Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:48:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi và MiG-17  (Đọc 15009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:36:40 pm »


        Tại Gia Lâm, tổ bay T-28 số hiệu 963 đã sẵn sàng chờ lệnh. Tới 1 giờ 7 phút trực ban dẫn đường dẫn T-28 bay đúng như phương án đã được bổ sung. Trong buồng lái sau, Lê Tiến Phước tập trung bám sát mục tiêu. Còn ở buồng lái trước Nguyễn Văn Ba tập trung quan sát hành động của đối phương và chịu trách nhiệm xạ kích.

        Sau vài phút cất cánh, tiếng động cơ nổ giòn giã ròi khỏi đường băng vút lên, theo lệnh của sở chỉ huy đến khu vực máy bay địch đang hoạt động. Độ cao tăng dần lên 1.500 mét. Dưới ánh trăng, họ bay xuyên qua lớp mây trắng xốp như chiếc mền bông trải rộng dưới cánh máy bay. Tổ bay chỉ còn cách mục tiêu khoảng 10 ki-lô-mét, bỗng sở Chỉ huy thông báo: “Mục tiêu đã mất, 963 hãy quay về". Lê Tiến Phước nghe vậy thấy tiếc vì cơ hội lần này đã quá gần. Anh nhìn bầu trời xanh trải khắp lớp mây trắng bồng bềnh trong ánh trăng sáng phán đoán: “Khu vực này nhiều núi cao, có lẽ chúng chưa thể thả biệt kích hay vũ khí gì được”. Anh đề nghị Sở Chỉ huy cho thêm vài chục phút nữa tìm kiếm mục tiêu. Sở Chỉ huy đồng ý.

        Lê Tiến Phước cười nói với Nguyễn Văn Ba:

        - Chúng ta phải quyết giương hai đôi mắt trần biến thành hai đôi mắt thần để tìm kiếm.

        Quả như phán đoán, chỉ vài phút sau, vì ngồi ở buồng lái sau dễ quan sát, nên chỉ nhờ ánh trăng sáng mà Lê Tiến Phước đã phát hiện ở phía đỉnh núi cao, hướng 15 độ theo hướng bay một vệt đen đang di động xung quanh mỏm núi. Lê Tiến Phước reo lên:

        - Đúng nó rồi anh Ba ơi! Cái cánh dài thế kia đúng là biệt kích rồi!

        Lê Tiến Phước liền ấn nút thoại, xin sở Chỉ huy cho vào công kích, đồng thời đẩy hết tay ga tăng nhanh tốc độ, rút ngắn cự ly. Cự ly nhanh chóng được rút ngắn còn 500 mét. Chiếc C-123 của Mỹ đang bay chậm chạp và hiện ra như một tòa nhà di động, nằm gọn trong tầm ngắm bắn của 963 mà địch vẫn không hề hay biết đã bị ta bám đuôi. Máy bay địch vẫn tiếp tục lượn quanh đỉnh núi như tìm vị trí thả biệt kích. Ba rướn người ấn mạnh công tắc nạp đạn hỏi Phước:

        - Bắn được chưa Phước?

        - Được rồi đó anh, bĩnh tĩnh nghe! - Phước cố giữ máy bay trong trạng thái ổn định và đáp.

        Nguyễn Văn Ba liền ấn cò súng, hai loạt đạn lửa lao vun vút vào máy bay địch. Nhìn thấy động cơ bên trái của địch bị dính đạn phụt lửa bốc lên, Phước sung sướng buông cần lái vỗ tay vì nghĩ rằng nó sẽ rơi ngay tại chỗ.

        Thế nhưng không, lửa bỗng nhiên tắt phụt. Chiếc C-123 của địch tròng trành, tròng trành lao về phía trước, lúc này thì độ cao và cự ly quá gần nên 963 không thể dùng máy ngắm được nữa. Lê Tiến Phước nhanh trí, kéo ngược máy bay lên nhằm thẳng vào bụng máy bay địch siết cò, đạn bay tới tấp vào con “quái vật”. Nó đã bị thương nặng, cố giảm độ cao, lảo đảo cố bay về phía biên giới Việt Lào...

        Chưa thấy chiếc C-123 rơi, Phước quay sang kiểm tra khẩu súng bên trái bị hóc đạn, nạp lại vẫn không nổ. Ba và Phước hội ý nhanh, định dùng cánh quạt của 963 để cắt đuôi C-123 để nó không thể trốn chạy thêm phút nào. Nhưng cũng lúc ấy, trong nháy mắt khu rừng nơi biên giới Việt Lào đã giữ chân chúng lại, toàn bộ máy bay và biệt kích tan xác giữa rừng già.

        Hoan hỉ với niềm vui lần đầu tiên dùng máy bay địch tiêu diệt địch, Lê Tiến Phước và Nguyễn Văn Ba trở về với sự chào đón bằng những loạt đạn đó trời của dân quân tự vệ như những màn pháo hoa đón Tết (vì họ tưởng các anh là máy bay địch).

        Rất may là 963 không bị dính vết đạn nào và có mặt tại sân bay Gia Lâm đúng 1 giờ 56 phút sáng ngày 16 tháng 2 năm 1964. Sau khi mọi người tối chúc mừng thắng lợi đầu tiên của tổ bay 963, hai anh trở về phòng mà không sao ngủ được, một phần vui vì đã lập nên một chiến công độc đáo cho Không quân Việt Nam, một phần tiếc vì máy bay địch không rơi tại chỗ...

        Nhưng trên tất cả, đánh thắng trận này các anh đã góp phần rất ý nghĩa vô cùng quan trọng để các đơn vị trong Không quân tập dượt và rèn luyện chuẩn bị cho mặt trận mới: Mặt trận trên không! Chưa từng có trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2019, 11:37:37 pm »


KHÔNG QUÂN BẮN RƠI MÁY BAY MỸ GHI CÔNG CHO... LỰC LƯỢNG KHÁC

        Thực tế cho thấy, có rất nhiều chuyện tức cười khi trực tiếp tham gia chiến đấu. Tôi vẫn còn nhớ ngày mới thành lập Đoàn Không quân Yên Thế phi công ta xuất kích liên tục, thời gian ấy các anh Nguyễn Văn Lai, Mai Đức Toại và tôi đã bắn rơi được vài chiếc.

        Một lần, theo sự chỉ huy của Trung đoàn, Mai Đức Toại dẫn Biên đội gồm Toại, Hải, Chao, Kỷ xuất kích theo hướng Hòa Bình, chặn đánh một tốp F-105 đang chuẩn bị tấn công kho xăng Đức Giang và cầu Đuống.

        Vừa mới lên độ cao 300 mét thì bất ngờ Sở Chỉ huy gọi về bảo vệ trực tiếp mục tiêu tại khu vực Đức Giang. Chấp hành lệnh trên, Mai Đức Toại cho Biên đội quay lại ngay. Gần đến nơi, anh phát hiện ra một chiếc F-105 đang ném bom bổ nhào vào kho xăng, thế là không một giây do dự, anh xả luôn loạt đoạn đạn khiến chiếc máy bay này rơi luôn xuống địa phận xã Đông Anh...

        Bắn xong, Mai Đức Toại kéo ra ngoài ngay và chỉ kịp thông báo cho chúng tôi “Tao bắn trúng rồi” rồi hạ thấp độ cao đế tránh tầm ngắm của Phòng không ta, vì khi anh được lệnh trở về bảo vệ mục tiêu, sở Chỉ huy chưa kịp báo cho dân quân và phòng không biết.

        Tất nhiên lần ấy Mai Đức Toại đã được nhận Huân chương Chiến công hạng Hai, nhưng Quân chủng vẫn ghi chiếc máy bay đó là do "Pháo cao xạ bảo vệ cầu Đuống bắn rơi". Mai Đức Toại hơi buồn nhưng chẳng phàn nàn gì, tính anh ấy thế. Nhưng tôi thì không chịu, thắc mắc luôn với Tư lệnh Phùng Thế Tài. Tư lệnh cười ha hả nói:

        - Thằng Toại nó bắn được ba chiếc rồi, chiếc thứ tư thì cũng thế thôi. Mà mày cũng vậy, nếu mày bắn rơi cái đó tao cũng tặng cho Phòng không. Mấy năm nay dân quân và phòng không đổ hàng tấn đạn lên trời mà chưa bắn được chiếc nào. Giờ rơi vào trận địa của nó, phải cho nó chứ. Có động viên thì nó mới cố gắng, không thì đến bao giờ mới bắn được?

        Nghe Tư lệnh phân tích thế tôi mới chịu, chứ nếu không tôi còn phải hỏi nữa, cứ phải "ngô ra ngô, khoai là khoai" thì mới yên tâm.

        Nhưng nói vậy chứ, sau này trong một số tư liệu báo chí có nói rằng: Có lần Mai Đức Toại đã hạ chiếc AD6 bằng... bảy lần bắn(!). Điều phi lý ấy thì có lẽ đến chết tôi vẫn không thể chấp nhận được. Bởi trên thực tế mỗi trận không chiến chỉ kéo dài từ ba đến bẩy phút là cùng. Phi công MiG-17 chỉ có thể thực hiện bắn nhiều nhất từ một đến hai lần liên tiếp trong một trận đánh mà thôi. Vì tốc độ tối thiểu cho phép bắn giữa MiG-17 và máy bay Mỹ chênh lệch gần gấp đôi. Có nghĩa là tốc độ tôi thiểu của ta 700 ki-lô-mét/ giờ và của Mỹ là 300 ki-lô-mét/ giờ. Ta chỉ cần vòng một chút là có thể cách mục tiêu rất xa, làm sao có thể thực hiện tiêp mấy loạt đạn được chứ?

        Thời gian đầu mới về nước, phi công ta trực chiến rất căng. Cứ mỗi lần bay về là anh em dùng chung một thùng phuy nước nóng do nhà bếp nấu sẵn, dội ào ào rồi nhanh chóng ăn cơm để còn về đi ngủ. Để ngày mai 3 giờ rưõi sáng phải dậy đánh răng rửa mặt xong, đi ra sân trực chiến sẵn sàng “cân đai bố tử” có lệnh là cất cánh, xuất kích được ngay. Rồi khoảng 5 giờ rưỡi chiều, khi mặt trời lặn là tập trung lại rút ban..

        Hồi ấy, dù phải bay nhiều, nhưng phi công ta vẫn không nản. Bởi vì anh nào cũng đang háo hức, muôn tự mình lập thành tích.

        Biên đội trực chiến có bốn anh. Cứ khi nào pháo hiệu đỏ bắn lên là anh nào cũng mừng rỡ. Nếu chỉ có hai anh được chọn thì hai anh kia thế nào cũng buồn hiu. Nhưng nếu cả bốn mà cùng được chọn thì khí thế lắm.

        Rời khỏi mặt đất là ngay lập tức lên đạn, sẵn sàng hệ thống ngắm bắn và chụp ảnh, để rồi khi trở về phải nhớ mà đóng lại tất cả công tắc mới được hạ cánh.

        Thế mà có lần Lê Hải làm cho cả sân bay một phen hú vía khi Mai Đức Toại về sân bay Gia Lâm hạ cánh trước, Lê Hải từ từ bay đằng sau nhưng quên không đóng công tắc quân giới, bóp cò thế là rầm rầm đạn cày trên đường bảo hiểm. Cả sân bay sợ xanh mắt đổ xô ra xem. May sao Mai Đức Toại đã vào đoạn cuối, anh nhanh trí vòng ngay nếu không thì hôm ấy vừa mất mạng mà cũng mất máy bay luôn.

        Nói chung, đã là phi công chiến đấu trong thời kỳ ấy, tính mạng có thể coi như ngàn cân treo sợi tóc. Bước lên máy bay là xác định cái chết luôn rình rập, cận kề. Nào là lo dính tên lửa, cao xạ của... Phòng không ta, nào là sơ xảy về kỹ thuật, nào là bị địch bắn... cùng rất nhiều lý do “ngớ ngẩn” khác nữa.

        Tôi còn nhớ, có lần một phi công trẻ của ta mới ngồi lên buồng lái. Cậu ta luống cuống thế nào mà mới cất cánh lên, làm động tác lượn vòng quanh sân bay thì bấm nhầm vào nút nhảy dù. Phi công đã tiếp đất an toàn, nhưng chiếc MiG-17 thì vẫn lượn vè vè trên đầu, mà không có người lái, khiến cả sân bay một phen xanh mắt vì không biết chiếc máy bay sẽ rơi vào đâu, hậu quả thế nào. Cũng may, nó chỉ bay thêm chừng 40 phút thì hết xăng rồi rơi xuống một triền đồi và bốc cháy...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:36:54 pm »


*

        Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1965.

        Hôm ấy, Biên đội dự định xuất kích vẫn là Toại, Lai, Bảy, Hoàng nhưng Lai bất ngờ bị ốm, nên Trung đoàn cử Huyên thay thế Lai. Mọi việc lẽ ra vẫn như dự kiến, bỗng cấp trên thông báo “Không quân hôm nay nghỉ, không xuất kích, để dành bầu trời cho pháo cao xạ”. Kể cũng hơi lạ.

        “Chắc cấp trên có lý do, có lẽ Không quân còn non trẻ, còn pháo cao xạ thì đã có bề dày bao nhiêu năm” - Mai Đức Toại nghĩ thế, không phải riêng anh mà cả Biên đội cũng có chung suy nghĩ như vậy.

        Đùng một cái, đến 9 giờ, hai phát pháo hiệu cấp I nổ ùng ùng. Bốn anh em ra máy bay ngay, vừa cất cánh qua đầu sân bay khoảng 4 ki-lô-mét về phía Cầu Đuống thì bất ngờ đạn 37 ly, 57 ly từ trận địa pháo cao xạ đóng tại địa bàn đó bắn lên như hoa cà, hoa cải. Rồi thì khẩu đội pháo 14 ly 5 từ cầu Long Biên cũng thi nhau dội lại như mưa. Mai Đức Toại hoảng quá hô:

        - Đạp trượt cạnh phải!

        Huyên vội vàng làm theo lệnh của Biên đội trưởng, thế là chỉ một tí tẹo thôi, hai anh em đã dạt sang vùng Đan Phượng.

        Dưới mặt đất liên tiếp hỏi:

        - 45 công tác tốt? 45 công tác tốt?

        - Công tác bình thường - Mai Đức Toại đáp.

        Bấy giờ mới theo dẫn đường của sở chỉ huy, Tọai và Huyên hạ thấp độ cao đi dưới mây ven theo Chương Mỹ, Mỳ Đức vòng tới phía bắc Thanh Hóa để tránh tầm ngắm của pháo cao xạ.

        Vào đến khu vực Hà Trung, lại theo chỉ huy vọt lên độ cao 4 ki-lô-mét bay trên mây vì nghe thông báo địch ở phía bên phải cách 20 ki-lô-mét. Hai anh em bay vòng vòng tới 15 phút mà chẳng làm được gì. Cuối cùng đành trở về, cũng may là hạ cánh an toàn đế cho anh em ở mặt đất có cơ hội ùa ra chúc mừng vì đã "tai qua nạn khỏi”.

        Chiều hôm ấy, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuống thăm Trung đoàn hỏi:

        - Sáng nay Biên đội nào bị pháo cao xạ của ta bắn?

        - Dạ, chúng em ạ - Mai Đức Toại tiến lên thưa.

        - Có sợ không? - Đại tướng hỏi và cười.

        - Dạ không ạ - Anh Toại ngần ngừ.

        - Tốt! Không sợ là tốt - Đại tướng nói tiếp - nhưng phải kỷ luật pháo cao xạ ngay vì không chấp hành lệnh chỉ huy. Thiếu chút nữa thì "quân ta đã chiến thắng quân mình"!

        - Thưa Thủ trưởng, đúng là phải phê bình cao xạ ngay - Tư lệnh Phùng Thê Tài nhanh nhảu lên tiếng - Lần này pháo cao xạ đã bắn lên trời hàng tấn đạn mà vẫn không hạ được chiếc máy bay nào...

        Câu nói hớ hênh của Tư lệnh làm chúng tôi ôm bụng cười.

        Có lẽ tại nói vội quá, nên Tư lệnh Phùng Thế Tài đã nhầm lẫn chăng? Chứ lẽ nào ông lại lại mong pháo cao xạ của ta bắn trúng máy bay của ta?
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:44:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:38:07 pm »


CẢM ƠN THỦ TRƯỞNG NHÉ!

        Năm 1966.

        Khi Không quân Mỹ bắt đầu tập trung đánh Kho Xăng Đức Giang, cấp trên mới điều toàn bộ Đoàn Không quân Tiêm kích Yên Thế từ Kép về Gia Lâm. Mai Đức Toại cứ hết trực chiến, lại trực chỉ huy như con thoi, mà chẳng được nghỉ một hôm về thăm vợ và hai cậu con trai.

        Một hôm, Tư lệnh Phùng Thế Tài xuống thăm Trung đoàn, tiện thể theo dõi kế hoạch Trung đoàn đi lấy 12 chiếc máy bay MiG-17 mà Trung Quổc tặng Không quân Việt Nam từ Nam Ninh (Trung Quốc) về do Nguyễn Thành Phương dẫn đầu.

        Chuyến đi này Mai Đức Toại nhận nhiệm vụ trực chỉ huy trong điều kiện khí tượng tại sân bay rất xấu. Tư lệnh Phùng Thế Tài hỏi anh:

        - Thế phương án chỉ huy của cậu thê nào?

        - Báo cáo với Tư lệnh, tôi sẽ cho tới gần sân bay Kép thì xuyên mây xuống, vì hiện nay độ cao mây 6.000 mét đến 8.000   mét sẽ ra khỏi mây. Như vậy từ sân bay Kép tới đây khoảng 60 ki-lô-mét cho xuyên mây, đến Bắc Ninh sẽ ra khỏi mây xuống với tốc độ 5 m/s. Từ đây Biên đội sẽ tìm được đường số một mà về hạ cánh.

        Mai Đức Toại vừa nói xong thì thấy bôn chiếc xuất hiện trên bầu trời Yên Viên. Tư lệnh Phùng Thê Tài cả cười nói:

        - Được lắm, giỏi! Hễ cậu chỉ huy về gọn 12 chiếc, tớ sẽ thưởng cho cậu đưa vợ ra.

        Chỉ ít phút sau, tin báo về sở chỉ huy: 12 chiếc máy bay MiG-17 đã hạ cánh an toàn. Tư lệnh Phùng Thế Tài gọi điện thoại ngay cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Phúc Trạch:

        - Anh cho một cái xe về đón vợ thằng Toại và vợ thằng Chao ra, thưởng cho chúng nó nhé.

        - Về tận Thanh Hóa đón ạ? - Trung đoàn trưởng có vẻ ngạc nhiên.

        - Chứ gì nữa, cho đón ngay không chậm trễ.

        - Báo cáo Tư lệnh: Rõ! - Trung đoàn trưởng Nguyễn Phúc Trạch đáp.

        Đây là chuyện của Đại đội trưởng Mai Đức Toại kể lại. Từ khi vợ Toại sinh thằng cu thứ hai, anh ấy chưa được về, còn tôi thì từ lúc cưới Thêu được gần vợ mấy hôm “trăng mật”, nào đã có đủ thời gian để có cơ hội có con và tôi cũng chưa được về ghé thăm cô ấy.

        Một lần, Chính ủy Đặng Tính hỏi Nguyễn Phúc Trạch:

        - Đại đội của cậu có ai lâu rồi không được gặp vợ?

        Trung đoàn trưởng Nguyễn Phúc Trạch trả lời ngay:

        - Có Mai Đức Toại, Trần Huyền và Lưu Huy Chao; từ lúc về nước tới giờ toàn đánh nhau liên miên, chưa được về lần nào.
   
        - Thế thì cậu bố trí xe cùng một cán bộ về đón ngay các "cô nương" lên cho các cậu ấy.

        - Anh thông cảm, giờ làm sao mà đón được - Nguyễn Phúc Trạch lo lắng.

        - Không được, bằng mọi cách phải đưa các mợ ấy lên, không có xe thì lấy xe của tôi mà đi. - Chính ủy Đặng Tính kiên quyết.

        Thế là lần này, nhờ có các thủ trưởng tâm lý mà tôi và Mai Đức Toại được gặp vợ.

        Riêng có Trần Huyền không đồng ý cho vợ lên và nhất định không báo cho vợ biết vì vợ chồng Trần Huyền vốn lấy nhau là do bố mẹ gả ép. Anh ta vẫn thường nói với chúng tôi: chẳng thích vợ tí nào.

        Còn tôi, sẽ chẳng bao giờ quên được Chính ủy Đặng Tính, vì nhờ có anh giúp mà tôi có cô con gái đầu lòng xinh đẹp Thu Hà, sau lần vợ chồng gặp nhau đáng nhớ ấy.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:45:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:38:27 pm »


PHI CÔNG LAO ĐAO VÌ LÝ LỊCH

        Một lần, phi công Ngô Đoàn Nhung tham gia đánh trận đầu xin hạ cánh bên sân bay Nội Bài, có lẽ để an toàn và cũng vì nhiên liệu đã cạn. Hơn nữa, đánh trận đầu hạ cánh ở sân bay quen thuộc vẫn có cảm giác yên tâm hơn.

        Ngô Đoàn Nhung là học sinh miền Trung tập kết ra Bắc, trông khá to con và có nụ cười rất duyên. Nhiều cô dân công vào làm dường sân bay cứ thích anh chàng phi công hay tủm tỉm cười và nói những câu chuyện dí dỏm. Nhưng đang nói chuyện, anh bất ngờ xin lỗi rồi bỏ đi mất, làm các chị em cứ nhìn theo luyến tiếc mãi. Nhung còn có quyển số tay nhỏ, chép những câu danh ngôn của các danh nhân nổi tiêng thế giới cứ rảnh rỗi là anh thường gọi chúng tôi vào phòng đọc cho tất cả cùng nghe.

        Hôm ấy, Không quân ta hạ được máy bay Mỹ rơi ở vùng đất Phú Thọ. Giặc lái nhảy dù dược, thoát ra ngoài, nên bọn Mỹ cho trực thăng đến cứu. Ban chỉ huy Trung đoàn cử Nhung xuất kích và anh đã nhanh chóng tìm tới nơi có trực thăng theo dẫn đường của Tham mưu.

        Thấy Nhung băn khoăn không biết trực thăng của địch nằm ở đâu dưới vùng trời sáng đẹp quang mây, còn ở dưới một màu xanh của rừng ngút ngát, nên mặt đất lệnh cho Nhung vòng lại quan sát kỹ.

        Ngô Đoàn Nhung vòng lại và anh thốt lên “à, thấy rồi!”. Nhung đã nhìn rõ một chiếc HUlA đang luồn lách qua các khe núi vừa tìm giặc lái vừa tránh MiG của ta, nên bay rất thấp. “Nó ma lanh thật, nhưng làm sao thoát khỏi mắt ta?” - Anh thầm nghĩ và bám sát mục tiêu. Anh đợi cho nó vọt lên ở chỗ địa hình cao rồi anh lao xuống như chim cắt bắn một loạt pháo khiến cho chiếc trực thăng chao đáo xì khói.

        Tin chắc đã bắn trúng mục tiêu, Nhung cho máy bay vọt lên cao quan sát, phía dưới một cột khói đen sì cùng những đám lửa leo lên các cây xanh ngay bên cạnh.

       
*

        Hôm ấy ở sân bay Kép, Đoàn Không quân Yên Thế được tin Nhung bắn rơi trực thăng Mỹ thì phấn khởi vô cùng.

        Nhưng trưa hôm sau, bác sĩ Lê Như Bổng được đồng chí Phiếu, Trung tá Chính ủy Trung đoàn mời lên uống cà phê - có vẻ như báo trước một sự kiện bất thường. Lê Như Bổng hơi ngạc nhiên vì không hiểu tại sao Chính ủy lại mời mình trịnh trọng thế.

        Chính ủy đẩy cốc cà phê về phía bác sĩ nói:

        - Anh uống đi, cà phê ngon đấy!

        - Anh uống đi, tôi có biết uống cà phê đâu, cà phê của anh vừa đặc quánh lại ít đường thế này, chịu thôi - Lê Như Bổng cười nói.

        - Tôi mời ông lên đây là để thực thi một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Ngày mai tôi sẽ cho một máy bay đón Ngô Đoàn Nhung về Kép. Sáng ngày kia anh đưa cậu Nhung về Viện Quân y 108 để giám định lại sức khỏe. Cậu phải chứng minh được cậu Nhung... yếu tim và cắt bay.

        Lê Như Bổng sửng sốt, nhưng vẫn cố gạn hỏi:

        - Hôm qua cậu Nhung vừa mới bắn rơi trực thăng mà hôm nay bác sĩ tuyên bố yếu tim không được bay nữa thì không ai chấp nhận được, nhất là bạn bè của cậu ấy.

        - Trước đây, có một vài phi công vì vấn đề này nọ, cũng đã thông qua bác sĩ cắt bay rồi chuyển xuống làm tham mưu. Vì sự vô lý đó, có người đã bực tức thóa mạ chúng tôi là “Bác sĩ ngu dốt quá’’ đấy.

        Bác sĩ Lê Như Bổng nói một hơi dài rồi lặng thinh. Bỗng nhiên anh bật dậy như lò xo:

        - Anh Phiếu này, anh thử xem có cách khác hay hơn không? Chứ cứ lấy bác sĩ ra làm bình phong như thê này, tôi e không ổn. Tôi biết gia đình Nhung là gia đình cách mạng. вố Nhung là Đại úy Trưởng phòng Tố chức cán bộ của Sư đoàn 305 cơ mà.

        - Tôi cùng quê với nó còn biết rõ hơn anh. Nhưng vào Nam chiến đấu ông ta có vấn đề. Con người đâu phải là bất biến? Ông phải vận dụng vừa hồng, vừa chuyên đây nè. Hồng là phải thắm còn chuyên là phải sâu nhớ chưa?

        - Hồng và chuyên đâu phải ứng dụng như thế này? Các ông cứ bế tắc chính trị thì lại bắt chuyên môn phải gánh chịu. Mệt quá!

        Lê Như Bổng cằn nhằn, nhưng rồi cuối cùng vẫn miễn cưỡng phải tuân lệnh.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:46:54 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:38:52 pm »


       
*

        Ngồi cùng trên xe com-măng-ca đi bệnh viện 108, phi công Ngô Đoàn Nhung cứ hỏi đi hỏi lại mãi lý do tại sao anh phải đi khám bệnh, mà bác sĩ Lê Như Bổng không sao nói được. Anh bác sĩ chỉ lặp đi lặp lại một câu nói như cái máy:

        - Nguyên tắc không chiến xong là phải đi khám lại.

        Ngô Đoàn Nhung có vẻ như lờ mờ đoán ra việc gì đó. Anh không hỏi nữa, mà im lặng trong suốt quãng đường trở về đơn vị. Còn bác sĩ Bổng thì như có vết cứa vào tim, chỉ biết an ủi Ngô Đoàn Nhung vài câu vô nghĩa.

        Sau này tôi có nghe nói ngày bố Nhung vào miền Nam là được trên bố trí hoạt động trong lòng địch, trong một mạng lưới tình báo bí mật.

        Vậy mà ngoài Bắc không rõ lại cho rằng bố Nhung đầu hàng địch. Tiếc cho Nhung - một phi công vừa mới lập công đầu đã phải từ bỏ bay vì những lí do không đâu, thật tiếc quá.

        (Về sau phi công Ngô Đoàn Nhung không còn được bay tiếp nữa và phải chuyển công tác khác dưới mặt đất. Anh đã bị hi sinh trong một lần máy bay Mỹ ném bom vào đơn vị).

        Nhưng không phải một mình Ngô Đoàn Nhung bị ảnh hưởng bởi “thành phần lý lịch” mà kê cả Phó tư lệnh Quân chủng Mai Đức Toại một thời cũng đã từng phải chịu khốn đốn mất một thời gian dài 8 năm liền “chung thủy” với quân hàm Trung úy được phong từ 20 tháng 11 năm 1957 mà mãi đến tháng 9 năm 1965 mới được phong Thượng úy.

        Nhận quyết định từ tay cấp trên, Mai Đức Toại không vui như các sĩ quan mỗi khi được “lên sao” mà buồn âm thầm. Anh tâm sự với một người bạn:

        - Tôi chẳng hiểu các ông ấy nghĩ sao, chứ mình đi chiến đấu từng ấy năm, mấy lần chết hụt, chẳng vi phạm gì, mà bây giờ mới quyết định thăng cấp Thượng úy thì vui nỗi gì?
         
- Ai bao ông có ba dời là thành phần cai trị? Này nhé: Anh ruột của bố ông làm Lý trưởng, ông chú dượng lấy em gái của bố ông cũng làm Lý trưởng Cửu phường Vân Giang, em ruột bố ông cũng làm Hương bản. Cả làng có ba người “to” nhất thì nhà ông lĩnh hết còn gì? - Chính trị viên cười nói.

        - Ông biết một mà chẳng biết mười. Tôi từ sáu tuổi đã mất cha, sống với mẹ. Sáu mẹ con nhà tôi chỉ thiếu nước đi ăn mày. Mười ba tuổi tôi phải đi cán bông thuê, mười lăm tuổi đi gánh củi, mười bảy tuổi đi gánh thuê từ Thanh Hóa ra Nho Quan. Nhà tôi chả có quan hệ kinh tế gì với họ.

        - Đấy mới là điều đáng nói! Bởi vì cấp trên điều tra lại thấy ông không dính dáng gì, nên mới có cái quyết định này. Ông thấy cải cách ruộng đất còn chết oan bao nhiêu người kia. Ông thế này là may mắn lắm rồi, còn được xét lại kịp thời, ông phải vui mới phải chứ.

        - Vui... vui cái con khỉ! - Mai Đức Toại vẫn chưa nguôi giận.

        - Vui chứ, dù cho tám năm mới lên được một bậc quân hàm nhưng ông vẫn bay giỏi, trình độ chuyên môn vững, trình độ tổ chức tốt, cấp trên có “muốn” kìm hãm ông nữa cũng đâu có được nào?

        - Ừ thì tôi vui, còn bao nhiêu thằng vẫn còn đang chết dí vì lý lịch đấy! Nguyễn Khắc Lộc giờ này vẫn phải chịu tiếng lý lịch gia đình có vấn đề đấy thôi. Ông có cách nào “gỡ” cho hắn đi. Tội quá!

        - Đó là nguyên tắc, tôi làm sao được? Ai sớm sáng tỏ thì may mắn thôi - Chính trị viên khoát tay - Thôi, tôi đi nhé. Chào ông.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:47:20 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:39:22 pm »


ĐI TỈM PHI CÔNG TA NHẢY DÙ

        Trung úy Nguyễn Khắc Lộc là một tay bay tầm cỡ từ hồi còn ở nước ngoài. Anh là một trong số những người được chọn phong hàm sỹ quan khi còn học bay. Trở về nước, Nguyễn Khắc Lộc thường được sắp xếp là Biên đội trưởng, dẫn đầu Biên đội không chiến với kẻ thù.

        Ngày 26 tháng 4 năm 1966. Bác sĩ, Chủ nhiệm Quân y Đoàn Không quân Yên Thế Lê Như Bổng được nghỉ bù vì đã tám ngày anh trực “thông lèo”. Không được nghỉ đã đành, cũng không được tắm giặt gì hết. Vì đơn vị có ba quân y sĩ thì người trực ở sân bay Kiến An, người trực ở sân bay Gia Lâm, người lại trực ở sân bay Hòa Lạc. Lê Như Bông trực ở Kép, phải nhờ y sỹ hậu cần mặt đất trực hộ đế tranh thủ tắm rửa rồi ra sân bay trực tiếp.

        Bổng vừa mới phơi được cái áo lên dây, thì Chu Tất Bộ, Thượng úy, Trợ lý Tham mưu Đoàn Không quân Yên Thê gọi to:

        - Bác sĩ ơi, phải đi ngay thôi. Nguyễn Khắc Lộc đã nhảy dù rồi!

        - Thế à! Tôi đi ngay đây.

        - Thế bác sĩ đã ăn gì chưa? - Chu Tất Bộ hỏi.

        - Chưa. Đã kịp ăn gì đâu - Bổng đáp.

        - Thôi, thế thì tôi với ông, ta cùng xuống đánh bát cơm nguội rồi đi nhé.

        - Vâng.

        Hai anh em xuống nhà ăn, lùa vội bát cơm nguội rồi tranh thủ lên đường. Chiếc xe com-măng-ca đít vuông của Liên Xô đưa hai người mang theo máy bộ đàm đi ra phố Kép rồi rẽ sang Bố Hạ, Nhã Nam và thẳng tới Trại Cau. Con đường trung du đất đó bụi mù mịt, toàn “ổ trâu” xóc kinh khủng.

        Bổng cứ đinh ninh rằng đi theo Trợ lý Tham mưu, chắc chắn sẽ nắm được tọa độ rơi của Lộc nên cứ ung dung. Nhưng chỉ ít phút sau, Bổng phát hiện ra Chu Tất Bộ đang rất lúng túng. Lê Như Bống quyết định phải vào cuộc ngay. Ở đây toàn người dân tộc Tày, Nùng. Nhiều cụ già không nói được tiếng Kinh. Bổng nhảy xuống xe, nổ một loạt tiếng Tày khiến cho mấy cụ già đang ngậm tẩu thuốc quay sang nhìn Bổng chằm chằm:

        - Mày ở đâu tới à?

        - Con là người Cao Bằng mà.

        - À, dân Cao Bằng có nhiều bộ đội tài giỏi vớ!

        Bổng lân la hỏi chuyện các cụ một hồi mà không có tín hiệu, thông tin gì khả quan. Bộ thấy thế sốt ruột:

        - Đi thôi ông ạ.

        Hai anh em lại lên xe, vừa đi vừa hỏi.

        Xe của họ đi đến thị xã Thái Nguyên, vượt Đồng Bẩm đến Võ Nhãi, La Hiên thì trời đã xẩm tối. Mãi cho tối khi tìm được nhà ông Chủ tịch xã, thì Bộ và Bổng mới bỏ cơm nắm ra ăn. Nhà bếp Trung đoàn đã chuẩn bị sẵn cho hai anh cùng với lái xe và đồng chí liên lạc bốn nắm cơm và một đùm muôi vừng. Cơm nắm, muối vừng cũng là một loại “lương khô cao cấp” hồi đó, lúc nào cũng có để phi công hoặc những người không phải trực chiến lỡ có đi sơ tán cũng có cái mà ăn cho đỡ đói.

        Chủ tịch xã nhìn thấy cả đoàn cán bộ quân đội tìm kiếm phi công ngồi ăn thì cứ lắc đầu. Chu Tất Bộ được dịp phà trò:

        - Cụ Hồ dạy ta phải rèn luyện gian khố để đánh Mỹ mà. Nếu mà mình ăn ngon quá, sướng quen rồi là không đánh được thằng Mỹ đâu lôi - Bộ vốn có tài lé hài hước làm cho tất cả phải cười theo.

        - Đấy là bảo bộ đội chờ một tí đê nấu bát canh măng ăn thêm cho ấm bụng thôi mà - Chủ tịch xã nói chữa cháy.

        - Cảm ơn Chủ tịch xã lắm, thôi đề ngày mai đi vì đã khuya rồi mà - Bộ vẫn bắt chước giọng dân tộc nói khiến cho mấy anh em cứ bấm bụng nhịn cười.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2019, 05:48:00 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 07:56:02 am »


*

        Sáng hôm sau cả đoàn dậy thật sớm ra xe đi theo hướng ông Chủ tịch chỉ. Đi đến nơi chỉ thấy toàn những lều lán lụp xụp, mái đắp chiếu rách nát của những người dưới xuôi lên khai hoang. Chẳng còn ai ở lại nên giường không có, chỉ còn những ổ nằm lót bằng lá rừng đã mục, hôi hám.

        Xe lại đi tiếp vào thung lũng cụt thì trông thây ba cái nhà sàn. Tấp vào một ngôi nhà sàn gần nhất, may gặp một ông già nói tiếng Kinh rất sõi. Qua câu chuyện thì Bống biết là ông đã từng tham gia ba nhiệm kỳ làm Chủ tịch xã.

        Óng nói giọng lơ lớ tiếng dân tộc:

        - Hôm qua, thấy có tiếng máy bay ì ầm trên đầu, nhưng không thấy có dù rơi ở đây. Hôm kia ta vừa bắn được con gấu cách đây vài con dao quăng thôi, tiện thế ta sẽ đưa các đồng chí bộ đội đi. Trưa mời các đồng chí bộ đội về nhà ta ăn cơm thịt gấu nhé.

        Nói rồi, ông già đeo khẩu súng hai nòng mà hôm trước đã bắn gấu lên vai. Đến đoạn đường cụt, nhìn xa xa trên đỉnh núi đá vôi có cái gì giống như cái dù trên cây gỗ lớn. Chu Tất Bộ mừng rở chỉ:

        - Hay là kia rồi?

        Thế là không ai bảo ai hú lên thật to vang vọng cả khu rừng. Nhưng càng hú, càng không thấy tín hiệu gì chỉ thấy sự im lặng của rừng đáp lại. Bộ sốt ruột rút súng ngắn ra bắn một phát xem thế nào. Không thấy gì. Bống lại bắn thêm một phát nữa, nhưng tiếng súng như mất hút vào rừng mênh mông. Chu Tất Bộ cáu:

        - Rõ ràng thấy cái dù trăng trắng kia còn gì.

        - Đúng, tôi cũng thấy thế - Bác sĩ Bổng cũng đồng ý.

        - Hay ta lên đó xem sao? - Bộ gợi ý.

        - Lên thôi, chả lẽ đến đây rồi lại chịu quay về? - Bác sĩ Bổng hăng hái quay sang ông cụ dẫn đường.

        - Cụ cùng đi với chúng tôi chứ ạ?

        Ông cụ đáp:

        - Từ đây tới đó bây giờ mà đi thì tối về không kịp, với lại các đồng chí bộ đội chưa ăn gì, ta cũng chưa kịp ăn. Cái bụng bộ đội không thấy đói à?

        - Trông gần thế, có xa lắm đâu hả cụ? - Bổng tò mò.

        - Ấy, các đồng chí nhìn thế thôi mà cũng phải đi nửa ngày à. Mà không có đường đi đâu, toàn núi đá dựng đứng như lưỡi gươm ấy. Vượt qua được lưỡi gươm này lại đến lưỡi gươm khác, chắc gì tối đã quay về được?

        Bổng hỏi tiếp:

        - Thê ở đây có thú rừng không? Có sợ hổ ăn thịt phi công không cụ?

        - Không. Đây là thế giới của con sơn dương, chỉ có sơn dương mới sông được ở nơi này. Cái móng của nó có thể nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác. Dưới chân núi đất mới có gấu sinh sông. Mà chả hiểu các đồng chí nhìn thế nào lại nghĩ đó là cái dù trắng nhỉ? Tôi cho rằng không phải. Đó có thế là một cây to, nó đứng trước vách đá trắng, các đồng chí nhìn kỹ mà xem, khi có gió là cả vòm cây dưng đưa nhưng cái vách đá trắng ấy nó vẫn đứng im, nếu cái dù trên cây thì khi cây đung đưa dù cũng phải đung đưa theo chứ?

        Chu Tất Bộ và Lê Như Bống đứng yên quan sát một hồi rồi gật gù:

        - Đúng, đúng. Thôi chúng ta quay ra vậy.

       
*

        Vừa về đến nhà, bỗng cụ bà vợ cựu Chủ tịch xã bảo:

        - Sáng nay đi chợ bên bản Bung, nghe đâu hôm qua máy bay ta và máy bay Mỹ bắn nhau trên trời. Một chiếc bị cháy, khói đen đen là...

        - Thế cụ có thấy người ta nói máy bay ta, hay máy bay Mỹ bị rơi không? - Bổng hỏi như vớ được vàng.

        - Không, họ nói thế thì mình cũng biết thế thôi.

        - Thê bản Bung có xa đây không?

        - Khoảng hai mươi cây số à.

        Bộ quay qua ông cụ hỏi:

        - Đi đường nào hả cụ Chủ tịch?

        Ông cụ cự lại Bộ:

        - Ờ, cái đồng chí bộ đội này, ta có làm Chủ tịch xã nữa đâu mà cứ gọi là “Chủ tịch”?

        - Dạ, cháu gọi quen mồm mà - Bộ cười.

        - Các đồng chí cứ chạy xe độ hai mươi cây số, rồi rồi đế xe đó mà đi bộ vào hỏi dần, chứ tôi nói bây giờ các đồng chí cũng không hiểu đâu, đường rừng mà.

       
*

        Cả đoàn tranh thủ nấu vội nồi cơm, ông cụ cho bát canh măng chua thế là xong bữa. Canh măng chua với ớt gió mọc hoang ở rừng sao mà cay và ngon miệng thế. Cơm nóng, canh nóng, ớt cay, ai cũng vừa ăn vừa xuỵt xoạt thổi. Nước mắt, nước mũi và cả mồ hôi cứ ròng ròng tuôn ra.

        Lê Như Bổng biết tiếng Tày nên nghe được cụ bà nói với cụ ông:

        - Sao bộ đội Không quân, toàn được bay trên trời mà chúng nó khổ vậy! Biết thế này, mình đổi cho chúng nó ít gạo mới để các anh ấy nấu ăn, gạo kia mình để chăn nuôi, đằng nào mình cũng lấy gạo nuôi lợn.

        Ông cụ đáp:

        - Thì mình cũng chưa nghĩ ra thì nó đã nấu rồi. Nước mình còn nghèo, bộ đội cũng còn vất vả, khổ lắm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 07:57:05 am »


       
*

        Ản cơm xong, cả đoàn chào vợ chồng cụ cựu Chủ tịch xã và đi ngay...

        Bản Bung chỉ có vài ba cái nhà lá lụp xụp, không thấy vườn cây trái quanh nhà. Quanh đó cũng chẳng thấy ruộng lúa. Trong bản vắng ngắt không thấy bóng người. Cả đoàn tìm kiếm đi sâu mãi vào khe suối mới thấy mấy bà già đang giặt quần áo bên suối.

        Lê Như Bống mừng rỡ lại gần hỏi bằng tiếng Tày không cần giữ bí mật gì nữa:

        - Chúng tôi là bộ đội, đi tìm phi công ta bị Mỹ bắn rơi trên vùng đất này, các bà các chị có ai biết không? Chỉ giúp cho chúng tôi.

        Nghe Bống nói, các bà các chị cứ nhìn các anh chằm chằm vẻ ngạc nhiên lắm, chắc họ không thể nào tin được bộ đội có thể nói được tiếng Tày trơn tru đến thế.

        - Chúng tôi không nhìn thấy, có máy bay là chui vào hầm, có dám nhìn đâu lố. Nhưng người ở bản bên kia sáng nay đi chợ qua đây có nói bên đó có máy bay rơi - Một bà trả lời Bổng bằng tiếng Tày.

        Bổng quay qua dịch lại cho Bộ nghe.

        - Cảm ơn các mế nhá. Thế đi có xa không?

        - Ố, xa lắm lố, bây giờ phải đi nhanh thì tôi mới đến nơi. Không có đường mà đi đâu, phải rẽ cây rừng mà đi thôi. Người bản bên này muôn đi chợ phải đi từ ba giờ sáng, phải đốt đuốc mới nhìn thấy đường đi.

        Bộ nghe xong, nhìn Bổng như dò hỏi. Bổng thì không sợ, từ bé Bổng đã đi rừng quen rồi, chỉ sợ lạc thì mất thêm thời gian tìm Lộc.

        Đang loay hoay tìm cách đi thì gặp được một bác dân quân từ xa đi lại. Bổng vội vàng nắm tay bác, trình bày rồi nhờ bác dẫn đường đi qua ngọn núi. Bác đồng ý.

        Thế là cả đoàn lại lên đường.

        - Tao thấy mày là người Tày nên tao mới đưa mày đi đấy - Bác dân quân vỗ vai Bổng nói.

        - Cháu biết mà - Bổng cười, rút bao thuốc lá Trường Sơn đã dùng vài điếu đưa bác dân quân - Bác cầm lấy mà hút.

        Bác dân quân vui vẻ rút một điếu châm lên và hít một hơi thật dài.

        Bổng vừa đi vừa trò chuyện với bác dân quân bằng tiếng Tày, không để ý thấy Bộ đang đó mặt tía tai, thở phì phì mãi chưa lên được dốc.

        Bác dân quân có kinh nghiệm hơn nhiều. Ông thở sâu chứ không gấp như anh em Bộ và Bổng. Bác vẫn cứ ung dung với con dao quắm đeo trên lưng cúi khom người từng bước nhẹ nhàng leo dốc.

        Leo tới đỉnh dốc, Bổng giở gói lương khô ra định ăn, mà chợt nhớ ra không có nước. Nhưng Bổng nghĩ mình không ăn thì làm sao mời bác dân quân ăn được? Với lại bụng đã đói cồn cào. Vừa ăn, Bổng vừa hỏi bác dân quân:

        - Ngọn núi này cao bao nhiêu mét?

        Không biết đâu lố, cao lắm, chẳng ai qua đây đâu. Bên kia là đất Bắc Kạn rồi.

        Bổng không ngờ đoàn công tác của mình đã sang đất Bắc Kạn. Bổng nhìn từ đỉnh núi xuống chỉ thấy mịt mù trời đất, khói lam chiều giăng giăng xa tít tắp.

        Hai bác cháu Bổng đang nói chuyện thì thấy Bộ vừa leo lên tới dốc thì cả người đổ ập xuống đất. Bác du kích cười:

        - Cán bộ này không quen leo núi mệt quá rồi hả, thôi cố ngồi dậy đi, chứ nằm thê này vắt chui vào tai thì nguy to. Chẳng thấy Bộ động đậy gì, Bổng phải đỡ ngồi dậy.

        - Anh ăn tí lương khô cho đỡ mệt đi - Bổng chìa cho Bộ miếng lương khô - Ăn đi lấy sức còn đi tiếp.

        Bác dân quân bảo:

         - Đường còn xa lắm vớ, không đi nhanh thì tối giữa rừng đấy. Cán bộ chú ý đi hết núi đá là đến núi đất rồi rẽ trái, đừng có rẽ phải là lại về đất Thái Nguyên đấy, đường đi vào đó không có bản đâu. Thôi tôi về, hai anh đi nhé.

        Hai anh em chào tạm biệt cảm ơn bác dân quân, rồi lại đi, đi mãi...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2019, 07:57:27 am »


        Vừa khát, vừa thèm cơm tuy bụng không thấy đói, vì đã hai bữa họ không được ăn cơm, chỉ ăn lương khô và uống nước lã. Có lúc xuống dốc mà hai anh em đi như chạy.

        Bộ phải chống gậy đi khỏi ngã, có may dệt đầy hai ống quần lỗ chỗ vệt máu khô do vắt cắn. Lũ vắt này hút no máu người ta rồi lăn ra đất để lại vết cắn máu cứ ri rỉ mãi không thôi.

        Bổng có vẻ kinh nghiệm hơn Bộ, quần sắn cao lên đầu gối, biết vắt cắn là cầm que gạt đi ngay, vì cái giống vắt xanh bám vào người bao giờ cũng lành lạnh như giọt nước búng vào cổ. Nếu ta miết tay thấy nhầy nhầy như cục bùn trong tay là phải bóp chặt vứt đi, chứ nếu bóp nhẹ là nó luồn qua kẽ tay, lẩn vào người hút máu ngay.

        Hai anh em hỏi thăm tìm nhà Trưởng bản kiếm chỗ nghỉ, nhân tiện nhờ báo cáo với Chủ tịch xã và Xã đội trưởng.

        Nghe nói có bộ đội Không quân đến tìm phi công, thì cả mấy vị lãnh đạo xã đến gặp anh em Bộ ngay.

        Biết Bổng là người Cao Bằng nên họ càng quí hóa, cứ quấn lấy hỏi han. Thì ra, họ đều là người Tày Cao Bằng, đã di cư về đây làm ăn từ rất lâu rồi.

        Từ lúc biết đây chính là đất Na Rì có máy bay rơi Bộ sốt ruột đề nghị đi ngay. Hai anh em nhờ Xã đội trưởng dẫn đường.

        Rồi cuối cùng, mọi người cũng tới được nơi cần tới.

        Chỗ máy bay rơi cách bản mấy quả núi. Đập vào mắt Bổng là một khối sắt khổng lồ nằm dài trên khu rừng tan hoang cây cối đổ rạp với những đám lá vàng úa hoặc đen thui thành than. Mùi khét của dầu máy bị cháy cùng kim loại vẫn như đặc quánh bầu không khí. Tất cả những gì trên máy bay bằng nhôm, bằng đồng hay bằng sắt đều văng mất cả. Nhất là nhôm cánh máy bay không còn sót lại tí nào. Có lẽ bà con quanh đây đã tháo hết những gì có thể.

        Bổng cố tìm một vật gì đó đề mang về phòng kỷ vật nhưng thật khó vì những thứ kim loại bị nung chảy đã gắn kết với nhau thành khối không sao gỡ ra được. Anh đành quay lại hỏi ông Chủ tịch xã:

        - Bác có thấy phi công nhảy dù rơi ở đâu không?

        - Mình không thấy, nhưng có cụ già chăn trâu nói có cái dù rơi ở phía sau dẫy núi đá kia kìa - ông Chủ tịch nói.

        Bộ kéo Bống ra sân phơi thóc của nhà sàn nhìn ra phía Tây mà ông Chủ tịch vừa chỉ, thấy dãy núi đá dựng đứng như bức tường thành cao chót vót.

        Bộ buột miệng:

        - Tròi ơi, núi cao như thế kia, dân bản còn không dám trèo làm sao phi công có thể trèo được. Bác sĩ Bống thử bắn súng xem. Nếu Lộc còn sống, nghe thấy tiếng súng ban đêm kêu rất to, anh ấy sẽ đáp lại.

        Nói là làm liền, Bộ giơ súng lên bắn hai phát, tiếng súng nổ vang vọng cả núi rừng.

        Bắn xong Bộ lại bảo:

        - Chủ tịch bắn nữa đi.

        Ông Chủ tịch xã cũng bắn luôn một phát.

        Nghe ngóng chẳng thấy động tĩnh gì, Bổng sốt ruột:

        - Xã đội trưởng! Ông có súng trường thì bắn nữa đi.

        Xã đội trưởng ngượng nghịu nói:

        - Trên chỉ cho ba viên đạn thôi, bắn phải có lệnh mới được bắn à, khi có việc gấp phải lập biên bản có xã, huyện chứng nhận mới được, không được bắn tùy tiện đâu lố!

        Chẳng làm gi được nữa, mấy người đành vào nhà. Đêm ở đây vắng vẻ quá. Dân bản nấu cơm nếp cho hai anh em ăn, mà cơm nát quá Bộ không sao ăn được.

        Đợi cả nhà ngủ hết, Bộ thì thào với Bổng:

        - Mai ta chia nhau đi tìm Lộc nhé, anh sẽ đi từ đầu dãy núi đá đi xuống, còn tôi sẽ đi từ cuối bản leo qua núi. Nếu anh nghe tiếng súng của tôi bắn thì phải quay về ngay. Nói xong hai anh em lăn ngay ra cạnh bếp nhà sàn mà ngủ.

        Sáng hôm sau Bổng và Bộ dậy sớm, mỗi người một nắm cơm theo kế hoạch đã định. Bổng vừa leo lên núi đá tai mèo một lúc thì có tiếng gọi sau lưng:

        - Thấy rồi, thấy rồi các anh ơi!

        - Thấy rồi à? ở đâu?

        - Máy bay thì rơi bên này, nhưng phi công lại sang Thái Nguyên rồi.

        - Ổ, thế thì có khi Lộc lại đến chỗ chúng tôi để xe bên đó cũng nên - Bổng mừng rỡ nói.

        Thôi thế thì chúng tôi đi luôn, cảm ơn các bác đã giúp đỡ.

        Người Xã đội trưởng đưa Bổng qua ngọn núi cao hôm trước rồi chia tay. Thế là Bổng cứ nhằm hướng Đông mà chạy, một mình Bổng băng rừng, lội suối làm sao cho nhanh ra đường quốc lộ, chỗ mà đoàn tìm kiếm Lộc đã giấu xe ở đó. Mồ hôi ròng ròng chảy xuống má, Bống lấy tay vừa quệt, vừa hỏi lái xe:

        - Lộc đâu?

        - Anh Lộc được xe của trên đưa đi rồi.

        - Thế Lộc có bị thương ở đâu không?

        - Em không biết, chỉ thây anh ấy mặt mũi sưng húp, gầy vêu vao.

        -Thế Bộ đâu?

        - Anh Bộ nhờ xe của Tỉnh đội, cũng vừa mới đi xong. Anh ấy dặn em ở lại đón anh về Quân y viện 108 để làm việc với các bác sĩ ở đó.

        - Thế thì tốt quá. Cảm ơn các anh đã hiểu nhiệm vụ của quân y không quân. Ta đi thôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM