Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:21:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10980 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:28:08 am »


        Điều khoản “Không chiến tranh” là một điều khoản rất đáng chú ý trong bất cứ bản hiến pháp nào, nhất là trong hiến pháp Nhật Bản thì lại càng đáng chú ý hơn.

        Nội dung của điều khoản như sau:

        Với khát khao thực sự về hòa bình quốc tế dựa trên công lý và trật tự, người dân Nhật Bản mãi mãi không coi chiến tranh như là quyền tối thượng của quốc gia và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Để hoàn thành mục tiêu của đoạn văn trên, các lực lượng không quân, hải quân, lục quân cũng như các lực lượng chiến tranh tiềm ẩn khác sẽ không bao giờ được duy trì nữa.

        Việc giải trừ quân bị Nhật Bản được thực hiện thông qua tổ chức đồ sộ của các lực lượng MacArthur. Các chương trình hồi hương và giải ngũ cho 8 triệu người Nhật đã được thực hiện xong. Ngoài ra, tất cả kho chứa vũ khí và đạn được và các kho chứa hàng đã được định vị. Hầu hết những kho hàng này chỉ được che dấu sơ sài để chống lại sự xâm chiếm của quân Mỹ. Các kho đạn thường xuyên bị nổ, và có một lần cả kho thuốc nổ nổ tung làm thiệt mạng hàng chục công nhân Nhật Bản. Một vụ nổ kho đạn khác cũng xảy ra ở sân bay Tatayama.

        Xe tăng, súng, các vũ khí phòng không và máy bay đều bị cắt nhỏ. Tàu được chia cho các nước chiến thắng và một số bị đánh đắm, hoặc sử dụng trong các vụ thử nghiệm bom nguyên tử. Người Mỹ thu giữ 120 ngàn súng bazooka. 81 ngàn súng trường và 2.200 vũ khí tự động cùng tất cả hệ thống phòng không của Nhật Bản và máy bay chiến đấu đều bị phá hủy. Các sân bay được chuyển qua sử dụng cho mục đích nông nghiệp và không người Nhật nào được phép lái máy bay, dù chỉ là máy bay dân sự. Kho trang thiết bị khổng lồ của lực lượng phòng vệ dân sự cũng bị tịch thu bao gồm súng, mũi tên gây nổ, gậy bóng chày, ống nước cũng bị tịch thu. Tuy nhiên, hai tuần giữa lúc Nhật Bản đầu hàng và Mỹ bắt đầu chiếm đóng, các khối lượng lớn đạn được nhanh chóng chuyển đến những kho hàng bí mật ở các ngọn đồi với dụng ý cung cấp đạn được cho một lực lượng quân đội bí mật sau này giống như điều xảy ra ở Đức sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

        SCAP cũng tìm cách thực thi chính sách nhằm ngăn ngừa Nhật Bản tái vũ trang: Không cho phép Nhật Bản dự trữ, nhập khẩu và sản xuất vũ khí. Trang thiết bị sản xuất năng lượng nguyên tử bị tịch thu. Các nhà khoa học nghiên cứu về hạt nhân bị bắt giữ và tất cả các tài liệu liên quan đến vũ khí hạt nhân cũng bị tịch thu. Bốn cyclotroh của Nhật Bản bị phá hủy theo lệnh của Washington khiến MacArthur tức giận. Lệnh cấm cũng được áp đặt đối với các hoạt động công nghiệp gần gũi với chiến tranh và một mức trần giới hạn cũng được đặt ra đối với sản lượng thép, dầu, trang biết bị đường sắt, bạc đạn và các công cụ máy móc. Các mức giới hạn nàỵ chỉ bằng 1/10 chương trình sản xuất vũ khí của Nhật Bản vào thập niên 1930. Cuối cùng, người Mỹ chính thức giải thể không quân, hải quân và lục quân của Nhật Bản.

        Tất cả ba cuộc tấn công từ xa nhằm vào những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt phần nào cho thấy không thực tế, mặc dù sẽ sai lầm nếu cho rằng các cuộc tấn công này không có hiệu quả. Lệnh cấm tham chiến của hiến pháp hóa ra không phải cấm chi tiêu quốc phòng. Phó Tổng thống Richard Nixon gọi nó là “Một sai lầm thật thà” vào đầu năm 1943. MacArthur giải thích điều đó như sau:

        Nếu tiến trình các sự kiện thế giới đòi hỏi tất cả loài người cầm vũ khí để bảo vệ tự do con người, và Nhật Bản nằm trong sự đe dọa tấn công ngay lập tức, thì lúc đó người Nhật nên có quyền lực tự vệ cao nhất mà các nguồn lực của họ cho phép. Điều 9 dựa trên các lý tưởng đạo đức cao nhất nhưng không thể diễn giải đây là một sự phủ định hoàn toàn quyền tự vệ chống lại các cuộc tấn công vô cớ.

        MacArthur nhanh chóng đề xuất thành lập lực lượng quốc phòng 10 sư đoàn với các đơn vị không quân và hải quân tương ứng. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của điều 9 được soạn ra để cản trở con đường tái vũ trang của Nhật Bản. Các cuộc đấu tranh đường phố và dấu tranh chính trị cay đắng nhất của thời kỳ hậu chiến chủ yếu xoay quanh vấn đề này và vấn đề quan hệ với Mỹ. Điều này đã khiến xã hội Nhật Bản bị chia rẽ, xé toang cái bề ngoài gọi là “Xã hội đồng tâm” trong một thời gian.

        Sự hủy diệt nguyên liệu chiến tranh là điều không thể tránh. Tuy nhiên, một số nguyên liệu vẫn được bảo vệ. Vào cuối thời kỳ chiếm đóng, để phục vụ về vũ khí cho cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã phớt lờ lệnh cấm lâu dài về dự trữ, nhập khẩu và sản xuất đạn được, vũ khí, thậm chí cả một số khía cạnh hạn chế về các mục đích về năng lượng nguyên tử. Các lệnh cấm này đã không thể tiếp tục áp dụng sau thời kỳ chiếm đóng ở Nhật Bản. Mỹ cũng phớt lờ các giới hạn về sản lượng của ngành công nghiệp nặng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:28:34 am »


        Hơn nữa, ở đằng sau hậu trường, ít nhất một phần của lực lượng chiếm đóng đã an tâm là việc phân rã cỗ máy chiến tranh của Nhật Bản đã thành công phần nào. Người đạt được thành công này là tướng Charles Willoughby, giám dốc lực lượng tình báo quân sự G2 và là tư lệnh quân sự có quyền lực nhất chỉ sau MacArthur. Willoughby sinh ra trong một gia đình quân nhân nước Phổ là Charles Von Tscheppe-Weidenback. Ông cao lớn đẹp trai, độc đoán và có một tính khí mạnh mẽ. Sau khi Nhật Bản thất bại, đối với Willoughby thì nhiệm vụ chính là phải chống chủ nghĩa cộng sản. Ông coi các quy định chống chủ nghĩa quân phiệt của lực lượng chiếm đóng là lãng phí. Ồng dành thiện cảm cho chủ nghĩa phát xít, cho rằng Mussolini đã đúng khi xâm lược Ethiopia vì như thế là đã “Xóa sạch một ký ức thất bại trước khi tái thành lập uy quyền tối cao quân sự truyền thống của chủng tộc da trắng”. Sau khi về hưu vào thập niên 1950, ông làm cố vấn cho tướng Franco của Tây Ban Nha mà ông coi là “Vị tướng vĩ đại thứ hai trên thế giới”.

        Sự tấn công của MacArthur vào các thành phần chống dân chủ của bộ máy an ninh nội bộ Nhật Bản (tức các lực lượng cảnh sát khác nhau) không hoàn toàn thất bại, mặc dù cuộc tấn công này bị chỉnh sửa nhiều qua tiến trình thời gian.

        Thậm chí MacArthur còn thừa nhận bản chất cực kỳ khó khăn của vấn đề. Cảnh sát tư tưởng chịu trách nhiệm cho sự trấn áp nội bộ và giam giữ hơn 60 ngàn người bất đồng chính kiến đã bám sâu trong Bộ Nội vụ. Cảnh sát dân sự đã từng trấn áp thô bạo các cuộc biểu tình và làm việc liên kết với các hiệp hội cánh hữu bí mật.

        Lực lượng hiến binh Nhật Bản Kempeitai là một tổ chức giống như cơ quan mật vụ Đức quốc xã Gestapo, đã thẳng tay đàn áp tàn độc đối với những người bất đồng chính kiến.

        Một trong những hành động đầu tiên của MacArthur là thả các tù nhân chính trị của Nhật Bản, vốn bị giam giữ trong các điều kiện hết sức kinh hoàng. Mục tiêu thứ hai của ông là phá vỡ sự kìm kẹp tập trung của Bộ Nội vụ và củng cố quyền lực địa phương. Ông yêu cầu phân tán các lực lượng cảnh sát cũng như xóa bỏ ngay lực lượng hiến binh Kempeitai và Cảnh sát tư tưởng.

        Mọi thành phố có dân số hơn 5 ngàn người được trao quyền thành lập một lực lượng cảnh sát riêng và không chịu trách nhiệm với chính quyền trung ương.

        Điều này tạo ra hàng loạt vấn đề. Một số thành phố không có tiền để cung cấp cho một lực lượng cảnh sát đàng hoàng và trả lương cho cảnh sát thấp dẫn đến nạn tham nhũng. Hơn nữa, rất khó khi muốn phối hợp hai lực lượng cảnh sát đối dịch. Thực tế, sau khi thời kỳ chiếm đóng chấm dứt, chính phủ Nhật Bản nhanh chóng tái tạo lực lượng cảnh sát quốc gia có trách nhiệm nhiều hơn các lực lượng trước đây, mặc dù không hoàn toàn loại bỏ được các đặc điểm của thời kỳ trước chiến tranh. Quyền tự chủ địa phương được MacArthur ban hành trong một số khía cạnh điều hành là thành công hơn trước đây. Quyền tự chủ này được xây dựng dựa trên đơn vị truyền thống của Nhật Bản là “làng”. Tuy nhiên Bộ Nội vụ đã giành lại một mức kiểm soát đáng kể sau khi thời kỳ chiếm đóng chấm dứt.

        Mức độ tấn công của MacArthur đối với các quyền lợi chính trị thống trị Nhật Bản cực kỳ hạn chế. Bộ máy công chức bị thanh lọc, mặc dù sau đó hầu hết những người bị thanh lọc đều được phép trở về chức vụ của họ. Cảnh sát bị chế ngự và Bộ Nội vụ bị phân giảm xuống còn một quy mô hạn chế, mặc dù sau này phần lớn đã được trở về như cũ. Tuy nhiên, trong hầu hết các bộ phận, quân chiếm đóng hoạt động thông qua bộ máy công chức trước chiến tranh. Bộ máy công chức này đổ lỗi chiến tranh cho những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt và đóng vai là một đồng minh dĩ nhiên của người Mỹ. về hành chính thì không có cải cách đáng kể nào.

        Nỗ lực của MacArthur nhằm ràng buộc bộ máy công chức chỉ hạn chế ở mức cải cách hiến pháp nhằm bảo đảm bộ máy công chức phải có trách nhiệm giải trình với quốc hội. Điều này chỉ thành công một phần mặc dù những thay dổi dạt được có ý nghĩa quan trọng. Nhìn chung, quyền lực của bộ máy công chức khó bị giảm xuống vi sự chiếm đóng. Trong một số mặt, bộ máy công chức được củng cố và giành lại được vị trị đứng đầu trong các lực lượng ưu tú của Nhật Bản. Quân đội giờ đây đã bị người dân nghi ngờ, và các tập đoàn tài phiệt đang trải qua sự tàn phá chiến tranh cũng đang bị đè đầu xuống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:29:39 am »


Chương 30

CÁC PHIỀN TÒA TOKYO

        Có lẽ khía cạnh bất đồng lớn nhất về tướng quân MacArthur (như bản thân ông đã nói rõ) là sự áp đặt công lý đối với các tội phạm chiến tranh. Hirohito đã đúng một điều: Tha tội cho ông đã làm suy yếu nền tảng toàn bộ trò hề pháp lý là Phiên tòa Tội ác Chiến tranh Tokyo. Đây có lẽ là thành tựu kém cỏi nhất và hổ thẹn nhất của lực lượng Mỹ chiếm đóng.

        Cần phải nhấn mạnh ngay từ đầu rằng, ý định ban đầu về việc tổ chức một phiên tòa như vậy (giống như phiên tòa vùng Viễn Đông của tòa án Nuremberg) là không có gì đê tiện hay sai lầm. Người Anh muốn xử tử nhanh chóng các tội phạm chiến tranh chủ chốt cho dù trái pháp luật. Người Mỹ có các mục tiêu lớn hơn là phải xây dựng một trật tự tương lai thế giới, trong đó có một mô hình để xét xử và phê phán các tội phạm quốc tế và những kẻ xâm lược. Có nhiều động cơ đằng sau các phiên tòa này. Phiên tòa phải làm thỏa mãn công luận rằng, những con quỷ từng gây ra tội ác ở Nam Kinh, Bataan và Miến Điện phải nhận hình phạt thích đáng. Theo quan điểm mềm dẻo của chính sách chiếm đóng, hoàn toàn dễ hiểu khi người dân ở các nước đồng minh, và đặc biệt ở Mỹ, yêu cầu phải trừng phạt. Căn cứ pháp lý cho phiên tòa này không có. Henry Stimsom, một trong những lực lượng chỉ huy đằng sau các phiên tòa Tokyo và những người theo chủ nghĩa tự do khác chỉ ra rằng, Công ước về Liên minh các quốc gia năm 1919 và Hiệp ước Kellog -  Briand vào năm 1928 cấm sử dụng chiến tranh làm chính sách quốc gia để ủng hộ cho luận điểm đặt “Cuộc chiến tranh xâm lược” ra ngoài vòng pháp luật. Vấn đề là ở chỗ trước đó phát động cuộc chiến tranh xâm lược chưa bao giờ là một tội ác. Có phải kẻ chiến thắng có thể xét xử ai là người chịu trách nhiệm trong bất cứ cuộc chiến tranh nào? Ngoài ra, làm sao các cá nhân có thể bị xét xử phải chịu trách nhiệm cho những hành động của một quốc gia?

        Luận điểm cuối cùng này trở thành yếu tố mấu chốt trong quan hệ với Hoàng đế. Sự khác biệt giữa hành động của một quốc gia hay toàn bộ một thể chế với tư cách như một lượng quân đội và hành động của cá nhân không chỉ ở chỗ hành động của quốc gia thường là quyết định tập thể mà còn ỏ chỗ không thể quyết định ai thực sự chịu trách nhiệm cho các hành động và ai chống đối các hành động này. Vị trí của Hoàng đế đã minh họa đầy đủ điều đó: Ông phản đối việc Nhật Bản tham chiến và sau đó chỉ chấp nhận một cách miễn cưỡng. Dù vậy, tất cả các hành động của Nhật Bản trong chiến tranh đều nhân danh ông. Nếu Hoàng đế được xá tội, lực lượng chiếm đóng phải có những tính toán phức tạp hơn để quyết định tội của những người dưới quyền của ông.

        Thật dễ dàng để chỉ điểm tướng Tojo, Thủ tướng theo chủ nghĩa quân phiệt chịu trách nhiệm phát động cuộc chiến tranh xâm lược thông qua những tuyên bố công khai của ông. (Thậm chí nếu như vậy, Tojo có thể bào chữa rằng, ông phát động cuộc chiến tranh phòng vệ). Nhiều tội phạm chiến tranh theo dự kiến khác như tướng Matsui, chịu trách nhiệm lãnh đạo các lực lượng quân đội Nhật Bản trong vụ Thảm sát Nam Kinh có thể không chịu trách nhiệm trực tiếp vì đã gây ra vụ tàn sát hoặc vì không ngăn cản được các vụ tàn sát này. Tuy nhiên, họ bị đổ tội vì họ là những người chỉ huy. Khi các tội ác xảy ra thì đó là một sự phân bổ trách nhiệm công bằng hoàn hảo, cho dù có ít bằng chứng cho thấy họ liên quan trực tiếp đến các vụ thảm sát. Tuy nhiên nếu nguyên tắc trách nhiệm của người đứng đầu được áp dụng đối với họ, vậy tại sao không áp dụng cho Hoàng đế? Nếu ông được xá tội, tại sao họ lại không được như vậy?

        Một vụ truy tố chua xót là nhằm vào hoàng tử Konoye, người đóng vai trò trung tâm trong các sự kiện dẫn đến chiến tranh và những gì sau đó. Như chúng ta đã thấy, mặc dù quan điểm của ông về cuộc chiến có nhiều mâu thuẫn và ông không được MacArthur và các quan chức SCAP tin tưởng, nhưng có nhiều chứng cứ cho thấy rằng, ông đã dành nhiều tháng trước chiến tranh để ngăn ngừa cuộc chiến. Thực sự ông tin rằng, người Mỹ sẽ coi ông là lãnh đạo của phe hòa bình trong suốt cuộc chiến tranh, cũng như tin là họ sẽ giao phó cho ông một vai trò chính trong việc tái thiết Nhật Bản thời hậu chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:31:14 am »


        Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, MacArthur đã lánh xa hoàng tử. Vào ngày 6-12, người ta yêu cầu ông đến nhà tù Sugamo như là nghi phạm chiến tranh. Ngày trước khi ông đến nhà tù này, ông đã uống một viên thuốc độc cyanide. Cựư quan chức SCAP Robert Fearey mô tả suy nghĩ đằng sau bản cáo trạng dành cho Konoye:

        Atcheson (người đại diện dân sự của MacArtliur) gọi tôi vào văn phòng và nói: “Tôi đã nhận được cuộc gọi từ tướng MacArthur thông báo rằng, tất cả các tội phạm chiến tranh chủ chốt này đã bị bắt và bị xét xử hoặc chuẩn bị đưa ra xét xử ở Đức. Ở đây chúng ta chưa bắt bất cứ tội phạm chiến tranh chủ chốt nào ở Nhật Bản, họ vẫn còn nhởn nhơ trên đường phố. Điều này không chấp nhận được. Ông vui lòng đưa cho tôi một danh sách 10 đến 12 người hay bao nhiêu cũng được, những người đáng bị bắt, và sau đó bắt họ”. Cùng với Herb Norman, một người Canada làm việc cho chi nhánh tình báo của SCAP, chúng tôi soạn ra danh sách 10 người mà chúng tôi đề nghị bắt để đưa ra xét xử như tội phạm chiến tranh chủ chốt, và đưa danh sách này cho Atcheson. Rồi Atcheson trao lại cho MacArthur và ngày hôm sau họ đã bị bắt. Báo chí đưa tin trang nhất về sự kiện này.

        Khoảng một tuần sau, MacArthur nói, “Phải hơn 10 người”, cho nên tôi soạn một danh sách khác và trong đó có tên hoàng tử Konoye. Không phải vì chúng tôi thấy ông là một tội phạm chiến tranh đang bị xét xử và kết tội mà bởi vì ông từng là Thủ tướng ở những giai đoạn quan trọng trong nhiều năm khi Nhật Bản tiến vào bắc Trung Quốc và sự dính líu của ông có tầm quan trọng về quân sự. Chúng tôi sẽ nói với hoàng tử Konoye rằng, không coi ông là tội phạm chiến tranh giống như những người khác mà chỉ muốn coi ông như là một nhân chứng. Chúng tôi thấy phải làm điều này vì các chức vụ mà ông nắm giữ... Tôi e sợ lời nói này không đến tai hoàng tử Konoye kịp thời. Người nào đó đã quên nói với ông ấy.

        Người ta đã dựa trên bản tóm tắt pháp lý lỏng lẻo, phần lớn là vì quyết định không truy tố Hoàng đế, công lý ban ra từ Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông (IMTFE) mang tính độc đoán, và dựa trên bằng chứng chưa bao giờ được xem xét kỹ lưỡng theo đúng tiến trình đúng đắn của một phiên tòa xét xử theo pháp luật..

        Arnold Brackman, một phóng viên trẻ của hãng tin UPI đã viết rất rõ phiên tòa này: Vấn đề đã rõ ràng: Vô số tội ác đã xảy ra, và sau đó một ai đó phải trả giá. Những người ở trên cao phải chịu trách nhiệm gây ra tội ác. Chỉ điều đó cũng đủ để biện minh cho phiên tòa này. Phiên tòa được biện hộ theo lẽ quyền lợi và sự trừng phạt tự nhiên. Hoàn toàn đúng khi những kẻ chiến thắng áp đặt công lý cho những kẻ thất bại, và rõ ràng đối với hầu hết quốc gia, ngoại trừ người Nhật từng là kẻ xâm lược trong chiến tranh và đã thực hiện sự xâm lược bằng hành vi độc ác quá mức.

        Tuy nhiên về tính pháp lý, phải có các quy định rõ ràng. Phải xây dựng một khung pháp lý rõ ràng cho phiên tòa này. Lực lượng chiếm đóng đã không làm điều này. Có một điều không thể tranh cãi là, phát động chiến tranh xâm lược và giết người hàng loạt trong cuộc chiến là tội ác và thực sự là hình thức độc ác nhất của tội ác. Tuy nhiên, cả hai đều không bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vào thời điểm đó. Thậm chí công ước Geneva về đối xử tù binh chiến tranh cũng không có quyền lực trên phương diện luật quốc tế. Hơn nữa, bằng chứng phải được chọn lọc và phía bào chữa phải được cho cơ hội để phản đối bằng chứng đó. Thay vì như thế, quy trình phiên tòa lại quá thô vụng. Chẳng hạn, vào cuối giai đoạn hai năm công việc phiên tòa, phía công tố đã tìm thấy nhiều bằng chứng buộc tội mới và yêu cầu cho họ phản bác lại lý lẽ băng chứng của bên bào chữa. Phía bào chữa cho rằng, phải mở một phiên tòa xét xử lại. Tuy nhiên, tòa đã chấp nhận lý lẽ phản bác của phía công tố và phía bào chữa chỉ có 10 ngày để phản bác ngược lại bằng chứng mới do phía công tố đưa ra.

        Meirion và Susie Harries cũng chỉ ra rằng, những khó khăn dịch thuật cũng khiến bên bào chữa chịu thiệt:

        Trong số toàn thể nhân viên 70 người vào tháng giêng năm 1946, chỉ có 5 người có thể đọc tiếng Nhật. Keenan (trưởng công tố vièn) không có sự lựa chọn nào khác là phải yêu cầu chính phủ Nhật Bản cung cấp 50 người Nhật nói tiếng Anh. Cuối cùng, Văn phòng của Bộ Công tố quốc tế đã sử dụng khoảng 200 người Nhật. Những người này đã gây nhiều vi phạm an toàn ở phiên tòa. Chẳng hạn, chẳng bao lâu sau khi được thông báo cho Keenan, danh sách các bị cáo theo đề xuất của người Anh đã bị rò rỉ cho báo chí.

        Khó khăn trong việc dịch thuật đã gây tốn nhiều công sức của phía công tố và phía bào chữa. Dịch tiếng Nhật sang tiếng Anh và ngược lại với độ chính xác về sắc thái mà các luật sư đòi hỏi là điều hoàn toàn không thể. Tiếng Nhật là ngôn ngữ không có dính dáng gì đến tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào khác. Quá trình dịch tiếng Nhật cũng như mô tả một bức hình bằng từ ngữ chỉ tạo ra cái tương tự chứ không thể là một bản sao. Tiếng Nhật không chỉ dịch khó mà còn mất nhiều thời gian. Giám đốc dịch thuật Bộ Công tố quốc tế tuyệt vọng sau khi cố giải thích cho các luật sư tại sao một nhà ngôn ngữ phải mất hai ngày dịch chính xác một trang giấy in khổ lớn hai mặt, và kết thúc bằng câu cảnh báo: “Trừ khi có thời gian hợp lý để dịch (nhiều ngày hoặc tuần chứ không phải giờ), bộ phận ngôn ngữ buộc phải trì hoãn tiến trình phiên tòa hoặc hoàn thành gấp gáp khiến công tố ở tòa lúng túng vì bản dịch không chính xác”.

        Trước những khó khăn như vậy, công tố viên hỗ trợ từ Anh, Arthur Comyns Carr, КС đã phải thất vọng trong mấy tuần đầu tiên ở Tokyo. Ông viết cho Chưởng lý Sir Hartley Shawcross mà ông là người đại diện: “Đây là một công việc khủng khiếp. Tôi đã ở đây chờ đến khi ông nói toàn bộ hành trình bắt đầu, nhưng không có dấu hiệu công việc tố tụng chuẩn bị bắt đầu. Khi đến, tôi thấy người Mỹ với một số lượng nhân viên lớn tham gia một công việc nghiên cứu đồ sộ với đống tài liệu chưa bao giờ được dịch”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:33:22 am »


        Không có sân chơi công bằng dành cho phía công tố và phía bào chữa.

        Chẳng bao lâu sau khi giai đoạn khởi tố kết thúc, tòa án triệu tập hội nghị ba bên với công tố và phía luật sư bào chữa thảo luận các cách đẩy nhanh xét xử. Webb gợi ý rằng, thời gian dành cho bên bào chữa của mỗi cá nhân bị buộc tội là hai ngày.

        Tòa án không cảm tình với phía bào chữa và đã tìm nhiều cách để tiết kiệm thời gian. Rõ ràng nhất là việc tòa siết chặt các quy định về bản chất của bằng chứng mà tòa chấp nhận. Quy định “Bằng chứng tốt nhất” đã được giới thiệu. Điều này có nghĩa là, bằng chứng mơ hồ giống như kiểu bằng chứng đã được chấp nhận trong giai đoạn khởi tố bị gạt ra khi phía bào chữa nộp cho tòa.

        Tòa án có quyền bác bỏ bằng chứng mà tòa cho là không liên quan đến vụ án. Phiến tòa thế kỷ đã diễn ra ở Ichigaya. Trụ sở phiên tòa nằm trên ngọn đồi của quân đội Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh nhưng bây giờ đã chuyển thành phòng xử án cực kỳ hiện đại. Đó là phòng xử án có kích thước rộng rãi. Phiên tòa kéo dài hai năm rưỡi. Thẩm phán từ 11 nước đồng minh đã tham gia xét xử. Khoảng 200 ngàn người đến dự phiến tòa. Hơn 400 nhân chứng được triệu tập và 770 tài liệu được đưa ra làm bằng chứng. Có khoảng một ngàn người ở tòa trong bất cứ thời điểm nào. Thẩm phán chủ tọa người Australia, Ngài William Webb đã chứng tỏ sự công bằng mà ông có thể thực hiện trong hoàn cảnh này.

        Trưởng công tố viên người Mỹ Joseph Keenan, một luật sư chống mafia danh tiếng, người từng truy tố trùm mafia Al Capone đã ở tuổi xế chiều trong nghề nghiệp, là một người uống rượu như hũ chìm và không hiểu biết gì về Nhật Bản. Phó công tố viên người Anh Ngài Willim Comyns Cari là một người chú ý kỹ đến pháp lý nhưng lại soạn ra bản cáo trạng quá kỹ càng và phức tạp khiến cho phiến tòa kéo dài. Quy trình pháp lý diễn ra hỗn loạn khiến các quan chức chiếm đóng lúng túng và chán nản.

        Mặc dù về mặt chính trị, có bằng chứng cho thấy công luận phương Tây hài lòng vì các yêu cầu trừng phạt của họ đã được đáp ứng thông qua việc tổ chức phiên tòa, mặc dù các quốc gia bị chiếm đóng ở vùng Viễn Đông (đặc biệt Trung Quốc và Philippines) nghĩ rằng bản án còn chưa đủ nặng. Xét về phía Nhật Bản, phiên tòa hầu như chắc chắn không hữu ích, vì nó bôi nhọ hình ảnh không hận thù của quân chiếm đóng Mỹ: MacArthur quá tốt trong khi tạo diễn đàn cho những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trình bày lý lẽ bào chữa gượng gạo nhưng đáng tin cậy về hành động của họ.


        Người bào chữa thành công nhất trong mắt người dân Nhật Bản là kẻ tội phạm chiến tranh tội lỗi nhất, người đứng đầu bè phái chủ nghĩa quân phiệt: Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản suốt những năm quan trọng của chiến tranh. Bằng chứng của ông được nêu rộng rãi vì trong nhiều khía cạnh, nó hình thành các quan điểm tiếp theo không chỉ của những người theo chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản mà còn những nhà lãnh đạo chính trị chỉ đạo bảo vệ vai trò của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

        Tojo được quyền chuẩn bị bản khai tuyên thệ chính thức mà phải mất đến ba ngày mới đọc xong. Đó là lý lẽ bào chữa rất giỏi cho sự nghiệp của những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt. Sau đó, ông trải qua ba ngày đối chất không chỉ với John Filhelly, một luật sư hình sự kinh nghiệm đã chuẩn bị kỹ cho cuộc thẩm vấn mà còn với Keenan, người không đảm trách công việc này nhưng đã gạt Filhelly vào phút cuối. Filhelly điên tiết đi ra khỏi phòng xử án và không bao giờ quay lại. Keenan có lẽ hành động vì thái độ ghen tị sau nhiều tháng chẳng làm trò trống gì ở tòa hoặc đơn giản ông cảm thấy rằng, công việc của công tố viên trưởng là phải thẩm vấn bị cáo đứng đầu.

        Tojo hỉ mũi trước khi tiến vào bục nhân chứng, một sự lăng nhục lớn ở Nhật Bản vì bài tiết ở mũi cũng được coi giống như bài tiết ở những nơi khác. Ichiro Kiyose, luật sư của Tojo đọc bản tuyên bố khẳng định rằng, Nhật Bản đã “Không lên kế hoạch cũng không chuẩn bị trước cho cuộc chiến tranh chống lại Mỹ, Anh và Hà Lan”. Nhật Bản “Không có tham vọng bành trướng lãnh thổ cũng như không có ý nghĩ độc quyền kinh tế” ở Trung Quốc. Các quốc gia đồng minh đã khiêu khích Nhật Bản tấn công vào lực lượng Anh - Mỹ. Trước cuộc tấn công, Nhật Bản “Đã chuẩn bị tỉ mỉ” để ra thông báo hợp pháp về cuộc chiến tranh đối với Mỹ trước khi bắt đầu hành động chiến tranh. Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á được thành lập để “Bảo đảm tự do chính trị cho tất cả các dân tộc ở Đại Đông Á”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 12:05:05 pm »

       
        Thật là một sự tưởng tượng hoàn toàn vô căn cứ khi cho rằng, phe phái chủ nghĩa quân phiệt thống trị Nhật Bản. Bản thân Tojo “Không ra lệnh hoặc không làm ngơ bất kỳ hành động vô nhân đạo nào”. Bài bào chữa 60 ngàn từ của Tojo khẳng định, “Hoàn toàn không có cơ sở” cho rằng ông có kế hoạch xâm lược hoặc có ý niệm xâm lược từ trước và “Theo như tôi biết thì không có thành viên nào của nội các tin như vậy”. Nhật Bản đã bị khiêu khích vào một cuộc chiến không phải do tự chọn lựa mà vì sự ngoan cố của kẻ khác: Người Mỹ đã không đếm xỉa gì đến sáng kiến hòa bình của Konoye vào năm 1941, Liên Xô đã phá vỡ Hiệp ước trung lập. Nhật Bản chưa từng có hành động thiếu thân thiện nào chống lại Liên Xô mặc dù chịu sức ép của người Đức.

        Trái lại, chính quân Đồng minh đã tham gia “Bao vây quân sự” Nhật Bản, “Rõ ràng Mỹ đã vội vã mở rộng quân sự” và Nhật Bản đã bị dẩy vào cuộc chiến tranh do bị bóp nghẹt kinh tế, một hành động gây hấn xảy ra trước trận Trân Châu Cảng. Hành động đó theo Tojo là một tuyên bố không chính thức cho cuộc chiến tranh. Nếu Nhật Bản chịu thua, quyền lợi của Nhật Bản sẽ bị tiêu diệt. “Nhật Bản dựa vào Anh và Mỹ đã nhập khẩu một lượng nguyên liệu cần thiết. Một khi các nguyên liệu này'bị cắt, sự tồn tại của quốc gia cũng bị đe dọa”. Đối với Tojo, mục đích của các biện pháp trừng phạt là buộc Nhật Bản phải rút quân khỏi Trung Quốc. “Nếu chúng tôi chấp nhận yêu cầu của Mỹ, dâng hoàn toàn các đồn binh quân đội của mình ở Trung Quốc và rút về toàn bộ, điều gì sẽ bảo đảm sau đó? Không chỉ Nhật Bản đã hy sinh vô nghĩa và phí hoài những nỗ lực trả giá cho tiến trình Biến cố Trung Quốc hơn 4 năm trời mà còn thái độ khinh thường của Trung Quốc đối với Nhật sẽ mở rộng, nếu chúng tôi rút khỏi Trung Quốc vô điều kiện dưới sự cưỡng ép của Mỹ, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ trở nên tệ hại cùng với sự kháng cự chống Nhật Bản triệt để của những người theo chủ nghĩa cộng sản. Hậu quả và mất uy thế sẽ lan rộng đến Mãn Châu và Triều Tiên”.

        Theo khía cạnh này, thỏa hiệp với Mỹ sẽ không thể thực hiện được. Nhật Bản đã nhượng bộ Mỹ đến mức không thể chịu được nữa. Tuy nhiên Mỹ không cho thấy biểu hiện dáp trả lại và chính phủ Mỹ đã không nhúc nhích một chút nào... Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh kinh tế chống lại Nhật Bản trong khi cùng thời gian đó gặt hái những thành quả chiến thắng của Nhật Bản mà không cần gây chiến tranh.

        Vào mùa thu năm 1941, theo quan điểm Tojo, vị trí của Nhật Bản chỉ có thể cứu vãn bằng các biện pháp cực đoan bởi vì Nhật Bản đã bước vào đường cùng.

        Nếu Nhật Bản không giải quyết tình thế chết chóc bằng con đường ngoại giao thì không còn cách nào khác là phải cầm vũ khí và phả vỡ rào chắn quân sự và kinh tế đang phong tỏa Nhật... Nhật Bản đối mặt với mối nguy cạn kiệt nhiên liệu lỏng và mặt khác, trong suốt nửa năm của năm sau, sức mạnh hải quân Mỹ đã tăng mạnh lên... Bộ chỉ huy tối cao thấy rằng, thảng 11 là thời điểm thuận lại nhất để thực hiện một chiến dịch thành công. Tháng 12 cũng có thể nhưng khó khăn và tháng giêng thì hoàn toàn không thể thực hiện được.

        Tojo cho rằng, Nhật Bản không còn sự lựa chọn nào khác là phải chiến đấu, vậy nên phải nắm thế chủ động. Tuy nhiên ông cho là quân đội luôn nhận thức được về khả năng thất bại.

        Rõ ràng chúng tôi không quá hy vọng về chiến thắng hai thế lực hùng mạnh nhất thế giới. Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường phải tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để chiếm giữ các vị trí quan trọng, chiếm giữ các vùng để khai thác các nguồn lực quân sự và đẩy lui bất cứ cuộc tấn công của kẻ thù bằng tất cả khả năng và tinh thần chiến đấu đến cùng của chúng tôi.

        Về vấn đề vai trò của Hirohito trong quyết định phát động cuộc chiến, Tojo nhớ lại về việc ông đưa quyết định đi đến chiến tranh cho Hoàng đế vào ngày 2-11-1941.

        "Trong khi trình bày quyết định, tôi có thể nhận thấy Hoàng đế đang phải chịu đựng một cảm giác đau đớn xuất phát từ niềm tin yêu chuộng hòa bình của ông. Khi Hoàng đế lắng nghe những gì tôi trình bày, ông tỏ ra nghiêm nghị và trầm tư rồi sau đó tuyền bố: “Chẳng lẽ không cách пào khác ngoài con đường trái ngược với mong muốn của chúng ta là phát động chiến tranh chống Mỹ và Anh nếu như nỗ lực đàm phán Mỹ - Nhật không thể phá vỡ thế bế tắc?”.

        Sau đó, ông nói tiếp: “Nếu tình lùnh như ông đã nói, không có cách nào khác là phải chuẩn bị chiến tranh, nhưng tôi vẫn hy vọng ông sẽ chấp nhận mọi phương cách có thể để vượt qua những khó khăn trong các cuộc thương lượng Mỹ - Nhật”. Tôi vẫn nhớ như in những lời đó, thậm chí hôm nay chúng tôi còn xúc động khi nghe những lời lẽ đó.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 12:06:24 pm »


        Tojo chịu trách nhiệm hoàn toàn không phải vì đã phát động chiến tranh mà vì đã thất bại trong cuộc chiến tranh. “Tôi cảm thấy trách nhiệm thuộc về bản thân mình với tư cách là Thủ tướng. Trách nhiệm này tôi không chỉ sẵn lòng đón nhận mà còn thành thực muốn chấp nhận hoàn toàn”. Cuộc đối chất với Keenan, có thể đoán trước là rất lộn xộn. Ông ta bắt đầu với kiểu đánh phủ đầu: “Bị cáo Tojo, tôi sẽ không xưng hô ông là vị tướng vì như ông biết, quân đội Nhật Bản không còn tồn tại nữa”.

        Một loạt các cuộc đối đáp buồn cười diễn ra sau đó, nhưng đều nằm trong sự kiểm soát của Tojo. Tojo được hỏi liệu ông có cảm thấy nhục nhã về việc Nhật Bản làm đồng minh với Đức Quốc xã hay không? “Không, tôi không nuôi dưỡng bất cứ quan điểm nào nhút nhát như vậy”, ông đáp trả. Keenan hỏi liệu có phải chính phủ Vichy ở Pháp rõ ràng đã “Nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Hitler”. Tojo đáp lại sắc sảo: ‘Tôi nhận thức rõ sự thật là chính quyền Vichy đang hoạt động dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức. Nhưng tôi cho rằng, chính phủ Vichy là một chính phủ hợp pháp của Pháp. Cũng giống như chính phủ Nhật Bản hiện tại, hoạt động dưới quyền của chính phủ Mỹ, là một chính phủ hợp pháp của Nhật Bản”.

        Sau đó họ tranh luận về công tội của một Hoàng đế Nhật Bản so với công tội của một Tổng thống được bầu cử.

        Thẩm phán Webb bực tức hỏi: “Có gì liên quan trong điều này hả ông công tố viên trưởng?”.

        Keenan trả lời: “Thưa chủ tọa, nếu ông cảm thấy phiền vì mất ít giây phút trong căn phòng xử án tại phiên tòa lịch sử này để người dân ở đây biết được quyền lực của chính phủ Mỹ, tôi sẽ không nhấn mạnh vấn đề này nữa. Tôi sẽ đi trực tiếp vào điều khác theo chỉ dẫn của tòa”.

        Webb đáp trả: “Hãy đi thẳng vào vấn đề”. “Tôi tin tòa muốn tôi làm như vậy nhưng đó không phải là một mệnh lệnh”.

        Webb trả lời cộc lốc: “Đó là chấp nhận lời mời của ông. Chúng tôi không muốn nghe thêm bất cứ câu hỏi nào đại loại như vậy”.

        Sau đó, nhiều đối đáp khôi hài như vậy lại diễn ra. Keenan hỏi: “Chiến tranh xâm lược là tội ác. Ông sẽ đồng ý với tôi chứ, ông Tojo?”

        Webb điên tiết nói: “Chúng tôi thấy chẳng ích gì khi nghe kiểu đối chất như vậy”. Keenan trả lời rằng, ông không ngu khi tin rằng câu trả lời của Tojo sẽ giúp giải quyết vấn đề nhưng chính Webb muốn ngăn cản phía công tố buộc Tojo phải thừa nhận ông tội xâm lược.

        Webb giải thích là ông hiểu rõ những điều này:

        “Ông ta không được mời tới đây để nhận tội. Bây giờ quan điểm của tôi là như thế này: Niềm tin trung thực của ông ta là có lý, mặc dù sai lầm của ông ta nêu ra khẳng định thực tế là một lý lẽ bào chữa, về mặt pháp luật, ý kiến hoặc niềm tin ông ta không phải là một lý lẽ bào chữa và không thích hợp, ngoại trừ liên quan đến vấn đề giảm tội nếu ông ta có tội. Phó lãnh tụ Đức quốc xã Rudolf Hess, người duy nhất có tội trong cuộc chiến tranh xâm lược tại phiến tòa xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg, không bị kết án tử hình cho nên phiên tòa Nuremberg có thể cho rằng, niềm tin đó về mặt pháp luật là một niềm tin sai lầm, là một tình tiết giảm tội, nhưng họ đã không nói rõ như vậy. Tôi chỉ khẳng định sự thật. Nếu như có người nào hỏi tôi rằng, chiến tranh xâm lược có phải là một tội ác không, thì tôi sẽ nói tôi không nghĩ đó là tội ác, và tôi có tội gì?” Câu hỏi của Keenan bị gạt bỏ.

        Thậm chí không phải lúc nào công tố viên cũng có thể điều khiển Tojo dễ dàng giống như quả bóng. Những câu trả lời của cựu Thủ tướng có ít nhất ba lần không làm công tố viên hài lòng. Khi được hỏi về vụ Trân Châu Cảng, ông ta trả lời, “Thực sự hoàn toàn không biết” là hạm đội Nhật Bản đã đến Hawaii vào tháng 11. Ông ta đã gặp Hirohito vài lần trong suốt tuần đầu tiên của tháng 12 nhưng không thảo luận về vụ tấn cống sắp diễn ra ở Trân Châu Cảng. “Tôi nói với ông ấy về những vấn đề lớn hơn, về tổng thể cuộc chiến tranh, trong đó có vấn đề đó”.

        Hirohito không biết chi tiết về việc Trân Châu Cảng sẽ bị tấn cống mà chỉ được thông báo quyết định chung là phát động chiến tranh. Thực tế, Tojo thừa nhận Hoàng đế đã “Đồng ý phát động chiến tranh mặc dù với thái độ dè dặt... Khòng có ai trong số chúng tôi dám có hành động chống đối ý chỉ của Hoàng đế”.


        Đây là quả bom gây xôn xao dư luận. Nó cho thấy chỉ cần Hirohito đơn giản nói “Không” thì cuộc chiến tranh có thể đã được ngăn chặn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 12:08:49 pm »


        Điều này trái ngược với lý lẽ bào chữa của hầu hết tất cả bị cáo là Hoàng đế không thể ngăn cản quyết định phát động chiến tranh, thậm chí nếu ông nhận thức được nó không thể tránh khỏi. Keenan đã bất ngờ suy ngẫm các chỉ đạo của MacArthur không để Hirohito bị kéo vào quy trình tố tụng. Ông đã sử dụng một người trung gian, Marquis Kido, nhờ ông này tư vấn kích động Tojo sửa chữa lời nhận xét của ông ta và tránh đưa Hoàng đế vào để đổ tội, điều mà cựu Thủ tướng vốn trung thành sẽ vui vẻ làm.

        Điều này đã được chấp nhận trong cuộc đối chất sau đó vào ngày 6-1 khi Keenan đột ngột nêu ra vấn đề:

        “Trong khi chúng ta thảo luận về chủ đề các Hoàng đế, đây có lẽ là lúc thích hợp để hỏi ông một số câu hỏi về vị trí liên quan giữa bản thân ông và Hoàng đế Nhật Bản về vấn đề phát động chiến tranh vào tháng 12 năm 1941. Ông đã nói với chúng tôi nhiều lần rằng, Hoàng đế là người ủng hộ hòa bình và không muốn chiến tranh, điều này đúng không?”.

        “Tôi nói với ông tình cảm của tôi đối với Hoàng đế như là một thần dân. Đó là vấn đề hoàn toàn khác với vấn đề trách nhiệm, trách nhiệm của Hoàng đế”.

        “Vảng, ông đã phát động chiến tranh chống Mỹ, Anh và Hà Lan. Đúng không?”

        “Nội các quyết định chiến tranh”.

        “Còn ý chỉ Hoàng đế của Hirohito đã xác lập chiến tranh thì sao?”.

        “Đó có lẽ không phải là ý chỉ của Hoàng đế mà thực tế là vì lời khuyên của tôi, và vì là lời khuyên của chỉ huy cao nhất nên Hoàng đế đã đồng ý một cách dè dặt”.

        Người phiên dịch nói: “Phần đầu tiên phải sửa lại: Phát động chiến tranh có thể trái với ý chỉ của Hoàng đế”.

        Tojo tiếp tục nói: “Tình yêu của Hoàng đế và khát vọng hòa bình vẫn tồn tại ngay cả lúc hành động chiến tranh bắt đầu và thậm chí trong suốt cuộc chiến tranh. Cảm giác của Hoàng đế về khía cạnh này có thể được xác nhận rõ ràng qua Huấn lệnh Hoàng đế ban hành vào ngày 8-12-1941, tuyền bố chiến tranh...

        Điều tôi muốn nói là huấn lệnh Hoàng đế có những từ ngữ xác nhận điều này: Chiến tranh là không thể tránh được và trái với mong ước của bản thân tôi”.


        Thật khó tin là phía công tố và các quan chức Mỹ đã cấu kết với kẻ tội phạm chiến tranh đầu sỏ của Nhật Bản loại bỏ bằng chứng bất lợi cho Hoàng đế ra khỏi phiên tòa và tránh làm suy yếu thêm nền tảng pháp lý không vững vàng vốn có của phiên tòa.

        Tojo chỉ không giữ được bình tĩnh một lần duy nhất về vấn đề đối xử tù binh chiến tranh. “Tôi không nhớ mệnh lệnh nào đã được ban ra vào thời điểm đó, và tôi không thể trả lời chính xác” Ông nổi nóng. Ông đã từng là Bộ trưởng Chiến tranh vào thời điểm đó. Thái độ của ông hoàn toàn không thuyết phục. Có phải Bộ tham mưu Hoàng đế đã không thảo luận vấn đề tù binh chiến tranh? Ông ta bị hỏi ép. “Tôi không nhớ rõ”, ông trả lời như vậy. Brackman tóm lược các dối chất sau đó như sau:

        Chẳng hạn cuộc hành quân chết chóc Bataan có được bàn bạc không? “Tôi không nhớ”. Với tư cách là Thủ tướng và Bộ trưởng Chiến tranh, Tojo đã đi khắp Philippines. “Đó là tin đồn?” “Đó là tin đồn!” Ai chịu trách nhiệm cho cuộc hành quân này? “Tướng Нотта sẽ phải chịu trách nhiệm”. Liệu Tojo hoặc bất kỳ ai khác trong chính phủ từng thảo luận về vấn đề này? “Tôi không biết chuyện này có được thảo luận hay không”. (Người Mỹ đã xét xử Нотта như là tội phạm chiến tranh chẳng bao lâu sau khi Nhật Bản đầu hàng, ông bị kết án và tử hình ở Philippines). Có phải tất cả các bản sao về các tài liệu của Đồng minh phản đối sự ngược đãi tù nhân được gửi đến cho Hoàng đế, hay Hoàng đế có được thông báo về những khiếu nại của quân Đồng minh về tính tàn bạo của quân Nhật đối với tù bỉnh và những người khác? “Không, ông ấy không được biết”, Tojo trả lời chắc chắn.

        Tại sao không? Chẳng lẽ Hoàng đế Nhật không phải là Tổng tư lệnh của quân đội Hoàng đế Nhật Bản? “Hoàng đế quá bận rộn và có nhiều việc phải làm nên tôi tự xử lý các đơn khiếu nại của quân Đồng minh. Vậy nên Hoàng đế không có trách nhiệm nào trong vấn đề này”, ông trả lời.

        Tojo chịu trách nhiệm với tư cách Thủ tướng và Bộ trưởng Chiến tranh về vấn đề đối xử tù binh chiến tranh ? Ông trả lời dứt khoát: “Đúng, tôi chịu trách nhiệm cho việc đối xử này”. Văn phòng tù binh chiến tranh của Bộ Chiến tranh được thành lập khi nào? “Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ”, Tojo khẳng định. Cuộc chiến tranh nào? “Cuộc chiến tranh Đại Đông Á (Thải Bình Dương)”, ông nói. Tại sao nó được thành lập? “Theo luật quốc tế”. Vậy thì tại sao không có Văn phòng Tù binh Chiến tranh trong suốt cuộc chiến Trung Quốc? “Nó chưa cần thiết trong suốt Biến cố Trung Quốc”, ông trả lời.

        Văn phòng nào được thành lập để xử lý vấn đề tù binh Trung Quốc? “Không có văn phòng nào cả”. Tojo giải thích về hành vi độc ác của quân đội Nhật Bản và hải quân Nhật như thế nào? Ông nói: “Tôi kinh hoàng trước sự thật về những hành động tàn bạo mà báo chí đã phơi bày. Nếu người Nhật tuân theo chỉ thị của Hoàng đế, các hành vi tàn bạo này sẽ không bao giờ xảy ra”.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 12:10:19 pm »


        Tojo ngưng lại ở đây và ngày hôm sau, ngày 24-3-1946, ông nói với người thẩm vấn Sugamo răng muốn nói thêm về các nhận xét. Ông quay lại chủ đề hành động tàn ác. “Chúng tôi không nghi ngờ về việc những hành động như vậy đã xảy ra. Đặc biệt, Hoàng đế vì lòng nhân từ sẽ có một cảm xúc trái ngược. Các hành động như vậy không được phép ở Nhật Bản. Tính cách của người Nhật khiến họ tin rằng, trời đất không cho phép làm những điều như vậy”. Tojo nói ông ta lo ngại “Thế giới sẽ tin rằng, các hành động tàn bạo này là kết quả của tính cách người Nhật”.

        Keenan sau đó đã khen ngợi Tojo vì ông đã không đề nghị truy tố Hoàng đế. Webb phản đối việc áp dặt án tử hình dựa trên cơ sở rằng, tất cả các bị cáo chỉ đồng lõa với người lãnh đạo thực hiện hành vi tội ác là Hoàng đế. Vị quan tòa thẳng tính người Australia chỉ ra điểm yếu của toàn bộ quy trình tố tụng: Hoặc là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cùng với các bộ trưởng, cho dù ông có nhận biết về chi tiết các tội ác hay không, hoặc họ phải được xá tội tất cả, ngoại trừ một số trường hợp cụ thể mà họ đã thừa nhận là đồng ý, xúi giục hoặc phạm tội ác (số này rất ít).

        Vào tháng 11 năm 1948, 45 tội danh trong số 55 tội danh buộc tội bị cáo bị hủy bỏ. Tuy nhiên, 10 tội danh còn lại cũng vi phạm luật quốc tế vào lúc đó. Về các tội danh quan trọng, phiên tòa kết luận: “Âm mưu phát động cuộc chiến tranh xâm lược đã được thực hiện (và các hành động này là phạm tội ở mức cao nhất)”, về vấn đề các hành vi tàn bạo và tội ác chống lại loài người, tòa án khẳng định rõ:

        Suốt mấy tháng phiên tòa xem xét chứng cứ, bằng lời khai và bằng các bản khai từ các nhân chứng, về các chi tiết tội ác chiến tranh vi phạm trong các cuộc chiến tranh trên một phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, theo một khuôn mẫu trong tất cả, chỉ có một kết luận: Các hành vi tàn bạo hoặc được bí mật ra lệnh hoặc được chính phủ Nhật Bản hoặc cá nhân các lãnh đạo quân đội cho phép.

        Quân Nhật thực hiện các vụ tàn sát thoải mái và xem đó là biện pháp để khủng bố người dàn, và buộc họ phải phục tùng sự thống trị của Nhật Bản.

        Tuy nhiên, tòa án nhấn mạnh không chỉ quân đội Nhật phải chịu trách nhiệm cho mọi tội ác của một cuộc chiến tranh thông lệ và các tội ác chống lại loài người.

        “Chính phủ Nhật Bản đã ngược đãi tù binh chiến tranh và những tù nhân dân sự (bao gồm những người lao động châu Á bị cưỡng bức) bằng cách không trừng phạt những người đối xử ngược đãi họ, hoặc áp đặt các hình phạt không đầy đủ và quá nhẹ cho hành vi phạm tội”. Bản tuyên án khẳng định: “Chính phủ (Nhật Bản) cũng đã cố gắng che giấu sự ngược đãi và sát hại tù nhân và những người dân bị giam giữ”. Tóm lại, bản phán quyết tổng kết quan điểm của đa số Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông như sau:

        Kế hoạch phát động các cuộc chiến tranh xâm lược, sự chuẩn bị lâu dài và kỹ càng cho việc phát động chiến tranh xâm lược không phải là công việc của một người. Đó là công việc của nhiều lãnh đạo hành động theo một kế hoạch chung nhằm dạt một mục tiêu chung. Mục tiêu chung đó là họ phải bảo đảm sự thống trị của Nhật Bản bằng cách chuẩn bị và phát động các cuộc chiến tranh xâm lược. Đó là một mục tiêu phạm tội. Thực tế, không có tội ác nào ghê gớm như phát động chiến tranh xâm lược hoặc âm mưu đó phát động chiến tranh xâm lược, vì âm mưu đe dọa sự an toàn của các dân tộc trên thế giới và việc phát động chiến tranh đã phá vỡ sự an toàn đó... Tòa án thấy rằng, sự tồn tại âm mưu phạm tội phát động chiến tranh xâm lược... đã được chứng minh rõ.

        Vậy phiên tòa này có gì tốt đẹp? Phiên tòa đã tích lũy hàng loạt bằng chứng về trách nhiệm của Nhật Bản cho cuộc chiến tranh này, cho thấy nhiều sự phủ nhận không thuyết phục của những người tìm cách lẩn tránh trách nhiệm về hàng loạt các hành vi độc ác của chiến tranh. Phiên tòa đã làm hài lòng, thậm chí không còn các tiếng kêu gọi đòi trả thù sau khi chiến tranh kết thúc ở hầu hết các nước Đồng minh, nếu không phải là kẻ chiến thắng người Mỹ. Tuy nhiên, phiên tòa này đã không gây ấn tượng mạnh cho người dân Nhật Bản. Đối với họ thì tòa án này đã sắp xếp sẵn. Đó là công lý tất yếu của người chiến thắng áp đặt cho kẻ thất bại, mặc dù nhiều người Nhật ấn tượng vì mức độ trừng phạt hạn chế.

        Một số các nhân vật cấp cao đã vui mừng tại phiên tòa và tin rằng, phiên tòa đã xác định được trách nhiệm gây ra chiến tranh thuộc về những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt.

        Tuy nhiên, nhiều người dân thường Nhật Bản khâm phục thái độ và phẩm giá của bị cáo. Đó là một Tojo đáng tôn trọng về tính cách thẳng thắn. Đại sứ Anh, Ngài Alvary Gascoigne cho rằng, Tojo đã đứng trước những người buộc tội ông “Như một người Nhật thực thụ” và ít nhất một nửa người dân đã chấp nhận lời bào chữa mà các bị cáo đưa ra về quyết định phát động chiến tranh. Cũng đúng như vậy khi nói rằng, một thiểu số thấy nhục nhã khi phiên tòa phơi bày những hành vi độc ác của quân đội Nhật Bản tại các lãnh thổ mà họ chiếm đóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 12:11:25 pm »

         
        Bản thân MacArthur tức giận về việc Tojo không được đối chất kỹ càng và sau đó buồn bã thừa nhận lời khai của Tojo đã tác động đến công chúng Nhật Bản rất sâu sắc.

        Bảy bị cáo bị kết án tử hình, tất nhiên là bao gồm cả Tojo. Những người khác gồm tướng Kenji Doihara, một người ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và hoạt động tình báo ở nước ngoài. Ông ta từng là chỉ huy của quân đội Kwantung ở Mãn Châu và Singapore và sau đó là chỉ huy nhiều trại tù binh chiến tranh. Baron Koki Hirota, một tín đồ của Toyama, người thành lập Hội Rồng đen, là Ngoại trưởng trong thời kỳ xảy ra vụ Thảm sát Nam Kinh và là Thủ tướng trong khi Nhật Bản lên kế hoạch xâm lược Đông Nam Á. Tướng Seishiro Itagaki, cựu Bộ trưởng Chiến tranh phụ trách nhiều trại tù binh chiến tranh tồi tệ nhất. Tướng Heitaro Kimura, cựu tư lệnh quân đội chịu trách nhiệm trong thời kỳ xây dựng tuyến đường sắt ở Miến Điện. Tướng Iwana Matsui chịu trách nhiệm chính trong vụ Thảm sát Nam Kinh mặc dù không trực tiếp liên quan. Và tướng Akira Muto, người đóng vai trò quan trọng trong cả vụ Thảm sát Nam Kinh cùng vụ thảm sát ở Manila cũng như điều hành các trại tù binh ở Sumatra. Tất cả những người còn lại đều bị kết án. Tất cả những người còn sống đã được ân xá sau 6 hoặc 7 năm ngồi tù, ngoại trừ tướng Kenryo Sato độc ác phải chịu ngồi tù thêm một năm nữa.

        Một bị cáo khác là Mamoru Shigemitsu chẳng bao lâu sau đã trở thành Ngoại trưởng Nhật. Bảy người đã bị tử hình vào ngày 22-12-1948, tức 6 năm 1 tháng sau vụ tấn công Trân Châu Cảng. Người Nhật cay đắng khi Mỹ từ chối cho họ chết trong danh dự bằng cách chém đầu mà lại bị treo cổ một cách sỉ nhục.

        Tướng Sato phàn nàn: “Không nói vấn đề đúng hay sai khi kết án tử hình 6 vị tướng và một Thủ tướng, tại sao họ không bị xử tử bằng cách bắn? Thậm chí nếu tòa án kết án treo cổ họ, MacArthur có quyền để xem xét lại các bản án... MacArthur không có một chút gọi là tình cảm của chiến binh”. Brackman mô tả sự kiện tàn nhẫn này như sau:

        Ngày 22-12 là một ngày lạnh lẽo và những chiếc lá vàng cây paulownia bay qua khu sân trống ngăn cách nhà tù với nhà dành tử hình. Từ xa, những người tù khác có thể thấy 7 tử tù ở nhà tù Sugamo lê bước chậm chạp qua mặt đất giá lạnh của sân tập thể dục lần cuối. Mỗi người đều bị công tay vào một người lính. Yoshio Kodama viết trong nhật ký: “Không có ý như vậy, tôi ngoảnh mặt không nhìn họ..”. Những kể bị kết án đã sử dụng ngày cuối cùng, viết thư tạm biệt vào buổi tối và cầu nguyện khi Hanayama chuẩn bị đưa họ đi treo cổ. Chỉ một mình Muto thừa nhận rằng, ông “tràn ngập nỗi sợ” và giãi bày với Hanayama rằng, “Những người khác cũng sợ”.

        Lúc 11g30, 4 tù nhản Doiliara, Matsui, Tojo và Muto theo thứ tự mỗi người bị công tay vào hai lính gác tiến đến một nhà thờ tạm, thắp nến đốt hương và thì thầm tụng Kinh Phật. Họ cầm tay nhau, nói từ tạm biệt và đi cùng Hanayama băng qua sân nhỏ đến nơi triệu tập. Matsui, 70 tuổi, người già nhất trong 4 người bây giờ chấp nhận số phận cất tiếng thét nhẫn nhục và thách thức: “Vạn tuế! Vạn tuế! Vạn tuế!” Những người khác thét theo ông.

        Hanayama rời cánh của của phòng tử hình có ánh đèn chiếu sáng. Dọc theo một bức tường có hai người đàn ông mặc đồ đen và hai vị tướng mặc đồng phục. Đó là các thành viên người Nga, Trung Quốc, Mỹ, Australia của ủy ban Viễn Đông, những người được MacArthur triệu tập đến để chứng kiến. Không có người Nhật nào có mặt ngoài những người bị kết án. Không giống như các quan chức ở Nuremberg, MacArthur cấm tất cả các phóng viên chụp ảnh và thậm chí cấm cả việc chụp ảnh làm bằng chứng tài liệu chứng minh các vụ hành hình đã được thực hiện... MacArthur không muốn sỉ nhục họ bằng các bức ảnh tử hình trên các trang nhất của bảo chí thế giới.

        Nhân chứng có ghi chép lại các vụ hành hình là hồi ký của Sebald. “Họ bước đi nặng nề, và gương mặt vô hồn khi đi ngang qua tôi”, ông viết. Một tiếng cộc lốc từ người lính gác vang lèn đanh gọn: “Tiến lên!” Các cảnh cửa lật mạnh ra. Các vụ hành hình diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng một phút rưỡi. Khi Hanayama quay lại sản trở về nhà thờ nhỏ của ông để tiến hành những nghi thức cuối cùng cho nlióm thứ hai, bao gồm Itagaki, Hirota và Kimura, tiếng đổ ầm khiến ông quay lại nhìn. Đối với Sebald, các cánh cửa lật “Nghe giống như một loạt súng trường”.

        Số phận của những người già chỉ gợi lên lòng thương tiếc và khâm phục của những người dân thường Nhật Bản. Nếu họ bị bắn nhanh chóng vào năm 1945 như yêu cầu của người Anh thì sẽ tốt hơn. Bản thân MacArthur đã chấp nhận tính cần thiết khó chịu của phiên tòa và tin rằng, việc bảo vệ ngôi vị của Hirohito phải dựa vào đó.

        Ông bác bỏ lý lẽ thẩm phán chủ tọa người Australia Webb cho rằng, Hirohito chắc chắn có tội. Tuy nhiên, Tư lệnh tối cao cũng chán ngấy quy trình tố tụng và chán nản trước tác động của phiên tòa đối với công luận Nhật Bản. Nói chung, phiên tòa đã phản tác dụng vì công luận dành thiện cảm và ủng hộ cho các bị cáo trong khi không thuyết phục được nhiều người Nhật rằng, họ đã làm điều phạm tội. Tuy nhiên, những người bị tử hình và bị tù (chỉ ngoại trừ một, hai trường hợp) đều là những người có tội thực sự.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM