Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:21:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi và MiG-17  (Đọc 15065 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2019, 09:31:36 pm »

       
ANH HÙNG NGUYỄN VÀN BA

       

        Anh hùng Nguyễn Văn Ba sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, đại tá nghỉ hưu.

        Năm 1954, Nguyễn Văn Ba tập kết ra Bắc, được cử đi học lái máy bay. Trong những năm 1963- 1964 Mỹ Ngụy ráo riết hoạt động đánh phá miền Bắc, kể cả dùng máy bay tung gián điệp. Đoàn 919 được giao nhiệm vụ sử dụng chiếc máy bay T28 để đánh máy bay địch. Chiếc T28 không có lý lịch, không có thợ máy và khí tài thay thế, Nguyễn Văn Ba được giao nhiệm vụ quan trọng này. Đêm ngày 14 rạng ngày 15 tháng 2 năm 1964, Tổ bay của Nguyễn Văn Ba phát hiện một chiếc C-123 của địch, bằng ba loạt đạn chính, Nguyễn Văn Ba đã bắn rơi chiếc C-123 này. Đây là chiếc máy bay đầu của địch bị Không quân ta bắn rơi đêm trên miền Bắc. Nguyễn Văn Ba đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành xuất sắc. Tháng 3 năm 1973, Nguyễn Văn Ba làm đoàn trưởng tiếp nhận sân bay Lộc Ninh - Thiện Ngôn. Anh đã chỉ huy tháo rời chiếc UH1A của Mỹ từ Lộc Ninh chuyển ra Bắc lắp ráp cho bộ đội luyện tập. Tháng 3 năm 1975, Nguyễn Văn Ba tiếp nhận sân bay Phù Cát (Bình Định) và tham gia đoàn tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 1976, anh làm Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất. Năm 1978, Nguyễn Văn Ba làm Giám đốc xưởng A75. Năm 1990, chuyển sang Tổng cục Hàng không Dân dụng. Đến năm 1994, đồng chí nghỉ hưu, quân hàm Đại tá.

        Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng Ba. Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Nguyễn Văn Ba được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG NGUYỄN TƯỜNG LONG

       

        Anh hùng Nguyễn Tường Long sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở Quận Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng úy đã nghỉ hưu.

        Năm 1954, Nguyễn Tường Long tập kết ra Bắc, tiếp quản sân bay Gia Lâm, đồng chí được cử đi học sửa chữa máy bay. Ra trường Nguyễn Tường Long được điều về Đoàn Không quân 919, trong những năm chống Mỹ cứu nước, đồng chí đã cải tiến và lắp ráp các phương tiện trên máy bay vận tải để máy bay vừa vận chuyển vừa có thể đánh địch trên không, mặt đất và trên biển góp phần cho Đoàn 919 lập nên những chiến công vẻ vang.

        Năm 1968, Nguyễn Tường Long cùng anh em thợ máy nghiên cứu và chế tạo thành công giá lắp bom, cối trên máy bay L14 của Liên Xô, mỗi máy bay mang 5 quả bom loại 250 ki-lô-gam, 63 quả cối 120 ly, phi công ta đã sử dụng thành công khi đánh đồn Mang Cá (Huế), đánh căn cứ ra-đa, chỉ huy dẫn đường tiếp dầu cho máy bay Mỹ trên đồi Pa Thí (Lào).

        Tháng 1 năm 1968, Nguyễn Tường Long nghiên cứu sửa chữa kiểm tra máy bay T28 của Mỹ để phi công ta sử dụng bắn rơi C-123 của địch. Vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng 2 năm 1964.

        Nguyễn Tường Long đã tham gia tháo gỡ vận chuyển và lắp ráp thành công máy bay UH1A, máy bay CA34 từ miền Nam, Lào về sân bay Gia Lâm để làm máy bay huấn luyện cho phi công ta.

        Nguyễn Tường Long còn tham gia sửa chữa, nhiều máy bay phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

        Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Nguyễn Tường Long được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG NGUYỄN THÀNH TRUNG


        Anh hùng Nguyễn Thành Trung (tức Đinh Khắc Chung) sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã An Khánh, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Đại tá quân đội Nhân dân Việt Nam đã chuyển ngành.

        Năm 1969, Nguyễn Thành Trung công tác ở Ban Binh vận Trung ương cục Miền Nam, được phân công làm cơ sở nội tuyến trong Không quân Nguy.

        Ngày 8 tháng 4 năm 1975, từ căn cứ Không quân địch, Nguyễn Thành Trung chủ động, tìm cách xuất kích bằng máy bay F-5E ném bom bắn phá dinh Độc Lập. Lần đầu bom không trúng, anh kiên quyết bay trở lại cắt bom lần thứ hai, lần này trúng đích, khi hết bom, Nguyễn Thành Trung dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè.

        Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thành Trung nhận nhiệm vụ mới, cùng anh em gấp rút sửa chữa, phục hồi 5 chiếc A-37 lấy được của địch, tập huấn cho anh em phi công ta lái máy bay Mỹ. Nguyễn Thành Trung điều khiển phi đội A-37 bay từ Phan Rang vào Sài Gòn ném bom, bắn phá sân bay Tân Sơn Nhất rồi bay về căn cứ an toàn.

        Từ sau ngày miền Nam giải phóng, Nguyễn Thành Trung nhận nhiệm vụ xây dựng Lực lượng Không quân bằng những máy bay và vũ khí ta thu được của địch. Anh đã cùng cán bộ kỹ thuật ngày đêm sửa chữa, phục hồi số máy bay A-37, máy bay F-5, trực tiếp lái thử từng chiếc đế xác định chất lượng, đồng thời tập luyện cho anh em phi công. Nguyễn Thành Trung đã có nhiều công lao đóng góp trong việc thành lập Trung đoàn cường kích A-37 và Trung đoàn tiêm kích F-5 - Trung đoàn duy nhất của Việt Nam sử dụng máy bay Mỹ.

        Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Thành Trung được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:10:23 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:20:34 am »


PHỤ LỤC HAI

MỘT SỐ TƯ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH “CHÚNG TÔI VÀ MiG-17

        Bạn có biết về MiG-17?

        Mikoyan-Gurevich MiG-17 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-17, МиГ-17 trong ký tự Kirin) (tên ký hiệu của NATO Fresco) là một máy bay phản lực chiến đấu của Liên Xô, được đưa vào sử dụng từ năm 1952.

        MiG-17 đã được Thiết kế và phát triển như thế nào?

        Thiết kế MiG-17 nói chung dựa trên loại máy bay chiến đấu MiG-15 đã thành công trước đó của Mikoyan và Gurevich. Điểm mới là ứng dụng cánh cụp xuôi phía sau với hình dạng: 45 độ gần thân chính, và 42 so với phần bên ngoài của cánh. Nó cũng dùng động cơ VK-1 và những phần khác hoàn toàn tương đương. Mẫu đầu tiên, ký hiệu SI cất cánh lần đầu tiên ngày 14 tháng 1, 1950 do phi công Ivan Ivashchenko điều khiển. Nguyên mẫu thứ hai SP-2 là một máy bay đánh chặn, trang bị một radar. Dù mẫu SI đã lao xuống đất ngày 17 tháng 3 năm 1950, những cuộc thử nghiệm với các mẫu khác như SI-2 và một loạt máy bay thực nghiệm SI-02 và SI-01, năm 1951, nói chung là thành công và vào ngày 1 tháng 9, 1951 loại máy bay này được chấp nhận đưa vào sản xuất. Theo ước tính với động cơ tương tự như của MiG-15, tốc độ tối đa của MiG-17 cao hơn 40-50 km/h, và tính năng cơ động tốt hơn ở độ cao lớn.

        MiG-17 được sản xuất hàng loạt bắt đầu diễn ra từ năm 1951. Trong khi sản xuất, máy bay được cải tiến và sửa đổi nhiều lần. MiG-17 căn bản có nhiệm vụ chiến đấu ban ngày, được trang bị 3 súng máy, được coi là hiệu quả nhất trong hoạt động chống lại máy bay địch. Nó cũng có thể được dùng làm máy bay chiến đấu - ném bom, nhưng trọng lượng bom bị coi là nhỏ so với những loại máy bay chiến đấu khác cùng thời kỳ, và nó thường mang theo thùng dầu phụ thay cho bom.

        Ngay sau đó một số lượng MiG-17P hoạt động mọi thời tiết đã được chế tạo với trang bị radar Izumrud và những sửa đổi cửa nạp khí phía trước.

        Mùa xuân năm 1953 MiG-17F chiến đấu ban ngày bắt đầu được sản xuất. Được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần hai, nên tính năng của nó đã được cải thiện, nó trở thành biến thể được biết đến rộng rãi nhất của MiG-17.

        Biến thể được chế tạo hàng loạt tiếp theo có trạng bị bộ phận tái đốt nhiên liệu và radar là MiG-17PF. Năm 1956 một số chiếc (47) được chuyển đổi thành MiG-17PM (cũng được gọi là PFU) với 4 tên lửa không đối không thế hệ đầu tiên K-5 (NATO: AA-1 'Alkali') đầu tiên.

        Một số lượng nhỏ máy bay MiG-17R trinh sát được chế tạo trang bị động cơ VK-1F (nó đã được thử nghiệm với động cơ VK-5F).

        Tới năm 1958 vài ngàn chiếc MiG-17 đã được chế tạo tại Liên bang Xô Viết.

        Những nước nào từng chế tạo MiG-17 theo giấy phép?

        Năm 1955 Ba Lan nhận được giấy phép chế tạo MiG- 17. Việc sản xuất MiG-17F diễn ra tại WSK-Mielec với tên hiệu là Lim-5. Chiếc Lim-5 hoàn thành ngày 28 tháng 11 năm 1956 và cho đến năm 1960 tổng cộng 477 chiếc đã được chế tạo. Một số chiếc được chế tạo ở kiểu biến thể trinh sát Lim-5R, với máy ảnh AFA-39. Từ 1959-1960, 129 chiếc MiG- 17PF đánh chặn đã được sản xuất với tên hiệu Lim-5P. Sau đó, Ba Lan đã phát triển những chiếc máy bay tấn công dựa trên MiG-17: Lim-5M sản xuất từ 1960, Lim-6bis sản xuất từ 1963 và Lim-6M (đã được chuyển đổi trong thập kỷ 1970) và các biến thể trinh sát: Lim-6R (Lim-6bisR) và MR.

        Tại Trung Quốc, chiếc MiG-17F đầu tiên được lắp ráp từ các bộ phận năm 1956, sau đó từ năm 1957 bắt đầu sản xuất theo giấy phép tại Shenyang. Phiên bản chế tạo của Trung Quốc được gọi là Shenyang J-5 (dùng trong nước) hay F-5 (cho xuất khẩu - không nên nhầm với loại F-5 Freedom Fighter). Theo một số nguồn tin, những chiếc MiG-17 ban đầu, do Liên xô chuyển giao, được gọi là J-4. Từ năm 1964, các biến thể do Trung Quốc sản xuất với một radar, tương tự như MiG-17PF, được gọi là J-5A (F-5A). Người Trung Quốc cũng phát triển một phiên bản huấn luyện hai ghế ngồi JJ-5 (FT-5 cho xuất khẩu), cabin J-5 theo kiểu JJ-2 (sản xuất theo giây phép MiG-15UTI). Nó đã được sản xuất trong giai đoạn 1966-1986, là biến thể cuối cùng và duy nhất có hai ghế ngồi của MiG-17 được sản xuất. Người Xô viết không sản xuất MiG-17 hai chỗ ngồi vì họ cho rằng biến thể huấn luyện của loại MiG-15 vẫn đáp ứng tốt yêu cầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2019, 05:22:39 am »


        Các biến thể của MiG-17

        MiG-17 (Fresco-А): Phiên bản máy bay tiêm kích cơ bản trang bị động cơ VK-1 ("máy bay SI").

        MiG-17A: Phiên bản máy bay tiêm kích trang bị động cơ VK-1A với tuổi thọ dài hơn.

        MiG-17AS: Phiên bản cải tiến để mang tên lửa không dẫn hướng và tên lửa không đôi không K-13.

        MiG-17P (Fresco-В): Phiên bản máy bay tiêm kích mọi thời tiết trang bị radar Izumrud ("máy bay SP").

        MiG-17F (Fresco-С): Phiên bản máy bay tiêm kích cơ bản trang bị động cơ VK-1F với khả năng đốt nhiên liệu phụ trội ("máy bay SF").

        MiG-17PF (Fresco-D): Phiên bản máy bay tiêm kích mọi thời tiết trang bị radar Izumrud và động cơ VK-1F ("máy bay SP-7F").

        MiG-17PM/PFU (Fresco-Е): Phiên bản máy bay tiêm kích trang bị radar và tên lửa không đối không K-5 (NATO: AA-1 'Alkali') ("máy bay SP-9").

        MiG-17R: Phiên bản trinh sát với động cơ VK-1F và camera ("máy bay SR-2s")

        MiG-17SN: Phiên bản thử nghiệm với hai khe hút không khí, không có khe không khí ở giữa, trang bị pháo 23 mm ở phần mũi. Không được sản xuất.

        Shenyang J-5 và Shenyang J-8: Trong số những biến thể thực nghiệm, có một máy bay tấn công 'máy bay SN' năm 1953, với cửa hút gió phía trước được thay thế bằng hai cửa hút gió bên, và hai súng máy 23 mm lắp ở trên cái mũi mới, có thể lao xuống bắn mục tiêu mặt đất. Nó không được chế tạo.

        Một số chiếc không sử dụng nữa được chuyển đổi thành những mục tiêu điều khiển từ xa.

        Vũ khí của MiG-17:

        Các biến thể chiến đấu ban ngày (MiG-17, MiG-17F) được trang bị hai đại bác NR-23 23 mm (80 viên mỗi súng) và một đại bác N-37 37 mm (40 viên), ở giá lắp súng chung bên dưới cửa hút gió trung tâm. Giá lắp súng có thể được tháo ra dễ dàng khi bảo dưỡng. Nhiều biến thể với radar (MiG-17P, PF) được trang bị ba đại bác NR-23 23 mm (100 viên), vì trọng lượng radar. Tất cả các biến thể có thể mang 100kg bom trên hai mấu dưới cánh (một số’ chiếc có thể mang 250 kg bom), nhưng thường thì chúng mang theo thùng dầu phụ 400 lít. MiG-17R chỉ được trang bị hai đại bác 23 mm. Biến thể duy nhất có trang bị tên lửa không đối không là MiG-17PM (PFU), mang 4 tên lửa K-5 (NATO: AA-1). Nó không có pháo, ở nhiều nước, MiG-17 thỉnh thoảng được cải tiến để mang tên lửa không điều khiển hoặc bom ở các mấu treo lắp thêm.

        MiG-17P được trang bị radar Izumrud-1 (RP-1), MiG- 17PF với RP-1 hay sau này với radar Izumrud-5 (RP-5). MiG-17PM cũng được trang bị một radar, dùng để nhắm tên lửa. Các biến thể khác không có radar.

        Lịch sử hoạt động của MiG-17?

        Mục đích chiến lược của MiG-15 cũng giống như những máy bay tiêm kích khác của Liên Xô là bắn hạ những máy bay ném bom của Mỹ, tránh giao chiến dogfight (hỗn chiến). Máy bay tiêm kích dưới tốc độ âm thanh này (0.93 Mach) được sử dụng có hiệu quả nhất trong đối đầu với các máy bay tiêm kích - ném bom nặng nề, bay chậm (0.6-0.8 Mach) của Mỹ, cũng như những máy bay ném bom chiến lược trụ cột của Mỹ (như B-50 hay B-36, cả hai loại máy bay này đều trang bị động cơ piston). Thậm chí khi mục tiêu đã có đủ thời gian cảnh báo trước và thả bớt trọng lượng nhằm tăng tốc độ để tẩu thoát, thì việc đó cũng là đủ để chúng phải từ bỏ nhiệm vụ ném bom của mình. Theo thời gian, Không quân Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động những máy bay ném bom chiến lược có tốc độ hành trình đạt siêu âm như B-58 Hustler và FB-111, tuy nhiên, MiG-17 đã trở thành máy bay lỗi thời trong biên chế của Lực lượng phòng không Xô viết và được thay thế bởi những máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm như MiG-21 và MiG-23.

        Hơn hai mươi quốc gia đã sử dụng MiG-17. MiG-17 đã trở thành một máy bay tiêm kích tiêu chuẩn trong không quân các nước thuộc khối Hiệp ước Vácxava vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. MiG-17 cũng được nhiều nước khác mua, chủ yếu tại châu Phi và châu Á, bao gồm những nước trung lập hay đồng minh với Liên Xô.

        MiG-17 không được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên, nhưng nó đã tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến tại eo biển Đài Loan giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), khi những chiếc MiG-17 của Trung Quốc chạm trán với F-86 của Đài Loan vào năm 1958.

        Người Mỹ đã bị bất ngờ, lúng túng vào năm 1965 khi những chiếc MiG-17 cũ, bay chậm hơn nhưng lại bắn hạ được máy bay tiêm kích-ném bom F-105 Thunderchief tốc độ Mach-2 ở miền Bắc Việt Nam. Để khắc phục khả năng không chiến với những máy bay tiêm kích nhỏ và nhanh nhẹn như những máy bay MiG, Mỹ đã thành lập huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, người Mỹ đã phải sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Hoa Kỳ cũng thành lập những phi đội trang bị của đối phương (tức là sử dụng máy bay đóng giả làm máy bay đối phương) với những chiếc A-4 nhanh nhẹn để thực hành tấn công những máy bay trong chương trình DACT.

        MiG-17 cũng được sử dụng để chiến đấu chông lại Israel trong các cuộc Xung đột Á Rập-Israel. ít nhất 24 chiếc MiG-17 đã phục vụ trong Không quân Nigeria và được một nhóm gồm các phi công của Nigeria, Đông Đức, Nga, Nam Phi, Vương quốc Anh, Úc lái trong thời gian xảy ra Nội chiến Nigeria 1967-1970. 4 chiếc MiG-17 đã được Liên Xô cung cấp khẩn cấp cho Sri Lanka trong cuộc nổi dậy 1971, và chúng đã được sử dụng để ném bom và tấn công mặt đất trong cuộc xung đột.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:46:17 pm »


        Về đặc điểm cánh xuôi sau và nhiệm vụ?

        Không phải chỉ riêng MiG-17 có cánh xuôi. Trong dòng máy bay MiG, ba loại MiG-15, MiG-17 và MiG-19 cùng trong lớp máy bay cánh xuôi sau đuôi ngang treo cao. Chúng ra đời ở giai đoạn các máy bay trên thế giới tăng tốc độ do các nhà kỹ thuật cải tiến động cơ phản lực.

        Trước MiG-15, máy bay MiG-9 được coi là kiểu trung gian giữa phản lực và cánh quạt, step mode. MiG-9 có vị trí động cơ, trọng tâm và các cánh khí động tương tự như các máy bay cánh quạt. Máy bay cánh xuôi sau phát triển tốc độ từ 900km/h đến 1900km/h. Sau đó, các máy bay cánh tam giác và các tứ giác có tốc độ từ xấp xỉ М2 và cao hơn nữa. Các máy bay MiG-15, MiG-17 và MiG-19 chỉ khác nhau một chút về hình dáng cánh. Đuôi ngang càng ngày càng thấp xuống từ MiG-15 đến MiG-19, theo phát triển tốc độ tăng lên.

        MiG-15 và MiG-17 là các máy bay đánh chặn (interceptor). Trong cơ cấu máy bay Liên Xô và Đức hồi thế chiến 2, đây là các máy bay chuyên nghiệp không chiến, nhỏ, linh hoạt và có số lượng lớn. Nó đánh mọi thứ bay trên trời. Ngày đó, chiến đấu trên không cần những máy bay gọn nhẹ để linh hoạt hỗn chiến (dogfight). Cũng vì yêu cầu gọn nhẹ, nên các máy bay đánh chặn kém khả năng mang bom, và cần hai loại máy bay riêng, ném bom bổ nhào và đánh chặn. Chỉ đến khi kỹ thuật điện tử phát triển, việc không chiến cần những máy bay to mang vũ khí khí tài lớn, thì máy bay không chiến và ném bom bổ nhào Liên Xô mới hòa vào nhau, trong dòng MiG là chiếc MiG-23.

        Người Mỹ chế tạo những mẫu máy bay vừa không chiến, vừa tấn công mặt đất được. Từ mẫu ban đầu đó, họ chế tạo những loại đa năng thiên về từng nhiệm vụ, gọi là máy bay chiến đấu fighter. Do đó, cơ cấu máy bay Mỹ rất ít máy bay chiến đấu chuyên nghiệp interceptor. Đừng cho rằng máy bay MiG-17 tốc độ chậm, không thỏa mãn nhiệm vụ chiến đấu với máy bay không chiến. Thực tế, MiG-17 trở thành máy bay không chiến chủ lực của Liên Xô vào thời của nó. Lúc đó là thời kỳ động cơ phản lực tiến bộ rất nhanh, có nhiều loại máy bay nghiên cứu thử nghiệm tốc độ cao hơn, nhưng so sánh với các máy bay chiến đấu được trang bị thực tế lúc đó thì MiG-17 là một trong những máy bay nhanh nhất.

        Tuy nhiên, giống như các máy bay thời kỳ động cơ phát triển chóng mặt, thời của MiG-17 không kéo dài. Cách cơ cấu của Liên Xô và Đức có một nhược điểm là cần đội máy bay rất đông, nhưng số máy bay có khả năng làm một nhiệm vụ cụ thể lại ít. Ưu điểm của cơ cấu này là tính năng của máy bay chiến đấu chuyên nghiệp mạnh và rẻ, nên sản xuất được nhiều. Cơ cấu máy bay này xuất hiện từ những kinh nghiệm chiến trường của chiến tranh Tây Ban Nha, đạt tỷ lệ và số lượng máy bay chiến đấu lớn trong chiến tranh Xô - Đức thuộc thế chiến 2, phục vụ cho những chiến dịch quân sự lớn hồi đó.

        Các máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất đến nay là ba loại máy bay loại không chiến chuyên nghiệp tầm ngắn Liên Xô MiG-15, MiG-17, MiG-21. Máy bay MiG-19 không gặp may, máy bay hai động cơ này dựa vào một loại động cơ phát triển quá chậm, trong thời kỳ kỹ thuật phát triển chóng mặt, khi đủ điều kiện chế tạo hàng loạt thì MiG- 21 đã xuất hiện. Vì vậy, MiG-19 ở Liên Xô không được sản xuất nhiều như các MiG khác, mà được sản xuất nhiều ở Trung Quốc và một vài nước. Việt Nam chỉ có loại MiG-19

        Trung Quốc, có phần kém tính năng so với nguyên bản, cũng tham chiến ở Việt Nam nhưng kết quả chung rất thấp. MiG- 21 là máy bay trung gian còn MiG-15 và MiG-17 là những máy bay hỗn chiến (dogfight) bằng súng điển hình.

        Trong phát triển, MiG-15 và MiG-17 được trang bị radar phục vụ mục tiêu chiến đấu mọi thời tiết, nhưng radar hồi đó yếu. MiG-17 có khả năng ngắm bắn bằng radar nhưng trên tực tế, hầu như phụ thuộc vào mắt phi công.

        Về thử nghiệm chế tạo và phân loại MiG-17?

        Mikoyan chế tạo song song hai loại máy bay, một động cơ và hai động cơ cánh xuôi sau. Máy bay một động cơ bắt đầu từ I-310, chính là MiG-15. Mẫu thử nghiệm SI (hay là I- 330) được đưa vào sản xuất với tên gọi MiG-17 có một động cơ. Ký hiệu SI chỉ rằng máy bay cải tiến thân so với MiG-15 ( các mẫu thử ký hiệu S). Máy bay được thiết kế trong năm 1949, song song với máy bay MiG-15bis (máy bay MiG-15 dùng động cơ mới). I-330 mang động cơ V.Klimov VK-1. Vũ khí tương tự MiG-15, gồm 3 súng, một khẩu 37mm và 2 khẩu 23mm. Mẫu thử nghiệm đầu tiên cất cánh ngày 13 tháng giêng 1950, đây là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô vượt âm thanh, đạt tốc độ 1,03 lần tốc độ âm thanh, rơi tháng 3 năm đó. sản xuất hàng loạt bắt đầu từ tháng 6 năm 1950. Máy bay một động cơ được chọn sản xuất do mẫu thử I-340 hai động cơ AM-5, mà động cơ này rất chậm phát triển. Sau này, I-340 được cải tiến thành I-360 và thành MiG-19. Dòng máy bay hai dòng máy bay hai động cơ bắt đầu từ I-320, bố trí hai động cơ bậc thang theo chiều dọc, cái này trước cái kia, cái trước đặt dưới. Đến I-240 mới lắp hai động cơ ngang nhau.

        Máy bay I-350 (M-l, M-2, MT) dùng động cơ Lyulka TR-3A (AL-5) lực đẩy 4700kg, thiết kế giữa năm 1950, bay năm 1951. Máy bay có ba biến thể, M-l, M-2 và MT. máy bay có cánh xiên sau hơn I-330, đạt 55 độ. Thân dài hơn và có gờ cánh, tăng cường ổn định ở tốc độ cao. Tốc độ cao hơn MiG-17 I-330 một chút, vượt âm khi bay ngang độ cao thấp. Máy bay rỗng nặng 6124kg, trọng lượng cất cánh thông thường 8170kg. M-l dùng radar Izumrud(lắp môi trên cửa hút gió) còn M-2 dùng radar Korshun (lắp giữa cửa hút gió). MT là máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi, nhưng không được chế tạo. Ngày 16-6 năm 1951, máy bay bay chuyến đầu, chuyến thứ 5 kết thúc tháng 8 và chương trình dừng. Nguyên nhân không thể hoàn thiện hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Ngay lần thử đầu tiên, máy bay đã hỏng động cơ, hệ thống thủy lực dừng theo, phi công thử nghiệm suất sắc Grigory Sedov cứu được máy bay. Do yêu cầu của bác sĩ, A.I.Mikoyan được thông báo là thử nghiệm thành công cho đến khi ông khỏi bệnh. Động cơ được thiết kế lại với tên TR- 3A, nhưng vẫn không đạt yêu cầu.

        SP-2, máy bay sử dụng radar tìm kiếm tiên tiến Korsun (Kite), các biến thể khác chỉ có radar ngắm bắn. Bỏ súng 37mm, năm 1951. sản xuất với số’ lượng hạn chế. MiG- 17PM (PFU) mang tên lửa R-5, đây là loại tên lửa tầm quang, dùng đèn chiếu quan học dẫn đường. Loại tên lửa này chỉ dùng trong thời gian ngắn. Các máy bay MiG-15, MiG-17 và MiG-19 có 3 cấu hình radar. Cấu hình đầu tiên là không radar, loại thứ hai có một radar ngắm bắn giữa cửa hút gió. Loại nữa mang radar tìm kiếm ở môi trên cửa hút gió hoặc mang cả radar tìm kiếm và radar ngắm bắn sử dụng chung một màn hình. Radar của MiG-17 nhỏ và yếu, trong chiến tranh Việt Nam, một phi công chiến đấu đêm đã phải bỏ radar bắn mắt thường theo đèn máy bay địch. Nguyên nhân là hai máy bay địch tiến lại gần nhau rồi tách, làm máy tính tương tự của radar bị treo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:46:47 pm »


        Về động cơ của MiG-17

        Các loại máy bay từ MiG-9 đến MiG-19 sử dụng nhiều loại động cơ. Các động cơ này có ba nguồn gốc. Dòng động cơ đầu tiên được sản xuất lớn là RD-20, RD-21. Đây là động cơ sao chép và cải tiến từ động cơ phản lực Đức trong chiến tranh BMW-003. Động cơ này dễ chế tạo, nhưng lực đẩy nhỏ (dưới một tấn) và tuổi thọ thấp. Loại này có máy nén dọc trục nhiều tầng. Áp suất đốt từ 3atm-4atm, buồng đốt hình trụ có lưới cách nhiên lỗ nghiêng.

        Loại động cơ áp dụng nhiều nhất là RD-45, sau được mở rộng thành VK-1. Ban đầu, Liên Xô đặt hàng nhà thiết kế Nene, hãng Rolls-Royce, Anh Quốc thiết kế và chế tạo động cơ cho máy bay chiến đấu. Hai sản phẩm là Nene-1 và Nene-2. Tiếp sau Liên Xô mua bản quyền chế tạo. Nhưng sau đó, chiến tranh lạnh xuất hiện, buộc Liên Xô phải tự sản xuất theo mẫu Nene và mở rộng. Đây là loại động cơ có một tầng máy nén ly tâm, áp suất đốt 4atm. Buồng đốt ưu việt hơn hẳn các loại động cơ khác.

        Bay lần đầu ở mẫu thử máy bay MiG-15 I-310 S-2, ngày 27 tháng 5 năm 1948. Loại động cơ Liên Xô cải tiến đầu tiên là RD-45F, lực đẩy 2270kg, năm 1948 (thực chất, chỉ là Nene-1 vẽ lại theo các đơn vị đo lường Liên Xô, Nene-2 cũng không khác gì nhiều). I-310 (máy bay thử nghiệm MiG-15) có ba bản, S-l dùng Nene-1, S-2 dùng RD-45 và S-3 dùng Nene-2. Động cơ 2700kg VK-1 được sử dụng cho MiG-15bis để nâng cao tính năng máy bay khi chiến tranh lạnh bắt đầu. Động cơ VK-1A năm 1952 lực đẩy 3.200kg. Động cơ VK-1F năm 1954 có đốt lần hai lực đẩy 3.700kg. VK có áp suất đốt trung bình trên RD một chút.

        Loại động cơ do Liên Xô tự phát triển từ năm 1938 Lyulka TR-1 được trang bị lần đầu cho MiG-9. Động cơ TR-3 trang bị cho máy bay I-350. các loại động cơ này chỉ được sản xuất thử nghiệm, không đạt độ tin cậy. Chỉ đến MiG-25, hậu duệ của chúng là R-15 mới được sản xuất lớn. Loại động cơ này có lượng gió thông qua lớn, máy nén đồng trục số tầng nén thấp và tốc độ vòng quay cao. Sau này, hãng Lyulka là nhà cung cấp chính động cơ cho máy bay chiến đấu Liên Xô và Nga.

        Tất cả các động cơ trên đều là động cơ phản lực tuôc- bin (turbine) một luồng khí Turbojet. Các máy bay cánh xuôi sau Liên Xô gặp nhiều vấn đề về động cơ. Ví dụ như AM-5 ra đời rất chậm là nhiều máy bay sử dụng nó bị đình hoãn, trong đó có các phương án hai động cơ của MiG-17. Điều này thể hiện giới hạn của động cơ kiểu Nene. Sau này, Turmasky chế tạo động cơ hai trục lồng nhau R-ll, máy bay chiến đấu Liên Xô mới có động cơ ổn định, bắt đầu từ MiG-21. Kết cấu này ngày nay thường được dùng làm lõi của các động cơ máy bay chiến đấu.

        Một vấn đề nữa hạn chế dòng máy bay cánh xuôi sau, là hiện tượng chấn động cửa hút gió khi máy bay gần tốc độ âm thanh. Ở tốc độ này của máy bay, gió trong cửa hút có tốc độ cao hơn, đạt tốc độ âm thanh. Sóng âm chuyển động bằng vận tốc của gió, xuất hiện tình trạng tích lũy năng lượng và nổ gây chấn động, làm tắt hoặc hỏng động cơ. Loại MiG-15 đã gặp rất nhiều tai nạn do dừng đột ngột động cơ khi bổ nhào mà mãi sau này mới giải thích được nguyên nhân. Các máy bay trên thế giới sau đó khắc phục bằng cửa hút gió hẹp gấp khúc, như MiG-21, SU-22 hay SR-71. Máy bay MiG-17 cũng gặp trở ngại này nhiều hơn, do vẫn dùng cửa hút gió của MiG-15 và tốc độ cao xấp xỉ tốc độ âm thanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2019, 05:47:31 pm »


        Đôi điều về MiG-17 được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

        Thời kỳ này, MiG-17 đã được coi là "out of date", vì chúng quá cổ. Nói rộng ra một chút, thời kỳ không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam đã xuất hiện những mâu thuẫn Liên Xô và Trung Quốc. Trước năm 1960, Liên Xô viện trợ ồ ạt cho Trung Quốc, làm kỹ thuật Trung Quốc phát triển với tốc độ đại nhảy vọt. Đến 1960, người Trung Quốc đã chế tạo được MiG-19 và đang hoàn thiện việc chế tạo MiG-21, máy bay chiến đấu trên không hiện đại nhất của Liên Xô hồi đó. Như vậy, từ một nước hết sức lạc hậu năm 1949, chỉ trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã sản xuất được những máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.

        Nhưng do những cuộc đấu tranh giành quyền lực nội bộ, người Trung Quốc đột nhiên quay sang đối đầu với Liên Xô, nhằm đánh bại những thế lực của các nhà kỹ thuật mới xuất hiện. Người Trung Quốc đã thay thời kỳ phát triển nhảy vọt trước 1960 thành kế hoạch "Đại nhảy vọt" và những kế hoạch khác, phá hoại gốc rễ nền tảng kinh tế và kỹ thuật, tạo thời kỳ bế tắc kỹ thuật kéo dài 30 năm. Do mâu thuẫn này, mà Liên Xô không thể viện trợ những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất cho Việt Nam, tránh thất thoát kỹ thuật sang Trung Quốc, vốn rất thân thiện với Việt Nam. Thậm chí, Liên Xô cử chuyên gia sang trực tiếp sử dụng khí tài hiện đại. Có thể lấy ví dụ nhỏ: khi cần hiệu chỉnh tên lửa SAM-2, đích thân Đại sứ Liên Xô phải ra lệnh tháo đầu dẫn đường làm ngay trên Việt Nam, còn chuyên gia yêu cầu mang về Nga, sẽ làm lỡ chiến trận.

        Tuy được Liên Xô viện trợ những kỹ thuật tối tân hồi những năm 1950, nhưng thời kỳ này Trung Quốc tỏ ra chưa có kinh nghiệm chiến đấu bằng máy bay. Những máy bay chiến đấu phản lực Trung Quốc đến 28-10-1958 đại bại trước Đài Loan. Đã bại trong chiến đấu, người Trung Quốc lại tỏ ra không kiên trì dũng cảm phát triển chiến thuật và bế tắc kỹ thuật, không tìm được phương thức chiến đấu hiệu quả. Trước khi những chiến công của Không Quân Việt Nam diễn ra, người Trung Quốc đã vài lần bị Mỹ bắn hạ trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ mà phải bó tay, không trả đòn được gì. Sự thật là do trận đánh ngày 28-10-1958, Đài Loan sử dụng vũ khí mới là tên lửa có điều khiển, loại hướng hồng ngoại AIM-9, đánh các MiG-15 Trung Quốc.

        Để đối phó, một mặt, Trung Quốc đã dừng hoàn toàn các cuộc chiến đấu trên không, mặt khác, họ huy động một lượng người khổng lồ, rà quét từng đề-xi-mét vuông vùng diễn ra trận đánh. Những người được huy động thu thập từng mẩu vũ khí rơi xuống trong một vùng vài trăm ki-lô- mét vuông. Trung Quốc tìm được một vài mảnh đuôi tên lửa và rất may mắn, họ đã tìm được một tên lửa cắm vào máy bay mà không nổ (chiếc máy bay này cố gắng hạ cánh nhưng không được). Các đầu dò và phần điện tử được Trung Quốc tháo ra giữ lại, rồi chuyển tên lửa sang Liên Xô yêu cầu phân tích giúp đõ. Người Liên Xô từ đó chế tạo ra R-13, tên lửa dùng trên MiG-21, rất giống AIM-9. Mãi đến tận cuối thế kỷ 20, giới quân sự phương Tây cũng không biết tại sao thiết kế AIM-9 lại thất thoát. Trung Quổc giữ lại phần điện tử để hy vọng có được tên lửa tốt hơn Liên Xô sau này. Do quá dễ dàng có được kỹ thuật cao, người Trung Quốc nghĩ rằng, dễ dàng sở hữu kỹ thuật đó. Thực tế cho thấy, 30 năm sau họ vẫn chưa thể chế tạo được các đầu dò hồng ngoại tốt.

        MiG-17 đã bắt đầu tham chiến trong bối cảnh như thế. Đó là những máy bay phản lực đầu tiên Không quân Việt Nam sử dụng đánh lại không quân Mỹ. Không quân Việt Nam được rèn luyện hết sức chu đáo, chiến đấu dũng cảm và sáng tạo, ngay từ đầu đã chứng tỏ ưu việt. Máy bay MiG-21 vẫn là máy bay thế hệ sau, thời cuối chiến tranh năm 1970- 1972, các MiG-17 đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình trong không chiến. Tuy nhiên, MiG-17 để lại ấn tượng lớn, do khả năng hết sức linh hoạt của nó và đặc biệt là một loại máy bay cổ lỗ đã chiến thắng nhiều máy bay hiện đại Trung Quốc và Triều Tiên cũng cử những đơn vị không quân chiên đấu tiên tiến nhất sang Việt Nam để học tập kinh nghiệm. Tuy nhiên, họ chiến đấu kém, tổn thất nặng nề, hầu như không giúp gì được cho Không Quân Việt Nam. (Nghĩa trang Liệt sĩ Phi công Triều Tiên ở Bắc Giang là một chứng tích như thế).

        MiG-17 được nhân dân và phi công Việt Nam yêu mến gọi tên là "én bạc". Máy bay cổ đến mức gọi là "out of date" được phi công Việt Nam sử dụng xuất sắc, nhiều lần bắn hạ loại F-4 không chiến, máy bay hiện đại nhất của Mỹ. Họ tìm được những ưu thế của súng, làm cho Mỹ phải cải tiến F-4, trang bị trở lại súng mà trước đây F-4 đã bỏ.

        Cuộc chiến của Không Quân Việt Nam kéo dài, qua nhiều thăng trầm, nhiều thời kỳ khó khăn, nhưng người Việt Nam không ngừng sáng tạo, đưa ra và thử nghiệm nhiều chiến thuật mới. Người Mỹ cũng liên tiếp sáng tạo chiến thuật và vũ khí.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:05:50 am »


        Ngày nay, các trận chiến đấu trên bầu trời Bắc Việt được nghiên cứu kỹ càng, được giảng dạy trong các trường phi công chiến đấu như một cuộc chiến tranh không quân kinh điển. Cùng với nghiên cứu, các phi công Mỹ và Việt Nam cũng để lại nhiều hồi ký. Nhìn chung, các phi công Mỹ rất tôn trọng các phi công Việt Nam, không tiếc lời ca ngợi. Hồi ký phi công Việt Nam cũng kể lại rất nhiều mưu mẹo của phi công Mỹ và những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Hồi ký phi công Việt Nam kể lại nhiều giai đoạn thương vong đến vắng cả doanh trại. Đê miêu tả cuộc chiến này cần những quyển sách dầy.

        Hai chiến thuật được phi công Việt Nam sử dụng nhiều khi bay MiG-17 là bay vòng tròn cắt đường kính ở độ cao trung bình thấp và tiến công đối đầu ngoặt gấp. Đây là hai chiến thuật cổ điển hay được dùng trong Thế chiến 2. Chiến thuật bay vòng tròn sử dụng để bảo vệ mục tiêu, các máy bay nối đuôi nhau thành vòng tròn chờ địch đến. Máy bay dịch buộc phải chiến đấu để làm nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất. MiG-17 có thể vòrg bán kính rất hẹp, khi một MiG bị truy đuổi, MiG khác phía sau liền ở vào thế thuận lợi để bắn kẻ tiến công.

        Các máy bay Mỹ có bán kính vòng lượn lớn, mất tốc độ nhiều khi đổi hướng, thiếu súng. Chiến thuật tấn công đối đầu là các MiG-17 lao thẳng vào đội hình địch, bắn súng phủ đầu và tránh tên lửa, sử dụng lợi thế ngoặt gấp tạo ưu thế các đợt nổ súng tiếp sau.

        Các cuộc chiến đấu của Không Quân Việt Nam được tính toán kỹ càng, dẫn đường hỗ trợ bằng những chuyên gia rất thiện chiến. Một trong những nhược điểm của MiG-17 và MiG-19 là thời gian bay ngắn và tốc độ, gia tốc thấp. Nếu MiG bỏ trận đánh trước thì dễ dàng bị máy bay Mỹ đuổi theo bắn rụng. Đồng thời, các máy bay Mỹ đông áp đảo nên để thắng lợi, thời điểm giao chiến phải được tính toán kỹ càng.

        Không ai trong số các sỹ quan Mỹ nghĩ rằng MiG-17 có thể đương đầu với máy bay Mỹ, nên MiG-17 đã để lại một ấn tượng sâu sắc sau chiến tranh. MiG-17 thường cất cánh các phi đội nhỏ, thông thường các máy bay Mỹ phải vứt bom đi, bỏ nhiệm vụ để đối phó. Nhìn chung, cả Việt Nam và Mỹ đều nghiêm túc tính toán kỹ càng khi xuất trận và ghi chép báo cáo rất tỷ mỷ diễn biến để rút kinh nghiệm. Các chiến thuật được thảo luận kỹ càng, sâu rộng và cuộc chiến này để lại rất nhiều bài học.

        Tuy nhiên, để có được sự nể trọng của Không quân Mỹ, các loại MiG của Việt Nam đã trả không ít bài học đắt giá: Lúc 11 giờ 30 phút ngày 10 tháng 7 năm 1965, hai chiếc MiG-17 do Phan Thanh Nhạ, Nguyễn Cương lái tuần tiễu rơi ở Phổ Yên, Thái Nguyên, độ cao 7.000 mét, tốc độ 750km/h. Các máy bay tác chiến điện tử E-2A phát hiện MiG tuần tiễu gọi máy bay F-4C. Nhóm máy bay Mỹ do Murphy chỉ huy bay tránh, radar Việt Nam từ căn cứ Udon, Thái Lan. Một MiG trúng 8 tên lửa vỡ tan còn chiếc kia trúng ít nhất 4 quả, nhưng hệ thống theo dõi của Việt Nam không hề phát hiện dấu vết các F-4, chỉ đến khi tiếp xúc với dân vùng xảy ra trận đánh mới khẳng định bị bắn rơi. Trước đó vài ngày, phi công Lai đã bị hai máy bay AD-6 lừa đâm vào núi ở Kim Bôi, Hòa Bình, không kịp nhảy dù.

        Phi công Đào Đình Luyện, (sau được phong hàm Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng) từng chỉ huy những MiG-17 đầu tiên trở về Tổ Quốc sau thời gian huấn luyện. Hồi 10 giờ 35 phút ngày 6 tháng 8 năm 1964, đội bay xuất phát từ sân bay Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc về một sân bay vừa được xây dựng xong ở Nội Bài, nay là sân bay quốc tế của thành phố Hà Nội. Phi đội đầu tiên về nước gồm 4 máy bay, ba phi công khác là Phạm Ngọc Lan, Tào Minh, Lâm Văn Lích.

        Tôi hôm đó, qua tin tình báo, đài BBC đã loan tin này và hôm sau, ngày 7-8, một máy bay do thám U-2 bay qua bầu trời căn cứ không quân mới. Lúc này, không quân Mỹ vẫn còn rất chủ quan khinh địch. Tướng J.Paul, chỉ huy tầu sân bay uss Constellation còn tuyên bố rằng: Cuộc chiến đấu với phi công Việt Nam chỉ là trò chơi. Các máy bay trinh sát cho phép người Mỹ nắm rõ lực lượng không quân non trẻ, một dúm máy bay cổ lỗ trú trong những bức tường bằng đất đắp không mái che.

        Ngược lại với người Mỹ, người Việt Nam hiểu rằng vũ khí của họ rất yếu và ít. Nhưng họ trẻ và được sự giúp đỡ quốc tế to lớn. Ngay khi những trận không chiến đầu tiên sắp xảy ra, một chiếc tầu ngầm lạ đã đến gần tầu sân bay uss Constellation trong vịnh Bắc Bộ, làm tầu này phải báo động. Sau này, các mạng tình báo và kỹ thuật nước ngoài giúp Việt Nam theo dõi được hoạt động của những căn cứ xa xôi như Hawaii và các tầu sân bay trên biển.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2019, 07:06:25 am »


        Khoảng 5 giờ chiều ngày 2-4-1965, Đoàn trưởng Không quân Đào Đình Luyện nhận được lệnh chuẩn bị đánh chặn máy bay Mỹ sẽ đánh cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) từ các tầu sân bay trên vịnh Bắc Bộ vào ngày hôm sau. 3 giờ 30 sáng ngày 3-4, máy bay đã chuẩn bị xong. Các phi công đánh chặn Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương ở vị trí trực chiến. Dẫn đường được giao cho Bùi Quang Liên và Trần Quang. Đại úy Trần Hanh và Thiếu úy Phạm Giấy sẽ lái hai máy bay nghi binh, thu hút máy bay hộ tống Mỹ. Các bác sĩ Chính, Hạnh báo cáo tình tình sức khỏe phi công lần cuối cho Đoàn trưởng và Tham mưu trưởng Đại úy Hà Chấp. Họ đã chuẩn bị hoàn toàn xong việc tiến công hơn 60 máy bay Mỹ. Đúng 7 giờ 30, phi đội Phạm Ngọc Lan chuyển sang cấp 2, phi đội Trần Hanh chuyển sang cấp 1. Người Việt Nam chọn được một thời điểm hợp lý, khi tốp đầu của Mỹ ném bom mục tiêu xong quay ra thì phi đội nghi binh Trần Hanh xuất phát, hướng về Nho Quan, Ninh Bình. Crommell chỉ huy đội hộ tống Mỹ đuổi theo Trần Hanh, Phạm Ngọc Lan được dẫn đường Trần Quang thông báo, cách địch 45 km thì ném thùng dầu phụ chuyển sang trạng thái tấn công. Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh khẩn cấp xuống một bãi cát, anh bắn hạ chiếc F-8E của Robert (cứu được trên biển), Túc bắn rơi một chiếc nữa. Người Việt Nam không tận hưởng niềm vui của chiến thắng đầu tiên, các phi công báo cáo: chiến đấu không hiệu quả, tiêu tốn nhiều đạn cho hai mục tiêu (686 viên đạn, trong đó, 160 viên 37 ly và 526 viên đạn cỡ 23 ly). Hôm sau, 3 phi công Việt Nam hi sinh: Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm. Trần Hanh bị đuổi về phía Nam, hết dầu hạ cánh xuống bãi làng Ké Tàm. Phía Mỹ cũng mất 2 chiếc F-105D do không chiến (James Magnusson mất tích, Smitty Harris chết). Điều mà người Mỹ sợ hơn là họ phát hiện các phi công Việt Nam tránh tên lửa, nhiều khi hàng chục quả tên lửa cùng lúc bắn trượt. Người Việt nam lần đầu tiên không chiến với F-4C, máy bay không chiến hiện đại nhất của Mỹ lúc đó. Ngày 17-6 năm 1965, lần đầu tiên MiG-17 "out of date" bắn hạ hai chiếc F-4 hộ tống trong trận đánh thứ 3 của Không Quân Việt Nam, Trọng Lê đã bị F-4 lừa va vào núi hi sinh, Nguyễn Nhật cháy nhảy dù.

        Trận đánh MiG-17 các phi công Mỹ nhớ nhất diễn ra ở ven biển, gần Hải Phòng. Đó là ngày 24-4-1967, Nguyễn Văn Bẩy cất cánh từ sân bay Kiến An, chiếc F-8C No 146915 do phi công E.J.Tucker lái bị anh đánh bất ngờ (Tucker bị thương sau đó chết trong trại tù binh). Các F-4 hộ tống lao vào phản công, chứng kiến đẳng cấp của phi công Việt Nam, họ miêu tả: Bẩy lắc mình tránh hai đợt tên lửa, lao thẳng vào chiếc F-4 hộ tống do C.E. Southvvick và Ens. J.w. Land lái, hạ chiếc này. Bẩy bắn ở tầm rất gần đến mức ngòi nổ an toàn của đạn không kích nổ để bảo vệ người bắn, tức chỉ vài chục mét, luồn xuống dưới mục tiêu thoát hiểm (ngòi nổ này đã cứu hai phi công trên), cả hai phi công Mỹ đều không kịp hiểu cái gì bắn rơi họ. Ngày hôm sau, Bẩy lại cùng đồng đội hạ hai A-4C.

        Ngay sau những trận đánh đầu tiên, hai bên đều hiểu rằng, họ đã bắt đầu một cuộc chiến tàn khốc, lâu dài với một đối thủ rất giỏi.

        MiG-17 tiếp tục làm điều không thể tin được trước đây, là đánh chặn và hạ F-4? Ngày 6 tháng 11 năm 1965, MiG-17 bắn rơi một CH-30 cứu hộ, 4 phi công bị bắt làm tù binh. Cuối năm 1965, Đoàn Tiêm kích MiG-21 về nước, ngay lập tức gây những thiệt hại lớn cho Mỹ. Và dần dần, MiG-21 thay thế các MiG-17.

        Một số đặc điểm kỹ thuật của MiG-17F:

        Đội bay: một người;
        Chiều dài: 11.36 m (37 ft 3 in);
        Sải cánh: 9.63 m (31 ft 7 in);
        Chiều cao: 3.80 m (12 ft 6 in);
        Diện tích: 22.6 m (243.2 ft);
        Trọng lượng rỗng: 3.930 kg (8.646 lb);
        Trọng lượng cất cánh: 5.354 kg (11.803 lb);
        Trọng lượng cất cánh tốì đa: 6.286 kg (13.858 lb);
        Động cơ (phản lực): 1 Klimov VK-1F;
        Lực đẩy: 33.1 kN (7.440 lbí) với bộ phận đốt nhiên liệu lần hai;
        Tốc độ tối đa: 1.144 km/h (711 mph) ở độ cao 3.000 m (10.000ft);
        Tầm hoạt động: 1.080 km, 1.670 km (670 mi/1.035 mi) với thùng dầu phụ;
        Trần bay: 16.600 m (54.500 ft);
        Tốic độ lên cao: 65 m/s (12.795 ft/min);
        Lực nâng của cánh: 237 kg/m (48 lb/ft);
        Lực đẩy/trọng lượng: 0.63 (kn/kg);
        Pháo lx 37-mm Nudelman N-37, 40 viên;
        Pháo 2x 23-mm Nudelman-Rikhter NR-23, 80 viên/ súng;
        Lên tới 500 kg (1.100 lb) treo ngoài 2 mấu, gồm 100 kg (220 lb) và 250 kg (550 lb) bom hay thùng dầu phụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 12:16:03 pm »

    
        Sự khác biệt của MiG-17 với máy bay của Không quân Mỹ:

        MiG-17 đã trở thành máy bay tiêm kích đánh chặn chính của Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965, những chiếc MiG-17 đã tham chiến và giành những thắng lợi đáng kể trước máy bay chiến đấu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, khi chúng kết hợp chiến đấu cùng với máy bay MiG-19 và MiG-21. Một số phi công Việt Nam, thực tế thích MiG-17 hơn MiG-21, nó cơ động hơn, dù không nhanh bằng MiG-21.

        Trên lý thuyết các loại máy bay của Không quân Mỹ cùng thời đều hơn hẳn MiG-17 ở vũ khí và tính năng. Chúng bay nhanh hơn âm thanh, trong khi MiG-17 bay dưới tốc độ âm thanh, dù có thể ngoặt tốt hơn. MiG-17 không có tên lửa không đối không, nên phải dựa vào cannon: hai súng 23 ly và một súng 37 ly. Hai loại này nặng hơn rất nhiều loại dùng trên máy bay của Mỹ nhằm đánh chặn máy bay ném bom và có tốc độ bắn chậm. Một loạt đạn 2 giây của MiG-17 chỉ có 69 viên đạn trong khi USM-61 của F-105 có thể bắn tới 175 viên đạn và Mark 12 của F-8 bắn được 160 viên.

(Tổng hợp và biên soạn từ nguồn Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia)        



Đoàn dại biểu Phi công chụp ảnh với Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mùa xuân năm 1967


Đoàn đại biểu Bạn chiến đấu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân chúng Phòng không - Không quân, Cục Hàng không Việt Nam đến thăm và chúc sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 2006


Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Huy Chao (tác giả cuốn sách) và đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ảnh chụp năm 2008).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2019, 12:19:43 pm »

       

- Niềm vui chiến thắng: Kiểm tra kết quả phim sau trận đánh của 2 phi công Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh, tháng 4-1965 (ảnh trên).
- Đôi bạn chiến đấu thân thiết Lưu Huy Chao và Lê Hải sau một lần xuất kích bảo vệ vùng trời miền Bắc (ảnh dưới).



- Những phi công trẻ quả cảm của Đoàn Không quân Yên Thế ( Lưu Hu) Chao thư 4 từ trái qua) trước giờ xuất kích (ảnh trên).
- Ngày 29-6-1966, lần đầu tiên Không quân Mỹ đánh vào Hà Nội, tại kho xăng Đức Giang, Biên đội của ta gồm: Huyền, Mẫn, Bảy, Túc đã bắn rơi 1 chiếc F-105 của Mỹ (ảnh dưới).

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM