Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 01 Tháng Mười, 2023, 03:35:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới làn nước biếc  (Đọc 6417 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:33:35 am »

Quảng Đà - nơi chiến trường trọng điểm

Quảng Đà - một chiến trường trọng điểm, một vị trí chiến lược then chốt của Mỹ, ngụy, nơi những tên lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đặt chân đến xâm lược nước ta, để thực hiện cái gọi là “chiến tranh cục bộ”, nơi mà từng giờ, từng phút cái chết đến với con người chỉ trong gang tấc. Nơi ấy, chính là vùng tác chiến mà Đội 3 chúng tôi được phân công.

Đội 3 vào Mặt trận 44 Quảng Đà ở thời điểm quân Mỹ, ngụy đang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Tổng thống Mỹ Giôn-xơn. Tướng Oét-mo-len đề ra kế hoạch chiến lược với ba nội dung: “Tảo thanh, bảo đảm an ninh, tìm và diệt quân Việt Cộng”. Đưa quân Mỹ và chư hầu trực tiếp tham chiến trên chiến trường, hy vọng với sức mạnh khổng lồ và với tiềm lực vũ khí được trang bị hiện đại nhất thế giới, đế quốc Mỹ hy vọng sẽ giành thắng lợi lổn, đánh bại cách mạng miền Nam trong thời gian ngắn. Thành phố Đà Nẵng nói riêng và Quảng Đà nói chung có vị trí địa lý rất quan trọng, tại đây, Mỹ và chư hầu tập trung với số đông, chúng xây dựng Đà Nẵng thành khu căn cứ liên hợp hải - lục - không quân khổng lồ, chỉ đứng sau Sài Gòn.

Mở màn cho chiến lược “chiến tranh cục bộ”, lúc 9 giờ ngày 8 tháng 2 năm 1965, dưới sự chỉ huy của đô đốc Sáp, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 của lữ đoàn trên được máy bay chở từ căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những tên lính thuỷ đánh bộ đầu tiên của quân đội Mỹ đặt chân xuống Đà Nẵng.

Ngày 8 tháng 2 năm 1965, Mỹ đưa tiểu đoàn tên lửa Hốc triển khai trận địa trên núi Phước Tường, tiến hành thiết lập trận địa phòng không ở Nam Hải Vân và trên đỉnh Sơn Trà. Đến cuối năm 1965, hai sư đoàn 1 và 3 lính thủy đánh bộ Mỹ và nhiều đơn vị hải - lục - không quân Mỹ cùng phương tiện chiến tranh dồn dập triển khai xây dựng căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng. Các khu hậu cần, kỹ thuật được xây dựng nhanh chóng. Các cơ quan đầu não của địch đều tập trung ở thành phố Đà Nẵng như: Bộ tư lệnh quân đoàn 1 kiêm vùng I chiến thuật; Bộ chỉ huy đặc khu Đà Nẵng; Sở chỉ huy sư đoàn 1 và sư đoàn 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ; Bộ tư lệnh Đệ tam hải - lục - không quân Mỹ và các cơ quan đầu não ngụy quyền Nam phần Trung Bộ. Các sân bay: Đà Nẵng, Nước Mặn, Xuân Thiều được mở rộng và nâng cấp. Xây dựng và mở rộng thêm các cảng: Tiên Sa, Nại Hiên, Liên Chiểu. Triển khai các trận địa pháo hạng nặng tại: La Bông, Dương Mẹo, Thanh Vinh, Hoà Cầm, Non Nước... Lập các trạm rađa đối không, đối hải, trung tâm chỉ huy dẫn đường cho máy bay, tàu chiến ra đánh phá miền Bắc. Xây dựng các kho hậu cần cho chiến dịch, chiến lược tại: An Đồn, Bàu Phước Lý, Bãi 600, kho xăng Liên Chiểu, kho xăng Nại Hiên, xây dựng các trụ sở của các đảng phái phản động tình báo CIA, an ninh quân đội của ngụy quân, ngụy quyền trung ương đứng tại Dà Nẵng. Chúng xây dựng hàng trăm căn cứ, chốt điểm hình thành các tuyến phòng ngự mạnh như chiếc áo giáp sắt che chắn, bảo vệ Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có hệ thống chi khu, quận lỵ: Hiếu Đức, Vĩnh Điện, Nam Phước, Hội An, Núi Lỡ, Nông Sơn, Đức Dục, An Hoà, Thượng Đức, Ái Nghĩa... do quân ngụy triển khai bố phòng, án ngữ vòng ngoài Đà Nẵng.

Mỹ thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng bằng cách chọn các đỉnh cao núi Phước Tường, Hải Vân, Sơn Trà, Non Nước... lắp đèn cao áp cực mạnh, quét sáng chung quanh với bán kính từ 3 - 5km để không chế sự di chuyển, cơ động của quân ta. Kết hợp với việc triển khai bố trí lực lượng, thiết bị chiến trường. Để bảo vệ có hiệu quả căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, thủ đoạn tiến công của Mỹ là: Kết hợp đổ bộ đường biển với đường không, vận dụng triệt để chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận”, “Căn cứ hỏa lực” để mở các cuộc tiến công càn quét “Tìm và diệt”, lấn chiếm vùng giải phóng, đẩy lực lượng vũ trang của ta ra xa, tạo điều kiện cho quân ngụy đánh phá “bình định” dồn dân, tạo thành một vành đai trắng dân, trắng đất. Bên cạnh những thay đổi trên đây, quân Mỹ còn có ưu thế về địa lý, địa hình, chiếm giữ các vị trí có giá trị cả về chiến thuật, chiến dịch và chiến lược. Ưu thế về phương tiện chiến tranh: máy bay, tàu chiến, thiết giáp, xe tăng, pháo binh... nên giai đoạn đầu, quân Mỹ đã tỏ ra rất chủ quan và khinh địch.

Dựa vào thế lực của đế quốc Mỹ, bọn ngụy quân. ngụy quyền tăng cường xây dựng lực lượng, phát triển mạng lưới gián điệp, tình báo, an ninh, cảnh sát công vụ, lực lượng bình định và trang bị mạnh; tiến hành càn quét bình định với các chiến dịch “Bình định thí điểm”, “Bình định cấp tốc”, “Bình định nước rút”... Theo lời hô hào của Nguyễn Văn Thiệu: Phải nỗ lực toàn diện giành thắng lợi  các chiến dịch bình định. Sự tồn vong của chế độ Việt Nam cộng hoà tuỳ thuộc vào kết quả của bình định!”.

Về thực lực số đơn vị quân Mỹ - ngụy, chư hầu trong thời gian này tại Mặt trận 44 Quảng Đà có 30 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ, 2 tiểu đoàn và Bộ chỉ huy lữ đoàn Rồng Xanh Nam Triều Tiên 1 trung đoàn 51 ngụy, 1 liên đoàn địa phương quân có 7 tiểu đoàn, 18 tiểu đoàn cơ động, 1 liên đoàn biệt động quân, 1 thiết đoàn xe tăng thiết giáp, 5 đội cảnh sát 10 đại đội độc lập 17 trung đội nghĩa quân; 24.000 phòng vệ dân sự, nhiều đội thiên nga, phượng hoàng, các đội bình định của ngụy quyền... Ngoài ra còn một lực lượng lớn không quân, hải quân ở các sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn, Xuân Thiều và các cảng quân sự Tiên Sa, Sơn Trà phối hợp tác chiến. Nếu chỉ tính đơn thuần về quân số, trong thời điểm này, ở Mặt trận 44 Quảng Đà thì địch gấp ta 5 lần. Ở trong thành phố Đà Nẵng thì địch gấp ta 20 lần. Đó là chưa kể bọn ngụy quyền các cấp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:34:11 am »

Từ thực tế trên, rõ ràng là khi quân Mỹ ồ ạt đổ vào Đà Nẵng, đã làm tăng cả về số quân và phương tiện chiến tranh, vũ khí kỹ thuật hiện đại tối tân, sức cơ động chiến đấu cao, thủ đoạn tác chiến trong tấn công và phòng ngự của chúng đều xảo quyệt và tàn bạo hơn, phản ánh đẩy đủ bản chất hiếu chiến, xâm lược của đế quốc Mỹ, đặt cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân ta trước tình thế đầy khó khăn thử thách, nhất là nhận thức tư tưởng trước đối tượng tác chiến mới. Tuy nhiên, dù Mỹ, ngụy tăng cường số lượng khá đông, trang bị tối đa nhưng không mạnh. Lính Mỹ tuy thiện chiến nhưng khi vào Việt Nam không quen thuộc địa hình, không thích hợp thuỷ thổ, ngại chiến đấu ban đêm, tác chiến dựa vào hoả lực, nếu thoát ly khỏi tầm chi viện của hoả lực thì dễ bị tiêu diệt. Hoả lực của Mỹ mạnh nhưng không phát huy hết tác dụng, khi phải tác chiến với một đối phương “không có ở đâu” và “ở đâu cũng có”.

Trước tình hình quân Mỹ vào miền Nam, Trung ương Đảng hạ quyết tâm: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. Tại chiến trường Quảng Đà, đường lối chiến lược đó của Đảng được Hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức vào tháng 3 năm 1965 nêu rõ: “Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ đầu tiên, đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền Nam góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn cho cách mạng miền Nam”. Huyện Hòa Vang được chọn làm nơi thử nghiệm cho các cách thức đánh Mỹ. Vì lẽ đó, Đà Nẵng trở thành mục tiêu tiến công tiêu diệt địch của quân và dân ta. Hơn nữa, cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, xâm phạm cả chủ quyền và nhân quyền của dân tộc Việt Nam, nhân dân tiến bộ của nước Mỹ và trên thế giới lên án, phản đối ngày càng quyết liệt cuộc chiến tranh tội ác này.

Về phía ta có nhiều khó khăn về sự chênh lệch lực lường, trang bị, hậu cần kỹ thuật và bước đầu chưa có kinh nghiệm đánh Mỹ, ngại chiến đấu với quân Mỹ chưa tin tưởng khả năng ta sẽ đánh thắng giặc Mỹ. Nhưng ta có nhiều thuận lợi cơ bản. Đó là:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Một thuận lợi cơ bản, có tính quyết định là: có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, trước diễn biến tình hình của cuộc chiến tranh, đã kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ chiến lược cho quân dân cả nước để đánh thắng Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Trung ương là: “Phải tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch, đánh phá các căn cứ bên trong, đánh mạnh vào các cơ sở hậu cần, kỹ thuật của Mỹ - ngụy, đẩy mạnh chiến tranh du kích rộng khắp, bằng nhiều phương thức hoạt động linh hoạt, mưu trí, sáng tạo, có hiệu quả tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch. Phối hợp chặt chẽ phương châm 2 chân 3 mũi giáp công, trên 3 vùng chiến thuật”.

Trên chiến trường Quảng Đà, sau chiến dịch năm 1965, thế trận chiến tranh nhân dân của ta đang phát triển mạnh mẽ, đại bộ phận nông thôn, đồng bằng đã được giải phóng, hình thành thế trận bao vây thành phố, đô thị, đồn bốt địch.

Đại bộ phận cán bộ, bộ đội, du kích xác định quyết tâm chiến đấu cao, quyết đánh Mỹ đến cùng.

Trên cơ sở đó, Mặt trận 44 Quảng Đà chủ trương: Nhanh chóng củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang manh theo hướng “tinh gọn”, “tinh nhuệ”, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Tăng cường hoạt động, tác chiến bằng chiến kỹ thuật đặc công, biệt động, du kích theo phương châm: lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy thô sơ thắng tối tân hiện đại. Kiên trì trụ bám: “Đảng bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch” mà đánh, tìm Mỹ mà diệt, liên tục tiến công, giữ vững thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân địch vào thế bị động đối phó. Kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự với tiến công chính trị và binh địch vận, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng đấu tranh chống dồn dân, lập ấp chiến lược, làm thất bại âm mưu và thủ đoạn “bình định”  của địch.

Vào đến chiến trường Quảng Đà, Đội 3 Đặc công hải quân có 55 đồng chí, do đặc điểm chiến trường phải phân tán triển khai bám lấy địa bàn Đà Nẵng. Đội được phân bố về các cánh như sau:

Phân đội 1: phụ trách cánh Bắc của Đà Nẵng.

Phân đội 2: phụ trách cánh Trung của Đà Nẵng.

Phân đội 3: phụ trách cánh Đông của Đà Nẵng.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 11:55:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:34:36 am »

Đội có nhiệm vụ đánh các tàu thuyền quân sự, kho tàng, bến cảng và nhiệm vụ cũng hết sức quan trọng là đánh sập các cầu cống, cắt đứt chi viện bằng đường bộ của địch trên chiến trường có nhiều con sông ngăn cách, nhất là phục vụ cho các chiến dịch của ta. Các phân đội nằm sâu trong vùng địch, phần lớn nhân dân bị chúng tập trung vào các khu dồn, anh em phải cùng sống với du kích địa phương, ngày lánh địch càn, đêm về hoạt động và chiến đấu, gian khổ khó khăn không sao kể xiết. Tỷ lệ thương vong tổn thất trong các trận chiến đấu không nhiều mà phần lớn do trụ bám trong vùng địch kiểm soát gắt gao, càn quét liên miên, chà đi xát lại và với nhiều thủ đoạn xảo quyệt của địch, nên không thể nào tránh khỏi những hy sinh, mất mát.

Trong điều kiện vô cùng khó khăn hiểm ác ấy, từ năm 1966 đến năm 1970, Đội 3 đã chiến đấu lập nhiều chiến công xuất sắc: Đánh chìm 3 tàu vận tải quân sự và tàu chiến Mỹ. Trong đó có tàu Lo-ry trên vạn tấn, chở hàng quân sự cập cảng Phú Lộc (Thanh Khê - Đà Nang) vào đêm Giao thừa Tết Mậu Thân, 1 tàu vận tải quân sự cỡ lớn neo đậu gần cảng Tiên Sa, 1 pháo hạm thuộc Hạm đội 7 của Mỹ vào buông neo gần hòn Sơn Trà nhỏ ngoài vịnh Đà Nẵng. Đánh tan tành 4 hải thuyền quân ngụy ở cửa Đại - Hội An, mỗi hải thuyền có 12 tên địch, 2 súng đại liên 50 và nhiều vũ khí cá nhân khác đều tan xác. Đánh sập hàng loạt cầu lớn nhỏ, kịp thời ngăn chặn sự chi viện giữa các căn cứ địch khi ta tiến công như các cầu: cầu Thủy Tú, cầu Đỏ, cầu Đen, cầu Trắng, cầu Phước Trạch, cầu Bà Rén, cầu Vĩnh Điện, cầu Ái Nghĩa, cầu Giao Thủy... có những cầu đánh đi đánh lại hai, ba lần. Tiêu diệt hàng trăm tên địch (là con số ước tính, thực tế còn nhiều hơn). Chỉ có cầu Trịnh Minh Thế bắc qua sông Hàn nối trung tâm thành phố Đà Nẵng với quận 3, nằm giữa lòng thành phố, Đội 3 đã tổ chức đánh hai lần đều không thành, do nhiều nguyên nhân, ta đã tổn thất hơn 10 đồng chí. Tuy nhiên trận đánh lần hai bị lộ, địch bao vây, 7 chiến sĩ đặc công nước và 2 du kích địa phương quyết chiến với kẻ thù diệt hơn 40 tên trước khi người cuối cùng ngã xuống nêu một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên đất xóm vạn “Cồn Bồi” giữa dòng sông Hàn đỏ loang máu giặc.

Đến năm 1970, các phân đội 1 và 2 hết quân, Phân đội 1 còn lại 5 cán bộ, chiến sĩ, chấp hành lệnh của Mặt trận, đội đánh kho xăng Liên Chiểu lần hai, không có thời gian chuẩn bị nên 4 cán bộ và chiến sĩ nữa hy sinh. Thế là Đội 3 không còn quân nữa, chỉ còn mấy cán bộ được cấp trên điều chuyển về đơn vị khác.

Thời gian này, Quảng Đà là chiến trường trọng điểm, mức độ ác liệt bội phần. Vùng nông thôn, đồng bằng địch đánh phá dã man, lấn chiếm chia cắt vùng giải phóng. Nhiều đơn vị bộ đội thiếu hụt quân số, trang bị vũ khí, lương thực thuốc men. Tình hình khó khăn nghiêm trọng. Sang năm 1970, sau những đợt chỉnh huấn, sinh hoạt chính trị, học tập thực hiện Di chúc của Bác Hồ, biến đau thương thành hành động cách mạng đã tạo nên tinh thần và khí thế mới. Quân và dân Quảng Đà ra sức khắc phục khó khăn, củng cố lực lượng tiếp tục tiến công trên toàn mặt trận làm cho kế hoạch “quét và giữ” và “bình định cấp tốc” của địch không thực hiện được theo ý đồ của chúng.

Trong tình hình Mặt trận 44 Quảng Đà tích cực xây dựng, củng cố lực lượng thì nhận được 60 cán bộ và chiến sĩ của Đoàn đặc công Hải quân 126 do đồng chí Đinh Văn Rơi đưa vào. Mặt trận 44 quyết định rút một số đặc công bộ bổ sung vào để làm nhiệm vụ điều tra trinh sát địa bàn, phục vụ...

Đinh Văn Rơi làm Chính trị viên. Đội tổ chức thành 3 phân đội. Do đặc điểm về địa hình, địa ]ý trên chiến trường nhiệm vụ của Đội là “Liên tục cắt đứt giao thông chi viện của địch”. Đội đã tổ chức đánh sập nhiều cầu lớn nhỏ, có cầu đánh đi đánh lại hai ba lần, một số nơi địch phải dùng phà chở xe tăng, thiết giáp qua sông trong các cuộc hành quân càn quét. Chiến công của Đội 170 được mặt trận đánh giá rất cao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn trên Mặt trận 44 Quảng Đà.

Năm 1971, Mặt trận 44 Quảng Đà lại nhận được hai đợt chi viện của Đoàn đặc công hải quân 126 trên một trăm cán bộ và chiến sĩ đưa vào. Theo lệnh của Quân khu 5, Mặt trận 44 quyết định thành lập tiểu đoàn đặc công trên cơ sở hơn một trăm cán bộ, chiến sĩ đặc công hải quân, rút thêm 1 đội đặc công bộ sáp nhập vào.

Tháng 4 năm 1971, Tiểu đoàn đặc công 471 được thành lập. Trước mắt Tiểu đoàn có 3 đội: 2 đội đặc công nước, 1 đội đặc công bộ. Ban chỉ huy Tiểu đoàn gồm có: Hồ Xuân Hoà - Tiểu đoàn trưởng (cán bộ của Đội 2 Đoàn 126 vào Cam Ranh còn lại), Trần Châu Á - Chính trị viên (điều từ Tiểu đoàn 402 về), Đinh Xuân Trường - Tiểu đoàn phó (từ miền Bắc bổ sung vào), Nguyễn Văn Chu - Tiểu đoàn phó (từ Mặt trận 44 điều xuống). Nguyễn Đình Thứ - Chính trị viên phó (cán bộ đặc công nước điều từ Cam Ranh vào). Tiểu đoàn đứng chân ở cánh Bắc Đà Nẵng, vừa xây dựng hậu cứ, vừa tổ chức đón nhận anh em Đặc công hải quân 126 bổ sung vào, vừa triển khai  tăng gia sản xuất tự túc một phần lương thực, vừa chuẩn bị chiến trường, khẩn trương chiến đấu lập công, xây dựng truyền thống ban đầu của Tiểu đoàn Đặc công nước trên Mặt trận 44.

Kể từ khi có mặt tại chiến trường Quảng Đà năm 1966 cho đến ngày ta tiến công giải phóng Đà Nẵng ngày 29 tháng 3 năm 1975, Đội 3, Đội đặc công nước 170 và Tiểu đoàn đặc công 471 đã liên tiếp tiến công địch, lập nên nhiều chiến công vang dội, làm cho Mỹ - ngụy phải kinh hồn bạt vía.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:35:52 am »

Đánh sập cầu Thủy Tú

Một buổi chiều ở hậu cứ, đồng chí Hồ Nghinh - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đà kiêm Chính ủy Mặt trận 44 đến làm việc với Ban chỉ huy Đội 3 Đặc công nước. Qua những lời thăm hỏi sức khỏe anh em, đồng chí trực tiếp giao nhiệm vụ Đội 3 phải đảm nhận trách nhiệm đánh sập cầu Thủy Tú. Sau khi phân tích tình hình, tầm quan trọng và ý nghĩa của trận đánh, đồng chí nhấn mạnh:

- Đánh sập cầu Thuỷ Tú, cắt đứt giao thông chi viện của địch trên hai chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng và Trị Thiên là hết sức quan trọng, tôi biết các đồng chí từ miền Bắc mới vào, mọi việc đều bỡ ngỡ, chưa quen thuộc chiến trường, nhiều khó khăn trước mắt. Nhưng vì yêu cầu bức thiết của chiến trường, các đồng chí hãy động viên toàn Đội, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Có gì trở ngại, các đồng chí báo cáo trực tiếp với Ban chi huy Thành đội Đà Nẵng để có sự giúp đỡ!

Ban chỉ huy Đội nhận nhiệm vụ và hứa quyết tâm chiến đấu thắng lợi! Đội giao nhiệm vụ đánh cầu Thuỷ Tú cho Phân đội 1, do đồng chí Huỳnh Tửu làm Chin trị viên, đồng chí Huỳnh Thế làm Phân đội trưởng. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, phân đội triển khai họp chi bộ, họp phân đội xác định quyết tâm, quán triệt yêu cầu nhiệm vụ và khẩn trương chuẩn bị cho trận đánh. Đồng chí Nguyễn Sự - Đội phó, đồng chí Sơn - phụ trách khí tài cùng 1 đồng chí giao liên lập tức lên đường ra cánh Bắc, hợp đồng chiến đấu với Khu đội 1 - Hoà Vang.

Ngày hôm sau, giao liên của Thành đội đến đưa phân đội hành quân từ vùng núi Quế Sơn ra cánh Bắc Hoà Vang. Cán bộ, chiến sĩ của phân đội gùi nặng trĩu vai, băng ngàn lội suối, vượt qua những con đường rừng mới mở rất khó đi, lần tránh các bãi B-52 đánh phá, cây cối đổ ngổn ngang theo vệt dài hàng cây số, qua nhiều chiếc cầu độc mộc bắc qua suối sâu hiểm trở, qua các buôn làng của đồng bào thiểu số bị giặc ném bom tan hoang, chỉ còn sót lại những cột nhà cháy đen trơ trọi. Qua hai ngày hành quân vất vả, song trong lòng mỗi người vẫn canh cánh nỗi lo cho trận đánh ngày mai. Trận đầu của phân đội trên chiến trường đánh Mỹ.

Phân độị ra đến khu Tà Lang, Dàn Bí (nay thuộc Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) thì được giao liên Khu đội 1 - Hòa Vang đưa tiếp về phía nam dãy núi Bạch Mã, nơi bố trí cho phân đội trú quân.

Đứng trên núi cao nhìn xuống Đà Nẵng, khu hậu cần của Mỹ chiếm hết vòng cung từ Xuân Thiều đến Bàu Mạc, mái tôn trắng xóa phản chiếu ánh mặt trời đến nhức mắt. Ngoài vịnh Đà Nẵng, tàu bè đi lại như những chấm đen di động trên nền xanh nước biển; ô tô các loại ngược xuôi như mắc cửi trên quốc lộ. Cầu Thủy Tú song song với cầu đường sắt, bắc qua sông Cu Đê như dải lụa mềm uốn lượn từ thượng nguồn trải dài ra cửa biển Nam Ô.

Phân đội triển khai trinh sát nắm tình hình. Một mặt thu thập tin tức về tình hình cấu trúc, bố phòng và quy luật hoạt động của địch ở cầu Thuỷ Tú. Mặt khác phân đội cử 3 đồng chí đi trinh sát thực tế từ xa đến gần từ ngoài vào trong mục tiêu, “mắt thấy tay sờ” cẩn thận. Nắm chắc luồng lạch trên sông, quy luật thuỷ triều, xác định đường vào và đường rút khỏi mục tiêu sau khi điểm hoả. Theo dõi việc tuần tra canh gác, bố phòng trên cầu và dưới nước.

Qua 4 đêm liền, tổ trinh sát bí mật đến cồn Dâu, cách cầu gần 300m quan sát tình hình. Hai ngày tiếp theo, tổ trinh sát vùi mình trong cát, nằm lại quan sát mục tiêu ban ngày. Sau đó, liên tiếp, phân đội mật tập vào mục tiêu, cắt dây thép gai, mở lối để đi đánh, đưa khối nổ vào trụ cầu! Hoàn thành công tác, anh em trinh sát đi đến kết luận: cầu Thuỷ Tú dài 300m, cấu tạo xi măng cốt thép, là trụ cầu bê tông đúc đặc hình hạt xoài (một kết cấu trụ cầu rất khó đánh của đặc công nước). Cách mỗi trụ cầu 5m là lớp rào dây thép gai bao bọc. Mỗi trụ cầu có 2 bóng đèn công suất lớn chiếu sáng. Hệ thống điện trên mặt cầu do máy phát điện riêng cung cấp. Đầu cầu bờ Nam có lô cốt boong ke hai tầng. Tầng trên từ mặt đường trở lên, có lỗ châu mai đặt súng đại liên bắn quét mặt cầu. Tầng dưới từ mặt đường xuống mặt sông, có lỗ châu mai đặt đại liên bắn quét ngang mặt nước, đầu cầu bò Bắc lô cốt chất bằng bao cát và đặt đại liên. Khi có động, đại liên hai bên đầu cầu bắn chéo cánh sẻ trên mặt cầu và cả dưới mặt sông. Cầu do một đại đội lính ngụy canh giữ; về đêm, địch thay nhau tuần tra qua lại trên cầu, thỉnh thoảng bắn và ném lựu đạn xuống gần các trụ cầu để phòng người nhái của ta.

Công tác trinh sát tiến hành thuận lợi tạo niềm tin cho đơn vị chắc thắng trận này! Phân đội khẩn trương chuẩn bị khối nổ bằng 100kg TNT, thiết kế thành một khối vuông, tổ khí tài xử lý kỹ thuật nổi chìm theo sự điều khiển, bảo đảm yêu cầu chiến thuật. Để chắc chắn, anh em sử dụng 3 loại kíp nổ (có cả kíp nổ tức thì). Cần nói thêm là, khi đánh khối nổ, sử dụng kíp nổ hẹn giờ. Nhưng trường hợp bị bại lộ, khi tổ chiến đấu đã vào mục tiêu dưới nước thì chắc chắn không tránh khỏi hy sinh. Vì thế, sử dụng kíp nổ tức thì cho khối nổ ngay, dù cả tổ hy sinh vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Điều ấy thì ai cũng rõ, nhưng không một ai e ngại, biểu thị chủ nghĩa anh hùng cách mạng được từng cán bộ, chiến sĩ phát huy. Mọi công tác chuẩn bị xong, phân đội họp phát huy dân chủ quân sự để anh em bổ sung phương án chiến đấu: 100% cán bộ, chiến sĩ đăng ký xung phong đi chiến đấu trận đầu. Ai nấy phấn khởi, hăng hái làm tốt công tác chuẩn bị. Ở hậu cứ, Ban chỉ huy đội cử đồng chí Nguyễn Văn Lợi - Chính trị viên phó của đội ra gặp phân đội, truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu và tham gia ý kiến để phân đội tham khảo bổ sung phương án chiến đấu của mình. Trong quá trình chuẩn bị, Khu đội 1 - Hòa Vang giúp đỡ nhiệt tình bằng cách cử giao liên, trinh sát giúp phân đội trong việc đưa đường, cảnh giới và tham gia trinh sát nắm tình hình địch, bố trí cơ sở ở Nam Ô đón anh em sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:36:41 am »

Ngày 2 tháng 4 năm 1967, trận chiến đấu bắt đầu. Trưa ngày 2 tháng 4, bộ phận bám địch báo về: “Khu vực tập kết của phân đội không có biệt kích Mỹ đổ quân!”. Phân đội ra lệnh: “Tất cả lên đường!”. Anh em hành quân từ chân dãy núi Bạch Mã xuống khu vực chân núi Hòn Vàng mất 3 giờ, phải vượt qua những nơi máy bay thả bom tọa độ của Mỹ vừa mới ném xuống đêm qua; vượt qua những bãi cỏ tranh lỗ chỗ hố đại bác xới đào; vượt qua những nơi bọn biệt kích Mỹ vừa mới đi qua còn vương lại cái mùi khét đặc trưng của lính Mỹ.

Màn đêm buông xuống, trên bầu trời máy bay phản lực Mỹ vẫn gầm rú như xé cả không gian, máy bay đi thả bom trộm về đêm. Tiếng ầm ì như xay lúa, pháo địch từ các trận địa bắn vào các vùng ranh núi vùng này không ngớt, ở những loại đạn pháo bầy rít qua đầu anh em, nổ chát chúa ở phía bìa rừng, pháo sáng chốc chốc vút lên bầu trời phát ra một thứ ánh sáng vàng vọt trên các vị trí đóng quân của địch, cầu Thuỷ Tú đèn điện sáng choang! Đúng 20 giờ, chỉ huy phân đội hạ lệnh chiến đấu. Đồng chí Nguyễn Sự là Đội phó của đội nhưng xung phong làm tổ trưởng tổ chiến đấu đêm nay, cùng hai tổ viên ra trước hàng quân nhận lệnh và hứa “Quyết thắng!” trận này. Không khí trước giờ xung trận, tình cảm cách mạng thật thiêng liêng. Họ ôm choàng ba đồng chí của tổ chiến đấu, mình trần chân đất như để tiếp thêm sinh lực của phân đội và gửi gắm niềm tin thắng lợi trở về. Tổ chiến đấu vẫy tay chào tạm biệt, dìu khối nổ ra giữa dòng sông, khuất dần trong màn đêm lạnh. Hai tổ viên đi trước, tổ trưởng dìu khối nổ đi sau, cự ly cách nhau bằng những sợi dây liên kết. Họ bơi nhẹ nhàng, không để gợn sóng nước mặn phát ra ánh sáng lân tinh, mắt luôn nhìn về phía trước quan sát địch tình. Đến Cồn Dâu, tổ rẽ theo rạch nước bờ Nam. Qua khỏi Cồn Dâu cách cầu 200m, anh em bơi chậm lại, tập trung tinh lực quan sát, phán đoán chọn thời cơ thích hợp để tiềm nhập mục tiêu. Tổ chọn một ngọn đèn sáng nhất trên cầu làm đích, để khi đi chìm dưới nước, ánh sáng đèn chiếu thẳng hướng, không làm sai lệch mục tiêu.

Lúc này, trên quốc lộ, đoàn xe kéo pháo nối đuôi nhau lần lượt qua cầu; bánh xích sắt xe kéo pháo nghiến xuống mặt cầu phát ra âm thanh rầm rầm rờn rợn hoà trong tiếng nổ động cơ vang động. Toán địch tuần tra đang cụm lại với nhau, tựa vào lan can theo dõi đoàn xe di chuyển, dưới sông anh em chớp thời cơ, mật tập mục tiêu, bình tĩnh, nhẹ nhàng mở lót rào dây thép gai đã cắt sẵn, đưa khối nổ vào cố định ở trụ cầu. Tổ trưởng ra hiệu cho 2 tổ viên rút ra trước, còn mình điểm hoả xong sẽ rút ra sau. Kíp nổ hẹn giờ vối thời gian là 30 phút. Hai tổ viên xuôi dòng về phía cửa sông, gặp bộ phận đón, chờ sẵn trên bờ.

Đã gần 30 phút chưa thấy đồng chí Sự về. Bỗng một ánh chớp sáng lòa kèm theo là tiếng nổ không to nhưng rung chuyển mạnh, làm cho các nhà ở cách xa cầu hai ba trăm mét cửa kính vỡ tung. Trụ cầu bị đánh đổ gãy, kéo theo 2 vai cầu gục đổ xuống sông thành hình chữ V, một đầu cắm xuống đáy sông, một đầu chổng ngược lên trời. Quân địch giữ cầu kinh hoàng, cuống cuồng, nhốn nháo, la hét om sòm. Các loại xe cộ ùn tắc lại hai bên đầu cầu, pha đèn loạn xạ, bấm còi inh ỏi tìm cách tháo lui! Còi bao động rú lên từng hồi dài như tiếng kêu cấp cứu. Pháo sáng từ các vị trí của Mỹ gần đó thi nhau bắn lên trời có lẽ chúng sợ bóng đêm sẽ đem cái chết bất ngờ đến với chúng bất cứ lúc nào.

Rạng sáng hôm sau, xe công binh có tên trung tá chỉ huy Liên đoàn 10 công binh ngụy đến kiểm tra. Hắn đứng ngắm nghía hồi lâu rồi dò dẫm leo lên váng cầu đổ để nghiên cứu, có lẽ bị sốc vì kinh sợ nên trượt chân lộn cổ xuống sông chết chìm theo số phận chiếc cầu. Chúng thuê ngư dân Nam Ô lặn tìm cả một buổi, mới vớt được xác tên trung tá công binh trôi dạt ra ngoài khu vực cửa sông và vớt xác cả tiểu đội tuần tra trên mặt cầu lúc 2 vai cầu đổ sập xuống sông.

Trận ra quân đầu tiên của lực lượng đặc công nước đã hoàn toàn thắng lợi, chỉ có đồng chí Nguyễn Sự không về, đó là một tổn thất lốn, đầu tiên của Đội 3. Sau trận đánh, đơn vị nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân cái chết của đồng chí Sự là; có thể do không lường hết được uy lực khối nổ 100kg, phần lớn là C4 có sức công phá rất mạnh, lại nổ dưới nước uy lực sẽ tăng lên gấp bội, áp suất cực mạnh dẫn truyền trong nước trong khi đồng chí Sự chưa thoát ra khỏi khu vực an toàn, nên đã hy sinh trong dòng sông Thuỷ Tú, khả năng thi thể không còn nguyên vẹn! Trận đánh này của lực lượng đặc công nước đã được Bộ Tư lệnh Mặt trận 44 và Quân khu 5 biểu dương, khen ngợi là “trận đánh xuất sắc, mở đầu của Đội đặc công nước trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng”.

Cầu Thuỷ Tú bị đánh sập, việc chi viện trên hai chiến trường Đà Nẵng - Huế của địch hết sức khó khăn, chúng tập trung công binh sửa chữa. Phát huy chiến quả, phân đội lại cử 1 tổ cơ động, khẩn trương từ nam Hải Vân ra đánh sập cầu Lăng Cô, gây cho địch nhiều thiệt hại trong việc cơ động vận chuyển lực lượng và phương tiện từ Đà Nẵng chi viện cho chiến trường Trị Thiên - Huế, đặc biệt là Đường 9 - Khe Sanh (Quảng Trị) đang bị quân ta đánh mạnh.

Đài và báo của Sài Gòn và phương Tây đưa tin về trận đánh cầu Thuỷ Tú, chúng phê phán quân lực Việt Nam cộng hoà và cả lực lượng quân sự Hoa Kỳ, và kết luận: “Việt Cộng đã đánh gãy xương sống miền Trung!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 08:57:53 am »

Đánh sập cầu Đỏ - sự phối hợp tuyệt vời của lực lượng đặc công

Cuối năm 1966, tình hình chiến sự trên mặt trận Quảng Đà diễn ra quyết liệt. Bị thua đau chiến dịch mùa khô thứ nhất, Mỹ - ngụy tung lực lượng, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại tiếp tục mở cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương: “Chủ động tiến công, đồng thời tích cực phản công tiêu diệt địch”; vận dụng sáng tạo chiến lược tiến công, chiến thuật tác chiến, sử dụng nhiều cách đánh có hiệu quả cao, nhất là đánh đặc công, thọc sâu vào sào huyệt địch, phối hợp đặc công với các đơn vị khác, đánh mạnh vùng ven đô, cả bên trong thành phố, tiêu diệt những cứ điểm quan trọng, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch, nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho phong trào đô thị.

Chiến dịch hè thu 1967 chưa kết thúc, đồng chí Trần Thận - Tiểu đoàn đặc công 489, sau khi đánh tiêu diệt trận địa tên lửa Hốc (HAWK) trên cao điểm 327 Phước Tường, đã trực tiếp chỉ huy Đại đội 3, tiến công tiêu diệt chốt điểm của Mỹ ở phía bắc cầu Đỏ do một đại đội Mỹ chốt giữ. Để phát huy chiến quả trận này, chỉ huy trưởng mặt trận chỉ thị cho Đội đặc công nước đánh sập cầu Đỏ, cắt đứt nút giao thông quan trọng vào thành phố Đà Nẵng ở phía nam.

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Trần Thận, Đại đội trưởng Hân và Chính trị viên Cường tổ chức cho Đại đội triển khai nhiệm vụ. Từ vùng B Đại Lộc, Đại đội hành quân qua Phú Thuận, sang sông Thu Bồn tại bến đò Giảng Hoà, qua Mỹ Lược, xuống Gò Nổi về nơi tập kết ở xã Điện Tiến. Từ đây, đội đưa một bộ phận trinh sát ra Hoà Thọ, tiến hành trinh sát thực địa chiến trường.

Cũng thời gian đó, Phân đội đặc công nước thuộc Đội 3, do đồng chí Trịnh Kiều Miên làm Phân đội trưởng, Lê Hồng Phong - Chính trị viên, từ nơi trú quân ở vùng 3 xã Xuyên Thái, vượt quốc lộ 1A, lên xã Xuyên Thọ, rồi vượt sông qua Gò Nổi, đến xã Điện Hồng rồi về xã Hoà Châu ém quân. Từ đây, Phân đội tổ chức trinh sát mục tiêu cầu Đỏ.

Thời gian này, vùng ven Đà Nẵng, ngày đêm địch đánh phá liên miên, anh em hành quân trong ánh sáng mờ của sao trời và trăng khuyết, nhiều đoàn cán bộ, bộ đội, du kích vào ra nhộn nhịp cho thấy không khí của chiến dịch bao trùm, ai nấy cũng đều nô nức lập công.

Bí thư, Chủ tịch và Xã đội trưởng xã Hòa Châu vui mừng đón tiếp phân đội, bố trí lực lượng du kích phối hợp bám địch đưa đường, sắp xếp hầm bí mật để phân đội lánh càn và thực hiện các nhiệm vụ phân đội phản công. Nơi phân đội trú quân, nhìn dọc theo đường sắt 2km đường chim bay là cầu Đỏ. Phía bắc cầu là chốt điểm của quân Mỹ gồm nhiều lô cốt, nhà tôn, nhà bạt nối nhau, vượt lên cao là cột cờ phơ phất lá cờ sọc đỏ trên nền trắng với 48 ngôi sao tượng trưng của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Đầu cầu phía nam có lô cốt, boong kc và dãy nhà tôn của đại đội lính ngụy đóng giữ. Trên nóc lô cốt, có lá cờ vàng 3 sọc đỏ.

Cầu Đỏ là chiếc cầu lớn trên quốc lộ 1A, nơi cửa ngõ ở phía nam Đà Nẵng nên ngày đêm xe cộ lưu thông qua lại không ngừng, phần lớn là xe quân sự: xe chuyển quân, xe tăng, thiết giáp, xe kéo pháo, xe vận chuyển vũ khí đạn dược, xe phục vụ hậu cần và nhiều xe dân sự. Đánh sập cầu Đỏ sẽ giáng một đòn chí mạng cho Mỹ - ngụy trong việc cơ động phục vụ khí cụ chiến tranh cho các chiến trường.

Phân đội trưởng Trịnh Kiều Miên đi gặp Tiểu đoàn trưởng Trần Thận để bàn phương án hợp đồng chiến đấu trở về, liền tổ chức 1 tổ chiến đấu trực tiếp đi trinh sát thực tế mục tiêu cầu Đỏ. Một bộ phận chuẩn bị khí tài phục vụ trận đánh.

Đêm 27 tháng 8 năm 1967, tổ du kích Hoà Châu đưa tổ đặc công nước tiếp cận bờ sông, cách cầu Đỏ hơn lkm về phía thượng lưu. Khi tổ đặc công xuống sông tiến hành trinh sát thì tổ du kích vượt quốc lộ 1A xuống xã Hoà Xuân, để đợi đón anh em sau khi trinh sát rút về. Sau đêm trinh sát, ta nắm khá đầy đủ kết cấu cầu Đỏ, sự bố trí lực lượng của địch, cầu Đỏ dài hơn 300m, dưới sông có 8 trụ cầu xi măng cốt thép đúc hình lục lăng, xung quanh các trụ cầu đều có lớp rào dây thép gai bao bọc. Hệ thống đèn bảo vệ trên cầu rất sáng. Có lẽ rút kinh nghiệm từ trận đánh sập cầu Thuỷ Tú của ta, tại mỗi trụ cầu Đỏ, địch đều có 2 bóng đèn công suất cao, chụp bóng đèn tập trung ánh sáng vào chân trụ cầu. Về đêm, lính ngụy thay phiên tuần tra qua lại trên cầu, mỗi phiên là một tiểu đội. Trên mặt cầu, ngay trên đầu trụ cầu chúng đặt các hòm lựu đạn, khi đi tuần, tiện tay nhặt một quả ném xuống chân trụ cầu, có lẽ là theo ngẫu hứng chứ không theo quy luật nào. Anh em còn phát hiện ra một điều lý thú là: lưu lượng xe cộ vào ra rất nhiều, cả xe quân sự lẫn dân sự. Từ khoảng 18 giờ cho đến 22 giờ hằng ngày, mật độ xe cộ rất đông, bọn địch tập trung kiểm soát xe dân sự, sơ suất trong việc tuần tra kiểm soát dưới cầu. Sau khi điều nghiên tình hình, anh em không ai dám chủ quan nhưng đều tin tưởng sẽ thắng trận này.

Bộ phận khí tài đã làm xong khối nổ 100kg loại TNT với kỹ thuật hoàn hảo. Trong trận đánh này, Đội đặc công nước rất cảm động trước sự nuôi nấng, che chở của bà con cơ sở và du kích xã Hoà Châu. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng người dân trụ bám hết lòng với cách mạng, bộ đội tin tưởng ở dân, du kích hết lòng thương yêu và hợp đồng chặt chẽ với bộ đội, sẵn sàng chia lửa cho nhau khi vào trận. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi để bộ đội chiến đấu lập công. Tình cảm tự nhiên như sợi dây nối kết quân dân một ý chí diệt thù cứu nước, động viên nhau bước vào chiến dịch với một niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi đến gần.

Theo hợp đồng giữa hai đơn vị, trận đánh sẽ diễn ra đêm 28 tháng 8 năm 1967, giờ G sẽ là 0 giờ (theo giờ quy định toàn mặt trận). Lúc 21 giờ, tổ du kích đưa Phân đội đặc công nước về vị trí xuất phát ở bờ sông cách cầu Đỏ 2km về phía thượng lưu. Tố khí tài đưa khối nổ xuống sông và điều chỉnh kỹ thuật. Tổ chiến đấu tranh thủ khỏi động thư giãn gân cốt trước khi xuống nước. Đúng 22 giờ, Phân đội trưởng hạ mệnh lệnh, tổ chiến đấu vẫy tay chào tạm biệt anh em, dìu khối nổ ra sông hoà mình vào dòng nước đã toả hết cái nắng ấm ban ngày, đang chuyển sang cái lạnh lẽo về đêm.

Đường tiếp cận mục tiêu không xa, tổ chiến đấu thận trọng từng động tác kỹ thuật, từ cái quạt tay trong nước nhẹ nhàng, không để nước mặn phát sáng lân tinh, mục tiêu trước mắt mỗi lúc một gần thêm...

Đúng 0 giờ, tiếng nổ của bộc phá, thủ pháo xen lẫn tiếng AK chát chúa và tiếng B40, B41 điểm từng phát ùng oàng, chốt điểm Mỹ đầu cầu phía bắc bốc cháy, khói lửa ngút trời hoà với tiếng nổ ở đầu cầu phía nam của bộ đội địa phương và du kích đánh vào đại đội địch giữ cầu. Dưới sông, Tổ đặc công nước cũng đã đặt xong khối nổ vào mục tiêu rồi điểm hoả và rút lui an toàn về phía Hoà Xuân.

Trận chiến đấu hai bên đầu cầu vẫn còn diễn ra, thì bất thình lình, từ dưới mặt sông, một ánh chớp loé lên kèm theo một tiếng nổ kinh hồn, làm rung chuyển cà mặt đất. Cả 3 vai cầu của cầu Đỏ đổ sập xuống sông.

Trận tiến công đánh chiếm cầu Đỏ là một sự phối hợp tuyệt đẹp giữa đặc công khô và đặc công nước. Kết quả trận đánh, ta tiêu diệt 115 tên Mỹ - ngụy, đánh sập bốn lô cốt, bốn dãy nhà ở của binh lính Mỹ, thu nhiều vũ khí và đánh sập cầu Đỏ, cắt đứt giao thông vào thành phố Đà Nẵng. Lúc đó, mặc dù quân Mỹ đóng tại các căn cứ gần cầu Đỏ rất đông song chúng cũng không làm gì được, không dám chi viện, chỉ hào phóng bắn lên trời vô số đèn sáng, làm sáng cả góc trời phía nam Đà Nẵng.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 11:46:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 08:59:07 am »

Đánh chìm 4 hải thuyền ở Cửa Đại-Hội An

Đầu tháng 4 năm 1967, trong lúc Phân đội 1 (thuộc Đội 3 đặc công nước) nhận lệnh ra cánh bắc Hoà Vang đánh cầu Thuỷ Tú thì Phân đội 2 được phân công đánh cầu Giao Thuỷ, cắt giao thông quân sự của địch giữa Ái Nghĩa - Giao Thuỷ thuộc huyện Đại Lộc và An Hoà thuộc huyện Duy Xuyên.

Cầu Giao Thuỷ bắc qua sông Thu Bồn, do công bính Mỹ thiết kế và xây dựng, phục vụ quân sự, không phải là cầu vĩnh cửu nên vật liệu xây dựng cầu là sắt và gỗ. Sau khi đánh sập cầu Giao Thuỷ, Phân đội 2 rút về hậu cứ, rút kinh nghiệm trận đánh mở đầu và chuẩn bị tinh thần cho trận đánh lớn hơn, nằm sâu trong vùng địch kiểm soát. Trong khi chờ lệnh mới, Đội bố trí cho phân đội ôn luyện chiến - kỹ thuật. Chỉ huy phân đội do đồng chí Nguyễn Tấn Minh - Chính trị viên và Nguyễn Ngọc Râng - Phân đội trưởng đưa phân đội đến khúc sông Khe Hoa - Đầu Gò, thuộc thượng nguồn sông Vu Gia để làm thao trường luyện tập. Dòng sông sâu lặng lẽ chảy, giữa hai bên là núi cao, rừng rậm thưa vắng bóng người. Họa hoằn lắm mới gặp năm ba lán trại nép mình kín đáo dưới những vòm cây của những gia đình đi lánh giặc, tao dựng cuộc sống nơi có những dải đất hẹp ven sông, có thể trồng màu, cấy lúa. Phân đội triến khai động viên nhau tập luyện về đêm, ban ngày nghỉ ngơi và cũng là thời gian anh em chia nhau đi bắt cá, hái rau để cải thiện bữa ăn chưa đảm bảo yêu cầu tối thiểu. Càng về khuya, nước sông càng lạnh. Một phần rèn luyện chiến kỹ thuật nhưng chủ yếu là tập chịu đựng ngâm mình dưới nước từ năm, sáu rồi đến bảy tiếng đồng hồ trở lên nhằm đảm bảo yêu cầu chiến đấu.

Tập luyện gần 10 ngày, lại có lệnh gọi phân đội về nhận nhiệm vụ. Về đến hậu cứ, Ban chỉ huy Đội 3 gọi và Phân đội trưởng lên giao nhiệm vụ: “Các đồng chí về triển khai cho Phân đội chuẩn bị khí tài, vật chất cần thiết để đi Hội An đánh hải thuyền địch ở Cửa Đại”. Nhận lệnh về, lãnh đạo chỉ huy phân đội tổ chức họp chi bộ, rồi họp phân đội để quán triệt nhiệm vụ và xây dựng quyết tâm chiến đấu. Mấy chiến sĩ đang bị sốt rét hành hạ vẫn kiên quyết xin đi cùng phân đội chiến đấu trận này.

Sáng ngày 16 tháng 9 năm 1967, giao liên của Thành đội Hội An đến đưa phân đội về địa phương. Cậu giao liên còn rất trẻ nhưng khá nhanh nhẹn, hoạt bát và lễ phép. Cậu xin phép nói những điều cần thiết trong cuộc hành quân:

- Sáng nay ta xuống núi qua Lộc Sơn, Lộc Thành rồi đi thẳng về Phú Thuận. Đoạn đường này nằm trên vùng B Đại Lộc, vùng kiểm soát của ta. Nhưng Mỹ đổ quân chiếm đỉnh núi Chóp Nón (thuộc huyện Duy Xuyên) quan sát hoạt động của ta và thường xuyên có “tàu già” L-19 bay lượn trên cao, nhằm phát hiện bộ đội ta hành quân di chuyển. Vì vậy, các chú nhỏ ngụy trang cẩn thận và đội hình đi thưa, đề phòng bọn Mỹ phát hiện gọi pháo bắn cấp tập vào đội hình sẽ gây ra tổn thất. Qua chợ Phú Thuận, ta xuống gần Giáng Hòa dừng lại ăn uống nghỉ ngơi, chờ chập choạng tối thì tranh thủ qua đò sang bên kia Mỹ Lược. Bến đò Giáng Hoà rất nguy hiểm. Cứ đến 19 giờ cho đến sáng, pháo địch thường bắn đến đây. Lại thêm, thường xuất hiện bất thần tốp trực thăng chiến đấu, một chiếc pha đèn soi mói khắp nơi, thấy gì khả nghi là 2 chiếc trực thăng cá lẹp sẽ lao xuống bắn rốc két và xả đại liên vào nơi chúng phát hiện mục tiêu. Nhiều đơn vị qua đây bị tổn thất vì phi pháo đó. Sang sông qua Mỹ Lược vòng qua “Nổng Bà Tình”, xuống Xuyên Phú, Xuyên Tân qua Điện Hồng. Trên quãng đường này, các chú đi nhẹ nhàng im lặng đề phòng địch thả máy cảm ứng thu tiếng động báo về các trận địa pháo, lập tức pháo chụp, pháo bầy pháo kích vào đội hình sẽ gây tổn thất khó lường. Qua đến Điện Hồng vào khoảng tám chín giờ, ta dừng lại nghỉ ngơi, đến chiều sẽ có giao liên Hội An đón các chú về Thị đội!

Thời gian này, Gò Nổi còn một số dân “trụ bám” khá đông. Phân đội phân tán ra từng tổ ăn trưa, nghỉ ngơi và có dịp trò chuyện với dân vui vẻ. Hơn 2 giờ chiều, cậu giao liên Thành đội Hội An bàn giao đoàn khách cho cô giao liên Thị đội. Giọng cô giao liên nhỏ nhẹ, xưng em với tất cả mọi người. Cô có thân hình mảnh dẻ, khuôn mặt trẻ, trắng xinh, mặc bà ba đen, thắt lưng cài lựu đạn Mỹ M26, vai khoác khẩu các-bin, đầu đội mũ tai bèo. Cô nói:

- Các anh chuẩn bị, đúng 3 giờ chiều ta xuất phát! Từ đây đi xuống Điện Quang, Điện Phong, sang Xuyên Châu là trời vừa tối, vượt qua quốc lộ một quãng giữa Nam Phước - Bà Rén, xuống Xuyên Phước, qua sông về Xuyên Nghĩa khoảng 2, 3 giờ sáng. Từ đây, sang Cẩm Thanh phải qua sông rất rộng hàng ki-lô-mét, bọn hải thuyền thường hay phục kích rất nguy hiểm! Bộ đội, cán bộ về vùng sâu, giao liên là chỉ huy tối cao, dù là cán bộ cấp cỡ nào cùng phải chấp hành nghiêm ngặt kỷ luật đi đường của giao liên phổ biến, bởi giao liên mới thuộc hết đường ngang ngõ tắt, nắm vững địch tình. Nếu sơ suất lạc đội hình, lơ ngơ trong đêm, đi vào khu du kích gài mìn hoặc gặp địch sẽ trả giá bằng xương máu!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 09:00:03 am »

Đến Xuyên Nghĩa gần khu chợ Nồi Rang. Nơi đây trước kia dân cư đông đúc buôn bán trên bến dưới thuyền tấp nập nhưng Mỹ, ngụy bình định xúc dân đi hết, đốt phá cày ủi san bằng, nay chỉ còn là bãi cát hoang vu, không một tiếng gà, tiếng chó. Nhìn quanh chỉ thấy những khối đen mờ im lìm vắng lặng, chỉ còn sót lại mấy cái hầm, dân quân du kích sửa lại làm trạm giao liên. Cô giao liên căn dặn: “Các anh nghỉ ngơi chờ em đi dò, quãng nửa giờ sau em quay lại đưa các anh sang sông!”. Lát sau, cô giao liên quay lại với một người đàn ông và giới thiệu: “Đây là chú chèo đò, chú sẽ phổ biến đôi điều cần thiết với các anh!”, ông lái đò vào để ngay: “Đoạn sông này rất rộng, cách duyên đoàn hải thuyền của ngụy không xa, chúng hay dùng thủ đoạn cho hai chiếc hải thuyền pha đèn sáng rực chạy ngược dòng sông khá xa, khi quay lại chúng cho một chiếc tắt máy, tắt đèn phục kích giữa sông. Thuyền của ta không biết cứ chèo sang, nghe có động thúng pha đèn lên phát hiện được là tập trung 2 khẩu đại liên hắn xối xả. Đã có nhiều cán bộ, bộ đội, du kích của ta đã hy sinh. Qua nắm tình hình, tôi biết hôm nay không có hải thuyền phục kích nhưng vẫn cứ phải đề phòng, anh em xuống thuyền ngồi yên lặng, nếu ra giữa sông, có gì bất trắc, anh em bình tĩnh nằm hết xuống thuyền để mình tôi xử trí. Nếu thấy quá nguy hiểm tôi sẽ hô rời thuyền, anh em lần lượt rời thuyền bơi về phía Cẩm Thanh, sê có anh em ta tìm đón về Thị đội!”.

Con thuyền chở phân đội nhẹ nhàng lướt đi, mấy anh em cầm mấy cây ngắn, phụ chèo với người lái thuyền. Thuyền đi nhanh qua dòng sông vắng, chỉ nghe rõ tiếng đều đều của những mái chèo khua nước. Pháo sáng từ cảng duyên đoàn hải thuyền thỉnh thoảng vút lên lơ lửng trên không, nhuộm mặt sông một màu vàng lấp lánh. Phân đội về đến Cẩm Thanh, nơi Thị đội Hội An đóng quân thì đã hơn 3 giờ sáng.

Khoảng 10 giờ hôm sau, đồng chí Ngô Hiên - Bí thư Thị uỷ Hội An, đồng chí Hiền (tên thật Lê Tấn Viễn, một trong 7 dũng sĩ Điện Ngọc) - Thị đội trưởng, đồng chí Bừa - Đội trưởng đội, công tác đơn vị. Đồng chí Bí thư Thị uỷ thăm hỏi anh em, tâm tình và giao nhiệm vụ. Đồng chí nói: “Tình hình Hội An có nhiều thuận lợi song khó khăn thì vô kể, vì đây là địa bàn có nhiều sông nước chia cắt và địch đánh phá rất ác liệt, nhiều khi cả Thị uỷ, Thị đội dạt sang vùng cát Duy Xuyên. Đặc biệt có duyên đoàn hải thuyền số 13 của ngụy tác oai tác quái, chúng bắn giết nhiều cán bộ, bộ đội ta qua lại sông, bắn giết cả ngư dân làm ăn ngoài Cửa Đại và Cù Lao Chàm. Thị uỷ đã đề nghị Mặt trận 44 giúp đỡ. Nay các đồng chí đã về, chúng tôi vui mừng và tin tưởng các đồng chí sẽ trừng trị bọn này đích đáng!”. Đồng chí Hiền - Thị đội trưởng tiếp lời: “Các đồng chí về đây chia sẻ nỗi khổ với chúng tôi, ăn cơm nấu bằng nước mặn, nước uống là dè sẻn nước dừa. Nhưng đến nay tìm được trái dừa không dễ, chỉ còn những cây dừa sát ngoài bờ sông cách địch bằng chiều ngang con sông hẹp, trèo lên mà hái, địch phát, hiện được thì không khác gì trái dừa rụng xuống! Ở đây không có hầm bí mật vì toàn cát và nước, khi có địch càn, tôi sẽ cho người đưa đi lánh càn ngoải tung dừa nước. Địch kéo sang đây càn quét, lần nào cũng bị ta đánh mìn chết hàng trung đội, vội vàng khiêng nhau chạy, bố bảo chúng cũng không dám lội ra cái nơi nguy hiểm ấy! Song phải đề phòng phi pháo địch!”. Anh vừa nói vừa lần tay vào xà cột, lấy ra tấm bản đồ trải ra giữa chiếu, ngón tay trỏ khoanh tròn khu cảng hải thuyền và trình bày sôi nổi:

- Vị trí của chúng ở đây. Trên bờ có duyên đoàn bộ, trạm sửa chữa tàu thuyền, trạm phát điện, khu ở Cửa Đại có 1 đại đội bảo vệ cầu cảng và các vọng gác chuồng cu. Lực lượng chủ yếu dưới nước là 12 chiếc hải thuyền, mỗi chiếc biên chế 12 tên, vũ khí trên mỗi hải thuyền trang bị 2 khẩu đại liên, nhiều M79 và AR15. Ban ngày chúng hoạt động ven biển. Ban đêm thường có 6 chiếc tuần tiễu trên sông, lùng sục bắn phá gây tội ác, ngăn chặn bộ đội ta sang sông hoạt động. Còn 6 chiếc chia thành 2 cụm nghỉ ngơi trước cảng duyên đoàn. Đây là mục tiêu mà các đồng chí điều tra diệt gọn. Để bảo vệ cho duyên đoàn, chúng tổ chức hàng trăm tàu thuyền đánh cá của dân thành “Công đoàn đánh cá”, quân sự hóa tổ chức này bằng cách: Hằng ngày đến 18 giờ là tất cả tàu thuyền đánh cá đều phải về đông đủ, neo đậu thành các hàng ngang ở phía thượng lưu, làm lá chắn bao đảm an toàn cho chúng. Phía bên bờ sông Duy Nghĩa, đối diện cảng duyên đoàn là vùng kiểm soát của  ta, nên về đêm chúng dùng cối 81 và ĐK7 bắn dọc bờ sông, đề phòng quân ta tấn công từ phía ấy. Các đồng chí cần lực lượng hồ trợ và những gì khác, cứ để đạt, tôi sẵn sàng đáp ứng trong phạm vi có thể!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 09:01:01 am »

Họp bàn xong, phân đội khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ. Nhờ thị đội cho trinh sát nắm chắc tình hình địch trên bò và liên hệ với xã đội Duy Nghĩa tổ chức bộ phận đón anh em. Sau khi đánh rút về, phân đội tổ chức hai tổ trinh sát, cũng là hai tổ chiến đấu đánh hai cụm hải thuyền của địch. Một tổ do đồng chí Sơn làm Tổ trưởng, một tổ do đồng chí Huỳnh Tào làm Tổ trưởng. Qua 6 ngày đêm điều tra trinh sát, thận trọng tỉ mỉ trên một khu vực khá phức tạp, của hàng trăm tàu thuyền công đoàn đánh cá. Vượt qua những khó khăn, nhọc nhằn, lạnh lẽo, công tác trinh sát được hoàn tất, đảm bảo đến 50% thắng lợi. Phân đội thiết kế 2 khối nổ, mỗi khối dùng 25kg thuốc nổ C4, đủ sức đánh tan một cụm hải thuyền 3 chiếc cấu tạo bằng vỏ gỗ. Nhưng với sự nhiệt tình giúp phân đội, cùng với lòng căm hận lũ hải thuyền, thị đội đã hỗ trợ thêm thuốc nổ, thiết kế cho mỗi khối là 30kg C4.

Trận đánh ấn định vào đêm 2 tháng 10 năm 1967, một đêm tối trời, rất thích hợp với chiến thuật đặc công. Tuy nhiên, một sự thay đổi bất ngở xảy ra. Trưa ngày 2 tháng 10, duyên đoàn hải thuyền Chu Lai kéo ra 6 chiếc buông neo ngoài Cửa Đại. Thị đội điện cho phân đội: “Các đồng chí theo dõi sát diễn biến của địch để quyết định cho trận đánh này!”. Đến 16 giờ, đoàn hải thuyền kéo nhau ra biển về hướng Cù Lao Chàm. Lúc 18 giờ, 4 chiếc hải thuyền về cảng neo đậu thành 2 cụm, mỗi cụm 2 chiếc chứ không phải mỗi cụm 3 chiếc nữa.

Phân đội khẩn trương họp, chủ yếu lấy ý tập thể là nên đánh đôm nay hay đừng lại. Anh em tham gia ý kiên sôi nổi: “Ta đã trinh sát kỹ, khí tài chuẩn bị tốt, tinh thần anh em đang háo hức lập công. Nếu ta đánh đêm nay chỉ tiêu diệt 4 chiếc không được 6 chiếc như mong muốn, nhưng ai biết được diễn biến của tình hình, không nên bỏ lỡ thời cơ!”. Chỉ huy phân đội hội ý: “Nếu đánh, giờ xuất trận có muộn hơn, song thời gian cho trận đánh có thừa, cần tôn trọng nguyện vọng tha thiết của anh em!”. Chỉ huy phân đội ra lệnh: “Tất cả anh em theo sự phân công khẩn trương triển khai về vị trí tập kết!”.

Vị trí tập kết là điểm đầu của con lạch từ sông lớn vào vùng 3 Cẩm Thanh. Hai tổ chiến đấu lần lượt đưa khối nổ ra giữa dòng sông rồi xuôi theo dòng nước chảy. Từ trong bờ nước còn hơi ấm, khi ra dòng sâu, nước lạnh thấu xương, làm cho tâm trạng anh em bần thần trong giây lát. Cảm giác ấy nhanh chóng qua đi, tâm trí mọi người đang tập trung cao độ vào kỹ thuật hành tiến, len lỏi, bí mật vượt qua khu vực tàu thuyền đánh cá neo đậu san sát trên mặt sông. Động tác cá nhân hoàn hảo vượt qua được cửa ải khó khăn, hướng về mục tiêu thẳng tiến. Hai tổ chiến đấu đã tiếp cận mục tiêu. Hai mục tiêu cách nhau gần 100m. Tổ đánh cụm 1 gần hơn, tốc độ đi chậm, tổ 2 đánh cụm số 2 xa hơn nên tốc độ hành tiến nhanh hơn, để khi vào mục tiêu thời gian chênh lệch không nhiều. Từng tổ dùng kỹ thuật đi chìm vào mục tiêu, đưa khối nổ vào điểm giữa của hai thân tàu, quàng dây cố định khối nổ một đầu dây vào dây neo, một đầu quàng vào chân vịt. Bọn địch trên tàu chụm đầu vào nhậu nhẹt và sát phạt nhau trong canh bạc đỏ đen, có biết đâu số phận của chúng đã được định đoạt chưa đến một tiếng đồng hồ.

Bấm kíp nổ hẹn giờ “30 phút”, hai tổ rút xuôi theo dòng nước chéo về bên bờ sông Xuyên Nghĩa, rồi lên bãi cát nằm nghỉ ngơi trong sự hồi hộp đợi chờ. Bỗng phía mục tiêu, một ánh chớp loé lên, tiếng nổ âm vang làm cho nước sông bốc lên cao, mặt sông dậy sóng đuổi nhau xô dạt vào bò. Mảnh vỡ của hai thuyền tung lên cao rồi rơi xuống sông ào ào kéo dài liên tiếp. Khoảng hai, ba phút sau, tiếng nổ thứ hai kế tiếp, sóng nước lại trào lên, tiếng ào ào của mảnh tàu võ tung lên rồi rơi xuống nước, lẫn với tiếng kêu la của hàng trăm tàu thuyền đánh cá và tiếng còi báo động rú vang... làm thành một thứ âm thanh xô bồ, hỗn độn vang cả một góc trời đêm của phố Hội. Pháo sáng liên tiếp bắn lên trời, có lẽ để nhìn rõ hơn cảnh tượng 48 tên lính và sĩ quan hải thuyền cùng 8 khẩu đại liên và nhiều súng cá nhân đã gây tội ác bị tan xác, bởi sự trừng trị của giải phóng quân!

Sáng hôm sau, địch không cho tàu thuyền đánh cá ra khơi, lùa hết ngư dân trên tàu lên bờ, tập trung ở bãi đất trông ở đầu gành để tra xét. Tên chỉ huy duyên đoàn lăm lăm súng ngắn trong tay hăm dọa: “Đêm qua không thể có tên Việt cộng nào lọt vào đây đánh phá, chúng toàn ở trên rừng làm gì biết tìm lặn mà đánh, chỉ có người trong công đoàn này “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” phản bội mà thôi! Rồi đây tau sẽ tróc cổ tên nào phản bội ra trừng trị. Còn bây giờ, tất cả xuống sông lặn tìm xác các binh sĩ cộng hoà tử nạn. Ai chống lệnh lập tức bắn bỏ!”. Hàng trăm người ào xuống sông ngụp lặn dưới sự kiểm soát của đại đội lính bảo vệ lăm lăm tay súng đứng trên bờ kiểm soát.

Tin đánh tiêu diệt 4 hải thuyền của ngụy ở Cửa Đại làm cho nhân dân Hội An hết sức vui mừng. Tin lan nhanh ra khắp Quảng Đà, làm cho quân và dân Quảng Đà tin tưởng: “Dù địch ở đâu, trên bờ, dưới biển đều bị Giải phóng quân ta tiêu diệt”.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phân đội về đến hậu cứ, Tư lệnh Mặt trận 44 cho gọi cả phân đội lên gặp mặt. Đồng chí khen: “Các đồng chí đánh khá lắm, Bộ Tư lệnh sẽ xét khen thưởng xứng đáng. Song các đồng chí như những tiền đạo, tiền vệ có kỹ thuật khá, chưa nói lên được điều gì, chỉ khi vào trận đấu tất cả tiền đạo, hậu vệ và thủ thành phối hợp nhuần nhuyễn vối nhau làm cho đối phương thất bại thảm hại bằng những bàn thua không gỡ. Đó mới là điều quan trọng!”. Anh em nhận thức sâu lời ví von đầy ý nghĩa của Tư lệnh trưởng. Sau đó, phân đội được chiêu đãi một bữa liên hoan vui vẻ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 11:51:41 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 09:06:36 am »

Hòa nhịp cùng Tết Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có mật danh là T25, thời điểm nổ súng được ấn định vào đêm Giao thừa, tức đêm 30 tháng 1 năm 1968 rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968. Nhưng do lịch hai miền không thống nhất, nên trưa ngày 29 tháng 1, Quảng Đà nhận lệnh khẩn: “Hoãn T25 vào đêm 30 tháng 1 chuyển sang đêm 31 tháng 1, toàn miền Nam tổng tiến công và nổi dậy cùng một giờ Giao thừa Tết Mậu Thân”. Tuy nhiên, do Quảng Đà đã triển khai tất cả, lệnh hoãn quá gấp, chiến trường chia cắt nên không thực hiện được. Vì vậy, Quảng Đà vẫn diễn ra Tổng tiến công và nổi dậy đêm 30 tháng 1 năm 1968 như mệnh lệnh ban đầu.

Trong chiến dịch chuẩn bị cho Tết Mậu Thân, niềm lạc quan phấn khởi bao trùm lên tất cả quân - dân - chính - đảng của Quảng Đà. Có người quá lạc quan, đã hô hào: “Phá trại, vất ba lô, từ giã núi cao tiến về thành phố!”, ở cánh Bắc Đà Nẵng, Phân đội 1 đặc công nước (thuộc Đội 3) vui mừng phấn khởi, triển khai chuẩn bị mục tiêu đánh phối hợp góp phần vào thắng lợi chung của toàn mặt trận. Giữa lúc đó, phân đội nhận được lệnh khẩn: “Thời gian quá gấp, phân đội khẩn trương chuẩn bị khí tài tổ chức đánh ngay tàu vận tải quân sự Mỹ neo đậu ở vùng vịnh Phú Lộc, đúng giờ G. của toàn mặt trận. Đánh xong, rút vào bờ biển Phú Lộc sẽ có người đến đón!”.

Chấp hành mệnh lệnh của trên, phân đội chuyển quân từ khe Răm (Nam Hải Vân) xuống Phò Nam, Trường Định, liên hệ với xã đội, bố trí anh em du kích giúp phân đội triển khai chuẩn bị. Phân đội phân công mấy đồng chí chuẩn bị khí tài, thiết kế khối nổ. Chưa biết mục tiêu to lớn cỡ nào, nhưng loại tàu vận tải một vạn tấn thì phải cần đến 50kg thuốc nổ C4 trở lên là đạt hiệu quả cao. Để chắc chắn, phân đội quyết định: “Khối nổ 60kg C4”. Tổ chức tổ chiến đấu do chính Phân đội trưởng Huỳnh Thế làm Tổ trưởng.

Đêm 30 tháng 1, tổ chiến đấu tiếp cận bờ sông, xuôi dòng Cu Đê, vượt qua gầm cầu Thủy Tú, ra cửa sông đến bãi biển Nam Ô vào khoảng 21 giờ 30 phút, cả tổ bò lên mép bờ cát nằm quan sát, phát hiện nhiều mục tiêu trên biển và đúng như điện của mặt trận, khu vịnh Phú Lộc có nhiều tàu vận tải quân sự neo đậu gần bờ, chiếc gần nhất cũng đến 2km. Anh em nhận định: nếu đánh mục tiêu tàu này thì cầm chắc thắng trong tay, nhưng đánh xong chỉ còn đủ thời gian rút vào bò biển Phú Lộc. Điện của mặt trận nói rõ: “Đánh xong rút vào bờ biển Phú Lộc sẽ có người đến đón!”. Anh em phân vân tự hỏi: “Bô phận nào đến đón anh em? Điều gì sẽ xảy ra, khi đánh xong rút vào bờ biển Phú Lộc mà không có ai đến đón, anh em sẽ bơ vơ lạ lẫm trong hang ổ kẻ thù biết xoay xở ra sao?”. Tuy vậy, “Quân lệnh như sơn”, phân đội triệt để chấp hành, động viên nhau: “Trước mắt chúng ta là kẻ thù, tập trung tinh thần và nghị lực, triệt để chấp hành mệnh lệnh cấp trên, tiêu diệt mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ, dù hy sinh tính mệnh cũng quyết không lùi bước!”.

Đêm 30 Tết như có một cái gì thiêng liêng, xao động lòng người. Bất giác Huỳnh Thế nhớ đến hai câu thơ Tố Hữu: “Đêm nay pháo nổ giao thừa / Mà người chiến sĩ không nhà còn đi”. Rồi liên hệ đến nhiệm vụ của tổ chiến đấu, anh nhẩm tiếp hai câu: “Sá gi gian khó hiểm nguy / Bắt Mỹ đền tội đúng khi giao thừa!”.

Trước mắt anh em, vịnh Đà Nẵng mênh mông, vẫn ầm ào cuộn sóng vào bờ cát. Đèn điện trên các con tàu neo đậu tỏa từng đám sáng lung linh, chen lẫn những đám sáng di động của tàu bè vào vịnh. Tổ chiến đấu tiếp tục lên đường, kéo khối nổ, lợi dụng nước cạn đi dọc vẹn bờ đến vùng vịnh Phú Lộc hướng về mục tiêu. Nhìn vào bờ, khu hậu cần Mỹ ở Bàu Mạc, Xuân Thiếu đèn bảo vệ dày đặc, sáng choang, trông rõ nét những tốp lính đi tuần ngoài bãi cát, ven các kho chứa hàng quân sự.

Đêm vùng vịnh Phú Lộc, từ trong bờ ra đến mục tiêu chỉ 2km, nhưng anh em phải bơi cắt một đường chéo đến 3km đè ngang dòng nước từ ngoài biển xô vào mới tiếp cận được mục tiêu. Ai nấy đều cố hết sức bình sinh, trong lòng biển lạnh mà tưởng như mồ hôi toát ra hoà vào trong nước. Gần đến mục tiêu, anh em dùng kỹ thuật “đi chìm” bí mật vào đến mục tiêu an toàn. Vài ba tên thủy thủ trên tàu đi lại trên boong quan sát chung quanh, có lẽ chẳng nhìn trời nước mênh mông thả tâm hồn về nơi xa xôi nào đó! Con tàu sừng sững, sáng trưng trong ánh sáng của vô số bóng đèn lớn nhỏ. Tàu chứa hàng nên thước đo mớn nước thân tàu ở mức tải trọng cao. Không có khối nổ nam châm nên anh em áp khối nổ vào thân tàu. Tổ trưởng giữ khối nổ, một tổ viên kéo đầu dây buộc chặt vào dây xích thả neo ở đầu mũi tàu, một tổ viên kéo một đầu dây kia quàng vào chân vịt ở đuôi tàu. Sau đó, tổ trưởng điểm hoả rồi cả tổ rút nhanh, hơn hai mươi phút đã vào đến bờ biển Phú Lộc. Đồng hồ đã chỉ đúng 24 giờ.

Vừa lúc ấy, trong thành phố, tiếng súng quân ta tiến công, nổi dậy nổ ran, người ta nghe rõ tiếng tiểu liên, trung liên xen với tiếng nổ của lựu đạn, thủ pháo lúc thưa lúc nhặt. Hướng nam thành phố, nhiều đám cháy ngọn lửa bốc cao, khói đen cuộn lên mù mịt.

Bất thình lình, một ánh lửa loé lên từ mục tiêu ngoài vịnh Phú Lộc, tiếp theo là tiếng nổ lớn, dựng lên một cột nước cao hàng chục mét rồi vỡ ra đổ xuống đúng nơi chiếc tàu đang chìm dần xuống đáy biển sâu. Niềm hân hoan, phấn khởi của anh em không kể xiết, bởi trận đánh tàu vận tải hàng vạn tấn của Mỹ đầu tiên, phối hợp tuyệt vời với chiến dịch Tống tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của Đội 3 đặc công nước đã thành công trọn vẹn. Sau đó, từ niêm vui như ngất ngây, anh em dần chuyển sang lo lắng, bởi nguy hiểm đang dần hiện ra trước mắt.

Đến 3 giờ sáng, tiếng súng đã im, rồi tiếng gầm rú của xe tăng, xe bọc thép, máy bay cùng với hàng tràng đại liên M50, đại liên 60 xen lẫn tiếng súng AR15, cối cá nhân M79 nổ vang khắp nơi. Từng tốp trực thăng chiến đấu lượn quần vùng ngoại vi thành phố, chúng pha đèn, bắn rốc-két xuống nhiều nơi. Tiếng kêu la hò hét ở đâu đó đang rộn lên trong các khu dân cư vọng tới. Trời sắp sáng, tại điểm hẹn Phú Lộc, không có người nào đến đón, tình thế trở nên vô cùng nguy hiểm. Tổ chiến đấu liền đi tìm nơi ẩn nấp, trong một chiếc ghe hỏng của ngư dân úp bỏ từ lâu, cỏ dại và dây muống biển bò lan che lấp. Ai nấy cũng trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và quyết tử, khi địch lùng sục đến đây.

Cả ngày 31 tháng 1, Mỹ - ngụy vây ráp đánh phá khắp nơi tại Đà Nẵng. Bọn cảnh sát biệt động quân, dân vệ áo đen... kéo nhau đi lùng sục bắt bớ, tra tấn, bắn giết dã man trên các phố phường, làng xóm! Nhân dân Đà Nẵng đón tết trong máu lửa hận thù! Một ngày căng thẳng sắp qua, hoàng hôn xuống, một đêm nữa bắt đầu. Anh em bàn nhau tự mình tìm phương thoát hiểm. Biết rằng giữa hang ổ kẻ thù, Mỹ - ngụy dày đặc, anh em lại không nắm vững địch tình, đường đi lối lại, chỉ nhằm hướng mà đi là vô cùng nguy hiểm! Tuy nhiên, nếu vẫn nấn ná tại đây, trước sau gì địch cũng lùng sục đến. Trước thực tế đó, tổ quyết định lần dò đến khu vực[ ngã ba Huế, rồi từ đây tìm cách vượt ra vùng ven đô về vùng tranh chấp để gặp du kích, bộ đội của ta. Không có thời gian bàn bạc nữa, đã quyết là làm ngay. Anh em lần dò trong đêm tối, băng qua những cồn cát, những bãi đầy cỏ dại, qua những vuông ruộng bỏ hoang, lội qua những khe nước, đến khu đất trồng hoa màu của dân rồi vào khu dân cư nghèo nhà cửa lụp xụp ở ngoài rìa thành phố. Qua được khu vực này là đến phố xá, nhà xây mái tôn chen lẫn nhà cao tầng liền nhau, dọc theo đường lớn, hiện rõ dưới ánh sáng từ đèn điện mắc trên những cột điện cao tỏa xuống. Anh em lợi dụng bóng tối, vượt qua đường, sang dãy phố bên kia, rồi đi dọc theo các xóm nhà có vườn cây, bờ tre rậm rạp chạy dài theo trục đường sắt Bắc - Nam. Khi họ vượt qua đường, bọn lính địa phương quân đi tuần phát hiện được liền hô hào bọn dân vệ áo đen đuổi bắt. Trong tình thế hiểm nghèo đó, 3 chiến sĩ đặc công nước của Phân đội 1 thuộc Đội 3 đặc công nước Quảng Đà đã chiến đấu một cách anh dũng đến hơi thở cuối cùng. Ba ngày sau, thi thể của anh em mới được bà con địa phương đưa về chôn cất.

Sự hy sinh của những chiến sĩ đặc công nước trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nhất là chiến công đánh chìm tàu quân sự Lo-ry của quân xâm lược Mỹ đã thắp sáng thêm truyền thống của Binh chủng Đặc công nước Quảng Đà anh hùng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM