Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:02:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới làn nước biếc  (Đọc 6874 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:21:49 am »

Đánh cầu Giao Thủy giữa ban ngày

Cầu Giao Thuỷ bắc qua sông Thu Bồn, gần nơi sông Vu Gia tiếp giáp sông Thu Bồn, cầu đi qua làng Giao Thủy thuộc xã Đại Hoà, huyện Đại Lộc nên mới có tên là cầu Giao Thuỷ.

Từ thời Ngô Đình Diệm, để phục vụ cho mưu đồ “diệt Cộng”, Diệm cho mở các đường giao thông ngang dọc đề cơ động đưa lính bao vây càn quét, đánh phá phong trào cách mạng tại Duy Xuyên và Đại Lộc. Trên địa bàn huyện Đại Lộc, chúng cho làm con đường nối từ tỉnh lộ 14B từ thị trấn Ái Nghĩa ra Quảng Huế dài 2km. Tại điểm giáp sông Thu Bồn, địch làm cầu phao nổi sang tỉnh lộ 104 chạy từ thị trấn Nam Phước lên miền tây Duy Xuyên. Từ năm 1965, Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, triển khai 2 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Quảng Đà, chúng xây dựng căn cứ quân sự lớn ở An Hoà (tây Duy Xuyên), bỏ cầu phao nói trên và làm cầu sắt dã chiến.

Công binh Mỹ thiết kế và làm cầu Giao Thuỷ bằng trụ gỗ có đường kính 0,4 đến 0,5m, dài hơn 10m, được ngâm tẩm dầu chống ngấm nước để đóng xuống đáy sông. Loại gỗ này, Mỹ đưa từ Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a sang. Chúng đóng nhiều cây gỗ xuống lòng sông, liên kết lại thành trụ cầu hình thuẫn, đỡ các vai cầu sắt làm sẵn, được trực thăng “cần cẩu bay” câu đến đặt lên. Cầu dã chiến nhưng đủ tải trọng cho các loại xe học thép M113, M41. xe kéo pháo, xe chuyển quân qua lại

Do vị trí cầu ở nơi xung yếu, tiếp giáp với vùng B Đại Lộc, vùng giải phóng của ta nôn chúng canh phòng rất cẩn mật. Tuy vậy, Đội 3 đặc công nước (sau này là Đội 170) vào chiến trường, Phân đội 2 do đồng chí Nguyễn Tấn Minh làm chính trị viên, Nguyễn Ngọc Râng làm phân đội trưởng tổ chức đánh sập cầu này. Địch sửa chữa, ta đánh sập lần thứ hai. Địch lại sửa, ta lại đánh sập lần thứ ba làm hư hỏng nặng. Mỹ phải bỏ hẳn cầu này làm cầu sắt mới cách phía trên cầu cũ chừng 100m.

Trên chiến trường Quảng Đà lúc này đang là chiến dịch Xuân Hè 1972, quân ta tiến công các căn cứ, chốt điểm của địch, đánh mạnh vào các cơ quan ngụy quyền, các tổ chức bình định... Trên hầu hết các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hoà Vang, cả trong nội thành Đà Nẵng thu nhiều thắng lợi. Hoà chung với khí thế đó, trong tháng 5 năm 1972, Đội 170 đã đánh sập hai cầu là: Phân đội do đồng chí Rơi chỉ huy đánh sập cầu Thanh Quýt trên quốc lộ 1A, 1 phân đội do đồng chí Sanh chỉ huy đanh sập cầu Giao Thuỷ vào cùng một đêm 13 tháng 5 năm 1972.

Cầu Giao Thuỷ bị đánh sập, chiếc cầu nối liền hai vùng chiến thuật Tây của Duy Xuyên và Tây của Đại Lộc rất quan trọng nên chúng điều đến một tiểu đoàn công binh ngụy, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ khấn trương sửa chữa lại cầu, hình thành một công trường làm cầu, ngổn ngang các loại vật tư, xe tải, xe cẩu, xe chuyên dụng của công trình... Tiếng động cơ các loại xe, các loại máy nổ, tiếng va chạm của sắt thép inh tai, nhiều tia lửa hàn lóe chớp liên hồi nhức mắt. Lính tráng đi lại xen lẫn với những nhóm lính công binh đang làm việc trôn mặt cầu và ở cả hai bên đầu cầu rất nhộn nhịp.

Đội trưởng Phạm Xuân Sanh nghĩ ra một kế hoạch táo bạo: “Cần phải đánh bồi một trận bất ngờ giữa lúc địch đang sửa chữa cầu!”. Anh cho họp phân đội, nói rõ ý định và động viên anh em suy nghĩ hiến kế. Nhiều ý kiến phát biểu. Có ý kiến cho rằng đánh giữa ban trưa khi bọn địch chui vào lều bạt nghỉ trưa, ăn uống, không chú ý đề phòng. Có ý kiến nên đánh vào lúc vừa chập choạng tối. Ý kiến nào cũng có lý lẽ phân tích thuận lợi và khó khăn. Nhưng cuối cùng, phương án của đội trưởng đưa ra, cả phân đội đều tán thành và cho là tối ưu nhất là: Tranh thủ thời cơ lúc thời gian kết thúc một đêm, mà bọn địch canh gác tuần tra bảo vệ cầu và chuẩn bị bắt đầu một ngày triển khai công tác làm cầu của bọn lính công binh. Thời cơ này có thể xuất hiện trên dưới 1 tiếng đồng hồ từ hơn 5 giờ đến 7 giờ sáng. Tổ chiến đấu có thể xuất phát từ 5 giờ sáng, tiếp cận mục tiêu, đặt khối nổ, điểm hoả rồi rút khỏi mục tiêu khoảng 6 giờ sáng trời còn chưa sáng tỏ. Đặt kíp hẹn giờ “2 tiếng”. Như vậy khối nổ sẽ phát hỏa lúc 8 giờ hơn hoặc kém, đúng giữa lúc địch đang tập trung làm việc. Phân đội tán đồng và trở thành nghị quyết thực hiện của phân đội. Ai nấy đều tin tưởng phương án “táo bạo và bất ngờ” này, sẽ là yếu tố làm nên chiến thắng.

Đội trưởng Sanh họp toàn phân đội, phân công nhiệm vụ. Để cho gọn nhẹ, cơ động tốt, tổ chiến đấu chí cần 2 người. Nhưng, cả phân đội đưa tay xin được đi chiến đấu. Đội trưởng hoan nghênh tinh thần tự nguyện của mọi người nhưng trận này chi cần 2 đồng chí, ai chưa được đi lần này thì sẵn sàng nhận nhiệm vụ những trận tiếp theo. Trận này 2 đồng chí Hồ Phi Thiện và Giang Hồng Mão trực tiếp đi chiến đấu. Số còn lại làm tốt nhiệm vụ được phân công. Tổ khí tài thiết kế khối nổ 40kg C4, kẹp thêm một quả mìn rùa (nam châm), đặt phía nam châm bên ngoài đề áp vào chân trụ cầu bằng sát. Khi tổ chiến đấu vào mục tiêu, nhấn chìm khối nổ xuống sâu dưới nước khoảng 1m, đề phòng địch phát hiện vớt lên. Khoảng cách từ điểm xuất phát đến cầu khoảng l,5km, lưu tốc nước xuôi ở mức trung bình, thời gian tiếp cận mục tiêu khoảng hơn nửa tiếng. Đội trưởng lệnh cho tổ chiến đấu xuất phát từ lúc 5 giờ kém 10 phút.

Thực ra Mão rất tự tin vì mục tiêu không có vật cản rào thép gai, chỉ cần đảm bảo kỹ thuật hành tiến bí mật tiếp cận mục tiêu, đảm bảo thời gian là chắc thắng. Lúc 5 giờ 45 phút, tổ chiến đấu đã vào mục tiêu nhận chìm khối nổ áp vào trụ cầu, điểm hỏa rồi rút khỏi mục tiêu lúc 6 giờ kém 5 phút, khi trời còn chưa sáng tỏ.

Rút khỏi mục tiêu về phía hạ lưu khoảng 1km. anh em lên bờ chờ đợi. Đằng dông, mặt trời ló rạng rồi hiện lên như một chiếc đĩa đỏ lừ, báo hiệu một ngày hè gay gắt.

Đến 7 giờ 15 phút ngày 19 tháng 5 năm 1972, tiếng nổ âm vang làm trụ cầu gãy đổ, văng cả 2 nhịp cầu cùng 32 tên lính công binh và một số máy móc xuống sông giữa buổi sáng mùa hè. Lại một chiến công, một trận đánh táo bạo, sáng tạo và mưu trí dũng cảm của các chiến sĩ đặc công nước thuộc Đội 170!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:22:14 am »

Tham gia giải phóng Trường Sa

Chiến dịch Trị Thiên - Huế và chiến dịch Đà Nẵng mở màn, Tiểu đoàn 471 đặc công nước có nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phô như cầu cống, kho tàng, bến cảng... không cho địch đánh phá trước khi rút chạy.

Ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đà Nẵng được giải phóng, kết thúc chiến dịch Trị Thiên - Huế và chiến dịch Đà Nẵng một cách vẻ vang. Phát huy chiến quả, với khẩu hiệu: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” quân ta tiến công như vũ bão về phía nam, giải phóng Bình Định (1-4-1975), giải phóng Khánh Hoà (3-4-1975), Tuyên Đức (4-4-1975), và giải phóng Bình Thuận, Ninh Thuận (19-4-1975), phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang, mở toang cánh cửa phía bắc Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của quân ngụy. Trong hoàn cảnh đó, Bộ Tư lệnh Hải quân cũng tổ chức tiến công giải phóng Quần đào Trường Sa, do Đoàn 126 đặc công nước tố chức chiến đấu dưới sự chỉ huy của đồng chí Mai Năng, có sự phối hợp của một số đơn vị.

Tiểu đoàn 471 đang trong không khí phấn khởi, tưng bừng của quân và dân Quảng Đà, đang cùng với các đơn vị “quân quản” tiếp thu quản lý các kho tàng, cơ sở của địch trong thành phố, thì được lệnh tố chức một đội mạnh phối hợp đi giải phóng Trường Sa.

Tiểu đoàn khẩn trương tổ chức đội quân gồm những cán bộ chiến sĩ có sức khoẻ, có trình độ chiến kỹ thuật tốt đã kinh qua luyện rèn trong chiến đấu, giao cho đồng chí Bùi Quang Giang chỉ huy đội. Đội được trang bị vũ khí khí tài đầy đủ, được quán triệt, nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang trong công cuộc  giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đội hình đi  giải phóng Quần đảo Trường Sa do Đội 1 Đoàn 126 và Đội của Tiểu đoàn 471 đặc công nước làm nòng cốt. Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 38, Sư đoàn 2 bộ binh phối thuộc chiến đấu.

Ngày 11 tháng 4 năm 1975, anh em bước vào trận chiến đấu mới, ở một chiến trường đặc biệt giữa đại dương mênh mông, cách Cam Ranh 248 hải lý. Xuất phát từ Đà Nẵng thì quãng đường xa hơn gấp rưỡi, ai nấy cảm thấy băn khoăn lo lắng. Nhưng rồi khi tiếng máy của các con tàu 673, 674, 675 và các tàu đổ bộ khác nổ vang, kéo còi xuất hải thì những ý nghĩ băn khoăn của mọi người càng tan biến di, trước mắt họ bây giờ là biển cả, là nhiệm vụ trọng đại đầy khó khăn, thử thách.

Đi giải phóng Quần đảo Trường Sa, phát huy yếu tố bí mật bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm, theo chiến thuật đặc công. Mà đã đánh đặc công là phải tai nghe, mắt thấy, tay sờ thực tế mới bảo đảm chắc thắng. Ở trong tình thế này, từ cán bộ đến chiến sĩ chưa ai biết trên đảo có bao nhiêu quân địch, chúng bố trí phòng thủ ra sao, những khó khăn trở ngại gì khi tiến công lên đảo? Nhưng trong khí thế hào hùng của quân và dân ta là thần tốc, táo bạo, bất ngờ đã tiến công quân thù như “trúc chẻ tro bay”, giành thắng lợi liên tiếp thì anh em cũng quyết tâm phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngoan cường dũng cảm, tự chủ, tự tin ở mình, ở cán bộ chỉ huy nhất định đã đi là đến, đã đánh là thắng lợi.

Những con tàu rẽ sóng, bềnh bồng trên mặt biển khơi với sóng gió cấp 4, cấp 5, mở hết tốc lực chạy suốt ngày đêm, ai nấy có cảm giác nôn nao chóng mặt vì say sóng. Luồng nước từ trước mũi những con tàu dậy lên trắng xóa, chảy xiết về phía sau, nhập vào những con sóng xô đuổi nhau như tự trong nó mang một tâm hồn rạo rực với tâm hồn những cán bộ, chiến sĩ đi giải phóng Trường Sa của Tổ quốc hôm nay.

Trưa ngày 13 tháng 4, đài quan trắc báo tin: “Đã phát hiện những chấm đen lờ mờ nổi lên trên đường viền của trời trong và biển thẫm mênh mông!”. Mọi người phấn khởi reo lên: “Đã đến Trường Sa, Trường Sa đang đợi chờ chúng ta giải phóng!”. Lệnh từ Ban chỉ huy truyền đến các tàu: “Tất cả mọi người chuẩn bị ở tư thế sẵn sàng chiến đấu!”.

Mờ sáng ngày 14 tháng 4, bộ đội ta bí mật đổ bộ lên đảo, tiếp cận vào vị trí đóng quân của địch. Trời vừa sáng tỏ, tiếng súng tiến công từ bôn mặt nổ vang, quân địch trong các dãy nhà tôn chạy nháo nhào, chúng không hiểu việc gì đã xảy ra, bị động hoàn toàn! Sau gần 20 phút chiến đấu, quân địch một số bị tiêu diệt, số còn lại đầu hàng. Quân ta kéo cờ “Quyết chiến quyết thắng” lên đỉnh cột cao. Trận chiến đấu đầu tiên, đảo Song Tử Tây được giải phóng. Bộ đội ta thu dọn chiến trường, bố trí người giữ đảo và đại bộ phận xuống tàu tiếp tục cuộc chiến đấu giải phóng các đao: Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn...

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, quân ta tiến công đánh chiếm đảo Trường Sa Lớn. Thế là từ ngày 11 đến ngày 29 tháng 4 ta đã giải phóng hoàn toàn Quần đảo Trường Sa.

Đội đặc công nước của Tiểu đoàn 471 tham gia chiến đấu giải phóng Trường Sa đến đầu tháng 6 năm 1975 anh em mới trở về đơn vị, trong niềm vui phấn khởi dã góp phần xứng đáng vào chiến công giành lấy chủ quyền các đảo thân yêu của Tổ quốc.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất nước nhà, Tiểu đoàn 471 sáp nhập với Đoàn 35, thành lập Đoàn 475 của Quân khu 5, có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải, đồng thời làm nhiệm vụ kinh tế đánh bắt hải sản trên vùng biển của ta, nay đã sạch bóng quân thù.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:23:50 am »

PHỤ LỤC
BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH CỦA TIỂU ĐOÀN 471

Tiểu đoàn 471 Đặc công nước có mặt tại chiến trường Quảng Đà từ tháng 2 năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, đã chiến đấu lập được thành tích như sau:

- Đã đánh 51 trận (có 39 trận đánh dưới nước, 12 trận đánh trên bộ, không kể các trận đánh phối hợp diệt ác phá kìm, chống càn quét bảo vệ hành lang).

- Tiêu diệt 800 tên Mỹ - ngụy (phần lớn là sĩ quan và nhân viên kỹ thuật).

- Đánh chìm 11 tàu vận tải quân sự từ 8 nghìn đến 1 vạn tấn (trong đó có 1 tàu chở dầu).

- Đánh sập nhiều cầu: cầu Thủy Tú, cầu Đen, cầu Đỏ, cầu Trắng, cầu Hói Mít, cầu Lăng Cô (có cầu đánh đi đánh lại đến ba bốn lần).

- Đánh diệt 2 khu ra-đa của không quân và hải quân, 1 trạm viễn thông của địch trên báo đảo Sơn Trà.

- Tổ chức 1 đội cùng với Đoàn 126 chiến đấu giải phóng Quần đảo Trường Sa và thu, phá hủy nhiều phương tiện và kho tàng vật tư, quân trang quân dụng.

Tiểu đoàn được tặng thưởng:

- 2 Huân chương Quân công hạng Ba.

- 5 Huân chương Chiến công hạng Nhất.

- 7 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Ban đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng.

- 1 cờ “Anh dũng diệt Mỹ” của ủy ban Cách mạng lâm thời miền Trung tặng.

- 20 bằng khen, 30 giấy khen cho các phân đội.

Cá nhân được tặng thưởng:

- 12 Huân chương Chiến công hạng Nhì.

- 44 Huân chương Chiến công hạng Ba.

- 99 bằng khen, 250 giấy khen.

- 1 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (đồng chí Đặng Tiến Lợi được tuyên dương ngày 22 tháng 12 năm 1973).

- 28 Dũng sĩ đánh giao thông.

- 28 Dũng sĩ xung kích.

- 5 Dũng sĩ đánh cơ giới.

- 18 Chiến sĩ thi đua.

Thành tích của Đội 170 Đặc công nước, Mặt trận 44 Quảng Đà từ năm 1967 đến năm 1975:

- Đã đánh 84 trận dưới nước và kho xăng, hai trộn tiêu diệt trên 800 tên địch có 42 tên Mỹ, có 1 đại tá, 1 thiếu tá Mỹ.

- Đánh chìm 5 tàu quân sự có, 1 pháo hạm Mỹ thuộc hạm đội 7, 1 tàu dầu, 3 tàu vận tải quân sự.

- Đánh chìm 18 hải thuyền của quân ngụy Sài Gòn.

Đánh sập 72 lượt cầu và một số trận đánh tàu, hải thuyền của địch trong đó:

1. Các cầu trên quốc lộ 1A: cầu Thủy Tú hai lần, cầu Lăng Cô 1 lần, cầu Bà Rén 2 lần, cầu Câu Lâu 3 lần, cầu Đỏ 3 lần, cầu Quá Giang 1 lần. Ngoài ra còn có một số cầu cống nhỏ khác trên quốc lộ 1A cũng bị đánh sập nhiều lần.

2. Các cầu trên tỉnh lộ chiến lược: cầu Giao Thủy 5 lần, có 1 trận đánh vào ban ngày, diệt một trung đội lính công binh ngụy 42 tên. Cầu Điện Vịnh 2 lần, cầu Ái Nghĩa thị trấn Đại Lộc 2 lần, cầu phao Quảng Huế 2 lần, cầu Chín Cửu 1 lần, cầu Ngũ Giáp 1 lần, cầu Cẩm Lý 2 lần, cầu Đen 1 lần, cầu Chìm 1 lần, cầu Phước Trạch 2 lần... Ngoài ra còn một số trận đánh tàu hải thuyền ngụy trên cảng cửa Đại Hội An, trên vùng vịnh Xuân Thiều, Đà Nẵng...

* Được tặng thưởng các huân chương, huy chương và dũng sĩ các loại:

- Huân chương Quân công hạng Ba trận đánh pháo hạm của Mỹ tại vịnh Đà Nẵng.

- Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất: 6 chiếc.

- Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhì: 5 chiếc.

- Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba: 40 chiếc.

*Tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng cho cá nhân: 62 chiếc.

* Chiến sĩ Thi đua cấp quân khu, toàn quân: 2 đồng chí.

1. Phạm Xuân Sanh: Đội trưởng.

2. Giang Hồng Mão: Phân đội phó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM