Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:45:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới làn nước biếc  (Đọc 6872 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 06:11:53 am »

Một lần vượt biển lập những chiến công

Tiểu đoàn đặc công nước 471 theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu trên Mặt trận Quảng Đà, đứng chân trên một địa bàn hết sức khó khăn ác liệt, vừa xây dựng đơn vị, vừa lo tự túc một phần lương thực, vừa chuẩn bị chiến trường chiến đấu lập công... biết bao nỗi vất vả gian nan của cán bộ và chiến sĩ tiểu đoàn. Tiêu chuẩn lương thực hậu cần mặt trận cấp cho mỗi người một ngày hơn 1 lon sữa bò gạo, phải độn khoai sắn của đơn vị tự trồng và cải thiện thêm bằng rau rừng, cải tàu bay, môn thục! Tiểu đoàn đã từng bước khắc phục khó khăn để vượt qua, tích cực chuẩn bị chiến trường, chiến đấu lập công, khẳng định được mình là đơn vị đặc công tinh nhuệ.

Đứng ở chân dãy Bạch Mã nam Hải Vân, quan sát sự hoạt động nhộn nhịp của tàu bè trên vịnh Đà Nẵng và nhiều mục tiêu của địch trên bán đảo Sơn Trà, Ban chỉ huy Tiểu đoàn nhận định: “Phải tìm cách vượt biển, đưa bộ đội ém quân trên bán đảo Sơn Trà, tổ chức đánh bất ngờ các mục tiêu tàu vận tải quân sự Mỹ, các mục tiêu trên đỉnh Sơn Trà, mở ra một hướng chiến đấu ở ngay nơi mà Mỹ, ngụy cho là: “bất khả xâm phạm”, nhất định sẽ lập được nhiều chiến công lớn!”.

Tuy nhiên, từ dự kiến đi đến thực tế có một khoảng cách khá xa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ nam Hải Vân muôn sang bán đảo Sơn Trà phải vượt biển, chỗ gần nhất cũng hơn 10km trong điều kiện thuỷ triều ở vịnh Đà Nẵng theo chế độ bán nhật triều, từ đầu hôm đến nửa đêm là triều cường, từ nửa đêm về sáng là nước xuống, tạo thành dòng chảy đẩy vào rồi rút ra, muốn bơi qua phải đè ngang dòng nước theo hình dích dắc chữ W, do đó quãng đường không phải là 10km mà từ 15km hoặc hơn. Đó là chưa kể tác động của gió. Liệu cá chép có vượt được “vũ môn” để hoá thành rồng? Ban chỉ huy Tiểu đoàn 471 giao cho Đội 1, do đồng chí Nguyễn Hồng Quảng - Đội trưởng và Đỗ Văn Thành - Chính trị viên nghiên cứu thực hiện. Đội 1 chuyên trách đánh tàu và các mục tiêu trên biển, hầu hết cán bộ, chiến sĩ đểu có trình độ bơi lặn giỏi. Tuy nhiên, vào chiến trường gian khổ, sức khoẻ có giảm đi nhiều, khó mà bảo đảm cho chuyến vượt biển khó khăn này!

Đội trưởng Nguyễn Hồng Quảng đã ngoài tuổi ba mươi, cái tuổi đã chín chắn trong suy nghĩ, dạn dày từng trải trong chiến đấu vẫn thấy lo lắng cho nhiệm vụ được giao. Anh bàn trong chỉ huy Đội, chọn 1 phân đội hầu hết là đảng viện và một số là đoàn viên ưu tú, có sức khoẻ tốt, có trình độ chuyên môn giỏi để làm nhiệm vụ “đột phá”. Số anh em đau ốm, sức khoẻ kém được bố trí làm những công việc thích hợp. Đội chọn một khúc sông, thượng nguồn sông Thuỷ Tú làm thao trường tập luyện chiến kỹ thuật chủ yếu là bơi dai sức và ngâm mình trong nước đạt đến sáu bảy giờ liền, nâng cao sức bền chịu đựng trong môi trường lạnh lẽo! Anh em tập luyện hai tuần lễ, yêu cầu nhiệm vụ khẩn trương không thể kéo dài hơn nữa. Đội trở về vị trí trú quân, xin lệnh Tiểu đoàn triển khai thử nghiệm “đạp bằng sóng dữ đại đương” sang bán đảo Sơn Trà!

Đồng chí Đàm Văn Tôn nguyên là Đội trưởng Đội đặc công nước 68, từ miền Bắc vào, được Quân khu 5 bổ sung cho tiểu đoàn vào tháng 2 năm 1972, được giao nhiệm vụ mở đường. Anh đưa phân đội lần thứ nhất vượt một phần ba quãng đường rồi quay lại. Lần thứ hai, vượt nửa chặng đường rồi quay về họp rút kinh nghiệm và xác định quyết tâm. Anh em tin tưởng khả năng vượt biển thành công sau hai lần đi thử nghiệm. Đội trưởng Nguyễn Hồng Quảng thường ngày vốn điềm tĩnh và có phần hơi nghiêm nghị, nhưng qua hai lần thử nghiệm với ý chí quyết tâm của anh em, làm vơi đi trong anh bao nỗi lo âu. Anh phấn chấn hẳn lên, vui vẻ cởi mở, đôn đốc người này, nhắc nhỏ người kia làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo cho lần vượt biển thành công.

Phân đội xuất quân trong một đêm trời tối, vần vũ mây đen, mưa rơi lắc rắc, gió táp những hạt mưa vào mặt vừa rát vừa lạnh rợn người. Đoàn người lặng lẽ hành quân, bám sát đường đèo, dừng lại chò tổ trinh sát nắm tình hình. Mới 5 giờ chiều mà rừng núi Hải Vân phủ một màn tối sẫm, các loại xe lưu thông trên đường đèo bật đèn pha sáng rực. Bọn địch tuần tra có lẽ đang tránh mưa gió nên vắng bóng trên đường. Tổ trinh sát tranh thủ tình hình sơ khoáng, đưa anh em nhanh chóng vượt qua, về vị trí xuất phát phía bắc kho xăng Liên Chiểu. Theo lệnh chỉ huy, anh em trút bỏ quần áo. mặc độc chiếc quần sịp, đầu đội chiếc mũ bơi may bằng vải dù hoa mỏng, tiến hành khởi động. Bộ phận phục vụ đóng gói khoảng 40kg bọc ni lông kín nước, làm thành một chiếc phao vượt biển. Đội trưởng luôn động viên anh em khởi động tích cực vào cho nóng người, các cơ bắp giãn ra để khi xuống nước đỡ bị chuột rút. Chuột rút chân tay có thể còn bình tĩnh xử lý dễ dàng, chứ chuột rút cơ bụng là hết sức nguy hiểm. Khởi động xong, mỗi người cô uống kha khá nước mắm để dự trữ calo! Anh quay sang nhắc nhở bộ phận phục vụ, phải hết sức cẩn thận, chú ý kín nước vì mỗi chiếc phao gắn liền với sinh mệnh của đồng đội, đồng chí mình vượt biển đêm nay!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 06:14:15 am »

Đúng 8 giờ 30 phút, một đêm tháng 9 năm 1972, Đàm Văn Tôn đưa phân đội trườn mình ra biển mênh mông. Trời vẫn lắc rắc mưa rơi, mặt biển phản chiếu vô số ngọn đèn trên những con tàu lung linh run rẩy. Phía xa trước mặt, bán đảo Sơn Trà chỉ là một màu đen sẫm không nét không hình. Sóng bạc đầu lao xao táp vào mặt mọi người, không cẩn thận hớp phải được, chẳng bao lâu bụng sẽ no nước biển. Anh em xuất phát đầu hôm gặp nước triều cường, dòng chảy từ ngoài khơi đẩy vào nên phải vất vả đè ngang dòng chảy để bơi theo đúng hướng Tây Nam. Mặt biển mênh mông, độ sâu thăm thẳm, con người hết sức nhỏ nhoi, có thể bị nhấn chìm trong lòng đại dương bất cứ lúc nào! Đem sức người vật lộn với sóng gió biển khơi, nhiều lúc mệt mỏi rã rời như sắp đứt hơi, không thể cố lên được nữa, nhưng từ trong trái tim của người chiến sĩ như vọng ra lời nhắn nhủ: “Trung với Đảng, hiếu với dân là thể hiện bằng hành động trong những giờ phút cam go, nguy hiểm!”. Sức mạnh tinh thần làm vơi đi cái mệt mỏi rã rời, kiên trì vượt lên phía trước!

Kinh nghiệm bơi đường dài cho thấy, vài ba cây số đầu tiên là vô cùng mệt mỏi, nhưng qua cái ngưỡng đó rồi như có sự hồi sức, sự mệt mỏi giảm đi, có thể đủ sức vượt quãng đường dài. Gần 5 tiếng đồng hồ vẫy vùng giữa biển mênh mông, bán đảo Sơn Trà xa xa mờ ảo; những con tàu vào ra vịnh gần phao số 0 kéo những hồi còi dài lảnh lói trong đêm; từng tổ động viên nhau bằng tín hiệu của sợi dây liên kết. Mọi người đem hết sức bình sinh chiến đấu với biển cả thiên nhiên, sự sống và cái chết tuỳ thuộc vào trí lực của mỗi người; chính trong giờ phút này lòng quyết tâm và sức mạnh bản năng bật dậy làm cho tay quẫy, chân đạp trong nước dẻo hơn, mạnh hơn, quãng đường ngắn lại dần; vòm trắng trên đỉnh Sơn Trà mỗi lúc to lên, hiện rõ dưới quầng sáng điện đèn.

Niềm vui phấn khởi lại tiếp thêm sức lực để anh em vượt nốt quãng đường cuối cùng tới đích trên bờ biển phía bắc bán đảo Sơn Trà, nằm khoảng giữa cảng Tiên Sa và đài ra-đa đối hải. Ba tổ tới đích đầy đủ, lần lượt lên bờ. Phân đội trưởng nhìn đồng hồ đã là 4 giờ 50 phút. Thế là phân đội đã vượt biển hơn 12 cây số với thời gian gần chín tiếng đồng hồ. Việc mở đường coi như đã thắng lợi! Nỗi mừng khôn xiết làm tiêu tan cái lạnh lẽo, vất vả nhọc nhàn, ai nấy cảm thấy như mình vụt lớn lên trong cuộc chiến đấu một mất một còn này.

Anh em nhanh chóng thay quần áo, sắp xếp mọi thứ vào gùi, đi tìm nơi trú ẩn tạm thời, nghỉ ngơi cho lại sức. Sáng hôm sau, họ chia nhau tìm nơi ém quân lâu dài phía đông bắc bán đảo Sơn Trà, trên đỉnh là đài ra-đa, đài không lưu của Mỹ - ngụy, bên dưới là triển dốc đứng, tạo thành một thung lũng nhỏ, cây cối um tùm rậm rạp, có những khe nước nhỏ từ các hốc đá chảy ra và quan trọng hơn là đứng ở vị trí này, bí mật đặt đài quan sát có thể nhìn toàn cảnh vịnh Đà Nẵng cập nhật được tình hình hoạt động của tàu quân sự, tàu vận tải vào ra neo đậu, từ đó dễ dàng chọn được mục tiêu thuận lợi, mở ra khả năng tác chiến mới cho Tiểu đoàn 471 nhiều cơ hội lập công. Có thể xem cái ngày đơn vị vượt biển, thọc sâu bán đảo Sơn Trà là một chiến công, là thời khắc lịch sử của Tiểu đoàn 471 đặc công nước trên Mặt trận Quảng Đà.

Phân đội tiến hành tổ chức công tác điểu nghiên, trinh sát mục tiêu trên bán đảo và tàu bè dưới vịnh. Qua tổng hợp điều tra trinh sát, phân đội quyết định đánh tiêu diệt đài ra-đa đối hải của Mỹ. Đài ra-đa đối hải thuộc loại tối tân, được Mỹ xây dựng trên đỉnh núi cao nhô ra biển phía đông bắc bán đảo Sơn Trà. Tầm quét của ra-đa xa hàng trăm hải lý, kiểm soát một vùng rộng lớn biển Đông sang tận đảo Hải Nam, Trung Quốc. Chúng san bằng đỉnh núi thành một bãi rộng hơn 1.500m2, đổ xi măng làm nền chắc chắn. Chính giữa là tháp ra-đa cao 30m. Dưới chân đài là khu nhà lắp đặt máy móc có chiều dài 35m, rộng lõm. Chung quanh có 5 lớp rào kẽm gai bao bọc. Thường xuyên có 5 sĩ quan Mỹ thường trực tác nghiệp ra-đa. Dưới thấp hơn về phía đông cách đài ra-đa 50m, là khu nhà ở của trung đội lính bảo vệ. Về phía tây bắc cách đài ra-đa 100m, là trạm phát điện và kho nhiên liệu chứa khoảng 100 phuy xăng dầu phục vụ cho trạm phát điện suốt cả ngày đêm.

Phân đội quyết định đánh mục tiêu này vì mấy lý do: Một là, trận đánh bất ngờ vào một mục tiêu mà bất cứ tên chỉ huy nào có đầu óc “Tào Tháo đa nghi” cũng không ngờ Việt cộng có thể đánh vào đây được. Trận đánh thắng lợi sẽ khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị; củng cố niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của cách mạng, làm cho kẻ địch hoang mang khiếp sợ, báo chí Sài Gòn và đài báo phương Tây đưa tin bình luận, nhân dân Mỹ sẽ lên án mạnh mẽ giới cầm quyền thực hiện cuộc chiến tranh phi nghĩa, tốn của hao người tại Việt Nam. Hai là, đảm bảo an toàn cho tàu không số của ta vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam theo hành lang “đường Hồ Chí Minh trên biển”, tránh khỏi sự phát hiện của ra-đa Mỹ. Ba là, vị trí đài ra-đa sát biển, ta làm tốt công tác nghi binh, địch sẽ nhận định ta dùng xuồng máy đổ quân lên đánh rồi rút về đường biển, khả năng nghi ngờ quân ém sẵn trên bán đảo ít hơn. Toàn phân đội thông nhất ý chí và tiến hành triển khai bằng hành động một cách khẩn trương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 06:15:01 am »

Phân đội tổ chức thành 3 mũi (mỗi mũi 1 tổ 3 người). Mũi 1 chủ công có phân đội trưởng làm mũi trưởng đánh trạm phát điện và khí nhiên liệu. Phân đội trưởng làm mũi 3 đánh trạm phát điện và khí nhiên liệu. Vũ khí sử dụng: Dùng quả bộc phá 20kg thuốc nổ C4 đánh tan tháp ra-đa và máy móc. Dùng thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên đánh vào khu nhà lính. Dùng bộc phá 2kg và thủ pháo đánh vào trạm phát điện. Ba tổ tiến hành trinh sát thực tế mắt thấy tay sờ, nắm chắc tình hình và mục tiêu được phân công, nghiên cứu kỹ đường tiến, đường lui của từng mũi. Đêm trinh sát thực tế không có gì trở ngại, nhìn đôi mắt người nào cũng thấy chấp chới biếu hiện nỗi vui mừng sau đêm trinh sát. Mọi người lo chuẩn bị cho trận chiến đấu đã được phân công.

Chiều 15 tháng 9, trên bán đảo Sơn Trà mưa to gió mạnh ào ào lay động cây rừng ngả nghiêng gãy đổ. Mới 17 giờ mà trời đất tối sẫm, mịt mùng trong nưa gió. Đúng 19 giờ, đội ra lệnh các tổ xuất phát tiếp cận hàng rào các mục tiêu đã được phân công. Các mục tiêu im lìm không thấy bóng dáng một. tên địch nào qua lại. Trời vẫn mưa to với từng cơn gió giật, những ngọn đèn bào vệ trên cao chao đảo hắt ra những vùng tối sáng loang loáng nhạt nhòa trong màn mưa mờ đục. Các mũi đã cắt rào vào hẳn bên trong sẵn sàng chờ lệnh. Riêng mũi 1 phải vượt, qua 5 lớp rào kiên cố nên thời gian có chậm hơn, nhưng vẫn đảm bảo dặt khối nổ vào chân tháp ra-đa trước giờ nổ súng.

Đúng 21 giờ 30 phút, khối bộc phá chân tháp ra-đa nổ vang trời, tiếng rền như sấm rung chuyển núi rừng làm hiệu lệnh chung. Các mũi đồng loạt tiến công, tiếng bộc phá ùng oàng liên tiếp, tiếng tiểu liên chát chói từng tràng, đài ra-đa gãy gục, khu máy móc tanh bành. Khu nhà ở của trung đội bảo vệ, bọn địch không kịp trở tay và chìm trong lửa đạn; kho nhiên liệu và trạm phát điện bốc cháy, ngọn lửa dâng cao như ngọn đuốc khổng lồ trên đỉnh núi cao sáng cả biển trời vùng vịnh. Trận đánh diễn ra chừng mười lăm phút, ta san bằng, diệt gọn toàn bộ đài ra-đa của Mỹ trên bán đảo Sơn Trà, ghi một chiến công rực rỡ của Đội 1 thuộc Tiểu đoàn 471, góp phần thắng lợi trong chiến dịch mùa Thu năm 1971 của Mặt trận Quảng Đà.

Vế phía ta, mũi đánh vào trạm phát điện và kho nhiên liệu, lửa bốc cháy nhanh, chiến sì Tùng chạy ra bị lửa táp vào lưng cháy bỏng. Anh em khẩn trương cõng Tùng rút về vị trí an toàn.

Sáng sớm hôm sau, mấy tàu chở quân ngụy đổ bộ theo bờ biển, ngang khu ra-đa bị ta đánh, rải về phía nam bán đảo, lùng sục vào rừng. Trên trời, mấy chiếc trực thăng quần đảo rà sát ngọn cây, khắp vùng núi phía nam, nơi không có vị trí đóng quân của chúng. Hơn nửa ngày lủng sục không phát hiện được gì, có thể chúng chỉ phát hiện được dấu vết nghi binh của ta, nơi tạo một hiện trường giả, như chỗ xuồng máy đổ quân lên đánh và rút ra theo đường biển. Đến 15 giờ, chúng rút hết quân, chứng tỏ quân địch không thể hình dung nổi những chiến sĩ đặc công nước gan dạ ém quân sát nách chúng, để rồi bất ngờ giáng cho chúng những đòn sấm sét.

Sau trận đánh ba ngày, phân đội họp phân công thành hai bộ phận: bộ phận do phân đội trưởng tổ chức đưa anh em vượt biển trở về nam Hải Vân để báo cáo tình hình với đội và tiểu đoàn, nhận chỉ thị mới, nhận vũ khí, lương thực thuốc men nhất là thuốc chữa bỏng cho Tùng, chậm nhất là 10 ngày sau sẽ quay trở lại. Bộ phận thứ hai, do đồng chí Huân phụ trách cùng 5 anh em khác ở lại, có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng thương binh Tùng và tiếp tục theo dõi điều tra các mục tiêu trên bán đảo.

Bộ phận vượt biển về đơn vị an toàn, năm anh em ở lại thu xếp dồn về một cái hang sâu kín đáo để giữ bí mật và tiện chăm sóc vết thương cho Tùng; vết thương không sâu lắm nhưng diện tích bỏng trên lưng khá rộng, bắt đầu rỉ một thứ nước vàng hôi hám làm cho Tùng đau đớn. Anh em ai nấy đều mủi lòng trước nỗi đau của đồng đội nhưng trong hoàn cảnh ém quân, giữa hang ổ kẻ thù, không cho phép nấu nướng tự do; khẩu phần ăn mỗi người một bữa là một gói cơm sấy khô bằng điện do Cục Quân nhu sản xuất từ miền Bắc gửi vào; gói cơm đổ nước vào sẽ nở ra vừa lưng một bát. Nước uống là nước suối cho vào bi dông, bỏ vào 1 viên thuốc nhỏ sát trùng. Anh em kham khổ đã đành, tội nhất là không có gì bổi dưỡng cho thương binh! Không có thuốc chữa bỏng, vết thương trên lưng Tùng đau đớn nhưng không dám kêu ca rên rỉ, sợ anh em lo lắng cho mình ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung! Một tập thể nhỏ trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm khó khăn, tình đồng đội yêu thương gắn bó nhưng còn một thứ tình cảm thiêng liêng sâu sắc đó là tình cảm cách mạng, tình yêu Tổ quốc đang bị kẻ thù giày xéo, ai nấy đều canh cánh trong lòng nỗi lo về nhiệm vụ chiến đấu của Đảng và nhân dân giao phó. Anh em vẫn phân công nhau hằng ngày quan sát theo dõi tình hình địch, nhất là tàu vận tải quân sự Mỹ vào ra neo đậu trong vịnh và quy luật hoạt động của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 06:15:33 am »

Ngày 24 tháng 10, anh em phát hiện có một tàu vận tải quân sự Mỹ cỡ lớn, chở đầy hàng, đang neo đậu chờ dỡ hàng, cách cảng Tiên Sa về phía bắc chừng hơn lkm. Anh em bàn nhau: “Không bỏ lỡ thời cơ, bỏ mất một mục tiêu dễ đánh!”. Để tập trung cho trận đánh, phân đội cử hẳn 1 người chăm sóc thương binh, còn 3 anh em: Huân, Bình trắng và Bình đen, khẩn trương trinh sát mục tiêu và đường tiến, lui trước và sau trận đánh. Điều thuận lợi là không phải chuẩn bị khí tài, quả mìn nam châm loại 10kg chuyên để đánh tàu đơn vị chưa sử dụng. Tố chiến đấu suốt ngày đêm lặn lội, mỗi người mang theo mấy thỏi lương khô nhâm nhi lấy sức, chẳng thể nào có được một bữa ăn với thời gian thoải mái. Trước khi vào trận đánh, anh em động viên Tùng: “Đồng đội đi chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, Tùng cũng phải chiến đấu với vết thương đau đớn của mình, trận chiến dấu nào cũng gay go quyết liệt, Tùng cố gắng lên để anh em yên lòng làm nhiệm vụ!”. Tùng cố gượng cười mà như mếu, mong anh em chiến đấu thắng lợi trở về!

Lúc 18 giờ 30 phút ngày 26 tháng 10, tổ chiến đấu 2 người xuất quân, vai đeo mìn và các khí tài cần thiết, băng rừng đi về hướng tay bắc, vượt qua quãng giữa đài ra-đa, đài không lưu trên đỉnh và cảng Tiên Sa, bám địch từng chặng, hai người tiến theo kiểu “sâu đo” tiến sát con đường rải nhựa dẫn vào khu cảng. Chờ cho xe tuần đường đi qua, hai người chớp thời cơ vượt sang đường, lợi dụng địa hình đi về nơi xuất phát, chỗ bờ biển cách cổng cảng Tiên Sa chừng hơn lkm, đối diện cửa biển sông Hàn.

Lúc 21 giờ 30 phút, sau khi khởi động ấm người, họ nối với nhau bằng sợi dây liên kết, kéo quả mìn cùng nhau trườn ra biển. Dòng chảy sông Hàn đổ ra biển tạo nên một lực đẩy nhẹ, giúp anh em đỡ tiêu hao sức lực.

Hơn 2 tiếng đồng hồ, họ đã vượt quãng đường gần 3km, tiếp cận mục tiêu. Con tàu neo đậu sừng sững như con quái vật khổng lồ. Vô số ngọn đèn trên tàu sáng rực, soi rõ bóng dáng mấy tên thuỷ thủ đi lại tới lui từ dầu đến cuối boong tàu. Hai người áp sát mục tiêu, thận trọng dìm sâu quả mìn cách mặt nước hơn lm, đặt quá mìn hút chặt vào thân tàu, phía bên trong là khoang máy, rút chốt an toàn, điểm hoả kíp nổ hẹn giờ 30 phút, rồi nhẹ nhàng rời khỏi mục tiêu, tiến về hướng tây bắc - đông nam với quãng đường chừng 2 cây số gần nơi ém quân, có đồng chí đợi đón anh em.

Tổ chiến đấu chưa kịp lên bờ, ánh chớp ở mục tiêu đã loé lên, tiếng nổ âm vang, sóng biển đuổi nhau ào ào trên vịnh. Con tàu bốc cháy, ngọn khói đen cuộn lỏn rồi tỏa ra như một chiếc nấm độc khổng lổ. Đài chỉ huy của con tàu thấp dần, thấp dần rồi biến mất trong nước biển mênh mông. Tổ chiến đấu vẫn còn lênh đênh trên hiển nhưng nỗi vui mừng khôn tả, muốn hét to lên cho dậy đất dậy trời: “Đáng đời quân xâm lược Mỹ!'”. Hai ngươi lên bờ, 3 người gặp nhau, ôm chặt lấy nhau nhảy cẫng lên cho người nóng ấm, cho thỏa nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng những người làm nên chiến thắng kỳ diệu, vết thương của Tùng, anh em tiếp tục dùng nước biển nấu sôi, để nguội rửa vết thương, trong khi đó, toán được cử vào đất liền báo cáo chiến công và tình hình thì được chỉ huy tiểu đoàn cấp tốc ra lệnh cho bộ phận quân y tổ chức hướng dẫn ngay cho anh em cách điều trị vết thương, đồng thời chuẩn bị các loại thuốc kháng sinh, sinh tố, tổ chức một tổ vượt biển đưa thuốc ra đảo điều trị thương binh Tùng. Nhờ vậy, đồng chí Tùng sau đó đã lành bệnh và trở về đất liền cùng đồng đội.

Thành tích đưa bộ đội vượt biển, ém quân trên bán đảo Sơn Trà, tiêu diệt đài ra-đa đối hải, đánh chìm tàu vận tải quân sự gần cảng Tiên Sa là một chiến công lớn, được Quân khu 5 và Mặt trận 44 đánh giá như sau: “Tiểu đoàn 471 đặc công nước, đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, gan dạ, táo bạo, mưu trí, đũng cảm, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh và điều kiện khó khăn, tranh thủ mọi thời cơ tiêu diệt địch lập nên nhửng chiến công ngời sáng, góp phần thắng lợi vẻ vang của quân và dân Đà Nẵng, của Mặt trận 44 và Quân khu 5 trung dũng, kiên cường!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:18:36 am »

Đánh chìm 3 tàu vận tải quân sự Mỹ tại vịnh Đà Nẵng

Tiểu đoàn 471 mới thành lập, trước mắt rất nhiều khó khăn nhưng nhiệm vụ hết sức nặng nề. Ban chỉ huy Tiểu đoàn phân công nhau đi sát các đội, kiểm tra đôn đốc, động viên, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của anh em, phân công nhiệm vụ cho từng đội chuẩn bị chiến trường phối hợp chiến đấu nhịp nhàng với Mặt trận 44 trong cuộc tiến công chiến lược của miền Nam Xuân 1972.

Đội 1 nhận nhiệm vụ nắm chắc tình hình biến động của tàu vận tải quân sự Mỹ và các mục tiêu trên vịnh Đà Nẵng, tổ chức đánh ngay khi có thời cơ, không phải chờ lệnh Quân khu 5 vì mục tiêu di động, chậm trễ sẽ mất cơ hội lập công.

Đội trưởng đội này là đồng chí Nguyễn Hồng Quảng và Chính trị viên Đỗ Văn Thành tổ chức cuộc họp toàn đội, phát động thi đua và liên hoan đón số đồng chí đặc công nước từ miền Bắc vào được Quân khu bổ sung về đơn vị. Sau lễ phát động thi đua, anh em liên hoan bằng bữa ăn tươi. Chẳng có cao lương mĩ vị gì, cố găng bám hậu cần Tiểu đoàn mới xoay xở được cho mỗi người một gói mỳ Ông Phật và một lon cá hộp (lon cá nhỏ hơn lon bia ta uống bây giờ). Anh nuôi tập trung hết lại nấu một nồi nước lèo cá hộp, chần mỳ Ông Phật qua nước sôi mềm ra như bún. Chỉ độc một món “mỳ cá hộp” mà anh em thưởng thức ngon lành. Sau bữa ăn, mỗi người được một điếu thuốc lá “Thủ đô” quà quý từ miền Bắc gửi vào. Qua làn khói thuốc lá, anh em chuyện trò cười nói râm ran vui vẻ. Nhưng cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, khi Chính trị viên Đỗ Văn Thành nói lời cuối cùng của cuộc thi với toàn đơn vị: “Hôm nay, chúng ta gặp nhau vui vẻ để rồi ngày mai bước vào nhiệm vụ hết sức nặng nề. Các phân đội ra sức thi đua, đoàn kết hiệp đồng lập công xuất sắc. Tổ quốc đang kêu gọi chúng ta. Quê hương đang trông đợi, đồng bào Đà Nẵng mong chờ chúng ta lập nhiều chiến công xuất sắc. Từ giờ phút này, chúng ta bắt tay nhau thi đua giết giặc lập công trong chiến dịch tiến công chiến lược Xuân Hè năm 1972”.

Các phân đội trở về vị trí trú quân, từ cán bộ, chiến sĩ đều lo lắng nhiệm vụ sắp đến, làm thế nào để biến quyết tâm thành hành động thực tế giành thắng lợi vẻ vang ngay trên mảnh đất Quảng Nam, Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ.

Đội cử bộ phận trinh sát gồm những chiến sĩ quen thuộc địa hình, dùng cảm mưu trí, thông minh nhanh nhẹn, ngày đêm bám sát cập nhật tình hình hoạt động của các loại tàu quân sự trên vịnh Đà Nẵng. Đứng ở tầm xa quan sát không thể nắm chắc tình hình, phải tiếp cận gần khu vực tàu vận tải quân sự của địch thường ra vào neo đậu. Anh em chọn những nơi địch không ngờ đến; đặt đài quan sát trên cồn cát sát biển, địa hình trống trải, vùi mình trong cát, lấy cỏ dại và dây muống biển phủ lên mình ngụy trang kín đáo. Hằng ngày, vài ba lượt lính tuần tiễu địch qua đây vẫn không ngờ dưới cồn cát dây muống biển bò lan kia, lại có Việt cộng đang ém mình trong đó. Có lúc họ ẩn mình trong các đống phế liệu từ các kho hàng quân sự, địch đem đổ ra ngoài bài biển. Tinh thần luôn căng thẳng, trời nắng rát da, trời mưa lạnh lẽo, gian khổ hiểm nguy nhưng người lính đặc công vẫn gan góc chịu đựng.

Đầu năm 1972, thời điểm đỉnh cao của “Việt Nam hoá chiến tranh”, nhu cầu tiếp tế vũ khí và phương tiện chiến tranh trên các chiến trường rất lớn, đế quốc Mỹ phải tăng tàu, tăng chuyến, vận chuyển hàng quân sự vào ra trên vịnh Đà Nẵng liên tục. Chiều ngày 6 tháng 4 năm 1972, tổ trinh sát phát hiện có một tàu lớn chở dầu từ phao số không tiến vào neo đậu trên vịnh, có lẽ chờ bơm dầu vào kho Liên Chiểu. Tiếp đến, tôi ngày 6 tháng 4, lại có 2 tàu vận tải cỡ lớn nặng nề, theo sau tàu hoa tiêu dắt vào neo đậu về phía bắc cảng Tiên Sa. Tổ trinh sát tức tốc báo về đơn vị. Ban chỉ huy Tiểu đoàn điện hỏi quân báo mặt trận, xác minh đúng có các tàu vào neo đậu trên vịnh Đà Nẵng như tin trinh sát báo về. Tiểu đoàn lệnh cho Đội 1 khẩn trương tổ chức đánh ngay, không để mất thời cơ diệt địch!

Ngay đêm 6 tháng 4, Ban chỉ huy đội họp phân công: Đội trưởng cùng tổ trinh sát ra thực địa khảo sát, đặt vị trí tập kết xuất phát chiến đấu, vị trí đón anh em về, đo đạc cự ly từ điểm xuất phát đến mục tiêu, nắm chắc tình hình địch trên bờ, dưới biển... Chính trị viên lo công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức, sắp xếp 3 tổ chiến đấu đảm bảo chất lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật, phân công các bộ phận chuẩn bị khí tài, phục vụ chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:18:59 am »

Suốt cả ngày 7 tháng 1, đội trưởng và tổ trinh sát lặn lội len lỏi trong vùng địch, nắm chắc tình hình, mãi đến 23 giờ đêm mới trở về đơn vị. Nhiệm vụ hết sức khẩn trương, tinh thần trách nhiệm của người chỉ huy át đi cái đói khát, vất. vả nhọc nhằn. Ban chỉ huy chụm đầu với nhau bên ngọn đèn dầu, trao đổi bàn bạc làm phương án chiến đấu cho kịp sáng ra thông qua Ban chỉ huy tiểu đoàn và toàn đơn vị.

Mới sớm tinh sương, rừng núi Hải Vân còn phủ những đám mây trắng là sát ngọn cây, đường rừng còn sẩm mờ trông chưa rõ lối, nhưng tất cả vì trận đánh quan trọng này, nên moi người đều có mặt. Đội trưởng Quảng trải tấm bản đồ trên nền đất, tay cầm que chỉ dẫn, miệng thuyết, trình phương án một cách rõ ràng, khúc chiết. Anh nói:

- Ta đã nắm chắc 3 mục tiêu, 1 tàu vận tải chở dầu trên vạn tấn đang neo đậu ở tọa độ X, chờ bơm nhiên liệu vào kho. Hai tàu vận tải quân sự cỡ lớn đang neo đậu ở tọa độ Y, chờ bốc hàng vào kho Bàu Mạc. Việc bố phòng của địch trên tàu không có gì đặc biệt, vẫn luân phiên canh gác và đi lại trên boong quan sát dưới nước quanh tàu. Lực lượng tuần tiễu trên vịnh, do tàu tuần tiễu ở cảng quân sự ngụy đảm nhiệm, hằng đêm đôi ba lượt chạy vòng quanh kiểm soát tình hình trên vịnh. Để đối phó, ta thực hiện kỹ thuật thật tốt, bảo đảm bí mật tiếp cận mục tiêu. Trên đường hành tiến, quan sát địch từ xa, phán đoán hướng đi của tàu tuần tiễu để né tránh. Tôi tin rằng chiến sĩ ta có đủ trình độ và bản lĩnh trong việc này. Về phía đơn vị, ta sẽ tổ chức 3 tổ chiến đấu đánh 3 mục tiêu. Thành phần trong tổ có đảng viên xuất sắc và đoàn viên ưu tú, có chiến sĩ cũ đã kinh qua chiến đấu, có chiến sĩ mới trình độ và sức khỏe tốt, có thể đảm bảo ra quân là chiến thắng. Về sử dụng vũ khí, ta có thuận lợi, anh em từ miền Bắc mới vào mang theo một số mìn rùa nam châm, chuyên để đánh tàu. Loại mìn nam châm này khoảng 10kg, có sức nổ cực mạnh, cấu tạo theo nguyên lý mìn clây-mo, khi nổ áp lực dồn về một phía, phá thủng thân tàu, một lỗ hổng rộng đến năm, sáu mét vuông. Nếu bị đánh, tàu trên dưới 1 vạn tấn chở đầy hàng sẽ nhanh chóng đắm chìm xuống đáy biển sâu. Nếu dìm sâu quả mìn áp vào đáy tàu thì hiệu quả cao hơn!

Cấp ủy và ban chỉ huy đội bàn bạc, cân nhắc rồi phân công: Tổ 1 đánh mục tiêu tàu dầu, tổ 2 và 3 đánh 2 tàu vận tải quân sự theo chỉ lệnh trước khi vào trận. Đội trưởng nhấn mạnh những điều cần thiết, các tổ phải hết sức lưu tâm:

- Mìn clây-mo tuy nhẹ nhưng phải có phao kéo theo, tuyệt đối không được mang trực tiếp trên người. Kinh nghiệm ở chiến trường Cam Ranh, 1 chiến sĩ đánh tàu cậy mình bơi giỏi, sức khỏe tốt, đeo mìn trên người, đến khi bị chuột rút đuối sức không gỡ mìn ra kịp, quả mìn kéo người chiến sĩ chìm nghỉm dưới biển sâu, gây ra tổn thất rất đáng tiếc và không đáng có. Ngoài ra, mìn nam châm có sức hút rất lớn, để cách thân tàu 2m sức hút đã phát huy. Do đó, khi chuẩn bị áp mìn vào thân tàu, phải hết sức cẩn thận, hạn chế sức hút, nhẹ nhàng áp vào mục tiêu. Nếu để sức hút tự do đập vào sẽ gây ra tiếng động mạnh, kẻ địch có thể phát hiện được, rất nguy hiểm. Các bộ phận được phân công phục vụ hậu cần, trinh sát, dẫn đường đưa đón anh em... tất cả dồn hết tâm sức đảm bảo cho trận đánh thắng lợi. về thời gian thì đã tính toán cụ thể, ở cả 3 mục tiêu đi và về khoảng hơn 10 cây số, thời gian là chín tiếng rưỡi đồng hồ. Ta xuất phát từ lúc 19 giờ đêm thì 4 giờ sáng hôm sau sẽ về đến vị trí đón, chậm nhất là 4 giờ 30 phút, còn đủ thời gian về vị trí an toàn trước khi trời sáng!

Anh em chú ý lắng nghe như thu nhận hết những lời truyền đạt của chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng Hồ Xuân Hoà và Chính trị viên Trần Châu Á góp thêm ý kiến bổ sung: “Trận chiến đấu này rất quan trọng, Đảng uỷ và Ban chỉ huy Tiểu đoàn tin tưởng các đảng viên, các đoàn viên, các cán bộ, chiến sĩ sẽ chiến đấu anh dũng, lập công xuất sắc!”. Các đồng chí còn dặn thêm: “Anh em phải hết sức bình tĩnh, xử lý mọi tình huống xảy ra mà tất cả anh em ta ngồi đây chưa ai lường trước được, cố gắng hỗ trợ, xử lý cho nhau khi trong tổ có người bị chuột rút hoặc xảy ra sự cố bất ngờ. Phải hết sức cảnh giác để né tránh tàu tuần tiễu của địch. Khi vào gần mục tiêu phải chọn một điểm chuẩn, có thể là ngọn đèn sáng nhất, để khi đi chìm nhằm nước thẳng hướng điểm chuẩn mà đi không sai lệch mục tiêu. Cuối cùng mong tất cả anh em: Dẫu mọi việc ta đã làm hết sức chu đáo, cho phép ta nắm chắc thắng lợi đến chín phần mười cũng không được chủ quan với một phần còn lại, một khinh suất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả tai hại rất to, không hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó!”.

Đã là đầu tháng 4 dương lịch, nhưng những đợt gió mùa đông bắc cuối cùng tràn về làm ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung. Khu vực Hải Vân và vịnh Đà Nẵng trời luôn sâm sẫm, lúc tạnh lúc mưa và se sắt lạnh. Từ hậu cứ, đơn vị xuất quân lúc 16 giờ ngày 8 tháng 4 năm 1972.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:19:36 am »

Tổ trinh sát bám đường, đưa đoàn quân băng rừng vượt suối áp sát đường đèo Hải Vân, chờ chập choạng tối, vượt qua đường về nơi tập kết đã hơn 18 giờ. Thời gian không đợi, mọi người đều hết sức khẩn trương. Ba tổ chiến đấu theo lệnh chỉ huy thực hiện “thoát y” tiến hành khởi động, từ những động tác nhẹ đến nặng dần, vận động toàn thân cho giãn gân cốt và các cơ bắp mềm đi, xua tan cái lạnh trước khi hoà mình trong nước.

Đúng 19 giờ, 3 tổ cùng lúc vượt qua con sóng dềnh vào bờ cát, từng tổ nối với nhau bằng sợi dây liên kết, kéo khối mìn trườn nhanh ra biển, hướng về mục tiêu đã được phân công. Chẳng bao lâu, hình bóng các anh chỉ còn là những chấm đen nhấp nhô di động rồi mất hẳn trên mặt biển phản chiếu ánh sáng vàng lấp loáng.

Khi còn ở trên bờ, nhìn mặt biển bát ngát mênh mông, lòng đại dương sâu thẳm, nghe gió rút từng hồi và mọi thứ âm thanh ầm ào ồn ã, mọi ý nghĩ tự nó tiêu tan bởi sự sống và cái chết giờ đây tuỳ thuộc vào lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quả cảm, kiên cường với nghị lực lớn lao, phát huy hết tài năng và sức lực để vượt lên. Chính trong giờ phút sự sống và cái chết gần nhau, tâm tưởng của anh Bộ đội Cụ Hồ dậy lên tình cảm lớn lao đối vối quê hương đất nước, thôi thúc tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã là bản năng được bật dậy với hành động quyết liệt hơn, ý nghĩa sâu sắc và táo bạo hơn, trở thành động lực làm nên những chuyện phi thường.

Gió mùa mang cái lạnh cắt thịt cắt da, nước biển càng về đêm càng lạnh rét, các tổ chiến đấu vẫn kiên trì vật lộn với bóng nước, vận động hết sức lực để thu ngắn dần quãng đường dẫn đến mục tiêu, ai nấy cảm thấy mồ hôi toát ra như vắt sức con người hoà trong nước biển.

Mục tiêu phía trước rõ dần, rõ dần từng chi tiết. Những con tàu sừng sững hiện ra. Những tên thuỷ thủ đi lại trên boong trông nhỏ nhoi so với cơn tàu lớn. Gió biển lồng lộng nhưng những lá cờ Mỹ trên đỉnh cột cao ướt đẫm sương đêm vẫn rủ xuống như một lá cờ tang.

Các tổ đã dùng kỹ thuật đi chìm tiếp cận mục tiêu, tuy có nhanh chậm chênh lệch thời gian vì quãng đường đến từng mục tiêu dài ngắn khác nhau, song vẫn nằm trong khoảng từ 23 giờ 30 phút đến 24 giờ là hoàn tất công việc áp khối nổ vào các mục tiêu. Các tổ điểm hỏa (thống nhất dùng kíp nổ hẹn giờ “1 tiếng”) rồi rút theo hướng chếch về đông bắc, tiến vào bãi cát phía bắc cửa sông Thủy Tú. Anh em đã rút ra xa mục tiêu 2km vẫn chưa thấy điều gì xuất hiện, thỉnh thoảng quay nhìn về phía mục tiêu mong ngóng...

Bỗng từ phía ấy, ánh chớp loé lên, tiếng nổ tiếp theo làm cho quầng lửa bung ra, trong khoảnh khắc ngọn lửa cuồn cuộn dâng cao rồi lan ra cháy cả một vùng biển rộng. Tàu thuyền xung quanh sợ vạ lây, hốt hoảng rú còi inh ỏi và nhốn nháo nhô neo chạy tránh. Hai mục tiêu tàu vận tải quân sự Mỹ cũng kéo còi, nổ máy, nặng nề xoay chuyển hướng ra khỏi tránh nạn, nhưng số phận của chúng đã bị định đoạt: chưa kịp xoay đầu thì hai tiếng nổ tiếp theo, làm cho hai tàu vận tải khựng lại rồi từ từ chìm xuống biển sâu trong lòng vịnh...

Gần 4 giờ sáng, các tổ lần lượt về đến vị trí đón. Dẫu còn trong vùng nguy hiểm, địch vây bủa chung quanh, nhưng họ ôm nhau nhảy cẫng lên trong niềm vui lớn. Ai nấy cảm thấy nỗi gian khổ, vất vả, lạnh lẽo và đầy hiểm nguy qua những đêm ngày lặn lội tưởng như sức người cạn kiệt, giờ đây đã được đền bù, lòng mỗi người tươi vui phơi phới.

Tổ trinh sát bám địch, quay về giục: “Các đồng chí khẩn trương tranh thủ thời gian chưa sáng, ta vượt qua đường đèo, để sáng ra cắt đường rừng về hậu cứ!”. Lúc đó, trên vịnh Đà Nẵng, hàng đàn trực thăng pha đèn quần lượn, soi mói khắp nơi để truy lùng quân giải phóng hay để thu nhận những giây phút cuối cùng, một cảnh tượng kinh hoàng mà đồng bọn chúng phải trả giá trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

Đánh chìm 3 tàu vận tải lớn của Mỹ trong một đêm là một chiến công tuyệt đẹp, làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 471, làm dấy lên một khí thế hào hùng, sôi nổi và náo nức lập công trong toàn đơn vị. Quân khu 5 và Mặt trận 44 Quảng Đà đánh giá cao trận chiến đấu lập công xuất sắc này, một trong các trận đánh được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba, cùng với nhiêu Huân chương Chiến công các hạng. Trận đánh chìm 3 tàu vận tải quân sự tại vịnh Đà Nẵng càng khẳng định thêm một thực tế: “Cho dù quân Mỹ ở đâu, dù trên trời hay dưới biển, cũng đều bị quân giải phóng giáng cho những đòn sấm sét, chí tử!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:20:31 am »

Một đêm đánh sập đôi cầu Thủy Tú - Nam Ô

Hồ Xuân Hòa quê ở Bình Định, là bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1966, anh về Binh chủng Đặc công nước, rồi vào chiến trường Khánh Hoà - Cam Ranh chiến đấu trên mảnh đất đầy gian lao mà anh dũng này. Đầu năm 1971, anh được điều về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 471, đặc công nước của Quân khu 5, chiến đấu trên Mặt trận 44 Quảng Đà, đứng chân ở cánh bắc Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp khổng lồ của Mỹ - ngụy.

Năm 1970 - 1971, tình hình trên chiến trường Quảng Đà vô cùng ác liệt. Địch thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, sử dụng triệt để hỏa lực, phương tiện chiến tranh, đẩy mạnh càn quét, bình định hết sức tàn bạo.

Để làm thất bại âm mưu của địch, năm 1970, ta mỏ nhiều chiến dịch “tìm Mỹ mà đánh, gặp ngụy là diệt” làm cho Mỹ - ngụy tổn thất nặng nề. Sang năm 1971, ta mở chiến dịch Xuân Hè, tiếp đến là chiến dịch mùa Thu 1971, trong điều kiện khó khăn và ác liệt hơn trước sự phản kháng điên cuồng của địch.

Là người chỉ huy tiểu đoàn, Hồ Xuân Hoà nghiên cứu nắm tình hình địch, tổ chức cho bộ đội triển khai chuẩn bị chiến trường, chiến đấu lập công. Anh giao nhiệm vụ cho Đội 1 nghiên cứu chuẩn bị đánh các mục tiêu tàu vận tải quân sự trên vịnh Đà Nẵng và các mục tiêu trên bán đảo Sơn Trà. Giao nhiệm vụ cho Đội 2 (quân số mới có 1 phân đội) nghiên cứu đánh các cầu đường sắt, đường bộ cắt đứt giao thông của địch trên quốc lộ lA, từ đèo Hải Vân vào Quảng Nam.

Tình hình chiến trường hết sức sôi động. Mỹ, ngụy dùng cả hai phương tiện đường bộ, đường sắt để cơ động binh lực trên vùng 1 chiến thuật, vận chuyển vũ khí, đạn dược, thuốc men, nhu yếu phẩm cung ứng cho chiến trường Quảng Đà – Huế - Trị Thiên - Quảng Trị. Vì vậy, cầu Thuỷ Tú trên quốc lộ 1A và cầu đường sắt Nam Ô, trở thành “quyết chiến điểm” quan trọng.

Ban chỉ huy tiểu đoàn giao cho Đội 2 tổ chức đánh sập 2 cầu này do đồng chí Lưu Văn Huệ - Đội trưởng và đồng chí Bằng - Chính trị viên chỉ huy. Cầu Thuỷ Tú (tên gọi chung của 2 cầu đường sắt và đường bộ) đều có độ dài 320m, cách nhau 20m, bắc qua sông Nam Ô, xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang, nằm trên quốc lộ 1A. Cầu Thủy Tú bị Đội 3 đặc công nước đánh đi đánh lại nhiều lần nên chúng rút kinh nghiệm bô phòng cẩn mật hơn. Chúng dùng lưới thép B40 và dây thép gai rào chăng chịt quanh các trụ cầu, mắc đèn điện thả lửng xuống chiếu rọi từng trụ cầu. Bố trí cặp đèn pha cực mạnh, liên tục chiêu qua qụét lại sáng choang, cùng với những đôi mắt cú vọ của đại đội bảo an ngày đêm túc trực canh phòng, nên không có vật gì khả nghi mà chúng không phát hiện được.

Cách hai cầu về phía thượng lưu chừng 50m chúng đóng cọc sắt, giăng dây kẽm gai bùng nhùng làm thành rào chắn trên sông, phòng thủ từ xa ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng. Nhưng chúng vẫn chưa đủ sức tin, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ Việt cộng đánh sập cầu, vì vậy bọn lính đi tuần thường ném lựu đạn vào chân trụ cầu và bắn xôi xả vào những vật khả nghi. Qua một thời gian, cầu chưa bị đánh, tên đại úy bảo an tin rằng sự bố phòng vững chắc nên tuyên bố: “Việt cộng không tài nào đánh cầu Thuỷ Tú được!”. Thực ra, lời rêu rao của hắn là để củng cố tinh thần binh lính và huênh hoang với dân chúng; cũng cho thấy hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, vững chắc cầu Thuỷ Tú một phần do tài chỉ huy của hắn. Tuy nhiên, hắn không ngờ được, cách phòng thủ như trên, với nhiều thủ đoạn mới hơn, xảo quyệt hơn cũng không thể ngăn cản sức tấn công của các chiến sĩ đặc công nước; hắn làm sao hiểu nổi sức mạnh tiềm tàng trong đáy lòng của những chiến sĩ đặc công đặc biệt tinh nhuệ - sức mạnh của lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do của người dân Quảng Đà. Tinh thần đó cũng thấm sâu vào lòng những người dân, tuy sống trong vùng địch kiểm soát nhưng luôn hướng về cách mạng. Ho đã che chở, cưu mang cho Tiểu đoàn đặc công nước 471, suốt những tháng năm dài trú quân luyện tập dưới chân đèo Hai Vân, cách cầu Thuỷ Tú chừng 4km, tính theo đường chim bay mà địch không hề hay biết.

Từ tháng 11 năm 1971, Đội 2 đã cử 2 tổ gồm 6 người, bám sát theo dõi mục tiêu, lặn vào tận chân cầu, nhìn tận mắt, sờ tận tay, vẽ bản đồ từng chi tiết, báo cáo với Ban chỉ huy Tiểu đoàn, rồi lập sa bàn lên phương án chiến đấu, cho bộ đội luyện tập thuần thục theo phương án. Khi “bản án tử hình” của 2 chiếc cầu như đã nằm trong tay đơn vị 471, đơn vị báo cáo về Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xin đánh, nhưng Quân khu chưa đồng ý, phải chờ!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:20:53 am »

Mãi đến chiến dịch Xuân 1972, chiến dịch “cuốn chiếu” của ta mở ra, trên địa bàn vùng 1 chiến thuật của địch, ta đánh mạnh chiếm thành Quảng Trị, giải phóng Đông Hà, tỉnh đường Quảng Trị thất thủ... địch phải kéo nhau vượt đèo Hải Vân vào đóng lưu vong ở vùng Bàu Mạc của xã Hoà Khánh. Để triệt đường tiếp tế vũ khí đạn dược từ Đà Nẵng ra, chặn quân địch rút chạy từ Trị Thiên vào Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 điện xuống: “Cho đánh cầu Thuỷ Tú - Nam Ô!”. Nhận được điện giữa những ngày chiến thắng giòn giã của chiến dịch , lòng tất cả cán bộ, chiến sĩ của đơn vị dậy lên sự mừng vui náo nức. Niềm vui đã đáp lại sự khổ công luyện tập và sự chờ đợi bấy lâu.

Bấm đốt ngón tay, thời gian lùi lại từ tháng 11 năm 1971 đên khi có lệnh đánh cầu tháng 4 năm 1972, là tròn 6 tháng. Trong thời gian đó đơn vị vẫn ngày đêm theo dõi bám sát mục tiêu, vẫn không thấy có gì mới trong cách bố phòng của địch, chỉ có khác là mực nước sông thấp xuống về mùa hè, nên có cồn cát trắng nhô lén khỏi mặt nước, làm thành vật cản khi chiến sỉ tạ bơi lặn đánh cầu. Thời tiết lúc tổ chức tác chiến, tuy đã sang tháng 4, nhưng trên sông nước còn khá lạnh do nước nguồn từ các sông Nam, sông Bắc chay về, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến sức chiu đựng của tổ tác chiến ở dưới nước. Trở ngại đó dối với chiến sĩ đặc công nước dày dạn kinh nghiệm thì không phải lớn. Nhưng để nắm chắc phần thắng, anh em đã tiến hành nắm lại quy luật nước thuỷ triều, khi nước lên là tổ chức tiếp cận mục tiêu để đánh theo sa bàn cũ, nhưng thay đổi về động tác bơi lặn sao cho phù hợp với mực nước của dòng sông.

Hướng trinh sát ban đầu được xác định là phía bờ bắc cầu. Quá trình trinh sát nắm địa hình, luồng lạch, thuỷ triều, cách bô phòng, quy luật hoạt động canh gác của địch diễn ra khá thuận lợi. Giai đoạn trinh sát tiếp cận vào cầu gặp rất nhiều khó khăn. Một lần, bộ phận trinh sát tiếp cận vào đến Hòn Vàng cách cầu 500m, thì gặp địch phục, trong thế bị động, ta bị địch bắn bị thương 4 đồng chí, nhưng vẫn tổ chức rút lui thoát được sự truy quét của địch. Và như vậy, địch đã phát hiện hướng hoạt động của ta. Lần thứ hai, tổ trinh sát tiếp cận đến gần cầu thì bị vấp mìn, ta hy sinh một đồng chí, trong hoàn cảnh ấy, anh em không thể lấy được thi hài đồng đội.

Trước tình hình trên, đơn vị phải chuyển hướng trinh sát vào hướng bờ Nam, đặt ra kế hoạch bám địch và trinh sát từng đêm một, qua 19 đêm liền trinh sát và theo dõi mọi hoạt động của địch. Đêm thứ 20, tổ trinh sát vào được trụ cầu và rút ra an toàn, đạt được ý định đề ra. Hoàn thành nhiệm vụ trinh sát vô cùng cam go và chịu cả những tổn thất, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phấn khởi, giải quyết một phần tư tưởng cho bộ đội.

Nhiệm vụ của đặc công nước là đánh cầu, đánh tàu, vì vậy công tác lắp ráp và chuẩn bị khối thuốc nổ là yếu tố quyết định sự thắng bại của cả trận đánh. Đặc biệt trong khối nổ sự quyết định quan trọng nhất là ngòi nổ, nếu ngòi nổ chuẩn bị không tốt, khối nổ ngâm lâu dưới nước dễ bị ướt làm cho ngòi nổ mất tác dụng trận đánh sẽ thất bại, gây ra tốn kém bao nhiêu sức lực, xương máu của người chiến sĩ. Ngòi nổ sử dụng đánh mục tiêu dưới nước, tốt nhất là ngòi nổ hẹn giờ bằng chốt chì. Loại ngòi nổ này thao tác khá dễ, khi tiếp cận mục tiêu buộc khối xong, chỉ cần rút chốt an toàn là xong, tổ tác chiến mang chốt nổ về coi như đã hoàn thành 90 phần trăm nhiệm vụ. Nhưng nhược điểm của chốt chì là thời gian hẹn giờ dài, thời gian nổ nhanh hoặc chậm, có sự tác động nhất định do nhiệt độ nóng lạnh khác nhau gây ra, vì vậy để đảm bảo thời gian nổ chính xác theo ý muốn, đơn vị đã nghiên cứu cải tiến thêm chốt chì. Đó là tuỳ theo thời gian cần hẹn giờ, điều chỉnh bớt bề dày của chốt (bằng cách cắt bớt) theo ý muốn, việc cải tiến này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật của đơn vị phải thử đi thử lại nhiều lần mới có kết quả tương đối chính xác, bảo đảm thời gian nổ trong vòng từ 20 - 30 phút sau khi rút chốt an toàn, tức là đủ thời gian an toàn cho tổ tác chiến rút khỏi mục tiêu, sở dĩ phải nghiên cứu chọn khoảng thời gian đó, bỏi nếu để thời gian dài, người nhái của địch sẽ phát hiện tháo mặt khối nổ, thì không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà nguy hại hơn là địch sẽ phát hiện ra loại vũ khí của ta để tìm cách đối phó, sẽ gây ra biết bao nhiêu khó khăn và cả sự hy sinh xương máu của bộ đội. Còn nếu để thời gian quá ngắn, thì không đủ thời gian cho bộ đội lui quân... Sự cải tiến ngòi nổ này đã được các đơn vị dặc công nước khác trong chiến trường học tâp vận dụng trong chiến đấu.

Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng mọi yêu cầu của trận đánh, Đội tổ chức 2 tổ chiến đấu như sau:

Đánh cầu xe lửa có 4 đồng chí: chính là Long và Bắc, dự bị là Màu và Liên.

Đánh cầu Thủy Tú có 4 đồng chí: chính lả Thuần và Xuân, dự bị là Biền và Lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:21:10 am »

Tối 25 tháng 4 năm 1972, đơn vị làm lễ xuất quân ở vùng hậu cứ dưới chân phía nam đèo Hải Vân, đoàn chiến sĩ lặng lẽ bước đi trong đêm mờ cuối tháng, gùi cõng trên vai, mang theo 180kg thuốc nổ và các thứ cần thiết. Đến vị trí xuất phát chiến đấu cách cầu 500m, hai tổ chiến đấu. Tổ đánh cầu sắt khối nổ 80kg C4, tổ đánh cầu Thuỷ Tú khối nổ 100kg C4. Đêm 25 tháng 4 năm 1972, tất cả các hoạt động từ chuẩn bị khối thuốc nổ, đến tiếp cận đều được thực hiện đúng phương án đã đề ra. Nhưng khi tổ tác chiến trên đường vận động tiến công, kéo khối vào phía bờ nam thì bị mắc cạn. Vừa rét, vừa mệt, thời gian còn lại không cho phép tiếp tục vào mục tiêu, tình hình địch chưa có dấu hiệu bị lộ, nên chỉ huy quyết định lùi trận đánh vào đêm sau. Hai khối đã lắp ghép được đưa về vị trí bí mật cất giấu ở mép sông, ngụy trang chu đáo, tháo kíp nổ mang về. Các bộ phận hoả lực đúng giờ quy định, thực hiện theo phương án tất cả rút lui về vị trí xuất phát ban đầu an toàn. Chỉ huy trận đánh bố trí bộ phận trinh sát ở lại theo dõi địch, bộ phận tác chiến tổ chức rút kinh nghiệm ngay. Mọi hoạt động của ta trong đêm cũng như ngày hôm sau, địch vẫn không phát hiện ra. Chỉ huy quyết định chỉ dùng lực lượng các tổ đánh chính dưới nước bí mật tiếp cận mục tiêu, chuyển đường kéo khối ra luồng giữa sông để không bị mắc cạn, không sử đụng các tổ hoả lực, sử dụng lực lượng tham gia ít hơn, thời gian xuất phát sớm hơn (vì không phải thao tác lắp ghép khối) khả năng giữ bí mật được nhiều hơn.

Đêm 27 tháng 4, anh em tiếp tục nhiệm vụ, trên đường hành tiến quan sát kỹ, tránh bãi cạn giữa sông, thận trọng bảo đảm bí mật vượt qua đoạn sông khó đi vi nước cạn, tiếp cận vào hai mục tiêu một cách hoàn hảo. Anh em bình tĩnh cố định khối nổ, điểm hỏa kíp hẹn giờ, rồi lặng lẽ “đi chìm” ra khỏi mục tiêu, xuôi theo dòng sông ra vịnh Đà Nang đi về phía đông bắc Nam Ô. Trên đường rút lui ra vịnh Đà Nẵng, các tổ gặp một số xà lan nên anh em phải bí mật vòng tránh, mất nhiều thời gian, rút quân được khoảng nửa đường thì có mấy loạt đại liên bắn theo mặt sông theo hướng tổ tác chiến rút lui, đồng chí Xuân thấy dây liên lạc đội hình rất căng, khi quay lại thấy đồng chí Thuần đang chìm xuống nước, đồng chí kéo đồng chí Thuần theo được một đoạn, nhưng vì không còn sức đành phải rút chốt, đồng chí Thuần hy sinh chưa rõ nguyên nhân, không rõ là do kiệt sức hay do trúng phải đạn địch bắn. Tổ đồng chí Long và đồng chí Bắc an toàn, về vị trí đón rước anh em chuẩn bị sẵn vượt qua đường 1 về vị trí xuất phát.

Đúng 2 giờ 45 phút, một tiếng nổ lớn xảy ra. Tiếp đó, lúc 2 giờ 55 phút, khối nổ thứ hai phát nổ. Cầu sắt lật nhào hai nhịp xuống sông, cầu xi măng sập trụ số 3. Tên lính gác trên cầu bị hất tung xuống nước. Sau trận này, tên đại uý chỉ huy bị giáng xuống trung úy và bị điều ra giữ cầu Trắng. Sau này đơn vị tổ chức đánh cầu Trắng tên này bị tiêu diệt luôn.

Trong trận đánh này, Tiểu đoàn 471 được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba. Đội 2 đánh cầu được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất. Đội 1 đánh tàu được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba. Cá nhân các đồng chí đánh cầu, có 2 đồng chí tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì, 4 đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba và 7 đồng chí tham gia phục vụ đánh cầu được tặng bằng khen.

Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phấn khởi, khí thế thi đua sôi nổi. Nhưng sau trận đánh, do nếm đòn thất bại kẻ địch cũng ra sức đối phó với ta quyết liệt hơn, chúng tăng cường mọi biện pháp phòng thủ các mục tiêu hết sức kiên cố. Vì vậy, trong các trận chiến đấu sau đó, đơn vị phải hết sức táo bạo, sáng tạo trong cách đánh. Riêng cầu Thuỷ Tú sau này ta đánh tiếp 3 lần nữa, cầu Trắng đánh 2 lần, cầu Đen, cầu Hói Mít, cầu Lăng Cô, mỗi cầu đánh một lần. Đơn vị đã vận dụng được sơ hở của địch để đánh cầu như đánh xuôi nước, đánh ngược nước, đánh vào đêm trăng sáng (cầu Trắng ta đánh đúng vào đêm rằm âm lịch, nên địch rất chủ quan). Khi địch phòng thủ chặt, khả năng bí mật, bất ngờ không còn, ta dùng cách đánh diệt hai đầu cầu rồi phá mục tiêu như cầu Thuỷ Tú ta đánh lần thứ tư hoặc bám sát mục tiêu cầu sắt ta đánh lần 1 địch sửa chữa gần một tháng mới xong, chúng vừa cho đẩu xe máy lửa chạy thử qua cầu buổi chiều thì tối hôm đó ta đánh luôn, nên địch phải bỏ hẳn ý định khôi phục, phải sau Hiệp định Pa-ri chúng mới sửa chữa lại.

Chiến công xuất sắc của Tiểu đoàn đặc công nước 471 đánh sập đôi cầu trong đêm 27 tháng 4 năm 1972, đã thể hiện hùng hồn tinh thần yêu nước, trí thông minh sáng tạo cùng với tinh thần dũng cảm và kỹ thuật tuyệt vời về cách đánh phá giao thông, cầu tàu của địch, xứng đáng với danh hiệu binh chủng đặc biệt tinh nhuệ “đã đi là đến”, “đã đánh là thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM