy số 1, Điệp số 2, Mẫn số 3, Trung số 4, lên đường!

        Bầu trời ít mây, xa xa chỉ vài gợn mây vảy cá, không đủ độ che khuất để có thể phục kích. Đành bay dưới thấp vế phía Tây Bắc, vu hồi về hướng Đông Bắc khi bộ phận dẫn đường cho biết địch đang chia làm ba hướng với 190 độ trên mặt phẳng cho ba đội hình mũi tên tiến vế hướng Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Chúng nó có khoảng 25 chiếc F-105 ném bom, 30 con F-4, F-8 và A-4 chia làm ba tầng bảo vệ, sẵn sàng ăn miếng trả miếng với tiêm kích đánh chặn của ta.

        Biên đội Nguyễn Văn Bảy được lệnh tấn công chớp nhoáng bọn cường kích F-105, không để chúng ném bom vào các mục tiêu trọng yếu của Hà Nội. Làm cách nào chui lọt vào trong để công kích bọn ném bom? Câu hỏi khó với các phi công Biên đội MiG-17 của Bảy và các chiến sĩ Điệp, Mẩn, Trung khi đang bay vu hồi về hướng Đông Bắc. Bảy cho lịnh tách tốp. Mẫn dẫn đầu tốp 2 ngoặt vòng phải, bay thấp, bất thần kéo cao, lao thẳng vào bọn F-105 chuẩn bị ném bom nhà máy điện Yên Phụ. Những loạt đạn 34 mm và 23 mm của Mẫn và Trung làm cho bọn mang bom hoảng sợ trút bom ngoại vi Hà Nội. Mấy con F-4, F-8 lao vào phóng tên lửa, nhưng Mẫn và Trung bình tĩnh né tránh và tiếp tục nã đạn vế phía những con F-105 hù chúng, buộc chúng ném bom ngoài xa các mục tiêu cần bảo vệ. Trong lúc đó thì Bảy và Điệp sau khi vòng trái, lấy bằng, tăng tốc rút ngắn cự ly đến khu chiến, kéo cần lái đột ngột cho máy bay lên cao, rồi bất thần bổ nhào lao vào tấn công bọn tiêm kích bảo vệ. Số máy bay A-4 của địch không làm bận tâm các phi công vì chúng không có khả năng không chiến. Chỉ còn bọn F-4 và F-8. Bảy và Điệp giãn đội hình, bắt địch phải nới rộng tầm quan sát, dễ bị sơ hở, lại luôn cảnh giác từ xa, khó vây dí những con MiG-17 linh lợi, và bất cứ lúc nào củng có thể bị tấn công từ xa, hoặc bất ngờ bị lao thẳng vào trong tư thế giáp lá cà khiến chúng trở tay không kịp. Bọn địch cố chia cắt từng con MiG ra, triệt để sử dụng số lượng máy bay đông hơn ép MiG vào “rọ” hẩu dùng tên lửa hốt gọn. Nhưng ở đây thì chúng sẽ gặp những vòng tròn hẹp chiếu yêu chồng lên nhau đến hoa mắt, phân tâm, và trò vọt lên, lặn xuống theo chiều thuận nghịch với đối phương của các tay lái MiG-17 điêu luyện, có đẳng cấp không những cao mà còn xuất chúng nữa, chờ chúng hết nhiên liệu kéo chạy, đưa lưng, lúc đó các phi công MiG sẽ lập tức xử chúng như trận Nguyễn Văn Bảy đánh kiểu “võ sĩ tự do” ngày 24 tháng 4 vậy. Chiến thuật “giã gạo” của Mỹ sau những bận Topgun đã được Bảy và các đồng đội vô hiệu hóa, thậm chí còn tận dụng một cách xuất sắc, đáy bất ngờ để đánh lại bọn chúng một cách thần tình. Chính Bảy cố tình đặt tên chiến thuật giã gạo bắt chước của Mỹ (vốn nó được phát minh từ các phi công đánh du kích kiểu Việt Nam lúc đầu) cho đỡ nhớ mùa bánh tráng, bánh phổng vào dịp gần Tết mỗi năm ở quê anh. Với lại xứ Nha Mân gần đó củng nổi tiếng là xứ giã gạo bốn mùa để làm bột mà. Ai biết giá gạo chuyên nghiệp đều phải dùng cái chày giã theo nguyên tắc đòn bẩy đề người đạp vào (hay ngồi vào) cho nó bật lên cao lấy lực, sau đó buông ra cho chày giã xuống. Bảy mường tượng vậy nên đặt tên cho chiến thuật không chiến có công hình thành của mình cùng anh em đơn vị - cái tên bình dân dễ nhớ ấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2019, 12:24:41 am »


        Sau khi đuổi được mấy Biên đội F-105 ra rìa ngoài Hà Nội trút bom, Mẫn và Trung bẻ ngoặt góc rộng, ngược một vòng, ẩn mình vào địa hình phức tạp của Tam Đảo - Ba Vì để xuyên ngang hông địch mà xuất kỳ bất ý tấn công đối phương, phối hợp với Bảy và Điệp đang chơi trò ú tim bên kia với hai Phi đội địch. Có lẽ địch bị thôi miên sau một hồi chơi trò mèo vờn chuột với số 1, số 2 MiG, nên quên mất việc vô tình đưa hai con MiG về phía trên mặt trời, tạo lợi thế cho đối phương một cách bỗng dưng. (Hay Bảy và Điệp đã chủ động làm việc nẩy ngay trước mũi bọn địch mà chúng không hay biết?) Tận dụng sự thất thế bất chợt của vài chiếc F-4 đang ở phía có ánh sáng phản chiếu ngược chiểu, Bảy lệnh cho số 2 nổ súng tấn công. Điệp bắn bị thương một con F-4. Nó loạng choạng rồi được đồng đội che chắn cho thoát ly khỏi vùng chiến sự. Bảy lỡ một nhịp, thời cơ công kích không còn. Thoáng thấy đội hình địch có chút rối loạn, một con F-4 trước mặt Bảy đột ngột lấy cao giống như vụt chạy Bảy bẻ ngoặt, cất cao sau khi đạt được góc ngang 45 độ, đủ an toàn cho việc leo lên chặn đầu chúng. Kim đồng hồ chỉ giới hạn nhiên liệu chồm đến lằn đỏ. Không thể chậm trễ, Bảy cố tăng tốc lẩn chót may ra chặn kịp con F4 tinh quái nửa như nghi binh, nửa như tháo chạy vì sắp cạn nhiên liệu kia và vả liến cho nó mấy loạt đạn 37mm và 23mm. Dường như viên đạn 23mm cuối cùng đã khoan thủng bình nhiên liệu của con F-4 nên mãi khi Bảy báo cho đồng đội biết mình vế sân bay anh mới nghe Điệp hét to lên “Cháy rồi! Số 1 nghe rõ không?”

        - Rõ! Thoát ly. Tất cả thoát ly!

        - Rõ!
 
        Hôm nay nhờ trò “giã gạo” và “mèo vờn chuột” với một bầy gần 30 con F-4, F-8, A-4 mà chúng chỉ phóng được có mấy quả tên lửa thôi, không dày như mạng nhện giống trận hôm trước nữa. Cách đánh hôm nay là phân tán nhuyễn, chia 4 chiếc MiG cho 6 Biên đội của địch, chốc chốc tách đội hình ra, khi thuận lợi lại nhập đội hình, lúc co, lúc giãn, lúc xé lẻ, lúc tập trung, khiến chúng cứ xà quần vào nhau mà không dám phóng tên lửa. Một nét mới được dự kiến trong phương án tác chiến xuất hiện ở cách đánh từ buổi sáng nấy.

        Khi Nguyễn Văn Bảy và Biên đội về sân an toàn, không ngờ các nhà văn, nhà báo - hôm nay lại có mặt ca sĩ nổi tiếng Tường Vi cùng các nam nữ ca sĩ Đoàn Văn công Quân đội - đều hồ hởi khoác khăn dù ngụy trang, cùng kéo nhau ra ngoài bãi đón sân bay để trực tiếp gặp các phi công vừa từ trận địa trở về trong nụ cười chiến thắng. Không cần khách sáo, họ lao vào nhau bất kể nam nữ, ôm riết nhau vào lòng, có chị còn tặng cho các phi công rạng ngời những cái hôn nóng hổi như món quà không có lời hẹn trước. Thật bất ngờ. Thật nồng đượm. Tất cả những nguy nan, gian khổ trước đó rơi hết xuống đường băng mà không phi công nào hay biết.

        - Cuộc hội ngộ của anh hùng và nghệ sĩ!

        Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói một câu có hàm ý triết học và mỹ học giữa bẩu trời đầy nắng, khiến mọi người đắc ý nhìn nhau cười thật vui và thật chân tình.

        Tối lại, khi trinh sát kỹ thuật, đài radar cảnh giới thông báo tin bình yên, đêm hội ngộ lại được tổ chức với quy mô hoành tráng hơn đêm trước - bởi có cả những ca sĩ phục vụ hết mình cho các lực lượng có mặt bên ngoài khu dã chiến sân bay.

        Ca sĩ Tường Vi hát bài “Tiếng đàn Та-lư”, “Cô gái vót chông”, “Phi đội ta xuất kích” trong tiếng hoan hô như sẫm dậy. Riêng “Tiếng đàn Ta- lư” chị phải hát đến hai lần mà khán giả vẫn thòm thèm, muốn nghe chị hát nữa, nhưng vì thấy chị mệt, nên đành thôi. Mấy chị ca sĩ khác đi theo chị Tường Vi cũng giúp vui một người 2- 3 bài hát. Một đêm vui tưng bừng. Một đêm trẩy hội bất ngờ giữa chiến trường sôi bỏng!

        Ngày sau, Nguyễn Văn Bảy và các phi công MiG-17 thiện chiến còn tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm, bồ sung tư liệu cho các nhà báo, nhà văn và ấm áp thân tình với nhau một đêm ngắn ngủi nữa, mới đến hồi bịn rịn cho cuộc chia tay của anh hùng và nghệ sĩ trên đường băng dã chiến.

        Tình hình lại khẩn trương. Các cán bộ từ Quân chủng và Trung đoàn xuống đơn vị phổ biến thông tin về chiến trường miền Nam cho các phi công MiG-17 và MiG- 21 cùng nghe. Riêng các phi công MiG-21 phấn khởi vì được trở lại bầu trời để quần nhau với giặc sau ba tháng nghỉ dưỡng, đúc kết chiến kỹ thuật đánh địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM