Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:58:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10968 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:03:22 am »


PHẦN VII

SỰ SỤP ĐỔ CỦA TƯỚNG QUÂN


Chương 31

PHẢN CÔNG

        Vào cuối năm 1947, một làn gió mới bắt đầu thổi từ Washington. Khi MacArthur đến Nhật Bản, rõ ràng ông có tham vọng chuyển đổi xã hội này. ông bắt tay thực hiện đợt cải cách sâu rộng với niềm đam mê nhiệt huyết. Trong 2 năm, các cải cách bắt đầu đổ vỡ do sự phản kháng tinh tế của chính phủ Nhật Bản, cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các cải cách này. Một năm hoặc hai năm sau đó, những người phản đối chủ chốt đã nắm giữ các vị trí trong chính quyền chiếm đóng.

        MacArthur có khả năng quan hệ công chúng tài giỏi nên đến năm 1950 đã có một số ít cải cách ban đầu được chấp nhận, thậm chí được chấp nhận một cách sâu rộng. Thật công bằng khi nói là, Mỹ đã thắng trong cuộc chiến tranh và Nhật Bản lại thắng lực lượng chiếm đóng. Trước khi bắt đầu nhìn nhận lại các lĩnh vực cải cách thất bại, cần xem lại thái độ của các ông chủ của MacArthur ở Washington về cải cách đã thay đổi triệt để như thế nào trong nhiều năm qua, và thay đổi theo cách ảnh hưởng chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều thập niên tới.

        Tháng 5 năm 1946, sau chuyến viếng thăm Tokyo, Hoover đã quyết định công kích các chính sách của SCAP, trong khi đó thận trọng gỡ trách nhiệm cho người bạn cũ MacArthur. Tháng giêng năm 1947, tạp chí Newsweek đã phát động cuộc vận động phản đối quyết liệt chính sách cải cách ở Nhật Bản và cáo buộc SCAP đang bị Liên Xô giật dây. Tạp chí này dẫn lời của một doanh nhân Nhật Bản khi hỏi tại sao “Khi Nhật Bản đang phục vụ các quyền lợi riêng của Mỹ, thì Mỹ lại làm suy yếu Nhật Bản, để rốt cục nước này thành phần thưởng cho người Nga?”

        Mặc dù là anh hùng của người Mỹ và được bảo vệ trước những công kích này, nhưng MacArthur đã tức giận bác bỏ các cáo buộc của Newsweek và đáp trả thay mặt những người cải cách cấp dưới.

        Tháng 9 năm 1947, Ban Hoạch định Chính sách ở Washington ban hành một tài liệu tối mật dài 37 trang nhằm xem xét lại chính sách đối với Nhật Bản. Nội dung của nó có thể tóm tắt như sau:

        Một thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản đã được bí mật thảo luận. Ý tưởng diệt trừ quyền lực quân sự Nhật Bản bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi. Bây giờ vì hành động của Nga, nền xu hướng phát triển các hòn đảo của Hirohito phải như là một quốc gia trung lập. Hiệp định hòa bình đang được soạn thảo sẽ phải theo xu hướng thay đổi này.

        Một quan chức của Văn phòng trợ lý Ngoại trưởng của các khu vực chiếm đóng đã đưa ra lập luận bác bỏ rằng, cách tiếp cận mới giống như “Phục hồi của Schacht, các giám đốc của Farban và Ruhr trên cơ sở so sánh với lực lượng mật vụ ss. Họ là lực lượng mạnh nhất ở Đức bảo đảm sự ổn định và điều tiết”. Quân chiếm đóng đã tìm cách phát huy dân chủ và thực hiện cải cách kinh tế có mức độ trong khi cố gắng khống chế sự ảnh hưởng của Liên Xô. Tuy nhiên, để đạt được mục đích thứ hai phải từ bỏ mục đích thứ nhất.

        Kennan đã tranh luận thẳng thắn với MacArthur, người mà ông cáo buộc đang khuyến khích chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào Nhật, ông lập luận răng, vào tháng 10 năm 1947 Nhật Bản phải đối mặt với vấn đề kinh tế rất nghiêm trọng vì sự tàn phá của chiến tranh và bị “Mất các thị trường và các nguồn nguyên liệu thô trong các phần lục địa mà Liên Xô thống trị cộng thêm với các điều kiện không ổn định phổ biến ở Trung Quốc, Indonesia, bán đảo Đông Dương và An Độ, không chắc chắn sẽ nối lại xuất khẩu truyền thống đến các khu vực đôla”.

        Những người theo quan điểm cải cách của MacArthur nhận thức được nguy cơ Washington sẽ loại bỏ chương trình của họ, nên bắt đầu tranh luận thẳng thừng về một hiệp định hòa bình cho phép Mỹ rút khỏi Nhật Bản trước khi các cải cách đi theo chiều ngược lại. Kennan quyết liệt cho rằng, nếu đất nước này (Nhật Bản) được trao lại cho người Nhật sớm, sẽ có nguy cơ về thảm họa kinh tế, lạm phát, tình trạng vô chính phủ đúng như những gì những người cộng sản muốn. Tháng sau đó, Ngoại trưởng George Marshall đã tán thành các quan điểm của Kennan. Ông tuyên bố sự tồn tại của thế giới phi cộng sản phụ thuộc vào nỗ lực tái thiết “Hai quốc gia chúng ta vừa hủy diệt”. Các đối thủ của MacArthur ở Washington bắt đầu hợp nhất vào năm 1947.

        Phát súng đầu tiên là của Harry Kem, biên tập tin nước ngoài của báo Newsweek, người ủng hộ Nhật Bản trong suốt thập niên 1930 và đổ lỗi Tưởng Giới Thạch đã dẫn dắt Roosevelt sử dụng vũ lực từ vụ Trân Châu Cảng chống lại người Nhật. Kem là một người cánh hữu có đầu óc hẹp hòi. Ông ta tin là những cải cách của MacArthur sẽ khiến Nhật Bản rơi vào tay của những người cộng sản. Tháng giêng năm 1947, Newsweek phát động cuộc vận động chỉ trích chính sách thanh trừng kinh tế khiến 30 ngàn giám đốc có văn hóa, hiệu quả, năng động phải rời bỏ chức vụ và phá hủy toàn bộ cấu trúc kinh tê Nhật Bản. Điều này sẽ khiến người Nga tận dụng cơ hội. “Chúng ta, người Mỹ, có tất cả Nhật Bản đang hoạt động vì quyền lợi của chúng ta” nhưng thay vì thế, bây giờ chúng ta đang tàn phá đất nước này để rốt cục nó trở thành một phần thưởng cho người Nga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:04:43 am »


        Đồng minh chủ chốt của Kem là James Kauffman, một luật sư New York, người vào năm 1947 được giới kinh doanh Mỹ ở Tokyo ủy quyền viết một báo cáo phản đối kịch liệt MacArthur. Kauffman đã lấy được bản sao của chính sách FEC 230, trong đó có các cải cách chống các tập đoàn tài phiệt do MacArthur vạch ra. Ông ta chỉ trích những cải cách này mang “Tính xã hội chủ nghĩa và không có chất Mỹ”.

        Nước Nhật sẽ chìm sâu trong khủng hoảng “Trước sự vui mừng quan chức Nga đang làm việc ở Đại sứ quán Liên Xô ở Tokyo”. Với các lời lẽ thô kệch như vậy, Kauffman viết: “Chỉ huy tối cao ở Nhật Bản đã không tận dụng được ưu thế của các doanh nhân có kinh nghiệm. Chỉ huy tối cao chỉ chấp nhận lời khuyên của những con người tầm thường và lắng nghe bài hát quyến rũ của nhiều kẻ lập dị... Không chỉ là các tổ chức tài chính mà còn tất cả giới kinh doanh đều nằm dưới sự kìm kẹp của người bất tài về kinh tế”. Một bản sao của báo cáo này đã rò rỉ cho tờ Newsweek đang muốn bút chiến với nội dung tương tự.

        Kẻ thù quan trọng thứ ba của MacArthur là Thứ trưởng Bộ Chiến tranh, tướng William Draper, người mà Kem đã cố gắng đề bạt làm Tư lệnh tối cao thay thế cho MacArthur. Draper đã gửi một bản sao báo cáo mật về chính sách chống tập đoàn tài phiệt cho Thượng nghị sĩ William Knowland, người đã chỉ trích chính sách này tại Thượng- viện. Ông ta cũng cho phổ biến một bản ghi nhớ có nguồn gốc từ SCAP công kích MacArthur là kiêu ngạo, ngu ngốc và chỉ xem Nhật Bản như là bàn đạp để ông vận động tranh cử chức tổng thống Mỹ sau này.

        MacArthur đã trả lời mạnh mẽ và thông minh. Ông nói răng, đối với mình, tập đoàn tài phiệt là đối thủ của các doanh nghiệp tự do. Xung đột thực sự ở Nhật Bản nằm “Giữa một hệ thống doanh nghiệp tự do cạnh tranh...”, và những người xã hội chủ nghĩa. Những kẻ tư bản độc quyền là một hình thức của “Chủ nghĩa xã hội trong bàn tay của tư nhân”. Vậy nên ông đã gán mác chủ nghĩa tập thể cho những nhóm tư bản kinh doanh lớn mà Kem ủng hộ.

        Draper đã thuyết phục ông chủ là Bộ trưởng Chiến tranh Kenneth Royall đọc diễn văn chào mừng ở San Francisco vào ngày 1-6-1948 nói rằng, các cải cách phải được tiến hành ngược lại và cần phải chấm dứt tấn công giới doanh nghiệp.

        Ông nói, “Những người tích cực nhất trong việc xây dựng và điều hành cỗ máy chiến tranh của Nhật Bản về mặt quân sự và công nghiệp thường là những người có năng lực, và là những lãnh đạo kinh doanh thành công nhất của nước đó. Sự phục vụ của những người này trong nhiều trường hợp đã đóng góp vào sự khôi phục kinh tế của Nhật Bản”. Điều này cũng giống như cho rằng, Đức Quốc xã và Wehmachr là những con người phù hợp nhất với vai trò tái thiết Đức sau chiến tranh. Royall cho rằng lợi ích của Mỹ là phải xây dựng một Nhật Bản “Đủ mạnh mẽ và ổn định để có thể tự chống dỡ và đồng thời... đóng vai trò làm vật cản chống lại bất cứ mối đe dọa chiến tranh chuyên chê nào khác có thể xuất hiện ở Viễn Đông”.

        Quân đội đã quyết định dứt khoát là chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản phải được thay đổi ngược lại vì các lợi ích của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Người ta cho rằng, Tổng thống Truman đã biết trước nội dung chính bài diễn văn này.

        Tuy nhiên, MacArthur kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình:

        Theo truyền thống, là một dân tộc bị biến thành nô lệ của hệ thống chính trị đầu sỏ của chế độ phong kiến kinh tế (mà chỉ một số ít các gia đinh trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát tất cả ngành thương mại, công nghiệp và nguyên liệu thô của Nhật Bản) người Nhật nhanh chóng giải thoát họ ra khỏi hệ thống này để dọn đường thành lập một loại hình doanh nghiệp cạnh tranh hơn, giúp giải phóng các nguồn năng lượng bị đè nén lâu nay của người dân, tiến tới việc xây dựng sản lượng cao hơn của một xã hội tự do.

        “Các bước tiến kinh ngạc”, đó là những lời mà MacArthur nói về sự khôi phục ngành công nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 1948, một thành viên có tiếng của Bộ Ngoại giao ông w. w. Buttenvorth đã gia nhập phe quân đội phản đối cải cách của SCAP. Ông ta cho rằng, Nhật Bản sẽ khôi phục “Thông qua hoạt động bình thường của giới thương gia tham gia chứ không phải thông qua các cải cách lý tưởng”. Vào tháng 2, MacArthur đã phản ứng về vụ công kích nhằm vào ông của quân đội, Bộ Chiến tranh, giới truyền thông Mỹ và Thượng viện bằng cách tấn công hình thái kinh tế “hình chóp” truyền thống. Ông cho rằng trừ khi tập đoàn tài phiệt được cải cách, nếu không việc dọn dẹp các tập đoàn này rốt cuộc được thực hiện thông qua một trận tắm máu do “bạo lực cách mạng”. Luật về phân quyền cũng đã được chuyển qua Hạ viện: Khoảng 300 công ty kiểm soát hơn 50% ngành thương mại và công nghiệp đang bị đưa vào kế hoạch giải thể. Các đối thủ của MacArthur đã phản ứng giận dữ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:05:17 am »


        George Kennan cũng đồng ý với họ. Ông đã thăm Nhật Bản và phát hành bài bình luận dài 42 trang chỉ trích rằng, SCAP đang sống ký sinh vào Nhật Bản và nuốt mất 1/3 ngân sách của đất nước này. Kennan đã đưa ra những lý lẽ chống chính sách cải cách triệt để. Draper và Percy Johnson, Chủ tịch Ngân hàng Hóa chất đã dẫn đầu một đoàn đại biểu viếng thăm Nhật Bản vào tháng 3. Johnson cho rằng, Nhật Bản phải tự lực về kinh tế càng sớm càng tốt, cần phải chấm dứt các cải cách và luật chống các tập đoàn tài phiệt, cũng như chính sách thanh trừng.

        MacArthur vẫn có thái độ thách thức và không lay chuyển. Ông nói với Ngài Alvary Gascoigne, trưởng phái đoàn của nước Anh rằng, các ông trùm của nước Mỹ chẳng như Royall và Draper chống luật bài trừ tập đoàn tài phiệt, vì họ nghĩ rằng nó sẽ gây tổn hại đến quyền lợi kinh doanh của họ. MacArthur nhất quyết không tuân lệnh từ một người “chỉ là thứ trưởng”. Tuy nhiên, chức Tư lệnh tối cao cũng đang bị lung lay không phải vì sai lầm của ông. Nền kinh tế Nhật Bản đang trong tình cảnh hỗn loạn, và tính chiến đấu của công đoàn đang phát triển đến mức nghiêm trọng như là một mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản.

        MacArthur đã phản ứng chậm trước vấn đề công đoàn. Vào mùa xuân năm 1946, chính sách “Kiểm soát sản xuất”: tịch biên các nhà máy và hầm mỏ và sau đó giao cho các hợp tác xã công nhân quản lý, đang được tiến hành. Vào tháng 4 và tháng 5 cùng năm đó, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra. Công nhân yêu cầu phải tăng định lượng nhiên liệu, tăng lương và đòi chính quyền từ chức. Vào ngày 19-5, một đám đông biểu tình bên ngoài dinh thự của Thủ tướng và trước cung điện Hoàng đế, đã báo động các nhà chức trách.

        MacArthur đã ban hành một trong những tuyên bố khắc nghiệt nhất trong thời gian ông nắm quyền ở Nhật Bản. Đó là một cảnh báo chống lại các cuộc phá rối trật tự hoặc bạo lực “Có các yếu tố vô kỷ luật” de dọa đến trật tự của Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Ông cảnh báo chính phủ Nhật Bản phải hành động, nếu không SCAP sẽ ra tay. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp chống những người cánh tả. Sau đó, MacArthur lên án “Các cuộc đình công, bãi công và các hình thức nghỉ việc khác có hại cho các mục tiêu của quân chiếm đóng”.

        Quyền lực của MacArthur bắt đầu rạn nứt vào mùa xuân và mùa hè năm 1948 khi vội vàng chạy đua giành vị trí ứng cử viên của đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống. Ông đã tổ chức vận động tranh cử quá hời hợt. Vào lúc hội nghị tuyển chọn ứng cử viên diễn ra ở bang Wisconsin, ngôi sao đang lên - Thượng nghị sĩ Joe McCarthy tấn công MacArthur, coi ông chẳng khác gì một lão già đang vô vọng mơ đến nền chính trị Mỹ.

        Tại hội nghị đảng Cộng hòa, MacArthur chỉ giành được 7 phiếu trong vòng bỏ phiếu thứ nhất. Nhiều kẻ thù của MacArthur đã vui mừng ra mặt, vì đây là lần đầu tiên tinh thần chiến đấu của ông bị suy sụp. MacArthur chỉ còn nổi tiếng trên phương diện cá nhân với tư cách là người hùng ở nước Mỹ, nhưng trong con mắt của các chuyên gia ông chỉ là một nhà chính trị nhẹ ký.

        Vào cùng thời điểm đó, rõ ràng MacArthur gần như sụp đổ tinh thần vì các kế hoạch của ông đã bị cắt xén và quyền lực của ông bị kiềm chế lại. Ông đã hết sức cố gắng chứng minh các quan điểm chống cộng của mình bằng cách bắt đầu “Cuộc săn lùng phù thủy... cuồng loạn” (theo như cách mô tả của một người quan sát ở Đại sứ quán Anh). Báo chí đều rộ lên giọng điệu chống cộng và chống người lao động.

        Tướng Willoughby là động lực đứng phía sau cuộc vận động này thông qua các quân đoàn phản gián của ông. Các quân đoàn phản gián cho rằng, những người đình công đều có động cơ lý tưởng. Sự thật là điều kiện kinh tế bấp bênh của Nhật Bản cũng như giá cả tăng và lương thực thiếu hụt đã dẫn đến nhiều cuộc đình công và biểu tình. Tuy nhiên, MacArthur đã phản ứng dứt khoát. Công nhân khu vực nhà nước cuối cùng bị tước quyền đình công và thương lượng tập thể vì các nhà chức trách cho rằng, nó sẽ dẫn đến mối đe dọa về “Tình trạng vô chính phủ, nổi dậy và tàn phá”.

        Khi chính phủ Nhật Bản thực hiện các biện pháp này, đã có nhiều cuộc bãi công diễn ra khắp cả nước. SCAP đã chỉ đạo chính phủ Nhật Bản bắt những người đình công, những người hoạt động công đoàn và những người cộng sản. Thậm chí người Anh, các đồng minh của Mỹ trong Ủy ban Viễn Đông cũng đã kinh hoàng trước việc sử dụng quyền lực độc đoán một cách thẳng thừng này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:05:47 am »


        Cú đấm kết liễu được đưa ra vào tháng 11 năm 1948 khi Ủy ban An ninh quốc gia ban hành chỉ thị NSC 13/2 ra lệnh MacArthur không được thúc đẩy chính phủ Nhật Bản thực hiện các cải cách nữa, và nới lỏng các biện pháp đang gây sức ép cho nền kinh tế. Bây giờ, chính sách cải cách Nhật Bản chỉ còn là dĩ vãng. Nước Nhật sẽ được Mỹ đối xử như là một đồng minh quan trọng. Một trong các phụ tá của MacArthur đã phàn nàn cay đắng: “ít khi một quốc gia thua trận có thể được giao cho giữ một vai trò quan trọng như vậy chẳng bao lâu sau thất bại”. Chỉ 3 năm sau, nỗ lực chuyển đổi nền tảng xã hội chuyên chế và có tôn ti trật tự của Nhật Bản thành một xã hội dân chủ hiện đại đã chính thức ngưng lại. Như chúng ta đã thấy, việc thả hai quả bom nguyên tử, quyết định cải cách Nhật Bản thông qua các cơ quan đang tồn tại và quyết định giữ lại chế độ Hoàng đế đã đặt nhiều điều cản trở cho nỗ lực cải cách ngay từ đầu.

        Nhiều người đổ lỗi thất bại cho MacArthur. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, ông đã sử dụng hết lòng nhiệt tình và sức mạnh cho quá trình cải cách mặc dù có những sự hạn chế.

        MacArthur đã nỗ lực trung lập Nhật Bản, đưa nước này trở thành “Thụy Sỹ của châu Á”, như ông đã từng gọi. Các nỗ lực này tan thành mây khói chỉ sau 3 năm MacArthur rời khỏi Tokyo. Tuy nhiên, các cố gắng của ông không phải hoàn toàn vô ích. Nhật Bản vẫn chưa giải giáp hoàn toàn và là một thế lực quân sự không chắc chắn trong những thập kỷ tới. Sự phản đối hoàn toàn về việc tái vũ trang Nhật Bản của MacArthur là đúng, phản ánh lập trường và đánh giá của ông về đất nước này cũng như các mối đe dọa từ việc tái vũ trang. Ông hoàn toàn đơn độc ở phía cánh hữu chống cộng ở Mỹ khi đưa ra quan điểm này. Ông đã bị lép vế trước một liên minh không thể cản lại của những người chống cộng đang thống trị ở Washington và những người ủng hộ họ đang nằm dưới quyền chỉ huy của mình, nhóm người cầm quyền ở Nhật Bản và các quyền lợi tư bản công nghiệp. Về vấn đề này ông đã xuống nước, rút lại một số mục tiêu ban đầu.

        Sự chao đảo của SCAP nghiêng về phía cánh hữu diễn ra cùng lúc với sự biến động trong nền chính trị Nhật Bản, nhằm xác định cục diện chính trị của đất nước cho hơn 40 năm sau. Sự xuất hiện của mối đe dọa chủ nghĩa cộng sản, có thực ở châu Á nhưng rất mơ hồ ở Nhật Bản. Sự thay đổi sâu sắc về hướng đi ở Washington đã khiến chủ nghĩa bảo thủ ở Nhật Bản tái xác lập. Đảng Dân chủ Xã hội dù nắm quyền lực trong một thời gian ngắn trong thời kỳ chiếm đóng đã bị chia rẽ và không bao giờ quay trở về quyền lực một lần nữa. Nội các đứng giữa dòng của Ashida sụp đổ và đảng Dân chủ tự do, được thành lập từ một liên minh của hai đảng cánh hữu chính, lên nắm quyền dưới sự lãnh đạo cứng rắn của Shigeru Yoshida.

        Mảnh đất chính trị của Nhật Bản đã chuẩn bị cho nhiều thập niên kế tiếp. MacArthur đã lấy lại lòng tin quá muộn trong ít tháng sau đó: Ông đã triệt hạ chủ nghĩa cộng sản, phá vỡ quyền lực của các công đoàn và chia rẽ những đảng viên đảng Xã hội. Thực tế, Washington đã buộc ông phải làm như vậy. Nhật Bản trở về kiểu thống trị chính thể đầu sỏ thời Minh Trị khi quyền lực của MacArthur hoàn toàn sụp đổ. Từ năm 1948 trở di, ông chỉ còn là kẻ bù nhìn giống như vai trò của Hoàng đế Nhật Bản trong 2 năm trước đây. Vị tướng quân mới luôn sử dụng quyền lực thận trọng trong suốt thời kỳ chiếm đóng là Yoshida. MacArthur có thể tự nhủ lòng mình rằng, sự chuyển đổi sang cánh hữư là điều thực sự cần thiết trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với nhiều thách thức.

        Ông có thể đã không tin điều này: MacArthur đã chiến đấu ngoan cường và trong thời gian dài để thay đổi thực sự Nhật Bản trong thời kỳ ông là người có quyền lực nhất ở Nhật. Sự cay đắng tột độ mà ông cảm nhận vào thời điểm các sự kiện thay đổi được phản ánh trong những hồi tưởng của ông. Hồi tưởng của MacArthur hoàn toàn không nhắc đến con đường cải cách gập ghềnh và bị cắt xén. Giống như lý tưởng cơ bản mà mình theo đuổi, MacArthur kiêu hãnh về chương trình thay đổi của ông như thể nó thực sự đã được thực hiện xong.

        MacArthur, con người đã từng giành chiến thắng trong nhiều trận chiến, đã phải chịu thất bại trước liên minh mạnh mẽ và to lớn giữa các đối thủ là phe quân sự và phe bảo thủ ở Washington, trước mạng lưới gián điệp của Willoughby trong hệ thống cấp bậc của SCAP và sau cùng là trước sức mạnh dữ dội nhất: tầng lớp thống trị Nhật Bản, vì họ đã quyết định chống lại bất cứ thay đổi nào trong hệ thống chính phủ được thành lập bởi chính thể đầu sỏ Minh Tri.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:06:08 am »


        Tầng lớp thượng lưu của Nhật Bản cũng đã cản trở hầu hết tất cả những cải cách quan trọng. Cho đến cuối thời kỳ chiếm đóng, vấn đề quan trọng nhất là giải thể các tập đoàn tài phiệt, đã hoàn toàn không đạt được tiến bộ rõ ràng nào. Nền kinh tế Nhật Bản và cấu trúc công nghiệp vẫn hoàn toàn như trong thời kỳ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương khi các tập đoàn tài phiệt là thế lực mạnh hơn cả vào thời kỳ thập niên 1920. Nền kinh tế Nhật Bản vẫn năm dưới thống trị bởi một số ít các tập đoàn kinh tế khổng lồ hợp tác, canh tranh với nhau. Sự thống trị này kiểm soát tất cả thành công kinh tế và sự mở rộng của kinh tế Nhật Bản trong suốt những năm hậu chiến.

        Về các trung tâm quyền lực ở Nhật Bản, bộ máy công chức vẫn tồn tại không hề sứt mẻ và đã bắt đầu lại một thời đại sự thống trị vàng son mang tính chất chính thể đầu sỏ. Trong khi đó, những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt dù đã bị ghìm quyền lực xuống ở một vị trí thấp hơn nhiều trên nấc thang quyền lực, nhưng chưa bị loại trừ hoàn toàn như ý định ban đầu.

        Đẳng cấp thứ tư đã bước vào bộ máy quyền lực đó là tầng lớp chính trị. Mặc dù tầng lớp chính trị này có vai trò ý nghĩa hơn so với trước chiến tranh, nhưng vẫn chưa thực sự có quyền lực tối cao. Trong bất kỳ nền dân chủ nào, các nhà chính trị được bầu cử là người đứng đầu trong số những tầng lớp ngang hàng là bộ máy công chức, tầng lớp doanh nhân, công đoàn và lực lượng vũ trang (và các cơ quan an ninh) và báo chí.

        Ớ Nhật Bản, mô hình này đã bị méo mó dù MacArthur đã nỗ lực rất nhiều để cải cách nó. Các tập đoàn tài phiệt với quyền lực kinh tế và bộ máy công chức rõ ràng là hai thế lực cao cấp hơn hết, đứng thứ hai là tầng lớp chính trị còn lực lượng vũ trang chỉ đứng thứ tư. Cả công đoàn lẫn báo chí không được kể đến.

        MacArthur xuất thân từ nền tảng bảo thủ là quân đội Mỹ. Ông đã chiến đấu ngoan cường và thông minh với người Nhật. Tuy nhiên, ở cương vị quản gia, ông không chỉ là người chống lại nỗ lực của nhiều người dân Mỹ muốn Nhật Bản phải nếm mùi vị báo thù mà còn là người duy nhất trong lịch sử đất nước Mỹ thành lập loại hình chính quyền dân chủ với giá trị đại chúng, ngăn chặn sự duy trì cơ cấu quyền lực truyền thống.

        Trong hơn 2 năm, ông đã đại diện cho những người theo chủ nghĩa duy tâm dưới quyền chiến đấu với sức mạnh to lớn. Tuy nhiên, một liên minh lớn mạnh giữa khu vực tư nhân Nhật Bản và bộ máy công chức, những người chống cộng trong bộ máy điều hành của ông và phe công nghiệp cùng với quân đội ở Mỹ đã đè bẹp MacArthur. Giống như ở Bataan, ông đã thua vì sức mạnh áp đảo của kẻ dịch. Tuy nhiên, những gì ông đã làm được trong cuộc tranh đấu này cũng không phải là nhỏ. Ông đã giảm quyền lực quân đội xuống còn vị trí thấp và đặc biệt khai mở nền dân chủ ở Nhật Bản.

        Một bước ngoặt khác xảy ra vào đầu năm 1949 khi Joseph Dodge, một nhà kinh tế bảo thủ, đến Nhật Bản. Ông đã soạn thảo “Chín Chỉ dẫn” để giới thiệu nền kinh tế thị trường vào chính sách kinh tế xã hội mới của Nhật Bản. Ngân sách đã được cân bằng. Vào tháng 4 năm 1949, tỷ lệ hối đoái cố định được giới thiệu là 360 yên ăn một đôla nhằm làm giảm giá trị đồng yên để kích thích xuất khẩu. Bộ Thương mại và Uy ban Thương mại đã được hợp nhất để tạo ra Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) giúp kiểm soát và tăng trưởng kinh tế Nhật Bản suốt thập niên 1950.

        Luật chống tập đoàn tài phiệt được nới lỏng và các quyền lực chính quyền gia tăng. Chi tiêu chính phủ được kiểm soát. Kết quả có thể dự đoán được: Nền kinh tế hướng về sự suy thoái cũng như dự trữ phúc lợi đã bị siết chặt và hàng loạt vụ phá sản diễn ra, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

        Tạp chí ủng hộ chủ nghĩa bảo thủ Mỹ Tin Mỹ và thế giới đã gọi chính sách này là “Tự sát kinh tế” và nói rằng, Nhật Bản đang “Trên bờ vực của suy thoái kinh tế”. Nền kinh tế Nhật Bản được cứu vãn nhờ nhu cầu về các sản phẩm của Nhật Bản tăng vọt khi cuộc chiến tranh Triều Tiên xảy ra. Nhờ vậy, 2,3 tỷ đôla đã được rót vào nền kinh tế Nhật trong 3 năm, bằng khoản viện trợ mà Nhật Bản nhận được trong cả thời kỳ bị chiếm đóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:07:47 am »


Chương 32

NHÂN TÍNH HOÀNG ĐẾ

        Sue nhận chức tư lệnh tối cao, MacArthur đã tiên đoán khi cho rằng, nếu thời gian chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản kéo dài hơn 3 năm, công việc sẽ không hoàn thành. Trên phạm vi rộng, ông đã chứng tỏ điều này đúng. Hai năm cuối cùng là thời gian khó khăn đối với những cải cách của MacArthur. Trong thời gian này, chiều hướng cải cách đang bị đảo ngược vì liên minh xấu xa giữa nhóm quyền lợi doanh nghiệp và phe cánh hữu Nhật Bản.

        Tuy nhiên, sự chuyển đổi đáng chú ý nhất trong thời kỳ chiếm đóng là mối quan hệ giữa MacArthur với Hoàng đế Nhật. Ông đến nước này với tư cách là người chiến thắng. Ông hào hiệp chìa tay giúp đỡ kẻ thù bị đánh bại và chứng kiến ngôi sao Hirohito đang lên, còn sự nghiệp của mình thì đi xuống mặc dù bản thân ông không nhận thấy điều này. Vị Thiên hoàng nhỏ bé lê bước trong chiếc áo bành tô màu đen, đã chứng minh cho thấy ông ta là một nhà chính trị sắc sảo hơn vị tướng đầy quyền lực MacArthur. Xóa bỏ tội ác chiến tranh cho Hirohito để giữ gìn một chính phủ đang hoạt động mà thông qua nó ông có thể điều hành Nhật Bản, MacArthur đã cho thấy tất cả đều quá thành công. Ông ủng hộ Hirohito suy yếu trong thời kỳ hậu chiến vì tin rằng mình có thể kiểm soát được ông ta.

        Vị tướng quân người Mỹ đã tìm cách bảo vệ Hirohito tránh khỏi bị truy tố như là tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, sự ủng hộ của ông đối với Hoàng đế thực sự còn nhiều hơn thế nữa. Như ta đã thấy, không chỉ trong Hoàng gia mà còn ở khắp Nhật Bản vào năm 1946 mọi người đều cảm thấy khả năng Hirohito thoái vị để nhường ngôi cho con trai rất cao. Thậm chí vào cuối cuộc chiến Nội các Nhật Bản đã tính đến chuyện này, không phải vì họ tin Hirohito là tội phạm gây ra chiến tranh mà đơn giản chỉ là để ông phải gánh trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Trước đây đã có những tiền lệ thoái vị như vậy. Hoàng đế Uda, người đã trị vì vào thế kỷ 9 đã thoái vị. Ngay chính vua cha của Hirohito cũng đã nhường ngôi khi ông bất lực. Hoàng tử Higashikuni, chú của Hoàng đế và là Thủ tướng đầu tiên sau khi Nhật Bản đầu hàng đã kêu gọi Hoàng đế thoái vị. Một số các nhân vật cấp cao có trách nhiệm, trong đó có nhà nghiên cứu hiến pháp Soichi Sosaki và nhà hiền triết đạo Phật nổi tiếng Hajime Tanabe, cũng hối thúc Hirohito nhường ngôi.

        Tháng 6 năm 1946, nhà thơ Miyoshi Tatsuji đã buộc tội Hoàng đế không phải vì ông đã tuyên chiến, cũng không phải vì ông không chịu trách nhiệm cho thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh, mà vì Hoàng đế phản bội những người lính trung thành đã hy sinh tính mạng trong cuộc chiến vì Hoàng đế.

        Tuy nhiên, tướng Fellers đã nói rõ ràng với những người Nhật này rằng, đây không phải là vấn đề. ông đã thông báo cho các quan chức cấp cao Nhật Bản:

        Sẽ thuận tiện nhất nếu phía Nhật Bản có thể chứng minh với chúng tôi rằng, Hoàng đế Hirohito hoàn toàn không có trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng các phiên tòa sắp tới là cơ hội tốt nhất để làm điều này. Đặc biệt Tojo phải gánh tất cả trách nhiệm tại phiền tòa xét xử ông ta. Nói cách khác, tôi muốn các ông phải buộc Tojo nói như sau: “Tại Hội nghị Hoàng đế diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu, tôi đã quyết định dẫn Nhật Bản vào chiến tranh cho dù Hoàng đế chống lại quyết định gây chiến với Mỹ”.

        Thiếu tướng Elliott Thorpe, cố vấn tình báo của MacArthur giải thích suy nghĩ đăng sau quyết định này:

        Nếu làm khác, chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh hỗn loạn. Tôn giáo cũng mất, chính phủ cũng mất vì ông là biểu tượng duy nhất của sự kiểm soát. Bây giờ tôi biết ông ấy có tội nhưng ông ấy cũng có ích rất nhiều đối với chúng tôi, và đó là cơ sở để tôi đề nghị MacArthur giữ ông ấy lại.

        Vấn đề này rộ lên một lần nữa vào năm 1948 khi phiên tòa xét xử ở Tokyo kết thúc. Lúc bấy giờ nhiều người Nhật cho rằng, việc thoái vị sẽ không khiến Hirohito bị đưa ra tòa xét xử mà chỉ là một hình thức trừng phạt ông, trong khi một số bộ trưởng trung thành nhất của ông bị xử tử. Fellers đã tính đến điều nguy hiểm này. Ông cho rằng, thoái vị sẽ là một chiến thắng cho tất cả những người cộng sản và Liên Xô. Đó sẽ là một cú đấm đối với sự chiếm đóng của MacArthur, vì sự thành công của ông là đã tận dụng tốt danh tiếng và mối quan hệ cá nhân của Hoàng đế. Theo Fellers:

        ... Sự thoái vị của ông, đặc biệt nếu diễn ra cùng lúc với bản tuyên án tội phạm chiến tranh, sẽ khiến thế giới xem Hoàng đế như là một trong những người thuộc phe phái chủ nghĩa quân phiệt. Điều này tất nhiên là không hoàn toàn đúng. Nó sẽ đảo ngược công luận ở Mỹ đang có nhận định rằng, Hoàng đế Nhật Bản không có trách nhiệm trong cuộc chiến tranh này. Thoái vị sẽ khiến Hoàng đế được khắc tên trong lịch sử là người đã có thiện cảm với những tội phạm chiến tranh. Vì thiện cảm với họ nên ông đã thoái vị.

        Ngày nay, Nhật Bản đang hấp thu tác động mãnh liệt của nền văn minh phương Tây. Nhật Bản cần một tác động ổn định mà chỉ có Hoàng đế có thể tạo ra. Ông phải là một phần của Nhật Bản mới. Ông phải giúp nước Nhật tái hòa nhập với cộng đồng các quốc gia khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:46:20 pm »


        Vào cuối thời kỳ chiếm đóng, Marquis Kido, cựu trưởng nhóm cố vấn của Hirohito đã kêu gọi Hoàng đế thoái vị “để phục tùng sự thật”. Sự can thiệp của Kido có ý nghĩa rất lớn. Ông ta đã tham dự tất cả các cuộc họp của Hoàng đế thời chiến. Không nghi ngờ gì nữa, ít nhất ông ấy đã nghĩ rằng, Hoàng đế có vai trò chủ động khi theo đuổi chiến tranh. Tuy nhiên Hirohito từ chối thoái vị, thậm chí từ chối đưa ra lời xin lỗi lúc ông chính thức nhận lại quyền lực tối cao sau khi MacArthur ra đi.

        Thoái vị nghĩa là Hirohito đã hành động vị tha và chính thức chấp nhận tất cả trách nhiệm cho các sự kiện dẫn đến chiến tranh. Tất nhiên, ông sẽ không phải chịu hy sinh tột cùng giống những người bị xử tử như là tội phạm chiến tranh. Cho dù ông không thoái vị, nhiều người cho rằng, Hirohito cũng phải chính thức ban bố huấn lệnh nhận trách nhiệm cho cuộc chiến tranh.

        Tranh luận về vấn đề này trở nên công khai vào tháng 5 năm 1948 khi Chánh án tòa tối cao Shigeru Mibuchi nói rằng: “Nếu vào cuối cuộc chiến, Hoàng đế chấp nhận ban bố bản công bố nhận trách nhiệm, người dân Nhật Bản sẽ rất cảm động”. Hirohito đã bảo vệ quyết định không thoái vị với một viên chức hoàng gia: “Tôi giống như con chim hoàng yến đang ở trong một cái lồng đã được mở và một người nào đó nói: Hãy bay đi! Tôi phải đi đâu? Nếu tôi có một bài hát để hát, tại sao phải uổng phí bài hát này ở những nơi mà cơn gió có thể thổi nó đi?”.

        Một tháng sau đó, Chủ tịch Đại học Tokyo, Shigeru Nanbara nói thẳng thắn hơn:

        Tôi cho rằng Hoàng đế nên thoái vị. Và tôi không phải là người duy nhất muốn như vậy. Đây là ý kiến mà các nhà giáo dục khắp Nhật Bản đều đồng tình từ các giáo viên tiểu học cho đến các giáo sư đại học. Điều duy nhất là ông cần cân nhắc tác động của việc thoái vị đối với người dân Nhật Bản và cẩn thận lựa chọn thời gian công bố thoái vị. Ông phải tự nguyện thoái vị chứ không phải vì sức ép của người dân và các nhà chính trị.

        Thậm chí một người trung thành và ủng hộ Hirohito như Kawahara cũng kết luận:

        Hirohito là trường hợp duy nhất thoát khỏi phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh Viễn Đông bởi vì điều này có lợi về mặt chính trị cho người Mỹ và các thế lực chiếm đóng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đã xá tội cho ông. Như đã lưu ý trước đày, nếu ông xin lỗi và công khai nhận trách nhiệm sau khi chiến tranh kết thúc, vấn đề này không còn gây tranh cãi ở Nhật Bản... Tôi không tin sau khi đã cân nhắc tất cả, các nhà lịch sử sẽ nói về Hoàng đế Hirohito rằng: Ông ta có thể có tính cách cao quý và thanh khiết, nhưng vì một lý do nào đó, bản thân ông không bao giờ chấp nhận trách nhiệm cho cuộc chiến này.

        Việc Hirohito tiếp tục tại vị nhấn mạnh một cách sinh động về sự từ chối nhận trách nhiệm chiến tranh của Nhật Bản giống như nội dung bản tin phát thanh tuyên bố đầu hàng, và báo hiệu mọi sự từ chối xin lỗi tiếp theo. Quyết định không thoái vị của Hirohito không chỉ là trách nhiệm mà còn là lời khẳng định quả quyết rằng, Nhật Bản cảm thấy không làm sai điều gì về nguyên tắc. Với các tiền lệ trong lịch sử và thái độ sẵn sàng chấp nhận Hoàng đế thoái vị của người dân Nhật Bản thì những cảnh báo của MacArthur về mối nguy hiểm của các cuộc nổi dậy và chủ nghĩa cộng sản có thể xem là đã quá cường điệu.

        Phe cánh hữu có thế cho rằng, chiến tranh đã không làm thay đổi điều gì cả. Hoàng đế Hirohito vẫn thống trị và thực sự có ưu thế so với những kẻ chiếm đóng đất nước.

        Nếu Hoàng đế Nhật Bản công khai nhận trách nhiệm và từ bỏ ngai vàng chứ không chỉ nhận trách nhiệm với tư cách cá nhân trong văn phòng của MacArthur, người Nhật sẽ có được một luận chứng thực tế không thể chối cãi rằng, Nhật Bản đã sai khi phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Thực tế cũng giống như trong nội dung bản tin phát thanh tuyên bố đầu hàng, ông đã không công khai thừa nhận tội cũng như Nhật Bản không công khai nhận lỗi.

        Đối với người Mỹ chiếm đóng, việc người đàn ông này có trách nhiệm trên danh nghĩa trong cuộc chiến tranh được phép tiếp tục tại vị là điều khác thường. Điều này không chỉ phá vỡ tiền lệ lúc sụp đổ của Kaiser và Hoàng đế Áo-Hung sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất cũng như sự thất bại của Hitler và Mussolini trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, mà còn phá vỡ tiền lệ về việc đối xử với các kẻ thù bại trận trong xuyên suốt lịch sử con người.

        Việc Hirohito được tại vị có một tác động nữa sâu sắc và tinh tế hơn. Nó khiến nhiều người trong hệ thống chính quyền có cấp bậc ở Nhật Bản cảm thấy rằng, mặc dù hình thức chính quyền đã thay đổi, nhưng căn bản nội dung của chính quyền là kiểu quyền lực hình chóp có thứ bậc chứ không thay đổi. Hiến pháp Nhật Bản (được Mỹ góp ý soạn ra) khẳng định rằng, quyền lực của Hirohito phải xuất phát từ ý nguyện của nhân dân. Tuy nhiên, chiếc áo giáp to lớn bảo vệ chủ nghĩa chuyên chế và sự tôn kính theo truyền thống phụ thuộc rất ít vào những lời lẽ được viết ra trong Hiến pháp vốn do người ngoài áp đặt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:46:53 pm »


        Nếu đa số dân chúng tiếp tục tin rằng địa vị của Hoàng đế là quyền lực cao nhất ở Nhật Bản, lúc đó tình huống cũng không khác gì trước đây. Quyền lực Hoàng đế luôn là biểu tượng như một thác nước lớn chinh phục tất cả hệ thống bên dưới ông. Bây giờ ông không có quyền lực thực sự, nhưng nếu biểu tượng đó vẫn còn trong lòng người dân thì hệ thống quyền lực có thứ bậc cũng còn tồn tại. Tất nhiên, bây giờ chính phủ có thể bị sa thải qua bầu cử nhưng nền dân chủ của Nhật Bản đã bị điều chỉnh một cách thầm lặng để bảo đảm là các lực lượng bảo thủ vẫn còn tồn tại vĩnh cửu trong chính quyền. Hirohito đã từng là một nhân vật bù nhìn trước cuộc chiến tranh mặc dù ông nắm giữ một số quyền lực về quân dự bị mà ông rất ngại sử dụng.

        Sau chiến tranh, ông chính thức được coi như là một kẻ bù nhìn và bị tước hết tất cả quyền lực này. Tuy nhiên đằng sau hậu trường, khó mà tin được là ông không hành động nhiều như trước đây. Tức là, ông chi phối ảnh hưởng của mình thông qua các cố vấn và đôi khi bày tỏ ý kiến cá nhân mà chắc chắn có quyền lực rất lớn. Tuy nhiên, chính quyền và các cố vấn của ông bây giờ sẽ cực kỳ cẩn trọng chứ không để lộ ra sự tồn tại những quan điểm và ý kiến như vậy.

        Tại sao MacArthur vẫn liều lĩnh ủng hộ Hoàng đế Nhật Bản chống lại các lời kêu gọi ông thoái vị? Ông không thể nói rằng nếu chế độ Hoàng đế bị đe dọa, sự gắn kết của Nhật Bản sẽ bị tác động xấu. Một Hoàng đế nhỏ tuổi và một Hoàng thân nhiếp chính sẽ tiếp tục bảo tồn truyền thống như đã từng xảy ra vào thập niên 1920. Câu trả lời là MacArthur tin rằng nếu giữ Hirohito ở lại, ông có thể rảnh tay trong suốt thời kỳ chiếm đóng.

        Hoàng đế quyết định chống lại việc này. Để cảm ơn vì được cho phép ở lại, ông đã tìm cách giành sự ủng hộ rộng rãi của người dân bằng cách di thăm viếng khắp đất nước. Một vị thánh xa cách đã thực hiện chuyến đi nổi tiếng giống như việc mà Hoàng đế Minh Trị từng làm khi ông đi khắp Nhật Bản vào năm 1872. Chuyến đi này có hai mục đích: Gạt bỏ trong lòng người dân sự căm thù ông vì kết quả thất bại của cuộc chiến, và bắt đầu xuất hiện như là một nhân vật độc lập từ dưới cái bóng của MacArthur.

        Đó là một thủ thuật xuất sắc trong chính trị và quan hệ công chúng. Ban đầu các quan chức tòa án phản đối quyết liệt chuyến đi này, nhưng MacArthur đã nhiệt thành ủng hộ vì ông không nhận ra được ẩn ý đầy đủ dằng sau chuyến đi của Hirohito.

        Hoàng dế đã làm tốt vai trò lãnh đạo người dân Nhật Bản phản kháng sự chiếm đóng. Đã có một sự hoán đổi lạ thường: Trong khi MacArthur đang cư xử như thể là một vị vua chuyên quyền và xa dân của phương Đông thì Hirohito lại hoạt động như một nhà chính trị người Mỹ khi vận động tranh cử.

        Với việc từ bỏ khái niệm oai nghiêm của hoàng gia, Hoàng đế bị các đối thủ cánh tả công kích dữ dội cũng như bị các nhà báo nước ngoài chế nhạo cay độc. Nhưng tất cả những điều này đều đã có tác dụng có lợi cho ông.

        Mark Gayn, phóng viên của tờ Chicago Sun mô tả Hirohito “Là một người đàn ông nhỏ bé thảm hại, bị buộc phải làm một công việc khó chịu và đang cố gắng một cách tuyệt vọng để kiểm soát thân thể, khuôn mặt và giọng nói bất phục tùng của mình”. Hoàng đế chỉ “Cao

        khoảng l,6m và mặc bộ đồ vét tông vằn xám được may xấu với hai ống quần quá ngắn. Khi bước đi, ông vung chân phải sang một bên như thể không kiểm soát được nó. Ông rõ ràng dễ bị kích động và đau ốm. Và không biết chắc chắn ông sẽ làm gì với bàn tay và cánh tay của mình”. Tuy nhiên sự mô tả này đã trượt ra khỏi trọng tâm. Đối với dân chúng Nhật Bản, việc Hoàng đế từ “trên mây” hạ cố xuống tìm kiếm sự ủng hộ đã là quá đủ. Vào những thời điểm tuyệt vọng sau chiến tranh, việc Hoàng đế xuất hiện với lối ăn mặc xoàng xĩnh và tính cách khiêm nhường rất phù hợp với hoàn cảnh lúc đó, phản ánh được nỗi đau của người dân.

        Hirohito và các cố vấn thừa nhận rằng, bây giờ Hoàng đế phải lộ diện ra cho người dân thấy bằng hàng loạt chuyến đi xung quanh các thành phố và nhà máy trên cả nước. Đối với một người đàn ông trạc tứ tuần chưa bao giờ có bất cứ tiếp xúc nào với thường dân, quyết định của ông là rất dũng cảm và chắc chắn có cảm giác đau đớn lúc đầu. Ông vẫn còn có khoảng cách với mọi người vì họ thích cúi chào. Cách trò chuyện của ông vẫn cứng nhắc khiến ông phải dùng nhiều từ đệm: “À”, “Vậy”,... Câu trả lời kèm từ “Thực sự" đã trỏ thành thương hiệu của ông. Các đám đông đổ xô đi nhìn ông ở Kawasaki, Osaka, Nagoya. Mọi người tụ tập đông đúc giẫm lên chân ông, túm lấy áo ông như thể ông là một ứng cử viên tổng thống Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:48:01 pm »


        Hirohito và những người tùy tùng thường xuyên hạ trại ở các văn phòng chính quyền, lớp học và trên các toa xe lửa. Ông làm như thể mình đang vận động để được tái cử. Việc Hirohito khám phá ra các khía cạnh bình thường của cuộc sống hàng ngày đã làm cho cách trò chuyện của ông vui hơn. Khi đi khảo sát tàn tích ở Hiroshima sau vụ ném bom nguyên tử, ông đã nói rằng, “Dường như có sự thiệt hại to lớn ở đây”. Tuy nhiên, lời nhận xét của ông về điều kiện sống của tầng lớp nông dân là điển hình của sự vô cảm của hoàng gia:

        Nông dân có cuộc sống hạnh phúc theo cách riêng của họ. Người ta không thể nói rằng, các thành viên của tầng lớp quý tộc luôn hạnh phúc. Tôi hưởng sự tự do khi thực hiện chuyến đi thăm châu Au. Đó là thời gian duy nhất tôi cảm thấy vui vì có thể trải nghiệm một cảm giác tự do tương tự... Những người nông dân nên nghĩ về sự thú vị của thiên nhiên dành cho họ để tận hưởng chứ không chỉ chú ý vào các khía cạnh bất tiện trong cuộc sống của mình.

        Các chuyến đi bắt đầu vào tháng 2 năm 1946. ông đã đến hầu hết mọi nơi khắp Nhật Bản. Ông thu hút sự nhạo báng của các nhà báo Mỹ, những người hoàn toàn không nhận ra trọng tâm trong cuộc vận động của ông là tranh thủ sự ủng hộ của dân thường, những người đang chứng kiến chuyến đi qua một lần duy nhất của một vị thánh có phong cách mộc mạc và vụng về không giống như họ đã mường tượng. Thời báo Nippon viết một cách trìu mến:

        Nỗ lực hiện tại của Hoàng đế nhằm nhân tính hóa bản thân may mắn đã không gặp thất bại vì bất cứ rủi ro nào... Không phải ai cũng có thể cầm một cái quạt bằng các ngón chân để tự quạt. Hoàng đế Hirohito không chỉ có thể diễn trò này mà còn có thể làm như vậy khi đang bơi. Ông có thể bơi trong mưa mà vẫn cầm một cái dù đã mở bằng một tay.

        Vào cuối năm 1947, khi Hirohito đến thăm Osaka, ông được tiếp đón rất hoành tráng. Hàng ngàn người cầm cờ vẫy chào. Rõ ràng là họ coi Hirohito như biểu tượng của niềm tự hào quốc gia trong suốt thời kỳ bị chiếm đóng, mặc dù họ không thể tự do biểu lộ điều này. Chuyên thăm của Hirohito đến Hiroshima vào ngày 7-12-1947 thực sự có tính biểu tượng vì nó diễn ra đúng vào lúc kỷ niệm 6 năm trận đánh Trân Châu Cảng. Nó nhắc người Nhật nhớ lại người Mỹ đã đối xử với Nhật Bản tệ như thế nào hơn là người Nhật đã đối xử với Mỹ vào Ngày ô nhục của nước Mỹ:

        Biểu hiện rõ ràng nhất của tinh thần dân tộc chống Mỹ là hình ảnh các trẻ em đang đứng bên cạnh mẹ chúng. Trên gương mặt các bà mẹ là những thớ sẹo nổi lèn đỏ tấy trong khi đó gương mặt những đứa con của họ củng bị biến dạng. Trong khi máy ảnh chớp liên tục và đảm đông đang sấn tới, Hoàng đế tay cầm mũ lắng nghe người ta phát biểu giải thích những gì đã xảy ra với những bà mẹ và những đứa con này. Ông thỉ thầm những câu thán, “Thật như vậy sao?”. Như thể ống đang nói trước một chiếc micro. Sau đó, môi ông run lèn bần bật và ông cúi đầu chào rồi quay trở lại xe. Lúc này, đám đông trở nên kích động. Họ hét lớn những tiếng vạn tuế. Mọi người đổ xô tới trước với ánh mắt long lanh và khống che giấu cảm xúc. Các quan chức Hoàng gia và cảnh sát bị xô đẩy trước khi Hoàng đế lên xe. Không ai đụng được Hoàng đế nhưng nhiều người cảm thấy hạnh phúc khi chạm được vào chiếc xe ông.

        Đoàn của Hoàng đế tiếp tục hành trình đến nơi viếng thăm tiếp theo. Đó là một quảng trường tạm thời nơi thị trưởng và các quan chức thành phố và đám đông 50 ngàn người, khoảng 15% dân số thành phố đang đứng chào đón ông... Tại đây một lần nữa, bạn có thể thấy mọi người khóc xúc động... Hoàng đế lên bục cao... và máy ảnh chụp ông liên tục ở mọi góc độ. Rút một tờ giấy từ túi ra, ông đọc một bài phát biểu ngắn gọn... Tại thị sảnh thành phố, ông đã trèo lèn mái nhà nơi thị trưởng đang cầm bản đồ thành phố chỉ cho ông thấy quang cảnh thành phố và dự kiến quy hoạch thành phố như thế nào... Người ta đã chuẩn bị một ống nhòm đặt trên chiếc khăn tay màu tím để phục vụ Hoàng đế nhưng ông không dùng. Đây là lần đầu tiên trong ngày hôm đó, ông đã vượt qua sự hồi hộp và lo lắng.


        Với sự nhạy bén chính trị tuyệt vời, Hirohito đã trở thành trung tâm trong cuộc chống đối sự thống trị của Mỹ. Đó là cuộc chiến giữa vị tướng quân người Mỹ cứng rắn, nghiêm khắc, xa cách đang thống trị Nhật và Thiên hoàng Nhật Bản đã hiện thân là con người trong con mắt người dân Nhật Bản. Thực tế, MacArthur đã trả tự do cho người dân Nhật Bản. Bây giờ ông được coi như là kẻ chuyên quyền. Hirohito chưa bao giờ là một người dân chủ trước đây nay đã trở thành một sự hiện thân cho người dân Nhật Bản. Đó là một điều trớ trêu lớn của lịch sử. Một vị Hoàng đế cha truyền con nối lại có kỹ năng chính trị giỏi hơn người đại diện dân chủ tài năng của nước Mỹ. Nếu MacArthur thắng hiệp một, thì Hirohito đã thắng tuyệt đối ở hiệp hai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:48:52 pm »


        Tuy nhiên, sẽ là một nhầm lẫn lịch sử khi cho rằng những công việc tướng quân MacArthur thực hiện là một sự thất bại. Trái lại, đó là một trong những thử nghiệm chính trị bạo gan nhất mà một người đơn độc dám làm. Thực tế, thành công ở mức độ 3/4 hoặc thậm chí một nửa cũng đã đạt được ý nghĩa quan trọng và cho thấy là MacArthur không quá tệ. Trong chưa đầy 6 năm, ông đã cố gắng thực hiện một cuộc cách mạng hòa bình ở một đất nước 80 triệu dân, nơi người dân đang sống trong nền chính trị và văn hóa kiểu thời Trung cổ mặc dù có nhiều thành tựu khọa học và công nghiệp trong suốt thế kỷ 20.

        Ông đang tìm cách thay đổi lịch sử 2.000 năm của một đất nước trong một khoảnh khắc. Ông đã phục hồi dân chủ và sự tự do báo chí vốn chỉ xuất hiện thoáng qua suốt thập niên 1920. Ông đã cố gắng xóa bỏ địa vị thần thánh của Hoàng đế Nhật Bản và đưa ông ấy xuống vị trí của quân chủ lập hiến. Ông đã giới thiệu cải cách đất đai có ảnh hưởng sâu rộng, làm gãy sống lưng của các gia đình phong kiến kiểu cũ đứng đằng sau thời kỳ Duy tân Minh Tri. Cải cách đất đai cũng đã tạo ra một tầng lớp bảo thủ tiểu chủ nông nghiệp, những người đi đầu ủng hộ nền dân chủ mới.

        Ông cũng đã tấn công mạnh vào bức tường của đời sống kinh tế Nhật Bản, là các tập đoàn độc quyền thống trị nền kinh tế công nghiệp và giúp những kẻ chủ nghĩa quân phiệt ngoi lên nắm quyền lực trong thời kỳ trước chiến tranh. Ông đã cố gắng đập gãy sống lưng của chủ nghĩa quân phiệt, phân rã bộ máy chiến tranh và phá hủy vũ khí của họ. ông đã cố gắng thanh lọc những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt và những người ủng hộ họ ra khỏi những vị trí nắm giữ quyền lực. Tất cả những điều này đã được thực hiện trong tình cảnh nhạy cảm của một người chiến thắng vĩ đại trong lịch sử. Trong khi các nạn nhân của quân xâm lược Nhật Bản đang gào thét đòi báo thù, ông đã đối xử hạn chế, khoan dung và tôn trọng các truyền thống và các cơ quan tổ chức của Nhật.

        Sau những tội ác kinh hoàng do quân Nhật gây ra cho người dân ở những nước đang bị họ thống trị, quân Mỹ chiếm đóng đáng lẽ có thể trả thù và đối xử tàn bạo (và khiến người dân Nhật Bản căm thù). Thay vì như vậy, mặc dù người Mỹ có những việc làm thái quá và thô bạo ở Nhật, nhưng MacArthur đã để lại một di sản là sự kính trọng bản thân ông như là một tướng quân.

        Ông đến với tư cách là người chiến thắng và đã đối xử như là một người giải phóng. Đó chính là một thành tựu cao quý. Thực tế, ông đã không thực hiện cải cách thành công trong nhiều lĩnh vực và cuối cùng đã bị các cơ quan, tổ chức của Nhật Bản và các nhóm quyền lợi kinh doanh ở Mỹ đánh úp. Nhưng những điều này không làm giảm đi sự vĩ đại của các cải cách mà ông nỗ lực thực hiện. Có lẽ ông là kẻ chinh phục khoan dung và anh minh nhất trong lịch sử nước Mỹ.

        Vào đầu tháng 3 năm 1947, MacArthur đã gặp gỡ một số nhà báo và nói cho họ biết đã đến lúc sự chiếm đóng kết thúc:

        Bây giờ đã đến lúc chúng ta đàm phán hòa bình với Nhật Bản. Tôi nghĩ mục đích quân sự của quân chiếm đóng đã được hoàn thành. Dưới sự chỉ huy của chính quyền chiếm đóng, giai đoạn chính trị cũng đang hoàn thành... Giai đoạn thứ ba là kinh tế... Tuy nhiên đây không phải là giai đoạn mà chính quyền chiếm đóng giải quyết. Chúng ta chỉ có thể thực hiện các biện pháp bóp nghẹt kinh té của các tập đoàn tài phiệt.

        Sự thật là ông đã tuyệt vọng và muốn rời khỏi Nhật Bản trước khi các cải cách của mình bị cắt xén. Lúc này, MacArthur không còn được toàn quyền ở Nhật Bản nữa. Trước liên minh Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Tổng thống Truman, giờ đây MacArthur chỉ là một con vịt què sắp đến lúc phải thoái trào. Rõ ràng Kerman và Ngoại trưởng Dean Acheson, một người thuộc dòng dõi quý tộc ghét cay ghét đắng MacArthur, muốn đưa tướng Maxwell Taylor thay thế chức tư lệnh tối cao của MacArthur, nhưng không thành.

        Khi quyền lực của ông bị suy giảm và các biện pháp mà Dodge giới thiệu đã khiến nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng bế tắc, MacArthur đã nổi giận vì không thể kiên nhẫn chờ một hiệp định hòa bình để kết thúc chiếm đóng trước khi các cải cách của mình bị dỡ bỏ. Ông đã quan sát các diễn biến ở Washington với tâm trạng chán chường. Ông phê phán nước Mỹ về sự sụp đổ của sự chống cự của chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc chống lại những người cộng sản của Mao Trạch Đông.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM