Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:10:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10985 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2019, 06:29:28 am »


        Chính quyền Truman đã coi đây gần như là một lời tuyên chiến đối với Trung Quốc Cộng sản. Có lẽ khía cạnh nhạy cảm nhất của kế hoạch MacArthur là đề nghị Tưởng đột kích vào Trung Quốc. Bằng chứng về điều này còn suy diễn. Không có ghi chép nào về việc MacArthur đã thực sự thảo luận với Tưởng về điều này trong chuyến viếng thăm của ông đến Đài Loan. Trong bất cứ trường hợp nào, điều này hoàn toàn trái ngược với chính sách của Mỹ cho đến nay là chấp nhận từ bỏ Tưởng Giới Thạch như là một sự nghiệp đã thất bại và ủng hộ tích cực những người Cộng sản Trung Quốc vì họ là những người cải cách ruộng đất tiến bộ.

        Một lần nữa đây chỉ là sự suy diễn nhưng băng chứng này là của một người phe “Trung Quốc” trước đây: Hạ nghị sĩ Walter Judd. Ông cho rằng, thực tế MacArthur đã kêu gọi những người ủng hộ quan điểm của ông về việc lật đổ hoàn toàn những người Cộng sản Trung Quốc. Quan điểm này chỉ mới xuất hiện gần đây. Nếu như vậy, quyết định sa thải MacArthur có thể hiểu là kết quả của cuộc xung đột lớn bên trong chính quyền Mỹ giữa những người muốn Trung Quốc thất bại và những người muốn sống chung với Trung Quốc. Điều này có lẽ là yếu tố trọng tâm trong toàn bộ cuộc tranh cãi về việc sa thải ông.

        MacArthur tiếp tục chuyến đi khải hoàn băng qua nước Mỹ trong một năm. Những tuyên bố của ông ngày càng thiếu thận trọng và cực đoan. Ông buộc tội Truman “Đã hướng về một nhà nước Cộng sản”. Ông ủng hộ Thượng nghị sĩ Robert Taft ra tranh cử Tổng thống. Vì những thất bại trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Truman đã không ra vận động để tái ứng cử.

        Taft cũng công khai cho biết MacArthur sẽ là người ông lựa chọn làm bạn tranh cử vào chức phó Tổng thống và sẽ là người phó tổng tư lệnh. Vào ngày 7-7, MacArthur đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị của đảng Cộng hòa, mà mọi người đều nhận định đây là một trong những bài diễn văn tệ nhất của ông với lối nói cường điệu thẳng thừng nhàm chán. Chỉ với một bài diễn văn, ông đã làm tan tành các cơ hội của mình. Khi Taft không được chọn ra ứng cử, ông kêu gọi những người ủng hộ mình bỏ phiếu cho MacArthur.

        Tuy nhiên thật trớ trêu, họ lại bỏ phiếu cho Dwight Eisenhower, một thuộc cấp của MacArthur trước đây. Dwight Eisenhower là một vị tướng ôn hòa, khôn ngoan, có thiên tư chính trị chứ không khinh suất như MacArthur. Bây giờ Mac Arthur đã 72 tuổi và đang ở đoạn cuối của một sự nghiệp trải qua bao nhiêu đoạn đường gập ghềnh. Ông đã làm giảm sút danh tiếng của mình khi đưa ra cho Eisenhower lời khuyên vô cớ sau khi Eisenhower đắc cử tổng thống. Ồng khuyên phải ném bom Trung Quốc và rải chất thải hạt nhân xung quanh Bắc Triều Tiên trừ khi Stalin chấp nhận thống nhất cả nước Đức và Triều Tiên.

        Vào năm 1955, MacArthur trở lại là con người biết suy nghĩ thận trọng. Ông kêu gọi cả hai phía phải từ bỏ vũ khí hạt nhân. Khi hiệp định đình chiến ở Triều Tiên đạt được, ông tuyên bố như là lời tiên tri: “Đây là lệnh xử tử đối với Đông Dương”. Năm 1961, ông thăm Tổng thống mới đắc cử Kennedy và khuyên rằng, không nên đưa một lính Mỹ nào qua Việt Nam, một lời khuyên mà đáng lẽ Kennedy nên lưu ý. Cùng năm đó, Ông trở lại Philippines và được 2 triệu người chào đón. Vào tháng 4 năm 1964, ông qua đời ở tuổi 84 sau khi Tổng thống Lyndon Johnson ghé thăm, ông được chôn cất ở khu tưởng niệm tại Norfolk, Virginia.

        Bài diễn văn cuối cùng của ông cho các học viên sĩ quan của Học viện Quân sự West Point mà ông vô cùng yêu mến vào năm 1962 là một trong những bài diễn văn hay nhất của MacArthur:

        Nghĩa vụ - Danh dự - Quốc gia. Ba từ ngữ thiêng liêng này chỉ ra những gì các bạn phải làm, các bạn có thể làm và các bạn sẽ làm. Đó là các trọng điểm để xảy dựng lòng dũng cảm khi bạn không có lòng dũng cảm, để lấy lại niềm tin khi bạn có ít niềm tin và để bạn tạo ra hy vọng khi bạn tuyệt vọng. Buồn rầu thay, tôi không có tài hùng biện để sử dụng từ ngữ, thơ ca bay bổng, cũng không có tài dùng phép ẩn dụ để nói cho các bạn biết nghĩa của tất cả các từ này. Những người không tin sẽ nói ràng, đây là những cụm từ hoa mỹ, là câu khẩu hiệu.

        Mọi người chú trọng quy tắc, mọi kể mị dân, mọi người hoài nghi, mọi người đạo đức giả và mọi kẻ phá rối, tôi xin lỗi nói như vậy, và một số người có tính cách hoàn toàn khác sẽ tìm cách chế nhạo những từ ngữ này.

        Tuy nhiên, các từ ngữ này làm được một số điều. Chúng xây dựng tính cách co bản của bạn, chúng đúc nặn các vai trò tương lai của bạn, những người trông coi nền quốc phòng đất nước; chúng làm bạn đủ mạnh khi bạn yếu và làm cho bạn đủ dũng cảm để đối mặt khi bạn lo sợ. Chúng dạy bạn tự hào và cứng rắn khi bạn lo sợ. Chúng dạy bạn lòng tự hào và cứng rắn trong thất bại nhưng khiếm tốn trong thành công. Chúng dạy bạn phải hành động thay vì nói và không tìm kiếm con đường an nhàn mà phải đối mặt với sự căng thẳng và đoạn đường khó khăn, chông gai. Chúng dạy bạn phải học cách đứng vững trước bão táp nhưng phải dành lòng trắc ẩn đối với những người bại trận; dạy bạn làm chủ bản thân trước khi bạn muốn làm chủ người khác; dạy bạn phải có một trái tim thanh khiết, có một mục tiêu cao quỷ; dạy bạn phải học cách cười tuy nhiên không bao giờ quên cách khóc; dạy bạn phải vươn đến tương lai nhưng không bao giờ bỏ quên quá khứ; dạy bạn phải nghiêm túc nhưng đừng bao giờ quá nghiêm trọng; dạy bạn phải nhún nhường để bạn nhớ đến sự giản dị của những điều vĩ đại thực sự, nhớ đến đầu óc rộng mở của trí khôn ngoan thực sự và tính hiền lành của sức mạnh thực sự.

        Chúng trao cho bạn ý chí vững chắc, năng lực của trí tưởng tượng và một sức mạnh tình cảm, một sự tươi mát của các mùa xuân cuộc đời, một lòng dũng cảm lấn át tính nhút nhát, một khao khát phiêu lưu thay vi thích an phận. Chúng tạo trong trải tim bạn cảm giác phi thường và hy vọng khống bao giờ tắt và niềm vui hứng khởi trong cuộc đời. Chúng dạy bạn theo cách này để bạn trở thành một sĩ quan và một quý ông... Điều này không có nghĩa bạn là những người hiếu chiến. Trải lại, người lính hơn bất kỳ người nào khác, luôn nguyện cầu hòa bình vì họ đã phải chịu đựng và mang những vết thương sâu kín trong lòng và những vết sẹo của chiến tranh. Tuy nhiên trong tai chúng ta luôn vang lèn những lời cảnh báo của Plato, triết gia thông minh nhất trong các triết gia: “Chỉ có người chết thấy được đoạn kết của chiến tranh”.

        Bóng tối đang dần che khuất tôi. Lúc thoái trào đã đến. Những ngày xưa của tôi đã biến mất; những ngày đó đã tiêu tan dần qua những giấc mơ. Ký ức ngày xưa là một trong những vẻ dẹp kỳ diệu, có cả những giọt nước mắt và cả những nụ cười của ngày hôm qua. Tôi căng tai lắng nghe giai điệu mê hoặc của tiếng kèn lệnh, của tiếng trống từ xa, tiếng thì thầm tang thương của chiến trường. Tuy nhiên, trong cuối cùng của ký ức, tôi luôn tìm trở về với West Point. Ở đó, có những tiếng luôn vọng đi vọng lại bền tai tôi Nghĩa vụ - Danh dự - Đất nước.

        Hôm nay là lần cuối cùng tôi gọi tên các bạn. Tuy nhiên, tôi muốn các bạn biết rằng, khi tôi băng qua con sông, các ý nghĩ cuối cùng trong tôi là về Quân đoàn -  Quân đoàn và chỉ Quân đoàn.

        Tôi xin chào tạm biệt các bạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:30:14 am »


        Sự nghiệp chính trị của MacArthur đúng như lời nhận xét của Roosevelt: Ông là một vị tướng tài ba nhưng là một nhà chính trị kinh khủng. Nước Nhật sẽ hiểu hành động cuối cùng của ông ở Triều Tiên, vĩ một trong những anh hùng vĩ đại nhất của lịch sử gần đây của Nhật Bản Saigo đã mổ bụng tự sát chứ không nhân nhượng các nguyên tắc danh dự với sự thối rữa của chính trị. MacArthur giống như một anh hùng kiểu Nhật hơn là kiểu Mỹ. Vị tướng quân người Mỹ đã chết như một chiến binh vĩ đại, một nhà cai trị quân sự, một vị tướng quân có nguyên tác, khôn ngoan và ôn hòa.

        Hirohito 63 tuổi khi MacArthur qua đời. Hirohito qua đời vào ngày 1-7-1989, hưởng thọ 88 tuổi, nhiều hơn MacArthur 4 năm. Ông đã sống sót nhờ một mối quan hệ đặc biệt giữa ông và MacArthur. Triều đại của ông kéo dài 66 năm trong đó 6 năm dưới sự thống trị của tướng quân MacArthur. Hirohito cai trị nước Nhật 38 năm sau khi MacArthur ra đi. Trong suốt thời gian đó dường như mọi vết tích chiếm đóng của người Mỹ đã bị xóa bỏ khỏi Nhật Bản.

        Việc Truman sa thải MacArthur là một thất vọng đối với Hoàng đế. Người dân Nhật Bản thất vọng và bất ngờ khi biết tin MacArthur bị sa thải. Có 4 điều giải thích chuyện này:

        Người dân và những người nắm quyền lực của Nhật Bản có tình cảm mến yêu đối với vị tướng quân đặc biệt và đầy uy quyền này. Họ tin rằng, ông là người chiến sĩ của họ và đấu tranh chống lại những tầng lớp thống trị bóc lột. Khi ông bị sa thải, tầng lớp thượng lưu sợ rằng, một người cải cách dân chủ hơn sẽ thay thế ông. Người dân Nhật Bản sợ rằng, một người cánh hữu cứng rắn sẽ thay thế ông.

        Không điều gì có thể cho thấy rõ sự khác biệt giữa đường lối của chính quyền kiểu Mỹ và kiểu Nhật lúc đó hơn sự kiện thay thế MacArthur ở Nhật Bản. Ông là một nhân vật uy quyền, giống như vua chúa nhưng đã lại bị một vị Tổng thống Mỹ được bầu ở Mỹ sa thải bằng mấy dòng chữ ngắn gọn.

        Khi chính thức biết tin này, Thủ tướng Shigeru Yoshida đã rất sốc và phải ngồi thừ một tiếng đồng hồ mới trấn tĩnh lại. Ngày hôm sau, báo Asahi đã bày tỏ những tình cảm của người Nhật đối với ông:

        Chúng ta đã sống với Tướng MacArtliur từ lúc kết thúc chiến tranh đến ngày hôm nay... Khi người Nhật đối mặt với tình thế thất bại mà chưa từng xảy ra trước đây là sự kiệt quệ do chiến tranh và tuyệt vọng, MacArthur đã dạy cho chúng ta về giá trị của dân chủ và chủ nghĩa hòa bình, hướng dẫn chúng ta đi theo con đường tươi sáng này. Giống như niềm vui sướng khi nuôi những đứa con lớn, ông đã yêu mến người dàn Nhật Bản, vốn là kể thù ngày hôm qua và đưa chúng ta từng bước đến nền dân chủ cũng như động viền chúng ta.

        Báo Mainichi viết:

        Việc sa thải MacArtliur là một cú sốc lớn nhất kể từ lúc kết thúc chiến tranh. Ông đã đối xử với người Nhật không phải với tư cách là một kẻ xâm lược mà là một nhà cải cách vĩ đại. Ông là một người truyền giáo chính trị xuất sắc. Những gì ông đã mang đến cho chúng ta không chỉ là những viện trợ vật chất và cải cách dân chủ mà còn là con đường sống mới, sự tự do và phẩm giá của cá nhân... Chúng ta sẽ mãi yểu và tin tưởng ông vì ông là một trong những người Mỹ hiểu rõ nhất tình thế của Nhật Bản.

        Hoàng đế Hirohito cũng kinh ngạc. Người viết tiểu sử của Hoàng đế là Kawahara đã nói về điều này:

        Việc sa thải này giống như bầu trời sụp đổ xuống. Người Nhật được dạy dỗ phải phục tùng quyền lực nên đã tôn trọng vị tư lệnh tối cao vốn là kẻ thù trước đây của họ. Khi Hirohito nghe thông báo lần đầu tiên về tin này vào lúc hơn 4 giờ chiều ngày 11-4-1951, ông đã ngồi thừ và nhìn vào khoảng không trong một lúc lâu. Sau đó, khi ông nhận được tin tức cụ thể hơn từ viên thị thần tối cao Mitani, ông lại ngạc nhiên một lần nữa và nói: “Có đúng vậy không..”.

        Hoàng đế ghé thăm ông lần cuối để bày tỏ lòng kính trọng với ông như một người đầy tớ với ông chủ mặc dù ông không còn giữ chức vụ chính thức nào vì MacArthur đã từ chối lời mời của ông. Trong lần trước, họ đã thảo luận về vấn đề hòa bình. Hirohito đã phản bội MacArthur thông qua Bộ trưởng Tài chính Hayato Ikeda và Joseph Dodge, chủ ngân hàng phe bảo thủ và là kẻ đang muốn trói tay MacArthur. Theo một ghi chép, thông điệp của Hirohito có hàm ý rằng, chính phủ Yoshida đề nghị ký hiệp định hòa bình trong thời gian càng sớm càng tốt. Khi xác lập được hiệp bình hòa bình đó, quân Mỹ cần tiếp tục ở lại trên đất Nhật Bản. Nếu chính quyền Mỹ ngại đưa ra các điều kiện này, chính phủ Nhật Bản sẽ tìm cách đề nghị họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:32:25 am »


        Khi đặc phái viên của Washington là Dulles rời khỏi Nhật Bản vào tháng 6 năm 1950 trước cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra, ông đã phát hiện răng, Yoshida không hợp tác với đề xuất bảo vệ Triều Tiên vì ông không muốn khuyến khích tái vũ trang ở Nhật Bản và sợ rằng, Nhật Bản sẽ bị hút vào cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ngay lập tức, Hoàng đế Nhật Bản đã gửi một bản thông điệp bày tỏ ủng hộ với những người Mỹ và người Nhật theo đường lối cứng rắn. Điều này làm cả MacArthur và Yoshida phải im miệng.

        Sau khi MacArthur bị sa thải, không chỉ Hirohito ghé thăm ông mà còn sai phái viên thị thần tối cao Mitani ra tiễn ông vào ngày 16-6-1951. Yoshida cũng tham dự buổi đưa tiễn ông. ít nhất 200 ngàn người Nhật đã đến đưa tiễn MacArthur. Nhiều người trong số họ bật khóc nức nở. Đây là sự thổ lộ tình cảm dạt dào dành cho một con người đã thống trị ở Nhật Bản như là một kẻ đàn áp nước ngoài duy nhất. Buổi lễ tiễn đưa gồm 19 phát súng chào tiễn và cả cái ôm nồng ấm của tướng Matthew Ridgway, người kế nhiệm của ông được phát sóng trực tiếp.

        Yoshida không thể bày tỏ nỗi buồn bằng lời nói. Giai điệu bài hát Auld Lang Syne được xướng lên trong buổi lễ đưa tiễn.

        Báo Mainichi viết về ngày hôm đó:

        Ôi, Tướng MacArthur, vị Tướng đã cứu Nhật Bản khỏi sự hỗn loạn và nạn đói. Từ cửa sổ nhà ông, ông có thể nhìn thấy những cánh đồng lúa mì xanh rờn đang xào xạc trong gió. Năm nay, vụ mùa sẽ bội thu. Đó là thành quả của 5 năm 8 tháng cai quản của tướng MacArthur và là biểu tượng của lòng biết ơn của người Nhật.

        Sự bày tỏ lòng tôn kính của Kawahara còn ấn tượng hơn:

        Vậy là đã kết thúc sự “Cai trị” của một người mà người Nhật gọi là “Hoàng đế không có thành trì”. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn nhận công bằng, ông như là một người quản lý, các thành quả mà ông tạo ra rất ấn tượng. Ông đã giải quyết được vấn đề thiếu hụt lương thực, ngăn ngừa cuộc cách mạng Cộng sản, tải thiết nền kinh tế Nhật Bản và ông vẫn bảo tồn định chế Hoàng đế. Nhật Bản nợ ông một món nợ khổng lồ về lòng biết ơn vì đã ngăn ngừa Nhật Bản bị chia đôi khi ông kháng cự áp lực của Liẽn Xô muốn chiếm đóng Hokkaido.

        Về mặt cá nhân, Hirohito cảm thấy nhẹ nhõm nhiều khi MacArthur ra đi vì Thiên hoàng được trở về đúng vị trí của ông là người có quyền lực tối cao ở Nhật Bản. Hoàng đế không còn phải nghe những bài thuyết giảng của MacArthur và những toan tính khống chế Nhật Bản tái lập hệ thống quân sự.

        Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tạo cho Nhật Bản một bước khởi động huy động vốn cần thiết tạo ra sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1950, 1960 và 1970. Cuộc chiến này cũng cho phép Nhật Bản tái xuất hiện như là một thế lực quân sự quan trọng. Hirohito đã kết thúc hành trình vòng quanh Nhật Bản và một lần nữa trở lại quyền lực cao nhất và trở thành một người chuyên chế xa cách.

        Còn những đối thủ khác của MacArthur thì sao? Harry s. Truman đã từng là vị Tổng thống có kiểu cách rất khác với vị tổng thống tiền nhiệm. Ông là một luật sư ở một thành phố nhỏ thuộc bang Missouri. MacArthur xem thường ông mặc dù lại kính sợ Roosevelt - người thuộc dòng dõi quý tộc.

        Đối với Truman, Mac Arthur chỉ là kẻ ngạo mạn, một sĩ quan Mỹ huênh hoang kiểu cũ. Truman coi ông là một người giả tạo và là một kẻ nhát gan khi rời bỏ Corregidor vào năm 1942 theo lệnh tổng thống Mỹ. Ông ta từng đưa bức ảnh MacArthur cho khách xem và nói rằng: “Này, ông biết đó là ai chứ? Đó là Chúa”. Ông ta mô tả MacArthur như là một kẻ lừa bịp và bài diễn văn từ biệt của ông là “Nhảm nhí 100 %” và chỉ trích các nghị sĩ quá khùng khi đã “khóc giống như những mụ đàn bà”.

        Tuy nhiên, không thể bác bỏ chỉ trích này và xem nó không quan trọng. Truman là một nhà chính trị khôn ngoan và lãnh đạo một chính quyền đã thành lập một cấu trúc an ninh thời hậu chiến, ít nhiều đã giúp duy trì hòa bình mãi cho đến khi kết thúc thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mặc dù có hạn chế về trí thông minh và giáo dục, ông cũng đã ban bố nhiều quyết định cứng rắn, xứng đáng là một vị tổng thống biết sử dụng uy quyền vĩ dại.

        Quyết định thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi và bị MacArthur phản đối nhưng thể hiện được tính dứt khoát vá táo bạo. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, Truman chịu sức ép của phe quân sự kỹ thuật lúc ông mới lên nắm quyền. Ông tán thành kế hoạch Marshall để tái xây dựng châu Âu sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc. Ông ủng hộ thuyết của Kennan chủ trương ngăn chặn chứ không đối đầu với nước Nga của Stalin. Ông đã âm thầm phản đối thái độ hòa giải quá mức của Roosevelt với Stalin. Ông nắm quyền tổng thống trong giai đoạn thành lập NATO, Trung Quốc vào tay những người Cộng sản và cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra. Tuy nhiên, ông là một người lãnh đạo chính trị có tài nghệ mặc dù xuất thân không có gì cao quý.

        Nhiều người tin rằng, MacArthur là kẻ lừa bịp, người màu mè và chỉ thực hiện các mệnh lệnh từ Washington trong khi tìm cách xây dựng uy tín cho bản thân. Tuy nhiên, quan điểm này không khớp với những lời phàn nàn của Truman về MacArthur rằng, ông không tuân lệnh và còn vận động chống lại những chỉ đạo của Tổng thống.

        Truman, người vốn bị đánh giá thấp vào thời gian mới cầm quyền đã để lại một dấu ấn lâu dài trong chính sách của Mỹ thời hậu chiến. Nhưng ông cũng có những mặt khuyết về tính cách giống như MacArthur. Ông ta không xứng với tầm tổng thống khi nhỏ nhen bày tỏ thái độ căm ghét MacArthur và khi ông cáu giận trước những lời chỉ trích, đặc biệt là từ MacArthur.

        Xung đột từ những lời chỉ trích cá nhân về vấn đề Triều Tiên đã khiến hai con người này trỏ thành đối thủ điên cuồng. Vấn đề tranh luận về Triều Tiên là một trong những vấn đề chính sách quốc gia được tranh luận chưa dứt cho đến tận ngày nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:34:41 am »


PHẦN VIII

NHỮNG CHIẾC ÁO MỚI CỦA HOÀNG ĐẾ


Chương 35

SỰ TRỞ LẠI CỦA SAMURAI

        Cuộc chiến tranh và việc sa thải MacArthur đã đem đến hai hậu quả. Người Mỹ bắt đầu bàn cách rút khỏi Nhật Bản và xem đó là kế hoạch ưu tiên. Nền chính trị Nhật Bản vốn đã chao đảo vào năm 1948 bây giờ đã thực sự đi theo hướng chủ nghĩa bảo thủ chống cộng. Cho đến nay, việc chiếm đóng kéo dài phần lớn là vì Nhật Bản đối mặt với nhiều điều kiện kinh tế khó khăn và vì các kẻ thù đầy quyền lực của MacArthur ở Washington đã quyết định phá hỏng những nỗ lực của ông ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, MacArthur đã tìm cách chấm dứt chiếm đóng vào năm 1947 để các kẻ thù không có cơ hội phá hỏng những cải cách của ông.

        Có bằng chứng cho thấy nền kinh tế Nhật Bản phục hồi chậm cho đến khi đổi hướng vào năm sau là vì các tập đoàn tài phiệt không chịu đầu tư và tham gia vào các hoạt động kinh tế, mãi cho đến khi các mối đe dọa đến quyền lợi của họ từ MacArthur và những người cải cách ở SCAP được gỡ bỏ.

        Năm 1948, các cải cách chống tập đoàn tài phiệt được xóa bỏ. Các ông chủ ở Nhật Bản liên minh với bạn bè ở Washington đã thắng thế.

        Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và bắt đầu tăng tốc nhanh vào thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên. Vào năm 1949, chính sách giá cả và lương bổng của SCAP đã giúp ổn định nền kinh tế. Đến năm sau, nhiều công ty đã có khả năng trả nợ. Năm 1951, sản xuất công nghiệp đã trở về mức đỉnh cao của đầu thập niên 1930. Đáng lẽ ra, Nhật Bản có thể phục hồi từ 3 năm trước nếu như các tập đoàn tài phiệt đã không tìm cách chống đối MacArthur, tìm cách ngưng sản xuất và đầu tư (như họ đã từng làm để chống lại toan tính chiếm quyền kiểm soát những kẻ chủ nghĩa quân phiệt trong suốt thời kỳ chiến tranh).

        Với việc sa thải MacArthur, chắc chắn Mỹ có thể thương lượng ký kết hòa bình với Nhật Bản và kết thúc chiếm đóng. Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề. Các đồng minh Viễn Đông của Mỹ được trao vai trò hạn chế trong quá trình chiếm đóng đã không chịu từ bỏ vai trò này vô điều kiện vì họ còn nghi ngờ Nhật. Người Anh kêu gọi thực hiện các biện pháp hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế của Nhật Bản. Người Trung Quốc căm thù Nhật Bản sâu sắc. Còn Áo và New Zealand chỉ đồng ý rút nếu Mỹ ký một hiệp ước an ninh với họ. Philippines đòi hỏi Mỹ phải ký thỏa thuận quốc phòng và Liên Xô thẳng thừng phản đối việc rút khỏi Nhật Bản.

        Vào ngày 28-4-1952, trước sinh nhật Hoàng đế Hirohito một ngày, Mỹ tuyên bố chấm dứt chiếm đóng ở Nhật Bản. Hirohito chính thức trở lại vị trí cai quản đất nước ông mặc dù Hiến pháp mới có những hạn chế quyền lực của ông.

        Đa số người Nhật, đặc biệt là nhà lãnh đạo kiệt xuất sau thời kỳ chiến tranh Shigeru Yoshida đều hài lòng về Hiệp định hòa bình, mặc dù hiệp định này thực sự được đàm phán từ thời chính quyền phe xã hội Katayama. Quan điểm của Yoshida trùng hợp với quan điểm của MacArthur. Yoshida đóng vai trò chủ chốt trong việc xác định màu sắc chính trị mới cho Nhật Bản sau khi người Mỹ rút đi và xác định cơ cấu quyền lực mới giữa các phe phái chính ở Nhật Bản: Bộ máy công chức, giới doanh nghiệp và các nhà chính trị. Sau khi MacArthur ra đi, ông trở thành nhân vật thống trị ở Nhật Bản và là người định hình xã hội Nhật Bản thời hậu chiến.

        Nền chính trị Nhật Bản sau thời kỳ chiếm đóng - lúc mà đảng Dân chủ tự do nắm quyền lãnh đạo lún sâu vào thời kỳ đen tối vì các cuộc tranh cãi phe phái liên miên. Nước Nhật đã trải qua một trong những cuộc đấu tranh khốc liệt và dữ dội nhất trên thế giới trước chiến tranh, nay lại rơi vào tình trạng vô tri vô giác. Một đảng thống trị suốt thời kỳ hậu chiếm đóng và giúp Nhật Bản phát triển ổn định là chưa có tiền lệ trong bất cứ một quốc gia dân chủ công nghiệp nào. Xã hội Nhật có sự nhất trí cao về việc Nhật Bản phải giải trừ vũ trang, ủng hộ Mỹ và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà không nhìn lại quá khứ đau thương.

        Sự ổn định chính trị giúp bảo đảm cho sự tăng trưởng thần kỳ. Shigeru Yoshida, người định hình Nhật Bản thời hậu chiến đã xác định quan điểm của ông về tái xây dựng thương mại phải ưu tiên hơn xây dựng chính trị như sau: “Mỹ từng là một nước thuộc địa của Anh nhưng bây giờ đã mạnh hơn Anh. Nếu Nhật Bản trở thành một nước thuộc địa của Mỹ, cuối cùng, Nhật Bản cũng sẽ mạnh hơn Mỹ”. Quan điểm này có tầm nhìn quá xa vì nó xảy ra ở thời điểm mà Nhật Bản đang tan hoang, thiếu lương thực và có nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:35:20 am »


        Thực tế, dưới bề mặt sự đồng thuận của xã hội Nhật Bản, có một sự náo động chính trị. Chính sách phụ thuộc vào Mỹ không có nghĩa là công luận Nhật Bản im lặng chấp nhận. Phe cánh hữu thấy nhục nhã còn phái tả ở Nhật Bản thấy đồi bại. Chính sách của Yoshida phổ biến hàng thập kỷ vì nó phù hợp nhất cho việc bảo đảm tư lợi của Nhật Bản.

        Trong suốt những năm tháng hậu chiến, hai lần Nhật Bản suýt bị đẩy vào cuộc nổi loạn và nhiều lần phe hữu lên nắm quyền tuyệt đối. Sự cân bằng vẫn còn bấp bênh. Nhật Bản sống dưới một ngọn núi lửa, ngọn Phú Sĩ. Núi lửa này đang ngưng nghỉ nhưng không phải là đã tắt.

        Mỹ rút khỏi Nhật Bản vào năm 1952. Nhật Bản đồng ý sẽ làm đồn trạm cho các lực lượng Mỹ xuất kích ở Viễn Đông và canh chừng bảo vệ Nhật Bản chống lại Liên Xô bằng vũ khí thông thường và cả vũ khí nguyên tử. Cụm từ nổi tiếng dùng để mô tả chính sách này là “Nền dân chủ thương mại chủ nghĩa hòa bình. Nó vẽ các hình tròn thành hình vuông. Nó dập tắt lòng căm thù của người Nhật trong chiến tranh sau khi trải qua thất bại và bị ném bom nguyên tử. Nó cho Nhật Bản có thời gian và tiền bạc để tập trung tái xây dựng và phục hưng nền kinh tế. Nó làm giảm nỗi sợ của các nước châu Á láng giềng của Nhật Bản vốn vẫn nghi ngờ tính hiếu chiến của nước này và nó đặt Nhật Bản vào vị trí tiên phong của các quốc gia đang kháng cự làn sóng chủ nghĩa Cộng sản không thể cưỡng lại được thông qua khu vực”.

        Tuy nhiên, người đã định hình hệ thống an ninh thời hậu chiến Shigeru Yoshida không giống như là một người chủ trương chủ nghĩa hòa bình. Là một người bạn thân nhất của MacArthur trong suốt thời gian chiếm đóng, Yoshida là một nhà chính trị cánh hữu và cũng chính là người đã đặt nền móng cho sự thống lĩnh chính trị một đảng trong suốt nửa thế kỷ sau. Ông là một người có tính cách khác thường. Mặc dù rất bảo thủ nhưng ông phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương vào đầu năm 1941. Với tư cách là thành viên của nhóm những người bảo thủ Yohansei trong lực lượng vũ trang, giới doanh nghiệp và bộ máy công chức, ông thuộc nhóm thiểu số vào lúc đó. Ông đã giúp soạn thảo bản giác thư thứ nhất ủng hộ chấm dứt chiến tranh vào đầu năm 1945. Bản giác thư với các điều khoản cho rằng, Tojo và những người ủng hộ ông phải là lực lượng định hình lại nền kinh tế và xã hội Nhật Bản theo hình mẫu Liên Xô. Bằng chứng điều này là Tojo đã cố gắng buộc các tập đoàn doanh nghiệp lớn phải chấp nhận để Bộ Chiến tranh kiểm soát đạn được, điều từng xảy ra trong chiến tranh ở những nước như Anh và Đức.

        Thực tế, tập đoàn tài phiệt đã vượt qua thách thức này. Vào giai đoạn đó, sau nhiều năm hưởng lợi từ xu hướng chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản, các tập đoàn lớn bắt đầu ngày càng chống đối cả Tojo lẫn những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt. Khi quân đội Nhật Bản thất bại ở Saipan, những người bảo thủ và các tập đoàn tài phiệt cũng có đóng góp vào sự sụp đổ này. Giới tài phiệt tiếp tục theo đuổi chiến tranh bởi vì họ muốn diệt trừ các xu hướng xã hội chủ nghĩa của Tojo vốn có mầm mống từ những người của nhóm chủ nghĩa dân tộc cánh hữu Con đường Hoàng đế trong suốt thời kỳ nổi loạn năm 1936.

        Kynoye đã đệm vào các tranh luận của Yoshida khi ông chỉ cho Hoàng đế thấy rằng, thất bại quân sự chẳng là gì nếu so với nguy cơ về “Cuộc cánh mạng phe tả”.

        Những người bảo thủ trí thức ở Nhật Bản ngấm ngầm lo sợ rằng, bản chất xã hội có thứ bậc khiến xã hội này có thể rơi vào tay của những người Cộng sản. Nếu những người Cộng sản giành quyền kiểm soát, họ có thể lên ngôi bậc cao nhất một cách dễ dàng hơn ở bất cứ đất nước nào trên thế giới nhờ tận dụng được khuynh hướng dễ tẩy não của người Nhật trước chiến tranh để truyền bá các ý tưởng của họ. Người dân Nhật Bản đáng ra đã có thể trở thành những đội quân hùng hậu của chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu. Konoye và Yoshida nhất quyết cho rằng, những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt sẽ mở cửa đón nhận những người cộng sản. “Xóa bỏ” huấn luyện quân sự theo kiểu chủ nghĩa quân phiệt và thực hiện việc tái thiết quân sự là “Những điều kiện tiên quyết để bảo vệ Nhật Bản thoát khỏi cuộc cách mạng Cộng sản”.

        Sau đó, quân đội đáp trả bằng cách bắt Yoshida vào tháng 4 năm 1945. Ông đã từng được MacArthur đồng ý cho làm Thủ tướng sau thời kỳ cầm quyền của Shidehara vào năm 1946 trong một năm, và rồi sau thất bại lịch sử của phái tả ôn hòa vào năm 1948, ông đã thắng thêm 4 kỳ bầu cử trước khi thất thế vào tháng 11 năm 1954.

        Yoshida là con người có tính cách cứng rắn, hay gắt gỏng thậm chí là lập dị, tự hào khi đưa xã hội Nhật Bản lùi lại bản chất Nhật Bản nửa dân chủ và tư bản vào thập niên 1920. Vị Thủ tướng 67 tuổi từng là đại sứ ở London này thích mang kính kẹp mũi, áo cổ cánh, thích mặc com-lê và áo đuôi tôm may theo kiểu Anh, hút xì gà và đi chiếc xe Rolls-Royce cũ kỹ. Kiểu cách này của ông làm người Mỹ phát cáu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2019, 09:54:39 am »


        Ông thích ám chỉ những đối thủ thương mại của Nhật Bản là “Một lũ con hoang”, ám chỉ những nhà lý luận trong tập thể nhân viên của MacArthur là những “Loại người lập dị”. Ông cũng đã liên minh bí mật với tướng Willoughby.

        Tuy nhiên, việc ông phản đối quyền lực của các lực lượng vũ trang và thái độ dứt khoát của ông là phải tái thiết đất nước trước khi tái vũ trang đã khiến ông ủng hộ Điều 9 của hiến pháp mới và khẳng định rõ giả thiết Nhật Bản là một nền dân chủ thương mại hòa bình.

        Yoshida cho rằng, trong khi đang hồi phục sức mạnh kinh tế, Nhật Bản cũng có thể đưa quyền lực chính trị tiến lên. Ông đã rất khâm phục các nhà lãnh đạo thời Minh Trị đã mở rộng ảnh hướng của Nhật Bản mà không cần phải sa vào chiến tranh với Anh và Mỹ.

        Ông viết rằng, nhờ cách này mà “Một đảo quốc nhỏ ở vùng Viễn Đông tiến vào nửa đầu thế kỷ với tư cách là một trong năm quốc gia quyền lực nhất thế giới”.

        Ông ủng hộ giới tài phiệt, tầng lớp quý tộc, hệ thống giáo dục truyền thống và quyền lực của Hoàng đế. Ông cho rằng, người Mỹ đang có “giả định sai lầm rằng, chúng ta là một dân tộc hung hăng có xu hướng quân phiệt cực đoan và cần phải tái xây dựng thành một đất nước yêu hòa bình”.

        Sau đó, Yoshida đã khoe về việc ông đã thắng người Mỹ như thế nào.

        Ông cho rằng, quân chiếm đóng đã gặp các trở ngại vì không hiểu về dân tộc mà họ cai trị. Ông lưu ý là một lần SCAP ban hành một chỉ thị ra lệnh thanh lọc tất cả bất kỳ “Giám đốc đang tồn tại” nào trong công ty Nhật Bản. Người Nhật đã dịch từ này thành “Giám đốc quản lý”, chỉ một thành phần trong ban giám đốc. Yoshida nói: “Chúng tôi đã cứu nhiều giám đốc mà đáng lẽ ra họ bị đưa vào danh sách thanh lọc”.

        Các quan điểm của Yoshida nhanh chóng bị cả phe tả lẫn phe hữu chỉ trích. Phe tả đã được củng cố nhờ tinh thần yêu chuộng hòa bình lớn lao trong thời kỳ hậu chiến ở Nhật Bản. Phe này cho rằng, Nhật Bản nên chọn giải pháp “Trung lập hoàn toàn” và từ bỏ việc phải chịu khuất phục Mỹ, nên ủng hộ các mối quan hệ bình đẳng với Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Thực tế, phe tả có một động lực bí mật nhằm kêu gọi Nhật Bản quan hệ gần gũi với Trung Quốc. Những người xã hội chủ nghĩa, bị trừ khử trong suốt những năm giữa chiến tranh, cảm thấy rằng quan hệ quan trọng nhất của Nhật Bản là quan hệ với đất nước đã gây ra nhiều tội ác.

        Mặt khác, nhiều nhà chính trị bảo thủ lại nhìn Yoshida với thái độ đầy nghi ngờ.

        Những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt có lý do để ghét ông, nhưng họ không còn quyền lực nữa. Bản thân Yoshida cũng xuất thân từ một cơ quan công quyền có xu hướng tự do nhất: Bộ Ngoại giao. Không như những người tiền nhiệm của ông trước chiến tranh, ông là nhà chính trị có đủ độ sắc bén để nhận ra rằng, bản thân giới công chức cần một căn cứ quyền lực rộng lớn hơn để thống trị nền chính trị Nhật Bản. Ông đã thực hiện hai điều để cố gắng đạt được một. Trước hết, ông thành lập liên minh giữa đảng bảo thủ đang cầm quyền và giới tập đoàn tài phiệt. Thứ hai, ông khuyến khích các công chức cấp cao ứng cử vào chức vụ cao nhất ở cơ quan công quyền và xem đây như là đỉnh cao sự nghiệp của họ.

        Những lãnh dạo cũ của đảng vốn là tay sai của giới tài phiệt đã phẫn nộ trước nỗ lực đưa giới công chức vào kiểm soát chính trị. Tuy nhiên vào các giai đoạn đầu của thời kỳ thống trị của Yoshida, họ không có sự lựa chọn nào khác mà phải tập hợp xung quanh ông để chống lại mối đe dọa từ phe tả.

        Vào ngày Quốc tế Lao động năm 1952, các cuộc biểu tình của phe tả đã biến thành cuộc bạo động dữ dội. Những kẻ nổi loạn đốt xe cộ của người Mỹ đang đậu ngoài cung điện, trong khi các giao chiến ác liệt cũng xảy ra với cảnh sát. Đây là lúc bắt đầu cuộc vận động của phe tả chống lại sự ảnh hưởng của người Mỹ, vi mặc dù Mỹ đã không còn chiếm đóng nhưng thực tế hàng ngàn quân nhân Mỹ vẫn đang đồn trú ở Nhật Bản và chính sách ngoại giao của Nhật Bản còn chịu sự chi phối của Mỹ.

        Báo chí liên tục phản ánh việc những quân nhân Mỹ muốn biến các khu vực xung quanh các căn cứ của họ thành các trung tâm gái điếm và đồi trụy. Năm 1954, một quả bom H của Mỹ nổ ở Bikini và một chiếc tàu đánh cá nhỏ của Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng phóng xạ. Chẳng may, người ta chỉ phát hiện ra điều này sau khi một phần của mẻ cá đánh bắt đã được bán. Lúc đó, người dân bắt dầu hoảng loạn và trong một thời gian họ không dám đụng đến các món ăn hải sản. Người Mỹ cho là chiếc tàu đánh cá đã xâm phạm vùng thử nghiệm vụ nổ, nhưng thực tê không đúng như vậy. Một làn sóng chống người Mỹ lan rộng khắp Nhật Bản. Quan điểm ủng hộ chủ nghĩa Mỹ của Yoshida bị tấn công, và đối thủ chính trị thuộc phe hữư Ichiro Hatoyama đã chấm dứt quyền lực của Yoshida vào năm sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2019, 02:53:50 pm »


        Hatoyama, một nhà chính trị kiểu truyền thống, cho rằng Yoshida đã thực hiện một chính sách phục tùng nước Mỹ. Ông nói, công chức phải được đặt đúng vị trí trước đây của họ. Hơn nữa, ông quyết định sửa đổi lại Hiến pháp. Theo Hatoyama, “Hiến pháp hiện tại áp đặt chúng ta băng bản tiếng Anh dịch ra khi mà chính phủ và người dân Nhật Bản không có sự tự do. Hiến pháp này được soạn ra nhằm phế bỏ sức mạnh của chúng ta”. Ông tin rằng, Nhật Bản sẽ tái vũ trang đầy đủ. Ngoài ra, ông cũng muốn lực lượng cảnh sát trung ương và các công đoàn phải tuân lệnh hơn mức phục tùng hiện tại.

        Cuối cùng, ông muốn Nhật Bản phải nối lại các mối quan hệ với Liên Xô để chứng tỏ là Nhật không còn phụ thuộc vào Mỹ. Thái độ của Yoshida đối với giới tài phiệt là phải hợp tác vì họ là lực lượng cần thiết để giúp phục hưng kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, trong khi đó cũng cần kiểm soát lực lượng này. Thực tế, quyền lực nhà nước đã lên đỉnh điểm sau chiến tranh vì giới tập đoàn tài phiệt cần nhà nước hỗ trợ để tái thiết. Quan điểm của Hatoyama là phải thành lập mối quan hệ đối tác đàng hoàng với các doanh nghiệp lớn.

        Khi các phe xã hội chia rẽ đã tái hợp lại với nhau vào năm 1955, hai phe bảo thủ của Đảng Dân chủ tự do cũng hòa hợp lại. Hatoyama đã vạch ra chương trình hành động của đảng này bao gồm mục tiêu sửa đổi hiến pháp và tái vũ trang. Đảng cầm quyền cam kết khôi phục Nhật Bản trở thành một thế lực quân sự mạnh và độc lập với Mỹ. Tuy nhiên, ý tưởng này bị chặn lại bởi phe đối lập chiếm hơn 1/3 ghế trong quốc hội. Nếu muốn thực hiện hai mục tiêu này, cần phải có 2/3 số phiếu ủng hộ từ quốc hội. Nỗ lực của Hatoyama khôi phục quan hệ với Liên Xô cũng thất bại. Không có hiệp ước hòa bình và không có thỏa thuận về lãnh thổ vì Liên Xô không sẵn sàng giao trả quần đảo Kuriles mà Nga đang chiếm đóng. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được bình thường hóa.

        Người kế nhiệm Thủ tướng Hatoyama là ông Nobosuke Kishi, cựu Bộ trưởng phụ trách đạn được dưới chính quyền thời ông Tojo. Ông ta bị MacArthur coi là tội phạm chiến tranh. Kishi vốn là một công chức cấp cao và хеш công việc khôi phục kinh tế là ưu tiên số một. Tuy nhiên, ông cũng là người có quan hệ liên minh gần gũi với giới tài phiệt. Kishi biết cách điều khiển các trung tâm quyền lực của Nhật Bản bao gồm giới công chức, giới tài phiệt, giới quân phiệt và một trung tâm quyền lực mới nữa là giới chính trị. Ông muốn đưa Nhật Bản trở về hoàn toàn với các giá trị trước thời kỳ chiếm đóng.

        Ông không muốn gì hơn là tái đàm phán hiệp ước an ninh năm 1951 với Mỹ để Nhật Bản có một tiếng nói công bằng, cũng như sửa đổi hiến pháp để Nhật Bản được phép tái vũ trang hoàn toàn. Điều này bị Mỹ, các nước láng giềng ở châu Á, Liên Xô và Trung Quốc phản đối. Tuy nhiên, chính sự phản đối của người dân Nhật Bản theo sự kêu gọi của các đảng phái trung tả mới là nguyên nhân khiến ông phải ngưng theo đuổi ý tưởng này. Vào năm 1960, khi 4 triệu người Nhật xuống đường biểu tình và nhiều cuộc bạo loạn nghiêm trọng xảy ra sau đó, Tổng thống Eisenhower đã phải hủy bỏ chuyến thăm tới Nhật Bản.

        Đó chỉ là một trong những số ít lần trong lịch sử chính trị Nhật Bản, người dân phản đối rầm rộ như vậy và thành công. Kishi chỉ còn cách thúc đẩy Hiệp định An ninh sửa đổi với các điều khoản mềm yếu hơn và sau đó từ chức trong nhục nhã.

        Từ giờ phút này, Đảng Dân chủ tự do quyết định hợp nhất và tán thành chương trình của Yoshida là liên minh với Mỹ, tái vũ trang dần dần và nỗ lực hết sức để phát triển kinh tế tăng gấp đôi thu nhập quốc gia. Tranh cãi chính trị được hạn chế. Lúc này, Nhật Bản đang tạo ra sự đối đầu hoàn toàn giữa các tầng lớp thượng lưu và người dân mà trước đây có lần tầng lớp thượng lưu phải rút lui. Chi tiêu quốc phòng trong tỷ lệ GDP giảm từ 1,2% xuống 0,8% mặc dù GDP đang tăng nhanh.

        Eisaku Sato, Thủ tướng kế nhiệm và là anh trai của Kishi thậm chí tán thành quan điểm cho rằng, Nhật Bản sẽ không sở hữu, sản xuất hoặc chấp nhận vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, dường như đây là sự từ chối dứt khoát nhằm vào người Mỹ vì các tàu sân bay của Mỹ thường xuyên chở vũ khí nguyên tử vào các cảng của Nhật Bản. Người ta không tin rằng, người Mỹ sẽ rút hết vũ khí của họ trước khi vào bến, thậm chí sau lời tuyên bố của Sato. Sato cũng công khai tán thành hiến pháp của MacArthur. Ông tuyên bố, “Tinh thần hiến pháp đã trở thành máu thịt của quốc gia”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2019, 02:54:56 pm »


        Cân bằng về an ninh phần lớn vẫn không thay đổi trong suốt thời kỳ đầu thập niên 1960. Tuy nhiên, khi Mỹ đang sa lầy trong cuộc chiến ở Việt Nam, liên minh giữa chính phủ Nhật Bản với đồng minh gần gũi nhất bắt đầu bị tác động. Trong khi phái tả Nhật Bản phản đối chủ nghĩa đế quốc Mỹ, phái hữu vẫn không chắc chấn rằng, Việt Nam là trận chiến quyết định của Mỹ để chống lại những người Cộng sản nổi dậy. Dần dần nhiều người bảo thủ Nhật Bản bắt đầu đồng cảm với quốc gia châu Á nhỏ bé đang chiến đấu chống lại tất cả sức mạnh của Mỹ và thực sự đang giành ưu thế. Sự bộc lộ điểm yếu của Mỹ khiến nhiều người một lần nữa nghi ngờ toàn bộ nền tảng sự phụ thuộc an ninh của Nhật Bản vào Mỹ.

        Sau đó, hai cú sốc xảy ra nữa. Sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, người Mỹ bắt đầu nghi ngờ về những cam kết của họ với Triều Tiên và Philippines. Người Nhật sợ rằng, họ cũng sắp bị Mỹ bỏ rơi trong khi họ vẫn còn chưa tái vũ trang và còn phụ thuộc vào Mỹ. Hơn nữa, vào năm 1971, Tổng thống Nixon đã thả nổi đồng đôla nhằm giảm giá trị đồng tiền Mỹ so với đồng yên Nhật để rồi sau đó hàng Mỹ được nhập khẩu ồ ạt vào Nhật. Điều này chẳng khác nào một cú tát trực tiếp vào mặt Nhật Bản.

        Tuy nhiên, đảng Dân chủ tự do cầm quyền đã không phản ứng bằng cách trở lại với những chính sách của Kishi. Thay vì vậy, Nhật Bản bắt đầu quay trở lại các giá trị trước chiến tranh, trong đó đáng chú ý nhất là quan điểm xét lại cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Điều này được thể hiện trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1969 với Kakuei Tanaka, người trở thành một trong những Thủ tướng quyền lực nhất thời hậu chiến:

        Tôi không nghĩ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là một cuộc chiến đơn giản như vậy trong lịch sử Nhật Bản. Trong suốt thời kỳ chiếm đóng, nó được xem là cuộc chiến tranh xâm lược của người Nhật. Tuy nhiên, điều này không đơn giản... Vào thời điểm đó, người Nhật chúng tôi hoàn toàn không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào. Dân chúng tôi lúc đó có khoảng một trăm triệu người và khi chúng tôi cố tăng nhập khẩu hàng rẻ nhưng đã bị áp đặt các mức quan thuế cao. Chúng tôi tìm cách nhập cư ở nơi khác và lại bị trục xuất. Hàng hóa xuất khẩu của chúng tôi bị phân biệt đối xử. Liệu chúng tôi đã rơi xuống đáy của thời kỳ Đại suy thoái? Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục tấn công Imphal, Guadalcanal và Sydney và cố gắng chiếm 1/3 trái đất. Đó là sự xâm lược. Điều này đi quá xa. Nhưng sau cuộc chiến Trung - Nhật, mọi thử xảy ra sau đó là có những ngày tháng Nhật Bản phải đổ máu. Lúc đó không phải là một cuộc chiến xâm lược? Bạn hỏi một câu và yêu cầu tôi trả lời. Điều này rất khó trả lời.

Vào giữa thập niên 1970, Takeo Fukuda, một người bạn thân của Kishi lên lãnh đạo đảng Dân chủ tự do trong một thời gian ngắn. Vào năm 1979, Fukuda nêu lên vấn đề đã nằm ngủ im trong gần hai thập niên, rằng vấn dề phòng vệ Nhật Bản phải được đưa lên hàng đầu trong các cuộc tranh luận chính trị. Điều này đã cởi mở cho các quan điểm vốn bị kìm nén bấy lâu. Các quan chức cơ quan phòng vệ cũng như Fukuda cho rằng, mặc dù Nhật Bản sẽ tiếp tục tôn trọng nguyên tắc giải trừ hạt nhân nhưng nước này không bị hiến pháp cấm sở hữu vũ khí hạt nhân, các tên lửa dạn đạo và các vũ khí sinh học. Chỉ có tên lửa đạn đạo liên lục địa mới là loại vũ khí có ý định sử dụng để xâm lược. Sau đó, Fukuda viếng thăm đền thờ Yasukuni.

        Yasuhiro Nakasone, một trong những người cánh hữu cứng rắn đã nói chuyện thoải mái với sinh viên Đại học Tokyo về việc hủy bỏ Điều 9 của Hiến pháp.

        Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hiro Omi Kurisu công kích quan niệm “Quốc phòng phòng thủ” đã tồn tại ở Nhật Bản 20 năm. Ông cho rằng, quan điểm này không thể đứng vững được vì nếu các sĩ quan của lực lượng phòng vệ buộc phải chủ động bắn trước để phòng vệ trong bất kỳ cuộc đối đầu nào, điều này sẽ trái hiến pháp? Fukuda không thể chấp nhận được quan điểm này, sau đó Kurisu đã bị sa thải.

        Xu hướng cơ bản của người Nhật về quốc phòng thể hiện rõ ràng trong những năm sau thời bị chiếm đóng. Yoshida đã đặt ra hướng đi mà các Thủ tướng kế tiếp đã cố gắng bẻ về theo quan điểm của phe hữu: ít phụ thuộc vào người Mỹ và xây dựng các lực lượng vũ trang riêng cho Nhật Bản. Lần nào quan điểm giữ vị thế thấp về quốc phòng để tăng trưởng kinh tê và hợp tác với các nước còn lại của châu Á cũng thắng thế.

        Kishi đã cố gắng phá vỡ các ranh giới của chính sách này, nhưng đă thất bại. Fukuda và Nakasone đã tiến hành thay đổi chậm hơn nhiều, và đạt được một kết quả. Nếu các lãnh đạo của đảng Dân chủ tự do đang muốn nới lỏng các giới hạn về vấn đề quốc phòng, có nghĩa là tinh thần chủ nghĩa quốc gia của những người lính đã lên rất cao.

        Vào giữa thập niên 1980, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đứng thứ tám trên thế giới. Lực lượng quân đội gồm khoảng 240 ngàn binh lính tương đương với lực lượng quân đội của Anh và có 650 máy bay chiến đấu. Nhật Bản triển khai số lượng tàu ngang bằng với Mỹ ở vùng Đông Á, riêng về máy bay thì còn nhiều hơn.

        Đó toàn là các trang thiết bị tốt bao gồm các máy chiến đấu F-15, máy bay trực thăng Chinook, hệ thống cảnh báo sớm Hawkeye và các tên lửa Hawk. Ngoài ra, Nhật Bản còn có một ngành công nghiệp hàng không quân sự tầm cỡ và ngành sản xuất vũ khí đang phát triển đặc biệt là các loại tên lửa hạm đối hạm. Các ngành sản xuất linh kiện vi điện tử, công nghệ sinh học và nghề gốm mỹ nghệ cũng phát triển ở mức cao.

        Trong suốt cùng kỳ, chương trình hạt nhân hòa bình của Nhật Bản đã tăng tốc nhanh chóng và một cuộc tranh luận đang nổ ra xung quanh vấn đề Nhật Bản có cần có vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ không. Mặc dù chi tiêu cho quốc phòng tăng lên nhưng chi tiêu trung bình của quốc phòng Nhật Bản trong giữa thập niên 1980 vẫn còn dưới con số hướng dẫn là 1% GDP. Nếu con số này nhân lên ba lần, Nhật Bản sẽ không cần đến sự che chở của Mỹ nữa. Nhật Bản sẽ có ít nhất 16 tàu sân bay, 35 tàu khu trục tấn công, 85 tàu khu trục thường và thêm 350 máy bay chiến đấu, và số xe tăng gấp con số máy bay năm, sáu lần.

        Sau khi nỗ lực của Kishi thất bại vào năm 1960, Nhật Bản đã quyết tâm trong ba thập kỷ phải giữ mức chi tiêu quốc phòng thấp xuống để không làm Mỹ và các nước còn lại của châu Á lo ngại, vì đây là các nước mà Nhật Bản phải phụ thuộc về giao thương cũng như bảo vệ an ninh. Mặc dù vậy, trong sâu thẳm, hầu hết các nhà chính trị lãnh đạo của Nhật Bản đều muốn nước này phải đi theo con đường riêng và tái vũ trang thoải mái như mong muốn. Vào giữa thập niên 1980, Thủ tướng Nakasone cố gắng chống đối chính sách truyền thống của những bậc tiền bối thường hay cho rằng, các quyền lợi tốt nhất của Nhật Bản sẽ được bảo đảm thông qua chính sách tăng trưởng kinh tế và phụ thuộc sự bảo hộ của nước khác về quân sự mặc dù nền quốc phòng Nhật Bản không còn nhỏ bé.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2019, 02:56:22 pm »


LỜI BẠT

        Hirohito đã thỏa nguyện khi nhắm mắt. Một phần tư thế kỷ thống trị đầu tiên của ông từ năm 1921 đến năm 1945 đã chấm dứt như một tai họa kinh hoàng đối với đất nước ông (và nhiều nước khác). 45 năm tiếp theo là thời kỳ tái thiết đất nước và mở rộng phát triển kinh tế giúp Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tê quyền lực thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, Nhật Bản vươn lên trở thành một quốc gia có uy quyền về quân sự và được tôn trọng về chính trị. Nhật Bản đã vượt qua cơn chấn thương thất bại quân sự và sự chiếm đóng của nước ngoài với lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh. Nhật coi thời kỳ đó là một giai đoạn không thể tránh được trong sự phát triển lịch sử vươn lên thành một đất nước vĩ đại.

        Sau 1945, chủ nghĩa thực dân có suy thoái và đi tới sụp đổ hoàn toàn ở châu Á sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Địa vị đứng đầu kinh tế ở châu Á của Nhật Bản đã xác lập rõ ràng và cũng không phải đến mức Nhật Bản phải thâm nhập vào các nền kinh tế châu Á. Tướng quân người Mỹ MacArthur, người nước ngoài duy nhất dám ra lệnh trước mặt Hoàng đế đã qua đời từ lâu và bị lãng quên.

        Đối với thế hệ mới của Nhật Bản và Mỹ, MacArthur dường như là người của một thời đại khác. Cha của ông là một cựu chiến binh thời Nội chiến Mỹ. Với kiểu cách thế kỷ 19, ông là vị thống đốc ở nước ngoài uy quyền duy nhất của Mỹ với tính cách vua chúa và tự cho mình là quan trọng. Hình ảnh MacArthur chỉ còn lại là một người chống cộng (thường bị nhầm lẫn với người chống cộng một cách diên cuồng có cùng họ với ông: McCarthy). MacArthur cũng suýt nữa khơi ra cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ ba. Ông đã cãi lệnh Tổng thống Mỹ và thậm chí đã tính đến ném bom nguyên tử xuống Trung Quốc.

        Sự thật, như chúng ta đã thấy, là hoàn toàn khác. Tuy nhiên, Hirohito và chính quyền Nhật Bản đã góp vai trò tìm cách loại bỏ nhân vật đặc biệt này ra khỏi tư tưởng dân tộc mình. Suốt các phiên điều trần tại Thượng viện sau khi Mac Arthur trở về, người ta đã chất vấn ông về sự khác nhau giữa sự chiếm đóng ở Đức và sự chiếm đóng ở Nhật Bản. Ông trả lời:

        Vấn đề của Đức là hoàn toàn khác với vấn đề Nhật Bản. Người Đức là một chủng tộc phát triển. Nếu người Anglo-Saxon chi mới có 45 năm tuổi của sự phát triển khoa học, nghè thuật, văn hóa, người Đức đã hoàn toàn phát triển. Mặc dù, Người Nhật đã phát triển từ xa xưa nhưng vẫn còn cần phải được giảng dạy. Nếu đo bằng tièu chuẩn nền văn minh hiện đại, họ chỉ là một cậu bé so với 45 năm phát triển của chúng ta.

        Vì đang trong thời kỳ cần giảng dạy, họ dễ chấp nhận đi theo những mô hình mới, ỷ tưởng mới. Bạn có thể gieo những khái niệm cơ bản cho họ. Họ vẫn còn sơ khai và dễ tiếp thu khái niệm mới. Người Đức đã hoàn toàn phát triển như chúng ta. Người Đức chủ tâm khi họ chối bỏ các tiêu chuẩn đạo lý hiện đại, các chuẩn mực quốc tế, chứ không phải vì thiếu kiến thức về thể giới hay lỡ trượt chân vào chiến tranh như người Nhật. Đức đã sử dụng một chính sách mà nước này tin rằng, lực lượng quân sự của họ sẽ giúp họ đi đường tắt để bước lên vị trí thống lĩnh kinh tế và quyền lực như nước này mong muốn.


        Đó là một câu trả lời sơ sẩy trong một cuộc chất vấn dài. Câu trả lời chính là lý do để chính phủ Nhật Bản mô tả ông là một kẻ đế quốc và người phân biệt chủng tộc kiểu cũ. Các kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm MacArthur ở Nhật Bản đều bị hủy bỏ. Khi Hiệp ước Hòa bình được ký kết ở San Francisco vào tháng 9 năm 1951, Truman đã thể hiện tính ích kỷ hẹp hòi, không mời con người đã nỗ lực giúp ký hiệp ước này. Phía Nhật Bản cũng nhất quyết không mời ông tham dự. Điều này giống như vở kịch Hamlet thiếu nhân vật hoàng tử vậy. Người ta thấy cần thiết phải làm lu mờ MacArthur vì nếu không, sự nổi tiếng của ông sẽ tồn tại giữa những người coi ông là người giải phóng duy nhất trong lịch sử của họ.

        Sau khi Hoàng đế mới Akihito lên ngôi, các dấu vết cuối cùng thời kỳ chiếm đóng của MacArthur hầu như đã bị xóa bỏ. Thậm chí khi từ bỏ vị trí thần thánh của mình, Hirohito không phản đối việc ông có dòng dõi từ Nữ thần Mặt trời. Bản thân chuyện này là một sự mâu thuẫn lớn làm vô hiệu sự chối bỏ, vi nếu ông xuất thân từ thần thánh, chắc chắn ông còn siêu phàm.

        Sự tôn kính thần thánh đã quay trở lại với Hoàng đế. Thực tế, bất cứ ai chứng kiến lễ lên ngôi Hoàng đế vào tháng 11 năm 1990 có thể cảm nhận được răng, ông không chỉ trong một thời đại khác mà còn đang ở trên một hành tinh khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2019, 02:58:14 pm »


        Buổi lễ lên ngôi giống như một cuộc trình diễn múa rối. Nhân vật con rối ở trung tâm hoạt cảnh vua chúa và mặc một chiếc áo choàng màu gỉ sắt, đội chiếc mũ đen phía trên có một cọng lông vũ cao gần một thước. Bên cạnh ông là người vợ nhỏ bé mong manh trong trang phục kimono cân đối dày năm lớp, nặng hơn cả người bà. Hoàng đế mới của Nhật Bản ngồi trên bệ cao màu tía, phía trên có một mái vòm có gắn con đại bàng làm bằng vàng, đại diện cho đỉnh núi Takachiho nơi cách đây 600 năm trước Công nguyên, Thái dương Thần nữ Amaterasu Omikami đã đưa người cháu giáng trần và khởi đầu triều đại kéo dài với 125 Hoàng đế Nhật Bản nối nghiệp liền mạch.

        10 ngày sau đó, vào ngày 22-11-1990 khi lễ dăng quang Hoàng đế lên đến đỉnh điểm, nghi lễ của Đại lễ tạ ơn Daiịosai được thực hiện. Hoàng đế đã tắm sạch sẽ bước dọc theo tấm thảm đặt phía trước và cuốn lên phía sau để biểu tượng cho một chuyến di ngang giữa thiên đàng và trần gian. Đi cùng với hai nữ tu sĩ, ông tiến vào phòng ngủ và dâng hạt cơm đầu tiên của vụ mùa cho Thái dương Thần nữ, sau đó dùng một ít cơm cùng với hạt kê và rượu gạo. Nghi lễ được tiến hành bí mật, nhưng theo các học giả nổi tiếng, Hoàng đế sẽ đặt mình trên giường ngủ và giả vờ ân ái với Thái dương Thần nữ để tái sinh giống ông như là một vị thánh sống.

        Người đàn ông này đã cai quản đất nước phát triển đứng thứ hai sau Mỹ về kinh tế và gấp đôi nền kinh tế Đức, với tài sản tài chính tư nhân 7 triệu tỷ đôla, gấp 14 lần tổng giá trị nền kinh tế hăng năm của Anh. Số tài chính này tăng trưởng khoảng 800 tỷ dôla một năm. Một quốc gia làm chủ 4 ngân hàng lớn nhất thế giới và hầu hết các tòa nhà chọc trời của Los Angeles. Người Nhật có tính sáng tạo và tiên phong trong những công nghệ tương lai của thế giới với các kỹ năng dễ thích nghi và theo định hướng thị trường, biến các hợp kim titan thành khung nịt ngực và các chất hút nước thành khăn vệ sinh khô. Nhật Bản là một quyền lực công nghiệp đã có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực lắp ráp xe hơi, hàng hóa điện tử, linh kiện máy ảnh, các con chip nhớ, nghiên cứu sử dụng người máy và đã đưa Canon, Mitsubishi, Hitachi, Fujitsu, Toyota v.v... trở thành những tên tuổi quen thuộc của các gia đình trên địa cầu.

        Tính hão huyền của nghi thức xa xưa theo thuyết duy linh không theo tôn giáo nào thích hợp với nội dung nghiên cứu của nhân chủng học hoặc tranh truyện vui khoa học viễn tưởng hơn là đất nước phát triển thuộc loại bậc nhất thê giới này. Để tổ chức nghi thức, 37 ngàn cảnh sát đã phong tỏa các đường phố đông đúc ở trung tâm Tokyo. Tuy nhiên, thăm dò ý kiến công luận cho thấy chỉ có 13% người Nhật quan tâm đến lễ lên ngôi Hoàng đế đầu tiên trong 62 năm trời.

        Lễ lên ngôi đánh dấu sự trở lại địa vị thiêng liêng mà Hoàng đế Hirohito phải từ bỏ theo chỉ thị của tướng MacArthur vào năm 1946. Trong khi Hoàng đế mới Akihito chỉ là “Biểu tượng của nhà nước” theo như hiến pháp chứ không còn quyền lực cai quản tối thượng Nhật Bản thì thủ tướng Toshiki Kaifu cũng có địa vị ngang bằng tại buổi lễ. Trong con mắt của người dân, các nghi lễ Thần đạo thiêng liêng xác nhận lại uy quyền tối cao trước dây của ngai vàng ở một đất nước mà sự tôn trọng quyền lực là người cấp cao vẫn còn là các yếu tố vững chắc.

        Buổi lễ với nghi thức xưa cũ không phải không thích hợp với nỗi ám ảnh triền miên của Nhật Bản về sự tiến bộ và sáng tạo. Quan điểm của công chúng vẫn vĩnh viễn và quan trọng hơn quan điểm của tầng lớp thống trị đất nước, đến mức không thể sánh với nền dân chủ phương Tây. Tầng lớp thống trị đã đồng thuận cho rằng, đã đến lúc khôi phục chế độ Hoàng đế trở về vẻ huy hoàng trước đây, nếu như không phải là quyền lực trước đây. Quyết định này đã được cân nhắc cẩn thận. Chế độ Hoàng đế hiển nhiên là nơi gìn giữ thiêng liêng tính liên tục của Nhật Bản. Nó cũng là biểu tượng cho sự đồng thuận quốc gia trong một nhà nước có nhiều quyền lực, bè phái và tầng lớp ganh đua gây rối rắm khiến cho khả năng lãnh đạo bị tê liệt. Hoàng đế là nhân vật đại diện cho một Nhật Bản thống nhất trong việc phòng thủ quyết liệt đối với thế giới bên ngoài và trong hệ thống cấu trúc tôn kính quyền lực.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM