Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:26:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dưới làn nước biếc  (Đọc 6802 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:04:56 am »

Tên sách: Dưới làn nước biếc
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 2016
Số hóa: macbupda

         * Ban biên soạn:
            NGUYỄN TẤN MINH (Chủ biên)
            NGUYỄN VĂN LỢI
            HỒ XUÂN HÒA
            PHẠM XUẤN SANH

         * Tổ chức bản thảo:
            Thiếu tá NGUYỄN SỸ LONG (Cơ quan đại diện
            Nxb Quân đội nhân dân tại Đà Nẵng
)

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 12:11:35 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:06:21 am »

LỜI HUẤN THỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI BỘ ĐỘI ĐẶC CÔNG

Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt.

Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao. Chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm.

Bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều, nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều.

Vì vậy, điều thứ nhất là chiến sĩ đặc công đã đi là đánh, đã đánh là tất thắng, như thế thì phải đặc biệt dũng cảm.

Cái gì cũng đặc biệt đối vối đặc công. Chữ đặc biệt quán xuyến tất cả, từ lúc tập luyện cho đến lúc đi đánh, cũng như lúc về.

Mưu trí phải đặc biệt linh hoạt.

Kỹ thuật phải đặc biệt huấn luyện thuần thục.

Lập trường chính trị phải đặc biệt vững chắc.

Ở đây Bác thấy một, loạt chữ đặc biệt, đặc biệt tất cả.

Kỷ luật phải đặc biệt nghiêm minh.

Quyết tâm thắng địch, quyết tâm tiêu diệt địch cũng phải đặc biệt cao.

Đối với Đảng, phải đặc biệt trung thành.

Đối với dân, phải đặc biệt thân ái.

Bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt.

Đặc công có khi đi một mình, tức là tác chiến một mình; có khi hợp đồng với những binh chủng khác thì phải đặc biệt gắn bó.

Nội bộ phải đặc biệt đoàn kết.

Dân vận phải đặc biệt nhẫn nại, bỏi vì đây là nhân dân chiến tranh, phải nhờ dân bao che, đùm bọc, giúp đỡ thì mới thành công. Muốn như thế, dân vận phải khôn khéo và nhẫn nại.

Bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, cũng phải khắc phục cho kỳ được.

Nói tóm lại là công việc, công tác của các đồng chí cũng đặc biệt khó, nhưng cũng đặc biệt vẻ vang!


(*) Trích Bài nói chuyện với đại biểu cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Đặc công, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, tr.242.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:08:26 am »

Lời đầu sách

Đặc công là một trong số những lực lượng vũ trang nhân dân có cách đánh dũng cảm, sáng tạo và anh hùng nhất: trong số các lực lượng vũ trang của Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc công có chiến thuật chiến tranh du kích phát triển cao và đặc biệt cao, dùng ít đánh nhiều, dùng ít thắng lớn, nhờ vào sự đúc kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân của cha ông ta từ xưa đến nay.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng đường lối quân sư đúng đắn, tư tưởng chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, nhất là trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, lực lượng và cách đánh đặc công không ngừng phát triển và đạt tới trình độ nghệ thuật cao. “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt” - đó là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn bộ đội đặc công trong ngày Bác cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm và công bố thành lập Binh chủng Đặc công ngày 19 tháng 3 năm 1967.

Từ lời dạy đó, xuất hiện tại chiến trường Quảng Đà tuy muộn song lực lượng đặc công nước gồm: Đội 3, Đội 170 và Tiểu đoàn 471 bằng cách đánh độc đáo, sáng tạo, tài tình của mình, đã lập nên những chiến công vang dội, cùng với quân dân Quảng Nam - Đà Nẵng xứng đáng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tập sách nhỏ này được viết bởi những người trong cuộc - những người không quen với việc viết lách nhưng muốn ghi lại một cách chân thực những chiến công của lực lượng đặc công nước, sự hy sinh gian khổ của những người đồng chí từng cùng nhau vào sinh ra tử, mà đến nay thân xác họ vẫn chìm sâu trong lòng nước lạnh, trên khắp sông, lạch, biển cả của Quảng Nam và Đà Nẵng. Chúng tôi muốn thông qua tập sách để vinh danh, tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống, muốn ghi sâu những tháng năm chiến đấu hào hùng, những chia ngọt sẻ bùi trên chiến trường máu lửa Quảng Đà của người dân dành cho, muốn giới thiệu một loại hình chiến tranh độc đáo của Quân đội nhân dân Việt Nam cho các bạn trẻ hiện nay. Qua tập sách, với mỗi chiến công được đổi bằng máu và nước mắt, người đọc sẽ thấy rằng: không có một hang ổ, một cứ điểm nào là nơi an toàn cho kẻ xâm lược, dẫu đó là núi cao, vực sâu, biển cả mênh mông...

Tập sách Dưới làn nước biếc mà bạn đọc đang có trên tay, là niềm tự hào của chúng tôi qua những chiến còng của lực lượng đặc công nói chung và đặc công nước nói riêng; là nỗi canh cánh bên lòng, một niềm tiếc thương vô hạn đối với bao nhiêu đồng đội đã anh đùng hy sinh vì Tổ quốc. Những chiến công rực rỡ và những hy sinh cao cả đó, đáng được chúng ta tôn vinh, ca ngợi. Nếu không làm được như vậy, thì dù biện minh cách nào cùng là vô tình, vô cảm, có lỗi với vong linh những người vì Tổ quốc quên thân, vì nhân dân kiên cường chiến đấu. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi, tuy tuổi tác đã cao và không quen việc cầm bút nhưng cố gắng viết lại những trang hồi ký, ghi lại những sự việc, những trận chiến đấu ngoan cường đúng với sự thực diễn ra trên chiến trường mà Đặc công hài quân 126 đã lập nên. Tuy nhiên, tập sách chỉ là những nét chấm phá về Đặc công hải quân 126 trên Mặt trận 44 Quảng Đà, không thể nói hết những gì mà thực tế đã diễn ra trong cuộc chiến đấu một mất một còn đối với Mỹ, ngụy tại chiến trường quan trọng này.

Do tuổi cao sức yếu, trí nhớ có phần suy giảm, lại hành văn không được suôn sẻ, rất mong bạn đọc cảm thông vả góp nhiều ý kiến chân tình trên tinh thần xây dựng, để lần tái bản, tập sách được hoàn chỉnh hơn.

Đại tá NGUYỄN VĂN LỢI
(Nguyên Chính trị viên Tính đội Quảng Đà,
                                                                                                                
nguyên Chính trị viên phó Đội 3 Đặc công hải quân 126)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:09:52 am »

Đặc công và đặc công nước trên chiến trường Quảng Đà

1. Vài nét về địa hình

Quảng Đà là một tỉnh nằm trên dải đất miền Trung Trung Bộ thuộc tỉnh Quảng Nam trước đây. Đến đầu năm 1963, do yêu cầu chỉ đạo chiến tranh nên ta cắt đôi Quảng Nam thành 2 tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam. Theo đó, địa giới Quảng Đà: phía bắc giáp Thừa Thiên, nam giáp Quảng Nam, tây giáp Lào, đông giáp biển Đông. Quảng Đà có 7 huyện, thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An, trong đó có 4 huyện đồng bằng là Duy Xuyên, Điện Bàn, Hòa Vang, Đại Lộc và 3 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang và Nam Giang, toàn tỉnh có 129 xã gồm 96 xã đồng bằng và 33 xã miền núi.

Về mặt tự nhiên, Quảng Đà có nhiều sông ngòi nhưng chủ yếu đổ ra 3 cửa chính đó là Thủy Tú, sông Hàn và Cửa Đại. Các sông ngòi ở đây đều bắt nguồn từ dải Trường Sơn nên sông thường rất ngắn và dốc, do đó lượng nước sông về mùa mưa rất lớn và thường gây ra cảnh lụt lội liên tục. Miền hạ lưu của các sông nhất là vùng giáp biển có nhiều chi lưu, sông lạch thông luồng với nhau tạo thành một mạng sông chằng chịt, gây cho ta nhiều khó khăn trở ngại trong việc đi lại và cơ động về một quân sự. Xét về phương thức tác chiến của lực lượng đặc công nước thì sông ngòi Quảng Đà rất thuân lợi cho việc lên phướng án đánh mật tập vào những cứ điểm của địch, nhất là những cứ điểm gần sông, sát biển tại Đà Nẵng và Hội An.

Tuy nhiên, địa thế hiểm trở, nhiều núi cao, vực sâu cho nên gây trở ngại không ít đến việc đi lại, vận chuyển của ta. Nhưng cũng dựa vào miền rừng núi này mà lực lượng Đặc công đã xây dựng căn cứ địa cách mạng vững chắc, để tiến công tiêu diệt địch. Từ biên giới Việt - Lào qua dãy Trường Sơn, lập tức gặp ngay đồng bằng bằng phẳng, phì nhiêu thuộc lưu vực của các con sông trong tỉnh. Với chiều ngang chỗ rộng nhất chừng hơn 400 cây số, đồng bằng ở đây nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn, vì thế mà miền đồi đất trung du hầu như không có, chỉ tạo thành một vùng giáp ranh rất ngắn giữa đồng bằng và rừng núi nên rất thuận lợi cho ta trong việc hoạt động đặc công.

Ngoài ra, Quảng Đà có nhiều đường giao thông huyết mạch như: quốc lộ số 1A, đường xe lửa chạy dọc qua địa giới của tỉnh từ đèo Hải Vân qua Đà Nẵng vào Thăng Bình - Quảng Nam. Các trục đường ngang như đường 100, đường 104 nối liền các khu vực trong tỉnh; đường 14B nối Quảng Đà với Quảng Nam và chạy dọc miền biên giới vào các tỉnh miền Tây Nguyên. Sau khi quân đế quốc Mỹ vào Đà Nẵng, chúng đã mỏ thêm một số đường quân sự nối liền các huyện, các chi khu quận lỵ vối nhau như đường Non Nước đi Hội An, Hội An - Phước Trạch, Thanh Quýt - Bàu Sấu... và những con đường chạy từ đồng bằng lên vùng giáp ranh, vì thế mà địch rất thuận lợi, cơ động trong việc vận tải chuyên chở bằng xe cộ song cũng là “yếu điểm” cúa chúng, khi ta thực hiện chiến thuật đặc công, nhất là khi ta tấn công những cứ điểm của địch dọc theo các tuyến giao thông này.

Tóm lại, Quảng Đà là một địa bàn chiếm một vị trí chiến lược về quân sự. Dựa vào địa thế có lợi về một quân sự, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này đã ra sức mở mang sân bay, bến cảng, đường quân sự, xáy dựng hệ thống phòng thủ kiên cố biến nơi đây thành một căn cứ quân sự liên hợp lớn bậc nhất ở Đông Dương, là nơi tập trung các kho tàng tiềm lực chiến tranh; nơi xuất phát điểm cho các âm mưu bình định, càn quét cày ủi, đánh phá phong trào của địch; là bàn đạp để chúng khiêu khích đánh phá miền Bắc và các nước Lào, Campuchia... Chính vì lẽ đó, từ năm 1965, đế quốc Mỹ và bè lù tay sai đã tập trung ở đây với số lượng quân đông, khối lượng phương tiện chiến tranh lớn, ra sức đánh phá cày ủi xúc tát dồn dân dọc đường số 1, quanh các thị trấn, thị xã làm thành vành đai điện tử phòng thủ, từ chỗ dân cư đông đúc làng mạc trù phú, chúng đã tạo ra những vùng đất trắng, ruộng đồng phần lớn bị bỏ hoang, với mục tiêu chung hòng ngăn chặn ta tấn công từ xa để bảo vệ cho sào huyệt cuối cùng đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:10:23 am »

2. Đặc công và đặc công nước Quảng Đà

Tại clịa hàn Quang Đà, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cách đánh đặc công đã xuất hiện nhiều nơi trong nhân dân, du kích và các đơn vị vũ trang của tỉnh. Đến năm 1954, dưới sự hướng dẫn và huấn luyện cúa các đồng chí cán bộ Đặc công Khu 5 và với trận thí điểm đầu tiên bí mật tập kích vào đồn Trường Giảng giành thắng lợi và sau đó là hàng loạt đồn bót của Pháp đã bị tiêu diệt thì cách đánh đặc công đã lan nhanh khắp trong tỉnh. Thực tế cho thấy: với lực lượng ít, vũ khí thô sơ nhưng biết vận dụng các yếu tố bí mật, bất ngờ thì ta vẫn tiêu diệt địch, dù chúng có đầy đủ vũ khí và phương tiện hiện đại hơn rất nhiều lần.

Từ năm 1961 đến năm 1965, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, với kế hoạch tát nước bắt cá, dồn dân lập ấp chiến lược, và triệt hạ cơ sở cách mạng của t.a. Yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn này là phải phát động toàn dân kiên quyết đánh bại âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược của địch, tiến lên vũ trang khởi nghĩa, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của chúng.

Xuất phát từ yêu cầu đó, năm 1961, Ban cán sự Tỉnh đội quyết định thành lập C35 là một đội vũ trang tuyên truyền với nhiệm vụ cơ bản là một đội công tác, tuyên truyền phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, đồng thời còn có nhiệm vụ tích cực tiêu diệt nhiều sinh lực địch bằng nhiều hình thức; bí mật tập kích tiêu diệt các chốt điểm, diệt gọn từng trung đội địch, hỗ trợ đắc lực cho phong trào.

Lúc mới thành lập, Đội 35 chí có 15 đồng chí do đồng chí Kiều Sơn Long làm Đội trưởng và đồng chí Hiến làm Đội phó. Số cán bộ chủ yếu là cán bộ đặc công từ thời chống Pháp làm nòng cốt. Đội mới được thành lập nhưng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ, bà con đã bí mật đưa con em của mình gia nhập đội. Đến tháng 5-1963 quân số của đội đã có 60 đồng chí. cũng trong tháng 5 năm 1963, do yêu cầu của tình hình nhiệm vụ chung nên Đội 35 đã đưa 25 đồng chí vào Quảng Nam xây dựng đội vũ trang mới, kết hợp với nhiệm vụ hoạt động liên tục, đơn vị đã tuyên truyền giáo dục, đưa một số thanh niên tình nguyện từ vùng địch lên bể sung. Tính đến cuối năm 1965, quân số của đội lên tới 70 đồng chí, do đồng chí Hồ Sĩ Tỵ làm đội trưởng và đồng chí Huy làm chính trị viên.

Từ những ngày mới thành lập, trừ một số đồng chí là cán bộ còn tất cả đều là những thanh niên giác ngộ cách mạng, tự nguyện xung phong gia nhập hộ đội; họ chỉ quen với tay bút, tay cày chưa biết khẩu súng là gì. Nhưng được sự lãnh đạo, giáo dục của Đảng, được thường xuyên nuôi dưỡng ý chí căm thù giặc bằng những cuộc phát động kể tội ác của Mỹ - Diệm; học tập truyền thống chiến đấu dũng cám, ngoan cường của quân đội ta, nên tất cả các anh em trong đội đã nhận rõ được trách nhiệm mà dân tộc giao phó, vì thế nên đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong lúc cách mạng còn gặp nhiều khó khăn như thiếu gạo, thiếu muối... Đến năm 1965, thì rút Đội 35 về thành lập Tiểu đoàn đặc công 89 thuộc Thành đội Đà Nẵng. Đến năm 1967, tại Quảng Đà, lực lượng biệt động thành phố của quận, huyện, thị, đặc công nước và nhiều đơn vị đặc công khác được thành lập, phát triển đều trong ba thứ quân, ở vùng chiến lược.

Từ đó, với cách đánh đặc công tinh nhuệ, tập trung cao độ, tinh thần dũng cảm tuyệt vời, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt, lực lượng đặc công Quảng Đà lập nên những chiến công hiển hách ngay trong sào huyệt cứa kẻ thù: Từ những chiến thắng ở sân bay Đà Nẵng, kho xăng Liên Chiểu, sân bay Nướe Mặn, tên lửa Hốc trên Phước Đường, sư bộ Sủng Mây đến các trận địa làm chủ quận ly Hòa Vang, thị trấn Cẩm Lệ, quận lỵ chi khu An Hòa. Đức Dục, ngã ba Hòa Mỹ, cảng Đà Nẵng... đã liên tục giáng cho quân thù những đòn sấm sét, làm cho Mỹ - ngụy bao phen khiếp vía kinh hồn.

Riêng về đặc công nước, thì sự ra đời của lực lượng này tại chiến trường Quảng Đà vào năm 1965 là một thời khắc quan trọng của lịch sử, là một nhu cầu quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại dây.

Năm 1965, Giôn-xơn đưa ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa hơn nửa triệu quân Mỹ và chư hầu vảo miền Nam mà điểm đặt chân đầu tiên của chúng là Đà Nẵng, dưới sự điều hành của tướng Oét-mô-len, hòng cứu vãn ngụy quyền Sài Gòn, chiếm miền Nam để thực hiện chính sách thực dân kiểu mới trong thời gian ngắn.

Sau khi đổ quân đến Đà Nẵng, Mỹ đã nâng tổng số quân tại đây lên gần 2 vạn tên. Trong đó có E1, E5 thủy quân lục chiến, sư bộ sư đoàn 1 đến lập căn cứ ở Sủng Mây, trung đoàn cơ giới đứng ở Dương Hồ. Các trận địa pháo hàng trăm khẩu đặt ở Thăng Bình, Hầm Xẻ, Cẩm Hà, sân bay Đà Nẵng, Nước Mặn được khẩn trương mở rộng thêm, hàng trăm máy bay phản lực, trực thăng được tàu há mồm chở đến lắp ráp đậu ở sân bay phản lực, xây dựng thiết bị kho xăng ở Liên Chiểu để dự trữ nhiên liệu, thiết lập căn cứ trung tâm thông tin khu ra-đa, khu tên lửa hốc không đối đất trên dãy núi Phước Tường, trận địa pháo Thanh Vinh, bãi xe cơ giới Cẩm Bình... Phía tây Đà Nẵng, chúng đã lập nhiều cứ điểm lớn như Phước Tường, Túy Loan, Thượng Đức, Gò Cà, Ái Nghĩa, Bồ Bồ, hướng nam đóng ở An Hòa, Đức Dục, Duy Xuyên đóng ở Nam Phước và chúng cố chiếm lại những chốt, điểm mà trước đây quân ngụy đóng giữ bị quân giải phóng tiêu diệt như Hòn Bằng, Núi Lở... Phía đông nam dọc theo bờ biển đóng ở Cồn Hữu, Cồn Khe, La Nghi, Non Nước và nhiều cứ điểm khác kéo dài tới Hội An. Để bảo vệ cho Đà Nẵng, quân Mỹ đã liên tục mở các cuộc hành quân đánh phá vào phía nam Cẩm Lệ, vùng A, B, C Điện Bàn và phía tây Phước Tường. Quân Mỹ đã đóng giữ các chốt điểm quan trọng có tính chất chiến lược trên các trục đường giao thông, chiếm các điểm cao, lập căn cứ ở các quận lỵ, chi khu thành lập một tuyến phòng thủ cơ bản làm bàn đạp tấn công chiếm lại vùng giải phóng và đánh phá lên hậu cứ của ta.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 11:48:33 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:10:58 am »

Đây là thời kỳ Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nước ta. Với uy lực mạnh, quân viễn chinh Mỹ và chư hầu tưởng có thể nuốt chửng được lực lượng cách mạng. Để thực hiện âm mưu đó, chúng đã dùng xe cày, mìn khô đánh phá nam bắc sông Cẩm Lệ, đông tây sông Yên lập thành vành đai trắng. Phía tây Đà Nẵng từ Liên Chiểu đến Thượng Đức chúng dùng phi pháo đánh phá bừa bãi vào thôn xóm, làng mạc, dùng trực thăng đổ bộ chụp quân, nhảy cóc, chặn đầu bao vây lực lượng ta, tiếp đến là hàng chục tiểu đoàn có xe tăng, xe bọc thép đi trước yểm trợ. Chúng càn đi quét lại vùng xung quanh Đà Nẵng, đi tới đâu chúng cũng đốt sạch phá sạch, bắn giết đồng bào ta tạo nên cảnh thương đau tang tóc. Chúng lấy Hòa Vang làm nơi luyện tập, hiệp đồng các loại binh chủng suốt ngày đêm. Một mặt chúng ra sức đánh phá càn quét vòng ngoài, mặt khác chúng tăng cường hệ thống phòng thủ bên trong. Địa hình xung quanh các cứ điểm sân bay, kho tàng đều cày ủi trắng và có bố trí phòng thủ, đối phó khi bị tấn công, như sân bay Đà Nẵng chúng thả từ 8-12 lớp rào bùng nhùng có đường tuần tiễu bằng xe bọc thép xung quanh rào, có hệ thống đèn pha cực mạnh khi cơ động dùng quét liên tục. Bên trong có hàng rào điện cứ 50 mét có một bóng đèn rất sáng, có một chi đoàn xe học thép thường xuyên thay nhau tuần tiễu và 45 chiếc trực thăng lúc nào cũng sẵn sàng cơ động đối phó. Hàng chục tiểu đoàn bộ binh hảo vệ, có cả chó béc-giê, canh gác nghiêm ngặt, bên trong máy bay đậu sát nhau đều có mang bom đạn sẵn sàng cơ động chiến đấu.

Kho xăng Liên Chiểu nằm ở sát núi gồm 9 bồn xăng có khối lượng khổng lồ, xung quanh các bồn xăng được bảo vệ một lớp vỏ cứng dày 1 mét vuông bằng xi măng cốt sắt, có một đại đội bảo vệ và canh gác xung quanh, vòng ngoài bố trí chướng ngại vật kiên cố. Các trận địa pháo, các cứ điểm của Mỹ đều có cấu trúc hệ thống phòng thủ tương tự nhau một mặt ở trên địa hình có lợi về mặt quân sự được lưới lửa hỏa lực dày đặc bảo vệ. Các tuyến đầu cầu là một tuyến lô cốt, ụ súng bằng bao cát chất nổi. Bên trong là lô cốt cố thủ, nhà ở cũng làm bằng bao cát lộ thiên trên mặt đất, tăng cường hệ thống đèn pha pháo súng. Khi bị ta đánh bất ngờ, địch nhanh chóng cơ động bằng lực lượng bộ binh xe tăng bít cửa mở. Khi phát hiện ta, địch dùng phi pháo tối đa từ các nơi, chặn đường lui quân, các lực lượng bên ngoài càng có căn cứ khác cơ động chặn đường khép chặt vòng vây.

Về quân ngụy, từ khi Mỹ đổ bộ vào, quân ngụy đã có thời gian củng cố lại. Nguyễn Văn Thiệu đã trực tiếp đến Đà Nẵng cùng Trung tướng Hoàng Xuân Lãm bàn thực hiện kế hoạch tăng quân bắt lính thành lập thêm các đơn vị mới như E51 chủ lực, tiểu đoàn 59 bảo an cùng 125 đại đội bảo an dân vệ khác, mở trung tâm huấn luyện quân chủ lực ở Hòa Cầm, trung tâm huân luyện quân địa phương ở Cẩm Hà, củng cố bọn ngụy quân ngụy quyền ở các huyện xã, phát triển hàng trăm dân vệ, thành lập thêm các đoàn bình định, ở nông thôn, bộ máy kìm kẹp được củng cố lại trong các vùng địch kiểm soát, phát triển mạng lưới tề điệp ác ôn. Tăng cường củng cố các chốt điểm cũ của Pháp để lại, đồng thời đóng thêm nhiều chốt điểm mới cỡ trung đội, đại đội trên các trục đường giao thông, bảo vệ các cầu, cống, cảng...

Trước tình hình quân Mỹ vào miền Nam, ngày 10 tháng 4 năm 1965, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là: “Dù Mỹ đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và cố lôi kéo thêm quân đội các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này, thì quân và dân ta cũng quyết đánh thắng chúng!”. Tại chiến trường Quảng Đà, tháng 3 năm 1965, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà họp mở rộng, nhận định: “Việc Mỹ ào ạt đưa quân vào không ngoài dự kiến của Trung ương, do đó ta phải khẳng định quyết tâm: Chưa giải phóng miền Nam thì còn đánh, chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, đông bao nhiêu cũng đánh và lâu dài bao nhiêu cũng đánh... Chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ trước tiên bằng hai chân ba mũi giáp công, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần đánh bại ý chi xâm lược của đế quốc Mỹ”(1); đồng thời phát động cao trào chống Mỹ trong cao tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Thời gian này, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho lực lượng đặc công noi chung là: cần phải phát triển rộng rãi ba thứ quân với hiệu suất chiến đấu cao. Bằng mọi giá phải phát huy cách đánh đặc biệt của đặc công, liên tục giáng cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai những đòn sấm sét.

Tháng 3 năm 1965, các đơn vị Tiểu đoàn 89 đặc công được thành lập với nhiệm vụ đánh thẳng vào căn cứ Đà Nẵng, tiêu diệt bọn sĩ quan chỉ huy cao cấp, nhân viên kỹ thuật, đánh vào các sân bay, kho tàng quân sự phá huy binh khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của địch. Tại cuộc họp đầu tiên của Ban cán sự thành Đà Nẵng, căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế, đã đề ra nghị quyết: “Ra sức khắc phục khó khăn gian khổ, làm hết sức mình, khấn trương xây dựng lực lượng và chuẩn bị tốt cho chiến đấu, có bao nhiêu đánh bấy nhiêu, có gì đánh nấy, không chờ đợi, không đòi hỏi”. Từ chủ trương trên, lực lượng đặc công nhanh chóng tìm hiểu và xác định đối thủ của mình và đi đến kết luận: Mỹ - không phải là một kẻ thù bất khả chiến bại. Từ chỗ những nhận định đánh giá địch, ta một cách đúng đắn, đã gây được lòng tin tưởng vào khả năng chiến đấu của mình. Cái mạnh của địch là đông quân, vũ khí và phương tiện hiện đại, có tuyến phòng ngự bằng bộ binh, xe tăng dày đặc, cơ động nhanh, kết hợp với hệ thống kiểm soát, kìm kẹp nhân dân của ngụy quân, ngụy quyền rộng rãi. Hệ thống phòng ngự tại chỗ kiên cố, nhiều rào, mìn, hỏa lực mạnh, có chó béc-giê và quân lính canh gác cẩn mật nên chúng rất chủ quan, Mỹ và bè lũ tay sai mang bản chất của một tên xâm lược và lũ bán nước nên không được đồng bào nhân dân ta ủng hộ, do đó chúng dễ bị cô lập. Nắm được chỗ mạnh của địch, khoét sâu vào chỗ yếu của chúng để tìm ra những sơ hở mà đánh. Tuy nhiên, lực lượng đặc công khô, tiến công tiêu diệt các cứ điểm, kho tàng của Mỹ, ngụy thời gian này đã trở nên chuyên nghiệp, chính quy, chỉ riêng những mục tiêu quan trọng như: cầu, cống, cảng, tàu, thuyền của địch trên sông, biển... thì chưa có lực lượng chuyên trách.


(1) “Báo cáo tổng kết phong trào du kích chiến tranh tỉnh Quảng Đà (3-1965 - 10-1967)” Tài liệu mang ký hiệu I-III-30 lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Đa Nẵng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:12:39 am »

Về sự xuất hiện của lực lượng đặc công nước chính quy trên địa bàn Quảng Đà được đặt trong thời điểm lịch sử quan trọng đó, xuất phát từ yêu cầu của cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức những đơn vị thích hợp trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam. Chấp hành chỉ thị của trên, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Hải quân nghiên cứu từ chiến thuật đặc công sáng tạo ra “Đặc công nước” chuyên đánh địch trên sông biển triệt phá tàu thuyền chiến đấu, tàu vận tải quân sự, phá các kho tàng cầu cảng, đánh sập các cầu đường bộ, đường sắt cắt đứt chi viện của địch, đánh phá các công trình quân sự dọc duyên hải miền Nam. Đây là một sáng tạo nghệ thuật quân sự của quân đội ta trong chiến tranh vệ quốc. Căn cứ vào đặc điểm chiến trường, tính chất của đối phương, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha, phát huy tinh thần kiên cường quả cảm của quân đội nhân dân, những chuyên viên quân sự thông minh nghiên cứu viết nên những giáo trình, giáo án huấn luyện chiến kỹ thuật độc đáo, xây dựng thành những đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, mở ra một trang mới cho Hải quân nhân dân Việt Nam lập chiến công trên chiến trường đánh Mỹ.

Buổi đầu xây dựng Đoàn 126, những cán bộ, lãnh đạo chỉ huy phần lớn là những chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc, hàng chục năm trời xa cách quê hương ngày Bắc đêm Nam trong nỗi khắc khoải chờ mong ngày trở lại miền Nam, sát cánh cùng đồng chí, đồng bào diệt thù cứu nước. Hàng ngày tin tức từ miền Nam, Mỹ - ngụy tàn sát đồng bào và người thân yêu ruột thịt của mình, lòng anh em như lửa đốt. Được trở về miền Nam chiến đấu là nguyện vọng thiết tha của họ. Những chiến sĩ “đặc công nước” là những dũng sĩ diệt Mỹ từ miền Nam gửi ra, những trung sĩ, thượng sĩ của quần đội nhân dân đã được rèn luyện trên thao trường, có tri thức, có sức khoẻ, có tinh thần chiến đấu và ý chí căm thù Mỹ, ngụy rất cao. Họ sẵn sàng chấp nhận những thử thách ác liệt hiểm nguy, gác lại những mối tình đẹp đẽ, mái trường thân yêu và quê hương cắt rốn chôn nhau để lên đường chiến đấu với lòng thanh thản không gợi chút ưu tư! Họ là những Dã Tượng, Yết Kiêu thời đánh Mỹ của dân tộc ta.

Từ cơ sở đó, đến cuối năm 1966, lực lượng đặc công nước đã có mặt trên các chiến trường miền Nam, cụ thể như sau:

Đội 1 ở Quảng Trị (Cửa Việt).

Đội 2 ở Khánh Hoà (Cam Ranh).

Đội 3 ở Quảng Đà (Đà Nẵng), vào Nam ngày 27-10-1966. Sau 2 tháng 14 ngày đến A Vương, Quảng Nam được biên chế về Thành đội Đà Nẵng - thuộc Mặt trận 44 Quảng Đà.

Đội 4 ở Nam Bộ (Cảng Sài Gòn).

Đội 3 tại chiến trường Quảng Đà có các đồng chí sau:

- Võ Tân Mễ - Đại uý, Đội trưởng.

- Lương Xuân Lan - Đại uý, Chính trị viên.

- Nguyễn Văn Lợi - Trung uý, Chính trị viên phó.

- Nguyễn Sự - Trung uý, Đội phó.

- Nguyễn Bình - Trung uý, Cán bộ tham mưu.

- Phạm Xuân Sanh - Thiếu úy, Trợ lý tác chiến, quân lực.

Ngoài ra, còn có các đồng chí: Triệu Hải Long, Nguyễn Hữu Sơn (Chuẩn uý), là cán bộ quân khí, cùng một số đồng chí liên lạc, y tá...

Đội 3 sau đó được phân thành 3 phân đội như sau:

+ Phân đội 1: Huỳnh Thế - Trung úy Phân đội trưởng; Huỳnh Tửu - Trung uý.

+ Phân đội 2: Nguyễn Ngọc Râng - Trung uý, Phân đội trưởng; Nguyễn Tấn Minh - Trung uý, Chính trị viên.

+ Phân đội 3: Trịnh Kiều Miên - Trung uý, Phân đội trưởng; Lê Hồng Phong - Trung uý, Chính trị viên.

Quân số toàn Đội khoảng 50 đồng chí, có đến 80 phần trăm là đảng viên.

Đến tháng 1 năm 1967, Đội 3 được giao về cho Thành đội Đà Nẵng phụ trách. Từ đó, Đội được bổ sung về ba quận nội thành: quận Nhất, quận Nhì và quận Ba, mỗi quận khoảng 20 đồng chí.

Thời gian này, tại chiến trường Quảng Đà, giặc Mỹ và tay sai tiến hành các cuộc hành quân lớn, đánh phá rất quyết liệt. Để yểm trự đắc lực cho các cuộc hành quân, địch đã lập các căn cứ pháo binh sát vùng giải phóng của ta như: Hầm Xẻ, Thanh Vinh, An Hòa, Ái Nghĩa, Trung đoàn thiết giáp Cẩm Bình, khôi phục sửa chữa sân bay Đà Nẵng, tăng cường thêm máy bay trực thăng, nhiên liệu và phương tiện chiến tranh chuyển gấp vào cảng Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng còn tăng cường thủ đoạn đối phó chống cách đánh của đặc công bàng cách đóng nhiều chốt điểm cỡ đại đội, tiêu đoàn, bố trí nhiều chướng ngại vật như rào, hầm chông, mìn, tăng cường đèn pha... Trên các trục đường hành lang đi lại của ta, địch dùng máy bay C130 thả đèn sáng liên tục, cho hàng tiểu đoàn ra ngăn chặn cả ngày đêm những nơi chúng nghi ngờ. Trong các sân bay, kho tàng, các cứ điểm lớn, đều có cấu trúc các hầm nổi cỡ lớn bằng bao cát xếp dày để bảo vệ máy bay, xe, pháo, binh khí kỹ thuật và phương tiện chiến tranh khác. Chúng còn dùng bộ binh và cơ giới bố trí bên ngoài sẵn sàng cơ động chống trả khi ta tấn công, lấy xe tăng làm công sự di động để bao vây uy hiếp ta. Còn các binh khí kỹ thuật quan trọng đều đặt ở giữa, cho nên muốn đánh được là phải qua tuyến phòng ngự dày đặc bên ngoài... Do đó, muôn đánh được địch, lực lượng đặc công khô hay đặc công nước đều phải suy nghĩ, nghiên cứu rất kỹ kẻ thù trước khi xuất kích, nhằm đảm bảo sự chắc thắng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:14:10 am »

Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, lực lượng đặc công khô và đặc công nước Quảng Đà đã mưu trí, dũng cảm, tổ chức những trận đánh bất ngờ vào các cơ quan đầu não của địch, lập nên hàng loạt chiến công lớn: Ngày 3 tháng 4 năm 1966, đặc công ta hí mật tập kích tiêu diệt 2 trận địa pháo La Bông và Thanh Vinh, phá hủy 15 khẩu pháo cỡ 105 và 155mm, diệt 234 tên Mỹ. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1966, 25 đồng chí bí mật tấn công sân bay Nước Mặn lần thứ ba, phá hủy 70 chiếc máy bay, diệt 150 giặc lái và nhân viên kỹ thuật. Ngày 17 tháng 7 năm 1966, 45 đồng chí phá hủy hoàn toàn 110 xe quân sự trong đó có 80 xe bọc thép và xe tăng hạng nặng. Tiêu diệt gọn chỉ huy sở trung đoàn cơ giới, loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên Mỹ, đốt cháy 4 triệu lít xăng và nhiều đạn dược ở tại Cẩm Bình... Mới vào đến chiến trường năm 1967, song đội đặc công nước, với 50 đồng chí, đã phối hợp cùng các đơn vị trong tỉnh, cắt đứt các trục đường giao thông trọng yếu, gây nhiều trở ngại cho địch trong việc chi viện tiếp tế bằng đường bộ. Đặc công nước đã đánh vào các kho dự trữ nhiên liệu của địch, phá huỷ và đánh chìm các tàu chở vũ khí vào đậu ở cảng Hội An. Đà Nẵng. Chỉ trong một năm, đơn vị đã đánh 12 trận, kết quả: đánh sập 8 cầu, có cầu đánh tới 2 lần, thiêu cháy 2 kho xăng, 6 triệu lít xăng, đánh chìm 2 tàu biển cỡ lớn chở đầy vũ khí, diệt 12 tên Mỹ, ngụy trong đó có 1 đại tá kỹ sư cầu đường. Với cách đánh xuất quỷ nhập thần, với tinh thần vô cùng dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, lực lượng đặc công đã tạo nên những chiến công vang dội, được nhân dân Đà Nẵng không ngớt lời ca ngợi, làm cho kẻ địch khiếp vía kinh hồn. Với những chiến thắng đó, quân dân ta đã cho Mỹ, ngụy thấy, trên mảnh đất miền Nam rực lửa căm hờn, không có nơi nào là an toàn cho chúng cả.

Bước sang năm 1967, Đội đặc công Quảng Đà đã nắm chắc địa bàn, thông qua những trận đánh, đội đã đạt được trình độ kỹ thuật đặc công nước điêu luyện, tinh thần toàn đội lên cao. về vị trí đóng quân (vùng hậu cứ), từ năm 1966 đến năm 1975, lực lượng đặc công nước Quảng Đà (Đội 170) đều đứng chân tại núi Hòn Tàu (huyện Quế Sơn). Để cơ động tác chiến, các phân đội của đội được phân bổ về vùng địch tạm chiếm như Điện Bàn, Hội An, K20 (Đà Nẵng), tây bắc Hòa Vang... Mỗi khi có kế hoạch tiến công một cứ điểm của địch, đội đều nhận được sự che chở, giúp đỡ hết lòng của bà con cơ sở địa phương, nhất là phối hợp rất chặt chẽ với lực lượng của huyện đội, thị đội, thành đội của những địa phương có mục tiêu cần phải đánh... Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của đội đặc công nước tại Quảng Đà là: cắt đứt các cầu, cống chiến lược trên trục đường số 1 từ Huế vào Tam Kỳ không cho địch vận chuyển người, vũ khí, lương thực bằng đường bộ chi viện cho từng chiến dịch đánh phá của chúng, tạo điều kiện để bộ binh ta đánh địch phía trước. Đánh phá các cầu tàu ở bến cảng Hội An - Đà Nẵng, Sơn Trà, Liên Chiểu; đánh các chiến tàu quân sự đậu ở các quân cảng. Phá hủy các kho tàng đặt ở dọc theo các bến cảng, ven sông, bí mật, bất ngờ diệt sinh lực cao cấp địch ở sát các bến cảng, thị xã. Đến năm 1968, quân số toàn đội nước còn 45 đồng chí, năm 1969 còn 37 đồng chí, năm 1970 còn 12 đồng chí, đồng chí Sanh làm Đội trưởng, đồng chí Rơi làm Chính trị viên(1).

Thắng lợi của quân và dân ta trong 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1966 và 1967 đã làm cho đế quốc Mỹ và tay sai tại miền Nam thêm khốn đốn. Trước tình thế Mỹ - ngụy ngày càng lún sâu vào “cuộc chiến không có lối thoát”, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cách mạng miền Nam sang một giai đoạn mới, giai đoạn tổng tiến công giành thắng lợi quyết định. Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị vạch rõ: “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa”. Thực hiện chỉ thị trên, Thường vụ Khu ủy Khu 5 quyết định chọn Đà Nẵng làm trọng điểm của cuộc tổng tiến công và nổi dậy này.

Tháng 11 năm 1967, Khu ủy Khu 5 quyết định hợp nhất Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà. Về quân sự, trước Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cử đồng chí Nguyễn Chánh (Bình) - Phó Tư lệnh Quân khu 5, làm Tư lệnh Mặt trận 44. Quân khu đồng thời bổ sung cho Mặt trận 44 hai Trung đoàn pháo 575, 577 và Trung đoàn 31 bộ binh (thiếu 1 tiểu đoàn). Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá kết nghĩa đã đưa Tiểu đoàn đặc công Lam Sơn (còn có phiên hiệu D91) vào trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Quảng Đà. Để phục vụ cho chiến dịch, lực lượng đặc công nước Quảng Đà cũng được cơ cấu lại như sau: Đội 2 đặc công bộ đội địa phương thị xã Hội An được thành lập, quân số lúc đầu 35 đồng chí, được biên chế thành 2 phân đội. Lực lượng biệt động, đặc công thành phố Đà Nẵng được thành lập như sau: Quận 2 thành lập phân đội 1 đặc công, Quận 3 thành lập các tổ biệt động, tự vệ. Đội đặc công 1, 2 cũng thành lập, Quận 1 thành lập đội biệt động Lê Độ, Ban chỉ huy khu phố Hải Châu, Thạc Gián, Ngũ Xã, Hòa Cường.

Theo kế hoạch, vào đêm 30 rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, ta sẽ đồng loạt nổ súng trên các chiến trường miền Nam, song do lịch của hai miền Nam - Bắc lệch nhau một ngày nên phải tạm hoãn. Tại Quảng Đà, dù đã nhận được lệnh hoãn song do giao thông liên lạc không đảm bảo, chiến trường bị chia cắt nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân ở Đà Nẵng vẫn nổ ra vào đêm 30 tháng 1 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 như kế hoạch.

Lúc 2 giờ 20 phút ngày 31 tháng 1 năm 1968 (tức đêm 30 Tết) ta pháo kích vào một loạt cứ điểm của Mỹ - ngụy tại Đà Nẵng như: Sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, trận địa pháo Thanh Vinh, tổng kho Bàu Mạc, kho xăng Liên Chiểu, đánh chặn Mỹ trên đèo Hải Vân, chiếm một trong ba cao điểm của Mỹ ở Phước Tường, đánh nát khu ra-đa, khu thông tin, làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc của Mỹ phía tây Đà Nẵng. Trong khi đó, ở cánh bắc Đà Nẵng, Phân đội 1 đặc công nước triển khai chuẩn bị mục tiêu đánh phối hợp góp phần vào thắng lợi chung của toàn mặt trận. Phân đội được phân công đánh tàu vận tải quân sự Mỹ neo đậu ở vùng vịnh Phú Lộc vào đúng giờ G của toàn mặt trận.


(1) Năm 1971, đội được bổ sung 9 đồng chí của Tiểu đoàn đặc công 471; Năm 1972, quân số không thay đổi. Năm 1973, được bổ sung thêm một đội đặc công nước rút từ Quảng Ngãi ra. Quân số 78 đồng chí, đồng chí Sanh vẫn làm Đội trưởng. Tháng 3-1974, tổng số là 66 đồng chí, có 29 đảng viên. 36 đoàn viên, 1 thanh niên là phục vụ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 11:37:47 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:17:59 am »

Chấp hành mệnh lệnh của trên, phân đội đặc công được chuyển quân từ Khe Răm (nam Hải Vân) xuống Phò Nam, Trường Định. Đội đã sử dụng “Khối nổ 60kg C4”. Đêm 30 tháng 1, Tổ chiến đấu tiếp cận bờ sông, xuôi dòng Cu Đê vượt qua gầm cầu Thủy Tú, ra đến bãi biển Nam Ô, rồi tiếp cận mục tiêu tại cảng Phú Lộc Đúng 21 giờ, đội vừa cài thuốc nổ xong cũng là lúc cả Đà Nẵng rộ lên tiếng súng mở màn cho chiến dịch. Khi anh em rời mục tiêu ít phút thì một ánh lửa bốc lớn từ chiếc tàu Lo-ry ngoài vịnh, tiếp theo là tiếng nổ, một cột nước bốc cao hàng chục mét rồi vỡ ra đổ xuống, chiếc tàu dần chìm xuống đáy biến sâu. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ba chiến sĩ đặc công nước về lại điểm hẹn Phú Lộc như đã định song do lạc đường và đụng độ với bọn địch đi càn, cả ba đã anh dũng hy sinh.

Bị một đòn choáng váng trong Tết Mậu Thân 1968, địch ra sức tập trung giải tỏa áp lực của ta đối với Đà Nẵng, Hội An và các quận lỵ chi khu, đề phòng ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo của ta. Chúng tiến hành một số biện pháp phòng thủ, phòng ngự có chiều sâu đối với Đà Nẵng, lập vành đai (hàng rào điện tử Mắc Na-ma-ra) kết hợp càn quét đánh phá ròng rã, nhằm ngăn chặn hành lang bàn đạp, phá thế chuẩn bị tấn công của ta. Cuối tháng 6 năm 1968, địch đã làm xong hàng rào phòng thủ thứ nhất tại bắc sông Cẩm Lệ (từ Cẩm Hình qua Hòa Cường xuống giáp sông Hàn); đồng thời tiến hành lập vành đai thứ hai (nam sông Cẩm Lệ khoảng 8km) từ vùng cát Điện Bàn (sát biển) băng qua các xã Cẩm Hà, Điện Phương, Điện Trung, Điện Thắng và Điện Sơn ra Hòa Lương, Bình, Thượng và Hòa Quý, tây Trúc Bàu, tây đèo Ông Gấm, đến tây Quan Nam (Khu 1).

Tháng 5 năm 1968, Quảng Đà lại được tiếp nhận một tiểu đoàn đặc công cơ động là D91 mới từ ngoài Bắc vào bổ sung. Tiểu đoàn 91 được chọn lọc từ một trung đoàn bộ binh của tỉnh Thanh Hóa, với ý nghĩa thành lập đơn vị kết nghĩa Thanh Hóa - Quảng Nam. Đơn vị chính thức thành lập ngày 20 tháng 6 năm 1967 tại Hà Tây, thuộc Bộ Tư lệnh 305 đặc công, quân số 450 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Giáng - Tham mưu trướng Tỉnh đội phụ trách làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Quốc Đạt - Chủ nhiệm chính trị phụ trách Chính trị viên, được huấn luyện đặc công 6 tháng, ngày 21 tháng 1 năm 1968 lên đường vào Nam chiến đấu. Ngày 7 tháng 5 năm 1968 vào đến Quảng Đà. Tháng 11 năm 1968, tiểu đoàn này đổi tên thành Lam Sơn. Nhiệm vụ cơ bản của tiểu đoàn là cơ động trong tỉnh, hoạt động sâu ở các vùng ven, diệt chỉ huy sở của địch, phá hủy trận địa pháo, diệt gọn từng đơn vị địch, trừng trị bọn ác ôn, đánh vỡ các mâm tề hội đồng. Đến năm 1969, trên toàn chiến trường Quảng Đà, lực lượng đặc công có 5 tiểu đoàn, 1 đội đặc công nước, 2 đội đặc công huyện, thị, 3 đội đặc công độc lập trực thuộc của các trung đoàn hộ binh(1).

Thời gian này, lực lượng cơ động địch trên chiến trường Quảng Đà thường xuyên có từ 20 đến 23 tiểu đoàn. Đặc biệt, cuối năm 1968 đầu 1969 địch tập trung cao nhất đến 28 tiểu đoàn. Trong năm 1970, Mỹ - ngụy thực hiện cái gọi là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, âm mưu chi viện tối đa phương tiện chiến tranh cho quân ngụy, tăng cường quân ngụy, đưa bọn này thay dần quân Mỹ để quân Mỹ lần lượt rút về nước. Tại Quảng Đà, địch bố trí lực lượng hải quân rất hùng hậu: năm 1968, Mỹ có chỉ huy hải quân đứng tại An Hải (Đà Nẵng), và có một số tàu thủy đứng ngoài biển Đà Nẵng; ngụy quân có bộ chỉ huy Hải quân vùng 1 chiến thuật và tại Quảng Đà có 2 duyên đoàn số 13 và 14. Cuối năm 1970, tổng số cứ điểm của địch tại Quảng Đà gồm: 88 cứ điểm quân Mỹ, 153 cứ điểm ngụy, 35 cứ điểm quân Nam Triều Tiên, gồm 166 chốt điểm B, 86 điểm C, 38 cứ điểm D, 7 cụm cứ điểm E, 18 cơ quan đầu não, 13 kho tàng, 12 cụm điện đài ra-đa, 12 bến cảng, 3 sân bay. Nêu cao tinh thần chiến đấu, hy sinh, Đội 3 đặc công nước Quảng Đà đã lập nhiều chiến công như: đánh chìm nhiều tàu vận tải quân sự Mỹ, hải thuyền ngụy, đánh sập nhiều cầu quan trọng... Tuy nhiên, do Quảng Đà là một chiến trường ác liệt, lực lượng đặc công nước gặp nhiều tổn thất, hy sinh song lại không được bổ sung quân số nên đến cuối năm 1969, Đội 3 chỉ còn 53 đồng chí và được phân bổ về các đơn vị khác.

Đến năm 1970, lực lượng đặc công Quảng Đà đã phát triển tới 5 tiểu đoàn trong đó 3 tiểu đoàn đặc công cơ động, 2 tiểu đoàn đặc công hậu cứ, 1 đội đặc công nước độc lập, 2 đội đặc công thị đội, 3 đội đặc công độc lập trực thuộc các trung đoàn bộ binh.

Cũng thời gian này, thực hiện chủ trương của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Mặt trận 44 Quảng Đà tiến hành biên chế lại các đơn vị theo hướng tinh gọn, thành lập thêm các đội đặc công. Đội đặc công nước của Quảng Đà (tức Đội 3) được bổ sung thêm quân số và lấy phiên hiệu là Đội 170, trên cơ sở 50 đồng chí đặc công nước từ miền Bắc đưa vào. Ngoài ra, Đội còn chọn thêm 25 đồng chí đặc công đã “nước hóa” bổ sung vào đội. Quân số toàn Đội trên 70 đồng chí, chia làm 3 phân đội, Ban chỉ huy Đội 170 như sau: đồng chí Phạm Xuân Sanh (nguyên là cán bộ Đội 3 còn lại, làm Đội trưởng), đồng chí Đinh Văn Rơi (phụ trách đội Đặc công nước từ miền Bắc vào) làm Chính trị viên. Đội đã hoạt động tích cực cắt đứt giao thông trên quốc lộ 1, đánh sập nhiều cầu, các cầu này luôn bị đánh đi đánh lại nhiều lần và phối hợp chiến đấu với đặc công bộ, lập nhiều chiến công xuất sắc.


(1) Đến năm 1970, đặc công Quảng Đà có 3 tiểu đoàn, 1 đội đặc công nước, 3 đội đặc công huyện, thị, 2 đội đặc công trực thuộc Trung đoàn 38. Từ năm 1971 đến năm 1972, đặc công Quảng Đà có 3 tiểu đoàn độc lập, 1 đội đặc công nước, 5 đội của huyện, thị đội. Năm 1973, lực lượng đặc công có 2 tiểu đoàn tập trung của tỉnh, 6 đội của huyện, thị, 1 đội đặc công nước.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2019, 10:52:35 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2019, 09:20:46 am »

Đầu năm 1971, do yêu cầu của chiến trường Quảng Đà, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ra quyết định số 181 ngày 11 tháng 1 năm 1971 do Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân khu Chu Huy Mân (Hai Mạnh) ký, thành lập một tiểu đoàn đặc công nước. Ngày 25 tháng 2 năm 1971, tiểu đoàn đặc công nước mang phiên hiệu 471 được thành lập, tại thượng nguồn sông Tang thuộc xã Trà Vinh, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Ban chỉ huy tiểu đoàn ngày đầu thành lập gồm có 5 đồng chí gồm:

1. Đồng chí Hồ Xuân Hoà - Tiểu đoàn trưởng, ở chiến trường Cam Ranh - Khánh Hoà ra.

2. Đồng chí Nguyễn Văn Chu - Tiểu đoàn phó, ở mặt trận 4 về.

3. Đồng chí Đinh Xuân Trường - Tiểu đoàn phó ở miền Bắc bổ sung vào Tiểu đoàn 402.

4. Đồng chí Trần Châu Á - Chính trị viên Tiểu đoàn, ở Tiểu đoàn 402 về.

5. Đồng chí Nguyễn Đình Thứ - Chính trị viên phó Tiểu đoàn ở chiến trường Cam Ranh - Khánh Hoà ra.

Quân số tập trung đầu tiên để thành lập Tiểu đoàn có 67 đồng chí. Biên chế ban đầu gồm có: Tiểu đoàn bộ và 2 đội đặc công.

- Đội đặc công 1:

Ban chí huy đội: đồng chí Nguyền Hồng Quảng - Đội trưởng.

Đồng chí Đỗ Văn Thành - Chính trị viên.

Đội được biên chế 3 phân đội chiến đấu, mỗi phân đội có 10 đồng chí. Ngoài ra còn có quản lý, y tá, liên lạc, nuôi quân, quân số đội 1 ban đầu được biên chế là 37 đồng chí.

- Đội đặc công 2:

Ban chỉ huy: Đồng chí Lưu Văn Huệ - Đội trưởng. Đội chưa có chính trị viên và đội phó. Biên chế ban đầu có 1 phân đội chiến đấu 10 đồng chí (C bộ) có quản lý liên lạc, nuôi quân, quân số đội 2 ban đầu là 14 đồng chí.

- Tiểu đoàn bộ:

Biên chế 1 đài l5 oát và cơ yếu, quản lý, y sĩ, trinh sát, liên lạc nuôi quân, quân số tiểu đoàn bộ ban đầu là 26 đồng chí. Đảng bộ Tiểu đoàn có 3 chi bộ, Đảng uỷ tiểu đoàn do Quân khu uỷ chỉ định gồm: Đồng chí Trần Châu Á - Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyền Đình Thứ -Phó Bí thư Đáng uỷ, đồng chí Hồ Xuân Hoà - Đảng ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Chu - Đang ủy viên, đồng chí Đỗ Văn Thành - Đáng ủy viên. Chi bộ Đội 1 do đồng chí Đỗ Văn Thành làm Bí thư. Chi bộ Đội 2 do đồng chí Lưu Văn Huệ làm Bí thư. Chi bộ Tiểu đoàn bộ do đồng chí Nguvễn Đình Thứ làm Bí thư. Đến tháng 1 năm 1971, Tiểu đoàn 471 nhận bổ sung từ miền Bắc vào một đội đặc công nước gồm 52 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Trinh làm đội trưởng. Tháng 2 năm 1972, Quân khu bổ sung một đội đặc công nước gồm 68 đồng chí, do đồng chí Đàm Văn Tôn làm Đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Phôi - Chính trị viên. Tháng 2 năm 1973 Quân khu bổ sung 1 đội đặc công khô, có huấn luyện nước của Bộ Tư lệnh Đặc công đưa vào.

Tiểu đoàn 471 là Tiểu đoàn Đặc công hậu cứ của Quân khu 5, có nhiệm vụ hoạt động tác chiến từ đèo Hài Vân - vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, tác chiến tiêu diệt sinh lực cao cấp của địch, phá hủy các phương tiện chiến tranh, phá hủy các phương tiện giao thông vận tài khu cầu cảng trong vịnh Đà Nẵng, khu hải quân, các trạm ra-đa trên bán đảo Sơn Trà. Mục tiêu đầu tiên của Tiểu đoàn là tổ chức đánh các cầu giao thông trên trục đường 1 từ Hải Vân vào Đà Nẵng, chuẩn bị hành lang bàn đạp đánh sâu vào hậu cứ, phá huỷ các phương tiện giao thông trên vịnh Đà Nẵng và các mục tiêu trên bán đảo Sơn Trà, kết hợp vối quân và dân địa phương (cánh bắc Quảng Đà) chống đánh địch càn quét, bảo vệ hành lang, xây dựng cơ sở quần chúng và nhân rộng phong trào diệt kẹp, phá kìm, giành dân, xây dựng hậu cứ, nỗ lực sản xuất tự túc lương thực bảo đảm chiến đấu lâu dài.

Thời gian này, để đối phó với các phương thức tấn công của lực lượng đặc công của ta, tại mặt trận Quảng Đà, địch có nhiều thủ đoạn mới. Đối với các mục tiêu quan trọng, địch tổ chức phòng ngự vững chắc có chiều sâu, kết hợp hỏa lực với chướng ngại vật là mìn, hầm ngầm, đèn pha pháo sáng. Các mục tiêu dưới nước như cầu, cống, ngoài chướng ngại vật như trên bờ, chúng tăng cường rào chắn xung quanh từ trụ cầu, rào chắn ngang thượng, hạ nguồn, tuần tra ném lựa dạn xuống nước, dùng bo bo, hải thuyền tuần tra trên mặt sông, mặt biển, lúc cao điểm chúng thả phao ngồi gác từng trụ cầu, dùng máy bay trực thăng rọi đèn hai bên bò sông, mặt vịnh, ở vòng ngoài, chúng tung biệt kích thám báo luồn vào các khu hậu cứ của ta để phát hiện lực lượng, dùng trực thăng (tàu rọ) hoạt động theo các hành lang từ hậu cứ ra để đánh phá. Tại Đà Nẵng, các bến cảng, đề phòng đặc công ta tập kích, ban đêm chúng tổ chức phân tán đưa tàu, thuyên ra neo đậu tại giữa vịnh, đồng thời tổ chức lực lượng bo bo, hải thuyền liên tục tuần tra, dùng đèn pha cực mạnh quét vòng ngoài những tàu neo đậu; tổ chức lực lượng thám báo, biệt kích, dân vệ, bảo an hàng đêm phục kích các bến sông, các tuyến hành lang ta thường hoạt động. Có thể nói, các hoạt động bảo vệ mục tiêu từ vòng ngoài của địch, không chỉ gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận đánh phá mục tiêu của bộ đội ta, mà còn gây ra những khó khăn trong việc tập kết lực lượng và tổ chức sản xuất cho cả khu vực, nhất là đối với lực lượng đặc công nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM