Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:32:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2019, 08:07:16 am »


        Từ những ngày ác liệt ấy, những toán, những đội cảm tử rà phá bom, mìn, thủy lôi, bom từ trường phong tỏa của Mỹ được thành lập. Với tinh thần “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”, “Ra đi xin trọn lời thế; chưa hết bom giặc chưa về quê hương”, các đơn vị dũng cảm, sáng tạo của nhân dân ta đã tự nghiên cứu và phát minh loại thiết bị tạo ra từ trường mạnh để phá hủy hoặc vô hiệu hóa khả năng nổ phá của bom, mìn, thủy lôi của địch, giải tỏa được sự phong tỏa thâm độc và vô nhân của giặc Mỹ, góp phần cùng thắng lợi chung của dân tộc. Hàng chục chiến sĩ cảm tử đã nằm lại trên biển để cho các ngọn hải đăng còn sáng mãi tận sau này.

        Và cùng với chiến trường miền Nam, trên mặt đất, bầu trời miền Bắc lại đỏ lửa địa võng thiên la như ngày nào với quyết tâm đánh gục ý chí giặc Mỹ sau lần trở tráo, không chịu ký kết Hiệp định Paris mà trước đó chúng đã ký tắt cùng phái đoàn ta vào ngày 30-31 tháng 10 năm 1972, tại bàn hội nghị bốn bên giữa thủ đô nước Pháp.

        Nhưng, trước đó, với quân dân cả nước và với riêng Nguyễn Văn Bảy, một kỷ niệm buồn và đau như một vết thương trong lòng kéo dài suốt nhiều năm là ngày Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo tin buồn cho toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ thiên tài của Nhân dân Việt Nam - đã từ trần vào 9 giờ 47 phút ngày 3 tháng 9... Cả trời đất u buồn. Toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân thương nhớ Bác. Một trái tim, một cuộc đời, một sự nghiệp: tất cả chỉ dành cho Tổ quốc, Dân tộc và những con người bị áp bức trên trái đất này!

        Mọi người đều lặng lẽ nuốt vào lòng những giọt nước mắt mặn thắt ân tình dành cho Bác. Bài thơ Khóc Bác của nhà thơ Tố Hữu làm tất cả những con tim đau đớn đến nghẹn lòng.

        “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
        Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
        Chiều nay con chạy về thăm Bác
        Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa
        Ôi, Bác Hồ ơi, những xế chiểu
        Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu

        ..."

        Đến ngày làm lễ truy điệu Bác, giọng của đồng chí Lê Duẩn trầm thấp xuống bên những tiếng nấc nghẹn ngào:

        “Dân tộc ta, Nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - người anh hùng Dân tộc vĩ đại - và chính Người đã làm rạng rỡ Dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta...

        Người nói: “Nước ta là một, dân tộc ta là một”, “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam”...

        Vĩnh biệt Người, chúng ta thề...”

        Mâ'y ngày tang lễ, Nguyễn Văn Bảy và các chiến sĩ anh hùng lúc nào cũng được phân công luân phiên đứng túc trực bên linh cữu của Bác kính yêu cho đến hôm làm lễ truy điệu tiễn đưa Bác về cõi vĩnh hằng cùng những đàn bồ câu trắng.

        Buổi sáng hôm ấy, Nguyễn Văn Bảy nhớ mãi, với Phi đội 12 chiếc MiG-17 treo cờ tang, Bảy và mười một phi công ưu tú khác của Trung

        đoàn phải quẹt nước mắt bước lên khoang lái, xếp đội hình hàng dọc bay ngang quảng trường Ba Đình để chào vĩnh biệt Bác kính yêu một lần mà trong lòng đẩy tiếng khóc. Một chuyến bay buồn nhất đời người!

        Nguyễn Văn Bảy và anh em phi công được nghe các đồng chí lãnh đạo kể lại những câu chuyện về Bác với miền Nam mà không cẩm được nước mắt. “Nhân dân miền Nam mỗi người, mỗi nhà đều có một nỗi đau. Nỗi đau của tất cả đồng bào luôn ở trong tôi...”. Bác Hồ đã nói như vậy với nữ nhà báo Cuba khi chị đến thăm Bác. Bác thường gọi điện để hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tình hình chiến sự miền Nam. Bác đã nhiều lần để nghị Bộ Chính trị bố trí để Bác được vào thăm đồng bào miền Nam theo đường Trường Sơn, hoặc đường hàng không Hà Nội Phnom-Penh. Nhưng vì thấy sức khỏe Bác không tốt, nên các đồng chí lãnh đạo cứ lần lựa hứa với Bác. Năm 1968, nhận được lời mời từ Chính phủ Trung Hoa, Bác sang Bắc Kinh nghỉ ngơi, chữa bệnh. Đổng chí Lê Đức Thọ trước khi vào Nam công tác đã sang Bắc Kinh thăm và chào Bác. Bác lại tha thiết đề nghị Bộ Chính trị bố trí để Bác vào Nam.

        Bác dặn đồng chí Lê Đức Thọ:

        - Chú vào trong ấy, bàn với chú Phạm Hùng, bố trí để Bác vào thăm đồng bào miền Nam.

        Đồng chí Lê Đức Thọ thưa với Bác:

        - Bác chỉ có thể đi được bằng đường hàng không đến Phnom- Pênh, nhưng như vậy thì phải làm hộ chiếu, và người ta sẽ dễ dàng nhận ra Bác ngay, vì Bác có râu.

        Bác Hồ liền ngước lên nhìn đồng chí Lê Đức Thọ, mắt Bác sáng lên:

        - Thì Bác cạo râu đi.

        - Nhưng cạo râu thì đồng bào miền Nam sẽ không còn nhận ra Bác nữa. - Đổng chí Lê Đức Thọ trả lời miễn cưỡng và biết Bác không vui.

        Bác ngồi yên, vẻ mặt rất buồn. Giây sau Bác lại bảo:

        - Thì cho Bác đi đường biển.

        Hổi đó tàu chở vũ khí tiếp tế cho chiến trường miền Nam vẫn thường cập cảng Sihanoukville. Bác bảo Bác sẽ cải trang làm một thủy thủ, hoặc giấu Bác trong hầm tàu. Bác trình bày tiếp phương án đi vào Nam của Bác theo một kế hoạch rất tỉ mỉ... Thật là thương Bác. Nhưng rồi cũng như lẩn trước, đồng chí Lê Đức Thọ phải khéo léo trì hoãn và hứa:

        - Tình hình còn rất khó khăn. Bộ Chính trị sẽ cố gắng thu xếp để đồng bào miền Nam sớm được gặp Bác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:26:40 am »


        Lúc chia tay, Bác đã ôm thật chặt đồng chí Lê Đức Thọ vào lòng mà khóc. Đổng chí Lê Đức Thọ cũng trào nước mắt.

        Mùng một Tết Nguyên Đán năm 1969, Bác đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân. Cán bộ chiến sĩ Quân chủng đón Bác rất vui, nhưng nhìn Bác không được khỏe như mọi lần, ai cũng cảm thấy buồn lo, thầm mong Bác sớm được mạnh khỏe trở lại như vài năm trước, còn nhận được nhiều tin chiến thắng từ các đơn vị.

        Nhưng sau chuyến đi ấy trở về, bác sĩ kiểm tra điện tim của Bác đã thấy dấu hiệu không lành. Bộ Chính trị lại quyết định mời các bác sĩ Trung Quốc sang điều trị bệnh cho Bác.

        Tháng 5 năm 1969, Bác lấy bản di chúc ra bàn làm việc ngồi sửa lại lần nữa. Bác thường gọi mấy trang bản thảo ấy là “Tài liệu tuyệt mật”. Bác không muốn có người biết Bác đang làm cái công việc cuối cùng của một đời người.

        Cũng trong tháng 5 năm 1969, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt cho toàn quân đến mừng sinh nhật lần thứ 79 của Bác, chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu, và hứa với Bác quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để đồng bào miền Nam được đón Bác vào. Nhắc đến miền Nam, Bác lại cười rạng ngời rồi sau đó bỗng trầm tư, như thể vừa nghe trái tim mình mách bảo điểu gì.

        - Chú hứa chắc đấy chứ? Bác đợi ngày nẩy đã lâu rồi.

        - Dạ thưa Bác, chắc!

        Rồi đồng chí Vương Thừa Vũ thay mặt cán bộ chiến sĩ ôm bó hoa lên mừng thọ Bác. Bác cảm động, cảm ơn mấy chú ở Quân đội luôn quan tâm đến sức khỏe của Bác. Giây phút mừng thọ ngắn ngủi, đơn sơ, nhưng hết sức cảm động đã đi qua. Và không ai ngờ đó cũng là lần chúc thọ cuối cùng dành cho Bác kính yêu!

        Chiếu 12 tháng 8, Bác còn lên nhà nghỉ Tây Hồ ở Hồ Tây thăm Phái đoàn ta từ Hội nghị Paris vừa về và căn dặn thêm đôi điều về thái độ tinh quái, trịch thượng của Mỹ.
Ngày hôm sau, Bác bị viêm phế quản, lại húng hắng ho; bác sĩ kiểm ta thấy bạch cầu tăng đột ngột.

        Ngày 23 tháng 8, các bác sĩ hội chẩn và quyết định dùng Penicillin tiêm cho Bác. Tối hôm ấy, khoảng 21 giờ, Bác thấy đau trong ngực. Các bác sĩ đình chỉ tiêm và thực hiện việc đo điện tâm đổ ngay và thấy rõ có phản ứng nhồi máu cơ tim. Các bác sĩ lại tiêm thuốc trợ tim cho Bác. Tạm ổn được vài ngày.

        Ngày 28 tháng 8, tim Bác lại bắt đầu loạn nhịp. Các đồng chí trong Bộ Chính trị luôn túc trực bên Bác.

        Chiểu 30 tháng 8, Bác nhắc đồng chí Phạm Văn Đổng “Các chú nhớ bắn pháo hoa để mừng chiến thắng!”

        Ngày 31 tháng 8, các đồng chí phục vụ nấu và mang đến bên Bác một tô cháo thật ngon, mời Bác ăn cho khỏe. Bác ăn được vài thìa, khiến ai cũng mừng.

        Nghe tin Bộ đội tên lửa và các chiến sĩ Không quân bắn rơi máy bay không người lái và F-4 của Mỹ ngày hôm trước (30-8), Bác bảo Văn phòng gửi tặng lẵng hoa. Đó cũng là lẵng hoa cuối cùng của Bác mà Bộ đội Phòng Không và Không quân nhận được.

        Lời thơ Tố Hữu lại réo rắt trong lòng các chiến sĩ, trong lòng Nguyễn Văn Bảy và anh em những ngày nhiều mưa, nhiều nước mắt này.

        «...
        Ổi, Bác Hồ ơi những xế chiều
        Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu ..."

        Và vẫn văng vẳng bên tai giọng đọc nghẹn ngào của đồng chí Lê Duẩn.

        “Vĩnh biệt Người, chúng ta thể...!”

        Những ngày tiếp sau, làm theo di chúc thiêng liêng của Người để lại, biến đau thương thành sức mạnh, Nguyễn Văn Bảy cùng anh em đơn vị làm việc, lao động, chiến đấu hết mình với tinh thần tất cả để thực hiện ước muốn của Người: giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, mang hạnh phúc ấm no đến với toàn Dân tộc, quyết tâm xây dựng đất nước ta to đẹp đàng hoàng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:27:59 am »


MƯỜI SÁU NĂM VÀ MỘT LẦN ĐƯỢC NHỚ

        Ở miển Nam, giặc điên cuồng bình định, lấn chiếm, tăng cường bắn phá triệt hạ làng mạc, vùng Giải phóng do người dân làm chủ từ những ngày Tết Mậu Thân Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Cường độ bom đạn tăng cao chưa từng có sau khi Mỹ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nhân dân miền Nam phải thay nhân dân miền Bắc nhận chịu sự cuồng nộ của cả Mỹ ngụy khi buộc lũ quan thầy và bọn đầy tớ phải ngồi vào bàn Hội nghị Paris, thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam là một thực thể chính trị có đầy đủ tư cách tham gia đàm phán về tương lai chính trị của đất nước mình. Hết rải thảm B-52, đến bom đìa, bom bi, chất độc hóa học, cặm quần đóng đồn, bình định, tát dân, đặt quyền kiểm soát, đến bắt lính đôn quân, chà xát xóm làng, tung các chiến dịch phượng hoàng ruồng ráp vào dân nhằm khủng bố, rúng ép, bôi đen gia đình Cách mạng, gia đình có cảm tình, ủng hộ Kháng chiến, đóng đảm phụ nuôi quân, bọn địch không từ một dã tâm nào hòng làm cho lực lượng yêu nước miền Nam phải suy tàn, tạo thế lấn áp Cách mạng khi có giải pháp chính trị mà bàn Hội nghị đặt ra. Người ngoài cuộc, nhân dân Mỹ và nhân loại tiến bộ đều bị bịt mắt bưng tai trước hành vi tăng cường chiến tranh của Mỹ ngụy. Chưa bao giờ nhân dân miền Nam phải chịu khổ cực, đọa đày, chết chóc, cay đắng, đau thương, khốc liệt như những ngày Mỹ bắt đầu phi Mỹ hóa, rồi Việt Nam hóa chiến tranh - kể cả thời kỳ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu truy lùng Việt Minh - Cộng sản, khủng bố trắng những người yêu nước bằng luật 10/1959. Đây cũng lại là một thời kỳ máu kêu trả máu đầu kêu trả đầu ở miền Nam thuở ấy. Tại Hòa Tân An Khánh, Xẻo Mác, xẻo Muống, giáp với Chầu Thành, Lai Vung, Lấp Vò quê Nguyễn Văn Bảy (lúc nẩy thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long) trong một trận càn đầu năm 1969, Mỹ ngụy đã dùng trực thăng vũ trang bắn chết một lúc 200 đồng bào ta từ người già, phụ nữ, trẻ con chạy tản cư trên dòng kinh trống giữa đồng. Không một nhà nào, một người dân nào bình yên. Không một phút, một giây nào không rơi nước mắt và máu. Ắp Tân Sinh, ấp Đời Mới, chương trình bình định hương thôn, hoạt động công dân vụ... là những tên gọi mỹ miều đẩy mưu ma chước quỷ mà kẻ thù đã mang đến cho đồng bào nông thôn miền Nam, giam cầm đồng bào trong sự cai trị và trả thù tàn độc của Mỹ ngụy, là cái giá mà Mỹ ngụy bắt nhân dân phải trả cho chiến thắng Mậu Thân của Cách mạng miền Nam trong những ngày này. Ngay trong gia đình Nguyễn Văn Bảy có tới mấy người ở tù, toàn bộ gia đình dòng họ đều bị vô sổ bìa đen, mấy người hy sinh sau chiến dịch Mậu Thần lịch sử. Người em út của Bảy đã hy sinh trong một bận Tiểu đoàn cơ động tỉnh xé nhuyễn chống càn. Anh Ba của Bảy bị bắt làm tù binh đày ra nhà lao Cây Dừa - Phú Quốc. Cha Bảy vì bị khủng bố, bị mất con, buồn khổ mà sinh bệnh, chết dần chết mòn trong những ngày bình định của Mỹ ngụy. Ông thân của Bảy mất ngủ, cứ chập chờn mơ, giữa đêm gọi tên thằng Hai, thằng Ba, thằng Bảy, thằng út mà người ngày càng rạc ra, cơm, nước, thuốc nuốt không nổi. Bà mẹ của Bảy ngọt ngào dỗ ông:

        - Ông ráng mà khỏe lại để chờ mấy đứa nhỏ nó về. Thế nào rồi cũng phải êm mà. Tôi nghe nói hội đàm ở đâu đó, thằng Mỹ chịu nhượng bộ, sắp rút hết về nước nó rối.

        - Ở đâu chớ ở xứ mình thì tụi nó vẫn lúc nhúc như đỉa Đổng Tháp Mười. Ngày ngày chúng nó cứ hành hạ mình, tức đến thổ huyết mà chết. Nhà mình tự dưng thành cái gai trong mắt tụi nó. - ông cha của Bảy ho mấy tiếng rồi ngồi dậy theo cánh tay đỡ của bà mẹ Bảy. Tui còn trẻ, tui nhẫt định cũng thoát ly mà chống chúng nó, có chết củng ưng cái bụng.

- Tui nghe người ta xì xào là thằng Mỹ nó thua ngoài Bắc rồi. - Bà mẹ nhìn ra ngoài xem có tai vách mạch rừng gì không rồi nói tiếp. Nó sẽ rút quân về nước nó, bỏ thằng ngụy lại một mình thôi. Đằng mình sẽ thẳng, ông à.

        - Thắng ở đâu, chớ ở vùng này, cái lõm đất chó nằm ló đuôi mà Việt Cộng bảy giờ cũng không có được thì thắng cái gì. Tôi sợ tôi không đợi được thằng Hai, thằng Ba, thằng Bảy nó về. Còn thằng út, bà coi đốt nhang cho nó nghen bà. Hôm rồi tôi cũng chiêm bao thấy nó về, đói lắm, phải ăn rau cỏ không thôi, gạo đầu có mà ăn. Tụi nó tát dân ra vùng ngoài hết rồi.

        Ngay lúc đó thì có thằng bé, con trai thứ bảy của người anh thứ Hai của Bảy bước vô, hỏi bà nội:

        - Ở nhà mình sao thứ nào cũng có mà không có thứ Bảy vậy Nội. Con có chú Ba, cô Sáu, cô Chín, chú Mười, chú ứt, còn chú Bảy, hay cô Bảy thì không. Tại sao vậy Nội?

        - Con à... con không có chú Bảy, cô Bảy.

        - Nội có đẻ không mà hổng có...?

        - À... Nội có đẻ nhưng mà nuôi không được...

        - Trai hay gái vậy Nội?

        - À... trai, Nội đẻ con trai nhưng mà nó thiếu tháng nên nuôi không được...

        - Tội nghiệp ghê hén.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:28:22 am »


        Bất thần một tên tề ấp đi cùng tên bình định nông thôn mặc đồ đen, đội nón bo rộng bước vào nhà rồi cười khẩy, nói chen vào câu chuyện của bà nội với thằng cháu trai 8 tuổi.

        - Bà nội mầy nói gạt mầy đó. Mầy có chú Bảy, theo Việt Minh, đi tập kết ngoài Bắc. Nhà này có tới 4 thằng con, 2 thằng cháu, tính trong họ thì cả chục thằng đi theo Việt Minh - Việt Cộng lận. Chú út mầy thì toi mạng rồi. - Hắn rướn khuôn mặt rắn lục đều cáng nhìn bà mẹ - Có phải không bà Ba, ông Ba? Tôi kêu bà gọi mấy thằng con, cả mấy thằng cháu nữa, về mà chiêu hồi, sẽ được chính phủ Quốc gia khoan hồng. Ở trỏng riết rồi hổng có cơm để mà ăn, quần áo để mà mặc, sống như chuột như chốn đó. Người ta chiêu hồi đầy, ai cũng được sung sướng, sao hai ông bà cứng đầu, cứng cổ, không chịu kêu con, kêu cháu nó về?

        Ông Ba - cha của Bảy trở cơn, ho như đuổi hai vị khách không mời mà đến kia.

        Tên bình định nói thêm, đúng bài bản “Xây dựng nông thôn” được đào tạo ở Vũng Tàu:

        - Cộng sản sắp đến ngày tàn rồi, cháu khuyên hai bác nên an tâm mà sống với chính nghĩa Quốc gia. Có đi thăm, hay viết thơ nhắn gởi gì cũng nên kêu mấy anh ấy về ngoài này sống cho nó khỏe. Dại gì mà ở trong đó cho khổ. Dạo nấy Việt Cộng như chuột mùa nước nổi, trồi đầu lên hết rồi, hang cũng không có mà ở chớ nói gì đến đất, đến dân. Chính phủ Quổc gia kiểm soát hết 99 phần trăm dân số, 90 phần trăm đất đai lãnh thổ. Việt Cộng sắp đến ngày tận số rồi, ông Ba, bà Ba à!

        - Vậy hả cậu? Vậy là tôi mừng cho mấy cậu. Còn con tôi, cháu tôi, tại nó ngu dốt nên theo “Mấy ổng”, có chết thì nó cũng đáng đời. Nghe cậu, nếu tôi có gặp nó thì tôi cũng nhắn nó là mấy cậu kêu nó về với Quốc gia, Quốc gia tốt lắm. Nhưng mong mấy cậu hãy để cho hai ông bà già này được yên. Mấy ông có giỏi thì tìm con tôi, cháu tôi mà giết, mắc chứng gì cứ hành hạ vợ chổng già này. Ba bữa dọa tù, bốn bữa dọa bắt, năm bữa dọa bắn giết thì sao mà sống cho nổi.

        - Nói cho ông bà sợ mà làm việc phải - tên trưởng ấp hách dịch - chớ có phải là ác đâu. Thương mới cho roi cho vọt. Bà biết điểu thì câm cái miệng trầu của bà lại đi. Tết này tôi bắt hai ông bà đi học tập 10 ngày, qua Tết mới cho về.

        - 10 ngày, 20 ngày gì cũng có khác đâu. Sống với mấy ông làng, mấy ông ấp ở đây thì coi như ở tù chung thân rồi!

        - Bà nói xấu Việt Nam Cộng hòa. Bà nói xấu tổng thống... Tôi bắt bà, tôi bắt...!?

        Ông già lại lên cơn ho, mắt quắc lên nhìn về phía hai vị khách:

        - Tôi xin hai ông hãy vê cho. Tôi không mời hai ông đến nhà. Muốn bắt, muốn bỏ tù gì thì mai mốt cứ trở lại bắt tôi đây này, con tôi nó giống tôi mới đi theo Cách mạng đó.

        - Ông... Ông... thách tôi à. Ông thách thằng trưởng ấp Côn này à?

        - “Côn” hay “đồ” gì tôi cũng không sợ! Tôi sẽ kiện lên tổng, lên quận rằng mấy ông ức hiếp dân, coi dân như gà vịt... Tôi kiện...

        Bà mẹ vỗ lưng ông chồng cho xuống cơ ho và cơn giận.

        Tên bình định tỏ ra nhã nhặn, lịch sự, vội ôn tổn:

        - Thôi, chỗ quen biết không, xin ông ấp cho tôi can. Ta về, hôm nào bác trai khỏe, ta đến nói chuyện với bác sau.

        Tên xây dựng nông thôn vừa nói vừa nháy mắt, dắt tay tên trưởng ấp kéo ra khỏi nhà. Tên trưởng ấp quay lại, hậm hực:

        - Bữa nay thằng Côn này tha cho ông. Ông liệu hồn đó. Ông ngon thì làm đơn thưa tôi đi, xem có ma nào nó giải quyết cho ông không? Ở đầy là ấp của tôi, ông là dân trong ấp, ông phải chịu sự chăn dắt của tôi... Biết chưa?

        - Thế ông già, bà già của mầy thì mầy có chăn dắt không?

        - Ông... mẹ, thằng già này hết muốn sống rồi phải không? - Trưởng ấp liền móc khẩu súng lục Mỹ mà các trưởng ấp được trang bị ra khỏi lưng quẩn, mổ mổ về hướng ông già - Ông coi chừng tôi, coi chừng tôi, biết chưa thằng già Cộng sản?

        - Thôi, một câu nhịn chín câu lành, ông để cho mấy chú đi đi. - Bà mẹ khuyên ông chồng.

        Tên trưởng ấp quay lại, mắt vẫn còn trắng dã, mặt đỏ lựng:

        - Ông có ngon thì kêu mấy thằng con ông về mà giết tôi đây nè! Tôi thách mấy thằng con, thằng cháu Cộng sản của ông đấy! Cóc mọc râu nó mới về được tới Lai Vung nẩy! Ông liệu hồn mà ăn với ở... Liệu hồn!

        Hắn thở hồng hộc, bước ra khỏi nhà ông bà Ba, mặt có nanh có gút.

        Giây sau bà mẹ tiễn khách xong trở vào, dỗ ông:

        - Thôi, ông đừng nóng tính mà ăn thua với đám vô nghì đó. Dòng họ nó theo Hòa Hảo, Quốc gia không mà. ông uống thuốc rồi ăn miếng cháo, cho khỏe.

        Người em trai thứ mười của Bảy, lâu nay cố trốn lính, hạ tuổi, vô chùa, nhờ người quen ngoài Sa Đéc gửi gắm, đùm bọc, cuối cùng cũng bị bắt lính. Anh đi lính mới 6 tháng đã mang súng về lùng tên trưởng ấp ác ôn bắt nạt bà con xóm giếng để dằn mặt nó sau khi người chị thứ Chín đi thăm em cho hay cha mẹ ở nhà bị bọn bình định và tên trưởng ấp bức hại, tống tiền.

        - Mẩy là thằng trưởng ấp ăn hiếp ba má tao phải không? Tao cho mầy một băng đạn nẩy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:28:50 am »


        Vừa nói hết câu, Mười đưa khẩu AR-15 lên ngay trán tên trưởng ấp mà siết cò. Thằng bạn đi cùng đã kịp đẩy họng súng lệch sang bên, khiến mấy loạt đạn bắn “phan” xé khói bay lên mái ngói của nhà tên trưởng ấp vỡ tung. Và hắn chạy thoát. Vợ hắn quỳ xuống lạy người lính Sư đoàn 9 em của Bảy và người bạn đi cùng:

        - Hai anh ơi, em lạy hai anh tha cho chồng em. Em hứa sẽ làm cho chồng em không còn hách dịch, làm khó dễ bà con trong ấp nữa. Hai anh hãy tha cho gia đình em một lần... Em đội ơn hai anh...

- Bữa nay là hên cho nó. Biểu nó ngon thì đi lính, tha hồ mà bắn giết Việt Cộng, chứ đừng ở nhà đeo “cặc chó mực” (súng lục Mỹ) mà ăn hiếp dân. Nghe chưa!?

        - Dạ nghe... Nghe... Em xin anh...

        - Dặn nó, nếu còn ác ôn thì lần sau, cả nhà mầy sẽ ăn lựu đạn, biết chưa!?

        - Dạ... Biết...

        Sau mấy đêm trốn biệt, tên trưởng ấp về nhà, nghe vợ nói, trắng mắt sợ hãi, vội khăn gói lễ vật mang đến nhà ông Ba, bà Ba, dập đầu xin lỗi:

        - Hai bác nhắn giúp với anh Mười, tôi lỡ dại. Hãy tha thứ cho tôi và nhà tôi một lần. Nếu tôi tái phạm, tôi sẽ ăn đạn của anh Mười nhà bác...

        - Vậy là được. Về đi. Hãy mang hết lễ vật của chú về, tôi không cần. Tôi chỉ cần chú biết điều, biết bà con đã khổ nhiều rồi, giúp bà con bớt khổ thì giúp, không giúp được thì thôi, chớ đừng ăn hiếp bà con nữa. Con tôi theo Việt Cộng, chú giỏi thì đi tìm nó mà giết, cớ sao lại hãm hại ông bà già này. Chú về đi!

        Ông Ba lụm khụm mang trà bánh, lễ vật trả lại cho tên trưởng ấp, bảo nó mang về cho nhà nó dùng và tiễn nó bằng một cơn ho vừa cuộn lên trong ngực.

        Vậy rồi, chẳng mấy lâu sau, tên trưởng ấp lại được tin vui: thằng Mười con của ông Ba, bà Ba đã bị bắt cho đi tù, sau đó bị đưa đi lao công đào binh vì tội giả vờ bị Việt Cộng rượt để gửi súng vào trong biếu cho Việt Cộng.

        Tên trưởng ấp lại đến nhà ông Ba, bà Ba mà trở giọng hống hách, côn đổ:

        - Ông bà tưởng con trai ông bà ngon lắm hả. Dòng nào giống ấy. Nó gởi súng cho Việt Cộng, bị bắt vô tù, ra Tòa án binh, sau đó bị đưa đi lao công đào binh rồi!

        - Chú đi tìm nó mà trả thù, đừng tới nhà tôi gây khó nữa. Ông nhà tôi nằm liệt giường, liệt chiếu cả tháng nay, không tin thì chú bước vào trong này xem.

        - Tôi muốn ông bà lạy trả tôi hai lạy...

        - Tôi có nợ chú đâu, tại chú cứ gục xuống mà lạy chứ vợ chồng tôi đâu có đòi.

        - Không đòi cũng phải trả. Bà tưởng hạ bệ được uy thế nhà ông Cả Trinh này dễ lắm à.

        Ông già từ trong buồng lụm khụm đi ra với cái mác vót trên tay:

        - Tao đây, để tao ra tao trả cho thằng trưởng ấp dòng giống địa chủ của mày hai lạy... Mầy bước vô đây, đồ ác ôn!

        Tên trưởng ấp Côn lại móc súng lục ra, mổ lấy oai:

        - Ông định chém tôi bằng mác vót à. Để tôi cho ông đi gặp mấy thằng con của ông sớm nghen. Hừ!

        Khi tên trưởng ấp vừa đưa khẩu súng lục lên dọa thì cũng là lúc ông Ba lao ra với cái mác trên tay, cùng những hơi thở gấp.

        Bỗng bên ngoài có mấy tên lính dân vệ xâ bước vào với lễ vật trên tay:

        - Bà Xã trưởng gởi tặng ông Ba, bà Ba mấy món này dùng lấy thảo. Đây là trà. Đây là rượu. Đây là bánh. Kính mời ông bà dùng. Bà Xã trưởng hứa mai mốt sẽ vô thăm ông bà. Kính chào!

        Tên trưởng ấp lại nhìn trân trân vào mấy mầm đổ trên tay bọn lính dân vệ, rồi lặng lẽ rút êm không cần biết vì sao lại có chuyện lạ thường vầy.

        Cả ông Ba, bà Ba cũng chưa hiểu hết ẩn tình bên trong, bèn gọi giật chú lính dân vệ lại, sốt ruột hỏi:

        - Chú lính ơi, cái náy của ai, chú có nhầm nhà không? - Bà Ba hỏi.

        - Dạ không đâu. Đúng ông Ba, bà Ba là chủ của mấy món quà nẩy. Tụi cháu được căn dặn kỹ trước khi đi mà.

        Phải mấy ngày sau, hỏi thăm mãi, bà Ba mới biết được món quà hôm trước nhận là của con dâu hụt nhà mình mười mấy năm về trước. Cô gái xinh đẹp mà ông bà Ba muốn cưới cho thằng con trai thứ Bảy cứng đầu cứng cổ của mình hồi năm nẳm năm xưa đã thành vợ của ông chủ nhỏ ở chợ Tân Dương. Do có học thức, lại giỏi những con toán, nên được cho làm Trưởng ban tài chánh xã, đến kỳ bầu Hội đồng, trúng luôn chức Xã trưởng. Bây giờ cô dâu hụt ấy thành bà Xã trưởng xã Tân Dương. Nhờ vậy mà hôm nay ông bà Ba hưởng được phúc lành.

        Tin thằng con thứ Mười của ông bà Ba lén lấy mấy khẩu súng của đám quân đi càn gởi cho Việt Cộng lần nữa đồn ran đầu làng, cuối ngõ. Người em thứ Mười của Bảy lại vô tù với tội nặng hơn. Các bác sĩ tâm thần bảo vệ anh, có đơn xác nhận anh bị bệnh tâm thần, nhưng chính quyển sở tại cứ đưa anh nhập lính, mới ra sự thể như vầy:

        - Nó điên mà nó cũng điên khôn: hai lần lấy súng cho Cộng sản rồi! Lần này thì cho nó ở tù mọt gông luôn, xem nó còn đường nào làm lợi cho Việt Cộng nữa không cho biết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:29:10 am »


        Ông Ba nghe nói con trai mình vô tù, ngoài những lúc chịu hình phạt, còn lại thì nó vẫn cười giỡn tối ngày, nên ông cũng lấy làm vui. Ông cười mà nói với bà:

        - Thằng Mười nhà mình ngon cũng không thua gì mấy anh nó. Điên mà cũng điên khôn. Được, tôi chịu thằng khật khờ của nhà mình lắm.

        - Tôi chỉ sợ nó bị tra tấn...

        - Nó lì lắm. Mà nó có biết gì đâu để mà khai với báo. Nó hứng lên là nó làm chớ có ông Cách mạng nào tổ chức nó đâu.

        Lại một ni cô ghé nhà cùng với túi nhang cúng Phật:

        - Con chào hai bác. Hai bác khỏe không?

        - Thưa sư cô, sư cô là...?

        - Con là con nhỏ ngày xưa hay đi bơi xuồng giăng câu trề cá lòng tong với anh Bảy nhà bác mỗi mùa nước lên. Con có chồng khi ảnh đi tập kết. Chồng con bị bắt quần dịch, chết trận. Ba năm sau con lại lấy chồng, cũng anh lính Quốc gia. Sống với nhau chưa được 6 tháng, anh ấy lại tử thương trong một lần bị bên kia pháo kích. Nghĩ số mình không được đường chồng con nên cháu vô chùa, rồi trở thành sư cô lúc nào không biết.

        - Vậy ra cháu là con Bé Năm xóm trên mà thằng Bảy nó thích ngày xưa...

        - Dạ. Hôm rồi lên Sài Gòn học đạo nhân mùa Kiết hạ, con được người quen cho hay có nhìn thấy anh Bảy nhà mình trên mặt nhật trình.

        - Cháu nói... - Bà Ba nhìn ra cửa, mắt dáo dác sợ có người nghe, đoạn kế miệng nói nhỏ vào tai người khách nâu sồng - cháu nói gì về thằng Bảy nhà bác vậy?

        - Hình anh Bảy trên nhật trình, oai lắm!

        - Nó đâu có ở Sài Gòn. Bác nhớ là nó đã đi...

        - Đi ra miền Bắc. Sau đó ảnh trở thành phi công. Ảnh bắn rớt nhiều máy bay Mỹ lúc đánh nhau trên trời, được phong anh hùng, được Cụ Hồ tặng thưởng huy hiệu, rồi nhiều thứ gì gì nữa đó. Báo Sài Gòn lấy tin tức từ báo nước ngoài bên Tây, bên Mỹ, nên có hình của anh Bảy mà đăng lên nhựt trình xứ mình. Con có đem tờ nhật trình đó về đây.

        Sư cô nói xong, vội lấy tờ báo từ tay nải màu nâu, đưa cho bà Ba, rồi sau đó là ông Ba xem.

        Đúng là thằng Bảy Sún, Bảy Đầu Giồ của hai ông bà rồi. Cái miệng nó đây. Cái mặt nó đây. Con mắt nó đây. Cái thằng cưỡi bò cưỡi trâu đánh trận giả khiến con người ta chảy máu đầu; cái thằng lặn xuống sông rồi làm cả xóm mất hồn, mất vía lặn mò đến quá nửa đêm; cái thằng nghe tin ba má đi nói vợ cho vội bỏ nhà trốn theo Kháng chiến...

        - Ông ơi, đúng là thằng Bảy nhà mình... Nó đội mũ nhà binh mà nhìn nó vui và giống ông dữ lắm...

        Đến khi ông Ba tay run run đỡ lấy tờ báo như là báu vật đưa lên thật sát đôi mắt già của mình để nhìn xem thằng con 16 năm phiêu bạt xứ người tự dưng lại thành người vang danh thế giới vì tài bắn máy bay Mỹ.

        Ông Ba đột nhiên quỳ xuống, trông về hướng Bắc mà nói nghẹn ngào rồi cúi lạy:

        - Thằng Bảy nhà mình thành tài như vậy là nhờ ơn đồng bào miền Bắc, nhờ ơn Cụ Hồ...

        Rồi cứ thế ông tưởng tượng ra miền Bắc, tưởng tượng ra Bác Hồ râu tóc bạc phơ mà lạy, lạy chân thành như lạy ông bà, cha mẹ mình, khuôn mặt ràn rụa nước mắt.

        Bài báo nêu rõ ý kiến bình luận của phóng viên phương Tây và cả phóng viên Mỹ về tài lái máy bay MiG-17 của Liên Xô mà bắn hạ 7 chiếc máy bay tối tân hiện đại của Mỹ, và khẳng định rằng: Không quân Mỹ không những không tiêu diệt được lực lượng không quân bé nhỏ, mỏng manh của Cộng sản Bắc Việt trong vòng 9 tháng theo dự đoán của một viên tướng 3 sao Mỹ, mà còn thua, thua đến nặng nề, nhục nhã trước những chàng trai dũng cảm tài ba mới ngày nào là những người nông dân chân đất...

        Thật không gì vui hơn với ông Ba, bà Ba trong những ngày giặc bình định, Việt Nam hóa chiến tranh tan hoang này.

        - Được, thằng Bảy của ba má, mầy xứng đáng là con cháu Cụ Hồ... Ba có chết ba cũng mãn nguyện rồi. Phải vậy chứ, hỡi những thằng con của ba với má tụi mầy. Ai cũng phải chết một lần. Hãy chết cho kẻ thù khiếp sợ các con à...

        Sư cô mang nước mắt ra về và để lại tờ báo quý giá ngàn vàng ấy cho ông Ba, bà Ba.

        Tối, ông Ba lần lên bàn thờ gia tiên mà đốt nhang khấn vái lầm thầm:

        - Ba ơi, ông Nội, ông Cố, Tổ tiên của làng Tân Dương này hãy vế mà chứng giám thằng con, thằng cháu nhà mình nó thành anh hùng ngoài đất Bắc. Ông bà, Tổ tiên hãy phù hộ cho con cháu đánh thắng giặc để mau đến ngày hòa bình, Bắc Nam sum hop...

        Sau đó, ông Ba như người hết bệnh, mạnh mẽ hẳn lên, sống với bà Ba được hơn năm nữa mới qua đời. Trước khi nhắm mắt, ông vẫn cầm tờ báo Sài Gòn có in hình thằng con trai thứ Bảy mà cố nhoẻn miệng cười lấn cuối.

        Một người quen cùng làng vừa nhận được thư người nhà gửi ra, đọc thư và mang cả bức thư viết về tấm hình của phi công Bắc Việt Nam Nguyễn Văn Bảy đến cho Bảy đọc.

        Suốt đêm, Bảy nhìn con trai ngủ mà nhớ quê nhà, nhớ ba nhớ má, nhớ anh em.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:58:42 am »

         
TIẾP ТỤС CUỘC CHIẾN TRÊN BẦU TRỜI

        Rồi một ngày chờ đợi đã không đến: bọn bất nhân trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc lại hùa nhau tráo trở, không ký kết Hiệp định Hòa bình Paris sau khi đôi bên đã ký tắt, lại manh tâm mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc lần hai, khiến Nguyễn Văn Bảy và anh em trong đơn vị phải khẩn trương trở lại với công việc của thời chiến cùng tinh thần quyết đánh, quyết thắng ngày xưa.

        Hai đứa con, Bảy phải mang vào đơn vị thằng lớn. Thằng con thứ hai, chưa tròn một tuổi thì theo mẹ, bám lại vùng lân cận xung quanh Hà Nội những ngày Mỹ tái oanh tạc miền Bắc. Chúng nó ngây thơ quá để có thể hiểu được rằng vì sao tên madman Nixon người lớn ở một đất nước xa xôi kia lại ra lệnh trút bom xuống thủ đô yên bình mà hai anh em nó và những đứa trẻ cùng trang lứa đã sống qua những ngày nhi đồng với nhà trẻ, trường mẫu giáo cùng các cô bảo mẫu yêu như mẹ hiền của mình. Tiếng còi báo động hụ vang. Rồi bom nổ. Rồi lửa cháy. Rồi người chết. Cả những đứa bạn của nó mới hôm nào cười vui, đuổi rượt, giành nhau con ngựa gỗ: cái Lan, cái Huệ, cu Tí, cu Hoàng... sau tự dưng nằm bất động bên đường, máu me, bụi đất đẩy người, gọi hoài không thức dậy sau loạt bom quăng?

        Hai anh em Hùng và Quân bịn rịn chia tay nhau, thằng anh cứ nhường cho thằng em chiếc máy bay bằng nhựa và miếng lương khô của ba Bảy mang về còn lại sau cả tuần được mẹ để dành.

        - Anh Hai cho em. Em Quân ở lại đừng có khóc nhè, đừng có ốm nghe chưa. Anh Hai đi, anh Hai sẽ để dành lương khô của ba cho em và mẹ. Anh Hai sẽ theo ba và mấy chú bắn máy bay Mỹ. Nhớ ngoan nghe chưa...

        - Em ông uốn ương ô... ỉ uốn anh ai ới a ôi...

        Và hai anh em vẫy tay nhau với chỉ một mình thằng em mêu mếu khóc bên sự dỗ dành của thằng anh:

        - Nín, ngoan, anh Hai thương...

        Rồi hai anh em nó chia tay nhau cùng những đứa bạn bên kia đường đang vẫy tay về phía nó. Đám người lũ lượt kéo nhau đi sơ tán lần thứ hai khi có cuộc chiến tranh bạo tàn trở lại.

        Vừa về đến đơn vị, để con lại trong phòng, Bảy chạy ra chỗ chỉ huy thì giặc ào ào kéo tới, trận bom bừa của một bầy cường kích F-105 đời mới lướt ngang sân bay và khu ngoại vi có nhiều hấm trú ẩn dành cho phi công và nhân viên mặt đất của sân bay. Ngớt một đợt bom, Bảy nhăn nhếu, phủi bụi đất chạy về chỗ hầm trú ẩn đã chỉ cho con. Một cảnh hoang tàn của thời tiển sử. Bảy lặng người, nước mắt chực trào ra, cất tiếng gọi con thật to:

        - Hùng ơi! Con ơi...!

        -...!- Im lặng.

        Bảy lao vào căn trại dã chiến lợp lá và đất đang sập đè lên miệng hầm. Bên ngoài là những tiếng la gọi, tìm nhau của các nhân viên mặt đất và các kíp trực. Khi Bảy sắp líu lưỡi, cổ họng muốn nghẹn lại thì anh nghe tiếng con trai mình gọi ra từ trong khói bụi:

        - Ba... Con đây...

        - Con trai... Con...?

        - Con bị Mỹ nổ bom...

        Bảy trào lại cửa hầm, đưa tay kéo mạnh mầy lớp cây lá, đất khô, cát đá, bùn sình đổ ụp lên miệng hầm, miệng vẫn mếu mó gọi về phía con:

        - Con trai... Con không sao chứ?

        - Con không sao... Con thở không được...

        Khi vạch được miệng hầm, đưa tay vào bế con, Bảy không biết rằng mình đã rơi một giọt nước mắt.

        Vẫn im lặng không nói thành lời. Bảy ôm siết lấy thằng con như sợ nó lọt khỏi tay mình. Còn thằng bé thì cứ gục đầu vào ngực ba, nghe ngực ba có mùi khói khét.

        - Ba... Ba có sao không? Mỹ có nổ bom ba không?

        -...!- Mãi một lúc thằng bé Hùng mới nghe ba nó trả lời - Ba không...

        - Ba nín đi... Mỹ ném bom ba làm ba đau à...?

        - Con trai... Ba chỉ thương con trai của ba thôi...

        Bảy bế con trai ra, tắm rửa cho nó, nhờ các chú bác sĩ khám xem cháu có bị đau ngực vì bom ép không, rồi đi lấy cơm tập thể về để hai cha con cùng ăn. Dưới ánh sáng leo lét của chiếc đèn dầu khi trời vừa sụp tối, thằng bé vẫn nhìn ba cười và khen cơm của ba ngon.

        - Không có em Quân ăn cơm ngon với con...

        - Con ăn ngoan. Mai mốt sẽ có lương khô sô cô la dành cho em.

        - Dạ...

        Tối, hai cha con ôm nhau ngủ. Giấc mơ của con trai làm hai cha con giữa khuya lại thức.

        - Con sao vậy?

        - Con thấy máy bay Mỹ lao vào con.

        - Không sao đâu. Có mấy chú đón bọn Mỹ trên trời rồi, nó không dám bay lại chỗ hai cha con mình đâu. Con trai ngoan, ngủ đi, ba yêu.

        - Dạ...

        Đó là cách của một đứa bé lớn lên ở Việt Nam mà không có đứa trẻ ở Mỹ nào được biết. Mà chúng nó biết cũng không để làm gì. Vì người lớn như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hay tổng thống Mỹ đều gật đầu cho những người lớn là phi công Mỹ mang bom đến đất nước nấy để trút lên đầu những đưa trẻ Việt Nam, trút lên cả bữa ăn giấc ngủ Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:59:19 am »


        Sáng sớm dậy, vừa ăn điểm tâm với ba xong, bé Hùng lấy chiếc mũ rơm mấy chú phi công vừa tặng, đội lên đầu, cười nói với ba tíu tít như chim non hót vui buổi sáng:

        - Ba đi làm việc với mấy chú đi. Ba đi đánh máy bay Mỹ đi. Con ở nhà trông nhà, Mỹ nổ bom nữa thì con chui vô hầm, ba đừng lo cho Hùng. Hùng không sợ bom Mỹ nữa đâu.

        - Ồ, con trai của ba gan dạ lắm, lì lắm, ngoan lắm. Cứ nghe thấy tiếng còi hụ mà ba chưa kịp về thì con chui xuống hầm như hôm qua vậy. Thằng Mỹ không làm gì được mấy chú và hai cha con ta đâu. Ngoan.

        - Dạ. Con chào ba...

        Rồi chiến tranh cứ đương nhiên, cứ bình thản xảy đến như lập trình từ Nhà Trắng. Chiến dịch Linerbachker chỉ mới bắt đầu. Đã 4 ngày trôi qua trong những trận tấn công dạo đầu của Mỹ. Hàng trăm tấn bom đã trút xuống Hà Nội, Hải Phòng ở mức độ thăm dò.

        Lực lượng mặt đất của ta đã chiến đấu quyết liệt, làm giặc e ngại không dám liều lĩnh. 6 chiếc máy bay Mỹ đã rơi, hai chiếc khác bị thương bởi tên lửa và các cỡ súng phòng không.

        Ngày 5 tháng 10 năm 1972, bọn địch bất ngờ thay đổi cách đánh. Chúng cho hàng trăm lượt máy bay các loại bất thần đột nhập từ lúc hừng đông, sương chưa kịp tan, tạo ra trận mưa bom xuống Hà Nội, Hải Phòng. Toàn bộ kỹ xảo vế việc gây nhiễu tiêu cực và tích cực chúng đều đem ra sử dụng khiến các đài radar cảnh giới đã không phát hiện được địch. Không quân không kịp xuất trận. Bộ đội Phòng không và các đơn vị cao xạ, Du kích, Dân quân phải chiến đấu ác liệt từng chập để giành lại thế chủ động mặt đất. Bốn máy bay cường kích và trinh sát gây nhiễu của địch bị bắn hạ. Ba tên phi công, hoa tiêu bị bắt sống.

        Đến gần 9 giờ sáng, Không quân ta mới nhận được lệnh chuẩn bị xuất kích bởi radar cảnh giới phát hiện địch từ xa. Sự nghiêm trọng từ Bộ Chỉ huy Không quân gián tiếp cho biết hôm nay Không quân sẽ có một ngày vào trận lớn, khốc liệt.

        - Hôm nay bọn địch sẽ dùng lực lượng thật đông, đánh vào từ nhiều hướng. Tất cả các trung đoàn chuẩn bị!

        Nhận lệnh.

        Các trung đoàn đều có các biên đội được bố trí trực chiến, sẵn sàng tham gia không chiến với bọn giặc Mỹ ngang ngạo sau ba năm rút chạy. Ba loại máy bay: MiG-21, MiG-19, MiG-17 đều háo hức xông trận. Lối đánh hiệp đồng, tách tốp, xé nhuyễn đội hình, đánh nhanh, rút gọn vẫn tiếp tục được triển khai và bổ sung một số yếu tố chiến thuật cho phù hợp với cách đánh của phi công Mỹ sau các chương tình Topgun và những cải tiến kỹ thuật đối với các tính năng của F-4D và F-105 thế hệ mới.

        Về phía ta, sau cuộc ngừng ném bom của Mỹ lần thứ nhất, Bộ Tư lệnh Không quân đã gấp rút hoàn thành chương trình huấn luyện bay chuyển loại, thành lập thêm Trung đoàn tiêm kích mới có phiên hiệu là 927- đóng căn cứ tại Đa Phúc. Như vậy, tới giữa năm 1972, ta có tất cả là 4 Trung đoàn Không quân tiêm kích, cùng một lực lượng nhỏ phi công ném bom, vận tải và số máy bay trực thăng.

        Lực lượng được bố trí theo hướng liên hoàn, liên kết với nhau theo thế phòng thủ và tấn công chiến lược, phục vụ tình hình, nhiệm vụ mới.

        Trung đoàn 923 đặt căn cứ tại sân bay Kép - Bắc Giang - với loại máy bay tiêm kích MiG-17, có cả MiG-17PF bay đêm, phục vụ cho việc bảo vệ vùng trời phía Đông và Đông Bắc.

        Trung Đoàn 925 - sở hữu chuyên loại máy bay tiêm kích MiG-19 cải tiến thế hệ sau, đóng căn cứ tại Yên Bái, phụ trách bảo vệ vùng trời Tây - Tây Bắc.

        Trung Đoàn 927, với loại máy bay hiện đại MiG- 21, đóng tại Đa Phúc, có nhiệm vụ phối hợp với các Trung đoàn bạn bảo vệ Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.

        Mỹ cho rằng, vào thời điểm này, Bắc Việt Nam chỉ có 85 chiếc MiG-17, 32 MiG-19 và 75 MiG-21. Một tài liệu khác lại nhận định trên cơ sở những nguổn tin tình báo mà Lầu Năm Góc có được thì Bắc Việt Nam đến cuối năm 1972 sở hữu được 265 MiG tất cả, trong đó: 140 MiG-17, 31 MiG-19 và 94 MiG-21.

        Phần lực lượng tấn công mặt đất, theo nguồn tin của Mỹ, Việt Nam có 200 bộ khí tài tên lửa SAM-2, 35 trận địa lớn, cùng vài nghìn súng cao xạ và các loại súng từ 12,7 ly, 14,5 trở lên.

        Để nhớ rằng ngày ấy vẫn chưa xa...

        47 phút sau bài phát biểu của Richard Nixon, Lầu Năm Góc khạc ra mệnh lệnh kiêu căng rằng: phải làm cho Bắc Việt Nam run sợ trước chiến dịch Linerbaker (cầu thủ tiền vệ tấn công) với sự bắt đầu giai đoạn I là ngày 6 tháng 4 năm 1972 đến ngày 8 tháng 5 năm 1972.

        120 máy bay cường kích, tiêm kích được huy động cho những ngày mở màn đợt I.

        Và hôm đó là ngày thứ năm, bọn Mỹ lại hùng hổ như muốn dọn rụi một phát các thành phố, các mục tiêu, căn cứ, kho tàng, sân bay, các trận địa tên lửa của chúng ta trên mặt đất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:59:46 am »


        9 giờ 44 phút, 4 chiếc M-19 của Trung đoàn 925 cất cánh từ Yên Bái - với Tâm số 1, Sơn số 2, Phúc số 3, Oánh số 4 - cùng phục binh chờ trên đỉnh sân bay.

        20 phút sau, 4 chiếc MiG-19 khác của Bổng 1, Hà 2, Cương 3, Tưởng 4, lần lượt rời sân đầu Bắc, bay chờ, chuẩn bị đón đánh bọn cường kích đang trên đường tiến vào.

        Vừa vòng hết vòng thứ ba, đến vòng thứ tư thì các phi công MiG- 19 phát hiện mục tiêu từ phía Tây Nam đang ùn ùn dấn tới. Một bầy F-4 đông như đám ruổi heo - 32 con tất cả. Bọn địch đang sấn sả lao về hướng Hà Nội để đánh phá cầu Long Biên, ga xe lửa Yên Viên theo nhận định của chỉ huy Sở.

        Chiếc F-4 đi đầu do thiếu tá Robert Alfred Lodge và đại úy Roge c. Locher làm trưởng nhóm dẫn đầu đang tự tin vì chúng đã được Radar Red Crown của Hải quân Mỹ cảnh báo có MiG - cùng thế trận áp đảo được chuẩn bị chu đáo từ nhiều tháng qua.

        Lúc đó, trên độ cao 5.000 mét, có hai chiếc MiG-21 của Huy, Khảo đang nghi binh, thu hút sự chú ý của địch.

        4 chiếc MiG-19 của ta sốt sắng lập công đầu liền lao vào tấn công. Biên đội F-4 quay lại đối đầu, phóng liến một lúc nhiều quả tên lửa rồi nhanh chóng tách tốp theo cách ta thường đánh chúng hồi cuộc chiến tranh leo thang ra miền Bắc lần thứ nhất. Hai con F-4 bay trước xượt qua khỏi mấy chiếc MiG, rồi đủng đỉnh đánh vòng rộng, giành thế tấn công cho hai con F-4 phía sau vừa tách tốp và chiếm độ cao tốt hơn MiG-19 của ta.

        Thiếu tá Lodge quyết định vòng gắt bằng kỹ năng điêu luyện của mình, bám theo chiếc MiG-19 số một của Bổng, phóng một lượt hai quả tên lửa từ cự ly 7 km.

        Khi MiG-19 lao vào tấn công, do cự ly gẩn, góc vào lớn, nên dù số 1 cố bắn hết 45 viên đạn 37 ly mà vẫn không trúng được mục tiêu.

        Hai chiếc MiG-21 của Huy và Khảo đang tiếp tục làm nhiệm vụ nghi binh với độ cao 6.000 mét vừa đạt được. Hai chiếc F-4 của đối phương vì mải mê bám đuổi theo hai kẻ dẫn dụ mình mà không hể hay biết có hai con MiG-19 số 3, số 4 đang tăng tốc lao đến với tốc độ lớn, xông lên giáp mặt với hai con F-4 kênh kiệu đang bị hút theo miếng mồi ngon mà chúng vẫn ngớ ngẩn chưa nhận ra tai họa đang ập đến với chúng. Số 3 - Phúc - ngay lập tức nổ vào chiếc F-4 số 1 của thiếu tá Lodge khiến nó đổ vào xoáy ốc, (tọa độ chết) để rồi chẳng mấy chốc bị Oánh - số 4 - bồi tiếp một loạt 37 ly nữa làm con F-4 chỉ huy kia gãy làm đôi, bốc cháy giữa tầng trời và biến thành một nấm mộ rách.

        Số 3 - Phúc thoát ly, hạ cánh an toàn hối 10 giờ 19 phút xuống sân bay Yên Bái.

        Riêng Oánh - số 4 - trong lúc yểm trợ số 3, bỗng phát hiện một tốp F-4 phía sau đang đuổi bám theo mình, liền quyết định quay lại đương đầu với chúng.

        Trong lúc đó, Biên đội số 2 với Bổng, Hà, Cương, Tưởng gặp tốp F-4, liền đưa đội hình vào chiến đấu.

        - 90 độ, cắt!

        Bổng ra lệnh. Cả Biên đội tuân theo mệnh lệnh của số 1, vòng gắt khẩn cấp, lao ngay vào đội hình 4 con F-4.

        Riêng số 4 Lê Văn Tưởng bay phía sau cuối, có cự ly giãn cách xa hơn, liền bất ngờ vòng gắt một cách thiện nghệ và hết sức đáng kinh ngạc đối với đồng đội lẫn đối phương, tiếp cận ngay chiếc F-4E bay số 4 của địch, nhanh chóng đặt điểm ngắm, bắn liền hai loạt đạn 37 mm, trúng cánh bên phải con F-4E, khiến nó bốc lửa ngùn ngụt rồi lao xuống ngoài rìa sân bay. Vừa vui đó, bỗng buồn. Chiếc MiG cực nhọc vì cú vòng gắt kinh ngạc của Tưởng vừa về tới mép sân đã cạn dầu, tắt máy giữa chừng khi máy bay chưa tiếp đất. Tưởng liều lĩnh tiếp đất cao trong tình huống bất khả kháng, con MiG lao theo quán tính ra ngoài đê sông Hổng. Tưởng hy sinh sau 18 phút quần nhau trên không với địch.

        Bỗng số 1, Hà số 2, Cương số 3 trước đó vài phút đã hạ cánh tốt, đứng bên đường băng nhìn về phía người đồng đội cuối cùng của Biên đội. Một đụn khói đen mờ. Một lằn lửa vừa trôi qua mắt các chiến sĩ thay cho lời mặc niệm.

        Từ một hướng khác, Biên đội của Ngự và Ngãi cất cánh khi có lệnh xuất kích. Nhưng khi Ngãi vừa thu càng thì lập tức bị trúng tên lửa của chiếc F-4 được trang bị bộ phận radar phát hiện đối phương sớm, cùng hệ thống tác chiến điện tử tinh vi. Máy bay của Ngãi bốc cháy trong mắt của Ngự. Căm thù. Quyết tâm trả thù cho đồng đội. Ngự lao vào các con F-4 đang vầy siết cùng những tiếng rít gầm man rợ. Ngự tránh liên tục 6 quả tên lửa của địch bắn vào mình.

        Phía Đông, 12 giờ 16 phút. Trời nắng tỏ, ít mây, thinh gió. 66 chiếc F-4B, A-6, A-7 đồng loạt tấn công vào Hải Phòng, Hải Dương - cầu Lai Vu, Phú Lương - trên trục đường số 5.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 11:00:09 am »


        Trung đoàn 923, với Nguyễn Văn Thọ số 1, Tạ Đông Trung số 2, Đỗ Hạng số 3, Trà Văn Kiếm được lệnh cất cánh từ sân bay Kép lúc 12 giờ, 56 phút, có hiệp đồng theo độ cao với Biên đội củng vừa cất cánh của Trung đoàn 927 - MiG-21 - nhằm đánh chặn bọn cường kích của Hải quân Mỹ đang bay vào từ hướng Đông. Biên đội của Thọ vừa chiếm độ cao thích hợp thì lập tức vòng trái 160 độ, giữ độ cao 500 mét bay về hướng Bắc Giang. Lệnh từ dẫn đường và Sở Chỉ huy liên tục thông báo tình hình địch và nhắc nhở: “Nhớ, chỉ “công tác” trên độ cao thấp” để phối hợp với MiG-21.

        Khi tới vùng Phả Lại, bỗng có lệnh:

        - Địch ở cự ly 20km. Phía Đông Nam... Chú ý cảnh giới!

        - Rõ!

        Qua khỏi Phả Lại, 12 giờ 58 phút, tăng lực, kéo lên độ cao 1.000 mét thì Thọ phát hiện 4 máy bay của địch từ hướng Đông Nam bay vào. Lệnh Biên đội vứt thùng dầu phụ, tăng tốc lên 800 - 900km giờ, bắt độ cao 1.500 mét. Số 1 nhìn rõ 4 chiếc A-7 tách thành hai tốp đang kéo cao sau khi cắt bom. Thọ quyết định cắt vào bám riết chiếc A-7 số 3, nhưng do tốc độ của A-7 lớn, anh đành thay đổi quyết định, bám theo chiếc A-7 bay số 4. Khi con A-7 rảnh rang vừa kịp cải bằng, Thọ nhanh chóng bao vòng quanh điểm sáng 30mm giác, góc vào 20 - 25 độ, ấn cò! Thọ tiếp tục quan sát thấy đạn 37mm trùm lên đầu chiếc A-7, tiếp đó là con A-7 lật ngửa, chúi xuống! Thọ vụt vòng phải định bắn tiếp con A-7 thứ hai, thì kịp phát hiện từ phía biển lao vào 8 con F-4 như một bầy kền kển xám. Không còn cách nào tốt hơn, Thọ quyết định xông thẳng vào đội hình 8 con F-4. Không ngờ, chúng không tham chiến, lỉnh đi nơi khác không rõ nguyên do, chạy vế phía biển.

        Thọ quay lại, chợt nhìn thấy 4 con F-4 khác đang bám theo sau hai chiếc MiG-17 của Hạng và Kiếm cùng lúc phóng tên lửa. Thọ hô to: “Cơ động!”. Thọ nhìn lại thì chỉ thấy số 4 kịp hụp xuống, còn số 3 của Hạng thì bị trúng tên lửa. Hạng lập tức nhảy dù. Dù bung tốt. Nhưng rỗi các con F-4 tàn độc khác vừa trờ tới đã dùng súng 20 ly bắn thủng dù của Hạng. Hạng hy sinh khi bay xuống đất. Những giọt lửa sôi lên trong buổi trưa hè.

        Số 2 Tạ Đông Trung khi yểm hộ số 1, thấy số 1 chuyển sang bắm chiếc F-4 số 4, anh đã nhanh chóng quyết định xuyên vọt lên cao bám chiếc A-7 số 3 của tốp A-7. Chiếc A-7 số 3 phát hiện biết mình gặp nguy, liền tăng tốc chuồn thẳng ra biển. Trung cố bám theo, vừa đuổi, vừa bắn, đến bờ biển thì quay lại, bay dọc theo sông Thái Bình về Kép hạ cánh an toàn lúc 13 giờ 23 phút.

        Thọ quay lại bảo vệ số 4 Trà Văn Kiếm. Hai chiếc MiG-17 quần nhau với một đám đông F-4. Thọ quyết định bám theo một con F-4, do cự ly với góc đón 66 ly giác, ấn cò, thấy đạn rơi phía trước. Thọ tiếp tục bám theo nổ tiếp mấy loạt nữa. Hết đạn! Ngay lúc ấy, Thọ vừa cảm giác, vừa nghe thân máy bay của mình rung lắc mạnh, mất điểu khiển. Anh quyết định nhảy dù ở độ cao 1.000 mét. Rút kinh nghiệm trường hợp của Hạng vừa bị bọn F-4 truy sát bằng đạn 20 ly, Thọ chủ động rơi tự do 500 mét, mới bật dù. Khi bay lơ lửng, Thọ thấy Kiếm vẫn quần nhau với bầy tiêm kích Mỹ. Do số lượng máy bay địch đông, Kiếm phải tránh hàng chục lượt phóng tên lửa của địch. Có lúc máy bay của anh phải cơ động theo mặt thẳng đứng, hai buồng lái như chực chạm nhau, hai phi công đêu nhìn rất rõ khuôn mặt đối phương, tưởng có thể bắn nhau bằng súng ngắn được. Nhiên liệu lại sắp cạn. ít lâu sau đó, Kiếm mất liên lạc sau những loạt đạn nổ quyết liệt. Chiếc MiG-17 của Kiếm bị thương nhẹ, nhưng do thất tốc, sau đó là mất kiểm soát, Kiếm hy sinh cùng với con MiG thân yêu lần đầu xông trận của mình. Kỹ năng bay của phi công trẻ làm bọn địch thè lưỡi cúi đầu. Con F-4 bắn hạ Kiếm, bay ra tới biển đã bị tên lửa của ta tiêu diệt. Một nửa ngày buồn.

        Tứ phía Đông Bắc, nhận tin báo: khoảng 12h40 đến 13h40 sẽ có phi cơ Hải quân Mỹ xuất hiện đông để tiếp tục đánh vào cầu Lai Vu - Phú Lương - đường số 5. Bộ tư lệnh giao cho Trung đoàn 927 tổ chức hiệp đồng với MiG-17 để chiến đấu với đám cường kích và tiêm kích địch.

        Biên đội MiG-21 do Lê Thanh Đạo bay số 1, Vũ Văn Hợp số 2, được lệnh sẵn sàng xuất kích phối hợp với MiG-17 ở tầng thấp.

        12 giờ 7 phút, mạng radar phát hiện 24 máy bay địch xâm nhập vào phía Đông Thanh Hóa. 12 giờ 56 phút, Biên đội 4 chiếc MiG-17 cất cánh bay về hướng Lai Vu. 12 giờ 57 phút 2 chiếc MiG-21 của Đạo và Hợp cất cánh, bay hướng 360 độ, cao 2.000 mét, rồi vòng phải, hướng 180 độ.

        Khi đang bay ở hướng 200 độ thì nghe thông báo địch bên trái - 30 độ, cự ly 30km, đối đầu.

        Lê Thanh Đạo - số 1 - lập tức thả thùng dầu phụ, tập trung quan sát, sau đó cả Đạo và Hợp đều phát hiện mục tiêu đang bay đối đầu với độ cao 5.000 mét. (Thủ đoạn chiến thuật mới của F-4 là tách tốp, một chiếc thấp, một chiếc cao, bay đan chéo nhau, buộc Biên đội MiG cũng phải tách ra, lúc bấy giờ F-4 mới tận dụng ưu thế độ cao và tốc độ để sẵn sàng quay lại bám đuôi MiG, thực hành động tác tấn công).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM