Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:35:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10978 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 01:01:39 am »


        “Một cảnh tượng như trong mơ”. Theo lời của Eichelberger: Một đoàn xe cộ kêu loảng xoảng chạy chậm trên quãng đường 30km tới Yokohama. Dọc theo quãng đường đó là hàng binh sĩ của hai sư đoàn khoảng 30 ngàn lính Nhật Bản đứng xoay lưng lại với đoàn xe.

        Các quan chức Nhật Bản tháp tùng phái đoàn Mỹ giải thích rằng, đây là hành động biểu thị sự tôn trọng. Họ bảo vệ MacArthur giống như kiểu cách mà họ bảo vệ Hoàng đế. Mục đích là bảo vệ ông tránh bất cứ lực lượng phản bội nào hoặc tránh bất cứ hành động bất kính nào. Từ lúc đổ bộ cho đến lúc hộ tống diễu hành, Whitney không được biết là cảnh kỳ lạ này không phải thể hiện sự thù địch.

        “Tôi không thể không tự hỏi, có phải người Nhật hành động như thế để biểu thị cho sự chống đối, hay liệu họ có thực sự thấy cần thiết phải bảo vệ bằng một đội quân hùng hậu như vậy, hay liệu có một động cơ sâu kín, bí hiểm nào khác?” Đoàn xe tiếp tục lăn bánh trên đường và những người Mỹ trên đoàn xe là mục tiêu rất dễ bị tấn công. Eichelberger thở phào nhẹ nhõm khi hành trình kết thúc. Họ nhanh chóng phát hiện Yokohama là một thành phố ma, hoang vắng và có nhiều nhà trọ. Tại khách sạn New Grand lộng lẫy của thành phố, nhân viên khách sạn phủ phục trước MacArthur. Buổi tối, Whitney cảnh báo MacArthur rằng, món thịt nướng của ông có thể bị bỏ độc. MacArthur cười lớn và trả lời: “Chẳng ai sống mãi mãi”.

        Sau này, Churchill cho rằng, “Thành tích xuất sắc” của vị tư lệnh trong cuộc chiến này chính là việc tướng MacArthur dám đổ bộ với một lực lượng nhỏ ngay trước mũi của mấy triệu lính Nhật Bản chưa bị giải giáp. Sau đó, ông viết:

        “Trong số những chiến công ngoạn mục của lòng dũng cảm trong cuộc chiến, tôi cho rằng việc MacArthur đổ bộ ở Atsugi là chiến tích vĩ đại nhất”. Theo quan điểm một số người khác, hành động dũng cảm này là không cần thiết đối với một vị tướng trong lúc cuộc chiếm đóng bắt đầu thực hiện với lời giải thích tốt đẹp nhấn mạnh rằng, người Mỹ mang đến đây một thông điệp hòa bình và hòa giải chứ không phải là lòng thù hận như người Nhật lo ngại, sau những gì người Nhật đã đối xử với các dân tộc bị chiếm đóng và với những người Mỹ bị bắt làm tù binh.

        Nhà sử học người Nhật Kazuo Kawai sau đó viết:

        Đó là một hành động biểu thị sự dũng cảm cá nhân. Nó cũng là một hành động biểu thị sự tin tưởng thiện chí của Nhật Bản. Đó là một đòn tâm lý tước hoàn toàn sự e sợ của Nhật Bản. Từ thời điểm đó, bất cứ nguy hiểm nào hay một dự định tấn công nào vào người Mỹ đều biến mất nhờ làn sóng ngưỡng mộ và biết ơn của người Nhật.

        Sau này, lễ đầu hàng thực sự của Nhật Bản chỉ là một trò hề mặc dù MacArthur đã cố gắng sắp đặt một đoạn kết hoành tráng. Ông mời tướng Jonathan Wainwright, người đã đầu hàng Nhật Bản tại Corregidor sau khi MacArthur rời hòn đảo này và tướng Arthur Percival, vị cựu tư lệnh người Anh ở Singapore đến gặp ông và sau đó chứng kiến lễ đầu hàng.

        Cuỡc hội ngộ với Wainwright rất cảm động. Phóng viên hãng tin CBS kể:

        Khi xe của Wainwright đến ngoài khách sạn New Grand, tướng MacArthur ra khỏi phòng và chạy qua hành lang để chào đón một người gầy đói và ăn mặc tả tơi đang tiến vào. Khống chờ đợi đến thủ tục chào hỏi, tướng MacArthur cầm tay Wainwright và khoác tay lên vai ông... Tướng MacArthur biểu thị nhiều tình cảm hơn tôi đã từng thấy ở con người thường của ông.

        MacArthur sửng sốt với sự xuất hiện của người đồng nghiệp lâu năm:

        Ông ta hốc hác và già nua. Ông phải chống cày gậy bước đi một cách khó khăn. Mắt ông hõm sâu và má cũng hõm sâu. Tóc của ông đã bạc trắng và da thì giống như da giày cũ nát. Ông phải cố gắng cười khi tôi ôm ông ấy, nhưng khi nói chuyện thì giọng ông không phát ra nổi. Trong 3 năm qua, ông đã phải sống trong ô nhục vì đã dâng nộp Corregidor. Ông tin rằng mình sẽ không bao giờ được trao quyền chỉ huy một lần nữa. Việc này làm tôi kinh ngạc. Tôi hỏi: “Tại sao vậy Jim? Quân đoàn cũ vẫn là của ông nếu ông muốn”.

        Hai ngày sau, vào một buổi sáng nhiều mây ngày 2-9- 1945, đối thủ của MacArthur là Đô đốc Nimitz trèo lên chiến hạm USS Missouri khổng lồ nặng 45 ngàn tấn đang neo đậu cách Vịnh Tokyo gần 30 cây số. Dưới lá cờ Mỹ khổng lồ, phái đoàn của Nhật Bản tập trung đông đúc người trên boong tàu. Hàng ngàn thủy thủ nhìn họ trong khi phóng viên truyền hình đang tìm mọi góc có thể đứng ở phần trên boong tàu.

        Phái đoàn của Nhật Bản không ấn tượng như MacArthur chờ đợi. Tất nhiên, Hoàng đế không có mặt. Thủ tướng - hoàng tử Higashikuni, chú của Hoàng đế - đã cử đại diện huyết thống hoàng gia để lấy cớ vắng mặt. Người đại diện ông, một người thực sự mạnh mẽ trong chính phủ, hoàng tử Konoye cũng vắng mặt. Người dẫn đầu phái đoàn Nhật Bản là Ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu, một người duy tâm cứng đầu và đã mất một chân trong một vụ không kích 15 năm trước đây. Tuy nhiên, ông là người chống chủ nghĩa quân phiệt mạnh mẽ. Về phía quân đội có tướng Yoshijiro Umezu, tổng Tham mưu trưởng quân đội, người đã do dự và sau đó kêu gọi Nhật Bản tiếp tục chiến đấu. Ông ta được lệnh phải tham dự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:33:02 am »


        Phái đoàn Nhật Bản mặc đồng phục, đội mũ nồi. Họ trông dữ tợn nhưng nhỏ bé. Họ đứng cứng đơ và tập trung chú ý khi một viên sĩ quan tuyên úy cầu nguyện và máy hát nhỏ, trầy xước xướng lên bản Cờ sao lấp lánh, quốc ca của Mỹ.

        MacArthur, Nimitz, Halsey, Wainwright và Percival cùng đứng bên phái đoàn Nhật Bản. Một trong những đại diện Nhật Bản đã ghi lại giây phút đó:

        Họ tụ tập đông đúc và chật chội đến nghẹt thở bao gồm các đại diện, các nhà báo, những người đứng xem. Khi chúng tôi xuất hiện, tôi cảm thấy như bị giàn gông hành hạ. Có một triệu con mắt đập vào chúng tôi như một cơn bão tên lửa rào rào lao đến. Tôi cảm thấy sự sắc bén của chúng đâm vào cơ thể với một cơn đau buốt. Tôi chưa bao giờ hiểu được ràng, cái nhìn của những con mắt trừng trừng có thể gây tổn thương đến như vậy. Chúng tôi đợi vài phút, đứng ở giữa rừng ánh mắt giống như những học sinh hối lỗi đang chờ thầy hiệu trưởng đáng sợ. Tôi cố giữ điềm tĩnh tối đa và giữ sự tự trọng về thất bại, nhưng thật khó và mỗi phút trôi qua giống như cả thế kỷ. Tôi nhìn lên và thấy trên bức tường có vài lá cờ của Nhật Bản được biểu hiện bằng những con số, tương ứng với máy bay và tàu ngầm bị chiến hạm này bắn rơi hay đánh chìm. Khi đếm các lá cờ đánh dấu này, cổ tôi thấy nghẹn lại và nước mắt trào dâng trên khóe mắt.

        MacArthur bước đến chỗ đặt micro. Ông đã chuẩn bị bài diễn văn kỹ càng:

        Khi chuẩn bị tiếp nhận sự đầu hàng của các tư lệnh hùng mạnh của Viễn Đông, tôi ước rằng ngòi bút của mình có thể viết ra những ngôn từ bất tử mà theo tiếng gọi của tôi, chúng sẽ chuyển tải được các cảm giác làm thỏa mãn các nguồn lẽ phải cuối cùng, lịch sử và lời giải thích. Vì tôi biết rằng, trong sự hiện lên của thời khắc bất hủ này, có các lẽ phải mà cuối cùng sẽ được đưa vào thiên anh hùng ca và thơ ca, và những ngôn từ ngợi ca mà chúng ta tìm trên môi của những nhà tiên tri vĩ đại nhất.

        MacArthur đã nói ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Ông không nhận được nhiều ủng hộ từ phía trên bầu trời để phối hợp đưa buổi lễ lên đỉnh cao. Mặt trời chiếu xuyên qua đám mây khi ông kết thúc bài phát biểu và tiếng kêu o o vang lên. Đó là tiếng gầm đinh tai của 400 siêu Pháo đài bay B-29 và 1.500 máy bay chiến đấu trên đầu. Bản phát thanh của MacArthur cho người Mỹ nói rằng, ngày hôm đó, trời đất dường như cảm động và u ám:

        Hôm nay, tiếng súng đã im lặng. Bi kịch lớn đã chấm dứt. Một chiến thắng vĩ dại đã đến... Một kỷ nguyên mới đón chào chúng ta. Bài học chiến thắng củng mang lại âu lo cho cả an ninh trong tương lai lẫn sự tồn tại của nền văn minh chúng ta. Thực tế, sự tàn phá tiềm tàng của chiến tranh, thông qua những tiến bộ trong phát minh khoa học đã đạt đến điểm phải xem xét lại các khái niệm truyền thống của chiến tranh. Loài người kể từ khi bắt đầu mới xuất hiện đã tìm kiếm hòa bình... Tất cả các liên minh quân sự, sự cân bằng quyền lực, liên minh các quốc gia đều lần lượt thất bại và chỉ còn một con đường duy nhất là con đường chiến tranh đầy thử thách. Chúng ta có cơ hội cuối cùng. Nếu bây giờ không thiết kế một số hệ thống công bằng và to lớn hơn, chúng ta phải giáp mặt với trận chiến một mất một còn. Vấn đề này về cơ bản mang tính thần học và đòi hỏi sự cải thiện tính cách con người. Sự cải thiện này sẽ tiến hành đồng bộ với những tiến bộ vô địch của chúng ta trong khoa học, nghệ thuật, văn học và tất cả những bước phát triển văn hóa và vật chất trong hai ngàn năm qua. Phải giữ gìn tâm hồn nếu chúng ta muốn bảo vệ thể xác.

        Các quan chức Nhật Bản nghĩ gì về tướng Douglas MacArthur khi ở Atsugi và sau đó là tại buổi lễ đầu hàng? Họ lần đầu gặp ông, một người hói, dáng cao, đang ở ngưỡng cửa tuổi già với những nét đặc trưng của ông như đội mũ vải mềm, ngậm chiếc tẩu cùi ngô, mang kính đen với tính cách trận mạc phong trần, thoải mái, hiếm khi mang cà-vạt hay áo vét, ăn nói cực kỳ lưu loát và thu hút đến nỗi khó kết thúc cuộc gặp nói chuyện đúng giờ. Ấn tượng đầu tiên là một người chỉ huy chiến thắng và sẽ trả thù. Ấn tượng thứ hai xuất phát từ thái độ hòa giải của MacArthur, là một con người cởi mở, thận trọng phà lẫn với nét kính sợ.

        Nhà ngoại giao Nhật Bản Toshikazu Kase đã mô tả:

        Ông ta là một con người hùng biện sôi nổi và có tầm nhìn cao thượng! Đây là một người chiến thắng tuyên bố phán quyết đối với kè thù đang quy phục. Ông ta có thể áp đặt một hình phạt làm ô nhục Nhật Bản nếu muốn như vậy. Tuy nhiên, người ta cam kết tự do, khoan dung và công lý. Đối với tôi, là người đang chờ đợi đón nhận sự nhục nhã tệ hại nhất thì điều này thực sự kinh ngạc. Tôi cảm động vi những lời lẽ mê hoặc và có sức lay động mạnh. “Đối với những anh hùng đang sống và những chiến binh tử vì đạo của cuộc chiến, bài diễn văn là một vòng hoa bất tử”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:34:57 am »


        Cảnh vĩ đại thứ ba sau chuyến đổ bộ ở Atsugi của MacArthur và lễ đầu hàng là buổi gặp của vị tướng này với Hoàng đế. Mối quan hệ của ông với Hirohito sẽ tác động đến kết quả của sự chiếm đóng ở Nhật Bản. Để xây dựng kế hoạch chiếm đóng này, chính MacArthur chứ không phải các ông chủ chính trị ở Washington đóng vai trò chủ yếu. Vào thời điểm đó Washington vẫn nằm trong sự kiểm soát của những người ủng hộ chính sách kinh tế xã hội mới thế hệ thứ hai. Washington có bốn mục tiêu chủ yếu đối với việc chiếm đóng: Thứ nhất là ngăn ngừa sự phân rã Nhật Bản, và đáng ngại hơn là khả năng chủ nghĩa cộng sản sẽ vươn lên nắm quyền lực. Thứ hai là phải nhổ hết nanh vuốt của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản để họ không thể đe dọa châu Á và Mỹ một lần nữa. Thứ ba là phải phá vỡ thế lực các tập đoàn tài phiệt độc quyền, vốn được coi là nơi dựa dẫm của chủ nghĩa quân phiệt. Thứ tư là giải phóng xã hội phong kiến và xây dựng dân chủ.

        Đây là những chỉ đạo đối với MacArthur, nhưng ông không thể chấp nhận được tất cả mặc dù là một người Cộng hòa bảo thủ. Giống như tính cách chống độc quyền và gia trưởng của Teddy Roosevelt, ông muốn phá vỡ độc quyền tư bản theo kiểu bán chủ nghĩa xã hội để cho phép các doanh nghiệp tư nhân nhỏ phát triển. Ông tự nhận mình là một người theo chủ nghĩa tự do và mang tư tưởng của phe Dân chủ về mặt chính trị. Một sĩ quan đã mô tả một chi tiết tại buổi ăn tối ở Manila trước chiến tranh khi Tham mưu trưởng Sutherland cho rằng, nước Mỹ đáng lẽ nên là một chế độ độc tài trong chiến tranh.

        Tướng MacArthur lắng nghe một lúc và sau đó nói với Sutherland là ông ta sai. Ông nói rằng, dân chủ sẽ sống và luôn sống bởi vì người dân được phép suy nghĩ, nói chuyện và suy nghĩ tự do, thoải mái. Ông nói, trong khi nhà nước độc tài có thể lên kế hoạch cho một cuộc chiến kỹ càng đến chi tiết cuối cùng, phát động tấn công và khởi đầu rất tốt thì cuối cùng kế hoạch củng sẽ có sai sót. Có điều gì đó phá vỡ kế hoạch. Lúc đó, đầu óc tổ chức của bộ chỉ huy độc tài không đủ linh động để giải quyết nhanh khi tinh thế thay đổi. Họ đã cố gắng tính toán chiến tranh như một môn khoa học trong khi đó chiến tranh thực sự là một nghệ thuật.

        Ông nói rằng mặt khác, nền dân chủ sẽ sản sinh ra hàng trăm hàng ngàn những lãnh đạo suy nghĩ tự do và linh động. Những người này sẽ tận dụng các sai lầm và khó khăn của kẻ độc tài, nghĩ ra hàng chục cách thông minh hơn để đánh bại kẻ độc tài. Nếu dân chủ có thể đứng vững trước đợt tấn công ban đầu, nó sẽ tìm ra phương cách phản công và cuối cùng sẽ chiến thắng. Dân chủ gây tốn kém tiền bạc và đôi lúc có vẻ không có hiệu quả, nhưng theo phân tích cuối cùng, dân chủ chúng ta có được ở Mỹ là hình thái chính phủ tốt nhất mà con người từng có cho đến nay. Ông dừng lại và nói, “Dick, vấn đề là ở ông! Tôi e rằng, ông là người chuyên quyền bẩm sinh”. Tuy nhiên, có nhiều người ở Washington cho rằng nên phế truất Hoàng đế Nhật Bản và đưa ông ra xét xử vì trách nhiệm liên quan trong cuộc chiến này. Họ đại diện cho công luận đa số trong nước cũng như đại diện cho quan điểm của hầu hết đồng minh của Mỹ.

        Tuy nhiên, MacArthur phản đối kịch liệt. Ông tin rằng, Hoàng đế là yếu tố cần thiết để duy trì sự ổn định ở Nhật Bản. Ông cho rằng, việc chiếm đóng không thể thống trị chống lại Hoàng dế mà chỉ có thể thống trị thông qua Hoàng đế. Nguồn gốc của quan điểm này đến từ các cố vấn của Thiếu tướng Bonner Feller, thư ký quân sự của MacArthur, một nhà nghiên cứu Nhật Bản và có người em họ Gwen cưới nhà ngoại giao người Nhật Hidenari Terasaki. Fellers giữ quan điểm rõ ràng vào thời điểm đó. Ông phê phán việc ném bom tập trung Tokyo và coi đó là “Một trong những hành động tàn sát man rợ và tàn nhẫn nhất đối với những người không trực tiếp chiến đấu trong lịch sử”. Chỉ một tuần trước khi Nhật Bản đầu hàng, ông viết:

        Chiến tranh ở châu Âu là có tính chất chính trị lẫn xã hội, trong khi đó cuộc chiến ở Thái Bình Dương là có tính chất chủng tộc... Người da trắng là chúa tể của người phương Đông... Vị trí nước Mỹ ở phương Đông không thể xác lập trên giả thuyết về uy quyền tối cao của người da trắng. Người phương Đông phải được đặt ngang bằng với người dân chúng ta... Không có sự cấm đoán nào vì yếu tố chủng tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:36:44 am »


        Trong một tài liệu viết trước thời điểm đầu hàng, ông lập luận rằng:

        Thất bại vô điều kiện và hoàn toàn của Nhật Bản là yếu tố cần thiết giúp duy trì hòa bình lâu dài ở phương Đông. Chỉ thông qua thất bại quân sự hoàn toàn và trải qua các cơn hỗn loạn, người dân Nhật Bản mới có thể hết ảo tưởng về sự truyền bá cuồng tín tự cho rằng mình là dân tộc tối thượng có sứ mệnh làm chúa tể châu Á. Chỉ thông qua thất bại đau đớn và những mất mát to lớn mới chứng minh cho mọi người thấy rằng, cỗ máy quân sự không phải là vô địch và bộ máy lãnh đạo cuồng tín của họ đã đưa dân tộc Nhật Bản vào con đường tai họa...

        Các điều khoản hòa bình phải vững chắc. Tuy nhiên, việc phế truất hoặc treo cổ Hoàng đế sẽ gây ra một phản ứng dữ dội và mãnh liệt của tất cả người Nhật. Treo cổ Hoàng đế đối với họ củng như đưa Chúa đóng đinh trên cây thập tự đối với chúng ta. Tất cả sẽ chiến đấu để rồi chết như những con kiến. Vị thế của những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt sẽ được củng cố mạnh mẽ khôn lường. Cuộc chiến sẽ kéo dài quá mức. Thiệt hại của chúng ta sẽ nặng nề hơn mức cần thiết. Việc quân đội độc lập của Nhật Bản chỉ chịu trách nhiệm trước Hoàng đế là một mối đe dọa thường trực đối với hòa bình. Tuy nhiên, con người thần thánh của Hoàng đế trong con mắt người dân và sức mạnh tinh thần của tín ngưỡng Thần đạo được định hướng đúng đắn thì sẽ không nguy hiểm. Hoàng đế có thể tạo ra một lực lượng hòa bình và thiện chí, miễn là Nhật Bản hoàn toàn thất bại và bè phái quân sự bị hủy diệt.

        Chính phủ phải có một hệ thống kiểm soát và cân bằng. Một đội ngũ lãnh đạo dân sự theo chủ nghĩa tự do phải tập hợp quanh Hoàng đế. Phe quân sự phải bị hạn chế và hoạt động dưới dạng cảnh sát nội địa, chịu trách nhiệm về quyển lực dân sự.


        Điều này trở thành bản kế hoạch cho những gì tiếp theo với một ngoại lệ quan trọng: Người Nhật không chịu “Thất bại vô điều kiện và hoàn toàn”. Họ bị thất bại vì hai quả bom nguyên tử không thể kháng cự như Hoàng đế đã nói rõ.

        Trong một lần nói chuyện với Kennan, MacArthur cho rằng, thành quả ngoạn mục nhất của việc chiếm đóng “Nằm ở thực tế rằng, nó mang lại cho người Nhật hai nhận thức to lớn mà họ chưa bao giờ cảm nhận được trước đó và đã làm thay đổi cách suy nghĩ của họ, đó là dân chủ và đạo Cơ đốc giáo”.

        Đối với ông, Nhật Bản đã “Hình thành một tiền đồn phòng ngự của phương Tây, được Cơ đốc giáo và quyền lực quân sự bảo vệ”. Ông tin rằng, “Một con số đáng ngạc nhiên, dân Nhật Bản ước tính khoảng hơn 2 triệu người” đã đi theo “Tín ngưỡng Cơ đốc giáo như là phương tiện để bù đắp khoảng trống tinh thần trong đời sống người dân Nhật Bản sau sự sụp đổ của tín ngưỡng trước đây của họ”. “Tổ xung kích của Cơ đốc giáo” sẽ làm biến đổi “Hàng trăm triệu người dân lạc hậu”. Đối với MacArthur, lý do để bảo vệ Hoàng đế đã quá rõ ràng. Ông tin rằng mình không có sự lựa chọn nào khác, và ông có thể đúng.

        Có nhiều tiếng nói phản đối đáng kể từ một số nước Đồng minh, đặc biệt là Liên Xô và Anh muốn đưa Hoàng đế Nhật Bản ra xét xử như là một tội phạm chiến tranh... Khi Washington nghiêng về quan điểm của Anh, tôi sẽ cần ít nhất 1 triệu quân tiếp viện nếu hành động đó xảy ra. Tôi tin rằng, nếu Hoàng đế bị truy tố và có lẽ là bị treo cổ như tội phạm chiến tranh, chính quyền quân sự sẽ thành lập khắp Nhật Bản và cuộc chiến tranh du kích sẽ bùng nổ.

        Trong lời khuyên chuyển đến cho các Tham mưu trưởng Liên quân thông qua bức điện tín tối mật vào ngày 25-7, ông đề cập rõ hơn:

        Hủy diệt ông (Hirohito), quốc gia sẽ bị phân rã... Các hoạt động truyền bá văn minh sẽ bị ngưng lại và viễn cảnh về sự hỗn loạn và xáo trộn ngầm sẽ dẫn đến chiến tranh du kích trong các vùng núi và vùng sâu. Tôi tin rằng, tất cả hy vọng về việc giới thiệu nền dân chủ hiện đại sẽ biến mất và khi sự kiểm soát quân đội chấm dứt, một số hình thái tổ chức có thể là theo đường lối cộng sản sẽ xuất hiện từ quần chúng... Có thể chúng ta cần tối thiểu 1 triệu binh sĩ có mặt ở nơi đây trong nhiều năm trời, chưa thể xác định là bao lâu. Ngoài ra, dịch vụ dân sự có thể được phục hồi và có thể điều hành ở quy mô vài trăm ngàn người. Tôi có cảm nhận chắc chắn rằng, mối liên hệ của Hoàng dế với công việc quốc gia cho đến thời điểm kết thúc chiến tranh, phần lớn chỉ là có tính chất phúc đáp tự động đối với lời khuyên từ các cố vấn của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:37:15 am »


        Mặc dù, quan điểm của MacArthur rất mạnh mẽ và nhất quyết là ông phải chịu trách nhiệm chính cho quyết định này, nhung ông vẫn đang tìm kiếm sự ủng hộ. Công luận đang muốn lấy đầu của Hirohito. Vào tháng 6 năm 1945, theo khảo sát có 33% người Mỹ muốn tử hình Hirohito (mặc dù chỉ một nửa số người này biết tên ông; có những người nghĩ ông là Tojo, Hara-Kiri, Tio, Tưởng Giới Thạch và Yoko Hama). Truman phải chịu sức ép từ những người của Bộ Ngoại giao không muốn trừng phạt Nhật Bản mà phải bảo tồn chế độ Hoàng đế Nhật Bản trước nguy cơ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

        Bộ Quốc phòng cũng chia sẻ quan điểm này. Đứng trước tình thế như vậy, Tổng thống buộc phải không chiều theo ý muốn của người dân Mỹ, những người đã chứng kiến tội ác của Nhật Bản trong nhiều năm qua. Ai có thể nói rằng, tất cả họ đều sai? Nếu Hirohito bị buộc phải ra đi, Nhật Bản có thể bị lún sâu vào cảnh đổ máu tràn lan và sự phân rã xã hội.

        Một vấn đề đang đặt ra là, Hoàng đế thoái vị khác với bị phế truất, hay đưa Hoàng đế ra xét xử, xử tử hoặc xóa bỏ hệ thống Hoàng đế. Chưa chắc có bất kỳ sự biến động nghiêm trọng nào xảy ra nếu Hoàng đế thoái vị và nhường ngôi cho con trai nhỏ. Có bằng chứng cho thấy Hirohito đã tính đến chuyện này. Vào ngày 29-8, Hirohito nói với người cố vấn thân cận nhất Marquis Kido rằng, ông sẵn sàng nhường ngôi báu để bảo vệ các thuộc cấp khỏi bị truy tố. Vị cận thần Kido lo sợ rằng điều này sẽ làm tổn hại hệ thống Hoàng đế và nuôi dưỡng “Xu hướng của chủ nghĩa cộng hòa và dân chủ”. Cả hai anh em của Hoàng đế là hoàng tử Chichibu và Takamatsu đều đưa ra những đề xuất úp mở là họ sẽ cân nhắc việc làm quan nhiếp chính nếu Hirohito thoái vị nhường ngôi cho đứa con trai nhỏ Akihito.

        Nếu ông thoái vị, các lợi ích chính của quyết định giữ Hoàng đế và ngai vàng sẽ vẫn không có gì thay đổi như Homer Dubs, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản tư vấn chính phủ Mỹ viết vào thời điểm đó. “Không có gì khác biệt cho dù ông ngả về xu hướng hòa bình hay chiến tranh. Người Nhật xem trọng nhiệm vụ của Hoàng đế hơn là cá nhân ông. Vấn đề cần thiết là phải xóa bỏ tâm trí người Nhật về niềm tin thần thánh về Hoàng đế. Điều này không thể thực hiện, trừ khi quân Đồng minh chứng minh với họ rằng, họ có thể nhổ tận gốc những kẻ thống trị thần thánh. Hiện tại Mỹ hạn chế chỉ trích và đụng chạm Hoàng đế Nhật Bản để tránh sự lợi dụng của người Nhật theo chủ nghĩa quốc gia. Họ có thể tuyên bố với người dân của họ: ngay cả người Mỹ cũng tôn trọng và kính sợ, Thiên hoàng bất khả xâm phạm”.

        Những hậu quả của quyết định bảo tồn chế độ Hoàng đế lẫn chức vụ Hoàng đế là sâu hơn nhiều so với những gì MacArthur và các thượng cấp của ông dự định hay tiên liệu. Giữ lại ngôi vị Hoàng đế là tín hiệu đối với người Nhật rằng, người Mỹ họ sẽ khoan nhượng để hệ thống Hoàng đế tồn tại, dù họ cam kết mạnh mẽ thay dổi diện mạo đất nước này. Ngai vàng là hiện thân thực sự của cuộc đấu tranh quyền lực, là đỉnh cao của quyền lực chính thức trong một thể chế chính trị có thứ bậc từ cao xuống thấp. Giữ lại ngôi vị Hoàng đế nghĩa là giữ lại các khái niệm quyền lực, sự tôn trọng và sự lệ thuộc.

        MacArthur đã sải bước mạnh mẽ đưa Hirohito vào chế độ quân chủ lập hiến. Người Nhật có lịch sử lâu đời xưng tụng Hoàng đế “Trên mây” vẫn xem ông là yếu tố cố kết quan trọng của chủ nghĩa độc đoán và sự tôn kính, mặc dù ông rời xa chính trị. Hoàn toàn không có gì khó khăn để đưa Hoàng đế xa rời chính trị, một sự đổi mới gần đây của thời kỳ Minh Trị.

        Thực tế như chúng ta đã thấy, thực quyền của Hirohito bị giới hạn rất nhiều. Xuyên suốt hai thập kỷ trước, vai trò của ông đối với những người chủ nghĩa quân phiệt chỉ là tính biểu tượng. Điều này quan trọng hơn rất nhiều so với việc ông can thiệp sử dụng quyền lực thực sự. Tước quyền lực của Hirohito trong khi vẫn giữ ông như là một biểu tượng cũng không gây ra khác biệt nhiều so với cấu trúc thực sự của bộ máy quyền lực của Nhật Bản. Phía dưới ông, hệ thống vẫn tiếp tục vận hành.

        Một chế độ quân chủ lập hiến là một chế độ mà chủ quyền đã được bén rễ trong nhân dân và nền quân chủ chỉ thống trị chừng nào Hoàng đế còn được người dân tôn trọng. Thực sự, sự tồn tại của nền quân chủ lập hiến hiện đại phụ thuộc vào khả năng duy trì sự yêu mến của nhân dân cũng như Hoàng đế phải khôn ngoan hơn các đối thủ cộng hòa. Ớ Nhật Bản, sau sự phát triển rực rỡ của cánh tả đối chọi với Hoàng đế trong thời gian ngắn của thời kỳ hậu chiến ban đầu, có một sự đồng thuận bảo vệ đã hình thành bao bọc quanh ông. Nền quân chủ chỉ ít quyền lực hơn trước đây một chút, nhưng quyền lực của ông vẫn luôn nằm ở biểu tượng ngai vàng như là đỉnh cao của cấu trúc kinh tế, chính trị, xã hội, chứ không nằm ở con người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:37:43 am »


        Dường như có một nhận thức lờ mờ của MacArthur và các thượng cấp về sự khác nhau giữa việc đưa Hoàng đế Nhật Bản ra xét xử và việc buộc ông thoái vị. Đưa ông ra xét xử sẽ dẫn đến nhiều hậu quả to lớn hơn là việc buộc ông thoái vị. Điểm thuận lợi dành cho Hirohito là có hồ sơ ghi chép về việc ông lưỡng lự ủng hộ những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt. Người Mỹ tin rằng, ông là một công cụ có ích chứ không đến nỗi phải vứt bỏ. Bất cứ xung đột trực tiếp nào với Hoàng đế Nhật Bản cũng sẽ dẫn đến nguy cơ nội chiến với những cuộc tấn công cuồng tín nhằm vào người Mỹ. Tuy nhiên nếu Hirohito đồng ý cho Mỹ chiếm đóng, tinh thần chủ nghĩa quốc gia sẽ được trung hòa một cách hiệu quả. Người dân vẫn có cảm giác rằng đất nước không bị chiếm đóng, Hoàng đế vẫn trị vì. Người Mỹ chỉ làm chức năng cố vấn cho ông cũng giống như các vị Hoàng đế trước đây trong nhiều thế kỷ đã nhận được sự cố vấn từ các tướng quân Nhật, những người thực sự cai quản đất nước.

        Quyết định giữ lại Hirohito và chức vụ của ông bị một số dồng minh của Mỹ phản đối kịch liệt. Mặc dù người Anh hiểu và thậm chí ngấm ngầm đồng ý nhưng Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin từ chối giúp người Mỹ. Ông nói: “Tôi không muốn chúng tôi đề nghị với người Mỹ là nên giữ Hoàng đế lại, Chắc chắn họ sẽ thích lời đề nghị như vậy và sau đó họ nói rằng là miễn cưỡng đồng ý với chúng tôi”. Trung Quốc muốn đưa Hoàng đế ra xét xử. Ngoại trưởng Australia cũng đã đặt Hoàng đế Hirohito vào danh sách tội phạm chiến tranh mà ông muốn phải bị xét xử. New Zealand cũng muốn như vậy.

        Ngoại trưởng Mỹ Joseph Grew đã quyết định thẳng thừng đứng về phía MacArthur. Cuối cùng, Truman đã phê chuẩn lệnh theo quan điểm của MacArthur.

        Trước cuộc gặp với MacArthur, Hirohito canh cánh lo sợ về hai sự cân nhắc trên, cũng như nỗi sợ về an toàn bản thân.

        Một sân khấu đã dàn dựng cho buổi gặp gỡ đầu tiên đặc biệt giữa Thiên hoàng và vị tướng quân người Mỹ. Tính biểu tượng của cuộc gặp giữa Hoàng đế và người chiến thắng nước ngoài đầu tiên ở đất nước ông rất lớn. Một thế lực dân chủ gần 170 năm tuổi đang tiếm quyền một chế độ chuyên quyền cổ nhất của thế giới. Một bên là con người đang lấn át quyền lực và một bên là thần thánh. Tuy nhiên, xét trên phương diện mối quan hệ con người, cuộc gặp gỡ này không kém phần chua chát, về bề ngoài, sự khác biệt giữa hai người đàn ông rất lớn. Một người yếu đuối, què quặt, được nuông chiều và hưởng quyền lực tối thượng trong gần hai thập kỷ gặp một con người có cả cuộc đời hành động, đã chiến đấu xuyên qua 1/4 thế giới trước sự chống lại của các lực lượng của Hoàng đế Nhật Bản. Hirohito chưa bao giờ chứng kiến một hành động quân sự như vậy. MacArthur có kinh nghiệm trận mạc, xông pha đạn lửa từ Pháp đến Corregidor cho đến nam Thái Bình Dương và gặp nguy hiểm tính mạng vô số lần.

        Hirohito không phải ở một lãnh thổ xa lạ khi ông bước ra từ xe để vào đại sứ quán Mỹ vào ngày 27-9-1945. Trong ba thế kỷ, tổ tiên của ông đã từng làm đồ trang trí tinh thần cho quyền lực thực sự do các tướng quân Tokugawa và những kẻ độc tài quân sự nắm giữ. Suốt một thập kỷ trước chiến tranh, đặc biệt là trong 5 năm sau vụ đàn áp cuộc đảo chính tháng 2 năm 1936, đánh dấu bước leo lên quyền lực cuối cùng của chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản thời kỳ trước chiến tranh, Hirohito đã được trao quyền lực chính thức, nhưng lại có ít sự lựa chọn ngoài việc tán thành và thỉnh thoảng chất vấn các quyết định do các lãnh đạo quân sự đưa ra. Liệu sự quy phục của ông trước một nhân vật quân sự khác (mà lần này là người Mỹ) có khác hơn không?

        Sự nghiệp của MacArthur cũng gặp nhiều gập ghềnh từ chiến tích vào năm 1919 cho đến khi bị đày ải năm 1924 rồi thành công lại năm 1930, rồi ô nhục vào năm 1932, rồi lại nhục nhã năm 1941 và năm tiếp sau đó ông nhanh chóng chuộc lại lỗi lầm. Cả hai người đàn ông này đều trải qua nhiều lần đảo ngược vận may. Họ cũng có sự tương đồng đáng ngạc nhiên về tính khí. Cả hai đều được nuôi dưỡng trong môi trường chính thống đến lố bịch. Hirohito được những người kỷ luật của cung điện nuôi dạy trong khi đó MacArthur lại lớn lên giữa tiền đồn và doanh trại khắc nghiệt. Tuy nhiên, dưới bề mặt không tì vết của cả hai người là những bản chất nội tâm tìm những con đường trốn thoát cho riêng mình. MacArthur hướng đến phụ nữ và tình yêu thơ ca như một chàng trai trẻ tuổi. Hoàng đế thì thích nghiên cứu khoa học. Thật ngạc nhiên nếu vị lãnh chúa cai trị được nuông chiều, khiêm nhường, nhỏ nhắn này có thể hòa hợp với một người đàn ông cao to, phù phiếm, phô trương, độc đoán và là người hành động.

        Họ sẽ không hợp nhau, và đó chỉ là cuộc gặp của hai kiểu lãnh chúa hoàn toàn khác nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:38:53 am »

         
Chương 29

NGƯỜI NHÌN XA TRÔNG RỘNG

        MacArthur đã thất bại ở vai trò của người cải cách xã hội và chính trị, nhưng không phải là tất cả. Tất nhiên chính trị là nghệ thuật và để chuyển đổi toàn bộ nền tảng của trật tự kinh tế và xã hội phong kiến Nhật Bản, MacArthur đã đặt ông vào nhiệm vụ của một siêu nhân. Ông cho rằng, cải cách đạt được một nửa hoặc không hoàn toàn thành công cũng đã là những chiến thắng vĩ đại vì ông nhận ra không thể làm gì hơn được nữa. Hơn nữa, bầu không khí tranh luận của các ông chủ chính trị ở Washington thay đổi mạnh trong vòng 3 năm khiến một vài chương trình cải cách của MacArthur vừa mới hoạt động đã phải ngưng lại.

        Bởi vì ông có tính cách màu mè, thẳng thắn và thích làm nhục các lãnh đạo chính trị đặc biệt là Tổng thống nên ông như một con sói lẻ loi. Trong thực tế mặc dù ông thỉnh thoảng chơi khăm chính trị với Washington và thường xuyên làm trái và phớt lờ các chỉ đạo nhỏ từ thủ đô Mỹ, xuyên suốt quá trình chiếm đóng, không có lần nào ông phản kháng một mệnh lệnh trực tiếp từ Washington. Ông đang đóng trên một miền đất hoang và tận dụng sự thiếu quan tâm của chính quyền Truman đối với Nhật Bản trong suốt 2 năm đầu chiếm đóng. Tuy nhiên, ông không bao giờ phá vỡ mối liên hệ với chính quyền Truman.

        Dù ông hài lòng trong những điệu bộ màu mè khi phản đối một mệnh lệnh trực tiếp từ Truman tham dự một buổi tiếp tân tôn vinh ông ở Mỹ. Ông quá bận, ông đánh điện nói rằng, tình thế ở Nhật Bản quá nguy kịch. Không chỉ điều này xúc phạm Tổng thống, người mà MacArthur coi thường ngay từ đầu, mà còn nhằm thể hiện tính uy quyền của ông hơn các tướng khác. Những kẻ chỉ trích MacArthur cho rằng, trong quá trình chiếm đóng, ông chủ yếu muốn sử dụng Nhật Bản như là một bàn đạp để tranh cử Tổng thống khi quay về Mỹ.

        MacArthur sống trong dinh thự của Đại sứ Mỹ hay còn gọi là Nhà Lớn cùng với Jean và Arthur. Ông dậy vào 7 giờ sáng, ăn sáng với họ và tập thể dục. Ông đọc báo và sau đó gửi thư, trả lời những lá thư hoặc ký tắt vào sau đó cho thuộc cấp của ông xử lý. Whitney sẽ gọi điện từ Tòa nhà Dai-Ichi, trụ sở của SCAP để báo cáo vắn tắt cho ông những sự việc quan trọng.

        Đến 10g30 hoặc 11 giờ, MacArthur sẽ đến văn phòng bằng chiếc xe Cadillac đời 1941 với hai người lính hộ tống đi trên một chiếc xe jeep. Trong thời gian chiếc Cadillac vận hành 5 phút mỗi buổi sáng, giao thông ngưng hoạt động và đèn giao thông đổi thành màu xanh. Các đám đông người Nhật và Mỹ thường tụ tập quanh lối vào ở tòa nhà Dai-Ichi để ngắm nhìn MacArthur tiến vào và rời khỏi đây. Trong một văn phòng không có trang bị điện thoại, MacArthur trao đổi với Whitney và sẽ đọc cho người khác viết những lá thư và báo cáo nhanh như tính cách ăn nói trôi chảy của ông. Nhà văn John Gunther nói về phong cách của MacArthur: “Thật ngạc nhiên người ăn nói giỏi như MacArthur lại viết quá tệ... Điều này không chỉ cho thấy phong cách phô trương của ông. Nó còn tệ hơn vậy nữa”.Sau đó, MacArthur gặp mọi người, đốt tẩu thuốc và đi lui di tới, nói chuyện tràng giang đại hải trước sự chán nản của các thuộc cấp.

        Khoảng 2 giờ chiều, ông quay về ăn bữa trưa muộn. Đây là lúc duy nhất trong ngày ông thư giãn. Jean vợ ông chào ông với vẻ hân hoan khi bà đứng đợi với những người khách: “Xin chào, tướng quân”. Họ ăn mà đồ ăn không có sự sắp đặt trước, một điều khiến các quan chức và nhà ngoại giao nghiêm nghị cảm thấy sốc. Gunther đã tham dự một bữa ăn như thế:

        Điều mà làm tôi ấn tượng nhất là tính hài hước, nhanh nhẹn và khoan dung của ông. Chính sự bí ẩn về một vị tư lệnh vĩ đại bao quanh MacArthur khiến cho mọi người không nghĩ đến tính cách rất con người của ông. Tôi cũng nghĩ ông là người bí ẩn, sôi nổi và nói chuyện dông dài. Ông có tất cả tính cách này, nhưng có điều gì đó không hẳn như vậy. Ông cười nhiều, thích những câu chuyện đùa và nói nhiều, cho phép ngắt lời và lắng nghe tốt... MacArthur ăn hầu hết mọi thứ nhưng chỉ uống vài tách cà phê với nhiều đường. Đôi lúc, ông nhìn chúng tôi hoặc vợ ông; đôi lúc ông nói chuyện với gương mặt nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ bèn phải. Ông đang nhìn cái gì hay tìm kiếm cái gì?”.

        Giống như Churchill, sau bữa trưa, MacArthur sẽ ngủ khoảng một tiếng sau đó thư giãn bằng cách đọc báo và nói chuyện với vợ. Vào lúc khoảng 5 giờ, ông sẽ quay trở lại văn phòng và cùng với các nhân viên đang lầm bầm khó chịu làm việc thêm 3 hoặc 4 giờ nữa (họ đã làm nguyên ngày). Khi một ai đó phàn nàn rằng, ông giết nhân viên, ông trả lời với thái độ nhẫn tâm của người Nhật, “Số phận tốt nhất đối với một con người là chết khi đang thực hiện nhiệm vụ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:39:52 am »


        Ông sẽ quay trở về nhà vào lúc 8g30 hoặc 9 giờ tối, sau đó ăn bữa tối nhẹ, xem phim cùng với bất cứ nhân viên nào của SCAP. Ông thích coi chương trình thời sự, các hài kịch và các phim cao bồi. Sau đó ông sẽ đi lại dọc theo tầng một của tòa đại sứ, tiếp tục nói chuyện với người nghe bất đắc dĩ là bà vợ của mình cho đến 1 giờ sáng, lúc vợ ông đã buồn ngủ.

        Thật khó biết những gì MacArthur thực sự suy nghĩ trong một thời điểm, vì ông thay đổi quan điểm tùy thuộc vào thính giả ông đang nói chuyện là ai. Tuy nhiên, có ít nhất ba tính cách rõ ràng trong chính sách của ông. Ông là người sôi nổi và người theo phái cộng hòa tuân thủ hiến pháp. Chính điều này thúc đẩy ông cải cách bản chất chuyên chế của xã hội Nhật Bản.

        Trong khuôn hình đó, ông là một người Mỹ cực hữu. Trong quân đội Mỹ, ông được xem là người theo chủ nghĩa tự do nhưng không ủng hộ những từ vựng chính trị của bất cứ ai khác. Ông không tin những người ủng hộ chính sách kinh tế xã hội mới và ghét những người theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng thừa nhận mình đôi khi phải làm việc với những người thuộc trường phái khác như Franklin Roosevelt. Ông đã không leo lên được chức vụ cao nhất trong bộ máy quân đội vì không thỏa hiệp khi cần thiết. Cuối cùng, ông là một người Cơ đốc giáo sôi nổi. Điều này củng cố cho cả sứ mệnh lẫn thái độ chống cộng của ông.

        Ông tìm cách thay đổi tinh thần của người Nhật và đặt ông vào vị trí đối lập với những người bảo thủ khuyển nho trong bộ máy nhân viên của mình. MacArthur rất say mê trong những quyết tâm cải cách ban đầu. Quá trình cải cách đã đạt được gì trong 3 năm ngắn ngủi này và các thành tựu đạt được duy trì được bao lâu? Câu trả lời là MacArthur và những người cải cách đã cố gắng hết sức và đạt được một khối lượng thành quả đáng ngạc nhiên nhưng vẫn chưa đủ. MacArthur chưa bao giờ ảo tưởng về quy mô công việc mà ông đặt ra cho ông trong khi cố gắng thay đổi đặc tính cơ bản của xã hội Nhật Bản. Những người chỉ trích ông hoàn toàn sai khi cho rằng, ông không hết lòng cho công việc mạo hiểm này. Sau này, ông viết:

        Người Nhật thuộc một nền văn minh của thế kỷ 20 nhưng thực tế, Nhật Bản gần giống một xã hội phong kiến mà các quốc gia phương Tây đã loại bỏ từ 4 thế kỷ trước. Có những khía cạnh đời sống Nhật Bản thậm chí còn xưa cũ hơn thế nữa. Mặc dù chính trị thần quyền là một hệ thống chính phủ đã không còn được tin cậy trong 3.000 năm tiến bộ ở thế giới phương Tây, nó vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản. Hoàng đế được coi là một vị thánh sống và người Nhật bình thường không dám đưa mắt nhìn kẻ cai trị mình. Hoàng đế là tối thượng. Lời của ông là cuối cùng. Ông được ủng hộ quyền lực từ một nhóm nhỏ kiểm soát quân đội, bộ máy chính phủ và nền kinh tế. Không có bất cứ cái gì gọi là quyền dân sự. Thậm chí không có nhân quyền. Tài sản và những gì người dân Nhật Bản làm ra có thể bị tước toàn bộ hoặc một phần để cung cấp cho những kẻ thống trị. Giữa năm 1937 và năm 1940, cảnh sát mật đã tống giam hơn 60 ngàn người vì “Suy nghĩ nguy hiểm”. Thực tế, người Mỹ xem Nhật Bản gần giống như là Sparta cổ xưa chứ không phải là một. quốc gia hiện đại.

        Khi tôi chuyển trụ sở chỉ huy của mình sang tòa nhà Dai Ichi, tôi đã tuyên bố rằng, “SCAP không quan tâm đến việc làm cách nào đế kiềm chế Nhật Bản mà là bằng cách nào để giúp Nhật Bản đứng vững trên đôi chân mình một lần nữa”. Tôi nhấn mạnh nhiều lần là chúng ta có một số sứ mệnh. Đúng là chúng ta đã dự định hủy diệt Nhật Bản và quyền lực quân phiệt. Đúng là chúng ta dự định áp đặt những sự trừng phạt vì những việc làm sai của Nhật Bản trong quá khứ. Những điều này đã được nêu ra trong điều khoản đầu hàng. Tuy nhiên, chúng ta cảm thấy rằng, chúng ta có thể hoàn thành tốt mục tiêu của mình bằng cách xây dựng một Nhật Bản kiểu mới, một Nhật Bản cho người Nhật tự do, công lý và an ninh. Tôi cho rằng, các nguyên tắc của chúng ta trong thời kỳ chiếm đóng cũng là các nguyên tắc mà quân lính chúng ta đã vì nó mà chiến đấu trên chiến trường.

        Ý tưởng cải cách đúng đắn của MacArthur đáng lẽ không bao giờ bị đánh giá thấp. Kết quả có thể thẩm định được khi nhìn vào những thành tựu mà mỗi khu vực và mỗi mục tiêu như chính quyền Truman ra lệnh vào ngày trước đó, và các mục tiêu mà SCAP đặt ra trên chuyến bay chở MacArthur đến Nhật Bản với tư cách là tư lệnh tối cao lần đầu tiên.

        Trước hết là phải triệt tiêu quyền lực quân sự (của Nhật Bản). Trừng phạt tội phạm chiến tranh. Xây dựng bộ máy chính quyền đại nghị. Đổi mới hiến pháp. Tổ chức bầu cử tự do. Ban quyền bỏ phiếu cho phụ nữ. Khuyến khích kinh tế tự do. Xóa bỏ sự đàn áp của cảnh sát. Phát triển một nền báo chí tự do và có trách nhiệm. Mở rộng tự do giáo dục. Phân tán quyền lực chính trị. Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:27:07 am »


        Các nhiệm vụ này lấn chiếm tâm trí tôi trong 5 năm sau và lâu hơn nữa. Cuối cùng tôi đã hoàn thành tất cả nhiệm vụ này với cả thuận lợi lẫn khó khăn. Khi các cải cách tiến triển và nhân dân Nhật Bản có sự tự do, giữa người dân Nhật và Tư lệnh tối cao đã phát triển một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Khi cảm nhận được quyết tâm đối xử công băng của tôi đối với họ, thậm chí đôi lúc chống lại những nước lớn mà tôi đại diện để bảo vệ sự công bằng này, họ không xem tôi là kẻ xâm lược mà là người bảo vệ.

        Công việc đầu tiên trong chương trình cải cách của ông là trừng phạt. Tư lệnh tối cao cũng bày tỏ chẳng ưa gì về chuyện bồi thường thiệt hại chiến tranh, mà nhiều nhà kinh tế trong đó có nhà kinh tế Keynes cho rằng đó là một nguyên nhân chính của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

        Năm 1945, Truman đã bổ nhiệm Edwin Pauley, cựu trùm tư bản dầu mỏ vùng Vịnh và là người góp quỹ ủng hộ Đảng Dân chủ để tính toán các khoản bồi thường và cải cách hệ thống công nghiệp Đức và Nhật Bản. Pauley đã vạch ra các kế hoạch tham vọng nhằm chuyển các ngành công nghiệp cơ bản từ Nhật Bản sang Đông Nam Á. Ông ta cho rằng, “Khi Nhật Bản bắt đầu khôi phục, phải có sức mạnh địa phương” để ngăn ngừa sự xâm lược vì động cơ kinh tế. Ý tưởng lập dị này nhằm cải thiện sự chênh lệch giữa sức mạnh công nghiệp Nhật Bản và sức mạnh công nghiệp của đại lục châu Á. Ông ta định chuyển các nhà máy thép và sắt từ Nhật Bản sang Mãn Châu (đã có nguyên liệu thô của than và quặng sắt). Điều này sẽ giúp Trung Quốc có được một loại hình sản xuất công nghiệp mà Nhật Bản buộc phải tôn trọng.

        Pauley và cố vấn trưởng của ông là Owen Lattimore chuyên gia về châu Á, cho rằng MacArthur đang bực bội vì họ xâm phạm vào lãnh địa của mình nên không sẵn lòng giúp đỡ. Tháng 12 năm 1945, Pauley đề xuất chương trình tịch thu “Năng suất thừa mứa của Nhật Bản”, một yếu tố có thể góp sức cho sự phát triển chủ nghĩa đế quốc kinh tế. Ông ta kêu gọi tịch thu 27 nhà máy sản xuất dụng cụ công nghiệp quan trọng nhất, sản xuất gần một nửa sản lượng của Nhật Bản, cũng như cơ cấu lại các ngành công nghiệp đóng tàu, ổ bi, không gian vũ trụ và giảm sản lượng của ngành thép từ 11 triệu tấn xuống còn 2,5 triệu tấn. Ngay lập tức Truman phê duyệt chương trình cải cách này và nói, “Các cải cách này phải được thực hiện ngay khi các chi tiết cần thiết được vạch ra”.

        Chương trình này rõ ràng mang tính chất trừng phạt và hầu như không thể có kết quả, vì áp đặt các hạn chế đối với sự phát triển công nghiệp là điều mà không một nước nào chấp nhận về lâu dài. MacArthur đã cực lực phản đối các cải cách này ngay từ đầu. Cuối cùng, do bị cưỡng ép, ông đã đồng ý chuyển 1 triệu dụng cụ máy móc qua châu Á đại lục, nhưng không tiếp tục thực hiện gói bồi thường chiến tranh do Pauley đưa ra. Các nước nhận sự viện trợ rộng lượng của Pauley bắt đầu tranh cãi với nhau dữ dội.

        Sau đó MacArthur cho rằng, ông đã xem việc thanh trừng là một sai lầm ngay từ đầu. Ông nghi ngờ tính khôn ngoan của việc này. Tuy nhiên, mệnh lệnh SCAPIN 550 do ông và các nhân viên ban ra vào tháng giêng năm 1946 cam kết mạnh mẽ sẽ loại trừ những kẻ có tội trong hàng ngũ các nhà chính trị, công chức, sĩ quan quân đội, các giám đốc điều hành doanh nghiệp, quan chức chính quyền địa phương, giáo viên, nhà sản xuất phim ảnh, nhà giáo dục, giáo sư đại học và các giám đốc cảnh sát. Cuộc thanh trừng đã gây ảnh hưởng cho khoảng 2,5 triệu người. Những người bị thanh trừng bị buộc tội là đã ‘Tham gia, ủng hộ sự xâm lược quân sự và chủ nghĩa đế quốc ở nước ngoài. Tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia cực đoan. Tự do là dân tộc có uy quyền và hành động với suy nghĩ họ là lãnh đạo của các chủng tộc châu Á khác hoặc bài trừ người nước ngoài ra khỏi thương mại và kinh doanh, ủng hộ chế độ độc quyền. Sử dụng bạo lực và khủng bố để tiêu diệt chính trị và chống đối chế độ. Ủng hộ tình trạng đặc biệt và các đặc quyền của người lính”. MacArthur cũng cho kiểm soát quan điểm của người dân về các chủ đề trong thời kỳ bành trướng của Nhật Bản vào thập niên 1930 và có một thời điểm vào năm 1931 và vào Biến cố Mãn Châu, cũng như trong suốt cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

        Một mục tiêu nữa của sự thanh trừng là xóa bỏ các hội cực hữu có tiếng và cấm các thành viên các hội này làm việc cho chính quyền. Các hội này không chỉ là Hội Rồng đen (Hiệp hội sông Amaru) mà còn Hiệp hội Xúc tiến Thực hành súng Bazooka, Liên đoàn Hạt máu trắng, Hiệp hội Tinh thần đồng dạng chống Người nước ngoài. Hiệp hội Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Mãn Châu và Tổ chức chiến tranh Máu dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:27:43 am »


        Trọng tâm của chiến dịch thanh trừng là yêu cầu mọi người ở Nhật Bản trong các cơ quan có dính dáng đến các hội này điền vào bản điều tra, kê khai cụ thể về nghĩa vụ quân sự, về tư cách thành viên của các tổ chức chính trị và các nghề nghiệp trước đây. Một ủy ban kiểm tra trung tâm sẽ kiểm tra những người này. Tuy nhiên, hình phạt đối với việc che dấu các việc làm sai trái trước đây không nghiêm trọng. Năm 1947-1948 chính quyền chiếm đóng không sử dụng bản điều tra này nữa, và chỉ có chứng cứ khác mới khiến một người bị loại khỏi văn phòng làm việc.

        SCAP tìm cách bảo đảm rằng, những người bị sa thải không thể trở lại làm việc, không cho họ làm các công việc khác và cấm bà con họ giữ các chức vụ tương tự để hoạt động thay mặt họ. Người Nhật cho rằng điều này chẳng khác gì vì lỗi lầm của người cha mà bắt người con phải gánh chịu.

        Các tác động của đợt thanh trừng ban đầu khá nghiêm trọng. Bộ Nội vụ mất 34 quan chức cấp cao, Hoàng gia bị mất 118 người, 170 thượng nghị sĩ bị sa thải khỏi Thượng viện trong khi chỉ có 10% hạ nghị sĩ có đủ tư cách được bầu lại vào tháng 4 năm 1946. Chính quyền chiếm đóng thanh trừng gắt gao đối với quân đội, cựu kẻ thù của nhiều bộ dân sự đang có nhiệm vụ thực hiện các sắc lệnh của SCAP. Tuy nhiên, tác động chỉ hạn chế ở những người lớn tuổi sắp về hưu. Trong vòng một hoặc hai năm, nhiều người đã lẩn tránh cuộc thanh trừng.

        Lực lượng quân đội là đối tượng được cải cách thành công và triệt để nhất. Cải cách về lực lượng quân đội có ba dạng: Quy định trong hiến pháp một điều khoản cụ thể khẳng định Nhật Bản đã từ bỏ chiến tranh, giải thể quân đội Thiên hoàng và chuyển lực lượng quốc phòng Nhật Bản thành một tổ chức thụ động thấm nhuần các giá trị dân chủ. Việc chèn điều khoản “Không chiến tranh” vào hiến pháp Nhật Bản là một trong những thành công quan trọng của MacArthur. Tuy nhiên, ông phủ nhận trách nhiệm này là của mình mà cho đó là sáng kiến của Thủ tướng Shidehara. MacArtthur nhớ lại rằng, Thủ tướng Shidehara đã đến cảm ơn ông vì đã sản xuất penicillin, một loại thuốc mới ở Nhật Bản để giúp Shidehara bình phục khỏi một căn bệnh nghiêm trọng.

        Sau đó ông đề xuất Hiến pháp mới khi soạn thảo xong sẽ bao gồm điều khoản gọi là “Không chiến tranh”. Ông ta cũng muốn hiến pháp cấm bất cứ sự thành lập quân sự nào đối với Nhật Bản. Hai điều khoản này sẽ được thực hiện. Bè phái quân sự trước đây sẽ bị tước bỏ bất cứ công cụ nào có thể giúp họ một ngày nào đó nắm quyền lực trở lại, và toàn bộ thế giới sẽ biết rằng Nhật Bản không bao giờ có ý định sẽ phát động chiến tranh một lần nữa. Ông nói thêm, Nhật Bản là một nước nghèo và thực sự không đủ tiền để rót vào lực lượng vũ trang nữa. Bất cứ nguồn lực còn lại nào của Nhật Bản sẽ tập trung để củng cố nền kinh tế.

        Tôi đã nghĩ là nhiều năm kinh nghiệm của mình đã giúp tôi không bày tỏ ngạc nhiên hay phấn khởi quá mức, nhưng điều này làm tôi chết lặng. Tôi chấp nhận dề xuất này liền. Trong nhiều năm qua, tôi tin răng nên xóa bỏ chiến tranh vì đó một phương pháp lỗi thời để giải quyết xung đột giữa các quốc gia. Có thể có người nào đã từng chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh và sự tàn phá của nó nhiều như tôi. Là một người tham gia và quan sát trong 6 cuộc chiến tranh, một cựu chiến binh trong 20 chiến dịch quân sự, là người sống sót qua hàng trăm trận đánh, tôi đã chiến đấu kề vai sát cánh hoặc chống lại những người lính từ mọi đất nước trên thế giới. Sự ghê tởm của tôi đối với chiến tranh lên đến đỉnh đỉểm khi quả bom nguyên tử đạt được hiệu quả hoàn mỹ.

        Khi tôi nói về tâm trạng này, đến lượt Shidehara ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên của ông lớn đến mức dường như ông bị choáng khi rời khỏi văn phòng. Nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt và ông quay trở lại nói với tôi: “Thế giới sẽ cười và chế nhạo chúng ta vì dự báo những điều không tưởng. Nhưng một trăm năm sau, chúng ta sẽ được gọi là những nhà tiên tri”.

        Sự giải thích trên không mâu thuẫn nghiêm trọng, mặc dù Shidehara là người biết trước được các nguyện vọng của MacArthur. Đối với người Mỹ, Nhật Bản cần phải tự nguyện đề xuất điều khoản này ngay từ đầu nếu không điều khoản này có thể bị hủy bỏ sau khi sự chiếm đóng chấm dứt. Shidehara và một số người thuộc phe ủng hộ hòa bình của ông có thể đã nghĩ rằng, điều khoản này được mọi người mong muốn và được công luận ở Nhật Bản ủng hộ vì họ đang chán ngấy chiến tranh và thù hận lực lượng quân đội đàn áp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM