Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:03:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới làn nước biếc  (Đọc 6886 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:21:25 am »

Tuy nhiên, bất chấp những thủ đoạn trên của Mỹ - ngụy, lực lượng đặc công Quảng Đà nói chung và đặc công nước nói riêng vẫn tổ chức những trận đánh quyết định, gây tiếng vang lớn trong khắp chiến trường, mở màn là trận đánh sập cầu Thủy Tú.

Cầu Thủy Tú nằm trong hệ thống phòng thủ chung của địch. Phía bắc gồm có cầu Tràng, kho xăng Liên Chiểu, phía nam là sân bay Xuân Thiều, khu hậu cần Bàu Mạc, nên khi các mục tiêu bị ta tấn công, địch chi viện bằng binh lực và hoả lực rất nhanh chóng. Ngoài ra còn có bọn dân vệ ở Nam Ô, Kim Liên vẫn thường xuyên tổ chức phục sẵn ở các ngả đường mà bộ đội ta xuống hoạt động. Trận ra quân đầu tiến của Đội 2 thuộc Tiểu đoàn 471 ngày 8 tháng 4 năm 1972, đã đánh sập cầu Thủy Tú cả cầu xi măng lẫn cầu sắt, cắt đứt giao thông đường sắt, đường bộ từ Đà Nẵng ra Huế. Riêng cầu sắt sau hơn 1 tháng địch tập trung vừa sửa chữa xong cho đầu máy chạy thử buổi sáng, thì ngay tối hôm đó ta đánh sập tiếp, từ đó địch bỏ hẳn không sửa chữa đưa vào sử dụng nữa, mãi đến sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 chúng mới sửa lại. Cùng thời gian đó, Đội 1 đã tổ chức lực lượng ra quân, đưa các tổ đánh thọc sâu sang ém ở bán đảo Sơn Trà. Trong một đêm đã đánh chim 3 tàu vận tải trên vịnh Đà Nẵng. Trong đó có 1 tàu chở dầu, khi bị đánh đã cháy như một biển lửa sáng rực cả vịnh Đà Nẵng. Bằng chiến thắng giòn giã và vang dội của trận đầu ra quân, Tiểu đoàn đà được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Xam khen thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba, Đội 1 và Đội 2 được thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất. Các chiến sĩ trực tiếp đánh mục tiêu đều được khen thưởng. Chiến công trận đầu ra quân thắng lợi, đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ toàn Tiểu đoàn, mọi người đều nô nức thi đua tham gia chiến đấu lập chiến công, khí thế của đơn vị lên rất cao, tạo ra một không khí mới: không khí thi đua đánh giặc lập công, làm tiền đề cho chuỗi chiến thắng tiếp theo của đơn vị.

Từ giữa năm 1972 đến năm 1973, để thực hiện âm mưu chiến lược quét và giữ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai một mặt tiến hành càn quét bình định, đánh phá rất ác liệt trên chiến trường Quảng Đà. Mặt khác, chúng ra sức củng cố lại thế phòng ngự, tăng cường các thủ đoạn đối phó chống chiến thuật đặc công ở các cứ điểm, quận lỵ, chi khu, thị trấn, thị xã và nhất là đối với thành phố. Thực hiện chiến thuật phòng ngự có chiều sâu, 2 vành đai điện tử Mắc Na-ma-ra nam bắc sông Cẩm Lệ như một cái áo giáp khổng lồ che chở bảo vệ vệ cho căn cứ lên hợp Đà Nẵng. Địch cấu trúc vành đai tương đối kiên cố, hiện đại. Với chiều dài của 2 vành đai chừng hơn 10 ki-lô-mét, chiều rộng 100 mét, 2 mặt là rào đơn cao 3 mét, bên trong thả thép gai bùng nhùng dày đặc chồng lên rao 3 chồng, trong rào cứ 1 mét vuông có 4 quả mìn díp 4 góc, 1 quả mìn 3 cân chính giữa. Giữa vành đai có đường xe tăng tuần tiễu. Ngoài ra phía bắc vành đai có đường ô tô, dọc vành đai cứ 100 mét có 1 chốt tiểu đội đóng giữ có liên lạc bằng điện thoại đến chỉ huy trong đại đội. Vành đai bờ bắc sông Cẩm Lệ thời gian đầu chúng bắt dòng điện mạnh vào các dây điện trần ở trong rào. Để mở rộng sân bay Đà Nẵng ở vùng gần Cẩm Lệ, chúng đã đuổi dân đi nơi khác, phá dỡ hàng ngàn nóc nhà của đồng bào. Sân bay Đà Nẵng được tăng cường từ 25-30 rào. Hệ thống đèn pha, đèn điện dày đặc. Các khu nhà và xưởng dệt phía nam sân bay được rào thêm nhiều lớp và đưa lực lượng Mỹ đến đóng giữ. Trong sân bay, những máy bay không trực chiến đều được bảo vệ trong các hầm nổi bằng bao cát xếp dày. Các kho đạn ở đông nam núi Phước Tường đã khoan các địa đạo lớn để vào bên trong các cứ điểm và căn cứ ra-đa, trung tâm thông tin dãy tây bắc Phước Tường đều cày ủi trắng và chắn ta luy cao 2,5 mét đến 3 mét. Tăng cường bố trí nhiều chướng ngại vật như rào, mìn, có 2 tuyến đèn pha xung quanh, 1 tuyến đặt ngay tuyến công sự chiến đấu và lô cốt đầu cầu, 1 tuyến đặt ở trong lớp rào ngoài cùng. Bên trong tất cả lô cốt, công sự chiến đấu nhà ở đều bằng bao tời đôn đầy đất cát, đất xốp dày.

Năm 1973. Quảng Đà còn 1 tiểu đoàn đặc công cơ động thiếu, tổ chức biên chế thành đội xung lực, 1 hỏa lực. Ban chỉ huy tiểu đoàn và tiểu đoàn hộ đảm nhận nhiệm vụ cơ động trong toàn tỉnh, đánh những trận có tính chất then chốt mở màn cho các chiến dịch lớn, tiêu diệt các quận lỵ, chi khu, diệt gọn từng đại đội, đại đội tăng cường và tiểu đoàn địch trong công sự vững chắc.

Tiểu đoàn (thiếu) đặc công hậu cứ phải đảm nhiệm đánh sâu vào các căn cứ hậu cứ địch trong tỉnh, chuyên trách đánh sân bay kho tàng, trận địa pháo, diệt các chỉ huy sở đầu sỏ, diệt sinh lực cao cấp, phá hủy các phương tiện chiến tranh dự trữ của địch sâu trong hậu cứ.

Đội đặc công nước đảm nhận chuyên trách đánh cầu cống trên các trục đường giao thông trong, tỉnh, đánh các cầu tàu ở các quân cảng, đánh các tàu biển quân sự đậu ở hải cảng và từ dưới nước lên tập kích diệt sinh lực cao cấp của địch hoặc các kho tàng quân sự ở sát các mực nước.

Đội đặc công biệt động hoạt động ở các vùng ven và trong thành phố thị xã, tiêu diệt sinh lực cao cấp, các trận địa pháo, kho tàng quân sự, phá hủy phương tiện chiến tranh.

Ngoài ra, còn có 5 đội đặc công huyện, thị chuyên hoạt động trong khu vực của từng địa phương tổ chức tập kích diệt bọn kìm kẹp, các đoàn bình định, mâm tề, cơ quan hội đồng, những tên ác ôn ngoan cố và đồng thời diệt gọn từng trung đội, đại đội thiếu địch trong công sự vững chắc, phá banh các khu dồn đưa dân về làng cũ làm ăn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:22:37 am »

Thời gian này, vũ khí của đặc công nước càng có nhiều tiến bộ, dễ sử dụng, hiệu quả trận đánh cao hơn. Khi mới vào chiến trường Quảng Đà, để đánh một trụ cầu, nhất là trụ cầu thiết kế theo hình hạt xoài, phải cần một lượng thuốc nổ lớn, buộc phải sử dụng đến 3 chiến sĩ mới đưa đến mục tiêu, mất rất nhiều thời gian. Lại thêm, để cố định bằng dây khối thuốc nổ vào trụ cầu, thân tàu là một trở lực rất lớn. Thêm vào đó, các kíp nổ, nhất là kíp hẹn giờ bằng đồng hồ, nếu không cẩn thận, để nước lọt vào trong sẽ phát nổ ngay lập tức, làm ảnh hưởng đến kế hoạch trận đánh, về sau này, các loại kíp mìn cũ được thay bởi kíp điện, kíp hẹn giờ do Liên Xô sản xuất; thuốc nổ có sức công phá mạnh cũng được đưa từ miền Bắc vào nhiều hơn. Từ năm 1970 trở đi, Đội 170 không còn sử dụng loại thuốc nổ C4 hoặc TNT như trước nữa mà dùng mìn nam châm có sức công phá cực mạnh, dễ di chuyển trong nước và dễ áp vào các trụ tàu, vỏ tàu của địch hơn. Chính nhờ sự thông thuộc địa hình, sự tiến bộ về kỹ thuật nên càng về sau, Đội 170 có nhiều trận đánh mà xác suất thành công rất cao.

Nhiệm vụ của lực lượng đặc công lúc này là: từ bên ngoài đánh vào kết hợp bên trong đánh ra, đánh thẳng vào trung tâm thành phố và các phường giáp ngoại ô. Diệt các cơ quan chỉ huy quân sự, chính trị, đài phát thanh, các cơ quan cảnh sát ác ôn. Tiểu đoàn 89 liên tục tấn công vào quận lỵ, thị trấn, nam bắc sông Cẩm Lệ mở rộng đầu cầu. Tiểu đoàn 87 diệt các chỉ huy sở, phá hủy các khu kho, trận địa pháo, tên lửa từ Bàu Mạc đến đồn Nhất, Thủy Tú, tấn công chiếm giữ thị trấn Nam Ô đánh thủng tuyến phòng ngự cơ bản ở hướng bắc Đà Nẵng. Đặc công nược có nhiệm vụ phá hủy các cầu quan trọng dọc trên trục đường số 1 từ Hải Vân vào Quảng Nam như: cầu Thủy Tú, cầu Đỏ, cầu Cẩm Lệ, cầu Câu Lâu, cầu Vĩnh Điện, cần Bà Rén... Đánh hợp đồng trong chiến dịch phá hủy hàng loạt cầu cắt đứt giao thông bằng đường bộ. Đánh độc lập, đánh nhiều lẩn một cầu buộc địch phải lôi lực lượng về bảo vệ. Đánh những cầu tàu ở hải cảng Đà Nẵng, Hội An, đánh chìm các tàu biển cho hàng quân sự đậu ở hải cảng. Phối hợp cùng với bộ binh từ nước lên khô diệt một số sinh lực cao cấp ở nơi hẻo lánh sát biển hoặc sát sông lớn. Ngoài ra, các phân đội đặc công nước hướng nam Đà Nẵng, một bộ phận phối hợp với đội đặc công Hội An từ nước lên tấn công các cơ quan cảnh sát ác ôn ở sát mặt nước phối hợp cùng công binh đánh nhiều lần các cầu cống dọc đường 100 và 104 cắt không cho địch vận chuyên, chi viện bằng đường bộ. Đánh trong hiệp đồng chiến dịch hoặc độc lập để buộc địch phải cố giữ đường giao thông kéo lực lượng địch ra, giữ vững vùng giải phóng.

Nhiều chiến công của lực lượng đặc công Quảng Đà lại diễn ra trong thời gian này như: đánh chiếm xưởng dệt Vi-ma-tét-cô thị trấn Cẩm Lệ, khu vực Bình Thới bao vây quận lỵ Hòa Vang lần thứ hai, diệt 500 tên Mỹ - ngụy, bí mật tập kích Hầm Xẻ diệt gọn bãi xe Non Nước, 150 tên Mỹ, phá hủy 45 xe tăng và xe bọc thép, đánh thiệt hại nặng. Hoà nhịp cùng các chiến công trên, đặc công nước đã có những chiến công xuất sắc: đánh cắt đứt nhiều cầu nút giao thông cầu cống như cầu Đỏ, Thủy Tú. Đội 170 (đặc công nước) đánh 26 trận diệt 426 tên, diệt gọn câu lạc bộ Hội An, đồn hải thuyền Cửa Đại, đánh sập 17 cầu, 2 kho xăng, 6 triệu lít, bắn chìm bắn cháy 8 hải thuyền, 2 tàu biển chở vũ khí. Phân đội 2 (đặc công Hội An), đánh chìm 3 hải thuyền(1).

Ngay sau khi Hiệp định Pa-ri vừa ký kết, từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 1 năm 1973, ở các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc địch sử dụng 2 tiểu đoàn chủ lực, từ 1-2 tiểu đoàn bảo an tại chỗ, từ 1 chi đội đến 1 chi đoàn thiết giáp... được pháo binh chi viện, phản kích giải tỏa các chốt của ta chiếm lĩnh trước giờ ngừng bắn ở dọc đường 14 (Gò Cà, Ái Nghĩa, Hà Nha), đường 100 (Vĩnh Điện, Trường Giảng) và đường mới (An Hòa, Kiểm Lâm). Sau khi giải tỏa chiếm lại được một số đoạn giao thông bàn đạp, địch tập trung lực lượng lấn chiếm vùng giải phóng tây Duy Xuyên; B Đại Lộc; A, B, C Điện Bàn, đang tiếp tục bình định các khu vực trên. Tại các thành phố, thị xã, địch tăng cường phòng thủ, kiểm soát chặt chẽ sự đi lại của nhân dân, phong toả các tuyên hành lang của ta từ căn cứ vào thành phố.

Để chống lại những trận tiến công của lực lượng đặc công, tại Đà Nẵng địch phát triển các chốt điểm và có nhiều biện pháp cụ thể, chặt chẽ để chống ta diệt chốt bằng chiến thuật đặc công. Các chốt điểm xung quanh đều cày ủi trắng, vì thế chúng rất dễ phát hiện ta tiếp cận mục tiêu từ xa. Hầu hết các chốt điểm đều được công binh đến xây dựng theo một ý đồ cơ bản thống nhất của chỉ huy các cấp; được các tên tướng tá của sư đoàn, quân đoàn, tiểu khu, quận lỵ đến trực tiếp đôn đốc và kiểm tra sửa đổi. Các cầu đường, cầu tàu và mạch máu giao thông chủ yếu bằng đường bộ của quân ngụy, sau khi Mỹ rút, địch tăng cường mọi thủ đoạn phòng giữ bằng cách: Rải nhiều lớp rào đơn ở phui cầu, xung quanh trụ cầu; căng rào trên mặt nước dưới mặt nước cách xa cầu hàng 100 - 200 mét, các cầu dọc trên các trục đường quan trọng thường có đại đội bảo an đến đóng chốt hai bên đầu cầu, thiết lập nhiều chốt trên dưới và giữa cầu. Bắt đường nối trên mặt nước để đi kiểm tra, tăng cường đèn pha, rọi đèn pin bắn súng vào các chùm bèo, bọt trôi qua cầu, ném lựu đạn thường xuyên. Tại các cảng Sơn Trà, Liên Chiểu, nhất là những bến tàu, cầu cảng địch đưa bo bo ra ngăn chặn bên ngoài, các giang thuyền ban đêm cơ động, phân tán thường xuyên, không để tại một mục tiêu cố định.


(1) Theo thống kê, từ năm 1967 đến năm 1973, Đội 170 (đặc công nước) đã đánh 63 trận, sập 50 lần cầu, phá hủy 2 kho xăng chứa 6 triệu lít. đánh chim 2 tàu biển cỡ lớn chở đầy vũ khí, 18 hải thuyền, tiêu diệt gọn 2 vị trí sinh lực (câu lạc bộ Hội An và đồn hải thuyền Cửa Đại) đánh thiệt hại nặng 1 đại đội công binh, loại khỏi vòng chiến đấu 703 tên Mỹ, ngụy trong đó có 2 sĩ quan (1 thiếu tá và 1 đại tá Mỹ), 2 đại úy, 14 trung úy, 8 thiếu úy ngụy. Đội nhiều lần được khen thưởng: về tập thể: 18 Huân chương Chiến công giải phóng (có 6 hạng Nhất, 6 hạng Nhì, 6 hạng Ba); về cá nhân có 44 Huân chương Chiến công giải phóng (12 hạng Nhì, 32 hạng Ba).
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 11:41:28 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:24:52 am »

Mỹ - Thiệu ra sức phá bỏ Hiệp định Pa-ri. Đặc biệt, Nguyễn Văn Thiệu cho tay sai ra sức thực hiện cái gọi là “tràn ngập lãnh thổ”, đưa quân lấn chiếm vùng giải phóng, xóa thế da beo và “đẩy cộng sản lên biên giới”... Trước tình hình đó, tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp hội nghị lần thứ 21 đề ra nghị quyết nêu rõ: “Con đường cơ bản của cách mạng miền Nam vẫn là bạo lực cách mạng, bất kể trong tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công”(1). Quán triệt Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng, Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề ra kế hoạch chỉ đạo cho quân và dân toàn Khu: “Ra sức đánh bại lấn chiếm, bình định của địch, quyết tâm giành dân, giữ đất, mở rộng quyển làm chủ, phát triển lực lượng ta”. Tiếp đến Bộ Tư lệnh Quân khu phát động cuộc vận động: “Nâng cao chất lượng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân”.

Thực hiện chủ trương trên, lực lượng đặc công nói chung và đặc công nước của Quảng Đà nói riêng, liên tiếp tố chức nhiều trận đánh thọc sâu vào nội ô Đà Nẵng, làm cho địch vô cùng lúng túng. Tại Đà Nẵng, Tiểu đoàn đặc công 89 tấn công tiêu diệt các ban chỉ huy trận địa xe pháo, những nơi làm bàn đạp xuất phát tấn công của địch; tiêu diệt các cơ quan đầu não, các bãi xe kho tàng hướng tây bắc Đà Nẵng để phá vỡ kế hoạch bình định hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Lực lượng Đặc công nước (Đội 170) có nhiệm vụ đánh hiệp đồng trong chiến dịch phá sập các cầu quan trọng và liên tục phá sập các cầu trên các trục đường ngang trong tỉnh, cắt đứt giao thông tiếp tế bằng đường bộ, lôi kéo lực lượng địch về canh giữ. Có những bộ phận chuyên trách tiêu diệt các mục tiêu ở bến cảng, đầu tàu ở Đà Nẵng và Hội An...

Riêng Tiểu đoàn đặc công 471, từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, toàn đơn vị đã đánh 41 trận (có 29 trận đánh nước; 12 trận đánh trên khô). Tiêu diệt 800 tên địch (trong đó có một số cố vấn Mỹ), đa số là sĩ quan và nhân viên kỹ thuật, có một đại uý, hai tên trung úy ngụy chỉ huy bảo vệ cầu Thuỷ Tú và cầu Trắng. Đánh chìm 10 tàu vận tải quân sự (có 1 tàu dầu, 1 pháo hạm) trọng tải từ 8 đến 10 ngàn tấn; 1 bo bo. 1 cầu cảng Tiên Sa. Trong số tàu đánh chìm có chiếc tàu Trường Giang đang cập cảng Tiên Sa ta đánh luôn cả tàu và cầu cảng(2). Trong 80 các cầu do tiểu đoàn này tổ chức đánh phá gồm có: cầu Thuỷ Tú, cầu Trắng, cầu Đen (địa phận tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ): cầu Hói Mít, cầu Lăng Cô (địa phận tinh Thừa Thiên - Huế) trong đó cầu Thuỷ Tú bị đánh đi đánh lại 5 lần. Trên bán đảo Sơn Trà bộ đội ta đánh sập 2 khu ra-đa không quân và hai quân, đánh trạm viễn thông. Ngoài ra, đơn vị cùng với lực lượng pháo binh của quân khu, đã 3 lần dùng số lượng lớn DKP từ chân đèo Hải Vân (thôn Kim Liên) bắn qua bán đảo Sơn Trà và cảng Đà Nẵng, phá huỷ 2 khẩu 12,7 ly; 1 cối 60 ly; 90 đại liên; 2 xe bọc thép, 6 ô tô  chứa đầy đạn, 3 máy phát điện,  kho đạn, 17 nhà binh, 2 hầm ngầm, 7 lô cốt,  2 bót gác, 1 xe honda, 5 máy PRC 25, hơn 5 vạn tấn hàng. Thu 1 máy PRC 25, 3 khẩu M79, 7 khẩu AR15, 7 quả mìn mo, 42 khẩu MB7, 32 ba lô quân trang, 1 thanh kiếm chuôi mạ vàng của tên phó đô đốc hải quân ở cảng Đà Nẵng và một số quân trang, quân dụng khác.

Trong cuộc tiến công giải phóng Đà Nẵng, lực lượng đặc công nước Quảng Đà; Tiểu đoàn 471 và Đội 170 được phân công tỏa về các vị trí trọng yếu trong tỉnh, nhất là Hội An và Đà Nẵng để chiếm lĩnh và tiếp quản những vị trí quan trọng của địch; Đội 170, tiếp quản các vị trí chốt điểm ven sông, cảng Hội An và khu Đông - Hoà Vang, Quận 3 của Đà Nẵng; Tiểu đoàn 471 trực tiếp giải phóng cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, tiếp quản, bảo vệ, làm nhiệm vụ quân quản khu vực hải quân từ cảng Tiên Sa đến cảng Đá, khu vực biệt kích, khu vực tiếp cận hậu cần chợ Mai. Sau đó bàn giao cho vùng 3 Hải quân và chính quyền quận 3 tiếp thu quản lý.

Tháng 4 năm 1975, chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu và Tư lệnh chiến dịch, Tiểu đoàn 471 đã tổ chức một đội mạnh, làm nòng cốt cho Lữ đoàn Đặc công Hài quân 126 ra giải phỏng quần đảo Trường Sa, do đồng chí Bùi Quang Giang - chính trị viên Đội 3 chỉ huy. Đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với cán bộ, chiến sĩ Đội 1, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Mai Năng giải phóng quần đảo Trường Sa. Trong đợt phối thuộc chiến đấu này, đơn vị có bị thương một đồng chí. Sau khi giải phóng các đảo, cán bộ, chiến sĩ còn tham gia chốt giữ đến tháng 6 năm 1975 mới bàn giao đảo và về lại Tiểu đoàn.

Sau ngày giải phóng Đà Nẵng, Tiểu đoàn 471 được Quân khu 5 lập thành đoàn đánh cá của Quân khu 5, đại bản doanh đóng tại đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi hiện nay. Đội 170 được Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng lập thành Đội tàu tuần tiễu bảo vệ Đà Nẵng. Đến cuối năm 1977, cả Tiểu đoàn 471 và Đội 170 đặc công nước Quảng Đà được giải thể, các cán bộ, chiến sĩ của hai đơn vị trên được phân về nhiều địa phương, đơn vị khác nhau.


(1) Dẫn theo “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – Những sự kiện quân sự”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990, tr. 70
(2) Chiếc tàu này sau ngày giải phóng Đà Nẵng, ta đã trục vớt về sửa chữa thành tàu viễn dương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:26:33 am »

Có thề nói, từ khi có mặt trên chiến trường Quảng Đà, lực lượng đặc công nước đã thực hiện nhiều trận đánh xuất quỷ nhập thần, lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần không nhỏ cùng lực lượng vũ trang toàn tỉnh giáng cho Mỹ, ngụy những đòn chí tử. Chiến công của lực lượng đặc công nước trên mặt trận Quảng Đà là rất đáng tự hào, Đảng và Nhà nước đã tặng thường hàng trăm huân chương quân công, huân chương chiến công các hạng, hàng trăm chiến sĩ được tặng danh hiệu “Dũng sĩ đánh giao thông”, “Dũng sĩ xung kích”, “Dũng sĩ đánh cơ giới”, “Chiến sĩ thi đua”, tặng nhiều bằng giấy khen các cấp, có đồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang.

Kết thúc chiến tranh, nhiều cán bộ, chiến sĩ đặc công nước hải quân đã nằm sâu dưới lòng sông đáy biển nhiều người thi thể không còn, nhiều anh em bị thương tật, bị địch bắt tù đày và số người còn sống không ít người trong hoàn cảnh éo le, khó khăn trong các mặt đời thường.

Từ thực tế của cuộc chiến tranh, từ lối đánh đặc thù của lực lượng đặc công và đặc công nước trên chiến trường Quảng Đà, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Về chiến thuật: đặc công là chiến thuật du kích đã phát triển cao và đặc biệt cao, được đúc kết thành những kinh nghiệm thực tế quý báu. Đó là cách đánh đặc biệt của dân tộc Việt Nam, nó đòi hỏi người chiến sĩ phải có lòng yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc, có tinh thần dũng cảm, độc đáo, ngoan cường không sợ hy sinh gian khổ mới làm được. Chính tinh thần yêu nước và cách đánh giặc đặc thù trên nên lực lượng đặc công Quảng Đà nói chung và đặc công nước nói riêng đã nhanh chóng phát triển mạnh trong ba thứ quân, ba vùng chiến lược, từ thành phố đến vùng ven và vùng nông thôn rộng lớn; bí mật tập kích diệt gọn từng tốp địch, giết bọn ác ôn, diệt các ban chỉ huy địch là của du kích thôn, xã, phường phố.

Các đơn vị bộ đội đặc công từ mũi, đội đến tiểu đoàn ngay từ khi mới ra đời đã diệt gọn từng trung đội, đại đội địch ngay trong công sự vững chắc, càng về sau đã có thể diệt gọn từng quận lỵ, chi khu và tiểu đoàn địch với quy mô sử dụng lực lượng 1 đội hoặc cao nhất là 2 đội. Khả năng của bộ đội đặc công là cơ động chiến đấu trong điểu kiện chuẩn bị gấp, đánh gấp, diệt mục tiêu then chốt, mở màn hiệp đồng trong toàn chiến dịch có hiệu suất, có giá trị nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ và chiến thuật đối với các binh chủng. Tất cả các loại đặc công đã tấn công đồng loạt các loại mục tiêu ở trong hậu cứ đến tuyến phòng ngự cơ bản và kìm kẹp từ nội thành đến các vùng chiến lược quan trọng khác của địch; đi từ đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, liên tục đánh lớn trong một thời gian nhất định, đã chọc thủng các tuyến phòng thủ cơ bản của địch.

Từ những thành công đó, chúng tôi có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm sau:

1. Đánh giá địch, ta đúng đắn là một nhân tố quyết định thắng lợi từng trận đánh, từng chiến dịch, từng giai đoạn trong quá trình chiến tranh.

Trong thực tế rút ra kinh nghiệm kịp thời, luôn sáng tạo linh hoạt nhưng không tách rời tư tưởng đường lối quân sự của Đảng, nguyên tắc và thủ đoạn chiến đấu của binh chủng. Triệt để giữ vững yếu tố bí mật bất ngờ, kiên quyết, dũng cảm, độc đáo, táo bạo đánh nhanh, diệt gọn. Duy trì có tập trung chỉ đạo, phát triển lực lượng trong ba thứ quân đều có chất lượng. Tập trung nghiên cứu kỹ từng trận đánh phù hợp với từng chiến dịch, có đơn vị chuyên trách sẽ tạo thành một quả đấm thép đối với địch ở ba vùng chiến lược.

2. Xây dựng lực lượng chuyên trách, tổ chuyên trách người chuyên trách, đơn vị chuyên trách (có hậu cứ cơ động). Lực lượng đặc công nước muốn hoạt động tốt hiệu qua cần phải có lực lượng chuyên trách, được đào tạo bài bản, có đủ các điều kiện cần thiết cho quá trình tập luyện. Thực tế cho thấy, tại chiến trường Quảng Đà, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, rất khó để đào tạo lực lượng đặc công nước. Vì vậy, hầu hết anh em đều được đào tạo cơ bản tại miền Bắc để đưa về hoạt động tại Quảng Đà, thì hiệu suất chiến đấu khá cao. Ngoài ra muốn thực hiện cách đánh đặc công nước, đòi hỏi phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các cơ quan tham mưu. các cấp ủy địa phương, có sự gắn chặt, đồng bộ; kiên trì xây dựng phát triển lực lượng, phát huy hết vai trò chức năng, quán triệt đẩy đủ phương hướng, phương châm đường lối quân sự của Đáng gắn liền với xây dựng lực lượng và nhiệm vụ của binh chủng sẽ đảm bảo sự thắng lợi không ngừng.

*
*   *

Qua 21 năm chống đế quốc Mỹ, lực lượng đặc công và đặc công nước Quảng Đà đã phát triển lớn mạnh và đóng góp một vai trò quan trọng cùng các lực lượng vũ trang trong tỉnh giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ không đến có, từ yếu đến mạnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng đặc công nước Quảng Đà duy trì một cách đánh đặc biệt của binh chủng, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Cùng với các lực lượng đặc công khác, đặc công nước đã không ngừng giữ vững và phát huy thế chủ động, liên tục tấn công địch, giành nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa quan trọng, góp phần đánh bại các âm mưu chiến lược, chiến thuật của địch. Liên tục tấn công vào tận sào huyệt của kẻ thù, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề, giam chân địch, giữ thế chiến trường; tạo ra những quả đấm thép trong ba thứ quân, ở ba vùng chiến lược, phá lỏng thế kìm kẹp hỗ trọ đắc lực cho phong trào quần chúng nổi dậy, giữ vững vùng bàn đạp, phối hợp chặt chẽ với chiến trường.

Để có được những thành tích đó, trước hết là sự quan tâm lãnh đạo của Đảng với một đường lối quân sự đúng đắn trong cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện chống bọn xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai bán nước, là sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ của Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Mặt trận 44, của các cấp ủy đảng địa phương cộng với phong trào du kích chiến tranh sôi nổi và mạnh mẽ rộng khắp trong toàn tỉnh; là tấm lòng yêu nước, hết lòng với cách mạng, tình cảm quân dân cá nước, trong khát vọng đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân trong tỉnh dành cho lực lượng đặc công nói chung và đặc công nước nói riêng. Nhờ vậy, trong những tình thế cam go nhất, trong nhiều nhiệm vụ nặng nề được giao, lực lượng đặc công nước Quảng Đà đã vượt qua mọi khó khăn, để tiến công địch và ngày một trưởng thành nhanh chóng.

Những chiến công hào hùng của binh chủng đặc công nước mãi mãi là niềm tự hào trong tâm khảm của những người trong cuộc, những người vừa trực tiếp tham gia chiến đấu, vừa là chứng nhân lịch sử, những người con trên mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh phía Bắc đã sống, chiến đấu, hy sinh ngay trên mảnh đất Quảng Đà, nhiều người trong số họ, sau chiến tranh đã chọn nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, Đà Nẵng hiện nay, mãi mãi ghi ơn những người con trung kiên đó, những chiến sĩ đặc công nước, những người góp phần làm sáng thêm truyền thống anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam, cùng với các lực lượng khác, họ đã tô thắm hơn nữa truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, trong 21 năm chống Mỹ, cứu nước hào hùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:27:33 am »

Ngày đầu thành lập Đoàn Đặc công Hải quân 126

Từ khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, nhất là khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào tháng 12 năm 1960, phong trào cách mạng miền Nam dâng lên mạnh mẽ, các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra nhiều nơi, mở đầu bằng cuộc đồng khởi ở Bến Tre. Cao trào đồng khởi như nước vỡ bờ, nhanh chóng lan ra khắp miền Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ cách mạng miền Nam chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang thế liên tục tiến công tiêu diệt địch, nhằm đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi.

Bị thất bại liên tiếp bởi phong trào đồng khởi ở nông thôn và phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của nhân dân ta tại các đô thị lớn ở miền Nam, ngụy quyền Sài Gòn ngày càng rơi vào tình thế khủng hoảng trầm trọng. Trước kế hoạch “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản thảm hại, đầu năm 1965, Giôn-xơn bước vào Nhà Trắng thay Ken-nơ-đi làm Tổng thống nước Mỹ đã đưa ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam, đưa Tướng Oét-mo-len; thay Ha Kin làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ gia tăng và mở rộng quy mô, cường độ chiến tranh hòng cứu vãn chế độ ngụy quyển Sài Gòn trong cơn hấp hối cố sức vực dậy cái thây ma chính trị làm chỗ dựa cho Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, thôn tính miền Nam chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ đã bắt đầu cho “một cuộc chiến tranh phi lý” và là “sai lầm khủng khiếp” của mình, đúng như lời cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Mắc Na-ma-ra thừa nhận sau này.

Trước tình hình quân Mỹ vào miền Nam, ngày 10 tháng 4 năm 1965, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá III, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Dù đế quốc Mỹ đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này, thì quân và dân ta cũng quyết đánh thắng chúng!”. Thực hiện quyết tâm của Đảng và Bác Hồ, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Hải quân gấp rút nghiên cứu, tổ chức những đơn vị thích hợp, trực tiếp tham chiến tại miền Nam, đánh phá các cầu cảng, kho tàng quân sự, đánh chìm các tàu vận tải, khí tài và phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiêu diệt các mục tiêu quân sự của Mỹ trên sông, biển miền Nam.

Trước đó, từ đầu năm 1964, Bộ Tư lệnh Hải quân đã thành lập Đoàn 8 có hơn 150 cán bộ và chiến sĩ, huấn luyện về chiến kỹ thuật đặc công nước. Đến tháng 12 năm 1964, Đoàn 8 vào miền Nam, phân bổ về các nơi: Khu 5, Nam Bộ; một bộ phận lớn tăng cường cho Tiểu đoàn đặc công 43 Rừng Sác. Có thêm lực lượng Tiểu đoàn 43 tổ chức thành Đoàn 10 Rừng Sác, đã vận dụng chiến thuật đặc công nước, lập nhiều chiến công xuất sác như đánh chìm tàu vận tải quân sự hàng vạn tấn, phá huỷ nhiều kho tàng của địch ở cảng Nhà Bè... Bước đầu thử nghiệm chiến thuật đánh “đặc công nước” trên chiến trường, đạt hiệu quả rất cao.

Ngày 13 tháng 4 năm 1966, Đoàn Đặc công Hải quân 126 được thành lập. Ban đầu có 40 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 8 đã qua huấn luyện chiến - kỹ thuật đặc công nước, 74 cán bộ, chiến sĩ của đại đội đặc công đánh biển thuộc Cục nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu chuyển về, hơn 700 cán bộ, chiến sĩ được tuyển chọn từ các đơn vị trong Quân chủng Hải quân. Quân số của Đoàn 126 được tập trung về Quảng Yên và các vùng phụ cận.

Từ chiếc nôi Quảng Yên với Lục Đầu giang và dòng sông Bạch Đằng - nơi ghi dấu những trận thủy chiến oai hùng của cha ông thuở trước, vẫn ngày đêm chảy êm đềm ra Lục Đầu giang, hòa vào biển cả bao la; giờ đây lớp con cháu làm thao trường tập luyện của đặc công hải quân để đánh quân xâm lược Mỹ.

Sau khi ổn định về biên chế, tổ chức và nơi ăn chốn ở, các đội bước vào huấn luyện. Từ những bài tập cơ bản về bơi, lặn từ thấp đến cao. Tập các kiểu bơi, phần nhiều tập kiểu bơi ếch, ban đầu bơi vài ba cây số, dần dần nâng cao bằng bơi qua lại Phà Rừng hàng chục vòng, tính ra hơn 10 cây số. Rồi tập bơi đường dài trên biển cả về đêm với cự ly trên 10 cây số đến mục tiêu giả định. Tập lặn tại chỗ, lặn đến mục tiêu, tập ngậm ống thở đi chìm dưới nước hàng giờ, bảo đảm đúng hướng, đúng vị trí đặt khí tài theo kế hoạch trận đánh, tập truyền tín hiệu trong tổ qua dây liên kết, tập nhận dạng các loại tàu, tập đo cự ly gián cách đến mục tiêu, tập thiết kế sử dụng các loại khối nổ, tập võ thuật đánh bắt tù binh Mỹ bằng các đòn cực hiểm, tập điều chỉnh khối nổ nổi chìm theo ý muốn và dìu khối nổ đưa đến mục tiêu, tập phá dỡ các vật cản, chướng ngại vật, rào thép gai dưới nước và học về quy luật thủy triều trên các cảng biển miền Nam...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:29:53 am »

Từ tập kỹ thuật đến học tập chiến thuật và tổng hợp về chiến kỹ thuật đánh các loại tàu, cầu cảng, kho tàng quân sự của Mỹ. Phần nhiều thời gian tập về ban đêm từ 19 giờ tối đến 3 hoặc 4 giờ sáng hôm sau; vừa tập nhuần nhuyễn về chiến kỹ thuật, vừa tập rèn luyện sức chịu đựng ngâm mình dưới nước tám, chín giờ liền để chống chọi với cái lạnh, không phải lạnh run người mà lạnh đến cứng cả người. Thỉnh thoảng uống vài ngụm nước mắm chống lạnh nhưng chẳng mấy ăn thua. Có lẽ đây là thử thách gay go của những người lính đặc công nước của buổi ban đầu ấy.

Trong chiến đấu, hy sinh là lẽ thường tình, trong học tập huấn luyện cũng có trường hợp hy sinh như: có lần Đội 3 huấn luyện ở Cát Hải, trong đêm tập luyện tổ chiến đấu hành tiến trên sông, gặp lúc thủy triều xuống mạnh, dòng sông chảy xiết đẩy cả tổ 3 người vào hàng lưới đáy chắn ngang sông, một đồng chí mắc vào lưới đáy đã phải hy sinh. Tiếc thương đồng đội, Đội tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng quyết tâm tập luyện tốt hơn.

Học quân sự, võ thuật xen kẽ với học tập chính trị, làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ quán triệt sâu sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Xây dựng lập trường tư tưởng và quyết tâm chiến đấu cao, vượt qua mọi gian khổ hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 7 năm 1965 là: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn!”. Gần cuối khóa, Đoàn 126 tiến hành huấn luyện hành quân dã ngoại đường dài, mang vác nặng, vượt qua các địa hình dốc, đèo, khe suối...

Mỗi người một ba lô xếp đầy gạch khoảng 30kg, lưng đeo súng ngắn, hoặc AK báng gấp, lựu đạn, dao găm, bi đông nước uống và quàng thêm ruột nghé gạo tiêu chuẩn ăn 1 tuần (khoảng 8 - 9kg gạo). Cung đường hành quân 1 ngày từ 35 đến 40km. Cuối ngày hành quân đến trạm nghỉ là triển khai mắc võng, che tăng và đào công sự đề phòng địch tập kết. Mỗi đợt tập hành quân dã ngoại là đúng 1 tuần. Qua mấy đợt huấn luyện như thế, ai nấy đều phờ phạc cả người, đôi chân tê dại, đôi vai tím bầm sưng tấy và dần dần chai cứng lại.

Tập luyện ở hậu phương đã khó nhọc như thế song khi vào thực tế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, phải trèo đèo lội suối, đi bộ, mang vác nặng trên vai và phải đi trong mưa bom bão đạn ác liệt gian khổ khôn lường, hơn 3 tháng mới vào đến chiến trường Khu 5 và hơn 6 tháng mới vào đến chiến trường Nam Bộ thì cái gian khổ, khó khăn buổi ban đầu ấy nào có thấm gì. Vì vậy, đi đôi với rèn luyện chân đồng vai sắt, phải rèn luyện cái đầu rắn như thép đã tôi. Chẳng thế mà cán bộ chính trị lên lớp nói rõ là: “Đi vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ không phải đi bằng chân mà phải đi bằng đầu!”. Không cường điệu chút nào, sự thật đúng là như thế!

Thực hiện Lời kêu gọi của Bác Hồ tại Hội nghị Chính trị đặc biệt ngày 27 tháng 3 năm 1964 là: “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt!”. Đoàn 126 mở các đợt thi đua tích cực, khẩn trương huấn luyện đạt chất lượng cao trong thời gian 6 tháng. Cán bộ, chiến sĩ qua huấn luyện đã trở thành những con cá kình thông minh, dũng cảm, đủ sức đánh thắng giặc Mỹ trên chiến trường sông biển miền Nam. Kết thúc khoá huấn luyện, ổn định sắp xếp biên chế tổ chức lần cuối cùng trước lúc lên đường ra trận.

Đoàn tổ chức thành 4 đội: 1, 2, 3, 4. Cụ thể như sau:

Đội 1 vào chiến trường Quảng Trị.

Đội 2 vào Cam Ranh - Quy Nhơn.

Đội 3 vào Mặt trận 44 Quảng Đà.

Đội 4 vào Nam Bộ.

Các đội 2, 3, 4 mang phiên hiệu: 754, 755, 756.

Đội 3 vào chiến trường Quảng Đà (Mặt trận 44) gồm 55 cán bộ, chiến sĩ. Ban chỉ huy Đội 3 gồm có:

Lương Xuân Lan - Đại úy - Chính trị viên.

Nguyễn Văn Lợi - Trung úy - Chính trị viên phó.

Võ Tấn Mễ - Đại úy - Đội trưởng.

Nguyễn Sự - Trung úy - Đội phó.

Nguyễn Bình - Trung úy - Cán bộ tham mưu.

Ngoài ra còn có các trợ lý tác chiến, quân lực, quân khí, thông tin liên lạc, y tế, hậu cần.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:30:09 am »

Đội 3 tổ chức thành 3 phân đội: mỗi phân đội 1 chi bộ.

Phân đội 1:

Huỳnh Tửu - Trung úy - Chính trị viên.

Huỳnh Thế - Trung úy - Phân đội trưởng.

Phân đội 2:

Nguyễn Tấn Minh - Trung úy - Chính trị viên.

Nguyễn Ngọc Râng - Trung úy - Phân đội trưởng.

Phân đội 3:

Lê Hồng Phong - Trung úy - Chính trị viên.

Trịnh Kiều Miên - Trung úy - Phân đội trưởng.

Ngày lên đường của mỗi đội khác nhau, nhưng không khí rộn ràng, tất bật của toàn Đoàn trong công tác chuẩn bị hành trang cho cán bộ, chiến sĩ theo đúng thời gian quy định, nặng nhất là mặt hậu cần. Đội 3 được nghỉ hai ngày để chuẩn bị hành trang. Mỗi người được cấp một chiếc xe đạp “Vĩnh Cửu” sản xuất tại Trung Quốc, 2 bộ quân phục kaki Tô Châu, 1 mũ tai bèo, 1 đôi giày vải cao cổ, 1 đôi dép cao su đúc, 1 bi đông đựng nước, 1 võng dù, 1 tấm bạt che mưa, 2 bộ quần áo lót, khăn mặt, túi cơm và 1 ba lô “con cóc”. Vũ khí trang bị: Cán bộ Đội đến tổ trưởng trang bị súng ngắn, chiến sĩ trang bị AK báng gấp. Mỗi người được trang bị lựu đạn, dao găm và phải đèo thêm 10kg thuốc nổ C4. Mỗi tổ được cấp 1 con dao đi rừng, mỗi phân đội 1 bộ xoong nồi nấu cơm và một số đồ dùng nhà bếp. Ngoài những trang bị đeo trên người, còn mọi thứ sắp xếp vào ba lô “con cóc” buộc gọn vào baga đèo hàng của xe đạp.

Ngày 27 tháng 10 năm 1966, Đội 3 làm lễ xuất quân tại thôn Tiền An, Quảng Yên. Toàn Đội như bừng lên một khí thế sôi nổi, vui vẻ lạ thường. Tuy nhiên, trong tiềm thức một số anh em như có điều gì suy tư sâu lắng. Cũng dễ hiểu thôi, vì ngày mai lên đường xa miền Bắc thân yêu, giã từ những người ruột thịt mà không hẹn ngày về song để đảm bảo bí mật, không ai được phép gặp gia đình trước giờ lên đường ra trận; điều đó đáng được cảm thông! Buổi liên hoan cuốn hút mọi người trong cái sôi động, trong cái âm vang hào hùng của những bài đồng ca, những khúc quân hành mạnh mẽ như đánh tan đi những nỗi niềm không ăn nhập với không khí rộn ràng sôi nổi của toàn Đội trong buổi lễ xuất quân đặc biệt này. Bài hát “Hành quân xa” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, lúc bình thường hát lên chỉ cảm nhận được cái giai điệu mạnh mẽ của nhịp quân hành, nhưng lúc này, khi được hát lên, nó có ý nghĩa như một lời thề: “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi!...”; lại thêm bài “Đoàn giải phóng quân” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như giục giã mọi người: “Ra đi, ra đi, bảo toàn sông núi, ra đi, ra đi, thà chết chớ lui...”. Cũng bài ca ấy, lớp cha anh thuở trước ra đi từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 từng làm nên những chiến công chấn động địa cầu, giờ đây đối vối chúng tôi, nó thiêng liêng và ý nghĩa biết chừng nào.

Buổi lễ xuất quân long trọng, có các đồng chí Tư lệnh Nguyễn Bá Phát và Chính ủy Hoàng Trà về dự. Chính ủy có lời động viên, huấn thị đơn vị hãy làm tròn nhiệm vụ của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh giao cho. Đến lượt Tư lệnh dặn dò, nhắn nhủ: “Đội 3 vào Mặt trận 44 Quảng Đà, nơi ấy chính là quê hương tôi đang bị Mỹ - ngụy bạo tàn dìm trong máu lửa! Thực lòng, tôi muốn trở về chiến đấu góp phần giải phóng quê hương nhưng vì nhiệm vụ của Đảng phân công nên chưa thể đi cùng! Các đồng chí yên tâm, phấn khởi lên đường, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh sẽ theo dõi từng bước đi và chờ đợi những chiến công của các đồng chí làm vẻ vang cho quân chủng chúng ta!”. Đồng chí Nguyễn Bá Phát đứng lặng hồi lâu, đưa mắt nhìn bao quát như để ghi lại những khuôn mật thân thương của cán bộ chiến sĩ Đội 3 mà đồng chí biết chắc rằng, ngày gặp lại hẳn còn xa lắm và chẳng biết ai mất ai còn, khi chiến tranh kết thúc. Có lẽ vì xúc động nên đôi mắt sáng quắc của Tư lệnh bỗng thoáng chốc u buồn và long lanh ướt.

Đội 3 tạm biệt Tiền An, vào một buổi chiều cuối thu đầy lưu luyến như thế!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 08:46:30 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:31:24 am »

Lên đường chiến đấu

Đoàn quân xe đạp lên đường! Không ai tổ chức cho nhân dân Tiền An đưa tiễn. Nhưng vì tình cảm yêu thương, bà con tự động rủ nhau đón đợi hai bên đường để chào chúc anh em ra đi được “đá mềm chân cứng”, lập nhiều chiến công đánh Mỹ!

Đơn vị hành quân, đêm đi ngày nghỉ. Từ Quảng Yên vào đến Ninh Bình phần nhiều đi theo đường lớn. Cả nước sẵn sàng đánh Mỹ, con đường về đêm nhộn nhịp hẳn lên với những dòng người, xe xuôi ngược. Nhiều đơn vị bộ binh hành quân dài dằng dặc, cùng một hướng vào Nam, đúng như Tố Hữu thể hiện trong thơ: “Quân đi điệp điệp trùng trùng - Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan!” - Chỉ có khác là thời đại đánh Mỹ không còn mũ nan, chỉ có mũ cối hoặc mũ tai bèo sáng trên đầu như một mảng trời xanh! Nhìn thấy lính đặc công nước hành quân vào Nam, anh em bộ binh tỏ vẻ ngạc nhiên: “Đơn vị gì mà hành quân oách thế! Đi toàn bằng xe đạp và trang bị toàn là súng ngắn! Chắc là đơn vị đặc biệt đây!”. Họ vui vẻ nhường đường cho đoàn quân xe đạp tiến lên phía trước.

Từ Thanh Hoá vào Quảng Bình, đơn vị hành quân theo đường quân sự, dọn theo chân núi Trường Sơn. Có đoạn là đường quân sự mở gấp tránh các đoạn đường cũ đã bị địch đánh phá, anh chị em thanh niên xung phong đang phá bom, san lấp. Đi đêm, theo kinh nghiệm dân gian là: “Trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen” song đi trên đường rừng mới mở, nham nhở, gồ ghề và bóng cây loang loáng nên dẫu căng mắt mà nhìn, cũng không tránh khỏi vấp ngã, người và xe đổ kềnh liên tục. Nhiều đoạn khó đi phải dong xe dắt bộ. Có đoạn đường mở sâu vào rừng, về đêm tối như hũ nút, anh em có sáng kiến là buộc khăn trắng vào cổ làm tín hiệu và cắm những miếng gỗ mục có ánh sáng lân tinh vào sau xe đạp, để người đi sau bám theo ánh sáng yếu ớt của người đi trước mà đi, giữ vững đội hình không bị gián đoạn.

Giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 đến cuối năm 1966, đã có biết bao xóm làng, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đường sá, cầu cống... bị phá hoại, nặng nhất trong thời kỳ này là từ Thanh Hoá trở vào. Đơn vị đã hành quân qua miền Tây các tỉnh: Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình, chứng kiến cảnh tàn phá do giặc Mỹ gây nên, ai nấy không nén nổi căm thù, quyết bắt chúng phải đền tội ác. Lũ phản lực Mỹ ngày đêm rình rập phía biển Đông và liều lĩnh đột nhập vào đất liền, ném bom bắn phá. Những loạt bom nổ “ục ục”, “uỳnh uỳnh” lúc xa, lúc gần cùng với tiếng gầm rú của phản lực, như xé nát bầu trời đen đặc khói bom.

Đơn vị hành quân đến trạm cuối cùng của Quảng Bình thì có lệnh dừng lại, chờ chuyển hướng hành quân, vì tuyến đường đi qua làng Hoa, địch đang đánh phá ác liệt suốt ngày đêm, có nơi chúng đổ quân nống lên chốt chặn, phát hiện quân ta rồi gọi máy bay đến ném bom đánh phá. Những ngày chờ đợi, anh em đem xe đạp nhập vào kho, sắp xếp mọi hành trang, ngoài những thứ trang bị đeo trên người, số mang theo xếp gọn vào ba lô con cóc. Khi hành quân có xe đạp thồ, ai cũng muốn mang theo nhiều thứ, bây giờ phải thu gọn lại cho vừa với sức chịu đựng của đôi vai và sức bền của đôi chân trèo đèo vượt dốc, buộc phải bỏ bớt đi nhiều thứ, mặc dù rất tiếc!

Chờ đợi gần một tuần mới có lệnh tiếp tục hành quân. Cuộc thử thách “chân đồng, vai sắt, mắt ngựa và bụng thần tiên” thực sự bắt đầu. Ngày đầu tiên anh em “cõng cóc” lên rừng vào lúc 2 giờ sáng. Đường đi ban đầu tương đối bằng phẳng, qua các đồi núi thấp, ít cây to, toàn là những đồi tranh, lau lách, sim, mua và các loại cây dại ken dày. Trời sáng tỏ, đơn vị đã đi vào đến khu rừng rậm, cây to tỏa đầy bóng mát. Sau những phút nghỉ giải lao, đơn vị tiếp tục hành trình và phần nhiều là ngược dốc. Mấy ngày tiếp theo, không có một cung đường nào bằng phẳng, vẫn là dốc đèo đủ loại: dốc ngắn, dốc dài, dốc ngoằn ngoèo, dốc theo tà dương thẳng. Mới những ngày đầu thử thách, ai nấy mệt mỏi, rã ròi; chân leo lên dốc mà ba lô thì kéo xuống thít chặt vào vai đau nhói. Có anh vai sưng lên, bầm tím, cũng cố cắn răng mà bước để theo kịp anh em.

Lên dốc đã khó, xuống dốc cũng không hề dễ! Nói là đi xuống dốc nhưng thực tế là tụt xuống, bò xuống; gặp chỗ trơn hoặc hòn đá gập ghềnh là ngã lăn nhiều vòng theo dốc. Ai đã đi qua dốc năm thang thì khó mà quên được. Vách núi đá dựng đứng, anh em công binh phải làm năm cái thang, mỗi cái dài 8m nối nhau lên đến đỉnh. Bộ đội qua đây phải leo một đoạn dốc đến chân thang, rồi lần lượt, từng người một leo thang. Trán người sau chạm gót chân người leo trước. Trên lưng mỗi người đeo ba lô và trang bị nặng nên từng nấc thang luôn cảm thấy mất thăng bằng. Thỉnh thoảng nhìn xuống vực sâu là như thấy có một luồng giá lạnh chạy dọc theo xương sống! Leo lên hết năm thang, đi một đoạn dốc nữa là đến vạt rừng bằng phẳng, anh em phân tán ra nghỉ xả hơi. Đứng trên đỉnh núi cao, nhìn bao quát xung quanh, chỉ thấy một biển mây trắng xóa, trùng trùng lớp lớp, chang còn thấy núi rừng đâu nữa.

Kể từ ngày xuất phát hành quân đến nay đã gần tròn một tháng, đơn vị mới đặt chân lên mái Tây Trường Sơn, dọc biên giới Việt - Lào. Trời cứ âm u, lúc nắng lúc mưa, có lúc ầm ào một cơn mưa lớn; bộ đội quàng kín vải bạt trên người hối hả hành quân trong gió mưa, đường trơn và ướt lạnh. Có đoạn đường phải vượt qua hàng cây số, cây rừng ngả đổ ngổn ngang, những hố bom còn khét mùi thuốc nổ của B-52 vừa mới rải thảm đêm qua.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 08:46:14 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:32:03 am »

Đơn vị hành quân liên tục trong thời tiết mưa nắng thất thường, ăn uống thiếu thốn kham khổ, sức khoẻ tụt dần, nhiều anh em bắt đầu sốt rét. Tuy vậy, về mặt tinh thần không hề giảm sút mà họ động viên nhau: “Khắc phục gian khổ khó khăn, nhanh chóng vào chiến trường đánh Mỹ, nếu chậm chân chẳng khác gì trâu chậm uống nước đục!”. Việc thay đổi tiêu chuẩn ăn uống, từ tiêu chuẩn xã hội chủ nghĩa sang tiêu chuẩn quân giải phóng, mỗi ngày từ 5 đến 6 lạng gạo và một ít ruốc khô. Tuỳ theo tình hình cung cấp của hậu cần mặt trận, làm cho cái đói khó chịu hằng ngày. Cái đói không cồn cào vật vã như nhịn đói suông mà lúc nào cũng có cảm giác đói triền miên dai dẳng! Mỗi lần hành quân cuối ngày đến trạm nghỉ, là một số anh em tranh thủ tìm thêm rau rừng, môn thục, cải tàu bay... để cải thiện thêm. Có lần mấy anh em luồn rừng vào đến cái buôn của người dân tộc bị địch ném bom đánh phá, dân làng bỏ đi nơi khác, có lẽ đã lâu nên buôn làng cũ đã hóa thành rừng; nhiều dây bầu, bí bò lan, dây khoai lẫn trong lau lách, ai cùng mừng sẽ hái được nhiều rau. Nhưng khi vạch cây lá đi vào, chợt phát hiện vô số bom bi lốm đốm vàng như quả dứa, nằm rải rác khắp nơi. Anh em dừng lại bàn với nhau: “Thôi, không đùa với tử thần, thà hy sinh trên chiến trường diệt Mỹ chứ không vì mấy ngọn rau mà mất mạng!”.

Tết Nguyên đán Đinh Mùi đã đến! Qua đài, anh em biết trên miền Bắc, Mỹ không ngừng ném bom đánh phá, nhân dân ta vẫn “tay cày tay súng”, “tay búa tay súng” chiến đấu với kẻ thù! Song Đảng và Nhà nước gắng lo cái tết cho dân, nên gia đình nào cũng được ăn tết cổ truyền vui vẻ. Đối với đơn vị, đây là cái tết đầu tiên xa gia đình, xa miền Bắc, trong lòng mọi người gợi lên những bâng khuâng gợi nhớ da diết làm sao! Ban chỉ huy Đội đang nghĩ cách làm sao cho anh em có được cái tết vui vẻ giữa Trường Sơn. Các phân đội hiến kế: “Mỗi cung đường từ trạm này đến trạm kế tiếp, thường cả Đội hành quân từ sáng khoảng 3 giờ chiều là đến trạm mới. Các phân đội quyết tâm làm cuộc hành quân hai trạm một ngày. Sáng đi khoảng 3 giờ và đến 7 - 8 giờ tối sẽ vượt qua hai trạm. Tiêu chuẩn dôi ra 1 ngày dành cho “ăn tết”.

Không có cách nào hay hơn. Ban chỉ huy Đội chấp nhận phương án ấy với điều kiện, các phân đội về họp chi bộ triển khai quán triệt và lãnh đạo thực hiện. Toàn Đội đã quyết tâm, song cái gì cũng có cái giá của nó. Ngày hành quân vượt trạm, đơn vị tranh thủ đi sớm khoảng 3 giờ sáng cho đến 20 giờ tối mới tới trạm, đã có hàng chục anh em trong số bị sốt rét kiệt sức không đi nổi, anh em khỏe phải gánh hộ ba lô và dìu số anh em ấy, cố đến trạm kế tiếp. Ngày 30 Tết đã đến, Trạm không cấp tiêu chuẩn gì thêm và theo lệnh của trên: “Bộ đội vẫn tiếp tục hành quân, không được dừng lại các trạm!”. Ban chỉ huy Đội quyết định cho đơn vị hành quân qua trạm, tìm nơi gần buôn làng đồng bào dân tộc dừng lại ăn tết. Đội cho anh em tập trung số muối mang theo và một số đồ dùng: gương, lược, vòng bạc đeo tay... đã chuẩn bị trước, mang vào buôn đổi được một con lợn khoảng 30kg. Một số anh em mổ lợn, số đầu bếp chế biến các món ăn, tiêu chuẩn gạo nấu gấp đôi ngày thường. Bữa tiệc ngày tết giữa rừng khá thịnh soạn, chỉ thiếu rượu và bánh chưng. Sau lời chúc tết và động viên của chính trị viên, anh em thưởng thức cái tết trên đường ra trận thật vui vẻ. Và, giữa thời khắc giao thừa thiêng liêng trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ, mỗi người thêm một tuổi đời trẻ trung và một tuổi quân anh dũng.

Thế là cái Tết đã qua, đơn vị tiếp tục hành quân trong sương mù u ám, quần áo luôn luôn ẩm ướt hôi sì; đêm nằm trên võng, rét co rúm cả người. Toàn thân ê ẩm. Nhưng .mờ sáng hôm sau phải vùng dậy tiếp tục một ngày hành quân mới. Vẫn là đường dốc, dốc cao, cao mãi, leo dốc chồn chân mỏi gối mệt nhọc nặng nề, và xuống dốc, xuống mãi, đầu gối như long ra run lên bần bật. Có những đoạn đường băng qua trọng điểm đánh phá của địch, lại phải dốc sức chạy nhanh vượt qua nguy hiểm. Vượt Trường Sơn không thể quên loài hút máu! Sên vắt đâu mà nhiều thế! Có đoạn đường bộ đội đi qua, sên vắt từ dưới lá mục ngóc đầu lên nhung nhúc. Môi ngày hành quân, anh nào cũng bị hàng chục con vắt bám vào người hút máu no tròn như những quả sim chín mọng.

Mới hơn hai tháng mà trông người nào cũng hốc hác, sút cân trông thấy. Anh em trong binh trạm cho biết: “Đơn vị đang hành quân trên đỉnh cao xuống Quảng Đà - Quảng Nam - Quảng Ngãi!”. Đứng trên đỉnh cao nguyên nhìn về phía đông, núi non trập trùng và thấp dần trải ra dưới ánh nắng vàng quang quẻ! Từng tốp phản lực quần lượn loang loáng dưới tầm mắt của anh em - những loạt tiếng bom nổ ùng ục và đùn lên những đụn khói trùm một mảng rừng xanh, lúc ở nơi này, lúc ở nơi khác; có lẽ bọn Mỹ nghi ngờ nơi đó là bộ đội hành quân hoặc kho tàng Việt cộng nên đánh phá suốt ngày không ngớt.

Những ngày hành quân “đông tiến”, xuống dốc nhiều hơn lên dốc, bầu trời trong sáng hơn, ít mưa nhiều nắng. Mỗi buổi sáng hành quân, mặt trời đã hiện lên trước mặt. Nắng sớm mai dìu dịu, từ 9 giờ trở đi nắng bắt đầu gay gắt; anh nào cũng toát mồ hôi nhễ nhại, đầm đìa; một bi đông nước mang theo không đủ bù cho lượng nước thoát ra; ai nấy đều khát, khát khô cả cổ họng. Đơn vị càng đi về hướng đông, càng chứng kiến nhiều cánh rừng hoang tàn đổ nát với những hố bom đào xối đất đá tung lên và cây cối đứt cành trốc gốc la liệt, ngổn ngang. Có lúc hành quân vượt qua nơi địch vừa ném bom bắn phá, mùi thuốc bom khét lẹt dưới cái nắng nung cay nồng khó thở. Đường đi lắm dốc, người đi cũng thỏ dốc đến hụt cả hơi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:32:34 am »

Hành quân ròng rã hai tháng mười bốn ngay, đơn vì đã dặt chân đến thượng nguồn sông A Vương, miền Tây tỉnh Quảng Nam, xứ sở của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Ở đây có trạm giải phóng, nơi đón cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào và đưa người từ Quảng Nam - Đà Nẵng ra Bắc. Nói là trạm, nhưng chỉ là mấy ngôi nhà lá lụp xụp. Người trạm trưởng đã đứng tuổi, nói giọng Quảng Nam, một số giao liên đa phần là những chàng lính trẻ người miền Bắc và ba bốn cô gái xứ Quảng làm nhiệm vụ hậu cần phục vụ cho khách đến trạm. Đơn vị được trạm trưởng truyền đạt: “Trạm nhận lệnh là đơn vị các đồng chí vào đến trạm sẽ dừng lại chờ cán bộ Mặt trận 44 lên đón! Trạm không có lán trại cho đơn vị nghỉ nên các đồng chí cho anh em triển khai dọc theo con suối ở gần đấy mà nghỉ. Nhớ cho anh em đào hầm trú ẩn cá nhân, đề phòng thiệt hại vì B-52 rải thảm”.

Đơn vị triển khai nơi nghỉ ngơi xong, một số anh em tranh thủ đi hái rau rừng, một số khác vào các buôn làng của đồng bào dân tộc vừa để tìm hiểu, vừa có ý xem đổi chác được gì để cải thiện cái ăn. Anh em vào một buôn có hơn ba chục nóc nhà, giữa buôn có một nhà rông. Dưới sàn nhà rông là một kho chứa thóc. Đi quanh một vòng, anh em không gặp đàn ông và người thanh niên nào cả, chỉ gặp mấy bà già và một lũ trẻ con nheo nhóc. Mấy bà đang đập nhuyễn những củ sắn luộc cho trẻ con ăn. Anh em ngạc nhiên hỏi: “Trong buôn có kho thóc đầy, sao không giã gạo nấu cơm cho lũ trẻ?”. Một bà già trả lời bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Thóc của cách mạng đấy, chỉ để cho bộ đội giải phóng ăn có sức mà đánh Mỹ thôi! Dân làng này phải ăn khoai sắn đi làm rẫy cách mạng, đi gùi súng đạn cho bộ đội đánh Mỹ. Hết giặc Mỹ dân làng mới no ấm được!”. Câu trả lời mới triết lý làm sao, đồng bào dân tộc hạn chế về dân trí nhưng tinh thần cách mạng rất cao, anh em được một bài học thực tế về lòng dân với cách mạng!

Đơn vị nghỉ lại hôm trước thì hôm sau đã thân quen với trạm. Mấy anh lớn tuổi đồng hương Quảng Nam, khêu gợi với trạm trưởng có cách gì giúp đơn vị đỡ bớt đói không? Trạm trưởng vui vẻ và thông cảm, đồng ý cho đơn vi mấy gùi săn cũ. Các phân đội cử ngươi theo nhân viên trạm ra rẫy lấy sắn. Rầy sắn bạt ngàn do anh em ở trạm và đồng bào dân tộc làm giúp cho cách mạng. Sắn đủ già, lá rụng hết, chỉ còn những thân cây xen lẫn với chồi cây xanh tốt. Nhân viên trạm luôn nhắc nhở: “Nhổ lên cây nào phải trồng xuống cây ấy để người sau có cái mà ăn!”. Anh em hồ hởi, người nhổ sắn, người chặt hom trồng lại. Mỗi phân đội thu nhặt được hai gùi sắn củ mang về. Cả Đội bận rộn vì sắn. Chẳng mấy chốc những sản phẩm từ sắn bày ra la liệt: sắn luộc, sắn nướng, sắn giã nhuyễn gói bánh, cái để ăn, cái để mang theo. Ai nấy bụng đã căng đầy, dạ dày thỏa mãn không còn quấy nữa.

Đêm xuống, mọi người lên võng và yên trí được một đêm ngủ say sưa. Và cái say đã đến, không phải ngủ say mà là say sắn! Lúc đầu vài ba anh kêu đau đầu, chóng mặt rồi nôn thốc tháo ra. Tưởng như nôn cả mật xanh mật vàng, mồm cứ há hốc ra, nhỏ dãi. Lại mấy anh nữa tiếp theo, cho đến nửa đêm thì toàn Đội đều say sắn, làm khổ cho y tá và nhân viên phục vụ chạy chữa thâu đêm. Cũng may là những ngày chờ đợi vẫn chưa thấy người lên đón, đơn vị có thêm thời gian nghỉ ngơi lại sức.

Mấy hôm sau, cán bộ của Mặt trận 44 lên đón, đơn vị hành quân sớm vượt chặng đường dài đến tối mịt mới về đến khu vực đóng quân ở núi Quế Sơn, khu hậu cứ của Mặt trận 44 Quảng Đà. Lệnh của mặt trận cho đơn vị: “Triển khai ngay việc đào hầm trú ẩn kiên cố, tránh tổn thất vì B-52 ném bom, lán trại sẽ làm sau!”. Chấp hành mệnh lệnh, đơn vị dốc sức đào khoét vào vách núi làm hầm, mỗi phân đội một căn hầm kiên cố. Đào xong hầm mới làm lán trại. Thật may mắn làm sao, hầm hào lán trại vừa làm xong thì hứng trọn một đêm 3 đợt B-52 ném bom rải thảm. Mỗi đợt chúng ném năm, sáu chục quả bom trúng ngay vào khu vực đơn vị đóng quân. Bom nổ ù cả tai, ngồi trong hầm mà sức ép dội vào tức ran cả ngực. Nhờ có hầm kiên cố nên không ai thương vong, chỉ có cả khu rừng cây đại ngàn bị mảnh bom chém đứt cả, thân cành gãy đổ ngổn ngang, lán lại tanh bành. Đơn vị phải mất nhiều công sức sửa chữa hầm hố, mở lối đi lại, dựng lán trại mới, khẩn trương ổn định nơi hậu cứ để triển khai nhiệm vụ chiến đấu đang chờ đơn vị xuất trận lập công.

Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy Mặt trận 44: “Cho đơn vị hạ sơn đúng 19 giờ có mặt tại địa điểm thôn 5, xã Lộc Sơn (một xã của huyện Đại Lộc, vùng giáp ranh do ta kiểm soát) dự bữa liên hoan do mặt trận tổ chức để gặp mặt và trao nhiệm vụ chiến đấu. Sau đó, đơn vị hành quân xuống xã Đại Phong nhận gạo gùi về hậu cứ!”. Vùng B Đại Lộc không có đồn bốt địch, nên đây là vùng địch tự do bắn phá. Ban ngày máy bay “bà già” L-19 thay nhau quần lượn phát hiện mục tiêu, thấy chỗ nào khả nghi là gọi cả bầy phản lực đến ném bom. Về đêm, các trận địa pháo bắn cầm canh theo tọa độ ô vuông. Trên trời máy bay “thả bom trộm” cứ ì ì như xay lúa suốt đêm và bất thần cắt một loạt vài ba chục quả xuống bất cứ nơi nào! Đơn vị được phổ biến tình hình nên hành quân trên địa điểm là khẩn trương tìm hầm hố đề phòng phi pháo.

Khoảng 19 giờ, pháo địch bắt đầu bắn phá. Lúc đầu nghe như loạt pháo nổ xa xa nhưng sau đó nghe tiếng đê-pa từ các trận địa pháo Ái Nghĩa - Núi Lở - Kiểm Lâm - An Hoà cấp tập bắn vào địa điểm mà đơn vị vừa mới đến nơi. Tiếng rít của đạn pháo các hướng xé gió lao đến mục tiêu, những chớp lửa sáng cả một vùng, những tiếng nổ chát chúa hàng loạt kéo dài, tiếng mảnh đạn phá chém vào cây cối ràn rạt, rào rào... hợp thành một thứ âm thanh ghê rợn! Tinh thần cảnh giác không thừa, nhờ cảnh giác nên đơn vị ít tổn thất, chỉ có chính trị viên đội bị thương nhẹ ở tay và nặng nhất là chiến sĩ Toán bị đứt mất một chân, chưa biết mặt mũi tên Mỹ ra sao đã phải quay ra miền Bắc.

Từ đây, Đội 3 bước vào những năm tháng bám dân, bám đất và luồn sâu đánh hiểm, lập nhiều chiến công xuất sắc trên chiến trường ác liệt Quảng Đà.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM