Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:04:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16384 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2019, 10:33:56 pm »


        Cách đánh thuần thạo và lâu ngày trở thành thông thường của các phi đội MiG-21 là từ ổ phục kích, sử dụng tốc độ cao tiếp cận mục tiêu, phóng tên lửa dẫn hổng ngoại, hoặc tẩm nhiệt có trang bị radar dẫn đường đuổi theo nhằm vào nguồn nhiệt của đối phương phụt ra từ đuôi máy bay. Khi ấy, MiG-21 phóng tên lửa có điếu khiển bám đuôi đối phương với vận tốc lên tới 1,2 M, sau đó vẫn giữ nguyên tốc độ, bẻ cần lái nhanh chóng và bất ngờ thoát khỏi trận đánh. Chiến thuật sáng tạo này có khả năng phá vụn quy trình chiến thuật và khả năng cơ động của địch, buộc máy bay địch rối loạn đội hình, hạn chế sự linh hoạt trong tác chiến, lập tức bị động và biến thành miếng mối ngon trong cận chiến giáp lá cà của các con MiG-17 gọn nhẹ, tinh xảo, linh lợi, luôn áp sát đối phương bằng lối đánh nhập nội của các võ sĩ nhỏ con, yếu sức, buộc phải dùng thế. Sự phi thường đi ra từ sự bình thường, thậm chí tầm thường.

        Chiến thuật nẩy đòi hỏi các phi công phải có trình độ lái điêu luyện, nhanh nhạy trong hợp đồng tác chiến, tổ radar dẫn đường phải hết sức thông minh và quyết đoán trong tấn công, đảm bảo tính bất ngờ và loại được khả năng bám đuổi của đối phương. Vì vậy, trong những ngày này, chiến thuật để các phi công Việt Nam sử dụng thường là “đa tiêm kích”, phối hợp ba loại với ba tầng bay của cả MiG-17, MiG-19 và lực lượng chủ công là MiG-21.

        Những chiến thắng ngoạn mục gần đây chứng minh hiệu năng của đấu pháp mới sáng tạo nấy là rất đắc dụng, chỉ cần các phi công rèn luyện khả năng, kỹ năng tác chiến hợp đồng cho nhuần nhuyễn, linh hoạt, là nhất định đem lại hiệu suất cao.

        MiG-17 có tốc độ dưới âm, khi nó tấn công, buộc cường kích ném bom của đối phương phải bay lên tầng trên, ở đó MiG-21 đã chờ sẵn, thả thùng dầu phụ và đột ngột tấn công bằng tên lửa. Cũng có những trường hợp MiG-17 đóng vai trò mồi nhử, F-4 khi bị kích động và chiêu dụ liến ra sức tấn công kẻ trêu tức (hoặc nạp mạng) tiểu tốt kia cho bõ ghét, lập tức tự đưa thân mình vào tầm tấn công của MiG-21 với những quả tên lửa S-3 sẵn sàng rời ống phóng tiêu diệt đối phương.

        Trên bình diện lý thuyết, chiến thuật - hay cách đánh - này không mới, nhưng trên địa hình lồi lõm đổi núi, châu thổ, sông ngòi, biển đảo của Việt Nam với thiên la địa võng được thiết lập bởi ba tầng lưới lửa đan cài dày đặc, máy bay Mỹ không thể ung dung thực hiện lối đánh áp đảo thường thấy ở kẻ mạnh theo những nguyên tắc thông thường. Còn một nhược điểm của lối đánh trận địa chiến hiện đại, sở trường của Mỹ và các tên đế quốc hay cậy vào sức mạnh “hổ dữ vồ chim câu”, lúc nào cũng đông nghẹt “thần sấm”, “con ma”, “hiệp sĩ thánh chiến”... trên một không gian hẹp (số lượng máy bay tham gia một trận không chiến bao giờ cũng đông hơn gấp từ ba lần, đến 6, đến 10 lẩn đối phương) nên phía Mỹ đã tự đặt mình vào thế khó trước các phi công Việt Nam và thế trận mà họ bày ra. Mỹ không thể có đủ sự kiên nhẫn cần thiết để đánh du kích, không thể một lần đánh nhau chỉ với 5-10 chiếc máy bay, mà ỷ thế nước lớn, lại mang tư tưởng đế quốc, thực dân muốn nuốt chửng con mỗi trong nháy mắt, cho nên Mỹ đã tự gieo sẵn mầm mống của sự thất bại trong chiến lược chiến tranh khi bắt đầu tấn công một đối thủ có đủ các đức tính kiên trì của ông cha từ ngàn năm để lại. Phi công Mỹ được đào tạo bài bản, chính quy, với kỹ thuật và kỹ năng tác chiến hiện đại, nhưng mang tâm hồn Mỹ - tự do và kẻ cướp cùng chút máu cao bổi ngang ngạo - luôn háo thắng, cho nên Mỹ nôn nóng muốn giải quyết chiến tranh nhanh chóng theo thói hung hăng của con hổ ham ăn đói mồi, và cũng chính vì cái thói xấu đó mà Mỹ không nghiêm túc nhìn lại mình mỗi khi thất bại. Mỹ luôn đổ thừa cho các lý do khách quan, những nguyên nhân từ bên ngoài, chứ không thấy được yếu tố nội tại - nội sinh từ bản thần nước Mỹ và người Mỹ. Hãy đọc những câu văn minh nhưng không kém phẩn hài hước của người Mỹ - đúng hơn là từ bản chất Mỹ dán trên áo phi công có in hình lá cờ Mỹ - cả những tên bị bắt làm tù binh và những tên may mắn chưa bị người Việt Nam bắt làm tù binh: “Tôi là người Mỹ. Hãy giúp thức ăn và nơi ở. Hãy giúp đưa tôi trở về nước Mỹ. Chính phủ chúng tôi sẽ tưởng thưởng cho quý vị!” Một người lính, một phi công chiến đấu, một đấng anh hùng của nước Mỹ lại mang trên lưng mình tinh thẩn tham sống sợ chết như vậy trước một người lính lên máy bay chiến đấu sẵn sàng dâng hiến cuộc đời, mọi hạnh phúc riêng tư cho độc lập tự do của Tổ quốc, thì bảo sao nước Mỹ không thua? Nước Mỹ thua ngay từ lúc xuất quân, thua về mặt tinh thần, tâm lý được giấu kín bên trong gương mặt hào nhoáng và bản tính kiêu ngạo hung thần của chính nước Mỹ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2019, 07:37:20 am »


        Dẫu vậy, đánh Mỹ là đánh với tên đế quốc đầu sỏ về kinh tế và năng lực quốc phòng, nên không thể nói “thắng” là thắng được. Ngoài ra, Mỹ còn là một đất nước của khoa học kỹ thuật, tàu sân bay, bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân, đất nước của 250 triệu dân, của hàng chục triệu quân dự bị và hơn 2 triệu quân thường trực tinh nhuệ gồm đủ các quân binh chủng thiện chiến. Cho nên Mỹ chỉ thua về tinh thần chiến đấu khi bắt đầu cuộc chiến, chứ thua để kết thúc chiến tranh thì... đó là một mơ ước hoàn toàn ảo tưởng. Với đế quốc nói chung, với đế quốc Mỹ nói riêng, yếu tố quyết định để giành chiến thắng trước chúng là phải xác định ngay từ đầu tinh thần dám đánh, biết đánh, kiên trì đánh với một chiến lược toàn dân, toàn diện và trường kỳ. Phải biết làm mỏi mệt ý chí của chúng, phải làm cho tinh thần của chúng bị han rỉ bằng sự hy sinh xương máu và sức chịu đựng bển bỉ, kiên cường của cả một dân tộc có chính nghĩa độc lập tự do và ý chí quyết thắng vững hơn sắt, chắc hơn đồng trước kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo bậc nhất địa cầu này.

        Bác Hồ đã từng nhận định: giặc Mỹ thua ở đâu thì thua, nhưng chúng chỉ chịu thua thật sự khi bị đánh bại trên bẩu trời Hà Nội - Hải Phòng. Chúng ta hãy chuẩn bị đón chúng trên bầu trời Hà Nội - Hải Phòng, bởi vì chúng nhất định sẽ tới...

        Sau những mất mát, thiệt hại nghiêm trọng từ giữa năm đến cuối năm 1966, chúng bắt đầu rút kinh nghiệm, hệ thống hóa lại tính chất của cuộc không chiến bên cạnh những nghiên cứu về toàn bộ cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, để tìm cách ăn thua đủ với ta. Chúng lập tức đưa những sĩ quan dày dạn chiến trường với vài nghìn giờ bay về nước huấn luyện lại, đồng thời cho đám sĩ quan bay này luân phiên làm giảng viên tập huấn lại cho hầu hết phi công tham gia cuộc chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Chúng chuẩn bị cho năm 1967 giành lấy thắng lợi, trước là với lực lượng Không quân Việt Nam, sau là đánh cho các lực lượng mặt đất phải cúi đầu để cho chúng muốn làm gì thì làm.

        Chương trình nặng nể, có cả chiến thuật cận chiến và cơ động nhanh vốn đã bỏ quên từ lâu trong các giáo trình huấn luyện không chiến hiện đại, nay phải khôi phục, bổ sung vào giáo trình và giáo án huấn luyện của khóa. Đám phi công già đời vế tác chiến trên không, nay phải khởi động lại với những loại máy bay đời cũ có tốc độ tương đương, đông thời áp dụng thêm khả năng tránh và chống tên lửa cùng hỏa lực phòng không mọi cỡ từ mặt đất. Thật không hề dễ dàng gì khi phải ngồi nuốt lại chương trình và cả các cách đánh đã học từ thời vỡ lòng bay đối với các phi công lão làng đầy tính kiêu căng tự phụ. Nhưng kỷ luật quân trường, yêu cầu tác chiến thực tế, không thể không học các miếng đánh cổ điển, cơ động tự do, tác chiến linh hoạt trong đội hình phi đội hàm chứa yêu cầu nghiêm khắc của một chiến thuật mà với đối phương nó sẽ là sự bất ngờ khó chống đỡ.

        Mùa Giáng sinh vừa qua. Một trời pháo hoa rực rỡ ở châu Âu và nước Mỹ. Các tàu sân bay, hạm đội Mỹ trên Thái Bình Dương nã pháo, cho máy bay ném bom xuống bờ biển, các thành phố sâu trong nội địa Việt Nam làm quà cuối năm tặng cho tổng thống Mỹ Lyndon Johnson khi tờ lịch cuối cùng của năm 1966 được gỡ xuống.

        Những cốc Whisky, Scotch ngầu bọt sau giờ giao thừa bên những nụ cười kiêu mạn của những tên giặc lái vừa được trang bị thêm bửu bối giết người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2019, 07:38:28 am »


NGÀY MỞ ĐẦU CHO MỘT NĂM BI TRÁNG

        Chiến dịch Bolo của Mỹ do đại tá phi công lừng danh Robin Olds dẫn đầu với sứ mệnh phải thắng trận mở đầu năm 1967 trong khí thế hùng hổ nhất - có thể. Một chiến dịch được chuẩn bị kỹ đến từng chân tơ kẽ tóc, bài bản, thận trọng, táo bạo, bất ngờ, với một lực lượng đông gấp 60 lần đối phương. Các phi công Mỹ buộc phải nghiên cứu đến từng chi tiết, chiến dịch, cách sử dụng thiết bị tác chiến điện tử, cách sử dụng vũ khí, cách nghi binh, cải trang, trá hình... Nghi binh: kết hợp bố trí đội hình - đội hình bay, thời gian cất cánh, tốc độ, độ cao; tác chiến điện tử gây nhiễu... Đặc biệt nham hiểm và tinh vi là máy bay F-4 của địch bí mật đeo khối ECM Pod cùng thiết bị gây nhiễu QRC- 160 Jamming Pod, khiến chúng giống F-105 cường kích mang bom để đánh lừa không quân ta. Thực tế là chúng đã lừa được một cách nhanh chóng, gọn gàng, không hể gây ra một chút thắc mắc, tò mò gì đối với các phi công MiG của ta.

        Trong lúc đó, chúng cho nhiều tốp máy bay tiêm kích F-4 rình sẵn trong mây, ngay trên vùng trời sân bay, chờ các chiếc MiG của ta cất cánh, chưa kịp chiếm độ cao, tập hợp và triển khai đội hình, thì lập tức bị chúng tấn công bằng tên lửa ngay trận địa chúng phục kích.

        Tốp hai phi đội với 16 chiếc F-4 con ma do tên đại tá cáo già không chiến Robin Olds trực tiếp chỉ huy đã bay vào Hà Nội với độ cao thấp, khiến radar khu vực Hà Nội và vùng liên cận không phát hiện được. Hai phi đội của Robin Olds phục kích đầu sân bay để kiểm tỏa đối phương trước khi cường kích ném bom F-105 bay vào áp chế các mục tiêu trên mặt đất. Vì vậy, nếu MiG-21 của ta cất cánh theo phương án đánh chặn từ xa thì không thể tránh khỏi đòn bất thẩn bị vỗ mặt hoặc xuyên hông trước. Riêng tên đại tá Robin Olds lại tỏ ra hết sức kiêu căng, khinh mạn, hắn bay biểu diễn lộn vòng - tức là bay cuộn tròn vọt ngược - hay còn gọi là bay cuộn máy bay theo trục dọc, tạo ưu thế trước đối phương - cứ khoan thai bẻ vòng xếp đặt đội hình, hình thành thế quyết đoán trong tiếp cận đối phương để kịp thời phóng tên lửa tầm nhiệt khi MiG xuất hiện. “Đánh cho phi công Bắc Việt phải bàng hoàng ngơ ngác” và tâm phục, khẩu phục đối với phi công của Không lực Hoa Kỳ.

        Phần ta, hôm đó thời tiết rất xấu. Đáy mây dày 1.500m, đỉnh mây 3.000m. Sở Chỉ huy không cho đi thấp để thực hiện chiến thuật: đi thấp, kéo cao, tiếp cận nhanh vào cuối đội hình địch, tạo điều kiện cho các phi công lần lượt, hoặc đồng loạt công kích như những trận đánh trước đó. Mỗi trận đánh có một hình thái địch ta không giống nhau. Trong vai trò của mình hôm nay, Sở Chỉ huy không hề hay biết địch đã lên kế hoạch cẩn thận, lại có lối đánh mới giảo quyệt với sức mạnh phủ đầu, không đánh giá đúng những phức tạp của trận đánh - một phần do toàn bộ hệ thống radar cảnh giới đã không phát hiện đầy đủ số lượng máy bay địch tham gia chiến đấu.

        Đội hình tham gia trực chiến của địch buổi trưa này gôm 92 máy bay các loại: 56 máy bay F-4 c, 28-F105 làm nhiệm vụ chế áp tên lửa SAM-2 và 8 chiếc F-104 Starhghters. Ngoài ra còn có lực lượng phi cơ trợ chiến gần 100 chiếc EB- 66, ЕС- 121, Skyraider, trực thăng...

        Sở Chỉ huy Trung đoàn 921 của ta có Trung đoàn trưởng Trần Mạnh, Trung đoàn phó Đỗ Hữu Nghĩa. Trực ban dẫn đường có Lê Thành Chơn, Lê Thiết Hùng.

        Khi trên bản tiêu đổ Sở Chỉ huy Không quân từ Hà Nội phát hiện nhiều tốp máy bay địch bay về hướng Phú Thọ, Ban Chỉ huy thống nhất nhận định chúng có thể đánh vào Hà Nội. Chỉ huy Trung đoàn 921 xin lệnh xuất kích.

        Đúng 13 giờ 46 phút, Biên đội MiG-21 thứ nhất gôm: Vũ Ngọc Đỉnh số 1, Nguyễn Đăng Thuận số 2, Nguyễn Đăng Kính số 3, Bùi Đức Nhu số 4, được lệnh cất cánh. Trang bị của MiG-21 vẫn là hai quả tên lửa R-3S. Các chiếc MiG của ta xuyên mây qua vùng trời Phú Ninh, cách sân bay 43 km thì gặp ngay tốp F-4 của địch - từ Phú Thọ lao thẳng vào đội hình MiG- cách sân bay 55 km.

        Biên đội MiG vừa xếp đội hình so le, chuẩn bị chiến đấu. Khi Biên đội quay bám theo các chiếc F-4 phát hiện trước vừa đến được phía Tây Nội Bài thì lại bắt gặp 4 con F-4 khác xuất hiện cặp kè. Vũ Ngọc Đỉnh lập tức cắt thùng dầu phụ, tăng lực, đuổi theo. Ngay lập tức, 4 chiếc F-4 triển khai đội hình cơ động, bay đan chéo nhau một cách chủ động chứ không hề rối loạn như trước đây thường thấy. Cuộc quần đuổi quyết liệt và sát phạt, tiếng động cơ rầm rền vang động một khúc trời. Vũ Ngọc Đỉnh không tìm được lợi thế để phóng tên lửa. Cuối cùng Đỉnh quyết định vòng trái quay vế thì anh phát hiện hai con F-4 phía sau vừa phóng tên lửa về phía mình ở thế cao hơn. Đỉnh không kịp cơ động để tránh. Ngay khi ấy thì chiếc MiG-21 của Vũ Ngọc Đỉnh rùng mình thật mạnh, mất độ cao đột ngột, khiến Đỉnh không còn điếu khiển được. Đỉnh quyết định nhảy dù.

        Nguyễn Đăng Kính - số 3 - vừa phát hiện một tốp 4 chiếc F-4 khác của địch, liền tăng tốc đuổi theo một cách dũng mãnh, quyết không để cho chúng chạy thoát. 4 con F-4 liền kéo cao tăng tốc, bẻ vòng 45 độ trong thế có lợi hơn Kính và phóng liên tục hai quả tên lửa tẩm nhiệt. Con MiG-21 của Kính lại rung lên. Kính nhảy dù.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2019, 07:38:59 am »


        Số 2 nguyễn Văn Thuận và số 4 Bùi Đức Nhu bị lạc mất đội hình, tự động đuổi theo mấy con F-4 hung hăng của địch, quẩn lộn với chúng. Bọn địch tràn ngập bầu trời, kẹp hai chiếc MiG-21 của Thuận và Nhu vào giữa, tiêu diệt. Thuận và Nhu kịp nhảy dù. Như vậy là chỉ trong vòng vài phút chiến đấu chưa đâu vào đâu thì 4 chiếc MiG-21 của ta đã bị trúng tên lửa và rơi xuống. Bầu trời tồn tại trong cảm giác trống không của các phi công ta qua những giây phút quá ư khắc nghiệt và choáng váng. Một thất bại chóng vánh đến hẫng hụt, khó lường.

        Tới 13 giờ 55 phút, Biên đội thứ hai gồm: Nguyễn Ngọc Độ số 1, Đặng Ngọc Ngự số 2, Đồng Văn Đe số 3, Nguyễn Văn Cốc số 4, được lệnh cất cánh.

        Lên khỏi lớp mây dày, với độ cao đang chiếm giữ là 3.000 m, Đồng Văn Đe hô phát hiện địch, liền vòng trái gấp. Nguyễn Ngọc Độ cũng phát hiện mục tiêu, liền vứt thùng dầu phụ, vòng trái. Sau khi cơ động, kín một vòng, Độ nhìn thấy địch bắn một lúc hai quả tên lửa vế phía đội hình MiG-21. Ngay lúc ấy thì một chiếc F-4 của địch lọt vào vòng ngắm của Độ. Anh quyết định phóng tên lửa. Chợt nghe máy bay của Độ rùng mình thật mạnh rồi xoay nghiêng và mất độ cao. Không chậm trễ, Độ quyết định nhảy dù. Số 2, số 3, số 4 quẩn nhau quyết liệt với đám F-4, nhưng cả hai phía đều không chiếm được ưu thế để hạ gục đối phương một cách có thể. Cuối cùng, cả ba con MiG-21 của ta phải thoát ly trận địa vì nguy cơ cạn nhiên liệu theo mệnh lệnh từ Sở Chỉ huy.

        Lần đầu tiên trong một trận ta mất 5 chiếc MiG-21 mà không bắn rơi được chiếc nào của địch. Một tồn thất lớn, chưa bao giờ có!

        Chưa hết, họa vô đơn chí: ngày 5 và 6 tháng 1 năm 1967 - tức 3 và 4 ngày sau trận thua kỷ lục trước không quân Mỹ ngày 2 tháng 1, không quân Việt Nam còn thua thêm hai trận nữa, mất thêm 4 chiếc MiG- 21, và phi công Đồng Văn Đe - Con trai của Tướng Đồng Văn Cống - quê Bến Tre - hy sinh trong trận đánh kiên cường với một bầy máy bay địch. Ba ngày, mất 9 chiếc MiG-21. Một thất bại chưa từng - kể cả trong sự tưởng tượng bi quan, yếm thế nhất.

        Với trận thua trước, phần nào trách nhiệm được cho là thuộc về lực lượng radar cảnh giới, dẫn đường. Hai trận sau, lực lượng ấy được bố trí lại, gồm những chuyên gia giỏi nhất ở lĩnh vực này. Nguyễn Văn Chuyên phụ trách tiêu đồ tại Sở Chỉ huy. Phạm Từ Định trực màn hiện sóng. Tại Đài chỉ huy Trung đoàn có Phạm Minh Cậy, Trần Đức Dụ dẫn đường. Tất cả đều hạ quyết tâm phải thắng để phục hận trận thua nặng trước đó. Nhưng với chuyện chiến trường, nhất là chiến trường trên không, chỉ quyết tâm không thì chưa đủ. Điểu đơn giản ấy được chứng minh bằng sự thất bại liên tiếp của hai ngày sau. Trong trận mà Đổng Văn Đe hy sinh, phi công được cho là lão luyện của không quân Việt Nam ở thời điểm hiện tại: Trần Hanh - đảm trách bay ở vị trí số 1, Mai Lương bay số 2, Đồng Văn Đe bay số 3, Nguyễn Văn Cốc bay số 4. Trận đánh giằng co, diễn ra nhiêu tình huống gay cấn, phức tạp, bởi địch vẫn đông áp đảo so với hai Biên đội tham chiến của ta. Thất bại lại giống như là tất yếu, là quy luật tất nhiên không thể tránh khỏi. Điêu đó mới đáng sợ hơn cả sự chết, hay sự thất bại nhất thời. Điểu đó gián tiếp tạo ra tâm lý: lên đánh nữa là có khả năng thua nữa. Chết không sợ, chỉ sợ thua. Ai cũng nghĩ như vậy. Cuối cùng, điểu không phi công nào chờ đợi đã đến: một quyết định của Bộ Chỉ huy Quân chủng vừa hạ xuống: ngừng đưa MiG-21 xung trận! Một quyết định mà không có phi công lái MiG-21 nào muốn nó ra đời. Nhưng nó đã thành sự thật. Chấp hành.

        Buồn. Đau đớn. Và còn hơn buồn, hơn cả đau đớn nữa là sự thất bại, sự bế tắc về chiến thuật, trong lúc tình hình đang bức bách đòi hỏi sự tham chiến hiệu quả của MiG-21 trên trận địa bầu trời với Mỹ. Bọn địch đang tăng cường độ đánh phá nhằm làm náo loạn hậu phương, suy yếu về hậu cần và quân lực từ miền Bắc để chúng tiến hành chiến dịch hai gọng kìm, tiêu diệt quân Chủ lực Giải Phóng miền Nam trong mùa khô 1967 với những cuộc hành quân có quy mô hai chục nghìn, bốn chục nghìn quân thiện chiến gốm các Quân, Binh chủng, dốc toàn lực đánh vào các căn cứ địa của Trung ương Cục miền Nam, buộc Cách mạng miến Nam và Cách mạng Việt Nam phải thua vô điều kiện sức sức mạnh vô đối của Mỹ.

        Ngày 7 tháng 1 năm 1967, cuộc giảng bình được mở ra tại Trung đoàn 923 kéo dài quá trưa. Tất cả các ý kiến tham gia đều tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân thất bại. Thứ đến là xây dựng phương án tác chiến thích hợp để đánh địch cho cả MiG-21 và MiG-17, MiG-19.

        Ngày 8 tháng 1 năm 1967, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã tổ chức cuộc họp quan trọng kéo dài ba ngày để rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân thất bại, và quyết tâm xây dựng phương án tác chiến mới nhằm đánh trả sự mở rộng và tăng cường chiến tranh trên cả hai miền Nam Bắc của Mỹ ngụy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2019, 07:39:19 am »


        Những nguyên nhân dẫn đến thua trận sau năm 1966 thắng lợi giòn giã, là:

        Thứ nhất: các Ban Tham mưu đã không nắm được ý đồ của địch, bỏ đi nguyên tắc biết địch, biết ta; thiếu thông tin tình báo, thông tin từ trinh sát kỹ thuật, cùng những nhận định, đánh giá trên cơ sở khoa học, không nắm được diễn biến về chiến thuật, cách đánh của đối phương.

        Thứ hai: các bộ phận radar đã không phát hiện được địch từ xa. Các chuyên gia dẫn đường làm chưa thật tốt nhiệm vụ kỹ thuật của mình, không hỗ trợ được nhiều cho các phi công tiêm kích của ta như các trận trước. Một phần do địch thay đổi thiết bị kỹ thuật đột ngột, một phần do ta đã không hình dung ra trước phương án kỹ thuật phá nhiễu, cách xử lý tình huống chủ động trước giải pháp thay đổi tần số liên lạc, bí số, mật danh về hướng bay, đường bay, thậm chí cả hệ thống dẫn đường Doppoler mà F-105 thường sử dụng để đánh lừa ta, khiến ta lúng túng, thụ động, không tìm ra được phương cách tối ưu hòng phá được mạng lưới nhiễu động của chúng.

        Thứ ba, có tư tưởng chủ quan, nôn nóng, muốn giành tiếp thắng lợi trong tâm lý háo thắng: chiến thắng sau phải cao hơn chiến thắng trước.

        MiG-21 là con bài bất khả chiến bại. Có MiG-21 là có “bảo bối”, có “kính chiếu yêu” để “trị” đối phương, để bắt hồn, bắt vía kẻ địch. Những tên giặc lái Mỹ rất sợ MiG-21. Các phi công lái MiG-21 đã cao hứng mà phóng đại, cường điệu hóa, thẩn kỳ hóa những chiếc MiG-21 và tài thao lược của mình. Các phi công là người chịu trách nhiệm chính trong khuyết điểm này. Trong khi đó, MiG-21 còn có một nhược điểm là chỉ thích hợp với thời gian biểu, cự ly xuất kích khi địch cách sân bay của ta khoảng 40km.

        Thứ tư, tư tưởng chiến thuật không thay đổi, không dùng phép biện chứng để nghiên cứu, xây dựng đấu pháp, cách đánh, phương án chiến thuật mới phù hợp với lối đánh, cách đánh của địch sau những thất bại từ giữa đến cuối năm 1966. vẫn tập trung ý đố chiến đấu vào việc đánh chặn cường kích ném bom của địch hơn là nghiên cứu cách đánh khác, nhất là phương án chiến đấu chủ động, hoặc bắt buộc với bọn tiêm kích bảo vệ khi tình huống đòi hỏi, hoặc có biến thể vế hình thái chiến thuật để xoay trở trước sự thay đổi đột ngột vế lối đánh, cách đánh của đối phương. Phải thừa nhận ta rất ngây ngô trong trường hợp bọn F-4 cải trang thành F-105 bằng hệ thống nhiễu khiến ta quá dễ mắc lừa thủ đoạn trá hình của chúng. Chiến dịch Bolo là một lối đánh, cách đánh lạ, nhưng rất thuần thục của địch đã được vận dụng trơn tru, chính xác và hiệu quả. Chứng tỏ giặc đã mạnh mà còn biết rút kinh nghiệm, biết chấn chỉnh, không dám xem thường ta, còn ta thì yếu nhưng lại dám coi thường địch. Một bài học hết sức bổ ích cho sự ngạo mạn của những anh David trước gã khổng lồ.

        Riêng trong trận ngày 2 tháng 1 năm 1967, phải xem đại tá Mỹ Robin Olds là một sĩ quan chỉ huy mẫu mực. chính hắn ta phát hiện ra số 3 của ta rồi bình tĩnh đeo bám và chiếm ưu thế, nhanh nhẹn bắn liền một lúc hai quả tên lửa Sparrow và một quả Sidewinder về phía chiếc MiG-21 của Nguyễn Đăng Kính với ý đổ kết liễu đối phương một cách quyết đoán. Mọi chuyện đã xảy ra theo đúng những toan tính thông minh của hắn. Một gã chỉ huy không tồi, nếu không nói là đẩy bản lĩnh.

        Vấn đề còn ở chỗ: khi Biên đội 4 chiếc MiG-21 của ta xuyên đám mây dày, vừa ló đầu ra khoảng không với độ cao 3.000m, liến bị đối phương “kẹp” vào giữa. Đây là một điểm cần nghiên cứu. Địch đã chủ động bằng chiến thuật được huấn luyện kỹ để đón bắt ta, chứ không phải một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ địch may mắn có được. Không có gì đáng xấu hổ cả, nếu ta chịu khó đọc lại thật kỹ trận địa bố trí của địch để giải mã cho được công hiệu chiến thuật của chúng - thậm chí có học kẻ thù để đánh lại chúng cũng không có gì để phải chạm đến sĩ diện của ta. Trong các thứ học, có cái phải học từ phía kẻ thù. Trong các thầy dạy ta, có một người “Thầy” là kẻ thù của chúng ta. Phải can đảm và loại trừ thói tự cao - tự phụ, nếu có. Học ai cũng được, miễn học để có thêm kiến thức, tri thức, kinh nghiệm phục vụ việc nâng cao hiệu quả chiến đấu cho các đơn vị của ta đều phải được xem là tốt.

        Cuối cùng, Bộ Chỉ huy thống nhất điểu chỉnh cách đánh theo lối du kích “đánh nhanh, rút gọn”. Chỉ 2 đến 4 chiếc MiG-21 trực chiến đấu một ca. Khi xuất kích đánh chặn, MiG-21 phải được đài chỉ huy mặt đất liên tục theo dõi, nhắc nhở về việc phải thường xuyên thay đổi độ cao theo kiểu thoắt ẩn, thoắt hiện (rắn lượn) để tấn công, kết hợp cùng MiG-17 hiệp đồng làm nhiệm vụ nghi binh để giành thắng lợi theo từng trận.

        Bộ chỉ huy yêu cầu: trong khu chiến, radar phải nắm chắc địch, dẫn đường chính xác và hiệu quả. Phi công phải tìm mọi cách giám sát cho được các hành động của từng tốp địch, nhất là khi cùng một lúc gặp cả cường kích lẫn tiêm kích, hoặc chỉ gặp những tốp tiêm kích của địch, phải nắm được tình hình địch một cách cụ thể để có những quyết định chính xác nhằm nâng cao khả năng giành chiến thắng, hạn chế tổn thất.

        Kíp trực ban dẫn đường phải kết hợp nắm thông tin từ tình báo kỹ thuật, nắm tin tình báo xa - gần, để tăng khả năng dự đoán các đường bay vào và bay ra của địch, nhằm tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các đôi máy bay của ta lựa chọn khu chiến phù hợp. Dù biết rằng, đối với bộ phận dẫn đường đưa được MiG của ta đánh đúng cường kích của địch là bài toán cực kỳ khó khăn, hóc búa, vì vậy các chuyên gia phải hết sức kiên nhẫn động não để có cách suy tính chính xác mới mong đạt được kết quả khả quan. Trên thực tế trận địa, nếu có cả cường kích đan xen cùng tiêm kích và các loại trinh sát, bảo vệ, gây nhiễu... thì bầu trời tựa như mớ bòng bong, nhiều bài toán hình học không gian xuất hiện cùng một lúc và xếp chồng lên nhau có tính chất điện toán, khiến cho lực lượng dẫn đường chỉ có trong đầu chất xám tự nhiên cùng khối lượng tri thức giới hạn sau vài khóa huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn trong và ngoài nước thì lại càng bội phần thêm khó. Tuy vậy, dẫu biết rằng mọi sự đã hẳn hòi như thế, song có một điều thật hiển nhiên mà ai cũng phải hiểu, đó là: dẫn đường khó một thì phi công khó mười, vì vậy bắt buộc mọi người: từ cấp chỉ huy, đến kỹ thuật viên radar cảnh giới, dẫn đường tiêu đổ, dẫn đường trên màn hiện sóng đều phải hết lòng chia sẻ trách nhiệm cùng nhau thì khả năng thắng địch mới cao lên được.

        Bộ phận Tham mưu, cùng tất cả các bộ phận phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cách đánh, đồng thời theo dõi địch sát sao để kịp thời lên phương án đối phó một cách chủ động. Riêng lực lượng Tham mưu phải ngày đêm nghiền ngẫm, động não cho ra các chiến thuật, đấu pháp mới, sẵn sàng giúp phi công ta chủ động trong huấn luyện để tạo ra hiệu suất chiến đấu cao trong tình hình giặc ngày càng điên cuông đẩy mạnh chiến tranh ở cả hai miền đất nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2019, 07:40:18 am »


MiG-17 TIẾP ТỤС CHIẾN ĐẤU

        Trong lúc tình hình không mấy khả quan cho lực lượng Không quân đánh địch - bởi lực lượng chủ công trong không chiến là MiG-21 đã được lệnh ngừng bay (không biết thời gian nào trở lại) - thì các Biên đội MiG-17 èo uột như tàn quân cũng phải lên trời đánh với bọn “thần sấm”, “con ma”, “hiệp sĩ thánh chiến” hàng ngày. Không thể để bầu trời của ta cho địch muốn làm gì thì làm. Đã đến lúc các chiến sĩ Không quân không chỉ cần nêu cao tinh thần quyết tử bảo vệ Tổ quốc, mà còn phải tỏ ra thiện chiến với mỗi cá nhân trong nổ lực tìm ra cách đánh nhằm chặn đứng đà thắng lợi của kẻ địch, từng bước giành lại thế chủ động trong đối mặt không chiến với kẻ thù. Và Nguyễn Văn Bảy vẫn thầm nói trong lòng quyết đánh cho kẻ thù phải sợ mà chùn chí. Trò chơi tuổi thơ ngày nào hiện về với anh như vỗ về. Chẳng phải ngày xưa Bảy đã từng nghĩ ra bao cách chơi táo bạo bắt các bạn ở phía đối phương phải nể mặt đó sao? Chẳng phải sự dũng cảm và mưu trí của anh trên lưng bò, lưng trâu đã từng mang lại cho phe Bảy những chiến thắng ngoạn mục và hết sức ly kỳ đó sao? Đánh giặc với đánh trận giả là khác nhau, nhưng có một nguyên tắc chung là phải mưu trí, sáng tạo. MiG-21 có ưu thế, nhưng gần đây kẻ địch đã nghiên cứu và nắm được quy luật vận hành và cách đánh lặp đi lặp lại không thay đổi, từ đó mà bị địch bắt thóp, điểm huyệt. Tin vào mình, giàu linh cảm về bản thân khi đối mặt với những cảnh huống khó khăn, nguy hiểm, Bảy cứ ngồi nghiệm ra cách đánh bằng những mũi tên trên đất. Bảy cười một mình với những bài hình học không gian thô sơ, hiển lành được anh vẽ bằng miếng gạch bể cứ lăn tăn, líu la, líu lít trong đầu cùng sự tưởng tượng ngộ nghĩnh chẳng khác anh nông dân tay lấm chân bùn đang ngồi trên bờ đê thửa ruộng vừa trải qua một mùa thất bát để tính tiếp cho lẩn thu hoạch vụ sau lúa chất đầy bổ.

        Bất giác Bảy nhớ lại một lần trên sông, cả bọn con nít, trẻ trâu chơi trò bắt nhau trên nước, Bảy bị vây vào giữa, không đường nào thoát được, dù biết lặn nhưng lặn chưa được dài hơi, bí! Chẳng lẽ đầu hàng để bị bắt,

        Bảy bèn đánh liều hít hơi sâu, lặn một hơi thật dài, mài người sát mặt đất, bườn ra khỏi đám trẻ đang vỗ tay mừng chiến thắng vì nghĩ rằng Bảy hết đường chạy. Nào ngờ, Bảy lặn một hơi thật sâu, thật dài, cố chui vào được tầng lá thấp phủ ngang mặt nước của cây bần để trốn an toàn. Tụi nhỏ đợi mãi không thấy “kẻ địch” nổi lên. Chúng bắt đầu hoảng, cứ cho rằng Bảy đã chết chìm, hay bị bà thủy, hà bá gì bắt, bèn tháo lên bờ, túm quần túm áo mà chạy thục mạng, vừa chạy vừa la làng:

        -   Bớ làng... thằng Bảy Đầu Giồ bị bà thủy bắt...!

        -   Thằng Bảy chăn bò bị hà bá bắt... Bớ làng xóm ơi!

        Bảy nghe sướng quá, khoái chí quá đi mất. Cho chúng nó hết hồn chơi. Bảy cứ lặng im trong lùm lá, hút gió làm chim vịt kêu chiếu. Trời lại đi dần vào chạng vạng. Đến lượt người lớn kéo nhau lao ầm ầm xuống sông lặn tìm thằng Bảy. Trong đó có cả anh Hai, anh Ba của Bảy. Còn ông già tía của Bảy thì đứng trên bờ la bài hãi “Phải kiếm cho được nó về. Cái thằng nghịch tử... trời đánh!”

        Sau đó, hít một hơi thở đầy, Bảy lặn lại mé nước gần đó, chỗ có lùm cỏ lau, cỏ đế mà lẻn bò lên bờ. Đói bụng. Bảy đi một tăng lại chỗ có buồng chuối vặt được từ gò mả mồ côi giú trong lùm, lột ra, làm một hơi hết hai nải, no bụng, lúc túc lội về. Tới sân lúa hàng xóm, thấy có bọn cùng Bảy chơi cút bắt dưới sông hồi chiểu đang tụm nhau một cách đầy hứng thú với trò bịt mắt bắt dê, Bảy liền nghĩ ra cách ma hiện hồn làm cho chúng nó sợ. Tụi mầy chơi xấu, biết tao chết rồi mà vẫn kéo nhau đi chơi vui, không đứa nào biết buồn...

        Khi về đến nhà thì hỡi ơi! Nhà Bảy đầy chật người, nhiều người khóc la như cảnh nhà có tang điếu. Hồn phách lạc mất, Bảy run rẩy nép vô hàng rào khi nhìn thấy đám trẻ chơi bắt dê ban nãy chạy ào tới, trợn mắt chu mổm hét toáng lên:

        -   Thằng Bảy nó thành ma rồi...!

        Trời bất dung gian đảng, ông già tía của Bảy đi mua đinh về chuẩn bị đóng quan đóng quách cho nó, thấy có thằng bé thụt ló bên hàng rào, nhìn một lúc, ông liến túm lấy cổ nó lôi vào nhà. Mọi người tá hỏa. Ông già định lôi Bảy xuống bộ ngựa nhà dưới mà nện cho một trận nên thân, nhưng mấy người bà con xót lòng ngăn cản:

        -   Nó còn sống là mừng muốn chết rồi, còn đánh đòn nó làm gì. Cho mấy bác, mẩy cô, mấy bà xin đi!

        Câu chuyện nghịch ngợm là như vậy. Tự dưng hôm nay Bảy lại nhớ đến nó. Chắc là có chút duyên cớ gì đây. Hay là “lặn”. Đúng rồi: Lặn!

        Đội hình chiến thuật này thỉnh thoảng Biên đội có đề cập, nhưng chưa lần nào chính thức thực hiện, có thực hiện như trận đánh của Bảy lần trước cũng chưa thật triệt để, chưa thật sự khoa học. Chúng nó bao vây, cố đưa mình vào giữa để “kẹp” lại, mình phải nghĩ ra cách phá thế võ của chúng nó chứ. Phải rồi: Lặn! Lặn xuống, lặn ngược - trồi ngược lên trời. Thế đấy. Thứ nhất chúng nó không bắn mình được. Thứ hai, mình khéo nhử một chút là chúng nó có thể bắn vào nhau, gậy ông đập lưng ông, quân ta bắn quân mình!?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2019, 06:40:10 am »


        Vẽ tới vẽ lui một hổi trên mặt đất, Bảy thấy hứng khích trong lòng, bèn đem cách “lặn” nói lại với Mẫn. Người bạn thần giao cách cảm của Bảy không những không cười, mà còn thú vị và gật đầu bàn thêm với Bảy về cái “chiêu thức” mới nẩy của hai anh em.

        - Có lẽ trận anh làm cho chúng nó phải bắn vào nhau rơi một con F-4 là chiến thuật “lặn và trồi” này đây.

        - Khi nào tụi nó ỷ đông mà vây mình thì mình sẽ chơi cái trò độc đáo này. Vấn đề là phải luyện thêm phần bay xuyên thẳng, thay vì 30 - 45 độ thì mình kéo cao bất thần theo góc 70 - 90 độ, sau đó lấy bằng, tạo thế công kích; rồi ngoặt trái, cắt cánh hẹp vòng phải, và “lặn”, hoặc “hụp” cho thật thuần thạo. “Lặn”, hoặc “trôi ngược”. Đúng như vậy. Nhưng trồi thì khó hơn, nhất là trồi ngược lên trên theo kiểu thăng thiên, bởi sự quan sát của chúng tốt hơn và còn bởi sức ép sẽ rất lớn khi tăng tốc xuyên khoan. “Hụp” thì dễ, bởi cạn hơn, chúng nó khó quan sát, ít hao dầu, đổi lại là mức độ an toàn thấp hơn; nhưng cách này lại có ưu điểm là lấy bằng lại dễ, di chuyển nhanh, cơ động tốt hơn. Khi “hụp”, hoặc “lặn”, hay “thăng thiên”, xuyên thẳng thì phải có anh em trông chừng, và phải tối ưu cho việc chọn lợi thế để kịp tiếp cận bất ngờ chúng nó mà nổ súng. Khi trồi ngược kiểu thăng thiên thì phải bình tĩnh, chuẩn bị trước tư thế lấy bằng nhanh, chiếm ngay ưu thế độ chênh, quan sát để có thể tấn công địch nhanh chóng, bất ngờ từ phía trên. Mới chỉ là những ý tưởng manh nha trong đầu, phải thử nghiệm, thực hành thêm nhiều lần.

        - Có lý. Khi được phân công bay, mình nhớ dành thời gian tập thêm!

        Bảy và Mẫn luyện được vài lẩn, sau đó báo với cấp chỉ huy trực tiếp là hai người đang nghĩ ra cách phá giải đội hình đông như ruồi của chúng trên cơ sở đúc rút từ trận không nổ súng mà thắng cùng vài miếng thế kết hợp nữa. Chỉ huy gật đầu và cho thêm giờ bay để thử nghiệm.

        - Biên đội xuất kích chỉ hai chiếc thôi! Nhiều sẽ dở, bởi đội hình sẽ rườm rà. Có thể cần thêm Biên đội hai chiếc khác trong vai trò nghi binh và khi cần thì chuyển đổi vị trí cho nhau.

        - Được. Mấy hôm tới, có điều kiện thì đánh thử liền.

        - Vâng. Xin đồng chí chỉ huy đừng nói sớm với mọi người. Chờ thử nghiệm xem tính hiệu quả có cao không đã.

        - Nhất trí. Tôi tin là sẽ thành công. Trước đây mình có nghĩ tới, có thử một vài lần và cảm nhận được hiệu quả nhưng chưa hội đủ các yếu tố tác chiến để có thể xem là một bài bản chiến thuật như lần này.

        - Đổng chí chỉ huy, đồng chí có nhớ trận đánh hồi cuối tháng 9-1966, tôi đã làm cho tụi nó phải bắn vào nhau?

        - Có nhớ. Lần đó không bắn hạ chiếc nào mà ta vẫn thắng. Đó cũng là cách đánh của du kích miền Nam lâu nay với quân Mỹ ngụy. Tuyệt lắm! Cố gắng nhé. Điển hình đấy, hai chàng trai miền Nam ưu tú của đơn vị. Chúc thành công!

        Khi đồng chí cán bộ tham mưu Trung đoàn đi rồi, Bảy và Mẫn xoay người lại, như mọi lần, cả hai đưa hai bàn tay đánh “chát” vào nhau như một lời thể.

        - Quyết tâm nhé!

        Sân bay đơn sơ, thoáng đãng và dễ tính đến mức các anh chị bò cũng vào ngao du và chơi cùng nhân viên sân bay được. Rất dã chiến. Mặt đất đầy thương tích, vá víu. Đất sỏi cứ làm cực những công nhân quét dọn sân bay. Mỗi ngày mấy lượt. Một hòn sỏi nhỏ cũng có thể gây ra tai họa lớn. Ba người công nhân vừa vác chổi đi ngang, cười chào với Mẫn và Bảy.

        - Cực hả? Cảm ơn nhiệt tình, nhiệt tâm của mấy anh chị.

        - Phải cố gắng để các anh cất, hạ cánh an toàn chứ. Chúc thắng lợi nhé!

        - Tụi này bắn hạ máy bay Mỹ có công lao của mấy anh chị đó. Biết ơn lắm lắm nhé.

        - Không có chi. Nhiệm vụ mà. Chúc may mắn! Bà này, đánh giặc chứ có phải đánh bài đâu mà chúc may mắn. Phải chúc thắng lợi. Đánh giặc mà cứ trông vào may mắn thì biết bao giờ mới thắng các anh nhỉ. - Anh tổ trưởng nhóm công nhân thúc vào người bạn nữ, cười.
        Một đồng chí trung tá vừa đi tới, liến dừng lại, nhìn những chị em công nhân, rồi nhìn sang các chiến sĩ phi công đang vào ca trực chiến, gật đầu ý vị:

        -   Một câu triết lý rất hay. Đúng vậy! Đánh giặc là không nên cầu mong sự may mắn hay lo sợ vể sự rủi ro. Đánh giặc trước hết là bản lĩnh, sau đó là sự gan dạ, tinh thần cảm tử. Ai cũng muốn may mắn thuộc vế mình thì đánh với đá gì được nữa. Đánh giặc là cầm chắc tỷ lệ chết bằng hoặc cao hơn tỷ lệ sống, phần tử nhiều hơn phần sinh, nhất là đánh với kẻ địch mạnh hơn ta rất nhiều lần như thằng Mỹ - có vậy mới có anh hùng chứ. Người bản lĩnh là làm cho cái phần “chết” trong một trận chiến đấu nó bé lại, cái phần “sống” nó lớn dần lên, choán hết cái phần “chết” và thắng mà vẫn sống còn. Chúng ta quyết thắng giặc bằng chí cả, bằng bản lĩnh, trí tuệ, chứ không bằng sự may mắn. Chúc các đồng chí luôn đủ tinh thần, nghị lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Không quân ta. Chúc các đồng chí chiến thắng trong lần xuất kích tới và nhiều lần sau nữa. Giặc Mỹ nhất định phải thua trên bầu trời Tổ quốc chúng ta!

        Vâng, đúng như vậy. Bảy, Mẫn, và nhiều anh em trong đơn vị từ lâu đã nghĩ như vậy, nhưng không đủ lý lẽ để giải thích như đổng chí Phó Chính ủy Trung đoàn vừa nói, nhân một lời chúc của chị công nhân quét dọn phi trường. Đó là chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Đó là sự hy sinh vì Tổ quốc. Đó là tinh thần quyết thắng của Dân tộc Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người chiến sĩ của nhân dân cũng không mong cẩu vào sự may mắn. Chờ đợi sự may mắn là đánh mất đi phân nửa tinh thần chiến đấu khi đối diện kẻ thù. Nói cách khác, cẩu nguyện, cầu mong sự may mắn xảy đến với mình là kẻ hèn nhát. Bọn phi công Mỹ thua phi công Việt Nam về tinh thần hy sinh. Đó là lợi thế của người lính Việt Nam khi chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Đó là một phần của sự chiến thắng!

        Mấy tháng trôi qua. Nguyễn Văn Bảy và đồng đội đã có hàng chục lượt quần nhau với bọn giặc trời Mỹ. Bảy và các đồng đội đã góp công bắn rơi thêm hàng chục máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc thân yêu. 
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2019, 06:40:58 am »

   
ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC LẦN THỨ I -  (THỜI CHỐNG MỸ)

        Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn đều được đơn vị bầu vào danh sách đại biểu đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Trước khi khai mạc Đại hội, tối ngày 5 tháng 1 năm 1967, Nguyễn Văn Bảy, Võ Văn Mẫn cùng 35 đại biểu ưu tú của Quân đội được ưu tiên đến gặp và thăm Bác.

        Khi đồng chí Tư lệnh Phùng Thế Tài báo cáo thêm về trận Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn chỉ với Biên đội hai chiếc MiG-17 mà diệt được hai con F-8 của địch, cùng trận không bắn rơi máy bay địch mà thắng, Bác vui mừng đứng lên nhìn xuống hàng ghế dưới, giọng trìu mến, ấm áp, Người nói:

        - Có phải chú Bảy, chú Mẫn trong lần gặp Bác trước không? Bác vẫn nhớ chú Bảy quê Sa Đéc, chú Mẫn người Bến Tre. Bác hoan nghênh các chú. Nào, chú Bảy, chú Mẫn, chú Hanh, chú Lích... hãy đứng lên cho Bác nhìn xem các chú có thay đổi nhiều không.

        Bốn chiến sĩ phi công đứng lên cùng tiếng vỗ tay của mọi người. Bác đưa tay vẫy chào:

        - Các chú giỏi lắm. vẫn trẻ trung, bình dị, và rất ngoan cường, ra dáng bộ đội Không quân Nhân dân Việt Nam anh hùng lắm. Bác biểu dương nhiệt liệt.

        Rồi Bác gọi đến Ngô Thị Tuyển, Trần Thị Lý, Mẹ Suốt, anh hùng người Tây Nguyên Hồ Giáo... và nhiều đứa cháu, đứa con ưu tú của hai miền với những lời thăm hỏi, động viên ân cần, thương mến. Cả hội trường tràn ngập mến yêu, xúc động. Bác ôm và tiễn chân từng người. Một buổi gặp gỡ thật ngọt ngào của Bác dành cho các chiến sĩ.

        Ngày 6 tháng 1 năm 1967, giữa Hà Nội trái tim Tổ quốc, bên cạnh những chiến hào, giao thông hào, ụ pháo, trận địa tên lửa còn đầy khói đạn và tiếng bom gầm, tiếng máy bay Mỹ rít rú, Đại hội yêu nước chống Mỹ lần thứ nhất được trang trọng tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Lê Thanh Nghị... đến dự cùng sự góp mặt của 500 đại biểu khắp các miền Tổ quốc về dự. Có cả đoàn Đại biểu miền Nam Thành đồng Tổ quốc. Khi giới thiệu đến đoàn đại biểu miền Nam, cả hội trường đứng dậy vỗ tay vang dội cùng với những lời hoan hô, những nụ cười và những giọt nước mắt.

        Sau diễn văn khai mạc, đến tiếng quân nhạc vang rền hùng tráng, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu đồng chí Lê Thanh Nghị lên đọc báo cáo thi đua. Những tràng pháo tay không dứt khi bản báo cáo vừa kết thúc bằng lời chúc thành công và lời chào quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

        Qua hai ngày làm việc, Đại hội nhất trí tuyên dương 45 tập thể, 111 cá nhân anh hùng, có 31 anh hùng Quân đội. Trong số 31 anh hùng Quân đội, Quân chủng Phòng không - Không quân có ba phi công MiG-17 được phong danh hiệu anh hùng: Trần Hanh, Lâm Văn Lích, Nguyễn Văn Bảy, Đại đội Trưởng pháo cao xạ Nguyễn Viết Xuân..., những phi công, sĩ quan chỉ huy các trận địa phòng không tài ba, dũng cảm phi thường. Ngoài ra, Đại hội còn phong tặng thật nhiều gương mặt đáng yêu, đáng khâm phục khác từ các miền đất nước, như các anh hùng: Mẹ Suốt Quảng Bình - người chèo đò làng Bảo Ninh có hàng trăm bận vững tay chèo đưa bộ đội đi ra chiến trường chi viện tiền tuyến lớn dưới tọa độ bom hết ngày nẩy sang ngày khác; Hồ Giáo, Ngô Thị Tuyển, Trần Thị Lý từ chiến trường miền Nam và hàng trăm gương mặt thân yêu khác.

        Buổi sáng của ngày thứ hai tới phần phát biểu của lãnh đạo, quan khách và các chiến sĩ, sĩ quan ưu tú vừa được tuyên dương. Bao nhiêu cầu chuyện anh hùng từ các bà má hậu phương đến chị du kích, ông lão dân quần chiến đấu kiên cường làm Đại hội rưng rưng xúc động và cảm phục.

        Buổi chiều, đến phần phát biểu tiếp theo của những người con trung dũng vừa được Đại hội tuyên dương, tên anh hùng Nguyễn Văn Bảy quê ở Lai Vung - Sa Đéc - Vĩnh Long được xướng lên:

        - Xin trân trọng giới thiệu thượng úy, anh hùng Nguyễn Văn Bảy, người phi công lái MiG-17 của Không quân Nhân dần Việt Nam đã bắn rơi hai “con ma” F-4 hiện đại bậc nhất - niềm tự hào của Không quân Mỹ, một con “thẩn sấm” F-105, một chiếc F-8 tiêm kích hung hăng của đế quốc Mỹ, phát biểu cùng Đại hội về quá trình phấn đấu để đạt được thành tích như hôm nay. Xin mời!

        Nguyễn Văn Bảy cười tươi, bước lên sân khấu, chỗ bục gỗ có chiếc micro gắn sẵn đang được người dẫn chương trình chỉ tay, mời:

        - Mời đồng chí. Cứ kể tự nhiên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2019, 06:42:02 am »


        Nguyễn Văn Bảy cúi chào Chủ tịch Đoàn, quay xuống chào đại biểu, quan khách, rồi xin phép phát biểu:

        - Thưa các đồng chí! Thưa quý vị đại biểu. Tôi vốn là thằng thanh niên chăn trâu, chăn bò. Ba má tôi vốn là nông dân. Ngày tôi theo kháng chiến, chỉ mới học hết lớp ba trường làng, chưa đi xe hơi lần nào, ngửi mùi xăng thích như người ta ngửi mùi dầu thơm, chưa biết chạy xe đạp. Lúc bé, hai anh em quảy xà-vi đi bắt chuột, thấy máy bay Pháp bắn cách 4 - 5 cây số, tưởng nó bắn mình, hai anh em lặn xuống nước ao ruộng mà trốn máy bay. Chỉ nhìn thấy máy bay ở tuốt trên trời cao, chứ nào dám hình dung ra một ngày nào mình được đi máy bay, chứ không dám nghĩ tới chuyện được lái máy bay đâu. Ngày tập kết ra Bắc, cầm tờ báo Nhân Dân chưa biết đọc cách nào. Rồi nhờ Đảng, Bác Hồ, nhờ quân đội, nhờ tập thể đồng đội, anh em và mọi người giúp tôi phấn đấu từ thằng học lớp ba đến lái được máy bay và trở thành phi công chiến đấu. Tôi có tất cả 12 năm để cùng đơn vị lớn lên, cùng đơn vị chiến đấu theo lời Bác Hồ dạy phải đánh thắng đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa Bác vào Nam thăm đồng bào đồng chí. Tôi không tự mình trở thành anh hùng được. Thành tích nhận được hôm nay, trước hết là của tập thể, đơn vị, của đồng đội, anh em. Vinh quang trước hết thuộc về Đảng, quân đội, tập thể, kể cả của anh em công nhân quét dọn sân bay, anh cơ giới kiểm tra sửa chữa, kiểm tra an toàn trước khi máy bay cất cánh, anh quân giới lắp đặt vũ khí đạn dược, anh kỹ thuật điện, vô tuyến điện, đặc biệt là các chuyên viên tiêu đồ Sở Chỉ huy, bản thân các đồng chí chỉ huy, các đồng chí dẫn đường bên màn hiện sóng... Một trăm người dưới đất phục vụ cho một người bay lên trời đánh giặc. Cho nên thành tích nẩy trước hết là của tập thể, của đơn vị. Cho phép tôi được nói thật lòng mình như thế. (Tiếng vỗ tay bất chợt vang lên, Bảy xúc động ngừng phát biểu, cúi đầu cảm ơn Đại hội. Lúc sau, Bảy mới xin phép trình bày tiếp ý kiến của mình) Sau đây, xin phép Đại hội cho tôi kể vài chuyện nhỏ, nhưng ấn tượng với tôi trong những ngày chiến đấu.
         
        Rồi thay vì kể một mạch chuyện 4 lần Bảy bắn hạ máy bay địch, Bảy lại kể chuyện lần đầu tham gia xuất kích sau hàng năm trời tập luyện, chờ đợi được đi đánh, rồi cứ sợ lạc đội hình, sợ vi phạm kỷ luật bay theo sơ đồ chiến thuật, mải tập trung vào số 1 chứ không chú ý theo dõi địch, cuối cùng bị bắn cho một quả tên lửa thủng đến 82 lỗ mà vẫn cố gắng lái máy bay về sân hạ cánh. Đó là bài học nhớ đời cho bản thân Bảy và các phi công sau nẩy. Có một câu hỏi của đại biểu gửi lên, Bảy đọc và gật đầu, nhanh chóng trả lời:

        Thưa các đồng chí cùng quý vị đại biểu! Cho tới nay tôi đã có hơn 50 lần xuất kích, trực tiếp tham gia không chiến 8 lần, bắn rớt 4 máy bay địch. Có đồng chí đại biểu hỏi: lúc chiến đấu có nghĩ đến sự hy sinh không? Xin thú thật, lúc đi theo Cách mạng những ngày đầu là vì ham vui thôi, thấy súng, khoái, thích được mang súng. Nhưng khi được gia nhập quân đội, dần dần được Đảng, Quân đội giáo dục, dạy dỗ, sau đó thì giác ngộ, thấy Cách mạng là lý tưởng của tuổi trẻ, làm Cách mạng là để giải phóng Dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội thoát khỏi áp bức, bất công, đem lại công bằng, bình đẳng... rồi yêu, rồi nguyện sẵn sàng hy sinh cho dân cho nước. Tới chừng đó thì ai cũng hiểu và xác định rằng: làm Cách mạng, trước tiên phải là sự hy sinh - vì không hy sinh thì đâu còn nghĩa lý gì? Nó như một nguyên tắc quán xuyến từ đầu đến cuối về tinh thẩn, tư tưởng, không phải nghĩ tới, nghĩ lui gì nữa. Giống như miếng sắt đã được luyện và rèn thành con dao phay rồi, xài nhiều, dao lụt thì mài, mài xong lại bén. Còn khi chiến đấu thì chỉ nghĩ làm thế nào để tiêu diệt kẻ thù thôi. Chứ cứ nghĩ đến chuyện sống chết, mất được thì làm sao mà đánh giặc, chỉ nghĩ lung tung trong vài giây là ăn tên lửa của địch liền. Tôi nghĩ ai làm Cách mạng cũng vậy, chứ không riêng gì các chiến sĩ Không quân. Cần chết thì chết, chẳng sao cả. Bao nhiêu đồng chí, đồng bào đã ngã xuống cho đất nước ta có ngày hôm nay, chứ đâu đợi đến bây giờ mới có chuyện sống chết mà tôi hay các người lính khác phải nghĩ tới.

        Những câu trả lời thật hay và thật thú vị. Cả hội trường vỗ tay.

        Kế đó, Thượng úy Nguyễn Văn Bảy kể chuyện về người bạn thân của mình - Võ Văn Mẫn - lần đầu bắn rơi chiếc F-8 của Mỹ trong trận xuất kích chỉ có hai chiếc MiG-17 “bà già” do Mẫn và Bảy lái, để mọi người thấy cái khí chất kiên cường của người anh em Nam Bộ quê ở Bến Tre - Xứ Dừa Đồng Khởi.

        Dừng lại, hớp một ngụm nước thấm giọng, Bảy nói tiếp:

        - Cả 50 lẩn xuất kích, do sự sắp xếp đội hình, do chưa có điều kiện chắc chắn để bắn hạ máy bay địch, bạn tôi - Võ Văn Mẩn - chưa bắn được loạt đạn nào thật sự là của mình, dành cho mình về phía kẻ thù, (chỉ bắn hỗ trợ đồng đội theo yêu cầu chiến thuật, hoặc bắn hù địch cho mình và đồng đội thoát ly khi có lệnh) từ đó gieo rắc sự hoài nghi về năng lực chiến đấu của phi công Võ Văn Mẫn đối với một vài vị chỉ huy và đồng đội trong đơn vị. Không nản lòng, không nhụt chí, Mẫn cuối cùng cũng lập được chiến công khi bắn địch chỉ ở cự ly 200 m, bay giáp lá cà sát nhíp, gán đến mức có nhiều mảnh mi-ca vỡ ra rơi dính vào các bộ phận máy bay - con MiG của anh. Cừ thật! Và sau đó ít lâu, giống như quen tay quen mắt, hay được Ông bà - Tổ tiên gì phù hộ (cười) Mẫn lại tiếp tục bắn rơi tiếp hai chiếc F-4 của địch - chiếc thứ ba trong bản thành tích của Mẫn. (Xin lưu ý quý vị: mỗi chiếc F-4 có đến hai tên giặc lái). Tính cách đánh giặc từng người khác nhau, phải kiên nhẫn chờ đợi. Chiến đấu dưới mặt đất còn có đường rút, chiến đấu trên trời chân không chạm đất, không chạy đâu được, những kẻ nhát gan không thể tổn tại và có mặt trong đội hình tác chiến sau vài trận chiến đấu. Người bắn rớt máy bay địch hôm qua là anh hùng. Người hôm qua chưa bắn rớt máy bay địch, ngày mai bắn rớt cũng sẽ trở thành anh hùng. Anh hùng trong nhân dân và trong hàng ngũ phi công còn nhiều lắm, nhiều vô kể, thưa quý đại biểu...

        Hội trường lại vang tiếng pháo tay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2019, 06:42:18 am »


        Bảy lại nhắc và kể tiếp chuyện lẩn đấu Mẫn bắn hạ chiếc F-8. Hai anh em bay cả ngày trên trời với 5 lần cất cánh để canh chờ địch, nhưng không gặp, đến chuyến cuối ngày, vẽ đến sân, chuẩn bị hạ cánh ăn cơm vì đói bụng, thình lình từ Sở Chỉ huy và dẫn đường cho biết là có địch vừa đi đánh ở Cầu Giẻ - Ninh Bình kéo nhau về, Bảy cùng Mẫn liền thống nhất ý kiến và xin lệnh được quay lại tấn công. Biên đội nhỏ, chỉ có hai người, như cặp song tấu, chỉ cây dờn cò với cây dờn kìm, ráp nối nhau cho tròn 6 câu vọng cổ... Bảy rảo mắt nhìn xuống phía đại biểu, liếng thoắng kể chuyện hai anh em như có thần giao cách cảm, chưa kịp nói đã hiểu, đứa này công kích thì đứa kia bảo vệ, đứa kia công kích thì đứa nấy canh giữ, đứa rẽ trái thì đứa vòng phải, đứa lên thì đứa xuống, đứa tới thì lập tức có đứa lui, đứa bay xoắn ốc thôi miên địch thì đứa còn lại đưa tay vô ổ cò chờ giặc hoảng loạn giạt ra thì ấn nút. Thật thích. “Hai chúng tôi không cần liên lạc vô tuyến điện với nhau, thuộc lòng tính nết nhau hết nên đánh nhanh, gọn, không xử lý rườm rá, lỡ nhịp, như trong biên đội 4 người. Lâu lầu mới có một trận lạ kỳ và thú vị đến như vậy, khiến địch không biết đường chạy, chạy đâu cũng gặp địch thủ, không Bảy thì gặp Mẫn chận đầu, chậm trễ thì hết nhiên liệu, không bị bắn cũng rơi. Hai anh em dí bọn F-8 mà như dí chuột trên đồng trống, rồi hốt nó gọn ơ, thắng ngon lành, tốn chưa hết 30 viên đạn. Một trận đánh khỏe hơn một lần bay tập. Thiệt là đã!”

        Một trận đánh giặc sinh tử, chết sống, mà tự dưng nó thi vị như vậy nên để lại ấn tượng trong lòng Bảy rất sâu, thi thoảng nhớ đến nó, anh lại cười một mình và thấy thương thằng bạn lãng mạn hay viết nhật ký, làm văn và sáng tác cả thơ của mình.

        Bảy lại cười thật hiến và xin phép kết thúc câu chuyện kể bằng mấy lời nói về bạn:

        - Chính người bạn Võ Văn Mẫn này của tôi sẽ là người còn gan dạ, tài trí hơn tôi rất nhiều. Đến hôm nay, Mẫn đã bắn rơi tất cả là ba máy bay kẻ cướp của địch, trong đó có hai chiếc F-4 Phantom II. Trận đáng nhớ nhất của bạn ấy là trận ngày 16 tháng 9 năm 1966. Bạn ấy cùng đồng đội trong Biên đội đánh với hơn 30 con F-4, F-8 của địch. Cả biên đội bắn rơi 6 chiếc - riêng Mẫn bắn rơi hai chiếc. Máy bay của Mẫn bị thương, Sở Chỉ huy cho lệnh nhảy dù, nhưng Mẫn không nhảy dù, cố lái máy bay lượn thêm mấy vòng để bảo vệ cho đồng đội an toàn, sau đó dũng cảm và khéo léo lái con MiG thân yêu về tới sân bay hạ cánh an toàn. Sự việc xảy ra ngoài sức tưởng tượng của các đồng đội và cả kíp trực dưới đất. Hôm ở đại đội bình bầu, cả Võ Văn Mẫn cùng có tên trong danh sách đề nghị tuyên dương anh hùng, nhưng khi đưa danh sách lên trên, các đồng chí cân nhắc, sợ một phi đội có 12 người, chọn tuyên dương hai, lấn hết phần của đơn vị khác thì sao, lại nữa đại đội cũng nên khiêm tốn, tránh sự hiểu nhẩm rằng chỉ có đại đội ta đánh giặc giỏi, sinh phiến, không khéo thì mất đoàn kết, nên trong cuộc họp, Mẫn tình nguyện rút tên mình ra. Tôi không chịu, muốn nhường cho Mẫn trước, nhưng Mẫn cương quyết chối từ, cuối cùng, kéo dài cuộc họp để nói về công lao của những cá nhân, thật chẳng hay ho chút nào khi kẻ thù đang vần vũ trên đầu, đành kết thúc cuộc họp với danh sách một người được đề nghị tuyên dương: là tôi. Thật thương cho Mẫn. Thực sự, Võ Văn Mẫn đúng là một anh hùng chưa được tuyên dương. Ngoài đời, Mẫn là người ít nói, chắc dạ, cứng lòng và anh thuộc tip người đã không làm thì thôi, chứ một khi đã hành động thì anh sẽ làm đến nơi đến chốn, chết cũng không từ. Tôi tin tưởng rằng, bên cạnh anh em tập thể, Mẫn nhất định sẽ là một anh hùng bắn rơi nhiều máy bay địch nữa. Đại hội anh hùng - chiến sĩ thi đua lần tới, nhất định Võ Văn Mẫn sẽ là người thay tôi, bước lên bục danh dự nấy để nói về thành tích đánh giặc trên bầu trời của anh và đồng đội cho quý vị đại biểu cùng nghe!

        Ngừng một chút, Bảy nhìn về phía người bạn mình ngồi dưới hội trường, định giới thiệu và mời Mẫn đứng dậy cho mọi người biết mặt anh, nhưng Bảy thoáng trông thấy Mẫn khoa tay tỏ vẻ không đồng tình vì phải phiến tới mọi người, đành cười giã lả, gật đầu rồi lặng im. Bất ngờ có một người trong đoàn của Bảy và Mẫn đứng lên giới thiệu:

        - Xin được phép giới thiệu đồng chí Võ Văn Mẫn, người Nam Bộ - Bến Tre, đã bắn rớt ba máy bay Mỹ rồi đấy ạ. Lờ bộ, Nguyễn Văn Bảy đành vội vàng đưa tay về phía người đồng đội chưa được tuyên dương của mình - Mời đồng chí Võ Văn Mẫn đứng lên cho mọi người biết ạ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM