Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:46:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người anh hùng chân đất  (Đọc 16381 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2019, 05:41:56 pm »


        Thất vọng với ông anh Ba, tìm ông anh Hai, Bảy cũng nhận được lời động viên tương tự. Nản lòng, Bảy chạy đi tìm mấy thằng bạn nối khố hổi nào của mình. Trời đất, không biết bằng cách nào mà đám tụi nó theo Việt Minh gần hết. Tìm mãi mới gặp được mấy thằng đã thành anh lính Cụ Hồ. Chúng nó giảng rằng:

        - Thanh niên thời đại thì phải làm gì đó cho rạng danh làng xã, ở nhà bám đít đàn bà đâu đáng mặt mày râu.

        Trời đất, mới không gặp nhau có mấy tháng mà giọng điệu chúng nó khác hẳn. Chúng nó ăn nói thật tối tân. Một thằng lại lên tiếng hót du dương vào tai anh chàng Bảy quê mùa, cục mịch:

        - Thời buổi này mà còn để “mái tóc huyền quấn đôi chân thiên lý mã” thì thật là tệ cho phận làm trai. Mầy không thấy người ta hát “Nẩy anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng” đấy à? “Tiểu đoàn Ba lẻ bảy đánh đâu được đấy”, đấy à? Thằng, thật là lạc hậu, chậm tiến - như đàn ông thiến!

        - Nhưng mầy nói tao nghe xem đôi chân “thiên lý mã” là gì?

        - Mã là ngựa. Thiên lý mã là ngựa chạy đường dài vạn dặm ra chốn sa trường. Nó là tinh thẩn của đấng nam nhi. Mái tóc huyền là tóc đàn bà, con gái, đầy mê mẩn, quyến dụ. Để cho tóc đàn bà buộc đôi chân thằng nình ông trên giường ngủ với nó suốt ngày nầy qua ngày kia thì tiêu ma tuổi trẻ, đời trai. Bây giờ mà ở nhà cưới vợ thì thiệt là không phải thanh niên “Đời sống mới” tí nào. Mầy đăng ký tòng quân đi!

        - Tòng quần...? Là đi theo Việt Minh đó hả?

        - Không theo Việt Minh thì theo ai? Anh Hai, anh Ba của mầy không phải đã đi theo Việt Minh hết rồi đó sao. Mấy anh ấy hoạt động ở xã nhà chớ không phải thoát ly như bọn tao.

        - Anh Hai, anh Ba tao theo Việt Minh hết rồi sao?

        Bảy không nói, không rằng, ôm áo chạy một hơi về nhà tìm hai ông anh để hỏi cho ra cái tội hai người đi theo Việt Minh mà giấu Bảy, bắt Bảy ở nhà lấy vợ. Thật là tức muốn ói máu được.

        Về đến nhà, tìm mãi không gặp ông anh nào, vội chạy lên nhà trên tìm ông già tía để nhất quyết phản đối chuyện cưới vợ, thì không ngờ ông già đã để sẵn cây roi mây trên bộ ngựa gõ:

        - Mầy đi đâu mấy ngày nay không thấy mày, thấy mặt?

        - Con đi kiếm mấy thằng bạn...

        - Lên ngựa cúi xuống!   ^

        - Mầy muốn vợ, thổi đèn, muốn ôm con gái nhà người ta. Mầy biết tội đó là tội gì không?

        - Dạ... tội dê gái... Nhưng mà, ai nói với Ba? Có phải...? - ức trong bụng vì bị ông anh Ba chơi xỏ, méc với ông già - Mà con chỉ mới thổi đèn thôi, chưa có làm gì con bé đó hết. Con thế có ngọn đèn!

        - Thôi, khỏi thế. Bây giờ tao với má mầy đi cưới vợ cho mầy. Mầy muốn con gái thì cưới con gái cho mầy, để mầy không đi phá làng phá xóm, không mò bậy vô mùng con gái nhà người ta.

        - Nhưng tui không muốn cưới vợ, không muốn quấn... quấn chân... thiên lý mã nữa. Tui muốn... theo...

        - Theo ai?

        - Theo... Anh Ba... anh Hai...

        - Không cần mầy theo ai hết. Hoặc là cưới vợ, hoặc là một trăm roi...

        - Tui nhận trăm roi...

        - Mầy dám thách tao?

        Ông già nổi giận cầm cây roi, đưa lên cao, định đánh thằng con trả treo cho đã nư thì bà mẹ Bảy xuất hiện, dịu dàng:

        - Chuyện lấy vợ là chuyện một đời. Ba nó hãy để cho con nó suy nghĩ lại. Để má đây khuyên bảo con trai. Ba nó cho tôi xin. Con xin lỗi ba đi. Hãy nghe lời ba mà suy nghĩ lại.

        Cảm ơn bà mẹ đã cứu một trận đòn hứa hẹn nứt đít - bởi bất ngờ không kịp lấy mo cau ngâm nước độn vào quần. Bảy ngồi dậy, xin lỗi qua quýt rồi chạy ra nhà sau, lặng lẽ tìm chiếc quẩn dài cùng cái áo vải săn đám cũ vắt trong nẹp vách buồng. Đến khuya, chờ cả nhà ngủ yên, Bảy lén bước nhẹ như kẻ trộm ra khỏi nhà, nương theo bóng sao chuồn thẳng.

        Một cái quần dài được cắt làm hai, tra hai khúc ống được cắt ra vào một cái bàn tạ từ một chiếc quần rách khác của ông anh - Bảy tự tay làm mà không nhờ mẹ - để có hai cái quần xà lỏn, hai cái áo bà ba vải săn đầm cũ, bỏ vô bao bổng bột vừa may quay vào thành chiếc ba-lô, khoác lên vai, bắt đầu cho một lần ra đi muôn dặm sơn hà của thằng thanh niên chân đất.

        Tưởng là đi bộ đội dễ, cứ bước chân đi, gặp bộ đội xin vô, là được. Nhưng nào có phải dễ ăn như mấy thằng bạn nói đâu. Nài nỉ mải, các vị chỉ huy cũng không cho vì thấy thằng trai còn con nít:

        - Xem mầy như con cưởng con chưa giập bọng cứt mà bộ đội với Vệ Quốc quân gì. về nhà ăn thêm mấy táo gạo, vài chục yến cá nữa, rồi sau đó tham gia du kích giữ làng, sản xuất tăng gia, vẹn tròn đảm phụ là tốt lắm rồi, thằng cu à!

        - Nhưng mấy thằng bạn tui nó vô bộ đội Tỉnh được.

        - Cái thằng... Nhưng cái mầy nói đó là bộ đội Tỉnh. Còn đây là Chủ lực Miền! Chủ lực Miền chuẩn chất phải cao hơn. Biết chưa? Đúng là cái thằng chưa giập bọng...

        - Nhưng tui đã vác nổi bao lúa hai giạ. Tui dư sức mang súng rồi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2019, 05:42:45 pm »


        - Đi bộ đội chứ đâu phải đi dân công hỏa tuyến mà mang với vác súng. Đi bộ đội là đi đánh giặc, đi đánh Hòa Hảo, đánh Tây, đánh Quốc gia Bảo Đại, biết hông?

        - Thì tui cũng dám đánh Tây.

        - Mầy tụi, mầy nói mầy dám đánh Tây?

        - Tui đánh hoài.

        - Mầy đánh Tây hồi nào và ở đâu vậy?

        - Ở ngoài ruộng.

        - Ruộng nào?

        - Sân lúa nhà tui.

        - Đánh Tây ngoài sần lúa? Sân lúa có Tây cho mầy đánh?

        - Mấy thằng bạn tui đóng giả lính Tây cho tui đánh.

        - Ý trời đất ơi! Ông làng ông xã, ông cả, ông hội hương nhà tôi ơi! Thằng nầy nó từng đánh Tây, nhưng là Tây giả. - Rồi ông nghiêm sắc mặt lại - Bộ mầy tính đến đây để mầy giỡn mặt với mấy ông lính Chủ lực Miền nẩy chắc. Đi về mà đánh trận giả của mầy đi, thằng đẽn con à!

        Tức mà không dám nói, nghĩ cách để chứng tỏ mình lớn, Bảy bèn thách mấy anh bộ đội đẩy cây, kéo tay, bẻ chân. Cả ông già vừa trêu ghẹo Bảy nữa. ít có người thắng được Bảy. Thằng nhỏ gan lì, chịu đau giỏi, lại biết thế. Dẫu vậy, mấy anh trong đại đội vẫn cứ cho Bảy là thằng nhóc con, theo bộ đội biết làm được chuyện gì, không khéo lâm trận còn phải lo bảo vệ nó, thêm bận bịu.

        Quyết không chùn chí - cứ nghĩ trở về nhà thì chịu sao nổi trăm roi giận dữ của ông già, lại còn bị quấn đôi chân thiên lý mã, biết bao giờ mới tháo ra được mà thoát thân - Bảy nguyện chứng minh mình không phải là thằng vô dụng. Anh chàng bèn trổ tài bắt cá, bắt lươn, bắt lịch cho cả đại đội ăn. Nước đầy thì cắm câu, nhấp cá lóc đồng, nước kiệt thì bắt cá cạn trên đồng, mò cá dưới sông, thụt lịch trên bãi cạn. Cứ mỗi bận mang cả thùng cá lươn, tôm tép, lịch đủ loại, đơn vị ăn cả ngày, còn để dành cho cả hôm sau, đơn vị khoái thằng nhỏ quá trời. Khoái nhất lại chính là ông già sồn sồn làm anh nuôi đơn vị, hôm rồi cứ “chơi” thằng nhỏ.

        - Không ngờ thằng tửng con mầy tài thật. Mầy chịu làm rể tao thì cứ kêu tao bằng ba vợ, tao gả con gái lớn tao cho mầy. Nhất gái hơn hai. Con gái tao lớn hơn mầy hai tuổi. Theo ông bà mình thì lấy nhau sẽ phát tài, tửng ạ.

        Rồi cán bộ, chiến sĩ trong trung đội, đại đội báo cáo ban chỉ huy xin ý kiến thu nhận thằng lính nhỏ vào đơn vị nhưng vẫn bị chối từ. Vẫn chưa nản chí. Bảy quyết tâm phục vụ đơn vị hết tháng này qua đến tháng khác, mấy anh lớn sai việc chi cũng làm, không nề hà, không câu nệ, chuyện khó gì cũng nhất định phải làm cho xong. Vậy rồi, mưa dầm thấm lâu, đến lượt Ban chỉ huy không cưỡng lại được sự hấp dẫn, tâm tính đáng quý mến của thằng lính con, đành phải nhất trí nhận nó vào đơn vị như một trường hợp đặc cách ngoại lệ. Thằng nhỏ vui bất biết trời đất cho đến suốt tuần.

        - Đổng chí theo Cách mạng với động cơ gì? Sao không đi lính Quốc Gia hoặc theo Hòa Hảo mà lại theo Việt Minh?

        - Vì Việt Minh thương dân. Lính Quốc Gia, lính Tây, lính Hòa Hảo đi càn đụng đâu cướp đó. Mới đây tụi nó còn bắn chết mười mấy người dân ở cẩu Hòa Long hôm bộ đội anh Xuyến từ hải ngoại về bao bót.

        - Đi đánh giặc tới chừng nào về?

        - Hết giặc thì về...

        - Thấy xe nồi đồng, máy bay, ô-buýt bắn; thấy bọn Tây, bọn Hòa Hảo hung hăng có sợ lắm không?

        - Có sợ, nhưng đi với mấy anh thì không còn sợ nữa. Em sẽ cố gắng, mấy anh sao - em vậy.

        - Thề một dạ trung thành với Việt Minh?

        - Chết bỏ, em thề quyết trung thành! Nói gian cho chết...

        - Thôi, được rồi. Phải biết chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh nghe chưa?

        - Dạ...

        Đêm đêm chàng lính mới được phát cho khẩu súng trường Anh, quảy cao hơn đầu, nhưng khoái còn hơn là được ngồi gần đàn bà con gái. Ơi, sao cái khúc cây và sắt kia lại hấp dẫn thằng trai ruộng đồng đến vậy. Mê mẩn suốt đêm suốt ngày với những khẩu súng. Ngủ cũng muốn ôm nó vào lòng. Đêm gác một tiếng là đủ phiên, nhưng Bảy giành gác luôn hai giờ, ba giờ cho cả hai, ba anh lính khác để được giữ súng lâu hơn bên mình. Cứ thế, chẳng mấy chốc được tin Kháng Chiến quân đang bao vây Điện Biên Phủ, bọn Pháp đang cầu viện Mỹ, và chúng có dấu hiệu sắp thua. Bảy nghe tin mà đâm lo trong lòng, thay vì mừng, bởi cứ nghĩ chưa làm được chuyện gì cho Kháng chiến trong tư cách anh Bộ đội Cụ Hồ, thì Cách mạng đã thành công rồi. Trở về làng thì thật là mắc cỡ. Tưởng gì, mới vô bộ đội, ăn chưa hết giề cơm cháy thì người ta đã lo mọi chuyện đâu vào đấy. Họ sẽ trả mình ở đâu về đó chăng? Thắp thỏm trong lòng. Được lệnh hưởng ứng chiến dịch Điện Biên Phủ, Bảy được phân công cùng tổ ba người đi bắn bót. Sướng đến rân người. Vác súng đi, bắn “ào đùng” ba viên, nhặt đem về ba cái bì đạn và một viên đạn lép. Chỉ huy hỏi:

        - Lệnh cho bắn ba viên, sao mầy bắn tới bốn viên?

        - Em bắn đúng ba viên, các anh xem. Còn viên đạn này là viên đạn lép, không tính. - Bảy nói và nhìn mấy anh khi đưa viên đạn lép lên.

        - Nhưng mầy đã bóp cò, bóp cò thì như bắn rồi?

        - Các anh thông cảm, đừng tính gắt với em như vậy. Em chỉ tính những viên nổ không thôi. Ba viên nổ, ba lần giặc hết hồn... nên chỉ tính là ba.

        - Còn nữa, đã dặn: bắn xong chạy về liền sao không chấp hành?

        - Dạ, mình vừa bắn nó, nó bắn trả, đạn đi mịt trời, chạy xổng lưng nó bắn chết. Chi bằng, cứ đợi nó im, mình đứng xổng lưng từ từ đi về, khỏe trân, không chảy một giọt mổ hôi, không lấm áo.

        - Đi đánh giặc còn sợ lấm áo. Đó là tiểu tư sản nghe chưa. Mai mốt không được vậy.

        - Dạ, nghe.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2019, 10:07:55 pm »


        Khi anh Tổ trưởng Tổ Tam tam vừa đi thì anh cán bộ Tiểu đội trưởng bước tới, vỗ vai Bảy, khen:

        - Chú em mầy hay đấy. Đúng là bắn xong thì nên nằm lại, chờ chúng ngớt bắn hãy đi về để được an toàn hơn. Thay mặt tiểu đội, tao biểu dương chú em. Mai mốt cho chú đi bắn nữa. Nhớ, vô đạn một lần vào gắp 5 viên chớ không phải nhét từng viên vào ổ đạn vậy đâu. Xem nè!

        Anh A Trưởng liến cẩm lam đạn và khẩu súng trường lê, đưa tay ấn nhẹ một cái, 5 viên đạn đã nằm yên trong ổ đạn. Bảy nhìn mà khoái quá trời. Chỉ cần thao tác lại vài lần, Bảy đã làm thuần thạo việc lắp đạn.

        - Em cảm ơn anh.

        Chiếu lại, họp tiểu đội, anh A Trưởng phổ biến kinh nghiệm bao bó đồn bót trên cơ sở thực tiễn đi bắn bót của Bảy. Thật là đã cái đời lính mới! Mới bị chê đó lại được khen đó. Sướng cho cu cậu.

        Từ đó, nhất nhất, chuyện gì Bảy cũng chịu khó để ý nhìn anh em làm và luôn học thuộc các bài học trong đơn vị. Các trò mạo hiểm, sáng kiến, lúc cưỡi bò, cưỡi trâu đánh trận giả, tài chỉ huy trên ruộng, bây giờ hóa ra lại rất hữu dụng cho Bảy khi vào bộ đội.

        Chưa kịp học qua khóa huấn luyện chiến kỹ thuật nào thì tin giặc Pháp đã thất thủ ngoài mặt trận Điện Biên Phủ. Cả nước reo mừng. Bảy cũng mừng, nhưng vẫn sợ không được đi bộ đội nữa mà buộc phải trở về. Chạy đường nào đây nếu phải trở về. Có thật là dây thòng lọng không? Sao người ta lại ham cưới vợ như vậy? Có phải đúng là mái tóc huyền quấn đôi chân thiên lý mã? Thoắt một cái, tin vui lại đến. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận với Chính phủ Pháp cho tất cả bộ đội Vệ Quốc Đoàn được xuống tàu tập kết ra Bắc theo tinh thần Hiệp định, hai năm trở về. Thật là tuyệt! Như vậy là tạm ổn rồi. Cứ đi hai năm cho biết đó biết đây, sau đó trở về hẵng tính. Lo gì việc cưới ai đó, hay cô Ba, cô Bảy trong làng. Không phải người ta nói: Lính về làng như thẩn hoàng về miễu đó sao? Đi! Nhất quyết là đi! Biển cạn non mòn cũng phải ra đi!

        Cả đơn vị 200 người kéo nhau lên đường theo lệnh trên. Vừa đi vừa hát. Không gì vẻ vang hơn được là bộ đội trong những ngày này. Bay được lên trời Bảy cũng bay.

        Một buổi sáng, lãnh đạo đơn vị dẫn cả đoàn thật đông đi thăm mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Cụ Hổ. Làm cỏ, trổng hoa, dọn dẹp cầy lá, làm cho khung cảnh xung quanh thật thoáng đãng, sạch đẹp. Ai cũng đứng nghe người chỉ huy nói về Cụ Phó Bảng, nói về thân thế sự nghiệp yêu nước của ông. Sau đó là nói đến Nguyễn Ái Quốc -  Hồ Chí Minh. Chuyện hay như chuyện cổ tích. Biết vậy, chứ đâu hiểu gì ở bên trong câu chuyện ấy. Với Bảy và nhiều người lính trẻ lúc bấy giờ, Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh như Tiên Phật trên trời. Chỉ nhớ hôm ấy là một ngày đẹp trời, nắng dịu, gió mát, không mưa, và lòng vui phơi phới.

        Trong thời gian tập kết tại thị trấn Cao Lãnh, không ngờ bà mẹ của Bảy lại đến gặp con để tiễn đưa thằng trai lên đường! Thật là xúc động đến nghẹn cứng cả cổ họng. Không ngờ trong đời mình lại có một cuộc chia tay với gia đình long trọng đến như vậy. Ba Bảy không những hết giận, không còn đòi đánh trăm roi mà còn gởi mẹ mang đến cho anh cái đồng hổ đắt tiền - nghe đâu là của Thụy Sĩ - để làm quà kỷ niệm lúc lên đường. Bảy là người chắc lòng chắc dạ mà cũng phải nuốt nước mắt ngược tới mấy lần.

        Rồi cả xóm, cả làng, cả huyện, cả tỉnh đến Cao Lãnh để làm cuộc tiễn đưa. Thương binh, bệnh binh được trực thăng Pháp đến rước đưa đi ra Vũng Tàu. Lần đầu tiên Bảy nhìn thấy chiếc máy bay trực thăng, thiệt là ngộ. Nhớ hổi nhỏ, cứ ngửi thấy mùi xăng là cả bọn trẻ trâu lấy làm thích thú. Nghe tiếng máy xe nổ lên là lòng thấy rộn vui. Bây giờ, mới theo Cách mạng được vài ba tháng là đã thấy được bao nhiêu điều kỳ lạ, ngoài sức tưởng tượng của mình. Bảy thầm nghĩ và thầm sung sướng. Rối bánh tổ, bánh tét, bánh ít, bao nhiêu là bánh được các bà má, các chị mang tới làm thức ăn dự trữ cho mười ngày đi đường. Bảy cũng vẫn hai chiếc quần xà lỏn, hai chiếc áo bà ba cũ vải săn đầm làm hành trang. Tàu đến. Tuần tự theo đơn vị mà bước xuống tàu. Nóng đến phỏng chân. Bảy phải lấy cái ba-lô đựng quần áo của mình mà lót xuống chân rồi kéo đi từng bước cho khỏi phồng rộp bàn chân. Không ai hướng dẫn một chút gì cả. Tự nghiệm ra hết. Phải mất ba tháng đi từ Lai Vung, đến kinh Nguyễn Văn Tiếp, đến Cao Lãnh, xuống tàu nhỏ, chở từng chiếc hai trăm người đưa ra tàu lớn của Ba Lan đậu ngoài bờ biển Vũng Tàu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2019, 10:08:53 pm »


        Một rừng người, rừng mắt nhìn theo dọc bờ sông dành cho ngày ly biệt. Đôi mắt nào cũng ngân ngấn nước. Trong muôn ngàn ánh mắt ấy, Bảy vẫn chăm chăm nhìn vào ánh mắt, vào khuôn mặt, vào bóng dáng nhỏ dần, mờ dấn rồi chỉ còn trong trí tưởng về người mẹ dịu hiển, nhân hậu của mình. Lẩn đầu tiên Bảy phải xa nhà và xa ba má đến như vậy. Nam nhi chi chí mà lúc này Bảy cũng nghe trong lòng nước mắt chảy dài, chảy đến đâu rát buốt đến đó. Hai năm chứ ít ỏi gì đâu. Hai lần Tết. Hai mùa cộ lúa, làm rơm, hai mùa cá cạn. Hai mùa săn chim, đào chuột, bắt dế, nướng ốc, nướng cua, thả diều, đánh trận. Hai mùa nước nổi đi trể cá lòng tong, cá nhái, buộc xuống vô gốc cà na nghe cá đớp mồi. Hai lần mưa lâm thâm ướt dầm nón lá không gặp lại cô bé thổi đèn. Hai năm, tới bốn mùa mưa nắng không được đi ngang xóm trên nhìn ngắm con bé méc thầy tội mình ôm nó chặt, xem nó bây giờ có còn thấy ghét như hôm mấy thằng Tầy ghé, nó làm mình mắc cỡ trước các bạn cùng học. Không biết có phải ba má mình đã định cưới con bé ấy cho mình thật không...? Không biết trong hàng vạn đôi mắt kia có đôi mắt nào ngoài đôi mắt mẹ nhìn theo mình hay không? Nếu có thì cũng hay đấy, vì ít ra thằng Bảy chăn bò này cũng làm cho vài cô gái biết buồn. Làm cho con gái biết buồn, biết nhớ không phải là dễ. Bọn con trai xóm mình được mấy đứa mang trong người niềm kiêu hãnh ấy đâu. Giá như có cô nàng Bé Ba trên đó thì hay biết chừng nào. Phải bắt cô ta buồn để nhận ra tội lỗi không đáng được tha thứ của mình. Rồi sau đó thì mình có thể... Còn con bé thổi đèn đêm tháng Mười nước nổi, thì thôi, mình chia tay nhau nhé. Hai năm sau mình sẽ trở về, và nếu được thì mình sẽ lên xuồng bơi đến chỗ thổi đèn ngày xưa đêm nước nổi. “Đã trót sanh ra trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông.” Hay thiệt. Mấy thằng có chữ hơn mình nó thuộc đâu mấy cầu nói thật hay! Đừng để mái tóc huyền... Thôi, ở nhà, mình thiên lý mã nhé, những bạn bè thân yêu của một thuở trâu bò, ruộng rẫy. Tạm biệt! Mình lên đường đây, những người thương mến ạ...

        Tàu chạy dẩn ra dòng sông Cái lớn.

        Bốn giờ chiểu. Ôi, con sông Cái mới lớn chảng bà ná? Từ mẹ đẻ đến giờ Bảy chưa từng nhìn thấy con sông nào lớn như thế nấy đâu. Nó rộng bằng 20 - 30 công bề đứng, dài có đến 500 tầm 3 thước! Giông Nam tới, sóng cao tới đầu người. Nhìn những chiếc ghe con lắc lư nhào lượn trong sóng mới hổi hộp và thích thú làm sao? Phải ra tới sông Cái mới thấy cái sự biết lội nó quan trọng thế nào. Ghe thuyền mà bị sóng đánh chìm thì chỉ có làm mồi cho hà bá thôi. Nhìn những người phụ nữ chèo ghe vượt qua sóng cả mới thấy họ đáng mặt nữ kiệt. Chiếc ghe thấy mất hút, như vừa bị họng sóng nuốt trừng, lại trồi lên với sự chèo chống, quăng quật của người phụ nữ trong sóng gió, bão bùng. Cảm phục! Cả đàn ông mười bảy bẻ gãy sừng trâu như Bảy cũng chưa chắc dám ra sông giỡn sóng kiểu này. Một ngày đàng một sàng hiểu biết là vậy. Phải đi cho biết đó biết đây; ở nhà với vợ biết ngày nào khôn, quả đúng như vậy. Còn kia nữa, những cái lò gạch dọc bờ sông Cổ Chiên suốt ngày ung dung nhả khói lên trời, nhìn mới ngoạn mục làm sao. Giống như thành lũy kiên cố trong chuyện đời xưa. Người làm gạch lúc nhúc đi bên dưới, kẻ in gạch, người đẩy xe, kẻ chuyển đất từ những chiếc ghe chở đất khẳm đừ neo đậu dưới dòng nước siết, thật là rộn rịp. Không thấy một cánh đồng nào chường mặt ra mé sông. Chỉ có nhà cửa đông ken, cùng với cây cối um tùm. Truyền thuyết về những bầy sấu dữ, cọp dữ, giết chết, ăn thịt cả thân thể người đi khai phá đất đai làm sống lại trong chàng thanh niên tên Bảy những ngày tháng mờ mịt xa xưa. Ngủ một chút. Bây giờ được đi theo Bộ đội Cụ Hồ là toại nguyện rồi... Chỉ tiếc không nhìn được con Bé Ba, con Bé Năm thổi đèn, xem nó có khóc, có cười gì khi biết mình đi xa hay không. Tuổi thơ ơi, đồng ruộng ơi, bầu trời xanh bao la ơi, tạm biệt nhá.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2019, 10:09:16 pm »


        Chẳng biết ngủ được bao lâu, mà mở mắt ra, Bảy đã thấy một bên là mù mịt, một bên là nhấp nhô những cục gù nổi cao trên bờ xa. Hỏi ra, Bảy mới biết đó là núi, còn phía ngoài mịt mù khơi kia là biển. Chỉ nghe nói chứ chưa hề biết biển với núi là gì. Hóa ra biển nước xanh, sóng trắng, không có bờ. Còn núi thì như những chiếc nón lá úp trên mặt đất. Rổi một chiếc tàu biển khổng lồ hiện ra trong mắt Bảy. Không thể tưởng tượng được có một chiếc tàu to bằng mấy chục cái nhà cộng lại như vậy. Cái ống khói của nó bự hơn cây cột đình. Tiếng la í ới. Những người lính Ba Lan mặc quân phục thật đẹp và thật oai vệ đang đứng trên boong vẫy chào. Từng đoàn người lần lượt bước trên chiếc cầu sắt lên tàu lớn. Thêm nhiều chuyến tàu nhỏ nữa cặp vào. Chiếc tàu lớn không hể nghiêng lắc. Hàng đàn nhạn biển bay đầy trời như để vui với con người. Cá lội dưới biển có bẩy, có bẩy, nhiều vô số kể. Mưa một chỗ, nắng một chỗ. Gió rào rào. Mặt trời chiều nhìn sát một bên. Kiến thức ban đầu về biển đối với Bảy chỉ thô sơ như vậy. Tàu xúp-lê nghe thật hùng hồn. Cái nhà sắt khổng lổ bắt đầu chuyển mình. Nó thở khằn khặc ra khói. Nó bắt đầu trườn đi trên nước. Lại nhớ đến lương khô. Ăn, uống. Đi vệ sinh. Ngắm trời mây, biển xanh. Và ngủ. Ngủ, ăn, vệ sinh, ngắm trời sao mây nước. Rối sóng. Lượn sóng dài bằng 5 công đất. Con tàu lúc đầu chỉ chao nhẹ. Rồi những con sóng to hơn mẫu đất trồi lên từ biển. Con tàu khuyết sâu xuống biển rồi nổi lên như trững giỡn, nô đùa. Rồi người người tranh nhau ói, ôm ngực, ôm bụng mà ói đến khô rọp người. Bảy chỉ nhờn nhợn mà chưa ói. Cố nhắm mắt nín nhịn, không nhìn ai. Rồi liu thiu ngủ. Rồi chập chờn mê thiếp. Gặp ông già với chiếc roi mây lên nước bóng lộn. Găp bà mẹ đỡ lời cho con trai. Gặp ông anh Hai, anh Ba khen chú em thứ Bảy có phúc, mới đi theo Cách mạng chưa giặt hết cục xà-bông đã được xuống tàu đi ra Bắc. Mai mốt trở về tha hồ mà làm thần hoàng vô miễu ăn xôi, ăn bánh. Mơ đánh trận. Mơ bị bò đá chỗ khó nói nên lời. Mơ phóng trâu, đua bò, cưỡi ngựa. Người bắt đầu lơi khơi, nghiêng ngả. Mấy ngày đầu mỗi ngày một lần vệ sinh đại tiện. Mấy ngày sau hai ngày mới sắp hàng chen nhau một lần. Rồi tới ba ngày trong bụng không có gì để thải ra nữa. Chả thiết ăn uống gì. Coi đồng hồ. Đã mấy lần hơn kém 15. Người ta bấm tay đếm ngày. Riêng Bảy thì không cần đếm, chừng nào tới cũng được. Một ngày là một phần của hai năm. Sợ thời gian trôi qua nhanh, nó hết.

        Ấy rồi một buổi sáng đẹp trời, mặt trời như cười từ dưới biển cười lên, mọi người chuyền tai nhau tin đến bãi biển Sẩm Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa, quê hương của người anh hùng Lê Lợi, Lê Lai lừng danh trong lịch sử đánh quân Minh. Nghe là nghe vậy, chứ Bảy nào biết Lê Lai, Lê lợi thời nào, khởi nghĩa ra làm sao. Cứ nhao nhao chờ lên bờ. Sướng thật! Một sư đoàn lính Việt Minh đã vượt nghìn cây số về điểm tập kết theo tinh thần Hiệp định Geneve. Lúc nẩy Bảy mới biết mình ở trong một đơn vị to như vậy. Nhạc, cờ, khẩu hiệu, cán bộ, thanh niên, phụ nữ thật xinh đẹp, thật đông đúc, xếp hàng chờ dày chật như nêm, dàn hàng ngang, hàng dọc trên bãi biển. Những làn sóng vẫy tay cứ trào lên, dâng lên từ mặt đất không dứt. Những tiếng hoan hô không ngừng. Và những tràng pháo nổ...

        Đoàn quân với đủ thứ у phục, xếp hàng đểu bước lên bờ. Lại những cái ôm siết nông đượm còn hơn cả lúc chuẩn bị xuống tàu ra đi. Nhất là những anh lính miền Nam trọ trẹ giọng Bắc, những người đã ra đi từ ngày rầm rập Nam tiến mùa thu, mùa đông năm nào. Một không khí náo nhiệt, tưng bừng và thiết tha trìu mến mà chưa lần nào Bảy được trông thấy. Nụ cười trên môi người làm sáng cả đất trời.

        Bảy tính chạy cho đã sau mười ngày ngồi một chỗ cuồng chân. Nhưng vừa nhổm người đổ về phía trước thì lập tức chúi nhủi, muốn cắm đẩu xuống đất. Mặt đất bắt đầu tròng trành như mặt biển lúc sóng gió. Người ta bảo là say sóng nguội. Phải mất mấy ngày thì cơn say mới đi qua. Người lại nhẹ nhàng, ngay ngắn. Ăn uống thì thịnh soạn chưa từng. Mỗi ngày một đĩa thịt bò, không bò thì thịt trâu xào rau muống và bao nhiêu là món ngon vật lạ dành cho các anh lính miền Nam. Lần đầu tiên Bảy cảm nhận thật rõ trong lòng tình đồng bào, nghĩa đồng bào được bà con miền Bắc dành cho. Nó thiêng liêng như là ruột thịt nghìn đời. Một cuộc đổi đời kỳ vĩ từ anh chăn bò cục mịch thành anh lính Cụ Hồ hiên ngang đứng trong hàng ngũ những chiến sĩ anh hùng vừa đánh thằng giặc Pháp hung đố, chấm dứt trăm năm đô hộ cùng nền cai trị thực dân của chúng. Chủ nghĩa thực dân cũ bạo tàn, mi đã chết!

        Không biết người ta đã bắn bao nhiêu đạn, riêng Bảy Đầu Giồ chỉ bắn ba viên đạn đã thắng được giặc và trông thấy hòa bình.

        - Thật là sướng không sao kể xiết! Việt Minh - Cách mạng muôn năm!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2019, 10:10:03 pm »

         
NHỮNG NGÀY ĐẦU TRÊN ĐẤT BẮC

        Dãy nhà lợp bằng lá cọ, tre, dọc dài nhiểu lớp, trông thật đẹp mắt, khang trang, sạch sẽ, ngăn nắp. Bộ đội trong Nam, đặc biệt là ở miền Tây, thường chỉ ở trong dân, hoặc ra chỗ có bụi rậm che tạm chòi cho Ban chỉ huy làm việc, còn anh em chiến sĩ thì ở nhà dân theo tổ hoặc theo tiểu đội, trung đội. Giặc đến thì đánh, cần thiết là ém quân, tránh đụng độ, êm giặc lại tản ra nhà dân cùng ăn cùng ở cùng làm. Vì vậy, ra Bắc những ngày đầu được ở trong doanh trại thì thật là biệt lập, rảnh tay rảnh chân, không có việc gì làm. Nhơ nhớ một cái gì mà không rõ một cái gì. Sướng hơn lúc ngồi trên tàu gấp bội. Lại ăn uống đủ đầy. Tâm hồn phơi phới. Ai bảo nhớ nhà, ừ thì có nhớ, nhưng ít thôi, chưa đủ để chảy nước mắt đầu. Riêng Bảy lại càng không phải nhớ nhiều. Bởi mấy lẽ: thứ nhất, ông già bắt cưới vợ, sợ quấn đôi chân thiên lý mã nên không có động cơ nào giục để nhớ; thứ hai, chưa đi bộ đội được mấy ngày, chưa làm nên cái tích sự gì thì phải tập trung tinh thần cho chuyện làm lính Vệ Quốc quân cái đã. Còn lẽ thứ ba, chưa có bông hổng, hay bông hoa cứt quạ nào ẩn hiện trong mắt và trong trí nhớ, lại không biết thơ văn như những anh chàng có chữ nên không nghe trái tim thao thức ngọ nguậy gì. Nhớ cũng không thấy chút bâng khuâng nào. Nhớ mất công. Với lại cuộc đổi đời chừng mới bắt đầu, phải làm sao cho nó khác với cuộc đời trước kia, rồi việc gì tới sẽ tới, sau này mặc sức mà trai gái, yêu thương. Tâm tính Bảy lại nghiêng về phía thích sử dụng sức mạnh, ham chơi thể thao, nên ít khi có dịp được yếu lòng để nhớ. Gẫm ra mấy thằng bạn có lý. Và bây giờ thì không bị ám ảnh chút nào về một “mái tóc huyền”. Cuộc sống mới lại sôi động từng ngày, lúc nào cũng có hàng chục anh em bên cạnh thì lấy đâu để buồn nhớ vẩn vơ. Trong cuộc họp, lãnh đạo chính trị tư tưởng cứ luôn nhắc đến tinh thần Cách mạng, nhiệm vụ của người lính trong xây dựng quân đội chính quy, nghe ham đến nôn ruột, tâm hỗn tình cảm gì cũng tập trung vào phận sự lớn lao này, huỡn đâu mà suy nghĩ miên man, vớ vẩn đến chuyện tung tăng khác. Còn nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ anh em trong nhà, với Bảy thì chỉ nhớ nhè nhẹ thôi, bởi vốn Bảy không phải là anh chàng có nội tâm sâu sắc, không hay để bụng, để lòng những chuyện thương nhớ, nghĩa ân hay oán hận lê thê tháng vắn năm dài. Mọi chuyện xong rồi thì thôi, ngày nào có chuyện của ngày ấy, không lướng vướng nợ nần với chuyện ngày hôm qua hoặc hôm nay khi mặt trời lặn. Trừ phi đó là chuyện hàng năm, một bữa không thể làm xong, đành phải chấp nhận. Nhưng những điểu như thế thì không thể thành nỗi lòng canh cánh bên người của Bảy được. Cứ bỏ nó vào một ngăn riêng, khóa lại, khi cần thì mở ra, giải quyết xong lại khóa. Cho nên đời Bảy, kỳ thật đến lúc này ít khi phải buồn. Suy cho cùng, chuyện vui lớn nhất là được theo bộ đội Cụ Hồ thì đã thực hiện được, còn chuyện khác, cho dù là chuyện vợ chồng đi nữa, đối với Bảy cũng thực sự không phải to tát lắm. Vì vậy, đi đâu người ta cũng thấy Bảy hay huýt sáo, miệng luôn chờ sẵn nụ cười.

        Ngày đầu tiên được phát quân trang, gồm: ba-lô, hai bộ quân phục, hai cái áo thun, hai chiếc quần cụt, một cái nón cối, một đôi giày bố, thắt lưng, bàn chải đánh răng, ca, bát và mấy thứ vật dụng để dùng hàng ngày. Việc ngay tức thì là Bảy cùng anh em lấy bộ đổ nhà binh mặc vào, soi gương, nhóng tới, nhóng lui, nghiêng qua, lắc lại, cười với mọi người hoặc cười với mình. Oai phong đáo để! Sọt giày vô, bước đi “cộp, cộp” trên nến đất cứng, quây trước, quây sau, hai tay khuỳnh ra bỏ theo nhịp đánh tùng xa như đi lễ. Hai chiếc áo bà ba, hai cái quần xà lỏn lửng gối tự may đã thành quá khứ. Với tất cả các anh chàng nhà binh nông dân khác cũng vậy. Quá ư tươm tất, mới mẻ! Tối, để nguyên quân phục, mang giày lên giường, ngủ luôn cho đã.

        Sáng hôm sau thức dậy, đều trân một rừng lính đứng theo hàng dài với giầy bố, quân phục còn nguyên trên thân thể kéo nhau ra bể nước đánh răng. Thằng nào cũng cười. Nụ cười trắng phau. Xong là ăn phở bò. Trưa lại rau muống xào thịt trâu, hoặc bò xào cải. Cứ thế mà sướng được hết tuần, lại nhường doanh trại cho tốp miền Nam khác đến. Cả Sư đoàn chưa chính quy ấy hành quân mấy chục cầy số rồi phân tán vào nhà dân theo phiên chế tổ tam tam. Đi xa, chưa quen mang giày nên bị phổng dộp bàn chân, cởi giầy vắt vai, đi chân không như thời ruộng rẫy. Rồi lao động. Rổi cùng ăn, cùng ở, cùng làm với tinh thần đi dân nhớ, ở dân thương, bình thường dân quý trọng. Mỗi tháng được lãnh suất gạo 4 ký-lô-gam cho một người. Mỗi Đại đội có 5 hay 6 anh nuôi. Rồi học tập, tham gia các đợt huấn luyện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2019, 10:23:57 pm »


        Cùng với nhiều anh em, Bảy quên mất thói quen hút thuốc giồng để un bù mắt. Hồi ở nhà, bắt chước mấy thằng bạn, Bảy phải đốt thuốc phun khói cho các loại côn trùng li ti đừng cắn. Bây giờ thấy thuốc không nhớ, có lẽ chưa kịp ghiền. Lại đi ghiền kẹo. Đến tháng thứ hai là phải cầm chiếc đồng hồ Thụy Sĩ của ông già cho đem bán với giá đồng hồ thường -  bởi ở các thị trấn miền Bắc thời nầy đâu có mấy người biết đồng hồ Thụy Sĩ là tốt nhất thế giới - chỉ để lấy mấy chục bạc ăn kẹo. Sau đó là bán luôn miếng mủ cao su đi mưa cho việc hảo ngọt đó. Chẳng bao lâu, Bảy đã dọn mình làm người đàn ông thực thụ. Một người lính, một chàng trai mạnh mẽ. Một người luôn có nụ cười tươi, luôn lạc quan, yêu đời, vô tư lự. Thằng trai nghịch ngợm, nghĩ gì làm nấy, không cần đắn đo, không cần suy xét, không thích trầm ngâm, đã hóa thân thành một anh lính nghiêm chỉnh, một quân nhân của quân đội anh hùng vừa đánh thắng một đạo quân sừng sỏ nhất của chủ nghĩa thực dần cũ, từng gieo rắc đau thương, chết chóc cho nhiều dân tộc trên thế giới, một chiến sĩ luôn giữ kỷ luật quân ngũ, luôn chăm chỉ siêng năng trong lao động, học tập, sống chan hòa và trách nhiệm với mọi người.

        Quá trình chính quy hóa được tiến hành chầm chậm từng bước một trong bối cảnh thế giới ngả nghiêng về việc giải trừ quân bị do áp lực từ các nước lớn đang vạch ra đường lối thỏa hiệp - chung sống hòa bình giữa hai hệ thống xã hội đối địch nhau từ Cách mạng Tháng Mười Nga và sau Đệ nhị Thế chiến. Lực lượng giám sát việc thực thi Hiệp định Geneve của ủy hội Quốc tế đang trông ngó từng ngày. Đội quân anh hùng vừa chiến thắng thực dân Pháp đang tỏ ra ngoan ngoãn, hiền lành tuân thủ tuyệt đối các điểu khoản của Hiệp định Đình chiến Geneve. Cuộc sống rừng núi quen dẩn với những anh lính vùng đồng bằng quanh năm trắng nước. Nắng ở đây cũng khác. Mưa cũng khác. Lại thêm lũ ống, lũ quét, lũ cuốn - toàn những cái tên xạ lạ. Đi đến đâu phải học tập lề lối sinh hoạt, tập tục, thuần phong ở đó để hòa hợp với người địa phương. Các cô gái dân tộc mặc đủ thứ у phục như hát bội, hát cải lương ở Nam bộ. Trêu họ thật thích. Tiếng Bắc nghe mới dịu dàng, trong trẻo làm sao. Mấy cô gái, Hội Mẹ, Hội Chị cứ kéo đến từng nhà thăm, động viên mấy chú lính miền Nam mặt còn búng ra sữa phải xa nhà. Mấy mẹ hỏi:

        - Có anh nào muốn lấy vợ không. Con gái ở đây xinh lắm, lại giỏi giang nữa. Cả bọn đưa tay. Không đếm xuể. Cười rần. Bánh, trái, rau củ đùm đề trên quang gánh của các chị, các em. Văn nghệ, hát xướng. Mấy thằng biết chơi guitar thì con gái bu lại phải biết. Thích nghe hát Quan họ, hát Chèo. Nghe riết quen tai, quen miệng, thành hay. Thỉnh thoảng có mấy anh chàng đi chơi tới khuya mới về. Nhật bình, kiểm điểm, phê phán tinh thần tổ chức kỷ luật. Tái phạm đưa ra khỏi đơn vị. Sợ. Không dám đi chơi đêm nữa.

        Khí hậu, thời tiết rất khác ở miển Nam. Mùa đông thì lạnh đánh bò cạp. Lúc đầu chưa quen, mặc áo bông, trùm chăn bông mà vẫn lạnh. Lú chỗ nào rét chỗ đó. Rét như phỏng lửa. Ngộ. Nứt da mặt. Phải thoa kem chống nẻ làm điệu như con gái. Sợ nhất là tắm. Có anh lính cả tháng chỉ lau mình, bạo dạn hơn là rửa mình. Nước nóng đâu đủ cho người mạnh tắm, chỉ ưu tiên cho những người bệnh. Da mặt, da chân, da bụng nhám cào như da cóc.

        Mùa hè còn ác liệt hơn. Mùa đông dù gì củng ăn được, ngủ được. Mùa hè thì nóng như thiêu. Nếu ở miền Nam, trời nắng gắt, ta chui vào bóng cây sẽ mát và dễ chịu vì có gió. Ở miến Bắc - đặc biệt là miền núi, thì ôi thôi, nóng đến khô da cháy thịt, cởi trần, ban đêm ngủ còn hơn ở trần nữa, vậy mà vẫn nóng như thiêu đốt thịt da. Nhúng khăn nước lót dưới lưng, dỗ chưa kịp ngủ thì cái khăn đã khô cứng lên rồi.

        Tuy Bảy không được tham gia đi đánh địa chủ, cường hào ác bá, Việt gian trong đợt này, nhưng lần đầu tiên trong đầu Bảy có chút gì đó gờn gợn về cái cách Cải cách của Cách mạng trên miền Bắc. Chưa biết được gì, chưa nói được gì, nhưng lòng không yên. Bạn bè, anh em trong đơn vị thầm thì bảo nhau: việc ai nấy làm. Mình là lính, cứ lo cho tròn phận lính. Gật đầu. Tuy vậy, Bảy vẫn thấy có điều chi không phải. Nếu như gia đình Bảy - Thuê và sở hữu gần 4 mẫu Tây đất ruộng, đất vườn mua lại của những người bài bạc, phá sản, nợ nần... - mà ở ngoài Bắc thì chắc chắn là bị đấu tố rồi! Lần đầu cảm thấy băn khoăn và nhận ra cái điểu khó có thể là đúng, là phải, là chính nghĩa của Cách mạng. Nó là một phẩn của lịch sử. Hãy hiểu như vậy để lòng không cảm thấy nặng nể. Ai làm sai, chủ trương sai, người đó sẽ chịu trách nhiệm. Nhất định phải có câu trả lời cho những hành động thái quá, tả khuynh, manh động hôm nay. Đường ta, ta cứ đi; nẻo ta, ta cứ bước! Những vị chỉ huy thấy anh em dàu dàu, bèn khuyên nhủ. Bảy cùng mọi người chỉ biết nghe và tuân lệnh. Một đợt kiểm tra trình độ học vấn để bắt đẩu cho việc học bổ túc văn hóa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:38:30 pm »


        Không khí lại tưng bừng náo nhiệt. Toàn là dân “Rút rơm trâu ăn mê”, lớp một, hai, ba, cá biệt có người không biết chữ, được lên danh sách. Bảy tự cho mình đã học xong lớp ba trường ông thầy giáo Xệ nên không ngẩn ngại đăng ký dự thi lên lớp bốn. Đề toán là một khúc gỗ xẻ bằng cưa. Tìm đáp số xem khúc gỗ có bao nhiêu tấm ván sẽ cưa ra, khi được biết mỗi tấm dày, rộng, dài...? Không làm được. Trở lại ngồi lớp ba, nhưng học nhiều hơn và khó hơn thời học thầy giáo Xệ. Tuy vậy, được học là vui, học là sang trọng, vì biết được mục đích của việc học là để làm gì. Hào hứng. Lại có cảm giác ngược chiểu về thời con nít nghịch ngợm.

        Rồi đơn vị chuyển về Xuân Mai - Hà Đông. Năm sau chuyển lên Hòa Bình. Đơn vị đi vào xây dựng chính quy, hiện đại. Bảy cùng anh em trải qua một năm làm anh nuôi, hậu cần. Ở đâu, làm gì, Bảy cũng luôn được bình bầu xuất sắc. Hai năm liền nhận được danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Sư đoàn. Bảy được anh em, đồng đội gọi yêu là lính gạch xuất sắc, vô địch in gạch. Một tiếng đồng hổ, Bảy in được 100 viên gạch mộc. Quy trình nhổi đất, cát, đập, phơi héo, dùng kéo cắt gọt, sau đó đưa đi nung... Đến khi được đưa đi làm bếp nấu cơm cho cả một tiểu đoàn ăn, Bảy cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ có hơi đàn bà ấy. Có lần cơm sống, lại sắp tới giờ ăn. Rối hậu cần. Kho không thể xuất lần thứ hai cho một bận cơm. Đành phải xới nhẹ tay cho đều cơm, đổ nước đun sôi vô cho vừa, rắc thêm ít nước muối, thêm lửa xung quanh và than đượm trên nấp cho hơi nóng phủ đều chảo, may là cơm kịp chín và cũng không đến nỗi nhão. Hú hồn.

        Lại những ngày sống với núi rừng, vời mường, với bản. Cũng từ những ngày học bổ túc được mớ chữ, Bảy siêng nghe đài, đọc báo hơn, hay tìm tin tức về miền Nam hơn. Ở trong ấy không biết ba má có bình yên không, bà con xóm làng có bình yên không khi nghe tin Mỹ Diệm trắng trợn đàn áp, bắn giết đồng bào. Anh Hai, anh Ba của Bảy biết có tránh được không, hay lại bị chúng nó bắt bớ, giam cầm... Giấc ngủ bây giờ đườm đượm nỗi buồn, nỗi lo. Cô Ba, cô Bảy, cô Năm đã đi khỏi giấc mơ người lớn của Bảy rồi. Năm 1958 này là năm Bảy đã bước vào tuổi 22, tuổi của một người lớn, một đoàn viên, một anh Hạ sĩ sau đợt nhận quân hàm.

        Nhớ lại ngày đơn vị thông báo mọi người chuẩn bị tinh thẩn nhận quân hàm, Sư đoàn đang phấn đấu xây dựng chính quy hiện đại ngay từ năm 1958 nầy, ai cũng hào hứng, sung sướng ra mặt. Chờ đợi mãi mới tới được hôm nay. Phải mất 4 năm làm anh lính Cụ Hồ không chính thức, cứ nơm nớp lo, không biết đơn vị có bị giải thể hay không, đại bộ phận anh em văn hóa kém có bị đưa về các nông trường để làm kinh tế theo phong trào Gió Đại Phong, Cờ Ba Nhất...? Với lại Bảy và anh em rất lo việc Cải cách ruộng đất làm phá sản chương trình chính quy hóa, hiện đại hóa quân đội của Chính phủ và Trung ương Đảng. Tại sao 4 năm ra Bắc vẫn chưa thấy được sự tiến bộ nào đáng kể cho toàn đơn vị. Ai cũng thắc mắc, nhưng chẳng ai dám nói. Bây giờ bỗng có một ngày đẹp trời, ai cũng được đeo quân hàm, dù chỉ là binh nhì, binh nhất, cũng sướng rân người. Nhất định là thành bộ đội chính quy rồi! Chắc ăn như đinh đóng cột rồi! Riêng Bảy là sướng tới mấy bậc. Lúc đầu nghe nói, Bảy ước chừng mình chỉ được binh nhất thôi, thậm chí binh nhì cũng “đã”, ai dè được phong tới cấp “Hạ sỹ” (viết “Y cà-ghếc” nữa chứ?) mới oách làm sao? Lại đeo quân hàm ngũ cho không uổng bốn năm trời mong đợi. Sáng ra gặp ai cũng cười. Con gái Kinh, Mường, Tài, Thái gì nhìn cũng thích. Ra dáng anh bộ đội Cụ Hồ đúng nghĩa.

        Bất ngờ có nhiều con trai, con gái miền Nam nghỉ hè về thăm và ở chơi với đơn vị. Vui suốt tuần suốt tháng với không khí miền Nam. Được ăn món miền Nam, được nói cười tự nhiên kiểu miền Nam, được ca vọng cổ, văn nghệ, văn gừng suốt đêm. Trong đám con gái, có cô bé 14 tuổi, con của một đồng chí Huyện ủy viên - Bí thư xã Long Thắng - huyện Lai Vung trong đoàn. Gặp đồng hương, lại là cô em tóc đuôi chồn bé bé xinh xinh thấy cũng ấm lòng. Hai anh em đồng hương hay nói chuyện, đi chơi, hoặc làm việc vặt trong đơn vị với nhau. Có văn nghệ, văn công, hay đoàn chiếu phim về phục vụ thì hai anh em cùng dắt nhau đi xem. Đỡ nhớ nhà. Đỡ nhớ mấy đứa em. Thời gian nhanh như gió thổi. Ngày chia tay, Bảy cười, còn cô bé thì rưng rưng ánh mắt. “Sang năm em 15 tuổi rồi. Em sẽ trở lại thăm anh”. Một cuốn tập, mấy viên kẹo làm quà. Mấy cái vẫy tay. Cô Ba, cô Bảy ngày nào không biết có ghen không mà không thấy trở về trong giấc ngủ của anh chàng hạ sỹ chân bùn vừa biết đi giày nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:39:49 pm »


MỘT NGÀY CỦA MỘT ĐỜI

        Buổi sáng, trời lung linh nắng. Nhìn đâu cũng thấy nụ cười. Bỗng có lệnh truyền xuống: “Khám sức khỏe dự tuyển phi công!” Đứa này nhìn đứa khác. Cả Tiểu đội, Trung đội, Đại đội nhìn nhau. Phi công ư? Lái máy bay ư? Chuyện từ trên trời rơi xuống. Toàn những anh nông dân chân mốc, mình ôi, làm gì có cơ may trở thành một anh lính Không quân hạng sang như thế. Tệ biệt nhất là học vấn -  có nhiều anh đọc báo còn chưa chạy chữ, toán thì chỉ biết cộng trừ. Chả hy vọng gì. Ai có chút ước muốn hão huyền thì lóng nhóng tới lui, xem người khác thế nào, chỉ huy có phổ biến gì thêm không, hay chỉ là chuyện đùa nhà lính?

        Nguyễn Văn Bảy và một vài anh em bước ra ngoài. Quang cảnh đúng là có khác ngày thường, xôn xao một chút, náo nức một chút. Lại có lệnh từ Đại đội xuống: Tất cả chờ khám sức khỏe theo yêu cầu của trên!

        Mười ngày trôi qua. Một buổi chiều, thông báo từ Bộ Chỉ huy xuống đơn vị cho biết: một Sư đoàn sẽ có 10 người được đưa vào danh sách dự tuyển. Một con số thật kỳ vĩ và xa lạ, nghe mà ù điếc cả tai, tối sầm cả mắt, ngơ ngẩn đến hết ngày! Một nỗi thất vọng lan ra khắp Sư đoàn. Sự háo hức và nhuệ khí đi khám tuyển tuột xuống mức thấp nhất. Dù vậy, mọi người vẫn phải tuân lệnh sắp hàng chờ khám.

        Mấy ngày sau, anh em trong đơn vị mới hiểu với nhau rằng, vế thể chất: chiểu cao, cân nặng, răng, hàm, mặt, đầu cổ, rất nhiều người đểu đạt chuẩn tối ưu. Tuy vậy, nhưng nếu anh nào vướng vào thành phần bên trên, không cơ bản, thì dù có khỏe như Thánh Gióng cũng bị ra rìa. Dính dáng tới địa chủ thì dù có đạt hơn 100% đi nữa, cũng chắc chắn bị loại. Phú nông chỉ có xác suất trên dưới 1%. Coi như bằng không. Bần, cố, trung nông thì chọn thế nào được người có văn hóa tốt, ngoài ra còn các tiêu chuẩn cao cấp khác, khiến ba loại nông dân dù cơ bản nhưng quá tăm tối, âm u kia khó mong bì kịp thiên hạ. Phải thi vật lộn, kéo tay, đẩy cây, cày bừa, đứng trục thì bọn họ sẽ được hạng ưu ngay vòng đầu. Đằng nẩy lại là tuyển phi công để bay lên trời đánh giặc. Khó còn hơn mộng mị giữa ban ngày. Trừ một vài người, còn lại, đa số không ai dám mơ mộng tới việc trúng vào nhóm 10 người dự tuyển.

        Thêm mấy ngày trôi qua trong thắc thỏm. Bí mật toàn phần! Bộ Chỉ huy vẫn chưa cho một thông tin nhỏ nào xuống tới các đơn vị. Đợi. Đợi đến quên không còn nhớ mình đợi cái gì, và yên phận với đời anh lính bộ binh, tay súng, tay xẻng, ruột tượng, nổi niêu, chân cứng đá mềm, thì...

        Bất ngờ, ngày đẹp trời lại đến, cứ lừng lững nắng mây, cá đồng gặp vận, ly kỳ như chuyện thần tiên. Trong danh sách được truyền đạt qua sĩ quan chính trị, điều kỳ diệu đã đến với Nguyễn Văn Bảy sau khi anh được mời lên Ban Chỉ huy Tiểu đoàn nghe phổ biến lệnh: “Đổng chí có tên trong danh sách 10 ứng viên dự tuyển phi công!” Mừng đến đứng tim. Tai lại thêm một lẩn ù điếc. Mãi một lúc định thẩn, Nguyễn Văn Bảy mới tin vào sự thật nghịch đời. Rỗi anh bừng tỉnh và chạy như bay về đơn vị, hớt ha, hớt hển báo với mọi người:

        - Tôi... Tao... Nguyễn Văn Bảy... trúng tuyển rồi...! Tụi bây ơi, các bạn ơi...!

        Mặt đỏ lựng như ăn ớt hiểm. Mấy thằng bạn chạy đến ôm thằng nông dân chân phèn vừa trúng dự tuyển phi công, hò hét.

        - Chúc mừng thằng chăn bò!

        - Mai kia có lái tàu bay vế ngang đây nhớ xì khói đen chào anh em, đồng đội, đồng bào nghe chưa, Bảy!?

        Mấy tiệc liên hoan bằng kẹo bánh được bày ra để bà con, anh em tiễn Bảy và chín đồng đội khác lên đường ra Hà Nội - Thủ đô.

        Nước mắt chưa kịp đắng của những chú lính sữa chia tay nhau vẫn còn sót lại sau 5 năm quân ngũ. Thằng con nít vẫn ẩn mình đâu đó trong chiếc áo lính có nhiều mồ hôi muối, mồ hôi dầu nên không ít những thằng bạn vừa khóc vừa cười trong buổi tiễn đưa vui nhộn.

        Lên đường!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:40:04 pm »


        Tới Thủ đô, chơi được mấy ngày cho biết Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, 10 anh lính phải trải qua kỳ sát hạch sức khỏe và mọi tiêu chuẩn lần hai. Sáu người lên tàu hỏa trở về đơn vị cũ. Chỉ có 4 người đạt yêu cầu. Một cuộc gạn lọc khắc nghiệt từ các bác sĩ Thủ đô. Lại buồn thiu cho người về và kẻ được trúng tuyển. Nguyễn Văn Bảy vẫn còn lại trong đội hình ít ỏi những anh chàng chân bùn trúng tuyển phi công như một sự may mắn kỳ lạ. Còn bao nhiêu cuộc sát hạch nữa, không biết. Chỉ biết rằng trúng thì tiếp tục, không trúng thì về đơn vị làm anh lính bộ binh như cũ. Xét cho cùng cũng không có chi để buồn. Đối với Bảy và nhiều anh lính khác, được làm lính Cụ Hồ thì lính gì cũng đáng, ở đâu củng làm nhiệm vụ, ở đâu cũng vinh quang. Tổ quốc gọi nơi nào ta có mặt, là đủ rồi.

        Ngô Đình Diệm vừa có chuyến thăm Mỹ và trắng trợn tuyên bố trước người Hoa Kỳ và thê giới rằng: “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 của nước Việt Nam!”. Không còn hy vọng gì về một nến hòa bình và một cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Không còn chút tơ tưởng gì đến bụng dạ của đế quốc Mỹ và bọn điếm đàng bơ sữa tay sai. Mỹ Diệm đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Geneve, bắn giết đồng bào, đồng chí miền Nam. Máu đang kêu trả máu, đầu đang kêu trả đầu, không có quyền chọn lựa cho ước muốn cá nhân khi đất nước lâm nguy, sơn hà đang có biến. Chiến tranh sắp nổ ra. Tất cả cho tư thế sẵn sàng vì miền Nam ruột thịt.

        Nguyễn Văn Bảy và các anh em từ các đơn vị vừa trúng tuyển lẩn hai lên đường đi Lạng Sơn học bổ túc văn hóa tiếp. Lần nấy thì chính quy hơn lúc ở Sư đoàn, nhưng cũng chỉ bổ túc theo kiểu bình dân học vụ. Bảy được trường và anh em tập trung bổi dưỡng toán, lý, theo chế độ riêng biệt, đặc cách cùng những người có học vấn thấp. Thầy giáo rất ân cần:

        - Thành phẩn là quan trọng nhất. Đây là binh chủng đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có tinh thần cách mạng cao, thành phần phải thật cơ bản. Lòng trung thành với Đảng, với nhân dân, với cách mạng là cao hơn hết, quyết định hơn hết. Một sự phản bội trong trường hợp này - tức trường hợp của một phi công - thì hậu quả khó lường. Vì vậy, các đồng chí phải cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng là một phi công của cách mạng, của Đảng và của nhân dân. Văn hóa yếu đến đâu, thầy trò ta hạ quyết tâm bồi dưỡng cho đạt yêu cầu đến đó. Hãy nghĩ đến đồng bào miền Nam, sự nghiệp giải phóng miền Nam mà các đồng chí ra sức phấn đấu, học tập cho thật giỏi để mai kia trở thành những chiến sĩ xuất sắc của binh chủng Không quân nhân dân!

        Bây giờ Nguyễn Văn Bảy mới cảm thấy vai trò người lính thật sự quan trọng như thế nào. Không nói ra, nhưng trong lòng Bảy đã hạ quyết tâm phải hoàn thành nhiệm vụ mà bản thân anh linh cảm là rất thiêng liêng này. Học ngày, học đêm. Học thầy, học bạn. Toán, lý, và các môn học cơ bản. Cả hình học không gian. Ở đây, Bảy được thằng bạn chí tình, tên là Võ Văn Mẫn - quê Bến Tre - giúp đỡ tận tình, bất kể ngày đêm, sớm tối. Nhiều lúc học toán khó quá, đầu óc rối tung, Bảy được bạn Mẫn ân cần giúp đỡ, động viên vượt khó. Một lần vượt một chút khó. Một lần đầu óc mở mang ra một chút. Từ chỗ học không biết để làm gì hồi ở trường ông thầy giáo Xệ, bây giờ Bảy ý thức rõ rằng học là để trở thành phi công lái máy bay đánh giặc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Học cả trong chiêm bao, mê mớ còn đọc định lý toán học. Bạn bè cười, thương. Còn nhiều anh em khác cũng vất vả như Bảy. Tất cả đều nhất quyết phải cố gắng, không để vì học dở mà bị trả về đơn vị thì buồn. Lại có tội với thầy, với bạn, với các đồng chí chỉ huy, đồng đội ở nhà.

        Học văn hóa ở Lạng Sơn mấy tháng, đoàn tuyển sinh bay được Cục Không quân chuyển về sân bay Cát Bi - Hải Phòng, tiếp tục đào tạo và chính thức trở thành người của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam.

        Chẳng mấy chốc lại nghe tin dữ từ miền Nam: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu lê máy chém đi khắp làng quê Nam bộ xử tử đồng chí, đồng bào - những gia đình và những người theo cách mạng; lập khu dồn dân, cai trị dân lành bằng các chính sách kềm kẹp, đàn áp dã man. Suốt mấy năm dài, từ 1956 - 1957, đồng chí, đồng bào miền Nam vẫn tuân thủ Hiệp định Hòa Bình, oằn mình chịu cho cuộc chiến tranh đơn phương của Mỹ ngụy càn quét qua đời mình, không được phép chống trả bằng bạo lực - trừ quyền được biểu tình. Sáu vạn đảng viên đã bị giết, bị tù. Gần ba trăm ngàn cơ sở Cách mạng, Kháng chiến bị tù đày, thương tật. Máu xương, thù hận ngất trời...!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM