Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:59:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi và MiG-17  (Đọc 15007 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:30:34 am »


BẮN RƠI JOHN MC CAIN

        Trong suốt thời gian kể từ khi Mỹ trở lại đánh phá miền Bắc Việt Nam, quân và dân Việt Nam ta đã đánh Mỹ bao nhiêu trận không thể kể hết. Có những trận của các lực lượng bộ binh, hải quân, không quân cho đến tận bây giờ vẫn đi cùng lịch sử. Trong những trận ấy, có cả hi sinh mất mát nhưng cũng có những chiến công thật oai hùng. Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã góp phần không nhỏ tiêu diệt bọn đế quốc Mỹ và những trắc thủ là một phần không thể thiếu của Phòng không - Không quân Việt Nam làm nên chiến thắng.

        Sau hơn hai tháng huấn luyện, ngày 11 tháng 08 năm 1965 Tiểu đoàn tên lửa 61 thuộc Trung đoàn 228B (tiền thân của bộ đội tên lửa Việt Nam) hành quân vào trận địa Xích Thổ - Gia Viễn - Ninh Bình. Ngay đêm ấy Tiểu đoàn đã phóng ba quả tên lửa diệt gọn một tốp máy bay của Hải quân Mỹ, trong đó hai chiếc rơi ngay tại chỗ, một chiếc bị thương nặng bay về hạ cánh tại tàu sân bay. Sau trận thắng này, Tiểu đoàn 61 rút về trận địa Phùng - Hà Tây và đã được Bác Hồ về thăm và yêu cầu cho bác được tận mắt xem kíp trực điều khiển tên lửa, Bác xem cả những thao tác mà khấu đội tháo nạp tên lửa ở bệ phóng như thế nào. Lần ấy, trong buổi nói chuyện với toàn thể Tiểu đoàn, Bác khen: “Các chú đánh rất giỏi, bằng ba quả tên lửa mà các chú tiêu diệt cả một tốp máy bay Mỹ. Nhưng nếu đánh tiết kiệm mà rơi được nhiều máy bay Mỹ thì còn tốt hơn.”.

        Nhớ lời căn dặn của Bác, Nguyễn Xuân Đài - sĩ quan trắc thủ cự ly của Tiểu đoàn 61 đồng thời cũng là chỉ huy trưởng xe điều khiển tên lửa đã suy nghĩ rất nhiều bởi lẽ theo lý thuyết nếu phóng ba quả tên lửa vào một máy bay thì xác suất tiêu diệt mới chỉ được khoảng 98%. Vừa rồi, Tiểu đoàn đã bắn ba quả trúng ba máy bay, như vậy đã trên 300% - gần như một kỳ tích rồi. Bác nói như vậy, nhưng làm thế nào để thực hiện đựợc bây giờ?

        Cả Tiểu đoàn trăn trở quyết tâm thực hiện bằng được lời huấn thị của Bác Hồ, và cơ hội đã tới.

        Ngày mùng 7 tháng 3 năm 1966, Tiểu đoàn tên lửa do Trắc thủ cự ly Nguyễn Xuân Đài chỉ huy đã phóng một quả tên lửa trúng liền mục tiêu hai chiếc RF-101 của Mỹ đó chính là chiếc thứ 900 và 901 bị quân và dân miền Bắc bắn rơi - một trận chiến có một không hai trong lịch sử của bộ đội tên lửa. Không những một lần mà sau đó mười một ngày, Tiểu đoàn của anh lại bắn rơi thêm hai chiếc F3D và F3D3 do đúng một quả tên lửa phóng lên.

        Điều đó khẳng định thêm rằng việc bắn trúng hai chiếc máy bay cùng lúc không phải là sự may rủi mà vì khả năng sáng tạo và kỹ thuật giỏi của trắc thủ Việt Nam.

        Sau hai lần bị tên lửa Việt Nam đánh cho tổn thất nặng nề, bọn Mỹ rắp tâm trở lại Thủ đô đánh phá ác liệt. Hưởng ứng lời kêu gọi chông Mỹ cứu nước của Bác Hồ ngày 17 tháng 7 năm 1966, hai ngày sau Tiểu đoàn đã đánh một trận xuất sắc bắn rơi tại chỗ một chiếc F-8U ngay trên vùng trời phía nam Hà Nội.

        Bị tên lửa Việt Nam bắn rơi nhiều, chúng chuyển sang bay thấp, độ cao chỉ giới hạn 1.000 mét làm cho tên lửa Sam- 2 của Tiểu đoàn rất khó khăn trong việc bám mục tiêu, trong khi đó ra-đa chỉ phát hiện mục tiêu ở cự ly gần.

        Nguyễn Xuân Đài với vai trò là chỉ huy trưởng xe điều khiển tên lửa, bắt buộc phải tập hợp anh em nhiều lần rút kinh nghiệm để diệt máy bay thấp.

        Cuối cùng sự cố gắng của các trắc thủ cũng được đền đáp bằng một trận ở Văn Điển, tên lửa bắn rơi tại chỗ một chiếc RF101, một trận đánh mở màn cho bộ đội tên lửa sau này.

        Vì ý nghĩa của trận đánh nên Tiểu đoàn tên lửa 62 đã vinh dự được Bác Hồ gửi tặng lẵng hoa.

*

        Cuối năm 1967, địch đánh phá Hà Nội rất ác liệt, thời gian mỗi đợt đánh phá kéo dài hàng tuần liền. Bọn Mỹ đã “khôn” hơn nhiều, để tránh ra-đa của ta phát hiện, khi còn ở xa mục tiêu chúng bay thật thấp. Chỉ đến khi nào đến gần mục tiêu chúng mới nâng độ cao thực hiện nhiệm vụ. Chính vì lẽ đó mà nhiều đơn vị không phát hiện được máy bay địch, đôi lần phát hiện thì không còn khả năng đánh. Duy nhất chỉ có Tiểu đoàn 61 vẫn đánh ngon lành. Tuy nhiên, đánh thì đánh được nhưng máy bay của địch thường bay vào vùng cấm bắn (vùng cấm bắn là để đảm bảo an toàn cho mặt đất) nên Tiểu đoàn tên lửa gặp nhiều trở ngại mỗi lúc phát hiện mục tiêu.

        Sau một hồi phân tích tình huống, trắc thủ Nguyễn Xuân Đài đưa ra hai phương án: Nếu điều khiển cho tên lửa vọt lên cao để tên lửa tự hủy thì bảo đảm an toàn cho mặt đất nhưng lại không diệt được mục tiêu, như thế sẽ không thực hiện được nhiệm vụ. Còn nếu điều khiển tên lửa tới trực tiếp diệt mục tiêu thì đây là tình huống cực kỳ mạo hiểm.

        Nguyễn Xuân Đài căn cứ vào tình hình thực tế đã chỉ huy kíp trắc thủ, đặc biệt là trắc thủ góc là Trịnh Văn Hưng tiếp tục bám sát mục tiêu. Hồi hộp tới từng giây, chỉ đến khi tên lửa gặp mục tiêu đạn nổ tung khi chúng đã bổ nhào 1.800 mét và mục tiêu bị tiêu diệt thì lúc đó mấy anh em mới reo lên vui mừng. Chiếc máy bay A-4-E của Hải quân Mỹ do thiếu tá phi công John Me Cain lái bị trúng tên lửa rơi xuống ngay bãi xỉ Nhà máy Điện Yên Phụ.

        John Me Cain vội vàng nhảy dù xuống khu vực hồ Trúc Bạch, nhưng vừa chạm mặt đất đã bị dân quân bắt sống. Tay phi công này bị giam ở Hỏa Lò cho đến ngày hòa bình lập lại, thì được trả về Mỹ. (Sau này John Me Cain đã trở thành Thượng nghĩ sĩ, năm 2008 ông ta ra tranh cử Tổng thông Mỹ, nhưng không thành công).

        Trong cuốn Bí mật những cuộc không kích vào Bắc Việt Nam có đoạn viết về bộ đội tên lửa của Việt Nam trong giai đoạn này như sau:

        “Họ đã hết sức cố gắng bảo vệ các cơ sở sản xuất bằng cách đặt vũ khí bảo vệ gần đó. Tuy nhiên tên lửa đất đối không tỏ ra không mấy hiệu quả trong điều kiện bình thường. Đầu năm 1967, tổng số tên lửa đất đối không đã được khai hỏa nhiều nhưng số máy bay (Mỹ) bị hạ chỉ được 31 chiếc. Một phần là do kỹ thuật phá sóng công phu và thủ đoạn né tránh trên không của phi công Mỹ.

        Tuy vậy, trong một số trường hợp, số tên lửa này vẫn có tác dụng. Họ điều khiển phi công Mỹ xuống tầm bắn của vũ khí chống không hạm để bắn có hiệu quả như cái việc bắn súng máy quen thuộc của họ (Việt Nam)... Người miền Bắc Việt Nam phát hiện ra rằng, đặt súng vào vị trí dưới dạng hình tam giác, hình thoi, ngũ giác sẽ tập trung được hỏa lực do đó có thể bắt được máy bay kiểu bổ nhào trong hình chóp nón chết người của mảnh đạn đang cháy nổ...”
(Trang 186).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:31:57 am »


CẦU MỸ ĐỨC ĐƯỢC BẢO VỆ KIÊN CƯỜNG NHƯ THẾ

        Nhà giáo Nhân dân Lê Quang Bửu, Nguyên Hiệu trưởng Học viện Không quân nhớ lại...

        Chiều tối ngày 19 tháng 4 năm 1965, Đại đội trưởng Đại đội 91 được đồng chí Tiểu đoàn trưởng giao nhiệm vụ:

        - Đại đội 91 có nhiệm vụ hành quân cấp tốc lên phía Tây Quảng Bình bố trí trận địa bảo vệ cầu Mỹ Đức trên đường chiến lược số’ 15 (cùng với Đại đội 93). Công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu phải hoàn thành xong trước 5 giờ sáng ngày 20 tháng 4 năm 1965.

        Toàn đơn vị rất phấn khởi, khẩn trương chuẩn bị hành quân, ngụy trang chu đáo sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ mới. Đúng 18 giờ 30 phút Đại đội xuất phát.

        Khi đến khu vực bệnh viện Đồng Hới, Đại đội trưởng hạ lệnh dừng xe để “Kiểm tra xe pháo”. Xong việc, đồng chí chính trị viên chỉ vào dãy nhà đổ nát và nói với toàn Đại đội:

        “Đây là bệnh viện Đồng Hới vừa bị Mỹ ném bom hủy diệt, nhiều bệnh nhân và thầy thuốc của chúng ta đã bị chúng giết hại. Đó là tội ác vô cùng dã man, chúng ta nguyện kiên quyết tiêu diệt nhiều máy bay địch để trả thù cho đồng chí, đồng bào ta!”.

        Đoàn xe pháo của chúng tôi lại tiếp tục lăn bánh tiến lên phía trước. Đi trong đêm tối, chúng tôi không được bật đèn sáng vì lo máy bay trinh sát của địch phát hiện. Mắt lái xe căng ra, có những đoạn đường khó đi phải cho người mặc áo trắng đi trước dẫn đường.

        Đến khoảng 12 giờ đêm thì toàn Đại đội đến được địa điểm quy định vào chiếm lĩnh trận địa. Lúc này bộ phận tiền trạm của Tiểu đoàn đã liên hệ với dân quân địa phương cùng đào công sự với bộ đội. Nam nữ dân quân, cùng bộ đội hồ hởi đào đắp chẳng mấy chốc mà trận địa pháo đã hoàn thành lấy chỗ cho các khẩu đội pháo vào công sự. Đồng chí Đại đội phó Đại đội 93 cũng kịp thời đến Đại đội 91 phổ biến kinh nghiệm và hiệp đồng chiến đấu.

        Đến 10 giờ ngày 20 tháng 4 năm 1965, trinh sát viên báo cáo phát hiện ra hai máy bay AD4 độ cao 4.000 mét, bay qua khu vực cầu Mỹ Đức và trận địa. Đại đội 91 lập tức vào cấp Một, bám sát chiếc đi đầu nhưng không bắn vì độ cao ngoài phạm vi hiệu quả bắn. Tiểu đoàn nhận định đây chính là chiếc máy bay trinh sát trực tiếp trước trận đánh của địch nên lệnh cho các trinh sát viên tăng cường quan sát kỹ.

        Đến 12 giờ 30 phút trinh sát viên lại báo cáo:

        - Một tốp bốn chiếc F-100 độ cao 3.000 mét từ hướng 34 bay lên hướng số Một rồi lượn vòng, 5 tốp gồm 20 chiếc AD6 độ cao 2.500 mét từ hướng 34 vòng lên hướng 12 chuyển thành đội hình hàng dọc, nâng độ cao chuẩn bị bổ nhào.

        Đại đội trưởng Đại đội 91 hạ lệnh:

        - Trinh sát viên theo dõi tốp F-100 đang lượn trên cao! Toàn Đại đội hướng 12 chiếc AD6 đi đầu. Bắn!”

        Chiếc AD6 đi đầu bổ nhào chưa kịp ném bom vào cầu đã bị trúng đạn bốc cháy bay về hướng 34. Đại đội 91 cùng với Đại đội 93 lần lượt chuyển sang bắn những chiếc AD6 còn lại, kiên quyết bảo vệ cầu.

        Trinh sát viên báo cáo:

        - Tốp F-100 chuyển thành đội hình tốp hai tốp nhỏ, mỗi tốp hai chiếc bay so le...

        Đại đội trưởng lại hạ lệnh tiếp:

        - Khẩu đội Ba làm nhiệm vụ khẩu đội tự vệ!

        Trinh sát viên tiếp tục:

        - Hướng số Hai, tốp F-100 đã bổ nhào vào trận địa!

        Khẩu đội trưởng Khẩu đội 3 Phùng Quang Cội lập tức chỉ huy khẩu đội bắn một loạt điểm xạ dài vào chiếc đi đầu tốp F-100 thứ nhất. Đồng thời lúc đó 4 quả bom của địch rơi bên cạnh trận địa của Đại đội. Đại đội trưởng chỉ cờ hướng số Hai, lệnh:

        - Toàn Đại đội nhằm chiếc đi đầu tốp F-100 thứ hai, bắn!

        Bắn được một điểm xạ dài thì máy bay bốc cháy bay về hướng số Bôn, đồng thời 4 quả bom của địch rơi vào trong trận địa của Đại đội 91. Đất cát tung lên khắp trận địa, khói bụi mịt mù.

        Đồng chí Chi - pháo thủ số Bốn của Khẩu đội 4 bị thương ở lưng, máu chảy ướt cả áo pháo thủ số Hai mà vẫn không rồi vị trí chiến đấu. Đồng chí Đoàn và Đổng pháo thủ số 5 của Đại đội 2 và khẩu đội 1 đã kịp thời lấy thân mình che cho máy nạp đạn tự động, không cho đất cát rơi vào máy nên pháo vẫn tiếp tục bắn được.

        Sau gần một giờ chiến đấu quyết liệt với máy bay Mỹ gồm 20 chiếc AD6 lần lượt bổ nhào ném bom vào cầu Mỹ Đức, 4 chiếc F-100 thay nhau từng tốp nhỏ hai chiếc một đánh vào trận địa Đại đội 91. Nhưng hai Đại đội 91 và 93 đã hiệp đồng chặt chẽ, anh dũng cùng với dân quân địa phương tiêu diệt kẻ địch bảo vệ được cầu Mỹ Đức an toàn

        (Trích trong bài viết về Trận đánh của Đại đội 91 cùng Đại đội 93, Tiểu đoàn 9, Trường Sỹ quan Cao xạ (tiền thân của Học viện Không quân) bảo vệ cầu Mỹ Đức trên đường chiến lược số 15, phía tây Quảng Bình từ 20 tháng 4 năm 1965 đến 22 tháng 4 năm 1965).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:04:56 pm »


ĐẠI TÁ KHÔNG QUÂN MỸ NORMAN CAGADICE BỊ BẮT NHƯ THẾ NÀO?

        Ngày 12 tháng 5 năm 1967.

        Sáng hôm ấy, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không -  Không quân nhận được tin trinh sát có 3 tốp máy bay bay từ Lào qua biên giới Lào - Việt đi vào hướng Ba Vì - Hà Tây (cũ).

        Lần này chúng đi gồm 12 chiếc toàn loại tiêm kích F-4 và F-105 mục đích tìm hiểu lý do tại sao gần đây MiG-17 của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết, sẽ phá hủy một vài mục tiêu trọng điểm của miền Bắc Việt Nam, đồng thời nếu gặp máy bay Việt Nam, chúng sẽ một trận sống mái, để ít nhất cũng tiêu diệt được vài chiếc sau bao nhiêu trận Không quân Mỹ thất bại nặng nề.

        Nhận định chúng sẽ đánh lớn vào phía tây nam Hà Nội và sân bay Hòa Lạc, Bộ Tư lệnh Quân chủng và Đoàn Không quân Tiêm kích Yên Thế nhanh chóng lập phương án cử một Biên đội bay đến Khu vực Hòa Bình, Ba Vì chặn đánh chúng không cho chúng vào phá hủy mục tiêu. Biên đội gồm số Một Tịnh, số Hai Hải, số Ba Ngô Đức Mai, số Bôn Hoàng Văn Kỷ suốt buổi sáng đã tiến hành tập dượt hiệp đồng theo phương án cơ động của Bộ tư lệnh; Xuất kích theo ba hướng: Một là Hòa Bình - Suối Rút, hai là sẽ đánh trên sân bay Hòa Lạc, ba là sẽ về vùng Ân Thi - Thanh Miện.

15 giờ 23 phút.

        Địch đã tới gần, toàn Biên đội Tịnh, Hải, Mai, Kỷ sẵn sàng vào cấp Một và chỉ sau vài phút các anh cho cất cánh về phía Hòa Lạc.

        Biên đội bay cách Hòa Bình được 15 ki-lô-mét thì có tin báo có một tốp địch phía trước đã bỏ bom khu vực sân bay Hòa Lạc, Biên đội ào tới nơi thì tốp này đã kịp ra khỏi khu vực mất rồi. Sở Chỉ huy Hòa Lạc liền chỉ huy cho Biên đội vòng đầu Tây hai vòng quan sát xung quanh. Đang bay vòng cuối thì số Ba Ngô Đức Mai phát hiện 4 chiếc F-4 bay độ cao 1.000 - 1.500 mét, cùng lúc ấy số Một - Biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh phát hiện thêm bốn chiếc F-105 từ phía sông Đà đi vào giữa Ba Vì và Tản Viên.

        Ngay lập tức số Một kéo lên bám bốn chiếc, bắn liền hai loạt đạn vào F-105 trong cự ly 600 mét, độ cao 2.500 mét, anh thây thân máy bay của chúng đã dính đạn, chúng vội vã vứt bom để thoát thân. Dường như nhận ra nguy hiểm cận kề, Sở Chỉ huy hô: “Ghìm địch hạ thấp độ cao!”. Số Một nhận lệnh liền vòng qua núi Viên Nam thì gặp số Ba Ngô Đức Mai và số Bốn Hoàng Văn Kỷ đang quần nhau với tốp F-4 của Mỹ phía đầu đông sân bay, số Một bám luôn một chiếc F-4 bắn hai loạt đạn ở cự ly 800 mét, độ cao 1.500 mét. Anh vừa bắn xong quay sang đã thấy hai chiếc F-4 bám theo mình phóng tên lửa. Số 1 vội vã hô: “Tất cả cơ động!”. Toàn Biên đội nghe lệnh Biên đội trưởng.

        Địch thay đổi chiến thuật rất nhanh, chúng cho F-4 bay thấp, độ cao 1.000 - 1.500 mét để cản vì chúng biết số Một của ta đánh thấp. Còn F-105 thì luôn ở độ cao 3.000 - 4.000 mét hòng lướt qua MiG-17 của ta dễ dàng vào mục tiêu. Chúng giữ đội hình F-105 từ 4 chiếc - 8 chiếc cách nhau 1.000 mét nối đuôi nhau. Nhưng chúng không ngờ trong khi đó, số Hai Lê Hải luôn bám theo số Một Cao Thanh Tịnh ở độ cao 1.500 mét thấy F-105 của địch chia thành ba tốp đi vào hướng Hà Nội thì anh đã tách ra, bám theo các tốp ấy đuổi bắn, ta ở độ cao 1.500 mét, còn địch ở độ cao 3.000 mét, anh cứ bắn như vậy uy hiếp chúng trên không trung, khiến chúng hoang mang không tập trung được và như vậy anh đã giúp đồng đội công kích chính xác hơn.

        Còn số Ba Ngô Đức Mai, khi phát hiện có F-4 thì anh lao vào tốp 4 chiếc rồi bám một chiếc xả luôn hai loạt đạn ở cự ly gần 300 mét. Không kịp tránh loạt đạn nhanh như chớp của anh, máy bay địch bốc cháy và rơi ngay tại chỗ. Cách sân bay chỉ 2 ki-lô-mét, anh còn thây phi công địch nhảy dù ra. Sau này được biết tên phi công nhảy dù hôm ấy chính là Norman Gadice - Đại tá, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhận nhiệm vụ chỉ huy 12 chiếc máy bay thực hiện chiến dịch tiêu diệt toàn bộ MiG-17 Việt Nam do Tổng thống Mỹ ra lệnh.

        Lại nói đến số Bốn Hoàng Văn Kỷ, khi anh phát hiện F-105 ở độ cao 3.000 mét định kéo lên đánh F-105 nhưng lại thấy số Ba đang xuống đánh F-4 thì anh cũng lao xuống một chiếc F104 gần tầm bắn của mình, xả 4 loạt đạn ở cự ly 400 mét, độ cao 1.500 mét khiến cho máy bay địch lảo đảo bay về phía núi Viên Nam rồi rơi xuống đó.

        Trận đánh hôm ấy, chỉ với 4 chiếc MiG-17 mà Không quân Việt Nam đã cơ động đối phó với những 12 chiếc F-4 và F-105 hiện đại nhất của Mỹ có đầy đủ các loại vũ khí tối tân. Không những thế, chỉ với 4 chiếc MiG-17 vũ khí mang theo rất đơn sơ vỏn vẹn có 160 viên 23 ly và 40 viên 37 ly mà bắn rơi 3 chiếc máy bay của chúng được yểm hộ kỹ càng.

        Cả ngày hôm ấy và những ngày sau nữa, chiến thắng của Biên đội Tịnh, Hải, Mai, Kỷ luôn là đề tài xôn xao cả đơn vị. Chiến thắng của các anh dấy lên lòng phấn khởi, tin tưởng cho các anh em vào ngày mai chiến thắng. Sự kết hợp nhịp nhàng, có yểm hộ, có công kích của toàn Biên đội là một kinh nghiệm quí cho những thiên thần bay đánh các trận sau này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:06:07 pm »


PHI CÔNG TA UỐNG RƯỢU VÀ SAY THUỐC LÀO

        Từ hồi đi bộ đội làm đường, phá đá với những công trình Quốc phòng ở Thanh Hóa, tôi đã hút thuốc lào. Nhưng đến khi sang Trung Quốc học lái, điều kiện không cho phép với lại ở Trung Quốc mua thuốc lá dễ dàng hơn nhiều, nên cả đoàn học bay trong đó tôi đều chuyển sang hút thuốc lá.

        “Nghiện ngập” nhất vẫn là tôi và Trần Triêm, hầu như lúc nào trên tay chúng tôi cũng có điếu thuốc, ngoại trừ lúc nghe giảng hoặc lên máy bay thực hành là không được phép hút thuốc. Đấy là lúc còn bên Trung Quốc, về Việt Nam rồi, điều kiện khó khăn nên năm thì mười họa tôi mới có được một điếu thuốc lá. Mà cái tật nghiện thuốc thì không bỏ được nên tôi lại quay trở lại hút thuốc lào.

        Cả Đoàn Không quân Yên Thế và các Trung đoàn khác chẳng ai không biết chúng tôi “vừa tài vừa tật”. Tài là vì lúc ấy tôi đã bắn rơi tới 4 chiếc máy bay, Bảy 4 chiếc và tật thì không nói ai cũng biết vì chúng tôi uống rượu như nước, lên máy bay không được uông rượu là phải chịu.

        Tôi biết Bác sĩ Lê Như Bổng - Chủ nhiệm Quân y vẫn dặn các y tá, y sĩ phải thường xuyên giám sát hai trường hợp Thiếu tá Trung đoàn phó Đào Công Xưởng và Phi công Lưu Huy Chao. Chắc vì một lần tôi khoe với bác sĩ:

        - Tôi có vò rượu sâm, nhưng không uống đâu chỉ để tối thứ bảy nhấm nháp tí cho hoạt huyết ấy mà.

        Bác sĩ Lê Như Bổng nhìn vò rượu sâm quí của tôi trong lọ thủy tinh có tới 2 lít rượu mà chỉ có một nhánh sâm bé tí bằng cái đũa ăn cơm, ngắn chừng ba đốt ngón tay, chỉ biết cười.

        Củ sâm Cao Ly ấy là do Ban Chính trị phân phôi cho phi công từ đầu năm, nó phải qua bốn, năm lần rượu nên đã trắng bệch như rễ đu đủ. Bác sĩ chỉ nhìn qua là biết ngay.

        Phi công nước nào chả thèm rượu, ở Liên Xô kỷ luật rượu không bằng Trung Quốc, còn Việt Nam thì kỷ luật cao hơn nhiều. Tuy thế tôi vẫn hay uống vào những đêm trước của ngày nghỉ.

        Cái điếu cày của tôi thì đúng là “chẳng giống ai”, vì nó được làm từ cái ống dầu của máy bay đã bỏ đi. Tôi đã nhờ thợ máy thiết kế cho. Các anh ấy lại gò thêm cho tôi một cái thùng để đi đâu cũng có thế bỏ điếu vào thùng xách theo. Hút xong là cho bã thuốc vào thùng luôn, vừa sạch sẽ lại gọn gàng không như Nguyễn Văn Bảy chỉ có mỗi cái điếu nên hút xong là xả luôn xung quanh, hôi lắm.

        Phi công chúng tôi ngoài những trận chiến ra kể cũng có nhiều chuyện buồn cười. Chắc chẳng có nước nào trên thế giới có những anh chàng phi công say thuốc lào như chúng tôi cả. Có lần đã báo động cấp Một, chuẩn bị sẵn sàng cất cánh rồi mà tôi vẫn сố làm thêm một “bi” thuốc lào. Chả hiểu thế nào vừa hút xong đã lăn kềnh ra đất, mấy đứa cùng Biên đội nhìn bộ dạng tôi say thuốc lăn ra đất với cặp mắt thì lò đờ, ôm bụng cười:

        - Chao! Làm thêm một “bi” nữa cho nó đã!

        Tôi chỉ láng máng thấy nó bê lại cái điếu cày, nhưng nào có làm được gì? May mà say thuốc lào nhanh hết, chứ

        không như say rượu, nên chỉ mất một phút tôi lại sốc lại quần áo đứng dậy như chưa hề có chuyện gì.

        Khoác túi bay trên vai ra máy bay, chúng nó trêu tôi:

        - Giá lúc ấy có máy ảnh, chụp cho thằng Chao một kiểu, có khi sau này thế giới lại có một tư liệu quí về phi công Việt Nam ấy chứ!

        - Tao say đã là gì! Chụp thằng Bảy hay thằng Bích mới có ảnh đẹp. Chúng nó mà say thuốc lào thì cứ gọi là chẳng còn biết giời đất là gì nữa - Tôi cười hềnh hệch đánh trông lảng.

        Nhưng đúng là thời kỳ ấy, kể cả những nước Xã hội chủ nghĩa như Nga, Trung Quôc, Triều Tiên hay tư bản là Mỹ thì chúng tôi chưa bao giờ nghe nói phi công nghiện thuốc lào. Hơn nữa lại còn say thuốc lào trước khi bay chắc chỉ có phi công Việt Nam!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:06:55 pm »


MỘT "ANH CẢ" CỦA NHỮNG NGƯỜI THỢ MÁY BAY MIG

        Gian nan là thế!

        Còn nhớ những ngày tháng huấn luyện bay của Đoàn Không quân Yên Thế thời kỳ đầu thật gian nan vất vả, nhất là đối với các anh em thợ máy. Thời gian đó, cường độ bay của Trung đoàn rất lớn, có ngày máy bay tham gia huấn luyện và chiến đấu lên tối 20 - 30 chiếc. Bay từ sáng sớm tới 4-5 giờ chiều. Vì vậy Tiểu đoàn Thợ máy cũng phải liên tục làm việc.

        Thời điểm vất vả nhất là mùa hè, trên đầu thì nóng của mặt trời như thiêu đốt, dưới thì nóng từ sân bê tông bốc lên. Mùi xăng dầu của máy bay thổi ra, rồi cát bụi bị thổi tung, lẫn vào tóc. Những lúc ấy, nhiều anh em kể từ Tổ trưởng máy bay cho tới Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn đều mệt lả người, bụng thì đói mà cơm đưa ra cũng chẳng muốn ăn.

        So với các bộ phận khác như dẫn đường hoặc lái máy bay thì thợ sửa máy là bộ phận vất vả hơn cả. Lúc mà các phi công đã hạ cánh về nghỉ ngơi thì thợ sửa máy phải làm nhiệm vụ kiểm tra xem tình trạng máy bay có tốt không để mai còn sẵn sàng huấn luyện, xong rồi mới kéo máy bay về ụ. Thường mỗi khi về tới nhà thì đã 6 - 7 giờ tối, tắm rửa xong nếu đơn vị không sinh hoạt gì thì ngủ ngay vì sáng hôm sau đã phải dậy lúc 3 giờ sáng làm nhiệm vụ. Chẳng may, hôm nào phát hiện máy bay hỏng hóc thì có khi sửa cả đêm ngoài sân bay và ngủ luôn dưới cánh máy bay đợi sáng tham gia bay luôn.

        Cũng chính người thợ máy là những người “thiệt thòi” nhất, càng giỏi càng thiệt thòi. Bởi vì máy bay thì cũ, khí tài hư hỏng nhiều, mà chỉ có những người thợ giỏi như Huỳnh Ngọc Ân, Trần Đình Thọ, Trần Minh, Nguyễn Văn Chương mới xử lý nổi. Do đó, những cơ hội cử đi học sĩ quan hay học hàm thụ các anh đều ít được đi vì nếu đề các anh đi, thì ai sẽ cáng đáng công việc khó khăn như vậy?

        Trần Minh - người mà chúng tôi vẫn gọi đùa là anh cả của thợ máy - thường động viên anh em là dù có mệt mỏi hay gian khổ thức khuya dậy sớm thì vẫn phải quyết tâm bảo đảm máy bay cho tốt, tăng thêm một giờ bay, một ngày bay có nghĩa là giúp phi công có điều kiện trau dồi kỹ thuật để khi máy bay đánh phá miền Bắc có thể sẵn sàng chiến đấu ngay.

        Ngày trước, Trần Minh đã từng tham gia chiến đấu hầu hết các chiến dịch lớn phía Bắc tại Đại đoàn 312. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, anh được cấp trên cho đi học thợ máy Không quân ở Trung Quốc, khi về nước anh được giao nhiệm vụ làm Đại đội trưởng thợ máy Đoàn Không quân Sao Đỏ rồi khi thành lập Đoàn Không quân Yên Thế, anh chính thức nhận vị trí Đại đội trưởng xưởng định kỳ.

        Hà Tình quê anh cách sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân) không xa bao nhiêu, nhưng hầu như anh chưa được một lần về phép nhiều đến ba - bốn ngày, cả ba lần vợ anh sinh con, anh đều không có mặt. Thậm chí có lần trở về đơn vị anh đã phải bật khóc vì biết tin bố anh bị bom Mỹ giêt chết quá muộn không kịp về chịu tang, do anh phải làm nhiệm vụ vào đúng những ngày không chiến ác liệt với Mỹ. (Để nghi binh đánh bất ngờ làm cho địch trở tay không kịp, máy bay phải cơ động đến các sân bay khác như Gia Lâm, Kiến An, Hòa Lạc, Thọ Xuân, Yên Bái phục kích đánh địch, anh là thợ máy giỏi cũng vừa là chỉ huy nên bắt buộc phải đi theo vì vậy cấp trên giấu không cho anh biết bởi Trung đoàn quá cần anh trong thời điểm ấy).

        Trung đoàn chủ trương chỉ để lại rất ít máy bay trong sân bay để đảm bảo bí mật. Số còn lại dùng trực thăng Mi-6 câu ra ngoài rừng sơ tán. Hàng chục chiếc máy bay vừa to, vừa cao màu trắng để trong rừng nếu không ngụy trang sẽ rất nguy hiểm. Nếu bọn Mỹ phát hiện được thì chẳng những máy bay bị bắn cháy mà các anh em canh gác cũng bị hi sinh oan uổng. Hàng ngày các thợ máy phải đi xa khỏi khu vực giấu máy bay từ 4 - 5 giờ sáng tìm cành cây chặt mang về ngụy trang, nhiều lúc trở về anh nào quần áo cũng ướt sũng, lại còn bị muỗi, vắt cắn cho rất khổ.

        Trần Minh nghĩ: “Nếu cứ kéo dài thế này thì anh em khổ và khu rừng chẳng mấy chốc mà tan hoang”. Anh lấy sơn sơn lên loại cây giông như cây thông đất vừa dai, vừa bền đã phơi khô mà anh tìm hôm trước cùng những mảnh vải vụn xin ở chỗ các thợ may làm thành một thứ ngụy trang thay cho lá cây tươi. Nói ra thì buồn cười, sáng kiến ấy, anh nghĩ ra trong lúc anh bị “Tào Tháo đuổi”, thế mà sáng kiến ấy đã giúp cho tổ thợ máy không bị mất ngủ hay bị vắt cắn vì lo canh giữ máy bay nữa, khiến cho ai cũng phấn khởi, trêu anh mãi.

        Không quân Mỹ đánh phá ra miền Bắc ngày càng ác liệt khiến cho Tiểu đoàn Thợ máy của Trần Minh liên tục chuyển từ trạng thái huấn luyện sang trạng thái chiến đấu. Phó Tư lệnh Binh chủng giúi vào tay Trần Minh mấy hộp sữa động viên:

        - Bây giờ Tiểu đoàn Thợ máy phải bám sát sân bay phục vụ cho phi công chiến đấu, các cậu sông chết cũng phải cố bám trụ nhé!

        Trần Minh xúc động nhận món quà từ tay Phó Tư lệnh rồi vội vã cùng anh em xuống sân bay Kép. Tới nơi, anh thấy sân bay bị B-52 thả bom tọa độ cắt ngang, dân bị bom, xác nằm la liệt trên sân kho của Hợp tác xã gần đó.

        Trước cảnh tan hoang ấy, Trần Minh phải kìm lòng không dám khóc, khẩn trương chỉ huy Tiểu đoàn bắt tay ngay vào sữa chữa gấp sân bay. Tiểu đoàn chữa sân bay bao nhiêu ngày đêm thì bấy nhiêu ngày đêm Trần Minh có mặt. Có những đêm nghe kẻng báo động có máy bay địch tất cả bộ đội và nhân dân nhanh chóng sơ tán xung quanh, nhưng anh chỉ cần thấy yên ắng vài phút là lại cùng đồng đội lao ra sân làm cho xong để máy bay ta có thể cất cánh đánh địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:07:38 pm »


        Có lúc bị hiểu nhầm

        Nhằm mục đích đôi phó với âm mưu của địch, Quân chủng Không quân phát lệnh xuống cho Đoàn Không quân Yên Thế cơ động hai chiếc hoặc bốn chiếc. Chuẩn bị bay của thợ máy bao gồm rất nhiều thứ: nào là con người, máy bay, nào là khí tài dự bị đưa đi của các bộ môn cơ giới, quân giới, đặc thiết, vô tuyến.... Những việc đó Tiểu đoàn Thợ máy phải chuẩn bị cả ngày mới có thể báo cáo được cho Trung đoàn để từ đó Trung đoàn có cơ sở báo cáo tiếp cho Quân chủng.

        Nhiều đêm Trần Minh không sao ngủ được vì trằn trọc suy nghĩ cách nào báo cáo nhanh và đủ nhất. Thê rồi anh cũng nghĩ ra, anh cho cắt nhôm làm cái mỏ vịt đóng đinh treo tất cả mô hình thể hiện số máy bay mà Trung đoàn có lên bảng. Máy bay nào bay nhiều giờ nhất thì ở trên đỉnh. Máy bay nào hết giờ thì treo bên kia đỉnh bảng đánh dấu cho vào xưởng định kỳ. Người của các bộ môn cũng lên danh sách sẵn từ các Đại đội báo lên Tiểu đoàn. Khí tài của các bộ môn thì xếp sẵn trong hòm chỉ chờ lệnh. Căn cứ vào danh sách máy bay trên bảng, máy bay nào cơ động thì Tiểu đoàn của anh báo trước cho các Đại đội chủ động chuẩn bị.

        Từ đó trở đi mỗi khi có lệnh từ Quân chủng xuống Trung đoàn, thì Tiểu đoàn Thợ máy của Trần Minh không phải vất vả như trước mà chỉ cần khoảng thời gian 20 - 30 phút là hoàn thành công việc báo cáo, tiết kiệm thời gian cho thợ máy rất nhiều, bởi trong chiến tranh chỉ cần một giờ thôi các anh đã làm được bao nhiêu việc huống chi cả một ngày.

        Một lần, Trần Minh báo cáo với Trung đoàn phó Nguyễn Văn Bảy là có hai chiếc máy bay của Trung Quốc tài trợ chuyên dùng để huấn luyện đã đến thời kỳ nghỉ, không thể sử dụng được nữa. Chẳng biết vì lý do gì, hoặc có thế vì số lượng máy bay của ta còn quá ít ỏi, nên Trung đoàn phó Nguyễn Văn Bảy vẫn cho bay. Nhưng hai chiếc này vừa cất cánh lên trời đã bị Hải quân Mỹ bắn cháy. Việc bị cháy hai chiếc máy bay vì lý do kỹ thuật, làm cho Tư lệnh Quân chủng Không quân Nguyễn Văn Tiên rất giận, nói gần như quát:

        - Cho gọi Trần Minh - Tiểu đoàn trưởng Thợ máy lên ngay!

        Khi liên lạc xuống gọi Trần Minh, anh đã đoán chắc chắn có điều không lành.

        Trần Minh vội vã lấy số liệu báo cáo lần trước mang lên Chỉ huy sở. Ở đây, Phó tư lệnh Đào Đình Luyện đang ngồi bên ấm trà ôn tồn kéo ghế mời Trần Minh ngồi, thái độ ngược hẳn với Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên đang rất bực tức. Tư lệnh quay hẳn người lại không thèm nhìn mà cũng chẳng đáp lại lời chào của anh.

        - Thưa các anh, đây là báo cáo của tôi về hai chiếc máy bay Trung Quốc. Nó đã hết hạn sử dụng. Tôi đã báo cáo cho Trung đoàn biết. Còn đây là lần báo cáo thứ hai, tôi đã cảnh báo nếu Hải quân Mỹ vào đánh cháy, tôi không chịu trách nhiệm - Trần Minh bĩnh tĩnh trình bày, dường như anh hiểu thủ trưởng của mình nóng nảy, cũng chỉ vì xót của, liền một lúc mất hai chiếc máy bay của đơn vị.

        Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên nghe anh nói thế mới chịu quay lại, lúc này khuôn mặt ông không còn căng thẳng, khó chịu như lúc đầu nữa, ông dịu giọng:

        - Thôi được rồi. Cảm ơn cậu, uống nước đi...

        Sau lần ấy, Trung đoàn phó Nguyễn Văn Bảy, đồng thời là Đại biểu Quốc hội, đã phải ngậm ngùi chấp nhận bị cấp trên kỷ luật cảnh cáo.

*

        Sáng kiến của Trần Minh đã thu hút sự quan tâm của tất cả các đơn vị Thợ máy trong Quân chủng, các đơn vị đó đã nhiều lần đến học tập kinh nghiệm người anh cả của Tiểu đoàn Thợ máy thuộc Đoàn Không quân Yên Thế.

        Mỗi một trận đánh của phi công đều có hình ảnh của các thợ máy, các anh cùng chia sẻ vui mừng khi chiến thắng và đau xót mỗi khi ta bị tổn thất...

        Đoàn Không quân Yên Thế được phong đơn vị Anh hùng về thành tích xây dựng huấn luyện và chiến đấu đều có công của Tiểu đoàn Thợ máy. Điều này càng khiến cho tình cảm giữa thợ máy và phi công khăng khít hơn, và đó là lý do tại sao tôi luôn ấn tượng về một Trần Minh — “Người anh cả” của Tiểu đoàn Thợ máy đến như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2019, 07:08:24 pm »

       
VINH DỰ ĐƯỢC GẶP BÁC HỒ

        Sau một loạt trận đánh đầy ấn tượng của những cánh én bạc Đoàn Không quân Yên Thế. Hè năm 1967, Bộ Tư Lệnh Phòng không - Không quân quyết định dành cho các phi công chiến đấu một vinh dự đặc biệt: được gặp Bác Hồ!

        Chúng tôi hầu hết là cánh lính trẻ độ tuổi từ 22 - 28 tuy một số đã có gia đình, nhưng vẫn còn “ngờ nghệch” lắm, được gặp Bác mà chúng tôi như những đưa trẻ háo hức suốt từ lúc nhận được thông báo. Riêng tôi, sự kiện này chưa bao giờ tôi dám mơ tới một lần, thế mà bây giờ là sự thật, thật quá sức tưởng tượng, vui không tả xiết.

        Ngày 21 tháng 6 năm 1967, Đại biểu phi công đánh giỏi đội bay của chúng tôi được hướng dẫn vào Phủ Chủ tịch. Bước vào hội trường chúng tôi đã thấy các đồng chí Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Phùng Thế Tài, cùng các phi công thuộc Đoàn Không quân B71 ai vào vị trí của người đó.

        Chúng tôi không ai bảo ai, cố gắng hết sức không gây tiếng ồn và lần lượt ngồi vào hàng ghế. Cho dù tôi rất muốn len lên trước để chiếm được vị trí có thế nhìn Bác gần hơn cũng không được, vì chúng nó (anh em phi công) toàn những đứa to con còn tôi thì còm nhom, đành phải chịu khó ngồi ở hàng sau cùng.

         Đúng 8 giờ kém 15 phút, mọi người đang hồi hộp hướng về phía phòng của Bác thì đồng chí Vũ Kỳ - Bí thư riêng của Bác ra thông báo:

        - Các đồng chí chờ Bác một chút, Bác hẹn năm phút nữa Bác sẽ ra.

        Thông báo của đồng chí Vũ Kỳ càng làm chúng tôi thêm hồi hộp, năm phút lúc này sao mà dài thế không biết? Chốc chốc tôi lại liếc nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường, đếm từng bước chiếc kim phút nhích từng bước một.

        Đúng lúc chiếc kim phút chí vào số 12, cửa phòng Bác mở ra, một ông già râu tóc bạc phơ nhanh nhẹn bước ra. Bác đi rất nhanh, hướng về chúng tôi. Mọi người ai cũng thốt lên: Bác, Bác Hồ!

        Tư lệnh Phùng Thê Tài đợi cho phút giây xúc động ban đầu qua đi mới đứng lên thưa:

        - Báo cáo Bác...

        Nhưng chưa nói được gì, Bác đã giơ tay ngăn lại, nói:

        - Chú Tài! Chú là chỉ huy quân sự mà tác phong báo cáo lãnh tụ của chú chẳng quân sự tí nào. Báo cáo Lãnh tụ chú phải làm thế này này - Nói rồi Bác làm luôn động tác hai tay để thẳng chỉ quần, chân đi nghiêm theo nghi thức duyệt binh.

        Tư lệnh nghe Bác Hồ “chỉnh”, cứ ngây người ra như cây gỗ, còn chúng tôi thì nín thở lo, đoán chắc thế nào Tư lệnh cũng bị Bác phê bình. Nhưng không, Bác đi được vài bước rồi dừng lại, quay lại cười với chúng tôi (một nụ cười thật hiền mà tôi còn nhớ mãi):

        - Bác đùa cho vui thế thôi, chứ hôm nay gặp các chú phi công cứ coi Bác như người trong gia đình nhé!

        Thật chẳng có gì vui hơn thế, chúng tôi như được giải tỏa, bao nhiêu căng thẳng, hồi hộp biến đi đâu hết sạch, ùa cả lên vây quanh Bác.

        - Thưa Bác, Bác có khỏe không ạ?

        - Khỏe, Bác khỏe và vui lắm vì được tin các chú đánh rất giỏi. Các chú phải đánh giỏi và xuất hiện nhiều người như chú Cổc (là Nguyễn Văn Cốc khi ấy đã bắn rơi 6 chiếc máy bay, sau này là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) hơn nữa, để nhanh chóng giải phóng miền Nam, Bác sẽ vui hơn nữa.

        Bác Hồ cười và giơ tay ra hiệu:

        - Tất cả các chú ngồi xuống đây đê chụp ảnh chung với Bác.

        Chụp ảnh xong, chúng tôi ngồi vào ghế. Thấy tôi ngồi hàng cuối cùng, Bác chỉ tay về phía tôi và hỏi:

        - Chú kia tên gì?

        - Dạ thưa Bác, cháu là Lưu Huy Chao.

        - Thê chú đã bắn rơi được mấy chiếc rồi?

        - Thưa Bác... cháu mới bắn rơi được bốn chiếc thôi ạ - Tôi sung sướng mà sao chân tay bỗng dưng run lập cập.

        - Giỏi lắm, chú giỏi lắm, nhưng sao chú gầy quá vậy?

        - Dạ, cháu chẳng dám giấu Bác, cháu vừa mới ốm dậy, thời gian vừa qua xuất kích nhiều quá, nên hơi mệt mỏi ạ - Tôi nói vậy và có cảm giác mặt tôi đó bừng.

        - Bác ơi, tại anh Chao đánh nhiều trận quá nên mới gầy thế đấy ạ! - Đồng đội tôi trêu đùa.

        Bác Hồ nhìn tôi cười:

        - Không được, chú phải cố gắng ăn nhiều vào, để lấy sức mà bắn chúng nó chứ!

        - Thưa bác, cháu sẽ cố gắng ạ! - Tôi bỗng cảm thấy ngượng nghịu, chân tay thừa thãi thế nào ấy.

        - Nào, các chú lại đây, Bác chia kẹo nào. Các chú chỉ được chia bánh kẹo thôi nhé, còn nước... để lại cho Bác.

        Bác Hồ nói với chúng tôi như vậy. Lúc mới nghe xong, chúng tôi chẳng hiểu gì, mãi một lúc sau mới ồ lên cười vui vẻ vì câu nói đùa của Bác là có ngụ ý cả. Bánh kẹo thì có thế chia, nhưng đất nước thì Bác chẳng muôn chia...

        Thật đúng như là mơ, tôi chẳng bao giờ dám nghĩ có ngày được gặp Bác Hồ trong khung cảnh thế này. Chúng tôi ăn kẹo, cười đùa bên Bác, gần như chẳng biết thời gian là gì nữa. Người hướng dẫn vào thưa Bác:

        - Mời Bác và các chú phi công vào phòng xem phim ạ.

        Lần này thì tôi phải cố gần Bác mới được, vượt qua các phi công Huyền, Lộc... tôi nhanh nhẹn len chân đến chỗ Bác, chỉ đợi Bác đứng lên là tôi bám lấy vạt áo đằng sau của Bác mà giữ chặt không rời phút nào. Bác đi tới đâu là tôi theo tới đó, chẳng thèm để ý xem các đồng đội của tôi có nhìn thấy tôi như thế hay không.

        Màn hình bắt đầu chiếu phim về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Nếu ở hoàn cảnh khác, chắc chắn là tôi sẽ dán mắt vào màn hình và không bỏ qua một đoạn phim nào, nhưng vì tôi đang được ở cạnh Bác, điều đó quan trọng lắm, vinh dự lắm nên tôi chỉ cố lo giữ chỗ. Còn Bác thỉnh thoảng rờ tay xuống túi áo, hình như tìm thuốc lá thì phải, và mỗi lần như vậy Bác lại đưa tay ra đằng sau nắm lấy tay tôi.

        Bác Hồ ơi! Hình ảnh của Người, hơi ấm bàn tay Người sẽ không bao giờ con có thế quên được. Vị Cha già dân tộc mà hiền từ, mắt sáng như sao...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2019, 08:41:19 pm »


BÁC SĨ ƠI! NHỚ VỢ QUÁ RỒI

        Đã 6 giờ chiều.

        Điện thoại từ sân bay báo thông báo lệnh của chỉ huy: Hãy cố chờ đến 6 giờ 30 phút sẽ có xe ra đón phi công và bác sĩ về.

        - Không cần xe đón đâu, đê nghị cho phép chúng tôi đi bộ về? - Cả kíp trực cùng nói vọng vào điện thoại.

        - Đồng ý. Cho phép đi bộ - Đầu dây đáp lại.

        Thế là kíp trực được dịp thử đôi chân. Tất cả chạy từ sân bay Kép ngang qua Quốc lộ số 1, vượt mấy thửa ruộng bậc thang đến bản Rộng, rồi men theo đường mòn giữa đồi sim 2 ki-lô-mét thì về tới nhà.

        Bác sĩ Lê Như Bổng đang nghĩ vơ vẩn, thả hồn cùng cây có thì đằng sau có tiếng chân chạy thình thịch, chưa kịp ngoái đầu lại thì có bàn tay bíu vào vai:

        - Bác sĩ ơi, nhớ vợ quá trời!

        Thì ra là Đe. Bổng cười:

        - Ờ, thế ra từ hôm cưới tới giờ mày chưa gặp lại vợ lần nào nhỉ?

        Bổng đang ngẩn người ra nghĩ kế thì Mẫn lại thêm:

        - Bác sĩ cho nó đi Viện Quân y 108 khám bệnh đi, nó đang “bệnh” đấy.

        - Đau bụng khan hả - Bổng nháy mắt ám hiệu cho Đe và Mẫn - Chỉ đau bụng khan thôi, chứ bị ỉa chảy thì anh em ngoài sân bay đã biết hết cả, chẳng cần phải cậu báo cáo tôi đã thay ca trực ngay.

*

        Đe và Tâm cưới nhau đã ba tháng mà chưa gặp lại nhau lần nào mặc dù chỉ cách xa nhau có gần trăm ki-lô-mét. Kể cũng tội, chắc là Đe nhớ vợ lắm rồi.

        Còn nhớ ngày đám cưới Đe, Tâm cũng đúng là ngày đám cưới của ba cặp vợ chồng là tôi với Thêu và cả đám của Triệu Bội Ngọc...

        Trung đoàn Hậu cần cho mượn một phòng khám bệnh của bệnh xá nhà mới lợp lá cọ xong, nền nhà còn ướt với vách bằng liếp đan. Giữa nhà có cái bàn bằng tre, bốn chân chôn xuống đất, mượn một số ghế gấp để xung quanh. Đầu bàn phía tường treo cò đó sao vàng và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới ảnh là khẩu hiệu: “Hồ Chủ Tịch muôn năm". Bên trái lá cờ là dòng chữ: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Bên phải là dòng chữ: “Chúc mừng hạnh phúc Đe - Tâm, Chao - Thêu, Ngọc - Huê..." Bàn được phủ một tấm vải trắng mượn của Quân y, có đặt một lọ hoa rừng, mà lọ cắm hoa là lọ đựng thuốc miệng rộng. Tất cả những thứ đó đều tự tay các phi công chuẩn bị cho những cặp tân hôn.

        Người tích cực nhất có lẽ là Võ Văn Mẫn, vì Mẫn và Đe là cặp bài trùng bay giỏi có tiếng ở nước ngoài, là cặp tiền đạo ăn ý lúc đá bóng và cùng là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học tại Hải Phòng. Ngoài ra còn có Tân, Hoàng, Bảy, Triêm, Síu, Lộc, Trung, Hôn, Mai và Bác sĩ Quân y Lê Như Bổng nữa. Còn tôi và Đe phải trực chiến, đến sát giờ mới về, may mà còn kịp dự lễ kết hôn của chính mình và làm cho các cô dâu được một bữa chờ mỏi mắt.

        Theo Ban Tổ chức hôn lễ thì phải làm đám cưới sớm khoảng 6 giờ chiều, để đề phòng máy bay Mỹ lẻn vào ban đêm “cắn trộm”. Có mời Thủ trưởng đơn vị và cả đại diện Chính quyền địa phương chứng nhận làm giấy đăng ký kết hôn.

        Đồng chí Trưởng Trạm Y tế chuẩn bị cho một cái đèn măng-sông có quây xung quanh lại chỉ để hở một lỗ bằng lòng bằng tay. Ngay bên cạnh là một cái thùng tôn, lúc nào báo động chỉ cần chụp thùng tôn lên là kín mít luôn, không hở tí ánh sáng nào.

        Bác sĩ Bổng trêu chúng tôi:

        - Đám cưới của các cậu quả là rất độc đáo, có một không hai: Phù dâu không có, nhưng phù rể thì rất nhiều; không đủ đại diện nhà trai và đại diện nhà gái; cũng không có dàn nhạc, không có tiệc tùng ca hát. Hì hì. Hay thật, hay thật!

        Khoảng hơn 6 giờ tối. Ngoài kia, đồi núi đã giăng sương tím. Các cô dâu, người thì mặc áo bà ba sẫm màu, người thì mặc màu trắng. Riêng các chú rể thì vẫn mặc đồ bộ đội như anh lính bình thường ngồi cạnh nhau giữa dãy bàn.

        Trước mặt các cô dâu chú rê là một đĩa bánh qui tròn, mấy cái kẹo thời bao cấp được bọc bằng loại giấy rẻ tiền, một bao thuốc lá Tam Đảo bao bạc.

        Sau khi giới thiệu lần lượt các Sĩ quan chỉ huy Trung đoàn có mặt dự đám cưới, Ban tố chức tuyên bố hôn lễ chính thức bắt đầu.

        Vị cán bộ đại diện chính quyền địa phương đứng lên công nhận từ nay cô dâu chú rể chính thức là vợ chồng.

        Trong khi các chú rể đứng lên cảm ơn Ban Tổ chức hôn lễ thì các nàng dâu không giấu nổi bẽn lẽn chỉ e thẹn cười.

        Bỗng có tiếng hét to: Hôn nhau đi! Hôn nhau đi! Làm cho cả hôn phòng cười rộ lên, vỗ tay rào rào cổ vũ.

        Thế rồi hôn lễ kết thúc. Các chú rể đưa cô dâu về phòng cưới ở chiêu đãi sở. Tại đó, đơn vị đã chuẩn bị phòng cưới ở dãy nhà cấp bốn đã dọn dẹp lại khá sạch sẽ. Giường cưới là hai tấm phản cá nhân ghép lại, trên trải chiếu hoa cùng vói đôi gối cưới, còn trên tường cũng chẳng có tranh ảnh nào. Khác hẳn với đám cưới bên Trung Quốc mà tất cả phi công ta học bên đó đã biết và được chứng kiến. Phải nói các cô dâu thật “dũng cảm” mới dám làm đám cưới với các Phi công thời chiến như thế này.

        Còn nhớ, làm đám cưới xong cũng như Đe và Ngọc, tôi được đơn vị ưu tiên cho nghỉ hẳn... hai ngày. Đó là thời gian chúng tôi được phép hưởng “trăng mật” sau ngày cưới, như lớp trẻ bây giờ vẫn gọi.

        Sau hai ngày “trăng mật”, chúng tôi còn được nghỉ thêm một ngày một đêm trọn vẹn đúng theo qui định của quân y. Có nghĩa là hoàn toàn nghỉ ngơi, kể cả việc “yêu vợ” cũng phải “nghỉ” luôn. Vì kỉ luật trong không quân là thế, ngày nghỉ trọn vẹn là ngày để hồi phục sức khỏe cho phi công.

        Trong ngày nghỉ trọn vẹn ấy tôi vẫn được phép cùng ăn với vợ mới cưới. Nhưng ăn xong chỉ cố nói với nhau những lời yêu thương, mà hai ngày trước chẳng kịp nói hết rồi ai phải về phòng người đó.

        Tôi đưa vợ mình về phòng và chờ đến lúc không có ai để ý hôn trộm lên má em một cái. Chúng tôi cứ nắm chặt tay nhau mãi không muốn rời. Tôi không cả dám nhìn thẳng vào mắt vợ, vì sợ rằng sẽ nhìn thấy đôi mắt ấy ngân ngấn nước...

        Tôi biết từ lúc này chúng tôi sẽ rất khó có cơ hội được gần gũi nhau thêm một lần nữa, bởi Bác sĩ Quân y luôn kèm riết, chỉ cần chúng tôi kéo nhau về phòng, là bác sĩ sẽ xuất hiện ngay nhắc khéo ngay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2019, 08:41:44 pm »


*

        Vừa xuất hiện ở Ban tham mưu, Đinh Khắc - Trợ lý Tham mưu đang lập kế hoạch, nhìn Bổng như đọc được ý nghĩ. Có lẽ vì lúc Đe, Mẫn, Bổng cùng về làng Đinh Khắc có nhìn thấy. Mặt cậu ta lạnh tanh:

        - Anh định xin xóa bay cho Đe chứ gì? Kế hoạch bay đã lập rồi, không thay đổi được đâu. Bây giờ mà xóa bay cho Đe thì ảnh hưởng đến Mẫn, Bảy và Huyền.

        Bổng đành lặng thinh đi về. Anh thừa biết tính Bộ hài hước nên chẳng lo lắng gì. Đã thế, Khắc lại còn đi xuống bảo với Đe:

        - Mai thứ Bảy, cậu vẫn phải tiếp tục bay để đảm bảo kế hoạch tuần này đấy.

        Nhìn mặt Đe buồn thiu khi nghe Khắc nói, Bổng không đừng được:

        - Ông Khắc này! Cậu Đe từ trước tối giờ vốn là người nghiêm túc, chưa bỏ kế hoạch bay bao giờ. Mấy hôm nay cậu ấy bị bệnh. Theo tôi, có lẽ ta nên để Đe đi xuống 108 khám.

        - Ô, hóa ra cậu Đe bị ốm à? - Khắc tỏ vẻ ngạc nhiên - Thôi thế thì mai anh đưa Đe đi khám luôn đi. Để tôi làm lại kế hoạch bay vậy.

        Khắc nháy mắt tinh quái, ghé vào tai Bổng:

        - Tôi đi guốc vào trong bụng các ông rồi!

        Để tránh máy bay Mỹ đánh phá cầu Bắc Giang, Thị Cầu, chiếc xe com-măng-ca đít vuông chở bệnh nhân Đe phải xuất phát từ lúc tờ mờ sáng, ưu tiên cho Đe ngồi cạnh lái xe, Bổng ngồi ghế sau, chuyện râm ran.

        Bổng kể cho Đe nghe chuyện Bổng cưới vợ năm 1951, được về phép đúng một tuần, cưới xong phải cuốc bộ từ Cao Bằng đến Sầm Nưa (Lào) đúng một tháng mới kịp đuổi theo đơn vị. Sáu năm sau, ngày giải phóng Thủ đô mới được nghỉ phép 21 ngày, rồi 12 năm sau ngày cưới mới được đoàn tụ và có đứa con trai đầu lòng.

        - Hy vọng vợ chồng cậu không làm ông Ngâu, bà Ngâu như tớ vì chúng tớ cưới nhau đúng Rằm tháng bảy - Bổng vỗ vai Đe nói.

        Đe thán phục:

        - Các bác ngày xưa mẫu mực thật đấy!

        Chẳng mấy chốc xe đã đến cầu phao Thị cầu do bộ đội Trung Quốc làm. Thế rồi cũng đến được nơi bệnh viện 108 an toàn.

        Bổng nhanh chóng làm thủ tục khám bệnh cho Đe để cậu này còn nhanh về nhà với vợ, có lẽ để cho Đe ở nhà tới chủ nhật rồi tự đi tầu hỏa về đơn vị.

        Xong xuôi, Bổng cùng lái xe đi tìm chỗ ăn, tìm khắp mà chẳng có quán nào khả dĩ ăn được. Cuối cùng mỗi người làm một bát phở ‘không người lái” (không có thịt) ở ga Hàng Cỏ, rồi quay lại cổng Bệnh viện Quân y 108 đón mấy người lính hậu cần đi nhờ xe đang đợi ở đó. Nhìn đồng hồ đúng 2 giờ.

        Bổng vô cùng ngạc nhiên vì thấy Đe vẫn đang ở đó, Bổng hốt hoảng:

        - Sự cố hả?

        - Chán quá bác sĩ ơi! - Đồng Văn Đe lắc đầu, chép miệng vẻ buồn bã - Vợ em đi thực tế lấy số’ liệu làm luận văn ra trường rồi.

        - Thế thì gọi điện về, cứ ở lại ngày mai - Bổng nhìn Đe thương hại.

        - Thôi bác sĩ ạ. Anh đã ăn gì chưa?

        - Rồi, thế các cụ đâu? - Bổng hỏi dồn.

        - Ôi, đi vắng hết cả. Có mỗi cô bé ở nhà, có nồi cơm nguội với vò dưa chua, em xơi tất tần tật cả rồi.

        - Cái cậu này, cứ thật thà như cơm nguội vậy.

        Bổng phì cười. Mà đúng, tính cách Đồng Văn Đe là thế, thật thà chất phác đúng kiểu Nam Bộ, không khách sáo, không kiểu cách. Là con trai mà nước da Đe rất trắng, đôi má luôn ửng hồng như con gái, dáng người cao cao với mái tóc bồng bềnh lượn sóng. Nhìn Đe chẳng khác gì thư sinh, chứ không ai bảo phi công cả. “Cô Tâm đúng là khéo chọn”.

        Bổng bứt ra khỏi dòng suy nghĩ:

        - Thế bây giờ tính sao đây hả Đe?

        - Còn tính sao nữa anh, về đơn vị thôi. - Đe nói đầy tiếc nuối - Chả biết đến bao giờ mới được gặp vợ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2019, 08:42:16 pm »


KHÔNG CHIẾN KIỂU...DU KÍCH VIỆT NAM

        Một trận không chiến có thời gian dài và gay go ác liệt mà nhắc đến trận ấy ai cũng phải xôn xao. Đó là trận Nguyễn Khắc Lộc cùng với Biên đội của mình gồm: Võ Văn Mẫn số Hai, Lộc số Ba và Đỗ Huy Hoàng số Bốn, do Mai Đức Toại làm Biên đội trưởng quần nhau với địch trên không hơn mười phút đồng hồ ở độ cao 2.000 mét, quyết tâm chiến đấu đến giọt dầu cuối cùng.

        Trước đó Nguyễn Khắc Lộc đã tránh được bốn quả tên lửa và bây giờ thì một mình chọi với 4 chiếc F-4 của Mỹ. cả hai bên đã vờn nhau một khoảng thời gian khá lâu, có lẽ địch cũng cạn dầu nên đã bỏ chạy và máy bay của Nguyễn Khắc Lộc đèn báo dầu cũng đã nhấp nháy sáng.

        Theo dẫn đường của ra-đa mặt đất thông báo chỉ còn cách sân bay 100 ki-lô-mét. Đưa được máy bay về trạng thái bình thường cũng là lúc Lộc vô cùng bối rối vì không xác định được sân bay đang ở hướng nào (vì lúc kéo máy bay quá tải, đồng hồ định hướng không ổn định). Chỉ Huy sở Bộ Tư lệnh Không quân đã rất sốt ruột ra lệnh:

        - 09 nhảy dù! 09 nhảy dù!

        Đồng thời, Lộc nghe tiếng Biên đội trưởng Mai Đức Toại lúc ấy đang vào hạ cánh hô:

        - 09 không được nhảy dù! Vì địa hình rừng núi quá nguy hiểm!

        Trong đầu Lộc có một thoáng phân vân: “có thể dùng tốc độ thừa lên độ cao 4.500 mét, lấy lại đồng hồ định hướng, biết đâu sẽ biết được hướng sân bay?”

        Nghĩ là làm, Lộc kéo lên cao ngay. Đúng như dự đoán, ở độ cao 4.000 mét, Lộc đã nhìn thấy sân bay, anh dùng tốc độ thừa 600 ki-lô-mét/ giờ, hướng về sân bay và từ từ xuống 15 mét/ giây. Khi máy bay đã đôi đài xa cách đường băng 4.000 mét thì anh làm động tác thả càng cánh tà, để hạ cánh.

        Máy bay của Lộc tiếp đất an toàn cũng là lúc động cơ tắt máy vì hết dầu. Anh dùng tốc độ quán tính cho máy bay lăn vào nơi các đồng chí thợ máy đang đứng chống thang chờ đợi.

        Khi biết mình đã thoát khỏi nguy hiểm, Lộc đờ người ra ngồi ngây như tượng gỗ. Quần áo Lộc ướt sũng còn mồ hôi thì vã ra vì quá căng thẳng. Phải đợi các thợ máy lên tận nơi hỗ trợ, thì Lộc mới ra được khỏi buồng lái, trong tiếng reo hò hân hoan mừng anh đã bảo vệ được máy bay, một tài sản quí giá của nhân dân và bảo toàn tính mạng của chính mình, vì phi công cũng là một tài sản vô cùng quí giá của quốc gia.

        Sau lần ấy, Lộc đã nhận được điện biểu dương của Bộ Tổng tham mưu và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không -  Không quân, điều đó thật là xứng đáng cho sự quả cảm và quyết đoán của anh.

        Cái tin phi công Lưu Huy Chao vừa bắn rơi F-105, loại máy bay được mệnh danh là “Thần Sấm” của Mỹ không làm ai trong Trung đoàn ngạc nhiên. Bởi theo như bác sĩ Bổng và những anh em phi công nói lại: “Thành tích này chỉ là sớm hay muộn sẽ xảy đối với Chao mà thôi”.

        Tôi thì không nhớ gì nhiều, nhưng sau này Bác sĩ Lê Như Bổng đã giúp tôi nhớ lại, trong cuộc họp mặt của Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng với các phi công MiG-17 bàn về cách đánh máy bay Mỹ hồi đó, tôi đã phát biểu thế này:

        - Ta phải áp dụng chiến thuật đánh “du kích trên không”. Tức là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh. Giặc Mỹ cậy lắm máy bay ra vào bầu trời của ta 4 chiếc, 8 chiếc, 12 chiếc rồi 16 chiếc, bốn phương, tám hướng chỗ nào cũng có địch. Với những nước giàu có, họ có tiềm lực có thể tung lên trời gấp hai, gấp ba số đó để đánh địch ở các tầm thấp trung cao theo lý thuyết mà ta đã học ở nước ngoài. Nhưng chúng ta không thể áp dụng cách đó được, mà chỉ có thể rút kinh nghiệm từ cách đánh du kích từ ngày chống Pháp để đấu chọi với chúng.

        Tôi xin cống hiến một chiến thuật như sau: “Dùng một MiG-17 xuất kích và chỉ huy mặt đất sẽ bí mật dẫn dắt anh em phi công đến nơi gần địch nhưng ở độ cao cao hơn địch. Khi phi công ta phát hiện trông thấy địch rồi thì lấp tức tăng tốc lao thẳng vào đội hình của địch mà bắn, xong sẽ thoát ra ngoài bằng cách ngoặt phải, ngoặt trái hay bổ nhào. Với tốc độ lớn và ở trên cao như vậy, địch sẽ bị bất ngờ hoang mang tan rã đội hình, mà vội vã trút bom chạy thoát thân ra biển. Nếu được trên cho phép, tôi xin được xuất kích thử nghiệm trước tiên!

        Nghe tôi trình bày xong, Thượng tướng Văn Tiến Dũng gật đầu mỉm cười. Nhưng không phải ai cũng đồng tình với cách đánh này của tôi, vì cho rằng quá mạo hiểm, đòi hỏi phi công phải rất can đảm.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM