Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:09:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi và MiG-17  (Đọc 14753 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:01:11 am »


NGƯỜI “TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ”

        Đầu tháng 6 năm 2009, cựu Phi công Nguyễn Khắc Lộc cùng gia đình được đồng đội cũ và một vài phóng viên báo chí động viên, ông quyết định trở lại thăm “chiến trường xưa” nơi mà 43 năm về trước ông đã bị Không quân Mỹ bắn bị thương máy bay, bắt buộc phải nhảy dù xuống địa phận xã Nghinh Tường huyện Võ Nhãi tỉnh Bắc Thái (nay gọi là tỉnh Thái Nguyên).

        Trở về nơi đã sinh ra mình lần thứ hai, cựu Phi công Nguyễn Khắc Lộc xúc động vô cùng. Ông hồi hộp mong được gặp lại những người đã khiêng ông vượt qua bao nhiêu ngọn núi cao, vượt qua bao cái dốc đứng để ông có cơ hội còn sống tới tận ngày hôm nay được bạn bè, người thân đặt cho cái tên trìu mến Lộc “đầu mê ca”.

        Dọc đường đi vào xã Nghinh Tường - cái xã gần như heo hút nhất huyện Võ Nhãi, dù đã phải dùng xe U-oát của Huyện đội thì cả đoàn cũng vẫn phải kêu trời vì phải leo dốc đá nhọn như chông, không cẩn thận bị va đầu vào thành xe như chơi.

        Cô phóng viên trẻ đưa tay rờ lên đầu bác Lộc nói đùa: “Đường ơi, đừng xóc nữa kẻo miếng sọ mê ca trên đầu của bác tôi bung ra mất”.

        Câu nói đùa của cô khiến cho cả đoàn đi cười rộ lên, quên đi nỗi vất vả của chuyến đi. Thế là câu chuyện của 43 năm về trước như những thước phim quay ngược thời gian được bắt đầu kể lại...

        Ra đi là chiến thắng

        Khoảng 15 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1966, Biên đội của chúng tôi gồm Nguyễn Khắc Lộc, Lưu Huy Chao, Nguyễn Văn Bẩy và Trần Triêm đang làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu tại căn cứ sân bay Kép - Hà Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Giang) thì nhận được tin thông báo từ sở Chỉ huy: Địch đã xuất hiện cả hai hướng, một tốp xuất phát từ các căn cứ săn bay Thái Lan, một tốp cất cánh từ Hạm đội Bảy ngoài biển đi vào Sơn Động - Lục Ngạn. Rất nhiều khả năng chúng sẽ đánh vào Khu công nghiệp Thái Nguyên và cầu Gia Bảy. Mũi từ biển vào có thể sẽ khống chế sân bay Kép và đánh phá Hải Dương, Phả Lại, Phú Lương...

        Đúng 15 giờ 10 phút, toàn Biên đội được lệnh vào cấp I (báo động cấp I - tư thế chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu) và cất cánh lúc 15 giờ 15 phút. Chúng tôi lần lượt rời khỏi sân bay, bay theo hướng 20 độ theo đội hình chiến đấu ở độ cao 2.000 mét với tốc độ 700 ki-lô-mét/ giờ.

        Biên đội được thông báo: Địch ở bên phải 10 độ, địch ở bên trái cách 20 ki-lô-mét, độ cao 3500 mét.

        Chúng tôi chỉ kịp báo “nghe rõ” thì đã được lệnh “Lên độ cao 4.000 mét”.

        Ngay lập tức Nguyễn Khắc Lộc, số một và cũng là Biên đội trưởng ra lệnh cho toàn Biên đội vọt lên cao 4.000 mét. Biên đội chúng tôi phải xuyên qua lớp mây mù dày đặc (mù bình lưu) mãi cho đến độ cao 3.800 mét mới ra khỏi mù được, sở Chỉ huy lại thông báo “Chú ý, bên trái 10 độ cách 20 ki-lô-mét, bên phải 30 độ cách 15 ki-lô-mét. Đến chừng 10 độ cách 15 ki-lô- mét thì Biên đội chúng tôi phát hiện ra địch, cả Biên đội quần nhau với địch phải đến một phút thì máy bay của Nguyễn Khắc Lộc bị tên lửa tia hồng ngoại của địch bắn lén ở phía sau trong lúc Lộc đang ép độ nghiêng, cảnh giới cho số hai là Lưu Huy Chao.

        Và sẽ có lúc phải hi sinh

        Nguyễn Khắc Lộc chỉ kịp cảm thấy máy bay rùng một cái rất mạnh, rồi nhận ra từ trên đầu mình, máu chảy xối ra ướt hết cả áo và Lộc ngất đi trong giây lát. Máy bay cứ để trong trạng thái không điều khiển rơi xuống độ cao 1.000 mét thì Lộc mới tỉnh lại. Vừa mở được mắt ra, Lộc đã thấy máy bay của mình đang bay nghiêng, đầu chúc xuống đất, tốc độ tăng nhanh đến phát hoảng.

        Chỉ trong tích tắc, Nguyễn Khắc Lộc nhận ra tình thê vô cùng nguy hiểm, anh dồn hết sức lực còn lại cố gắng điều khiển máy bay, thu hết cửa dầu, giảm tốc độ và làm động tác nhảy dù: thu chân, ấn nút...

        (Do thiết kế của buồng lái MiG-17, các phi công trước khi ấn nút nhảy dù, đều phải thu chân, gập gối lại, nếu không, khi ghế bay nổ bật tung lên cao hàng trăm mét, hai chân họ sẽ bị tiện đứt trong tích tắc và kẹt ở lại buồng lái; chỉ có thân người và từ đầu gối trở lên bay ra ngoài. Vì bị trọng thương cụt cả hai chăn, nên nhiều phi công dù đã thoát được ra bên ngoài, nhưng vẫn bị chết vì mất máu).

        Chiếc dù đã mở ra một lúc lâu Nguyễn Khắc Lộc mới tỉnh lại. Anh biết mình bị thương ở đầu do một mảnh vỡ của nắp buồng lái xuyên lên và vẹt qua thái dương nên mắt trái cũng bị sưng húp. Đang ở trên cao, gặp phải gió đông thổi mạnh nên dù của Lộc cứ thế bị đưa sâu vào trong rừng.

        Lộc có cố gắng mấy cũng không tài nào điều khiển được. Cho tới khi chuẩn bị tiếp đất thì dù của Lộc lại bị vướng vào cành cây. Anh cố gom hết sức đế mở mắt ra nhìn và thấy mình đang bị treo lơ lửng trên độ cao 15-20 mét. Phía trước mặt là vực sâu thăm thẳm, những vỉa đá nhọn như lưỡi gươm thẳng đứng chọc lên trời. Một ý nghĩ lướt qua rất nhanh trong đầu Lộc: May mà dù vướng vào cành cây, chứ nếu rơi xuống mấy vỉa đá nhọn kia thì... !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 08:01:32 am »


        Lộc không dám nghĩ thêm nữa. Máu trên đầu vẫn chảy xuống ròng ròng. Phải mất mấy phút loay hoay tìm cách xuống mà không được. “Chả lẽ cứ chịu lơ lửng trên cây thế này sao?”. Lộc đưa mắt nhìn xung quanh xem có gì có thể dùng làm thang tụt xuống đất được không. Kia rồi! Ở gốc cây cách cái cây mà dù của Lộc mắc phải khoảng chừng 3-4 mét có một cái rễ cây to bằng cổ tay thõng xuống. “Cái rễ này sẽ cứu mạng ta” - Lộc bèn nghĩ ngay ra một kế. ở dưới đít dù có một cái thuyền cao su (thuyền cứu sinh trang bị theo dù), Lộc rút thuyền ra và dùng sức nặng của bình khí thuyền văng ra. Thật là may, thuyền quấn ngay vào rễ cây. Lộc cứ thê lần bám vào rễ cây mà tụt xuống đất.

        Vậy là Lộc đã có thể hi vọng. Nhưng xem lại bộ dạng của Lộc bây giờ thật là tệ quá. Cái áo bay ướt đẫm máu, mùi tanh tanh. Hai tay của Lộc sưng đẫn lên vì điều khiển dù trở nên chậm chạp đến thế, rất khó cử động. Lộc vứt chiếc mũ bay và ngồi phịch xuống đất. Lộc nghĩ: “trong lúc mình còn tỉnh táo, phải cố làm cái gì đó để thoát khỏi nơi này”. Lộc tìm cái la bàn và tấm bản đồ ra xác định phương hướng. Loay hoay mãi mà không làm gì được, ở trong rừng, bóng tối ập xuống rất nhanh, rừng âm u tối sầm lại, chim thú trong rừng kêu, hót giá như bình thường có lẽ Lộc sẽ thấy vui vì những âm thanh ấy, nhưng trong hoàn cảnh này Lộc cảm thấy sợ quá. “Đi để tìm lối ra hay ngồi đây chờ đợi người tới cứu bây giờ”?

        Trời càng tôi sẫm, Lộc càng hoang mang, hoang mang cực độ. Cho đến lúc này, vẫn chưa có tín hiệu hi vọng có người tới cứu. “Không thể chết trong rừng già thế này được. Phải đi thôi.” - Lộc lẩm nhẩm. Lộc quyết định đi, Lộc đi được vài chục mét rỗi nghĩ sao lại quay lại gốc cây mắc dù khi nãy nhưng không thể nào tìm ra cái cây ấy, vì trời quá tối. Không thể làm gì được nữa rồi, hơn nữa Lộc cảm thấy cơ thể rã rới chỉ muốn nằm nghỉ một lát. Giữa rừng thế này, không biết có chỗ nào cho mình không đây? Quanh quẩn mãi, Lộc cũng tìm được một hốc đá, lần đầu tiên trong đời phải ngủ trong hốc đá Lộc chẳng kịp nghĩ gì thêm và thiếp đi. Thế là ngày và đêm thứ nhất đã trôi qua như thế...

        Sáng ngày hôm sau (27 tháng 6 năm 1966). Lộc choàng tỉnh bởi tiếng chim chích chòe hót lảnh lót như đồng hồ báo thức. Thì ra đã rạng sáng rồi. Thực ra cả đêm hôm qua, Lộc có ngủ được đâu, cứ nằm nghĩ miên man làm cách nào để thoát ra khỏi rừng? vả lại, ngủ trong hốc đá, muỗi rừng nhiều tối mức giơ tay ra có thể vơ được cả đống. Muỗi đốt nhiều quá, không chịu nổi Lộc đã phải ngồi dậy, lấy con dao (phi công thường được trang bị dao, bật lửa, lương khô khi nhảy dù) cắt một ông quần rồi đốt lên hun muỗi.

        Lộc gượng ngồi dậy, quên cả đau đi ra khỏi hốc đá. Suốt từ sáng - từ lúc tỉnh dậy cho tối lúc nhìn qua khe lá thấy có mặt trời trên đỉnh đầu biết là đã trưa mà Lộc vẫn cứ loanh quanh ở trong thung lũng. Đi không được mà chui cũng khó vì xung quanh thung lũng toàn núi đá cao vút, còn bên dưới là những cây giang đan ken nhau như một giàn mướp. Đói và khát. Trời lại bắt đầu sẫm lại, chẳng mấy chốc màn đêm lại ập xuống. Thế là lại mất toi thêm một ngày, không ra được khu rừng chết tiệt này.

        Lộc lại phải bẻ lá che hốc đá cho đỡ muỗi. Nhìn những con muỗi to đen gốm ghiếc làm sao. Chúng cứ nhao nhao, rít lên những tiếng vo ve với tần sóng cực lớn, khiến Lộc phải rùng mình. Lộc lại xé nốt ông quần thứ hai ra để hun muỗi mà chúng vẫn không ngớt tấn công Lộc. Đã thế, vết thương trên đầu hôm nay đau nhức nhối. Hôm nay là hôm thứ hai Lộc không được ăn gì vì lúc nhảy dù dại dột vứt hết lương khô đi cho nhẹ nên bây giờ bụng mới đói cồn cào. Bằng đó lý do để đêm nay Lộc lại không tài nào ngủ được. Bỗng dưng Lộc nghĩ đến những đồng chí anh nuôi. Giá như ở sân bay lúc này, các anh chị ấy sẽ không để cho Lộc bị đói. Rồi Lộc lại nghĩ tới anh em trong đơn vị. Trong đầu Lộc chỉ lởn vởn câu hỏi: “Liệu có thể ra đến bìa rừng hay không?”

        Ngày thứ 3, 4 Lộc vẫn cứ quanh quẩn trong thung lũng như vậy. Xung quanh vách núi cứ dựng đứng, nhọn hoắt như trêu ngươi Lộc. Cuối cùng thì Lộc cũng leo lên được một đỉnh núi cao, nhưng trông ra bốn phía Lộc còn thấy nhiều ngọn núi còn cao hơn ngọn núi mình đang đứng. “Chao ôi, ông trời thử thách mình quá đáng quá” - Lộc buột miệng. Vối cái đầu đau nhức cùng cơ thể rã ròi Lộc lần đến một khe núi. Lộc thấy có một cây gỗ to vắt ngang qua, cứ nghĩ cây gỗ ấy chắc chắn lắm nhưng không ngờ vừa cầm cái gậy chọc vào mấy cái mà cây gỗ đã gẫy làm đôi và rơi xuống khe núi sâu tối 45-50 mét. Thật là hú vía!

        Thoát nạn, Lộc phải quay trở lại tìm lối khác. Trời lại bắt đầu tối mà không có thêm một tia hi vọng nào.

        Sang ngày thứ 6, hi vọng ra khỏi rừng đã hoàn toàn bị dập tắt. Bụng đói không thê chịu nổi nữa rồi. Lại còn rét nữa. Những cơn mưa rừng xối xả làm cho Lộc cảm thấy lạnh đến tận xương tủy. Không có nơi tránh mưa nên quần áo ướt sũng cả ngày, rét đến thắt gan, thắt ruột. Cứ tưởng là có mưa thì đỡ khát nhưng hóa ra Lộc không thể kiếm nổi một giọt nước mà uống. Phải bứt từng lá cây, khoanh tròn lại như cái phễu, hứng được chút nước mưa nào uống chừng đó. Thời tiết trong rừng quả là rất đỏng đảnh. Tạnh cơn mưa lại nóng như thiêu như đốt. Vết thương trên đầu may mà có tấm lót mũ bằng nilon bọc che chở chứ không thì cũng bị nhiễm trùng ngay từ ngày đầu bị thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:21:42 am »


        Hi vọng và tuyệt vọng

        Một chút hi vọng mong manh được ra khỏi khu rừng già “quái ác” này cũng không le lói thêm tí nào. “Chắc chắn mình sẽ bỏ xác ở nơi này thôi” - Lộc nghĩ như vậy khi ngồi nghỉ trên đỉnh núi cheo leo có những cơn gió mát rượi.

        Chợt nỗi nhớ mẹ dâng lên trong lòng, nhớ lắm, nhớ đến quay quắt. Không biết mẹ có bao giờ nghĩ đến con trai mẹ lại ở trong hoàn cảnh này không nhỉ? Có bao giờ mẹ lại nghĩ rằng con trai mẹ bỏ xác ở nơi rừng thiêng nước độc này không? Còn Luận nữa? Lấy nhau chưa được bao lâu, anh đã phải xa em nhận nhiệm vụ chiến đấu. Chưa kịp tặng em đứa con nào. Liệu có thể nào anh trở về với em được không hả Luận?

        Có thể nào mình còn được trở về lại quê hương, về cái làng có bụi tre già cứ rì rầm, lao xao trong gió vào những buổi trưa hè. Cái bến sông rồi đây sẽ chẳng có mặt mình ở đó - Lộc cứ nghĩ miên man như vậy mà không để ý những giọt nước mắt đã tràn ra khóe mắt lăn xuống từ lúc nào. Lộc cứ để nước mắt chảy mãi như thế rồi tự nhủ: “thôi, mặc kệ cho số phận” và mê man đi lúc nào không biết.

        Nhưng giấc ngủ mệt mỏi cũng không kéo dài được bao lâu vì cơn đói lại dày vò. Đã sáu ngày không ăn còn gì nữa? Bình thường với trọng lương cơ thể 70 ki-lô-gam, một ngày Lộc phải ăn tới mấy bữa. Thế mà giờ đây, cũng thật lạ không hiểu sao Lộc có thể nhịn đói bằng ấy ngày trời mà không chết đói.

        Tự nhiên Lộc nhớ đến bài hát “Vì nhân dân quên mình” và cứ nghĩ bài hát đó như một lời nguyện cầu linh thiêng hoặc như một lời thần chú trong chuyện cổ tích. Rồi Lộc lại nhớ đến câu chuyện đã từng nghe về một phi công anh hùng Liên Xô cũng bị thương và bị lạc trong rừng như Lộc bây giờ mà cuối cùng vẫn trở về với đồng đội. Thế là Lộc lấy lại can đảm và quyết tâm tiếp tục tìm cách ra khỏi rừng.

        Lộc vừa đi vừa tìm ăn, nhưng trong khu rừng rậm, vách đá cheo leo này, kiếm đâu ra cái gì mà ăn được chứ? Đi nhiều đói quá, Lộc chẳng có cách gì bèn học tập anh hùng Liên Xô Ma-rê-xép nướng dây lưng lên ăn. Nhưng cho miếng dây lưng nướng lên miệng thì không thể nuốt nổi - dây lưng bị đốt quăn lại, cháy đen thành than, đắng ngắt.

        Lộc lại đi tiếp, mãi cho tới một ngọn núi đất bằng phẳng thì thay một bụi cây to, củ trồi lên mặt đất to bằng bắp ngô. Mừng quá, Lộc hí hửng đào. Lộc đào lên được 3 củ và đốt lửa lên nướng. Cái củ gì mà miếng lên bửa ra bở và thơm phưng phức. “Thế là sống rồi!" - Lộc thầm nghĩ. Lộc đưa lên miệng cắn một miếng, chưa kịp nuốt hết đã thấy ngứa đến rách cả họng. Mồm miệng bỗng chốc sưng vù. Thì ra, Lộc đã đào nhầm phải củ ráy. Nước mắt từ đâu cứ chảy ra, cầm miếng ráy ướt nước mắt trên tay mà Lộc cứ run run, tủi thân quá. Cứ tưởng hôm nay sẽ được ăn một bữa no nê cho bõ bảy ngày liền nhịn đói, thế mà...

        Trồi chiều lại chuyển sang màu tối sẫm. Màn đêm ập xuống nhanh chóng, cũng may Lộc vừa mới tìm được một cái hố do thú rừng đào. Cái hố này ngẫu nhiên nó có chiều dài, chiều rộng và chiều sâu khoảng 50cm vừa in một người nằm. Lộc chợt nghĩ sao nó giống cái hố chôn người quá vậy? “Thôi cứ nằm tạm, có chết thì coi như đã có sẵn huyệt”.

        Nguyễn Khắc Lộc nghĩ thế, rồi vơ nắm lá ngụy trang phòng thú dữ, tụt xuống hố nằm rồi phủ lá lên. Lộc cứ nằm dưới hố như vậy mà mắt thì chong chong, cả đêm không chợp mắt lúc nào vì bụng thì đói và họng thì khát khô. Lộc đã đốt hết quần áo, thậm chí cả cái bản đồ cũng bị đốt nốt đế hun muỗi rồi. Rờ lên đầu, lên mặt thấy tóc thì bù xù bết hết lại, râu ria dài lởm chởm như râu chuột. Nhưng vẫn còn may, đêm nay lại thêm một đêm an toàn không có con hổ hay con gấu nào rình rập. Lộc sợ nhất là lũ vắt cứ nhằm trận mưa ào xuống là thi nhau bám vào chân, vào đùi thậm chí cả vào mặt Lộc. Lộc cứ kệ cho lũ vắt làm gì thì làm, cứ đi cho đến khi nào nghỉ mới lấy que gạt chúng ra từng chùm, lúc ấy ở những vết vắt cắn máu mới ròng ròng chảy xuống.

        Sang tới ngày thứ tám, sức khỏe Lộc đã yếu lắm rồi. Anh cảm thấy có lẽ mình sẽ không cầm cự với tình trạng này được bao lâu nữa. Khi nghe thấy tiếng chim rừng líu lo hót báo hiệu một ngày mới lại sang, Lộc chậm chạp gờ tung những tán lá ngụy trang và gần như lết bò lên khỏi miệng hố. “Thế là hết. Mình đã ở trong rừng một tuần rồi nhưng có ai biết mà cứu đâu? Sao Việt Nam lại có lắm rừng thế không biết. Rừng rộng mênh mông thăm thẳm, càng đi càng không thấy bóng người” - Bất giác, cảm giác bực bội vì bất lực không thế kìm nén được trong suy nghĩ của Lộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:22:06 am »


        Nguyễn Khắc Lộc lại lết đi, cái đầu hôm nay chẳng còn cảm giác đau đớn nữa mà tê dại đi. Lộc không dám đưa tay lên rò vào vết thương vì sợ rằng chạm vào đó, nhỡ đâu máu, mủ trào ra. Và đúng lúc những con đom đóm mắt bay vèo vèo trong mắt Lộc thì đằng trước hiện ra một bụi chuối rừng. Chẳng cần nghĩ thêm gì nữa, Lộc lần lấy con dao cứ thế nhằm cây chuối to nhất mà chặt. Chặt một lúc thì cây chuối cũng đổ gục xuống. Lộc bắt đầu moi từng miếng nõn chuôi ăn lấy ăn để. Chẳng biết mất bao nhiêu phút để ăn. Chỉ biết rằng khi ăn xong, nhựa chuôi bám vào tay đen sì, có lẽ cả cái miệng sưng vù vì ăn củ ráy hôm trước chắc cũng đen luôn. Tốt rồi, thế là giải quyết được cái bụng đỡ đói, cái cổ đỡ khát sau tám ngày liền ròng rã và may mắn không phải nộp mạng cho thú dữ.

        Ăn xong, dường như Lộc đã tỉnh táo hơn rất nhiều nên hăng hái đi thêm một đoạn nữa. Đang hăm hở thì phát hiện một cặp lợn rừng đánh nhau dữ dội phía xa xa. Lộc không dám đến gần, chỉ thấy máu trên đầu chúng cũng ròng ròng không khác gì cái đầu của Lộc lúc mới bị thương. “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, Lộc đành phải vòng sang lối khác đi tiếp.

        Không ngờ tránh lũ lợn rừng lại gặp ngay một con suối cạn từ đỉnh núi xuống. Lộc cứ bò men theo con suối cạn đó mà tiến. Cho đến khoảng 3 giờ chiều vì thấy mặt trời chênh chếch đầu núi thì Lộc nghe tiếng nước suối róc rách chảy. Lộc sướng quá, muốn nhảy cẫng lên, muôn hét thật to lên: “Mẹ ơi, con đã sống” cho vang vọng cả núi rừng. Nhưng sức Lộc không còn nữa, nỗi vui mừng chỉ có thể thấy được bằng cánh tay của Lộc giơ lên cao một chút.

        Hy vọng về sự sống của Lộc lại được nhen lên thêm một chút. Biết đâu Lộc sẽ gặp được người dân bản nào đó? Niềm hi vọng nhỏ nhoi tiếp thêm sức mạnh cho Lộc đi tiếp thêm chừng mười phút nữa thì Lộc nhìn thấy một dòng suối trong xanh ngay trước mặt. Lộc kiếm một chỗ có phiến đá bên bờ suối ngồi xuống. Lấy tay vã nước lên mặt, lên người. Nước suối chạm vào đến đâu, Lộc thấy mát rượi đến đó. Lúc này Lộc mới nhận ra khung cảnh bên bờ suối thật đẹp. Nắng vàng đã dịu lại, những bông hoa dại bên bò suối cứ rung rinh theo gió. Nhìn cảnh đẹp, Lộc ước gì mình không bị thương thì tốt biết bao? Lộc muốn vốc một ngụm nước suối để uống quá, nhưng lại chợt nhớ ra bài học chiến đấu nên lại không dám uống vì sợ uống nước nhiều, máu ở vết thương lại xối ra.

        Có nước nên người dễ chịu hẳn, hơn nữa gió lại hiu hiu nên Lộc nằm dài ra phiến đá. Không ngờ chỉ một tí tẹo sau Lộc đã ngủ lúc nào

        Nguyễn Khắc Lộc không nhớ là mình ngủ được bao lâu, tỉnh dậy Lộc lại đi tiếp. Lần này Lộc gặp may, Lộc đã bò đến tận rẫy của bà con dân tộc. Lộc thấy một cô gái dân tộc chừng hai mươi tuổi đang dịu con phía sau lưng, thấy cả một con trâu đang gặm có gần đó. Lộc mừng quá, vẫy tay gọi:

        - Chị ơi! Chị ơi!

        Cho dù tiếng gọi của Lộc rất yếu ớt nhưng cũng đủ gây chú ý cho cô gái mà Lộc đoán cô là người dân tộc Dao. Cô sợ sệt tới gần rồi hỏi Lộc bằng tiếng dân tộc gì đó, Lộc không hiểu nổi, cứ giơ tay ra hiệu. Bỗng nhiên cô gái quay đầu chạy thục mạng. Thằng bé trên lưng khóc ré lên. Lộc không thể ngờ nổi đến giây phút này mà mình vẫn đen đủi đến thế. “Có lẽ cô ta đi tìm người làng đến đánh chết mình đây?”- Lộc mệt mỏi nhắm nghiền mắt lại. Lại một lần nữa, thâm tâm Lộc mặc kệ cho số phận đưa đẩy. Lộc cũng không thèm cố mở mắt ra nhìn xung quanh thêm một lần nào.

        Có tiếng bước chân chạy rầm rập, tiếng gọi khẩn của vài người đàn ông. Rất gần, rất gần. Một giọng đàn ông nói tiếng Kinh không sõi lắm:

        - Mày tên gì? ở đâu đến?

        - Tôi là phi công Việt Nam bị thương vừa nhảy dù, là Bộ đội Cụ Hồ - Nguyễn Khắc Lộc nhổm dậy thều thào.

        - Phi công của Cụ Hồ? Có gì đưa ra làm tin?- Người đàn ông khoác khẩu súng trường, dáng vẻ nghi ngờ tháo khẩu súng ra khỏi vai, vừa tháo vừa lùi lại như thể giữ khoảng cách an toàn với Lộc. Anh ta nói gằn giọng.

        Lộc hoảng quá, rút vội cái la bàn đút trong túi quần đưa cho người đàn ông đó.

        - Cái này là cái gì?

        - Đây là cái la bàn của phi công.

        - Còn gì nữa?

        - Đây nữa này, tôi là phi công Việt Nam thật mà, anh xem này Lộc túm lấy chỗ ngực áo có gắn cờ đó sao vàng chìa ra cho người đàn ông xem. Anh ta ghé mắt nhìn rồi quay lại với mấy người cùng đi ra hiệu lại gần. Họ không còn sợ nữa, xúm lại quanh Lộc.

        - Đúng rồi, đúng rồi. Người mình! Anh ấy là người Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:24:08 am »


*

        Lộc he hé mắt ra vì nghe thấy hình như quanh mình có tiếng nói của ai đó. Lộc cứ nghĩ là đang nằm mơ nên choàng tỉnh hẳn thì thấy mình đang nằm trên sàn nhà của người dân tộc, nhưng không rõ là dân tộc nào. Kể ra cũng hơi run, vì trước đây Lộc biết có trường hợp phi công ta nhảy dù, gặp người dân tộc không biết tiếng Kinh cứ tưởng phi công ta là giặc nên đánh đập phi công ta dữ lắm. Lộc đưa mắt nhìn quanh thì thấy trên vách treo một tấm giấy khen có dòng chữ : “Khen thưởng đồng chí A Tiến - tiểu đội trưởng Công an tỉnh Bắc Thái”. Lộc cho rằng chủ nhà này chắc chắn sẽ biết tiếng Kinh liền đánh liều gọi ú ớ:

        - A Tiến! A Tiến!

        A Tiến từ trong buồng chạy ra, mừng rỡ:

        - A! Đúng phi công ta rồi! Sao anh lại biết em?

        Lộc nhanh trí phịa ra nói thều thào:

        - À, vì năm trước mình đi họp tại tỉnh Bắc Thái, thấy họ kế về A Tiến có nhiều thành tích nên được cấp trên khen thưởng có phải không?

        Lộc nói vậy thì thấy khuôn mặt A Tiến giãn ra, vẻ như không còn lo lắng gì nữa.

        Anh đưa súng cho A Tiến giữ cho.

        Lộc ngần ngừ, chỉ sợ đưa súng cho A Tiến, nhõ A Tiến bắn Lộc. Nhưng tình thế không cho phép, nếu không đưa súng cho A Tiến, sợ A Tiến hiểu lầm thì sao? Lộc tháo súng ra và nhanh chóng rút băng đạn nhanh đến nỗi A Tiến không hề biết rồi đưa cho A Tiến. A Tiến cầm khẩu súng treo lên bức vách rồi quay trở lại khe khẽ nhấc đầu Lộc kê lên đùi. Lộc nghe mang máng A Tiến bảo vợ đi nấu cháo cho Lộc ăn, và còn bón mật ong cho Lộc nữa.

        Không biết có phải vì Lộc thấy mình được cứu rồi nên cứ ỳ ra như vậy, Lộc cứ nằm mê man, chân tay có muốn nhúc nhích cũng không thể nhúc nhích nổi.

        Khoảng nửa đêm, Lộc lại giật mình tỉnh dậy lần nữa, lần này Lộc nghe có nhiều tiếng nói hơn. Thì ra A Tiến đã vội vã đi báo Chủ tịch và dân quân xã.

        Lộc nghe loáng thoáng:

        - Bác là Ký - Chủ tịch xã, đúng là bác được nghe thông báo có phi công Lộc nhảy dù 1 tuần nay nhưng chưa tìm thấy. Hiện giờ bác vẫn cho 2 tiểu đội dân quân người Mèo lên núi tìm mà vẫn chưa về - Bác vừa nói, vừa vẫy dân quân có vũ khí đang tập trung dưới nhà sàn:

        - Đúng là phi công Lộc rồi!

        Thê là họ ùa cả lên vây quanh lấy anh phi công đầu tóc rối bù, quần áo rách tơi tả. Họ thi nhau hỏi nào là: Máy bay có to không? Súng ở máy bay có to không? Bay như thế nào.... Dù vết thương có đau đến mấy, người có mệt đến mấy thì lúc này Lộc cũng cố gắng hết sức trả lời vì biết là mình đã thoát chết. Lộc còn kịp nhận ra các cô gái cứ nhìn trộm Lộc rồi tủm tỉm cười, chắc các cô ấy thấy bộ dạng của Lộc với cái quần không ống buồn cười quá.

        Bác Chủ tịch xã cuối cùng ra lệnh:

        - A Long, chạy ngay lên huyện báo cáo. Còn các đồng chí dân quân, lập tức lấy võng thay nhau cáng phi công Lộc về nhà tôi ngay.

        Tổp dân quân nhanh chóng lấy võng (cái võng làm bằng sợi gai) chuyển Lộc vào, khẩn trương khiêng Lộc tối nhà bác Ký Chủ tịch. Trước khi bước lên sàn nhà bác Ký bảo:

        - Cậu phải uống ba ngụm nước lã nhé. Như thế mới trừ tà ma được.

        Lộc nghe nói thê không tin lắm, nhưng cảm động vì sự chu đáo của bác Ký nên dù sợ uống nước máu sẽ chảy, Lộc vẫn uống. Bác Ký bảo vợ nấu cháo cho Lộc ăn, nhưng bụng thì đói mà ăn đâu có được vì cái mồm vẫn sưng tếu vì củ ráy lên kìa.

        Đêm.

        Các nam nữ thanh niên trong bản kéo đến chật nhà sàn. Các cụ già 70 - 80 tuổi râu tóc bạc phơ cũng chống gậy đến để tận mắt nhìn thấy phi công Lộc. Có cụ ông già lắm, cứ rờ hết cái đầu bị thương rồi rờ xuống chân nói:

        - Quân đội ta có phúc lắm, gia đình con có phúc lắm mới ra được khỏi khu rừng đầy cọp beo thú dữ này đây con ạ. Bao nhiêu người lạc vào rừng có vào mà chẳng có ra đâu.

        Nói rồi, cụ lấy tay áo chấm chấm giọt nước mắt trào ra khóe mắt. Các cụ ngồi bên ai cũng rơm rớm nước mắt thương cho phi công Lộc, chẳng khác gì con đẻ rứt ruột của các cụ.

        Lộc nằm yên, trong lòng trào dâng cảm giác sung sướng y như được trở về chính ngôi nhà quê hương của mình.

        Cho tới tận khi bà con đã ai nấy về hết mà Lộc vẫn không thể ngủ được cho dù đã trải qua 7-8 ngày đêm vất vả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:24:42 am »


        Sáng hôm sau, 10 cô gái dân quân thay nhau khiêng Lộc bằng chiếc võng gai lên huyện đội dưới sự chỉ huy của Chủ tịch xã Ký và tiểu đội trưởng dân quân A Tiến. Từ xã lên huyện phải vượt qua mấy ngọn núi và mấy con suối. Đôi khi máy bay địch đánh vào Thái Nguyên cứ quần lượn trên đầu khiến cho bác Ký Chủ tịch phải mấy lần lệnh cho đoàn sơ tán ẩn vào hang núi. Trong lúc tìm chỗ nghỉ ngơi, bác Ký hỏi:

        - Khẩu súng của phi công Lộc bắn có kêu to không? Cho bác bắn một viên?

        Lộc đành chiều lòng và hướng dẫn cho ông bắn. A Tiến nhanh nhẹn ngắt một chiếc lá vông rất to dán vào vách núi. Đứng xa cách 5 mét, Chủ tịch Ký giương súng bóp cò. Một tiếng nổ đanh vang lên... nhưng khi đi tìm vết đạn bắn thì chẳng thây vết nào trên lá cả. Mọi người ồ lên cười. Chủ tịch Ký cũng cười và bảo Lộc:

        - Bây giờ đến lượt phi công Lộc bắn. Để xem phi công bắn súng có tài không nào.

        Lộc xưa nay vẫn tin mình là xạ thủ súng ngắn nên vẫn nằm bắn. Lộc bắn liền 3 viên. Viên thứ nhất vọt lên trên lá, viên thứ 2 lại xuống bên dưới chẳng trúng tí nào. Có lẽ vì sức Lộc lúc này yếu quá mà. Viên thứ 3, Lộc nhổm ngồi dậy, bắn trúng ngay vào chính giữa lá. Mọi người vỗ tay “Ôi, phi công Lộc giỏi quá, giỏi quá!”

        Thấy mọi người vui, Lộc được thể:

        - Ây, phát thứ nhất: bắn trên đầu là cảnh cáo, phát thứ 2: bắn xuống chân cũng vẫn là cảnh cáo, phát thứ 3 không cảnh cáo nữa nên phải bắn trúng tim.

        Câu chuyện vui về bắn súng làm cho mọi người quên đi mệt nhọc.

        Ngoài kia cũng có vẻ yên tĩnh trở lại, không còn nghe thây tiếng động cơ máy bay ì ầm nữa, mọi người lại chuẩn bị lên đường, lại trèo dốc cao, núi cao và lội suối. Lộc nằm trên võng lúc tỉnh, lúc mê không rõ đoàn dân quân khiêng Lộc đã đi mất bao lâu nhưng khi tỉnh lại đã thấy mặt trời đứng bóng. Đoàn dân quân nhanh chóng cùng các bác sỹ quân y chuyển Lộc sang cáng đưa lên xe Hồng thập tự (xe cứu thương) đợi sẵn trước cửa ủy ban Huyện Na Rì.

        Vào khoảng 14 giờ chiều ngày 3-5-1966. Chiếc xe Hồng thập tự của Quân khu Đông Bắc vội vã đỗ xịch trước quân y viện 108. Lộc cố mở mắt ra nhìn mà không được chỉ nghe văng vẳng tiếng chuông báo động cấp cứu.

        Trong phòng hội chẩn khoa cấp cứu Viện quân y 108. Bác sĩ Lê Như Bổng được Thượng tá Phạm Gia Triệu cho người mời đến. Vừa thấy anh, bác sĩ Phạm Gia Triệu nói bằng tiếng Nga:

        - Người quan trọng đã tới! Anh Bổng cho ý kiến xử lý vết thương của cậu Lộc ra sao đây?

        - Tôi chưa xem hết tất cả vết thương của Lộc - Bổng dè dặt.

        - Các vết thương khác thì không có gì đặc biệt, chỉ duy có vết thương ở sọ não bây giờ đã mở rộng, chúng tôi đã hút máu tụ, rửa sạch vết thương rồi đắp gạc chờ ý kiến của anh đấy - Bác sĩ Phạm Gia Triệu nói.

        - Thế thì đề nghị các anh cố gắng giữ được phi công tiếp tục bay, vì Lộc là phi công giỏi, xuất kích nhiều nhưng chưa có may mắn lập công.

        - Làm cách nào được? - Bác sĩ Triệu băn khoăn.

        - Bằng cách anh chống Hernie cervicale - tức là chống thoát vị não cho Lộc hi vọng cậu ấy còn bay được.

        - Ý của cậu hay lắm, tôi sẽ cho đặt một miếng plastique rồi khâu các lớp cân cơ, da đè lên, đồng ý chứ?

        - Vâng, cảm ơn anh - Bác sĩ Bống đứng lên bắt tay bác sĩ Triệu.

        Ai đó bê Lộc xuống cho lên xe, đẩy luôn vào phòng mổ. Y tá cạo đầu cho Lộc và cho Lộc uống sữa. Rồi từ lúc ấy, Lộc không biết gì nữa.

        Khoảng 8 giờ sáng hôm sau.

        Lộc lơ mơ nghe thấy tiếng của rất nhiều người gọi mình: Anh Lộc! Lộc ơi! Anh Lộc ơi, tỉnh dậy nào! Lộc ơi!... Lộc mở mắt ra thấy xung quanh mình toàn các Bác sĩ, y tá. Họ đang theo dõi anh từng cử động. Thấy Lộc mở mắt nhìn mọi người, họ vui mừng reo lên: Sống rồi! Sông rồi!

        - Đồng chí có biết không? Đồng chí đã ngủ thế này 48 tiếng đồng hồ rồi đấy. Ai cũng tưởng đồng chí sẽ chết mất vì chỉ thấy thoi thóp thở . Chúng tôi hết cách nên phải gọi đồng chí như thế, giống như người ta gọi hồn trở lại dương gian ấy - Cô y tá đứng bên cạnh Lộc, vừa nói, vừa cười mà nước mắt tuôn rơi.

        Lộc xúc động quá, thế là mình đã sống, đã sống rồi. Lộc muốn đưa tay nắm lấy bàn tay các bác sĩ, y tá mà cảm ơn nhưng Lộc vẫn chưa đủ sức.

        Mấy ngày sau, đoàn cán bộ cao cấp của Nhà nước trong đó có Thượng tướng Văn Tiến Dũng đến thăm Nguyễn Khắc Lộc - đồng chí phi công thoát khỏi tử thần sau 9 ngày trong rừng già Yên Thế từ nay có một mảnh sọ bằng mê ca lắp trên đầu do chính bác sĩ Triệu (sau này là Bác sĩ - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) phẫu thuật - một kỳ tích về sự sống và kết quả áp dụng khoa học kỹ thuật trong ngành Y của Việt Nam trong thời chiến tranh bom đạn rất đỗi hào hùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2019, 06:25:37 am »


SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ CẨU DÂY MIG-21

        Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Vĩnh kể...

        Năm 1966, những cuộc oanh tạc bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam càng về cuối năm càng ác liệt, Bọn Mỹ cho ném bom xuống kho xăng Đức Giang -  Gia Lâm liên tiếp.

        Lúc ấy Tiểu đoàn bộ kỹ thuật đang đóng quân ở nhà 2 tầng khu A cùng với Trung đoàn bộ Trung đoàn 921. Tiểu đoàn bộ phân tán ở xen kẽ trong các nhà dân, riêng chỉ huy Tiểu đoàn được bố trí làm việc trong một căn lán tự tạo ở rìa làng - nơi có giao thông hào, giáp cánh đồng và tiện cho việc cảnh giới máy bay địch, có thể sơ tán khi họp đông người và bảo đảm bí mật quân sự.

        Tháng 11 năm 1966, tôi đang chuẩn bị tài liệu lên lớp chuyển loại cho các cán bộ kỹ thuật thì Tiểu đoàn trưởng - Đại úy Phan Tâm gọi lên giao nhiệm vụ mới. Chẳng đoán biết được nhiệm vụ gì, cứ nghe thấy nhiệm vụ mới là tôi hồi hộp.

        Bước vào lán, tôi thấy Tiểu đoàn trưởng đang chờ sẵn cùng Chuẩn úy Nguyễn Đức Cương, Trợ lý kỹ thuật Tiểu đoàn giao nhiệm vụ. Có lẽ vì tính chất công việc rất khẩn trương nên Đại úy Cương vào đề luôn:

        - Theo nhận định của Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, giặc Mỹ thất bại nặng nề ở miền Nam sẽ tiếp tục leo thang đánh phá ác liệt Hà Nội, Hải Phòng... Các trận địa pháo cao xạ và tên lửa phòng không, các sân bay sẽ là mục tiêu cho chúng oanh tạc.

        Do đó, phải có kê hoạch và phương tiện phục vụ sơ tán triệt đề khí tài quân sự, đặc biệt máy bay MiG-21, mối đe dọa đổi với không lực Hoa Kỳ. Bộ Tư lệnh Quân chủng giao cho Đoàn Không quân Sao Đỏ nghiên cứu phương án và thiết bị đưa MiG-21 đi sơ tán bằng đường không. Trước mắt, Tiểu đoàn giao nhiệm vụ này cho đồng chí Vĩnh, sau này tùy tình hình sẽ bổ sung thêm nhân lực, nếu có khó khăn gì Tiểu đoàn sẽ giúp đỡ.

        Cả lúc ngồi nghe nhiệm vụ và lúc trên đường trở về nơi sơ tán, tôi có cảm giác chỉ huy Tiểu đoàn đang nghĩ đến một chuyện không tưởng ở đâu đấy. Sơ tán MiG-21 bằng đường không, thật là một chuyện lạ! Song nhiệm vụ đã cột cho tôi rồi, mừng thì có nhưng lo nhiều hơn, cái lo chiếm hầu hết cảm giác.

        Liệu trình độ kỹ thuật có hạn có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề hóc búa như vậy không? Mặt khác, tài liệu cơ sở vật chất thiếu thốn, dựa vào đâu để tìm ra lời giải bài toán sơ tán máy bay bằng đường không? Lo là vậy, nhưng tôi suy nghĩ: “Cấp trên phải đánh giá trách nhiệm và năng lực nghiệp vụ của mình thế nào mới chọn giao cho nhiệm vụ thế này”.

        Bây giờ chỉ có một cách duy nhất là tôi phải tìm mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao cùng với sự hỗ trợ của rất nhiều đồng đội cùng khóa học. Tôi bắt tay ngay vào công việc bằng việc xem lại kết cấu thân vỏ, thiết bị động lực, các mối ghép chịu lực cơ bản của máy bay để tìm ra phương án thiết kế.

        Tôi được biết, tháng 8 năm 1966 trong một buổi giao ban của Phòng Kỹ thuật Quân chủng, đồng chí Lệ Quỳnh - Trưởng ban Quân giới có nêu vấn đề cẩu máy bay đi sơ tán bằng dây cẩu, Cục Kỹ thuật chấp thuận và giao nhiệm vụ chế thử nhưng chưa triển khai. Vậy thì tôi có thể bắt đầu từ đâu nhỉ?

        Tiếp tục ý tưởng dây cẩu (hay quang treo) tôi tìm được các điểm cố định để treo máy bay bằng bộ cau dây sao cho khi nâng máy bay ở độ cao cần thiết sẽ không bị tác động của gió làm lệch tâm máy bay, gồm hai bu lông có móc treo ở hai mố chốt chính lắp ghép sườn gốc hai bên cánh với thân máy bay, quang treo ở khoang số 6 (mố càng trước) và khoang số 28 (khoang ghép nối thân và đuôi máy bay) được định vị bằng dầm treo.

        Miệt mài khoảng một tuần lễ, bằng các phép tính khí động và độ bền vật liệu cần thiết cho các kết cấu cơ bản của bộ cẩu máy bay MiG-21. Bản thiết kề này được trình lên cơ quan kỹ thuật các cấp của Quân chủng Phòng không -  Không quân sau đó được xưởng A-33 Không quân nghiên cứu chế tạo.

        Trong quá trình chề tạo cẩu, phòng kỹ thuật Quân chủng và cán bộ công nhân xưởng A-33 đã vượt qua rất nhiều khó khăn để thiết kề chi tiết, tìm vật liệu phù hợp về kích thước cũng như thành phần hóa học (ví dụ như phải lên khu gang thép Thái Nguyên tìm dây cáp cẩu đúng kích cỡ thiết kế). Họ phải làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn, làm ngày làm đêm giữa các trận oanh tạc của Không quân Mỹ, thậm chí phải làm đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng để hoàn thành bộ cẩu đưa vào thí nghiệm trong thời gian sớm nhất.

        Để hỗ trợ theo dõi và phối hợp với Quân chủng chế tạo bộ cẩu đề nghị của Tiểu đoàn kỹ thuật, Đoàn Không quân Sao Đỏ đã tăng cường cho chúng tôi hai người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác và tháo lắp sửa chữa máy bay ở Đại đội Định kỳ (Đại đội 14) là các đồng chí Hoàng Đình Diễm và Nguyễn Quang Hằng, đồng thời cấp riêng cho một chiếc xe tải GAZ-53 phục vụ việc đi lại và chuyên chở.

        Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của Trung đoàn, chúng tôi đã tìm được dầm treo có kích thước phù hợp (đường kính 80 mét, dài 8.000 mét) đưa về xưởng. Cuối tháng 12 năm 1966, bộ cẩu đã hoàn thành và đưa về Trung đoàn chuẩn bị thí nghiệm.

        Sáng sớm một ngày đầu tháng Giêng năm 1967, tranh thủ lúc tạm yên ắng tiếng súng phòng không, dưới sự chứng kiến và chỉ đạo của cán bộ Quân chủng, Trung đoàn, Tiểu đoàn kỹ thuật, nhóm chúng tôi tiến hành lắp ráp bộ dây cẩu lên máy bay thử nghiệm - một máy bay đã bị hỏng càng trước và treo nó lên trực thăng Mi-6 do phi công Nguyễn Xuân Trường lái.

        Giây phút hồi hộp mong chờ nhất đã đến... Mi-6 nâng dần độ cao để căng dây cẩu, nhẹ nhàng nâng MiG-21 khỏi mặt đất, treo trên không khoảng một phút sau đó thực hiện một vòng khép kín vòng quanh sân bay Nội Bài an toàn (từ đầu tây qua rìa làng Nội Bài, vòng qua đầu đông và trở về sân đỗ đầu tây).

*

        Cuộc thử nghiệm thành công đã mở ra khả năng dùng Mi-6 để sơ tán MiG-21 bằng đường không an toàn và nhanh chóng, mặc dù chuyên gia nước bạn không tin là có thể thực hiện được.

        Điều ‘không tưởng’ như tôi nghĩ ban đầu đã trở thành hiện thực bằng trí sáng tạo và lòng quyết tâm của một tập thể cán bộ kỹ thuật Không quân trong Đoàn Không quân Sao Đỏ và trong Quân chủng, trong đó có cán bộ kỹ thuật xưởng A33.

        Ít ngày sau, một chiếc MiG-21 đầu tiên được “không vận” bằng Mi-6 do phi công Nguyễn Văn San lái đến một địa điểm sơ tán trên sườn một quả đồi thuộc dãy núi Thằn Lằn (Vĩnh Phúc). Trong chuyến "không vận" này, tôi trực tiếp ngồi trên Mi-6 để theo dõi hoạt động của bộ cẩu dây và tính ổn định của MiG-21 khi trực thăng bay, thông qua đó đánh giá kết quả của công việc sơ tán.

        Chuyến “không vận” MiG-21 thành công cho phép chúng tôi khẳng định việc sơ tán máy bay bằng đường không có thể thực hiện được.

        Đó chính là tiền đề bảo toàn lực lượng của Không quân ta những ngày chiến tranh ác liệt sau này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:26:08 am »

 
DẪN ĐƯỜNG QUAN TRỌNG LẮM!

        Trong Không quân, mỗi một trận không chiến xảy ra đều phải tập trung ba mũi nhọn được ví như ba chiếc kim đồng hồ, nếu thiếu bất kỳ một chiếc kim nào thì “đồng hồ -  trận chiến” sẽ hoạt động không hiệu quả, thậm chí sẽ không thể thực hiện nổi.

        Kim giờ là toàn bộ tổ chức chỉ huy lãnh đạo - khi chiến đấu thì người chỉ huy phải trực tiếp trong trận chiến từ đầu cho đến phút cuối cùng trận đánh, kim phút chính là người phi công mũi nhọn xung kích, còn kim giây là bộ phận dẫn đường (kể cả dẫn ra-đa lẫn tiêu đồ) ở sở chỉ huy và ra-đa.

        Thường thì sau mỗi chiến công người ta hay nói đến những người phi công, điều đó hoàn toàn không sai, nhưng để có những chiến công đó đã có sự góp phần không nhỏ của bộ phận dẫn đường.

        Ở Đoàn Không quân Yên Thế, người mà tôi nể nhất vì tài dẫn đường đó là anh Nguyễn Văn Chuyên - người đã tham gia dẫn đường tiêu đồ (ở sở chỉ huy) cũng như dẫn hiện sóng ra-đa góp phần cùng những chiếc “kim giờ - chỉ huy” và “kim phút - phi công” bắn rơi 117 chiếc máy bay Mỹ trong suốt thời gian chông Mỹ cứu nước. Riêng cá nhân anh, đã trực tiếp dẫn đường cho phi công bắn rơi 86 chiếc. Đó là một thành tích mà ít ai có thể làm được.

        Mỗi chiến thắng của Không quân phải được gọi là kỳ tích mới đúng vì Mỹ - Ngụy có hàng vạn chiếc máy bay chiến đấu, sẵn sàng xung kích, còn ta chỉ vẻn vẹn bắt đầu từ 40 chiếc MiG-17 tính từ lúc đợt phi công đào tạo lần đầu tiên về Đoàn Không quân Sao Đỏ, trong đó có 4 chiếc huấn luyện và 36 chiếc làm nhiệm vụ tiêm kích chiến đấu.

        Nếu so sánh về tính năng của máy bay Mỹ với của ta thì máy bay Mỹ luôn luôn vượt trội hẳn vì MiG-17 tốc độ lớn nhất khi sử dụng mới chỉ được 1080 ki-lô-mét/ giờ, tốc độ trung bình chỉ là 750 ki-lô-mét/ giờ. Còn tốc độ F-4 của Mỹ là 1.800 ki-lô-mét/ giờ, F-8 gần 2.000 ki-lô-mét/ giờ. Dầu liệu của chúng trữ được nhiều, còn ta mang được rất ít, trong khoảng thời gian nhất định mà chưa đánh được ta cũng bắt buộc phải quay về vì nếu thiếu dầu sẽ rơi giữa đường ngay.

        Ngoài ra, kinh nghiệm bay của phi công Mỹ đều được tính bằng ngàn giờ bay, còn chúng ta hầu như chỉ có khoảng hơn 200 giờ bay, do những phi công trình độ học lớp 5, lớp 6 điều khiển - họ đều là những chiến sĩ bộ đội chống Pháp đầu quân sang Không quân. Nếu được phép so sánh, có thể ví Không quân ta như con chim non mới ra giàng còn Không quân Mỹ là con đại bàng lão luyện, đã trải qua mấy nhiều cuộc chiến tranh.

        Để có được những kinh nghiệm quí giá dẫn đường cho phi công từng ấy trận đánh, Nguyễn Văn Chuyên - một người con Quảng Nam đã không ngừng học hỏi kể từ khi anh là một chiến sĩ thuộc Trung đoàn tham gia cứu đói cho nhân dân Nông Công đến khi học tiếng Trung Quốc. Để tập trung học tốt nghiệp vụ dẫn đường, anh đã phải bán từ chiếc đồng hồ đeo tay đến chiếc xe đạp để mua tạp chí hoặc báo chí Trung Quốc về tự học và luyện tập.

        Khi mới học xong, Nguyễn Văn Chuyên được điều về sân bay Vinh làm nhiệm vụ dẫn đường cho các máy bay vận tải do người Trung Quốc lái chuyên chở Ủy ban Quốc tế từ Ba Lan, Canada đến Việt Nam giám sát hiệp định Giơ-ne-vơ. Cũng trong thời gian ấy, anh có cơ hội học hỏi những người bạn Trung Quốc thêm nhiều và tình bạn quốc tê trở nên keo sơn hơn qua những lần trao đổi vê nghiệp vụ chuyên môn.

        Nguyễn Văn Chuyên làm việc ở sân bay Vinh hơn một năm rồi được điều đi lên sân bay Điện Biên. Ở lại sân bay Điện Biên nằm trong thung lũng lòng chảo quanh năm sương mù thêm một năm nữa, thì cấp trên gọi về cử anh sang Trung Quốc học dẫn đường chỉ huy (mà người ta vẫn hay nôm na gọi là “líng hàng”).

        Nhớ lại hồi ấy, sân bay đang xây dựng nên không có chỗ hạ cánh, anh phải đi lên đó bằng đường bộ, ngồi xe mà mất 5 ngày trời mới đến nơi. Thế mà bây giờ trở về Hà Nội chỉ mất hơn một giờ đồng hồ anh đã có mặt tại sân bay Gia Lâm, sao mà sướng thế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:27:32 am »


*

        Những ngày học dẫn đường bên Trung Quốc mới thực sự là khó khăn. Học sinh các anh không đành lòng ăn uống đầy đủ trong khi dân Trung Quốc không có cơm mà ăn, nên đã yêu cầu Nhà trường cho ăn cháo. Nhưng sức thanh niên, ăn cháo làm sao có đủ sức học? Một thời gian dài như vậy cho đến khi Chủ tịch Mao Trạch Đông biết chuyện lệnh cho nhà trường: phải cho học sinh Việt Nam ăn uống đầy đủ, cho dù dân Trung Quốc có chết đói cũng không được làm sai lệnh!

        - Kỷ niệm đó, chẳng thể nào quên được đến mãi sau này - Nguyễn Văn Chuyên nói vói tôi thế.

        Ngày anh về nước năm 1963 cùng với năm anh em khác. Anh trở về đầu quân cho Đoàn Không quân Yên Thế, kiêm luôn cả hai nhiệm vụ dẫn hiện sóng ra-đa và dẫn đường ở sở chỉ huy, tuy vậy trước trận đầu lịch sử mùng 3, mùng 4 tháng 4 năm 1965 anh chỉ là dẫn đường dự bị.

        Sau trận lịch sử Mỹ bị thất bại vì bất ngờ về cả chiến lược lẫn chiến thuật của Không quân Việt Nam, thì dẫn đường bằng sóng ra-đa trở nên khó khăn rất nhiều. Mỹ bắt đầu tìm hiểu cách đánh của Việt Nam, chúng tìm cách nhử, bày binh bố trận khiến cho ta phải lúng túng. Trong hoàn cảnh ấy Nguyễn Văn Chuyên trăn trở rất nhiều, nếu cứ đánh theo đúng lý thuyết bài bản, thì có lẽ không thể chiến thắng bọn F-8, F-105 hung tợn được. Chỉ có cách dùng mưu mẹo thì mới ăn thua.

        Vì mới về nên chưa dẫn chính lần nào, cấp trên lúc ấy chưa tín nhiệm Nguyễn Văn Chuyên lắm, nên anh luôn phải một mình, tỉ mỉ ghi chép lại những số liệu để nghiên cứu dẫn đường sao cho hiệu quả nhất, vừa đê thử nghiệm kết quả học tập vừa chứng tỏ cho cấp trên biết khả năng của mình. Bởi lúc anh phụ trách dẫn hiện sóng ra-đa thì công việc đơn giản hơn nhiều vì chỉ cần dẫn chính xác giai đoạn cách mục tiêu 3-40 ki-lô-mét là được, nhưng có mặt hạn chế là không thể bày biện ý đồ chiến thuật sáng tạo như dẫn tiêu đồ.

        Còn nhớ lần đầu tiên Nguyễn Văn Chuyên dẫn ở sở chỉ huy là hôm mà đồng chí mọi ngày vẫn dẫn tiêu đồ có việc phải đi sân bay Kép gấp, vì trên đó Mỹ đánh sân bay Kép bị thiệt hại đáng kể. Ở Đoàn Không quân Yên Thế lúc ấy không còn ai, cấp trên liền cho gọi anh lên trực tiếp cùng sở chỉ huy tham gia trận đánh do Biên đội Lan, Chiêu, Trì, Độ thực hiện.

        Theo thường lệ, Mỹ xuất kích từ hạm tàu ngoài biển vào. Cũng có lúc chúng đi nhiều tốp có cả A-6, F-4, F-8, và F-105. Lần này chúng định đánh Kép. Phương án đầu tiên được sở chỉ huy đưa ra: sẽ cho Biên đội cất cánh ở Nội Bài, rồi đánh chặn ở Kép. Xem kỹ phương án một lúc, Nguyễn Văn Chuyên mạnh dạn đưa ra một phương án khác:

        - Mỹ sẽ luôn đề phòng không quân Việt Nam đánh từ sân bay Nội Bài vì biết chỉ có duy nhất một Trung đoàn Không quân ở đây. Nếu cứ cất cánh từ Nội Bài bay thẳng lên Kép, thì chưa lên Bố Hạ, Mỹ đã chặn ta ở đây rồi. Cho nên nếu ta muôn đánh được nó ta phải thay đổi hướng bay và chiến thuật, phải vòng trái từ Trung Giã đi Thái Nguyên, rồi lên Phủ Thông - Bắc Kạn, bất ngờ đánh thọc sườn nó thì mới có khả năng tiêu diệt mục tiêu.

        Sở Chỉ huy hội ý một lát, rồi quyết định theo phương án của Nguyễn Văn Chuyên, lệnh cho Biên đội sẵn sàng vào cấp I xuất kích. Khi lên tới Bắc Kạn, anh dẫn đường cho Biên đội vòng xuống 130 độ đi xuống hướng Kép, phát hiện một tốp F-4 vào Bố Hạ tốc độ 800 ki-lô-mét/ giờ, liền lệnh cho Biên đội vứt thùng dầu phụ, tăng tốc lên 950 ki-lô-mét. Tuy là tốc độ của MiG-17 thấp hơn nhiều so với F-4, nhưng vì ta kịp thời chọn đúng thời điểm tăng tốc nên dù có thấy ta, chúng cũng không kịp trở tay. Chỉ vài phút sau, Nguyễn Văn Chuyên đã dẫn Biên đội tiêu diệt ngay tại chỗ một chiếc F-4.

*

        Sau trận đánh ấy, trước buổi rút kinh nghiệm, Phạm Ngọc Lan - Biên đội trưởng vừa trông thấy Nguyễn Văn Chuyên đã vui mừng bắt tay anh nói:

        - Cảm ơn dẫn đường! Dẫn cừ lắm!

        Câu nói ấy khiến cho Chuyên cảm thấy rất vui, tôi hôm ấy anh đã hầu như không ngủ vì phấn khởi bởi trận đánh đầu tiên anh trực tiếp dẫn đường chỉ huy đã thành công như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2019, 06:28:12 am »


BẮN ĐỊCH KHI BAY... NGỬA

        Sau trận không chiến ngày 23 tháng 4 năm 1966 bị thất bại vì âm mưu phá cầu Phủ Lạng Thương, Đáp cầu chưa thực hiện được và cho đến các ngày 24 và 25 tháng 4 Mỹ vẫn ôm mộng củng cố hoạt động trên đường số 1 với mục đích duy nhất sẽ phá hoại những mục tiêu trên cho bằng được. Thậm chí, chúng lôi cả Không quân của Hải quân Mỹ vào cuộc.

        Mỹ vẫn sử dụng chiến thuật dùng nhiều tốp nhỏ, chia thành nhiều tầng, có nghi binh, có thu hút, đồng thời có tốp lợi dụng sở hở của Không quân Việt Nam để lẻn vào mục tiêu bắn phá. Những tốp F-105 luôn đi độ cao thấp nhằm tránh ra-đa phía Việt Nam phát hiện. Không quân Mỹ tổ chức đội hình bay rất chặt chẽ, các tốp 2 chiếc, và 4 chiếc đi theo kiểu 2 chiếc này cách 2 chiếc kia khoảng 3-4 ki-lô-mét, đội hình bậc thang hẹp, cự ly giãn cách rất nhỏ chừng 200 mét. Bay ở độ cao 2.000 đến 2.500 mét.

        Tin báo về Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, địch gồm 30 chiếc có nhiều khả năng cất cánh từ hạm tàu ngoài khơi, chúng sẽ tập trung đánh vào khu Đông Bắc. Đoàn Không quân tiêm kích Yên Thế nhận lệnh liền tập trung cao độ chuẩn bị sẵn sàng cho trận không chiến cam go này. Khi phát hiện địch đang đến gần thì trời đã về chiều. Ban chỉ huy nhận định: Bây giờ mặt trời ở phía Tây Nam,

        chúng sẽ lợi dụng điều kiện thời tiết thuận lợi để đánh, hơn nữa qua trinh sát, một tốp đang ở phía Tiên Yên cửa sông Thái Bình - tốp này chỉ làm nhiệm vụ nghi binh. Còn các tốp khác ở Cao Bằng, Nghĩa Lộ, Lục An Châu chẳng qua nó dờn dứ, thu hút chú ý tiêm kích của ta vào khu vực đó mà thôi. Chắc chắn chúng sẽ dùng một tốp nhỏ ở phía Tây bay thấp để đánh vào các mục tiêu là chủ yếu.

        Phương án tác chiến được khẩn trương đưa ra. Chúng ta sẽ cất cánh 4 chiếc, đánh tốp địch bay về phía Võ Nhai vì tốp này làm nhiệm vụ công kích, còn một Biên đội nữa 2 chiếc sẽ cất cánh đến khu vực Bắc Sơn - Võ Nhãi duy trì độ cao 4.000 mét, không đi xa như những hôm trước, mà sẽ chỉ cách sân bay khoảng 40 - 50 ki-lô-mét. Khi chờ sẽ không bay vòng tròn mà bay theo kiểu rắn bò tạo điều kiện có lợi tiêu diệt địch. Sau khi hội ý, thống nhất phương án, Trung đoàn nhanh chóng cho Biên đội gồm số Một: Hồ Văn Quỳ, số Hai: Lưu Huy Chao, số Ba: Nguyễn Văn Bảy và số Bốn: Trần Triêm cất cánh.

        Vừa khi cất cánh tập hợp xong, bay 360 độ rồi 320 độ - 20 độ - 50 độ - 120 độ - 360 độ... theo kiểu rắn bò ở độ cao 3.500   mét cho đến khi lượn vòng bay 360 độ thì ta phát hiện địch bay về phía bên trái trước mặt, cự ly khoảng 5.000 mét ở độ cao thấp hơn ta khoảng 1.000 - 1.500 mét.

        Số Hai Lưu Huy Chao liền lao xuống công kích, số Một bám theo sau yểm hộ. Số Hai xả một loạt đạn, làm cho một chiếc F-4C rơi ngay tại chỗ. Lưu Huy Chao cảm thấy lửa từ chiếc máy bay đó bùng cháy lên dữ dội, rồi mới tròng trành rơi xuống. Ngay sau khi hạ được chiếc máy bay đó, số Một và số Hai bay vòng trở lại thì gặp hai máy bay F-4C khác, một trong hai chiếc đó thấy các anh thì bay vọt lên. Số Hai nhanh như cắt bám theo và bắn trong tư thế máy bay ngửa. Trong một khoảnh khắc, Lưu Huy Chao bỗng thấy bối rối không biết mình đang ở vị trí nào. Máy bay của anh lao xuống với vận tốc của một mũi tên. Anh đã bị thất tốc. Khi máy bay của anh rơi xuống khoảng 1.800 mét, anh mới bĩnh tĩnh điều khiển máy bay lật lại, rồi lập tức bay vọt lên.

        Lưu Huy Chao kịp liếc nhìn, dường như chiếc số Hai của địch được lệnh bay về nên bay chậm lại định giở trò gì đó, nhưng không thể qua được óc phán đoán của số Một Hồ Văn Quỳ, anh cho máy bay cưỡi lên trên số Hai của Mỹ, xả súng bắn rơi ngay.

        Trong khi đó, số Ba Nguyễn Văn Bảy và số Bốn Trần Triêm được lệnh của Biên đội trưởng Hồ Văn Quỳ công kích tốp máy bay đi trước, được số Bốn yểm hộ nên số Ba mạnh dạn công kích. Bọn Mỹ thay đổi chiến thuật rất nhanh, chúng hết cơ động ngang lại cơ động thẳng đứng. Nhưng số Bốn cũng gan lỳ không kém, anh cứ bám riết chúng khiến chúng lúng túng mất tập trung, cho đến tận khi anh được lệnh của sở chỉ huy quay về mới thôi.

        Ở phía đằng kia, số Ba Nguyễn Văn Bảy cũng vừa tiêu diệt được thêm một chiếc F-4C nữa vừa lúc Mỹ hoảng hốt rút quân. Cả Biên đội hồ hởi trở về khi đã tiêu diệt được 3 chiếc F-4C hiện đại nhất của Mỹ, chỉ với 278 viên đạn lớn nhỏ trong trận không chiến kéo dài đúng 3 phút. Riêng Trần Triêm thì hơi tiếc một chút vì khi được lệnh sở chỉ huy quay về, anh gặp một chiếc F-4C tuy đã truy kích nhưng không đạt kết quả.

        Trận không chiến này, về khía cạnh tinh thần đã là một trận chiến thắng to lớn mang lại niềm vui cho toàn bộ Đoàn Không quân Yên Thế, cả Biên đội có 4 người đi mà không bị bất cứ một tổn thất nào và trở về hạ cánh an toàn. Nhưng về ý đồ của trận đánh thì chưa thực sự đạt như mong muốn. Bởi mục đích của ta là đánh máy bay cường kích, tức là đánh vào tốp máy bay may có nhiệm vụ phá hoại mục tiêu, nhưng rốt cục lại tiêu diệt máy bay tiêm kích (loại máy bay đánh máy bay).

        Tuy nhiên, Đoàn Không quân Yên Thê có quyền tự hào, vì trận không chiến này Biên đội quyết tâm chiến đấu cao, bản lĩnh chiến đấu vững vàng, kể cả trong tình huống phức tạp như số Hai bị "thất tốc", nhưng vẫn xử lý, đưa máy bay trở lại bình thường là một điều ít có phi công làm được.

        Nhiều năm sau này, Kế hoạch đánh phá Bắc Việt Nam trong thời gian từ năm 1965 tới năm 1966 đã được tiết lộ trong cuốn sách “Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam" (Nhà Xuất bản Công an Nhân dân ấn hành tham khảo năm 2008) như sau:

        “Phương pháp tiến hành chiến tranh đối với nguồn cung cấp xăng dầu miền Bắc Việt Nam là dẫn chứng tốt nhất về cuộc tranh luận quanh vấn đề mục tiêu. Thật không hợp lý lắm khi cho rằng trữ lượng khí đốt và dầu lửa lại tự nhiên tăng gần đến đỉnh điểm của bất kỳ một cuộc tấn công nào đã xảy ra.

        Những cuộc tranh luận chung quanh vấn đề tấn công các cơ sở cất giữ xăng dầu Việt Nam đã trở thành vấn đề chủ yếu trong đầu năm 1966. Những nguy cơ về chính trị, quân sự đã được bàn đi tính lại kỹ lưỡng, một số quan chức nói chỉ cần một cuộc tấn công, Nga và Trung Quốc có thể vào cuộc, còn những người khác lại cảnh báo rằng ảnh hưởng chính trị trong nước sẽ trở nên nghiêm trọng. Cuộc tranh luận đó sẽ được phơi bày cho báo chí để rồi vẫn không thể hãm lại kê hoạch giải tán của miền Bắc Việt Nam...

        Tuy nhiên, sau một thời gian những nỗ lực cho chiến thắng của miền Bắc Việt Nam dường như không bị giảm sút bởi cuộc tấn công đó."
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM