Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:27:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi và MiG-17  (Đọc 14754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2019, 08:03:25 am »


ANH HÙNG LÊ CẤP BẰNG

         

        Anh hùng Lê Cấp Bằng sinh năm 1942, dân tộc Mường quê ở xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng sĩ, Trung đội phó thuộc Đại đội 11 pháo cao xạ 37 ly, tiểu đoàn 7, Trung đoàn 284, Đoàn Phòng không 367.

        Từ năm 1966 đến năm 1969, Lê Cấp Bằng đã tham gia chiến đấu trên 600 trận chống máy bay Mỹ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Ngày 14 tháng 8 năm 1967, ở Đất Đỏ (Quảng Bình) nhiều tốp máy bay địch đến oanh tạc trận địa, là pháo thủ số 4, anh dũng cảm đứng thao tác, lấy đường bay chính xác, bảo đảm cho khẩu đội phát huy hỏa lực mạnh mẽ. Bị 5 vết thương nhưng anh vẫn vững vàng ở vị trí chiến đấu đến khi trận đánh kết thúc, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 2 chiếc máy bay F-4 của giặc Mỹ.

        Ngày 11 tháng 9 năm 1967 tại Kỳ Lâm (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Lê Cấp Bằng vừa làm pháo thủ số 4, vừa chỉ huy khẩu đội góp phần bắn rơi chiếc F-4. Địch đánh bom vào trận địa, anh bị đất vùi lấp, chân bị thương vẫn sát cánh cùng đồng đội đến hết trận đánh. 

        Ngày 28 tháng 2 năm 1969, sau khi bị Đại đội 11 bắn rơi một máy bay trinh sát điện tử OV10, địch cho nhiều tốp máy bay đánh vào trận địa suốt từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Chúng dùng bom hóa học làm nhiều người ngạt thở, bản thân anh cũng bị ngạt nhưng anh gượng dậy đi lấy khí tài chống hóa học cho anh em đeo, tiếp tục chiến đấu. Ngày 3 tháng 5 năm 1969, tại ki-lô-mét số 50 đường 20, anh bị thương vào chân vẫn chỉ huy phối hợp với đội bạn bắn rơi 2 máy bay F-4.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua và Chiến sĩ quyết thắng. Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Lê Cấp Bằng được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG VŨ NGỌC ĐỈNH

         

        Anh hùng Vũ Ngọc Đỉnh sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là đảng viên, Đại úy lái máy bay chiến đấu, Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Từ tháng 12 năm 1966 đến tháng 2 năm 1970, Vũ Ngọc Đỉnh tham gia chiến đấu 8 trận, bắn 12 quả đạn, hạ được 6 máy bay Mỹ (5 chiếc phản lực và một chiếc máy bay lên thẳng), anh còn chỉ huy Biên đội bắn rơi 5 chiếc khác.

        Trận đánh ngày 30 tháng 4 năm 1967 trên vùng trời tỉnh Phú Thọ, Vũ Ngọc Đỉnh chủ động công kích trước, bắn rơi 1 máy bay và sau đó yểm hộ cho đồng đội bắn rơi chiếc khác, diệt gọn tốp máy bay địch.

        Ngày 19 tháng 11 năm 1967, địch tổ chức đánh lớn vào khu vực Hàm Rồng - Thanh Hóa với nhiều đợt nhiều thủ đoạn xỏa quyệt. Dù Lực lượng địch đông gấp nhiều lần, anh vẫn chọn mục tiêu có lợi chỉ huy Biên đội đánh tan đội hình may bay F-4 và bắn rơi chiếc máy bay RB66 đang gây nhiễu, tạo thuận lợi cho tên lửa và pháo cao xạ của ta ở mặt đất bắn rơi 12 chiếc máy bay địch.

        Ngày 12 tháng 12 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Phú Thọ, Vũ Ngọc Đỉnh dẫn đầu Biên đội xông vào đội hình 47 chiếc máy bay địch, bắn 2 quả tên lửa, hạ 2 chiếc F-105, góp phần bẻ gãy mũi tiến công của địch định đánh phá sân bay Nội Bài.

        Ngày 28 tháng 1 năm 1970, máy bay địch từ các tàu hải quân bay vào Hà Tĩnh ồ ạt đánh phá một số mục tiêu, trận địa cao xạ và cứu giặc lái nhảy dù, Vũ Ngọc Đỉnh vừa cơ động tránh hỏa lực vừa chọn mục tiêu lao vào công kích, bắn rơi 1 máy bay F-4.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba và ba Huân chương Chiến công hạn ba. Ngày 25 tháng 8 năm 1970 Vũ Ngọc Đỉnh được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:03:13 am »


ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC ĐỘ

         

        Anh hùng Nguyễn Ngọc Độ sinh năm 1934, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Khi được tuyên dương anh hùng đồng chí là đảng viên, Đại úy lái máy bay chiến đấu MiG-21, Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Được vinh dự lái máy bay chiến đấu, Nguyễn Ngọc Độ luôn nung nấu quyết tâm bắn rơi nhiều máy bay địch, thường giành thế chủ động, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1968, anh chiến đấu 6 trận, bắn hạ 6 máy bay Mỹ (gồm 2 chiếc F-105, 3 chiếc F-4 và 1 chiếc RF101). Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Độ còn chỉ huy Biên đội bắn rơi 3 chiếc khác.

        Trận đánh ngày 18 tháng 9 năm 1967 trên vùng trời Sơn La anh cùng Biên đội mưu trí linh hoạt hiệp đồng chặt chẽ, tiến công diệt gọn cả tốp 2 máy bay trinh sát RF101 của địch (mỗi người bắn rơi 1 chiếc).

        Ngày 27 tháng 9 năm 1967 tại Vĩnh Phú, được đồng đội yểm hộ, Nguyễn Ngọc Độ cho máy bay lao thẳng vào đội hình 4 chiếc của địch, nhanh chóng xác định mục tiêu có lợi, bắn rơi 1 máy bay.

        Ngày 5 tháng 2 năm 1968, khi Biên đội bay tới vùng trời tỉnh Thanh Hóa, phát hiện địch từ xa với Lực lượng đông gấp bội, anh nhanh chóng vào sát tổ chức yểm hộ nhau chặt chẽ, chọn thế bất ngờ có lợi, chủ động tiến công địch, bắn rơi 1 quả tên lửa hạ 1 máy bay F-4. Nguyễn Ngọc Độ gương mẫu trong mọi công tác xây dựng đơn vị, hăng say học tập, cùng đồng đội rút kinh nghiệm tìm trời phương án tác chiến hay nhất để diệt địch.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba. Ngày 25 tháng 8 năm 1970 Nguyễn Ngọc Độ được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG LIỆT SĨ PHAN NHƯ CẨN

         

        Anh hùng Phan Như Cẩn sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Quang Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, Đại úy lái máy bay An-2, Đoàn bay 919.

        Từ năm 1960, Phan Như Cẩn làm nhiệm vụ lái máy bay An-2 vận chuyển hàng tiếp tế cho chiến truồng nước bạn Lào và quân tình nguyện của ta làm nhiệm vụ quốc tế ở các nước bạn.

        Từ tháng 3 năm 1966 đến tháng 1 năm 1968, Phan Như Cẩn nhận nhiệm vụ sử dụng loại máy bay tốc độ chậm tham gia chiến đấu. Tuy chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng do dày công luyện tập kỹ thuật, tìm tôi cách đánh tốt nhất trong mọi tình huống phức tạp, anh đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Phan Như Cẩn đánh chìm 2 tàu biệt kích của địch, bắn cháy 1 chiếc khác và chỉ huy Biên đội phá hủy căn cứ quân sự Mỹ trên chiến trường Lào.

        Đêm mùng 8 tháng 3 năm 1966, Phan Như cẩn cùng với đồng đội bay thấp tập kích tàu địch xâm phạm vùng biển của ta ở tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện khí tượng không tốt, làm chìm tại chỗ 1 tàu địch.

        Đêm 14 tháng 6 năm 1966, khi đến gần mục tiêu, mặc dù hỏa lực địch ở tàu bắn lên dữ dội, anh vẫn chọn hướng công kích có lợi từ trên cao lao xuống bắn chìm tại chỗ 1 tàu địch.

        Ngày 12 tháng 1 năm 1968, Phan Như Cẩn chỉ huy Biên đội 4 chiếc máy bay AN-2 vượt qua địa hình rừng núi phức tạp, bất ngờ đánh căn cứ ra-đa của địch, diệt gần 200 lính Mỹ và chư hầu, làm cháy 2 máy bay lên thẳng, phá hủy hoàn toàn căn cứ thông tin chỉ huy quân sự quan trọng này. Trên đường về, do máy bay bị tai nạn, Phan Như Cẩn đã anh dũng hy sinh.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Phan Như Cẩn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:04:57 am »


ANH HÙNG PHAN THU

         

        Anh hùng Phan Thu sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là đảng viên, Đại úy, Kỹ sư vô tuyến điện, Phó phòng Khoa học quân sự, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, do yêu cầu phát triển của quân đội, Phan Thu theo học Đại học Bách khoa, tốt nghiệp xuất sắc. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, Phan Thu được giao nhiệm vụ nghiên cứu kỹ thuật ra-đa của pháo và tên lửa phòng không phục vụ chiến đấu. Anh đi thực tế các trận địa phòng không ở những nơi địch bắn phá ác liệt, nghiên cứu các quy luật hoạt động, các thủ đoạn bay và đánh phá của địch, nghiên cứu kỹ thuật, chiến thuật của ta. Từ đó, Phan Thu tổng kết kinh nghiệm, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học phục vụ chiến đấu của Lực lượng phòng không đạt hiệu quả cao.

        Anh đề xuất nhiều sáng kiến góp phần cải tiến kỹ thuật làm cho rađa của ta nâng cao công suất công tác, phát hiện máy bay kịp thời, chính xác ở nhiều độ cao khác nhau, ở các điều kiện khí tượng phúc tạp, khắc phục những trường hợp địch gây nhiễu nặng. Nhờ đồng đội động viên, giúp đỡ, anh nghiên cứu tại trận địa trong những lúc đánh phá, tìm ra phương pháp đổi phó hiệu quả chống tên lửa sơ-rai của địch phóng từ máy bay xuống, giúp các đơn vị phòng không vận dụng, bảo vệ lực lượng ta, đánh địch có kết quả tốt. Phan Thu sông giản dị, khiêm tôn, luôn đi sát cơ sở, sát thực tiễn, được đồng đội yêu mến, cấp trên tin tưởng.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 9 Bằng khen và Giấy khen, 4 lần là Chiến sĩ Thi đua, 3 lần là Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Phan Thu được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực luợng vũ rang Nhân dân.

ANH HÙNG LÊ HẢI

         

        Anh hùng Lê Hải sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương anh hùng đồng chí là đảng viên, Thượng uý lái máy bay MiG-17, Đoàn Không quân Yên Thế

        Trên mặt trận chiến đấu chống Lực lượng không quân của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, Lê Hải đã tham gia chiến đấu 5 trận, bắn rơi 5 chiếc máy bay Mỹ (1 chiếc F-105, 3 chiếc F-4, 1 chiếc F-8) và chỉ huy Biên đội bắn rơi nhiều chiếc khác.

        Ngày 24 tháng 4 năm 1967, trên vùng trời tỉnh Hoà Bình, Lê Hải chỉ huy Biên đội 4 chiếc MiG-17 tiến công vào đội hình địch gồm 16 chiếc máy bay F-105, khiến chúng phải bỏ chạy. Một chiếc máy bay địch dùng kỹ thuật hạ độ cao lách theo khe núi định chuồn những anh đã phát hiện, đón đầu bắn 1 loạt đạn, chiếc F-105 của địch bốc cháy và rơi ngay tại chỗ.

        Ngày 19 tháng 11 năm 1967, địch dùng 26 máy bay đánh vào Hải Phòng. Khi thấy máy bay ta xuất kích, chúng chuyển đội hình bay vòng tròn, yểm trợ cho nhau khá chặt chẽ, phóng tên lửa về phía máy bay ta. Lê Hải dùng ưu thế đánh gần của máy bay MiG-17 cho Biên đội tấn công, chỉ sau 3 phút, bắn rơi 3 chiếc máy bay, riêng anh bắn rơi 1 chiếc F-4.

        Ngày 14 tháng 6 năm 1968, tại Nghệ An, 4 chiếc máy bay F-4 địch bay về phía 2 chiếc của Biên đội và chuẩn bị phóng tên lửa. Lê Hải áp gần, bắn tan xác 1 máy bay địch. Do cự ly gần, máy bay anh bị thương, anh vẫn bĩnh tĩnh yểm hộ cho đồng đội hạ một chiếc khác.

        Ngày 29 tháng 7 năm 1968 cũng ở Nghệ An, Lê Hải và Biên đội bắn rơi 2 máy bay địch (Lê Hải hạ 1 F-8). Máy bay của anh hết đạn, lại bị bám đuôi, trong tình thế khẩn trương, Lê Hải cho máy bay cơ động lao vào máy bay địch khiến chúng hốt hoảng bỏ chạy.

        Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Lê Hải được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:06:37 am »


ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN ĐÀI

         

        Anh hùng Nguyễn Xuân Đài sinh năm 1946 dân tộc Kinh, quê ở xã Dương Quang, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là đảng viên đã nghỉ hưu.

        Từ tháng 3 năm 1966 đến tháng 3 năm 1969, Nguyễn Xuân Đài cùng đơn vị hoạt động trên các địa bàn thuộc Quân khu 5, là xạ thủ số 1 súng 12,7 ly. Anh đã tham gia chiến đấu, khi không chế địch trên các điểm cao, chi viện cho bộ binh chiến đấu, khi cùng khẩu đội phục kích bắn máy bay địch, nhiệm vụ nào Nguyễn Xuân Đài cũng nêu cao quyết tâm chiến đấu đạt hiệu suất cao, bị thương mà vẫn không rời vị trí. Nguyễn Xuân Đài chịu khó nghiên cứu các thủ đoạn của máy bay địch, tìm ra các cách đánh có hiệu quả cao. Nhiều lần anh đem súng lên điểm cao bất ngờ bắn rơi máy bay địch.

        Trong 3 năm Nguyễn Xuân Đài đã cùng đơn vị bắn rơi 37 chiếc máy bay các loại (C130, C47, CH47, HU1A, HUlB CH06, T28). Từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 11 năm 1978 Nguyễn Xuân Đài bị thương nặng (2/4) được chuyển về làm Tài vụ Viện Quân y 7, Quân khu 3. Từ tháng 12 năm 1978, Nguyễn Xuân Đài về nghỉ hưu tại phường Nguyễn Trãi, thị xã Hải Dương.

        Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì và Ba, 1 Huy hiệu Bác Hồ, 4 năm liền là Chiến si Thi đua, 19 Bằng khen, nhiều danh hiệu khác như "Chim đầu đàn", “Kiện tướng Diệt máy bay", "Dũng sĩ Diệt máy bay", "Dũng sĩ Quyết thắng".

        Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Nguyễn Xuân Đài được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THỰC

         

        Anh hùng Nguyễn Văn Thực sinh năm 1943 dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung uý, Sĩ quan điều khiển tên lửa thuộc Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236, Đoàn 361.

        Từ năm 1965 đến năm 1968, Nguyễn Văn Thực tham dự hơn 100 trận đánh máy bay địch. Anh luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công, đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn đánh phá của địch, phán đoán nhanh, xử trí khéo, bắn rơi nhiều loại máy bay địch trong nhiều tình huống phức tạp như: địch rải nhiều loại nhiễu khác nhau, mục tiêu bay ở độ cao thấp. Không ngừng rút kinh nghiệm, tìm tôi cách đánh hiệu quả, Nguyễn Văn Thực đã góp phần quan trọng điều khiển tên lửa, bắn rơi 21 máy bay Mỹ các loại.

        Ngày 23 tháng 7 năm 1966, Nguyễn Văn Thực điều khiển 1 quả đạn, bắn rơi 1 máy bay F-105 trong lúc nhiều máy bay địch không chế trên cao đang định phóng tên lửa vào trận địa của đơn vị.

        Trận ngày 12 tháng 8 năm 1967, địch cho nhiều tốp máy bay đánh phá Hà Nội, thả nhiều loại nhiễu khác nhau, anh vẫn tỉnh táo điều khiển tên lửa hạ 1 chiếc máy bay trinh sát RF-5C. Ngày 10 tháng 1 năm 1968, địch thả nhiều loạn nhiễu mới để cho hàng chục tốp máy bay từ nhiều hướng đánh vào Hà Nội, Nguyễn Văn Thực phán đoán chính xác, xử trí nhanh, điều khiển 2 quả đạn, hạ 1 máy bay F-4, nêu kinh nghiệm cho các đơn vị về cách đánh tập trung, dứt điểm.

        Đồng chí Nguyễn Văn Thực đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 lần là Chiến sĩ Thi đua. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Văn Thực được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:14:39 am »


ANH HÙNG ĐINH VĂN RÌ

         

        Anh hùng Đinh Văn Rì sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xa Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung đội trưởng Trung đội pháo cao xạ 37 ly, Đại đội 13, Tiểu đoàn 105, Trung đoàn 209, Đoàn 367.

        Đinh Văn Rì tham gia hơn 400 trận chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Tháng 7 năm 1966, trong đợt chống trả máy bay Mỹ bắn phá Vĩnh Lợi (Hải Phòng), mặc dù bị thương anh vẫn tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 1 máy bay Mỹ, bảo vệ được mục tiêu.

        Tại Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) tháng 11 năm 1966, địch cho nhiều tốp máy bay bắn vào trận địa pháo cao xạ. Chúng ném bom, bắn rốc két dữ dội hòng diệt hỏa lực phòng không của ta. Giữa khói lửa mù mịt, anh lấy đường bay chính xác cho khẩu đội phát huy hỏa lực. Bị thương vào vai, Đinh Văn Rì vẫn hiệp đồng chặt chẽ cùng khẩu đội bắn máy bay làm chúng phải giạt ra xa. Pháo hỏng, Rì tìm ra chỗ cần sửa, kịp thời để khẩu đội chiến đấu bắn rơi 1 máy bay Mỹ.

        Trận chiến dấu ở Khe Tang ngày 15 tháng 10 năm 1967, khi phát hiện một quả bom rơi gần nơi đặt pháo, Đinh Văn Rì lập tức lấy thân mình che cho bộ phận nạp pháo. Bom nổ trùm lên công sự nhưng pháo được bảo vệ và một khẩu đội vẫn tiếp tục đánh trả quyết liệt. Có lần sau trận đánh, pháo bị gãy móc đóng mà đơn vị lại không có phụ tùng thay thế tại chỗ, anh xung phong dẫn một tổ đến Cà Sòng tháo gờ một số bộ phận pháo hỏng về thay thế, sẵn sàng chiến đấu.

        Đồng chí Đinh Văn Rì được tặng thưởng 5 Giấy khen, 3 Bằng khen, 3 lần được là Chiến sĩ Thi đua, 2 lần là Chiến sĩ quyết thắng. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đinh Văn Rì được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG ĐỖ VĂN CHUYỀN

         

        Anh hùng Đỗ Văn Chuyền sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xa Đông Minh, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung sĩ, Khẩu đội trưởng Pháo cao xạ 37 ly, Đại đội 3, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 218.

        Năm 1965, Đỗ Văn Chuyền xung phong đi bộ đội, được phân công về đơn vị pháo cao xạ, trực tiếp chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Tham gia 300 trận đánh, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, có lần bị thương vẫn không rời vị trí.

        Ngày 8 tháng 5 năm 1967, nhiều tốp máy bay địch thay nhau đánh trận địa của đơn vị ở Vĩnh Linh - trận này kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Một số máy bay địch bị thương rút chạy ra biển, bên ta cũng có một số pháo thủ bị thương. Giữa trận đánh, thấy pháo hỏng, Đỗ Văn Chuyền nhanh chóng sửa pháo, bảo đảm cho khẩu đội tiếp tục phát huy hỏa lực. Thấy đồng đội bị thương, anh lần lượt cõng hai đồng chí ra nơi an toàn.

        Trận địa ngày 3 tháng 6 năm 1968 ở Vĩnh Linh, địch đánh vào trận địa ác liệt. Bom nổ gần công sự làm Đỗ Văn Chuyên ù tai, đất đá văng vào chân bị sưng nhưng anh vẫn vững vàng trên mâm pháo, hiệp đồng động tác trong khẩu đội, dùng chân trái đạp cò, kịp thời nổ súng, góp phần bắn rơi 1 máy bay địch.

        Trận ngày 9 tháng 6 năm 1968, địch sử dụng tới 150 lượt chiếc máy bay đến ném bom và bắn rốc két xuống trận địa đơn vị. Dù tay phải bị thương anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Lần thứ hai, Đỗ Văn Chuyền lại bị thương vào tay, máu ra nhiều, anh tự băng bó rồi quan sát theo dõi máy bay địch theo sự phân công của khẩu đội, góp phần bắn rơi 1 máy bay F-4H của địch, bắn bị thương một số chiếc khác.

        Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 lần là chiến sĩ Quyết tháng. Ngày 25 tháng 8 năm 1970, Đỗ Văn Chuyền được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2019, 07:16:30 am »


ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC KHUYẾN

         

        Anh hùng Nguyễn Ngọc Khuyến sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung sĩ, Trung đội phó thuộc Đại đội pháo 5 pháo cao xạ 57, Trung đoàn 230, Đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Từ năm 1966 đến năm 1971, Nguyễn Ngọc Khuyến tham gia 224 trận đánh máy bay Mỹ, góp phần tích cực cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch. Ngày 1 tháng 6 năm 1966 ở Hoàng Mai, máy bay địch bắn phá trận địa ác liệt, bản thân bị thương ở chân, Nguyễn Ngọc Khuyến không thể đứng được, anh nén đau vẫn quỳ nạp đạn cho khẩu đội bắn suốt hai giờ liền - trận này đơn vị bắn rơi 3 máy bay địch.

        Ngày 13 tháng 7 năm 1968, máy bay địch đánh vào trận địa ở Tân Đức. Khẩu đội trưởng bị thương, Nguyễn Ngọc Khuyên thay thế chỉ huy khẩu đội phát huy hỏa lực mạnh mẽ. Người thấp, anh phải đứng trên bánh xe pháo để chỉ huy. Bom nổ gần, Khuyến bị hất ngã ngất đi. Khi tỉnh dậy anh lại tiếp tục chỉ huy đánh địch. Ngày 30 tháng 8 năm 1968 ở La Khê, anh vừa chỉ huy vừa nạp đạn cho khẩu đội bắn suốt 2 giờ liền, góp phần cùng đơn vị bắn rơi 1 máy địch, bảo vệ mục tiêu.

        Ngày 3 tháng 5 năm 1970 ở Mường Thụ, Nguyễn Ngọc Khuyến chỉ huy Trung đội chiến đấu quyết liệt với máy bay Mỹ. Bị thương cả 2 chân, anh vẫn giữ vững vị trí, góp công cùng Đại đội bắn rơi 2 máy bay địch. Trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện, Nguyễn Ngọc Khuyến đều làm giỏi nhiệm vụ của pháo thủ trong khẩu đội, tích cực dìu dắt giúp đỡ đồng đội, sông chân thành, được anh em yêu mến.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 1 lần được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, 3 lần là Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 1 tháng 10 năm 1970, Nguyễn Ngọc Khuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐẶNG NGỌC NGỰ

         

        Anh hùng Đặng Ngọc Ngự sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Khi hi sinh đồng chí là đảng viên, Đại úy Đại đội trưởng Đại đội 7 máy bay tiêm kích MiG-21, thuộc Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 7 năm 1972, Đặng Ngọc Ngự đã tham gia chiến đấu 14 trận, lập công xuất sắc. Anh đã trực tiếp bắn rơi 7 máy bay Mỹ (gồm 3 chiếc F-4, 3 máy bay trinh sát không người lái, 1 chiếc F-105). Ngoài ra Đặng Ngọc Ngự chỉ huy và yểm hộ cho Biên đội bắn rơi 8 chiếc khác.

        Trong trận đánh ngày 8 tháng 11 năm 1967 trên vùng trời Hà Bắc, mặc dù địch có đến 12 chiếc (đông hơn ta nhiều) Đặng Ngọc Ngự vẫn chỉ huy Biên đội xông thẳng vào đội hình địch, bắn rơi 2 chiếc F-4, với 1 quả tên lửa, anh bắn rơi một chiếc.

        Ngày 10 tháng 5 năm 1972, địch cho nhiều chiếc máy bay cường kích vào không chế sân bay Kép. Biên đội Đặng Ngọc Ngự vừa cất cánh tốc độ còn chậm, độ cao còn thấp, bị máy bay địch liên tiếp phóng tên lửa vào đội hình. Chiến sĩ lái số 2 đã hi sinh chỉ còn một mình Đặng Ngọc Ngự, anh bình tĩnh nhanh chóng cho máy bay lên cao, mưu trí lừa địch, giành thế chủ động, bám sát, bắn rơi 1 chiếc F-4.

        Trận đánh ngày 8 tháng 7 năm 1972 ở vùng trời Hòa Bình, Đặng Ngọc Ngự chỉ huy Biên đội 2 chiếc xông vào đội hình 8 chiếc máy bay F-4 của địch. Sau khi yểm hộ và tích cực tạo điêu kiện cho số 2 bắn rơi một chiếc, máy bay của Đặng Ngọc Ngự đã bị tên lửa của địch bắn trúng, anh đã anh dũng hi sinh.

        Đồng chí Đặng Ngọc Ngự đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 5 Huân chương Chiến công hạng Ba, 7 lần được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Đặng Ngọc Ngự được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:48:40 am »


ANH HÙNG LÊ THANH ĐẠO


        Anh hùng Lê Thanh Đạo sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 9 máy bay tiêm kích MiG-21, Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 10 năm 1972, Lê Thanh Đạo đã tham gia đánh 8 trận, hạ 6 chiếc máy bay F-4 Mỹ. Ngoài ra anh đã chỉ huy biên đội bắn rơi 5 chiếc khác. Trận đánh ngày 10 tháng 5 năm 1972, khi 2 chiếc máy bay địch phát hiện thấy máy bay ta, chúng liền tách đội hình, định bám đuôi máy bay ta, Lê Thanh Đạo chỉ huy Biên đội bám sát địch, bắn rơi gọn cả tốp 2 chiếc F-4 (trong đó anh bắn 1 quả đạn, hạ 1 chiếc).

        Ngày 21 tháng 7 năm 1972, vừa phát hiện máy bay ta, 2 máy địch đã tháo chạy, Biên đội Lê Thanh Đạo truy kích chúng đến vùng trời Quảng Ninh thì được lệnh sở chỉ huy gọi về. Thây thời cơ có lợi, Lê Thanh Đạo xin tiếp tục đánh. Biên đội anh đã bắn rơi 2 chiếc F-4. Khi trở về, nhiều tốp máy bay địch đuổi theo và khống chế sân bay Kép. Trong khi đó, máy bay của chiến sĩ lái số 2 gần hết dầu, Lê Thanh Đạn hĩnh tĩnh yểm hộ cho số 2 nhanh chóng hạ cánh an toàn. Ở một số trận khác, với sự mưu trí, ngoan cường, nhanh nhạy, anh đã góp phần cùng đơn vị giành nhiều thắng lợi. Trận nào Lê Thanh Đạo cũng thể hiện sự chủ động, hiệp đồng chặt chẽ, tạo điều kiện cho bạn lập công.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, 5 lần được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Lê Thanh Đạo được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC SOÁT

         

        Anh hùng Nguyễn Đức Soát sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung úy, Đại đội phó Đại đội 3 máy bay tiêm kích MiG-21, Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Ngày 13 tháng 3 năm 1969, Nguyễn Đức Soát xuất kích trận đầu tiên, hạ 1 máy bay không người lái ở độ cao 300 mét (độ cao rất khó đánh). Trên vùng trời Thái Nguyên ngày 24 tháng 6 năm 1972, anh chỉ huy Biên đội 2 chiếc chiến đấu với 20 chiếc máy bay địch (vừa tiêm kích, vừa cường kích). Với cách đánh thọc sâu, Biên đội của Nguyễn Đức Soát đã bắn rơi 2 chiếc F-4, số máy bay địch còn lại hoảng sợ bỏ chạy, mục tiêu được bảo vệ an toàn.

        Ba ngày sau, tại vùng trời Sơn La, Nguyễn Đức Soát lại chỉ huy Biên đội đánh vào đội hình máy bay của địch. Thấy địch bỏ chạy, anh tích cực truy kích, khi đến gần biên giới, nhận được lệnh của sở chỉ huy gọi về nhưng thấy thời cơ có lợi anh xin phép tiếp tục công kích. Trận này Biên đội Nguyễn Đức Soát đã bắn rơi 2 chiếc và hiệp đồng chặt chẽ, tạo điều kiện cho Biên đội bạn diệt gọn một tốp 2 chiếc F-4.

        Từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 10 năm 1972, Nguyễn Đức Soát đánh 7 trận, bắn 8 quả tên lửa, hạ 6 máy bay Mỹ. Ngoài ra anh còn chỉ huy Biên đội bắn rơi 3 chiếc khác.

        Đồng chí Nguyễn Đức Soát đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 4 Huân chương Chiến công hạng Ba, 5 lần được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người, nhiều lần đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Đức Soát được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:50:27 am »


ANH HÙNG ĐỖ VĂN LANH

         

        Anh hùng Đỗ Văn Lanh sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Trung úy, Trung đội trưởng thuộc Đại đội 7 máy bay tiêm kích MiG-21, Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, Đỗ Văn Lanh đã tham gia chiến đấu 10 trận, bắn 7 quả tên lửa, hạ 4 máy bay Mỹ. Nhiều lần máy địch đông hơn, anh vẫn mưu trí, dũng cảm tiến công đội hình địch bảo vệ đồng đội, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn lập công.

        Trên vùng trời Hòa Bình ngày 20 tháng 5 năm 1972, địch cho 8 máy bay vào đánh phá. Khi chiến sĩ lái số 1 vào công kích, phát hiện 2 chiếc F-4 của địch bám đuôi, Đỗ Văn Lanh kịp thời báo cho số 1 tránh tên lửa địch, đồng thời chủ động lao vào công kích. Với 1 quả tên lửa, anh đã hạ được 1 chiếc, số máy bay địch còn lại bỏ chạy.

        Ngày 24 tháng 5 năm 1972, sau khi đánh địch trở về, máy bay của Lanh hết dầu, bị tắt máy trên không, sân bay còn cách 50 ki-lô-mét nhưng anh đã bĩnh tĩnh điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.

        Trận đánh ngày 21 tháng 6 năm 1972 tại Việt Trì, máy bay của Đỗ Văn Lanh bị địch bắn thủng thùng dầu sau, bánh lái lên xuống bị đứt, máy bay bị chấn động không tăng được tốc độ, anh vẫn kiên quyết lượn vòng hẹp bám sát đội hình, yểm hộ cho số 1 công kích. Sau đó Đỗ Văn Lanh cũng lao vào đánh địch, bắn rơi 1 chiếc F-4. Chỉ trong vòng vài tháng, anh liên tiếp lập công ghi thêm vào thành tích của đơn vị.

        Đồng chí Đỗ Văn Lanh đã được tặng 1 Huân chương Chiên công hạng Nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 lần được Bác Hồ tặng Huy hiệu của Người. Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Đỗ Văn Lanh được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG NGUYỄN TIẾN SÂM

         

        Anh hùng Nguyễn Tiến Sâm sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Khi được tuyên dương Anh hùng., đồng chí là đảng viên, Trung úy, Trung đội trưởng thuộc Đại đội 3 máy bay tiêm kích MiG-21, Đoàn Không quân Sao Đỏ.

        Từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 5 tháng 10 năm 1972. Nguyễn Tiến Sâm tham gia đánh 6 trận, bắn 9 quả tên lửa, hạ 5 chiếc máy bay Mỹ. Anh còn yểm hộ cho Biên đội bắn rơi 5 chiếc khác.

        Trên vùng trời Hà Bắc, ngày 5 tháng 7 năm 1972, khi máy bay địch cách 20 ki-lô-mét, Biên đội của anh phát hiện liền nhanh chóng tăng tốc và độ cao tiến đánh địch. Lúc này, địch cũng phát hiện ra máy bay ta, chúng tách đội hình ra nhiều tốp nhỏ để đối phó. Nguyễn Tiến Sâm phân công số 2 đánh một tốp, còn anh tiến công một tốp, bắn 1 quả tên lửa hạ 1 chiếc F-4. Do máy bay địch nổ quá gần, máy bay anh bị rung mạnh và tắt máy. Đây là trường hợp nguy hiểm, thông thường phải nhảy dù những Nguyễn Tiến Sâm bĩnh tĩnh cho động cơ nổ lại và điều khiển máy bay hạ cánh an toàn.

        Ngày 29 tháng 7 năm 1972, địch cho 20 chiếc quấy đảo vùng trời Lạng Sơn, chúng chia làm nhiều hướng, nhiều tầng và ở thế có lợi hơn ta. Nguyễn Tiến Sâm dũng cảm xông thẳng vào đội hình của địch, bắn rơi 1 chiếc. Ngày 12 tháng 9 năm 1972 tại Hà Bắc, anh chỉ huy Biên đội tiến công 8 chiếc F-4 đi theo đội hình yểm hộ cho nhau rất chặt chẽ. Tới tầm bắn, anh và số 2 cùng nổ súng diệt 2 chiếc máy bay địch. Ở các trận đánh khác, anh luôn luôn linh hoạt đánh địch, thu nhiều hiệu quả.

        Đồng chí Nguyễn Tiến Sâm đã được tặng thưởng 1 huân chương Chiến công hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến vcông hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 lần được tặng Huy hiệu Bác Hồ. Ngày 11 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Tiến Sâm được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:53:04 am »


ANH HÙNG LIỆT SĨ NGÔ XUÂN QUẢNG

         

        Anh hùng Ngô Xuân Quảng sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi được tuyên dương Anh hùng, Ngô Xuân Quảng là Thiếu uý, Đại đội phó Đại đội 1 pháo cao xạ, Tiểu đoàn 21, Trung đoàn pháo Phòng không 224, Đoàn 367.

        Từ cuối năm 1965 đến năm 1972 đồng chí Ngô Xuân Quảng đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận đánh máy bay Mỹ. Khi làm pháo thủ, đồng chí chiến đấu dũng cảm, trận nào cũng hoàn thành tốt chức trách của mình. Khi ở cương vị chỉ huy, đồng chí chỉ huy linh hoạt, bình tĩnh, mưu trí, góp phần cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch. Trong quá trình chiến đấu, 3 lần đồng chí bị thương nặng, lần nào đồng chí cũng giữ vững vị trí chiến đấu cho tới khi trận đánh kết thúc. Sau mỗi lần đi bệnh viện về, đơn vị cho chuyển về tuyến sau và giao công tác nhẹ, đồng chí đều xin bằng được ở lại đơn vị chiến đấu.

        Trận chiến đấu ngày 14 tháng 6 năm 1967 ở cầu Bắc Giang, địch cho 20 máy bay đánh phá ác liệt vào trận địa, đồng chí Ngô Xuân Quảng bị thương nặng (ruột bị thủng 5 lỗ), giữa lúc tình thế chiến đấu hết sức khẩn trương, đồng chí đã kiên quyết ở lại động viên đồng đội chiến đấu. Sau 2 tháng điều trị, mặc dù vết thương chưa lành hẳn, đồng chí tự nguyện xin trở lại đơn vị chiến đấu.

        Tháng 2 năm 1969, đơn vị đi làm nhiệm vụ quốíc tế ở chiến trường Lào. Mỗi khi xe qua ngầm, đồng chí Ngô Xuân Quảng đều xung phong lội trước, phát hiện bom nổ chậm và dẫn đường cho xe qua ngầm được an toàn.

        Trận đánh ngày 20 tháng 2 năm 1970 trên đường 20, thấy địch tập trung đánh phá ác liệt vào đơn vị bạn, mặc dù hoả lực ít, đồng chí động viên Trung đội nổ súng để thu hút hoả lực địch về phía mình, giảm bớt khó khăn cho đơn vị bạn, bom đang nổ, đồng chí vẫn xông vào dập lửa, cứu pháo, đạn. Toàn đơn vị theo hành động của đồng chí, đã cứu được 1 khẩu pháo, 300 viên đạn, 4 khẩu súng CKC.

        Trận đánh ngày 5 tháng 11 năm 1970 ở đường 20, bị thương nặng vào ngực, Ngô Xuân Quảng vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị đánh trả các đợt đánh phá của máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu. Sau khi điều trị vết thương khỏi, đơn vị cho đồng chí về tuyến sau an dưỡng, đồng chí xin bằng được ở lại đơn vị chiến đấu.

        Tháng 1 năm 1971, vết thương cũ ở ruột tái phát, đồng chí được đưa đi cấp cứu, sức khoẻ chưa bình phục hẳn, nhưng biết tin đơn vị sắp lên đường đi chiến đấu, đã nhiều lần xin bệnh viện cho trở về đơn vị. Trên đường hành quân, vì đường trơn, dốc cao, xe bị đổ, đồng chí bị chấn thương cột sống liệt cả hai chân.

        Thời gian nằm điều trị vết thương gây nhiều đau đớn, đồng chí không hề kêu rên, nêu tấm gương dũng cảm chịu đựng cho các đồng chí khác noi theo. Được ăn chế độ đặc biệt, nhưng thấy bệnh viện còn khó khăn, đồng chí đem thức ăn chia sẻ cho anh em thương binh khác. Nhiều lần được tiếp máu, biết không sống được, đồng chí đã nói với y, bác sĩ đế máu tiếp cho các đồng chí khác chóng khoẻ để trở về đơn vị chiến đấu. Vì vết thương quá nặng đồng chí Ngô Xuân Quảng đã hi sinh ngày 7 tháng 5 năm 1972 tại Quân y viện 111 Thanh Hoá.

        Đồng chí Ngô Xuân Quảng đã được tặng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 5 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng. Ngày 3 tháng 9 năm 1973, đồng chí Ngô Xuân Quảng đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

ANH HÙNG PHẠM TRƯƠNG UY

         

        Anh hùng Phạm Trương Uy sinh ngày 26 tháng 2 năm 1936, dân tộc Kinh, quê ở thôn Tam Lạc, Xã Vũ Lạc, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Đại uý, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 64, Trung đoàn Tên lửa 236, Đoàn Phòng không 361.

        Từ năm 1965 đến năm 1972, đồng chí Phạm Trương Uy đã tham gia chiến đấu gần 100 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Là một sĩ quan điều khiển, đồng chí đã thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc thủ đoạn hoạt động của địch để xử trí kịp thời. Đồng chí đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 22 máy bay Mỹ. Khi là Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phạm Trương Uy chỉ huy đơn vị chiến đấu ngoan cường, chọn đúng mục tiêu, hạ lệnh bắn kịp thời, nên đã chỉ huy đơn vị bắn rơi 9 máy bay (có 2 B52).

        Trận đánh ngày 15 tháng 10 năm 1965 ở Phù Ninh (Vĩnh Phú) khi báo động, máy bay đã vào cách trận địa 12 ki-lô-mét, đồng chí bình tĩnh nhanh chóng phát hiện mục tiêu, kịp thời phóng và điều khiển 2 quả đạn, diệt gọn cả tốp 2 máy bay Mỹ.

        Tháng 2 năm 1967, ở trận địa Yên Nghĩa (Hà Đông) đồng chí Phạm Trương Uy đã cùng kíp trắc thủ phát hiện một tốp máy bay F-4 bay thấp ở độ cao 1 ki-lô-mét, xa 22 ki- lô-mét, đồng chí chỉ huy bám sát mục tiêu, nắm chắc thời cơ, phóng 2 quả đạn, hạ tại chỗ 1 máy bay F-4, gây khí thế sổi nổi, hào hứng cho đơn vị.

        4 giờ sáng ngày 2 tháng 4 năm 1972, ở Vĩnh Linh, phát hiện được máy bay B52 từ xa 100 ki-lô-mét, ở độ cao 11 ki-lô-mét, đồng chí theo dõi, bám chắc mục tiêu, cho phóng 3 quả đạn, bắn rơi 1 chiếc B52.

        Ngày 3 tháng 4 năm 1972 tại trận địa Mễ Tre (đường 16) với một bệ phóng đồng chí chỉ huy đơn vị đánh 3 trận, bắn 3 quả đạn hạ 3 máy bay Mỹ (2 F.4 và 1 OV.l0).

        Ngày 20 tháng 8 năm 1972 tại Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh) bằng 3 quả đạn đơn vị đồng chí đã bắn rơi 1 máy bay B52.

        Ngày 27 tháng 8 năm 1972 đơn vị bị máy bay địch đánh vào trận địa 7 lần, một số khí tài bị hỏng nặng. Cán bộ Tiểu đoàn chỉ còn 2 người, đồng chí Phạm Trương Uy đã chỉ huy đơn vị cứu chữa thương binh, sửa chữa khí tài, nhanh chóng ổn định và triển khai chiến đấu, đến 0 giờ 40 phút ngày 28 tháng 8 năm 1972 đơn vị đã bắn rơi 1 máy bay B52 của Mỹ.

        Trong quá trình chiến đấu đồng chí Phạm Trương Uy luôn luôn chịu khó nghiên cứu học tập, đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào công tác huấn luyện bộ đội, đào tạo được nhiều kíp trắc thủ giỏi để nâng cao hiệu xuất chiến đấu của đơn vị. Là một cán bộ luôn chấp hành tốt mệnh lệnh chiến đấu, tôn trọng và đề cao vai trò tập thể, giữ vững đoàn kết, gần gũi quần chúng, được mọi người tin yêu.

        Đồng chí Phạm Trương Uy đã được tặng 2 Huân chương Chiến công hạng Ba; 1 Huân chương Quân công hạng Ba; 1 Huân chương Chiến thắng hạng Hai; 1 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; 1 Huy chương Quân kỳ Quyết thắng. Ngày 3 tháng 9 năm 1973, đồng chí vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2019, 10:53:59 am »

  
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN PHIỆT



        Anh hùng Nguyễn Văn Phiệt sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Vệ Dương, Chiến Thắng (Tân Phúc), Ân Thi, Hưng Yên. Khi được tuyên dương Anh hùng, Nguyễn Văn Phiệt là Thượng uý, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tên lửa 57 Trung đoàn Tên lửa 261, Đoàn Phòng không 361.

        Từ năm 1966 đến năm 1972 đồng chí Nguyễn Văn Phiệt đã trực tiếp tham gia đánh 85 trận. Trong chiến đấu địch dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt như bay ở nhiều độ cao, nhiều hướng, thả nhiễu, phóng tên lửa vào trận địa... đồng chí vẫn bình tĩnh, xử trí tốt các tình huống, chọn đúng tốp, điều khiển đạn chính xác, góp phần cùng kíp trắc thủ bắn rơi 19 máy bay Mỹ.

        Ngày 20 tháng 10 năm 1966, Tiểu đoàn 93, Trung đoàn tên lửa 278 đánh trận đầu, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt điều khiển 1 quả đạn Tên lửa bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F.105, rút được kinh nghiệm cho Trung đoàn chỉ đạo chung.

        Ngày 27 tháng 6 năm 1972, đồng chí vừa nhận nhiệm vụ phụ trách Tiểu đoàn 57 Trung đoàn 261 thì địch đánh Hà Nội, đồng chí trực tiếp chỉ huy đơn vị bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F-4, (chiếc máy bay thứ 3.700 của giặc Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc). Đây là chiếc máy bay bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên tại Hà Nội kể từ khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Về chiến thuật đây là lần đầu kíp chiến đấu của đồng chí Nguyễn Văn Phiệt vận dụng thành công sự kết hợp giữa kính quang học A-00 với đài điều khiển tên lửa để khắc phục tình trạng gây nhiễu của địch.

        Ngày 30 tháng 7 năm 1972, Không quân địch huy động một lực lượng lớn vào đánh Hà Nội và đường 1 bắc, trọng tâm là khu cầu Đuống, Yên Viên. Tiểu đoàn 57 ở Mai Hiên dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261 Nguyễn Văn Phiệt bắn rơi 3 máy bay F.4 (trong đó có 1 chiếc rơi tại chỗ).

        Đặc biệt trong đợt chiến đấu chống địch tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội từ ngày 18 tháng 12 năm 1972 đến ngày 28 tháng 12 năm 1972, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn bắn rơi 4 chiếc B52, có 2 chiếc rơi tại chỗ.

        Đêm 20 rạng 21 tháng 12 năm 1972, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy Tiểu đoàn 57, Trung đoàn 261 hiệp đồng với quân, dân Hà Nội đánh trả các đợt đánh phá chủ yếu bằng máy bay B52 của địch vào Hà Nội. Tại trận địa Đại Đồng, trong điều kiện nhiễu điện tử nặng, có rađa K8-60 bổ trợ, chỉ trong 5 phút (5 giờ 09 phút đến 5 giờ 14 phút) đồng chí Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy Tiểu đoàn 57 đánh 2 trận (mỗi trận bắn 1 quả đạn) bắn rơi 2 B52 (có 1 chiếc rơi tại chỗ). Đây là trận đánh điển hình của một Tiểu đoàn tên lửa phòng không đánh máy bay B52 đạt hiệu suất chiến đấu cao, tiết kiệm đạn. Thành công của phương pháp bắn phát một (một đạn diệt một máy bay) của Tiểu đoàn 57 có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng trong việc bảo đảm đạn cho tên lửa đang gặp khó khăn.

        Ngày 03 tháng 9 năm 1973, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

        Những phần thưởng cao quý đã được trao tặng:

        - 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất
        - 1 Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
        - 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
        - 1 Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHĨA

       

        Anh hùng Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng úy, Đại đội phó Đại đội 11 máy bay tiêm kích MiG-21, Đoàn Không quân 927.

        Từ 23 tháng 6 đến 23 tháng 12 năm 1972, Nguyễn Văn Nghĩa đã 7 lần xuất kích đạt hiệu quả, lần nào cũng hoàn thành nhiệm vụ. Anh bắn 7 quả tên lửa, hạ 5 chiếc máy bay Mỹ.

        Trong hai ngày 23 và 24 tháng 6 năm 1972 trên vùng trời Bắc Thái, khi phát hiện địch dù chúng đông gấp 5 lần, Nguyễn Văn Nghĩa vẫn bĩnh tĩnh bắn rơi 2 chiếc F-4. Mục tiêu được bảo vệ an toàn.

        Ngày 6 tháng 10 năm 1972 tại không phận Hà Bắc anh chỉ huy Biên đội hai chiếc chiến đấu với 16 chiếc máy bay địch. Lực lượng quá chênh lệch và chúng bay ẩn nhiều hướng ở các độ cao khác nhau, yểm trợ cho nhau khá chặt chẽ, Nguyễn Văn Nghĩa mưu trí dũng cảm chiến đấu, bắn 1 quả tên lửa rất chính xác, hạ 1 chiếc máy bay và chỉ huy đồng đội bắn rơi 1 chiếc máy bay khác. Số máy bay còn lại của địch hoảng hốt bỏ chạy. Giữ vững được mục tiêu. Lúc nào anh cũng sẵn sàng chiến đấu. Ra trận là quyết thắng. Nguyễn Văn Nghĩa luôn chịu khó học hỏi, nghiên cứu tích cực rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật bay, phóng tên lửa thuộc loại giỏi, luôn tích cực nhiệt tình giúp đỡ đồng đội.

        Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng Nhì. Ngày 3 tháng 9 năm 1973, Nguyễn Văn Nghĩa được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM